You are on page 1of 9

Các nguyên nhân dẫn đến sự đổi khí hậu:

Trong lịch sử địa chất, sự biến đổi khí hậu đã nhiều lần xảy ra chứ không
phải là hiện tượng mới,đó là những thời kỳ lạnh và nóng kéo dài hàng
vạn năm mà chúng ta gọi là thời kỳ băng hà hay thời kỳ gian băng.
Xét về nguyên nhân gây nên sự biến đổi của khí hậu này, có thể thấy đó
là do sự chuyển động và thay đổi độ nghiêng của trục quay Trái Đất, sự
thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, vị trí các lục địa và
đại dương và đăc biệt là sự thay đổi các thành phần vật chất trong khí
quyển.Trong những nguyên đầu tiên là những nguyên nhân hành tinh, thì
nguyên nhân cuối cùng là có sự tác động rất lớn của con người (đây được
coi là nguyên nhân chính)

Dân số tăng nhanh, các nhà máy, khu công nghiêp tăng cường hoạt động
để đáp ứng các nhu cầu của con người ( nhu cầu ăn, măc, ở, thuốc men,
đi lại...). Con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ
các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào
khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính của khí
quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất việc tiêu thụ năng lượng do đốt
nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng… đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự
nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất
nông nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC)
khoảng 24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác.
Hàm lượng các khí nhà kính khác như khí mêtan ,cacbonic, ôxit nitơ...

1
cũng tăng lần lượt từ 715ppb (phần tỷ) và 270ppb trong thời kỳ tiền công
nghiệp lên 1774ppb (151%) và 319ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các
chất khí chlorofluoro carbon (CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng
làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất phá hủy
tầng ôzôn bình lưu, chỉ mới có trong khí quyển do con người sản xuất ra
kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển

Hậu quả của biến đổi khí hậu:

1. Các núi băng và sông băng đang teo nhỏ

Không cần tới những thiết bị đặc biệt để thấy rằng các sông băng và núi
băng trên thế giới đang nhỏ dần. Những lãnh nguyên bao la từng được
bao phủ bởi một lớp băng vĩnh cữu rất dày giờ đây được cây cối bao phủ.

Nam cực bị tan chảy, động thực vật ở vĩ tuyến thấp sẽ chịu tác động lớn
do tiếp xúc trục tiếp với ánh sáng Mặt trời. Cây cối ở Nam cực đa số bị
bao phủ quanh năm dưới lớp băng. Nay khi băng tan và mùa xuân đến
sớm khiến chúng lộ ra trên mặt đất, đâm chồi và ra hoa. Nghiên cứu cho
thấy sản phẩm của sự quang hợp là clorophyl trong những lớp đất hiện
đại có hàm lượng cao hơn hẳn do với đất cổ, chứng tỏ rằng trong những
năm qua thực vật Nam cực bắt đầu có sự phát triển bột phát.

Băng tan ơ Nam Cực

2
Nhiệt độ Trái đất tăng, không chỉ làm tan chảy những sông băng, núi
băng mà cả những lớp đất bị đóng băng vĩnh cửu dưới mặt đất. Hiện
tượng này làm đất bị co lại, khiến cho bề mặt trở nên không bằng phẳng
nữa, chỗ lõm xuống thành hố sâu, chỗ trồi lên thành đồi núi, có thể xa lộ,
đường sá, nhà cửa trên mặt đất bị nứt gãy. Ở vùng núi cao, sự tan chảy
tầng đất băng giá vĩnh cứu gây ra hiện tượng trượt đá, trượt bùn. Những
phát hiện mới cho thấy chúng còn làm bùng phát các bệnh tiềm ẩn chẳng
hạn bệnh đậu mùa có thể quay trở lại khi phát lộ những các thi hài cổ xưa
bị chảy rữa cùng với đài nguyên (tundra).

2. Mực nước biển đang dâng lên

Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực nước biển đang dần dâng
lên. Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái
đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương.

Các nhà khoa học đã tiến hành quan sát, đo đạc và nhận thấy rằng băng ở
đảo băng Greenland đã mất đi một số lượng lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp
đến các đảo quốc hay các quốc gia nằm ven biển. Theo ước tính, nếu
băng tiếp tục tan thì nước biển sẽ dâng thêm ít nhất 6m nữa vào năm
2100. Với mức này, phần lớn các đảo của Indonesia, và nhiều thành phố
ven biển khác sẽ hoàn toàn biến mất.

