You are on page 1of 55

THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Lời mở đầu
Trong nền kinh tế tài chính của thế giới cũng như của của Việt Nam những
năm đầu thế kỷ 21 đang thay đổi một cách nhanh chóng với những biến động khó
lường. Sự thay đổi đó đặt ra yêu cầu cho mỗi một doanh nghiệp sự năng động, khả
năng nhạy bén với thị trường cùng với những chiến lược tài chính khôn ngoan.
Tài chính doanh nghiệp luôn là tổng hoà mọi mối quan hệ kinh tế. Các nội
dung và giải pháp tiền tệ không chỉ có nhiệm vụ khai thác các nguồn lực tài chính,
tăng thu nhập tăng trưởng kinh tế, mà còn phải quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực. Điều đó đòi hỏi hoạt động tài chính cần phải được nghiên cứu và quản lý
chặt chẽ bằng pháp luật, bằng các công cụ và biện pháp quản lý có hiệu quả. Nghiên
cứu các vấn đề quản trị tài chính là một công việc vô cùng quan trọng, nó đóng vai trò
quyết định sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp và có vai trò quan trọng
tích cực trong công việc tiến hành và kiểm soát hoạt động kinh tế, đảm bảo hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Quản trị tài chính là một chức năng quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, từ
doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ, ngân hàng, các định chế tài chính, bệnh viện, trường
học cho đến các tổ chức Nhà nước. Vậy trong doanh nghiệp công việc của nhà quản
trị tài chính là gì? Đó là dự báo, lên kế hoạch tài chính, phân tích các dự án đề ra
quyết định đầu tư dài hạn, phân tích các nguồn tài trợ sẵn có để quyết định phương án
huy động vốn. Để làm tốt công việc này, nhà quản trị tài chính cần những hiểu biết về
thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh
nghiệp luôn muốn tối ưu hoá các hoạt động để đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy nhà quản
trị tài chính doanh nghiệp còn phải thường xuyên xem xét và ra các quyết định về
mức tiền mặt và tồn kho tối ưu, các chính sách tín dụng bán hàng, khai thác các
nguồn tài trợ và đầu tư ngắn hạn hiệu quả nhất, chia lợi nhuận cho cổ đông và tái đầu
tư hợp lý để doanh nghiệp có thể phát triển và đạt các mục tiêu chiến lược đã đề ra.
Trên đây, chính là nội dung của môn học Quản trị tài chính. Đồng thời, thực tế
cho thấy công tác quản lý sản xuất kinh doanh mang nặng kiểu quản lý hành chính,
nhiều sự áp dụng không hợp lý và nhiều vấn đề bất cập, buộc các doanh nghiệp phải
tự tìm ra con đường đúng đắn và phương pháp sản xuất kinh doanh hợp lý, do đó,
thực tế sẽ có nhiều sự khác biệt với lý thuyết và những bất hợp lý. Để hiểu rõ được
những nội dung này, ta sẽ tìm hiểu một công ty cụ thể. Đó chính là mục đích của bài
thiết kế này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn đã giúp em hoàn
thành bài viết này.
Sinh viên:
Nguyễn Thị Huyền Trang.

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 1 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Chương I
GIỚI THIỆU CHUNG

I - GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY


1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển

Lịch sử hình thành:

Nhà máy cá hộp Hạ Long được xây dựng từ năm 1957 do Liên Xô cũ viện trợ là
một trong những cơ sở công nghiệp đầu tiên tại miền Bắc.
Ngày 6/1977 đổi tên thành Nhà Máy Chế biến Thủy sản Hải phòng là thành viên và là
cơ sở để thành lập Xí nghiệp Liên hợp Thủy sản Hạ Long, Hải Phòng
Ngày 17/6/1989 trở lại tên Nhà máy cá hộp Hạ Long với chiến lược sản xuất tập trung
chủ yếu vào sản phẩm đồ hộp.
Ngày 24/8/1994 Tách khỏi Xí nghiệp liên hợp Thủy sản trở thành một doanh nghiệp
độc lập với đầy đủ tư cách pháp nhân và đổi tên thành Công ty Đồ hộp Hạ Long
Ngày 3/1996 trở thành một đơn vị thuộc Tổng công ty Thủy Sản Việt Nam
(Seaprodex)
Ngày 01/04/1999 Trở thành Công ty cổ phần Đồ Hộp Hạ Long theo quyết định số
256/1998QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/12/1998
Công ty bắt đầu niêm yết với mã chứng khoán CAN ngày 18 /10/ 2001 tại sàn giao
dịch chứng khoán T.P Hồ Chí Minh. Tổ chức kiểm toán năm gần nhất (2006):
Công ty dịch vụ Tư vấn Tài Chính và Kiểm ToánAASC.

Nhóm ngành: Chế biến thực phẩm


Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng
KL CP đang niêm yết: 5.000.000 cp
KL CP đang lưu hành: 4.999.880 cp
Địa chỉ: 71 Lê Lai - Ngô Quyền - Hải Phòng
Tel: 84-(31) 3836 555
Fax: 84-(31) 3836 155
Email: halong@canfoco.com.vn
Website: http://www.canfoco.com.vn

Quá trình phát triển

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 2 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Giai đoạn xây dựng và chuyển hướng mở rộng sản xuất (1957-1964)

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, ngày 13/5/1955, Hải Phòng được
hoàn toàn giải phóng. Được sự giúp đỡ của Liên Xô, Nhà máy cá hộp Hạ Long Hải
Phòng được xây dựng với nhiệm vụ chính là sản xuất cá trích ngâm dầu đóng hộp trên
cơ sở nguồn nhưyưn liệu khai thác ở vùng Vịnh Bắc Bộ. Ngày 2/1957 nhà máy cá hộp
Hạ Long đã cho ra đời những sản phẩm đẩu tiên để rồi vừa sản xuất vừa hoàn
thiện.Tuy nhiên nguồn nguyên liệu ở vịnh Bắc Bộ không đủ để đáp ứng cho sản xuất,
nhà máy đã phải thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng sản xuất cả thịt rau quả…
Lô gô của đồ hộp Hạ Long đã trở nên quen thuộc không chỉ trong nước mà ra còn ra
cả Châu Âu vào thời kỳ đó, và là biểu tượng của Việt Nam nông nghiệp đang trên con
đường công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.

Giai đoạn chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1964-1968)

Với sự kiện Vịnh Bắc Bộ, ngày 5/8/1964, Mỹ đưa không quân ra ném bom
miền Bắc, Hải Phòng, đầu mối giao thông vận tải lớn của miền Bắc, là mục tiêu
không quân Mỹ tập trung đánh phá. Nhà máy đã phải di chuyển, sơ tán để tiếp tục duy
trì sản xuất phục vụ tiền tuyến và cho cung cấp thực phẩm cho nhân dân.

Giai đoạn phục hồi nhà máy (1968-1972)

Sau cuộc tiến công và nổi dậy đầu năm Mậu Thân 1968, Mỹ tuyên bố ngừng
ném bom miền Bắc, nhà máy di chuyển về Hải Phòng tiếp tục sản xuất. Từ năm 1970
Nhà máy là đơn vị sản xuất của ngành thủy sản Việt Nam bắt đầu sản xuất tôm đông
lạnh xuất khẩu do chuyên gia của hãng Casacruc (Pháp) hướng dẫn sản xuất và ký
hợp đồng mua sản phẩm.

Giai đoạn chống chiến thắng tranh phá hoại lần thứ hai (1972)

Ngày 16/4/1972, Mỹ tung lực lượng lớn không quân đánh phá miền Bắc nhằm
làm suy yếu sự chi viện cho miền Nam, làm kiệt quệ miền Bắc, gây áp lực trong cuộc
đàm phán tại Paris. Nhà máy lại tiếp vừa sơ tán vừa sản xuất với các sản phẩm chính
là đồ hộp thịt, thịt xay, patê gan, tôm ướp đông, ruốc hành quân cho quân đội và thức
ăn chính cho nội địa.

Giai đoạn xây dựng và phát triển sau chiến tranh:

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 3 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Sau chiến tranh, Nhà máy đã tiếp tục xây dựng và phát triển. Từ sau khi thống
nhất Tổ quốc 1975, Nhà máy phát triển mạnh về nhiều măt: Xây dựng xưởng chề biến
đông lạnh với các hệ thống thiết bị Nhật và Nauy; mở rộng các thị trường Pháp,
Hongkong, Úc…; Xây dựng xưởng sản xuất Agar với sự giúp đỡ của CHDC Đức và
đã tự nghiên cứu thành công quy trình chiết khấu Agar từ rong câu chỉ vàng Việt
Nam, và là đơn vị đầu tiên trong ngành thuỷ sản thuỷ sản Việt Nam đưa vào sản xuất
đại trà Agar từ rong biển chỉ vàng của Việt Nam.
Từ năm 1986-1987, công ty đã thành công trong nghiên cứu sản xuất viên nang
dầu gan cá và đã sản xuất viên nang dầu gan cá và đã sản xuất với gần 300 triệu viên
nang/năm và đã nhận gia công viên vitamin A cho các cơ sở dược trong nước theo
chương trình chông mù loà cho trẻ em của Liên hợp quốc.
Từ năm 1995,1996 Công ty đã đẩy mạnh sản xuất cá hộp xuất khẩu. Cũng
trong giai đoạn này, Nhà máy cá hộp Hạ Long được đổi tên thành Công ty Đồ hộp Hạ
Long Hải Phòng. Nhiều sản phẩm của Công ty đã được tặng huy chương vàng trong
các hội chợ Quốc tế - Việt Nam. Sản lượng của Công ty từ chỗ vài chục tấn đã tăng
lên hàng trăm tấn.

Giai đoạn từ khi cổ phần hoá đến nay:

Ngày 31/12/1998, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chuyển Công ty đồ hộp
Hạ Long thành Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long. Tại thời điểm thành lập:
Vồn nhà nước ( Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam nắm giữ ) : 40,8 %
Vốn nước ngoài ( Anh) : 26,3 %
Còn lại là cổ đông thể nhân trong nước.

Tên giao dịch chính chính thức của Công ty là:

HALONG CANNED FOOD STOCK CORPORATION


viết tắt là: HALONG CANFOCO.

Ngày 25/2/1999, Đại hội cổ đông thành lập đã được tiến hành và từ 199, Công
ty bắt đầu chính thức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Công ty đang tiếp tục đổi
mới để phát triển với các mục tiêu và chiến lược phát triển trung, dài hạn. Sản phẩm
của Công ty liên tục được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, được nhận giải
thưởng Sao vàng đất Việt, danh hiệu sức khoẻ vì cộng đồng …

2. Chức năng nhiệm vụ

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 4 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Ngành nghề kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh:

Ngành nghề chủ yếu là:


Sản xuất các sản phẩm thực phẩm đóng hộp. Sản xuất, chế biến các mặt hàng thủy
sản, nông sản, thực phẩm.
Sản xuất các chế phẩm từ rong biển, các chế phẩm đặt biệt có nguồn gốc tự nhiên như
dầu cá.
ĐẠI HỘI
Sản xuất kinh doanh các sản phẩm thựcĐỒNG
phẩmCỔchế biến, thực phẩm tươi sống, thực
ĐÔNG
phẩm đặc sản, thức ăn nhanh và các sản phẩm thức ăn chăn nuôị
Kinh doanh XNK trực tiếp (Xuất: thủy, hải sản, súc sản đông lạnh; thực phẩm đóng
hộp, hàng công nghệ phẩm Nhập: các thiết bị, vật tư nguyên liệu, hoá chất, công
nghệ phẩm phục vụ SXKD.HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

Ngoài ra:

Liên doanh, cho thuê mặt bằng, kinh doanh dịch vụ tổng hợp khác.
Tiểu ban Chiến Tiểu ban Tiểu ban Tiểu ban Công
Kinh doanh xuất
lược & đầu tư nhập khẩu trực
nhân sựtiếp: xuất khẩu:
Tàicác loại thuỷ hải bố
chính sản, súc tin
thông sản đông
lạnh, thực phẩm đồ hộp, hàng công nghệ phẩm; nhập khẩu: các thiết bị, vật tư
nguyên liệu, hoá chất, công nghệ phẩm phục vụ sản xuất kinh doanh.
Kinh doanh xăng dầu, ga, khí hoáTỔNG
lỏng.GIÁM ĐỐC

Phạm vi hoạt động

Về thị trường và cạnh tranh


PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT
+ Trong nước: Halong Canfoco có độ bao phủ thị trường trong cả nước; tuy nhiên các
sản phẩm chủ lực tập trung chủ yếu ở miền Bắc.
GĐ GĐ GĐ CƠ ĐIỆN
+ Nước ngoài: Công ty có các thị trường truyền thống như Hồng
TÀI CHÍNH
Kông, Áo, Đức,
TT R&D LẠNHĐài
- ĐT
Loan, đồng thời đang hường tới các thị trường tiềm năng như Mũ, Trung Đông…
Công ty có hai code xuất khẩu cá đóng hộp vào thì trường EU (DH40 và DH203).

Về hệ thống phân phối : - Phòng TCHC - P. KHCƯ


- Phòng Kỹ
Xưởng
- P. BVQS thuật Cơ
- Phòng
Công ty có các Chi nhánh- tại các thành Chế biến 1
phố Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Thành
P. XNK & điện phố
Marketing Xưởng
TTĐB - Ngành
và hỗ trợ Hồ Chí Minh để tổ chức phân phối hàng Chế
của bién
Công2 ty sản xuất
Trungđến các đại lý và
- Phòng lạnh
bán hàngngười tiêu dùng.
- Phòng Xưởng tâm
CNƯD – QLCL - Ngành
- Chi nhánh Kế toán – Chế biến 3 nghiên
- C.ty THNN giấy in
Hà Nội
3. Cơ cấu tổTài chính
chức Xưởng cứu &
MTV TP - Xưởng
- Chi nhánh - Ban Chế biến 4 phát
ĐHHL Cơ điện –
Đà Nẵng kiểm toán Xưởng triển
Năng
- ChiSơ đồ tổ chức
nhánh nội bộ - C.ty TNHH Chế biến 6 sản
MTV TM lượng
HCM - Trường phẩm
- ChiSinh viên: Nguyễn Thị HuyềnĐHHL
nhánh Trang. mầm non Page 5- of
Ban55quản
MSV: 30124. Lớp: QKT48 –-ĐH1.X. Quảng lý MT
Hải Phòng - Văn
Nam - Ban quản
phòng
lý dự án
Công đoàn
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận của công ty

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 6 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả cổ
đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông có quyền và nghĩa vụ sau:
• Thông qua định hướng phát triển của công ty.
• Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;
quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần.
• Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị theo tỷ lệ % trong Điều lệ công
ty trên tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công
ty.
• Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
• Thông qua báo cáo tài chính hàng năm.
• Quyết định mua lại trên 10 % tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại
• Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiết
hại cho công ty và cổ đông công ty.
• Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, Hội đồng quản trị chịu
trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết
định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Tổng
Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do
Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế độ nội bộ của Công ty và Nghị quyết
ĐHĐCĐ quy định.

Hội đồng quản trị công ty thành lập 4 tiểu ban giúp cho Hội đồng quản lý chuyên sâu
trong các lĩnh vực sau:

• Tiểu ban chiến lược và đầu tư: có trách nhiệm giúp HĐQT công ty thẩm định
tính khả thi của các dự án, giám sát các bước thực hiện dự án cho đến khi kết
thúc quá trình đầu tư; xây dựng các chiến lược phát triển, các dự án đầu tư dài
hạn nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành nghề hoạt động của công ty giúp cho công
ty phát triển bền vững và ổn định.
• Tiểu ban Nhân lực: có trách nhiệm giúp HĐQT công ty xem xét tình hình nhân
lực và xây dựng chiến lược về con người phù hợp với chiến lược sản xuất kinh
doanh của công ty.
• Tiểu ban Tài chính: có trách nhiệm giúp HĐQT công ty đánh giá tình hình tài
chính, đưa ra những chiến lược phát triển khả năng tài chính của công ty.
• Tiểu ban Công bố thông tin: có trách nhiệm công bố các thông tin cần thiết cho
HĐQT công ty và chịu trách nhiệm về tính chính xác các thông tin đã công bố.

