You are on page 1of 16

+ Trẻ đếm số lượng nhóm đồ vật đã biết.

+ Thêm một đồ vật vào nhóm đó. Cho trẻ đếm số lượng mới tạo thành.
+ Nhận xét cách tạo số mới; Thêm một.
+ Cho trẻ so sánh số lượng mới và số lượng mời đã biết.
• Cách 2: So sánh nhóm có số lượng là số mới và nhóm có số lượng là số
liền kề trước đã biết
+ Trẻ so sánh số lượng hai nhóm bằng cách xếp số lượng 1:1 giữa một
nhóm là số mới và nhóm có số lượng là số liền kế trước.
+ Nhận xét sự khác nhau về số lượng giữa hai nhóm, đếm số lượng hai
nhóm(đếm nhóm có số lượng là số biết trước).
+ Tạo số mới: Thêm một vào nhóm co số lượng ít hơn để tạo sự bằng nhau
giữa hai nhóm. Cho trẻ đếm lại và nhận xét số lượng hai nhóm mới.
− Giáo viên nên tăng cường lời nói hướng dẫn trẻ, hạn chế hành động mẫu.
− Để củng cố và phát triển kỹ năng đếm xác định số lượng cho trẻ, giáo viên
cần tổ chức cho trẻ thực hiệ các bài tập đếm đến 10 như sau:
+ Đếm theo hang ngang(từ trái sang phải(, hang dọc(từ trên xuống dưới, từ
dưới lên trên).
+ Đếm theo các hướng khác nhau với các nhóm được sắp xếp khác nhau:
Đường thẳng, đường cong, hình mẫu hay xếp lộn xộn).
+ Đếm bằng các giác quan.
+ Đếm theo các nhóm đồ vật trong lớp.
− Sau khi đếm, giáo viên dỵ trẻ nhận biết và sử dụng con số biểu thị số lượng
của nhóm đối tượng đó.
− Dạy trẻ đếm xuôi ngược trong phạm vi 10. Cụ thể, cô đặt 10 vật ra trước
mặt cho trẻ đếm và xác định số lượng. Sau đó cô cất từng vật và yêu cấu
trẻ đếm số lượng vật còn lại cho đến hết.
− Cho trẻ nhìn rõ và cảm nhận về đường nét của mỗi số, phân tích hình dạng
các chữ số với những đặc điểm nổi bậc. Cho trẻ phân tích các số mà trẻ có
thể nhầm lẫn: 1-7. 6-9.
− Dạy trẻ làm quen với một số điện thoại khẩn cấp: 113, 114, 115.
3.3.Dạy trẻ so sánh số lượng, thêm, bớt nhằm biến đổi số lượng và mối quan hệ số
lượng trong phạm vi 10:
− Cho trẻ so sánh, nhận biết mối quan hệ số lượng giữa các nhóm đối tượng
trong phạm vi 10 bằng các biện pháp so sánh đã học: Xếp chồng, xếp cạnh,
sử dụng gạch nối, vật thay thế hay bằng kết quả đếm.
− Trong quá trình so sánh số lượng các nhóm vật hơn kém nhau một vật trẻ sẽ
nắm đựoc mối quan hệ số lượng các nhóm vật: “Nhiều hơn”, “ít hơn”,
“bằng nhau”, “không bằng nhau”. Qua đó trẻ hiểu được mối quan hệ thuận
nghịch giữa các số liền kề trong dãy số tự nhiên.
− Cho trẻ thực hiện các bài tập so sánh số lượng các nhóm vật có các dấu hiệu
khác nhau, vị trí xếp đặt khác nhau. Qua đó giúp trẻ hiểu được vai trò của
phép đếm và cách thiết lập tương ứng 1:1.
− Để trẻ hiểu được ý nghĩa khái quát của con số - là chỉ số độ lớn của một lớp
các tập hợp tương đương, giáo viên cần sử sụng một nhóm vật có đặc điểm,
chủng loại khác nhau. Song, số lượng của chúng bằng nhau và đặt chúng
xung quanh trẻ. Giáo viên yêu cầu trẻ đếm số lượng của nhóm vật và dung
con số để biểu thị.
− Khi trẻ đã nắm được mối quan hệ giữa các số liền kề thuộc dãy số tự nhiên,
giáo viên giao nhệm vụ phức tạp hơn
Ví dụ: Số nhỏ hơn 11 là mấy? Số lớn hơn 7 là mấy?
− Cho trẻ làm quen với phép đếm và xác định các con số thứ tự. Giáo viên
sử dụng các nhóm vật có sự khác biệt về một dấu hiệu nào đó: Màu sắc,
hình dạng,, chủng loại,…
+ Xếp các vật thành hang ngang hay hang dọc.
+ Cho trẻ nhận biết dấu hiệu các vật trong nhóm.
+ Đếm xác định số lượng của nhóm vật.
+ Đếm thứ tự các vật và xác định vị trí các vật(đếm từ trái sang phải, từ
phải qua trái, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên).
− Giúp trẻ phân biệt phép đếm xác định số lượng và phép đếm xác định rõ
thứ tự:
+ Cho trẻ đếm số lượng các vật xếp thành hang theo các cách khác nhau.
Kết quả số lượng của nhóm không thay đổi.
+ Cho trẻ đếm thứ tự các vật trong nhóm theo các cách khác nhau. Kết
quả, thứ tự các vật thay đổi và chúng phụ thuộc vào hướng đếm.
3.4.Dạy trẻ cách chia một nhóm đối tượng thành hai phần theo các cách khac
nhau.
− Cho trẻ đếm số lượng của nhóm vật trước khi chia nó thành hai
phần.
− Cho trẻ thực hành chia theo ý thích, sau đó đếm kết quả sau mỗi lần
chia. Giáo viên tổng kết lại, kết quả chia của lớp cho thấy có nhiềuu
cách chia một nhóm đối tượng thành hai phần, mỗi cách cho một kết
quả.
− Cho trẻ thực hành chia một nhóm đối tượng thành hai phần theo yêu
cầu của cô, một phần có số lượng cho trước, trẻ xác định số lượng
phần còn lại.
− Chú ý cho trẻ chia bằng tất cả các cách khác nhau và hướng cẫn trẻ
diễn đạt kết quả chia bằng lời.
− Sau mỗi lần chia, giáo viên cần cho trẻ gộp hai nhóm chia lại với
nhau để tạo số lượng nhóm vật ban đầu.
