You are on page 1of 11

Mẹo chọn đối tượng

Bạn đang cần chọn một đối tượng nằm ở phía dưới một đối tượng khác, bạn làm như thế
nào? có một cách rất đơn giản: khi chọn bạn nhấn thêm ctr, pick 1 lần nếu trúng rồi thì
thôi, nếu chưa trúng thì pick thêm lần nữa nó sẽ chọn xoay vòng các đối tượng nằm tại 1
vị trí cho đến lúc đối tượng bạn chọn là thì bạn nhấn phím space (enter hoặc phải chuột).
Bạn đang bật một lúc nhiều lựa chọn osnap, vì thế khi bạn di chuột đến gần đối tượng,
thay vào bắt theo cách bạn mong muốn, AutoCAD lại chọn kiểu snap không đúng? bạn chỉ
cần nhấn phím tab chức năng osnap sẽ thay đổi xoay vòng cho đến kiểu bạn muốn thì
thôi.

Mẹo khi dùng fillet

Một số người khi dùng lệnh fillet, chủ yếu dùng để vát hai đối tượng vào nhau (radius=0).
Nên khi đang fillet với một bán kính khác, họ muốn biến radius về 0 thì lại dùng tham số R
rồi gõ vào 0. Khi muốn quay trở lại bán kính đang làm thì lại làm lại.
Để khắc phục điều này, AutoCAD cho bạn chức năng giữ SHIFT, lệnh fillet sẽ mặc định
radius=0, nhả ra thì bán kính fillet lại trở thành bình thường.

Mẹo bắt trung điểm

Bạn muốn chỉ định một điểm là trung điểm của 2 điểm khác mà không có đối tượng nào để
bắt midpoint? bạn sẽ vẽ một line đi qua 2 điểm đó và chọn midpoint, sau đó lại xóa line
này đi?
Không đến nỗi phức tạp như thế, khi bạn muốn xác định trung điểm, bạn chỉ cần nhập vào
mtp hoặc m2p (middle between 2 point), ACAD sẽ hỏi bạn 2 điểm đầu mút, thế là bạn đã
có điểm ở giữa.

Mẹo hatch

Để mảng hatch, pline có width dày không che mất các thông tin hatch, dim. Hãy sử dụng
lệnh TEXTTOFRONT, lệnh này đưa toàn bộ text và/hoặc dim lên trước các đối tượng khác.
Lệnh này bắt đầu có từ ACAD2005.

Mẹo tạo block

Nếu bạn muốn tạo một anonymous block (là block không có tên) trong bản vẽ bạn chỉ cần
copy các đối tượng mà bạn muốn tạo block bằng cách dùng tổ hợp phím Ctr+C, sau đó
dùng lệnh PasteBlock.
Với block tạo bằng phương pháp này, bạn không cần phải quản lý block (thật ra là không
quản lý được). Khi bạn xóa đối tượng này, ACAD tự động Purge các anonymous block ra
khỏi block table sau mỗi lần mở file.

Tham số của Zoom

Mặc định, tốc độ zoom trong AutoCAD là khá thấp, trong khi bà con nhà ta zoom nhiều hơn
vẽ. Mà zoom chậm thì khó chịu. Cho nên dùng lệnh sau đây để tăng tốc tối đa (lệnh này
không liên quan đến tăng tốc đồ họa của phần cứng nhỉ )
ZOOMFACTOR = 100
(100 là maximum rồi )
Từ AutoCAD 2006 đến 2008 có thêm hiệu ứng, các bạn sẽ biết mình đang zoom từ đâu ….
nhưng nếu không có tăng tốc đồ họa, zoom không mượt, hì hì, hiệu ứng này sẽ gây cảm
giác khó chịu Vì vậy tốt hơn hết là tắt béng đi, trở lại AutoCAD cũ. Các bạn dùng lệnh sau:
VTOPTIONS
Tắt bỏ hết 2 dòng option ở trên và ok là xong.

Chỉ số trên và chỉ số dưới

Muốn đánh Text trong Autocad mà có mũ trên hoặc dưới thì dùng lệnh gì?
Ví dụ H2SO4
Lệnh MTEXT.
Bạn muốn dùng để viết chữ trên đầu, bạn cho ký tự mũ (^) vào cuối.
Bạn muốn dùng để viết chữ dưới chân, bạn cho ký tự mũ (^) vào đầu đoạn.
Sau đó tô xanh đoạn mà bạn muốn viết kèm cả ký tự mũ, rồi nhấn vào phím a/b trên
thanh công cụ mtext

Làm thế nào để đo góc lớn hơn 180 độ?