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 7 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng Cổ đông
bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp, lý hợp pháp, trung thực và mức
độ cẩn trọng trong điều hành hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý, báo cáo tài
chính của Công ty. Ban kỉêm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban
Tổng Giám đốc nhằm đảm bảo lợi ích cho các cổ đông. Việc kiểm tra của Ban kiểm
soát không được cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, không gây
gián đoạn điều hành hoạt động của kinh doanh của công ty. Ban kiểm soát có thể kiến
nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải
tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

Tổng Giám đốc : Là người điều hành và có quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề
liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị, Đại hội đồng cổ đông về việc thực hiền quyền và nhiệm vụ được giao. Có 1
Phó tổng giám đốc và 3 Giám đốc: Giám đốc Tài chính, Giám đốc TT R&D, Giám
đốc Cơ điện lạnh - ĐT là người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm
trước Tổng Giám đốc về việc phân công, chủ động giải quyết những công việc đã
được Tổng Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế chính sách của Nhà nước
và Điều lệ của Công ty.
Các phòng ban và chi nhánh trực thuộc:
Các chi nhánh được kinh doanh thêm những mặt hàng phù hợp với quy định trong
Giấy phép kinh doanh của Công ty, chấp hành các nội quy, quy chế và sự phân cấp
của Công ty, pháp huật Nhà nước.
 Xưởng Nha Trang, Quảng Nam là những đơn vị trực thuộc Công ty thực hiện
chế độ hạch toán báo sổ có nhiệm vụ tổ chức liên kết kinh doanh sản xuất, thu
gom, sơ chế và cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của Công ty;
 Các Chi nhánh Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, … là các
đơn vị hạch toán phù thuộc có nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm, cung ứng nguyên vật
liệu cho Công ty;
 Công ty TNHH một thành viên Thực phẩm đồ hộp Hạ Long được tách ra từ Chi
nhánh Hồ Chí Minh, hạch toán độc lập; Công ty TNHH một thành viên thương
mại Đồ hộp Hạ Long là đơn vị hạch toán độc lập.
Các phân xưởng sản xuất chế biến được tổ chức theo từng ngành hàng, đứng đầu là
các Quản đốc, có nhiệm vụ triển khai, tổ chức sản xuất theo yêu cầu của Ban Giám
đốc. Các phân xưởng phụ trợ, kho hàng là các đơn vị đảm bảo cho việc tổ chức sản
xuất được hoàn thiện.

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 8 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Các cơ sở phúc lợi: Trường mầm non nhằm thực hiện chủ trương đãi ngộ, khuyến
khích người lao động của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
Các phòng ban quản lý thực hiện các công việc chức năng nhằm đảm bảo cho việc
quản lý, tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Ban giám đốc được
thực hiện hiệu quả:
• Phòng Marketing và hỗ trợ bán hàng
• Phòng Kế toán – Tài chính
• Ban kiểm toán nội bộ
• Phòng tổ chức hành chính
• Phòng Bảo vệ - Quân sự
• Phòng XNK – TTĐB
• Phòng Công nghệ ứng dụng - Quản lý chất lượng
• Phòng Kế hoạch cung ứng
• Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm ( Trung tâm R&D)
• Phòng Kỹ thuật cơ điện
• Ngành lạnh
• Ngành Giấy in
• Xưởng Cơ điện – Năng lượng
• Ban quản lý Môi trường
• Ban quản lý Dự án

4. Lực lượng lao động của Công ty


Giới thiệu tóm tắt
Tổng số CBCNV là 1077 người. Trong đó: Nam : 358 người.
Nữ : 719 người.
Chất lượng lao động:

Trình độ Số lượng (người)


1. Thạc sỹ 1
2. Đại học 175
3. Trung cấp 195
4. Lao động phổ thông 706
Tổng số 1077

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 9 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Nhận xét
Lực lượng lao động của công ty khá tốt và ổn định, phù hợp với kế hoạch sản
xuất kinh doanh của Công ty. Đội ngũ nhân sự chủ chốt là những người giàu kinh
nghiệm, gắn bó với công ty, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt.
Qua bảng trên, số người có trình độ đại học và sau đại học chiếm tỷ lệ lớn trong
lực lượng lao động của công ty. Đây là một thế mạnh của Đồ hộp Hạ Long.

5. Tài sản và nguồn vốn của Công ty


Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long năm 2009

S Đầu năm Cuối năm


T Chỉ tiêu Tỷ trọng Tỷ trọng
Giá trị (đ) Giá trị (đ)
T % %
I Tổng giá trị tài 156.499.741.184 165.254.944.750
100 100
sản
1 Tài sản ngắn hạn 111.758.839.968 119.906.228.480
2 Tài sản dài hạn 44.740.901.216 45.348.716.270
II Tổng nguồn vốn 156.499.741.184 100 165.254.944.750 100
1 Vốn chủ sở hữu 79.018.590.911 85.552.264.462
2 Nợ phải trả 77.209.864.558 79.431.394.573
3 Lợi ích của cổ 271.285.715 271.285.715
đông thiểu số

Nhận xét về tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty
Như chúng ta đã biết, để hoạt động kinh doanh thì bất cứ doanh nghiệp nào dù
lớn hay nhỏ đều cần có vốn. Do đó, doanh nghiệp luôn phải đặt vấn đề bảo toàn và
phát triển vốn lên hàng đầu. Từ bảng tổng hợp trên ta có thể thấy Công ty có tài sản và
nguồn vốn lớn, cho thấy sức sản xuất và khả năng tài chính mạnh mẽ, đảm bảo cho sự
phát triển lâu dài và ổn định của doanh nghiệp.
Từ đầu năm đến cuối năm, tổng tài sản và nguồn vốn tăng 875.203.566 đồng,
tương ứng tăng 5,59 %. Sự tăng lên không lớn của giá trị tài sản và nguồn vốn cho
thấy sự khá ổn định về quy mô của công ty từ năm 2008 đến năm 2009.
Về tài sản, giá trị tài sản ngắn hạn và dài hạn đều có sự tăng lên nhưng tăng lên
không lớn. Cụ thể, tài sản ngắn hạn tăng 8.147.388.512 đồng, tương ứng với tăng 7,29
%; tài sản dài hạn tăng 607.815.054 đồng, tương ứng tăng 1,36 %. Ta có thể thấy giá

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 10 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

trị tài sản ngắn hạn lớn hơn giá trị tài sản dài hạn trong tổng giá trị tài sản của Công
ty. Và sang năm 2009, giá trị tài sản ngắn hạn tăng nhiều hơn so với tài sản dài hạn, tỷ
trọng của tài sản ngắn hạn tăng từ 71,41 % đến 72,56 % trong tổng giá trị tài sản.
Về nguồn vốn, cả vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của công ty đều có sự tăng lên
nhưng nhỏ. Cụ thể, vốn chủ sở hữu tăng 6.533.673.551đồng, tương ứng tăng 8,27 % ;
và nợ phải trả tăng 2.221.530.015 đồng, tương ứng tăng 2,88 %; trong khi đó, phần lợi
ích của cổ đông thiểu số thì không có sự thay đổi. Như vậy, từ năm 2008 đến năm
2009, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả không có sự thay đổi lớn, tỷ trọng của vốn chủ sở
hữu tăng từ 50,49 % đến 51,77 %, và nợ phải trả tăng từ 49,34 % đến 48,37 %. Ta có
thể thấy, tỷ trọng của vốn chủ sở hữu lớn hơn so với nợ phải trả, điều này cho thấy
năng lực tài chính vững chắc của Công ty.

6. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty những năm gần đây
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty những năm gần đây (xem bảng)
Nhận xét về sự biến động các chỉ tiêu qua các kỳ
Sản lượng
Sản lượng từ năm 2006 đến năm 2008 tăng đều: năm 2007 tăng 31,99 % so với
năm 2006 và năm 2008 tăng 32,01 % so với năm 2007, nhưng năm 2009 chỉ đạt 98,74
% so với năm 2008.

Tổng thu nhập của Doanh nghiệp


Qua các năm gần đây, tổng thu nhập tăng từ năm 2006 đến năm 2008, năm
2009 vừa qua, Tổng thu nhập của Công ty chỉ đạt 99,54 % so với năm trước. Nhìn vào
bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh, ta có thể thấy chỉ tiêu này tăng mạnh
trong năm 2007 so với năm 2006, tăng 49,52 %, sau đó, năm 2008 thì có phần tăng
chậm lại.

Tổng chi phí


Chỉ tiêu này có sự tăng tương ứng với chỉ tiêu Tổng thu nhập của doanh nghiệp
và Tổng thu nhập. Cụ thể, năm 2007 tăng 50,73 % so với năm 2006, năm 2008 tăng
35,18 % so với năm 2007, và năm 2009 chỉ đạt 99,44 % so với năm 2008.

Tổng lợi nhuận trước thuế


Chỉ tiêu này tăng mạnh nhất vào năm 2007, tăng 19,5 % so với năm 2006. Sau
đó, sự tăng của chỉ tiêu này có sự giảm đi, năm 2008 tăng 16,52 % so với năm 2007,
và năm 2009 tăng 11,69 % so với năm 2008.

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 11 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Tổng lợi nhuận sau thuế


Sự tăng của chỉ tiêu này cũng có sự giảm đi qua các năm. Năm 2007 tăng 20,65
% so với năm 2006, còn năm 2009 chỉ còn tăng được 2,81 % so với năm 2008. Chỉ
tiêu này có sự giảm mạnh so với chỉ tiêu Tổng lợi nhuận trước thuế vào năm 2009 bởi
Công ty đã chuyển sang tính thuế suất thuế thu nhập Doanh nghiệp 25%, các năm
trước Công ty được áp dụng thuế suất ưu đãi.

Nộp Ngân sách


Chỉ tiêu này tăng mạnh trong năm 2009 cũng vì thuế suất thuế thu nhập Doanh
nghiệp 25%. Có thể thấy năm 2009 tăng 114,34 % so với năm 2008, năm 2008 tăng
39,69 % so với năm 2007 trong khi năm 2007 lại giảm so với năm 2006 chỉ đạt 96,84
%.

Tổng số lao động


Số lao động qua các năm luôn có sự thay đổi nhưng không nhiều. Tại thời điểm
cuối năm, năm 2007 tăng lên so với năm 2006 là 0,65 %, năm 2008 lại giảm đi 1,38
% so với năm 2007, và năm 2009 lại tăng lên 0,65 % so với năm 2008. Bảng này chưa
nói lên được trong năm số lượng lao động của công ty biến động như thế nào, nên số
liệu này chưa nói lên được điều gì.

Tổng thu nhập


Như đã nói ở trên chỉ tiêu này có sự tăng tương tự như chỉ tiêu Tổng thu nhập
của Doanh nghiệp. Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 49,25 %, năm 2008 tăng so với
năm 2007 là 34,93 %, và năm 2009 giảm đi chỉ đạt 99,86 % so với năm 2008.

Thu nhập bình quân của người lao động


Thu nhập bình quân của người lao động đều có sự tăng qua các năm nhưng
mức độ tăng khác nhau. Năm 2007 tăng 13,77 % so với năm 2006, năm 2008 tăng
mạnh hơn, tăng 20,24 % so với năm 2007, và năm 2009 tăng chậm lại như năm 2007.
Nhận xét
Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty những năm gần đây, có thể
thấy Công ty đã có những thành công nhất định trong việc vượt qua khủng hoảng kinh
tế năm 2008. Năm 2009 là năm mà Công ty phải chịu một số thử thách mới khi năm
2009 vừa qua, Công ty đang kiến thiết xây dựng và củng cố lại cơ cấu quản lý, đồng
thời tiếp tục đầu tư thêm một số dự án mới cho việc phát triển sau này, hơn nữa năm

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 12 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

2009, công ty không còn được áp dụng thuế suất thu nhập doanh nghiệp ưu đãi mà áp
dụng thuế suất mới. Chính vì vậy, tình hình phát triển của Công ty năm 2009 có vẻ
chậm lại. Điều này được thể hiện ở tất cả các chỉ tiêu trong bảng: sản lượng, tổng thu
nhập và tổng lợi nhuận của công ty giảm đi so với năm 2008. Đáng chú ý là tổng lợi
nhuận và thu nhập bình quân của người lao động vẫn tăng mặc dù là không nhiều,
chứng tỏ khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, điều này sẽ được phân tích
kỹ hơn trong phần nghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty ở phần sau.

7. Phương hướng phát triển của Công ty trong tương lai


Định hướng phát triển của Công ty:
Tầm nhìn: Công ty luôn mong muốn trở thành Thương hiệu thực phẩm hàng đầu
Châu Á
Sứ mệnh: Công ty cam kết cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất mang lại cho mọi gia
đình sức khoẻ và hạnh phúc.
Giá trị cốt lõi: Công ty luôn cố gắng giữ vững những giá trị cốt lõi của mình:
Người tiêu dùng là trung tâm của mọi hoạt động.
Cùng xây dựng, quảng bá và bảo vệ thương hiệu.
Luôn đổi mới và cải tiến sản phẩm.
Nhà phân phối luôn là đối tác quan trọng.
Tạo môi trường nuôi dưỡng và phát triển nhân tài.
Trách nhiệm góp phần phát triển cộng đồng.
Luôn tạo lợi ích cho cổ đông và thành viên Công ty.

