You are on page 1of 9

Đề bài:

Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh:

“Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành một xã hội mới là một sự
nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu
tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi
được xa, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn
thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.

Vận dụng vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

Bài làm:

I. Khái quát về tư tưởng Hồ Chí Minh


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là tư
tưởng của Người – một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn
đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến
cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển
chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh
tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp
và giải phóng con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là nền tảng tư tưởng
và kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Việt Nam mà còn có ý nghĩa to
lớn đối với thế giới, phản ánh khát vọng thời đại, tìm ra các giải pháp đấu tranh
giải phóng loài người.

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan
tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho các cán bộ Đảng viên và
nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác
phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Ngay trong tác phẩm lí luận đầu tiên Người viết
để huấn luyện người Việt Nam trẻ tuổi – cuốn Đường Kách Mệnh – vấn đề đầu
tiên Người đề cập là tư cách người cách mệnh. Tác phẩm sau cùng Người bàn về

1
vấn đề đạo đức được Người viết nhân dịp kỉ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng
(3-2-1969), đăng trên báo Nhân Dân là bài “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét
sạch chủ nghĩa cá nhân”. Trong Di Chúc thiêng liêng, khi nói về Đảng Bác cũng
căn dặn Đảng phải coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ
đảng viên. Có thể nói, đạo đức là một trong các vấn đề quan tâm hàng đầu của
Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Người viết: “Làm cách mạng để cải
tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang nhưng nó cũng là
một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ.
Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo
đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ
vang”.

II. Quan điểm Hồ Chí Minh về đạo đức


1. Nguồn gốc

Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc
Việt Nam, hình thành và phát triển trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và
giữ nước, là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của
chủ nghĩa Mác – Lênin. Đó là sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển những tinh
hoa văn hóa, đạo đức của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây trong quá
trình hoạt động đầy gian lao, thử thách và vô cùng phong phú vì mục tiêu giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

2. Quan điểm Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

Theo Hồ Chí Minh, những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách
mạng Việt Nam bao gồm:

a. Trung với nước, hiếu với dân

Đây là phẩm chất quan trọng nhất chi phối những phẩm chất khác.

Từ nội dung hẹp của các phạm trù đạo đức cũ, Người mở rộng đưa vào
đây một nội dung rất mới, tiến bộ, cách mạng vượi qua những hạn chế của tư

2
tưởng, đạo đức truyền thống và nâng lên thành tư tưởng đạo đức mới mà tiêu
biểu là từ trung với vua thành trung với nước, từ hiếu với cha mẹ thành hiếu với
dân. Người nhấn mạnh: “Người cán bộ phải có đạo đức cách mạng mới là
người cán bộ chân chính. Đạo đức cách mạng có thể tóm tắt là nhận rõ phải
trái, giữ vững lập trường,tận trung với nước tận hiếu với dân”. Trung với nước
là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, nước ở đây là
nước của nhân dân, dân là chủ nhân của đất nước. Người cho rằng bao nhiêu
quyền hạn đều là của nhân dân, bao nhiêu lợi ích dều vì dân, quyền hành và lực
lượng đều ở nơi dân. Xuất phát từ quan điểm như vậy nên hiếu trong tư tưởng
của Người chính là “hiếu với dân”.

“Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hi sinh vì độc lập tự do
của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào
cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Câu nói đó của Người vừa là lời
kêu gọi hành động vừa là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt
Nam không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt mà còn lâu dài
về sau.

b. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi
người, là đại cương đạo đức Hồ Chí Minh. Cũng như trung, hiếu cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư cũng là những khái niệm cũ trong đạo đức dân tộc:

• Cần là siêng năng, chăm chỉ, lao động có kế hoạch, có hiệu quả, có
năng suất cao với tinh thấn tự lực cánh sinh.

• Kiệm là tiết kiệm (tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức,…)
của nước, của dân, “không xa xỉ, không hoang phí, không liên hoan, không chè
chén lu bù”.

• Liêm là luôn tôn trọng của công và của dân. Phải “trong sạch,
không tham lam” tiền của, địa vị danh tiếng.

