You are on page 1of 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2010-2011

-------------------- MÔN HÓA HỌC - KHỐI 11


ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 90 phút
(Đề dài 05 trang )

* Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố :
H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5;
K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; As = 75 ; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137.

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH : ( 45 câu , từ câu 1 đến câu 45) :

Câu 1: Có 1 dung dịch chất điện li yếu. Khi thay đổi nồng độ của dung dịch ( nhiệt độ không đổi ) thì :
A. Độ điện li và hằng số điện li đều thay đổi.
B. Độ điện li và hằng số điện li đều không thay đổi.
C. Độ điện li thay đổi và hằng số điện li không đổi.
D. Độ điện li không đổi và hằng số điện li thay đổi.
Câu 2: Dung dịch chứa ion H+ có thể phản ứng với dung dịch chứa các ion hay phản ứng với các chất
rắn nào sau đây:
A. CaCO3, Na2SO3, CuCl2 B. Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO, CuO
- 2- + +
C. OH , CO3 , Na , K D. Tất cả đáp án trên
Câu 3: Đổ 10 ml dung dịch KOH vào 15 ml dung dịch H2SO4 0,5 M, dung dịch vẫn dư axit. Thêm 3ml
dung dịch NaOH 1M vào thì dung dịch trung hoà. Nồng độ mol/l của dung dịch KOH là:
A. 1,2 M B. 0,6 M C. 0,75 M D. 0,9 M
Câu 4: Trong giờ thực hành thí nghiệm cho kim loại Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc và nóng .
Biện pháp tốt nhất để xử lý tránh việc ô nhiễm ô nhiểm môi trường là :
A. Sau thí nghiệm , nút ống nghiệm bằng bông có tẩm một ít giấm ăn .
B. Sau thí nghiệm , nút ống nghiệm bằng bông có tẩm nước vôi.
C. Sau thí nghiệm , nút ống nghiệm bằng bông có tẩm một ít rượu etylic.
D. Sau thí nghiệm , nút ống nghiệm bằng bông có tẩm một ít cồn 900 .
Câu 5: Cho phản ứng : Cu + H+ + NO3-  → Cu2+ + NO + H2O.
Tổng các hệ số cân bằng (tối giản, có nghĩa) của phản ứng trên là :
A. 22. B. 23. C. 28. D. 10.
Câu 6: Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 5,7. Đun nóng X một thời gian trong
bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 7,125. Hiệu suất của
phản ứng tổng hợp NH3 là :
A. 50% B. 37,5% C. 40% D. 25%
Câu 7:Dãy gồm các oxit không bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao là :
A. MgO và CuO B. MgO và Al2O3 C. MgO và Fe2O3 D. Al2O3 và CuO
Câu 8: Một nguyên tố R có hợp chất với Hidrô là RH3 oxit cao nhất của R chứa 43,66 % khối lượng
R .Nguyên tố R đó là :
A. Nitơ B. Photpho C. Vanadi D. Một kết quả khác
Câu 9: Chỉ ra nhận xét sai khi nói về tính chất của các nguyên tố nhóm nitơ : “Từ nitơ đến bitmut thì...”
A.nguyên tử khối tăng dần. B. bán kính nguyên tử tăng dần.
C. độ âm điện tăng dần. D. năng lượng ion hoá thứ nhất giảm dần.
Câu 10: Hỗn hợp A gồm sắt và oxit sắt có khối lượng là 5,92 gam . Cho dòng khí CO dư đi qua hỗn
hợp A đun nóng thu được hỗn hợp chất rắn B và khí C . Cho khí C tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư
thu được 9 gam kết tủa . Khối lượng của hỗn hợp B là :
A. 54,2 gam B. 4,48 gam C. 4,84 gam D. 4,54 gam

_______________ Giáo viên ra đề : Phạm Lê Thanh ____________________________ 1


Câu 11: Trộn 3 dung dịch HCl 0,3M; H2SO4 0,2M và H3PO4 0,1M với những thể tích bằng nhau thu
được dung dịch X. Dung dịch Y gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Để trung hòa hết 300ml dung dịch
X cần vừa đủ Vml dung dịch Y. Giá trị của V là :
A. 1000. B. 333,3. C. 600. D. 200.
2−
Câu 12: Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na ; 0,02 mol SO4 và x mol OH . Dung dịch Y có chứa
+ -

