You are on page 1of 80

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI


BỘ MÔN: KHOA HỌC MÁ Y TÍ NH
KHOA: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÀI GIẢNG

TIN HỌC ĐẠI CƢƠNG

TÊN HỌC PHẦN: TIN HỌC ĐẠI CƢƠNG


MÃ HỌC PHẦN: 17202
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
DÙNG CHO SV NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

HẢI PHÒNG - 2008


MỤC LỤC
Chƣơng 1. Đại cƣơng về tin học .............................................................................................. 1
1.1. Thông tin và xử lý thông tin, đơn vị đo thông tin .................................................. 1
1.2. Xử lý thông tin ....................................................................................................... 2
1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin ............................................................................... 3
Chƣơng 2. Nguyên lý biểu diễn và xử lý thông tin ................................................................ 4
2.1. Kiến trúc chung của máy tính điện tử .................................................................... 4
2.2. Nguyên lý Von Neumann....................................................................................... 4
2.3. Các thiết bị của máy tính........................................................................................ 5
2.4. Biểu diễn thông tin trong máy tính ........................................................................ 5
Chƣơng 3. Hệ điều hành .......................................................................................................... 6
3.1. Chức năng của hệ điều hành .................................................................................. 6
3.2. Sự phát triển các hệ điều hành ............................................................................... 6
3.3. Hệ điều hành MS DOS........................................................................................... 6
3.4. Hệ điều hành MS WINDOWS ............................................................................. 12
3.5. Giới thiệu hệ điều hành Unix và Linux ................................................................ 14
Chƣơng 4. Mạng máy tính, Internet và tội phạm tin học ................................................... 14
4.1. Mạng máy tính ..................................................................................................... 15
4.2. Internet ................................................................................................................. 15
4.3. Tội phạm tin học .................................................................................................. 16
Chƣơng 5. Phần mềm soạn thảo văn bản MS Word ........................................................... 17
5.1. Khởi động màn hình làm việc - các thao tác cơ bản ............................................ 17
5.2. Định dạng văn bản ............................................................................................... 19
5.3. Các lệnh về khối ................................................................................................... 22
5.4. Các chế độ hiển thị văn bản. ................................................................................ 24
5.5. Các thao tác tạo bảng biểu trong văn bản ............................................................ 35
5.6. Sắp xếp dữ liệu trong bảng và tính toán ............................................................... 41
5.7. Chèn thêm đối tượng vào văn bản ....................................................................... 45
5.8. Tạo số trang - tiêu đề, hạ mục .............................................................................. 46
Chƣơng 6. Phần mềm Bảng tính Excel ................................................................................. 46
6.1. Khởi động Excel - Giới thiệu bảng tính ............................................................... 47
6.2. Cách tạo lập bảng tính .......................................................................................... 47
6.3. Định dạng dữ liệu trong bảng tính ....................................................................... 48
6.4. Thao tác sao chép, di chuyển dữ liệu. .................................................................. 53
6.5. Làm việc với các vùng - làm việc với các tệp bảng tính, in ấn ............................ 56

i
6.6. Đồ thị trong Excel - chèn các đồ hoạ vào trong bảng tính ................................... 57
6.7. Cơ sở dữ liệu trong Excel..................................................................................... 64
6.8. Liên kết dữ liệu .................................................................................................... 65
6.9. Tạo Macro ............................................................................................................ 65
Chƣơng 7. Phần mềm trình chiếu Power Point ................................................................... 66
7.1. Giới thiệu chương trình Power Point ................................................................... 66
7.2. Soạn thảo nội dung trình chiếu ............................................................................ 66
7.3. Định dạng hiệu ứng và hoàn thiện trình chiếu ..................................................... 67
Tài liệu tham khảo ................................................................................................................. 73

ii
Tên học phần: Tin học đại cương (dành cho SV khoa CNTT) Loại học phần: 2
Bộ môn phụ trách giảng dạy: Khoa học máy tính Khoa phụ trách: CNTT
Mã học phần: 17202 Tổng số TC: 4

TS tiết Lý thuyết Thực hành/Xemina Tự học Bài tập lớn Đồ án môn học

75 30 45 0 0 0

Điều kiện tiên quyết:


Môn học cần được bố trí tại kỳ học đầu tiên
Mục tiêu của học phần:
Giúp cho sinh viên nắm bắt được kiến thức cơ bản về tin học, về hệ điều hành
Windows.
Cung cấp các kiến thức cơ bản về soạn thảo văn bản hành chính với MS Word
Phân tích và thiết kế bảng tính để áp dụng trong công tác văn phòng với MS Excel
Thiết kế tài liệu trình chiếu với MS PowerPoint
Khai thác thông tin trên Internet
Một số phương pháp phát hiện và phòng tránh virus Tin học
Nội dung chủ yếu
Gồm 2 phần:
Phần các kiến thức cơ sở: cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ sở về thông tin, máy
tính, phần mềm và ứng dụng công nghệ thông tin.
Phần sử dụng máy tính: cho sinh viên làm quen với máy tính, thực hành các lệnh và các
phần mềm xử lý thông tin thông dụng và Internet, virus, sử dụng các chương trình soạn thảo
văn bản, bảng tính, tạo slide trình chiếu
Nội dung chi tiết của học phần:
PHÂN PHỐI SỐ TIẾT
TÊN CHƢƠNG MỤC TS LT TH/Xemina BT KT
Chƣơng 1. Đại cƣơng về tin học 4 4 0 0 0
1.1. Thông tin và xử lý thông tin, đơn vị đo
1
thông tin
1.1.1. Tổng quan về thông tin
1.1.2. Độ đo thông tin
1.1.3. Mã hóa thông tin
1.2. Xử lý thông tin 1
1.2.1. Xử lý thông tin
1.2.2. Xử lý thông tin bằng máy tính điện tử
1.2.3. Tin học và công nghệ thông tin
1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin 2
1.3.1. Các bài toán khoa học kỹ thuật

iii
PHÂN PHỐI SỐ TIẾT
TÊN CHƢƠNG MỤC TS LT TH/Xemina BT KT
1.3.2. Các bài toán quản lý
1.3.3. Tự động hoá
1.3.4. Công nghệ thông tin trong hoạt động văn
phòng
1.3.5. Công nghệ thông tin và giáo dục
1.3.6. Thương mại điện tử
1.3.7. Công nghệ thông tin và ứng dụng hàng
ngày
Chƣơng 2. Nguyên lý biểu diễn và xử lý
5 3 1 0 1
thông tin
2.1. Kiến trúc chung của máy tính điện tử 0.5
2.2. Nguyên lý Vol Neumann 0.5
2.3. Các thiết bị của máy tính 1
2.4. Biểu diễn thông tin trong máy tính 1 1
2.4.1. Các hệ đếm thường dùng trong tin học
2.4.2. Biểu diễn thông tin trong máy tính 1
2.4.3. Lưu trữ thông tin trên máy tính
Chƣơng 3. Hệ điều hành 15 7 7 0 1
3.1. Chức năng của hệ điều hành 0.5
3.2. Sự phát triển các hệ điều hành 0.5
3.3. Hệ điều hành MS DOS 3 3 1
3.3.1. Mô tả họ máy tính PC
3.3.2. Tổ chức thông tin trên đĩa
3.3.3. Khái niệm tệp tin (file), đường dẫn, thư
mục
3.3.4. Lệnh nội trú và ngoại trú
3.3.5. Thực hiện một chương trình trên MS
DOS
3.3.6. Các lệnh thao tác với file và thư mục
3.4. Hệ điều hành MS WINDOWS 2 4
3.4.1. Giới thiệu WINDOWS
3.4.2. Các tác vụ cơ bản trong WINDOWS
3.4.3. Một số ứng dụng chuẩn trong
WINDOWS
3.4.4. Các tùy biến hệ thống
3.4.5. Cách cài đặt và gỡ bỏ chương trình
3.5. Giới thiệu hệ điều hành Unix và Linux 1
Chƣơng 4. Mạng máy tính, Internet và tội
5 2 3 0 0
phạm tin học
4.1. Mạng máy tính 0.5
4.1.1. Các mô hình xử lý cộng tác
4.1.2. Mạng máy tính
4.2. Internet 1 2
iv
PHÂN PHỐI SỐ TIẾT
TÊN CHƢƠNG MỤC TS LT TH/Xemina BT KT
4.2.1. Khái niệm về Internet
4.2.2. Các tài nguyên trên Internet
4.2.3. Các dịch vụ trên Internet
4.2.4. Công nghệ Internet
4.3. Tôi phạm tin học 0.5 1
4.3.1. Tin tặc, tội phạm kỹ thuật
4.3.2. Khái niệm, phân loại và cách phòng
chống virus
4.3.3. Vấn đề bản quyền và đạo đức nghề
nghiệp
Chƣơng 5. Phần mềm soạn thảo văn bản
19 7 12 0 0
MS Word
5.1. Khởi động màn hình làm việc - các thao
1 1
tác cơ bản
5.1.1. Khởi động, thoát chương trình
5.1.2. Mở và lưu giữ tài liệu
5.1.3. Các thao tác nhập, xoá, di chuyển văn
bản
5.2. Định dạng văn bản 1 2
5.2.1 Định dạng ký tự
5.2.2 Định dạng đoạn văn bản (Paragraph)
5.2.3. Môi trường tiếng Việt
5.3. Các lệnh về khối: Sao chép; di chuyển; sử
0.5 2
dụng Autotext; tìm kiếm và thay thế
5.4. Các chế độ hiển thị văn bản. Định dạng
1 2
trang văn bản, in ấn.
5.4.1. Các chế độ hiển thị văn bản trong cửa sổ
soạn thảo
5.4.2. Định dạng văn bản dạng cột báo
5.4.3. Định dạng trang văn bản (đặt lề, cỡ giấy,
hướng in, in ấn)
5.4.4. In trộn (mail merge)
5.5. Các thao tác tạo bảng biểu trong văn bản 1 1
5.5.1. Thao tác tạo bảng
5.5.2. Định dạng bảng
5.6. Sắp xếp dữ liệu trong bảng và tính toán 1 2
5.7. Chèn thêm đối tượng vào văn bản: ký
hiệu, khung hình, ảnh, chữ nghệ thuật, công 0.5 1
thức, biểu đồ, …
5.8. Tạo số trang - tiêu đề, hạ mục - Tạo và sử
1 1
dụng Macro, dùng các kiểu trình bày Style
Chƣơng 6. Phần mềm Bảng tính Excel 19 5 14 0 0
6.1. Khởi động Excel - Giới thiệu bảng tính 0.5
v
PHÂN PHỐI SỐ TIẾT
TÊN CHƢƠNG MỤC TS LT TH/Xemina BT KT
6.2. Cách tạo lập bảng tính 0.5 1
6.3. Định dạng dữ liệu trong bảng tính 0.5 2
6.3.1 Định dạng bảng tính
6.3.2 Sao chép, hủy bỏ định dạng
6.3.3 Sử dụng Style
6.4. Thao tác sao chép, di chuyển dữ liệu. Chèn
xoá ô, cột, hàng trong bảng tính, áp dụng toán 1 2
học trong bảng tính.
6.4.1. Sao chép và di chuyển dữ liệu
6.4.2. Chèn xoá ô cột, hàng
6.4.3. Áp dụng toán học trong bảng tính (địa
chỉ tương đối, tuyệt đối). Cách sử dụng các
hàm
6.4.4. Một số hàm thường dùng (Sum, If,
Average, Max, Min, Rank, Int, Mod, Round,
Left, Right, Upper, Lower, Len, Rept...)
6.5. Làm việc với các vùng - làm việc với các
0.5 2
tệp bảng tính, in ấn
6.6. Đồ thị trong Excel - chèn các đồ hoạ vào
0.5 2
trong bảng tính
6.7. Cơ sở dữ liệu trong Excel 0.5 2
6.7.1 Tạo cơ sở dữ liệu
6.7.2 Tìm kiếm, sắp xếp trong một CSDL, đặt
lọc dữ liệu
6.8. Liên kết dữ liệu 0.5 1
6.8.1. Liên kết giữa các bảng tính (sheets)
trong cùng 1 tệp tin bảng tính
6.8.2. Liên kết giữa các tệp tin bảng tính
(Workbooks)
6.8.3. Liên kết giữa Excel và những ứng dụng
khác trong Windows
6.9. Tạo Macro 0.5 2
Chƣơng 7. Phần mềm trình chiếu Power
8 2 6 0 0
Point
7.1. Giới thiệu chương trình Power Point 0.5 1
7.2. Soạn thảo nội dung trình chiếu 0.5 2
7.3. Định dạng hiệu ứng và hoàn thiện trình
1 3
chiếu
Nhiệm vụ của sinh viên :
Tham dự các buổi thuyết trình của giáo viên, tự học, tự làm bài tập do giáo viên giao,
tham dự các buổi thực hành, các bài kiểm tra định kỳ và cuối kỳ.
Tài liệu học tập :

vi
Bùi Thế Tâm, Giáo trình Tin học Đại cương: Lý thuyết, bài tập và lời giải, NXB Giao
thông vận tải, 2007
Hồ Sĩ Đàm, Đào Kiến Quốc, Hồ Đắc Phương, Giáo trình tin học cơ sở, NXB Đại học
Sư phạm, 2004.
Hình thức và tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
Hình thức thi cuối kỳ : Thi vấn đáp.
Sinh viên phải đảm bảo các điều kiện theo Quy chế của Nhà trường và của Bộ
Thang điểm: Thang điểm chữ A, B, C, D, F
Điểm đánh giá học phần: Z = 0,3X + 0,7Y.
Bài giảng này là tài liệu chính thức và thống nhất của Bộ môn Khoa học máy tính,
Khoa Công nghệ thông tin và được dùng để giảng dạy cho sinh viên.
Ngày phê duyệt: / /20

Trƣởng Bộ môn: ThS. Nguyễn Hữu Tuân (ký và ghi rõ họ tên)

vii
Chƣơng 1. Đại cƣơng về tin học
1.1. Thông tin và xử lý thông tin, đơn vị đo thông tin
1.1.1. Tổng quan về thông tin
Thông tin : là tập hợp các dữ liệu sau khi được xử lí cho ta những hiểu biết về một
vấn đề nào đó.
Máy tính : là công cụ lưu trữ và xử lí dữ liệu một cách tự động, thực hiện các phép
tính số học và lí luận theo những quy trình định trước, cung cấp những thông tin theo yêu
cầu.

Theo nghĩa rộng, dữ liệu thô là các số, ký tự, hình ảnh hay các kết quả khác của các
thiết bị chuyển đổi các lượng vật lý thành các ký hiện. Các dữ liệu thuộc loại này thường
được xử lý tiếp bởi người hoặc đưa vào máy tính. Trong máy tính, dữ liệu được lưu trữ và
xử lý tại đó hoặc được chuyển (output) cho một người hoặc một máy tính khác. Dữ liệu thô
là một thuật ngữ tương đối; việc xử lý dữ liệu thường được thực hiện theo từng bước, và
"dữ liệu đã được xử lý" tại bước này có thể được coi là "dữ liệu thô" cho bước tiếp theo.

CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo
vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. người làm việc trong ngành này thường được gọi là
dân CNTT (IT specialist) hoặc cố vấn quy trình doanh nghiệp (Business Process
Consultant)

Ở Việt Nam:khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ
49/CP kí ngày 04/08/1993 : Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các
phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm
tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và
tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.
Máy tính : là công cụ lưu trữ và xử lí dữ liệu một cách tự động, thực hiện các phép
tính số học và lí luận theo những quy trình định trước, cung cấp những thông tin theo yêu
cầu.

Lợi ích của máy tính :


Tố c đô ̣ cao: Máy tính có thể thực hiện các tác vụ thường xuyên với tốc độ nhanh hơn
con người. Chúng có thể làm các phép tính phức tạp trong vài giây . Ví dụ, giáo viên có thể
dùng máy tính để lập nhanh chóng danh sách điểm học sinh thay vì lập bằng tay .
Độ chính xác : Khi mô ̣t viê ̣c đươ ̣c thực hiê ̣n thủ công thì luôn có khả năng c on người làm
lỗi. Máy tính có thể được dùng để thực hiện công việc theo cách đảm bảo độ chính xác khi
dữ liê ̣u đưa vào là chính xác.
Lưu trữ : Máy tính có thể lưu trữ một lượng thông tin lớn . Sau khi thông tin đươ ̣c lưu ,
nó có thể được lấy ra khi cần . Ví dụ, bạn có thể dùng máy tính để lưu chi tiết toàn bộ hoạt
đô ̣ng bán lẻ của ba ̣n . Sau đó ba ̣n có thể dùng thông tin đó để tiế n hành các loa ̣i phân tić h
khác nhau. Ví dụ, bạn có thể muốn t heo dõi mố i tương quan giữa mô ̣t loa ̣i hàng mới đưa
vào và sự gia tăng hàng bán ra.
Tự đô ̣ng hóa : Có thể ra lệnh cho máy tính để nó tự động thực hiện những nhiệm vụ
phức ta ̣p. Ví dụ, nế u ba ̣n muố n lâ ̣p mô ̣t báo cáo và biể u đổ mô tả kế t quả đầ u tư cá nhân
trung biǹ h hàng tháng của ba ̣n , máy tính sẽ giúp bạn thực hiện nó một cách hiệu quả . Tự
đô ̣ng hóa có thể làm tăng hiê ̣u quả cá nhân của ba ̣n.
Tính thống nhất : Máy tính có thể thực hiệ n cùng mô ̣t nhiê ̣m vu ̣ nhiề u lầ n và có đô ̣
chính xác như nhau mà không hề mệt mỏi . Ví dụ, bạn có thể dùng máy tính để in giấy mời
1
cho các buổ i tiê ̣c lễ hoă ̣c ho ̣p mă ̣t cô ̣ng đồ ng . Máy tính sẽ in từng giấy mời với cùng chấ t
lươ ̣ng cùng lúc.
Tính đa dụng: Máy tính có thể thực hiện cả những nhiệm vụ đơn giản lẫn phức tạp . Ví
dụ, bạn có thể dùng chúng để viết thư, nghe nha ̣c, vẽ tranh hoặc thiết kế ô tô.
Tiế t kiê ̣m chi phí : Máy tính làm giả m khố i lươ ̣ng công viê ̣c giấ y tờ và nhân công , do
đó làm giảm chi phí . Ví dụ, bạn có thể tạo và chỉnh sửa báo cáo một cách dễ dàng khi dùng
máy tính. Bạn có thể gửi báo cáo điện tử cho người quản lý hoặc giáo viên bằ ng e-mail.