3
• Chính là thẳng thắn, đứng đắn, Người đưa ra một số yêu cầu: đối
với mình – không được tư cao, tự đại, tư phụ, phải khiêm tốn học hỏi. đối với
người – không nịnh người trên, không khinh người dưới, thật thà, không dối trá.
Đối với việc – phải để công việc lên trên, lên trước, việc thiện nhỏ mấy cũng
làm, việc ác nhỏ mấy cũng tránh.

• Chí công vô tư là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị,
làm việc gì cũng không nghĩ đến mình trước.

c. Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa

Nếu như trung với nước hiếu với dân là phẩm chất của mỗi con người thì
đây được coi là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất của con người.

Yêu thương con người trước hết là tình cảm dành cho những người bị áp
bức, bóc lột, những người cùng khổ. Yêu thương con người còn được thể hiện
trong mối quan hệ hàng ngày với những người đồng chí xung quanh. Trong cuộc
sống đời thường, phải luôn nghiêm khắc với bản than nhưng rộng lượng với
người khác. Trong Di Chúc, Người căn dặn: “Phải có tình đồng chí yêu thương
lẫn nhau”.

d. Phải có tinh thần quốc tế trong sáng

Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo
đức cộng sản chủ nghĩa. Nó bắt nguồn từ giai cấp công nhân, nhằm vào mối
quan hệ rộng lớn vượt ra khỏi quốc gia, dân tộc.

Tinh thần quốc tế trong sáng thực chất là chủ nghĩa yêu nước gắn liền với
chủ nghĩa quốc tế vô sản. Người cho rằng nếu tinh thần yêu nước không chân
chính, tinh thần quốc tế không trong sáng thì có thể dẫn tới tư tưởng dân tộc chủ
nghĩa, hẹp hòi, sôvanh, biệt lập, kì thị chủng tộc.

3. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

a. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức

4
Nói phải đi đôi với làm được coi là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong
xây dựng một nền đạo đức mới. Nói đi đôi với lám đối lập hoàn toàn với thói
đạo đức giả của giai cấp bóc lột, nói một đằng làm một nẻo thậm chí không làm.

Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hóa phương
Đông. Nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêu gương về đạo đức. Cán bộ đảng
viên phải đầu tầu gương mẫu “miệng nói tay làm”, phải nêu tấm gương đạo đức
cách mạng trước quần chúng; cán bộ đảng viên đi trước làng nước theo sau,
sống theo phương châm mình vì mọi người, mọi người vì mình; cổ vũ người tốt
việc tốt, các điển hình tiêu biểu.

b. Xây đi đôi với chống

Để xây dựng một nền đạo đức mới cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và
chống; muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây.

Xây dựng đạo đức mới – đạo đức cách mạng trước hết phải được hình
thành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới.
Việc giáo dục đạo đức phải được tiến hành phù hợp với từng giai đoạn cách
mạng, phù hợp với từng lứa tuổi, ngành nghề, giai cấp,…

Xây phải đi đôi với chống với việc loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô đạo đức
trong đời sống hàng ngày. Đây thực sự là một cuộc chiến khổng lồ giữa tiến bộ
và lạc hậu, giữa cách mạng và phản cách mạng. Để giành được thắng lợi trong
cuộc chiến đấu này điều quan trọng là phải phát hiện sớm, phải tuyên truyền vận
động hình thành phong trào quần chúng rộng rãi đấu tranh cho sự lành mạnh,
trong sạch về đạo đức.

c. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Người cũng khẳng định đạo đức không phải là thứ sẵn có trong mỗi con
người mà đạo đức là do con người tiếp thu được qua giáo dục và tạo thành nhờ
bản thân tích cực tu dưỡng, rèn luyện bền bỉ trong môi trường sống và trong
cuộc đấu tranh cách mạng. Người đưa ra lời khuyên rất dễ hiểu: “Đạo đức cách

5
mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng
ngày mà phát triển củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng
luyện càng trong”.

4. Tại sao “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới
hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”?

