You are on page 1of 7

Nội dung chủ yếu của Luật Thuế giá trị gia tăng

Tin đưa ngày: 19/08/2008


Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ trong quá
trình từ sản xuất đến tiêu dùng. Luật thuế Giá trị gia tăng được Quốc hội khoá XII thông qua ngày
03/6/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2009. Luật này có 4 chương, 16 điều, quy định về đối
tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế,
khấu trừ và hoàn thuế GTGT. Dưới đây là nội dung chủ yếu.
I. Đối tượng chịu thuế và đối tượng không phải chịu thuế GTGT
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở
Việt Nam, trừ các đối tượng dưới đây:
1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản
phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và
ở khâu nhập khẩu.
2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt
giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.
3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp;
dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
4. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i - ốt.
5. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
6. Chuyển quyền sử dụng đất.
7. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm người học, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng và tái bảo
hiểm.
8. Dịch vụ cấp tín dụng; kinh doanh chứng khoán; chuyển nhượng vốn; dịch vụ tài chính phái
sinh, bao gồm hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, bán
ngoại tệ và các dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật.
9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và
vật nuôi.
10. Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và In-ter-net phổ cập theo chương trình của Chính
phủ.
11. Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn
thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sng cơng cộng; dịch vụ tang lễ.
12. Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo
đối với các công trình văn hoá, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở
cho đối tượng chính sách xã hội.
13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
14. Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
15. Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo
khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học - kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu
số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi
hình, dữ liệu điện tử, in tiền.
16. Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện.
17. Máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng
trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng
thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần
nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn
khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của
doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê.
18. Vũ khí, khí tài chuyên dụng phục vụ quốc phòng, an ninh.
19. Hàng hoá nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng
cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -
nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức

1
quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại
giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ
chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt
Nam.
20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu;
hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hoá xuất
khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bán nước ngoài; hàng hoá, dịch vụ
được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.
21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng
quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính.
22. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, dạng miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang
sức hay sản phẩm khác.
23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến theo quy định của
Chính phủ.
24. Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xe lăn và dụng
cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật.
25. Hàng hóa, dịch vụ củo cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức
lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước.
II. Phương pháp tính thuế
Phương pháp tính thuế GTGT gồm phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính trực
tiếp trên giá trị gia tăng.
1. Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định
như sau:
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế GTGT đầu ra trừ số thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ.
Trong đó: số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên
hoá đơn GTGT;
- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua
hàng hoá, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy
định tại Điều 12 của Luật này.
Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán,
hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
thuế.
2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được quy định
như sau:
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng GTGT của hàng hoá,
dịch vụ bán ra nhân với thuế suất thuế GTGT.
Trong đó: GTGT được xác định bằng giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra trừ giá thanh
toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng.
Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân
nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại
Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ và đối với hoạt động mua bán
vàng, đá quý.
III. Về khấu trừ và hoàn thuế GTGT
1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế GTGT
đầu vào như sau:
a) Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch
vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ;
b) Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng
hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. Trường hợp

2
thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ;
c) Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn viện
trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ;
d) Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế
phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê
khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, bổ sung tối đa là
sáu tháng, kể từ thời điểm phát sinh sai sót.
2. Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào được quy định như sau:
a) Có hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu;
b) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch
vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng.
c) Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện nêu trên, còn phải có hợp đồng ký kết
với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ, hoá đơn bán hàng hoá,
dịch vụ, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
3. Các trường hợp hoàn thuế được quy định như sau:
a) Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu
trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án
đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng
cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được
hoàn thuế GTGT.
b) Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào
chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng.
c) Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT khi
chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản,
chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ
hết.
d) Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Một số biện pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện luật thuế giá trị gia tăng đến 2020
TCKT cập nhật: 30/05/2006
(Bài viết có 2 trang. Bạn đang xem trang 1)
1. Bối cảnh quốc tế và định hướng kinh tế – xã hội tác động đến xu hướng hoàn thiện thuế
GTGT ở nước ta
Xu thế hội nhập, liên kết phát triển kinh tế trong khu vực và tiến tới toàn
cầu hóa kinh tế ngày càng ở mức độ cao là tất yếu khách quan. Theo đó,
các cam kết hội nhập quốc tế mà nước ta đã ký sẽ được thực hiện ở mức độ
cao hơn giai đoạn vừa qua như: Đối với Hiệp định CEPT/AFTA đến năm
2006 sẽ hoàn thành cắt giảm thuế nhập khẩu hơn 80% dòng thuế xuống
mức thuế suất 0% và đến năm 2015 sẽ áp dụng cho tất cả các mặt hàng, trừ một số mặt hàng có
thể linh hoạt, nhưng thời hạn cuối cùng không vượt qua năm 2018; đối với Hiệp định Việt – Mỹ
thì 224 dòng thuế nhập khẩu sẽ giảm bình quân 30%. Hiện nay, VN đang có các chương trình cắt
giảm thuế quan chuẩn bị cho tiến trình thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư APEC vào năm
2020 và sẽ gia nhập WTO vào năm 2006. Điều này làm ảnh hưởng giảm thuế nhập khẩu là rất lớn
(dự kiến giảm thuế nhập khẩu do hội nhập đến năm 2010 sẽ lên tới 49,7 nghìn tỷ đồng). Trước
tình hình đó, đòi hỏi hệ thống thuế phải tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp để vừa bảo hộ hợp lý có
chọn lọc trong sản xuất trong nước, khuyến khích đầu tư công nghệ mới, mở rộng thị trường xuất