Vẫn dùng lệnh DIMANGULAR như bình thường, chỉ hơi khác một chút là các bạn đừng chọn
góc giữa 2 line mà bạn chọn chức năng đo góc của Arc hay góc giữa 3 điểm là được.
Ví dụ:
Command: dimangular (enter)
Select arc, circle, line, or <specify vertex>: (enter - đồng nghĩa với chọn mục specify
vertex tức là chỉ định 3 đỉnh)
Specify angle vertex: (pick vào điểm 1 - điểm gốc)
Specify first angle endpoint: (chọn vào điểm 2 - nằm trên một cạnh của góc)
Specify second angle endpoint: (chọn vào điểm 3 - nằm trên cạnh còn lại của góc)
Specify dimension arc line location or [Mtext/Text/Angle]: (chọn vào điểm 4 - điểm mà
đường dim sẽ đi qua)
Dimension text = 231 (ví dụ thế)
Nối các line, arc, lwpolyline không chạm nhau, bằng tính năng mới của lệnh pline
Khi bạn muốn nối các line, arc, polyline thành 1 nhưng chúng lại không chạm nhau? Bạn
dùng tham số Mutiple ngay sau khi sử dụng lệnh pline, sau đó sử dụng chức năng join:
Command: pe
PEDIT Select polyline or [Multiple]: m
Select objects: Specify opposite corner: 11 found
Select objects:
Enter an option [Close/Open/Join/Width/Fit/Spline/Decurve/Ltype gen/Undo]: j
Join Type = Extend
Enter fuzz distance or [Jointype] <8.0270>: 5.0
10 segments added to polyline
Enter an option [Close/Open/Join/Width/Fit/Spline/Decurve/Ltype gen/Undo]:
Lấy lại được cửa sổ dòng lệnh command trong ACAD:

- CTRL + 9

Chuyển đổi cửa sổ giữa các file cad đang được bật lên, giúp cho việc chuyển đổi qua
lại giữa các file mà có thể bạn muốn tham khảo:

- Dùng phím Ctrl+Tab

Hủy chọn đối tượng khi đánh dấu chọn nhầm:

Khi chọn một đối tượng mà ta muốn hủy chọn đối tượng đó thôi mà các đối tượng khác vẫn
được chọn không phải chọn lại từ đầu: (rất có ích khi lựa chọn đối tượng mà không mất
công chọn lại từ đầu)
-Chỉ lại vào đối tượng đó và đồng thời giữ phím Shift

Khi muốn đối tượng khác cũng được gán thuộc tính như một đối tượng khác: rất có
ích khi chỉnh sửa đối tượng trong bản vẽ.

Dùng lệnh Matchdrop : lệnh tắt ma hoặc mj

Khi muốn chọn lại đối tượng mà trước đó ta đã di chuyển :

Sau khi đã di chuyển một đối tượng đến vị trí mới, mà đối tượng đó không phải là một
block thì việc muốn chọn lại đối tượng đó để di chuyển đến vị trí mới ngay sau đó là điều
mà làm chúng ta mất công nếu chọn thủ công từng đối tượng, rất may là trong trường hợp
đó chúng ta có thể tiến hành chọn như sau: ta lại đánh lệnh move tiếp và khi select object
thì ta đánh thông số p lập tức đối tượng vừa được di chuyển trước đó sẽ được chọn lại ngay
lập tức.

Khi muốn làm tươi lại bản vẽ bằng lệnh Regen:


dùng để cập nhật các thiết lập về đường nét hoặc hiển thị, chẳng hạn khi ta đã đặt display
resolution là 2000 thay cho 100 trước đó, đường tròn và các nét cong sẽ mượt mà hơn
nhưng nhìn trên bản vẽ mà ta vẫn thấy không có thay đổi gì thì ta dùng lệnh Regen, sau
lệnh này ta sẽ thấy những thay đổi hiện rõ ràng.

Đưa ứng dụng viết bởi các file lập trình cho cad vào CAD:
Đánh lệnh : ap
Chọn file để load , các file đó là lsp, dvb, arx, vlx, dbx, fas
Chú ý: riêng với file : mở file lsp thấy trong dòng lệnh nào có chữ defun c: thì chữ sau
defun c: chính là lệnh tắt sử dụng của ứng dụng.

