You are on page 1of 195

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN


BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

GIÁO TRÌNH

TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA

Biên soạn
NGUYỄN VÕ CHÂU NGÂN

Cần Thơ, tháng 11 năm 2003


THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ
PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
CỦA GIÁO TRÌNH

1. THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ

Họ và tên: NGUYỄN VÕ CHÂU NGÂN


Sinh năm: 1976
Cơ quan công tác:
- Bộ môn Kỹ thuật Môi trường
- Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên
- Trường Đại học Cần Thơ
Địa chỉ email: nvcngan@ctu.edu.vn

2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG


- Giáo trình có thể dùng tham khảo cho những ngành nào?
Giáo trình được biên soạn làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Khoa
học Môi trường. Ngoài ra sinh viên học các chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực
tài nguyên nước hoặc môi trường cũng có thể sử dụng để tham khảo trong quá trình
học tập.

- Có thể dùng cho các trường nào?


Đại học Cần Thơ.

- Các từ khóa:
Tài nguyên nước mặt, tài nguyên nước ngầm, thủy văn, ô nhiễm nguồn nước, quản lý
tổng hợp tài nguyên nước.

- Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này:


Không.

- Đã xuất bản in chưa, nếu có thì Nhà xuất bản nào?


Chưa xuất bản.

1
MỤC LỤC
THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ ................................................................................................1
MỤC LỤC ...........................................................................................................................2
DANH SÁCH BẢNG ..........................................................................................................8
DANH SÁCH HÌNH .........................................................................................................10
DANH SÁCH KHUNG.....................................................................................................12
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................13
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................15
U

CHƯƠNG I: TÀI NGUYÊN NƯỚC.................................................................................17


I.1. NHU CẦU VỀ NƯỚC ............................................................................................17
I.1.1. Môi trường nước tự nhiên .................................................................................17
I.1.2. Nhu cầu sử dụng nước.......................................................................................17
I.1.3. Nhu cầu nước trong tương lai ...........................................................................22
I.2. TÀI NGUYÊN NƯỚC - LƯỢNG NƯỚC CÓ THỂ KHAI THÁC........................24
I.2.1. Chu trình thủy văn ............................................................................................25
a) Định nghĩa ..........................................................................................................25
b) Đặc điểm.............................................................................................................27
I.2.2. Đánh giá tài nguyên nước .................................................................................29
I.3. PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NƯỚC .................................................................35
I.3.1. Nguyên tắc ........................................................................................................35
I.3.2. Phương trình cân bằng nước thông dụng ..........................................................36
I.3.3. Phương trình cân bằng nước một lưu vực trong một thời đoạn bất kỳ .............36
a) Lưu vực kín.........................................................................................................36
b) Lưu vực hở .........................................................................................................37
I.3.4. Phương trình cân bằng nước trong nhiều năm ..................................................37
I.4. QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC .........................................................................38
I.4.1. Khoa học quản lý môi trường ...........................................................................38
I.4.2. Quản lý tài nguyên nước ...................................................................................39
1. Yêu cầu quản lý ..................................................................................................39
2. Giáo dục trong cộng đồng...................................................................................40
3. Tăng cường khả năng tự làm sạch của nguồn nước ...........................................40
I.4.3.Các chính sách liên quan đến tài nguyên nước ở Việt Nam ..............................40
a) Các chính sách và chiến lược cấp quốc gia ........................................................40
b) Các thể chế chính trong quản lý nguồn nước .....................................................42
c) Các tiêu chuẩn về chất lượng nước.....................................................................44
I.5. CÂU HỎI ÔN TẬP..................................................................................................45
CHƯƠNG II: TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT .....................................................................46
II.1. SỰ HÌNH THÀNH DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI.................................................46
II.1.1. Hệ thống sông ngòi ..........................................................................................46
II.1.2. Lưu vực sông ...................................................................................................47

2
a) Đường phân nước của lưu vực ...........................................................................48
b) Các đặc trưng của lưu vực..................................................................................48
c) Đặc trưng của dòng sông ....................................................................................49
II.2. SỰ HÌNH THÀNH DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI.................................................51
II.2.1. Dòng chảy sông ngòi .......................................................................................51
a) Định nghĩa ..........................................................................................................51
b) Các đặc trưng biểu thị dòng chảy .......................................................................52
II.2.2. Các quá trình tạo thành dòng chảy ..................................................................53
a) Quá trình mưa .....................................................................................................53
b) Quá trình tổn thất................................................................................................53
c) Quá trình chảy tràn trên sườn dốc ......................................................................54
d) Quá trình tập trung dòng chảy............................................................................54
II.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DÒNG CHẢY ......................................55
II.3.1. Yếu tố khí hậu..................................................................................................55
a) Chế độ bức xạ .....................................................................................................55
b) Chế độ nhiệt........................................................................................................56
c) Áp suất không khí...............................................................................................57
d) Gió ......................................................................................................................57
e) Bão ......................................................................................................................58
f) Độ ẩm không khí.................................................................................................58
g) Bốc hơi ...............................................................................................................59
h) Mưa.....................................................................................................................61
II.3.2. Yếu tố mặt đệm................................................................................................62
a) Vị trí địa lý và địa hình của khu vực ..................................................................62
b) Đặc tính thổ nhưỡng và địa chất của lưu vực.....................................................62
c) Lớp phủ thực vật.................................................................................................63
d) Hồ ao và đầm lầy................................................................................................63
e) Hoạt động của con người....................................................................................63
II.4. TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TẠI VIỆT NAM ....................................................64
II.4.1. Việt Nam có nguồn nước mặt phong phú........................................................64
II.4.2. Những khó khăn trong khai thác nguồn nước mặt ..........................................67
II.5. CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................77
CHƯƠNG III: TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM.................................................................78
III.1. SỰ XUẤT HIỆN NƯỚC NGẦM .........................................................................78
III.1.1. Một số khái nệm về nước ngầm .....................................................................78
III.1.2. Phân loại hệ tầng ngậm nước .........................................................................80
III.1.3. Dòng chảy ngầm .........................................................................................83
III.2. PHÂN BỐ NƯỚC NGẦM THEO PHƯƠNG THẲNG ĐỨNG..........................84
III.2.1. Vùng thoáng khí .............................................................................................84
a) Vùng rễ cây.........................................................................................................84

3
b) Vùng trung gian..................................................................................................85
c) Vùng mao dẫn.....................................................................................................85
III.2.2. Vùng bão hòa..................................................................................................85
a) Hệ số giữ nước....................................................................................................85
b) Hệ số thoát nước.................................................................................................86
c) Hệ số chứa nước .................................................................................................86
III.3. CÁC HỆ TẦNG ĐỊA CHẤT NGẬM NƯỚC ......................................................86
III.3.1. Bồi tích phù sa ................................................................................................86
III.3.2. Đá vôi .............................................................................................................87
III.3.3. Đá do núi lửa hình thành ................................................................................87
III.3.4. Đá cát..............................................................................................................87
III.3.5. Hóa thạch và đá biến chất...............................................................................87
III.3.6. Đất sét .............................................................................................................88
III.3.7. Lưu vực nước ngầm........................................................................................88
III.4. PHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN NƯỚC NGẦM.......................................................88
III.4.1. Định luật thấm ................................................................................................88
III.4.2. Phương trình thấm cơ bản ..............................................................................89
III.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỰC NƯỚC NGẦM ................................90
III.5.1. Yếu tố khí tượng.............................................................................................90
a) Áp suất khí quyển ...............................................................................................90
b) Mưa.....................................................................................................................92
c) Gió ......................................................................................................................92
III.5.2. Ảnh hưởng của thủy triều...............................................................................92
III.5.3. Ảnh hưởng đô thị hóa.....................................................................................93
III.6. TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM Ở NƯỚC TA .....................................................94
III.6.1. Trữ lượng nước ngầm ........................................................................................94
III.6.2. Động thái tầng nước ngầm ............................................................................96
a) Đồng bằng Bắc bộ ..............................................................................................96
b) Đồng bằng Nam Bộ ............................................................................................99
c) Vùng Tây Nguyên.............................................................................................103
III.6.3. Khai thác nguồn nước ngầm.........................................................................104
III.7. CÂU HỎI ÔN TẬP.............................................................................................107
CHƯƠNG IV: CÁC VẤN ĐỀ VỀ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC ....................................108
IV.1. Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC................................................................................108
IV.1.1. Thế nào là ô nhiễm nguồn nước...................................................................108
a) Định nghĩa ........................................................................................................108
b) Quá trình gây ô nhiễm chất lượng nước...........................................................109
IV.1.2. Phân loại nguồn gây ô nhiễm .......................................................................110
a) Nguồn xác định (point sources)........................................................................110
b) Nguồn không xác định (non-point sources) .....................................................111

4
IV.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC......................................112
IV.2.1. Đặc điểm lý học............................................................................................113
a) Nhiệt độ ............................................................................................................ 113
c) Chất rắn lơ lửng ................................................................................................114
d) Ðộ đục ..............................................................................................................114
e) Mùi và vị...........................................................................................................115
f) Trọng lượng riêng .............................................................................................115
IV.2.2. Đặc điểm hóa học.........................................................................................115
a) Độ cứng.............................................................................................................116
b) Độ pH ...............................................................................................................117
c) Muối kim loại ...................................................................................................117
d) Các hợp chất của nitơ .......................................................................................117
e) Khí hòa tan........................................................................................................118
IV.2.3. Đặc điểm sinh học ........................................................................................118
a) Vi khuẩn và sinh vật khác trong nước ..............................................................118
b) Các vi sinh vật chỉ thị việc nhiễm bẩn nguồn nước bởi phân ..........................119
IV.3. CÁC NGUỒN GÂY NHIỄM BẨN CHẤT LƯỢNG NƯỚC............................120
IV.3.1. Nguồn nhiễm bẩn do sinh hoạt.....................................................................120
a) Nước thải từ khu dân cư ...................................................................................120
b) Sự rò rỉ của hệ thống cống dẫn.........................................................................121
c) Chất thải rắn......................................................................................................122
IV.3.2. Nguồn ô nhiễm do công nghiệp ...................................................................124
a) Nước thải công nghiệp......................................................................................124
b) Thẩm lậu qua bể chứa và ống dẫn....................................................................128
c) Hoạt động khai khoáng ....................................................................................128
d) Khai thác dầu mỏ .............................................................................................130
IV.3.3. Nguồn ô nhiễm do nông nghiệp ..................................................................131
a) Chảy tràn do mưa .............................................................................................131
b) Nước tưới tiêu và chất thải động vật ................................................................132
c) Phân bón và các loại thuốc trừ sâu ...................................................................132
IV.2.4. Ô nhiễm vi sinh vật trong nước ngầm..........................................................135
a) Tổng quan .........................................................................................................135
b) Các nguồn gây bệnh từ nước ngầm ..................................................................135
c) Di chuyển của vi sinh vật .................................................................................136
IV.4. CÂU HỎI ÔN TẬP.............................................................................................138
CHƯƠNG V: BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC ............................................139
V.1. CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC........................................................................139
V.1.1. Chất lượng nước uống ...................................................................................139
V.1.2. Nước dùng cho các ngành công nghiệp.........................................................141
V.1.3. Nước cho sản xuất nông nghiệp ....................................................................142

5
V.1.4. Nước cho đời sống thủy sinh.........................................................................147
V.2. QUÁ TRÌNH TỰ LÀM SẠCH NƯỚC MẶT .....................................................149
V.2.1. Hiện tượng tự làm sạch..................................................................................149
V.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của dòng chảy ..................150
a) Nồng độ oxy hòa tan.........................................................................................150
b) Loại chất hữu cơ ...............................................................................................151
c) Lực sinh học .....................................................................................................151
d) Các chất độc .....................................................................................................152
e) Các đặc tính vật lý của dòng chảy ....................................................................152
f) Sự pha loãng......................................................................................................152
g) Các điều kiện thời tiết khí hậu..........................................................................152
h) Sự lắng đọng.....................................................................................................152
i) Nhiệt độ .............................................................................................................152
V.3. QUẢN LÝ LƯU VỰC NƯỚC NGẦM ...............................................................153
V.3.1. Những nội dung về quản lý lưu vực nước ngầm ...........................................153
V.3.2. Quá trình tự làm sạch của nước ngầm ...........................................................154
a) Quá trình lọc .....................................................................................................154
b) Cơ chế hấp thụ..................................................................................................154
c) Các quá trình hóa học .......................................................................................155
d) Cơ chế loại trừ vi khuẩn, virus .........................................................................155
e) Cơ chế pha loãng ..............................................................................................155
V.4. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC.........................................155
V.4.1. Kiểm soát ô nhiễm bằng quy định xử lý nước thải .......................................156
a) Tiêu chuẩn nước thải ........................................................................................156
b) Tiêu chuẩn nguồn nước ....................................................................................156
c) So sánh hai tiêu chuẩn quản lý nguồn nước .....................................................156
V.4.2. Cải thiện điều kiện của dòng sông.................................................................157
a) Thông gió dòng sông ........................................................................................157
b) Bổ sung nước cho sông trong thời kỳ lưu lượng thấp ......................................157
c) Bảo vệ lớp phủ thực vật trên toàn lưu vực .......................................................157
V.4.3. Phương pháp đánh giá nhanh tải lượng chất ô nhiễm ...................................158
V.5. XỬ LÝ NƯỚC THẢI ..........................................................................................160
V.5.1. Khái niệm ......................................................................................................160
V.5.2. Phân loại nước thải ........................................................................................161
a) Nước thải sinh hoạt...........................................................................................161
b) Nước thải công nghiệp .....................................................................................161
c) Nước thải từ vùng sản xuất nông nghiệp..........................................................161
V.5.3. Lựa chọn biện pháp xử lý ..............................................................................161
V.5.4. Một số phương pháp xử lý đơn giản..............................................................162
a) Xử lý bằng ao hồ tự nhiên ................................................................................162

6
b) Bãi tưới .............................................................................................................162
c) Phương pháp pha loãng ....................................................................................162
d) Hệ thống ao xử lý .............................................................................................162
e) Phương pháp khống chế ô nhiễm nước ............................................................163
V.6. CÂU HỎI ÔN TẬP ..............................................................................................166
CHƯƠNG VI: QUẢN LÝ TỔNG HỢP NGUỒN NƯỚC..............................................167
VI.1. QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC ..............................................167
VI.1.1. Nhiệm vụ của quy hoạch và quản lý nguồn nước ........................................167
VI.1.2. Các bài toán cơ bản về quy hoạch và quản lý nguồn nước ..........................168
a) Quy hoạch hệ thống ..........................................................................................168
b) Phát triển nguồn nước.......................................................................................168
c) Quản lý nguồn nước .........................................................................................169
VI.1.3. Chương trình quốc gia các dạng quy hoạch nguồn nước.............................169
a) Chương trình quốc gia về phát triển nguồn nước .............................................169
b) Quy hoạch lưu vực về nguồn nước ..................................................................170
c) Quy hoạch chuyên ngành hoặc các quy hoạch cấp tiểu vùng ..........................171
VI.2. QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC ...............................................172
VI.2.1. Khái niệm .....................................................................................................172
VI.2.2. Tiến trình thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước...............................175
a) Xác định các thành phần...................................................................................175
b) Tiến trình thực hiện ..........................................................................................176
VI.2.3. Nghiên cứu quản lý tổng hợp tài nguyên nước ............................................180
VI.3. MỘT SỐ CÔNG CỤ HỖ TRỢ CHO IWRM .....................................................181
VI.3.1. Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng ..............................................181
a) Định nghĩa ........................................................................................................181
b) Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng ở Việt nam: góc nhìn từ chính sách
và thể chế ..............................................................................................................182
VI.3.2. Quản lý nước theo lưu vực sông .................................................................183
a) Khái niệm..........................................................................................................183
b) Một số kinh nghiệm của thế giới về quản lý lưu vực sông ..............................184
c)Áp dụng quản lý nước theo lưu vực sông ở Việt Nam......................................186
VI.4. CÂU HỎI ÔN TẬP.............................................................................................190
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................191

7
DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1.1 Ước tính lượng nước sử dụng trong quá khứ và nhu cầu nước cho tương lai ...19

Bảng 1.2 Tổng lượng nước cấp tại các châu lục............................................................ 20

Bảng 1.3 Nước sử dụng cho công nghiệp ở Việt Nam .................................................. 22

Bảng 1.4 Thời gian tuần hoàn nước................................................................................. 27

Bảng 1.5 Ước tính lượng nước phân bố trên Trái đất ..................................................... 30

Bảng 1.6 Lưu lượng dòng chảy cực đại đo tại một số sông lớn ...................................... 31

Bảng 1.7 Số liệu cân bằng nước giữa các châu lục.......................................................... 34

Bảng 1.8 Cân bằng nước trung bình nhiều năm trên thế giới và Việt Nam .................... 38

Bảng 2.1 So sánh tài nguyên nước ngọt tái tạo được của một số quốc gia ..................... 65

Bảng 2.2 Phân bố trữ lượng nước hình thành một số sông chính ở nước ta ................... 68

Bảng 2.3 Lượng mưa tại một số địa phương ................................................................... 71

Bảng 2.4 So sánh suất dòng chảy năm của các vùng....................................................... 72

Bảng 3.1 Trữ lượng nước ngầm nhạt ở một số vùng đến năm 1995 ............................... 96

Bảng 3.2 Độ cao tuyệt đối mực nước bình quân tháng năm 2007 đồng bằng Bắc bộ .... 97

Bảng 3.3 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học nước ngầm đồng bằng Bắc bộ.............. 98

Bảng 3.4 Độ cao tuyệt đối mực nước bình quân tháng năm 2007 đồng bằng Nam bộ. 100

Bảng 3.5 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học nước ngầm đồng bằng Nam bộ... 102

Bảng 3.6 Độ cao tuyệt đối mực nước bình quân các tháng vùng Tây Nguyên ............. 103

Bảng 3.7 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học nước ngầm ở Tây Nguyên .......... 104

Bảng 4.1 Chất gây ô nhiễm từ các nguồn gây ô nhiễm xác định và không xác định .... 112

Bảng 4.2 Phân loại nước theo độ cứng .......................................................................... 116

