You are on page 1of 37

Hóa học xanh (hay còn gọi là hóa học bền vững) là một khái niệm chỉ một

ngành
hóa học và kỹ thuật khuyến khích việc thiết kế các sản và quá trình giảm thiểu việc sử
dụng và tạo ra các chất độc hại. Hóa học xanh tìm cách giảm thiểu và ngăn ngừa ô
nhiễm tại nguồn của nó.

Năm 1990 các Đạo luật phòng chống ô nhiễm đã được thông qua tại Hoa Kỳ. Hành
động này đã giúp tạo ra một cách xử lý ô nhiễm độc đáo và sáng tạo. Nó nhằm mục
đích tránh những vấn đề trước khi chúng xảy ra.

Như một triết lý hóa học, hóa học xanh áp dụng cho hóa hữu cơ, hóa học vô cơ, hóa
sinh, hóa phân tích, và thậm chí hóa học vật lý. Trọng tâm là giảm thiểu các nguy
hiểm và tối đa hóa hiệu quả của sự lựa chọn bất kỳ hóa chất sử dụng. Khác biệt với
hóa học môi trường là tập trung vào các hiện tượng hóa học trong môi trường.

Giải Nobel Hoá học năm 2005 được trao cho 3 nhà khoa học Robert H. Grubbs và
Richard R. Schrock đến từ Mỹ, cùng Yves Chauvin đến từ Pháp, nhờ việc tìm ra cách
làm giảm chất thải độc hại khi tạo ra các hoá chất mới, giảm thiểu chất thải độc hại
bằng một quá trình sản xuất thông minh hơn. Họ đã phát triển ra phương pháp hoán vị
trong quá trình tạo ra các phân tử hữu cơ mới.

[sửa] Các nguyên tắc cơ bản


Bài hoặc đoạn này cần được wiki hóa theo các quy cách định dạng và
văn phong Wikipedia.
Xin hãy giúp phát triển bài này bằng cách liên kết trong đến các mục từ thích hợp khác.

Trong cuốn sách xuất bản vào năm 1998 mang tựa đề Ngành hóa chất xanh: Lý thuyết
và thực tiễn (Nhà Xuất bản Đại học Oxford), Paul Anastas và John Warner đã đưa ra
12 nguyên tắc như một lộ trình cho các nhà hóa học trong việc thực hiện hóa chất
xanh.

1. Ngăn ngừa: Tốt nhất là ngăn ngừa sự phát sinh của chất thải hơn là là xử lý hay làm
sạch chúng.

2. Tính kinh tế: Các phương pháp tổng hợp phải được thiết kế sao cho các nguyên liệu
tham gia vào quá trình tổng hợp có mặt tới mức tối đa trong sản phẩm cuối cùng.

3. Phương pháp tổng hợp ít nguy hại: Các phương pháp tổng hợp được thiết kế nhằm
sử dụng và tái sinh các chất ít hoặc không gây nguy hại tới sức khỏe con người và
cộng đồng.

4. Hóa chất an toàn hơn: Sản phẩm hóa chất được thiết kế, tính toán sao cho có thể
đồng thời thực hiện được chức năng đòi hỏi của sản phẩm nhưng lại giảm thiểu được
tính độc hại.

5. Dung môi và các chất phụ trợ an toàn hơn: Trong mọi trường hợp có thể nên dùng
các dung môi, các chất tham gia vào quá trình tách và các chất phụ trợ khác không có
tính độc hại.
6. Thiết kế nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng: Các phương pháp tổng hợp được tính
toán sao cho năng lượng sử dụng cho các quá trình hóa học ở mức thấp nhất. Nếu như
có thể, phương pháp tổng hợp nên được tiến hành ở nhiệt độ và áp suất bình thường.

7. Sử dụng nguyên liệu có thể tái sinh: Nguyên liệu dùng cho các quá trình hóa học có
thể tái sử dụng thay cho việc loại bỏ.

8. Giảm thiểu dẫn xuất: Vì các quá trình tổng hợp dẫn xuất đòi hỏi thêm các hóa chất
khác và thường tạo thêm chất thải.

9. Xúc tác: Tác nhân xúc tác nên dùng ở mức cao hơn so với đương lượng các chất
phản ứng.

10. Tính toán, thiết kế để sản phẩm có thể phân hủy sau sử dụng: Các sản phẩm hóa
chất được tính toán và thiết kế sao cho khi thải bỏ chúng có thể bị phân huỷ trong môi
trường.

11. Phân tích thời gian hữu ích để ngăn ngừa ô nhiễm: Phát triển các phương pháp
phân tích cho phép quan sát và kiểm soát việc tạo thành các chất thải nguy hại.

12. Hóa học an toàn hơn để đề phòng các sự cố: Các hợp chất và quá trình tạo thành
các hợp chất sử dụng trong các quá trình hóa học cần được chọn lựa sao cho có thể
hạn chế tới mức thấp nhất mối nguy hiểm có thể xẩy ra do các tai nạn, kể cả việc thải
bỏ, nổ hay cháy, hóa chất.

[sửa] Các phương pháp hóa học xanh


Có nhiều phương pháp để “xanh hóa” những công nghệ hóa học. Những phương pháp
này có thể thực hiện riêng lẻ hay phối hợp trong các qui trình của công nghệ hóa học,
nhằm mục tiêu làm tăng hiệu suất và giảm lượng thải độc hại.

• Xúc tác xanh


• Dung môi xanh
• Phương pháp vi sóng–siêu âm
• Vi bình phản ứng (micro reactor

GreenBiz.vn - Triển khai chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung, từng bước
thay thế gạch đất sét nung, cần có những bước đột phá, về đầu tư công nghệ thiết bị, nhất là
trong khâu tiếp cận các công trình xây dựng và thay đổi thói quen sử dụng vật liệu nung
thông thường.

Chương trình phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN) đến năm 2020, được Chính phủ
phê duyệt, trong đó đặt ra những mục tiêu cụ thể như phát triển sản xuất và sử dụng VLXKN
thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ: 20 đến 25% vào năm 2015, và đạt 30 đến 40% vào năm
2020; hằng năm sử dụng khoảng 15 đến 20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện,
xỉ lò cao...) để sản xuất VLXKN, tiết kiệm được khoảng 1.000 ha đất nông nghiệp và hàng
trăm ha diện tích đất chứa phế thải; tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất
sét nung bằng lò thủ công.

