You are on page 1of 5

KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC MARX- LENIN

1. Hoàn cảnh ra đời:


Karl Marx (1818-1883) sinh ra trong một gia đình luật sư tại thành phố
Trevo nước Phổ. Năm 1835 K.Marx tốt nghiệp phổ thông trung học và vào
học ở khoa luật trường đại học Bon và sau đó chuyển về đại học tổng hợp
Beclin. Mùa xuân năm 1841 K.Marx hoàn thành luận văn tốt nghiệp và bảo vệ
ở trường đại học Xenxco với đề tài “Triết học cổ Hy Lạp” và được phong
thẳng tiến sĩ triết học.
Năm 1843 K.Marx chuyển sang Pari bắt đầu nghiên cứu kinh tế và trong
thời gian này ông đã quen và kết bạn với Engels.
Đến những năm 40 của thế kỉ 19, CN tư bản dành được địa vị thống trị.
Trong xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản: giai cấp thống trị tư sản và giai
cấp vô sản làm thuê. CNTB càng phát triển thì mâu thuẫn giữa hai giai cấp
trên càng trở nên gay gắt và phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản càng lên
cao đi từ tự phát lên tự giác. CN Marx đã ra đời trong thời gian này, nó là một
lí luận cách mạng làm vũ khí tư tưởng cho giai cấp vô sản. Marx và Engles là
những sáng lập ra CN này.
2. Nguồn gốc:
CN Marx phát sinh là sự kế tục trực tiếp của triết học cổ điển Đức kinh tế
cổ điển chính trị Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp. CN Marx gồm
ba bộ phận là triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học.
Triết học Mac-xít là sự kế tục triết học duy vật Feuerbach và triết học biện
chứng vào việc phân tích sự phát triển của xã hội loài người, trên cơ sở đó xây
dựng nên CN duy vật lịch sử
Kinh tế chính trị Macxit: là sự kế thừa và phát triển những thành tựu khoa
học kinh tế chính trị tư sản cổ điển mà tiêu biểu là A. Smith và Ricardo về hệ
thống phạm trù và qui luật của nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Đồng
thời nó còn nêu lên những luận chính kinh tế về tính chất quá độ lịch sử của
nền sản xuất tư bản chủ nghĩa để chuyển sang phương thức sản xuất cộng sản
chủ nghĩa.
CNXH khoa học Marx-Engels là sự chỉnh lí và sáng tạo đối với lí luận CN
không tưởng của Pháp. Nó bảo vệ lợi ích giai cấp vô sản có tính giai cấp và
tính Đảng cao.
3. Phương pháp luận của kinh tế chính trị Học Macxit:
Lúc đầu Marx, Engels và những người dân chủ bảo vệ lợi ích của nhân
dân lao động.
Năm 1844 Engels công bố tác phẩm “ Tóm tắt phê phán kinh tế chính trị
học”. Engels đã phân tích nguyên nhân của cách mạng xã hội vạch rõ sở hữu
tư nhân là cơ sở của xã hội tư bản chỉ ra mối quan hệ và mâu thuẫn giữa tư
bản và lao động làm thuê. Ngoài ra ông còn nghiên cứu vấn đề cạnh tranh chỉ
ra rằng địa tô, lợi nhuận, tiền lương phụ thuộc vào cạnh tranh; cạnh tranh sinh
ra độc quyền và độc quyền lại càng làm cho cạnh tranh trở nên sâu sắc.
Ông khẳng định với sự phát triển của CNTB tuân theo các quy luật kinh tế
khách quan, đó là quy luật cạnh tranh, quy luật tập trung tư bản, quy luật phân
hóa người lao động,…