3
khẩu, đảm bảo ổn định và tăng trưởng nguồn thu ngân sách nhằm bù đắp phần thuế nhập khẩu bị
cắt giảm do hội nhập kinh tế quốc tế.
Để VN trở thành một nước công nghiệp sau 20 năm nữa đòi hỏi nền kinh tế phải đạt tăng trưởng
cao một cách bền vững trên 8% trong một thời gian dài và hướng tới mức tăng trưởng bình quân
hai con số/năm; cơ cấu kinh tế (tính theo GDP) tiên tiến với công nghiệp chiếm 45-50%, dịch vụ
chiếm 40-50%; tích lũy từ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30%/GDP, xuất khẩu tăng với tốc độ gấp
1,5 lần trở lên so với tốc độ tăng GDP. Chất lượng cuộc sống vật chất và văn hóa ngày càng tăng
cao theo hướng văn minh hiện đại, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của mọi người dân
trong xã hội được nâng cao. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hoàn
thiện cơ bản và chủ động hội nhập kinh tế với thế giới một cách có hiệu quả.
Cùng với những mục tiêu định hướng phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta, trong thời gian tới,
chính sách thuế tiếp tục được hoàn thiện theo chương trình cải cách thuế bước II. Trong đó, Luật
thuế GTGT cần thiết phải đạt được những mục tiêu, yêu cầu về nội dung sau:
- Khắc phục những tồn tại của Luật thuế GTGT hiện hành, làm cho Luật thuế GTGT phù hợp với
tình hình kinh tế – xã hội và định hướng của Nhà nước về phát triển kinh tế trong thời kỳ tới.
- Thuế GTGT phải đảm bảo mức động viên từ thuế và phí vào ngân sách nhà nước.
- Luật thuế GTGT sửa đổi phải góp phần làm cho hệ thống chính sách thuế của nước ta tương
đồng với hệ thống thuế của các nước, phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Về mặt kỹ thuật, thuế GTGT phải thể hiện đơn giản, rõ ràng, trung lập, ổn định và công bằng,
nâng cao hiệu quả công tác thu thuế theo xu hướng tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về thuế,
tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất
kinh doanh.
Nhằm đạt những mục tiêu trên và xuất phát từ những tồn tại của thuế GTGT phát sinh khi triển
khai thực hiện trong thời gian qua, xin kiến nghị phương hướng cơ bản hoàn thiện Luật thuế
GTGT trong thời gian tới là:
Thứ nhất, tiếp tục mở rộng đối tượng chịu thuế đồng nghĩa với việc giảm bớt số nhóm hàng hóa,
dịch vụ không chịu thuế nhằm tạo điều kiện cho việc tính thuế được đơn giản, khấu trừ thuế được
liên hoàn giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó giảm chi phí kinh doanh cho
doanh nghiệp, khuyến khích xuất khẩu hàng hóa dịch vụ.
Thứ hai, tiến tới áp dụng một mức thuế suất ngoài thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch
vụ xuất khẩu để đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và đơn giản trong việc áp dụng thuế.
Thứ ba, nghiên cứu hoàn thiện phương pháp tính thuế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành
thu của cơ quan thuế và giảm chi phí cho người nộp thuế.
2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm tiếp tục hoàn thiện Luật thuế GTGT
Luật thuế GTGT được triển khai thực hiện ở VN đã hơn 5 năm, thời gian này chưa đủ để chúng ta