Chính phủ cũng yêu cầu tăng dần sử dụng VLXKN cụ thể từ năm 2011, các công trình nhà
cao tầng (từ 9 tầng trở lên) sử dụng tối thiểu 30% VLXKN loại nhẹ (khối lượng thể tích không
lớn hơn 1.000 kg/m3) trong tổng số vật liệu xây, đồng thời khuyến khích các công trình xây
dựng sử dụng VLXKN khác có độ rỗng lớn hơn 30% và VLXKN loại nhẹ. Ngoài ra, các dự
án chế tạo thiết bị sản xuất VLXKN nhẹ và sản xuất gạch xi-măng - cốt liệu công suất từ bảy
triệu viên quy chuẩn/năm trở lên còn được hưởng ưu đãi như đối với các dự án thuộc
Chương trình Cơ khí trọng điểm...

Bộ Xây dựng cũng đã nghiên cứu ban hành nhiều chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để phát
triển lĩnh vực sản xuất VLXKN. Phó vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) Phạm
Văn Bắc cho biết, các doanh nghiệp (DN) sản xuất VLXKN hoặc chế tạo thiết bị, máy móc
phục vụ sản xuất VLXKN sẽ được hưởng ưu đãi về thuế như: Ðược áp dụng thuế suất thuế
giá trị gia tăng 5%, miễn thuế thuê đất bốn năm, ưu đãi về thuế thu nhập DN, thuế xuất nhập
khẩu, hỗ trợ vay vốn, mặt bằng đầu tư.

Bộ Xây dựng cũng có kế hoạch hỗ trợ DN đầu tư sản xuất VLXKN bằng các giải pháp hoàn
thiện công nghệ sản xuất trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Ðồng thời cam kết rà soát, xem xét hoàn chỉnh và sớm ban hành đồng bộ các hệ thống tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các quy trình, quy phạm hướng dẫn thi công và các định mức
kinh tế - kỹ thuật có liên quan đến sản xuất và ứng dụng VLXKN.

Theo số liệu thống kê của Vụ Kiến trúc, quy hoạch xây dựng (Bộ Xây dựng), tốc độ đô thị hóa
của Việt Nam sẽ tăng từ 25,8% năm 2004 đến hơn 45% năm 2025. Ðiều này đồng nghĩa với
nhu cầu rất lớn về vật liệu xây dựng nói chung và gạch xây nói riêng, dự báo đến năm 2020
sẽ vào khoảng 42 tỷ viên/năm, cao gấp đôi mức tiêu thụ hiện nay.

Nếu quy đổi số lượng gạch xây này thành gạch đất sét nung thì sẽ xâm phạm vào nguồn đất
canh tác, ảnh hưởng đến an ninh lương thực và thải ra một lượng lớn khí thải độc hại. Trước
thực tế này, việc phát triển vật liệu không nung là cần thiết nhằm từng bước thay thế gạch
đất sét nung, hướng tới quy hoạch tổng thể ngành vật liệu xây dựng phát triển bền vững.

Tuy nhiên, các DN trong nước hiện chưa bắt nhịp được với xu thế mới này bởi nhiều nguyên
nhân, trong đó việc tìm đầu ra cho sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Các công trình trong nước
ít sử dụng loại vật liệu này vì phụ thuộc nhiều quy định phức tạp, thiếu những quy chuẩn, tiêu
chuẩn về kỹ thuật dẫn tới khó khăn cho hoạt động thanh toán, quyết toán.

Trong khi đó, các công trình lớn của các nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân như: Keangnam
Hanoi Landmark Tower, Hà Nội Hotel Plaza, Làng Việt kiều châu Âu - Hà Ðông, Habico
tower, Khách sạn Horison... lại luôn ưu tiên sử dụng gạch không nung. Hơn nữa, tâm lý e dè
trong việc đầu tư sản xuất VLXKN vẫn còn.

Phần lớn DN trong nước vừa sản xuất vừa chuyển giao công nghệ nên xảy ra hiện tượng
chồng chéo trong chiến lược phát triển cũng như quy mô sản xuất. Chỉ một số ít DN do đã ký
hợp đồng với các nhà đầu tư nước ngoài, tư nhân mới mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất.

Với những ưu điểm đã được kiểm chứng của VLXKN như: nhẹ, chống ẩm, chống âm tốt...,
hiện nay, phần lớn VLXKN đang được sử dụng tại các công trình cao tầng, trong khi đó tỷ lệ
sử dụng trong nhà ở dân cư còn thấp.

Các DN tại các địa phương muốn đầu tư sản xuất VLXKN cần tính toán quy mô sản xuất hợp
lý, đồng thời nghiên cứu kỹ đối tượng khách hàng kết hợp với công tác tuyên truyền, quảng
bá sản phẩm.

Ðiều quan trọng nữa là từng bước xóa bỏ hoàn toàn những lò gạch thủ công cũng cần có lộ
trình cụ thể, tạo việc làm mới cho một bộ phận người dân nông thôn thay đổi thói quen sử
dụng gạch đất sét nung đã có từ lâu đời.
Trên thế giới, tỷ lệ sử dụng VLXKN chiếm khoảng 70% thị phần trong khi tỷ lệ này tại nước ta
rất thấp, chỉ khoảng 8 - 10%. Với nguồn nguyên liệu sẵn có cũng như những cơ chế chính
sách ưu đãi ngành sản xuất VLXKN Việt Nam có điều kiện phát triển.

Tính đến nay, cả nước có hơn 800 cơ sở sản xuất VLXKN, tuy nhiên đa số dây chuyền mới
chỉ dừng ở mức độ nhỏ, vừa, manh mún. Các sản phẩm nhập khẩu hiện có giá bán quá cao.
Vì vậy, việc đẩy nhanh sản xuất đa dạng chủng loại sản phẩm VLXKN là rất cần thiết, vừa
đón đầu xu thế phát triển chung của thị trường vật liệu xây dựng, đồng thời tạo thêm một
ngành công nghiệp mới đầy tiềm năng.

Dạng tài liệu : Bài trích bản tin


Ngôn ngữ tài liệu : Vie
Tên nguồn trích : Tri thức và phát triển
Dữ liệu nguồn trích : 2007/Số 11/I. XU THẾ, DỰ BÁO, CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH
Đề mục : 12.31 Lao động khoa học. Sáng tạo khoa học
Từ khoá : hoá học
Nội dung:

Hoá học xanh: tương lai phát triển của


công nghiệp hoá chất
Không phải ngẫu nhiên mà Giải Nobel
Hoá học năm 2005 được trao cho 3 nhà
khoa học Robert H. Grubbs và Richard R.
Schrock đến từ Mỹ, cùng Yves Chauvin
đến từ Pháp, nhờ việc tìm ra cách làm
giảm chất thải độc hại khi tạo ra các hoá
chất mới, giảm thiểu chất thải độc hại
bằng một quá trình sản xuất thông minh
hơn. Họ đã phát triển ra phương pháp
hoán vị trong quá trình tạo ra các phân
tử hữu cơ mới. Phương pháp này có tiềm
năng thương mại rất lớn trong ngành
công nghiệp dược phẩm, sinh kỹ học và
thực phẩm. Nó cũng được sử dụng để
phát triển polyme cải tiến. Phương pháp
này cho phép các nhà khoa học thay đổi
các nhóm nguyên tử trong phân tử để
tạo ra hoá chất mới. Hội đồng trao Giải
Nobel Hoá học cho biết rằng công trình
của các nhà nghiên cứu trên đại diện cho
một bước tiến lớn hướng tới “Hoá học
xanh” (Green Chemistry).
Trong vòng một thập niên trở lại đây ở
các quốc gia hậu công nghiệp, vấn đề
giải quyết và phòng ngừa ô nhiễm cũng
như bảo vệ môi trường ngày càng chiếm
vai trò quan trọng hơn trong tiến trình
phát triển. Một bằng chứng là sự ra đời
và tăng trưởng tại các quốc gia Âu - Mỹ
của phong trào Hóa học xanh, hiện được
xem là biện pháp hữu hiệu nhất để giải
quyết các vấn nạn môi trường.
Hàng năm có rất nhiều Hội nghị ở cấp
quốc gia và quốc tế về vấn đề trên, nhất
là ở các đại hôi của Hội Hóa học Mỹ
(American Chemical Society - ACS).
Nhiều tạp chí khoa học khác đếu có
những ấn bản đặc biệt liên quan đến Hóa
học xanh như Tạp chí Nghiên cứu Khoa
học và Hạch toán Hóa học (Scientific
Research & Accounts of Chemical). Riêng
tại Anh, Hội Hoá học Hoàng gia đã phát
hành từ 4 năm qua Tạp chí Hóa học
xanh.
Một số viện, trường đại học trên thế giới
cũng đã thành lập phân khoa riêng cho
môn Hóa học xanh này. Viện Hóa học
xanh thuộc Hội Hóa học Mỹ đã đóng góp
rất nhiều khóa huấn luyện cho sinh viên
và các nhà nghiên cứu khắp nơi trên thế
giới. Và công nghệ Hóa học xanh đã ra
đời cũng như đã được xem như là một
công nghệ chiến lược cho phát triển bền
vững toàn cầu. Hiện tại, trên thế giới đã
có nhiều Viện hay Trung tâm nghiên cứu
đã được thành hình ở Anh Quốc, Ý, Nhật
Bổn, Mỹ và Ôxtrâylia. Có thể nói hầu hết
các nhà hóa học trên thế giới đều được
biết qua thông tin về Hóa học xanh ngày
nay.
Hóa học xanh còn được gọi là Hóa học
bền vững đã được Cơ quan Bảo vệ Môi
trường Mỹ (US EPA) đề xướng lần đầu
tiên với mục đích để phòng ngừa ô nhiễm
nhằm truy tìm những biện pháp giải
quyết, sáng kiến kỹ thuật tối ưu hơn là
đặt trọng tâm vào việc quản lý và xử lý
các chất thải rắn, lỏng, và khí từ ngành
công nghiệp.
Trên 12 nguyên tắc căn bản để thực hiện
công nghệ hóa học bền vững, công nghệ
sinh học (CNSH) và công nghệ nano là
hai công nghệ được áp dụng nhiều nhất
trong các quy trình sản xuất và chế biến
hóa chất. Điểm đặc sắc của hai công
nghệ này là làm cho môi trường rất ít
hay không bị ô nhiễm. Vấn đề cấp bách
được đặt ra là làm thế nào để cho tất cả
các quốc gia trên thế giới được cập nhật
thông tin và áp dụng những công nghê
mới khám phá sau này. Nếu không cuộc
cách mạng xanh chỉ có thể xảy ra ở
những quốc gia hậu công nghiệp và vấn
nạn ô nhiểm toàn cầu vẫn chưa được giải
quyết đúng đắn.
vậy các quốc gia trên thế giới và những
đại công ty liên quốc gia đã nhìn vấn đề
này như thế nào và họ có buộc phải áp
dụng những công nghệ mới không?
Trong kỳ Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp
Quốc về Phát triển Bền vững tại
Johannesburg năm 2002, GS Jurgen
Metzger thuộc Đại học Oldenburg (Đức)
có nêu lên những tiến bộ của thế giới
trong việc ứng dụng Nghị trình 21 vào
các quốc gia như việc xử dụng hóa chất
an toàn cũng như lưu tâm nhiều đến sức
khỏe của con người và môi trường. Đây
chính là một đóng góp lớn của các công
ty sản xuất hóa chất trên thế giới. Công
ty Dow Chemical (Mỹ) là một công ty sản
xuất hóa chất lớn nhất thế giới đã giảm
được sự thải hồi thán khí (CO2) trong các
quy trình sản xuất từ 28,1 triệu tấn cho
năm 1994 xuống còn 26,1 triệu tấn năm
2002.
Sau cùng GS Metzger đã đề nghị Sáng
kiến cho cảnh 2020 với một mục tiêu rõ
ràng là giảm thiểu 30% năng lượng so
với năm 2002 trong các công nghệ sản
xuất hóa chất toàn cầu. Và ông cũng đã
tiên liệu sẽ có 25% hóa chất hữu cơ sẽ
được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu
tái sinh. Tuy nhiên, ông cũng đưa ra một
nghi vấn là sẽ rất khó để cho toàn thế
giới áp dụng các kỹ năng mới này cũng
như "sự ù lì" của một số đại công ty vẫn
còn muốn đi theo lề lối cũ trong công
nghệ như xử dụng nguồn hóa dầu để sản
xuất ra sản phẩm hóa học khác hơn là áp
dụng nguồn nguyên liệu tái sinh…
Về một số kết quả thực tiển và cụ thể
cho việc áp dụng hóa học xanh trong
phát triển. Một trong những việc làm
đáng ca ngợi của công ty Cargill Dow
thuộc nhóm Nature Works là đã thành
công trong việc sản xuất chất dẽo
(plastic) từ trái bắp. Có thể nói đây là
một cuộc cách mạng xanh lớn nhất vào
đầu thế kỷ 21 này. Polylactic acid hay
PLA là một loại chất dẽo thực vật có được
từ việc tổng hợp đường dextrose trong
trái bắp. Phát minh này đã được giải
thưởng Presidential Green Chemistry
Challenge năm 2002. Loại plastic "bắp"
này có thể áp dụng trong các kỹ nghệ
như quần áo, khăn, thảm, bao bì cho
thực phẩm và nhiều ứng dụng khác trong
nông nghiệp. Cũng theo Cargill Dow thì
việc sản xuất chất dẽo trong điều kiện
trên sẽ giảm thiểu được 20 đến 50%
năng lượng sử dụng so với việc sản xuất
theo quy trình chất dẽo hiện tại. Công ty
này hiện ở Blair, Nebraska đã bắt đầu
sản xuất 140.000 tấn /năm từ năm 2002
và tăng lên 500.000 tấn năm 2006.
EPA Mỹ đã tổng kết tất cả các thành quả
của Hóa học xanh tại nước này từ năm
1996 đến 2002, là trung bình hàng năm,
Mỹ đã:
- Loại bỏ 800.000 tấn hóa chất trong đó
có Chlorofluorocarbon (CFC) (Chất làm
vỡ tầng ozone của bầu khí quyển), hợp
chất hữu cơ nhẹ, độc hại và không bị
thoái hóa;
- Giảm 650 triệu gallon dung môi hữu cơ;