Cách 2: Tools\Auto Lisp\ load applications Sau đó tìm đến file auto lisp để load

sau đây là cách để load lisp vào sử dụng (tớ dùng ký hiệu (-) thay cho việc bạn gõ phím
enter 1 lần)
bạn gõ AP (-), nó sẽ hiện lên 1 cái bảng, tìm đường dẫn tới 2 file lisp ở trên, tick vào load
là có thể sử dụng được rùi
để ko phải load lại lisp mỗi lần khởi động cad thì tick vào contents (có icon là hình cái cặp),
nó sẽ xổ ra 1 cái bảng, tick vào add rùi tìm đường dẫn tới các file lisp là ok

Chỉnh sửa lệnh tắt trong autocad trực tiếp từ file acad.pgp:

Tool\customize\ editprogram parameter (acad.pgp), vào đấy để tiến hành chỉnh các lệnh
tắt hợp với thói quen sử dụng của mình và để thuận tiện hơn khi vẽ.

Sau khi thay sửa đổi lệnh trong file acad.pgp thì ok thì chương trình◊tại dòng lệnh
command ta phải đánh reinit và chọn pgp file sẽ có tác dụng ngay mà không cần phải khởi
động lại nữa.

Có thể dùng cách command alias editor, vào đấy để tiến hành chỉnh◊tools◊chỉnh sửa khác:
express sửa lệnh, ta có thể add vào cũng được mà không thay đổi lệnh tắt gốc của nó.

Cach cai dat mot menu lenh tren thanh menubar:


Vdu: HUONG DAN CAI DAT "FASTCAD"

1. Chep toan bo thu muc "FASTCAD" vao dia cung cua may (O dau? Tuy y.)
- Mo file FASTCAD\hamtutao.lsp, chep toan bo noi dung. (ctr+A, ctr+C)
- Mo file SUPPORT\acad*doc.lsp. Chuyen con tro xuong gan cuoi file, phai o tren dong co
noi dung:
"(princ) "
- Chep noi dung file "hamtutao.lsp" vao vi tri nay. (ctr+V)
Chu y : Noi dung vua chep vao phai o tren dong "(princ) "

- Luu file SUPPORT\acad*doc.lsp lai. Dong tat ca cac file lai.


2. Chay chuong trinh ACAD.
3. Chon muc : TOOLS\OPTIONS\FILES\SUPPORT FILE SEARCH PATH.
- Chon nut "ADD"- Chon nut "BROWSE"- Sau do chi dan den thu muc "FASTCAD".
- Chon nut "OK", "APPLY"
4. Tai dong lenh COMMAND go : "menuload"
- Chon file "fastcad.mnu". Nhan nut "OPEN" - Tiep theo chon nut "LOAD", "OK".

Bạn muốn vẽ nhiều tỉ lệ trong một bản vẽ :


-Bạn muốn vẽ nhiều tỉ lệ trong một bản vẽ thì có thể tạo nhiều kiểu tỉ lệ trong cad, gõ D
rồi enter, khung Dimension style manager hiện ra, bạn click vào chữ New, sau đó thiết lập
các thông số, làm tương tự như thế để tạo kiểu kích thước có tỉ lệ khác, khi muốn dùng cái
nào thì click chọn cái đó rồi click vào Current -> Close...

Bạn tạo một kiểu style kích thước riêng cho nó, modify và chỉnh lại số liệu tại ô scale factor
,ví dụ bạn scale tỉ lệ 1/5 (0,2) ,thì ban phải điền vào ô scale factor là 5 thay vì 1 như mặc
định

