You are on page 1of 29

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI VINH


KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM KÝ SINH TRÙNG


TRÊN CÁ LĂNG NHA (HEMIBAGRUS WYCKIIOIDES) NUÔI
THƯƠNG PHẨM TRONG HỆ THỐNG NUÔI LỒNG Ở YÊN
THÀNH-NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản

Người thực hiện:Nguyễn Trọng Tài


Người hướng dẫn khoa học: ThS. Phạm Mỹ Dung

Vinh, tháng 11 năm 2010


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Cá Lăng nha có tên khoa học là Hemibgrus Wyckiioides, là loài cá
nước ngọt, sống nhiều ở các nước châu Á, đặc biệt là các nước thuộc châu
thổ song Mê Kông.
Ở nước ta cá Lăng nha thích hợp với khu vực ĐBSCL, nơi được
hưởng nguồng nước ngọt của song Tiền và song Hậu.Cá Lăng nha co thịt
trắng chắc, ít xương dăm, mùi vị thơm ngon.Hiện nay cá Lăng nha thương
phẩm có giá từ 120.000-150.000 đ/kg.Trước đây loài cá này chỉ đánh bắt
rong tự nhiên.Hiên nay, Trung tâm giống thủy sản An Giang đã cho sinh
sản thành công nhân tạo cá lăng nha, vì vậy nguôn giống nuôi chủ yếu từ
sinh sản nhân tạo.
Nhằm bảo tồn và phát triển kinh tế, ở một số địa phương đã phát
triển mô hình nuôi cá Lăng trong ao và lồng bè trên sông hồ với quy mô
lớn.Tuy nhiên vẫn chưa phát triển được rộng rãi và đạt hiệu quả cao, một
rong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đó là:Trong quá trình nuôi thương
phẩm cá đã bị nhiễm một số bệnh với nhiều mầm bệnh khác nhau, trong đó
có bệnh KST gây nên.Bệnh KST là bệnh thường gặp và có khả năng gây
nguy hiểm cho cá nuôi.KST ký sinh ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá,
làm cho cá gầy yếu chậm lớn, kém phẩm chất, có khi gây thành dịch bệnh
làm cho cá chết hang loạt.Ngoài ra KST còn là tác nhân mở đường, tao
điều kiện cho các tác nhân khác cơ hội khác như nấm, vi khuẩn ký sinh.
Trên thế giới có khoảng 95% cá nuôi lồng bè và 80% cá nuôi ao bị
ảnh hưởng bởi dích bệnh.
Bên cạnh đó nuôi trồng thủy sản đang ngày một phát triển để đpá
ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân trên toàn cầu cả về số lượng và chất
2
lượng vì vậy mà vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng
thủy sản ngày trở nên hết sức quan trọng. Năm 1995, tổ chức y tế thế giới
đã lên tiếng cảnh báo rang việc nhiễm KST có nguồn gốc thủy sản là vấn
đề nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và cần phải có biện
pháp ngăn chặn khẩn cấp. Gần đây thủy sản nước ta bắt đầu quan tâm tới
sự có mặt của những loài ký sinh trùng này bởi nó liên quan không chỉ dến
sức khỏe cộng đồng mà còn là vấn đề an oàn vệ sinh thực phẩm ở những
vùng xuất khẩu thủy sản. Nghiên cứu về ký sinh trùng có nguồn gốc thủy
sản trong mối quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm là việc cần thiết và
có ý nghĩa trong bối cảnh phát triển chung của thủy sản nước ta hiện nay
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
thực trạng nhiễm ký sinh trùng trên cá Lăng nha (Hemibagrus
Wyckiioides) nuôi thương phẩm tại Yên Thành, Nghệ An”.
2.Mục tiên của đề tài
* Mục tiêu chung:Góp phần nâng cao thêm sản lượng, chất lượng cá lăng
vàng nuôi thương phẩm từ giai đoạn cá giống đến giai đoạn trưởng thành.
*Mục tiêu cụ thể:Đánh giá được thành phần loài và mức độ nhiễm ký sinh
trùng trên cá lăng nuôi trong giai tại huyện Yên Thành , Nghệ An.

3
Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Cá Lăng.
Họ nhà cá lăng đã được tìm thấy gần 10 loại, nổi tiếng và có giá trị dinh
dưỡng, giá trị thương phẩm bao gồm:
-Cá Lăng Chấm (Hemibagrus gutattus):Xuất hiện ở hệ thống sông
Hồng Bắc bộ, cá Lăn chấm được xem một trong bốn đặc sản cá nước ngọt
có giá trị kinh tế cao.
-Cá Lăng quất( Hemibagrus elongatus): Cá phân bố ở hạ lưu các sông
lớn ở các tỉnh phía bắc Vĩnh Phúc (sông Lô,Việt Trì), Nam Hà, sông Mã
(Thanh Hoá), sông Lam (Con Cuông, Nghệ An).
-Cá Lăng vàng ((Hemibagrus nemuus) :Cá lăng vàng có mặt trong các
thuỷ vực nước ngọt và lợ nhẹ gần vùng cửa sông có độ mặn dưới 6 0/00 ở
các lưu vực sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Tiền và sông Hậu.
-Cá Lăng hầm (Hemibagrus filamentus): Xuất hiện với mật độ nhiều
hơn so với các loại cá lăng khác ở các thuỷ vực nước ngọt và lợ nhẹ gần
vùng cửa sông có độ mặn dưới 6 0/00 ở các lưu vực sông Đồng Nai, sông
Sài Gòn, sông Tiền và sông Hậu, ở lòng hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng.
-Cá Lăng Nghệ (Hemibagrus wyckii Blêkẻ, 1858): Cá lăng nghệ có tên
gọi là Crystal Eyed Catfish hay Back Diamond và cũng có tên khoa học
Bagrus wyckii, Mystus wyckii, Macrones wyckii.Cá sống ở các lưu vực
nước ngọt sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Tiền và sông Hậu, ở lòng
hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng.Cá phân bố có ở Thái Lan, Lào , Campuchia,
Indonesia, Malaysia và Myanmar là cá thuộc khu hệ cá nhiệt đới, thích hợp
ở nhiệt độ 22-27 0C,Ph 6,5-7,5 sống trong các hốc hang đá ven bờ sông.
-Cá Lăng sọc (Hemibagrus vittatus) :Cá lăng sọc nhỏ con có màu sắc
đẹp còn có tên cá hai tua cam nên gọi là cá cảnh.