ClO −4 , NO3− và y mol H+; tổng số mol ClO −4 và NO3− là 0,04. Trộn X và Y được 100 ml dung dịch Z.
Dung dịch Z có pH (bỏ qua sự điện li của H2O) là :
A. 1 B. 2 C. 12 D. 13
Câu 13: Cho sơ đồ: (NH4)2SO4 +A NH4Cl +B NH4NO3
Trong sơ đồ A ,B lần lượt là các chất :
A. HCl , HNO3 C. CaCl2 , HNO3
B. BaCl2 , AgNO3 D. HCl , AgNO3
Câu 14: Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X
(giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là :
A. 12,37%. B. 87,63%. C. 14,12%. D. 85,88%.
Câu 15: Trong 1 ml dung dịch axit nitro có 5,64.10 phân tử HNO2 và 3,6.1018 ion NO2- . Độ điện li
19

của axit này là :


A. 0,06 B. 0,07 C. 0,09 D. 1,02
Câu 16: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế HNO3 từ :
A. NaNO2 và H2SO4 đặc B. NH3 và O2
C. NaNO3 và H2SO4 đặc D. NaNO2 và HCl đặc
Câu 17: X là hỗn hợp kim loại Ba và Al. Hòa tan m gam X vào lượng dư nước thu được 8,96 lít H2
(đktc). Cũng hòa tan m gam X vào dung dịch NaOH dư thì thu được 12,32 lít khí H2 (đktc). Giá trị của
m là:
A. 58,85. B. 21,80. C. 13,70. D. 57,50.
Câu 18: Khi đun nóng, phản ứng giữa cặp chất nào sau đây tạo ra một oxit và một axit :
A. HNO3 đặc và cacbon B. HNO3 đặc và lưu huỳnh
C. HNO3 đặc và đồng. D. HNO3 đặc và bạc.
Câu 19: Hòa tan 19,2 gam Cu bằng dung dịch HNO3 loãng ,dư thu được khí NO( sản phẩm khử duy
nhất ) . Đem hết sản phẩm khử này oxi hóa bằng khí oxi dư thu được khí NO2 .Sau đó sục hết lượng khí
NO2 này cùng với dòng khí oxi vào nước để chuyển hết thành dung dịch HNO3 . Tổng thể tích (lít) khí
oxi (đktc) tham gia trong quá trình trên là :
A. 3,36 B. 4,48 C. 12,38 D. 6,72
Câu 20: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 125 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được
dung dịch X. Coi thể tích dung dịch không thay đổi, nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X là
A. 0,4M. B. 0,6M. C. 0,1M. D. 0,2M.
Câu 21: Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung
dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và dung
dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46 gam muối khan. Khí X là
A. N2. B. NO. C. N2O. D. NO2.
Câu 22: Cho 1,56 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được V
lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch X thu được kết
tủa,lọc hết lượng kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 2,04 gam chất rắn. Giá trị của V là
A. 0,448. B. 0,224. C. 1,344. D. 0,672.
Câu 23: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây :
A. CuO , CO 2,HCl,H 2SO4 đặc C. Al2O3 CO, H 2O, HNO 3 đặc
B. Al2O3 CO, H 2O, Ca D. Fe2O3, CO2,H2,HNO3 đặc