1.1.2. Độ đo thông tin

Ðơn vị dùng để đo thông tin gọi là bit. Một bit tương ứng với một chỉ thị hoặc một
thông báo nào đó về 1 sự kiện có trong 2 trạng thái có số đo khả năng xuất hiện động thời là
Tắt(Off) / Mở(On) hay Ðúng(True) / Sai(False).

Ví dụ: Một mạch đèn có 2 trạng thái là:

- Tắt (Off) khi mạch điện qua công tắc là hở

- Mở (On) khi mạch điện qua công tắc là đóng

Bit là chữ viết tắt của BInary digiT. Trong tin học, người ta thường sử dụng các đơn
vị đo thông tin lớn hơn sau:

1 B (byte) = 8 bit
1 KB (Kilo byte) = 1024 B (= 210)
1MB (Mega Byte) = 1024 KB
1GB (Giga byte) = 1024 MB
1TB (Têra Byte) = 1024 GB
1PB (Pêta byte) = 1024 TB
1.1.3. Mã hóa thông tin
Khi đưa thông tin vào máy tính chúng ta phải tìm một cách biểu diễn riêng máy mới
hiểu được, cách biểu diễn đó gọi là mã hóa thông tin.
Thông tin muốn xử lí được trong máy tính cần được biến đổi thành một dãy bit. Cách
biến đổi như vậy gọi là mã hoá thông tin.
Để mã hóa thông tin dạng văn bản ta dùng bộ mã ASCII sử dụng 8 bit để mã hóa. Các
kí tự được đánh số từ 0-255 và các số hiệu này được gọi là mã ASCII thập phân của kí tự.
Bộ mã ASCII mã hóa được 28=256 kí tự. Bộ mã Unicode sử dụng 16 bít để mã hoá, có thể
mã hoá được 216= 65536 kí tự.
1.2. Xử lý thông tin
1.2.1. Xử lý thông tin

Xử lý thông tin (process information): biến đổi, phân tích, tổng hợp, tra cứu... những
thông tin ban đầu để có được những thông tin mong muốn.

1.2.2. Xử lý thông tin bằng máy tính điện tử

2
Máy tính là công cụ xử lý thông tin. Về cơ bản, quá trình xử lý thông tin trên máy
tính - cũng như quá trình xử lý thông tin của con người - có 4 giai đoạn chính :

Nhận thông tin (Receive input): thu nhận thông tin từ thế giới bên ngoài vào máy tính.
Thực chất đây là quá trình chuyển đổi các thông tin ở thế giới thực sang dạng biểu diễn
thông tin trong máy tính thông qua các thiết bị đầu vào.

Xử lý thông tin (process information): biến đổi, phân tích, tổng hợp, tra cứu... những
thông tin ban đầu để có được những thông tin mong muốn.

Xuất thông tin (produce output) : đưa các thông tin kết quả (đã qua xử lý) ra trở lại
thế giới bên ngoài. Ðây là quá trình ngược lại với quá trình ban đầu, máy tính sẽ chuyển đổi
các thông tin trong máy tính sang dạng thông tin ở thế giới thực thông qua các thiết bị đầu
ra.

Lưu trữ thông tin (store information): ghi nhớ lại các thông tin đã được ghi nhận để
có thể đem ra sử dụng trong những lần xử lý về sau.

1.2.3. Tin học và công nghệ thông tin


CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo
vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin
Tin học là ngành nghiên cứu về việc tự động hóa xử lý thông tin bởi một hệ thống
máy tính cụ thể hoặc trừu tượng. Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên
cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc xử lý thông tin. Trong nghĩa thông dụng, tin học còn
có thể bao hàm cả những gì liên quan đến các thiết bị máy tính hay các ứng dụng tin học
văn phòng.
1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin
Tin học hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành nghề khác nhau của
xã hội từ khoa học kỹ thuật, y học, kinh tế, công nghệ sản xuất đến khoa học xã hội, nghệ
thuật,...
+ Các bài toán khoa học kỹ thuật
+ Các bài toán quản lý
+ Tự động hoá
+ Công nghệ thông tin trong hoạt động văn phòng
+ Công nghệ thông tin và giáo dục
+ Thƣơng mại điện tử
+ Công nghệ thông tin và ứng dụng hàng ngày
Bài tập:
1. Tìm hiểu cách thức chuyển đổi một số bất kỳ từ cơ số 10 sang cơ số 2 và ngược
lại
2. Tìm hiểu cách thức chuyển đổi một số bất kỳ từ cơ số 10 sang cơ số 8 và ngược
lại
3. Tìm hiểu cách thức chuyển đổi một số bất kỳ từ cơ số 10 sang cơ số 16 và ngược
lại

3
4. Tìm hiểu cách thức chuyển đổi một số bất kỳ từ cơ số x sang cơ số y và ngược lại
Chƣơng 2. Nguyên lý biểu diễn và xử lý thông tin
2.1. Kiến trúc chung của máy tính điện tử
Máy tính bao gồm các bộ phận sau:
o Bộ xử lý trung tâm
o Bộ nhớ trong
o Bộ nhớ ngoài
o Thiết bị vào
o Thiết bị ra
Máy tính là thiết bị dùng để tự động hóa quá trình thu thập, lưu trữ và xử lý thông
tin. Có nhiều loại máy tính khác nhau nhưng chúng đều có chung một sơ đồ cấu trúc như
sau:
Bộ nhớ ngoài

CPU
Bộ điều Bộ số học/
khiển Logic

Bộ nhớ trong

Thiết bị vào Thiết bị ra

2.2. Nguyên lý Von Neumann

Năm 1946, nhà toán học Mỹ John Von Neumann (1903 - 1957) đã đề ra một nguyên
lý máy tính hoạt động theo một chương trình được lưu trữ và truy nhập theo địa chỉ.
Nguyên lý này được trình bày ở một bài báo nổi tiếng nhan đề: Thảo luận sơ bộ về thiết kế
logic của máy tính điện tử . Nội dung nguyên lý Von Neumann gồm :

- Máy tính có thể hoạt động theo một chương trình đã được lưu trữ.

Theo Von Neumann, chúng ta có thể tập hợp các lệnh cho máy thi hành theo một
chương trình được thiết kế và coi đó như một tập dữ liệu. Dữ liệu này được cài vào trong
máy và được truyền bằng xung điện. Ðây là một cuộc cách mạng mới cho máy tính nhằm
tăng tốc độ tính toán vào thời đó vì trước kia máy chỉ có thể nhận được các lệnh từ băng
giấy hoặc bìa đục lỗ và nạp vào bằng tay. Nếu gặp bài toán lặp lại nhiều lần thì cũng tiếp
tục bằng cách nạp lại một cách thủ công như vậy gây hạn chế trong tính toán sử dụng.

- Bộ nhớ được địa chỉ hóa

Mỗi dữ liệu đều có một địa chỉ của vùng nhớ chứa số liệu đó. Như vậy để truy nhập

4
dữ liệu ta chỉ cần xác định địa chỉ của nó trên bộ nhớ.

- Bộ đếm của chương trình

Nếu mỗi câu lệnh phải dùng một vùng nhớ để chứa địa chỉ của câu lệnh tiếp theo thì
không gian bộ nhớ sẽ bị thu hẹp. Ðể khắc phục hạn chế này, máy được gắn một thanh ghi
để chỉ ra vị trí của lệnh tiếp theo cần được thực hiện và nội dung của nó tự động được tăng
lên mỗi lần lệnh được truy cập. Muốn đổi thứ tự lệnh ta chỉ cần thay đổi nội dung thanh ghi
bằng một địa chỉ của lệnh cần được thực hiện tiếp.

2.3. Các thiết bị của máy tính

Mỗi loại máy tính có thể có các hình dạng hoặc cấu trúc khác nhau, tùy theo mục đích
sử dụng nhưng, một cách tổng quát, máy tính điện tử là một hệ xử lý thông tin tự động gồm
3 phần chính:

* Ðơn vị xử lý trung ương (CPU - Central Processing Unit)

* Khối bộ nhớ (Memory): để chứa chương trình và dữ liệu

* Khối vào ra (Input/Output): bao gồm màn hình, máy in, bàn phím,...

2.4. Biểu diễn thông tin trong máy tính


2.4.1. Các hệ đếm thƣờng dùng trong tin học
Hệ đếm: Là tập hợp các ký hiệu và quy tắc sử dụng tập ký hiệu đó để biểu diễn và
xác định giá trị các số.
Hệ thập phân (hệ cơ số 10) là hệ sử dụng tập kí hiệu gồm 10 chữ số: 0, 1,..., 9 để biểu
diễn.
Hệ nhị phân (hệ cơ số 2) là hệ chỉ sử dụng 2 kí hiệu là 0 và 1 để biểu diễn
Hệ hexa (hệ cơ số 16) là hệ sử dụng tập kí hiệu gồm các kí hiệu 0, 1,..., 8, 9, A, B, C,
D, E, F; trong đó A, B, C, D, E, F có giá trị tương ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ
thập phân.
Hệ octa (hệ cơ số 8) là hệ sử dụng tập kí hiệu gồm các kí hiệu 0, 1,..., 7 để biểu diễn.
2.4.2. Biểu diễn thông tin trong máy tính
Để máy tính có thể trợ giúp con người trong hoạt động thông tin, thông tin cần được
biểu diễn dưới dạng phù hợp.
Đối với các máy tính thông dụng như hiện nay, dạng biểu diễn ấy là dãy bit (còn gọi
là dãy nhị phân) chỉ bao gồm hai kí hiệu 0 và 1 để biểu diễn các số, các chữ cái, các hình
ảnh,…tức là để biểu diễn thông tin nói chung.
Hai kí hiệu 0 và 1 có thể cho tương ứng với hai trạng thái có hay không có tín hiệu
hoặc đóng hay ngắt mạch điện.
Với vai trò như là công cụ trợ giúp con người trong hoạt động thông tin, máy tính
cần có những bộ phận đảm bảo việc thực hiện hai quá trình sau:
Biến đổi thông tin đưa vào máy tính thành dãy bit.
Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành một trong các dạng quen thuộc với
con người: văn bản, âm thanh và hình ảnh.

5
Ví dụ: Để biểu diễn một xâu k tự, máy tính có thể dùng một dãy byte, mỗi byte biểu
diễn một kí tự từ trái sang phải.
Ví dụ: Dãy ba byte 01010100 01001001 01001110 biểu diễn xâu ký tự “TIN”.
2.4.3. Lƣu trữ thông tin trên máy tính
Bài tập:
1. Hãy trình bày chi tiết các thiết bị vào của máy tính mà em biết
2. Trình bày chi tiết các loại bộ nhơ trong máy tính
3. Trình bày chi tiết các loại thiết bị ra của máy tính
4. Trình bày về một số loại chip trong máy tính
Chƣơng 3. Hệ điều hành
3.1. Chức năng của hệ điều hành

Hệ điều hành là một chương trình chạy trên máy tính, dùng để điều hành, quản lý các
thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính.

Hệ điều hành đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần
cứng máy tính, cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện
các ứng dụng của họ một cách dễ dàng.

Hệ điều hành có chức năng sau:

 Điều khiển và quản lý trực tiếp các phần cứng như bo mạch chủ, bo mạch đồ họa và
bo mạch âm thanh,...
 Thực hiện một số thao tác cơ bản trong máy tính như các thao tác đọc, viết tập tin,
quản lý hệ thống tập tin (file system) và các kho dữ liệu.
 Cung ứng một hệ thống giao diện sơ khai cho các ứng dụng thường là thông qua
một hệ thống thư viện các hàm chuẩn để điều hành các phần cứng mà từ đó các ứng dụng
có thể gọi tới.
 Cung ứng một hệ thống lệnh cơ bản để điều hành máy. Các lệnh này gọi là lệnh hệ
thống (system command).
 Ngoài ra hệ điều hành, trong vài trường hợp, cũng cung cấp các dịch vụ cơ bản cho
các phần mềm ứng dụng thông thường như chương trình duyệt Web, chương trình soạn
thảo văn bản....

3.2. Sự phát triển các hệ điều hành


Có nhiều hệ điều hành như: MS DOS, WINDOWS, LINUX,…Mổi hệ điều hành còn
có nhiều phiên bản ngày càng được nâng cấp, cải tiến.
Có các loại chính:
- Đơn nhiệm một người sử dụng: Các chương trình phải được thực hiện lần lượt và
mỗi lần làm việc chỉ có một người được đăng kí vào hệ thống.
- Đa nhiệm một người sử dụng: Có một người được đăng kí vào hệ thống, nhưng có
thể kích hoạt cho hệ thống thực hiện đồng thời nhiều chương trình.
- Đa nhiệm nhiều người sử dụng: Cho phép nhiều người được đăng kí vào hệ
thống, người sử dụng có thể cho người sử dụng thực hiện đồng thời nhiều chương trình.
3.3. Hệ điều hành MS DOS

6
Hệ điều hành MS-DOS (MicroSoft - Disk Operating System) là phần mềm khai thác
đĩa từ (đĩa cứng hoặc đĩa mềm) rất thông dụng. MS-DOS là sản phẩm nổi tiếng của hãng
Microsoft được cài đặt hầu hết trên các máy IBM PC và các máy tương thích. Phiên bản
cuối cùng của DOS hiện nay là version 7.0. Tuy nhiên, hệ điều hành MS-DOS version 6.0 -
6.22 vẫn còn được nhiều người tiếp tục sử dụng.
DOS là hệ điều hành đơn nhiệm, tương thích với hầu hết các máy tính cá nhân có từ
trước tới nay.
3.3.1. Mô tả họ máy tính PC

Thông thường, thuật ngữ "Personal Computer" quen được dùng cho máy tính chạy hệ
điều hành Microsoft Windows trên nền tảng các máy tính của IBM và Intel, nhưng nó
không đúng. Ví dụ như, một máy Macintosh chạy Mac OS và một máy tính tương thích
IBM PC có thể chạy Linux đều là máy tính cá nhân. Sự nhầm lẫn này xuất phát từ thực tế
thuật ngữ "PC" thường được dùng như chữ viết tắt của "máy tương thích IBM PC" và trước
đây Mac OS chạy trên máy có phần cứng không tương thích IBM như kiến trúc PowerPC.

Như vậy, máy tính cá nhân dùng để chỉ một trong những định nghĩa sau:

Loạt máy tính cá nhân của IBM.



Một trong những máy tính bắt nguồn từ những đặc điểm kỹ thuật gốc của

IBM, cũng được gọi là máy tính tương thích với IBM PC.

Các thành phần cơ bản của PC gồm: 1: màn hình, 2: bo mạch chủ, 3:
CPU, 4: chân cắm ATA, 5: RAM, 6: các thẻ cắm mở rộng chức năng cho
máy, 7: nguồn máy tính, 8: ổ CD/DVD, 9: ổ cứng, 10: bàn phím, 11: chuột,
….

3.3.2. Tổ chức thông tin trên đĩa


Dữ liệu lưu trữ trong bộ nhớ ngoài của máy tính dưới dạng các tập tin (files).
Để dễ dàng cho việc tìm kiếm, các file được nhóm với nhau thành các nhóm, mỗi nhóm
được gọi là một thư mục (Directory), trong một thư mục có thể chia thành nhiều thư mục
nhỏ hơn. Thư mục gốc là thư mục lớn nhất (cả một ổ đĩa..). Do các thư mục phân cấp dưới
dạng cây, nên tập các thư mục trong máy tính được gọi là cây thư mục (Tree).
3.3.3. Khái niệm tệp tin (file), đƣờng dẫn, thƣ mục
Tệp còn gọi là tập tin, là một tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài, tạo thành
một đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lý. Mỗi tệp có một tên để truy cập.
- Tên tệp: Tên tệp gồm hai phần:
<phần tên>.<phần mở rộng>
Ví dụ: baitap.pas, vanban.doc.
- Quy tắc đặt tên tệp của Hệ điều hành Windows:
- Phần tên: dài không quá 255 kí tự.
- Phần mở rộng: Không nhất thiết phải có và được hệ điều hành sử dụng để
phân loại tệp.
- Không được dùng các kí tự sau: / \ | : * ? " < >
Ví dụ: Trong các tên tệp sau thì tên tệp nào đúng, tên tệp nào sai theo quy định đặt
tên của hệ điều hành Windows?

7
Bt20/11.pas
Tho.doc
Tin hoc.txt
Lythuyet.doc.com
Truongpvd.xls
- Để quản lý các tệp được dễ dàng, Hệ điều hành tổ chức lưu trữ tệp trong các thư
mục.
- Thư mục là một hình thức sắp xếp trên đĩa để lưu trữ từng nhóm các tệp có liên
quan với nhau.
- Mỗi đĩa có một thư mục được tạo tự động gọi là thư mục gốc.
Vd: A:, C:, D:
- Trong mỗi thư mục, ta cso thể tạo những thư mục khác gọi là thư mục con.
- Mỗi thư mục có thể chứa các tệp và thư mục con.
- Thư mục chứa thư mục con được gọi là thư mục mẹ.
- Trong một thư mục không chứa các tệp cùng tên và các thư mục con cùng tên.
- Tên thư mục được đặt theo quy cách đặt phần tên của tệp.

C:\

Hdan.doc Word Games

Ví dụ: Covua.exe

Lythuyet Baitap

B1.doc B2.doc
Đường dẫn (Path ) là địa chỉ đầy đủ (tên các thư mục) của một file hay một thư mục
trên đĩa.
3.3.4. Lệnh nội trú và ngoại trú
Lệnh nội trú là những lệnh nằm thường trực trong bộ nhớ máy khi đã được khởi động
và sẵn sàng thực hiện lệnh khi ta gọi đến. Lệnh nội trú nằm trong phần khởi động của MS-
DOS chứa trong các file COMMAND.COM, IO.SYS và MSDOS.SYS.
Tập tin COMMAND.COM là tập tin quan trọng nhất, có nhiệm vụ thông dịch lệnh và
xử lý các lệnh nội trú. Khi khởi động máy, COMMAND.COM được nạp vào bộ nhớ RAM.
Khi nhận được lệnh từ bàn phím, tập tin này sẽ nhận diện và điều khiển việc thi hành các
lệnh từ người sử dụng.