Mục tiêu của Công ty trong năm 2010:


Năm 2008 có rất nhiều khó khăn, khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng sâu rộng
đến nước ta, tình hình tiêu thụ nội địa và xuất khẩu hết sức khó khăn, sức mua sẽ giảm
trên tất cả các phương diện. Năm 2009, Công ty đã có những bước đi khá thuận lợi,
làm cho tình hình của Công ty khả quan hơn. Năm 2010, để tồn tại và tiếp tục phát
triển mạnh mẽ Công ty phải có bước đi thích hợp với tinh thần cố gắng cao nhất của
tập thể cán bộ công nhân viên, thì mới vượt qua thử thách, do đó phải tập trung một số
chỉ tiêm như sau:
1. Hai mục tiêu: tiêu thụ nội địa và xuất khẩu phải được quan tâm đúng mức,
phát huy thương hiệu và khai thác sự tín nhiệm của khách hàng trong nước
và tổ chức mạng lưới tiên thụ rộng khắp để sản phẩm của công ty đến mọi
nhà, mọi vùng của đất nước và khai thác thương hiệu thị trường quốc tế.
Quan tâm tới thị trường Trung Đông đúng mức và các thị trường truyền
thống của Công tỵ

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 13 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

2. Phải đặt vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng lên hàng
đầu, khắc phục những yếu kém năm 2009 để ổn định chất lượng sản phẩm
trong năm 2010. Công ty phải từng bước kiểm soát được các loại nguyên
liệu đưa vào nhà máy và kiểm soát được chất lượng sản phẩm trong từng
công đoạn sản xuất.
3. Thường xuyên phải cải tiến nâng cao năng suất lao động và quản lý tốt tất
cả các khâu, hợp lý hoá sản xuất và thi đua tiết kiệm giảm giá thành sản
phẩm để cung cấp cho người tiêu dùng giá cả hợp lý và có sức cạnh tranh
cao trên thị trường.
4. Đối với sản phẩm tryền thống mà vẫn tiêu thụ tốt và tạo ra lợi nhuận thì có
chính sách, cơ chế quản lý nhằm gìn giữ và nâng cấp chp phù hợp với thị
trường. Coi trọng công tác nghiên cứu sản phẩm mới và có chính sách, cơ
chế thưởng thích đáng cho cá nhân và tập thể có công đưa vào thị trường
sản phẩm mớị
5. Tiếp tục và khẩn trương hoàn thành dự án xây phân xưởng chế biến, hết quý
II năm nay đưa vào sử dụng. Đồng thời hoàn thành tất cả các thủ tục để khởi
công xây dựng nhà máy tại Đà Nẵng trong năm 2009.
6. Công tác quản lý tài chính thường xuyên phải quan tâm đúng mức. Tiến
hành nhiều biện pháp để thu các khoản nợ tồn đọng đảm bảo cho tài chính
của Công ty lành mạnh.
7. Công tác đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật có kế hoạch cụ thể kể cả
việc lập kinh phí đào tạọ Đồng thời sớm hòn thành Đề án từng bước tái cơ
cấu của năm 2008 làm chưa xong.
8. Tích cực cải thiện điều kiện làm việc và đời sống tinh thần vật chất của
người lao động trong Công tỵ Gắn liền việc cải thiện điều kiện làm việc,
nâng cao đời sống với phong trào thi đua của cán bộ công nhân viên. Phối
hợp hoạt động của Công ty và tổ chức của Đảng, Công đoàn để phát huy
sức mạnh của đơn vị.
9. Lợi nhuận kinh doanh sau thuế đạt 13 tỷ. Lợi tức cổ phiếu dự kiến đạt 14 %

II - GIỚI THIỆU VỀ BỘ PHẬN TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY


1. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tài chính của Công ty
Chức năng:
Bộ phận tài chính có chức năng tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vực liên
quan đến tài chính; tổ chức phân tích đánh giá toàn diện tình hình thực hiện các định
mức và tiêu chuẩn phân phối, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính, kịp thời phát
hiện những bất hợp lý trong quá trình thực hiện các mối quan hệ của doanh nghiệp với
môi trường kinh tế xung quanh từ đó có những quyết định điều chỉnh hợp lý, kiểm

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 14 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

soát các thủ tục thanh toán, đề xuất các biện pháp giúp công ty thực hiện các chỉ tiêu
tài chính.
Nhiệm vụ:
• Kế toán thu thập, xử lí thông tin số liệu kế toán theo đối tượng, nội dung công
việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
• Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, nghĩa vụ thu nộp, thanh toán nợ,
kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản cũng như nguồn hình thành tài sản,
phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm về pháp luật tài chính kế toán.
• Phân tích thông tin số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ
yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính của đơn vị kế toán.
• Cung cấp các thông tin, số liệu kế toán theo qui định của pháp luật.

2. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ tổ chức bộ phận tài chính:

GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH

BAN KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Kế toán trưởng

PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN


Kế toán Kế toán Kế toán thuế
Kế toán Thủ Kế toán
TSCĐ và vốn bằng và kế toán
tiền lương quỹ tổng hợp
vật tư tiền thanh toán

Phòng kế toán Phòng kế toán


Phòng kế toán Chi Phòng kế toán Chi nhánh Chi nhánh Hải
nhánh Hà Nội Chi nhánh Đà Nẵng Tp.HCM Phòng

Bộ phận tài chính của Công ty mẹ đứng đầu là Giám đốc tài chính, bao gồm 2 bộ phận
là: Phòng Kế toán – Tài chính và Ban kiểm toán nội bộ.
 Phòng Kế toán - Tài chính của công ty bao gồm có 7 bộ phận nhỏ:

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 15 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

• Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức và điều hoà mọi hoạt động của phòng kế
toán tài chính, kiểm tra tính hợp lý của các báo cáo tài chính và nộp cho Giám
đốc tài chính, chịu trách nhiệm mọi thông tin về tài chính của doanh nghiệp;
tổng hợp các chỉ tiêu tài chính quan trọng và đưa ra những nhận định sơ bộ về
tình hình tài chính của doang nghiệp. (1người)
• Kế toán TSCĐ và vật tư: có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm tài sản
TSCĐ, tính và trích khấu hao hàng kỳ của công ty.(2 người)
• Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ tính toán các khoản tiền lương và các khoản
trích theo lương (BHYT, BHXH, KPCĐ) của toàn bộ cán bộ công nhân viên
của công ty, giám sát tình hình sử dụng quỹ lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ,
tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, đề xuất các biện pháp khai thác
có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động. (2 người)
• Kế vốn bằng tiền: có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu chi, tình hình tăng giảm
của từng loại vốn bằng tiền, kiểm tra thường xuyên việc sử dụng và quản lý
vốn bằng tiền, đối chiếu sổ sách với thủ quỹ để đảm bảo tính cân đối thống
nhất. (1 người)
• Kế toán thuế và kế toán thanh toán: (3 người)
+ Kế toán thuế có công việc theo dõi việc thanh toán các khoản nghĩa vụ cho
Nhà nước lập các báo cáo thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế.
+ Kế toán thanh toán có các công việc sau: theo dõi về mảng công nợ của
khách hàng và nhà cung cấp, thực hiện công việc đề nghị thanh toán trình cấp
trên xét duyệt chi thanh toán, đôn đốc thu nợ từ khách hàng và lập báo cáo thu
nợ và thanh toán nợ đảm bảo cho vòng tiền của doanh nghiệp.
• Thủ quỹ: chịu trách nhiệm nhập xuất quỹ tiền mặt, hàng ngày kiểm kê số tiền
mặt thực tế tồn quỹ đối chiếu với sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán quỹ tiền mặt.
(1người)
• Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp các hoá đơn chứng từ, đối chiếu các
số liệu mà các kế toán khác gửi đến xem có đúng thực tế hay không, đảm bảo
tính chính xác của số liệu kề toán, phát hiện những sai sót vi phạm nhằm kịp
thời có biện pháp xử lý; đồng thời tập hợp các báo cáo của các chi nhánh công
ty con, lập các báo cáo tài chính hợp nhất nộp cho Kế toán trưởng. (1người)
 Ban kiểm toán nội bộ bao gồm 3 người, có nhiệm vụ giúp Giám đốc tài chính kiểm
tra sự tuân thủ quy chế nội bộ cũng như chế độ quản lý của Nhà nước với các vấn
đề kinh tế, tài chính cũng như hệ thống kế toán của Công ty.
Các Công ty con thực hiện công tác hạch toán báo sổ, hàng kỳ phải thực hiện gửi báo
cáo tài chính cho phòng Kế toán – Tài chính của công ty mẹ để Công ty mẹ tổng hợp
thành báo cáo hợp nhất.

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 16 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Các chi nhánh đều có phòng kế toán riêng đảm trách các công việc tài chính theo yêu
cầu của Công ty và báo cáo mọi công việc kế toán tài chính của chi nhánh cho bộ
phận tài chính của Công ty.

3. Mối quan hệ

Mối quan hệ giữa phòng kế toán tài chính và các phòng ban khác trong công ty:
Phòng kế toán tài chính có nhiệm vụ:
+ Tổng hợp, xác minh, cung cấp các số liệu thực hiện trong công ty cho các
phòng ban để thực hiện công tác kế hoạch quản lý.
+ Tham gia đóng góp ý kiến với các với các phòng ban có liên quan trong
việc lập kế hoạch cho từng lĩnh vực và lập kế hoạch tổng hợp.
+ Hướng dẫn các phòng ban có liên quan, thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi
chép ban đầu mở sổ sách để hạch toán.
Các phòng ban khác có nhiệm vụ:
+ Thu thập, ghi chép, tổng hợp các số liệu thuộc phạm vi của mình lập báo
cáo thống kê được phân công và gửi cho phòng kế toán .
+ Chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực về các tài liệu, số liệu cần
thiết cho phòng kế toán và phục vụ cho công tác kiểm tra.
Mối quan hệ giữa bộ phận tài chính và các bộ phận khác ngoài công ty:
Phòng kế toán tài chính có nhiệm vụ:
+ Đối với các cơ quan Nhà nước, cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết theo
đúng quy định của phápluật, thực hiện tốt các nghĩa vụ thu nộp.
+ Đối với các Ngân hàng, cần theo dõi giám sát chặt chẽ tài khoản của công
ty tại Ngân hàng, cung cấp các thông tin cần thiết để làm các thủ tục cho vay, và thẩm
định các dự án.
+ Đối với các nhà đầu tư ngoài công ty, bộ phận tài chính cung cấp các thông
tin và báo cáo tài chính cần thiết để họ có những quyết định đầu tư đúng đắn và tạo
niềm tin về khả năng tài chính của Công ty với các nhà đầu tư.
Các bộ phận khác ngoài công ty:
+ Các cơ quan Nhà nước kiểm tra giám sát tình hình tài chính của công ty,
đưa ra những hướng dẫn về các qui định mới về việc quản lý tài chính, chuẩn mực và
chế độ kế toán.
+ Ngân hàng cung cấp các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp, xem xét các
dự án của công ty để đưa ra quyết định cho vay.

4. Nhận xét

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 17 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Bộ phận tài chính của công ty được tổ chức khá chặt chẽ và cách làm việc khá
khoa học. Phòng tài chính - kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán phân tán phân
cấp, do đó, việc tổng hợp số liệu còn phải mang tính chọn lọc, đúng theo sự phân cấp,
đúng theo chế độ hạch toán kế toán chứ không phải là sự cộng dồn đơn thuần giống
như chỉ có mô hình phân tán. Sự chọn lọc thông tin, số liệu từ cấp dưới lên cấp trên và
tới khi tập trung toàn công ty phải là sự tổng hợp, chọn lọc đa phương thức phù hợp
với yêu cầu hạch toán và yêu cầu quản lý. Chính đặc điểm này của bộ phận tài chính
Công ty góp phần làm cho công tác tài chính của công ty diễn ra thuận lợi và hiệu
quả, đảm bảo thực hiện đúng chế độ và chuẩn mực kế toán mà Nhà nước đặt ra, tạo
điều kiện cho công ty ngày càng phát triển mạnh hơn nữa.

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 18 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Chương II
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN
CỦA CÔNG TY

I – LÝ THUYẾT VỀ VỐN VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA


DOANH NGHIỆP

1. Khái niệm
Vốn của doanh nghiệp là số tiền Doanh nghiệp dùng để đầu tư vào các loại tài
sản cần thiết phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích kiếm
lời.
Ý nghĩa:
+ Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập 1 doanh nghiệp và tiến
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Trong mọi loại hình doanh nghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tài chính được
đầu tư vào sản xuất kinh doanh, thể hiện khả năng tài chính và quy mô sản xuất của
doanh nghiệp.

2. Phân loại vốn


Căn cứ vào tính chất pháp lý, có những loại vốn sau:
• Vốn điều lệ: là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong
một thời hạn nhất định và được ghi vào trong Điều lệ của công ty. Đây là cơ sở
để huy động vốn. Khi muốn thay đổi số vốn điều lệ thì phải sửa lại Điều lệ.
• Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp
luật quy định đối với từng ngành nghề và từng loại hình sở hữu doanh nghiệp.
Dưới mức vốn pháp định thì không đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp.
• Vốn sản xuất kinh doanh: là số vốn được doanh nghiêp sử dụng để tiến hành
sản xuất kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận.
Căn cứ vào thời hạn thu hồi vốn:
• Vốn ngắn hạn: là tiền đầu tư vào các loại tài sản ngắn hạn, có thời hạn thu hồi
là 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh. Bao gồm: vốn lưu động, đầu tư tài chính
ngắn hạn.
• Vốn dài hạn: là tiền đầu tư vào các loại tài sản dài hạn, có thời hạn thu hồi trên
1 năm hoặc sau nhiều chu kỳ kinh doanh. Bao gồm: vốn cố định, và các khoản
đầu tư tài chính dài hạn.

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 19 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Căn cứ vào sự chu chuyển vốn, có các loại vốn sau:


• Vốn lưu động: là số tiền mà doanh nghiệp ứng trước để đầu tư cho tài sản lưu
động, xét tại một thời điểm nhất định, số vốn đó là biểu hiện bằng tiền toàn bộ
giá trị hiện có của các tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Vốn lưu động chỉ tham gia một lần trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Khi
tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nó biến đổi hình
thái rất nhanh. Chuyển toàn bộ giá trị hình thái tiền tệ ban đầu qua các hình thái
vật chất khác rồi lại trở về hình thái tiền tệ trong một chu kỳ sản xuất kinh
doanh. Điều đó có nghĩa là nó hoàn thành một vòng luân chuyển ngay trong
một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
• Vốn cố định: là số tiền doanh nghiệp ứng trước để đầu tư cho tài sản cố định.
Xét tại một thời điểm nhất định, vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện
bằng tiền giá trị còn lại của toàn bộ các tài sản cố định hiện có của doanh
nghiệp.
Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, vốn cố định được dịch chuyển
từng bộ phận vào giá thành sản phẩm sản xuất ở trong các chu kỳ. Nó hoàn
thành một vòng luân chuyển sau một thời gian dài, tương ứng với thời gian sử
dụng tài sản cố định.
• Vốn đầu tư tài chính: là các khoản tiền đầu tư vào các loại tài sản tài chính,
như: đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh, liên kết, đầu tư vào
công ty con, …

3. Khái niệm và phân loại nguồn vốn


Khái niệm
Nguồn vốn của doanh nghiệp là nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp.
Phân loại
Sự hình thành và phân chia các nguồn tài chính trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện bằng chu trình tài chính của doanh
nghiệp. Trong đó, ta thấy nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành: nguồn vốn tự
tài trợ và nguồn vốn từ bên ngoài doanh nghiệp.
 Nguồn vốn tự tài trợ:
Nguồn vốn tự tài trợ có ưu điểm rất lớn là hoàn toàn do doanh nghiệp chủ động,
không bị phụ thuộc vào bên ngoài, doanh nghiệp toàn quyền sử dụng trong dài hạn
với chi phí thấp. Hơn nữa, việc nỗ lực tự cung ứng vốn là yếu tố để những người cấp
vốn bên ngoài xem xét khả năng cho vay vốn. Tuy nhiên, phương thức này có hạn chế
cơ bản là quy mô cung ứng vốn nhỏ và nguồn bổ sung có giới hạn.