Bảng 4.3 Thành phần đặc trưng của các loại nước thải từ khu dân cư.......................... 121

Bảng 4.4 Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt........................................................... 122

8
Bảng 4.5. Thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp ...................................125

Bảng 4.6. Hệ số nước mưa chảy tràn K ...........................................................................132

Bảng 5.1 Tiêu chuẩn nước uống của WHO.....................................................................140

Bảng 5.2 Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống của Bộ Y tế.................................................141

Bảng 5.3 Yêu cầu chất lượng nước cho các ngành công nghiệp .....................................142

Bảng 5.4 Một số hóa chất bảo vệ thực vật có độc tính sử dụng ở ĐBSCL .....................144

Bảng 5.5 Mức chất lượng nước bảo vệ đời sống thủy sinh .............................................148

Bảng 5.6 Một số ưu điểm và hạn chế của các bể chứa ngầm và chứa mặt......................154

Bảng 5.7 Tải lượng ô nhiễm trong nước thải của một số ngành công nghiệp.................159

Bảng 5.8 Các yêu cầu chất lượng nước để bổ sung vào hệ thống cấp nước tuần hoàn trong
công nghiệp hóa học ........................................................................................................165

Bảng 5.9 Các yêu cầu đối với chất lượng nước công nghiệp ..........................................166

9
DANH SÁCH HÌNH

Hình 1.1 Xu hướng tiêu thụ nước tại Việt Nam ............................................................ 22

Hình 1.2 Ước tính lượng nước khai thác năm 1999 ...................................................... 23

Hình 1.3 Sơ đồ cân bằng nước....................................................................................... 26

Hình 1.4 Mức độ cấp nước giữa vùng đô thị và nông thôn trên thế giới năm 2006........ 32

Hình 1.5 Tỉ lệ sử dụng nước máy giữa vùng đô thị và nông thôn trên thế giới năm 2006 33

Hình 1.6 Số dân chưa được tiếp cận nguồn nước uống hợp vệ sinh năm 2006 .............. 33

Hình 1.7 Lưu vực sông và các thành phần cân bằng nước .............................................. 36

Hình 2.1 Một số dạng của hệ thống sông ........................................................................ 46

Hình 2.2 Đường phân nước và giới hạn của lưu vực....................................................... 47

Hình 2.3 Lưu vực sông và các đặc trưng của lưu vực ..................................................... 48

Hình 2.4 Mặt cắt dọc sông Llyn ở Afon Glaslyn, x ứ Wales, Anh .................................. 50

Hình 2.5 Đồ thị biểu diễn các mặt cắt ngang khác nhau dọc theo một con sông và mối
liên hệ giữa lưu lượng và các yếu tố dòng chảy theo các mặt cắt ngang đó.................... 51

Hình 2.6 Sơ đồ cân bằng bức xạ bề mặt .......................................................................... 55

Hình 2.7 Chiều gió xoáy trong một cơn bão.................................................................... 58

Hình 3.1 Sơ đồ mô tả loại tầng ngậm nước ..................................................................... 81

Hình 3.2 Sơ đồ mô tả tầng ngậm nước bán áp................................................................. 82

Hình 3.3 Sơ đồ mô tả nước ngầm treo ............................................................................. 82

Hình 3.4 Sự hình thành dòng chảy ngầm......................................................................... 83

Hình 3.5 Sơ đồ phân bố theo phương thẳng đứng của nước ngầm ................................. 84

Hình 3.6 Minh họa tầng ngậm nước và các thông số tính toán ....................................... 91

Hình 3.7 Độ chênh mực nước và áp suất khí quyển trong giếng nước ........................... 91

Hình 3.8 Dao động mực nước lỗ khoan quan trắc P.41a, tầng chứa nước Pleistocen ........... 97

10
Hình 3.9 Dao động mực nước lỗ khoan quan trắc Q.167a, tầng chứa nước Pleistocen .. 98

Hình 3.10 Dao động mực nước lỗ khoan quan trắc Q.17704T tầng chứa nước Pliocen ..... 101

Hình 3.11 Dao động mực nước lỗ khoan quan trắc Q.015030 tầng chứa nước Pleistocen 101

Hình 3.12 Dao động mực nước lỗ khoan quan trắc C.5o .............................................. 103

Hình 4.1 Các nguồn có thể gây ô nhiễm nước ngầm.......................................................136

Hình 5.1 Sự thay đổi DO theo khoảng cách về phía hạ lưu tính từ điểm nhận nước thải119

Hình 5.2 Sơ đồ cấp nước tuần hoàn.................................................................................150

Hình 6.1 Ý kiến của các nhóm người, yếu tố môi trường con người và các khía cạnh của
hệ thống nước tự nhiên trong IWRM...............................................................................173

Hình 6.2 Phương thức tiếp cận của IWRM .....................................................................174

Hình 6.3 Các nguyên tắc chung của IWRM ....................................................................176

Hình 6.4 Tiến trình thực hiện IWRM ..............................................................................179

11
DANH SÁCH KHUNG

Khung 2.1 Đồng bằng sông Cửu Long: Nước mặn sẽ tiếp tục xâm nhập vào đất liền sâu
hơn ................................................................................................................................... 69

Khung 2.2 Lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long ................................................................... 72

Khung 2.3 Hạn hán ở Tây Nguyên ngày càng khốc liệt.................................................. 74

Khung 2.4 Quanh việc Vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải ............................................... 75

Khung 3.1 Hà Nội đang sụt lún do khai thác nước ngầm.............................................. 105

Khung 4.1 Ô nhiễm nước sinh hoạt: 20.000 người tử vong mỗi năm ........................... 123

Khung 4.2 Ô nhiễm nguồn nước do nước thải chưa xử lý từ các Khu công nghiệp và
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã và đang báo động.................................... 126

Khung 4.3 Khai thác khoáng sản tại mỏ Trại Cau - Thái Nguyên: Sống chung với mìn nổ,
đất sụt, nước cạn ............................................................................................................ 128

Khung 4.4 Ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp gia tăng ...............................................134

Khung 4.5 Vi khuẩn làm tăng mức... nhiễm asen trong nước ngầm ...............................137

Khung 5.1 Thực trạng và nguyên nhân gây lãng phí nước phục vụ sản xuất nông nghiệp114

Khung 6.1 Cứu nguy sông Sài Gòn - cần một giải pháp tổng hợp..................................188

12
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

DEM Mô hình độ cao số (Digital Elevation Model)

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

EPA Cục bảo vệ môi trường (Environmental Protecttion Agency)

FAO Tổ chức Lương Nông Quốc tế (Food and Agriculture Organization)

GIWA Chương trình Đánh giá Nước Quốc tế (Global International Waters Assess-
ment)

GWP Tổ chức hợp tác về nguồn nước toàn cầu (Global Water Partnership)

HĐND Hội đồng nhân dân

IRBM Quản lý tổng hợp lưu vực sông (Integrated River Basin Management)

IWRA Hội Tài nguyên nước Quốc tế (International Water Resources Association)

IWRM Quản lý tổng hợp tài nguyên nước (Integrated Water Resources Manage-
ment)

KCN Khu công nghiệp

MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Ministry of Agriculture and
Rural Development)

MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ministry of Natural Resources and Environ-
ment)

MRC Ủy ban sông Mê-Kông (Mekong River Commission)

NGO Tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organization)

NWRC Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước (National Water Resources Council)

RA Phương pháp đánh giá nhanh (Rapid Assessment)

TCLVS Tổ chức lưu vực sông

UNEP Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (United Nations Environment
Programme)

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (United
Nations Educational, Scientific and Cultural Organization)

13
UN WVLC Trung tâm học thuật ảo về nước Liên hiệp quốc (United Nation Water Vir-
tual Learning Centre)

USGS Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (United State Geological Survey)

WEPA Hiệp hội môi trường nước châu Á (Water Environment Partnership in Asia)

WQI Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index)

WRI Viện Tài nguyên Thế giới (World Resources Instutute)

WWAP Chương trình Đánh giá Nước Thế giới (World Water Assessment Pro-
gramme)

14
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình phát triển không ngừng của xã hội, loài người đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn trong các lĩnh vực kinh tế xã hội với một trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại,
nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái. Đó là
lượng chất thải khổng lồ mà con người thải bỏ vào môi trường. Lượng chất thải này lớn
hơn nhiều so với lượng mà các quá trình tự nhiên của các hệ sinh thái có thể đồng hóa
được; do đó đưa đến tình trạng giảm nhỏ nồng độ oxy trong các dòng chảy, các chất độc
hại đi vào nguồn nước và các đại dương…

Những lượng chất thải do các hoạt động của con người tạo ra làm cho môi trường mất đi
một ít khả năng nuôi dưỡng sự sống, một số loài bị tiêu diệt và chính con người cũng
phải chịu sự hủy hoại sinh học. Sự suy giảm các quần thể đã làm cho tính đa dạng trong
các hệ sinh thái ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Và chính con người đã khai thác các
nguồn lợi tự nhiên đến mức cạn kiệt tạo ra những biến đổi bất lợi về nhiều mặt.

Nhằm giúp các em sinh viên nắm được một số kiến thức đại cương về tài nguyên nước,
sự ô nhiễm môi trường nước, việc ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước và công tác quản lý tài
nguyên nước. Tác giả biên soạn quyển giáo trình “TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA” làm
tài liệu học tập dành cho sinh viên chuyên ngành Khoa học Môi trường. Ngoài ra sinh
viên các chuyên ngành có liên quan cũng có thể sử dụng để tham khảo trong quá trình
học tập. Giáo trình gồm 6 chương được phân bố như sau:

CHƯƠNG 1. TÀI NGUYÊN NƯỚC

CHƯƠNG 2. TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT

CHƯƠNG 3. TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM

CHƯƠNG 4. CÁC VẤN ĐỀ VỀ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC

CHƯƠNG 5. BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC

CHƯƠNG 6. QUẢN LÝ TỔNG HỢP NGUỒN NƯỚC

Tài liệu này được biên soạn dựa vào nhiều tài liệu tham khảo và nghiên cứu khác nhau
mà tác giả tích lũy được. Trong tài liệu có những thông tin, trích dẫn, hình vẽ... được
trích dịch từ các tài liệu của các tác giả có nêu trong tài liệu tham khảo. Do không có điều
kiện tiếp xúc, trao đổi để xin phép trích dẫn nguồn tài liệu, mong quí vị vui lòng miễn
chấp. Tài liệu này chỉ sử dụng cho việc giảng dạy, không mang tính kinh doanh vụ lợi.

Tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp đã hỗ trợ và giúp đỡ tác giả hoàn
thành bài giảng. Do kiến thức còn hạn chế, tài liệu này không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong được sự góp ý của quý độc giả và các em sinh viên.

15
Chương I. Tài nguyên nước

CHƯƠNG I: TÀI NGUYÊN NƯỚC

I.1. NHU CẦU VỀ NƯỚC


I.1.1. Môi trường nước tự nhiên

Trái đất là một hành tinh xanh với ba phần tư được bao phủ bởi nước. Nước là yếu tố
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của môi trường sống. Lịch sử tiến hóa của loài
người bắt đầu từ nước và nước chính là thành phần quan trọng nhất cấu thành cơ thể con
người - trung bình cơ thể một người có khoảng 50 lít nước. Nếu xét về cấu trúc phân tử
riêng biệt, nước được xem là một dung môi lý tưởng để hòa tan, phân bố các hợp chất vô
cơ và hữu cơ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thế giới thủy sinh, phát triển các loài
thủy sản và cả các loài động thực vật trên cạn. Sự vận chuyển của nước trên bề mặt trái
đất là nguyên nhân chính hình thành nên địa mạo của địa cầu. Chúng ta có thể thấy rằng
các nền văn hóa, thực phẩm, phong cách sống của một địa phương gắn kết chặt với điều
kiện khí hậu của nơi ấy, trong khi nguồn nước tự nhiên là bảo đảm cho cân bằng về khí
hậu của một khu vực.

Nhà triết học người Hy Lạp Empedocles đã coi nước là một trong bốn nguồn gốc tạo ra
vật chất (bên cạnh lửa, đất và không khí). Nước cũng nằm trong năm trạng thái Ngũ
Hành (kim, mộc, thủy, hỏa và thổ) của triết học cổ Trung Hoa. Do đó trong số các thành
phần cơ bản của môi trường tự nhiên, nước là một loại tài nguyên thiên nhiên quý giá
song nó lại có giới hạn. Con người chúng ta sử dụng nước trong hầu hết các hoạt động
hàng ngày, từ phục vụ sinh hoạt gia đình như ăn uống, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe đến
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và cả đến giao thông vận tải.
Nguồn tài nguyên quan trọng này đã tạo dựng nên xã hội loài người với sự đa dạng về xã
hội, văn hóa và tôn giáo tín ngưỡng ở khắp mọi nơi.

Là nguồn động lực cho các hoạt động kinh tế của con người, song nước cũng gây ra
những hiểm họa ghê gớm. Những rủi ro từ nước như hạn hán, có thể là nguyên nhân làm
cho một nền văn minh suy tàn; hoặc những trận lũ lụt, lũ quét có thể gây ra những thiệt
hại lớn về người và của. Trong đức tin của một vài tôn giáo, một ngày nào đó sự sống
trên hành tinh này có thể bị hủy diệt bởi một trận đại hồng thủy.

Nước ngọt là một yếu tố không thể thiếu trong việc phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc
gia. Chúng ta có thể thấy rằng những nền văn minh xuất hiện sớm nhất trong lịch sử nhân
loại đều tập trung bên cạnh những con sông lớn, chẳng hạn nền văn minh sông Nile (Ai
Cập), nền văn minh Lưỡng Hà (hai con sông Euphrates và Tigris - Iraq), nền văn minh Ấn -
Hằng (Ấn Độ), ở nước ta có nền văn minh sông Hồng... Nguyên nhân là do các dân tộc ở
gần nguồn nước có được nguồn nước sạch dồi dào phục vụ cho sinh hoạt, giao thông thuận
tiện, điều kiện sản xuất thuận lợi, điều kiện vi khí hậu thích hợp cho sự phát triển nói chung.

I.1.2. Nhu cầu sử dụng nước

Con người khai thác tài nguyên nước phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau trong đời
sống của mình. Tuy nhiên lượng nước có thể khai thác và sử dụng trong tổng trữ lượng
nước trên thế giới lại không nhiều, do đó nước có một giá trị kinh tế nhất định. Bên cạnh

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 17


Chương I. Tài nguyên nước

đó, mỗi một loại hình sử dụng nước có những yêu cầu về chất lượng nước khác nhau.
Chẳng hạn như tiêu chuẩn nước dùng để uống yêu cầu chất lượng cao trong khi yêu cầu
nước phục vụ cho tưới tiêu sẽ có chất lượng thấp hơn. Rõ ràng nguồn nước được khai
thác không thể đáp ứng toàn bộ các tiêu chuẩn được thiết lập cho các mục đích sử dụng
khác nhau. Hiện nay đã xảy ra các xung đột giữa các đối tượng sử dụng nguồn nước làm
ảnh hưởng đến việc khai thác nguồn nước. Một ví dụ điển hình là tình trạng xung đột
giữa nhu cầu nước ngọt phục vụ canh tác lúa và nhu cầu lấy nước mặn nuôi trồng thủy
hải sản ở vùng bán đảo Cà Mau. Vì vậy cần có những chính sách quản lý hợp lý hỗ trợ
cho việc khai thác tài nguyên nước.

Tính hữu dụng của nước có thể thấy được thông qua nhiều khả năng phục vụ khác nhau.
Theo truyền thống, nước được khai thác chủ yếu phục vụ cho hai nhu cầu xã hội thiết yếu
là sinh hoạt của người dân và sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra cũng phục vụ cho những
loại hình sử dụng nước khác như thủy điện, giao thông thủy, giải trí… Tuy nhiên ngày
nay mức độ khai thác nguồn tài nguyên nước đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhau.
Kiểm soát ô nhiễm, ngăn mặn, bảo tồn hệ sinh thái trong sông, bổ sung nước ngầm… dần
đòi hỏi nhiều mối quan tâm hơn bên cạnh các mục tiêu kinh tế.

Mức độ yêu cầu sử dụng nước và khả năng cung cấp nước khác nhau theo thời gian và
không gian. Nhưng có thể thấy rõ rằng mức độ này ngày một tăng trong thế giới hiện nay.
Vào những năm đầu thế kỷ 20, tổng lượng nước được khai thác hàng năm trên thế giới vào
khoảng 580 km3. Nhưng đến năm 2000, con số này đã tăng đến mức 4000 km3 /năm vượt
xấp xỉ 7 lần so với đầu thế kỷ. Lượng nước khai thác và sử dụng tại các châu lục trong
những thời điểm khác nhau của thế kỷ 20 được Shiklomanov (1998) ước tính theo bảng 1.

Gleick, 1997 cũng đã ước tính lượng nước cần cung cấp cho năm 2025. Giả sử lượng
nước sinh hoạt cần thiết cung cấp từ 50 L/người/ngày (phục vụ cho những nhu cầu cơ
bản) đến 300 L/người/ngày (tham khảo từ nhu cầu nước sinh hoạt tại những quốc gia
phát triển hiện nay), khi đó tổng lượng nước cần phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt là 340
km3/năm. Trong lĩnh vực nông nghiệp, giả định một mức cung cấp lương thực bình quân
2.500 calo/người/ngày cho tất cả mọi vùng đất, thêm vào đó là các vấn đề kỹ thuật như
điều chỉnh mùa vụ, kiểm tra hiệu suất tưới, thay đổi khu vực tưới… khi đó tổng lượng
nước tiêu thụ cho sản xuất nông nghiệp vào khoảng 2.930 km3/năm. Sản xuất công
nghiệp cũng sẽ cần một lượng nước xấp xỉ 1.000 km3/năm, và hàng năm có thêm một
lượng nước mất đi do bốc hơi từ các hồ chứa khoảng 225 km3/năm. Như vậy tổng lượng
nước khai thác và tiêu thụ của toàn thế giới vào năm 2025 theo Gleick là 4.500 km3. Con
số này thấp hơn ước tính của Shiklomanov (1998).