Chương 4: HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ KÍCH THƯỚC CHO
TRẺ MẦM NON
I.Đặc điểm phát triển những biểu tượng về kích thước cho trẻ mầm non:
1.Trẻ dưới 3 tuổi:
− Trẻ trên 1 tuổi sự tri giác kích thước của trẻ bắt đầu ổn định và trẻ càng lớn
thì sự tri giác kích thước của trẻ càng trở nên bền vững: Trẻ hai tuổi đã có
những phản ứng trước sự khác biệt về kích thước của các vật và cả mối liên
hệ giữa chúng.
− Biểu tượng kiích thước của trẻ nhỏ thường gắn liền với vật cụ thể quen
thuộc với trẻ và với trẻ kích thước là dấu hiệu mang tính tuyệt đối.
− Biểu tượng kích thước của trẻ dưới 3 tuổi còn thiếu chính xác, chưa phong
phú, mang tính cục bộ , tính tuyệt đối.
2.Trẻ 3-4 tuổi:
− Trẻ đã có thể nhận biết một chiều đo kích thước của vật, nhiều trẻ đã thực
hiện đúng nhiệm vụ được giao: Mang quả bóng to, cây cao,…
− Trẻ nhỏ rất khó khăn để nắm tính tương đối của khái niệm kích thước.
− Trẻ nhỏ thường không biết lựa chọn các vật có kích thước tương ứng với
nhau. Ví dụ: Trẻ mang dép người lớn, mặc quần áo người lớn,…
− Trẻ thường chú ý tới độ lớn chung của vật mà không phân tách chiều đo
kích thước của vật. Trẻ ở độ tuổi này rất khó khăn trong việc phân biệt 3
chiều đo của vật.
− Trẻ có khả năng nhận biết sự khác biệt rõ nét về kích thước của hai vật
cùng loại.
− Trẻ thường sử dụng các từ: To hơn – nhỏ hơn, to – nhỏ. Một số trẻ thay đổi
một số từ cần thiết bằng những từ khóa: từ to bằng từ béo, từ cao bằng từ
lớn,….
− Khi giáo viên dạy trẻ cần:
Tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động trực tiếp với các đồ vật, đồ chơi có kích
thước đa dạng nhằm tích lũy kinh nghiệm cảm nhận kích thước cho trẻ.
− Cần dạy trẻ nhận biết sự khác biệt kích thước của hai đối tượng và diễn
đạt sự khác biệt đó bằng lời: To hơn – nhỏ hơn, dài hơn – ngắn hơn,
rộng hơn – hẹp hơn, cao hơn – thấp hơn.
3.Trẻ 4 – 5 tuổi:
− Trong quá trình nhận biết, phân biệ kích thước của các vật trẻ không
những có hoạt động tích cực của các giác quan mà còn có sự kết hợp
của các thao tác tư duy.
− Trẻ phân tách được chiều đo cần so sánh có sự nổi bậc so với chiều đo
khác.
− Trẻ phân biệt được 3 chiều đo cụ thể của vật trong quá trình nhận biết
sự khác biệt về từng chiều đo kích thước của hai hay ba vật. Riêng chiều
rộng của vật trẻ còn chưa phân biệt tốt.
− Trẻ có khả năng thực hiện các biện pháp so sánh để phân biệt được kích
thước giữa hai ba đối tượng có độ chênh lệch kích thước nhỏ.
− Từ những đặc điểm trên giáo viên cần:
+ Dạy trẻ nhận biết và phân tích các chiều đo kích thước của các
vật.
+ Dạy trẻ biện pháp so sánh kích thước của hai ba đối tượng theo
chiều dài, chiều cao, chiều rộng và độ lớn với độ chênh lệch nhỏ
nhằm phân biệt kích thước của các vật.
+ Phát triển khả năng so sánh, đánh giá bằng mắt, kích thước của
vật này so sánh với vật khác.
4.Trẻ 5 – 6 tuổi:
− Trẻ phân tích tốt 3 chiều của đối tượng
− Trẻ đã thực hiện các biện pháp so sánh ngày càng thành
thục. Dưới tác dụng của dạy học, trẻ biết xếp 3 vật theo chiều kích thước
tăng hay giảm dần.
− Khả năng ước lượng bằng mắt của trẻ ngày càng phát
triển.
− Trẻ có thể sử dụng thước đo ước lượng để xác định kích
thước của vật.
II.Nội dung hình thành biểu tượng về kích thước cho trẻ mầm non:
III.Phương pháp hình thành biểu tượng về kích thước cho tẻ mầm non:
1.Trẻ dưới 3 tuổi:
− Giáo viên thường xuên tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ. Khi trẻ thao
tác với đồ vật, giáo viên hướng dẫn sự chú ý của trẻ tới độ lớn của chúng và
sử dụng các từ to, nhỏ để diễn đạt độ lớn của chúng.
− Tiến hành dạy trẻ trên hoạt động chơi – tập và các hoạt động khác để trẻ
nhận biết sự khác về độ lớn của hai đối tượng. Hoạt động chơi – tập tiến
hành với từng cá nhân hay nhóm trẻ(10 – 15 cháu) với khoảng thời gian từ
10 – 15 phút.
− Giáo viên sử dụng các trò chơi học tập làm phương páp chính để hình thành
biểu tượng về kích thước cho trẻ. Tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác
quan trong quá trình hoạt động.
− Tổ chức hco trẻ thi đua thực hiện nhiệm vụ.
− Giáo viên dạy trẻ nhận biết độ lớn to nhỏ của hai vật theo mức độ khó tăng
dần: Nhận biết độ lớn to – nhỏ hai vật cùng loại, hai vật khác loại.
− Dạy trẻ diễn đạt bằng lời sự khác biệt về độ lớn củahai đối tượng: To – nhỏ,
to hơn – lớn hơn.
− Giáo viên sử dụng vật mẫu và yêu cầu trẻ so sánh độ lớn của các vật khác
so với vật mẫu.
Ví dụ: Tìm quả bóng nào bé hơn quả bóng của cô.
− Giáo viên tạo điều kiện cho trẻ củng cố, ôn luyện kiến thức ở mọi hoạt
động khác.
2.Trẻ 3 – 4 tuổi:
• Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt về từng chiều đo của các vật chiều
dài, chiều rộng, chiều cao giữa hai đối tượng.
− Đồ dung dạy học cần đa dạng, dấu hiệu cần nhận biết phải
nổi bật.
− Sử dụng các đồ vật có kích thước và màu sắc khác nhau
nhằm thuận tiện cho việc gọi tên so sánh.
− Đặt vật sao cho mọi trẻ trong lớp đều nhìn rõ chiều đo cần
so sánh.
− Tiết học có chủ đích được tiến hành như sau:
+ Tạo tình huống có vấn đề mà trẻ phải thực hiện.