4
-Cá Lăng nha (Hemibagrus wyckioides Chang và Faux, 1949)
:Cá sống ở các thuỷ vực nước ngọt và lợ nhẹ gần vùng cửa sông có độ mặn
dưới 6 0/00 ở các lưu vực sông Đồng Nai, sông Sài Gòn,sông Tiền và sông
Hậu,ở lòng hồ Trị An Đồng Nai, hồ Dầu Tiếng-Tây Ninh.Cá thích sống
trong các hốc hang đá ven bờ sông.
1.2.Vài nét về đặc điểm sinh học của cá Lăng nha.
1.2.1.Vị trí phân loai.
Cá lăng nha thuộc:
Lớp:Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Bagridae
Giống: Hemibagrus
Loài: Hemibagrus wyckioides Chang và Faux, 1949
Cá lăng nha còn có nhiều tên gọi là Macrones wickioides, Mystus
wyckioides, Mystus wyckoides.
Tên thông dụng Asian Red Tailed Catfish, Cômmn Baung, Pla Kayeng
Thong, Trey Khya, Asian Redtail Catfish.

Hình 1.Cá Lăng nha(Hemibagrus wyckiioides)


1.2.2.Đặc điểm về hình thái, phân bố

5
Cá thuộc khu hệ cá nhiệt đới, phân bố ở hầu hết các lưu vực của
các nước Đông Nam Á như Thái Lan,Myanmar, Indonesia, Lào, Campu
chia và Việt Nam, nhưng rải rác rất hiếm.Ở Việt Nam, cá Lăng nha có mặt
ở các thuỷ vực nước ngọt và lợ nhẹ vùng gần cửa sông độ mặn dưới 60/00
thuộc lưu vực các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Cửu Long, ở các con
sông và lòng hồ Trị An tỉnh Đồng Nai, hồ Dầu Tiếng tỉnh Tây Ninh.
Cá lăng nha là loài cá da trơn có hình dáng giống cá trê, thân thuôn dài về
hướng đuôi.Đầu dạng hình chóp, xương đầu dẹp ngang tương đối bằng
phẳng và đối xứng trở thành hình nón với 1 khúc xương chẩm ngắn.Miệng
rộng và là dạng miệng dưới thuộc nhóm ăn mồi động vật.Răng thuộc loại
răng lá mía, tạo thành dãy hơi cong.
Cá lăng nha có 2 râu hàm trên màu trắng kéo dài đến vây hậu môn, 2
râu hàm dưới cũng màu trắng, 2 râu trên mũi ngắn và 2 râu cằm.
Vây lưng kéo dài thành 1 hàng khoảng 7-8 tia mềm, vây hậu môn
khoảng 12-14 tia mềm, vây mỡ của khá dài ở mép trước, vây đuôi hình
đuôi én.Lưng cá và hai bêb thân có mầu nâu sáng và có một vài chấm xanh
nhỏ, bụng có màu trắng.
1.2.3.Đặc điểm sinh trưởng.
Ngoài thiên nhiên hoang dã cá lăng nha có thể có kích thước tối đa
130cm, nặng 80kg, là loài cá có kích cỡ và trọng lượng lớn nhất tron họ
nhà cá lăng Hemibagrus.Cá trưởng thành khoảng 1,5 năm tuổi nặng 2-2,5
kg/con, cá thành thục sinh sản trên 2 năm tuổi. Cá có thể sống 14-15 năm.
Khi còn nhỏ, cá tăng trọng rất chậm phải trên 5 tháng tuổi mới đạt
trọng lượng 230-250 gr/con dài 18-20 cm.Nhưng từ tháng thứ 7 cá tăng
trọng rất nhanh, cá 10-12 tháng tuổi có thể đạt chiều dài 35-40 cm, năng 1-
1,2 kg/con.

6
Cá lăng nha sống thành đàn hoạt động ở tầng đáy, thích trú ẩn trong
các bụi cây, hốc đá, thích yên tĩnh.Cá bắt mồi về đêm, không tranh ăn với
các loài cá khác khi sống chung.
Cá lăng nha sống ở vùng nước ngọt và lợ nhẹ độ mặn dưới 6 0/00. Sống
và phát triển tốt ở vùng nước có độ pH 6-8,2, nhiệt độ 1-29 0C và hàm
lượng DO từ 3 mg/l trở lên.Cá thích sống nơi nước trong sạch có dòng chảy
nhẹ.
1.2.4.Đặc điểm dinh dưỡng.
Thành phần thức ăn chứa trong hệ tiêu hoá của cá củ yếu là cá, côn
trùng, các loại giáp xác và giun đất, khoảng 10 % là mùn bã hữu cơ, các
loại thực vật thuỷ sinh và hạt thực vật.Cá có thể săn bắt mồi ở tầng mặt khi
mồi ăn ở tầng đáy và tầng giữa khan hiếm.Cá ăn tất cả thức ăn lọt vào
miệng chúng và có thể sát hại cá khác khi thiếu thức ăn.
Trong điều kiện nuôi thương phẩm hiện nay, cá lăng sử dụng hoàn toàn
thức ăn chế biến dạng viên với hàm lượng đạm khoảng trên 40% và hàm
lượng mỡ khoảng trên 20%.
1.2.5.Đặc điểm sinh sản
Cá lăng nha khoảng 6-8 tháng tuổi rất dễ phân biệt đực cái.Cá đực có
gai sinh dục dài và đầu mút nhọn.Cá cái có lỗ sinh dục dạng tròn và hơi
lồi.Buồng trứng cá cái có hình quả nhót, tuyến sẹ cá đực có hình dài với
nhiều tua lồi bên.
Ngoài thiên nhiên, mùa sinh sản của cá từ tháng 5-11, tập trung vào
tháng 6-8 khi trời đã mưa thời tiết mát.Khi thành thục cá bố mẹ tự bắt cặp
sinh sản.Hệ số thành thục của cá đực thấp so với cá cái, hệ số thành thục
của cá lăng nha cái thấp hơn so với các loài cá lăng khác và dao động từ
3,5-8%.
Sức sinh sản của cá lăng nha có thể đạt tới 100000 trứng ở cá cái
3kg.Trức cá lăng nha lớn so với nhiều trứng cá lăng khác, trứng có đường