Lĩnh vực sử dụng nước nhiều nhất trong thế kỷ qua là sản xuất nông nghiệp với trên 50%
tổng lượng nước tiêu thụ. Theo Biswas (1998), sản xuất nông nghiệp chiếm gần 90%
lượng nước sử dụng toàn cầu trong năm 1900 nhưng đã giảm còn 62% trong năm 2000.
Xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong thế kỷ 21 tương ứng với nhu cầu an ninh lương thực
của một thế giới đông dân cư. Lượng nước cần cho sản xuất nông nghiệp trong những
năm đầu thế kỷ này vào khoảng 10.000 km3/năm. Nhu cầu nước cho công nghiệp và các
khu đô thị lần lượt là 2.500 km3 và 24 km3/năm; khu vực nông thôn cần khoảng 135 km3
nước sử dụng hàng năm. Với xu hướng sử dụng nước hiện tại, sản xuất công nghiệp và
sinh hoạt đòi hỏi lượng nước khoảng 180 m3/người/năm trong khi sản xuất nông nghiệp
cần một lượng nước vào khoảng 700 m3/người/năm.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 18


Chương I. Tài nguyên nước

Bảng 1.1. Ước tính lượng nước sử dụng trong quá khứ và nhu cầu nước cho tương lai

Năm Ước tính lượng nước sử dụng trong quá khứ (km3) Ước tính nhu cầu nước (km3)
Lục địa 1900 1940 1950 1960 1970 1980 1990 1995 2000 2010 2025
37,5 71,0 93,8 185 294 445 491 511 534 578 619
Europe
17,6 29,8 38,4 53,9 81,8 158 183 187 191 202 217
70 221 286 410 555 677 652 685 705 744 786
North America
29,2 83,8 104 138 181 221 221 238 243 255 269
41,0 49,0 56,0 86,0 116 168 199 215 230 270 331
Africa
34,0 39,0 44,0 66,0 88,0 129 151 160 169 190 216
414 689 860 1.222 1.499 1.784 2.067 2.157 2.245 2.483 3.104
Asia
322 528 654 932 1.116 1.324 1.529 1.565 1.603 1.721 1.971
15,2 27,7 59,4 68,5 85,2 111 152 166 180 213 257
South America
11,3 20,6 41,7 44,4 57,8 71,0 91,4 97,7 104 112 122
Australia + 1,6 6,8 10,3 17,4 23,3 29,4 28,5 30,5 32,6 35,6 39,6
Oceania 0,6 3,4 5,1 9,0 11,9 14,6 16,4 17,6 18,9 21,0 23,1
579 1.065 1.366 1.989 2.573 3.214 3.590 3.765 3.927 4.324 5.137
Total
415 704 887 1.243 1.536 1.918 2.192 2.265 2.329 2.501 2.818

[Nguồn: Shiklomanov (1998)]

Ghi chú: Số liệu phía trên đường đứt khúc biểu hiện lượng nước được khai thác, số liệu bên dưới trình bày lượng nước tiêu thụ

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 19


Chương I. Tài nguyên nước

Bảng 1.2. Tổng lượng nước cấp tại các châu lục

Lục địa Tổng trữ Năm Lượng khai thác hàng năm Lĩnh vực khai thác
lượng nước thống kê
(1012 m3) * 1012 m3 % Sinh hoạt (%) Công nghiệp (%) Nông nghiệp (%)

Châu Phi 3,996 1995 0,15 4 7 5 88

Châu Âu 6,235 1995 0,46 7 14 55 31

Bắc Mỹ 5,309 1991 0,51 10 13 47 39

Trung Mỹ 1,057 1987 0,10 9 6 8 86

Nam Mỹ 9,526 1995 0,10 1 18 23 59

Châu Á 13,206 1987 1,63 12 6 9 85

Châu Đại Dương 1,614 1995 0,02 1 64 2 34

Thế giới 41,022 1987 3,24 8 8 23 69

[Nguồn: World Resources Instutute (1998)]

*: lưu lượng trung bình hàng năm của dòng chảy mặt và lượng bổ sung nước ngầm

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 20


Chương I. Tài nguyên nước

Chúng ta có thể nhận thấy có sự khác biệt rõ ràng về thông tin giữa các nguồn số liệu
tham khảo. Các số liệu thiếu chính xác và không đáng tin cậy về lượng nước tiêu thụ,
nguồn nước ngọt, khả năng cấp nước đã gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho việc quản
lý tài nguyên nước.

Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo lớn nhất, đồng thời là nguồn phát điện lớn thứ hai
trên thế giới. Khai thác thủy điện có nhiều thuận lợi: hiệu suất vận hành cao (có thể đạt
đến 80 ÷ 90%), có thể khởi động và kết thúc nhanh chóng phù hợp với nguyên tắc của
một nhà máy xung, điện năng có thể được tích trữ, hồ chứa có thể kết hợp với những mục
đích sử dụng nước khác như tưới tiêu, cấp nước, giao thông thủy, giải trí. Chi phí vận
hành và bảo dưỡng thấp, ít gây ảnh hưởng đến môi trường. Những lợi ích trên cho thấy
thủy điện là một nguồn cung cấp năng lượng có lợi ích cao. Theo ước lượng của Water
Vision (2000), chỉ khoảng 33% tiềm năng kinh tế thủy điện trên thế giới có thể phát triển
được. Vẫn còn nhiều tiềm năng thủy điện chưa được khai thác, chẳng hạn lưu vực sông
Zaire (châu Phi) chiếm đến 20% tiềm năng thủy điện trên thế giới nhưng hầu hết chúng
không được khai thác. Tương tự, tại khu vực sông Brahmputra và vùng phụ cận của nó
(vùng Đông Bắc Ấn Độ) có khả năng khai thác khoảng 30% lượng thủy điện cho Ấn Độ
nhưng hiện nay chỉ một phần nhỏ là được khai thác. Về góc độ phát triển công nghệ,
trong tương lai gần chi phí cho việc phát điện từ thủy điện chỉ vào khoảng 0,03 đến 0,06
USD/kWh. Bên cạnh đó, sự phát triển công nghệ tua-bin với công suất vận hành ổn định
trong điều kiện cột áp thấp có thể khai thác để phát điện trong nhiều khu đập nước hiện
nay chưa được khai thác.

Nước là một nguồn nguyên liệu quan trọng trong nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp.
Phát điện từ năng lượng hóa thạch và năng lượng hạt nhân vẫn cần nước cho các công
đoạn như tạo hơi nước, làm lạnh và các dịch vụ công cộng. Theo Herschy and Fairbridge
(1998), lượng nước cần cho làm lạnh bằng phương pháp ngưng tụ vào khoảng 0,032 ÷
0,044 m3/giây cho mỗi MW điện. Đối với nhà máy điện chạy than, nước lại cần thiết để
định hướng dòng tro sau công đoạn đốt. Ngành công nghiệp giấy tùy thuộc loại nguyên
liệu đầu vào cũng cần từ 40 ÷ 400m3 nước để sản xuất ra 1 tấn giấy. Đối với ngành công
nghiệp khai thác than đá, nếu áp dụng phương pháp thủy lực cũng sẽ cần từ 0,08 ÷
0,14m3 để sản xuất ra 1 tấn than thành phẩm. Để tinh chế 1 barel dầu thô (0,159m3) cần
0,163m3 nước. Hoặc để luyện 1 tấn thép cần 12 m3 nước, sản xuất 1 tấn đường cần 20 m3
nước, 1 tấn vỏ xe cần 37 m3 nước…

Vận chuyển hàng hóa bằng giao thông thủy có hiệu suất về nhiên liệu cao đồng thời ít gây
ô nhiễm không khí. Định mức tiêu tốn nhiên liệu cho các loại hình giao thông đường bộ,
đường ray và đường thủy là 0,04 - 0,011 - 0,0056 L/km tương ứng. Loại hình giao thông
thủy không phải là một dịch vụ tiêu thụ nước, chúng ta có thể khai thác một hồ chứa ở hạ
lưu của một trục giao thông thủy có thể trữ nước lại và sử dụng cho những mục đích khác.

Nước cũng cần để duy trì hoạt động các con sông và các khu đất ngập nước. Tại các quốc
gia phát triển việc phục hồi các con sông có ý nghĩa to lớn và đã có nhiều dự án về phát
triển bền vững cho các lưu vực sông. Mục tiêu của công tác phục hồi các con sông nhằm
tạo ra một sự đa dạng hệ sinh thái rộng lớn và cải thiện đa dạng sinh học thông qua việc
giữ gìn dòng chảy tự nhiên của sông. Trong các con sông cần duy trì một dòng chảy tối
thiểu để pha loãng ô nhiễm; nước cũng đẩy lùi sự xâm nhập mặn hạn chế việc tàn phá các
nông trại.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 21


Chương I. Tài nguyên nước

Bảng 1.3. Nước sử dụng cho công nghiệp ở Việt Nam

Năm 1980 1985 1990 2000

Nước cho công nghiệp (109 m3) 1,50 2,86 5,33 16,00

Tỷ lệ so với tổng lượng nước (%) 4,0 6,3 9,8 20,2

[Nguồn: Nguyễn Khắc Cường]


Tỉ m3/năm

Công nghiệp
Sinh hoạt
Nông nghiệp

Hình 1.1. Xu hướng tiêu thụ nước tại Việt Nam

[Nguồn: State of the Environment in Vietnam 2001 (2002)]

I.1.3. Nhu cầu nước trong tương lai

Có những phân tích cho thấy tỉ lệ gia tăng lượng nước sử dụng cao gấp 3 lần so với tỉ lệ
gia tăng dân số trên thế giới (Jain S. K. và Singh V. P., 2003). Trong trường hợp đó, nếu
dân số thế giới tăng gấp đôi thì lượng nước cần sử dụng sẽ tăng gấp 6 lần, kết hợp với
việc gia tăng nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, viễn cảnh này khó
có thể chấp nhận được. Ngay cả trong thời điểm hiện tại, mặc dù nước vẫn được xử lý tại
nhiều quốc gia, nhưng tình trạng khan hiếm nước vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ tại
nhiều nơi trên thế giới. Ngoài ra, vì nhiều lý do chính trị mà nhiều quốc gia hiện nay việc
cung cấp nước diễn ra miễn phí hoặc với chi phí thấp một cách có chủ ý. Và khi mối
quan hệ giữa cầu và cung trở nên xấu đi, chắc chắn chi phí cho việc sử dụng nước sẽ phải
gia tăng, kèm theo đó là các nhu cầu về kiểm soát nguồn nước. Khi mà chi phí cho việc

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 22


Chương I. Tài nguyên nước

sử dụng nước trở nên đắt hơn, người nông dân buộc phải lựa chọn loại mùa vụ canh tác
tiêu thụ ít nước hoặc chấp nhận kỹ thuật tưới luân phiên. Các quy trình sản xuất công
nghiệp sử dụng nước hiệu quả cũng sẽ được triển khai trên diện rộng. Theo Seckler và
CSV (1998), châu Á sẽ là châu lục tiêu thụ nhiều nước nhất trên thế giới do đây là nơi có
dân số cao nhất và có nền nông nghiệp phát triển mạnh - loại hình sản xuất tiêu thụ rất
nhiều nước. Thật vậy, đồ thị bên dưới cho chúng ta thấy tỉ lệ khai thác nước cho sản xuất
nông nghiệp rất cao tại nhóm các nước kém phát triển có thu nhập thấp và ngược lại.

100%

80%

60% Sinh hoạt

40% Công nghiệp

20% Nông nghiệp

0%

thu nhập thu nhập thu nhập


thấp trung bình cao

Hình 1.2. Ước tính lượng nước khai thác năm 1999

[Nguồn: Jain S. K. và Singh V. P. (2003)]

Một xã hội càng phát triển đòi hỏi mức tiêu thụ nước càng cao, có thể nói nhu cầu sử dụng
nước là thước đo cho tiêu chuẩn sống của một khu vực. Mặc dù có nhiều tiến bộ đáng kể
về công nghệ, vẫn còn một lượng lớn cư dân trên hành tinh xanh chưa có điều kiện tiếp cận
với nguồn nước uống sạch. Theo dự báo của Liên hiệp quốc, dân số trên trái đất đang tiếp
tục gia tăng nhưng sẽ ổn định vào năm 2050. Và từ nay cho đến thời điểm đó, các chính
phủ vẫn phải tiếp tục đối mặt với bài toán nan giải nhằm cung cấp đủ lượng nước uống
sạch cho toàn bộ cư dân của từng quốc gia. Tuy nhiên để thỏa mãn được tất cả các nhu cầu
về cấp nước cần phải có một sự đầu tư về cơ bản và thật sự hiệu quả. Hiện nay chi phí đầu
tư cho một dự án mới về nước đã gia tăng đáng kể so với trước kia tương ứng với sự tăng
vọt của chi phí xây dựng, trang bị máy móc thí nghiệm cũng như chi phí đền bù cho những
người bị ảnh hưởng trong công tác tái định cư, tái hòa nhập… Các luật định trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường và các tiêu chuẩn về chất lượng nước càng ngày càng trở nên khắt khe
hơn cũng góp phần làm tăng chi phí đầu tư vào các dự án khai thác và cấp nước.

Tương ứng với sự gia tăng dân số, nhiều diện tích đất lớn sẽ cần phục vụ cho nhu cầu nhà
ở, kéo theo tình trạng tàn phá rừng, mất môi trường sống tự nhiên và hủy diệt đa dạng
sinh học ngày càng lan rộng. Đồng thời một khối lượng nước lớn cũng cần được cung

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 23


Chương I. Tài nguyên nước

cấp phục vụ cho phát triển công nghiệp và đô thị phục vụ cho dân cư. Tất cả những thay
đổi này đều gây ra những thiệt hại nhất định cho môi trường. Những dự báo gần đây về
biến đổi khí hậu cho thấy rằng tài nguyên nước ở nhiều khu vực trên thế giới cũng sẽ bị
thay đổi trong tương lai.

Một khi lượng nước cung cấp tại nhiều khu vực trên thế giới bị thiết hụt, các xung đột về
nước sẽ diễn ra ngày càng thường xuyên hơn. Những xung đột này có thể diễn ra giữa
những quốc gia láng giềng (việc triển khai xây dựng các đập thủy điện lớn trên sông Mê-
kông), giữa các tiểu bang kề cận trong cùng một quốc gia (các tiểu bang cùng sử dụng
nguồn nước từ lưu vực sông Murray-Darling) hoặc thậm chí giữa các cộng đồng khác
nhau trong cùng một thành phố.

I.2. TÀI NGUYÊN NƯỚC - LƯỢNG NƯỚC CÓ THỂ KHAI THÁC

Nhằm phục vụ các mục tiêu kinh tế, tối ưu hóa việc sử dụng nước, lập kế hoạch, thiết kế,
vận hành khai thác… thì công tác xác định quy mô và trữ lượng nguồn nước (cả nước
mặt và nước ngầm) là yêu cầu tiên quyết. Sự phân bố trữ lượng nguồn nước giữa các
châu lục thay đổi rất lớn theo không gian và thời gian. Nước luôn dồi dào tại những vùng
rừng mưa nhiệt đới nhưng lại cực hiếm tại những khu vực sa mạc. Phân bố dân cư đôi khi
cũng có những sự khác biệt, chẳng hạn những khu vực có nguồn nước phong phú đôi khi
lại có rất ít cư dân sinh sống (lưu vực sông Amazon), hay tập trung quá nhiều dân cư
(vùng Nam Á). Cũng có những khu vực người dân không định cư được như các vùng sa
mạc hoặc ở hai cực của trái đất. Mức độ tiêu thụ nước của chúng ta cũng sẽ phụ thuộc
vào tình trạng nguồn nước (lũ lụt hoặc hạn hán, chu kỳ và mức độ xảy ra). Và trong bối
cảnh thay đổi khí hậu hiện nay, cả nạn lũ lụt và hạn hán đều trở nên khốc liệt hơn.

Theo Cole (1998), một số nguồn chính của nước có thể được liệt kê như sau:

- Sông ngòi tự nhiên: Nguồn nước trong sông được cung cấp từ nước mưa, hoặc/và
tuyết tan, băng tan. Dòng chảy của chúng biến đổi theo mùa và không ổn định đặc
biệt ở khu vực thượng lưu. Dòng chảy của những con sông nhận được lượng bổ sung
từ nước ngầm sẽ ổn định hơn. Những con sông ở khu vực hạ lưu còn có thêm một
lượng bổ sung từ nước đã qua sử dụng, chẳng hạn nước từ hệ thống cống thoát nước
và từ lượng nước tưới tiêu.

- Ao hồ tự nhiên: Các ao hồ tự nhiên thường chỉ cho khai thác một lượng nước giới hạn
trừ khi chúng có một vài nguồn bổ sung nước riêng biệt.

- Hồ chứa: Nước được trữ trong hồ chứa có đập ngăn phục vụ nhiều mục đích sử dụng
khác nhau. Ở những vùng có hai loại hình khí hậu khô và mưa khác nhau rõ rệt, nước
sẽ được trữ lại vào mùa mưa và sau đó sẽ khai thác sử dụng vào mùa khô. Tại nhiều
vùng trên thế giới, các hồ chứa có thể cấp nước cho nhiều năm khô hạn liên tiếp.

- Các giếng ngầm: Nước từ lòng đất được bơm lên mặt đất thông qua bơm tay hoặc
bơm chìm chạy bằng điện. Công suất cấp nước của các giếng phụ thuộc vào đặc điểm
tầng ngậm nước, công suất bơm và trữ lượng nước ngầm. Các giếng khơi hoặc giếng
đào tầng nông là những nguồn cấp nước quy mô nhỏ ở khu vực nông thôn.
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 24
Chương I. Tài nguyên nước

- Suối: Các con suối thường xuất hiện ở những khu vực tầng ngậm nước trồi lên phía
trên tầng đá không thấm nước. Chúng phụ thuộc vào điều kiện địa chất của từng
vùng. Các con suối nếu có dòng chảy quanh năm có thể cung cấp một lượng nước
sinh hoạt nhất định hoặc chỉ chảy theo mùa.

- Nước mặn: Nước được xem là mặn khi có hàm lượng muối > 0,1%. Nếu muốn sử
dụng loại nước này cần phải khử muối, một trong những biện pháp khử muối là
phương pháp lọc thẩm thấu ngược. Mặc dù phương pháp này rất đắc tiền nhưng nó
vẫn được ứng dụng rộng tại những vùng khô hạn (khu vực Ả rập, vùng vịnh Persian),
những nơi có nguồn nhiên liệu rẻ tiền.