- Giảm 138 tỷ gallon nước dùng trong


việc sản xuất các kỹ nghệ dệt, phim ảnh,
chất bán dẫn;
- Giảm được 90.000 tỷ đơn vị năng lượng
tiêu thụ và 430.000 tấn CO2 thải hồi vào
không khí;
- Giải quyết được 19 triệu tấn phế thải
độc hại đã được xử lý hay tái sinh.
Ngoài sự “ù lì” của các công ty trong
công cuộc chuyển đổi, còn có vấn đề nào
khác mà các đại công ty không muốn
tiến nhanh vào việc áp dụng hóa học
xanh hay không? Đứng trên căn bản lợi
nhuận, việc chuyển đổi các quy trình cổ
điển qua quy trình sạch thích hợp với tiến
trình toàn cầu hóa là một việc không dễ
dàng. Vì thế, tích cách "bảo thủ trong
sản xuất" là một trong những cản ngại
căn bản cho việc chuyển đổi này. Lấy
một thí dụ trong công nghệ dược phẩm.
Theo ước tính, nếu một công ty sử dụng
công nghệ này đã nghiên cứu thành công
dây chuyền sản xuất sạch, thì trong giai
đoạn chuyển tiếp, công ty có thể bị gián
đoạn hay giảm 50% sản xuất; từ đó việc
mất mức lợi nhuận sẽ phải là những con
số đáng kễ mà khó có công ty nào chấp
nhận hy sinh được. Do đó, để giảm bớt
tính bảo thủ trên, các công ty, ngoài việc
nghiên cứu quy trình sạch cần phải thực
hiện song hành với việc nghiên cứu tài
chính và thị trường trong công cuộc
chuyển đổi nấy.
Theo đánh giá của Viện Tài nguyên Thế
giới, chỉ 10% lượng nguyên liệu khai thác
từ Trái đất được chuyển hoá thành sản
phẩm công nghiệp, phần còn lại (90%) bị
mất đi ở dạng phế thải. Trong khi đó,
theo số liệu của Liên Hợp Quốc, nếu tầng
lớp trung lưu ở Trung Quốc, Ấn Độ và các
nước đang phát triển khác đạt đến gần
mức sống của Phương Tây thì thế giới sẽ
cần tài nguyên tương đương nguồn tài
nguyên của 3 Trái đất mà hiện nay chúng
ta đang sống.
Mục đích của công nghiệp hoá chất là
chuyển hoá các nguyên liệu khai thác từ
thiên nhiên thành các sản phẩm hữu ích
cho xã hội và nâng cao đời sống cho con
người. Trong đó, ngành hoá dược có
nhiệm vụ phát hiện và phát triển những
loại thuốc mới để tạo điều kiện cho con
người sống lâu hơn, khoẻ mạnh hơn và
có khả năng lao động với năng suất cao
hơn. Nhưng để đạt được những mục tiêu
này một cách bền vững thì chúng ta cũng
cần phải có môi trường sống lành mạnh,
không gây ô nhiễm và bệnh tật.
Ngày càng nhiều công ty sản xuất hoá
chất đã nhận thức tầm quan trọng của
hoá học xanh đối với sự phát triển bền
vững cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình. Hoá học xanh-đó là việc áp
dụng những nguyên lý sản xuất thân môi
trường, sử dụng tối ưu các tài nguyên
thiên nhiên, giảm thiểu hoặc loại bỏ phát
sinh và sử dụng những chất nguy hiểm,
độc hại trong thiết kế, sản xuất ứng dụng
các sản phẩm hoá chất. Trong số những
nguyên lý này thì một trong những
nguyên lý đầu tiên là: Ngăn ngừa sự hình
thành phế thải sẽ tốt hơn là xử lý hoặc
loại bỏ phế thải sau khi nó đã được tạo
ra.
Một số nghiên cứu đã cho thấy, trong
công nghiệp hoá chất thì ngành sản xuất
hoá dược là ngành tạo ra nhiều phế thải
nhất tính theo khối lượng sản phẩm:
khoảng 25-100 kg phế thải (hoặc nhiều
hơn) đối với mỗi kg thành phần hoạt tính
dược phẩm được sản xuất ra. Trong khi
đó, ngành hoá dầu chỉ tạo ra 0,1 kg phế
thải trên mỗi kg sản phẩm được sản xuất
ra. Có một số lý do biện minh cho tỷ lệ
phế thải lớn trong sản xuất dược phẩm:
cấu trúc của các phân tử hoạt tính dược
phẩm phức tạp hơn nhiều so với các sản
phẩm hoá chất thông thường, quy trình
tổng hợp dài hơn và những yêu cầu về an
toàn đòi hỏi độ tinh khiết rất cao. Ngoài
ra, phần lớn các sản phẩm hoạt tính dược
phẩm được sản xuất theo mẻ, khác với
các quy trình sản xuất liên tục ở các lĩnh
vực hoá chất khác. Mặt khác, lượng
thuốc được lưu hành thương mại trên thế
giới tương đối thấp, sản lượng mỗi sản
phẩm dược phẩm chỉ đạt khỏang 1000
đến 1 triệu kg/năm, thấp hơn nhiều so
với sản lượng hoá chất cơ bản, những
chất đang được sản xuất với quy mô
nhiều triệu tấn mỗi năm.
Tuy nhiên, nếu áp dụng các nguyên lý
của hoá học xanh để thiết kế lại các quy
trình sản xuất hiện nay và thiết kế những
quy trình sản xuất mới thì ngành sản
xuất hoá chất nói chung và sản xuất
dược phẩm nói riêng đều có thể giảm
đáng kể tỷ lệ phế thải, đồng thời tăng
hiệu quả kinh tế chung trong sản xuất .
Theo kết quả điều tra năm 2003 của tổ
chức quốc tế IMS Health, doanh số hàng
năm của ngành sản xuất dược phẩm đạt
500 tỷ USD. Từ số liệu này có thể tính ra
lượng phế thải hàng năm mà ngành dược
phẩm tạo ra là từ khoảng 500 triệu đến 2
tỷ kg. Nếu tính chi phí trung bình để loại
bỏ phế thải là khoảng 1 USD/kg, tổng chi
phí loại bỏ phế thải dược phẩm sẽ lên
đến hàng tỷ USD. Như vậy, xét về mặt
kinh tế, tiềm năng tiết kiệm chi phí bằng
cách ngăn ngừa phế thải là rất lớn. Nhìn
rộng ra, điều này có thể được áp dụng
đối với tất cả các lĩnh vực của công
nghiệp hoá chất.
Để đáp ứng yêu cầu và xu hướng của
thời kỳ mới, nhiều hội nghị khoa học
quốc tế đã được tổ chức, đề cập đến
những thách thức cơ bản đối với sự phát
triển bền vững của công nghiệp hoá chất.
Trong đó, người ta đã xác định những
vấn đề cơ bản là: giáo dục và nâng cao
nhận thức về phát triển bền vững, tạo
điều kiện phát triển những công nghệ có
khả năng thúc đẩy sự áp dụng Hoá học
xanh và các công nghệ thân môi trường,
phát triển những quy trình hoá học mới,
có khả năng sử dụng các nguyên liệu
thay thế với giá thành thấp, thay cho các
nguyên liệu hoá thạch đang cạn kiệt,
đồng thời tiếp tục giảm định mức tiêu
hao nguyên liệu và năng lượng trong sản
xuất hoá chất công nghiệp.
Khi chúng ta bước vào thế kỷ 21, ngành
sản xuất hoá chất công nghiệp đang gặp
phải những thách thức lớn khiến nó
không thể tiếp tục đi theo con đường
phát triển như đã trải qua trong các thế
kỷ trước. Những thách thức đó là: các
nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày
càng cạn kiệt một cách nhanh chóng, vấn
đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng
với nhiều hoá chất độc hại tồn tại dai
dẳng trong môi trường, ảnh hưởng không
nhỏ đến sức khoẻ và cuộc sống của nhiều
cộng đồng dân cư trên thế giới, sự nổi
lên của những trung tâm hoá chất công
nghiệp lớn và đang phát triển nhanh tại
Ấn Độ và Trung Quốc...
Đứng trước những thách thức này, Hoá
học xanh sẽ là một hướng đổi mới quan
trọng để giúp các ngành sản xuất hoá
chất công nghiệp phát triển tiếp trong
thế kỷ 21 mà không gặp lại những sai
lầm của quá khứ. Trên thực tế, việc áp
dụng những nguyên lý thân môi trường
của Hoá học xanh đã và đang góp phần
giúp công nghiệp hoá chất đi theo hướng
phát triển bền vững, mang lại những lợi
ích tích cực cả về kinh tế, môi trường và
xã hội cho nhân loại.
Mặc dù vẫn còn nhiều trở ngại trong việc
chuyển đổi các quy trình sản xuất hóa
chất cổ điển ra quy trình sạch, điều
không thể phủ nhận là Hóa học xanh
hiện nay vẫn là một biện pháp phòng
ngừa ô nhiễm hữu hiệu nhất. Tuy nhiên,
nhận thức trên vẫn còn nhiều nghi vấn
khó mang đến sự đồng thuận của nhiều
nhà khoa học trên thế giới.
Câu hỏi được đặt ra là liệu các nguyên
liệu đến từ việc chuyển hóa sinh học, hay
tái sinh có thể hoàn toàn thay thế được
nguyên liệu dầu hỏa hay không? Các
nguồn khí thải có thể được thu hồi và
chuyển đổi thành hóa chất khác hay
không? Liệu khinh khí (hydrogen) sẽ là
một nguồn năng lượng chính trong tương
lai? Liệu các hóa chất xử dụng trong
nông nghiệp và dược phẩm sẽ là những
hóa chất có thể dễ bị sinh hủy (bio-
degradable) và không còn ảnh hưởng lên
môi trường?
Nhiều nhà môi trường bi quan đã nghi
ngờ sự thành công của khái niệm về Hóa
học xanh và từ đó quy kết là sự phát
triển bền vững đúng nghĩa không thể nào
thực hiện được và chỉ là mộng tưởng mà
thôi. Ngược lại, những người lạc quan tin
tưởng rằng tiến trình phát triển bền vững
là một hướng đi, chứ không phải là mục
tiêu để đến đích. Hóa học xanh là một
cẩm nang căn bản đưa đến việc làm sạch
và bão vệ môi trường.
Nguồn: CNHC/MOI, 12/2006
I. Tác nhân oxy hóa xanh: dung dịch hydroperoxit 30% (HP)