1
Ông khẳng định với sự phát triển chủ nghĩa tư bản mâu thuẫn xã hội càng
trở nên gay gắt và tất yếu phải thay thế bằng CNXH.
Cũng trong năm 1844, trong tác phẩm “ Bản thảo kinh tế triết học” Marx
phê phán kinh tế chính trị tư sản coi tư hữu là vĩnh viễn, ông nghiên cứu giữa
lao động và tư bản, phân tích tiền lương và đưa ra quan điểm “ Lao động bị
tha hóa”. Sau đó ông tiến dần đến chủ nghĩa duy vật lịch sử và hoàn thhanh2
việc chuyển từ CN dân chủ cách mạng sang CN cộng sản. Theo ông cơ sở của
đời sống xã hội là quá trình sản xuất vật chất. Ông cho rằng sự phát triển của
tư bản công nghiệp sẽ dẫn đến sự thủ tiêu nó và thiế lập nên chủ nghĩa cộng
sản. Để thực hiện tư tưởng chủ nghĩa cộng sản cần thiết phải có đấu tranh
cách mạng của quần chúng lao động.
Năm 1845 Marx và Engels cho xuất bản tác phẩm “ Gia đình thần thánh”
trong đó những vấn đề kinh tế chính trị được thực hiện qua việc phê phán tác
phẩm “ Sở hữu là gỉ” của Prodhon. Họ cho rằng công lao của Prodhon là đặt
vấn đề bản chất và nguồn gốc của chế độ tư hữu. Tuy nhiên, Prodhon cũng
giống như các kinh tế gia tư sản khi ông coi tư hữu là có tính chất vĩnh viễn và
thần thánh hóa nó. Khi nghiên cứu các vấn đề về sở hữu, tư bản công nghiệp,
lao động làm thuê. Họ tiếp tục phân tích khái niệm “ Lao động bị tha hóa” chỉ
ra tính chất đối lập của sự vận động giữa tiền lương và lợi nhuận và nêu ra giá
trị tư tưởng lao động.
Năm 1845 trong tác phẩm “ Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” Engels đã
phân tich hậu quả của cách mạng công nghiệp, tình cảnh của giai cấp công
nhân và những tệ nạn của CN tư bản như thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế,…
4. Những thuyết của Marx:

Phê bình kinh tế chính trị học

Tập đầu của tác phẩm "Tư bản"

Trong tác phẩm chính của ông – Tư bản – Phê bình kinh tế chính trị
học – Marx mô tả và phê bình phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và kinh
tế học gắn liền với phương thức này. Marx đã nghiên cứu nhiều tác phẩm của
các nhà Kinh tế chính trị học cổ điển như Adam Smith và David Ricardo và
tiếp tục phát triển chúng theo các giả định của ông, diễn giải mới hay mô tả
khác đi.

Theo Marx, sau khi quá độ từ phương thức sản xuất phong kiến sang tư
bản, cơ cấu thống trị về cơ bản không thay đổi nhiều. Sự biến đổi sang tư bản
chủ nghĩa đã tạo điều kiện phát triển thị trường mới, đồng thời vốn, tức tư
bản, liên tục được tập trung hóa song song với việc diễn ra công nghiệp hóa
và năng suất tăng. Thế nhưng giai cấp vô sản, những người chỉ được trả công
ở một mức tối thiểu lại phải trả giá cho những việc này. Đô thị hóa, nghèo đói,
bệnh tật và cảm nhận bị xa lánh là các thuộc tính của giai cấp vô sản. Đồng
thời do diễn ra sự cạnh tranh trong nội bộ các nhà tư sản khiến số lượng các
nhà tư sản giảm đi trong khi số đông vô sản lại tăng lên.

2
Thuyết giá trị và tiền Trong tác phẩm "Tư bản", Marx đã trình bày rất chi
tiết thuyết về giá trị của hàng hóa và mối quan hệ của nó với tiền tệ. Trong đó
ông phân chia ra thành giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Trong khi giá trị sử
dụng là thực thể của một loại hàng hóa, và có thể thỏa mãn nhu cầu thì giá trị
trao đổi là một giá trị trừu tượng chỉ có giá trị trong thương mại. Khi được
buôn bán, một món hàng hóa có một giá trị nhất định so sánh với một món
hàng hóa khác.Theo cách nhìn của Marx, giá trị này tượng trưng cho lao động
trừu tượng (abstract labour), dựa trên David Ricardo. Nếu giá trị sử dụng
được thể hiện bằng tiền thì đấy là giá của món hàng.

Nếu một vật mới được tạo thành từ hàng hóa này thì giá trị sản phẩm hình
thành bao gồm công lao động cần thiết, tư bản lưu động (variable capital) và
"lợi nhuận" tức giá trị thặng dư. Vì giá trị thặng dư được quyết định chủ yếu
bởi lao động của con người, Marx đã phát triển quy luật về chiếu hướng giảm
đi của tỷ lệ lợi nhuận. Khi máy móc thay thế sức lao động của con người ngày
càng nhiều thì tỷ lệ của sức lao động trong giá trị thặng dư ngày càng giảm đi.

Ngoài ra, theo Marx, các xã hội tư bản đều bị chi phối bởi sự sùng bái
hàng hóa (commodity fetishism). Tương tự như thuyết của Feuerbach (Chúa
Trời chỉ là sự phóng chiếu từ tâm lý con người), các phạm trù hàng hóa và giá
trị do hoàn cảnh, tồn tại xã hội tạo ra đều xuất hiện như những thực tế không
thể thay đổi được.

Cung với việc phân tích nêu trên là sự phê bình chống lại sự thống trị về
chính trị nhằm bảo hộ quyền lợi của các nhà tư bản và phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa thông qua "luật pháp và trật tự", cái chỉ có thể tiến hành với
sự trả giá của giai cấp vô sản.