Từ rất sớm Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là gốc của người cách
mạng. trong tác phẩm Đường Kách Mệnh, Người đã nêu lên 23 điểm thuộc “tư
cách của một người cách mệnh” trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức,
thể hiện chủ yếu trong 3 mối quan hệ: với mình, với người, với việc.

Với mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát
triển con người, như gốc của cây, như ngọn của sông, suối. Người viết: “Cũng
như sông có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc,
không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức thì dù tài giỏi đến
mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách
mạng giúp cho con người vững vàng trong mọi thử thách. Người viết: “có đạo
đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại không rụt rè, lùi bước. khi
gặp thuận lợi thành công vẫn giữ tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn”, mới
“lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, “lo hoàn thành nhiệm vụ tốt chứ không lo
kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo,
không hủ hóa”.

Quan điểm Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hóa mặt đạo đức, coi
nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng, nhưng có
đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Cho nên đức là gốc nhưng tài và đức
phải kết hợp nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.

III. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong công cuộc
đổi mới
1. Thực trạng đạo đức, lối sống trong những năm đổi mới

6
Hiện nay đất nước đang tiến hành đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm. Thực chất của đổi mới
kinh tế là chuyển từ mô hình kinh tế tập trung quan liêu, hành chính bao cấp
sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc chuyển
sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang có tác động
mạnh mẽ đến lĩnh vực xã hội. Ảnh hưởng của cơ chế thị trường đối với đạo đức
là một hiện tượng hết sức phức tạp, có thể khái quát mặt tích cực và tiêu cực như
sau:

• Về mặt tích cực: Cơ chế thị trường kích thích sự phát triển kinh tế,
nâng cao tổng công lợi xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển con người về mọi
mặt trong đó có đạo đức. Con người tham gia vào hoạt động kinh tế thị trường
với nhân cách độc lập, tự do, có quyền bình đẳng trong cạnh tranh, giữ chữ tín
trong trao đổi và quan tâm đến sự phát triển chung của toàn xã hội. Tham gia
vào kinh tế thị trường, con người có điều kiện phát triển nhân cách cá nhân: tính
quyết đoán, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính năng động sáng tạo trong lập thân,
lập nghiệp.

• Về mặt tiêu cực: Bên cạnh những mặt tích cực, cơ chế thị trường
cũng gây ra hàng loạt những hiện tượng tiêu cực đối với đạo đức và tiến bộ xã
hội. Đó là, sự phân hoá giàu nghèo một cách sâu sắc, tư đó làm sâu sắc thêm
những mâu thuẫn xã hội. Kinh tế thị trường dễ nảy sinh những tệ nạn xã hội:
tham những, tội phạm, bạo lực. Đó là sự kích thích lòng tham lợi dẫn đến khai
thác cạn kiệt nguồn tài nguyên, sức lực của người lao động. Kinh tế thị trường
còn kích thích chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, lối sống chạy
theo đồng tiền bất chấp đạo lý. Đặc biệt, sự đụng độ giữa kinh tế thị trường và
các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cũng trở thành một vấn đề nan giải.

2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng và các cơ quan nhà nước

Quán triệt những nguyên tắc xây dựng đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh,
Đảng đã và đang đưa ra nhiều đường lối, chính sách làm trong sạch đội ngũ cán

7
bộ đảng viên. Điều này được thể hiện rất rõ trong các văn kiện quan trọng của
các đại hội Đảng và các Hội nghị trung ương. Đại hội VII (6/1991) của Đảng đã
định hướng rằng đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực đạo đức,
văn hoá, xã hội lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng,
tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Nội dung định hướng của đại hội là trong
quá trình học tập, lao động nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, xây dựng các chính sách
kinh tế, văn hoá, xã hội Đảng, nhà nước, các tổ chức xã hội hay mỗi công dân
đều phải làm theo quy luật, quy tắc, quy phạm xã hội,…

Ngoài ra, các cơ quan nhà nước cũng đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm xây
dựng nền đạo đức mới trong công cuộc đổi mới như cuộc vận động “học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc thi “kể chuyện Bác Hồ”,
chương trình “người tốt việc tốt” trên đài phát thanh và truyền hình Hà Nội,…