I. Cái nhìn dưới góc độ Hóa học xanh

Oxy hóa là kỹ thuật đóng vai trò trung tâm trong việc chuyển các chất có nguồn
gốc dầu mỏ thành các chất có giá trị với số oxy hóa cao hơn. Tuy nhiên quá trình
oxy hóa lại gặp rất nhiều vấn đề, chẳng hạn việc sử dụng kim loại nặng lại tạo
thành các chất thải độc hại trong khi những chất oxy hóa êm dịu hơn lại có giá
thành quá cao. Chất oxy hóa rẻ tiền nhất là axit nitric lại tạo ra các nitơ oxit khó
chịu còn oxy phân tử cũng như ozon lại khó có khả năng kiểm soát phản ứng.

Sau tất cả những bất lợi về các phương pháp oxy hóa thông dụng thì HP nổi lên
như một ứng cử viên vô địch đầy sức mạnh với giá thành quá rẻ (0,7$/kg), khả
năng oxy hóa tốt (cái này chẳng ai dám cãi), phản ứng dễ kiểm soát (tí xem thực
nghiệm thì biết) và sản phẩm duy nhất sinh ra từ nó là nước. Chính vì những ưu
điểm trên nên những nghiên cứu về phản ứng oxy hóa bằng HP càng ngày càng
nhiều hơn và nó đang mở ra một con đường mới cho quá trình oxy hóa xanh với
HP là trung tâm.

II. Phản ứng

Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng khả năng oxy hóa của HP sẽ tốt hơn và dễ
điều khiển hơn khi có mặt xúc tác là muối wonfram (VI) (trong trường hợp này là
natri tungstate Na2WO4) và có mặt chất xúc tác chuyển pha:
Phản ứng này đã được sử dụng để tổng hợp chất đến 100g

Cơ chế của quá trình này được đề nghị như sau:


Dĩ nhiên "liều mạnh hơn" cũng có ^^

HP cũng có khả năng epoxy hóa anken


Và với những ưu điểm đó thì việc nó "thò cẳng" vào công nghiệp chỉ là vấn đề
sớm hay muộn mà thôi.
Quy trình được "dán nhãn đóng chai" Green route ấy đã được hãng hóa chất Nhật
Asahi Chemistry Industrial Co. sử dụng để sản xuất axit adipic thay cho quy trình
cũ phải dùng đến 400000 tấn dinitơ oxit mỗi năm.