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 20 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Nguồn vốn tự tài trợ bao gồm:


• Quỹ khấu hao tài sản cố định:
Đây là nguồn có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp, nó phản ánh độ
lớn khoản khấu hao tài sản cố định và gián tiếp phản ánh tốc độ đổi mới của
doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có điều kiện khấu hao nhanh tài sản cố
định của mình thì doanh nghiệp càng có điều kiện hiện đại hoá máy móc
thiết bị, dây truyền công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và
từ đó có điều kiện chiếm lĩnh thị trường. Tài sản cố định là tư liệu lao động
tham gia vào nhiều quá trình sản xuất. Trong quá trình đó, tài sản cố định bị
hao mòn dần và chuyển dần giá trị của nó vào giá thành sản phẩm. Việc xác
định giá trị hao mòn của tài sản cố định để tính vào giá trị sản phẩm được
gọi là khấu hao tào sản cố định. Số tiền khấu hao được trích hàng năm và
tạo thành quỹ khấu hao tài sản cố định. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn
phương pháp tính khấu hao, nhưng phải tuân theo qui định của nhà nước và
các chính sách cụ thể của cơ quan tài chính trong từng thời kỳ. Theo đó,
doanh nghiệp có thể điều chỉnh khấu hao tài sản cố định và coi đó là công
cụ điều chỉnh nguồn vốn bên trong của mình. Cần chú ý rằng nếu tăng chi
phí khấu hao tài sản cố định thì sẽ dẫn đến tăng chi phí kinh doanh trong giá
thành sản phẩm nên luôn bị khống chế bởi giá bán sản phẩm.
• Quỹ tích luỹ tái đầu tư phát triển sản xuất:
Quỹ này được hình thành từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối hàng
năm của doanh nghiệp được trích lập theo tỷ lệ nhất định do nhà nước đối
với doanh nghiệp nhà nước, do hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần
hay công ty trách nhiệm hữu hạn quyết định. Quy mô của quỹ này phụ thuộc
chủ yếu vào hai nhân tố là tổng số lợi nhuận thu được trong từng thời kỳ
kinh doanh cụ thể và chính sách phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh
nghiệp. Tổng số lợi nhuận thu được trong từng thời kỳ phụ thuộc vào quy
mô và chất lượng hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp ở kỳ đó.
Chính sách phân phối lợi nhuận tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp.
+ Đối với doanh nghiệp nhà nước, toàn bộ lợi nhuận thu được sẽ sử dụng
cho các khoản sau:
1. Nộp tiền sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định;
2. Trả các khoản phạt quy định không được tính vào chi phí kinh doanh;
3. Lập các quỹ đặc biệt;
4. Chia lãi cho các đối tác liên doanh;
5. Trích lập các quỹ doanh nghiệp: Quỹ đầu tư phát triển không nhỏ hơn
50%; Quỹ dự phòng tài chính 10% và số dư không vượt quá 25% vốn
điều lệ; Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 5% và số dư không vượt quá

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 21 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

6 tháng lương; Quỹ khen thưởng phúc lợi không vượt quá 2 hoặc 3 tháng
lương;
+ Đối với công ty cổ phần, toàn bộ lợi nhuận sau thuế được dùng để trích
lập quỹ dự trữ bắt buộc (5% lợi nhuận) cho đến khi số dư quỹ bằng 10%
vốn điều lệ. Số còn lại tuỳ thuộc vào chính sách phân phối của công ty trong
từng thời kỳ, do đại hội cổ đông quyết định.
1. Quỹ tái đầu tư khoảng 15-45 %
2. Quỹ nghiên cứu phát triển và đào tạo khoảng 5-10 %
3. Quỹ dự phòng rủi ro khoảng 0-5 %
4. Quỹ khen thưởng và phúc lợi tối thiểu 10 %
5. Số còn lại là cổ tức chia theo cổ phần

• Nguồn tài chính do điểu chỉnh cơ cấu


Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có những tài
sản cố định đầu tư sai mục đích hoặc không phát huy được tác dụng hay do
những sai lầm trong cơ cấu đầu tư tài sản cố định và tài sản lưu động dẫn
đến co sự chênh lệch bất hợp lý. Quá trình điều chỉnh cơ cấu này dẫn đến có
những tài sản cố định được bán, được thanh lý trước thời hạn, cho thuê hoặc
tái cho thuê…hình thành một số vốn nhất định phục vụ cho mục đích đầu tư
hiện đại hoá hoặc mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Phương thức
này không làm tăng tổng số vốn sản xuất kinh doanh nhưng lại giúp doanh
nghiệp giảm sự lãng phí vốn và tận dụng hết khả năng hiện có. Điều chỉnh
cơ cấu tài sản chính là việc kịp thời bán tài sản cố định dư thừa, làm việc
không hiệu quả và giảm lượng lưu kho tài sản lưu động không cần thiết.
Công việc này cần được xem xét trên cơ sở thường xuyên kiển tra, tính toán
và kết quả công tác định mức.
 Nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài doanh nghiệp
 Căn cứ vào theo thời gian hoàn trả thì nguồn tài trợ từ bên ngoài doanh
nghiệp chia thành nguồn tài trợ ngắn hạn và nguồn tài trợ dài hạn.
• Nguồn tài trợ ngắn hạn là những khoản vốn mà
doanh nghiệp phải hoàn trả trong thời hạn 1 năm, bao gồm: tín dụng
thương mại, tiền đặt cọc, vay ngắn hạn, nợ tích luỹ (như chậm thanh toán
cho người lao động, chậm trả tiền thuê nhà,….). Có 2 loại:
+ Nguồn tài trợ ngắn hạn không do vay mượn: Hình thức phát sinh
thường xuyên và có quy mô lớn là tín dụng thương mại. Đây là hình
thức mua hàng hoá của các bạn hàng mà chưa thanh toán tiền.

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 22 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

+ Nguồn tài trợ ngắn hạn do vay mượn: Thông thường các nguồn vay
ngắn hạn của doanh nghiệp là từ các định chế tài chính. Những khoản
vay này có thể phải bảo đảm, song cũng có thể nhận được từ nhà tài trợ
mà không cần bất cứ sự đảm bảo thanh toán nào. Việc đảm bảo thanh
toán có thể là tín chấp, thể chấp, ….
• Nguồn tài trợ dài hạn là những khoản tiền có thời gian sử dụng dài
hơn một năm kể từ ngày đầu tiên nhận được chúng. Nguồn tài trợ dài
hạn thường được sử dụng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải…. Doanh nghiệp có thể huy động nguồn tài trợ này
từ nhiều nguồn tài trợ: tín dụng thuê mua trả góp, vay dài hạn, phát hành
trái phiếu, cổ phiếu…
 Căn cứ theo đối tượng cung ứng vốn thì nguồn tài trợ từ bên
ngoài chia thành các loại sau:
• Vốn từ Ngân sách Nhà nước cấp:
Doanh nghiệp Nhà nước được một lượng vốn xác định từ Ngân
sách nhà nước cấp. Thông thường hình thức này không đòi hỏi nhiều
điều kiện ngặt nghèo như các hình thức huy động khác. Hiện nay, đối
tượng được cung ứng vốn theo hình thức này thường là các doanh
nghiệp nhà nước được nhà nước xác định có vai trò là công cụ điều tiết
kinh tế, hoặc các dự án công ích, hay các dự án lớn có tầm quan trọng
đặc biệt do nhà nước trực tiếp đầu tư.
• Vốn qua phát hành cổ phiếu:
Đây là hình thức doanh nghiệp được cung ứng vốn trực tiếp từ thị
trường chứng khoán. Đặc trưng của hình thức cung ứng vốn này là
doanh nghiệp dễ dàng tăng được lượng vốn mà không cần tăng nợ bởi
người mua cổ phiếu đều trở thành cổ đông của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
chỉ có những doanh nghiệp được phép phát hành cổ phiếu mới có thể
huy động vốn theo cách này, đồng thời doanh nghiệp còn phải công khai
các thông tin tài chính theo luật.
• Vay vốn bằng phát hành trái phiếu trên thị trường vốn:
Đây là hình thức cung ứng vốn trực tiếp từ công chúng. Hình thức
này khác với phát hành cổ phiếu ở chỗ nó mang đặc trưng cơ bản là tăng
vốn gắn với tăng nợ của doanh nghiệp. Việc phát hành trái phiếu cần có
sự giúp đỡ của ngân hàng thương mại và chỉ có những doanh nghiệp
thoả mãn được các điều kiện theo luật định mới có thế phát hành trái
phiếu.

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 23 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

• Vốn vay từ các Ngân hàng thương mại:


Đây là mối quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng thương mại và doanh
nghiệp. Doanh nghiệp có thể huy động được lượng vốn lớn, đúng hạn và
có thể mời các ngân hàng cùng tham gia thẩm định dự án nếu có yêu cầu
đầu tư lớn. Để có thể huy động vốn theo cách này doanh nghiệp phải có
uy tín, chấp nhận các thủ tục vay vốn ngặt nghèo, và phải đảm bảo khoản
vay của mình bằng cách thế chấp, tín chấp,… và phải chịu sự kiểm soát
của ngân hàng trong thời hạn vay đối với mọi hoạt động của doanh
nghiệp.
• Tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp:
Tín dụng thương mại là hình thức doanh nghiệp chiếm dụng số tiền
nợ khách hàng của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Có 2
hình thức tín dụng thương mại chủ yếu:
+ Doanh nghiệp mua máy móc thiết bị theo phương thức trả chậm. Tức
là doanh nghiệp có thể mua máy móc thiết bị và dùng ngay nhưng chưa
phải thanh toán tiền ngay, số tiền còn nợ này là số tiền mà doanh nghiệp
chiếm dụng được của người cung ứng trong một khoảng thời gian.
+ Vốn khách hàng ứng trước. Trong quá trình kinh doanh, khi ký hợp
đồng đặt hàng khách hàng thường phải trả trước một lượng tiền hàng
hoặc đặt cọc một số tiền nhất định, và doanh nghiệp được sử dụng khoản
tiền này mặc dù chưa sản xuất hay cung ứng sản phẩm cho khách hàng.
• Tín dụng thuê mua:
Hình thức này được thực hiện giữa doanh nghiệp thuê mua thiết bị
và nhà cung cấp thiết bị cho thuê mua. Với tín dụng thuê mua, doanh
nghiệp không những nhận được máy móc thiết bị và các hướng dẫn kỹ
thuật cần thiết mà còn tránh được những tổn thất do mua máy móc
không đúng yêu cầu hoặc mua nhầm và giúp doanh nghiệp nhanh chóng
đổi mới tài sản cố định của mình.
• Vốn liên doanh, liên kết:
Với phương thúc này, doanh nghiệp liên doanh, liên kết với doanh
nghiệp khác nhằm tạo vốn cho một hay một số hoạt động dự án liên
doanh nào đó. Như vậy doanh nghiệp có được lượng vốn cần thiết cho
một số hoạt động của mình mà không làm tăng nợ. Trong quá trình hoạt
động, các bên liên doanh liên kết sẽ cung chia sẻ lợi nhuận và rủi ro.
• Vốn được cung ứng từ sự kết hợp công và tư trong xây dựng cơ
sở hạ tầng. Phương thức này có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng.

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 24 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

• Nguồn vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp FDI.


Các doanh nghiệp trong nước còn nhận được vốn đầu tư từ các
doanh nghiệp nước ngoài. Với nguồn vốn này doanh nghiệp không chỉ
nhận được vốn mà còn nhận được kỹ thuật công nghệ, và mở rộng được
thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải chịu sự kiểm soát
của doanh nghiệp nươc ngoài.
• Nguồn vốn ODA.
Với nguồn vốn này thì doanh nghiệp có thể tìm kiếm và nhận được
nguồn vồn là các chương trình hợp tác của Chính phủ, các tổ chức phi
Chính phủ và các tổ chức Quốc tế khác. Hình thức cầp vốn ODA là viện
trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi về lãi suất hoặc ưu
đãi về thời hạn thanh toán.

Các giải pháp để huy động vốn


Để đảm bảo lượng vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh với hiệu
quả kinh tế cao, rủi ro thấp thì doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm mọi nguồn vốn
có thể huy động, phân tích, so sánh rủi ro tín dụng cũng như so sánh chi phi sử dụng
vốn từ các nguồn khác nhau để chọn lựa giải pháp huy động vốn với phương châm đa
dạng hoá các nguồn cung ứng vốn. Doanh nghiệp có các giải pháp sau:
♦ Phải xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trrạng thị trường và
môi trường kinh doanh trong từng thời kỳ. Đồng thời trong quá trình hoạt động,
doanh nghiệp phải lấy chiến lược làm công cụ định hướng cho các hoạt động của
mình.
♦ Tạo niềm tin nơi cung ứng vốn. Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp đối với
khách hàng là tài sản vô giá của doanh nghiệp không chỉ trên thị trường hàng hoá
mà cả trên thị trường tài chính.
♦ Doanh nghiệp phải xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật vững chắc cho hoạt
động sản xuất kinh doanh nói chung và cho các dự án đầu tư cụ thể cần huy động
vốn riêng.
♦ Huy động vốn bằng nhiều hình thức từ nhiều đối tượng khác nhau. Đây là điều
kiện nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không bị ảnh
hưởng do bị thiếu vốn.
♦ Xác định tính hiệu quả của việc sử dụng vốn. Phải thường xuyên tiến hành
phân tích hiệu quả kinh tế theo các tiêu thức thích hợp.

4. Cách đánh giá tình hình sử dụng vốn

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 25 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Để đánh giá tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng
các chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng vốn sau:

 Vốn cố định
- Tính theo doanh thu:
Công thức tính:
HDT VCĐ = Tổng doanh thu thuần
Vốn cố định bình quân
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ, 1 đồng vốn cố định
làm ra bao nhiêu đồng doanh thu.
(chỉ tiêu này có thể tính theo lần hoặc %)
- Tính theo lợi nhuận:
Công thức tính:
Tổng lợi nhuận
HLN VCĐ =
Vốn cố định bình quân
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ, 1 đồng vốn cố định
làm ra bao nhiêu đồng lãi.
(chỉ tiêu này có thể tính theo lần hoặc %)
Trong đó, chỉ tiêu vốn cố định bình quân được tính như sau:
Vốn cố định
Vốn cố định đầu kỳ + Vốn cố định cuối kỳ
bình quân =
2
 Vốn lưu động
Các chỉ tiêu đánh giá tốc độ quay vòng vốn lưu động:
- Tốc độ vòng quay vốn lưu động:
Tổng doanh thu
n =n = Tổng doanh
thuầnthu thuần
Vốn lưu động bình ( vòng / kỳ)
Vốn lưu động bình quân
quân
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ, vốn lưu động quay
được n vòng.
Trong đó, vốn lưu động bình quân được tính như sau:
Vốn lưu động
Vốn lưu động đầu kỳ + Vốn lưu động cuối kỳ
bình quân =
2
- Kỳ luân chuyển bình quân:
Công thức tính:
T T . Vốn lưu động bình quân
tn == n = ( ngày / vòng)
Tổng doanh thu thuần

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 26 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Trong đó, T là số ngày của kỳ tính toán, được xác định như sau:
1 năm : T = 360 ngày;
6 tháng: T = 180 ngày;
1 quý: T = 90 ngày; …
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết số ngày bình quân của môt vòng quay vốn
lưu động.
- Mức độ đảm nhiệm của 1 đồng vốn lưu động:
Công thức tính:
1 Vốn lưu động bình quân
kđnn == = Tổng doanh thu
n
thuần

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ, để có 1 đồng doanh
thu cần có kđn đồng vốn lưu động.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
- Hiệu suất theo doanh thu:
Công thức tính:

HDT VLĐ = Tổng doanh thu thuần


Vốn lưu động bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ, 1 đồng vốn lưu động
làm ra bao nhiêu đồng doanh thu.
(chỉ tiêu này có thể tính theo lần hoặc %)
- Tính theo lợi nhuận:
Tổng lợi nhuận
HLNVLĐ =
Vốn lưu động bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ, 1 đồng vốn lưu động
làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
(chỉ tiêu này có thể tính theo lần hoặc %)
Các chỉ tiêu về tiết kiệm vốn lưu động:
Khi tăng được tốc độ quay vòng vốn lưu động thì sẽ có tiết kiệm về vốn lưu
động. Có 2 chỉ tiêu tiết kiệm vốn lưu động:

• Tiết kiệm tuyệt đối:

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 27 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Đây là trường hợp khi doanh nghiệp không tăng về quy mô nhưng nếu tăng
được tốc độ quay vòng vốn thì chỉ cần 1 lượng vốn lưu động ít hơn cũng tạo
được doanh thu như cũ.
Công thức tính:
∆V = V1 – V0 (*)
Trong đó:
∆V : Tiết kiệm vốn lưu động tuyệt đối
V1 : Vốn lưu động kỳ nghiên cứu.
Được xác định như sau:
D
Vn1 == n1 (1)
1

D1 : Doanh thu của kỳ nghiên cứu


n1 : Tốc độ quay vòng vốn kỳ nghiên cứu

V0 : Vốn lưu động kỳ gốc.