7
kính 1.9-2.1mm.Cá có thời gian tái phát dục nhanh, khoảng 2-3 tháng
và có thể sinh sản quanh năm.
1.3.Tình hình nghiên cứu bệnh ký sinh trùng cá.
1.3.1.Trên thế giới
Trên thế giới, việc nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng trên cá đã bắt đầu
từ thế kỷ XVIII và Liên Xô cũ là cái nôi đầu tiên của ngành ký sinh trùng
học. Với “Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng trên cá” xuất bản năm
1929, viện sỹ V.A. Dogiel (1882-1955) thuộc Viện Hàn Lâm khoa học
Liên Xô đã mở ra một hướng phát triển mới cho nghiên cứu về các khu hệ
ký sinh trùng trên cá và các loại bệnh do chúng gây ra. Đến năm 1962,
Bychosky đã xuất bản cuốn sách phân loại ký sinh trùng cá nước ngọt Liên
Xô, trong đó ông đã miêu tả 1221 loài ký sinh trùng phát hiện được. Về sau
Bauer O.N và Gussev A.V đã cho tái bản bảng phân loại ký sinh trùng cá
nước ngọt Liên Xô và các tác giả có bổ sung hơn 2000 loài cho khu hệ ký
sinh trùng cá nước ngọt. Cho đến nay tài liệu này vẫn được sử dụng ở nhiều
nước trên thế giới (trích dẫn theo [7])[18-19].
Tại Trung Quốc, Chen Chin Leu và ctv đã tiến hành kiểm tra ký sinh
trùng trên loài cá nước ngọt ở tỉnh Hồ Bắc vào những năm 1973-1975. Kết
quả nghiên cứu đã phát hiện 382 loài ký sinh trùng, trong đó có 159 loài
nguyên sinh động vật (Protozoa), 117 loài sán lá đơn chủ (Monogenea), 33
loài sán lá song chủ (Trematoda), 10 loài sán dây (Cestoidea), 2 loài đỉa
(Huridinea), 29 loài giáp xác (Crustacea) và một loài nhuyễn thể
(Molusca) (Chen Chin Leu và ctv, 1973).
Ở Ấn Độ, năm 1965 Paperna I.L đã công bố 116 loài ký sinh trùng trên
cá nước ngọt, trong đó có 20 loài sán lá đơn chủ, 13 loài sán lá song chủ,
43 dạng ấu trùng sán lá song chủ, 17 loại sán dây, 15 loại giun tròn và 1
loại giun đầu móc. Nghiên cứu trên 37 loài cá nước ngọt ở Ấn Độ, Gussev
A.V. (1976) đã phát hiện 37 loài cá nhiễm ký sinh trùng thuộc lớp sán lá
đơn chủ, phân loại được 57 loài, trong đó có 40 loài mới đối với khoa học
8
và chủ yếu thuộc giống Dactylogyrus. Cá bị nhiễm sán lá đơn chủ không
chỉ một loài mà có khi gặp tới 10-12 loài sán trên một loài cá (Gussev A.V,
1976) (Trích dẫn theo [10]).
Ở Philipin, Vaslequez C.C và Tubangui M.A là những tác giả có công
lao lớn góp phần làm phong phú khu hệ ký sinh trùng cá. Năm 1947, các
tác giả đã nghiên cứu và công bố về một số loài ký sinh trùng mới thuộc
lớp sán lá đơn chủ, sán lá song chủ, giun tròn và giun đầu móc ký sinh trên
cá (Arthur J.R, 1996). Theo trích dẫn của Phan Văn Út (2006) [13],
Vaslequez C.C và Carmen C.V đã xuất bản cuốn sách “Sán lá song chủ
(Trematoda) ký sinh ở cá nuôi ở Philipin” năm 1975, trong đó đã mô tả 73
loài thuộc 50 giống, 21 họ sán lá song chủ ký sinh trên 27 họ cá.
Tại Thái Lan, nghiên cứu ký sinh trùng trên 149 con cá chẽm (Lates
calcarifer) nuôi tại Băng Cốc và Songkla, Leong Tak Seng (1994) đã phát
hiện 2 loài thuộc Protozoa, 2 loài thuộc Monogenea, 6 loài thuộc
Trematoda, 1 loài thuộc Cestoidea, 2 loài thuộc Nematoda, 2 loài Isopoda,
1 loài Copepoda và 1 loài Branchiura [40]. Nghiên cứu bệnh ký sinh trùng
trên cá Mú (E. malabaticus), Leong T.S và Wong S.Y. (1988) 17] đã phát
hiện 16 loài ký sinh trùng trên cá mú nuôi và 11 loài ký sinh trùng trên cá
mú tự nhiên, và xác nhận mức độ nhiễm ký sinh trùng ở cá mú nuôi cao
gấp 3 lần cá sống ngoài tự nhiên. Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả
này, trùng đơn bào (Cryptocaryon irritans), sán lá đơn chủ
(Pseudorhabdosynochus epinepheli, Benedenia sp., Diplactanum sp.,
Neobenedenia girellae) và đỉa là các tác nhân gây bệnh rất nghiêm trọng
trên cá mú. Sán lá đơn chủ (N.girellae) đã gây bệnh trên ít nhất 12 loài cá
biển nuôi ở Nhật Bản trong đó có cá giò và 3 loài cá mú [12;13].
1.3.2.Ở Việt Nam.
Nhà khoa học Việt Nam đầu tiên nghiên cứu có quy mô và đầy đủ nhất
về ký sinh trùng cá là tiến sỹ Hà Ký. Từ những năm 1960-1968, tác giả đã
tiến hành điều tra ký sinh trùng trên 16 loài cá nước ngọt ở miền Bắc Việt
9
Nam, mô tả 120 loài thuộc 48 giống, 37 họ, 26 bộ, 10 lớp, với 42 loài, 1
giống, 1 họ mới đối với 10 lớp, với 42 loài, 1 giống, 1 họ mới đối với khoa
học, trong đó 42 loài sán lá đơn chủ , 8 loài sán lá song chủ, 4 loài sán dây
[6]. Đến năm 1984, hai nhà ký sinh trùng học người Hungari là Moravec F
và O.Sey đã tiến hành nghiên cứu giun tròn ký sinh trên 22 loài cá nước
ngọt ở khu vực sông Hồng. Kết quả nghiên cứu tìm thấy 24 loài giun tròn
ký sinh thuộc phân họ Camallanoidea và Habronematoidea, trong đó có 5
loài mới được phát hiện và công bố và thời điểm đó [14].
Ở khu vực miền trung và Tây Nguyên, Nguyễn Thị Muội và Đỗ Thị
Hòa đã phát hiện được 57 loài ký sinh trùng trên 20 loài cá nước ngọt [8].
Điều tra thành phần giống loài ký sinh trùng trên cá vùng biển Phú Khánh,
các tác giả đã phát hiện được 80 loài ký sinh trùng thuộc 55 giống, 17 bộ, 6
lớp: Monogenea, Trematoda, Cestoidea, Nematoda, Acanthophala và
Crustacea. Trong 80 loài này có 46 loài sán, 18 loài giun tròn, 7 loài giun
đầu móc và 9 loài giáp xác [4].
Tại khu vực miền Nam, Bùi Quang Tề và ctv đã tiến hành điều tra
nghiên cứu khu hệ ký sinh trùng trên 41 loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế
tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Đây là công trình nghiên cứu có
quy mô lớn kéo dài 12 năm (1984-1996). Kết quả nghiên cứu đã phát hiện
được 157 loài ký sinh trùng, thuộc 70 giống, 46 họ, 27 bộ, 12 lớp, 8 ngành.
Trong số 157 loài ký sinh trùng phát hiện được có 121 loài lần đầu tiên
phát hiện ở Việt Nam. Theo tác giả, thành phần loài ký sinh trùng ký sinh
trên cá nước ngọt tại vùng đồng bằng sông Cửu Long khá phong phú.
Nhiều nhất là lớp sán lá đơn chủ gặp 49 loài, lớp sán lá song chủ gặp 14
loài và lớp sán dây gặp 11 loài.Trong đó cá Lăng đã phát hiện được 6 loài
KST Cornudiscoides modayensis, Lystocesstus achaesens, Polyoncho
bothrium parva, Orientocreadium siluri, Ấu trùng Contracaecum
spiculgerum, Palisentisophiocephali, gây bệnh. [10]
Theo kết quả tổng hợp của Bùi Quang Tề (2008) [11] từ các công trình
10
nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước, cho đến nay ở Việt Nam
đã điều tra nghiên cứu khu hệ ký sinh trùng trên 179 loài cá nước ngọt,
nước lợ và nước mặn. Tổng hợp có 592 loài ký sinh trùng (nước ngọt 380
loài, nước lợ và nước mặn 212 loài) đã được phát hiện. Trong số này, các
tác giả đã phân loại được 81 loài ký sinh ở cá nước ngọt và 43 loài ký sinh
ở cá nước mặn, 14 giống và 1 họ mới đối với khoa học. Thành phần giống
loài ký sinh trùng ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng, đặc biệt là giống
loài sán. Chỉ tính riêng trên cá nước ngọt, lớp sán lá đơn chủ Monogenea
gặp 103 loài thuộc 16 họ, 17 giống, còn lớp sán lá song chủ Trematoda gặp
50 loài thuộc 19 họ, 39 giống [7].
Nghiên cứu về khu hệ ký sinh trùng trên một số loài cá nuôi biển ở Việt
Nam, mới chỉ được quan tâm trong mấy năm gần đây và tập chung chủ yếu
vào một số đối tượng nuôi có giá trị kinh tế và tại một số khu vực nuôi
trọng điểm. Trên cá mú nuôi lồng tại Vịnh Hạ Long, Bùi Quang Tề và ctv
đã phân loại được 13 loài ký sinh trùng thuộc 12 giống, 11 họ, 7 bộ, 5 lớp,
3 ngành. Trong số đó, cá mú mỡ gặp 11 loài, cá mú 6 sọc gặp 9 loài, cá mú
chuối gặp 9 loài. Nhóm sán lá đơn chủ Pseudorhabdosynochus epinepheli,
Cycloplectamum sp., Diplectamum hargisi, Haliotrema sp. ký sinh ở mang
nhiễm với tỷ lệ cao từ 71,4% đến 93,8% [9]. Trên một số loài cá biển nuôi
tại khu vực Hải Phòng, Phan Thị Vân và ctv (2006) đã phát hiện và phân
loại 13 loài ký sinh trùng thuộc 11 họ, 7 bộ, 5 lớp, 3 ngành. Đa số sống ký
sinh ở da và mang cá [12].
Tại Khánh Hòa, Võ Thế Dũng và ctv đã tiến hành kiểm tra ký sinh trùng ở
hai loài cá mú (E. coioides, E. bleekevi) nuôi và ngoài tự nhiên. Kết quả
cho thấy cá mú nuôi có tỷ lệ nhiễm trung bình ấu trùng Metacercaria là
80% và cường độ nhiễm 35 ấu trùng/con cá. Trong khi cá mú tự nhiên tỷ lệ
nhiễm từ 86%-95%, cường độ nhiễm có khi lên tới 176 ấu trùng/con cá [1].
Nghiên cứu về bệnh sán lá đơn chủ của một số cá biển nuôi tại Khánh Hòa,
Đỗ Thị Hòa và Phan Văn Út (2007) đã phát hiện một số loài sán lá đơn chủ
11
ký sinh ở da cá (Benedenia epinephel, Neobenedenia sp.) và mang cá
(Pseudorhabdosynocus epinephel, Pseudorhabdosynocus sp., Diplectamum
sp., Ancyrocephalus sp.) [5]
Tại An Giang, Nguyễn Thị Thu Hằng và ctv đã tiến hành khảo sát sự
nhiễm ký sinh trùng trên cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi
thâm canh. Kết quả kiểm tra ký sinh trùng trên 329 mẫu cá tra ở các vị trí
nuôi khác nhau: ao, bè, đăng quầng đã định loại được 19 loại ký sinh trùng
thuộc 4 ngành. Trong đó có 13 loài thuộc nhóm ngoại ký sinh và 6 loài
thuộc nhóm nội ký sinh. Kết quả cũng cho thấy sự xuất hiện ký sinh trùng
theo mùa [2].
Cho đến nay từ các nguồn nghiên cứu khác nhau đã phát hiện trên
khoảng 9 lớp với tổng trên 24 loài KST khác nhau ký sinh trên cá Lăng.

