You are on page 1of 2

Những thách thức của Vinamilk:

- Thách thức về nguồn nguyên liệu và tỷ giá


Một thị trường sữa phát triển đầy đủ phải cung cấp vài chục đến vài trăm
lít sữa/người/năm, trong khi thị trường Việt Nam chỉ được khoảng vài lít
sữa/người/năm. Con số này sẽ còn tăng lên, kéo theo sức ép cho bài toán
tăng trưởng của Vinamilk, mà cốt lõi là ở câu chuyện nguồn nguyên vật
liệu.

Sự phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu cho thấy những dấu hiệu bất ổn.
Đầu tiên là vấn đề tỉ giá. Hiện nay, trước sự giảm giá của tiền đồng và
nhiều chuyên gia kinh tế còn dự báo tiền đồng sẽ còn tiếp tục hạ giá thì
với hơn 70% nguồn nguyên liệu sữa nhập ngoại đây sẽ là rủi ro lớn cho
Vinamilk. Ngoài ra, đến một ngày nào đó, các nhà cung ứng nước ngoài
ưu tiên cho những nhà nhập khẩu lớn, như Trung Quốc chẳng hạn, thì
những nhà sản xuất lớn của Việt Nam như Vinamilk sẽ xoay xở thế nào?

Đó là chưa kể đến việc ngay cả các nhà cung ứng nguyên liệu quốc tế
cũng đang loay hoay trong bài toán nuôi bò hay nuôi người. Hiện nay, bò
đã phải cạnh tranh với cả người về nguồn nước (vì nuôi bò cần nguồn
nước rất lớn) và cạnh tranh cả về đất khi con người đẩy mạnh tốc độ đô
thị hoá, lấn cả đất nuôi bò. Tình hình người tăng, bò giảm dẫn đến việc
nguồn cung ứng nguyên liệu bị giảm. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ tăng.
Điều này khiến chỉ còn New Zealand là nước cung cấp chủ yếu nguồn
nguyên liệu sữa, còn các nước châu Âu khác và Úc đã giảm nuôi bò để
dự trữ nguồn nước cho người. Hoặc nếu tạo được nguồn nguyên liệu thì
lại ưu tiên xuất sang Mỹ, vì đây là nhà nhập khẩu lớn.

Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa của nông dân cùng với việc chăn nuôi bò sữa
theo phong trào, quy mô nhỏ lẻ (1 – 20 con chiếm 94%) cũng gây ra
những thách thức không nhỏ đối với sự ổn định của nguồn nguyên liệu
sữa.

Vào năm 2012, nếu vòng đàm phán Doha thành công, các nước phát triển
sẽ cắt giảm hoặc bỏ trợ cấp nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi
bò sữa nói riêng, giá sữa nguyên liệu sẽ tăng.

Chi phí thức ăn chăn nuôi bò sữa chiếm tới 70% giá bán sữa trong khi đó,
chi phí này ở Thái Lan chỉ chiếm 57%, Đài Loan thì chưa đến 43%. Đây
là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành sữa nguyên liệu cao, trong khi
giá nhập nguyên liệu của các công ty chế biến sữa thấp, người nông dân
nuôi bò sữa không mặn mà lắm với công việc của mình.
Theo số liệu từ Hội Nông dân TP HCM, tính đến 30/4, tổng đàn bò sữa
của TP là 72.850 con của 8.987 hộ chăn nuôi (giảm 4.265 con so với
tháng 12/2009). Nguyên nhân chính của sự sút giảm này là do hiệu quả
kinh tế giảm mạnh từ nuôi bò sữa, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng
trong khi giá thu mua sữa nguyên liệu tăng ì ạch.

Chẳng hạn, từ tháng 12/2009 đến nay, các loại thức ăn như: cỏ tươi tăng
77%; rơm tăng 87%; hèm bia tăng 133%; xác mì 97%, cám hỗn hợp tăng
28%... đẩy giá thành sản xuất 1kg sữa bò nguyên liệu lên 8000-8.300
đồng/kg.

Trong khi đó, giá thu mua sữa bình quân của các nhà máy như Vinamilk
chỉ 7.290 đồng/kg; Friesland Campina 7.429 đồng/kg. Ngoài việc chịu lỗ
từ giá sữa bò nguyên liệu, người chăn nuôi bò sữa càng bức xúc hơn do
việc "phạt nhiều, thưởng ít"của các doanh nghiệp chế biến sữa đối với
người chăn nuôi. Chẳng hạn, Công ty Vinamilk sữa có chất lượng khô
dưới 12 bị trừ 700 đồng/kg cả tuần như vậy là quá cao, trong khi nếu chỉ
số chất lượng khô đạt 12,2 trở lên chỉ thưởng 200 đến 250 đồng/kg. Mức
thưởng như vậy là quá thấp so với mức khấu trừ… Cũng theo phản ánh
của các hộ nông dân, đối với Công ty Friesland Campina, người dân bị
trừ tiền 2 lần, đó là trừ tiền theo kết quả kiểm tra chất lượng của nhóm,
vừa bị trừ do kết quả kiểm tra chất lượng của cá nhân.

- Thách thức khi gia nhập WTO

Việc gia nhập WTO sẽ đưa ngành chế biến sữa vào cuộc cạnh tranh mới
quyết liệt hơn. Nguyên nhân chủ yếu do nhiều nước trong cộng đồng tổ
chức WTO đang sản xuất sữa với giá thành cực rẻ. Đây là những nước
được thiên nhiên ưu đãi phù hợp với qui mô chăn nuôi bò sữa công
nghiệp, chi phí rất thấp.

Họ có những cánh đồng cỏ mênh mông, không phải đầu tư nhiều, việc
chăn thả không tốn nhiều công sức và thu hoạch cũng như bảo quản theo
hướng công nghiệp. Như vậy, không chỉ chi phí sản xuất thấp, năng suất
cao, mà chất lượng sản phẩm của họ đảm bảo tuyệt hảo, nếu không có lộ
trình giảm thuế nhập khẩu thoả đáng thì sản xuất trong nước sẽ khó cạnh
tranh.

You might also like