_______________ Giáo viên ra đề : Phạm Lê Thanh ____________________________ 2


Câu 24: Trong phản ứng của photpho với (1) Ca, (2) O2, (3) Cl2, (4) KClO3. Những phản ứng trong đó
photpho thể hiện tính khử là:
A.(1), (2), (4) B. (1), (3) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (3)
Câu 25: Phương trình điện li tổng cộng của H3PO4 trong dung dịch là:
H3PO4 3H+ + PO43-
Khi thêm HCl vào dung dịch :
A. cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận.
B. cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch.
C. cân bằng trên không bị chuyển dịch.
D. nồng độ PO43- tăng lên.
Câu 26: Cho khí CO (dư) đi qua ống sứ đựng hỗn hợp X gồm: Al2O3 , MgO , Fe3O4 , CuO nung nóng
thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả
sử các phản ứng xáy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm :
A. Mg, FeO, Cu. B. Mg, Fe, Cu. C. MgO, Fe, Cu. D. MgO, Fe3O4, Cu.
Câu 27: Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với
dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là
A. 4 B. 5 C. 3 D. 6
Câu 28: Tính khử của C thể hiện ở phản ứng :
A. 2C + Ca  CaC2 C. C + 2H2 CH4
B. C + CO2  2CO D. 3C + 4Al  Al4C3
Câu 29: Một loại thuỷ tinh thường chứa 13% Natri oxit, 11,7% Canxi oxit, 75,3% Silic dioxit về khối
lượng. Thành phần của thuỷ tinh này biểu diễn dưới dạng các oxit là:
A.2Na2O.CaO.6SiO2 C. 2Na2O.6CaO.SiO2
B.Na2O.CaO.6SiO2 D. Na2O.6CaO.SiO2
Câu 30: Trong nhóm cacbon, những nguyên tố nào chỉ thể hiện tính khử ở trạng thái đơn chất ?
A. C và Si B. Sn và Pb C. Si và Ge D. Si và Sn
Câu 31: Dung dịch chất A làm quỳ tím hoá xanh, dung dịch chất B không làm đổi màu quỳ tím. Trộn
lẫn dung dịch của 2 chất lại thì xuất hiện kết tủa. A và B có thể là:
A.NaOH và K2SO4 C. KOH và FeCl3
B.K2CO3 và Ba(NO3)2 D. Na2CO3 và KNO3
Câu 32: Để phân biệt khí SO2 và khí CO2 thì thuốc thử nên dùng là:
A. Dung dịch Ca(OH)2 C. Dung dịch Ba(OH)2
B. Nước Brom D. Dung dịch BaCl2
Câu 33: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3,
KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là :
A. 4. B. 7. C. 5. D. 6.
Câu 34: Kim cương và than chì là các dạng:
A. đồng hình của cacbon B. đồng vị của cacbon
C. thù hình của cacbon D. đồng phân của cacbon
Câu 35: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thuỷ tinh lỏng
B. Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng cát khô
C. Kim cương và than chì là 2 dạng thù hình của cacbon
D. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dd NH4NO2 bão hoà
Câu 36: Cho các chất (1) MgO, (2) C, (3) KOH, (4)axit HF, (5)axit HCl. Silic đioxit phản ứng với tất cả
các chất trong nhóm nào sau đây:
A. 1,2,3,4,5 B. 1,2,3,5 C. 1,3,4,5 D. 1,2,3,4

_______________ Giáo viên ra đề : Phạm Lê Thanh ____________________________ 3


Câu 37: Cần thêm ít nhất bao nhiêu ml dung dịch Na2CO3 0,15M vào 25 ml dd Al2(SO4)3 0,02 M để
làm kết tủa hoàn toàn ion nhôm dưới dạng Al(OH)3? Biết rằng phản ứng cho thoát ra khí CO2.
A. 15 ml B. 10 ml C. 20 ml D. 12 ml
Câu 38: Thổi V lít CO2 (đktc) vào dd chứa 0,2 mol Ca(OH)2 thì thu được 2,5g kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,56 lít B. 8,4 lít
C. 1,12 lít D. Cả A,B đều đúng
Câu 39: Nhận định nào sau đây về muối cacbonat là đúng ?
Tất cả các muối cacbonat đều :
A. tan trong nước.
B. bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon dioxit.
C. bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm.
D. không tan trong nước.
Câu 40: Một cốc đựng 200,0 ml dung dịch AlCl3 0,2M. Rót vào cốc này 20,0ml dung dịch NaOH nồng
độ a mol/l, ta thu được một kết tủa, đem sấy khô và nung đến khối lượng không đổi thì được 0,51g chất
rắn. Hỏi a có giá trị nào sau đây ?
A. 1,5M B. 1,5M hay 3,0M C. 1M hay 1,5M D.1,5M hay 7,5M
Câu 41: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VA là
A. ns2np5 B. ns2np3 C. ns2np2 D. ns2np4
Câu 42: Chất có thể dùng để làm khô khí NH3 là
A. H2SO4 đặc B. P2O5 C. CuSO4 khan D. KOH rắn
Câu 43: Phương trình phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử của NH3
A. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O B. NH3 + HCl → NH4Cl
C. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl D. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O
Câu 44: Một oxit nitơ có công thức NOx trong đó nitơ chiếm 30,43% về khối lượng. Công thức của oxit
nitơ đó là :
A. NO B. NO2 C. N2O3 D. N2O5
Câu 45: Nhiệt phân AgNO3 sản phẩm thu được là :
A. Ag2O, NO2 B. Ag2O, NO2, O2 C. Ag, NO2, O2 D. Ag2O, O2