Lưu ý khi định nghĩa kiểu kích thước (Dimstyle) cho bản vẽ:
-Dùng lệnh command: d
-Trước hết định nghĩa kiểu kích thước tỉ lệ 1:1 trước, chẳng hạn có thể thiết lập đó là scale
factor là 1.00 (ý nghĩa rằng một kích thước trên bản vẽ bằng 1 kích thước thực tế).
-Khi đó chọn thiết lập dímstyle cho các bản vẽ có tỉ lệ 1:2 thì hệ số scale factor sẽ là 2 (ý
nghĩa rằng một kích thước trên bản vẽ bằng 0,5 kích thước thực tế, do đó để khi vẽ là 1
nhưng muốn kích thước hiển thị đúng với kích thước vật thật thì trên bản vẽ đó con số ghi
phải là kích thước trên bản vẽ nhân với 2, vì vậy đặt hệ số nhân là 2). Bản vẽ tỉ lệ 1/10 sẽ
có dimstyle với hệ số scale factor là 10. Nếu cứ căn cứ vào ý nghía như vậy thì ta dễ dàng
thiết lập được thông số scale factor cho các bản vẽ tương tụ như vậy với các dimstyle của
các bản vẽ có tỉ lệ khác.
Ví dụ: Tỉ lệ 1:1 scale factor là 1.0, cỡ chữ là 2.5
Tỉ lệ 1:2 scale factor là 2, cỡ chữ là 2.5
Tỉ lệ 1:10 scale factor là 10, cỡ chữ là 2.5
Tỉ lệ 1:20 scale factor là 20, cỡ chữ là 2.5
Tỉ lệ 1:50 scale factor là 50, cỡ chữ là 2.5
Tỉ lệ 1:100 scale factor là 100, cỡ chữ là 2.5
Tỉ lệ 1:400 scale factor là 400, cỡ chữ là 2.5

Có thể đặt tỉ lệ theo cách định nghĩa khác:


Ví dụ: Tỉ lệ 1:1 scale factor là 100, cỡ chữ là 250
Tỉ lệ 1:2 scale factor là 50, cỡ chữ là 250
Tỉ lệ 1:10 scale factor là 0.10, cỡ chữ là 2.5
Tỉ lệ 1:20 scale factor là 0.20, cỡ chữ là 2.5
Tỉ lệ 1:50 scale factor là 0.50, cỡ chữ là 2.5
Tỉ lệ 1:100 scale factor là 100, cỡ chữ là 2.5
Tỉ lệ 1:400 scale factor là 400, cỡ chữ là 2.5

Ghi một đường kích thước liên tục với các đường kích thước khác:

Dùng lệnh : Dimcontinue (dco)


Chọn một đường kích thước có sẵn mà bạn định nối tiếp vào đó, như vậy bạn phải có ít
nhất một đường kích thước sẵn có.

LỰACHỌN VÀ CHỈNH SỬA NHIỀU ĐỐI TƯỢNG CÙNG LÚC


Lệnh Quick Select:

a. Công dụng: Tìm nhanh và lựa chọn những đối tượng mà bạn muốn (Lệnh này rất nhiều
công dụng khó liệt kê hết được, nói chung anh em thử cái sẽ biết ngay... Theo cá nhân
BKMetalx mà nói thì đây là một lệnh cực kì hay đấy).
b. Command : Trên toolbar => Tools => Quick Select (hoạc nhấn Alt => T => K) > xuất
hiện hộp thoại Quick Select như sau:

=> Cũng như lệnh Find trước tiên là "lựa chọn vùng đối tượng" mà ta cần tìm, bằng cách
bấm vào "phím vuông nhỏ" bên phải > lựa chọn vùng miền cần tìm đối tượng > nhấn
chuột phải để quay lại hộp thoạt Quick Select
=> Tiếp đến, tại ô Object type ta chọn kiểu đối tượng mà cần tìm (ở đây mình chọn đối
tượng là Multiple; các bạn cũng có thể tìm với Mtext ; Line ....
=> Tại ô Properties bạn chọn một trong những lựa chọn đưa ra (ví dụ: chọn mầu đối tượng
cần tìm, chọn layer cần tìm, chọn chiều dày...v..v)
Mình chọn Color > để chọn tất cả các đối tượng có Color (mầu sắc) mà mình muốn chọn...
=> Giữ nguyên lựa chọn =Equals
=> Tại ô Value > bạn có thể chọn mầu sắc cho đối tượng cần tìm
=> Bấm OK vậy là ta đã chọn nhanh các đối tượng mà mình muốn(các giá trị khác giữ
nguyên, các bạn có thể tìm hiểu thêm những cái đó)
=> sau khi đã lựa chọn tất cả các đối tượng có mầu sắc như vậy bạn sẽ làm gì?... Bấm
CTRL + 1 => để vào Properties => tha hồ chỉnh sửa đối tượng theo ý bạn nhé....