12
Bảng 1.Thành phần giống loài ký sinh trùng trên cá Lăng Việt Nam
C.độ
Tỷ lệ
Nơi ký nhiễm,
STT Loài ký sinh trùng nhiễm, Tác giả
sinh KST/c
%
á
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
Lớp Myxosporea ShulMan,1959
1 Zschokkella sp.Te,1990 Mật 1,81 1
2 Hennaguya hemibagri Zanget Mang 14,54 1-18 Bùi Q.Tề,1990
Ma,1993 Thận 1,91 1
Lớp Monogenea (Van Beneden,1858)Bychowsky,1937
3 Cornudiscoides sp Te,1990 Mang 63,63 1-25 Bùi Q.Tề,1990
4 C.malayensis Lim,1986 Mang Bùi Q.Tề,1990
Lớp Trematoda Rudolphi,1808
5 Prosorthynchus sp,Juv.Moravec et Ruột Mora.et Sey,1989
Sey,1989
6 Orientorceadium siluri(Bychowsky Ruột 9.09 1-8 Bùi Q.Tề,1990
et Dubina,1954)
Lớp nematoda Rudolphi,1808
7 Spinitectus ranae Morishita, 1926 Dạ Mora.et Sey,1988
dày
8 Paragendia sp Ruột Mora.et Sey,1988
9 Procamallanus(Spirocamallanus) Ruột Mora.et Sey,1988
fulvidroconis Li,1935
10 Procamallanus spp Dạday 20,0 1-3 Bùi Q.Tề,1990
Ruột 1,81 1-4 Bùi Q.Tề,1990
11 Ấu trùng Contracaecum Ruột Bùi Q.Tề,1990
spiculigerum Rudolphi, 1809
Lớp Acanthocephala (Rudolphi,1808)
12 Dendronucleata petruschewskii Ruột Mora.et Sey,1988
Sokolicskya, 1962
13 Paliisentis ophiocephali Ruột 16,40 1-3 Bùi Q.Tề,1990
(Tharpar,19300)
14 Larvae Pallisentis ophiocepphali Thận 5,50 1-2 Bùi Q.Tề,1990
Loài Hirudinea Lamarck,1818
15 Caspiobdella fadewi (Epstein,1961) Da 1,81 1 Bùi Q.Tề,1990
Lớp Maxillopoda Dahl, 1956