Hai tập tin IO.SYS và MSDOS.SYS là hai tập tin ẩn, nó cũng được nạp vào RAM khi
khởi động máy. Chúng có nhiệm vụ quản lý và điều khiển các thiết bị ngoại vi và các tập
tin trên đĩa.

8
Tập lệnh nội trú gồm các lệnh chính thường dùng như:

· Các lệnh liên quan đến thư mục: DIR, CD, MD, RD, PATH, TREE, ...

· Các lệnh liên quan đến file: TYPE, DEL, COPY, REN, ...

· Các lệnh thời gian: TIME, DATE

· Các lệnh khác: PROMPT, CLS, VER, VOL,...

Lệnh ngoại trú cũng là những lệnh chứa các chức năng nào đó của điều hành nhưng
ít được sử dụng hơn lệnh nội trú nên được để trên đĩa hay thư mục riêng để đỡ tốn bộ nhớ.
Các lệnh ngoại trú phải được nạp từ đĩa vào trong bộ nhớ mới chạy được. Khi thực hiện
xong câu lệnh, vùng bộ nhớ có chứa câu lệnh ngoại trú đó sẽ bị thu hồi. Các tập lệnh ngoại
trú có phần mở rộng là EXE hay COM hoặc BAT. Khi gọi lệnh mà máy không tìm thấy
trên màn hình hình sẽ xuất hiện câu báo lỗi Bad command or file name (Sai lệnh hoặc
không có tên tập tin). Các lệnh ngoại trú như:

· Các lệnh liên quan đến ổ đĩa: FORMAT, LABEL, CHKDSK, DISKCOPY, ...

· Các lệnh liên quan đến tổ chức hệ thống: SYS, TREE, DELTREE, ...

· Các lệnh liên quan đến tập tin: UNDELETE, ATTRIB, FIND, ...

· Các lệnh khác: PRINT, GRAPHICS, SORT, ...

3.3.5. Thực hiện một chƣơng trình trên MS DOS


Sau khi khởi động trên màn hình tồn tại dấu nhắc A:\> hoặc C:\>, …
Để thực hiện một chương trình trong DOS tại dấu nhắc hệ thống ta gõ lệnh theo cú
pháp sau:
[drive:][\directory][\sub-dir ...]
Ví dụ:
C:\tc\bin\tc.exe
3.3.6. Các lệnh thao tác với file và thƣ mục

* Liệt kê thư mục (DIR)

Hiển thị danh sách các tập tin và các thư mục con có trong thư mục.

Cú pháp: DIR [drive :] [path][/P][/W][/A : attribs][/O : sortorder] 

Ghi chú:

/P: hiển thị từng trang màn hình (Page)

/W: hiển thị theo hàng ngang (Wide), lượt bỏ bớt số liệu về kích thước byte,
ngày, giờ.

/A : hiển thị thuộc tính (Attribut) của file

9
/Option: các ý định hiển thị trật tự sắp xếp:

N : theo alphabetic tên file;

E : theo alphabetic tên phần mở rộng

S : theo kích thước bytes (từ nhỏ đến lớn)

D : theo ngày tháng và giờ (từ trước đến nay)

G : theo nhóm thư mục trước

* Tạo thư mục mới (Make Directory - MD)

Tạo một thư mục mới trong ổ đĩa hoặc thư mục hiện hành.

Cú pháp: MD [drive :][path]<tên thư mục mới> 

* Ðổi thư mục (Change Directory - CD)

Cú pháp: CD [drive :] {path} 

Ví dụ 4.5 C:\>CD PASCAL  sẽ có C:\PASCAL>_

Ghi chú:

- Từ thư mục con, muốn trở về thư mục cha, ta gõ: CD.. 

- Nếu muốn về thẳng thư mục gốc, ta gõ: CD\ 

- Ðể hiển thị đường dẫn hiện hành, ta gõ: CD 

* Xem nội dung tập tin trên màn hình (TYPE)

Cú pháp: TYPE [drive:][path]<file name> 

Ghi chú:

- Lệnh TYPE dùng hiển thị một tập tin văn bản chứa mã ASCIIï mới đọc
được.

- Các file chứa mã nhị phân của chương trình như các file *.EXE, *.COM,
*.BIN,... thì khi gõ lệnh TYPE sẽ không đọc bình thường được.

* Xóa thư mục (Remove Directory - RD)

Xoá bỏ một thư mục con rỗng (không chứa các tập tin và thư mục con).

Cú pháp: RD [drive :] <path> 

* Sao chép tập tin (COPY)

10
Cú pháp 1: sao chép tập tin sang một vị trí khác.

COPY [drive1 :][path1]<filename1> [drive2:][path2][<filename2>] 

Ghi chú:

- Muốn copy một nhóm tập tin, ta có thể dùng các ký tự đại diện của tập tin là dấu *
hoặc ? trong <filename>

- Nếu không viết <filename 2> thì máy sẽ hiểu là sao chép mà không đổi tên tập tin.
Khi đó ổ đĩa [drive1:] phải khác [drive2:] hoặc đường dẫn <path1> khác
<path2>

- Khi không chỉ rõ Ổ đĩa và đường dẫn thì máy sẽ hiểu đang thực hiện trên ổ đĩa và
thư mục hiện hành.

Cú pháp 2: cho phép nối các tập tin có sẵn thành một tập tin mới chung.

COPY <file 1> + <file 2> [+ ... + <file n>] [<new_file>] 

Ghi chú:

- Nếu không đặt tên tập tin mới thì tất cả các tập tin sẽ ghép chung vào <file 1>

- Nếu <new_file > đã có thì nội dung cũ sẽ được thay bằng nội dung mới.

- Tên <new_file > không được trùng với tên các tập tin cần ghép.

Cú pháp 3: sao chép tập tin ra máy in.

COPY <filename> PRN 

Cú pháp 4: dùng lệnh COPY để tạo ra một tập tin văn bản đơn giản.

COPY CON <filename> 

Ghi chú:

- Sau khi gõ Enter, ta có thể đánh vào một vài đoạn văn trên bàn phím tùy ý. Muốn
kết thúc, đánh tổ hợp phím Ctrl+Z hay F6 và Enter để lưu trữ.

- Khi gõ Enter để xuống dòng, ta không di chuyển con trỏ trở lên dòng trên được.

- Lỗi văn bản sai không thể sửa nội dung trực tiếp khi đã lưu, ngoại trừ phải dùng các
trình soạn thảo văn bản khác.

* Xoá tập tin (Delete - DEL)

Cú pháp: DEL [drive:][path]<file name>[/P] 

Ghi chú:

11
- Có thể xoá một loạt <tên file> nếu dùng các ký tự * và ?

- [/P] tạo nhắc để xác định từng tập tin muốn xóa

- Xóa tất cả các tập tin thì dùng lệnh DEL *.* khi đó máy sẽ hỏi lại :

All files in directory will be deleted ! (Tất cả các tập tin sẽ bị
xóa !

Are you sure (y/n) ? _ Bạn có chắc không (y/n) ?)

Gõ y (yes) nếu muốn xóa tất cả và n (no) khi không muốn dùng lệnh xóa tất cả.

- Lệnh DEL không xóa các tập tin ẩn (hiden) và tập tin chỉ đọc (read only). Muốn
xoá các tập tin này ta phải dùng lệnh ATTRIB ngoại trú để thay đổi thuộc tính của nó.

- Nếu DEL một thư mục thì xóa hết các tập tin trong thư mục đó.

* Ðổi tên tập tin (Rename - REN)

Cú pháp: REN [drive:][path]<old_file> <new_file> 

Ghi chú:

- <old_file> : tên tập tin cũ cần đổi <new_file> : tên tập tin mới

- Trường hợp tập tin mới đã có tên rồi hoặc không có tập tin cũ, máy sẽ báo:
Duplicate file name or file not found

3.4. Hệ điều hành MS WINDOWS


3.4.1. Giới thiệu WINDOWS
Microsoft Windows là tên của các dòng phần mềm hệ điều hành đa nhiệm, độc
quyền của hãng MicroSoft. Lần đầu tiên Microsoft giới thiệu một môi trường điều hành
mang tên Windows (Cửa sổ) là vào tháng 11 năm 1985 với những tín năng thêm vào Hệ
điều hành đĩa từ Microsoft giao diện dụng hộ đồ hoạ (Graphical User Interfaces, gọi tắt là
GUI).
Kể từ khi ra đời đến nay Windows đã có rất nhiều phiên bản (xem danh sách sau).

 1985, Tháng 11 - Windows 1.0


 1987, 9 tháng 12 - Windows 2.0
 1990, 22 tháng 5 - Windows 3.0
 1992, Tháng 8 - Windows 3.1
 1992, Tháng 10 - Windows for Workgroups 3.1
 1993, Tháng 11 - Windows for Workgroups 3.11
 1995, 24 tháng 8 - Windows 95 (Số hiệu phiên bản: 4.00.950)
 1998, 25 tháng 6 - Windows 98 (Số hiệu phiên bản: 4.1.1998)
 1999, 5 tháng 5 - Windows 98 Second Edition (Số hiệu phiên bản: 4.1.2222)
 2000, 19 tháng 6 - Windows Me (Số hiệu phiên bản; 4.9.3000)

 Dựa vào hạt nhân NT

12
 1993, Tháng 8 - Windows NT 3.1
 1994, Tháng 9 - Windows NT 3.5
 1995, Tháng 6 - Windows NT 3.51 (Số hiệu phiên bản: NT 3.5.1057)
 1996, 29 tháng 7 - Windows NT 4.0 - phiên bản cuối cùng chạy được trên cấu trúc
RISC như DEC Alpha, MIPS và PowerPC. Các phiên bản sau tập trung vào các cấu
trúc dựa vào x86 - hầu hết để làm máy chủ - bộ xử lý IA-64. (Phiên bản số: NT
4.0.1381)
 2000 17 tháng 2 - Windows 2000 (Số hiệu phiên bản: NT 5.0.2195)

+ Các phiên bản hiện nay:

 Windows CE cho các hệ thống trong thiết bị, như trong các sản phẩm dân dụng (lưu
ý: CE là một hệ điều hành khác với DOS và Windows NT/2000/XP, và Microsoft
đã công bố mã nguồn)
 Windows Mobile cho điện thoại thông minh và PDA (một phiên bản của Windows
CE)
o Portable Media Center cho các máy Portable Media Player
 Windows XP cho máy tính cá nhân và máy tính xách tay
o Windows XP Starter Edition, cho những người sử dụng máy tính mới ở các
nước đang phát triển
o Windows XP Home Edition, cho máy tính tại nhà
o Windows XP Home Edition N, như trên, nhưng không có Windows Media
Player theo quyết định của EU
o Windows XP Professional Edition, cho doanh nghiệp và những người dùng
giỏi
o Windows XP Professional Edition N, như trên, nhưng không có Windows
Media Player theo quyết định của EU
o Windows XP Professional x64 Edition, cho các máy tính có bộ xử lý 64-bit
(dựa trên Windows Server 2003)
o Windows XP Tablet PC Edition, cho máy tính xách tay, có bút viết và màn
hình cảm ứng
o Windows XP Media Center Edition cho máy để bàn và máy xách tay, tập
trung vào chức năng giải trí đa phương tiện
 Windows Server 2003 cho máy chủ
o Small Business Server cho máy chủ đầu tiên (2 bộ xử lý)
o Web Edition cho chủ web cơ bản (2 bộ xử lý)
o Standard Edition cho các chương trình phục vụ nhỏ không cần tụ nhóm (4 bộ
xử lý)
o Enterprise Edition cho các chương trình phục vụ lớn hơn, cho phép tụ nhóm
(clustering) (8 bộ xử lý)
o Datacenter Edition cho máy chủ mainframe (128 bộ xử lý)
o Storage Server cho các thiết bị lưu trữ được kết nối mạng
 Windows XP Embedded cho các hệ thống thiết bị nhúng
 Windows Vista (tên mã là Longhorn) phát hành tháng 1/2007
 Windows 7 (tên mã là Vienna) đã được phát hành vào ngày 22/10/2009

3.4.2. Các tác vụ cơ bản trong WINDOWS

3.4.3. Một số ứng dụng chuẩn trong WINDOWS

13
 Lịch
 Đồng hồ
 NotePad: trình soạn văn bản thường (text) Người dùng Windows cũng có thể làm
phụ đề cho phim (tập tin đuôi .srt), thêm các khóa registry (tập tin đuôi .reg), thiết
kế website (tập tin đuôi .htm), tạo các tập tin batch (tập tin đuôi .bat) bằng NotePad
 WordPad: trình soạn văn bản thường và siêu văn bản (hyper text)
 Hoạ đồ Microsoft (Microsoft Paint): trình vẽ, chỉnh hình
 …..

3.4.4. Các tùy biến hệ thống

3.4.5. Cách cài đặt và gỡ bỏ chƣơng trình

3.5. Giới thiệu hệ điều hành Unix và Linux

Unix hay UNIX là một hệ điều hành máy tính viết vào những năm 1960 và 1970 do
một số nhân viên của công ty AT&T Bell Labs bao gồm Ken Thompson, Dennis Ritchie và
Douglas McIlroy. Ngày nay hệ điều hành Unix được phân ra thành nhiều nhánh khác nhau,
nhánh của AT&T, nhánh của một số nhà phân phối thương mại và nhánh của những tổ chức
phi lợi nhuận.

Unix có thể chạy trên nhiều loại máy tính khác nhau, từ những máy tính cá nhân cho
đến các máy chủ dịch vụ. Nó là một hệ điều hành đa nhiệm (có thể cùng lúc thực hiện nhiều
nhiệm vụ) hỗ trợ một cách lý tưởng đối với các ứng dụng nhiều người dùng. Unix được viết
bằng ngôn ngữ lập trình C, một ngôn ngữ rất mạnh và mềm dẻo. Unix hỗ trợ các ứng dụng
mạng và hỗ trợ nhiều môi trường lập trình khác nhau. Với hàng trăm lệnh và một số lượng
rất lớn các tùy chọn, Unix thực sự là một khó khăn đối với người mới bắt đầu. Với sự phát
triển của các shell Unix hệ điều hành này đã trở nên phổ dụng hơn trong lĩnh vực điện toán.

Linux là tên gọi của một hệ điều hành máy tính và cũng là tên hạt nhân của hệ điều
hành. Nó có lẽ là một ví dụ nổi tiếng nhất của phần mềm tự do và của việc phát triển mã
nguồn mở.

Phiên bản Linux đầu tiên do Linus Torvalds viết vào năm 1991, lúc ông còn là một
sinh viên của Đại học Helsinki tại Phần Lan. Ông làm việc một cách hăng say trong vòng 3
năm liên tục và cho ra đời phiên bản Linux 1.0 vào năm 1994. Bộ phận chủ yếu này được
phát triển và tung ra trên thị trường dưới bản quyền GNU General Public License. Do đó
mà bất cứ ai cũng có thể tải và xem mã nguồn của Linux

Bài tập:
1. Thực hiện quá trính cài đặt hệ điều hành Windows XP trên máy tính
2. Thực hiện cài đặt một số chương trình thông dụng trong Windows
3. Thực hiện tạo cây thư mục trong MS_DOS
4. Thực hiện các lệnh về file trong MS_DOS
5. Thực hiện một số thao tác về file và thư mục trong Windows
Chƣơng 4. Mạng máy tính, Internet và tội phạm tin học

14
4.1. Mạng máy tính
4.1.1. Các mô hình xử lý cộng tác

Cơ bản có ba loại mô hình xử lý mạng bao gồm :

- Mô hình xử lý mạng tập trung.

- Mô hình xử lý mạng phân phối.

- Mô hình xử lý mạng cộng tác.

Mô hình xử lý cộng tác bao gồm nhiều máy tính có thể hợp tác để thực hiện một công
việc. Một máy tính có thể mượn năng lực xử lý bằng cách chạy các chương trình trên các
máy nằm trong mạng.

Ƣu điểm : rất nhanh và mạnh, có thể dùng để chạy các ứng dụng có các phép toán
lớn.

Khuyết điểm : các dữ liệu được lưu trữ trên các vị trí khác nhau nên rất khó đồng bộ
và backup, khả năng nhiễm virus rất cao.

4.1.2. Mạng máy tính


Mạng máy tính là một nhóm các máy tính, thiết bị ngoại vi được nối kết với nhau
thông qua các phương tiện truyền dẫn như cáp, sóng điện từ, tia hồng ngoại, … giúp cho
các thiết bị này có thể trao đổi dữ liệu với nhau một cách dễ dàng.
Mạng máy tính được chia thành các loại sau:
1/- Mạng cục bộ LAN (Local Area Network)
2/- Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Network)
3/- Mạng diện rộng WAN (Wide Area Network)
4/- Mạng Internet
4.2. Internet
4.2.1. Khái niệm về Internet
Mạng Internet là trường hợp đặc biệt của mạng WAN, nó cung cấp các dịch vụ toàn
cầu như mail, web, chat, ftp và phục vụ miễn phí cho mọi người.
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các
mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển
gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao
thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp,
của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân, và các chính phủ
trên toàn cầu.
4.2.2. Các tài nguyên trên Internet
Tài nguyên trên Internet đa dạng và phong phú, điển hình như : các tài liệu, phim ảnh,
chương trình, …
4.2.3. Các dịch vụ trên Internet
Internet có rất nhiều dịch vụ đa dạng phục vụ nhiều yêu cầu khác nhau. Ví dụ: dịch vụ

15
thư điện tử, tìm kiếm, dịch vụ lưu trữ và chia sẻ tài nguyên, …
4.2.4. Công nghệ Internet
ADSL, EDGE, 3G, …
4.3. Tội phạm tin học
4.3.1. Tin tặc, tội phạm kỹ thuật

Tin tặc (Hacker) là người có thể viết hay chỉnh sửa phần mềm, phần cứng máy tính
bao gồm lập trình, quản trị và bảo mật. Những người này hiểu rõ hoạt động của hệ thống
máy tính, mạng máy tính và dùng kiến thức bản thân để làm thay đổi, chỉnh sửa nó với
nhiều mục đích tốt xấu khác nhau.

Hack, trong tiếng Anh, là hành động thâm nhập vào phần cứng máy tính, phần mềm
máy tính hay mạng máy tính để thay đổi hệ thống đó.