I.2.1. Chu trình thủy văn 1


a) Định nghĩa

Được mặt trời cung cấp năng lượng, chu trình thủy văn là một vòng tuần hoàn liên tục
của nước, hơi nước từ khí quyển đến trái đất và ngược lại thông qua các quá trình ngưng
tụ, mưa, bốc hơi và thoát hơi. Bức xạ mặt trời cung cấp năng lượng làm bốc hơi nước từ
bề mặt thủy quyển (phần lớn từ các đại dương), sau đó phân phối lại và lưu thông hơi
nước đi khắp địa cầu. Phần lớn lượng nước rơi trở lại bề mặt trái đất thông qua quá trình
ngưng tụ và tạo mưa. Trong các cơn mưa, đa số nước mưa rơi xuống mặt biển, phần còn
lại rơi trên mặt đất sẽ bổ sung nước cho nguồn nước ngọt có vai trò hết sức quan trọng
đối với các chu trình sống.

Chu trình thủy văn là một hệ thống động trong đó hơi nước sẽ di chuyển và trao đổi từ
một trạng thái này của chu trình sang một trạng thái khác. Mặc dù tỉ lệ quay vòng của
nước trong một chu kỳ riêng biệt nào đấy có thể rất biến động, nhưng tổng lượng nước
trong cả chu trình hoàn toàn không đổi. Chu trình thủy văn là chìa khóa hình thành các
loại khí hậu trên trái đất. Không có chu trình thủy văn, với những ảnh hưởng của hiệu
ứng nhà kính hiện nay, nhiều khu vực rộng lớn trên trái đất không thể cư trú được.

Chu trình thủy văn trong thiên nhiên có thể chia làm hai loại:

- Chu trình lớn: nước bốc hơi từ đại dương và biển được gió vận chuyển vào lục địa tạo
mưa. Nước mưa rơi xuống đất tạo thành dòng chảy theo các sông đổ ra biển, duy trì
cân bằng nước trên biển và lục địa.

- Chu trình nhỏ: nước trên mặt biển hoặc trên mặt lục địa bốc hơi vào khí quyển thành
mây sinh ra mưa rơi xuống ngay mặt biển hoặc trên lục địa.

1
Đề nghị tham khảo thêm: Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (2008).

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 25


Chương I. Tài nguyên nước

Hình 1.3. Sơ đồ cân bằng nước

[Nguồn: Chow V. T., David R. Madment và Larry W. Mays (1988)]

Ghi chú: Tương ứng với 100 đơn vị mưa trên lục địa có 38 đơn vị dòng chảy mặt ra biển;
01 đơn vị chảy ngầm ra biển; 61 đơn vị bốc hơi từ lục địa; tương ứng có 385 đơn vị mưa
xuống đại dương và 424 đơn vị bốc hơi từ đại dương.

Có thể viết phương trình cân bằng nước cho các chu trình thủy văn như sau:

trên biển: X1 + Y – Z1 = 0 (1.1)

trên lục địa: X2 – Y – Z2 = 0 (1.2)

trong đó Z1, Z2: lượng bốc hơi từ biển và lục địa

X1, X2: lượng mưa rơi xuống biển và lục địa

Y: lượng dòng chảy từ lục địa ra biển

Xét cân bằng nước toàn cầu trong thời gian dài thì lượng bốc hơi bằng lượng mưa:

Z1 + Z2 = X1 + X2 (1.3)

Giữa biển và lục địa còn có quá trình trao đổi nước. Giả định trong dòng không khí thổi
từ biển vào lục địa chứa lượng nước là A1, dòng không khí thổi từ lục địa ra biển chứa

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 26


Chương I. Tài nguyên nước

lượng nước là A2, Trường hợp A1 > A2 thì trên lục địa lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi,
ngược lại trên biển lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa.

trên biển: Y + A2 - A1 = 0 (1.4)

trên lục địa: -Y - A2 + A1 = 0 (1.5)

Ở biển lượng nước bốc hơi nhiều hơn lượng nước mưa. Sự thiếu hụt này được bù lại bằng
dòng chảy từ lục địa ra biển. Vì vậy lượng nước ở biển không có sự thay đổi rõ rệt.

Trong chu trình thủy văn, thời gian tuần hoàn của nguồn nước mặt thường ngắn (hàng
ngày đến hàng năm) nhưng đối với nguồn nước ngầm thời gian tuần hoàn có thể kéo dài
đến hàng ngàn năm.

Bảng 1.4. Thời gian tuần hoàn nước

Nguồn Thời gian tuần hoàn

Hơi ẩm không khí 8 ngày

Sông suối 16 ngày

Hơi ẩm đất 1 năm

Nước đầm lầy 5 năm

Hồ nước ngầm 17 năm

Đại dương 1.400 năm

Băng vĩnh cửu 2.500 ÷ 9.700 năm

[Nguồn: Nguyễn Khắc Cường]

b) Đặc điểm

Chu trình thủy văn luôn diễn biến bất thường và do đó trữ lượng nước cũng biến động.
Nếu chu trình thủy văn ổn định và có thể dự đoán trước, việc định cư và sử dụng tài
nguyên cả trong thời đoạn ngắn hạn hoặc dài hạn có thể được điều chỉnh tương ứng với
nguồn cung cấp nước ngọt toàn cầu. Các hoạt động của con người như thay đổi tập quán
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 27
Chương I. Tài nguyên nước

canh tác, thay đổi mùa vụ có thể gây ra những ảnh hưởng gián tiếp đến các quá trình tự
nhiên, trong đó có chu trình thủy văn. Kết quả là làm cho chu trình thủy văn thay đổi, ảnh
hưởng đến chất lượng nước sử dụng. Bên cạnh đó, những hoạt động định cư, tập quán
sống cũng góp phần làm thay đổi bầu khí quyển, ít nhất trong phạm vi nhỏ hẹp; và cuối
cùng ảnh hưởng đến tỉ lệ và đặc điểm của lượng nước lưu thông trong hệ thống.

Thậm chí ngay cả khi những hoạt động của con người ít gây ảnh hưởng, sự vận hành bất
thường của chu trình tự nhiên theo không gian và thời gian vẫn có thể gây ra những trận
lũ lụt hoặc nạn hạn hán trên diện rộng. Ở ĐBSCL trong thời gian gần đây, những trận lũ
lớn bất thường vào mùa mưa và những đợt xâm nhập mặn vào mùa khô là những minh
họa cho thấy rõ “sự trở chứng” của chu trình thủy văn. Để đối phó và làm giảm nhẹ
những phản ứng bất thường này, con người đang nỗ lực tiếp cận một cách hiểu biết hơn
với thiên nhiên, cụ thể là các chương trình quản lý tổng hợp nguồn nước hiện nay.

Một vài nỗ lực trong nghiên cứu hiện nay nhằm vào mục tiêu duy trì dòng chảy mặt của
nước trong chu trình thủy văn sau khi chúng rơi xuống bề mặt đất và trước khi chúng
chảy ra biển, thấm vào nước ngầm hoặc bốc hơi trở lại vào bầu khí quyển. Các nghiên
cứu về chu trình thủy văn cho thấy mục tiêu này là khả thi, dòng chảy mặt có thể được
duy trì nhằm bổ sung nhu cầu nước cho con người. Nói một cách đơn giản, giai đoạn
dòng chảy mặt có thể duy trì lâu hơn thông qua việc định hướng dòng chảy vào những vị
trí trữ nước tại những khu vực nào đó nhằm cấp nước cho những mục tiêu sử dụng nước
xác định. Chẳng hạn xây dựng các đập ngăn nước, hồ điều hòa, kênh hoặc ống chuyển
nước, lắp đặt hệ thống bơm… để có thể đưa nước đến tay người sử dụng.

Con người cũng cố gắng can thiệp vào những chu kỳ khác trong chu trình thủy văn thông qua
nhiều hình thức khác nhau. Các nghiên cứu cấp nước sinh hoạt từ việc khử mặn nước biển có
những bước tiến đáng kể mặc dù chi phí (tiêu tốn năng lượng cao, ảnh hưởng đến môi
trường…) để thực hiện là rất lớn. Các nghiên cứu làm mưa nhân tạo cũng được tiến hành và đã
có nhiều kết quả ứng dụng thành công tại các vùng thiếu nước. Ngoài ra, trong những điều
kiện cho phép còn nhiều nghiên cứu khác được thực hiện như bổ sung nước ngầm bằng
phương pháp bơm nước nhân tạo, tận dụng các khu đất ngập nước để xử lý nước thải…

Hơn 30 năm trước, Powell (1975) đã ước lượng khoảng 10% giá trị tài sản quốc gia Hoa
Kỳ có được nhờ vào những công việc có liên quan đến chu trình thủy văn như thu gom,
vận chuyển, tích trữ và phân phối nước, xử lý nước và đưa chúng trở lại môi trường tự
nhiên. Các công trình xây dựng bao gồm các kết cấu ngăn dòng đơn giản, các công trình
trữ nước lớn, cống dẫn nước, kênh dẫn, công trình xử lý nước thải đô thị, các dự án cải
tạo đất, các thiết bị làm lạnh và các công trình thủy điện. Một cách nhanh chóng, các hoạt
động ảnh hưởng đến chu trình thủy văn của con người trở thành một hệ thống đa tác nhân
với các mặt kỹ thuật, xã hội, kinh tế và chính trị. Đã có nhiều quyết định được thực thi ở
nhiều cấp độ khác nhau bao gồm việc tích trữ, phân phối và sử dụng nước giữa các cá
nhân, các nhóm, tổ chức và các cơ quan công quyền trong phạm vi địa phương, vùng lãnh
thổ, quốc gia và cả quốc tế.

Một sự đánh giá toàn diện về trữ lượng nước và lượng nước cần sử dụng rất cần thiết để
lý giải sự mất cân bằng trong phân bố tài nguyên nước ngọt toàn cầu. Nó cũng cung cấp
những kiến thức có thể ứng dụng để bù đắp vào sự mất cân bằng này như điều chỉnh
dòng chảy trên diện rộng… nhằm mang lại lợi ích cho con người.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 28


Chương I. Tài nguyên nước

Chúng ta có thể thấy rằng những hậu quả của việc con người tác động vào chu trình thủy
văn không còn nằm trong một phạm vi nhỏ hẹp nào nữa. Hiện nay nước là mối quan tâm
toàn cầu và hệ thống thủy văn được xác định là không biên giới. Những nhóm người
khác nhau, thậm chí những quốc gia khác nhau cùng khai thác chung một nguồn nước
tưới tiêu đang được kết nối nội tại thông qua nguồn tài nguyên nước. Những thay đổi của
bất kỳ một bên nào trong khai thác và sử dụng nguồn nước có thể dẫn đế những kết quả
không lường về quy luật tự nhiên, kinh tế, xã hội và chính trị như đã từng xảy ra tại nhiều
nơi trên thế giới.

I.2.2. Đánh giá tài nguyên nước

Muốn đánh giá chính xác nguồn tài nguyên nước cần có những kiến thức khoa học tổng
hợp về thủy văn, khí tượng, địa chất, đới bờ nhằm cung cấp một bức tranh định lượng về
các đặc tính vật lý và những biến đổi có thể xảy ra đối với nguồn tài nguyên này. Một
phương pháp được đề nghị là đánh giá toàn bộ lưu vực với các thông số khí tượng thủy
văn đầu vào cho những yếu tố khác nhau: đất, sông ngòi, hồ chứa và lớp dưới bề mặt.

Số liệu trong bảng thống kê bên dưới cho thấy các đại dương chiếm 96,5% lượng nước
trên trái đất, chỉ có 3,5% trữ lượng nước là định vị trong đất liền. Tuy nhiên trong tổng số
3,5% đó lại có 1% là nước mặn chứa trong các tầng ngầm hoặc hồ nhiễm mặn. Nước
ngọt chỉ chiếm 2,5%, trong đó 68,7% tồn tại dưới dạng băng ở hai vùng cực, 30,1% nằm
trong các tầng nước ngầm, chỉ còn khoảng 1,3% nước ngọt nằm trên bề mặt đất và tham
gia vào chu trình thủy văn. Trữ lượng nước trong khí quyển, đất ẩm và ao hồ không khác
nhau nhiều; trong khi lượng nước trong sông thấp hơn, còn lượng nước trong băng tuyết
lại nhiều hơn. Một lượng nhỏ nước sinh học cũng tồn tại trong các mô sống của thực vật
và động vật. Như vậy ước tính chỉ có khoảng 12.900 km3 nước tồn tại trong khí quyển,
chiếm chưa đến 1/100.000 tổng lượng nước trên thế giới. Lượng nước này nếu đem bốc
hơi sẽ tạo thành một lớp màn dày 25mm bao phủ xung quanh bề mặt trái đất. (Maidment
D. R., 1993).

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 29


Chương I. Tài nguyên nước

Bảng 1.5. Ước tính lượng nước phân bố trên Trái đất
Thể tích nước % của nước % của tổng
Nguồn nước
(km3) ngọt lượng nước

Đại dương, biển và vịnh 1.338.000.000 - 96,5000

Băng tuyết

Đỉnh núi băng, sông băng và vùng


24.064.000 68,700 1,7400
tuyết phủ vĩnh cửu

Các loại băng khác 300.000 0,860 0,0220

Nước ngầm

Nước ngọt 10.530.000 30,100 0,7600

Nước nhiễm mặn 12.870.000 - 0,9400

Lượng ẩm trong đất 16.500 0,050 0,0010

Các hồ

Hồ nước ngọt 91.000 0,260 0,0070

Hồ nước mặn 85.400 - 0,0060

Đầm lầy 11.470 0,030 0,0008

Khí quyển 12.900 0,040 0,0010

Sông ngòi 2.120 0,006 0,0002

Nước sinh học 1.120 0,003 0,0001

Tổng số 1.385.984.510 - 100,0000

[Nguồn: Gleick P. H. (1996)]

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 30


Chương I. Tài nguyên nước

Bảng 1.6. Lưu lượng dòng chảy cực đại đo tại một số sông lớn

Diện tích lưu Thời điểm đo Lưu lượng


Quốc gia Sông Trạm
vực (km2) (m3/s)

Austria Danube Vienna 10.700 18/09/1899 10.500

Brazil Amazon Obidos 4.640.300 1953 370.000

Burma Irrawaddy - 360.000 1877 63.700

Cambodia Mekong Kratie 646.000 1939 75.700

China Changjiang Yichang 1.010.000 20/7/1870 110.000

Egypt Nile Aswan 3.000.000 - 13.500

France Rhine Beaucaine 96.500 31/5/1856 11.640

India Brahmputra Pandu 404.000 08/8/1973 51.100

Ganga Farakka 935.340 22/8/1971 70.500

Godavari Dolaishwaram 307.800 17/9/1959 78.700

Krishna Vijaywada 251.360 02/11/1916 33.500

Narmada Garudeshwar 87.900 06/9/1970 69.400

Netherlands Rhine Lobith 160.000 04/01/1926 12.280

Pakistan Indus Attock 264.000 1929 23.200

USA Mississippi Columbus 2.387.950 27/02/1937 70.792

Ohio Cairo 528.300 04/02/1937 55.218

USSR Lena Kusur 2.430.000 11/6/1944 194.000

Volga Volgograd 1.350.000 29/5/1926 51.900

Zambia Zambezi Kariba 633.040 05/3/1958 16.990

Zaire Zaire Kinshasa 3.747.300 02/12/1970 67.930

[Nguồn: Jain S. K. và Singh V. P. (2003)]

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 31


Chương I. Tài nguyên nước

Khoảng một nửa diện tích đất trên thế giới có các lưu vực sông (trên 200 lưu vực sông)
chảy qua lãnh thổ của hai hay nhiều quốc gia. Một số lưu vực sông lớn chảy qua lãnh thổ
nhiều quốc gia như Amazon, Congo, Danube, Ganga-Brahmputra, Indus, Mekong, Niger,
Nile, Rhine và Zambezi. Trong những trường hợp này, việc phát triển và quản lý các dự
án về tài nguyên nước đòi hỏi sự đồng thuận của các quốc gia có liên quan, tốt nhất sự
đồng thuận này nên được thể hiện thông qua các văn bản ký kết. Đã có những trường hợp
việc chia sẻ nguồn nước dẫn đến những tranh cãi và thậm chí là tranh chấp giữa các quốc
gia hoặc các vùng lãnh thổ ven sông.