Được xác định như sau:
D0
V0 = (2)
n0
D0 : Doanh thu của kỳ gốc
n0 : Tốc độ quay vòng vốn kỳ gốc
Vì doanh thu giữa 2 kỳ không thay đổi, nên D1 = D0. Thay (1) và (2) vào (*) ta
có:
D0 D0
∆V = -
n1 n0
n1 > n0
 ∆V < 0, ta có lượng vốn lưu động tiết kiệm tuyệt
đối.

• Tiết kiệm tương đối:


Đây là trường hợp Doanh nghiệp không rút tiền bớt lượng vốn lưu động trong
quá trình sản xuất kinh doanh mà ngược lại còn tăng thêm, nhưng tăng tốc độ
quay vòng vốn làm cho doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng vốn. Khi tính
toán so sánh, vẫn có tiết kiệm vốn lưu động.
Công thức tính:
∆’V = V1 – V1’ (* *)
Trong đó:
∆’V : Tiết kiệm vốn lưu động tương đối
V1’ : Vốn lưu động giả định
Được xác định như sau:
D1
V ’ = (3)
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang.
1 n0 Page 28 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 29 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Thay (1) và (3) vào (* *) ta có:


D1 D1
∆V = -
n1 n0
n1 > n0

 ∆’V < 0, ta có lượng vốn lưu động tiết kiệm tương đối.

 Vốn kinh doanh


- Tính theo doanh thu:
Công thức tính:
HDT = Tổng doanh thu thuần
VKD
Vốn kinh doanh bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ, 1 đồng vốn kinh
doanh làm ra bao nhiêu đồng doanh thu.
(chỉ tiêu này có thể tính theo lần hoặc %)
- Tính theo lợi nhuận:

HLN VKD = Tổng lợi nhuận


Vốn kinh doanh bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ, 1 đồng vốn kinh
doanh làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
(chỉ tiêu này có thể tính theo lần hoặc %)
Trong đó, vốn kinh doanh bình quân được tính như sau:
Vốn kinh doanh Vốn cố định + Vốn lưu động
=
bình quân bình quân bình quân
 Vốn vay
- Hiệu suất theo doanh thu:
Công thức tính:
Tổng doanh thu thuần
HDT VV =
Vốn vay bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ, 1 đồng vốn vay làm
ra bao nhiêu đồng doanh thu.
(chỉ tiêu này có thể tính theo lần hoặc %)
- Tính theo lợi nhuận:
Tổng lợi nhuận
HLN VV =
Vốn vay bình quân

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 30 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ, 1 đồng vốn vay làm
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
(chỉ tiêu này có thể tính theo lần hoặc %)

 Vốn chủ sở hữu


- Hiệu suất theo doanh thu:
Công thức tính:
HDT VCSH = Tổng doanh thu thuần
Vốn chủ sở hữu bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ, 1 đồng vốn chủ sở
hữu làm ra bao nhiêu đồng doanh thu.
(chỉ tiêu này có thể tính theo lần hoặc %)
- Tính theo lợi nhuận:
Tổng lợi nhuận
HLN VCSH =
Vốn chủ sở hữu bình quân
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ, 1 đồng vốn chủ sở
hữu làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
(chỉ tiêu này có thể tính theo lần hoặc %)

II – NGHIÊN CỨU CƠ CẤU VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY

Mục đích nghiên cứu

Trong doanh nghiệp có nhiều loại tài sản khác nhau để có thể sử dụng một cách
tốt nhất có hiệu quả cao thì cần có 1 cơ cấu tài sản hợp lý. Để đạt được cơ cấu hợp lý,
doanh nghiệp cần phải xác định được cơ cấu tài sản hiện tại, từ đó xác định được
những bất hợp lý và đưa ra giải pháp điều chỉnh. Tài sản của doanh nghiệp trước hêt
phải nói đến là tài sản cố định. Đây là bộ xương cho toàn bộ hệ thống hoạt động của
doanh nghiệp, là cơ sở cho thấy quy mô và khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Do
đó, cần phải xác định cơ cấu của tài sản cố định.

Lập biểu (Xem biểu đính kèm)

Nguồn số liệu

Số liệu trong biểu ở 2 cột đầu năm và cuối năm được lấy từ báo cáo tài chính
năm 2009 của doanh nghiệp, cụ thể đó là báo cáo tài chính và thuyết minh tài chính

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 31 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

các mục V.6, V.7, V.8 (xem tệp đính kèm). Các số liệu ở 3 cột tỷ trọng, chênh lệch và
so sánh được tính toán trên cơ sở các số liệu đã xin được.
Số liệu ở cột chênh lệch được tính bằng cách lấy số vốn cố định ở cuối năm trừ
cho số vốn cố định ở đầu năm.
Số liệu ở cột so sánh được tính bằng cách lấy số vốn cố định ở cuối năm chia
cho số vốn cố định ở đầu năm và nhân với 100 % .
Số liệu ở cột tỷ trọng được tính bằng cách lấy số vốn cố định ứng với từng loại
tài sản chia cho tổng số vốn cố định và nhân với 100 %.

Nhận xét về mức độ hợp lý của cơ cấu tài sản

Cơ cấu vốn cố định của công ty như sau:


- Tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp chiếm 66,01 % năm 2008,
năm 2009 đạt 69,80 %, tăng 10,59 % so với năm 2008. Trong đó, tài sản cố định
hữu hình chiếm 63,04 % năm 2008 và năm 2009 là 66,97 %; và tài sản cố định vô
hình chiếm 2,97 % năm 2008 và năm 2009 là 2,84 %.
- Tài sản cố định thuê tài chính chiếm 0 % và không thay đổi từ năm 2008
đến năm 2009.
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: chiếm 33,99 % năm 2008, đạt 30,20 %
năm 2009, giảm 7,10 % so với năm 2008.
Là doanh nghiệp sản xuất có trên 50 năm tồn tại và phát triển, Công ty có
lượng vốn cố định lớn đảm bảo có thể sản xuất với sản lượng lớn. Qua bảng cơ cấu
vốn cố định, có thể thấy vốn cố định tương ứng với tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ
lệ lớn nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với Công ty. Bên cạnh đó, tài sản cố định vô
hình của Công ty chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Báo cáo thuyết minh tài chính năm 2009 cho
thấy, ngoài quyền sử dụng đất thì chỉ có phần mềm máy tính. Như vậy là chưa hợp lý.
Trong xu thế thị trường, sự cạnh tranh là tất yếu, nhất là khi Công ty đã vươn ra thị
trường quốc tế, Công ty cần phải quan tâm đến vấn đề bản quyền cho các sản phẩm
của mình và các phát minh tạo ra các sản phẩm mới để có thể bảo vệ thương hiệu của
mình, đồng thời tạo được niềm tin của Công ty với người tiêu dùng trong nước và
nước ngoài.

Cách thức quản lý TSCĐ ở trong công ty

Việc quản lý TSCĐ ở trong Công ty do bộ phân kế toán về TSCĐ và vật tư


chịu trách nhiệm quản lý về mặt giá trị. Các bộ phận kỹ thuật và bộ phận quản lý việc
sử dụng tài sản của Công ty chịu trách nhiệm quản lý về mặt vật chất.
Bộ phận kế toán theo dõi hạch toán sự thay đổi giá trị của tài sản trong doanh
nghiệp để có thể thu hồi vốn cố định của doanh nghiệp. Công việc này bắt đầu từ khi

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 32 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

tài sản được mua về doanh nghiệp hoặc từ khi tài sản hoàn thành đưa vào sử dụng
trong trường hợp doanh nghiệp tự chế tạo cho đến khi tài sản được bán thanh lý khỏi
doanh nghiệp.
Máy móc mua về hay được chế tạo cho bộ phận nào thì bộ phận đó có trách
nhiệm quản lý về việc sử dụng, theo dõi thường xuyên việc vận hành máy móc, thiết
bị, đảm bảo rằng việc sử dụng tuân đúng theo hưỡng dẫn sử dụng máy, kịp thời phát
hiện ra những hỏng hóc để báo cáo đề xuất việc xử lý. Hàng kỳ, Phòng kỹ thuật cơ
điện thực hiện việc bảo dưỡng bảo trì máy móc.
Khi Công ty có nhu cầu mua tài sản, bộ phận kỹ thuật cơ điện phải kiểm tra
chất lượng của tài sản có đúng với nhu cầu của doanh nghiệp (việc này đã được thực
hiện từ khi Công ty ký hợp đồng mua tài sản). Sau khi tài sản được đưa về doanh
nghiệp, kế toán thực hiện bắt đầu hạch toán cho tài sản. Mỗi tài sản được theo dõi một
cách chi tiết. Trong quá trình hoạt động, bộ phận kỹ thuật tiến hành giám sát việc sử
dụng cũng như bảo trì tài sản và kế toán thực hiện trích khấu hao theo quy định cho
tài sản và hạch toán việc sữa chữa thường xuyên. Nếu có sửa chữa lớn hay nâng cấp,
bộ phận quản lý tài sản sẽ phải đề xuất với cấp trên, cấp trên chấp nhận thì kế toán sẽ
hạch toán việc sửa chữa lớn cho tài sản đó. Việc sửa chữa lớn hay nâng cấp, doanh
nghiệp có thể thuê ngoài hoặc tự đảm nhận. Khi tài sản khấu hao hết, kế toán ngừng
việc theo dõi tài sản. Tài sản có thể được sử dụng tiếp tuỳ vào quyết định của cấp trên,
hoặc có thể bán, thanh lý.
Trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp cũng có thể điều chuyển cho công ty
con hay các chi nhánh của mình. Nếu là công ty con, kế toán Công ty mẹ ngừng việc
tính khấu hao, công ty con tiếp tục việc tính khấu hao tài sản đó theo giá trị được đánh
giá lại.

Tình hình tăng giảm tài sản trong kỳ

Căn cứ vào biểu CƠ CÂU VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY ta có thể thấy tài
sản của Công ty đã có thay đổi từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2009.
Về tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp, giá trị tài sản tăng
3.001.556.305 đồng, đạt 110,59 % so với đầu năm. Trong đó, chỉ có tài sản cố định
hữu hình tăng tương ứng với giá trị như trên, đạt 111,09 % so với đầu năm; còn tài
sản cố định vô hình không có sự thay đổi. Cụ thể:

Tài sản cố định hữu hình:


 Nhà cửa vật kiến trúc: năm 2009 đạt 10.997.715.066 đồng,giảm 509.506.130 đồng,
đạt 95,57 % so với đầu năm, do các nguyên nhân sau:

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 33 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

 Tăng trong năm:


• Do mua sắm: giá trị nhà cửa vật kiến trúc được mua sắm là 526.688.307
đồng, sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
• Tăng khác:
 Giảm trong năm:
• Do thanh lý, nhượng bán: giá trị nhà cửa vật kiến trúc thanh lý nhượng
bán là 515.219.861 đồng.
• Giảm khác: giá trị nhà cửa vật kiến trúc bị giảm đi là 65.313.114 đồng.
 Máy móc thiết bị: năm 2009 đạt 12.989.259.683 đồng, tăng 414.343.971 đồng, đạt
103.3 % so với đầu năm, do các nguyên nhân sau:
 Tăng trong năm:
• Do mua sắm: giá trị máy móc thiết bị tăng lên do mua sắm là
3.623.518.764 đồng. Trong đó, sử dụng vốn vay là 2.654.843.234 đồng,
còn lại là vốn chủ sở hữu doannh nghiệp.
• Tăng khác: giá trị máy móc thiết bị tăng lên là 117.836.115 đồng.
 Giảm trong năm:
• Do thanh lý, nhượng bán: giá trị máy móc thiết bị giảm do thanh
lý nhượng bán là 345.111.438 đồng.
• Không có giảm vì nguyên nhân khác.
 Phương tiện vận tải: năm 2009 đạt 3.988.365.439 đồng, tăng 1.071.528.394 đồng,
đạt 136.74 % so với đầu năm, do các nguyên nhân sau:
 Tăng trong năm:
• Do mua sắm: giá trị phương tiện vận tải do mua sắm là
2.061.047.618 đồng. Trong đó, sử dụng vốn vay là 1.867.575.481 đồng,
còn lại là vốn chủ sở hữu.
• Không có tăng vì nguyên nhân khác.
 Giảm trong năm:
• Do thanh lý, nhượng bán: giá trị phương tiện vận tải giảm do thanh lý,
nhượng bán là 1.572.280.177 đồng.
• Không có tăng vì nguyên nhân khác.
 TSCĐ dùng trong quản lý: năm 2009 đạt 2.097.431.237 đồng, tăng 2.025.217.070
đồng, đạt 2904.46 % so với đầu năm. Tài sản này có sự tăng đột biến trong năm
2009, cho thấy Công ty đã có sự quan tâm nhiều đến công tác quản lý.
 Tăng trong năm:

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 34 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

• Do mua sắm: giá trị TSCĐ dùng trong quản lý tăng


do mua sắm là 2.239.887.706 đồng. Toàn bộ sử dụng bằng vốn chủ sở
hữu doanh nghiệp.
• Không có tăng vì nguyên nhân khác.
 Giảm trong năm:
• Do thanh lý nhượng bán: giá trị TSCĐ dùng trong
quản lý thanh lý nhượng bán trong kỳ là: 79.691.800 đồng.
• Không có tăng vì nguyên nhân khác.

Tài sản cố định vô hình:


 Quyền sử dụng đất có giá trị là 1.273.500.000
đồng. Đây là giá trị quyền sử dụng đất hai lô đất tại Nha Trang có giá trị lâu dài, do
đó công ty không thực hiện trích khấu hao đối với tài sản vô hình này.
 Phần mềm máy tính: nguyên giá đầu năm là
13.829.800 đồng, do trong năm thực hiện việc thanh lý nên cuối năm không còn,
giá trị tài sản bằng 0.

Tài sản cố định thuê tài chính:


Công ty không có tài sản thuê tài chính.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang:


Năm 2009 chi phí xây dựng dở dang đạt 13.558.463.984 đồng, giảm so với
năm 2008 là 1.035.746.184 đồng, tương ứng giảm 7,1 %.

III – NGHIÊN CỨU CƠ CẦU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Mục đích nghiên cứu


Bên cạnh TSCĐ, TSLĐ là một bộ phận không thể thiếu của doanh nghiệp, đặc
biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất chế biến, vì đây là những thành phần không thể
thiếu khi tạo nên sản phẩm. Nếu không có TSLĐ thì TSLĐ chẳng để làm gì, do đó,
việc lập kế hoạch cung ứng và khai thác TSLĐ cần được xem xét, tính toán, xây dựng
một cách kỹ lưỡng và khoa học. Để có thể có thể lập được một kế hoạch tốt, doanh
nghiệp cần phải xác định cơ cấu hợp lý.

Lập biểu tổng hợp (Xem biểu đính kèm)

Nguồn số liệu

Số liệu trên biểu ở 2 cột đầu năm và cuối năm được lấy từ các báo cáo tài chính
năm 2009, cụ thể là bảng cân đối kế toán năm 2009 và thuyết minh báo cáo tài chính

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 35 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

các mục V.1, V.3, V.4, V.5, còn số liệu ở các cột tỷ trọng, chênh lệch và so sánh được
tính toán trên cở sở các số liệu đã xin được. Cụ thể các cột này được tính như sau:
Số liệu ở cột Tỷ trọng được tính bằng cách lấy số liệu của cột Giá trị chia cho
tổng giá trị tài sản và nhân với 100 %.
Số liệu ở cột Chênh lệch là hiệu số của số liệu của cột Giá trị ở cuối năm với số
liệu của cột Giá trị ở đầu năm.
Số liệu ở cột so sánh được tính bằng cách lấy số liệu cột Giá trị ở cuối năm chia
cho Giá trị ở đầu năm nhân với 100 %.