4.3.2. Khái niệm, phân loại và cách phòng chống virus


Khái niệm: Trong khoa học máy tính, virus máy tính (thường được người sử dụng
gọi tắt là virus) là những chương trình hay đoạn mã được thiết kế để tự nhân bản và sao
chép chính nó vào các đối tượng lây nhiễm khác (file, ổ đĩa, máy tính ..)
Có nhiều cách phân loại virus khác nhau, sau đây trình bày một các phân loại:
1. Keylogger:
2. Trojan:
3. Sâu máy tính (Worm):
4. Rootkit:
5. Phần mềm gián điệp (Spyware, Malware…):
Phòng chống: Cài đặt chương trình diệt virus và quét thường xuyên, ….
4.3.3. Vấn đề bản quyền và đạo đức nghề nghiệp
1- Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền nhân thân đối với tác phẩm
của mình bao gồm:
a) Đặt tên cho tác phẩm;
b) Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác
phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng;
c) Công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình;
d) Cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình;
đ) Bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi
nội dung tác phẩm.
2- Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền tài sản đối với tác phẩm
của mình bao gồm:
a) Được hưởng nhuận bút;
b) Được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng;
c) Được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các
hình thức sau đây:

16
- Xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm,
ghi hình, chụp ảnh;
- Dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể;
- Cho thuê;
d) Nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác wiả, trừ trường hợp tác phẩm
không được Nhà nước bảo hộ.
Bài tập:
1- Tìm hiểu các loại virus máy tính
2- Cách sử dụng một phần mềm diệt virus
3- Cho biết các dịch vụ và công nghệ được sử dụng phổ biến trên Internet
4- Cho biết có mấy loại Hacker
5- Tác hại của virus máy tính
Chƣơng 5. Phần mềm soạn thảo văn bản MS Word
5.1. Khởi động màn hình làm việc - các thao tác cơ bản
5.1.1. Khởi động, thoát chƣơng trình
Cách khởi động:
Cách 1: Chọn lệnh Start của Windows: Start | Programs | Microsoft Word
Cách 2: Nháy kép chuột lên biểu t−ợng của phần mềm Word nếu
như nhìn thấy nó bất kỳ ở chỗ nào: trên thanh tác vụ (task bar), trên màn hình nền
củaWindows, vv..
Cách 3: Nếu muốn mở nhanh một tệp văn bản vừa soạn thảo gần đây nhất trên
máy tính đang làm việc, có thể chọn Start | Documents, chọn tên tệp văn bản (Word) cần
mở. Khi đó Word sẽ khởi động và mở ngay tệp văn bản vừa chỉ định.
Cách thoát khỏi Word
+ Đóng cửa sổ làm việc:
Cách 1: Nhấn vào biểu tượng dấu nhân màu đen trên góc phải cửa sổ soạn thảo ( Nằm
trên thanh Thực đơn)
Cách 2: Nhấn vào File, trên Menu đổ xuống chọn Close.
Cách 3 : Nhấn vào tổ hợp phím Ctrl + W trên bàn phím.
+ Đóng Word:
Cách 1 : Nhấn vào biểu tượng hình dấu nhân màu đỏ ở góc phải trên cùng của cửa sổ
soạn thảo.
Cách 2 : Nhấn vào File trên thanh Menu, trên Menu đổ xuống chọn Exit.
Cách 3 : Dùng tổ hợp phím Alt + F4 trên bàn phím
Chú ý:
Khi chúng ta đóng tệp đang làm việc hay đóng chương trình mà ta chưa ghi tệp đang
làm việc lại thì một thông báo(hình bên) xuất hiện.

17
• Chọn Yes nếu ta muốn ghi tệp đang làm việc lại.
• Chọn No nếu chúng ta không muốn ghi những thay đổi đã làm với tệp.
• Chọn Cancel để huỷ lệnh đóng.
5.1.2. Mở và lƣu giữ tài liệu
Mở tệp mới
Thông thường khi ta khởi động chương trình soạn thảo bằng cách 1 và cách 2 như
phần trên thì mặc nhiên Word đã tạo cho chúng ta một tệp mới với tên mặc định là
Documen1.
Để tạo một tài liệu (tệp) mới trong cửa sổ của Word, ta có thể thực hiện theo các cách
sau:

Cách 1: Nhấn chuột trái vào biểu tượng tờ giấy trắng trên thanh Công cụ chuẩn.
Cách 2: Nhấn chuột trái vào trường File trên thanh Menu. Trên menu đổ xuống, nhấn
chọn New.
Cách 3: Dùng tổ hợp phím Ctrl + N trên bàn phím.
Các mở tệp đã có trên đĩa:
Cách 1: Tìm đến nơi chứa tệp và kích đúp chuột trái vào file cần mở
Cách 2: Ấn tổ hợp phím Ctrl+O rồi tìm đến nơi chứa file, chọn file cần mở rồi chọn
Open
Cách 3: Vào menu file, chọn Open, …

Cách 4: Nhấn chuột trái vào biểu tượng hình quyển sách mở trên thanh Công cụ
chuẩn.
Cách ghi tệp vào đĩa:

Cách 1: Nhấn chuột trái vào biểu tượng hình đĩa mềm trên thanh Công cụ chuẩn.
Cách 2: Vào trường File trên thanh Menu, ở menu đổ xuống, nhấn chọn Save.
Cách 3: Dùng tổ hợp phím Ctrl+S trên bàn phím.
Trong trường hợp ta muốn ghi tệp đã tồn tại với tên khác, ta có thể thực hiện theo hai
cách: Nhấn F12 hoặc vào File chọn Save as
5.1.3. Các thao tác nhập, xoá, di chuyển văn bản
Sử dụng phím trên bàn phím để nhập dữ liệu cho văn bản.
- Các phím chữ a, b, c, .. z;
- Các phím số 0 đến 9;
- Các phím dấu ‘,><?[ ]{ }…
18
- Sử dụng phím Shift để gõ chữ in hoa và một số dấu
- Sử dụng phím Caps Lock để thay đổi kiểu gõ chữ
Hoa, thường.
- Sử dụng phím ↵ Enter để ngắt đoạn văn bản.
- Sử dụng phím Tab để dịch điểm Tab.
- Sử dụng phím Space Bar để chèn dấu cách.
- Sử dụng các phím mũi tên: ←↑↓→ để dịch chuyển con trỏ
trên văn bản.
- Sử dụng phím Page Up và Page Down để dịch chuyển
con trỏ về đầu hoặc cuối trang màn hình soạn thảo.
- Phím Home, End để đưa con trỏ về đầu hoặc cuối
dòng văn bản.
- Phím Delete để xóa ký tự tại vị trí hiện tại dấu nháy.
- Phím Backspace để xóa ký tự bên trái dấu nháy.
5.2. Định dạng văn bản
5.2.1 Định dạng ký tự
Để định dạng font chữ, chúng ta có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chọn đoạn văn bản cần thay đổi font chữ (bôi đen)
Bước 2: Chọn font chữ theo các cách sau
Cách 1: trên thanh định dạng, nhấn chọn mục font ( như hình bên) Trên menu đổ
xuống, chọn
font phù hợp.

Cách 2: Dùng tổ hợp phím Ctrl +D để kích hoạt cửa sổ font, hãy chọn font phù hợp
rồi nhấn OK

19
Để định dạng cỡ chữ, chúng ta có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chọn đoạn văn bản cần thay đổi cỡ chữ (bôi đen)
Bước 2: Chọn cỡ chữ theo các cách sau:
Cách 1: trên thanh định dạng, nhấn chọn mục cỡ chữ ( như hình bên) trên menu đổ
xuống, chọn cỡ phù hợp.

Cách 2: Chọ Format/Font ở mục Size ( như hình bên) chọn cỡ phù hợp rồi nhấn ok.

Để định dạng kiểu chữ, ta thực hiện như sau:

20
+ Bôi đen (chọn) đoạn văn bản cần thay đổi kiểu chữ
+ Dùng 3 cách sau để chọn kiểu chữ
Cách 1: Dùng ký hiệu trên thanh định dạng

U: chữ có gạch chân; B: chữ đậm; I: chữ nghiêng


Cách 2: Dùng cửa sổ font

Cách 3: Dùng tổ hợp phím


Ctrl + B: chữ đậm; Ctrl + I: chữ nghiêng; Ctrl + U: chữ có gạch chân.
5.2.2 Định dạng đoạn văn bản (Paragraph)
Căn lề cho văn bản
Cách 1

21
Cách 2:
Trên thanh Menu chọn theo đường dẫnFormat/paragraph, trên cửa sổ Paragraph chọn
theo hình
sau:

Cách 3: Dùng tổ hợp phím trên bàn phím


Ctrl + L; Ctrl + R; Ctrl+E; Ctrl+J

5.2.3. Môi trƣờng tiếng Việt


Để gõ tiếng Việt ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: chọn font chữ: có thể chon font chữ là Times New Roman, .VnTime, …
Bước 2: khởi động bộ gõ tiếng Việt như UniKey, VietKey-Nếu bước 1 chọn font là
Times… thì tại bước 2 chọn bảng mã là Unicode, nếu bước 1 chọn font là .VnTime thì chọn
bảng mã là TCVN (ABC)
Bước 3: gõ tiếng Việt (theo kiểu Telex)
ê: ee; â: aa; ă: aw; đ:dd; ơ: ow; ư:uw; ô: oo; dấu huyền:f; dấu sắc: s; dấu nặng: j; dấu
ngã: x; dấu hỏi: r; bỏ dấu:z
5.3. Các lệnh về khối
Cung cấp các kỹ năng thao tác trên khối văn bản như:
+ Sao chép hoặc cắt-di chuyển ( Copy or Cut)
+ Dán khối văn bản (Paste)
Trước khi thực hiện các lệnh sao chép hoặc cắt thì ta phải bôi đen đoạn văn bản cần
sao chép hoặc cắt.
Dùng bàn phím: đặt dấu nháy ở đầu (cuối) phần văn bản cần chọn, nhấn và giữ phím
Shift kết hợp với các phím di chuyển để mở rộng khối cần chọn.
Dùng chuột: Click vào vị trí đầu (cuối) phần văn bản cần chọn, nhấn giữ chuột trái và
kéo đến vị trí cuối (đầu) khối.
Dùng chuột kết hợp với phím Shift: Click vào vị trí đầu (cuối) phần văn bản cần chọn,
nhấn giữ phím Shift, di chuyển đến vị trí cuối (đầu) khối, Click chọn.
 Chọn từ: D_Click lên từ cần chọn.

22
 Chọn dòng: đưa trỏ chuột vào đầu dòng cần chọn, khi có dạng  thì Click chọn.
 Chọn câu: nhấn giữ phím Ctrl và Click vào vị trí bất kỳ trong câu cần chọn.
 Chọn đoạn: D_Click vào khoảng trống bên trái của đoạn.
Chọn toàn bộ văn bản: dùng tổ hợp phím Ctrl + A hoặc nhấn giữ phím Ctrl rồi Click
chọn lên đầu dòng bất kỳ hoặc chọn lệnh Edit/Select All.
 Thao tác thực hiện với lệnh sao chép (copy)
B1. Dùng chuột hoặc tổ hợp Shift + các phím ←↑↓→ để chọn ( bôi đen) vùng văn
bản cần sao chép.
B2. Dùng các lệnh và tổ hợp phím sau để thực hiện việc sao chép.
Cách 1: Dùng tổ hợp phím Ctrl + C
Cách 2: Vào theo đường dẫn Edit/Copy
Cách 3: Phải chuột vào vùng văn bản vừa chọn, trên Menu đổ xuống, chọn Copy
 Thao tác thực hiện với lệnh cắt (cut)
B1. Dùng chuột hoặc tổ hợp Shift + các phím ←↑↓→ để chọn ( bôi đen)
vùng văn bản cần sao chép.
B2. Dùng các lệnh và tổ hợp phím sau để thực hiện việc sao chép.
Cách 1: Dùng tổ hợp phím Ctrl + X
Cách 2: Vào theo đường dẫn Edit/Cut
Cách 3: Phải chuột vào vùng văn bản vừa chọn, trên Menu đổ xuống, chọn Cut
 Giữa lệnh sao chép (Copy) và di chuyển (cut) có sự khác nhau:
Đối với lệnh sao chép (Copy): Thì đoạn văn bản được chọn để sao chép vẫn
còn.
Đối với lệnh di chuyển (Cut) thì đoạn văn bản được chọn sẽ mất khỏi vị chí
được chọn.
 Thao tác thực hiện với lệnh dán (Paste)
B1. Dùng chuột chọn vị chí cần dán đoạn văn bản đã được thực hiện bằng lệnh
Copy hay Cut.
B2. Dùng các lệnh và tổ hợp phím sau để thực hiện việc sao chép
Cách 1: Dùng tổ hợp phím Ctrl + V
Cách 2: Vào theo đường dẫn Edit/Paste
Cách 3: Phải chuột vào vùng văn bản vừa chọn, trên Menu đổ xuống, chọn Paste
 Thao tác Undo, Redo và Repeat
- Undo: cho phép hủy bỏ lệnh vừa mới thực hiện. Có thể thực hiện lệnh Undo nhiều
lần, mỗi lần sẽ hủy bỏ một lệnh, trình tự Undo sẽ đi ngược lại với trình tự lệnh vừa được
thực hiện.
Muốn thực hiện Undo, bạn chọn một trong các thao tác sau: chọn lệnh Edit/Undo,
hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Z, hoặc Click vào nút
- Redo: cho phép hủy bỏ thao tác Undo vừa được thực hiện.
Muốn thực hiện Redo, bạn chọn một trong các thao tác sau: chọn lệnh Edit/Redo,
23
hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Y, hoặc Click vào nút
- Repeat: cho phép lặp lại thao tác vừa mới thực hiện. Lệnh Undo và lệnh Repeat
cùng chia sẻ một vị trí trên menu Edit.
Muốn thực hiện Repeat, bạn chọn lệnh Edit/Repeat hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Y.
5.4. Các chế độ hiển thị văn bản.
5.4.1. Các chế độ hiển thị văn bản trong cửa sổ soạn thảo
 Chế độ Normal
Vào menu View/Normal. Chế độ hiển thị bình thường, hiển thị tài liệu trong một định
dạng cơ bản, cho việc định dạng và hiệu chỉnh có hiệu quả. Không hiển thị các lề, các tiêu
đề đầu trang (Header) hay hạ mục cuối trang (Footer).
 Chế độ Web Layout
Vào menu View/Web Layout. Chế độ hiển thị dạng Web, hiển thị tài liệu rất dễ đọc
trên màn hình. Đây là chế độ hiển thị lý tưởng cho các trang Web hay cho việc đọc trực
tuyến các tài liệu Word thông thường. Văn bản hiển thị không có các ngắt trang mà chỉ có
các lề rất nhỏ. Các dòng văn bản được chạy ngang qua toàn bộ cửa sổ, và bất kỳ mẫu nền
hay hình ảnh nào đã gán cho văn bản đều được nhìn thấy.
 Chế độ Print Layout
Vào menu View/Print Layout. Chế độ hiển thị chi tiết, hiển thị văn bản và đồ họa một
cách chính xác như khi chúng sẽ xuất hiện trên trang in, chỉ ra tất cả các lề, các tiêu đề đầu
và cuối trang. Tất cả các lệnh hiệu chỉnh và định dạng đều có hiệu lực, nhưng Word chạy
chậm hơn so với chế độ hiển thị Normal, và việc cuộn màn hình cũng không thật trôi chảy.
 Chế độ Outline
Vào menu View/Outline. Chế độ hiển thị tổng quan, chỉ ra cấu trúc tài liệu. Cho phép
bạn xem rất nhiều mức chi tiết và sắp xếp lại văn bản của tài liệu một cách nhanh chóng.
 Chế độ Print Preview
Vào menu File/Print Preview hoặc chọn nút lệnh trên thanh công cụ chuẩn. Hiển
thị hình ảnh của một (hoặc nhiều hơn) toàn bộ trang in và cho phép bạn điều chỉnh cấu tạo
trang.
 Phóng to/thu nhỏ màn hình (Zoom Control)
Ta có thể phóng to/thu nhỏ màn hình để tiện theo dõi trong quá trình soạn thảo văn
bản bằng cách vào menu View/Zoom hoặc sử dụng nút Zoom Control .
5.4.2. Định dạng văn bản dạng cột báo
Chức năng này cho phép trình bày tài liệu dưới dạng cột (như cách trình bày của các
bài báo).
Nếu muốn xem văn bản dạng báo chí trên màn hình, bạn phải chuyển sang chế độ
hiển thị Print Layout hoặc Print Preview. Trong các chế độ hiển thị khác của Word, văn
bản chỉ được hiển thị trên cột đơn.
Bạn có thể tạo văn bản dạng cột bằng hai cách: Sử dụng nút Columns trên thanh công
cụ chuẩn hoặc dùng menu Format/Columns.

 Cách 1: Sử dụng nút Columns


- Chọn phần văn bản cần chia cột.

24
- Click vào nút , sau đó Drag để xác định số cột.
 Cách 2: Sử dụng menu Format/Columns
- Chọn phần văn bản cần chia cột.
- Vào menu Format/Columns, xuất hiện hộp thoại:
- Presets: các mẫu chia cột định sẵn.
- Number of columns: chọn số cột muốn chia.
- Width and spacing: độ rộng cột (Width) và khoảng cách (Spacing) giữa các cột.
- Line between: bật/tắt đường phân cách giữa các cột.

Định dạng văn bản theo dạng cột


- Equal column width: Nếu chọn, các cột sẽ có độ rộng bằng nhau.
- Apply to: phạm vi văn bản được chia thành cột.
Selected text: chia cột cho khối văn bản được chọn (mặc nhiên).
Whole document: cho toàn văn bản.
This Point Forward: từ vị trí dấu nháy trở về sau.
Lưu ý: sau khi đã thực hiện các bước trên, bạn có thể chia lại độ cao các cột bằng tay
theo ý muốn (cân bằng các cột). Bạn thực hiện như sau:
Đặt dấu chèn tại vị trí muốn chia cột.
Vào menu Insert/Break/chọn mục Column Break. Click chọn OK.
hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter
5.4.3. Định dạng trang văn bản (đặt lề, cỡ giấy, hƣớng in, in ấn)
Canh lề đoạn văn bản
Có 4 cách canh lề đoạn văn bản như sau:
Left (canh trái): canh thẳng lề trái nhưng lề phải sẽ so le nhau.