* Một số công dụng của Quick Select:


Bạn có thể dung Quick Select để thay đổi một layer mà bạn muốn trong muôn vàn layer
trong bản vẽ => rất nhanh phải không?
Bạn có thể đổi tất cả mầu sắc một đối tượng trong rất nhiều mầu sắc => rất tiện phải
không?
Bạn có thể tìm tất cả các Mtext có đọ cao Heigh = 100 để đổi thành 200 => rất thú vị phải
không?

Lệnh Filter.

Đây là một lệnh rất hay, nó bổ trợ rất nhiều cho chúng ta trong quá trình chỉnh sửa bản
vẽ. Nó giúp chúng ta lọc các đối tượng cần chọn một cách nhanh nhất.
Mình gửi kèm theo một file Cad để hướng dẫn dễ hơn.

Ứng dụng: Đây là một lệnh dùng bổ trợ cho các lệnh khác. Ví dụ bạn muốn xóa tất cả các
đường kích thước chẳng hạn, quy trình làm như sau:
Command: Gõ E <Enter>
Select Objects: Gõ ‘fi <Chú ý có dấu nháy trước chữ fi> <Enter>
Trên màn hình hiển thị màn hình Objects selection

Trong mục Select filter bạn ấn vào nút tam giác và chọn Layer (Vì tất cả nét kích thước
được vẽ bằng lớp Kich thuoc).

Sau khi chọn layer bạn nhấn trái chuột vào nút Select, hiển thị lên tên tất cả các lớp đã
được khai báo trong bản vẽ. Bạn kéo con trỏ xuống và ấn trái chuột vào Kich thuoc, rồi
nhấn Ok.

Quay lai cửa sổ Objects selection, bạn ấn trái chuột vào nút Add to list, sẽ thấy dòng “
Layer = Kich thước ở phía trên (Kết thúc việc chọn đối tượng để lọc).

Tiếp theo đến quá trình lọc đối tượng: Bạn ấn trái chuột vào nút Apply ở góc dưới bên phải
nó hiện ra một ô vuông còn dưới dòng lệnh hiển thị câu nhắc “>>Select Objects = Chọn
đối tượng” Các bạn cần chọn vùng lọc đối tượng. Như hình dưới vùng chọn chính là hình
chữ nhật màu trắng. Khi đó tất cả đối tượng có được vẽ bằng lớp Kich thuoc sẽ được chọn.

Dưới dòng lệnh vẫn hiển thị Select Objects: Bạn ấn Enter 2 lần liên tiếp thực hiện lệnh xóa
tất cả các đối tượng lớp Kich thuoc.

Kết quả:

In ấn không bị mờ

Khi in có thể các nét vẽ do thiết lập lineweight nhỏ mà khi in có thể mờ, do vậy để tiến
hành in ra không bị mờ chúng ta phải đặt lại lineweight khi in ấn, vào lệnh plot, chọn máy
in,

Khung bản vẽ đến mép giấy khi in

Vấn đề: Làm sao để plot bản vẽ ra đúng như cái khung mình tạo nhỉ.ai bít chỉ giùm với.nếu
các khoảng offset từ mép giấy đến khung không đúng thì vừa xấu mà bản vẽ lại không
đúng tỷ lệ nữa.?
- Khi vào lệnh in, chọn Properties của máy in --> Device and Documents Setting --> User-
defined Paper Sizes & Calibration --> Modify Standard Paper Sizes (Printable Area) -->
chọn khổ giấy và bấm Modify để hiệu chỉnh khoảng cách canh lề phù hợp. Còn in bị lệch có
lẽ bạn quên đánh dấu chọn Center the plot khi in
- Lỗi đó là do khi in bạn để plot to scale ở trạng thái fix to paper. Nếu bạn muốn khung tên
của bạn cách đúng như bạn muốn bạn phải xác đinh đúng tỉ lệ bản vẽ bạn cần in và điền
vào ở trạng thái custom. ví dụ bạn muốn in khổ giấy A3 với tỉ lệ 1/1000 , trước hết bạn vẽ
khung 297x420 . Sau đó bạn vẽ khung tên cách lề theo ý bạn trong khung vừa vẽ đó. (ví
dụ mép trái khung cách giấy 20mm thì bản để đường khung trái cách mép trái khung A3
đúng 20 unit) .
bạn phải chọn Center the plot
sau đó trong plot to scale bạn chọn custome và định tỉ lệ 1mm = 1 unit .