+ Cho trẻ so sánh bằng mắt chiều cần nhận biết sự
khác biệt. để giúp trẻ dễ dàng nhận ra sự khác biệt này, giáo viên
đặt chồng hai đặt cạnh 2 đối tượng trên một mặt phẳng theo chiều
kích thước cần so sánh. Giáo viên nên sử dụng các vật cùng loại.
Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để hướng trẻ nhận biết và phản ánh bằng
lời nói sự khác biệt về từng chiều đo kích thước của hai vật. Chú ý sửa
sai câu trả lời cho trẻ.
Ví dụ: Băng giấy nào dài hơn?
So sánh chiều dài hai băng giấy đỏ và vàng….
+ Cho trẻ luyện tập thực hành: Giao cho trẻ nhiệm vụ với mức
độ khó khác nhau phụ thuộc vào khả năng của trẻ.
 Cô giơ đồ vật trẻ nói kích thước
 Cô nói kích thước trẻ giơ đồ vật và nói màu sắc.
 Cho trẻ tự chọn và hỏi trẻ kích thước của vật.
 Đối tượng trẻ thao tác cần có chiều kích thước có độ
khác biệt độ lớn giảm dần.
 Cô kiểm tra và cho trẻ nhận xét kết quả hoạt động của
mình
Ứng dụng bài học vào trò chơi và các hoạt động khác.
3.Trẻ 4 – 5 tuổi
3.1.Dạy trẻ 4 – 5 tuổi so sánh độ lớn từng chiều đo kích thước
của hai đối tượng và phản ánh mối quan hệ về kích thước giữa
hai đối tượng bằng lời nói
- Trẻ học so sánh từng hciều đo kích thước của hai đối tượng bằng biện pháp
xếp chồng, xếp cạnh hai đối tượng với nhau. Qua đó, trẻ xác định được mối
quan hệ kích thước giữa hai đoối tượng.
- Để dạy trẻ các biện pháp so sánh kích thước, giáo viên nên sử dụng các đối
tượng có hình dạng giống nhau và khác nhau không nhiều về chiều cấn si
sánh, còn các chiều đo khác thì giống nhau.
• Dạy trẻ so sánh chiều dài:
+ Nếu đối tượng dung để so sánh là các vật cứng: Thước kẻ, que, gậy, bút
chì,… thì giáo viên dung biện pháp xếp chồng hay xếp cạnh các đối tượng
theo các chiều cần so sánh sao cho một đầu cần đo các đối tượng trùng
nhau.
+ Nếu đối tượng cần so sánh là các vật mềm: Dây, nơ, băng giấy mềm…thì
giáo viên nên cầm một đầu các đối tượng và diều chỉnh hai đối tượng song
song nhau.
• Dạy trẻ so sánh chiều rộng:
Ban đầu nên sử dụng các vật chỉ khác nhau về chiều rộng còn chiều dài thì
bằng nhau. Nên sử dụng các vật phẳng: Băng giấy, tấm bìa, bảng,… để đặt
chồng hay cạnh nhau. Sau đó, sử dụng các vật khác nhau cả về chiều dài và
chiều rộng để trẻ so sánh.
• Dạy trẻ so sánh chiều cao:
Giáo viên nên sử dụng các vật có chiều cao nổi bật và dặt chúng cạnh nhau trên
cùng maột mặt phẳng để so sánh, đới tượng nào có phần nhô cao hơn đối tượng
kia thì đối tượng đó cao hơn, còn đối tượng kia thấp hơn. Nếu không có đối
tượng nào nhô cao hơn thì hai đối tượng đó bằng nhau.
• Dạy trẻ so sánh độ lớn:
+ Chọn các vật có thể tích để so sánh: Cái ca, cái cốc,… có thể dung để đặt
chồng, lồng vào nhau. Với các vật dung đặt cạnh nhau thì có sự khác biệt
về kích thước tương đối rõ nét để trẻ tự nhận biết.
+ Trước khi dạy trẻ so sánh chiều đo kích thước của các vật. Giáo viên cần
dạy trẻ nhận biết các chiều đo cần so sánh.
− Hoạt động có chủ đích diễn ra các hoạt động sau:
Hoạt động 1: Ôn luyện việc nhận biết sự khác biệt về kích thước của hai đối
tượng
• Cho trẻ thực hành luyện tập nhận biết sự khác biệt về kích thước của
hai đối tượng . Giáo viên dung biện pháp so sánh để kiểm tra kết quả
nhận biết cho trẻ.
• Các vật cần so sánh cần có sự khác biệt về kích thước giảm dần. Qua
đó giúp trẻ nhận thấy không phải lúc nào cũng nhận ra mối quan hệ
về kích thước giữa các vật bằng mắt.
Hoạt động 2 : Dạy trẻ biện pháp so sánh kích thước giữa hai đối tượng
• Giáo viên dung hành động mẫu kết hợp với lời giảng giải.
• Giáo viên cho trẻ thực hành so sánh từng chiều kích thước của các vật bằng
biện pháp đã học: Xếp chồng, xếp cạnh.
• Giáo viên dạy trẻ phản ánh bằng lời trình tự các thao tác so sánh chiều đo
của hai đối tượng.
• Giáo viên dung câu hỏi gợi mở để hướng trẻ về mối quan hệ kích thước
giữa hai đối tượng.
Hoạt động 3: Luyện tập so sánh kích thước hai vật bằng biện pháp so sánh đã học
• Đối tượng cho trẻ so sánh là hai vật khác nhau và có độ khác biệt về kích
thước giảm dần
• Cho trẻ tích cực và độc lập hoạt động
Hoạt động 4: Trẻ vận dụng kiến thức, kỹ năng so sánh đã học vào các hoạt động
khác nhau.
3.2. Dạy trẻ 4 -5 tuổi so sánh độ lớn và từng chiều kích thước của 3 vật trở lên,
dạy trẻ sắp xếp các vật theo hướng tăng dần hoặc giảm dần:
Hoạt động 1: Ôn tập so sánh kích thước hai đối tượng bằng các biện pháp đã học:
Cho trẻ so sánh kích thước hai đối tượng và phản ánh mối quan hệ kích thước giữa
chúng bằng lời nói.
Hoạt động 2: Dạy trẻ so sánh 3 đối tượng có kích thước khác nhau bằng biện pháp
đã học:
+ Giáo viên sử dụng các vật có sự khác biệt không rõ nét về chiều kích thước
cần so sánh và hướng dẫn trẻ so sánh từng cặp đối tượng, trên cơ sở đó
nhận biết sự khác biệt kích thước giữa chúng.