25
Center (canh giữa): canh thẳng ở giữa so với lề trái, phải của đoạn văn bản.
Right (canh phải): canh thẳng lề phải nhưng lề trái sẽ so le nhau.
Justify (canh đều): canh thẳng 2 lề trái, phải của văn bản.
 Cách thực hiện:
- Chọn các đoạn văn bản cần định dạng
- Sử dụng thanh công cụ Formatting, gồm các nút:

Canh trái, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + L

Canh giữa, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + E

Canh phải, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + R

Canh đều, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + J

Tạo độ lệch các dòng trong đoạn so với lề


Khi chưa định dạng thì các dòng trong đoạn sẽ được hiển thị từ lề trái sang phải của
đoạn. MS Word cho phép thay đổi cách thể hiện các dòng trong đoạn như sau:
- First line indent: dòng đầu tiên thụt vào so với các dòng còn lại trong đoạn.
- Left indent: các dòng trong đoạn đều thụt vào so với lề trái của văn bản.
- Right indent: các dòng trong đoạn đều thụt vào so với lề phải của văn bản.
- Hanging indent: các dòng từ dòng thứ hai trong đoạn đều thụt vào so với dòng đầu
tiên.
 Định dạng đoạn văn bản bằng cách sử dụng thước ngang (Ruler)
- Chọn các đoạn văn bản cần định dạng.
- Chọn canh lề bằng các nút công cụ trên thước ngang

Ghi chú: Đối với Left indent có thể sử dụng nhanh 2 nút (Increase Indent) và
(Decrease indent) trên thanh công cụ Formatting.
 Định dạng đoạn văn bản bằng cách sử dụng menu Format/Paragraph
- Chọn các đoạn văn bản cần định dạng.
- Vào menu Format/Paragraph, xuất hiện hộp thoại:
Lớp Indents and Spacing

26
Định dạng đoạn văn bản
- Alignment: Canh lề cho đoạn, gồm có các mục: Left, Centered, Right, Justified.
- Indentation: Tạo độ lệch các dòng trong đoạn so với lề:
+ Left : Độ lệch trái.
+ Right : Độ lệch phải.
+ Special : Có các lựa chọn sau:
None: lề theo qui định của Left và Right indent.
First Line: Đặt độ lệch cho dòng đầu tiên của đoạn (được xác định trong mục By).
Hanging: Đặt độ lệch cho các dòng không phải là dòng đầu tiên của đoạn (được xác
định trong mục By).
- Spacing: Định khoảng cách giữa các đoạn, bao gồm:
+ Before: khoảng cách giữa đoạn hiện hành và đoạn phía trên (mặc nhiên 0).
+ After: khoảng cách giữa đoạn hiện hành và đoạn phía dưới (mặc nhiên 0).
+ Line Spacing: Định khoảng cách giữa các dòng trong Paragraph.
Lớp Line and Page Breaks

27
Cách ngắt dòng và ngắt trang

Windows/ Orphan Control: chọn đặt tự động điều khiển dòng quả phụ/ cô nhi.
Dòng quả phụ là dòng đứng lẻ loi ở đầu trang tiếp theo, các dòng khác nằm ở trang trước.
Dòng cô nhi là dòng nằm ở trang cuối trang trước, các dòng khác nằm ở đầu trang sau.
Keep lines together: chọn đặt tránh ngắt trang ở giữa đoạn.
Keep with next: chọn đặt tránh ngắt trang ở đoạn hiện hành và đoạn tiếp theo.
Page break before: đặt dấu ngắt trang vào đầu đoạn hiện hành.
Suppress line number: chọn đặt không in con số chỉ dòng trong đoạn.
Don’t hyphenate: chọn đặt không dùng dấu nối khi ngắt dòng trong đoạn.
Trình bày trang in (Page Setup)
Khi mở một tài liệu mới thì Word sẽ sử dụng các thiết lập định sẵn về khổ giấy,
hướng in, các lề, ... Tuy nhiên ta có thể thay đổi các giá trị này lại cho phù hợp.
Vào menu File/Page Setup, xuất hiện hộp thoại:

28
Hộp thoại Page Setup
Định lề trang in (Lớp Margin)
- Gutter: dùng khi đóng thành sách, là khoảng cách dùng để đóng nẹp
sách.
L L
eft eft
T T
op op

B
ottom

R
B R ight
ottom ight
Lề trang giấy ở chế độ in 2 trang
Lề trang giấy ở chế độ in 1 trang trên 1 mặt giấy

1 2
T T Lề trang giấy ở chế độ in 2 mặt
op op

1: Trang chẵn.
B B 2: Trang lẻ.
ottom ottom 3: Inside: lề
3
trong.

4 4: Outside: lề
ngoài.
Định lề trang in -
Form Edge: khoảng cách dùng để tạo Header và Footer (khoảng cách từ Top/ Bottom đến

29
Header/ Footer )
b. Định khổ giấy in và hướng trang in (Lớp Paper size)
- Paper size: định khổ giấy in, khổ giấy thường dùng là A4 (21x29.7 cm).
- Orientation: định hướng trang in:
 Portrait: hướng in đứng, đây là hướng in mặc nhiên.
 Landscape: hướng in ngang.
- Apply to: áp dụng các lựa chọn trên cho toàn văn bản (Whole Document) hay phần
đang định dạng (This Section) hay từ vị trí con trỏ về sau (This point forward).
Chọn:
- OK nếu muốn áp dụng các xác lập này cho tài liệu hiện hành.
- Default, sau đó chọn Yes nếu nuốn các xác lập này trở thành mặc nhiên, nghĩa là sẽ
áp dụng vào tất cả các tài liệu được tạo từ đó về sau.

H
ƣớng in
đứng

Hƣớng in ngang

Định khổ giấy in và hướng trang in

5.4.4. In trộn (mail merge)


Giả sử Phòng Đào Tạo của một Trường Đại Học X muốn dùng Word để in Giấy Báo

30
Dự Thi cho thí sinh, trên các giấy báo dự thi này sẽ có những phần văn bản tương tự trên
từng thư (ví dụ, các tiêu đề thư, nột dung thư và kết thúc thư), trong khi một số phần văn
bản khác sẽ thay đổi trong mỗi giấy báo (ví dụ, họ tên, số báo danh, ngày sinh,...).
Sẽ rất mất thời gian nếu tạo từng thư một theo thủ công (tức nhập tên của từng thí
sinh trong mỗi Giấy Báo Dự Thi). Sử dụng chức năng Mail Merge trong Word giúp bạn tiết
kiệm thời gian hơn khi thực hiện công việc này.
Mail Merge là chức năng dùng để trộn 2 tập tin lại với nhau. Trong đó: tập tin thứ
nhất chứa dữ liệu nguồn_phần thay đổi (Data Source, như họ tên, số báo danh, ngày
sinh,...), thông thường tập tin này có thể được tạo ra từ Table của Word, hoặc là một bảng
tính trong Excel, hay là Table trong Access,... Tập tin thứ hai là mẫu thƣ_phần cố định
(Form Letter) được thiết kế trong màn hình Word.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC X CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HĐTS NĂM 2002 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------- -----------------

GIẤY BÁO DỰ THI


---------------------
Trường Đại Học X báo tin cho:

- Thí sinh: Sơn Nữ Phà Ca Số báo danh: CTA 01234


- Ngày sinh: 23/05/1978
- Quê quán: Châu Thành - Cần Thơ
- Đối tượng: 5 Khu vực: 1 Phòng thi: 0255A

Đúng 8 giờ 00 ngày 27 tháng 08 năm 2002, có mặt tại phòng thi 0255A Trường Đại
Học X để nghe phổ biến qui chế thi và các thủ tục thi

HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH - ĐẠI HỌC X


============================================================
+ Lịch thi: Chiều 27/08/2002: Toán, Sáng 28/08/2002: Hóa, Chiều 28/08/2002: Lý.
+ Mọi sai sót trên giấy báo thi điều chỉnh tại P.Đào Tạo - Đại Học X trước
27/08/2002.
+ Chú ý: Khi đi nhớ mang theo giấy chứng nhận ưu tiên và các giấy tờ khác.

Ví dụ: Tạo phiếu báo dự thi:


 Cách thực hiện:
Bước 1: Tạo tập tin dữ liệu nguồn (Data Source) bằng chức năng Table của Word:

Hoten Sbd Ngsinh Qquan DT Kvuc Phong GC

31
Sơn Nữ Phà CTA 23/05/1978 Châu Thành 5 1 0255A X
Ca 01234 - Cần Thơ

Trần Thanh CTA 30/08/1980 Phụng Hiệp 8 3 0255A


Vũ 01235 - Cần Thơ

Nguyễn CTA012 02/09/1985 Trà Nóc - 9 2 0254A X


Hoàng Ân 36 Cần Thơ

…….

- Lưu và đóng tập tin này lại với tên là Dulieu.doc


Bước 2:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC X CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HĐTS NĂM 2006 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------- -----------------

GIẤY BÁO DỰ THI


---------------------
Trường Đại Học X báo tin cho:

- Thí sinh:  Số báo danh: 


- Ngày sinh: 
- Quê quán: 
- Đối tượng:  Khu vực:  Phòng thi: 

Đúng 8 giờ 00 ngày 27 tháng 08 năm 2002, có mặt tại phòng thi  Trường Đại Học
X để nghe phổ biến qui chế thi và các thủ tục thi

HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH - ĐẠI HỌC X


============================================================
+ Lịch thi: Chiều 27/08/2002: Toán, Sáng 28/08/2002: Hóa, Chiều 28/08/2002: Lý.
+ Mọi sai sót trên giấy báo thi điều chỉnh tại P.Đào Tạo - Đại Học X trước
27/08/2002.
- Tạo tập tin+chính Khi điDocument)
Chú ý:(Main nhớ mang theo  mẫu thư, tập tin này được tạo bằng Word và có
để làm
thể được trang trí hoa văn, hình ảnh,...
Bước 3: Thực hiện thao tác trộn thư.
- Từ tập tin chính (mẫu thư) được tạo ở bước 2, vào menu Tools/Mail Merge, xuất
hiện hộp thoại Mail Merge Helper :

32
Các bước thực hiện trộn thư
- Click vào nút Create và chọn mục Form Letter.
- Chọn tiếp mục Active Window.
- Click vào nút Get Data và chọn mục Open Data Source.
- Chọn tập tin dữ liệu đã tạo ở bước 1 từ hộp thoại Open Data Source. Word sẽ hiển
thị thông báo đề nghị bạn chỉnh sửa tập tin chính (Edit Main Document).

Thông báo đề nghị chỉnh sửa tập tin chính

33
Bước 4: Sử dụng thanh công cụ Mail Merge để trộn thư.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
12
Thanh công cụ Mail Merge
Ý

nghĩa các nút trên thanh công cụ:

1. Insert Merge Field: Chọn các trường 7. Next Record: Chuyển đến mẫu tin phía
của tập tin dữ liệu để chèn vào mẫu thư. sau.

2. Insert Word Field: Chọn các trường 8. Last Record: Chuyển đến mẫu tin cuối
của Word để chèn vào mẫu thư. cùng.

3. View Merged Data: Xem kết quả trộn 9. Mail Merge Helper: hiện hộp thoại
thư. Mail Merge Helper.

4. First Record: Chuyển về mẫu tin đầu 10. Merge to New Document: thực hiện
tiên. trộn thư, mỗi mẫu tin được in trên một
trang.

5. Previous Record: Chuyển về mẫu tin 11. Merge to Printer: thực hiện trộn thư
phía trước. xuất ra máy in, mỗi mẫu tin được in trên
một trang.

6. Go to Record: Chọn mẫu tin hiện 12. Edit Data Source: Chỉnh sửa tập tin
hành. dữ liệu.

- Chọn các trường của tập tin dữ liệu trong mục Insert Merge Field để chèn vào mẫu
thư theo đúng vị trí (1-8).
- Chọn các trường của Word trong mục Insert Word Field để chèn vào mẫu thư.
Xét ví dụ trên:
o Đặt con trỏ tại vị trí 9.
o Click vào nút Insert Word Field và chọn If… Then… Else, hộp thoại Insert
Word Field xuất hiện, bạn chọn và nhập thông tin theo đúng hướng dẫn.

34
hộp thoại Insert Word Field
Ghi chú:
- Muốn chuyển kết quả ra tập tin thì Click vào nút Merge to New Document trên
thanh Mail Merge, khi đó Word sẽ tự động mở tập tin mới và đưa kết quả vào đó, mỗi mẫu
tin được ghi vào một trang. Nếu muốn lưu tập tin này thì chọn lệnh File/Save.
- Muốn thay đổi tập tin chính (Main document) hay tập tin dữ liệu (Data source) thì
chọn lại lệnh Tools/Mail Merge, hội thoại Mail Merge Helper xuất hiện, chọn nút lệnh Edit
tƣơng ứng để mở tập tin khác.
- Các thành phần nằm trong cặp dấu móc << >> là tên trường (dòng đầu tiên) của tập
tin dữ liệu.
5.5. Các thao tác tạo bảng biểu trong văn bản
5.5.1. Thao tác tạo bảng
Một bảng trong Word là một công cụ rất đa năng để sắp xếp văn bản theo các hàng
(rows) và các cột (columns). Giao của dòng và cột tạo thành ô (cell).
Sử dụng bảng có nhiều thuận lợi hơn so với việc sử dụng điểm dừng Tab. Ví dụ, nếu
một phần văn bản nào đó không vừa khít vào dòng đơn, Word sẽ tạo ra một dòng mới và
tăng chiều cao thêm một hàng (Bảng bên dưới rất khó tạo nếu sử dụng điểm dừng Tab).
Cũng có thể các thao tác định dạng dữ liệu trong các ô, dễ dàng điều chỉnh kích thước
của hàng và cột. Dữ liệu trong bảng có thể được sắp xếp lại theo một trật tự nào đó, có thể
nhấn mạnh (làm nổi) các phần của bảng bằng cách sử dụng Borders và Background
Shading (khung và nền). Khi cần thiết có thể chuyển bảng thành văn bản và ngược lại.
Ký hiệu Ý nghĩa Ký hiệu Ý nghĩa
Left Tab: Văn bản được canh Right Tab: Văn bản được canh
trái so với vị trí điểm Tab. phải so với vị trí điểm Tab.
Decimal Tab: Văn bản được
Center Tab: Văn bản được
canh theo dấu chấm thập phân
canh giữa so với vị trí điểm Tab.
tại vị trí điểm Tab.
Bar Tab: Chèn một vạch dọc trên dòng, nhưng không phải điểm dừng Tab.

Một bảng(Table) của Word trên màn hình

35
 Sử dụng nút Insert Table
- Đặt dấu nháy tại vị trí cần chèn Table.

- Click vào nút Insert Table trên thanh công cụ Standard.


- Drag chọn số hàng và cột cho Table.

Hình 12.2: Tạo bảng


 Sử dụng menu Table/Insert/Table bằng nút công cụ
 Đặt dấu nháy tại vị trí cần chèn Table.
 Chọn menu Table/Insert/Table, xuất hiện
hộp thoại như hình bên.
 Number of Columns: số cột
 Number of rows: số hàng
 AutoFit behavior: tự động điều chỉnh
bảng cho vừa khít với văn bản.
 AutoFormat: dùng để chọn các bảng đã
được định dạng sẵn
 Click OK để tạo bảng.
5.5.2. Định dạng bảng
Tạo bảng bằng menu lệnh
a) Di chuyển con trỏ trong bảng
   : qua trái, phải, lên xuống.
Tab: chuyển đến ô kế tiếp.
Shift + Tab: chuyển đến ô trước đó.
Alt + Home: về ô đầu của dòng hiện hành..
Alt + End: đến ô cuối của dòng hiện hành..
Alt + Page Up: về ô đầu của cột hiện hành..
Alt + Page Down: đến ô cuối của cột hiện hành..
Ghi chú:
 Có thể sử dụng chuột để Click chọn ô cần chuyển tới.
 Khi con trỏ đang ở ô cuối cùng, nếu nhấn phím Tab thì Word sẽ tự động chèn thêm
một dòng mới ở cuối bảng.
 Bật tắt lưới phân cách: Table/ Show (Hide) Gridlines
b) Nhập văn bản vào bảng
Để nhập văn bản vào một ô của bảng, Click vào ô đó và nhập văn bản bình thường.
Chú ý rằng nếu đến biên phải của ô, Word sẽ tự động tách văn bản xuống dòng dưới và tự
động tăng chiều cao lên một hàng để tiếp tục chứa dữ liệu mới. Nếu nhấn Enter trong ô,
Word sẽ chèn thêm một đoạn mới trong ô.
Hiệu chỉnh và định dạng văn bản trong ô bằng cách sử dụng các kỹ năng định dạng và
hiệu chỉnh đã nêu trong các chương trước.

36
c) Chọn hàng, cột và ô

Click vào
đây để chọn một
dòng

Click vào đây để chọn một


cột

Click vào đây để chọn


một ô

Cách chọn một hàng, cột và ô

Để chọn nhiều hàng, cột hoặc ô thì Drag chuột theo cách trên.
d) Chèn hàng, cột và ô
a. Chèn hàng
 Chọn số hàng cần chèn.

 Click vào nút Insert Rows ; hoặc R_Click, chọn Insert Rows.
Lưu ý: hàng được chèn vào sẽ nằm phía trên của hàng được chọn.
b. Chèn cột
 Chọn số cột cần chèn.

 Click vào nút Insert Columns ; hoặc R_Click, chọn Insert Columns.
Lưu ý: cột được chèn vào sẽ nằm phía bên trái của cột được chọn.
c. Chèn ô
 Chọn số ô cần chèn.

 Click vào nút Insert Cells , xuất hiện hộp thoại:

Các ô mới chèn vào sẽ đẩy ô hiện hành sang phải
Các ô mới chèn sẽ đẩy ô hiện hành xuống dưới
ChènHình
hàng12.2:
và đẩy
Tạohàng
bảnghiện
bằnghành xuống dưới
menu
Chèn cột và đẩylệnh
cột hiện hành sang phải

Chèn thêm ô

37
d. Dùng menu Table/Insert
 Xác định số hàng, số cột hoặc số ô cần chèn
 Chọn menu Table/Insert, xuất hiện menu đối tượng:

Chèn bảng
Chèn cột, cột được chèn vào sẽ nằm ở bên trái
Chèn cột, cột được chèn vào sẽ nằm ở bên phải
Chèn hàng, hàng được chèn vào sẽ nằm ở phía trên
Chèn hàng, hàng được chèn vào sẽ nằm ở phía dưới
Chèn ô
Chèn bảng, hàng, cột , ô bằng menu

e) Xóa bảng, hàng, cột và ô


a. Xóa hàng
 Chọn số hàng cần xóa.
 R_Click, chọn Delete Rows.
b. Xóa cột
 Chọn số cột cần xóa.
 - R_Click, chọn Delete Columns.
c. Xóa ô
 Chọn số ô cần xóa.
 R_Click, chọn Delete Cells.