Dưới đây là hình ảnh thực nghiệm của phản ứng oxy hóa xiclohexen thành axit
adipic
III. Phản ứng oxy hóa không dung môi

Hỏi: Có thể thực hiện phản ứng không dung môi với HP hay không?

Trả lời: Dĩ nhiên là không, vì HP làm gì tồn tại ở thể rắn, còn thể lỏng thì dĩ nhiên
sao gọi là "không dung môi" được

Nhà khoa học

Thực sự nếu đặt ra vấn đề này với các nhà khoa học sẽ bị người ta cười cho đấy
^^

Vào những năm 80 các nhà khoa học Nhật bản đã thành công trong việc điều chế
hydroperoxit "rắn", hay nói chính xác là sản phẩm cộng của hydro peroxit với ure
qua liên kết hydro được xem như một dạng hydro peroxit “rắn” hữu dụng (ure-
hydro peroxt: UHP). UHP là một chất oxy hóa rẻ và an toàn tương tự hydro
peroxit. Do UHP là một chất rắn bền vững nên việc sử dụng nó thuận tiện hơn so
với sử dụng dung dịch nước của hydro peroxit.

Hệ thống này đã được sử dụng để tiến hành các phản ứng oxy hóa không dung
môi và đã cho những hiệu quả hay ho trong thấy
Và một số phản ứng khác:
Một nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Hóa học xanh – Đại học York (Canada)
đã tạo ra một chất keo dính mới dùng cho thảm ngói giúp giảm đáng kể tác động
đến môi trường.
Các loại ngói thảm hiện nay thường dùng keo dính thông thường để
kết nối các lớp thảm với nhau, khiến việc tái chế chúng trở nên rất
khó khăn. Tại châu Âu, lượng rác từ thảm ngói tại các địa điểm tập
kết rác thải hoặc bị thiêu hủy lên tới 70triệu kg
Nhóm nghiên cứu đã tạo ra một chất keo thay thế có nguồn gốc từ
tinh bột, cho phép bóc tách các lớp thảm và tái chế chúng một cách dễ
dàng.
Các kết quả thử nghiệm cho thấy khả năng kết dính của chất keo này
so với các loại keo thông thường là như nhau; hơn nữa, keo tinh bột không bị rửa trôi
do hơi ẩm và chịu nhiệt cao. Đặc điểm nổi bật của loại keo này là khả năng bám dính
của nó có thể thay đổi được dưới tác động của hóa chất mà không làm hỏng vật liệu
ngói.
Nghiên cứu đã được đăng tải trên Tạp chí Hóa học xanh.
Sang (vista.gov.vn)
(theo congnghemoi)