3
3. Bão lụt

Để dự đoán các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thời tiết, các nhà
khoa học phải dùng đến các thiết bị hiện đại. Nhưng chẳng cần có thiết bị
hiện đại cũng thấy được những cơn bão khốc liệt đang ngày một nhiều
hơn. Trong vòng chỉ 30 năm qua, số lượng những cơn giông bão cấp độ
mạnh đã tăng gần gấp đôi.

Theo ước tính, chỉ riêng ở Mỹ, trong vòng 100 năm qua (từ 1905 đến
2005), số lượng những cơn bão mạnh đã tăng không ngừng.

Nếu từ 1905 – 1930 chỉ có khoảng trung bình 3,5 cơn/năm thì con số này
là 5,1 trong khoảng 1931-1994, và lên đến 8,4 từ 1995-2005.

Mức độ thiệt hại về sinh mạng và vật chất do các cơn bão và các trận lụt
lội gây ra cũng đang ở mức kỷ lục.

4. Hạn hán, cháy rừng :

4
Hạn hán ở châu Phi

Trong khi một số nơi trên thế giới chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì
một số nơi khác lại hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài. Hạn
hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước. Hậu quả là sản lượng
và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa, một lượng lớn dân số trên trái
đất đang và sẽ chịu cảnh đói khát.

Hiện tại, các vùng như Ấn Độ, Pakistan, và Châu Phi đang hứng chịu
những đợt hạn hán, lượng mưa ở các khu vực này ngày càng thấp, và tình
trạng này còn tiếp tục kéo dài trong vài thập kỷ tới. Theo ước tính, đến
năm 2020, sẽ có khoảng 75 triệu đến 250 triệu người dân châu Phi thiếu
nguồn nước sinh hoạt và canh tác, dẫn đến sản lượng nông nghiệp của lục
địa này sẽ giảm khoảng 50%.

Đợt nắng nóng quét qua Châu Âu hồi năm 2003 đã làm thiệt mạng
khoảng 35 ngàn người. Đó thật sự là dấu hiệu đáng báo động của những
thay đổi ngày càng tồi tệ của khí hậu.

Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp
khoảng 4 lần so với trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ
thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay.

5
Hiện tượng nóng lên toàn cầu còn là nguyên nhân tực tiếp gây nên những
vụ cháy rừng dữ dội. Trong những thập kỷ qua, các vụ cháy rừng ngày
càng phổ biến hơn và kéo dài hơn. Các nhà khoa học đã tìm ra mối liên
quan giữa những vụ cháy không thể khống chế được với sự tăng nhiệt độ
của môi trường và hiện tượng tuyết tan sớm trong các năm, khiến rừng
trở nên khô hơn với thời gian lâu dài hơn khiến rừng dễ cháy hơn và cháy
mãnh liệt hơn.

Cháy rừng

5. Mất đa dạng sinh học

Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có
nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với
nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1
đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị
hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Các nhà sinh vật học
nhận thấy đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi
trường sống có nhiệt độ phù hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây
chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực.

Và dĩ nhiên con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Tình trạng
đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư

6
trú của chúng ta. Và khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với
việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi

6. Các hệ sinh thái bị phá hủy

Biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxite ngày càng tăng cao đang
thử thách các hệ sinh thái của chúng ta. Các hậu quả như thiếu hụt
nguồn nước ngọt, không khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên
liệu khan hiếm, và các vấn đề y tế liên quan khác không chỉ ảnh
hưởng đến đời sống của chúng ta mà còn là vấn đề sinh tồn. Vì sự
nóng lên của Trái đất làm mùa xuân đến sớm nên những loài chim
có thể chẳng tìm được sâu để nuôi sống mình và giữ được những
gen khoẻ mạnh cho thế hệ sau. Vì mới vừa bước vào năm mới cây
cối đã đâm hoa kết quả trong khi theo tập quán như mọi năm chúng
phải chờ đến thời gian nhất định mới di cư nên không kiếm được
thức ăn. Những loài nào có khả năng chỉnh lại chiếc đồng hồ sinh
học trong cơ thể và khởi hành cuộc “trường chinh” sớm mới có cơ
hội thuận tiện hơn để sống sót và chuyển giao các thông tin di
truyền cho thế hệ sau; bằng cách đó thay đổi dần cách sống cả một
quần thể.

Một số hình ảnh về biến đổi khí hậu:

7
8
9

You might also like