Đô thị Nông thôn

Hình 1.4. Mức độ cấp nước giữa vùng đô thị và nông thôn trên thế giới năm 2006

[Nguồn: WHO (2008)]

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 32


Chương I. Tài nguyên nước

Đô thị Nông thôn

Hình 1.5. Tỉ lệ sử dụng nước máy giữa vùng đô thị và nông thôn trên thế giới năm 2006

[Nguồn: WHO (2008)]

Hình 1.6. Số dân chưa được tiếp cận nguồn nước uống hợp vệ sinh năm 2006

[Nguồn: WHO (2008)]

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 33


Chương I. Tài nguyên nước

Bảng 1.7. Số liệu cân bằng nước giữa các châu lục

Các yếu tố cân


Tổng dòng Dòng chảy
bằng nước Mưa Bốc hơi
chảy mặt ngầm
Châu lục

Châu Âu 7.162 3.110 1.065 4.055

Châu Á 32.590 14.190 3.410 18.500

Châu Phi 20.780 4.295 1.465 16.455

Bắc Mỹ 13.810 5.960 1.740 7.850

Nam Mỹ 29.855 10.480 3.740 18.800

Châu Úc 6.405 1.965 465 4.340

Tổng 110.000 40.000 11.885 70.000

[Nguồn: Herschy R. W. và Fairbridge R. W. (1998)]

Hiện nay trên thế giới có nhiều dự án đánh giá nguồn tài nguyên nước đang được thực
hiện. Chương trình Đánh giá Nước Thế giới (WWAP - http://www.unesco.org/water-
/wwap) là một dự án lớn của Liên hiệp quốc với các mục tiêu như đánh giá tình trạng
nguồn nước ngọt và hệ sinh thái trên thế giới, nhận biết các vấn đề và các hậu quả đang
diễn ra, phát triển các công cụ chỉ thị phục vụ cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên nước,
hỗ trợ các quốc gia tự phát triển khả năng đánh giá của mình. Dự án này có đại diện tại
UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc) và định kỳ sẽ
xuất bản Báo cáo Phát triển Nước Thế giới. Ngoài ra UNEP (Chương trình Môi trường
Liên hiệp quốc) cũng đang chủ trì Chương trình Đánh giá Nước Quốc tế (GIWA -
http://www.giwa.net). Dự án này cung cấp những đánh giá có tính tổng hợp về các vấn đề
nước quốc tế, tình trạng sinh thái và nguyên nhân của các vấn đề môi trường tại 66 khu
vực nước trên khắp thế giới.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 34


Chương I. Tài nguyên nước

I.3. PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NƯỚC


I.3.1. Nguyên tắc

Để quản lý các lưu vực thì những kiến thức và hiểu biết về trữ lượng nước cần phải nắm
vững. Việc xác định lượng nước hữu hiệu trên lưu vực đòi hỏi đánh giá các thành phần
trong phương trình cân bằng nước. Vòng tuần hoàn nước cho một lưu vực ngầm bất kỳ
phải tồn tại sự cân bằng giữa lượng cung cấp cho lưu vực và lượng ra khỏi lưu vực.
Phương trình cân bằng được biểu diễn:

Dòng chảy mặt đến + Dòng chảy dưới Dòng chảy mặt đi + Dòng chảy ngầm đi
đất đến + Mưa + Lượng nhập lưu vào + Lượng nước đã sử dụng + Nước thoát lưu
lưu vực + Giảm lượng trữ mặt = + Lượng tăng lượng trữ mặt
+ Giảm lượng trữ ngầm + Tăng lượng trữ ngầm

Trong phương trình này tất cả các thành phần nước đến và nước đi, trên mặt và dưới đất
đều được biểu diễn. Tuy nhiên tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bỏ qua một số thành
phần vì giá trị của nó quá nhỏ hoặc nó không ảnh hưởng đến kết quả tính toán. Chẳng
hạn đối với tầng ngậm nước có áp có cân bằng nước độc lập với dòng chảy trên mặt, do
đó thành phần dòng chảy trên mặt, mưa, nước dùng, nước nhập lưu và thoát lưu, thay đổi
lượng trữ có thể bỏ qua trong phương trình.

Phương trình này có thể áp dụng cho một lưu vực có diện tích bất kỳ. Tuy nhiên những
kết quả với ý nghĩa đầy đủ nhất thì một lưu vực nước ngầm, một tầng ngậm nước hoặc
một lưu vực sông là những đơn vị tốt nhất.

Quá trình hình thành dòng chảy cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy tuy phức
tạp, nhưng đối với bất kỳ một lưu vực nào trong một thời gian nhất định, sự thay đổi của
các yếu tố thủy văn (mưa, bốc hơi, dòng chảy) vẫn tuân theo quy luật “lượng nước đến
phải bằng lượng nước mất đi cộng với (hoặc trừ đi khi lượng nước mất đi lớn hơn lượng
nước đến) lượng nước trữ lại trong lưu vực”. Đó là nguyên lý cân bằng nước.

Dựa vào nguyên lý này ta có thể lập phương trình cân bằng nước - cơ sở chủ yếu để phân
tích nguyên nhân hình thành dòng chảy về mặt định tính cũng như định lượng.

Lấy một lưu vực bất kỳ, xét lượng nước đến và đi trong một thời gian nhất định ta sẽ lập
được phương trình cân bằng nước sau:

X + Z1 + Y1 + W1 + U1 = Z2 + Y2 + W2 + U2 (1.6)

Với X: lượng mưa bình quân rơi trên lưu vực

Z1, Z2: lượng nước ngưng tụ và bốc hơi trên lưu vực

Y1, Y2: lượng dòng chảy mặt chảy đến và chảy đi

W1, W2: lượng dòng chảy ngầm chảy đến và chảy đi

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 35


Chương I. Tài nguyên nước

U1, U2: lượng nước trữ trong lưu vực ở đầu và cuối thời đoạn Δt

Y1 Z2

Z1

W U

Y2

Hình 1.7. Lưu vực sông và các thành phần cân bằng nước

I.3.2. Phương trình cân bằng nước thông dụng

Trong một lưu vực bất kỳ, giả sử có một mặt trụ thẳng đứng bao quanh khu vực đó tới
tầng không thấm nước. Chọn một thời đoạn Δt bất kỳ, dựa vào nguyên lý cân bằng nước
ta có biểu thức:

(X + Z1 + Y1 + W1) – (Z2 + Y2 + W2) = ⎜U2 – U1⎜ = ± ΔU (1.7)

(nước đến) (nước đi) (thay đổi nước trữ)

với ΔU mang dấu (+) khi U1 > U2 và mang dấu (–) khi U1 < U2

I.3.3. Phương trình cân bằng nước một lưu vực trong một thời đoạn bất kỳ
a) Lưu vực kín

Lưu vực kín là một lưu vực mà đường phân chia nước mặt và nước ngầm là trùng nhau
khi không có nước mặt và nước ngầm từ lưu vực khác chảy đến, tức là Y1 = 0 và W1 = 0.

Gọi Y = Y2 + W2 là tổng lượng nước mặt và nước ngầm chảy ra khỏi lưu vực

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 36


Chương I. Tài nguyên nước

Z = Z2 – Z1 là lượng bốc hơi đã trừ đi lượng ngưng tụ

ta có X = Y + Z ± ΔU (1.8)

b) Lưu vực hở

Đối với lưu vực hở sẽ có lượng nước ngầm từ lưu vực khác chảy vào hoặc ngược lại, khi
đó phương trình có dạng:

X = Y + Z ± ΔW ± ΔU (1.9)

với ± ΔW = W2 – W1

ΔW mang dấu (+) khi W1 > W2

ΔW mang dấu (–) khi W1 < W2

I.3.4. Phương trình cân bằng nước trong nhiều năm

Phương trình (1.8) và (1.9) viết cho thời đoạn bất kỳ, tức ΔT có thể là 1 năm, 1 tháng, 1
ngày hoặc nhỏ hơn nữa. Để viết phương trình cân bằng nước trong thời đoạn nhiều năm,
người ta lấy bình quân trong nhiều năm các thành phần trong phương trình cân bằng nước.

Xét một lưu vực kín trong n năm:

(1.10)

Có thể xem như tổng do có sự xen kẽ của những năm nhiều nước và ít
nước, kết hợp phương trình (a) và (c), ta có:

X0 = Y0 + Z0 (1.11)

trong đó

Nếu n đủ lớn thì X0 gọi là chuẩn mưa năm, Y0 gọi là chuẩn dòng chảy năm và Z0 gọi là
chuẩn bốc hơi năm.

Đối với lưu vực hở, kết hợp phương trình (1.9) và (1.10) tương tự ta có:

X0 = Y0 + Z0 ± ΔW (1.12)

Trong trường hợp lưu vực hở, giá trị bình quân nhiều năm của ± ΔW không tiến đến 0 được vì
sự trao đổi nước ngầm giữa các lưu vực không cân bằng nhau và thường diễn ra một chiều.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 37


Chương I. Tài nguyên nước

Bảng 1.8. Cân bằng nước trung bình nhiều năm trên thế giới và Việt Nam

Diện Mưa Chảy mặt Bốc hơi


tích (103
Vùng lãnh thổ
km2)
(mm) (108 km3) (mm) (108 km3) (mm) (108 km3)

Toàn thế giới 510.000 1.130 577,000 - - 1.130 577,000

Toàn lục địa 149.000 800 119,000 315 47,000 485 72,000

Đại dương 361.000 1.270 458,000 130 47,000 1.400 505,000

Việt Nam 365 1.850 0,675 857 0,312 993 0,362

ĐB sông Hồng 27 1.800 0,048 837 0,022 963 0,025

ĐBSCL 39 1.556 0,060 700 0,027 856 0,033

[Nguồn: Nguyễn Khắc Cường]

I.4. QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC


I.4.1. Khoa học quản lý môi trường

Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức, có phương hướng và mục đích
xác định của chủ thể đối với một đối tượng nhằm khôi phục, duy trì và cải thiện tốt hơn
môi trường sống của con người trong những khoảng thời gian dự định. Bản chất của việc
quản lý môi trường là hạn chế hành vi vô ý thức hoặc có ý thức của con người trong các
hoạt động của mình để môi trường ổn định, luôn ở trạng thái cân bằng.

Các đặc thù của quản lý môi trường gồm:

- Hoạt động quản lý môi trường mang tính trách nhiệm có ý thức của con người, trách
nhiệm của mọi người trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau.

- Hoạt động quản lý môi trường phải nhằm đạt được mục đích cơ bản là bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 38


Chương I. Tài nguyên nước

- Hoạt động quản lý môi trường có tính liên tục theo không gian và thời gian.

- Hoạt động quản lý môi trường là công việc đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung của mọi
quốc gia trên toàn thế giới.

Hoạt động quản lý môi trường dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:

- Bảo đảm duy trì trạng thái cân bằng của hệ sinh thái bằng việc tổ hợp các biện pháp
kinh tế, kỹ thuật, xã hội.

- Mối liên hệ cho - nhận.

- Mang lại hiệu quả và có khả năng thực thi.

- Ða dạng hóa.

- Phân cấp và chuyên môn hóa.

- Gắn hiệu quả hiện tại với tương lai.

- Thử - sai - sửa.

Cơ sở triết học của quản lý môi trường dựa trên tính thống nhất vật chất của thế giới tự
nhiên, con người và xã hội thành một hệ thống rộng lớn. Ðể bảo vệ môi trường sống cần
giữ gìn hài hòa quan hệ con người - tự nhiên và con người - xã hội bằng cách đưa thêm
vào nền sản xuất vật chất của con người chức năng tái sản xuất tài nguyên thiên nhiên.

Cơ sở khoa học, kỹ thuật, công nghệ của quản lý môi trường là việc thực hiện tổng hợp
các biện pháp khoa học, kỹ thuật, kinh tế, luật pháp xã hội nhằm bảo vệ môi trường sống
và phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Các công cụ kỹ thuật có thể gồm các
đánh giá môi trường, xử lý chất thải, tái chế.

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải vật chất diễn ra
dưới sức ép của sự trao đổi hàng hóa theo giá trị. Vì vậy, sử dụng các phương pháp và
công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công
tác bảo vệ môi trường. Các công cụ kinh tế như các loại thuế, phí môi trường, quy chế
đóng góp bồi hoàn, hệ thống các tiêu chuẩn ISO…

Hoạt động trong xã hội rất đa dạng và phức tạp, nên cơ sở luật pháp của quản lý môi
trường là các văn bản luật quốc tế và quốc gia về môi trường.

I.4.2. Quản lý tài nguyên nước


1. Yêu cầu quản lý

Khi lập kế hoạch khai thác, đánh giá môi trường nước cho một vùng hoặc một lưu vực
cần phải đánh giá đầy đủ ba loại đặc trưng của tài nguyên nước:

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 39


Chương I. Tài nguyên nước

- Số lượng nước: biểu thị độ phong phú của tài nguyên nước trên một vùng lãnh thổ.

- Chất lượng nước: hàm lượng của các chất hòa tan hoặc không hòa tan trong nước (có
lợi hoặc gây hại theo tiêu chuẩn của đối tượng sử dụng nước).

- Động thái của nước: được đánh giá bởi sự thay đổi của các đặc trưng dòng chảy theo
thời gian. Sự trao đổi nước giữa các khu vực chứa nước, sự vận chuyển và quy luật
chuyển động của nước trong sông, sự chuyển động của nước ngầm, các quá trình trao
đổi chất hòa tan, truyền mặn…

Kiểm tra, giám sát chất lượng nguồn nước, việc khai thác hợp lý tài nguyên nước, phòng
chống và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước.

2. Giáo dục trong cộng đồng

Cần giáo dục cho người dân biết nhân loại đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng môi
trường ngày một trầm trọng hơn. Ðây là hậu quả tất yếu của những khủng hoảng về dân
số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Trong đó sự bùng nổ dân số đóng vai
trò chủ chốt. Một khi người dân biết rõ được mối nguy cơ đe dọa đến môi trường, họ sẽ
chung tay cùng giải quyết các vấn đề đó.

Giáo dục ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh môi trường, cùng nhau cải thiện các điều kiện vệ
sinh trong hộ gia đình và nơi công cộng. Ðồng thời phổ biến các điều luật bảo vệ môi
trường để người dân nắm vững và chấp hành.

3. Tăng cường khả năng tự làm sạch của nguồn nước

Tự làm sạch nguồn nước là sự phục hồi trạng thái nước ban đầu nhờ các quá trình thủy
động học, lý học, hóa học, sinh hóa… diễn ra trong nguồn nước,

Bản chất của tự làm sạch nguồn nước là sự xáo trộn pha loãng nước thải với nguồn nước,
sự phân hủy và chuyển hóa các chất bẩn trong nguồn nước. Khả năng tự làm sạch của
nguồn nước phụ thuộc nhiều yếu tố như loại nước thải, chế độ thủy động học của nguồn
nước, đặc điểm khí hậu.

I.4.3.Các chính sách liên quan đến tài nguyên nước ở Việt Nam

Có thể nói ở Việt Nam vấn đề quản lý tài nguyên nước bền vững chỉ bắt đầu được đề cập đến
vào thập kỷ 80. Và cho đến cuối thế kỷ 20 chính phủ đã có nhiều mối quan tâm hơn về vấn
đề này thông qua những luật định, chính sách… có liên quan đến bảo vệ tài nguyên nước.

a) Các chính sách và chiến lược cấp quốc gia

Trong những thập niên gần đây, việc quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam đã được cải
thiện đáng kể về mặt pháp lý, cấu trúc thể chế và các cơ chế, góp phần vào sự phát triển
kinh tế xã hội của đất nước. Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998. Luật
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 40
Chương I. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước và các văn bản pháp quy hướng dẫn tiếp theo đã cung cấp các quy định
việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu
quả tác hại do nước gây ra. Qua đó tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao trách
nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc bảo vệ, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước; phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Cấu
trúc của Luật Tài nguyên nước 1998 gồm có 10 chương với 75 điều được phân bố:

- Chương I. Những quy định chung (9 điều)

- Chương II. Bảo vệ tài nguyên nước (10 điều)

- Chương III. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước (16 điều)

- Chương IV. Phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt và tác hại khác do nước gây
ra (11 điều)

- Chương V. Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi (6 điều)

- Chương VI. Quan hệ quốc tế về tài nguyên nước (4 điều)

- Chương VII. Quản lý nhà nước về tài nguyên nước (9 điều)

- Chương VIII. Thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước (4 điều)

- Chương IX. Khen thưởng, xử lý và vi phạm (2 điều)

- Chương X. Ðiều khoản thi hành (4 điều)

Đến năm 2006, Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước (NWRC) đã trình Chính phủ
“Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020”. Và sau đó đã được Thủ tướng
Chính phủ ký Quyết định ban hành số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006. Có thể nói đây
là một chiến lược về tài nguyên nước và các chương trình hành động về tài nguyên nước
ở cấp độ quốc gia được ban hành lần đầu tiên ở Việt Nam. Nội dung chủ yếu của chiến
lược gồm 6 điểm chính:

- Tăng cường bảo vệ nguồn nước và bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh

- Bảo đảm tính bền vững, hiệu quả trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước

- Phát triển bền vững tài nguyên nước

- Giảm thiểu tác hại do nước gây ra

- Hoàn thiện thể chế, tổ chức

- Tăng cường năng lực điều tra, nghiên cứu, phát triển công nghệ

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 41


Chương I. Tài nguyên nước

Bên cạnh đó, việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước cũng được đề cập đến
trong một số văn bản dưới luật khác:

- Chiến lược quốc gia và chương trình hành động nhằm giảm nhẹ và quản lý thiên tai
tại Việt Nam từ 2001 đến 2020 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn MARD và
Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương, 12/2001).

- Kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2001 ÷ 2005 (MARD,
8/2000).

- Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện
đại hóa đến năm 2010 (MARD, 7/2000).

- Định hướng và nhiệm vụ phát triển tài nguyên nước đến năm 2010 (MARD, 9/1999).

- Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước (Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị 36/CT-TW,
ngày 26/6/1998).

- Kế hoạch phát triển tài nguyên nước đến năm 2000 và Kế hoạch hành động phát triển
đến năm 2010 (MARD, 6/1998).

- Chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường (NRWSS).

b) Các thể chế chính trong quản lý nguồn nước

b1. Có liên quan đến môi trường nói chung

- Luật Bảo vệ môi trường (29/11/2005).

- Quyết định 45/QĐ-TTg ngày 02/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập
các Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Nghị định 91/2002 ngày 11/11/2002 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Quyết định 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành
lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.

- Quyết định 395/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 10/4/1998 của Bộ trưởng Bộ Khoa học


Công nghệ & Môi trường về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong việc tìm
kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các
dịch vụ liên quan.

- Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo
vệ môi trường.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 42


Chương I. Tài nguyên nước

b2. Các chính sách liên quan trực tiếp đến tài nguyên nước

- Quyết định 162/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ ban hành quy chế thu
thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.

- Quyết định 05/2003/QĐ-BTNMT ngày 04/9/2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
ban hành quy định về cấp phép thăm dò, khai thác và hành nghề khoan nước dưới đất.

- Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải.

- Văn bản 99/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ
chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước.

- Quyết định 37, 38, 39/2001/QĐ/BNN-TCCB của MARD về việc thành lập Ban Quản
lý quy hoạch lưu vực sông Mê-Kông, sông Đồng Nai, sông Thái Bình và sông Hồng.

- Quyết định 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020.

- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão (ban
hành lần đầu ngày 08/3/1993) ngày 24/8/2000.

- Quyết định 67/2000/QĐ-TTg ngày 15/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành
lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước.

- Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quy chế quản lý chất thải nguy hại (bao gồm cả nước thải nguy hại).

- Nghị định 179/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999 của Chính phủ quy định việc thi hành
Luật Tài nguyên nước.