Màu xanh công nghệ hóa học


18 December 2009 14 views No Comment

Công nghiệp hóa chất có


lẽ là ngành đầu bảng
gây ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, loài người
không thể sống thiếu nó.
Không có công nghiệp hóa chất nghĩa
là không thuốc men, không giấy mực,
không xăng dầu, không xe cộ, không
cả computer và mọi thiết bị điện tử –
không phải chỉ vì các vỏ nhựa rất hóa
học của chúng mà vì bản chất công
nghiệp bán dẫn, chip, board mạch là
công nghiệp hóa chất. Nghĩa là
không… hầu như mọi thứ! Chỉ có thể
trở lại thời kỳ tiền sử, sống trong
hang động nhờ săn bắt muông thú.
Cũng có người chép miệng, ước gì
được như vậy, giống như mong ước
được lên… thiên đường. Tiếc rằng đó
chỉ là ảo vọng. Loài người phải tìm
kiếm những giải pháp để các công
nghệ hóa học sạch hơn, an toàn hơn,
thân thiện môi trường hơn, hay người
ta gọi là “xanh hóa” những công
nghệ hóa học.
Hóa học xanh, đã được cơ quan Bảo vệ
môi trường Mỹ EPA đề xướng trên
mười hai nguyên tắc căn bản do Paul
Anastas và John Warner của đại học
Massachusetts đề xuất năm 1998.
Theo EPA, từ khi áp dụng hóa học
xanh vào các qui trình sản xuất, trung
bình hàng năm, Mỹ đã loại bỏ 800.000
tấn hóa chất, 430.000 tấn CO2 thải vào
không khí, 19 triệu tấn phế thải độc hại,
giảm 2.460 triệu lít dung môi hữu cơ;
522 tỷ lít nước dùng trong việc sản xuất
các kỹ nghệ dệt, phim ảnh, chất bán
dẫn…
Các phương pháp hóa học xanh
Có nhiều phương pháp để “xanh hóa”
những công nghệ hóa học. Những
phương pháp này có thể thực hiện riêng
lẻ hay phối hợp trong các qui trình của
công nghệ hóa học, nhằm mục tiêu làm
tăng hiệu suất và giảm lượng thải độc
hại.
• Xúc tác xanh
Xúc tác có vai trò rất quan trọng trong
công nghệ hóa học và thường được
xem là “vũ khí bí mật” của các công ty
hóa chất. Tuy nhiên, chất xúc tác hóa
học thường là những kim loại rất độc
hại và là nguồn chất thải rất khó xử lý.
Trong hóa học xanh, xúc tác sinh học
được xem là một xúc tác quan trọng
nhất vì tính chất tuyệt đối “xanh” của
nó.
Cortison là một hormon dùng trong
dược phẩm, có nhiều tác dụng như
kháng viêm, chống dị ứng, chống mẫn
cảm, chống choáng và chống ngộ độc.
Tổng hợp được cortison là một bước
ngoặt của ngành công nghiệp dược.
Tuy nhiên, tổng hợp cortison phải qua
31 bước phức tạp và không kinh tế
(1kg cortison cần đến 615kg acid
deoxycolic) đẩy giá thuốc lên cao.
Dùng xúc tác vi sinh vật vào qui trình
sản xuất cortison làm tăng hiệu suất,
làm giảm giá cortison từ 200 USD/g
xuống còn 6 USD/g và sau một số cải
tiến chỉ còn dưới 1 USD/g.
• Dung môi xanh
“Dung môi tốt nhất là không dung
môi”! Thay vì dùng các loại dung môi
độc hại, các nhà sản xuất thay thế bằng
những dung môi cực kỳ rẻ tiền và sẵn
có trong cuộc sống như nước, CO2…
Chuyển chúng thành một trạng thái
siêu tới hạn, chúng ta đã có một loại
dung môi xanh (siêu tới hạn là trạng
thái trung gian của khí và lỏng). Dùng
nước siêu tới hạn trong sản xuất nhựa
PET làm dung môi thì toàn bộ các hóa
chất như p-xylen, acid terephtalic có
thể được hòa tan, không có sản phẩm
thải và không gây hại cho môi trường.
Phân xưởng sản xuất CO2 siêu tới hạn
công suất 1000 tấn/năm đã được đưa
vào vận hành tại Consett, Anh.
Ở Việt Nam, các cán bộ nghiên cứu tại
Viện Công nghệ Hóa học TP. HCM đã
bước đầu thành công trong “Nghiên
cứu quy trình công nghệ chiết xuất tinh
dầu tiêu, quế, trầm bằng CO2 lỏng siêu
tới hạn”, với những thiết bị tự thiết kế
và chế tạo có dung tích 2 lít, giá thành
khoảng 150 triệu đồng. Trong khi đó,
giá thiết bị ngoại nhập xấp xỉ 100 nghìn
USD.
• Phương pháp vi sóng–siêu âm
Hóa học xanh ứng dụng siêu âm-vi
sóng đóng vai trò quan trọng trong các
quy trình hóa học. Chiếu xạ vi sóng-
siêu âm làm tăng hiệu suất phản ứng và
rút ngắn thời gian, giảm sử dụng năng
lượng tiêu tốn và không thải các khí
độc hại. Để xác định hàm lượng N
trong mẫu sữa bò, phương pháp
Kieldahl cổ điển phải mất 180 phút
trong khi phương pháp siêu âm-vi sóng
chỉ mất 10 phút.
• Vi bình phản ứng
(micro reactor)
“Vi bình phản ứng –
phòng thí nghiệm trên
chip” là những hệ thống
phản ứng hóa học ở quy
mô cực nhỏ nhưng hiệu
quả cao. Nhờ vi bình phản ứng có thể
tổng hợp số lượng lớn các dược phẩm
mới trong một thời gian ngắn để tiến
hành các phân tích thử hoạt tính sinh
học. Phản ứng tổng hợp dipeptid được
thực hiện trong vi bình phản ứng, hiệu
suất 100% chỉ trong 20 phút (quy trình
thông thường là 50% trong 24 giờ).
Từ những qui trình xanh…
Pfizer là một trong những hãng dược
phẩm hàng đầu thế giới hưởng ứng
trong trào hóa học xanh. Hãng đã đạt
giải thưởng cho công nghệ hóa học
xanh của Anh năm 2003 về cải tiến qui
trình sản xuất sildenafil citrat (được
biết đến dưới tên thương mại Viagra)
theo tiêu chí hóa học xanh. Hiệu suất
của quy trình tăng gần 10 lần, từ hiệu
suất ban đầu khoảng 9,8% (năm 1990)
đạt đến hiệu suất 82% (năm 2004).
Lượng dung môi thải ra để tạo ra 1kg
sildenafil citrat giảm gần 200 lần, từ
1.300 lít chỉ còn 7 lít dung môi. Chỉ số
môi trường E của qui trình xanh trong
sản xuất Viagra là 6 (6kg chất thải/1kg
sản phẩm), so với E bình thường của kỹ
nghệ hóa dược là từ 25-100.
Những tiêu chí của hóa học xanh cũng
được áp dụng vào công nghệ sinh học.
Các phương pháp công nghệ sinh học
chiếm 5% thị trường công nghiệp hóa
học năm 2003 và dự báo chiếm 10-20%
năm 2010. Năm 1990, hãng BASF bắt
đầu sản xuất vitamin B2 bằng cách sử
dụng nấm Ashbya gossypii. Qui trình
này áp dụng chất nền xanh không độc
hại có nguồn gốc thực vật giúp sản xuất
B2 chỉ còn một giai đoạn, chứ không
phải tám giai đoạn như trước. Với hơn
1.000 tấn vitamin B2 mỗi năm, phương
pháp xanh đã tiết kiệm được 40% chi
phí sản xuất, giảm được 30% khí CO2
thoát ra và giảm được 96% chất cặn bã.
… đến giải Nobel hóa học
Ngày 05/10/2005, Ủy ban Giải thưởng
Nobel tại Stockholm (Thụy Điển) công
bố giải thưởng Nobel hóa học thuộc về
3 nhà khoa học Yves Chauvin (Pháp),
Robert H. Grubbs (Mỹ) và Richard R.
Schrock (Mỹ) vì những đóng góp trong
“Sự phát triển phương pháp hoán vị
trong tổng hợp hữu cơ”.
Công trình của 3 nhà khoa học với
những xúc tác hiệu quả trong phương
pháp hoán vị có nhiều ưu điểm như
hiệu suất tổng hợp cao, phản ứng ít giai
đoạn, ít hóa chất, dễ sử dụng ở nhiệt độ
và áp suất thường… Công trình này đã
được ứng dụng trong sản xuất chất phụ
gia cho polymer, thuốc diệt cỏ và
nghiên cứu về bệnh ung thư, viêm
khớp, chứng đau nửa đầu và HIV.
Hội đồng trao giải cho biết “Phương
pháp này được sử dụng hằng ngày
trong ngành công nghiệp hoá học, chủ
yếu trong công nghệ chất dẻo và dược
phẩm. Nó đại diện cho một bước tiến
lớn hướng tới hóa học xanh, giảm thiểu
chất thải độc hại bằng quy trình sản
xuất thông minh hơn”.
Giải Nobel hóa học xanh của ba nhà
khoa học chính là một minh chứng cho
con đường phát triển mạnh mẽ và
những thành tựu của hóa học xanh đã
được thế giới ghi nhận.
Theo CESTI

Công nghệ nano và cuộc cách mạng xanh:


Những lợi ích về môi trường
Cập nhật lúc 06h28' ngày 30/05/2007

Các sản phẩm được làm từ nguyên vật liệu và thiết bị có kích cỡ nano đã được
ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp và trên thị trường. Đây là một cơ
hội đang ngày càng lớn dần và việc dùng công nghệ nano có tác dụng như một
đòn bẩy làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo tồn các nguồn tài nguyên và
điều cơ bản là xây dựng nên một nền kinh tế “sạch”. Đây là lời công bố trong
bản báo cáo mới đây của dự án công nghệ nano trọng điểm.