13
16 Ergasilus spp 9,10 1 Bùi Q.Tề,1990
Mang
17 Lernaea polymorpha Yii,1960 Thân 30,00 2-5 Bùi Q.Tề,2004
Lớp Cestodea Ruldophi, 1808
18 Lystossestus adhaeren Cohn, 1908 Ruột 1,81 1 Bùi Q.Tề,1990
19 Polyonchobothrium parva Ruột 1 1 Bùi Q.Tề,1990
Fernando et Furtado,1964
Lớp Kinetophragminorea de Puytorac et al., 1974
20 Chilodonella hexasticha Da 100 Nhiều Bùi Q.Tề,2004
( Kiernik,1909) Kahl,1934
Lớp Oligohymenophorea de Puytorac et al., 1974
21 Giống Trichodinella Da
22 Giống Trichodina Da
23 Giống Tripartill Da
24 Giống Partrichodina Da

14
ChươngII.VẬT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG,PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
- KST ngoại ký sinh trên cá Lăng nha (Hemibagrus Wyckiioides).
-Cá Lăng nha (Hemibagrus Wyckiioides).
2.2.Vật liệu, và nội dung nghiên cứu
2.2.1.Vật liệu nghiên cứu
-Bộ giải phẫu:dùi, kéo các loại, panh các loại, dao.
-Khay cốc thủy tinh 100ml, 200ml, 500ml
-Cân, thước đo độ chính xác 1mm
-Đĩa Petri, lam kính, lamen, pipet, ống eppendop
-Kính hiển vi có gắn thước đo mm
-Pespin
-Dung dịch axit HCl
-Muối NaCl tinh khiết
-Nước cất, nước muối sinh lí 0.85%
-Cồn và formalin
-Máy ảnh
-Hóa chất cần thiết:
Cồn các nồng độ Formol 4%, 10%, Axit clohydric, Hematocylin,
Fericsulfat, Carmin, Giemsa, Bạc Nitorat, Thủy ngân clorua và một số hóa
chất khác.
2.2.2.Nội dung nghiên cứu
-Xác định thành phần giống loài KST ngoại ký sinh trên cá Lăng nha
(Hemibagrus Wyckiioides)

15
- Xác định tỷ lệ nhiễm KST ngoại ký sinh theo thành phần loài
trên cá Lăng nha (Hemibagrus Wyckiioides)..
- Xác định cường độ nhiễm KST ngoại ký sinh thành phần loài trên
cá Lăng nha (Hemibagrus Wyckiioides).
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu
Dựa theo phương pháp nghiên cứu KST của viện sỹ V.A.Doiel và
được bổ sung bởi tài liệu hướng dẫn của Hà Ký và Bùi Quang Tề(2004).
a.Sơ đồ nghiên cứu KST.

Thu thập mẫu cá

Chuẩn bị mẫu xét nghiệmKST

Loại bỏ Soi tươi


Không có KST
Có KST

Định loại sơ bộ Bảo quản mẫu


Loại mới
Đếm sô KST Loài quen thuộc Nhộm tiêu bản
Chụp ảnh,
mô tả hình thái Định loại hình thể

Tỷ lệ, cường độ nhiễm Thành phần loài

16
b.Phương pháp thu mẫu:
-Định kỳ 15 ngày/1 lần x 10 con/lần.
-Mẫu được giữ sống trong thùng xốp có sục khí và vận chuyển về phòng thí
nghiệm phân tích trong vòng 24 giờ. Những con dấu hiệu bệnh thì phân
tích ký sinh trùng ở hiện trường.
c.Xử lý mẫu cá.
Bước 1:Mẫu cá được đo chiều dài toàn thân (mm) và cân trọng lượng
(g).
Bước 2:Kiểm tra ngoại ký sinh ở các cơ quan da, vây, mang bằng
kính hiển vi soi nổi. Ép tiêu bản nhớt da, nhớt mang, vây rồi kiểm tra ký
sinh trùng dưới kính hiển vi quang học.
Mẫu được xử lý, đúc khối và nhuộm theo phương pháp Mayer’s
Hematoxyline & Eosin (1903). Tiêu bản được quan sát dưới kính hiển vi
quang học ở vật kính 10x để đánh giá, tiêu bản đạt yêu cầu có nhân bắt
màu tím của Haematoxyline và tế bào chất có màu hồng của Eosin. Sau đó
được quan sát và chụp hình lần lượt ở độ phóng đại 40x, 100x.
Bước 3: Định loại KST
Dựa vào hình thái, cấu tạo ký sinh trùng, quan sát trùng sống và trùng
đã cố định, nhuộm màu, vẽ và chụp ảnh.Từ đó so sánh, phân loại theo các
tài liệu phân loại ký sinh trùng đã có,xin ý kiến một số chuyên gia sinh
trùng để xác định.
Các tài liệu dùng để phân loại ký sinh trùng:
-Phân loại Monogenea theo Bychowsky B.E.(1957);Gusev(1985).
-Phân lọa giun sán, giáp xác theo Yamaguti(1958-1971);Bauer(1987).
-Phân loại KST đơn bào theo Schulman(1984) và Lom J.(1992).
-Khu hệ KST cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam của Hà Ký(1968-
1971).