Để khung tên vừa đúng tiêu chuẩn:


Vấn đề: Khi hoàn thiện bản vẽ chúng ta phải đặt khung tên cho chúng. Làm sao để khung
tên vừa đúng tiêu chuẩn, tỷ lệ theo các khổ giấy khác nhau. Mọi người hãy chia sẻ cách
đặt khung tên đi.

Cách sử dụng:
+copy cái file tvcn.dwg vào Support
+load lisp
+lệnh là bv
chú ý là số thứ tự bản vẽ nó nhẩy đấy
khi muốn sửa các cái khác thuộc khung tên, bạn dùng lệnh BE, chọn khung tên
[Thành viên mới xem được link ]
VỚI CÁI LISP ĐƠN GIẢN NÀY, BẠN CÓ THỂ TẠO RA 1 CÁI # ĐỂ PHÙ HỢP VỚI KHUNG TÊN
CỦA BẠN
+DÙNG LỆNH ATT CHO CÁC BIẾN TRONG KHUNG TÊN
+KHAI TRIÊN CÁI LISP CỦA MINH
chúc bạn thành công!!!
Phải nói thêm rằng, với cách của tôi, sau khi vẽ rất nhiều bản vẽ, bạn có thể làm 1 mục lục
bản vẽ(số tthú tự và tên) chỉ trong 10'

Vẽ các đường song song nhanh:

Dùng lệnh Mline (ml)


- Khoảng cách giữa các đường , chọn tùy chọn Scale , nhập vào khoảng cách của các
đường ta muốn vẽ.
Đánh số thứ tự bằng lệnh Tcount, của Express Tools

Nhiều khi chúng ta cần phải sửa từng text một để điền các số theo thứ tự tăng dần. Chẳng
hạn phải điền chuỗi D1, D2, D3, D4,...D1000 theo thứ tự tăng dần của trục Y. nếu sửa
bằng tay thì rất lâu. Lệnh Tcount của Express Tool cho phép chúng ta làm điều này.

Command: tcount
Chương trình sẽ cho bạn chọn đối tượng
Select objects: Specify opposite corner: 5 found
Select objects:

Chương trình hỏi bạn sắp xếp các đối tượng theo chiều tăng trục x, trục y hay theo thứ tự
lúc bạn chọn các đối tượng
Sort selected objects by [X/Y/Select-order] <Y>:

Chương trình hỏi bạn số đầu tiên mà bạn đánh, số gia mà bạn cho vào. Ví dụ 2,-1 sẽ đánh
các số: 2, 1, 0, -1, -2, ...
Specify starting number and increment (Start,increment) <2,-1>:

Chương trình hỏi bạn cách đánh số vào text: Overwrite - ghi đè luôn vào text, Prefix - viết
thêm vào phía trước, Suffix - viết thêm vào phía sau, Find&replace - Thay những cụm từ
được chỉ định bằng các text số này.
Placement of numbers in text [Overwrite/Prefix/Suffix/Find&replace..] <
Find&replace>:

Nếu bạn chọn Find&replace, máy hỏi thêm cụ từ mà bạn muốn chỉ định.
Enter search string <kts>:

Và cuối cùng chương trình thông báo có bao nhiêu đối tượng text đã được sửa
5 objects modified.