có thể đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện Luật thuế này. Trong điều kiện tình hình kinh tế –
xã hội hiện nay của nước ta, cùng với xu hướng cải cách thuế ở các nước trên thế giới, nhằm khắc
phục những tồn tại hạn chế của Luật thuế GTGT hiện hành, chúng ta có thể áp dụng một số biện
pháp chủ yếu sau đây:
2.1 Đổi mới cơ chế chính sách thuế GTGT:
Về cơ bản, hệ thống cơ chế chính sách thuế GTGT hiện hành là tương đối đầy đủ, ngày càng phù
hợp với tình hình thực tế của VN và phần nào phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, để đạt
được mục tiêu yêu cầu và xu hướng hoàn thiện, kiến nghị cần thiết phải đổi mới chính sách thuế
GTGT ở nước ta như sau:
Điều chỉnh đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGT:
4
Ở nước ta, Luật thuế GTGT hiện hành vẫn còn qui định đối tượng không chịu thuế còn quá rộng.
Do đó, trong thời gian tới, việc điều chỉnh đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế là thật
sự cần thiết và kiến nghị điều chỉnh theo hướng sau:
Một là, đưa hàng hóa là nông, lâm, thủy, hải sản chưa qua chế biến vào đối tượng không chịu
thuế GTGT, không phân biệt trực tiếp sản xuất hay kinh doanh thương mại.
Hai là, vẫn tiếp tục áp dụng không thu thuế GTGT đối với các loại hình dịch vụ liên quan tới tài
chính như: tín dụng, quỹ đầu tư, hoạt động kinh doanh chứng khoán… nhằm khuyến khích sự
phát triển của thị trường tài chính và đảm bảo phù hợp với thông lệ của các nước trên thế giới.
Đối với tất cả các loại hình dịch vụ bảo hiểm bao gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh và
các loại hình bảo hiểm khác đều thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Ba là, đối với các loại thiết bị, máy móc chuyên dùng thuộc dây chuyền công nghệ, vật tư xây
dựng thuộc diện trong nước chưa sản xuất được, cần nhập khẩu, qua thời gian thực hiện thuế cho
thấy việc không đánh thuế GTGT chỉ giải quyết giúp đỡ được nhà đầu tư ở chỗ không phải ứng
vốn để trả trước tiền thuế. Về vấn đề này, hoàn toàn chúng ta có thể khắc phục được bằng các giải
pháp kỹ thuật mà cơ chế vận hành của thuế GTGT có thể giải quyết được như cho khấu trừ và
giải quyết hoàn thuế nhanh cho các nhà đầu tư…. Bởi vậy, cần thiết phải đưa các hàng hóa này
vào diện chịu thuế GTGT.
Bốn là, việc các hàng hóa, dịch vụ khác hiện nay vẫn chưa có tên trong danh sách chịu thuế
GTGT như: dịch vụ y tế công cộng; hoạt động dạy học, dạy nghề; hoạt động văn hóa, xuất bản
báo chí, phát thanh, truyền hình; các dịch vụ công ích; dịch vụ tưới tiêu thủy lợi; dịch vụ quốc
phòng an ninh; chuyển quyền sử dụng đất, nhà của nhà nước bán cho người tiêu dùng… là chưa
thật sự công bằng đối với tất cả các hàng hóa.
Năm là, cần thiết phải sớm ban hành ngưỡng chịu thuế GTGT, bởi lẽ trình độ quản lý của ngành
thuế còn nhiều hạn chế và khả năng chấp hành của một bộ phận lớn người dân có hạn. Các hộ
kinh doanh có doanh số hàng năm “nằm” dưới ngưỡng chịu thuế sẽ điều chỉnh sang đối tượng
không chịu thuế GTGT và nên áp dụng một loại thuế tương tự như thuế doanh thu trước đây
nhưng phải đơn giản hóa tối đa số lượng thuế suất và khi thu nên áp dụng chế độ “khoán” doanh
thu.