- Quyết định 35/1999/QĐ-TTg ngày 05/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020.

- Quyết định 63/1998/QĐ-TTg ngày 18/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Định hướng phát triển cấp nước đô thị Quốc gia đến năm 2020.

- Quyết định 357 NN-QLN/QĐ ngày 13/3/1997 của MARD về việc ban hành quy định
thạm thời về việc cấp phép thăm dò, khai thác, hành nghề khoan nước ngầm và đăng
ký công trình khai thác nước ngầm.

- Chỉ thị 487/TTg ngày 30/7/1996 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nhà
nước đối với Tài nguyên nước.

- Quyết định 299/TTg ngày 13/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban
chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương.
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 43
Chương I. Tài nguyên nước

- Quyết định số 860/TTg ngày 30/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban sông Mê-Kông Việt Nam.

- Quyết định 556/TTg ngày 12/9/1995 về điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 327/CT
ngày 15/9/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

- Chỉ thị 200/TTg ngày 29/4/1994 của Thủ tường Chính phủ về đảm bảo nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn.

- Quyết định 327-CT ngày 15/9/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ
trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước.

b3. Những quy định liên quan đến việc nuôi trồng thủy sản

- Nghị định 128/CP ngày 11/10/2005 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực thủy sản.

- Luật Thủy sản 17/2003/QH11 được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 26/11/2003.

- Nghị định 43/2003/NĐ-CP ngày 2/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thủy sản.

- Nghị định 49/NĐ-CP/1998 về qui chế hoạt động nghề cá của người và phương tiện
nước ngoài trong vùng biển nước CHXHCN Việt Nam.

- Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được Ủy ban thường vụ Quốc hội
thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 25/4/1989.

c) Các tiêu chuẩn về chất lượng nước

- TCVN 5942-1995: Chất lượng nước - Chất lượng nước mặt.

- TCVN 5943-1995: Chất lượng nước - Chất lượng nước biển ven bờ.

- TCVN 5944-1995: Chất lượng nước - Chất lượng nước ngầm.

- TCVN 5945-1995: Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải

- TCVN 6772-2000: Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép

- TCVN 6773-2000: Chất lượng nước - Chất lượng nước dùng cho thủy lợi

- TCVN 6774-2000: Chất lượng nước - Chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thủy sinh

- TCVN 6980-2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực
nước sông dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

- TCVN 6981-2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực
nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 44


Chương I. Tài nguyên nước

- TCVN 6982-2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực
nước sông dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước.

- TCVN 6983-2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực
nước hồ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước.

- TCVN 6984-2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực
nước sông dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh.

- TCVN 6985-2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực
nước hồ dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh.

- TCVN 6986-2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào
vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh.

- TCVN 6987-2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào
vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước.

I.5. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy giải thích cho nhận xét tại sao nước là một loại tài nguyên thiên nhiên quý giá và
có hạn?

2. Trình bày vòng tuần hoàn nước và các thành phần của vòng tuần hoàn nước.

3. Tìm hiểu cách thiết lập phương trình cân bằng nước ứng với những điều kiện cụ thể về
lưu vực, các thông số ảnh hưởng.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 45


Chương II: Tài nguyên nước mặt

CHƯƠNG II: TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT

II.1. SỰ HÌNH THÀNH DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI


II.1.1. Hệ thống sông ngòi

Hơi nước từ mặt thoáng địa cầu bốc lên khí quyển, tập hợp lại thành mây. Trong điều
kiện thích hợp, hơi nước trong mây ngưng tụ lại thành mưa rơi xuống nước. Nước mưa
rơi xuống lưu vực, một phần bị tổn thất do bốc hơi trở lại lên không trung, một phần đọng
lại các khu trũng và ngấm xuống đất tạo thành dòng chảy ngầm chảy vào sông, một phần
chảy tràn trên mặt đất dưới tác dụng của trọng lực tạo thành dòng chảy mặt. Phần chảy
tràn này sẽ đi theo các khe rãnh, dần dần hợp thành suối, sông... và tiếp tục đổ ra hồ hoặc
biển. Tất cả các khe, suối, hồ, đầm, sông rạch lớn nhỏ khác nhau gọi là hệ thống sông
ngòi. Hệ thống sông ngòi gồm có sông chính cùng với sông nhánh và các khe suối tập
trung nước về dòng sông đó.

Tùy theo hình dạng của các hệ thống sông mà ta có thể phân chia chúng như sau:

(a) (b)

(c) (d)

Hình 2.1. Một số dạng của hệ thống sông

(a) dạng nan quạt; (b) dạng lông chim; (c) dạng càng cây; (d) dạng song song

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 46


Chương II: Tài nguyên nước mặt

Tên của một hệ thống sông thường lấy từ tên con sông chính trong hệ thống đó, thông
thường con sông chính là con sông dài nhất, có lưu lượng dòng chảy lớn nhất đổ ra biển
hoặc các hồ lớn nội địa. Các con sông đổ vào sông chính gọi là sông nhánh cấp I, sông
chảy vào sông nhánh cấp I gọi là sông nhánh cấp II, tương tự như vậy sông nhánh cấp III
sẽ đổ vào sông nhánh cấp II... Sự phân bố của các sông nhánh dọc theo sông chính quyết
định tính chất dòng chảy trên hệ thống sông.

Càng về xuôi lượng nước và kích thước càng tăng, tốc độ trung bình và độ dốc giảm
xuống. Vì vậy, đối với sông lớn người ta thường chia ra thượng lưu, trung lưu và hạ lưu
để thuận tiện hơn trong việc khai thác tiềm năng kinh tế.

Ở phần cuối của hạ lưu, dòng chảy đổ ra biển qua vùng chuyển tiếp chịu ảnh hưởng của
biển, đặc biệt là chế độ triều. Tốc độ dòng chảy giảm xuống, sự xâm nhập của triều gây
ra sự xáo trộn nước ngọt và mặn, độ rộng của sông tăng mạnh tạo nên kiểu tam giác hay
cửa sông hình phễu.

II.1.2. Lưu vực sông

Lưu vực sông là phần mặt đất mà lượng nước phía trên (kể cả nước mặt và nước ngầm)
sẽ chảy ra con sông đó. Nói cách khác lưu vực sông là phần diện tích khu vực tập trung
nước của sông.

Đường phân nước Sông nhánh


cấp 3

Nguồn sông Sông nhánh cấp 1

Hợp lưu Sông nhánh


cấp 2

Điểm thoát
Sông chính

Hình 2.2. Đường phân nước và giới hạn của lưu vực

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 47


Chương II: Tài nguyên nước mặt

a) Đường phân nước của lưu vực

Lưu vực sông được giới hạn bởi đường phân nước của lưu vực. Có hai loại đường phân
nước là đường phân nước mặt và đường phân nước ngầm.

- Đường phân nước mặt là đường nối liên tục các điểm cao nhất xung quanh lưu vực và
giới hạn lưu vực này với các lưu vực khác. Nước mưa rơi xuống hai phía của đường phân
nước sẽ chảy về hai bên và đi về hai lưu vực khác kế cận nhau theo sườn dốc của chúng.

- Đường phân nước ngầm phân chia sự tập trung nước ngầm giữa các lưu vực. Đây là
đường nối các điểm cao nhất của tầng không thấm trên cùng xung quanh lưu vực. Khi
nước ngầm thấm xuống hai bên của đường phân nước ngầm sẽ chảy vào hai lưu vực
sông khác nhau. Việc xác định đường phân nước ngầm rất khó khăn và tốn kém.

Thông thường đường phân nước mặt và đường phân nước ngầm không trùng nhau. Trong
thực tế thường người ta lấy đường phân nước mặt để xác định diện tích lưu vực và còn
gọi là đường phân lưu. Muốn xác định được đường phân lưu phải căn cứ vào bản đồ địa
hình có vẽ các đường đồng cao độ.

b) Các đặc trưng của lưu vực

b1. Diện tích lưu vực

Diện tích khống chế bởi đường phân thủy của lưu vực được gọi là diện tích lưu vực, ký
hiệu là F và có đơn vị tính là km2.

b2. Chiều dài sông chính

Chiều dài sông chính là chiều dài đường chủ lưu của dòng sông chính từ nguồn ra cửa
sông, ký hiệu là L, đơn vị tính là km.

b3. Chiều dài lưu vực

Chiều dài lưu vực L1 (km) là đường gấp khúc nối các trung điểm mặt cắt ngang lưu vực
từ nguồn ra cửa sông, những mặt cắt ngang này thẳng góc với dòng chảy. Thông thường
chiều dài sông chính cũng được xem như chiều dài lưu vực L ≈ L1.

L (km) L1 (km)
F (km²)

Hình 2.3. Lưu vực sông và các đặc trưng của lưu vực

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 48


Chương II: Tài nguyên nước mặt

b4. Chiều rộng bình quân của lưu vực

Chiều rộng bình quân của lưu vực B (km) được xác định theo hệ số giữa diện tích lưu
vực và chiều dài lưu vực:
(km) (2.1)

b5. Độ cao bình quân của lưu vực

Độ cao bình quân của lưu vực Hbq (km) được xác định trên bản đồ địa hình và tính theo
công thức sau:

(km) (2.2)

trong đó Hi: cao trình đường đồng mức thứ i (m)

fi: diện tích bộ phận của lưu vực nằm giữa hai đường đồng mức liên tiếp
(km²)

F: diện tích lưu vực (km²)

n: số mảnh diện tích

b6. Độ dốc bình quân của lưu vực

Độ dốc bình quân của lưu vực Ibq (o/oo) được xác định trên bản đồ địa hình và tính theo
công thức sau:

(o/oo) (2.3)

trong đó li: chiều dài của đường đồng mức thứ i trong phạm vi lưu vực (m)

Δhi: chênh lệch cao độ giữa hai đường đồng mức (m)

c) Đặc trưng của dòng sông

c1. Mặt cắt dọc của sông

Mặt cắt dọc của sông là mặt cắt theo chiều dòng chảy qua trục lòng sông. Bản đồ mặt cắt
dọc sông cho ta biết sự hình thành phân bố độ dốc dòng sông.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 49


Chương II: Tài nguyên nước mặt

Cao trình mặt đất (m)

Mặt cắt
ngang sông

Hình 2.4. Mặt cắt dọc sông Llyn ở Afon Glaslyn, xứ Wales, Anh

[Nguồn: http://www.geographyalltheway.com/ib_geography]

c2. Mặt cắt ngang của sông

Mặt cắt ngang của sông tại một vị trí nào đó là mặt cắt vuông góc với hướng dòng chảy
ngay tại vị trí đó. Mặt cắt ngang của sông cho ta biết độ sai biệt rộng hẹp của lòng sông
giữa các mùa trong năm.

c3. Độ dốc mặt nước

Độ dốc mặt nước i là tỷ số độ chênh lệch mực nước ΔH tại hai mặt cắt ngang của sông
cách nhau một khoảng cách L. Trong một con sông, độ dốc i nhỏ dần từ nguồn về phía
cửa sông.

(2.4)

trong đó H1, H2: độ sâu mực nước trên sông tại mặt cắt 1 và 2 (m)

L: khoảng cách giữa hai mặt cắt muốn đo (m)

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 50


Chương II: Tài nguyên nước mặt

Gradient
Vận tốc
Bề rộng

Độ sâu

Lưu lượng Lưu lượng Lưu lượng Lưu lượng

Hình 2.5. Đồ thị biểu diễn các mặt cắt ngang khác nhau dọc theo một con sông và mối
liên hệ giữa lưu lượng và các yếu tố dòng chảy theo các mặt cắt ngang đó

[Nguồn: http://www.geographyalltheway.com/ib_geography]

II.2. SỰ HÌNH THÀNH DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI


II.2.1. Dòng chảy sông ngòi
a) Định nghĩa

Dòng chảy là lượng nước trong lưu vực chảy qua mặt cắt cửa ra sau một khoảng thời gian
nhất định cùng với sự thay đổi của nó trong thời gian đó.

Xét theo xuất phát điểm của dòng chảy, người ta chia dòng chảy ra hai phần:

- Dòng chảy mặt: dòng chảy hình thành do nước trên bề mặt lưu vực tạo ra (do mưa
hoặc tuyết tan) và tập trung về tuyến cửa ra. Dòng chảy mặt chỉ hình thành trong thời
gian có mưa hoặc khi tuyết tan

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 51


Chương II: Tài nguyên nước mặt

- Dòng chảy ngầm: dòng chảy do nước ngầm cung cấp cho sông. Dòng chảy ngầm hình
thành trong cả hai thời kỳ có mưa và không có mưa. Các con sông có nước ngay cả
trong mùa khô hạn là nhờ vào dòng chảy ngầm.

Một trong những đặc thù của dòng sông là sự tồn tại tính chu kỳ. Xét trong một khoảng
thời gian dài nhiều năm, có những năm liên tục dòng chảy dồi dào nhưng cũng có những
năm mực nước hạ thấp. Nếu xét trong thời đoạn một năm thì thời kỳ có nhiều nước trong
sông là vào các tháng mùa mưa (dòng chảy lũ) và thời kỳ dòng chảy yếu là vào các tháng
mùa khô (dòng chảy kiệt). Trong mùa mưa, dòng chảy sinh ra chủ yếu từ dòng chảy mặt;
còn trong mùa kiệt nước ngầm là nguồn bổ sung nước chủ yếu cho sông. Thời gian bắt
đầu và kết thúc cho mỗi mùa khác nhau phụ thuộc vào điều kiện khí hậu của từng vùng.

b) Các đặc trưng biểu thị dòng chảy

b1. Lưu lượng dòng chảy

Lưu lượng Q là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang trong một đơn vị thời gian tính bằng
m3/s hoặc L/s. Lưu lượng dòng chảy trong sông không ổn định theo thời gian, đồ thị biểu
diễn sự thay đổi đó gọi là đường quá trình lưu lượng Q(t).

Lưu lượng bình quân trong thời gian T được tính như sau:

(m³/s) (2.5)

trong đó : lưu lượng bình quân (m3/s, L/s)

T: thời gian muốn đo lưu lượng (giây, giờ, ngày…)

b2. Tổng lượng dòng chảy

Tổng lượng dòng chảy W (m³) là lượng nước chảy ra mặt cắt cửa ra trong khoảng thời
gian Δt nào đó. Để xác định tổng lượng dòng chảy cũng dựa trên đường quá trình lưu
lượng Q(t).

(m³) (2.6)

trong đó t1, t2: thời điểm bắt đầu và kết thúc xác định tổng lượng dòng chảy

b3. Độ sâu dòng chảy của lưu vực

Độ sâu dòng chảy của lưu vực Y (mm) là tỷ số giữa tổng lượng dòng chảy W (m³) và
diện tích lưu vực F (km²).

(mm) (2.7)

b4. Module dòng chảy

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 52


Chương II: Tài nguyên nước mặt

Module dòng chảy M là lưu lượng dòng chảy trên một đơn vị diện tích của lưu vực.

(L/s*km²) (2.8)

trong đó Q: lưu lượng dòng chảy (L/s)

F: diện tích lưu vực (km²)

b5. Hệ số dòng chảy

Hệ số dòng chảy α là tỷ số giữa độ sâu dòng chảy của lưu vực và lượng mưa.

(2.9)

trong đó Y: độ sâu dòng chảy của lưu vực (mm)

X: lượng mưa rơi xuống lưu vực (mm)

II.2.2. Các quá trình tạo thành dòng chảy

Các dòng chảy trong sông ngòi đều do mưa rơi xuống lưu vực tạo thành, nên mưa là khâu
đầu tiên trong quá trình hình thành dòng chảy sông ngòi. Do đó đầu tiên chúng ta sẽ tìm
hiểu về quá trình tạo mưa.

a) Quá trình mưa

Khi có mưa, lúc đầu độ ẩm của đất nhỏ nên lượng mưa bị ngấm hết vào đất và không
sinh ra dòng chảy. Sau một khoảng thời gian kể từ lúc bắt đầu mưa, cường độ thấm giảm
đi và trên mặt đất bắt đầu tạo ra dòng chảy mặt. Một phần của dòng chảy này sẽ chảy vào
các khe nhỏ, sau đó tập trung dần vào các khe lớn rồi chảy vào hệ thống sông suối. Thời
gian tập trung nước mưa về hệ thống sông suối rất nhanh, bởi vậy dòng chảy mặt sẽ
không còn nữa sau một khoảng thời gian ngắn khi mưa kết thúc.

Cường độ mưa (hay tần số mưa) là lượng mưa rơi xuống trong một đơn vị thời gian, luôn
thay đổi theo thời gian. Thực tế cho thấy một trận mưa có thể rải khắp khu vực, cũng có
thể chỉ rơi trên một phần của khu vực. Mặt khác trong cùng thời gian lượng mưa ở các
nơi trên khu vực cũng không giống nhau, có nơi mưa lớn có nơi mưa nhỏ. Khu vực có
cường độ mưa lớn nhất gọi là trung tâm mưa. Trong một trận mưa, trung tâm mưa cũng
không cố định mà thường di chuyển. Sự thay đổi lượng mưa theo không gian và thời gian
sẽ chi phối quá trình thay đổi của lượng nước chảy ra ở cửa lưu vực.

b) Quá trình tổn thất

Xét mặt cắt ngang của lưu vực trong thời kỳ đầu của một trận mưa, ta thấy có một phần
nước mưa rơi xuống ngay mặt sông trực tiếp tham gia vào dòng chảy trong sông, còn lại

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 53


Chương II: Tài nguyên nước mặt

đại bộ phận rơi trên mặt đất. Nếu trên đất có lớp phủ thực vật thì có một phần nhỏ đọng
lại trên lá cây, lượng nước này một phần sau đó rơi xuống mặt đất bởi tác dụng của trọng
lực hoặc của gió, phần khác bốc hơi vào khí quyển. Khi trên mặt đất không có lớp phủ
thực vật thì mưa rơi trực tiếp xuống mặt đất, sau đó quá trình ngấm bắt đầu xảy ra.