Xoá các ô đã chọn và đẩy các ô bên phải sang trái


Xoá các ô đã chọn và đẩy các ô phía dưới lên trên
Xoá hàng và đẩy các hàng ở dưới lên trên
Xoá cột và đẩy các cột ở bên phải sang trái

Xoá ô

d. Dùng menu Table/ Delete


 Xác định số hàng, số cột hoặc số ô cần xoá hoặc đặt trỏ vào ô bất kỳ nếu xoá bảng.
 Chọn menu Table/Delete, xuất hiện menu đối tượng:

Xoá bảng
Xoá cột và đẩy các cột ở bên phải sang trái
Xoá hàng và đẩy các hàng ở dưới lên trên

38
Xoá ô

Xoá bảng, hàng, cột , ô bằng menu

f) Điều chỉnh kích cỡ của các ô


a. Điều chỉnh chiều cao của hàng

Drag chuột
vào đây
Điều chỉnh chiều cao của hàng

b. Điều chỉnh độ rộng của cột


Drag chuột vào đây

Điều chỉnh độ rộng của cột


a. Dùng menu Table/ Table Properties
 Lớp Table: cho phép canh lề cho
bảng, chọn đường viền và tô màu,
chọn vị trí đặt bảng, …
 Lớp Row: cho phép thay đổi độ cao
của hàng.
 Lớp Column: cho phép thay đổi độ
rộng của cột.
 Lớp Cell: cho phép thay đổi kich
thước của ô, canh lề dữ liệu trong
ô.

Thay đổi thuộc tính cho bảng


Ghi chú:
 D_Click trên đường lưới (Gridline) bên phải của cột để tự động điều chỉnh
39
(AutoFit) độ rộng của cột cho vừa với kích thước văn bản.
 Tự động điều chỉnh (AutoFit) độ rộng của cột cho toàn bảng vừa với kích thước
văn bản: chọn toàn bộ bảng, sau đó D_Click trên đường lưới (Gridline) bên phải
của bất kỳ cột nào.
g) Di chuyển và điều chỉnh kích cỡ của bảng

Di chuyển bảng: Drag vào đây

Drag vào đây để điều chỉnh


kích cỡ của bảng

Di chuyển và điều chỉnh kích cỡ của bảng

h) Ghép ô và tách ô
a. Ghép ô
 Chọn các ô muốn ghép.
 Chọn lệnh Table/Merge Cells; hoặc R_Click/ Merge Cells
b. Tách ô
 Chọn các ô cần tách.
 Chọn lệnh Table/Split Cells; hoặc R_Click/
Split Cells, xuất hiện hộp thoại:
Number of columns: số cột được tạo thành.
Number of rows: số hàng được tạo thành.
Merge cells before split: trộn ô trước khi tách.

i) Tách bảng và ghép bảng Tách ô


a. Tách bảng
Đặt con trỏ nằm trên dòng cần tách (dòng đầu tiên của bảng mới) và chọn lệnh
Table/Split Table; hoặc gõ tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter.
b. Ghép bảng

40
Xoá bỏ các dòng trống giữa hai bảng thì các bảng sẽ được ghép lại.
j) Điền số thứ tự cho bảng
Chọn cột muốn điền số thứ tự và chọn lệnh Format/Bullets and Numbering hoặc
Click vào nút Numbering trên thanh Formating (tương tự như đối với văn bản thường).
5.6. Sắp xếp dữ liệu trong bảng và tính toán
- Dữ liệu chứa trong Table có thể được sắp xếp theo một trật tự nào đó tùy theo yêu
cầu của người sử dụng. Word cho chọn tối đa 3 cột để làm cơ sở cho sự sắp xếp (gọi là các
khóa sắp xếp). Khóa thứ nhất được ưu tiên sắp xếp trước, nếu giá trị trong khóa thứ nhất
bằng nhau thì sắp xếp theo khóa thứ 2, nếu giá trị trong khóa thứ nhất và khóa thứ 2 bằng
nhau thì sắp xếp theo khóa thứ 3. Trong mỗi khóa ta có thể chọn sắp xếp tăng (Ascending)
hoặc giảm (Descending).
 Sử dụng menu Table/Sort
 Quét chọn khối cần sắp xếp dữ liệu.
 Chọn menu Table/Sort, xuất hiện hộp thoại:
Sort By: khóa sắp xếp thứ
nhất (khóa chính).
Then By: khóa sắp xếp thứ
2, 3 (khóa phụ).
Header Row: thông báo
cho Word biết vùng dữ liệu đã
chọn có dòng tiêu đề.
No Header Row: thông
báo cho Word biết vùng dữ liệu
đã chọn không có dòng tiêu đề.
Option: cho phép thay đổi
các tuỳ chọn khi sắp xếp dữ liệu.
 Chọn có/ không có dòng
tiêu đề. Sắp xếp dữ liệu trong Table

 Chọn các khoá sắp xếp và thứ tự sắp tương ứng với khoá.
 Click chọn OK để sắp xếp dữ liệu trong bảng.

 Sử dụng nút Sort Ascending và Sort Descending trên thanh công cụ


Tables And Borders
- Đặt con trỏ vào cột cần sắp xếp

- Click vào nút Sort Ascending để sắp xếp tăng; hoặc Sort Descending để sắp
xếp giảm.
k) Lặp lại tiêu đề bảng trên mỗi trang
Khi bảng có nhiều hàng và nằm trên nhiều trang liên tục, khi sang trang thì hàng tiêu
đề của bảng sẽ không được lặp lại. Muốn cho Word tự động lặp lại hàng tiêu đề trên đầu
của mỗi trang thì thực hiện như sau:
- Chọn các hàng cần lặp lại trên mỗi trang, bắt đầu là hàng đầu tiên của bảng.
- Chọn lệnh: Table/Heading Rows Repeat.
41
l) Thực hiện các phép tính trong bảng
Chức năng chính của Word là dùng để soạn văn bản nên việc tính toán bị hạn chế rất
nhiều so với phần mềm chuyên nghiệp như EXCEL. Tuy nhiên ta có thể thực hiện các phép
tính đơn giản như: cộng, trừ, nhân, chia, tính tổng, tính trung bình, …
Quy ƣớc tên gọi của các ô trong bảng:

A1 B1 C1 D1

A2 B2 C2 D2

A3 B3 C3 D3

 Tên cột: cột đầu tiên là cột A, kế tiếp là B, C, D, …


 Tên hàng: hàng đầu tiên là hàng 1, kế tiếp là 2, 3, 4, …
 Tên ô: giao giữa cột và hàng. Ví dụ: giao của cột C và hàng 2 là ô C2.
 Cách thực hiện:
 Đặt con trỏ tại ô cần tính toán và chọn
lệnh Table/Formula
 Công thức bắt đầu bởi dấu =
 Nhập trực tiếp hàm cần tính vào ô
Formula hoặc chọn hàm được liệt kê
trong hộp Paste Function.
 Tham số của hàm có thể do Word tự
động đề nghị (ABOVE, BELOW,
LEFT, RIGHT) hoặc có thể được đưa
vào bằng tên ô Thực hiện các phép tính
 Chọn dạng hiển thị số tại mục Number Format.
 Click chọn OK để thực hiện.
Ghi chú: ta có thể tính toán cho các ô còn lại có cùng phép tính bằng cách:
 Sao chép công thức vừa tính được đến các ô khác.
 Chọn các công thức vừa được sao chép.
 Nhấn phím F9 để cập nhật lại giá trị mới.
m) Các định dạng cơ bản trên bảng
Sau khi tạo bảng xong, để trang trí thêm cho bảng bạn có thể vẽ thêm bảng khác trong
bảng hiện tại, kẻ đường viền và tô nền, thay đổi hướng và canh lề cho văn bản trong ô...
Các thao tác định dạng nêu trên có thể được thực hiện bằng thanh công cụ Tables And
Borders.

42
Bật/ tắt thanh công cụ: View/ Toolbars/ Tables And Borders

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
18

Thanh công cụ Tables And Borders

Ý nghĩa các nút trên thanh công cụ:

1. Draw Table: Vẽ bảng. Vẽ các Gridline


10. Split Cells: Chia ô
của bảng

11. Align: Chọn kiểu canh lề của văn bản


2. Eraser: Xóa các Gridline
trong ô

12. Distribute Rows: Đặt các hàng bằng


3. Line Style: Chọn kiểu đường biên
nhau

13. Distribute Columns: Đặt các cột bằng


4. Line Weight: Độ dáy nét
nhau

14. Table AutoFormat: Định dạng bảng tự


5. Border Color: Chọn màu đường biên
động

15. Change Text Direction: Thay đổi


6. Borders: Gán hoặc xóa các biên
hướng văn bản

7. Shading Color: Màu nền 16. Sort Ascending: Sắp xếp tăng.

8. Insert: Chèn bảng, hàng, cột hoặc ô 17. Sort Descending: Sắp xếp giảm.

9. Merge Cells: Nối các ô 18. AutoSum: tự động tính tổng

a. Kẻ khung và tô màu nền cho bảng


- Chọn các ô cần kẻ khung và tô nền.
- Dùng các nút thứ 5, 6 và 7 để kẻ khung và tô màu nền cho bảng.
Lưu ý: Có thể kẻ khung và tô màu nền cho bảng bằng chức năng Borders and
Shading trong menu Format
b. Canh lề cho văn bản trong ô
- Chọn các ô cần canh lề.
- Chọn nút thứ 11 (Align) hoặc R_Click bên trong khối chọn tiếp mục Cell Alignment,
chọn tiếp kiểu cần canh lề.
c. Thay đổi hướng văn bản
- Chọn các ô cần đổi hướng.
- Chọn nút thứ 15 (Change Text Direction) hoặc R_Click bên trong khối chọn tiếp

43
mục Text Direction hoặc vào menu Format/ Text
Direction.
n) Chuyển văn bản thành bảng
Giả sử có đoạn sau, với khoảng cách giữa các
cột là một phím Tab. Bây giờ muốn chuyển văn
bản trên thành bảng có 4 hàng và 3 cột. Canh lề cho văn bản

 Cách thực hiện:


 Chọn khối văn bản muốn chuyển thành
bảng.
 Chọn lệnh Table/ Convert/ Text to Table,
Word sẽ phân tích văn bản được chọn và
đề nghị số cột (Number of columns), số
hàng (Number of rows). Nếu không đồng
ý thì có thể chọn lại.
 Separate text at: chọn dấu phân cách văn
bản, Word dựa vào đó để phân chia số cột,
số hàng.
Paragraphs: dựa vào đoạn văn bản, mỗi
đoạn tạo thành một ô.
Tabs: dựa vào ký hiệu Tab.
Commas: dựa vào ký hiệu dấu phẩy (,).
Others: dựa vào ký hiệu khác do bạn tự
nhập vào. Chuyển văn bản thành bảng
 Click OK để thực hiện.

o) Chuyển bảng thành văn bản


Lệnh Table/ Convert/ Table to Text sẽ chuyển dữ liệu
trong các ô của bảng thành văn bản, nghĩa là nó thực hiện
công việc ngược lại với lệnh Table/ Convert/ Text to Table.
 Cách thực hiện:
 Chọn khối có dữ liệu cần chuyển thành văn bản.
 Chọn lệnh Table/ Convert/ Table to Text.
 Separate text with: chọn dấu phân cách văn bản tạo Chuyển bảng thành văn
thành. Click OK để thực hiện. bản

44
5.7. Chèn thêm đối tƣợng vào văn bản
Chèn ký tự đặc biệt
Cách làm:
+ Nhấn vào Insert/Symbol
+ Cửa sổ symbol xuất hiện, nhấn chọn Font và ký tự cần
+ Chọn xong nhấn Insert để chèn ký tự đó vào vị trí con trỏ chuột bạn đang đặt.

Chèn hình ảnh


Cách làm:
+ Nhấn vào Insert/Picture
Clip Art = hình nghệ
thuật
From File= chèn ảnh từ 1 file trên máy
AutoShape = chèn hình vẽ
……

45
5.8. Tạo số trang - tiêu đề, hạ mục
Chèn (tạo) tiêu đề đầu hoặc cuối trang
Cách làm: vào View/Header and Footer
Khi đó con trỏ chuột sẽ nháy trên Header, đánh nội dung vào.
Nếu muốn tạo tiêu đề cuối trang thì di chuột xuống cuối trang và nhấn trái chuột vào
khung Footer

Chèn (tạo) số trang


Cách làm: vào Insert/Page Numbers
Khi đó cửa sổ Numbers xuất hiện
Ta thực hiện chọn như sau

46
Bài tập:
1: Tạo văn bản với các tab
2: Tạo văn bản với các bảng dữ liệu
3: Tạo văn bản với các header và footer
4: Tạo văn bản và thực hiện cách trộn thư

Chƣơng 6. Phần mềm Bảng tính Excel


6.1. Khởi động Excel - Giới thiệu bảng tính
Khởi động Excel
Cách 1: Chọn lệnh Start / Programs / Microsoft Excel
Start / All Programs / Microsoft Office / Microsoft Office Excel
Cách 2: D_Click vào biểu tượng Microsoft Excel trong màn hình nền (Desktop).
Cách 3: D_Click lên tập tin Excel có sẵn trong máy (*.xls). Tập tin sẽ tự động gọi
chương trình excel trước và sau đó mở luôn file excel đó.
Thoát khỏi Microsoft Excel
Cách 1: Click vào nút Close .
Cách 2: Chọn lệnh File/ Exit.
Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Alt + F4.
6.2. Cách tạo lập bảng tính
Tập tin của Excel có phần mở rộng .XLS. Các thao tác mở file, đóng file, lưu file tương tự
như Word.

47
Địa Kết
chỉ của ô nối vào
hiện hành trang web
Online của
Microsoft
Office

6.3. Định dạng dữ liệu trong bảng tính

6.3.1 Định dạng bảng tính


Định dạng hiển thị dữ liệu số
- Chọn vùng dữ liệu cần định dạng.
- Chọn menu Format/ Cells/
Number.
- Chọn quy định cách thể hiện số
cho dữ liệu trong hộp thoại Format
Cells.
Dữ liệu số khi nhập vào một ô trên
bảng tính sẽ phụ thuộc vào 2 thành phần:
Loại (Category) và Mã định dạng
(Format code). Một số có thể hiển thị
theo nhiều loại như Number, Date,
Percentage,... Trong mỗi loại lại có nhiều
cách chọn mã định dạng.
Chọn loại thể hiện ở khung
Category:

Định dạng hiển thị dữ liệu số


Thể loại Công dụng Ví dụ

General Định dạng số mặc định, canh phải, giữ nguyên dạng ban 15.75

48
đầu khi nhập vào. 15234

Định dạng số năng động có thể được hỗ trợ bằng các dấu
3.14159
Number phẩy, số chữ số thập phân tùy ý và màu hay dấu ngoặc đơn
(1,234.57)
(cho các số âm).

Định dạng tiền tệ, như dấu đô la, các ký hiệu tiền tệ khác,
$15.25
Currency số chữ số thập phân tùy ý và màu hay dấu ngoặc đơn (cho
VND 500
các số âm).

Định dạng tiền tệ đặc biệt được thiết kế để canh các cột
$75.50
Accounting theo các dấu thập phân của giá trị tiền tệ. (Ký hiệu tiền tệ
$5.50
xuất hiện dọc theo các cạnh trái của ô).

Định dạng ngày tháng chung, ngày tháng được hiển thị theo 09/12/2003
Date
một số kiểu tiêu chuẩn. Sep-12-03

Định dạng giờ chung, giờ được hiển thị theo một số kiểu 2:30 PM
Time
tiêu chuẩn. 14:30:20

Một cách định dạng mà các giá trị trong các ô được chọn 184%
Percentage
được nhân với 100 và kết quả hiển thị với biểu tượng %. 24.152%

Fraction Kiểu định dạng dưới dạng phân số. 1/5

Định dạng số khoa học, sử dụng ký hiệu mũ cho các số có 1.25E+3


Scientific
quá nhiều chữ số. 2.0E-2

Một định dạng coi số như văn bản (dữ liệu sẽ được canh 0123
Text
trái trong ô). 00112

9810-123
Special Bộ các dạng hữu ích, bao gồm: Zip Code, Phone Number ...
12-34-56

Một danh sách các dạng tiêu chuẩn hay bất cứ dạng tuỳ INV-0075
Custom
chọn nào mà bạn cần (như mô tả trong hộp thoại trên). 25/12/2003

Ta có thể định dạng nhanh cách hiển thị số bằng cách sử dụng các nút trên thanh công
cụ Formatting:

1. Định dạng kiểu tiền tệ.


1
2. Định dạng kiểu phần trăm.
2
3. Định dạng kiểu ngăn cách phần ngàn, triệu, ...
3
4 4. Tăng thêm một số lẻ thập phân.
5 5. Giảm bớt một số lẻ thập phân.
 Cách thay đổi đơn vị tiền tệ dùng trong Excel:
Để thay đổi đơnSửvịdụng cácdùng
tiền tệ nút trên
trongthanh
ExcelFormatting
và các ứng dụng Windows khác, chọn lệnh
Start/ Settings/ Control Panel/ Regional and Language Options

49
Trong lớp Regional Options, Click chọn lệnh Customize, Chọn lớp Currency, xuất hiện
hộp thoại
Nhập ký hiệu tiền tệ mới trong mục Currency Symbol.
Click chọn lệnh Apply.