4.3MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ


GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Tìm ra nguyên nhân là để tìm ra biện pháp khắc phục. Những hạn chế
hiện nay là hệ quả của nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu có tác
động lớn nhất là những yếu kém trong công tác thanh tra, kiểm tra. Do vậy c ần:
tăng cường công tác thanh tra- kiểm tra về thuế là một trong những nhiệm vụtrọng tâm của Chi
cục thuế hiện nay nhằn ngăn ngừa, phát hiện kịp thời và xửlý những vi phạm về thuế như cần
phân loạiđối tượngđể thanh tra, kiểm tra;tập trung thanh tra, kiểm tra nhữngđối tượng có rủi ro
về thuế, hoặc thiếuđộtín nhiệm, thường xuyên gian lận về thuế; việc thanh tra, kiểm tra phải căn
cứvào sổ sách kế toán, hóađơn, chứng từ; xây dựng quy trình kiểm tra hoàn thuế, quyết toàn thuế;
xây dựng chương trình hỗ trợ của máy tính phục vụ chocông tác thanh tra, kiểm tra thuế.Để công
tác quản lý thuế có hiệu quả hơnnữa thì cần có thêm một số biện pháp như:

4.3.1Biện pháp chống sót bộ:

5
Phải tiến hành thường xuyên các công tác: thống kêđối tượngđăng ký
kinh doanh, kiểm tra tình hình hoạtđộng kinh doanh của các cơ sở kinh doanh
ở địa phương để đưa vào diện quản lý thu; kiểm trađăng ký thuế của cácđối
tượng kinh doanh.
Chi cục thuế cần kết hợp với Phòng Thống kê huyện, Phòng Kế hoạch
đầu t ư đểnắm chính xác lại s ốhộ kinh doanh. Bên cạnh đó, từng đội thuếxã,
thị trấn phảiđiều tra thực tế số hộ thực sự kinh doanh chịu thuế hàng tháng và
số hộ nhỏ có thu nhập thấpđược xét miễn giảm thuế.

4.3.2Biện pháp kiểm tra doanh số:


Thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh để đề xuất phân
loại hộ kinh doanh theođúng quyđịnh của Luật thuế và thường xuyên kiểm tra
để phân loại l ại khi có sựthay đổi. Riêng đối v ới h ộ kê khai, cần phổbiến thực
hiện ghi chép sổ sách và thông báo việc kiểm tra sổ sách, kiểm tra việc sửdụng hoáđơn để đối
chiếu với số thực tế từ đó xác định đúng doanh thu chịuthuế.
Doanh thu cầnđược quản lý haiđầu, giá bán và giá mua. Quản lý tốt giábán, giá
muađể tránh ghi sai lệch so thực tế bằng cách thường xuyên cập nhậtthông tin thị trường, buộc
các cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán từng mặthàng cụ thể trong sổ sách dù là hộ kinh doanh
nhỏ hoặc niêm yết giá cả tại nơidễ trông thấy nhất trong cửa hiệu, cửa hàng, doanh nghiệp…
Cần giao cho những cán bộ có trình độ chuyên môn tương đối đối v ớingành nghề họ quản
lý, nhất là các ngành sản xuất thì phải cần có những hiểubiết như: quy trình sản xuất, quy trình
công nghệ,định mức tiêu hao nguyên vậtliệu, các chi phí phát sinh trong kỳ…để từ đ ó xácđịnh
chính xác doanh số, ít bịgian lận. Bởi vì chi phí kinh doanh tuy quyđịnh khá cụ thể bằng
tỷ lệ phần trămcủa một số chi phí nhưng với chi phí khấu hao tài sản c ố định thường
khôngxácđịnhđược giá trị tài sản, số đ ã khấu hao nên loại chi phí này thường xuyên
bị khai khống. Tuy nhiên, mức chính xác về doanh số chỉ mang tính tươngđối,
đểxác định cho hợp lý đòi hỏi có sựhợp tác của c ơsở kinh doanh với việc ghi
sổ sách rõ ràng, hợp lệ để tốn nhiều thời gian công sức của cán bộ kiểm tratrong khi công việc
của họ không chỉ là kiểm tra doanh số, lại cần sự phối hợpcủa các ngành quản lý có liên
quanđể khi tiêu cực xảy raở khâu nào thì việcxácđịnh doanh số có nhiều sai lệch. Do vậy, để đảm
bảo tính công bằng, hợplýđòi hỏi mọi người làmđúng và phải có “cái tâm” trong chuyên môn của
mình,không lợi dụng kẻ hở để trục lợi.
Qua thực tiễn cho thấy,đối tượng nộp thuế còn sót nhiều hộ chưađưavào quản lý, số hộ đ ã
quản lý có doanh thu tính thuế rất thấp. Hai vấnđề nàycầnđược thực hiện song song nhau, rà soát
lại h ộ kinh doanh, nếu thấy thiếusót thìđưa vàođồng thờiấnđịnh doanh thu tăng nếu kiểm tra thấy
sai phạm,thực hiệnđồng loạt trên diện rộngđòi hỏi có mức thuế tương xứng giữa các hộ,giữa xã
này với xã khác, nơi nay với nơi khác cóđiểm tươngđồng.