Nhận xét về mức độ hợp lý của cơ cấu


Cơ cấu vốn lưu động của công ty như sau:
- Tiền chiếm 4,42 % đầu năm 2009, đạt 9,76 % cuối năm 2009, tức là tăng 144,77
%.
- Các khoản phải thu chiếm 21,80 % ở đầu năm 2009, đạt 25,32 % cuối năm 2009,
tăng 28,84 % so với đầu năm 2009.
- Hàng tồn kho chiếm 72,77 % ở đầu năm 2009, cuối năm 2009 đạt 63,66 %, giảm
2,98 % so với đầu năm.
- Tài sản lưu động khác chiếm 1,01 % ở đầu năm 2009, cuối năm 2009 đạt 1,25 %,
tăng 37,65 % so với đầu năm.
Cơ cấu tài sản lưu động của Công ty khá hợp lý. Hàng tồn kho có tỷ trọng lớn
nhất. Đây là vì Công ty là doanh nghiệp sản xuất chế biến quy mô lớn. Các khoản phải
thu chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, trong đó, phải thu khách hàng có tỷ trọng lớn nhất
18,68 % trên tổng số vốn lưu động. Điều này cho thấy khả năng quản lý công nợ của
Công ty khá tốt, đồng thời cho thấy sự quan tâm của khách hàng với Công ty. Trả
trước cho người bán từ năm 2008 đến năm 2009 tăng gần gấp đôi, cho thấy Công ty
đang gia tăng cho việc sản xuất. Điều này đặc biệt quan trọng khi thị trường thực
phẩm đang trong giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh cúm gà, hay dịch tai xanh… Năm
2009, các khoản tiền của Công ty đã tăng trở lại. Các năm trước, lượng tiền luôn cao
thấp nhất là khoảng 7 tỷ, cao nhất là 12 triệu, nhưng năm 2008, lượng tiền chỉ đạt 4,7
tỷ. Điều này cho thấy việc quản lý tiền của Công ty là khá tốt. Công tác giải quyết tài
sản thiếu chở xử lý của công ty cũng tốt. Năm 2009, giá trị của khoản này bằng 0.

Nguyên nhân và nhận xét về sự thay đổi cuối năm so với đầu năm
Căn cứ vào biểu CƠ CẤU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY, ta có thể thấy
tài sản của công ty qua năm 2009 đã có sự thay đổi, đầu năm là 105.514.478.468
đồng, cuối năm là 117.017.089.480 đồng. Như vậy, vốn lưu động của Công ty tăng
11.502.611.012 đồng, đạt 109,21 % so với đầu năm.

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 36 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Tiền:
Cuối năm 2009, lượng tiền các loại đạt giá trị 11.425.168.489 đồng. Từ đầu năm đến
cuối năm, giá trị lượng tiền các loại trong Công ty tăng 6.757.483.334 đồng, đạt
244.77 % so với đầu năm. Cụ thể:
• Tiền mặt tại quỹ: cuối năm 2009 đạt 857.844.171 đồng, giảm 69.045.769 đồng,
đạt 92,55 % so với đầu năm.
• Tiền gửi Ngân hàng: cuối năm 2009 đạt 10.313.124.318 đồng, tăng
6.572.329.103 đồng, đạt 275.69 % so với đầu năm.
• Tiền đang chuyển: cuối năm 2009 đạt 254.200.000 đồng, tăng 254.200.000
đồng, đầu năm doanh nghiệp không có tiền đang chuyển.
• Doanh nghiệp không có các khoản tương đương tiền (vàng, bạc, đá quý, …)
Như vậy, trong các khoản tiền thì tiền gửi Ngân hàng là chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng số vốn lưu động trong năm 2009; và qua năm 2009 đã có sự tăng trưởng mạnh
mẽ từ 3,55 % đến 8,81 %.

Các khoản phải thu:


Cuối năm 2009 các khoản phải thu của công ty là 29.630.643.994 đồng chiếm 25,32
% trong tổng số vôn lưu động, giá trị của các khoản phải thu tăng 6.632.761.930
đồng, đạt 128,84 % so với đầu năm:
• Phải thu khách hàng: cuối năm 2009 đạt 20.537.516.439 đồng, tăng
829.117.452 đồng, đạt 104.21 % đồng so với đầu năm.
• Trả trước cho người bán: cuối năm 2009 đạt 8.036.647.998 đồng, tăng
3.988.066.500 đồng, đạt 198.51 % so với đầu năm.
• Phải thu nội bộ: không có.
• Phải thu khác: cuối năm 2009 đạt 2.584.259.599 đồng, tăng 469.749.146 đồng,
đạt 122,22 % so với đầu năm.
• Khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi: cuối năm 2009 là 1.527.780.042
đồng, giảm 1.345.828.832 đồng, đạt 53,17 % so với đầu năm.
Như vậy, trong năm 2009, xét trong các khoản phải thu thì khoản phải thu khách hàng
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn lưu động, nhưng tốc độ tăng lớn nhất là
khoản trả trước cho người bán, từ 3,84 % đến 6,87 %.

Hàng tồn kho:


Cuối năm 2009 đạt giá trị 74.494.170.934 đồng chiếm 63,66 % trong tổng số vốn lưu
động, giảm 2.288.918.994 đồng, đạt 97,02 % so với đầu năm.
• Hàng mua đang đi đường: đầu năm số dư bằng 0, cuối năm giá trị hàng mua
đang đi đường là 1.265.299 đồng.

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 37 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

• Nguyên vật liệu: cuối năm 2009 đạt 16.737.527.350 đồng, giảm 3.570.101.337
đồng, đạt 82,42 % so với đầu năm.
• Công cụ, dụng cụ: cuối năm 2009 đạt 50.213.878 đồng, giảm 1.022.445 đồng,
đạt 98,00 % so với đầu năm.
• Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: cuối năm 2009 đạt 3.678.466.241 đồng,
tăng 14.277.650 đồng, đạt 100,39 % so với đầu năm.
• Thành phẩm: cuối năm 2009 đạt 40.363.122.952 đồng, giảm 2.823.004.009
đồng, đạt 93,46 % so với đầu năm.
• Hàng hoá: cuối năm 2009 đạt 14.266.748.855 đồng, tăng 4.021.544.140 đồng,
đạt 139.25 % so với đầu năm.
• Hàng gửi đi bán: không có.
• Hàng hoá kho bảo thuế: không có.
• Hàng hoá bất động sản: không có.
• Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: cuối năm 2009 đạt 563.209.641 đồng, giảm
108.121.708 đồng, giảm 16,11 % so với đầu năm.
Như vậy, xét trong hàng tồn kho, thành phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số
vốn lưu động, nhưng tốc độ tăng nhanh nhất lại là hàng hoá, tăng từ 9,71 % đến 12,19
%.

Tài sản lưu động khác:


Cuối năm 2009 đạt giá trị 1.467.106.063 đồng chiếm 1,25 % trong tổng số vốn lưu
động, tăng 401.284.742 đồng, đạt 137,65 % so với đầu năm. Cụ thể:
• Tài sản thiếu chờ xử lý: đầu năm đạt 391.512 đồng, cuối năm không còn,
tức là giảm 100 %.
• Tạm ứng: cuối năm đạt 300.631.977 đồng, giảm 196.267.502 đồng, đạt
60,50 % so với đầu năm.
• Chi phí trả trước ngắn hạn: cuối năm đạt 213.248.693 đồng, giảm
187.806.047 đồng, đạt 53,17 % so với đầu năm.
• Thuế GTGT được khấu trừ: cuối năm đạt 128.358.434 đồng, tăng
110.813.455 đồng, đạt 731,60 % so với đầu năm.
• Cầm cố, ký quỹ, ký cược: cuối năm đạt 824.866.959 đồng, tăng
674.936.348 đồng, đạt 550,17 % so với đầu năm.
Như vậy, trong năm 2009, xét trong Tài sản lưu động khác, đầu năm tạm ứng chiếm
tỷ trọng lớn nhất 0,47 % trong tổng số vốn lưu động, đến cuối năm các khoản cầm cố,
ký quỹ, ký cược chiếm tỷ trọng lớn nhất là 0,70 %. Tốc độ tăng tỷ trọng nhanh nhất là
thuế GTGT được khấu trừ từ 0,02 % đến 0,11 %.

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 38 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Xét trong toàn bộ vốn lưu động từ đầu năm đến cuối năm 2009, thành phẩm
chiếm tỷ trọng lớn nhất và thuế GTGT được khấu trừ có tốc độ tăng tỷ trọng nhanh
nhất. Căn cứ vào bảng, ta có thể thấy các khoản nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
giảm đi và khoản thuế GTGT tăng lên trong khi thành phẩm lại giảm. Sở dĩ như vậy là
do năm 2009, công ty thực hiện gia tăng sản xuất và đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, kết quả
trên đây là minh chứng cho việc đạt được mục tiêu này.

Phương hướng về việc cải thiện cơ cấu TSLĐ – VLĐ của Công ty
Tình hình trước mắt của Công ty nói chung khả quan vì thị trường đang dần
thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. Do đó, việc cải thiện cơ cấu tài sản cũng phải có sự
tương ứng. Đối với tiền và các khoản tương đương tiền, xu hướng thị trường chứng
khoán sẽ trở lại mạnh mẽ, do đó, Công ty nên đầu tư chứng khoán với chính sách đa
dạng hoá danh mục các khoản đầu tư. Năm 2010 Công ty sẽ tiếp tục thực hiện gia
tăng sản xuất, tăng cường xuất khẩu, tăng lợi nhuận, thâm nhập vào các thị trường
mới củng cố thị trường cũ. Công ty sẽ gặp không ít các vấn đề về nguồn nguyên liệu
đầu vào vì tình hình dịch bệnh trong nước có thể bùng phát bất cứ lúc nào, giá nguyên
liệu đầu vào sẽ biến động mạnh, do đó, việc giữ vững sự ổn định về nguồn nguyên
liệu đầu vào và tăng doanh số bán rất quan trọng. Công ty cần phải quản lý các khoản
nợ và việc quản lý hàng tồn kho cần đạt hiệu quả cao, tránh thất thoát lãng phí. Công
ty cần phải xác định các biện pháp để quản lý chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền,
đảm bảo khả năng thanh toán của mình.

IV – NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Mục đích nghiên cứu


Việc nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty nhằm biết được tình
hình tài chính và kết quả hoạt động của Công ty trong năm chi tiết theo từng hoạt
động một cách tổng quát. Việc nghiên cứu này sẽ giúp cho doanh nghiệp và các nhà
phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp.Trên
cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác định được kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ
là lãi hay lỗ. Căn cứ vào các chỉ tiêu trong bảng, các nhà phân tích có thể dự tính được
khả năng hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp.

Lập biểu tổng hợp (Xem biểu đính kèm)

Nội dung và cách tính từng chỉ tiêu


1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (hay tổng doanh thu)

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 39 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Đây là chỉ tiêu được biểu hiện bằng tiền các khoản thu về từ việc bán hàng
và cung cấp dịch vụ trong kỳ. Số liệu này được thu từ thực tế căn cứ trên sổ sách kế
toán.
2. Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ là các khoản làm giảm doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ, bao gồm:
- Giảm giá hàng bán
- Hàng bán bị trả lại
- Chiết khấu thương mại
- Thuế: Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT theo phương
pháp trực tiếp.
Đây là số liệu thực tế căn cứ trên sổ sách kế toán.
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Đây là chỉ tiêu được biểu hiện bằng tiền các khoản thu về trong kỳ cho
doanh nghiệp từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Cách tính:
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ
4. Giá vốn hàng bán
Đây là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các chi phí tương ứng với số sản phẩm với
tiêu thụ được trong kỳ của doanh nghiệp. Đây là số liệu tổng hợp được từ sổ sách kế
toán.
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Đây là chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận thu về từ việc bán hàng và cung cấp dịch
vụ trong kỳ của doanh nghiệp.
Cách tính:

Lợi nhuận gộp Doanh thu thuần Giá vốn


về bán hàng và về bán hàng và
= - hàng bán
cung cấp dich vụ cung cấp dịch vụ

6. Doanh thu hoạt động tài chính


Đây là biểu hiện bằng tiền các khoản thu về từ hoạt động tài chính của doanh
nghiệp trong 1 kỳ như: lãi tiền cho vay, lãi và lợi tức chứng khoán, lợi nhuận được
chia từ hoạt động liên doanh, … Các khoản doanh thu hoạt động tài chính được ghi
nhận khi thoả mãn 2 điều kiện: có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó và
Doanh thu này được xác định tương đối chắc chắn. Chỉ tiêu này được lấy từ sổ sách
kế toán.
7. Chi phí tài chính

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 40 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản chi phí phát sinh mà doanh nghiệp phải
bỏ ra để có doanh thu tài chính trong kỳ, bao gồm:
- Chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính;
- Chi phí cho vay và đi vay vốn;
- Các khoản lỗ do thay đổi tỷ giá hối đoái của các nghiệp vụ phát sinh liên
quan đến ngoại tệ
Chỉ tiêu này được lấy từ sổ sách kế toán.
8. Chi phí bán hàng
Đây là chỉ tiêu phản ánh các chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để phục vụ cho
việc tiêu thụ sản phẩm và các khoản hỗ trợ cho việc mở rộng thị phần của doanh
nghiệp trong kỳ, bao gồm:
- Chi phí trực tiếp liên quan đến việc bán sản phẩm:
+ Chi phí về lương và các khoản tính theo lương của nhân viên bán
hàng
+ Chi về TSCĐ như: khấu hao, sửa chữa, bảo dưỡng
+ Chi phí về nguyên vật liệu, bao bì đóng gói.
+ Chi phí điện nước, thông tin liên lạc.
+ Chi phí về giao dịch
+ Chi phí về thuê phương tiện, thuê cửa hàng, cửa tiệm
+ Chi phí môi giới đại lý
- Chi phí về hỗ trợ: đó là chi phí cho hoạt động Marketing
Chỉ tiêu này được lấy số liệu từ sổ sách kế toán.
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Đây là chỉ tiêu phản ánh các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ công
tác quản lý trong doanh nghiệp, liên quan đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp
không riêng bộ phận nào, như:
- Chi phí tiền lương và các khoản tính theo lương của cán bộ quản lý
doanh nghiệp
- Chi phí khấu hao TSCĐ, sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ
- Chi phí về công cụ dụng cụ, văng phòng phẩm, thông tin liên lạc, các chi
phí về giao dịch.
- Chi phí về dịch vụ mua ngoài: điện nước, thuê tư vấn, thuê kiểm toán,…
- Chi phí về thuế: thuế môn bài, thuê sử dụng nhà đất, …
Chỉ tiêu này được lấy từ sổ sách kế toán.
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 41 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Đây là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ hoạt
động kinh doanh của mình, bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài
chính.
Cách tính:
Lợi nhuận gộp Chi phí tài chính;
Lợi nhuận thuần Doanh thu
Chi phí bán hàng;
từ hoạt động = về bán hàng và + hoạt động -
cung cấp dich vụ Chi phí quản lý doanh
kinh doanh tài chính

11. Thu nhập khác


Đây là các khoản thu về cho doanh nghiệp trong kỳ nhưng không lường
trước được và không xảy ra thường xuyên, như:
- Tiền thu về do thanh lý nhượng bán tài sản
- Thu tiền phạt đối tác do vi phạm hợp đồng
- Khoản được thưởng từ các đối tác
- Thu từ vật tư thừa
- Thu từ khoản nợ đã xoá nay đòi được
- Thu từ hoàn nhập quỹ dự phòng
- Thu từ việc nhận biếu tặng
- Thu từ khoản thuế được Nhà nước hoàn lại
- Thu nhập từ năm trước bị bỏ sót nay mới phát hiện ra
- Thu từ chênh lệch do đánh giá tăng giá trị tài sản khi đem góp vốn liên
doanh, liên kết, góp vốn cổ phần,..
- …
Số liệu của chỉ tiêu này được tổng hợp từ sổ sách kế toán.
12. Chi phí khác
Đây là các khoản chi phí mà doanh nghiệp không lường trước được và không
xảy ra thường xuyên trong kỳ, như:
- Chi phí thanh lý nhượng bán tài sản và giá trị còn lại của tài sản thanh lý
nhượng bán
- Tiền phạt do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng
- Tiền doanh nghiệp bị phạt thuế, truy nộp thuế
- Khoản chênh lệch giảm do đánh giá lại giá trị tài sản khi đem góp vôn
liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần
- Các khoản chi phí do kế toán nhầm lẫn bỏ quên, bỏ sót nay phát hiện ra
Số liệu của chỉ tiêu này được tổng hợp từ sổ sách kế toán.
13. Lợi nhuận khác

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 42 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Đây là chỉ tiêu phản ánh khoản lợi nhuận từ các hoạt động khác ngoài hoạt
động sản xuất và kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp, phần thu này không thường
xuyên và không lường trước được.
Cách tính:
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
14. Phần lợi nhuận (lỗ) trong công ty liên kết, liên doanh
Đây là phần lợi nhuận có được trong kỳ của doanh nghiệp do việc tham gia
liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp khác. Phần lợi nhuận này được tổng hợp từ
đơn vị đồng sở hữu, căn cứ trên sổ sách kế toán, hợp đồng liên doanh, liên kết, và tỷ
lệ % quyển sở hữu của doanh nghiệp với đơn vị đồng sở hữu.

