You are on page 1of 5

UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH CAO ĐẲNG


NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: VẼ KỸ THUẬT

2. Số đơn vị học trình: 2 (lý thuyết)

3. Trình độ cho sinh viên: năm thứ nhất

4. Phân bổ thời gian: lý thuyết 30 tiết

5. Điều kiện tiên quyết:


- Sinh viên đã được trang bị các kiến thức về hình học không gian.
- Có đủ dụng cụ học tập: thước T , Êke, compa, bút chì, thước cong …
6. Mục tiêu của học phần:
Học xong học phần này sinh viên biết:
- Đọc hiểu và vẽ được các bản vẽ kỹ thuật trong ngành Công nghệ Thực
phẩm
- Quan sát, hình dung và vẽ lại hoàn chỉnh các bản vẽ kỹ thuật như :
+ Tổng quan về mặt bằng nhà máy
+ Cách bố trí thiết bị trong nhà máy
+ Các thiết bị máy móc…
7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
- Học phần gồm 5 chương
+ Vật liệu – dụng cụ và thiết bị vẽ
+ Qui cách của bản vẽ
+ Vẽ hình học
+ Các loại hình biểu diển
+ Biểu diển vật thể trên bản vẽ kỹ thuật
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Ôn lại bài cũ và đọc bài mới trước khi lên lớp nghe giảng.
- Sinh viên dự đầy đủ các giờ lên lớp (trừ các trường hợp đặc biệt có lý do
chính đáng )
- Tìm hiểu thêm các kiến thức khác có liên quan trong phần tài liệu học tập
9. Tài liệu học tập:
[1] Đinh Công Sắt. Vẽ Kỹ Thuật 1. Bộ môn vẽ kỹ thuật Trường ĐHBK
TP. HCM.
[2] Vẽ Xây Dựng. Nhà xuất bản Xây dựng – Bộ xây dựng.
[3] Vẽ Cơ Sở. Tủ sách kỹ thuật lắp đặt công nghiệp. Nhà xuất bản Lao
động - Xã hội.
[4] Vẽ Cơ Sở tập II. Trường kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc.
Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
[5] Vũ Tiến Đạt. Vẽ Kỹ Thuật Căn Bản. Bộ môn vẽ kỹ thuật Trường
ĐHBK TP. HCM.
[6] Vũ Tiến Đạt. Vẽ Cơ Khí. Bộ môn vẽ kỹ thuật Trường ĐHBK TP.
HCM.
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
Tổng điểm học phần: 10 điểm, được phân lượng như sau:
+ Điểm chuyên cần của sinh viên: 10%
Sinh viên được số điểm trên nếu không để xảy ra các trường hợp sau:
* Vắng mặt hơn 20% số tiết lên lớp (trừ trường hợp có lý do chính
đáng).
* Làm mất trật tự trong lớp hay không chú ý nghe giảng bị giảng viên
nhắc nhở hơn hai lần trong thời gian học phần.
Sinh viên bị điểm 0 nếu để xảy ra một trong các trường hợp trên.
+ Điểm bài tập: 10%
+ Thi giữa học phần: 20%
+ Phần thi hết học phần: 60%
11. Thang điểm:
- 9 ÷ 10: Xuất sắc
- 8 ÷ < 9: Giỏi
- 7 ÷ < 8: Khá
- 6 ÷ < 7: Trung bình khá
- 5 ÷ < 6: Trung bình
- 4 ÷ < 5: Yếu
- < 4: Kém
12. Nội dung chi tiết học phần:
Tuần thứ 1: 2 tiết
Chương 1: VẬT LIỆU – DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ VẼ
1.1 Vật liệu vẽ (giấy vẽ, bút chì, mực vẽ)
1.2 Dụng cụ vẽ và cách sử dụng (ván vẽ, thước T, ê ke, compa, thước cong, bút
kim…)

Tuần thứ 2: 2 tiết


Chương 2: QUI CÁCH CỦA BẢN VẼ
2.1 Giấy
2.1.1 Các loại khổ giấy
2.1.2 Khung bản vẽ và khung tên
2.1.3 Tỷ lệ của bản vẽ
Tuần thứ 3: 2 tiết
Chương 2: QUI CÁCH CỦA BẢN VẼ (TIẾP THEO)
2.2 Đường nét trên bản vẽ.
2.2.1 Các loại đường nét
2.2.2 Cách dùng các loại đường nét

Tuần thứ 4: 2 tiết


Chương 2: QUI CÁCH CỦA BẢN VẼ (TIẾP THEO)
2.3 Chữ và số
2.3.1 Các thông số kích thước
2.3.2 Kiểu và khổ chữ
2.3.3 Mẫu chữ