4.3.2Biện pháp giảm nợ đọng:


Thời gian qua, Chi cục thuế đ ã làm nhiều việcđể nâng cao ý thức ngườidân trong việc nộp
thuế song songđó cũng có nhiều biện pháp quản lý cán bộ,thúcđẩy họ làm việc hiệu quả hơn.
Tóm lại, khi phát hiện những nguyên nhândẫnđến nợ đọng, Chi cụcđã tìm cách khắc phục. Tuy
nhiên, cần phối hợpnhiều hơn nữa với Uỷ ban nhân dân, hộiđồng tư vấn thuế và các ngành
liênquan vậnđộng nhân dân thực hiện tốt nghĩa v ụnộp thuế, c ương quyết x ửlýnghiêm các
6
trường hợp dây dưa chậm nộp, trốn thuế… có thể tiến hành cưỡngchế nếu thấy cần thiết.Đồng
thời,đối với cán bộ vi phạm vẫn phải áp dụng cácxử lý mang tính rănđe cao, tuyên dương khen
thưởng những bộ làm tốt tạo
động lực cho họcốgắng hoàn thành nhiệm v ụvượt chỉ tiêu.
Đội ngũ cán bộ là chìa khóa của thành công trong công tác quản lý do
vậy cần: quyđịnh rõ trách nhiệm của từng loại cán bộ trên từng vị trí công tác.Cán bộ cầnđược
thanh tra theo tiêu chí: kết quả công tác, số lượng và chấtlượng công việcđược giao; coi trọng
phẩm chất đạođức, chính trị; cần pháthiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Cần
tăng cường hơn nữa việc giáo dục nhằm nâng cao phẩm chấtđạođức, nghề nghiệp thuế, trình
độ chuyên môn, nghiệp v ụcủa cán bộthuế.
Tóm lại, một ngườiđộc tấu vĩ cầm thì tự mìnhđiều khiển lấy mình cònmột dàn nhạc thì cần
có nhạc trưởng. Chi cục thuế là một tổ chức nên việcđảmbảo phối hợp những nỗ lực cá nhân
nhằmđạt mụcđích chung là tối quantrọng, và phối hợp như thế nào thì lại phụ thuộc vào
nghệ thuật của các nhàquản lý, mà quản lýở đ ây là quản lý Nhà nước. Do vậy, tuy trong khuôn
khổnhiều quyđịnh cần tuân thủ nhưng lãnhđạo Chi cục thuế cần phát huy tínhsáng tạo, năngđộng
trong toàn cơ quan. Môi trường làm việc phù hợp, có cơhội phát triển sẽ giúp cho mọi người làm
việc tốt hơn, hiệu quả hơn, họ sẽ làmviệc hết năng lực và toàn tâm khiđược trọng dụng. Phong
cách quản lý hiện
đại trong các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quảhiện nay là mô hình tốt cho các
cơ quan quản lý hành chính của Nhà nước cần học hỏi, họ biết rõ quản lý tứclà quản lý con
người, vì vậy hiểu rõ yếu tố con ngườilà nắm giữ chìa khoáthành công của công tác quản lý.Đối
với cơ quan thuế, yếu tố con người là lựclượng nhân sự trong cơ quan và cả đối tượng nộp
thuế vìđó là nhữngđốitượng mà tổ chức trực tiếp quản lý.

4.4 KIẾN NGHỊ:


Đểkhắc phục t ồn t ại, nhằm hoàn thiện h ệthống chính sách thuế đảm
bảo phù hợp với kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế. Cần sửađổi, bổ sungluật thuế giá trị gia
tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng bao quátmọi nguồn thu, giảm nhẹ nghĩa
vụ đ óng góp, tạođiều kiện cho doanh nghiệpphát huy sản xuất. Cụ thể là:
Đối v ới thuế giá trị gia tăng:
Mở rộngđối tượng chịu thuế giá trị gia tăngđể thực hiện thống nhất, bao
quát của thuế giá trị gia tăngđối với hàng hóa, dịch vụ.
Điều chính thuếsuất thuế giá trị gia tăng nhằm giảm m ức thuếsuất
xuống còn một mức hoặc hai mức thuế suất, mở rộng diện áp dụng thuế suất
0%đối với toàn bộ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
Quyđịnh rõ ràng, thống nhất nguyên tắc tính thuế, khấu trừ thuế theo
hóađơn giá trị gia tăng

You might also like