15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế


Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là toàn bộ lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt
được từ mọi hoạt động của mình.
Cách tính:
Lợi nhuận
Tổng lợi nhuận Lợi Phần lợi nhuận (lỗ)
thuần từ hoạt
kế toán = động + nhuận + trong công ty liên kết,
trước thuế khác liên doanh
kinh doanh

16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành.
Cách tính:
Chi phí thuế thu nhập Thu nhập Thuế suất thuế thu nhập
= *
doanh nghiệp hiện hành chịu thuế doanh nghiệp hiện hành

17. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh
nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ:
- Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm
- Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm
trước.
18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa lợi
nhuận trước thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Cách tính:

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 43 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Chi phí thuế Chi phí thuế


Lợi nhuận Tổng
thu nhập thu nhập
sau thuế lợi nhuận
= - doanh nghiệp - doanh nghiệp
thu nhập = kế toán
hiện hành hoãn lại
doanh nghiệp trước thuế

19. Lợi ích của cổ đông thiểu số


Căn cứ Thanh lý hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Công ty TNHH Tư vấn
đầu tư & Chuyển giao Công nghệ Phương Linh và Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long,
hai bên thống nhất để lại giá trị Máy nhồi xúc xích 542.571.431 đồng sẽ thanh lý sau.
Số tiền 271.285.715 đồng trình bày trên chỉ tiêu “Lợi ích của cổ đông thiểu số” tương
ứng với lợi ích của Công ty TNHH Phương Linh trong giá trị của Máy nhồi xúc xích
nêu trên.
20. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ là phần lợi nhuận mà các cổ
đông của công ty mẹ được hưởng.
Cách tính:
Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Lợi ích của
= -
của cổ đông của công ty mẹ thu nhập doanh nghiệp cổ đông thiểu số

21. Lãi cơ bản trên cổ phiếu


Lãi cơ bản trên cổ phiếu là phần lãi được xác định cho từng cổ phiếu của
công ty sau một kỳ hoạt động.
Cách tính:
Lợi nhuận sau thuế của
cổ đông của công ty
Lãi cơ bản mạe
trên cổ phiếu =
Lợi ích của
cổ đông thiểu số

Nhận xét sự biến động giữa 2 kỳ

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ


Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 đạt 415.974.854.886
đồng, giảm so với năm 2008 là 2.999.072.969 đồng, đạt 99,28 % so với năm 2008.
2. Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ năm 2009 đạt 891.347.327 đồng, giảm 351.466.923
đồng, đạt 71,72 % so với năm 2008.

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 44 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ


Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 đạt
415.083.507.559 đồng, giảm 2.647.605.691 đồng và đạt 99,37 % so với năm 2008.
4. Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán năm 2009 đạt 345.017.995.652 đồng, giảm
93.840.663.013 đồng, đạt 78.62 % so với năm 2008.
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 đạt
70.065.511.907 đồng, tăng 1.193.057.322 đồng, đạt 101,73 % so với năm 2008.
6. Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2009 đạt 3.121.697.870 đồng, tăng
2.586.798.914 đồng, đạt 583,61 % so với năm 2008.
7. Chi phí tài chính
Chi phí tài chính năm 2009 đạt 4.373.573.449 đồng, giảm 5.589.637.580
đồng, đạt 43,90 % so với năm 2008.
8. Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng năm 2009 đạt 32.289.611.166 đồng, tăng 4.812.102.647
đồng, đạt 117,51 % so với năm 2008.
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 21.380.416.010 đồng, tăng 3.350.240.152
đồng, đạt 118,58 % so với năm 2008.
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận thuần từ hoạt đồng kinh doanh đạt 15.143.609.152 đồng, tăng
1.207.151.017 đồng, đạt 108,58 % so với năm 2008.
11. Thu nhập khác
Thu nhập khác năm 2009 đạt 1.772.423.503 đồng, giảm 524.953.432 đồng,
đạt 77,15 % so với năm 2008.
12. Chi phí khác
Chi phí khác năm 2009 đạt 747.279.360 đồng, giảm 1.010.255.873 đồng, đạt
42,52 % so với năm 2008.
13. Lợi nhuận khác
Lợi nhuận khác năm 2009 đạt 1.025.144.143 đồng, tăng 485.302.441 đồng,
đạt 189,90 % so với năm 2008.
14. Phần lợi nhuận (lỗ) trong công ty liên kết, liên doanh
Hiện công ty không có hoạt động liên kết, liên doanh.

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 45 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế


Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2009 đạt 16.168.753.295 đồng, tăng
1.692.453.458 đồng, đạt 111,69 % đồng so với năm 2008.
16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành năm 2009 đạt 3.777.154.250
đồng, tăng 1.353.590.047 đồng, đạt 155,85 % sơ với năm 2008.
17. Chi phí thuế thu nhập hoãn lại
Năm 2008 và 2009, doanh nghiệp không có chi phí thuế thu nhập hoãn lại.
18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009 đạt 12.391.599.045
đồng, tăng 338.863.411 đồng, đạt 102,81 % so với năm 2008.
19. Lợi ích của cổ đông thiểu số
Vì như đã nói ở trên, 2 công ty Phương Linh và Hạ Long thống nhất là sẽ
thanh lý hợp đồng máy nhồi thịt sau nên trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh, giá
trị khoản này bằng không.
20. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ năm 2009 đạt
12.391.509.045 đồng, tăng 338.863.411 đồng, đạt 102,81 % so với năm 2008.
21. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
Lãi cơ bản trên cổ phiếu năm 2009 đạt 2.478 đồng, tăng 67 đồng, đạt 102,78
% so với năm 2008.

Tìm hiểu nguyên nhân gây biến động

- Doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2009 giảm
0,72 % so với nhưng lợi nhuận gộp lại tăng 1,73 %. Sở dĩ như vậy, vì ta có thể thấy
một số nguyên nhân sau:
+ Các khoản giảm trừ năm 2009 giảm so với năm 2008.
+ Giá vốn hàng bán năm 2009 giảm mạnh hơn so với doang thu. Giá vốn
hàng bán giảm 21,38 % trong khi doanh thu giảm nhẹ 0,72 %.
- Năm 2009 hoạt động tài chính của công ty tốt hơn năm 2008. Mặc dù chưa
đạt được lãi trong hoạt động này, nhưng doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh
(tăng 483,61% so với năm 2008) trong khi chi phí tài chính lại giảm (giảm 56,1% so
với năm 2008). Đây là do nền kinh tế có nhiều sự thay đổi và dần thoát ra khỏi khủng
hoảng, thị trường chứng khoán đã có nhiều khởi sắc, các cổ phiếu mà công ty đã bán
đi trong năm 2009 đều tăng.

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 46 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

- Chi phí bán hàng tăng 17,51% vì năm 2009 là năm công ty thực hiện kế
hoạch Marketing đã xác định năm 2008. Trong kế hoạch này, công ty xúc tiến đẩy
mạnh việc mở rộng thị phần của mình xuống phía Nam và củng cố các chi nhánh của
công ty bằng các giải pháp chủ yếu: khuyến mại, quảng cáo, các chương trình tiếp thị
… Tổng Ngân sách cho Marketing lên đến 4.845.000.000 đồng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 18,58 % so với năm 2008 vì năm 2009
công ty thực hiện củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý, nhân sự khối phòng ban và
phân xưởng để phủ hợp tình hình sản xuất kinh doanh mới của công ty, đặc biệt quan
tâm đến công tác đào tạo, tái đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nghệ và công nhân
lành nghề.
- Phần lợi nhuận khác năm 2009 cũng tăng đột biến (89,90 % so với năm
2008). Đây không phải là do năm 2009 công ty có nhiều hoạt động bất thườn mang
lại nhiều thu nhập khác. Trong bảng kết quả có thể thấy thu nhập khác và chi phí khác
của doanh nghiệp giảm đi, nhưng chi phí khác co sự giảm mạnh hơn so với thu nhập
khác (chi phí giảm 57,48 % trong khi thu nhập khác giảm 22,85 % so với năm 2008),
do đó lợi nhuận khác của năm 2009 tăng mạnh.
- Do tình hình các hoạt động của công ty đều tiến triển tốt nên tổng lợi nhuận
kế toán trước thuế tăng. Cũng vì thế mà chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành, lợi nhuận sau thuế của công ty đều tăng. Có điều năm 2009, Công ty thực hiện
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25 % (từ năm 2004 đến hết năm 2008, công
ty áp dụng thuế suất TNDN ưu đãi theo Công văn trả lời số 2851/TCT-PCCS ngày
10/08/2006 là 20 %) nên chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tăng mạnh
(tăng 55,85 % so với năm 2008).
- Nói chung, năm 2009 công ty làm ăn có lãi, lợi nhuận sau thuế tăng 2,81%
và lãi cơ bản trên cổ phiếu tăng 2,78 %.

V – NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY.

Mục đích nghiên cứu

Như đã nói ở trên, vốn là cần thiết đối với một doanh nghiệp để thực hiện các
hoạt động kinh doanh của mình nhằm đạt được lợi nhuận. Nhưng không phải lúc nào
có lợi nhuận cũng là tốt, tính hiệu quả của một kỳ hoạt động được đánh giá dựa trên
các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn. Các chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp đã sử
dụng vốn của mình như thế nào, có đạt hiệu quả cao hay không, việc sử dụng vốn như
hiện nay có phủ hợp với tình hình sản xuât hiện nay hay không, tình trạng lãng phí
vốn như thế nào, cần có biện pháp nào để sử dụng vốn có hiệu quả. Do đó, doanh
nghiệp cần phải thực hiện công tác này.

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 47 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Lập biểu (Xem biểu đính kèm)

Các số liệu trong biểu ở 2 cột năm 2008 và năm 2009 trừ các chỉ tiêu hiệu suất
được lấy các báo cáo tài chính của công ty, cụ thể:
+ Các chỉ tiêu doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác
được lấy từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009.
+ Các chỉ tiêu chi phí tài chính, chi phí khác được lấy từ Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh năm 2009.
+ Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh được tính bằng giá vốn hàng bán cộng với chi
phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Trong đó, các chỉ tiêu thành phần này
nằm trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2009.
+ Chỉ tiêu hoạt động tài chính được tính bằng doanh thu tài chính trừ đi chi phí
tài chính.
+ Các chỉ tiêu Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, Tổng lợi nhuận trước thuế,
Tổng lợi nhuận sau thuế được lấy từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009
ứng với các chỉ tiêu 10, 15, 20.
+ Các chỉ tiêu Vốn lưu động và Vốn cố định đầu năm và cuối năm được đã
được tổng hợp ở 2 biểu CƠ CẤU VỐN CỐ ĐỊNH và CƠ CẤU VỐN LƯU ĐỘNG
của Công ty Đồ hộp Hạ Long.
+ Chỉ tiêu Vốn kinh doanh là tổng của vốn lưu động và vốn cố định.
+ Các chỉ tiêu vốn bình quân trong kỳ đều là số bình quân cộng của 2 số vốn
đầu năm và số cuối năm.

Các số liệu ở cột chênh lệch được tính bằng cách lấy số liệu ở cột năm 2009 trừ
đi số liệu ở cột năm 2009 tương ứng với các chỉ tiêu.
Các số liệu ở cột so sánh được tính bằng cách lấy số liệu ở cột năm 2009 chia
cho số liệu ở cột năm 2008 tương ứng với các chỉ tiêu.
Các chỉ tiêu hiệu suất được tính như sau:

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh:


• Tính theo doanh thu:

Hiệu suất sử dụng Tổng doanh thu


vốn kinh doanh =
theo doanh thu Vốn kinh doanh bình quân

• Tính theo lợi nhuận trước thuế:

Hiệu suất sử dụng Lợi nhuận trước thuế


vốn kinh doanh theo =
lợi nhuận trước thuế Vốn kinh doanh bình quân
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 48 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

• Tính theo lợi nhuận sau thuế:

Hiệu suất sử dụng Lợi nhuận sau thuế


vốn kinh doanh theo =
lợi nhuận sau thuế Vốn kinh doanh bình quân

Hiệu suất sử dụng vốn cố định:


• Tính theo doanh thu:

Hiệu suất sử dụng Tổng doanh thu


vốn cố định theo =
doanh thu Vốn cố định bình quân

• Tính theo lợi nhuận trước thuế:

Hiệu suất sử dụng Lợi nhuận trước thuế


vốn cố định theo =
lợi nhuận trước thuế Vốn cố định bình quân

• Tính theo lợi nhuận sau thuế:

Hiệu suất sử dụng Lợi nhuận sau thuế


=
vốn cố định theo
lợi nhuận sau thuế Vốn cố định bình quân

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động:


• Tính theo doanh thu:

Hiệu suất sử dụng Tổng doanh thu


vốn lưu động theo =
doanh thu Vốn lưu động bình quân

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 49 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

• Tính theo lợi nhuận trước thuế:

Hiệu suất sử dụng Lợi nhuận trước thuế


vốn lưu động theo =
lợi nhuận trước thuế Vốn lưu động bình quân

• Tính theo lợi nhuận sau thuế:

Hiệu suất sử dụng Lợi nhuận sau thuế


vốn lưu động theo =
lợi nhuận sau thuế Vốn lưu động bình quân

Đánh giá tình hình sử dụng vốn

Nhìn nhận một cách tổng quát nhất, hiệu suất sử dụng vốn năm 2009 thấp hơn
năm 2008. Mặc dù lợi nhuận của công ty năm 2009 khả quan, nhưng hiệu suất sử
dụng vốn theo lợi nhuận (cả sau thuế và trước thuế) đều thấp. Cụ thể:
- Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh: cả 3 chỉ tiêu hiệu suất đều giảm. Trong
đó, hiệu suất sử dụng theo lợi nhuận trước thuế 2009 giảm nhẹ nhất (giảm 5,79 % so
với năm 2008); hiệu suất sử dụng theo doanh thu thuần giảm 16,19 %; hiệu suất sử
dụng theo lợi nhuận sau thuế giảm 13,28 %.
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định: 3 chỉ tiêu đều giảm: hiệu suất theo doanh
thu thuần giảm 16,99 %; hiệu suất sử dụng theo lợi nhuận trước thuế giảm 6,70 %;
hiệu suất sử dụng theo lợi nhuận sau thuế giảm 14,12 %.
- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: cả 3 chỉ tiêu đều giảm so với năm 2008:
hiệu suất theo doanh thu thuần giảm 15,87 %; hiệu suất sử dụng theo lợi nhuận trước
thuế giảm 5,43 %; hiệu suất sử dụng theo lợi nhuận sau thuế giảm 12,95 %.
Như vậy có thể thấy tình hình sử dụng vốn của công ty năm 2009 còn chưa tốt.
Các hiệu suất sử dụng vốn tính theo doanh thu giảm, ta có thể thấy doanh thu thuần
đạt 99,37 %, giảm 0,63 % trong khi vốn kinh doanh bình quân tăng 18,56 %, vốn cố
định bình quân tăng 19,71 %, vốn lưu động bình quân tăng 18,11 %. Các hiệu suất sử
dụng vốn theo lợi nhuận trước thuế đều giảm ít hơn so với hiệu suất sử dụng vốn theo
lợi nhuận sau thuế vì năm 2009 Công ty áp dụng thuế suất TNDN (25%) cao hơn năm
2008 (20%); hơn nữa, lợi nhuận tăng (lợi nhuân trước thuế tăng 11,69 %, lợi nhuận
sau thuế tăng 2,81 %) nhưng ít hơn so với mức độ tăng của vốn.