17
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu
-Phương pháp tính tỷ lệ nhiễm (TLN):
Số cá kiểm tra có nhiễm KST
TLN % = x100
Tổng số cá kiểm tra
-Cường đô nhiễm:
+Cường độ nhiễm trung bình(CĐNTB)
Với KST có kích thước nhỏ (Trùng đơn bào): Mỗi lamen kiểm tra 15
thị trường trên kính hiển vi(độ phóng đại x100)

Tổng số trùng của 15 thị trường kiểm tra


CĐNTB = (trùng/thị trường)
15
Với sán lá đơn chủ:Tính số lượng trùng trên lamen kiểm tra mỗi con cá
kiễm tra 3-5 lamen.
Tổng số trùng trên các lamen kiểm tra
CĐNTB = (trùng/lamen)
Số lamen kiểm tra
Đối với KST lớn:Giun sán,giáp xác …. đếm toàn bộ số trùng trên cá.
Tổng số trùng trên các cá thể cá kiểm tra
Cường độ nhiễm = ( trùng/cá)
Số cá thể kiểm tra
Cường độ nhiễm thấp nhất (Min),cao nhất(Max)
CĐN Min: Số trùng đếm được itf nhất trên thị trường hoặc trên 1 con
cá kiểm tra.

18
CĐN Max: Số trùng đếm được nhiều nhất trên thị trường hoặc trên
1 con cá kiểm tra.
-Xử lý số liệu: Các số liệu được xử lý theo phần mềm thống kê sinh
học trên Excell 2003 hoặc SPSS 13.0.
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
-Thời gian nghiên cứu: Từ 7/2010 – 10/2010
-Địa điểm nghiên cứu:
+Địa điểm thu mẫu:Xã Đồng Thành, Huyện Yên Thành,Tỉnh Nghệ
An.
+Địa điểm phân tích mẫu:Phòng Bệnh và Môi trường, Phân viên
nghiên cứu thuỷ sản Bắc Trung Bộ Cửa Lò- Nghệ An.

19
Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả thu mẫu

Mẫu đã được tiến hành thu làm 5 đơt, mỗi đợt 10 cá thể, lấy ngẫu nhiên
từ lồng nuôi thương phẩm.
Trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2009, đề tài đã tiến hành 6
đợt thu thập mẫu, kết quả thu thập mẫu của 6 đợt được trình bày ở
bảng 1.
Bảng 3.1.Kết quả thu thập mẫu cá
Chiều dài Khối lượng
Đợt Ngày TB(cm) TB(g) Tuổi(ngày) Số lượng
1 13/8 4,7 0,66 30 10
2 28/8 5,6 2,41 44 10
3 11/9 7,9 4,95 58 10
4 25/9 8,4 5,8 72 10
5 9/10 9,2 7,0 86 10
6 23/10 10,1 8,6 100 10
Tổng 60

3.2.Thành phần giống, loài KST trên cá Lăng nha.

Qua nghiên cứu, chúng tôi đã thu mẫu và phân tích KST trên 60 con cá
Lăng giống.Qua quan sát mẫu KST sống, qua tiêu bản nhuộm màu, đối
chiếu với các tài liệu hiện có [6,7,11,12,14,15,16] đã phát hiện thấy có
8 giống loài KST (5 giống loài KST ngoại ký sinh và 3 giồng loài KST
nội ký sinh)

20
Bảng 3.2.Danh sách các loài ký sinh trùng trên cá Lăng
TT Ký sinh trùng Cơ quan ký sinh
1 Hennaguya hemibagri Zanget Ma,1993 Mang
2 Trichodina jadranica Raabe,19958 Mang,da,vây
3 Cornudiscoides Malayensis Te,1990 Mang
4 Gyrodactylus ophiocephali A. Gussev, Mang
1955
5 Chilodonella hexasticha Da
( Kiernik,1909) Kahl,1934
6 Paliisentis ophiocephali (Tharpar,19300) Ruột
7 Procamallanus spp Dạ dày
Ruột
8 Prosorthynchus sp,Juv.Moravec et Ruột
Sey,1989
Trong số 8 giống loài KST đã xác định được đến loài: T.jadranica,
Hennaguya hemibagri, Paliisentis ophiocephali, C.malayensis,
Chilodonella hexasticha, Gyrodactylus ophiocephali;2 loài chỉ mới xác
định được đến giống là: Procamallanus spp Prosorthynchus sp.
3.3.Vị trí phân loại, đặc điểm hình thái của các giống loài và dấu hiệu
bệnh lý
3.3.1. Loài Trichodina jadranica Raabe,1958
-Vị trí phân loại:
Lớp: Oligomenopophorea-DePuytorac Et Al.,1974
Bộ:Mobilina Kahl, 1933
Họ:Trichodinidae Clau, 1874
Giống:Trichodina Ehrenberg, 1939
Loài:Trichodina jadranica Raabe, 1958
-Vật chủ:Cá Lăng nha.