Tuần thứ 5: 2 tiết


Chương 2: QUI CÁCH CỦA BẢN VẼ (TIẾP THEO)
2.4 Ghi kích thước
2.4.1 Qui định chung
2.4.2 Các yếu tố của một khâu kích thước
2.4.3 Ký hiệu và các qui ước
Bài tập

Tuần thứ 6: 2 tiết


Chương 3: VẼ HÌNH HỌC
3.1 Dựng hình
3.1.1 Vẽ những đường thẳng song song hoặc vuông góc
3.1.2 Cách chia đoạn thẳng thành những phần bằng nhau
3.1.3 Cách chia đường tròn thành những phần bằng nhau

Tuần thứ 7: 2 tiết


Chương 3: VẼ HÌNH HỌC (TIẾP THEO)
3.1.4 Vẽ đa giác đều
3.1.5 Vẽ độ dốc và độ côn
3.2 Vẽ nối tiếp
3.2.1 Vẽ tiếp tuyến
Tuần thứ 8: 2 tiết

Thi giữa học kỳ

Chương 3: VẼ HÌNH HỌC (TIẾP THEO)

3.2.2 Vẽ nối tiếp


3.2.3 Khai triển cung tròn
3.3 Vẽ đường cong hình học
3.3.1 Đường elip

Tuần thứ 9: 2 tiết


Chương 3: VẼ HÌNH HỌC (TIẾP THEO)
3.3.2 Đường parabol
3.3.3 Đường hypebol
Bài tập

Tuần thứ 10: 2 tiết


Chương 4: CÁC LOẠI HÌNH BIỂU DIỂN
4.1 Hình chiếu cơ bản
4.1.1 Cách lập hình chiếu cơ bản
4.1.2 Cách sử dụng hình chiếu cơ bản
4.1.3 Những qui ước về hình chiếu cơ bản

Tuần thứ 11: 2 tiết


Chương 4: CÁC LOẠI HÌNH BIỂU DIỄN (TIẾP THEO)
4.2 Hình chiếu riêng phần
4.2.1 Khái niệm về hình chiếu riêng phần
4.2.2 Ký hiệu của hình chiếu riêng phần
4.3 Hình chiếu phụ
4.3.1 Khái niệm hình chiếu phụ
4.3.2 Ký hiệu của hình chiếu phụ

Tuần thứ 12: 2 tiết


Chương 4: CÁC LOẠI HÌNH BIỂU DIỂN (TIẾP THEO)
4.4 Hình chiếu trục đo
4.4.1 Khái niệm và cách lập hình chiếu trục đo
4.4.2 Phân loại hình chiếu trục đo
4.4.3 Các loại hình chiếu trục đo thường dùng
Bài tập

Tuần thứ 13: 2 tiết


Chương 4: CÁC LOẠI HÌNH BIỂU DIỂN (TIẾP THEO)
5.1 Hình cắt
5.1.1 Khái niệm hình cắt
5.1.2 Ký hiệu hình cắt
5.1.3 Phân loại hình cắt
5.1.4 Những qui ước hình cắt
5.1.5 Ứng dụng hình cắt
5.2 Mặt cắt
5.2.1 Khái niệm mặt cắt
5.2.2 Phân loại mặt cắt
5.2.3 Những qui ước về mặt cắt
5.2.4 Các loại ký hiệu vật liệu
Bài tập

Tuần thứ 14: 2 tiết


Chương 5: BIỂU DIỂN VẬT THỂ TRÊN BẢN VẼ KỸ THUẬT
6.1 Hình biểu diễn trên một bản vẽ
6.1.1 Đặc tính của các loại hình biễu diễn
6.1.2 Mặt chuyển tiếp đường chuyển tiếp và cung lượn
6.2 Ghi kích thước trên bản vẽ kỹ thuật
6.2.1 Tính hợp lí của việc ghi kích thước
6.2.2 Tính đầy đủ của việc ghi kích thước
Bài tập

Tuần thứ 15: 2 tiết


Ôn tập cuối khóa

Thi kết thúc học phần

Ghi chú: Việc phân bổ thời gian lên lớp hàng tuần có thể thay đổi tùy theo
điều kiện thực tế khách quan của nhà trường.

Ngày tháng năm 2006 Ngày tháng năm 2006 Ngày … tháng … năm 2006
HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG KHOA CN TRƯỞNG BM CNTP

Lê Thị Kim Loan

You might also like