Canh lề dữ liệu trong ô


Sự phân bố dữ liệu trong một ô
phụ thuộc vào 3 thành phần: phân bố
Thay đổi đơn vị tiền tệ
1. Horizontal
2. Vertical
3. Merge and
Center
4. Orientation 3
1

Sự phân bố dữ liệu trong một ô


ngang (Horizontal), phân bố dọc (Vertical) và hướng thể hiện dữ liệu (Orientation).
- Chọn vùng dữ liệu cần định dạng.
- Chọn lệnh Format/ Cells/ Chọn lớp Alignment, xuất hiện hộp thoại:

50
1
2
3
4
5

1. Canh trái
2. Canh giữa
3. Canh phải
4. Canh đều
5. Trộn ô và canh giữa

Định dạng sự phân bố dữ liệu trong một ô

Horizontal: phân bố ngang. Vertical: phân bố dọc.


- General : dạng mặc nhiên. - Top : canh lề trên.
- Left : canh lề trái. - Center : canh lề giữa.
- Center : canh lề giữa. - Bottom : canh lề dưới.
- Right : canh lề phải. - Justify : canh trên dưới.
- Fill : lấp dữ liệu đầy ô. Text control: điều chỉnh dữ liệu.
- Justify : canh đều trái phải. - Wrap text : nằm chung trong ô.
- Center across selection: canh giữa vùng - Shrink to fit: canh vừa với ô.
được chọn - Merge cells: nhóm các ô lại.

Orientation: Chọn hướng thể hiện dữ liệu

Định dạng ký tự
Dữ liệu trong ô có thể định dạng ký tự theo các thành phần: Font (kiểu chữ), Font Style
(loại nghiêng, đậm, gạch dưới ...), Size (kích cỡ chữ), và Effects (hiệu ứng).
Chọn lệnh Format/ Cells/ Chọn lớp Font, bạn chọn thay đổi các thành phần tương tự
như với hộp thoại Font của Word.
Ghi chú:
Có thể định dạng nhanh việc canh lề và định định dạng ký tự bằng cách sử dụng các nút
công cụ trên thanh Formatting hoặc phím gõ tắt tương ứng.

Kẻ khung cho bảng tính

51
Một tính năng hữu ích để làm nổi bật những thông tin cụ thể trong một bảng tính thêm
các đường viền (Border) cho các ô quan trọng.
Chọn lệnh Format/ Cells/ Chọn lớp Border
+ Chọn kiểu đường kẻ trong mục
Style.
+ Chọn màu đường kẻ trong mục
Color.
+ Chọn vẽ khung:
Presets:
None: bỏ đường kẻ.
Outline: kẻ xung quanh.
Inside: kẻ đường bên trong.
Border : Kẻ trên, dưới, ...

Ghi chú:
Có thể Click chọn vẽ hay bỏ
khung trực tiếp trong khung hiển thị Kẻ khung cho bảng tính
của hộp thoại.
Tạo đường viền nhanh bằng cách sử dụng thanh
công cụ.
- Xác định khối cần định dạng.
- Chọn nút Border trên thanh công cụ định dạng
(Formatting).
- Chọn dạng đường kẻ thích hợp.
Kẻ khung nhanh

Tô màu nền cho bảng tính


Để tạo hiệu quả bổ sung cho các
đường viền đã được vẽ, bạn có thể dùng
nhãn Patterns trong hộp thoại Format
Cells để tô màu nền cho nhiều ô trong
bảng tính.
Chọn lệnh Format/ Cells/ Chọn lớp
Patterns
- Chọn màu nền trong mục Color.
- Chọn mẫu màu nền trong mục hộp
liệt kê thả Pattern.

Tô màu nền cho bảng tính


 Tô màu nền nhanh: Sử dụng
thanh công cụ.
52
Xác định khối cần định dạng.
Chọn nút Fill Color trên thanh công cụ định dạng
(Formatting).
Chọn màu nền thích hợp.

Sao chép định dạng bằng nút Format Painter


Đôi khi bạn cần sao chép định dạng từ một này sang Tô màu nền nhanh
các ô khác mà không sao chép dữ liệu trong ô. Ví dụ như cần sao chép Font chữ, Size chữ,
kiểu chữ (Bold, Italic), đường viền, màu nền, ... Để thực hiện được việc này, bạn có thể sử
dụng nút Format Painter . Thực hiện theo các bước sau:
Chọn ô có định dạng cần sao chép.

Click vào nút Format Painter


Chọn các ô mà bạn muốn sao chép định dạng.
6.3.2 Sao chép, hủy bỏ định dạng
Để sao chép định dạng trong Excel ta làm như Word
6.3.3 Sử dụng Style
6.4. Thao tác sao chép, di chuyển dữ liệu.
6.4.1. Sao chép và di chuyển dữ liệu
Sử dụng chức năng Copy và Paste để sao chép dữ liệu
- Chọn vùng dữ liệu nguồn cần sao chép.

- Vào menu Edit/ Copy; hoặc nhấn Ctrl + C; hoặc Click vào nút Copy .
- Di chuyển con trỏ ô đến ô đầu tiên của vùng đích.

- Vào menu Edit/ Paste; hoặc nhấn Ctrl + V; hoặc Click vào nút Paste .
6.4.2. Chèn xoá ô cột, hàng
a. Thêm hàng (Row)
+ Chọn các hàng mà tại đó muốn chèn thêm hàng mới vào.
+ Vào menu Insert/ Rows; hoặc R_Click, chọn Insert.
Lưu ý: Hàng mới được thêm vào sẽ đẩy hàng được chọn xuống phía dưới.
b. Thêm cột (Column)
+ Chọn các cột mà tại đó muốn chèn thêm cột mới vào.
+ Vào menu Insert/ Columns; hoặc R_Click, chọn Insert.
Lưu ý: cột mới được thêm vào sẽ đẩy cột được chọn sang bên phải.
c. Thêm ô mới
+ Chọn các ô hoặc đưa con trỏ đến ô mà tại đó muốn chèn các ô trống vào.

53
+ Vào menu Insert/ Cells; hoặc R_Click, chọn Insert..., xuất hiện hộp thoại sau:

1. Chèn 1 ô hoặc nhiều ô, dữ liệu của


ô hiện hành bị đẩy sang phải.
1
2. Chèn 1 ô hoặc nhiều ô, dữ liệu của 2
ô hiện hành bị đẩy xuống dưới.
3
3. Chèn hàng. 4
4. Chèn cột.

Thêm ô mới

6.4.3. Áp dụng toán học trong bảng tính (địa chỉ tƣơng đối, tuyệt đối). Cách sử
dụng các hàm
 Địa chỉ tƣơng đối
- Qui ƣớc viết: <tên cột><chỉ số hàng>, chẳng hạn A1, B2, ...
- Trong quá trình sao chép công thức thì các địa chỉ này sẽ tự động thay đổi theo
phương, chiều để bảo tồn mối quan hệ tương đối.
Ví dụ: Giả sử ô C3 có công thức =A1+1, trong đó ô A1 gọi là ô liên hệ.
Ô C3 có mối liên hệ với ô A1 như sau:
C3 cách A1 hai cột về phía trái
=A
và C3 cách A1 hai dòng về phía trên. 1+1
Mối liên hệ này phải được bảo tồn khi sao =B3
chép công thức tại ô C3 đến địa chỉ khác. +1
Khi sao chép công thức này tới ô D5 thì công
thức tại D5 có dạng giống công thức tại C3 nhưng Địa chỉ tương đối
địa chỉ đã thay đổi, ô liên hệ trong công thức tại ô
D5 là ô cách D5:
Hai cột về phía trái  cột B
Hai dòng về phía trên  dòng 3
Như vậy công thức tại ô D5 phải là =B3+1
 Địa chỉ tuyệt đối
- Qui ƣớc viết: $<tên cột>$<chỉ số hàng>, chẳng hạn $A$1, $B$2, ...
- Khi sao chép công thức thì các địa chỉ loại này sẽ không bao giờ thay đổi.
Ví dụ: Giả sử ô C3 có công thức =$A$1+1
Khi sao chép công thức này tới ô D5 thì =$
công thức tại D5 vẫn là =$A$1+1 A$1+1
=$A
$1+1

Địa chỉ tuyệt đối

54
 Địa chỉ bán tuyệt đối (địa chỉ hỗn hợp)
- Qui ƣớc viết: cột tuyệt đối: $<tên cột><chỉ số hàng>
hàng tuyệt đối: <tên cột>$<chỉ số hàng>, chẳng hạn $A1, B$2, ...
- Khi sao chép công thức thì các địa chỉ loại này chỉ thay đổi ở thành phần tương đối
còn thành phần tuyệt đối thì không thay đổi.
Ví dụ:

=A$ =$A
1+1 1+1

=B$ =$A
1+1 3+1

Địa chỉ hỗn hợp

Ghi chú : Có thể sử dụng phím F4 để luân chuyển giữa các loại địa chỉ trên.

=
$C$3

= =
C3 C$3

=
$C3
Chuyển đổi giữa các loại địa chỉ

Sử dụng hàm: = TÊN HÀM ([Danh sách đối số])


6.4.4. Một số hàm thƣờng dùng (Sum, If, Average, Max, Min, Rank, Int, Mod,
Round, Left, Right, Upper, Lower, Len, Rept...)
Cú pháp Ý nghĩa và ví dụ
Trả về giá trị tuyệt đối của một số thực.
ABS(number)
=ABS(12 - 20)  8
Trả về số nguyên lớn nhất không vượt quá
number.
INT(number)
=INT(5.6)  5
=INT(-5.6)  6
Trả về số dư của phép chia nguyên number
cho divisor (number, divisor là các số
MOD(number, divisor) nguyên).
=MOD(5, 3)  2
Làm tròn trên tới một số nguyên lẻ gần nhất.
ODD(number) =ODD(3.6)  5
=ODD(-2.2)  -3
PRODUCT(number1, number2, ...) Tính tích của các giá trị trong danh sách tham

55
số.
=PRODUCT(2, -6, 3, 4)  -144
Trả về một số ngẫu nhiên trong khoảng từ 0
RAND( ) đến 1.
=RAND( )  Số ngẫu nhiên
Làm tròn số number với độ chính xác đến
num_digits chữ số thập phân.
ROUND(number, num_digits)
=ROUND(5.13687, 2)  5.14
=ROUND(145.13687, -2)  100
Tính căn bậc 2 của một số dương number.
SQRT(number)
=SQRT(36)  6
Tính tổng của các giá trị trong danh sách
SUM(number1, number2, ...) tham số.
=SUM(2, -6, 8, 4)  8
Tính tổng các ô thỏa mãn điều kiện.
- range: vùng mà điều kiện sẽ được so sánh.
- criteria: chuỗi mô tả điều kiện. Ví dụ: "10",
">15", "<20", …
- sum_range: vùng được tính tổng. Các ô
trong vùng này sẽ được tính tổng nếu các ô
SUMIF(range, criteria [, sum_range])
tương ứng trong vùng range thỏa điều kiện.
Nếu không có sum_range thì vùng range sẽ
được tính.
=SUMIF(C4:C12, “>=6”, F4:F12)
=SUMIF(C4:C12, “>=6”)
=SUMIF(B4:B12, “NV”, G4:G12)

6.5. Làm việc với các vùng - làm việc với các tệp bảng tính, in ấn

1. Chọn toàn bộ bảng tính. 3. Chọn hàng. 5. Chọn dãy ô không liên tục.
2. Chọn cột. 4. Chọn dãy ô liên tục.

56
Loại vùng Cách chọn
Vùng chỉ một ô Click vào ô cần chọn.
- Mouse: Drag từ ô đầu đến ô cuối của vùng.
- Keyboard: Đưa con trỏ về ô đầu tiên, nhấn giữ phím
Vùng nhiều ô liên tục Shift kết hợp với các phím mũi tên.
- Mouse + Keyboard: Đưa con trỏ ô về ô đầu tiên, nhấn
giữ Shift, Click vào ô cuối của vùng.
Nhiều ô cách khoảng Giữ phím Ctrl, Click chọn từng ô.
Nhiều vùng cách khoảng Giữ phím Ctrl, Drag chọn lần lượt từng vùng.
Click vào tên cột cần chọn, Drag tiếp đến cột cuối (nếu
Nguyên cột
chọn nhiều cột).
Click vào chỉ số hàng, Drag tiếp đến hàng cuối (nếu chọn
Nguyên dòng
nhiều hàng).
Click vào nút đầu tiên giao giữa thanh chứa tên cột và
Toàn bộ Sheet
thanh chứa số của hàng; hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + A.
D_Click vào ô cần chọn (hoặc Đặt trỏ vào ô, gõ phím F2),
Một phần của ô
sau đó chọn giống như chọn văn bản thông thường.
6.6. Đồ thị trong Excel - chèn các đồ hoạ vào trong bảng tính
Một biểu đồ trong Excel được tạo ra từ dữ liệu trong bảng tính hiện hành. Vì vậy trước
khi xây dựng biểu đồ bạn cần tạo bảng tính có chứa các dữ liệu cần thiết bằng cách nhập dữ
liệu trực tiếp hoặc sử dụng các hàm Excel để tính.
Ví dụ như số liệu trong bảng THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG SINH VIÊN theo từng năm học,
hay dữ liệu cho các ĐỒ THỊ TOÁN HỌC dưới đây:

A B C D E F G

1THỐNG KÊ SỐ LƢỢNG SINH VIÊN ĐỒ THỊ TOÁN HỌC

3NĂM TIN HỌC ĐIỆN TỬ CAO ĐẲNG x Y1=2x2-6 Y2=x+7

41992 100 54 0 -4 26 3

51993 154 53 45 -3 12 4

61994 96 38 60 -2 2 5

71995 145 78 80 -1 -4 6

81996 166 93 128 0 -6 7

91997 173 75 160 1 -4 8

1
0 1998 154 94 245 2 2 9

57
1
1 Cộng: 988 485 718 3 12 10

1
2 4 26 11

Yêu cầu:
Dùng biểu đồ dạng cột để biểu diễn số lượng sinh viên các ngành theo từng năm học.
Dùng biểu đồ Pie để so sánh tổng số sinh viên của 3 ngành từ năm 92-98.
Dùng biểu đồ XY(Scatter) để vẽ đồ thị cho các hàm số Y1=2x2–6 và Y2= x+7 trên cùng
một hệ trục toạ độ XY.
Các thao tác tạo biểu đồ
Ví dụ: Thực hiện yêu cầu (a): biểu diễn số lượng sinh viên các ngành theo từng năm.

- Vào menu Insert/Chart hoặc Click vào nút Chart Wizard trên thanh Standard.
- Thao tác qua 4 bước của Chart Wizard như sau:
Bƣớc 1 (Step 1 of 4 - Chart Type): chọn loại biểu đồ.

Chọn Chọn
loại biểu biểu đồ con
đồ trong loại

Chọn loại biểu đồ cần dùng


Bƣớc 2 (Step 2 of 4-Chart Source Data): Chọn vùng dữ liệu.
– Lớp Data Range
+ Data Range: vùng dữ liệu dựng biểu đồ.
+ Series in: dữ liệu của từng đối tượng nằm theo hàng (Row) hay cột (Column)

58
Vùng dữ liệu dựng biểu đồ Vùng dữ liệu từng thành phần
– Lớp Series : vùng dữ liệu từng thành phần trong biểu đồ
+ Series: mỗi tên trong danh sách xác định một dãy số liệu trong biểu đồ (sinh viên mỗi
ngành). Dữ liệu tương ứng được định nghĩa trong hộp Name và Values
+ Name: tên cho dãy số liệu của đối tượng được chọn trong danh sách Series, là địa chỉ
ô tiêu đề của dãy số liệu, nếu không có thì thì hộp Name sẽ trống, khi đó bạn phải tự nhập tên
vào.
Chú ý: những tên (name) này sẽ là nhãn cho chú giải (Legend) để xác định mỗi dãy số
liệu trong biểu đồ.
+ Values: địa chỉ của dãy số liệu của đối tượng được chọn trong danh sách Series.
+ Nút Add: Thêm dãy số liệu mới.
+ Nút Remove: Xóa dãy số liệu không dùng trong biểu đồ.
+ Category(X) axis labels: Vùng dữ liệu làm tiêu đề trục X.
Bƣớc 3 (Step 3 of 4-Chart Options):
xác định các tùy chọn cho biểu đồ.
Titles: Đặt các tiêu đề cho biểu đồ.
+ Chart title: tiêu đề biểu đồ.
+ Category(X) axis: tiêu đề trục X.
+ Value (Y) axis: tiêu đề trục Y.
Axes: Tùy chọn cho các trục toạ độ
(X, Y, ...).
Gridlines: Tùy chọn cho các đường
lưới.
Legend: Tùy chọn cho phần chú giải.
Data Label: thêm hoặc bỏ các nhãn Các tùy chọn cho biểu đồ

59
dữ liệu cho các thành phần của biểu đồ.
Data Tabel: Thêm bảng dữ liệu nguồn vào biểu đồ.

Bƣớc 4 (Step 4 of 4-Chart


Location): xác định vị trí đặt biểu
đồ.
As new sheet: tạo một
Sheet mới chỉ chứa biểu đồ.
As object in: chọn Sheet để
đặt biểu đồ.
Click vào nút lệnh Finish
để hoàn thành việc tạo biểu đồ.
Xác định vị trí đặt biểu đồ
Các biểu đồ minh hoạ
theo số liệu bảng tính và các yêu cầu ở trên

60
(a) Số lượng SV các ngành theo từng năm

(b) So sánh tổng số SV của 3 ngành (c) Đồ thị các


hàm số toán học

Chỉnh sửa biểu đồ


Sau khi dựng xong biểu đồ theo 4 bước nêu trên, bạn có thể chỉnh sửa lại biểu đồ bằng
cách thay đổi các thông số như: thay đổi loại biểu đồ, vùng dữ liệu, hiệu chỉnh các tiêu đề, ...
tương ứng với các bước đã thực hiện để dựng biểu đồ.
Cách thực hiện
Click chọn biểu đồ cần chỉnh sửa, khi đó menu Data sẽ
chuyển thành Chart. 1
Chọn bước cần chỉnh sửa trong menu Chart (hoặc R_Click 2
lên nền biểu đồ rồi chọn lệnh tương ứng). 3
Thực hiện chỉnh sửa như khi dựng biểu đồ. 4

1. Chart Type: Chọn lại kiểu biểu đồ (Bước 1). 5


2. Source Data: Chọn lại dữ liệu nguồn (Bước 2).
3. Chart Options: Chọn lại các tùy chọn (Bước 3).
Hình 20.10: Chọn
4. Location: Chọn lại vị trí cho biểu đồ (Bước 4). bước chỉnh sửa biểu đồ

61
5. Add Data: thêm dãy số liệu mới.