+ Giáo viên dạy trẻ cách sắp xếp các vật theo trình tự kích thước tăng hoặc
giảm dần bằng hành động mẫu kết hợp với lời giảng giải
Ví dụ: Khi xếp các vật theo trình tự chiều dài giảm dần, đầu tiên cần xếp vật
dài nhất . Cứ mỗi lần sau đó trẻ lại chọn vật dài nhất trong số các vật cón lại
xếp cạnh vật vừa xếp, cứ như vậy cho đến hết. Giáo viên dạy trẻ phản ánh mối
quan hệ kích thước của các vật trong trong dãy bằng các từ: Dài nhất, ngắn
nhất, ngắn hơn.
Hoạt động 3: Cho trẻ luyện tập so sánh kích thước 3 đối tượng.
Hoạt động 4: Cho trẻ ứng dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào các hoạt động khác.
4.Phương pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi phép đo lường:
Hoạt động 1: Trước khi dạy trẻ đo lường, giáo viên cần cho trẻ thấy được vai trò
và mục đích của phép đo lường.
− Sử dụng các tình huống trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
− Tạo ra tình huống có vấn đề, để giải quyết chúng, con người phải sử dụng
phép đo lường.
− Thông báo cho trẻ sẽ tiếp tục học ở trường phổ thông, để tăng hứng thú cho
trẻ.
Hoạt động 2: Dạy trẻ biện pháp đo lường
− Trẻ được học phép đo độ dài của đối tượng bằng các thước đo ước lượng,
qua đó trẻ nắm được kết quả đo, là số lần đo từng chiều của đối tượng.
− Chuẩn bị đồ dung để thực hiện đo lường
+ Các vật để làm đối tượng đo.
+ Các vật dùng làm thước đo. Nên cho trẻ đo bằng nhiều thước đo(que, ống
hút,…) để giúp trẻ hiểu tính ước lệ của các thước đo. Cần chọn thước đo
sao cho kết quả đo là số nguyên và không quá lớn. Chuẩn bị đủ thước đo
cho trẻ và các thước đo giống nhau.
− Khi dạy trẻ đo, giáo viên nên đo mẫu và kết hợp lời giảng giải bằng lời:
+ Đặt một đầu của thước đo trùng với một đầu của đối tượng cần đo, chiều
dài của thước đo dọc sát cạnh chiều dài của đối tượng cần đo.
+ Cuối mỗi lần đo, trẻ dùng phấn hay bút chì gạch sát vào đầu kia của thước
đo để đánh dấu và nhấc thước đo ra tiếp.
+ Lần đo sau, trẻ đặt thước đo vào đúng vạch đánh dấu của lần đo trước để đo
tiếp, cứ như vậy cho tới hết chiều dài của đối tượng cần đo.
+ Khi đo chiều dài vật, trẻ bắt đầu đo từ trái sang phải, khi đo chiều rộng và
chiều cao của vật thì đo từ dưới lên trên.
+ Trẻ đếm số đoạn đã đánh dấu để biết kết quả đo. Kết quả đo kèm với tên
đơn vị đo.
Ví dụ: Chiều dài miếng vải bằng 4 lần chiều dài ống hút.
+ Khi mới được học đo, trẻ thường mắc các lỗi: Không xác định đúng
điểm xuất phát cần đo, đặt thước đo không đều, đếm nhằm số vạch đánh
dấu thay cho số đoạn. Giáo viên cần sữa sai cho trẻ.
+ Khi trẻ đã nắm được biện pháp đo lường, giáo viên cần yêu cầu trẻ vừa
đo vừa đếm.
+ Giáo viên cần sử dụng các câu hỏi để nhấn mạnh đối tượng đo: “đo cái
gì?”, “đo bằng cái gì?”
Hoạt động 3: Thực hành luyện tập
Giáo viên sử dụng các bài luyện tập đa dạng cho trẻ như:
+ Đo các đối tượng có kích thước bằng nhau cùng một thước đo, kết quả đo là
cùng một số.
+ Đo các đối tượng khác nhau cùng một thước đo, kết quả là các số khác
nhau.
+ Đo cùng đối tượng với các thước đo khác nhau, kết quả là những con số
khác nhau.
Hoạt động 4: Ứng dụng vào các hoạt động khác
Giáo viên tạo các tình huống trong thực tiễn để trẻ thực hành đo.

Chương V: HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ HÌNH DẠNG VẬT THỂ


CHO TRẺ MẦM NON
I.Đặc điểm phát triển những biểu tượng về hình dạng của trẻ mầm non:
1.Trẻ dưới 3 tuổi:
− Trẻ đã nhận biết được hình dạng của những vật quen thuộc. Tuy nhiên, do
hoạt động của tay và mắt của trẻ còn hạn chế nên biểu tượng về hình dạng
của trẻ còn ít, thiếu chính xác, tản mạn và không có tính hệ thống.
− Trẻ bắt đầu phân biệt được hình dạng của vật trên cơ sở các thao tác thực
tiễn nhiều lần với vật: Lấy vòng tròn, quả bong,…
− Khả năng khái quát các vật theo hình dạng ở trẻ còn rất yếu.
− Trẻ gặp khó khăn trong việc nhận biết các hình hình học khi chúng được
đặt ở các vị trí khác.
2.Trẻ 3 – 4 tuổi:
− Trẻ hân biệt và nói đúng hình dạng của các vật quen thuộc: Cái đĩa tròn, ô
gạch có hình vuông,.. Trẻ có thể tìm vật theo mẫu một cách chính xác.
− Trẻ thường coi các hình hình học chuẩn như những đồ vật đồ chơi quen
thuộc.
− Tẻ bắt đầu nhận biết chính xác các hình hình học không phụ thuộc vào vị trí
của chúng trong không gian. Tuy nhiên trẻ chưa có khả năng so sánh, ph6n
biệt các hình hình học nên thường hay nhầm lẫn.
− Trẻ thường chỉ nhận biết được những đặc điểm bên ngoài của vật: Màu sắc,
kích thước, các góc,… mà không nắm được hình dạng chung của toàn bộ
đồ vật.
− Giáo viên cần:
+ Dạy trẻ các biện pháp khảo sát hình dạng.
+ Dạy trẻ nhận biết, phân biệt và nắm được tên gọi của một số hình hình học.
+ Dạy trẻ sử dụng như các hình hình chuẩn để so sánh và xác định hình dạng
của các vật có xung quanh trẻ.
3.Trẻ 4 – 5 tuổi
− Biểu tượng về hình dạng vật thể và các hình hình học của trẻ chính
xác và phong phú hơn.
− Trẻ đã biết các hình hình học như những hình hình chuẩn để so sánh,
để lực chọn, xác định hình dạng của mọi vật xung quanh.
− Trẻ ít nhầm lẫn giữa các hình hình học, nhận biết và gọi tên một số
hình hình học.