“Một sự phối hợp hợp chặt chẽ giữa công nghệ nano với nguyên tắc cũng như thực
tiễn của ngành hóa học xanh và khoa học xanh đang nắm giữ chìa khóa xây dựng một
xã hội có khả năng chống đỡ được những tác hại của môi trường trong thế kỷ 21”,
chương trình Công Nghệ Nano Xanh kết luận: nó đơn giản hơn những gì chúng ta
nghĩ. Tổng kết các bài nghiên cứu trước đây tại hội nghị chuyên đề của Hội Hóa Học
Mỹ và 4 cuộc hội thảo được tổ chức trong năm 2006, bản báo cáo mới này được viết
bởi nhà khoa học Karen Schmidt thuộc Dự Án Công Nghệ Nano Trọng Điểm, một
sáng kiến của Trung tâm Các Nhà Nghiên Cứu Quốc Tế Woodrow Wilson và tổ chức
từ thiện phi lợi nhuận Pew Charitable Trusts.
Bản báo cáo khám phá mối liên hệ tiềm tàng có lợi giữa công nghệ nano – về bản chất
là khoa học và kỹ thuật thực hiện trên mức độ phân tử - và lĩnh vực hóa học, công
nghệ xanh mà mục đích nhằm làm giảm đến mức tối thiểu các ảnh hưởng đến môi
trường thông qua những cải tiến loại bỏ chất thải và bảo tồn tài nguyên về mặt quy
trình và sản phẩm. Bản báo cáo kết luận bằng những lời về khuyến cáo về các biện
pháp tạo ra sự thay đổi của chính sách liên bang để giúp lĩnh vực công nghệ nano
đang phát triển nhanh chóng này “trưởng thành” thành công nghệ xanh.

Bản báo cáo trích dẫn một vài ví dụ


của quá trình nghiên cứu hướng
đến việc sử dụng công nghệ nano
để thực hiện được các mục tiêu về
môi trường kết hợp với mục tiêu về
thương mại hoặc các mục tiêu
khác.Theo bản báo cáo, công nghệ
này có nhiều khả năng thao tác
bằng tay trên vật liệu và làm biến
đổi thuộc tính của vật liệu, mở ra
khả năng tạo ra những sản phẩm và
quy trình giảm thiểu chất độc hại,
tăng tính bền và cải thiện hiệu suất
năng lượng.
(Ảnh: Dost-dongnai) Ví dụ như, ông James Hutchison,
nhà hóa học của trường đại học Oregon, sử dụng phân tử DNA theo một quy trình
mới lạ cho thấy có thể tạo ra những mô hình kích thước nano trên con chíp silicon và
bề mặt khác. Những phương pháp thực nghiệm đã tiết kiệm được nguyên liệu, sử
dụng ít nước và dung môi hơn so với kỹ thuật in truyền thống - hay kỹ thuật in thạch
bản thường sử dụng trong công nghiệp điện tử kỹ thuật cao. Các nhà nghiên cứu khác
đang khảo sát việc đưa các vật liệu nano vào để thay thế chì và những chất liệu độc
hại khác trong ngành điện tử.

Nhà hóa học Vicki Colvin và các cộng sự tại đại học Rice đã khám phá ra các hạt
nano từ tính có kích thước 12 nanomet có thể loại bỏ hơn 99% Arsenic trong dung
dịch, trong khi đó đồng nghiệp của họ tại đại học bang Oklahoma đã chế tạo thành
công những cảm biến có kích thước nano có thể phát hiện các chất gây ô nhiễm tới
nồng độ phần tỉ.

Công nghệ nano mở ra con đường mới đầy hứa hẹn trong việc tạo ra tế bào năng
lượng mặt trời không tốn kém cũng như cải tiến hiệu suất và giảm giá thành của tế
bào nhiên liệu, được xem là nguồn năng lượng cho xe hơi và xe tải trong tương lai.
Đồng thời, những nghiên cứu ở cấp độ nano đang hướng tới những công cụ có khả
năng loại bỏ vật liệu độc hại và làm sạch các địa điểm có chất thải độc hại.

“Công nghệ nano tiềm năng là 'một giấc mơ xanh nhân đôi'. Với công nghệ nano
chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm và quy trình xanh ngay từ lúc ban đầu” bà
Barbara Karn, một nhà khoa học môi trường, người tổ chức thành lập chương trình
công nghệ nano xanh nằm trong khuôn khổ dự án công nghệ nano trọng điểm. Theo
Barbara cho biết: "Công nghệ nano cho phép chúng ta thay thế những hóa chất, vật
liệu và quy trình sản xuất truyền thống gây ô nhiễm môi trường bằng những hóa chất,
vật liệu và quy trình thân thiện với môi trường hơn".

Bản báo cáo xác định rõ bốn định hướng (loại, hạng, phạm trù) trong đó những
ứng dụng công nghệ nano và lợi ích môi trường giao cắt nhau:

- Tăng cường các sản phẩm và qui trình sử dụng công nghệ nano thân thiện với môi
trường hay “sạch và xanh”.

- Quản lý các vật liệu nano và sản xuất chúng để giảm đến mức tối thiểu những rủi ro
tiềm ẩn về môi trường, sức khỏe và sự an toàn

- Sử dụng công nghệ nano để làm sạch những các địa điểm có chất thải độc hại và giải
quyết những vấn đề ô nhiễm khác.

- Thay thế sản phẩm hiện tại ít thân thiện với môi trường bằng những sản phẩm tạo ra
từ công nghệ nano xanh.

David Rejeski, giám đốc của dự án những công nghệ nano trọng điểm, phát biểu:
“Chúng tôi nghĩ rằng Mỹ đang đua tranh để trở thành người dẫn đầu toàn cầu về
công nghệ nano xanh. Nghiên cứu quốc gia và danh mục đầu tư phát triển đều nhắm
tới mục đích toàn cầu này. Chúng tôi tin tưởng rằng công nghệ nano xanh có thể
không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người
Mỹ cũng như lợi nhuận kéo theo trong tương lai".

Nhìn về tương lai phía trước khi xét tới những vấn đề môi trường hiện nay, bản báo
cáo đề nghị phương thức bảo vệ môi trường hữu hiệu nhất là nên khuyến khích phát
triển chính sách nano xanh, chính sách này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự ngăn chặn việc
gây ô nhiễm môi trường.

Xếp loại sự phát triển những phép đo lường để đánh giá điểm mấu chốt gây ảnh
hưởng môi trường với việc sử dụng kết quả thu được của liên bang để thúc đẩy nhu
cầu đối với sản phẩm nano xanh, những giải pháp đề nghị trong bản báo cáo này sẽ hỗ
trợ đảm bảo rằng nguồn vốn đầu tư 8.3 tỉ dola từ người đóng thuế vào công nghệ
nano, tính từ thời điểm cơ quan sáng kiến công nghệ nano quốc gia Mỹ được thành
lập vào năm 2001, được dùng để chi trả cho quốc gia và môi trường.

Paul Anastas, giám đốc của Viện hóa học xanh thuộc hội hóa học Mỹ, cho rằng:
“Chúng ta đang ở giai đoạn không thể chống đỡ được với hiểm hoạ môi trường.
Dường như công nghệ nano không phải là một sự lựa chọn mà nó là một công nghệ
thiết yếu có thể giải quyết được vấn đề này”.

Lam Sơn

Theo Sciencedaily, Sở KH & CN Đồng Nai

You might also like