Định dạng biểu đồ


Menu Format cho phép định dạng các thành phần trong biểu đồ. Tuỳ theo loại biểu
đồ, thành phần trên biểu đồ cần định dạng, Excel sẽ cung cấp nội dung định dạng phù
hợp. Đối với văn bản nhƣ tiêu đề, ghi chú, … thì có thể định dạng Font, màu chữ, màu
nền, hƣớng văn bản. Đối với các cột hay nguyên biểu đồ thì có thể chọn đƣờng viền,
màu, …
Cách thực hiện
Click chọn thành phần cần định dạng.
Vào menu Format/ Selected … (hoặc Ctrl + 1, hoặc R_Click lên thành phần cần định
dạng, sau đó chọn Format …), hộp thoại Format … xuất hiện.
Thực hiện định dạng cho thành phần đó theo ý muốn.
Ví dụ: định dạng vùng nền biểu đồ (Chart Area), hộp thoại Format Chart Area như hình
dưới đây:

: Chọn đường viền và màu cho


vùng nền biểu đồ (Chart Area) Đặt thuộc tính cho biểu đồ

Lớp Patterns: cho phép chọn đường viền và màu nền cho biểu đồ.
Lớp Font: cho phép định dạng các thành phần là văn bản trong biểu đồ (tương tự như
lớp Font trong hộp thoại Format/ Cells).
Lớp Properties: cho phép thay đổi các thuộc tính cho biểu đồ.
Move and size with cells: biểu đồ sẽ di chuyển và thay đổi kích thước theo các ô. Nghĩa
là khi xoá hay thêm các ô vào trong bảng tính thì biểu đồ cũng di chuyển theo (Ví dụ như khi
ta xoá các ô bên trái biểu đồ thì biểu đồ cũng di chuyển qua trái, khi thêm các ô vào bên trái
biểu đồ thì biể đồ sẽ di chuyển qua phải, …). Khi thay đổi độ rộng cột hay chiều cao hàng có
“đi” qua biểu đồ thì kích thước biểu đồ cũng thay đổi theo.

62
Move but don’t size with cells: biểu đồ sẽ di chuyển cùng các ô nhưng không thay đổi
kích thước theo các ô.
Don’t move or size with cells: biểu đồ sẽ không di chuyển và cũng không thay đổi kích
thước theo các ô.
 Print object: cho in nếu biểu đồ nằm trong vùng được chọn để in.
 Locked: khoá biểu đồ cùng với Sheet (chỉ thực hiện được khi chọn khoá bảo vệ Sheet
trước)
Với thành phần khác, nội dung định
dạng cũng thay đổi cho phù hợp, như khi chọn
định dạng cho tiêu đề biểu đồ (Chart Title),
hộp thoại Format Chart Title như sau:
Lớp Alignment: cho phép canh lề và
chọn hướng chữ cho thành phần văn bản trong
cho biểu đồ.
Horizontal: canh lề văn bản theo phương
ngang.
Vertical: canh lề văn bản theo phương
dọc.
Orientation: chọn hướng chữ.
Sử dụng thanh công cụ Chart Canh lề và chọn hướng chữ cho
thành phần văn bản trong cho biểu đồ
Thanh công cụ Chart có chứa
một số nút được thiết kế nhằm giúp
bạn định dạng nhanh biểu đồ.
Click vào biểu đồ, thanh công 1 2 3 4 5 6 7 8 9
cụ Chart sẽ tự động xuất hiện hoặc
bạn có thể bật/ tắt thanh công cụ
Chart bằng cách vào menu View/
Toolbars/ Chart.

Thanh công cụ Chart


Ý nghĩa:

1. Chart Objects: Chọn thành phần trong 6. By Row: Biểu đồ được vẽ theo hàng
biểu đồ để định dạng. (row).
2. Format Chart ...: Hiển thị hộp thoại 7. By Column: Biểu đồ được vẽ theo cột
Format ứng với thành phần đã được chọn ở (column).
trên. 8. Angle Text Downward: Nghiêng văn bản
3. Chart Type: Chọn loại biểu đồ. (Text) theo hướng xuống.
4. Legend: Ẩn/ hiện chú thích của biểu đồ. 9. Angle Text Upward: Nghiêng văn bản
(Text) theo hướng lên.
5. Data Table: Ẩn/hiện bảng dữ liệu.

Ngoài cách sử dụng menu Format và thanh công cụ Chart để dịnh dạng cho biểu đồ,
bạn có thể thay đổi kích thước và di chuyển biểu đồ như là một đối tượng hình trong Excel

63
6.7. Cơ sở dữ liệu trong Excel
6.7.1 Tạo cơ sở dữ liệu
Khi quản lý thông tin về một đối tượng nào đó, như quản lý nhân viên chẳng hạn, ta phải quản
lý nhiều thuộc tính liên quan đến nhân viên đó như họ tên, mã nhân viên, phái, năm sinh, nơi
sinh, địa chỉ, mã ngạch, bậc, hệ số, lương, phụ cấp, chức vụ,... Đó là các thuộc tính phản ánh
nội dung của một đối tượng cần quản lý. Các thuộc tính đó thường được biểu diễn dưới dạng
các kiểu dữ liệu khác nhau (là chuỗi, số, ngày tháng, …) và được hợp nhất thành một đơn vị
thông tin duy nhất gọi là mẫu tin (record). Các mẫu tin cùng “dạng” (cùng cấu trúc) hợp lại
thành một cơ sở dữ liệu.
Trong Excel, cơ sở dữ liệu có dạng như một danh sách, ví dụ như danh sách nhân viên, danh
sách hàng hóa,... Mỗi danh sách có thể gồm có một hay nhiều cột, mỗi cột như vậy được gọi
là một trường (field) của cơ sở dữ liệu, tên của cột sẽ được gọi là tên trường.
Hàng đầu tiên trong danh sách (cơ sở dữ liệu) chứa các tên trường được gọi là hàng tiêu đề
(Header row), các hàng tiếp theo mỗi hàng là một mẫu tin (record) cho biết thông tin về đối
tượng mà ta quản lý.

Ví dụ: Xét cơ sở dữ liệu BẢNG LƢƠNG CHI TIẾT của các nhân viên trong một cơ quan
như sau:

A B C D E F G H
1 BẢNG LƢƠNG CHI TIẾT +
2 Tháng 07/ 2001 +
3 STT HO TEN MANG BAC HE SO NG_BD LUONG PHU CAP +
4 1 Trần Thanh Bình 01.003 4 2.58 25/01/97 541,800 108,360 +
5 2 Phan Thanh Bình 01.003 3 2.34 30/01/98 491,400 98,280 +
6 3 Nguyễn Xuân Huy 01.009 1 1.00 01/01/99 210,000 105,000 +
7 4 Trần Văn Hùng 01.009 2 1.09 15/01/99 228,900 114,450
+
8 5 Nguyễn Anh Dũng 01.003 1 1.86 01/10/97 390,600 78,120
+
9 6 Châu Thanh Khiết 01.009 1 1.00 01/05/98 210,000 105,000
+
10 7 Lê Minh Lợi 01.009 3 1.18 01/08/98 247,800 123,900
+
11 Tổng cộng: 2,320,500 733,110
+
+ Mỗi cột gọi là một trường (field): trường HO TEN, trường MANG, trường
BAC, trường HE SO, …
+ Hàng thứ ba được gọi là hàng tiêu đề (Header row).
+ Từ hàng thứ tư đến hàng thứ mười, mỗi hàng là một mẫu tin (record).

Một số công việc thường gặp khi làm việc trên cơ sở dữ liệu (bảng tính) như: sắp xếp (Sort)
các mẫu tin trong cơ sở dữ liệu theo thứ tự tăng/ giảm của một trường (gọi là trường khoá),
trích lọc (Filter) các mẫu tin thoả mãn điều kiện chỉ định, thống kê, tổng hợp các mẫu tin theo
nhóm (Subtotal), ...
6.7.2 Tìm kiếm, sắp xếp trong một CSDL, đặt lọc dữ liệu

64
Lọc dữ liệu tự động (AutoFilter).
Lệnh Data/Filters/AutoFilter dùng để lọc các mẫu tin thỏa mãn những tiêu chuẩn nào
đó từ cơ sở dữ liệu ban đầu. Chỉ những mẫu tin nào thỏa tiêu chuẩn thì mới được hiẻn thị còn
những mẫu tin khác sẽ tạm thời bị che không nhìn thấy.
Cách thực hiện
Chọn vùng CSDL với tiêu đề là một hàng.
Vào menu Data/Filters/AutoFilter, Excel sẽ tự động thêm các nút thả cạnh tên trường
cho phép bạn chọn tiêu chuẩn lọc tương ứng với các trường đó
6.8. Liên kết dữ liệu
Liên kết giữa các bảng tính (sheets) trong cùng 1 tệp tin bảng tính

Liên kết giữa các tệp tin bảng tính (Workbooks)


Liên kết giữa Excel và những ứng dụng khác trong Windows
6.9. Tạo Macro
Bài tập:
1. Tạo các công nhân và tính toán lương
2. Tạo bảng tính sinh viên và tinh điểm trung bình
3. Tạo một bảng tính các khác hàng và tinh thuế
4. …

65
Chƣơng 7. Phần mềm trình chiếu Power Point
7.1. Giới thiệu chƣơng trình Power Point
PowerPoint là phần mềm giúp tạo và tổ chức bài trình bày. Sau khi cài đặt MS_Office
bạn có thể sử dụng PowerPoint.
Để khởi động PowerPoint bạn có thể thực hiện như khởi động Word hoặc Excel.
Nếu khởi động thành công, màn hình làm việc của PowerPoint như sau:

7.2. Soạn thảo nội dung trình chiếu

Bằng cách chọn mục hộp thoại trên, hộp thoại New slide
xuất hiện, cho phép chọn bản trình diễn (Slide):

Danh sách Choose an AutoLayout: chứa các loại bố cục Slide mà bạn có thể

66
chọn. Dùng chuột chọn một mẫu rồi nhấp OK để tiếp tục. Màn hỡnh làm việc chớnh của
Powerpoint xuất hiện:

7.3. Định dạng hiệu ứng và hoàn thiện trình chiếu


Nhấn chuột lên nút Slide Show ở góc phải, cuối màn hình:

Nhấn lờn đõy để bắt


đầu trình diễn!

hoặc

-Mở mục chọn Slide Show | ;

hoặc

- Bấm phớm F5 trên bàn phím


Bài tập
6. Tạo bản trình chiếu các thức sử dụng Word
7. Tạo bản trình chiếu các thức sử dụng các hàm Excel
8. Tạo bản trình chiếu các thức sử dụng các lệnh DOS

67
Một số đề thi tham khảo
Đề 1:
Tạo bảng sau:

Nhà xuất khẩu:


Rank Books
HOÁ ĐƠN
P.O Box 568
Singapore

Người nhận hàng: Hoá đơn số:


Ngày 11-11-98
“theo lệnh” 142007

Tham chiếu của nhà xuất khẩu số: 771108

Đơn đặt hàng của người mua số: 10598

Người mua (nếu không ghi ở trên) Quốc gia xuất xứ Quốc gia hàng đến
Thailan Importer Co. hàng hoá sau cùng
16 Japan Bandar SINGAPORE THAILAND
Bangkok

Ngày khởi hành Điều kiện giao hàng và thanh toán:


Khoảng 20-11-98 C.I.F. Bangkok, thanh toán bằng thư tín
dụng không hủy ngang trả ngay.
Tàu/Máy bay v.v... Cảng xếp hàng
Thư tín dụng số 2345/77
Kunta Maru Singapore

Cảng dỡ hàng Nơi giao hàng bằng


tàu chở tiếp
Bangkok

Tổng cộng hoá đơn:


US$6.6/-

Tạo lập bảng sau.


BẢNG CHI PHÍ VẬN TẢI

Định Trọng Trong Vượt


Chứng từ Mã hàng Đơn giá Tổng tiền
mức lượng định mức định mức

1AB 300

2CH 400

1LK 800

68
1CH 600

2AB 200

2CH 700

Yêu cầu: Bảng định mức và đơn giá


Nhập dữ liệu vào bảng tính. Mã hàng Định mức Đơn giá
1. Dựa vào 2 ký tự cuối của chứng từ và Bảng định mức AB 350 0.3
đơn giá hãy điền giá trị cho cột Mã hàng, Định mức, Đơn giá.
CH 300 0.4
2. Tính trong định mức: Nếu Trọng lượng < Định mức
thì Trong định mức = Trọng lượng* Đơn giá, nếu Trọng LK 750 0.6
lượng >= Định mức thì Trong định mức = Định mức * Đơn giá.
3. Tính cột Vượt định mức = (Trọng lượng - Định mức) * Đơn giá *3/2. Nhưng nếu sau
khi tính Vượt định mức <0 thì Vượt định mức = 0.
4. Tính cột tổng tiền = Trong định mức + Vượt định mức, nhưng nếu hàng chất lượng
loại 2 (dựa vào ký tự đầu tiên của chứng từ) thì được giảm 10% tổng tiền.
Đề 2:
Tạo văn bản sau.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /QĐ-TĐKT Hải phòng, ngày tháng năm 2007


QUYẾT ĐỊNH
V/v khen thưởng các cá nhân đã hoàn thành nhiệm vụ năm 2006
HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI
- Căn cứ quyết định số 2624/QĐ-TC của Bộ GTVT qui định quyền hạn, nhiệm vụ Trường Đại
học Hàng hải.
- Căn cứ biên bản họp Hội đồng thi đua khen thưởng Nhà trường.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Trích từ quĩ phúc lợi thưởng cho các cá nhân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2006.
Điều 2. Đối tượng là CB, GV, CNV có tên trong danh sách kèm theo.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, các Ông Trưởng phòng HCTH, Tài vụ, Thủ
trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
HIỆU TRƢỞNG
Đề 3:
Tạo lập bảng sau.
BẢNG KÊ TÌNH HÌNH NHẬP XUẤT HÀNG HOÁ

Hoá đơn Mã hàng Tên hàng ĐVT Số lượng Đơn giá Th Chi
u

69
T01 M1 30

C05 D2 60

T02 M2 50

T06 D1 80

C03 D3 75

T04 M3 90

C02 M1 60

Danh mục hàng hoá


Yêu cầu: - Nhập dữ liệu cho bảng tính.Mã hàng Tên hàng ĐVT Giá nhập Giá xuất
1. Dựa vào 2 ký tự đầu của Mã hàng trongM1 Máy tính Bộ 6000000 6200000
Bảng kê và Bảng danh mục hàng hoá điềnM2 Máy in Cái 4300000 4450000
Tên hàng, ĐVT. M3 Máy quét Cái 5000000 5100000
2. Dựa vào Mã hàng và Bảng danh mục D1 Đĩa CD Hộp 40000 45000
hàng hoá tính Đơn giá theo yêu cầu sau: D2 Đĩa DVD Hộp 60000 63000
- Nếu Hoá đơn là phiếu chi thì lấy giá nhập.
D3 Đĩa cứng Cái 400000 430000
(Dựa vào ký tự đầu của Hoá đơn nếu T là
phiếu thu, C là phiếu chi).
- Nếu Hoá đơn là phiếu thu thì lấy giá xuất.
Đề 4:
Tạo lập bảng sau.
BẢNG CHI PHÍ VẬN TẢI

Định Trọng Trong Vượt


Chứng từ Mã hàng Đơn giá Tổng tiền
mức lượng định mức định mức

1AB 300

2CH 400

1LK 800

1CH 600

2AB 200

2CH 700

Yêu cầu: Bảng định mức và đơn giá


Nhập dữ liệu vào bảng tính. Mã hàng Định mức Đơn giá
AB 350 0.3
CH 300 70 0.4

LK 750 0.6
1. Dựa vào 2 ký tự cuối của chứng từ và Bảng định mức đơn giá hãy điền giá trị cho cột
Mã hàng, Định mức, Đơn giá.
2. Tính trong định mức: Nếu Trọng lượng < Định mức thì Trong định mức = Trọng
lượng* Đơn giá, nếu Trọng lượng >= Định mức thì Trong định mức = Định mức * Đơn giá.
3. Tính cột Vượt định mức = (Trọng lượng - Định mức) * Đơn giá *3/2. Nhưng nếu sau
khi tính Vượt định mức <0 thì Vượt định mức = 0.
4. Tính cột tổng tiền = Trong định mức + Vượt định mức, nhưng nếu hàng chất lượng
loại 2 (dựa vào ký tự đầu tiên của chứng từ) thì được giảm 10% tổng tiền.
Đề 5:
Tạo lập bảng sau.
BẢNG KÊ TÌNH HÌNH NHẬP XUẤT HÀNG HOÁ

Hoá đơn Mã hàng Tên hàng ĐVT Số lượng Đơn giá Thu Chi

T01 M1 30

C05 D2 60

T02 M2 50

T06 D1 80

C03 D3 75

T04 M3 90

C02 M1 60

Danh mục hàng hoá


Yêu cầu: - Nhập dữ liệu cho bảng tính.Mã hàng Tên hàng ĐVT Giá nhập Giá xuất
1. Dựa vào 2 ký tự đầu của Mã hàng trongM1 Máy tính Bộ 6000000 6200000
Bảng kê và Bảng danh mục hàng hoá điềnM2 Máy in Cái 4300000 4450000
Tên hàng, ĐVT. M3 Máy quét Cái 5000000 5100000
2. Dựa vào Mã hàng và Bảng danh mục D1 Đĩa CD Hộp 40000 45000
hàng hoá tính Đơn giá theo yêu cầu sau: D2 Đĩa DVD Hộp 60000 63000
- Nếu Hoá đơn là phiếu chi thì lấy giá nhập.
D3 Đĩa cứng Cái 400000 430000
(Dựa vào ký tự đầu của Hoá đơn nếu T là
phiếu thu, C là phiếu chi).
- Nếu Hoá đơn là phiếu thu thì lấy giá xuất.

71
Tài liệu tham khảo
Bùi Thế Tâm, Giáo trình Tin học Đại cương: Lý thuyết, bài tập và lời giải, NXB Giao
thông vận tải, 2007
Hồ Sĩ Đàm, Đào Kiến Quốc, Hồ Đắc Phƣơng, Giáo trình tin học cơ sở, NXB Đại
học Sƣ phạm, 2004.

72

You might also like