− Trẻ có những khả năng nhận biết, gọi đúng tên, phân biệt được hình
dạng của các vật.
− Giáo viên cần:
+ Tiếp tục phát triển biểu tượng về hình dạng và các hình hình
học cho trẻ.
+ Dạy trẻ nhận biết, phân biệt các hình hình học và sử dụng
chúng để phân biệt hình dạng các vật.
+ Dạy trẻ biện pháp khảo sát các vật.
4.Trẻ 5 – 6 tuổi:
− Trẻ đã phân biệt các hình hình học và hình dạng vật
nhanh và chính xác. Trẻ có khả năng tạo ra sự thay đổi hình dạng, khả năng
tạo hình mới từ những hình đã biết.
− Trẻ thực hiện được nhiệm vụ lựa chọn vật hay hình
hình học theo hướng dẫn và yêu cầu của giáo viên.
− Khả năng khảo sát hình dạng của trẻ có trình tự và hệ
thống hơn.
− Trẻ nắm được những dấu hiệu đặc trưng của các hình
hình học và phân biệt chúng.
II.Nội dung hình thành các biểu tượng về hình dạng cho trẻ mầm non:
III.Phương pháp hình thành biểuu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo:
1.Trẻ 3 – 4 tuổi:
Dạy trẻ nhận biết và nắm tên gọi một số hình hình học. Giúp trẻ hiểu hình
dạng không phụ thuộc vào màu sắc, kích thước và vị trí sắp đặt. Dạy trẻ tạo
nhóm các vật theo dấu hiệu hình dạng.
Trong lớp học cần trang bị:
+ Mỗi lớp cần có bộ chơi có hình dạng hình học. Khi hướng dẫn trẻ chơi, cần
gọi đúng trên hình và hướng chú ý đến các hình.
+ Hướng chú ý của trẻ tới hình dạng của đồ vật đồ chơi,
+ Cần có các hình mẫu để làm đồ dùng minh họa và đồ dung cho trẻ.
 Trình tự tiết dạy như sau:
 Trình bày trực quan hình học cho trẻ quan sát và nắm được hình dạng của
hình.
 Cho trẻ chọn hình theo mẫu và nói tên.
 Giáo viên nói to tên gọi chuẩn của hình và cho trẻ lặp lại.
+ Dạy trẻ khảo sát hình:
 Khảo sát hình: Dùng đầu ngón tay trỏ của bàn tay phải sờ theo đường bao
của hình.
 Giáo viên khảo sát mẫu kết hợp với lời giảng giải, nhắc nhỡ trẻ phối hợp
giữa chuyển động tay và mắt lần lượt theo đường bao quanh hình.
 Sau khi khảo sát, giáo viên đặt câu hỏi gợi mở hướng trẻ tới đặc điểm của
hình.
+ Dạy trẻ luyện tập nhận biết các hình, bằng các bài tập:
 Chon hình theo mẫu.
 Chọn hình theo tên gọi.
 Chọn hình theo dấu hiệu khác nhau.
+ Dạy trẻ sử dụng các hình hình học để xác định hình dạng của các vật.
2.Trẻ 4 – 5 tuổi:
2.1.Dạy trẻ nhận biết các hình hình học phẳng:
Giáo viên sử dụng các hình mẫu với màu sắc , kích thước, vị trí sắp đặt khác nhau
và cho trẻ thực hiện các bài tập:
− Chọn hình mẫu.
− Chọn hình theo tên gọi.
− Chọn hình theo một số dấu hiệu.
− Tạo nhóm cá hình theo tên gọi, một số dấu hiệu,…
2.2.Dạy trẻ sự phân biệt sự giống và khác nhau của các hình học phẳng
− Cho trẻ khảo sát từng hình để nắm được dấu hiệu đặc trưng của hình.
− Cho trẻ so sánh từng cặp hình với nhau để thấy sự giống và khác nhau giữa
chúng.
− Cho trẻ luyện tập phân biệt hình bằng các bài tập
+ Xếp hình bằng que, hột hạt,…
+ Nhận biết hình theo dấu hiệu đặc trưng.
+ Nhận biết bằng xúc giác.(trò chơi chiếc túi kỳ diệu)
2.3.Dạy trẻ sử dụng kiến thức và các hình hình học để xác định hình dạng các vật
ở xung quanh trẻ:
− Cho trẻ luyện tập so sánh hình dạng của các vật giống với một kiểu hình mà
trẻ đã biết.
− Khi thực hiện nhiệm vụ xác định hình dạng các vật, giáo viên nhắc nhỡ trẻ
sờ đường bao quanh của các vật và dung câu hỏi phân tích hình dạng của
vật.
2.4.Dạy trẻ nhận biết và nắm tên gọi của các hình khối: Khối cầu, khối trụ, khối
vuông, khối chữ nhật.
− Giáo viên trình bày trực quan từng khối hình và cho trẻ chọn hình khối
giống khối mẫu và nói tên gọi của hình khối đó.
− Cho trẻ chọn hình khối theo tên gọi.
− Cho trẻ thao tác với các hình khối: Sờ, lăn, chồng,…
− Cho trẻ tìm vật xung quanh có dạng hình khối vừa học.
3.Trẻ 5 – 6 tuổi:
3.1.Củng cố kiến thức về các hình hình học phẳng
Giào viên sử dụng các hình mẫu hình hình học với số lượng lớn, đa dạng màu sắc
và kích thước, chất liệu,…
− Chọn hình theo mẫu, tên gọi theo dấu hiệu đặc trưng của hình, chọn hình
bằng xúc giác.
− Nhóm các hình theo đặc điểm đường bao quanh hình.
− Tạo nhóm theo số lượng cạnh.
− Tạo nhóm theo dấu hiệu khác: màu sắc, kích thước,…
− Xếp các hình hình học theo vị trí khác nhau trên mặt phẳng.
− Bài tập xác định hình dạng trên cơ sở mô tả và phân tích hình dạng các vật.
− Nhóm các vật theo dấu hiệu hình dạng.
3.2.Dạy trẻ phân biệt các hình khối: Khối cầu, khối trụ, khối vuông và khối chữ
nhật
− Cho trẻ ôn luyện nhận biết các hình khối.
+ Chọn hình khối theo mẫu, tên gọi.
+ Chọn hình khối bằng xúc giác.
+ Nhóm các hình khối theo các dấu hiệu khác nhau.
− Dạy trẻ phân biệt hình khối trên cơ sở so sánh các hình khối theo từng cặp
một:
+ Cho khảo sát từng hình để nắm được dấu hiệu đặc trưng của hình khối.