Một số cách chọn đối tượng trong CAD

1. Chọn đối tượng bằng pick chuột


2. Chọn đối tượng nằm trong cửa sổ chọn bằng cách pick chuột từ trái qua phải màn hình
(windows) hoặc dùng tham số W
3. Chọn đối tượng nằm trong và trùng với cửa sổ chọn bằng cách pick chuột từ phải qua
trái màn hình (crossing) hoặc dùng tham số C
4. Chọn tất cả các đối tượng: dùng Ctrl+A
5. Chọn đối tượng theo đường zigzag tuỳ ý: dùng tham số F
6. Chọn đối tượng nằm trong cửa sổ đa giác tuỳ ý: dùng tham số WP
7. Chọn đối tượng nằm trùng và trong cửa sổ đa giác tuỳ ý: dùng tham số CP
8. Chọn đối tượng được vẽ cuối cùng: dùng tham số L
9. Chọn đối tượng đã chọn trước: dùng tham số P
10. Giữ Ctrl để bắt đối tượng (Object Cycling)
Trong lúc vẽ nhiều khi có những đối tượng đè lên nhau. Bạn có thể chọn lần lượt chúng
bằng cách giữ Ctrl rồi pick chuột vào chỗ có nhiều đối tượng đè lên nhau. Để ý lúc đó CAD
sẽ bật chế độ Cycle on. Khi đó bạn có thể bỏ Ctrl rồi pick chuột bất kỳ chỗ nào trên màn
hình. Các đối tượng lần lượt sẽ được chọn. Khi chọn được đối tượng cần chọn bạn phải
chuột hoặc enter để kết thúc lệnh.
11. Chọn thêm và bỏ chọn đối tượng: Dùng Shift là thuận tiện nhất, hoặc dùng tham số A
để add thêm đôi tượng, tham số R để bỏ bớt đối tượng đã chọn
12. Chọn đối tượng bằng Quick Select: Tool>Quick Select
13. Chọn đối tượng theo bằng Filter (lọc đối tượng) tham số Fi.
12 và 13 dùng những đặc điểm nhận dạng chung để chọn đối tượng. Nếu dùng quen sẽ
thấy rất hữu ích
Cách chọn đối tượng băng lệnh FI ( Filter )
Ví dụ trong 1 bản vẽ có rất nhiều loại đối tượng
Đánh lệnh FI.
Trong khung Selection Filter. Chọn Circle/ And to List / Apply
Quay lại của sổ chính của CAD, ta chọn tất cả các đối tượng trong bản vẽ/
Ok. Giờ thì FI đã lọc ra chỉ selec các CIRCLE trên bản vẽ thôi !
Giống lệnh filter, nhưng đặc biệt hơn: Bạn cần phải nhặt ra trong bản vẽ những đối tượng
text có chứa một cụm từ nhất định, làm thế nào?
Hãy dùng lệnh find cơ bản của AutoCAD, cách dùng:
- Gọi lệnh find tại dòng lệnh.
- Tại bảng lệnh, gõ dòng chữ cần tìm tại phần text find string.
- Tại phần search in, click vào phím có biểu tượng hình vuông và con trỏ chuột để chọn các
đối tượng.
- Cad sẽ quay trở lại màn hình chính để bạn chọn đối tượng. Ở đây bạn gõ All để chọn tất
cả các đối tượng trong bản vẽ. Gõ xong thì gõ enter.
- Trở lại bảng lệnh Find and Replace, bạn sẽ thấy phím Select All được tô màu đen (trước
đó nó có màu xám - disable). Hãy click vào phím Select All này.
- Cad sẽ đóng bảng lệnh và các đối tượng chứa dòng chữ cần tìm sẽ được lựa chọn (high
light). Cùng với dòng chữ trên cửa sổ text: “AutoCAD found and selected xxx objects that
contain yyy” với xxx là số đối tượng được chọn và yyy là cụm từ bạn vừa nhập. Nếu không
có đối tượng nào thoả mãn, cad sẽ thông báo:”AutoCAD found and selected 0 objects that
contain yyy”.
Sử dụng các kiểu Dim khác nhau trong 1 Dim Style của AutoCAD
Bạn thường vẽ đường dim có nét đim là gạch chéo (kiểu Architectural tick). Nhưng khi sử
dụng kiểu đó, đánh đim góc trông hơi vô duyên. Làm thế nào để trong cùng một Dim
Style, đường kích thước thẳng của bạn đánh bằng kiểu gạch chéo nhưng đường kích thước
đánh góc lại là mũi tên?
Đơn giản, bạn làm như sau:
- dùng lệnh ddim để mở bảng lệnh Dim Style.
- Click vào kiểu dim gạch chéo của bạn để chọn nó.
- Click vào phím New...
- Tại cửa sổ Create New Dimention Style, phần Use for bạn chọn Angular Dimentions thay
vì All Dimentions mặc định của AutoCAD.

- Trong bảng lệnh New Dimention Style: xxx:Angular (xxx là kiểu Dim của bạn). Bạn chòn
phần Lines and Arrows, sửa Arrowheads theo ý muốn của bạn.
- Nhấn ok, ok.