Khi cường độ mưa rơi trực tiếp xuống mặt đất hoặc qua lớp phủ thực vật rồi rơi xuống
mặt đất nhỏ hơn cường độ thấm thì tất cả nước mưa đều bị ngấm vào trong đất. Quá trình
ngấm kéo dài trong cả thời gian mưa và một thời gian ngắn sau khi mưa tạnh, chỉ cần trên
mặt đất có nước là hiện tượng ngấm vẫn tiếp tục xảy ra. Trong thời kỳ đầu của trận mưa
cường độ ngấm lớn nhất, sau đó giảm dần và tiến tới ổn định.

Khi cường độ mưa lớn hơn cường độ ngấm thì không phải tất cả nước mưa đều bị ngấm
vào trong đất mà trên mặt đất sẽ sinh ra một lượng mưa vượt quá khả năng thấm. Nếu
quá trình trên xảy ra tại các chỗ trũng trong lưu vực thì nước mưa sẽ làm đầy dần các chỗ
trũng. Khi quá trình trên xảy ra tại chỗ bằng phẳng thì lượng nước này sẽ chảy tràn trên
sườn dốc để vào các chỗ trũng và không ngừng mất đi vì thấm và bốc hơi, tuy nhiên nó
cũng được bổ sung liên tục trong quá trình mưa. Sau khi mưa chấm dứt nó có thể tồn tại
trong một thời gian tương đối dài mới ngấm và bốc hơi hết.

c) Quá trình chảy tràn trên sườn dốc

Nước mưa chảy thành từng lớp trên mặt dốc của lưu vực gọi là chảy tràn trên sườn dốc.
Hiện tượng chảy tràn trên sườn dốc chỉ bắt đầu khi đã xuất hiện lượng mưa quá thấm.
Thời gian bắt đầu hiện tượng chảy tràn trên sườn dốc mỗi nơi mỗi khác. Những chỗ mặt
đất ít ngấm nước và những nơi mặt đất dốc nhiều chảy tràn xuất hiện sớm hơn, sau đó
cường độ mưa mỗi lúc một tăng, phạm vi chảy tràn không ngừng phát triển và mở rộng
đến toàn bộ diện tích có mưa trên lưu vực.

Trong quá trình chảy tràn, nước không ngừng bị tổn thất vì ngấm và bốc hơi, nhưng đồng
thời mưa vẫn rơi bổ sung cho lớp nước chảy tràn. Lớp nước chảy tràn dày hay mỏng, tốc
độ chảy mạnh hay yếu, hiện tượng chảy tràn được duy trì lâu hay nhanh chủ yếu do
tương quan giữa cường độ mưa và cường độ ngấm quyết định; còn lượng bốc hơi không
đáng kể vì trong thời gian mưa độ ẩm của không khí rất lớn. Nếu cường độ mưa lớn hơn
cường độ ngấm thì độ sâu của lớp nước chảy tràn tăng và tốc độ chảy tràn cũng tăng
theo. Ngược lại khi cường độ mưa nhỏ hơn cường độ ngấm thì độ sâu của lớp nước chảy
tràn nhỏ dần cho đến hết, lúc này nếu không có nước ở nơi khác bổ sung thì hiện tượng
chảy tràn trên sườn dốc chấm dứt.

Tốc độ chảy tràn trên sườn dốc lớn hay nhỏ phụ thuộc vào sự thay đổi độ sâu lớp nước
chảy tràn, vào độ dốc mặt đất và độ nhám của mặt dốc.

d) Quá trình tập trung dòng chảy

Nước mưa chảy tràn trên sườn dốc rồi tập trung vào sông, sau đó chảy trong sông qua
cửa ra của lưu vực. Giai đoạn chảy trong sông gọi là quá trình tập trung dòng chảy trong
sông. Quá trình này bắt đầu từ lúc nước trên sườn dốc hoặc khe lạch chảy vào sông cho
tới lúc lượng nước cuối cùng nhập vào sông chảy hết qua cửa ra lưu vực.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 54


Chương II: Tài nguyên nước mặt

Đây là một quá trình thủy lực rất phức tạp. Nó có liên quan mật thiết đến dạng hình học
của sông (như hình dạng mặt cắt ngang và sự thay đổi của nó dọc theo chiều dài sông, độ
uốn khúc của sông) và độ ngấm của lòng sông. Các quá trình mưa, ngấm, chảy tràn và
tập trung nước trong sông diễn ra đồng thời. Có thể trên cùng một lưu vực, một quá trình
nào đó có nơi phát sinh sớm, có nơi phát sinh muộn, thậm chí không phát sinh.

II.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DÒNG CHẢY

Quá trình hình thành dòng chảy chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố phức tạp, chúng không
những chỉ ảnh hưởng đến tổng lượng dòng chảy mà còn ảnh hưởng đến cả quá trình phân
phối dòng chảy. Các yếu tố này bao gồm yếu tố khí hậu, yếu tố mặt đệm và các hoạt
động cải tạo thiên nhiên của con người.

Trong các yếu tố khí hậu, mưa và bốc hơi là quan trọng nhất, chúng phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác như nhiệt độ, gió, bức xạ mặt trời... Mặt đệm khu vực với các tính chất thiên
nhiên như địa hình, địa chất, lớp phủ thực vật... sẽ biểu hiện tính chất dòng chảy. Con
người cũng là một yếu tố có thể làm thay đổi tính chất dòng chảy qua các hoạt động như
làm thay đổi mặt đệm, khai thác nguồn nước, gây mưa nhân tạo... Chúng ta sẽ lần lượt
phân tích các yếu tố trên.

II.3.1. Yếu tố khí hậu


a) Chế độ bức xạ

Sự đa dạng về khí hậu ở mọi nơi trên trái đất được quyết định bởi độ lệch của tia sáng
mặt trời đến với nó. Vì vậy, khi xét chế độ bức xạ nghĩa là xem xét sự biến đổi của nó
theo không gian và thời gian. Trước hết ta xét cân bằng bức xạ bề mặt.

Phương trình cân bằng bức xạ bề mặt:

- Thành phần đến: S + D + EKQ

- Thành phần đi: R + EBM

EB
EKQ
S
R
D

Hình 2.6. Sơ đồ cân bằng bức xạ bề mặt

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 55


Chương II: Tài nguyên nước mặt

Từ công thức tính giá trị Albedo:

(2.10)

⇒ R = A(S + D) (2.11)

ta có B = (S + D)(1 – A) – B* (2.12)

trong đó B* = EKQ – EBM (2.13)

S: trực xạ (MJ/m²*ngày)

D: tán xạ (MJ/m²*ngày)

R: phản xạ (MJ/m²*ngày)

EKQ: bức xạ của khí quyển (MJ/m²*ngày)

EBM: bức xạ của bề mặt (MJ/m²*ngày)

b) Chế độ nhiệt

b1. Nhiệt độ mặt đất

Quả đất chuyển động quanh mặt trời và tự quay quanh trục của nó làm cho khoảng cách
từ mặt đất đến mặt trời luôn thay đổi, diện tích hấp thu ánh sáng mặt trời giữa các nơi
cũng khác nhau. Mức độ hấp thu năng lượng mặt trời tùy thuộc vào thời điểm, vị trí địa
lý, đặc điểm địa chất, địa hình và lớp phủ bề mặt.

Ban ngày do ảnh hưởng của bức xạ mặt trời nên nhiệt độ mặt đất tăng lên, ban đêm mặt
đất tỏa nhiệt nên nhiệt độ hạ xuống. Biên độ thay đổi nhiệt độ của mặt đất tương đối lớn.
Ở nước ta biên thay đổi nhiệt độ vào khoảng trên dưới 10oC, trong năm khoảng 30 ÷
40oC; nhiệt độ cao nhất trong ngày xuất hiện vào khoảng 13 ÷ 14 giờ; nhiệt độ thấp nhất
xuất hiện trước lúc mặt trời mọc từ 1 ÷ 2 giờ; nhiệt độ cao nhất trong năm vào tháng 7 và
thấp nhất vào tháng 1. Riêng khu vực ÐBSCL có nền nhiệt cao quanh năm, trung bình
khoảng 27oC. Trong mùa mưa mây nhiều và mưa diễn ra hầu như hàng ngày nên nhiệt độ
không quá cao.

b2. Nhiệt độ của mặt nước

Hàng ngày nhiệt độ đạt cực đại lúc 15 ÷ 16 giờ còn nhiệt độ cực tiểu vào khoảng 2 ÷ 3
giờ. Biên độ thay đổi trong ngày trên mặt hồ ở những vĩ độ ôn đới vào khoảng 2 ÷ 5oC.
Trên biển nhiệt độ mặt nước còn khoảng 0,1oC ở những vĩ độ cao, 0,4oC ở vĩ độ trung
bình và 0,5oC ở vùng nhiệt đới. Hàng năm nhiệt độ trung bình mặt nước của tháng lớn
nhất và nhỏ nhất xuất hiện chậm hơn trên mặt đất chừng một tháng, biên độ thay đổi
trong năm trên mặt hồ khoảng 15 ÷ 20oC. Ở các đại dương vùng ôn đới khoảng 2 ÷ 4oC,
vùng nhiệt đới khoảng 5oC.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 56


Chương II: Tài nguyên nước mặt

b3. Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí theo quy định là nhiệt độ đo ở chỗ không có ánh sáng mặt trời chiếu
vào, không khí lưu thông dễ dàng, không có gió và ở độ cao 2 m trên mặt đất.

Không khí ở tầng đối lưu nóng lên hay lạnh đi không phải dưới ảnh hưởng trực tiếp của
bức xạ mặt trời mà chủ yếu là nguồn nhiệt ở mặt đất, cho nên sự thay đổi nhiệt độ của
không khí theo thời gian cũng có tính chu kỳ như ở mặt đất, song biên độ thay đổi nhỏ
hơn và thời gian xảy ra cực đại, cực tiểu cũng chậm hơn. Càng lên cao thì sự sai kém nói
trên càng lớn hơn. Biên độ thay đổi nhiệt độ không khí hàng năm ở nước ta từ 15 ÷ 20oC,
ở miền Bắc biên độ thay đổi lớn hơn ở miền Nam.

Nhiệt độ không khí còn thay đổi theo độ cao, ở tầng đối lưu của khí quyển cứ đi lên cao
100 m nhiệt độ hạ thấp xuống chừng 0,6oC nhưng độ giảm đó không ổn định, nó biến đổi
theo mùa, theo vùng đồng bằng hay miền núi.

c) Áp suất không khí

Không khí có trọng lượng và không ngừng chuyển động, do đó gây ra áp suất tác dụng
lên mặt đất và các vật trên mặt đất. Để xác định được dễ dàng người ta định nghĩa áp suất
của không khí tĩnh ở địa điểm quan trắc là trọng lượng của cột không khí thẳng đứng có
tiết diện bằng một đơn vị diện tích. Đơn vị để đo áp suất là mm thủy ngân (mmHg) hoặc
milibar (mbar).

Càng lên cao mật độ không khí càng giảm, chiều cao cột không khí càng giảm do đó áp
suất của không khí cũng giảm theo. Trên độ cao 5km áp suất giảm một nửa so với mặt
đất. Áp suất không khí luôn luôn thay đổi theo không gian. Nơi nào nhiệt độ cao thì mật
độ không khí giảm đi, do đó áp suất nhỏ. Ngược lại nơi nào có nhiệt độ thấp thì mật độ
không khí tăng lên, áp suất không khí lớn. Ngoài ra tại một địa điểm nào đó áp suất
không khí cũng thay đổi theo thời tiết nóng lạnh.

d) Gió

Trong khí tượng người ta định nghĩa gió là sự chuyển động của không khí theo chiều
nằm ngang. Sự khác nhau về khí áp theo hướng nằm ngang là nguyên nhân sinh ra gió.
Nếu như không có những nguyên nhân khác ảnh hưởng đến gió thì gió thổi theo chiều từ
nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.

Gió làm tăng độ bốc hơi, thay đổi độ ẩm không khí và là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất
đến mưa vì gió vận chuyển hơi nước từ nơi này đến nơi khác để tạo ra mưa.

Gió có hai yếu tố đặc trưng quan trọng là tốc độ gió và hướng gió. Tốc độ gió tính theo
đơn vị (m/s) và do giảm lực ma sát được chia ra làm 12 cấp. Theo quy phạm người ta
quan trắc gió ở độ cao tương đương 10 m bằng cốc quay.

Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên người dân hiểu khá rõ thời gian xuất hiện cũng
như những ảnh hưởng của hai loại gió mùa chính là Ðông Bắc và Tây Nam. Gió mùa
Ðông Bắc xuất hiện trong mùa khô liên quan đến các trung tâm áp cao thường xuất hiện
ở các vùng Ðông Bắc Trung Quốc hoặc vùng Viễn Ðông của Nga, vì vậy mang theo đặc
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 57
Chương II: Tài nguyên nước mặt

tính khá lạnh và khô của vùng Ðông Bắc lục địa châu Á. Tuy nhiên ở ÐBSCL ảnh hưởng
của gió này bị gió chướng lấn át, gió mùa Tây Nam liên quan với các trung tâm áp thấp
thường xuất hiện và tồn tại ở vùng bán đảo Ấn Ðộ hoặc Trung Ðông. Từ đây gió thổi đến
Việt Nam mang theo nhiều hơi nước và kết hợp với sự hoạt động của giải hội tụ chí tuyến
nên mưa nhiều và khá tập trung.

e) Bão

Bão là do gió xoáy rất mạnh tạo nên, ở trung tâm bão khí áp thấp, bên ngoài khí áp cao.
Gradien khí áp ở trung tâm đặc biệt lớn làm cho không khí từ miền khí áp cao chuyển
vào trung tâm rất mạnh hình thành xoáy trôn ốc đi lên.

Khi bão đi qua một nơi nào đó sẽ làm cho chế độ khí áp nơi đó biến đổi đột ngột. Khi bão
còn ở xa thì khí áp giảm chậm, bão đến gần thì khí áp giảm rất nhanh, bão đi qua rồi khí
áp lại tăng lên đột ngột. Vì khí áp thay đổi nhanh như vậy nên tốc độ gió cũng thay đổi
đột ngột theo và có sức phá hoại lớn.

Bão thường phát sinh từ các vùng biển nhiệt đới có hơi nước phong phú. Vì vậy bão
thường mang theo khối không khí ẩm gây ra mưa lớn. Ngoài ra bão còn tạo nên sóng bão
với độ cao từ 10 ÷ 16 m gây nguy hiểm cho thuyền bè và gây ngập lụt vùng ven biển.
Mắt bão đi qua vùng nào thì vùng đó bị tàn phá nặng nề nhất.

Hàng năm bão đổ bộ vào Việt Nam trên dưới 10 trận. Bão sớm xảy ra trong tháng 6 và
bão muộn xảy ra trong tháng 12. Thời kỳ đầu thường đổ bộ vào miền Bắc rồi miền
Trung, sau đó vào Nam Trung Bộ và rất hiếm khi vào Nam Bộ.

Áp thấp Áp cao

Hình 2.7. Chiều gió xoáy trong một cơn bão

f) Độ ẩm không khí

Độ ẩm của không khí là mật độ hơi nước có trong khí quyển. Trong một ngày độ ẩm
tuyệt đối lớn nhất xuất hiện vào lúc 3 ÷ 4 giờ chiều hoặc hoàng hôn, nhỏ nhất vào lúc
bình minh. Nguyên nhân là vào ban ngày nước bốc hơi nhiều còn ban đêm lạnh nên nước
ngưng lại, độ ẩm giảm xuống. Trong khi đó độ ẩm tương đối thay đổi ngược lại với độ
ẩm tuyệt đối.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 58


Chương II: Tài nguyên nước mặt

Có nhiều phương pháp biểu thị độ ẩm khác nhau:

- Độ ẩm tuyệt đối a (g/cm3, kg/m3) hay còn gọi mật độ hơi nước là lượng hơi nước có
trong một đơn vị thể tích không khí.

- Áp suất hơi nước e (mmHg, mbar) là áp lực do hơi nước trong không khí gây ra tác
dụng lên một đơn vị diện tích.

- Độ ẩm tương đối R (%) là tỷ số giữa áp suất hơi nước thực tế e với áp suất hơi nước ở
trạng thái bão hòa E (mmHg, mbar) tại cùng một nhiệt độ.

- Độ thiếu hụt bão hòa d (mmHg, mbar) là đại lượng biểu thị mức độ bão hòa hơi nước
trong không khí và được tính bằng hiệu số giữa áp suất hơi nước ở trạng thái bão hòa
với áp suất hơi nước E – e.

Ở nước ta trong năm thường độ ẩm tuyệt đối đạt cực đại vào tháng 7 và cực tiểu vào
tháng 1. Ở các độ cao khác nhau độ ẩm tuyệt đối cũng khác nhau, càng lên cao càng
giảm. Giữa các miền, độ ẩm tuyệt đối ở miền nóng lớn hơn miền lạnh, gần biển lớn hơn
trong lục địa.

g) Bốc hơi

Bốc hơi là quá trình biến đổi của nước từ thể lỏng hay thể rắn sang thể hơi do tác dụng
chính của nhiệt độ và sau đó đi vào không khí. Thoát hơi là sự bốc hơi xảy ra trên bề mặt
các mô của thực vật. Trong tính toán cân bằng nước người ta gọi chung bốc thoát hơi là
tổng lượng nước mất đi do sự bốc hơi từ mặt đất, mặt nước và qua lớp phủ thực vật.

Nước không ngừng bốc hơi lên khí quyển, tuy nhiên lượng bốc hơi thay đổi khác nhau
theo nhiều yếu tố:

- Thời gian (ngày đêm, mùa...)

- Địa điểm địa lý (vùng núi, đồng bằng, xích đạo, ôn đới...)

- Diễn biến của các yếu tố khí tượng khác (nhiệt độ, gió, độ ẩm...)

- Lớp đất mặt (sét, cát...)

- Lớp phủ thực vật (rừng cây, hoang mạc...)