+ Cho trẻ so sánh sự giống nhau và khác nhau của cặp hình khối.
+ Cho trẻ so sánh nhóm hình khối với nhau.
− Cho trẻ luyện tập phân biệt các hình khối:
+ Thực hiện bài tập nhận biết các khối theo dấu hiệu đặc trưng.
+ Phân biệt khối bằng xúc giác …
− Dạy trẻ sử dụng các kiến thức về các hình khối để xác định hình dạng của
các vật ở xung quanh trẻ.
Chương 6: HÌNH THÀNH SỰ ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN CHO
TRẺ MẦM NON
I.Đặc điểm phát triển biểu tượng về không gian và sự định hướng trong không
gian của trẻ mầm non:
1.Trẻ dưới 3 tuổi:
− Trẻ biết nhìn theo sự chuyển động của vật.
− Các hoạt động di chuyển của các bộ phận trên cơ thể trẻ giúp trẻ có điều
kiện tìm hiểu không gian.
− Trẻ bắt đầu phân biệt các đối tượng ở các vị trí, khoảng cách khác nhau
trong không gian, kinh nghiệm cảm nhận không gian phong phú hơn,
hướng nhìn của trẻ củng được mở rộng dần: Dõi mắt nhìn theo vật chuyển
động theo phương ngang, sau đó là những vật chuyển động theo phương
thẳng đứng.
− Trẻ nắm được những từ khái quát trong không gian được tích lũy trong quá
trình hoạt động của trẻ: trên – dưới, phải – trái, trước – sau,…
− Những biểu tượng về các hướng trong không gian được hình thành gắn liền
với cơ thể mình của trẻ.
2.Trẻ 3 – 6 tuổi:
− Trẻ biết diễn đạt và định hướng không gian chính: Phía trên – phía dưới,
phía trước – phía sau, phía phải – phía trái,…
− Trẻ dựa vào mức độ định hướng “trên mình” của trẻ để lĩnh hội hệ tọa độ
bằng lời nói diễn đạt các hướng không gian chính: Phía trên lá phía có đầu,
phía dưới là phía có chân,…
− Trong từng cặp phương hướng, trẻ lĩnh hội trước một hướng trong từng cặp
và daự vào đó mà trẻ xác định hướng đối lặp.
− Kỹ năng định hướng trong không gian được hình thành dần ở trẻ qua các
giai đoạn sau:
+ Giai đoạn đầu: Trẻ dựa vào cảm giác của bản than khi xác định vị trí khách
thể xung quanh. Ở giai đoạn này, các giác quan vận động của trẻ phát triển.
+ Giai đoạn tiếp theo: Trẻ không cần đụng trực tiếp vào khách thể mà chỉ cần
cử động nhẹ bộ phận nào đó của cơ thể ở phía có đối tượng.
+ Giai đoạn cuối: Trẻ biết dung mắt để xác định vị trí của vật. Nhờ vậy,
không gian định hướng của trẻ ngày càng được mở rộng.
− Trẻ càng nhỏ thì biểu tượng về không gian của trẻ càng rời rạc, các vùng
không gian đối với trẻ là rời nhau. Vì vậy, vùng không gian trẻ định hướng
càng hẹp.
− Trẻ lớn, vùng không gian mà trẻ định hướng càng mở rộng dần ra xa các
trục cơ sở trẻ. Biều tượng về một vùng không gian thống nhất dần được
hình thành ở trẻ.
− Trẻ nhỏ không thể nhận biết mối quan hệ không gian ngay lập tức mà trẻ
nhận biết dần dần qua các giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu: trẻ tri giác khách thể trong không gian tồn tại tách biệt nhau,
riêng biệt.
+ Giai dọan sau đó: Trẻ bắt đầu nhận biết mối quan hê không gian giữa các
vật, nhưng trẻ còn gặp khó khăn khi xác định chúng. Bởi trẻ còn nhầm lẫn
xác định các hướng khi lấy vật khác làm chuẩn. Hay do khoảng cách làm
trẻ khó xác định mối quan hệ không gian.
+ Giai đoạn cuối: Trẻ biết dùng mắt để xác định mối quan hệ giữa các vật.
II.Nội dung dạy trẻ mẫu giáo định hướng trong không gian
III. Phương pháp dạy trẻ mẫu giáo định hướng trong không gian:
1.Trẻ 3 – 4 tuổi
1.1.Dạy trẻ định hướng trên cơ thể mình
− Giáo viên dạy trẻ nhận biết và nắm được tên gọi vị trí sắp đặt của các bộ
phận cơ thể miònh một cách chính xác.
− Giáo viên dạy trẻ mọi lúc mọi nơi trong hoạt động nhà trường.
1.2.Dạy trẻ nhận biết tay phải - tay trái của trẻ
− Việc dạy trẻ nhận biết tay phải tay trái dựa vào thói quen sử dụng tay phải
tay trái trong công việc hang ngày.
− Giáo viên đứng cùng hướng với trẻ để nhận biết tay phải tay trái. Thực hiện
giơ tay và nói theo hành động của cô.
− Giáo viên giới thiệu chức năng của tay phải, tay trái.
− Cho trẻ thực thiện thao tác với hai tay mô tả các hành động trong sinh hoạt
hằng ngày.
− Cho trẻ thực hành nhận biết tay phải tay trái bằng các bài tập đa dạng phức
tạp dần
+ Giơ tay theo chức năng của tay
+ Giơ tay theo tên gọi
+ Thựchiện nhiệm vụ với hai tay
+ Lúc đầu trẻ có thể ngồi cùng hướng, sau đó cho trẻ ngồi khác hướng: ngồi
vòng cung, ngồi hình chữ Um,..
1.3.Dạy trẻ nhận biết phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau khi trẻ lấy bản
thân mình làm chuẩn
− Cho trẻ xác định các bộ phận trên cơ thể.
− Giáo viên cung cấp cách xác định hướng trong không gian:
+ Phía có đầu là phía trên.
+ Phía có chân là phía dưới
+ Phía có ngực bụng là phía trước
+ Phía có lưng là phía sau
− Giáo viên đưa ra các tình huống cho trẻ quan sát, tìm hiểu và bằng câu hỏi
gợi mở giúp trẻ phản ánh bằng lời vị trí của các đối tượng so với trẻ.
− Tổ chức cho trẻ thực hành xác định vị trí của các đối tượng khác nhau khi
lấy mình làm chuẩn.
1.4.Dạy trẻ định hướng trên mặt phẳng
− Dạy trẻ nắm được các thành phần của mặt phẳng: các góc, các cạnh, ở giữa,
ở trên , ở dưới, bên phải, bên trái,.. bằng cách trình bày trực quan và chỉ cho
trẻ thấy vị trí của chúng.
