You are on page 1of 2

Độc quyền, trong kinh tế học, độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một

người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi. Tiếng Anh:
monopoly có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp monos (nghĩa là một) và polein (nghĩa là bán).
Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị
trường thiếu tính cạnh tranh. Mực dù trên thực tế hầu như không thể tìm được trường hợp
đáp ứng hoàn hảo hai tiêu chuẩn của độc quyền và do đó độc quyền thuần túy có thể coi
là không tồn tại nhưng những dạng độc quyền không thuần túy đều dẫn đến sự phi hiệu
quả của lợi ích xã hội. Độc quyền được phân loại theo nhiều tiêu thức: mức độ độc
quyền, nguyên nhân của độc quyền, cấu trúc của độc quyền...

[sửa] Nguyên nhân chính dẫn đến độc quyền thường

• Chính phủ nhượng quyền khai thác tài nguyên nào đó: chính quyền địa phương có
thể nhượng quyền khai thác rác thải cho một công ty nào đó hay nhà nước tạo ra
cơ chế độc quyền nhà nước cho một công ty như trường hợp chính phủ Anh trao
độc quyền buôn bán với Ấn độ cho Công ty Đông Ấn.

• Nếu chi phí vận chuyển quá cao, thị trường có thể bị giới hạn trong một khu vực
kinh tế nhất định nào đó và nếu trong khu vực đó có một doanh nghiệp cung cấp
sản phẩm thì sẽ dẫn đến tình trạng gần như chiếm đoạt quyền trong kinh doanh.

• Chế độ sở hữu đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ: một mặt chế độ này
làm cho những phát minh, sáng chế tăng theo một thời gian nhất định nhưng mặt
khác nó tạo cho người nắm giữ bản quyền có thể giữ được vị trí độc tôn trong thời
hạn được giữ bản quyền theo quy định do những văn bản do nhà nước ban hành.

• Do sở hữu được một nguồn lực lớn: điều này giúp cho người nắm giữ có vị trí gần
như trọn vẹn trên thị trường. Một ví dụ điển hình là Nam Phi được sở hữu những
mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế giới và do đó quốc gia này có vị
trí gần như đứng đầu trên thị trường kim cương.

[sửa] Nguyên nhân dẫn đến độc quyền tự nhiên

Một số ngành sản xuất có đặc điểm là những yếu tố hàm chứa trong quá trình sản xuất
cho phép đạt được thu nhập giảm khi gia tăng một quá trình sản xuất hay nói cách khác
chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm tăng nếu gia tăng một quá trình sản xuất. Khi đó một
doanh nghiệp nhỏ cung cấp sản phẩm là cách sản xuất có hiệu quả nhất. Điều này có thể
thấy ở các ngành dịch vụ như sản xuất và phân phối dịch vụ, cung cấp hàng hóa, giáo
dục, y tế... Lấy ví dụ như ngành cung cấp dịch vụ: sẽ là có hiệu quả hơn nếu chỉ một
doanh nghiệp cung cấp cho một vùng thay vì có hai doanh nghiệp cung cấp với hai hệ
thống dịch vụ khác nhau.

Khái niệm độc quyền thường dùng để chỉ độc quyền bán nhưng tương tự như độc quyền
bán cũng có độc quyền mua - một trạng thái thị trường mà ở đó chỉ tồn tại một người mua
trong khi có nhiều người bán. Khác với độc quyền bán, trong trường hợp độc quyền mua,
doanh nghiệp độc quyền sẽ gây sức ép để làm giảm giá mua sản phẩm từ những người
bán. Doanh nghiệp độc quyền bán có thể đồng thời là độc quyền mua và trong trường
hợp này lợi nhuận siêu ngạch của nó rất lớn vì bán sản phẩm với giá cao hơn và mua yếu
tố đầu vào thấp hơn mức cân bằng của thị trường cạnh tranh. Doanh nghiệp độc quyền
bán có điều kiện thuận lợi để trở thành độc quyền mua vì nó sản xuất ra sản phẩm không
có sản phẩm thay thế gần gũi và do đó một vài yếu tố đầu vào của nó có thể là duy nhất,
kể cả trong trường hợp yếu tố đầu vào không duy nhất thì doanh nghiệp độc quyền bán
cũng có khả năng chi phối mạnh giá các yếu tố đầu vào nếu nó có quy mô lớn.

Nguyên nhân dẫn đến độc quyền điện ở Việt Nam


Nguyên nhân thứ nhất là do các doanh nghiệp của nước ta ko đủ sức chống chọi với
các doanh nghiệp nước ngoài nên nhà nước phải đề ra chính sách độc quyền
để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.

Nguyên nhân thứ hai là do nước ta còn nghèo. Đ/v một số ngành như điện,
nước,... thì do chi phí lắp đặt đg dây dẫn điện và đg ống dẫn nước khá cao mà
chi phí thì hạn hẹp nên chỉ có thể lắp đặt một hệ thống duy nhất. Điều đó dẫn
đến độc quyền.

Còn các ngành đặc biệt như chế tạo vũ khí của quân đội,... thì cũg do pháp
luật qui định cấm sử dụng, tàng trữ vũ khí, chấĐộc quyền bán và độc quyền
mua

You might also like