21
-Cơ quan ký sinh:Mang,da.
-Đặc điểm hình thái:Cơ thể nhìn mặt bên giống cái chuông, mặt bụng
giống cái đĩa.Đường kính cơ thể 37,5-55,0µ; Đường kính vòng đĩa bám
37.5-43.0µ; Chiều dài nhánh ngoài của móc 5.0-5.4 µChiều dài nhánh
trong của móc 4.0-5.4 µ;Đường kính vòng sáng trung tâm 7.9-10.0 µ;Số
lượng vòng móc 21-26 móc;Số lượng sọc giữa 2 nhánh ngoàicủa móc 6-
8.Vòng xoắn miệng380o. Các đặc điểm này tương tự như loài T.jadranica
Raabe, 1958 đã được Arthur và Lom(1984) phân lập từ cá Citharichy
spilopterus (CuBa)Bùi Quang tề(20010) cũng đã phá hiện được từ cá bống
tượng.
-Dấu hiệu bệnh lý:
+Mang nhợt nhạt
+Cá bơi lội không bình thường, thích cọ người vào thành lồng, nổi
từng đàn lên mặt nước, da xám.
+Đàn cá bị bệnh nhẹ thì gầy yếu, nếu không xử lý kịp thời cá sẽ chết.
+Bệnh nặng, thân có nhiều nhớt màu trắng đục, mang bạc trắng, sau đó
chết hàng loạt đặc biệt là giai đoạn cá hương, cá giống.
+Bệnh xuất hiện khi:Hàm lượng chất hơ trong nước ao cao.
-Mùa vụ phân bố:
+Mùa hè và mùa thu.Thời điểm chuyển giao giữa 2 mùa.
+Tất cả các loài cá nuôi,gây tác hại lớn ở giai đoạn cá hương và cá
giống.

22
Hình Đặc điểm hình thái của trùng bánh xe Trichodina sp. (Mô tả hình
thái theo Đỗ Thị Hòa và ctv (2004) 1. Rãnh miệng và đai lông tơ miệng; 2. Miệng; 3.
Nhân nhỏ; 4. Không bào; 5. Lông tơ trên; 6. Lông tơ giữa; 7. Lông tơ dưới; 8. Đường
phóng xạ; 9. Nhân lớn; 10.Hầu; 11. Vòng răng; 12. Màng biên; 13.Đai lông tơ biên).

3.3.2.Sán lá đơn chủ Gyrodactylus Ophiocephali

-Vị trí phân loại :

Bộ Gyrodactylidae Bychowski, 1937


Họ Gyrodactylidae Van Beneden et Hesse, 1863
Giống Gyrodactylus Nordmann, 1832
Loài Gyrodactylus ophiocephali A. Gussev, 1955

-Vật chủ: cá Lăng nha

-Cơ quan ký sinh: Mang

-Đặc điểm hình thái: Kích thước thân sán: dài 0,3875-0,5 mm; rộng
0,125-0,17 mm;
- Tổng chiều dài móc chính 0,075-0,09 mm; chiều dài phần chính 0,06-
23
0,0625 mm; mấu nhọn 0,0375-0,04 mm;
- Tổng chiều dài móc rìa 0,03-0,0425 mm; dài mấu nhọn 0,01-0,0125
mm.
- Kích thước màng nối bụng 0,01-0,0125×0,01625-0,0225 mm;
- Chiều dài màng dọc 0,02-0,0225 mm;
- Kích thước màng nối lưng 0,0025×0,025-0,0175 mm

Nh×n chung ë níc ta, c¸ nu«i bÞ c¶m nhiÔm s¸n l¸ ®¬n


chñ 18 mãc tû lÑ vµ cêng ®é kh¸ cao, ®· g©y thµnh bÖnh
lµm chÕt c¸ gièng c¸c loµi: trª, tra, bèng tîng, r« phi, lãc
b«ng nu«i bÌ. N¨m 1978, c¸ chÐp ao nhµ B¸c Hå ®· bÞ s¸n l¸
®¬n chñ 18 mãc chÕt hµng lo¹t.

-Dấu hiệu bệnh lý:Ký sinh trên mang cá với số lượng nhiều làm cho tổ
chức nội ký sinh tiết ra 1 lớp dịch mỏng màu tro.Cá ít hoạt động hoặc hoạt
động không bình thường, một số cá nằm đáy ao, một số lại nổi lên mặt
nước đớp không khí thậm chí mất dần khả năng vận động và bơi ngữa
bụng.

-Mùa vụ phân bố: Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân,thu,đông ở
miền Bắc, mùa mưa ở miền Nam..

24
Hình 3. Hình thái sán lá đơn chủ Gyrodactylus ophiocephali: sán trong
nghiên cứu này (phải) và loài tham chiếu Gyrodactylus ophiocephali

3.3.3.Loài Henneguya hemibbagri

-Vị trí phân loại:

Nghành:Cnidosoridia Dofein, 1901 EmendShulman et Podlipaev, 1980

Lớp: Myxosporea Shulman, 1959

Bộ: Bivalvulea Shulman, 1959

Họ: Myxobolidae Thelohan, 1892

Giống :Henneguya Thelohan, 1982

Loài:Henneguya hemibagri Zhang et Ma, 1993

-Vật chủ:Cá Lăng nha

25
-Cơ quan ký sinh:Mang

-Đặc điểm hình thái:Dạng dinh dưỡng bào nang hình cầu hoặc hình
bầu dục, trong sinh nhiều bào tử.Bào tử hình oval hơi dài.Có hai cực nang
hình quả lê, xắp xếp lần lượt ưng cái theo chiều dọc cơ thể. Sợi xoắn trong
cực nang khó nhìn, có 3 vòng xoắn.Chiều dài bào tử 12,4µ; chiều rộng 4,7-
6,2µ.Chiều dài nhánh đuôi 10,9-15,5µ;Chiêu dai cực nang 3,1µ;đường kính
cực nang 2,3 µ.

-Dấu hiệu bệnh lý:

-Mùa vụ phân bố:

3.3.4.Trùng miệng lệch Chilodonella hexasticha và Chilodonella


piscicola

-Vị trí phân loại:


Lớp: Kinetophragminophorea de Puytorec te al., 1974
Phân lớp Hypostomata Schewiakoff, 1896
Bộ Crytostomata Fauré-Fremiet in Corliss, 1956
Họ Chilodonellidae Deroux, 1970
Giống Chilodonella Strand, 1926
Loài Chilodonella Hexasticha (Kiernik, 1909;
Kahl, 1931)
-Vật chủ: Cá Lăng
-Cơ quan ký sinh:Da
-Đặc điểm hình thái:Thân dạng hình lá, phía cuối thân hình tròn, ở bên
phải cơ thể thường có từ 5-7 đường tiêm mao(kinetom), bên trái có 7-9
kinetom.Kích thước 30-65 x 20-50µ.Hạch lớn hình bầu dục nằm cuối phía
sau, hạch nhỏ nằm cạnh hạch lớn.