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 50 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng vốn


Tình hình sử dụng vốn được đánh giá bằng các chỉ tiêu hiệu suất đã nói trên.
Các doanh nghiệp đều muốn có tình hình sử dụng vốn khả quan, nên cần phải biết các
nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng vốn để có thể làm tăng hiệu suất sử dụng.
Để làm tăng hiệu suất sử dụng vốn này, doanh nghiệp cần tác động đến các nhân tố:
- Doanh thu thuần: Khi vốn không tăng, nếu doanh thu thuần tăng hoặc
giảm thì hiệu suất tăng và ngược lại. Nếu doanh thu thuần tăng nhanh
hơn vốn thì hiệu suất tăng.
- Lợi nhuận: Nếu lợi nhuận tăng mà vốn không tăng mà vốn không tăng
hoặc giảm thì hiệu suất tăng. Nếu lợi nhuận tăng nhanh hơn vốn thì hiệu
suất tăng.
Cụ thể hơn đối với từng loại vốn:
Với hiệu sử dụng vốn lưu động, ngoài 2 chỉ tiêu trên còn phải chịu ảnh hưởng
từ yếu tố vốn lưu động. Với doanh thu hay lợi nhuận không thay đổi, nếu vốn lưu
động bình quân trong kỳ tăng thì hiệu suất sẽ giảm và ngược lại. Trong trường hợp
vốn lưu động bình quân tăng nhưng không tăng nhanh hơn doanh thu hay lợi nhuận
thì hiệu suất sử dụng vốn sẽ hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng.
Tương tự, với hiệu suất sử dụng vốn cố định, ngoài 2 chỉ tiêu doanh thu và lợi
nhuận thì hiệu suất này còn chịu ảnh hưởng của yếu tố vốn cố định bình quân.
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh, ngoài chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận thì chỉ
tiêu này còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ yếu tố vốn kinh doanh bình quân trong kỳ.
Yếu tố này được tính bằng tổng của vốn cố định bình quân hay vốn lưu động bình
quân trong kỳ. Sự thay đổi của vốn kinh doanh bình quân phụ thuộc vào 2 loại vốn
này. Nếu tổng của 2 loại vốn này tăng khi doanh thu hay lợi nhuận không đổi hoặc
tăng nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận hay doanh thu thì hiệu suất sử dụng vốn
kinh doanh giảm.

Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh


Vì vốn kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động nên biện pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ được cụ thể hoá từng loại vốn này.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Các phương hướng và biện pháp để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cố định:
1. Với số vốn như cũ, làm sao tăng được doanh thu thì sẽ tăng hiệu quả.
Phương hướng này có thể được thực hiện bằng các biện pháp sau:
- Tăng hiệu suất sử dụng của TSCĐ
- Giảm các tỷ lệ tài sản không còn sử dụng

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 51 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

- Tuân thủ đúng quy tắc sử dụng máy móc thiết bị


- Quản lý và bảo vệ tốt tài sản; …v…v…
2. Với qui mô không đổi, làm sao giảm bớt được số vốn cố định.
Phương hướng này có thể được thực hiên băng các biện pháp sau:
- Nhanh chóng thanh lý các tài sản thuộc diện chờ xử lý
- Giảm các tài sản chưa cần dùng xuồng hết mức có thể; …v…v…
3. Tăng cường đầu tư thêm vốn để bổ sung thêm TSCĐ, tăng năng lực sản xuất
hoặc cải tiến, hiện đại hoá, đổi mới công nghệ để tăng năng suất, tăng sản
lượng và tăng được doanh thu.
Phương hướng này có thể được thực hiện bằng các biện pháp sau:
- Mua thêm máy móc thiết bị mới có năng suất cao
- Mua thêm các dây truyền sản xuất mới, hiện đại, phù hợp với khả năng
quản lý và sử dụng của doanh nghiệp
- Có thể đầu tư nâng cấp tài sản để tăng năng suất và hiệu quả sử dụng; …
Trong 3 phương hướng trên, phương hướng 1 và 2 là 2 phương hướng tận dụng khai
thác năng lực hiện có. Nếu thực hiện được thì chi phí sẽ tăng không nhiều nhưng mức
độ tăng hiệu quả chỉ có giới hạn và không tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Còn phương pháp 3 làm cho hiệu quả tăng không có giới hạn, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp mở mang phát triển nhưng cần phải có vốn và việc tính toán nếu không chính
xác thì có thể gây ra hậu quả xấu.
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Các phương pháp và biện pháp được sử dụng để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu
động:
1. Tăng tốc độ quay vòng của vốn lưu động
Để thực hiện được phương hướng này, cần có những biện pháp tác động đến
từng khâu của quá trình sản xuất:
- Khâu dự trữ: tăng tốc độ bằng cách giảm thời gian dự trữ.
- Khâu sản xuất: rút ngắn thời gian chu kỳ sản xuất bằng cách tăng năng
suất máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động.
- Khâu lưu thông: rút ngắn thời gian quay vòng vốn bằng cách nhanh
chóng tiêu thụ sản phẩm, tích cực thu hồi nợ, quản lý tốt về tiền mặt để nhanh
chóng đưa vào sản xuất. Cụ thể:
* Việc đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào hoạt động Marketing
của Công ty. Công ty có thể áp dụng các biện pháp khuyến mại, tổ chức quảng
cáo, tiếp thị các sản phẩm mới, …
* Quản lý các khoản phải thu nhằm mục đích không để vốn ứ đọng vô ích,
nhanh chóng thu hồi vốn đưa vào sản xuất hoặc đầu tư, làm cho các khoản phải thu
giảm, từ đó, giảm được vốn lưu động và tăng hiệu suất sử dụng vốn lưu động.

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 52 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Biện pháp 1: Xác định chính xác bán chịu và mức độ nợ phải thu.
Nợ phải thu từ khách hàng phụ thuộc vào khối lượng và giá trị hàng hoá bán
chịu cho khách hàng. Vì vậy, quản lý nợ phải thu trước hết phải xem xét chính sách
bán chịu của Doanh nghiệp. Khi xác định chính sách này cần chú ý đến 4 yếu tố:
- Mục tiêu mở rộng thị trường của doanh nghiệp để tăng doanh thu, tăng
lợi nhuận.
- Tính chất thời vụ của sản phẩm trong sản xuất
- Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
- Tình trạng tài chính của doanh nghiệp.
Biện pháp 2: Xây dựng quy chế quản lý nợ phải thu.
- Mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng.
- Công ty phải danh được quyền bán các sản phẩm khi cần thiết
- Trích lập quỹ dự phòng cần thiết đối với các khoản phải nợ phải thu khó
đòi khi các khoản này kéo dài thì dùng quỹ dự phòng tài chính để bù
đắp, nếu còn thiếu thì được hạch toán vào chi phí kinh doanh nhưng phải
được ghi rõ “để theo dõi”, và khi thu được thì ghi vào thu nhập khác của
Công ty.
Biện pháp 3: Phân tích khách hàng và xác định đối tượng để bán chịu
Việc phân tích khách hàng nhằm xác định được điều kiện thanh toán thích hợp.
Kiểm soát nợ phải thu và các biện pháp thu hồi nợ:
- Mở sổ theo dõi nợ phải thu và tình hình thanh toán với khách hàng
- Thường xuyên nắm vững kiểm soát tình hình nợ phải thu, xác định giới
hạn hệ số nợ.
- Thường xuyên theo dõi phân tích cơ cấu nợ phải thu theo thời gian. Từ
đó, chuẩn bị và thực hiện các biện pháp thu hồi nợ:
+ Chuẩn bị các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến hạn
thanh toán. Thực hiện kịp thời các thủ tục và đôn đốc khách hàng
thanh toán.
+ Chủ động áp dụng các biện pháp thích hợp để thu hồi các khoản nợ
đã quá hạn; xác định số nợ phải thu khó đòi để có biện pháp dự
phòng.
* Quản lý vốn bằng tiền: Để nâng cao hiệu quả vốn bằng tiền, ta cần phải tăng
tốc độ thu hồi tiền mặt bằng cách khuyến khích động viên khách hàng trả nợ nhanh,
có thể áp dụng chiết khấu thanh toán, áp dụng các hình thức chuyển tiền nhanh và khi
được tiền thì nhanh chóng đưa tiền vào đầu tư. Phương hướng này nhằm tăng tốc độ
quay vòng vốn, và làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Các biện pháp chủ yếu quản lý vốn
bằng tiền:
- Đối với các khoản thu chi bằng tiền:

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 53 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

+ Các khoản thu chi tiền mặt phải thông qua quỹ.
+ Phải có sự phân định trách nhiệm rõ ràng trong quản lý tiền mặt giữa
nhân viên thủ quỹ và nhân viên kế toán tiền mặt.
+ Việc xuất nhập quỹ tiền mặt hàng ngày do thủ quỹ tiến hành trên cơ
sở các phiếu thu, phiếu chi hợp pháp do kế toán cung cấp.
+ Chỉ để tồn quỹ số tiền ở mức tối thiểu cần thiết, số tiền thu trong
ngày vượt quá thì sẽ gửi Ngân hàng.
+ Phải xây dựng được nguyên tắc chi tiêu tiền mặt trong doanh
nghiệp.
+ Cần quản lý chặt chẽ các khoản phải tạm ứng bằng tiền mặt.
- Đảm bảo khả năng thanh toán, duy trì tiền ở mức dự trữ cần thiết.
2. Tăng cường đầu tư bổ sung thêm vốn để mở rộng sản xuất.
Nếu đầu tư đúng thì tốc độ tăng doanh thu tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng
vốn thì sẽ có tiết kiệm tương đối và hiệu quả tăng. Phương hướng này có thể
được thực hiện bằng một số biện pháp sau:
- Cải tiến sản phẩm của mình theo nhiều cách khác nhau, như thay đổi kiểu
dáng, thay đổi mẫu mã bao bì, ... phù hợp với thị hiếu của thị trường, từ đó,
tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.
- Công ty có thể thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm của mình bằng cách
sử dụng những nguyên liệu mới chất lượng tốt hơn nhằnm thu hút người tiêu
dùng.
- Công ty có thể tạo ra các sản phẩm mới nhằm khai thác các thị trường mới
còn đang ở dạng tiềm năng.
3. Giảm bớt vốn lãng phí
Vốn lãng phí nằm ở cả 3 khâu trên: ở khâu dự trữ: nó tồn tại ở dạng bằng tiền
quá nhiều, quá dư thừa; ở khâu sản xuất: nó nằm ở dạng các khoản phải thu (vốn bị
chiếm dụng); ở khâu lưu thông: nó nằm ở tài sản dự trữ quá nhiều.
Khi giảm bớt vốn lãng phí thì lượng vốn lưu động giảm, với doanh thu hay lợi
nhuận không đổi hoặc tăng thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ tăng.
Đối với hàng tồn kho, phương hướng này được thực hiện bằng một số biện
pháp sau:
- Thường xuyên kiểm tra lượng hàng tồn kho để phát hiện xem có những loại hàng tồn
kho nào bị bỏ quên, không sử dụng đến, tìm cách xử lý.
- Giảm tài sản dự trữ, làm tốt công tác định mức tài sản lưu động chỉ dự trữ vừa đủ cho
sản xuất; …v..v…
Đối với việc quản lý các khoản phải thu và vốn bằng tiền thì làm tương tự như
trên (ở phương hướng 1)

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 54 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Chương III
KẾT LUẬN

Bài thiết kế này cho thấy tình hình sản xuất của Công ty Đồ hộp Hạ Long khá
ổn định và khả quan. Cơ cấu vốn cố định và cơ cấu lưu động của Công ty khá tốt và tỏ
ra khá hiệu quả trong việc đưa Công ty thoát khỏi khủng hoảng nền kinh tế của năm 2008.
Cơ cấu vốn cố định cho thấy khả năng sản xuất của Công ty là lớn. Song, cơ sở
vật chất của Công ty tuy được cải thiện nhiều nhưng nhìn chung vẫn còn lạc hậu làm
ảnh hưởng đến năng suất lao động. Cơ cấu vốn lưu động của Công ty cho thấy chất
lượng sản phẩm và khả năng cung cấp sản phẩm của công ty cho thị trường. Do đặc
điểm của Công ty là doanh nghiệp sản xuất chế biến nên lượng vốn lưu động lớn hơn
so với vốn cố định.
Hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm 2009 không đạt bằng năm 2008 nhưng
công ty vẫn có lãi do nhiều nguyên nhân khác nhau.Để thực hiện được chỉ tiêu nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn, công ty đã có nhiều giải pháp khác nhau để tác động vào
doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, Công ty còn phải chú ý hơn về các yếu tố tác động
gián tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, đó là: công tác về nhân sự, kiện toàn bộ
máy quản lý, công tác đào tạo, tái đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nghệ, và công
nhân lành nghề…; đối với sản phẩm, vì tình hình dịch bệnh của nước ta thất thường
nên cần phải chú ý hơn đến nguồn nguyên liệu đầu vào đồng thời chất lượng của sản
phẩm để có được niềm tin của người tiêu dùng.
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2009 tuy có phần chững lại so
với năm 2008, theo như phân tích, nguyên nhân đến từ cả phía doanh nghiệp và khách
quan. Nhưng chủ yếu là nguyên nhân khách quan như: thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp tăng, tình thị trường thực phẩm biến động mạnh và sự phục hồi ban đầu của thị
trường tài chính quốc tế và trong nước… Hiện tại, Công ty đã có nhiều hướng đi mới
để cải thiện tình hình tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh, định ra nhiều
biện pháp để khắc phục khó khăn.
Thông qua bài thiết kế này, em thấy tình hình sử dụng vốn của các Công ty là
một vấn đề quan trọng mà bất cứ Công ty nào cũng phải xét một cách nghiêm túc và
kỹ lưỡng.
Trên đây chỉ là một số những nhận xét của em về cơ cấu nguồn vốn, tình hình
sử dụng vốn hiện tại ở công ty và một số biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
trong năm 2010.
Do nhận thức và các kiến thức thực tế còn thiếu sót nên bài làm của em còn
nhiều hạn chế. Em kính mong sự chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các bạn để bài làm
của em được hoàn thiện hơn .
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 55 of 55


MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.

You might also like