II. PHẦN RIÊNG ( 5 CÂU ):


A. BAN CƠ BẢN : ( Từ câu 46 đến câu 50)

Câu 46: Cho 13,5 gam Al tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dung dịch HNO 3 thu được hỗn hợp khí NO và N2O
có tỷ khối so với H2 là 19,2. Nồng độ mol của dung dịch HNO3
A. 0,50 M B. 0,68 M C. 0,86 M D. 0,90 M
Câu 47: Có 3 lọ axit riêng biệt chứa các dung dịch: HCl, HNO 3, H2SO4 không có nhãn. Dùng các chất
nào để nhận biết
A. dùng muối tan của bari, kim loại Cu
B. dùng giấy quỳ, dung dịch bazơ
C. dùng dung dịch muối tan của bạc
D. dùng dung dịch phenolphtalein, giấy quỳ
Câu 48: Trong bình kín chứa đầy 15 lít dung dịch Ca(OH)2.0,01M. Sục vào bình một lượng khí CO2 có
số mol biến thiên trong khoảng không lớn hơn 0,12 nhưng không bé hơn 0,02 . Sau phản ứng hỏi khối
lượng kết tủa ( gam) biến thiên khoàng nào :
A. Không lớn hơn 15 nhưng không bé hơn 0
B. Không lớn hơn 12 nhưng không bé hơn 0
C. Không lớn hơn 15 nhưng không bé hơn 2
D. Không lớn hơn 12 nhưng không bé hơn 2

_______________ Giáo viên ra đề : Phạm Lê Thanh ____________________________ 4


Câu 49: Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X.
Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít
dung dịch X vào dung dịch CaCl2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết
tủa. Giá trị của a, m tương ứng là :
A. 0,04 và 4,8 B. 0,07 và 3,2 C. 0,08 và 4,8 D. 0,14 và 2,4
Câu 50: Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch : CH3COOH ⇄ CH3COO + H+ . -

Trường hợp nào sau đây làm cho độ điện li của CH3COOH tăng ?
A. Cô cạn dung dịch B. Nhỏ thêm vài giọt dd HCl vào
C. Nhỏ thêm vào vài giọt dd NaOH D. Nhỏ thêm vào vài giọt dd NH4Cl

B. BAN NÂNG CAO : ( Từ câu 51 đến câu 55)

Câu 51: Thêm dần dần Vml dung dịch Ba(OH)2 vào 150ml dd gồm MgSO4 0,1M và Al2(SO4)3 0,15M
thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tách kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất
rắn. Tính m.
A. 22,1175g B. 24,4125g C. 2,895g D. 5,19g
3
Câu 52: Dùng 56 m khí NH3 (đktc) để điều chế HNO3. Biết rằng chỉ có 92% NH3 chuyển hoá thành
HNO3. Khối lượng dung dịch HNO3 40% thu được là
A. 36,225 kg B. 362,25 kg C. 36225 kg D. 3622,5 kg
Câu 53: Nhiệt phân Cu(NO3)2 sản phẩm thu được là :
A. Cu, O2, N2 B. Cu, NO2, O2 C. CuO, NO2, O2 D. Cu(NO2)2, O2

Câu 54: Cho dung dịch X gồm: 0,007 mol Na ; 0,003 mol Ca ; 0,006 mol Cl-; 0,006 HCO3 và 0,001
+ 2+


mol NO3 . Để loại bỏ hết Ca2+ trong X cần một lượng vừa đủ dung dịch chứa a gam Ca(OH)2 .Giá trị của
a là :
A. 0,222 B. 0,120 C. 0,444 D. 0,180
Câu 55 : Cho 100ml dung dịch A chứa HCl 2M và HNO3 1,5M tác dụng vừa đủ với 0,1 lít dung dịch B
chứa NaOH 0,5M và KOH a M.Tìm a?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

HẾT

- Thí sinh không được sử dụng tài liệu gì khác !


- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm !

_______________ Giáo viên ra đề : Phạm Lê Thanh ____________________________ 5

You might also like