3.3.5.Loài Cornudiscoides malyensis Lim, 1986.

-Vị trí phân loại:

26
Lớp sán lá đơn chủ Monogene Bychowsky, 1937

Bộ Dactylogyridea Bychowsky, 1937

Họ Ancyrocepphalidae Bychowsky, 1937

Giống Cornudiscoides Kulkarni, 1969

Loài Cornudiscoides malayensis Lim, 1986

-Vật chủ:Cá Lăng

-Cơ quan ký sinh:Mang

-Đặc điểm hình thái:Sán có kích thước trung bình, chiều dài 0,46
mm.Bộ phận bám có 2 móc giữa, một đôi phía lưng, một đôi phía
bụng.Đầu nhánh trong móc giữa phía lưng có một tấm phụ hình tam
giác kéo dài. Móc rìa thấy rõ cán trụ “gót”, mấu nhọn, chiều dài 0,014-
0,016 mm, mấu nhọn 0,006 mm.Có một màng nối lưng và một màng
nối bụng.Tổng chiều dài móc giữa phía lưng 0,0053 mm, chiều dài
phần chính 0,040-0,042 mm, nhánh trong 0,013 mm, mấu nhọn 0,024-
0,026 mm; kích thước tấm phụ 0,010-0,011 x 0,004 mm.Cơ quan giao
phối đơn giản, ống giao phối uốn cong tròn tròn ở nữa phần đầu, phần
sau khá thẳng.

-Dấu hiệu bệnh lý:Lúc ký chúng dùng móc của đĩa bám sau, bám
vào tổ chức cơ thể ký chủ, tuyến đầu tiết ra men hialuronidaza phá hoại
tế bào tổ chức, làm mang và cá tiết ra nhiều dịch nhờn ảnh đến hô hấp
của cá.Nên cá thường có dấu hiệu bơi bất thường, mang có hiện tượng
sưng, phù nề, cá nổi đầu và bơi lội chậm chạp, cơ thể gầy yếu, có thể
gây chết từ rải rác tới hàng loạt cá hương , cá giống.

-Mùa vụ và phân bố:Sán lá đơn chủ gây tác hịa chủ yếu ở giai
đoạn cá giống.Xuất hiện vào mùa xuân, thu ở miền Bắc và mùa mưa ở
miền Nam.Nhiệt độ quá cao về mùa hè và quá lạnh vào mùa đông đều
không thích hợp với loại sán này.

27
Tài kiệu tham khảo

Tiếng Việt
[1] Võ Thế Dũng và ctv. Thành phần ký sinh trùng ở một số loài cá Mú
thuộc giống Epinephelus ở khu vự Khánh Hòa. Tạp chí khoa học và
Công nghệ chế biến. Nhà xuất bản Hà Nội; 2006.

[2] Nguyễn Thị Thu Hằng, Đặng Thị Mai Thy, Nguyễn Thanh Phương và
Đặng Hoàng Oanh. Khảo sát sự nhiễm ký sinh trùng trên cá Tra
(Pangasianodon hypophthalmus) nuôi thâm canh. Tạp chí khoa học
2008(1): 204-212. Trường Đại Học Cần Thơ.
[3] Nguyễn Thị Hà. Nghiên cứu hiện trạng ký sinh trùng có nguồn gốc từ
cá (FBZ) nhiễm trên cá Song và cá Bống Bớp tại Nghĩa Hưng, Nam
Định. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy
sản 1; 2007.

[4] Đỗ Thị Hoà, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Thị Muội .
Bệnh học thuỷ sản. NXB Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh; 2004.
[5] Đỗ Thị Hòa và Phan Văn Út . Monogenean disease in culture grouper
(Epinephelus spp.) and snapper (Lutjanus argentima culatus) in Khanh
Hoa province, Vietnam. Aquaculture ASIA Magazin; 2007: 40-42.

[6] Hà Ký. Khu hệ ký sinh trùng nước ngọt ở miền Bắc, Việt Nam và một
số phương pháp phòng trị. Luận văn phó tiến sỹ sinh học; 1968.
[7] Hà Ký và Bùi Quang Tề. Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam. NXB
Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội; 2007.
[8] Nguyễn Thị Muội và Đỗ Thị Hòa. Điều tra ký sinh trùng nước ngọt
các tỉnh miền Trung và phường pháp phòng trị. Tuyển tập các công
trình Nghiên cứu Khoa học, Đại học Hải sản; 1986.

28
[9] Bùi Quang Tề và ctv. “Kết quả nghiên cứu ký sinh trùng và bệnh cá
Song nuôi lồng ở Vịnh Hạ Long”. Báo cáo kết quả Nghiên cứu đề tài
khoa học 1996 – 1998.
[10] Bùi Quang Tề. Nghiên cứu ký sinh trùng cá nước ngọt đồng bằng
sông Cửu Long và các giải pháp phòng trị. Luận văn Tiến sỹ sinh học.
Trường đại học Khoa học tự nhiên, Hà Nội; 2001.

[11] Bùi Quang Tề. Bệnh học thủy sản. Viện nghiên cứu và nuôi trồng
thủy sản 1; 2006.
[12] Bùi Quang Tề. Danh mục ký sinh trùng cá Việt Nam. Viện Nghiên
cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1. 2008.
[13] Phan Văn Út . Nghiên cứu bệnh do sán lá đơn chủ (Monogenea) ký
sinh trên một số loài cá biển tại Khánh Hòa. Luận văn thạc sỹ nông
nghiệp, Trường đại học Nha Trang; 2006.
[14] Bychowsky B.E.(1957); Gussev (1985), Phân loại Monogenea.
[15] Schuman(1984) và lom J 1992), Phân loại KST đơn bào
[16] Yamaguti (1958-1971) và Bauer (1987), Phân loại giun sán, giáp xác.

Tiếng Anh
[17] Androsova EO, Bauer ON. [Freshwater bryozoans (Bryozoa:
Phylactolaemata) as vectors of salmonid disease]. Parazitologiia. 2000;
34: 247-249.

[18] Bauer OO, Iunchis ON. [A new genus of parasitic ciliata from

[19] Leong Tak Seng, Wong SY. A comparative study of parasite fauna o`
wild and cultured grouper (Epinephelus malabaricus Block et
Schneider) in Malaysia. Amsterdam: Elsevier Science Publishers; 198:
203-207.

29

You might also like