3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của các cá nhân

“Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ những điều nhỏ nhất...”
Đó lời tâm sự chung của những con người bình dị của những cá nhân, tập thể
điển hình trong cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh trong những năm qua. Với họ, việc làm theo tấm gương đạo đức của Bác
không phải là điều gì lớn lao, xa xôi, trừu tượng mà đó là những công việc bình
dị, gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt thường nhật của mình dù mỗi người có mỗi
hoàn cảnh, cuộc sống, công việc khác nhau…

Chị Nguyễn Thị Thủy (SN 1957), Ủy viên BCH Hội Liên hiệp phụ nữ xã
Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cho biết: “Khi cuộc vận động được
triển khai ở xã, chúng tôi đã tổ chức hội nghị bàn bạc dân chủ và quyết định
đăng ký hưởng ứng và thực hành tiết kiệm theo lời Bác dạy. Bản thân tôi là
người đâu tiên trong BCH Hội Liên hiệp phụ nữ xã về vận động gia đình nuôi
heo nhựa và làm hũ gạo đầu tiên”. Giờ đã thành lệ, hàng tháng vào trưa 14, các
mẹ, các chị lại tập trung mở ống tiết kiệm tại nhà văn hóa xã, rồi thống nhất xét
cho hội viên vay không tính lãi; nếu gia đình nào gặp khó khăn, hoạn nạn thì hỗ

8
trợ không hoàn lại. Đến nay, kết quả xây dựng hũ gạo tình nghĩa, ống tiền tiết
kiệm của Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kim Liên đã có 100% hội viên tham gia với
tổng số tiền quyên góp được là 7.755.000 đồng và 61kg gạo...

Ông Nguyễn Văn Thốn là thương binh 3/4, bị thương ở chiến trường
Đông Nam bộ vào năm 1968. Hiện ông đang là Ủy viên BCH Hội Cựu chiến
binh phường Hà Cầu (Hà Đông, Hà Nội). Năm 2002, để giúp hội phát triển kinh
tế, ông đề xuất xây dựng mô hình bến xe tĩnh tại khu vực bãi Sậy, Cầu Đơ (Hà
Đông). Nhận nhiệm vụ, để hình thành bến đỗ xe, ông và 8 người trong nhóm đã
bỏ công sức san lấp hơn 900m² bãi lầy. Thấy khó khăn, 3 người xin nghỉ, ông và
5 người nữa, cùng số vốn 3 triệu đồng tiếp tục bỏ công sức để làm hạ tầng bãi
xe... Đến nay, bãi xe có diện tích 8.400m²; hàng tháng số lượt xe ô tô được trông
giữ lên hơn 400 xe và hàng ngàn xe máy. Bãi xe đã tạo công ăn việc làm cho 16
cựu chiến binh và 48 hộ lao động ở địa phương với mức lương thấp nhất là 2,5
triệu đồng; doanh thu của toàn bến xe hàng năm hơn 1 tỷ đồng... Cựu chiến binh
Nguyễn Văn Thốn hào hứng nói: “Là Bộ đội Cụ Hồ, luôn giữ vững phẩm chất
người lính Cụ Hồ thì con cháu, nhân dân mới tin tưởng ở mình”.

IV. Kết luận

Tóm lại, từ bài viết đầu tiên trong tác phẩm Đường Kách Mệnh đến bản
Di Chúc cuối cùng, dù ở những thời điểm lịch sử nào thì tư tưởng của Người
vẫn có giá trị thuyết phục rất cao, có sức sống mạnh mẽ và có giá trị lâu bền bởi
đó là sự thống nhất giữa lời nói, tư tưởng và hành động. Người đặt vấn đề đạo
đức cách mạng từ lĩnh vực lý luận sang vấn đề thực tiễn, đưa đạo đức cách mạng
vào chính sự nghiệp cách mạng, coi đó là một trong những nguyên tắc hoạt động
cách mạng nói chung và người cách mạng nói riêng.

You might also like