Như vậy bạn đã tạo được một Dimstyle mang tên xxx trong đó có 2 kiểu đánh kích thước
khác nhau.
và kết quả là:

Vẽ nhanh các bản vẽ chi tiết với AutoCad


Vẽ theo đường nét bản vẽ gốc

Tắt layer chứa bản vẽ gốc, hoàn tất bản vẽ

Khi bạn đã có một bản vẽ cấu tạo của một chi tiết, thiết bị…, nhưng không có các thông số
kích thước, do đó, bạn sẽ mất nhiều thời gian để vẽ lại bản vẽ đó. Có một cách nhanh hơn
để bạn vẽ lại các bạn vẽ này, trình tự làm như sau:

Đầu tiên bạn mang bản vẽ gốc lên máy quét (scanner) thành file hình ảnh, lưu
tập tin và chọn định dạng là JPG (nếu bạn chọn định dạng file là BMP thì khi chèn
vào, màu sắc của các đường nét sẽ giống như màu sắc của lớp (layer) mà bạn
chèn hình. Nếu bản vẽ có khổ lớn, bạn có thể photo thu nhỏ về khổ A3, A4 để có
thể đưa lên máy quét.

Tiếp theo, bạn chèn hình ảnh vào bản vẽ bằng cách vào Insert\Raster Image...
sau đó lựa chọn bản vẽ cần vẽ để chèn vào. Thế là lúc này bạn đã có một mẫu
nền, chỉ cần vẽ tô theo bản vẽ nền, hiệu chỉnh lại cho phù hợp. Sau khi vẽ xong,
bạn tắt layer chứa bản vẽ gốc, hoàn tất bản vẽ.

Các thao tác, lưu ý khi thực hiện:


* Khi bạn scan hình ảnh có thể bị lệch, lúc này bạn cần xoay bản vẽ gốc cho
thẳng bằng lệnh rotate (ro). Bạn cần vẽ một trục tâm chuẩn thẳng đứng (F8), sau
đó vẽ thêm một trục tâm theo bản vẽ gốc, dùng tùy chọn Reference để quay cho
tâm bản vẽ gốc trùng khớp với đường tâm chuẩn: gõ lệnh "ro", chọn bản vẽ gốc,
chọn tâm quay là điểm giao nhau của hai trục tâm, gõ "r" để lựa tùy chọn
Reference, click vào hai điểm trên đường tâm của bản vẽ gốc, kéo đến vị trí trùng
với đường tâm chuẩn.

* Trong quá trình vẽ để tránh việc sơ ý làm di chuyển hình gốc lệch khỏi vị trí ban
đầu, bạn cần khóa hình gốc bằng cách khóa layer chứa hình gốc lại và điều chỉnh
như sau: vào Modify\Object\Image\Frame sau đó gõ "off" (nếu là AutoCad 2006
thì chọn "0"), sau này nếu cần thay đổi thì bạn làm tương tự và gõ lệnh "on" (nếu
là AutoCad 2006 thì chọn "1").
* Trong quá trình vẽ, khi bạn phóng to, thu nhỏ (zoom), kéo rê màn hình vẽ
(pan) thì hình gốc sẽ không hiển thị do đó bạn khó có thể quản lý, theo dõi. Để
hình gốc luôn hiện trên màn hình bạn cần hiệu chỉnh như sau: Vào Tool\Options.
Tại tab “Display”, bạn đánh dấu chọn “Pan and zoom with raster & OLE”. Lúc này
khi bạn phóng to, thu nhỏ… thì hình gốc vẫn hiển thị trên màn hình chứ không ẩn
đi.

* Khi chèn hình gốc vào bạn cần phóng to hình lên cho phù hợp, nếu bạn để quá
nhỏ thì sẽ gặp khó khăn trong lúc vẽ do đơn vị phân chia lúc này quá bé, khi bạn
vẽ các đường cong thì khi hiển thị có lúc nó sẽ gãy khúc, bạn dùng lệnh redraw
(re) nó sẽ tròn lại, tuy nhiên nếu bạn phóng to sẽ dễ vẽ hơn.

* Khi bạn phóng to lên thì đường nét của bản vẽ gốc cũng sẽ to lên, do đó bạn sẽ
vẽ theo bằng cách chọn khoảng giữa đuờng nét của bản vẽ gốc là phù hợp nhất.

* Khi bạn chèn hình vào, AutoCad chỉ nhận diện liên kết (link) đến bản vẽ gốc
chứ không chèn hình vào bản vẽ. Do đó, khi chép sang máy khác, thư mục khác
để hiệu chỉnh, sửa chữa thì bạn cần chép cả hình gốc theo.

You might also like