− Cho trẻ thực hiện xếp các vật trên mặt phẳng theo mẫu của cô. Cô yêu cầu
trẻ diễn đạt bằng lời vị trí sắp đặt của các vật trên mặt phẳng.
2.Trẻ 4 – 5 tuổi
2.1.Tổ chức cho trẻ ôn luyện kiến thức, kỹ năng định hướng trong không gian:
− Cho trẻ ôn luyện định hướng trong không gian trên cơ thể trẻ.
− Ôn luyện nhận biết phía trê – phía dưới, phía trước – phía sau khi lấy bản
thân mình làm chuẩn.
2.2.Dạy trẻ xác định phía phải phía trái của trẻ:
− Cho trẻ xác định tay phải tay trái của trẻ. Xác định các bộ phận trên cơ thể
phần bên trái, phần bên phải trẻ.
− Cho trẻ thiết lập mối quan hệ các bộ phận cơ thể phần bên phải phần bên
trái
+ Phía có tay phải, chân phải,… là phía phải của em.
+ Phía có tay trái, chân trái,… là phái trái của em.
− Cho trẻ luyện tập xác định vị trí của những đồ vật ở vùng phía phải và phía
trái của trẻ bằng các bài tập xác định đồ vật ở gần, sau đó là ở xa trẻ.
2.3.Dạy trẻ xác định các hướng: Phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau của
người khác:
− Dạy trẻ xác định các bộ phận “trên người khác” của người được làm chuẩn.
− Thiết lập mối quan hệ giữa các bộ phận của người làm chuẩn:
+ Phía có đầu của bạn là phía trên của bạn.
+ Phía có chân của bạn là phía dưới của bạn
+ Phía có ngực bụng của bạn là phía trước của bạn.
+ Phía có lưng của bạn là phía sau của bạn.
− Cho trẻ luyện tập xác định các hướng trong không gian của người khác
bằng hệ thống bài tập phức tạp dần.
− Giúp trẻ hiểu được tính tương đối trong không gian.
+ Xác định vị trí các vật đặt các vật xung quanh trẻ.
+ Cho trẻ thay đổi hướng đứng của trẻ và của người làm chuẩn.
+ Cho trẻ phát hiện sự thay đổi hướng sắp đặt của các đồ vật so với trước và
hiện nay.
2.4.Dạy trẻ định hướng khi di chuyển và biết di chuyển theo hướng cần thiết:
− Cho trẻ xác định các hướng không gian: Phía trước – phía sau, phía phải –
phía trái
− Giao nhiệm vụ cho trẻ mà khi thực hiện trẻ phải di chuyển trong không gian
− Cho trẻ lựa chịn mục đích khi di chuyển.
− Cho trẻ xác định hướng cần di chuyển để thực hiện nhiệm vụ
− Cho trẻ thực hiện hướng di chuyển đã chọn
− Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trẻ cần biết mô tả lại quá trình thực hiện,
nhiệm vụ đó như thế nào.
2.5.Dạy trẻ định hướng trên mặt phẳng
− Cho trẻ xác định tay phải, tay trái của người khác: Đứng cùng hướng vị trí,
đối diện trẻ, đứng hướng bất kì.
− Thiết lập mối liên hệ các bộ phận trên cơ thể người khác
+ Phía có tay phải, chân phải của bạn là phái phải của bạn.
+ Phia 1có tay trái, chân trái lá phía trái của bạn.
− Cho trẻ định hướng không gian khi lấy người khác làm chuẩn bằng các bài
tập phức tạp và đa dạng
3.2.Dạy trẻ xác định vị trí vật này so với vật khác:
− Giáo viên trình bày trực quan các nhóm đồ vật, đồ chơi. Giáo viên hướng
dẫn cho trẻ và diễn đạt bằng lời mối quan hệ không gian giữa các đồ vật đồ
chơi đó.
− Giáo viên thay đổi vị trí các đồ vật. Cho trẻ xác định lại và diễn đạt bằng lời
mối quan hệ không gian giữa những đồ vật đó.
− Cô cho trẻ tự sắp đặt các đồ vật so với nhau. Đầu tiên cho trẻ làm theo mẫu
của cô, sau đó làm theo yêu cầu của cô.
− Cuối cùng cho trẻ tìm tìm xung quanh những nhóm đối tượng và diễn đạt
mối quan hệ khng6 gian giữa chúng.
3.3.Dạy trẻ di chuyển theo hướng cần thiết thay đổi hướng di chuyển
− Cho trẻ thực hiện nhiệm vụ di chuyển theo hướng theo hướng cần thiết,
giáo viên hướng dẫn bằng lời hướng di chuyển cần thiết
− Cho trẻ luyện tập khi di chuyển bằng các bài tập, các trò chơi học tập và tró
chơi vận động. Các nhiệm vụ di chuyển cho trẻ phức tạp dần, như:
+ Diện tích không gian di chuyển ngày càng mở rộng
+ Số lượng các đồ vật cùng với dấu hiệu của chúng mà trẻ cần định hướng
trong quá trình cần định hướng trong quá trình di chuyển tăng dần.
+ Số lượng mà trẻ xác định ngày càng tăng dần
+ Số lần thay đổi hướng khi di chuyển ngày càng nhiều hơn
3.4.Dạy trẻ định hướng trên mặt phẳng
- Dạy trẻ phân tích các vị trí cụ thể trên mặt phẳng bằng cách giáo
viên trình bày các vật trên mặt phẳng và dung lời mô tả vị trí sắp đặt
của các vật tên mặt phẳng.
- Giáo viên thay đổi vị trí sắp đặt trên mặt phẳng và cho trẻ luyện tập
xác định vị trí của chúng trên mặt phẳng đó.
- Yêu cầu trẻ sắp đặt các vật ở vị trí khác nhau trên mặt phẳng theo
mẫu và theo yêu cầu của cô.
Chương 7: HÌNH THÀNH SỰ ĐỊNH HƯỚNG VỀ THỜI GIAN CHO TRẺ
MẦM NON
I.Đặc điểm phát triển biểu tượng về thời gian của trẻ mầm non
- Trẻ nhỏ thường dựa vào dấu hiệu cuộc sống của bản than để định
hướng thời gian: Buổi sang là lúc cháu ngủ dậy, đánh răng , rửa mặt
đến trường,… Lớn hơn, trẻ dựa vào dấu hiệu khách quan để dịnh
hướng thời gian: Buổi sang là lúc mặt trời mọc, có tia nắng chiếu
vào nhà,…
- Trẻ gặp khó khăn để hiểu ý nghĩa của các từ diễn đạt thời gian và cá
mối quan hệ thời gian do tính tương quan của chúng, như: Bây giờ,
ngày mai, hôm qua,… Phụ thuộc vào từng thời điểm cụ thể.