Thuyết quá độ sang xã hội không có giai cấp

Do số người thuộc giai cấp tư sản ngày càng ít đi nên tư bản ngày càng tập
trung vào một số ít nhà tư sản và đồng thời số người thuộc về giai cấp vô sản
ngày càng tăng. Vì thế, theo Marx, cuộc đấu tranh giai cấp được đẩy mạnh
giữa tư sản và vô sản sẽ dẫn đến sự sụp đổ của giai cấp tư sản . Khi con người
nhận thức rằng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không còn là bắt buộc
nữa thì con đường đi đến một xã hội cộng sản không có giai cấp sẽ được mở
ra mà trong đó các phương tiện sản xuất sẽ thuộc về sở hữu công cộng.

"Những người chiếm đoạt" tài sản của quần chúng trước đây sẽ bị tước
đoạt tài sản. Sau khi xã hội có giai cấp đã từng phủ định chủ nghĩa cộng sản
nguyên thủy như là xã hội không có giai cấp thì sau đấy sẽ tiến đến sự phủ
định của phủ định theo ý nghĩa của thuyết biện chứng mà qua đó xã hội có

3
giai cấp cuối cùng, chủ nghĩa tư bản, sẽ bị phủ định bởi xã hội không có giai
cấp mới, chủ nghĩa cộng sản. Marx và Engels đã đưa ra nền kinh tế có kế
hoạch như là trật tự kinh tế mới - trật tự kinh tế mà Platon đã từng nhắc đến.
Thế nhưng Marx đã không chỉ rõ cấu trúc cụ thể của nền kinh tế. Trong nền
kinh tế có kế hoạch tất cả các xí nghiệp đều bị xã hội hóa và sản xuất được
điều phối chung. Sự quyết định về sản xuất và phân phối hàng hóa cần phải
được tiến hành trong sự đồng thuận với tất cả các thành viên của xã hội. Qua
đó sức lao động có thể được sử dụng một cách hiệu quả để nâng cao cuộc
sống của tất cả mọi người thay vì để tạo thành tư bản.

Do có khác nhau lớn với tư bản chủ nghĩa nên cần phải thông qua chủ
nghĩa xã hội như là giải pháp quá độ, là chủ nghĩa có nguồn gốc ngay từ thời
của Platon và những người theo trường phái ngụy biện (sophism). Trong giai
đoạn chuyển tiếp này, sự bóc lột và sở hữu tư nhân về phương tiện sản xuất
cần phải được hủy bỏ trên diện rộng và trong quá trình đó phương thức sản
xuất tư bản dần dần sẽ được thay thế bằng phương thức sản xuất cộng sản và
cuối cùng sẽ dẫn đến chủ nghĩa cộng sản.

5. Những đóng góp:

Học thuyết kinh tế của K. Marx và F. Engels đã làm giàu thêm kho tàng
kiến thức về khoa học kinh tế của nhân loại.

Marx đã phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa đó là lao
động cụ thể và lao động trừu tượng.

Ông đã vạch rõ được bản chất của giá trị thặng dư.

Ông cũng chính là người đầu tiên phân tích một cách có hệ thống và khoa
học về nguồn gốc bản chất và chức năng của tiên; nêu lên khái niệm hoàn
chỉnh và khoa học về tư bản.

Marx đã phân tích thực chất của quá trình tích lũy tư bản chủ nghĩa, chỉ ra
nguyên nhân của nạn nhân khẩu thừa tương đối dưới CNTB đồng thời vạch rõ
mâu thuẫn cơ bản của CNTB và xu hướng có tính lịch sử của tích lũy tư bản.

Ông chỉ ra cơ chế của sự chuyển hóa giá trị thặng dư thành lợi nhuận bình
quân và giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất trong điều kiện cạnh tranh tự do
TBCN.

Ông xây dựng lý luận hoàn chỉnh về tái sản xuất tư bản TBXH và phân
tích các điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội.

Ông đã vận dụng thành công phương pháp duy vật biện chứng của phương
pháp trừu tượng hóa khoa học để phân tích qui luật vận động của nền kinh tế
hàng hóa.

4
Lenin là người phát triển học thuyết của Marx và Engels. Những thành
quả mà ông mang lại bao gồm:

Ông phát triển lí luận về ruộng đất và ông đã nghiên cứu được các qui luật
phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp.

Ông đã phân tích được đặc điểm của sự phát triển CNTB trong nông
nghiệp.

Ông đã đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại trong tất cả các vấn đề cơ bản
của kinh tế chính trị.

Ông là người đầu tiên trong những người Marxxit đã phân tích đầy đủ
toàn diện chủ nghĩa đế quốc.

You might also like