- Trẻ 2,5 đến 2 tuổi đã sử dụng các trạng từ chỉ thời điểm, thời gian:
Bây giờ, lúc nãy, ban đầu,…Tuy nhiên còn một số trạng từ trẻ còn
nhầm lẫn: Bây giờ, trước tiên,…
- Trẻ càng lớn càng có hứng thú tìm hiểu thời gian.
- Trẻ dưới 3 tuổi chưa nằm được thời gian quá khứ và tương lai. Đến
3 – 6 tuổi, trẻ biết được hiện tại tương lai và quá khứ và chúng
thường gắn liền với các sự kiện cụ thể.
- Trẻ 3 – 4 tuổi bắt đầu phân biệt được ngày và đêm dựa trên dấu hiệu
thiên nhiên.
- Trẻ 4 – 5 tuổi nhận biết được các buổi trong ngày như: Buổi sang,
buổi trưa, buổi chiều và buổi tối. Lứa tuổi này, trẻ bắt dầu có biểuu
tượng các ngày trong tuần, nhưng biểu tượng không đồng đều.
- Trẻ 5 – 6 tuổi bắt dầu có biểu tượng các mùa trong năm. Vốn từ về
thời gian của trẻ tăng nhanh.
- Giáo viên cần dạy trẻ:
+ Tuổi mẫu giáo, dạy trẻ nhận biết và phân biệt các chuẩn thời gian
như: Ngày và các buổi trong ngày, tuần lễ và các ngày trong tuần lễ ,
các tháng và các mùa trong năm.
+ Dạy trẻ mẫu giáo xác định chính xác thời điểm và thời lượng diễn ra
các sự vật, hiện tượng xung quanh và phát triển ở trẻ khả năng ước
lượng độ dài khoảng thời gian.
+ Phát tiển vốn từ chỉ thời gian cho trẻ.
II.Nội dung và phương pháp dạy trẻ mẫu giáo định hướng thời gian:
1.Trẻ 3 – 4 tuổi:
- Dạy trẻ nhận biết ngày và đêm được thực hiện qua các thời điểm
sinh hoạt trong ngày. Giáo viên cần sử dụng các dấu hiệu sinh hoạt
cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của trẻ và những dấu hiệu thiên nhiên
đặc trưng của ban ngày và ban đêm để giúp trẻ nhận biết chúng.
- Trong khi hoạt động ngoài giờ, giáo viên nên kết hợp cho trẻ quan
sát các dấu hiệu thiên nhiên và các dấu hiệu về cuộc sống con người.
- Giáo viên có thể sử dụng tranh, ảnh, băng hình,… cho trẻ quan sát.
2.Trẻ 4 – 5 tuổi:
2.1.Dạy trẻ nhận biết các buổi: Sáng, trưa, chiều và tối:
- Trong thời gian dạo chơi ngoài trời, giáo viên nên kết hợp cho tẻ
quan sát các dấu hiệu thiên nhiên và cá dấu hiệuu về cuộc sống con
người vào các buổi trong ngày.
- Giáo viên sử dụng các câu hỏi nhằm hướng chú ý của trẻ tới các dấu
hiệu đặc trưng của các buổi trong ngày.
- Trên hoạt động học tập, giáo viên chính xác hóa, hệ thống hóa các
biểu tượng về các buổi trong ngày cho trẻ.
- Tổ chức luyện tập co trẻ bằng các bài tập với tranh ảnh hay lời miu
tả những dấu hiệu đó.
- Trong mọi hoạt động, giáo viên nên tạo điều kiện cho trẻ luyện tập
củng cố việc nhận biết các buổi trong ngày.
2.2.Dạy trẻ nắm trinnh2 tự diễn ra các buổi trong ngày:
Giáo viên dạy tẻ sử dụng các kí hiệu tượng trưng cho các buổi trong ngày(màu
sắc). Giáo viện cho trẻ thực hành luyện tập thiết lập trình tự diễn ra các buổi trong
ngày nhằm giúp trẻ nắm được tính luân chuyển theo chu kì của thời gian.
3.Trẻ 5 - 6 tuổi:
3.1.Dạy trẻ nhận biết và gọi tên các ngày trong tuần, phân biệt hôm qua, hôm nay
và ngày mai:
− Trong quá trình tổ chức các hoạt động khác nhau trong cuộc sống hang
ngày của trẻ, giáo viên nói tên ngày với hoạt động mà trẻ sẽ tham gia.
− ở mọi lúc mọi nơi giáo viên nên đặt tên ngày cho trẻ trả lời. Sau đó giáo
viên chính xác hóa câu trả lời của trẻ nhằm giúp trẻ nắm được tên gọi và
trình tự cá ngày trong tuần.
− dạy tẻ mẫu giáo lớn nằm được số lượng và trình tự càc ngày trong tuần lễ,
giáo viên có thể sử dụng kí hiệu các ngày trong tuần để dạy trẻ. Đó là các kí
hiệu hình tròn có màu sắc khác nhau được ghi số trên bề mặt: số 1- chủ
nhật(màu đỏ), 2 –thứ 2(màu đen), 3 –thứ 3(màu xám), 4 –thứ 4(màu tím), 5
–thứ 5(màu xanh), 6 –thứ 6(màu vàng), 7 –thứ 7(màu hồng).
− giáo viên cho trẻ đếm các hình tròn nhỏ trên mô hình tuần lễ để trẻ dễ dàng
nắm được số lượng ngày trong tuần.
− giáo viên tổ chức cho trẻ thực hành luyện tập định hướng các ngày trong
tuần lễ theo trình tự các ngày xuôi và ngược.
− cho tẻ xem và bóc lịch hang ngay vào mỗi buổi sang.
− Giáo viên phân công trực nhật vào các ngày trong tuần.
3.2.Hình thành cho trẻ biểu tượng: Hôm qua, hôm nay, ngày mai:
− Giáo viên giải thích kèm theo ví dụ cụ thể cho trẻ thấy rằng: ngày đang
diễn ra là hôm nay, ngày vừa trôi qua là ngày hôm qua, ngày sắp tới là ngày
mai.
− Giáo viên đàm thoại với trẻ về biểu tượng thời gian hôm qua, hôm nay,
ngày mai gắn với các sự kiện hoạt động cụ thể. Ví dụ: Hôm nay cháu làm
gì? Bạn Mai té trúng đầu khi nào?
− Trong hoạt động giáo viên tích cực sử dụng các từ: Hôm qua, hôm nay,
ngày mai.

You might also like