Sau đây ta xét một số loại bốc hơi:

1. Bốc hơi mặt nước chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau nhưng chủ yếu là các
yếu tố khí tượng sau:

- Độ thiếu hụt bão hòa d: nếu độ thiếu hụt bão hòa của không khí càng lớn thì khả năng
chứa thêm hơi nước của không khí càng nhiều, tốc độ bốc hơi càng nhanh. Tốc độ bốc
hơi tỷ lệ thuận với độ thiếu hụt bão hòa và tiếp tục cho đến khi d = 0.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 59


Chương II: Tài nguyên nước mặt

- Tốc độ gió: gió thổi đưa hơi nước trong lớp không khí sát nước đi nơi khác làm cho
độ thiếu hụt bão hòa tăng lên tạo điều kiện cho bốc hơi phát triển mạnh hơn.

- Nhiệt độ: nhiệt độ của nước càng cao, sự chuyển động hỗn loạn của các phân tử khí
càng lớn thì càng có nhiều phần tử hơi nước thoát ra ngoài không khí, do đó bốc hơi
càng nhiều.

- Chất nước và diện tích mặt bốc hơi: tốc độ bốc hơi của nước biển nhỏ hơn tốc độ bốc
hơi của nước ngọt. Diện tích mặt bốc hơi lớn thì tốc độ bốc hơi lớn hơn diện tích mặt
bốc hơi bé.

2. Bốc hơi mặt đất diễn ra phức tạp hơn bốc hơi mặt nước:

- Tính chất vật lý của đất: đất có mao quản to sẽ bốc hơi ít hơn đất có mao quản bé.

- Độ sâu của mực nước ngầm: mực nước ngầm càng gần mặt đất tốc độ bốc hơi càng lớn.

- Độ ẩm ướt của đất: đất càng khô bốc hơi diễn ra càng chậm.

- Bề mặt: bề mặt nhẵn bốc hơi ít hơn bề mặt gồ ghề vì diện tích bề mặt của nó nhỏ hơn.

- Lớp phủ thực vật: làm giảm lượng bốc hơi từ mặt đất vì nó che không cho đất bị đốt
nóng, làm tăng độ ẩm không khí, làm giảm tốc độ gió.

3. Thoát hơi qua lá cây: các yếu tố ảnh hưởng đến bốc hơi qua lá cây gồm:

- Nhiệt độ: yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến bốc hơi qua lá cây, nhiệt độ tăng lên 10oC thì
tốc độ bốc hơi sẽ tăng lên 1 cấp.

- Ánh sáng: sự bốc hơi qua lá cây hầu như xảy ra vào ban ngày. Nếu che kín không cho
thực vật nhận ánh sáng mặt trời, tốc độ bốc hơi sẽ giảm một nửa.

- Loại thực vật: những loại thực vật khác nhau có cấu tạo lá cây khác nhau thì tốc độ
bốc hơi cũng khác nhau.

- Độ ẩm của đất: khi độ ẩm của đất giảm đến một giới hạn nhất định thì thực vật không
thể hút được nước từ dưới đất lên được nữa, bốc hơi sẽ nhỏ. Nếu độ ẩm cao bốc hơi
qua lá cây sẽ lớn.

Tại ÐBSCL do nền nhiệt cao quanh năm, nhiều kênh rạch và sông ngòi cộng với canh tác
lúa nước nên ẩm độ không khí thường xuyên đạt trên 80%. Do đó bốc hơi diễn ra mạnh
mẽ, đặc biệt trong mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Hiện nay các trạm khí tượng ở nước ta sử dụng phổ biến hai loại dụng cụ đo bốc hơi: đo
bằng ống Piche và đo bằng thùng bốc hơi Penman. Nghiên cứu quá trình bốc hơi ngoài
việc có ý nghĩa quan trọng đối với sự cân bằng nước, nó còn ý nghĩa thực tiễn rất lớn
trong tính toán kho nước, quy hoạch tưới và các vấn đề khác của nền kinh tế quốc dân.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 60


Chương II: Tài nguyên nước mặt

h) Mưa

Mưa là hiện tượng không khí ẩm lạnh xuống dưới điểm sương và nhờ có các hạt bụi
trong không khí tạo điều kiện cho phần hơi nước quá bão hòa có hạt nhân ngưng kết lại
thành hạt mưa, trọng lượng hạt mưa đủ lớn để vượt qua sự ma sát khí quyển và tốc độ các
luồng không khí đi lên để rơi xuống thành mưa. Điểm sương là nhiệt độ để hơi nước
trong không khí đạt tới trạng thái bão hòa. Có nhiều nguyên nhân làm cho không khí lạnh
xuống dưới điểm sương như:

- Khi khối không khí ẩm và nóng đi qua mặt đệm lạnh.

- Do không khí bức xạ mà mất nhiệt.

- Do sự xáo trộn hai khối khí đã bão hòa hoặc gần bão hòa có nhiệt độ khác nhau.
Nhưng quan trọng nhất là khi khối không khí thăng lên cao, do áp suất xung quanh nó
giảm đi rất nhanh theo chiều cao làm cho thể tích khối không khí đó nở ra và sinh
công. Năng lượng sinh ra công đó lấy ngay trong bản thân khối không khí làm cho
nhiệt độ nó giảm đi, đó là trường hợp lạnh đi vì động lực.

Căn cứ vào nguyên nhân làm không khí thăng lên cao, ta có thể phân loại mưa:

- Mưa do đối lưu: về mùa hè mặt đệm bị đốt nóng, lớp không khí ẩm sát mặt đệm cũng
nóng theo và bốc lên cao làm thành một luồng khí đối lưu với lớp không khí trên cao.
Luồng đối lưu mạnh có thể gây ra gió lớn, mây nhiều và mưa to, đồng thời kèm theo
hiện tượng sấm sét. Nước ta ở vùng nhiệt đới nên có mưa đối lưu vào mùa hè, cường
độ mưa lớn, lượng mưa nhiều nhưng phạm vi không rộng và thời gian không kéo dài.

- Mưa do địa hình: khối không khí ẩm trên đường di chuyển gặp núi cao sẽ bốc lên
sườn núi sinh ra hiện tượng lạnh đi vì động lực, hơi nước đọng lại thành mưa rơi
xuống. Mưa địa hình thường có lượng mưa lớn, mưa tập trung ở sườn núi đón gió,
còn sườn núi phía bên kia rất ít khi có mưa. Mưa theo mùa ở hai phía của dãy Trường
Sơn, ở biên giới Việt Lào là điển hình của loại mưa này.

- Mưa do hội tụ (mưa front): là loại mưa có kèm theo hiện tượng gió xoáy. Loại này có
mưa lớn, phạm vi rộng, thời gian đủ dài dễ sinh ra lụt lội.

Mưa là nguồn cung cấp nước ngọt chính trên thế giới và là đối tượng nghiên cứu cơ bản
nhất liên quan đến các vấn đề khai thác tài nguyên và phòng chống thiên tai như lũ lụt,
hạn hán... Lượng mưa trong một thời đoạn nào đó là chiều dày lớp nước mưa đo được tại
một trạm đo mưa trong thời đoạn đó, đơn vị đo mưa là mm.

Mưa là yếu tố quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng đến tất cả các nhân tố thủy văn khác. Ở
những nơi không có tài liệu dòng chảy, khi tính toán thiết kế các công trình thường căn
cứ vào tài liệu mưa để tính ra dòng chảy.

Ở Việt Nam lượng mưa rất dồi dào trung bình khoảng 2000mm/năm, nhưng phân bố
không đều trong năm. Chẳng hạn ở ÐBSCL, trên 96% lượng mưa năm tập trung từ tháng
5 đến 11, các tháng còn lại mưa ít, có tháng hầu như không mưa như tháng 2 và tháng 3.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 61


Chương II: Tài nguyên nước mặt

II.3.2. Yếu tố mặt đệm

Các đặc tính về vị trí, thổ nhưỡng, địa chất, lớp phủ thực vật, hồ ao đầm lầy trong lưu vực
đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành dòng chảy, ta gọi chung là yếu tố mặt đệm.
Điều kiện mặt đệm chi phối mạnh mẽ các quy luật về sự hình thành dòng chảy cũng như
diễn biến hoạt động của sông ngòi.

Cường độ và thời gian mưa tạo sự hình thành dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm trên lưu
vực. Độ dốc càng lớn, khả năng chảy trên bề mặt càng lớn dẫn đến điều kiện tập trung
dòng chảy lũ càng lớn, tốc độ nước sẽ tỷ lệ với độ bào mòn mặt đất. Ngược lại nếu trên
bề mặt dòng chảy có nhiều chướng ngại vật, cây cỏ, bãi bồi... sẽ gia tăng độ nhám dòng
chảy. Các vùng trũng tạo khả năng điều tiết của sông ngòi tăng lên kéo dài thời gian lũ.
Sự thay đổi các lớp đất nơi có dòng chảy đi qua cũng ảnh hưởng đến độ thấm rút của lớp
nước, làm thay đổi lưu lượng nước. Các lưu vực có nhiều rừng rậm sẽ thuận lợi trong
việc điều tiết dòng chảy nhờ khả năng giữ một lượng nước lớn trong các tầng rễ, làm gia
tăng độ ẩm khu vực, đồng thời kích thích sự hội tụ mây gây ra mưa trong vùng.

a) Vị trí địa lý và địa hình của khu vực

Vị trí địa lý của khu vực là vị trí trung tâm và xung quanh ranh giới của lưu vực, thường
dùng kinh độ và vĩ độ để biểu thị. Khi nói về vị trí của lưu vực cần biết rõ xung quanh
lưu vực có những ngọn núi nào, giáp với con sông nào, đồng thời đề cập đến nguồn sông
cách biển bao xa để có thể thấy được mối quan hệ về vị trí của nó với các lưu vực khác,
đồng thời xem xét hơi nước từ ngoài biển vận chuyển vào lưu vực đó như thế nào. Các
nhân tố khí hậu thay đổi theo vĩ độ tương đối rõ rệt, vùng nhiệt đới ẩm ướt mưa nhiều
nhưng vùng sa mạc lại khô cằn... Vì vậy vị trí địa lý của một lưu vực phản ánh điều kiện
khí hậu của lưu vực đó.

Do nguyên nhân hình thành khí hậu tương đối đồng nhất trên một lưu vực rộng lớn, và
thổ nhưỡng có tính chất lưu vực rõ rệt nên tình hình thủy văn trên các lưu vực trong cùng
một khu vực có tính tương tự nhất định. Nếu hai lưu vực gần nhau thì điều kiện địa lý tự
nhiên và thủy văn của chúng tương tự nhau cho phép ta dùng phương pháp “lưu vực
tương tự” để giải quyết vấn đề dòng chảy cho những lưu vực thiếu tài liệu thực đo. Địa
thế, địa hình của lưu vực không những ảnh hưởng đến bốc hơi mà còn ảnh hưởng trực
tiếp đến sự tập trung dòng chảy. Nếu địa hình cao và dốc thì dòng chảy sẽ tập trung
nhanh. Ngược lại, địa hình bằng phẳng làm cho vận tốc dòng chảy giảm xuống, sự bồi
lắng tăng lên, hình dạng lòng sông uốn lượn và phân nhánh trước khi đổ ra biển. Ðây
chính là những yếu tố cơ bản hình thành nên vùng châu thổ sông Mê-kông.

b) Đặc tính thổ nhưỡng và địa chất của lưu vực

Đặc tính thổ nhưỡng và địa chất bao gồm tính chất của nham thạch và cấu tạo địa chất
của lưu vực, nó quyết định lượng nước ngấm xuống đất và lượng nước trữ trong lưu vực
là hai nhân tố có ảnh hưởng rõ rệt đến dòng chảy. Ngoài ra do đặc tính về cấu tạo địa chất
có thể dẫn đến đường phân nước mặt và nước ngầm của lưu vực không trùng nhau khiến
cho việc phân tích thủy văn trở nên phức tạp.

Tính chất vật lý thổ nhưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thủy văn (đất cát dễ
ngấm hơn đất sét). Nếu điều kiện mưa như nhau, dòng chảy mặt hình thành trên đất sét sẽ
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 62
Chương II: Tài nguyên nước mặt

lớn hơn. Tính chất thổ nhưỡng khác nhau, tình hình xâm thực khác nhau thì hàm lượng
cát trong sông sẽ khác nhau. Tính chất của thổ nhưỡng còn có ảnh hưởng rõ rệt đến lượng
bốc hơi mặt đất. Đất có kết cấu chặt, màu đất thẫm thì lượng bốc hơi mặt đất sẽ lớn. Đất
có kết cấu rời rạc, hạt thô thì lượng bốc hơi sẽ nhỏ.

c) Lớp phủ thực vật

c1. Phân bố lại lượng nước mưa

Nếu không có lớp thực vật, nước mưa rơi xuống hoặc tạo thành dòng chảy mặt hoặc thấm
xuống đất. Như vậy sự tác động của cường độ mưa lên sự phân bổ này là quan trọng
nhất. Cường độ mưa lớn sẽ tạo dòng chảy mặt ngay, đôi khi đất chưa kịp bão hòa nước.

Làm tăng độ ngấm đất, rễ cây làm cho đất xốp rời rạc, lượng nước ngấm tăng lên, dòng
chảy ngầm lớn và phân phối dòng chảy trong năm điều hòa hơn.

c2. Ðiều hòa dòng chảy

Mật độ cây cối và chiều cao của chúng đóng vai trò điều chỉnh cường độ mưa trước khi
xuống tới mặt đất. Thêm nữa, nhờ thực vật, tầng thảm mục và mùn sẽ ngày một dày lên
tạo điều kiện giữ nước tốt hơn. Kết quả là dòng chảy mặt sẽ được điều hoà và ổn định
hơn rất nhiều, đặc biệt, sẽ tránh được lũ quét và lũ bùn đá.

c3. Thay đổi đặc tính lý, hóa của nước

Xói lở, sạc lở, bào mòn, rửa trôi… được hạn chế rất nhiều bởi lớp thực vật. Khi không có lớp
thảm thực vật các quá trình trên diễn ra rất mạnh. Do đó đặc tính lý, hóa của nước sông một
phần chịu ảnh hưởng của những quá trình này. Chúng ta có thể nhận thấy bằng mắt sự thay
đổi về mức độ phù sa, độ đục… trong sông, đặc biệt thời điểm trước khi đỉnh lũ tràn về.

d) Hồ ao và đầm lầy

Hồ ao và đầm lầy có tác dụng điều tiết dòng chảy sông ngòi. Trong mùa hè một phần
nước lũ được chứa lại trong hồ, đến lúc nước rút mới chảy đi. Khả năng điều tiết của hồ
lớn hay nhỏ do dung tích của hồ và vị trí của nó trong một lưu vực quyết định. Trong lưu
vực hiếm nước, do lượng bốc hơi mặt nước lớn hơn lượng bốc hơi mặt đất nên hồ ao làm
giảm một phần dòng chảy.

e) Hoạt động của con người

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, con người đã tiến hành công cuộc cải tạo thiên
nhiên quy mô ngày càng lớn với các công trình thủy lợi, chống xói mòn, trồng cây gây
rừng... Những tác động có ý thức và vô ý thức này đã làm thay đổi bộ mặt tự nhiên của
các lưu vực, làm thay đổi lượng dòng chảy và sự phân phối dòng chảy. Những thay đổi
này có thể là từ từ qua nhiều năm hoặc đột ngột trong một thời gian ngắn. Ngoài ra việc
cải tạo thiên nhiên của con người cũng thể hiện ở việc cải tạo khí hậu và cải tạo mặt đệm.

Con người ngày càng can thiệp vào thiên nhiên qua các hoạt động khai thác nguồn nước
cho sinh hoạt, cho tưới tiêu, phát điện, phòng lũ, khai thác thủy sản, giao thông vận tải,
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 63
Chương II: Tài nguyên nước mặt

du lịch... Việc xây dựng các hồ chứa nước dọc theo các triền dốc của nhiều hệ thống sông
làm thay đổi chế độ điều tiết nước tự nhiên. Ngoài ra việc xây dựng nhiều công trình
không theo một kế hoạch tổng thể, nạn chặt phá rừng, khai thác nước quá mức, gây ô
nhiễm... cũng làm phá vỡ hệ cân bằng sinh thái gây nên những hậu quả xấu cho thiên
nhiên và môi trường không lường hết được.

Hoạt động của con người trong các lĩnh vực kinh tế đã làm thay đổi cân bằng nước. Ngay
trong nông nghiệp đã sử dụng trên 63% tài nguyên nước. Việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cân bằng nước trong khu vực.

Nạn chặt phá rừng bừa bãi, nhất là rừng đầu nguồn, nạn đốt rừng lấy đất canh tác… đã để
lại hậu quả nghiêm trọng như lũ quét, lũ bùn đá… và lũ trở nên khác thường.

Càng ngày chúng ta càng thấy môi trường nước bị ô nhiễm nặng hơn. Việc lạm dụng quá
mức các loại phân bón và các hóa chất bảo vệ mùa màng đã để lại dư lượng ngày một
tăng trong các nguồn nước. Hậu quả tạo ra các hiện tượng phì dưỡng, nhiễm độc, nghèo
nàn hóa… trong quần thể sinh vật.

II.4. TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TẠI VIỆT NAM 2


II.4.1. Việt Nam có nguồn nước mặt phong phú

Tài nguyên nước mặt ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú bao gồm nhiều thủy vực tự
nhiên và nhân tạo như sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo (hồ chứa), giếng khơi, hồ đập,
ao, đầm phá. Trung bình hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhận được 1.944mm nước mưa,
trong đó bốc hơi trở lại không trung 1.000mm, còn lại 941mm hình thành một trữ lượng
nước mặt vào khoảng 310 tỷ m3. Tính bình quân, mỗi người dân Việt có thể hứng được
một lượng nước bằng 3.870 m3 mỗi năm, hoặc 10.600 lít nước mỗi ngày. Trong khi đó tại
các nước công nghiệp phát triển nhất, tổng nhu cầu về nước trong một ngày bình quân
theo đầu người, bao gồm cả 340 lít nước sinh hoạt, 2.540 lít nước cung cấp cho nông
nghiệp và 4.520 lít công nghiệp cũng chỉ vào khoảng 7.400 lít/người.ngày. Ở nước ta, tại
các đô thị lớn, lượng nước sinh hoạt cấp cho mỗi người hàng ngày hiện nay chỉ mới vào
khoảng 100 ÷ 150 lít. Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là cung cấp cho nhân dân nông
thôn khoảng 70 lít/người*ngày vào năm 2010 và 140 lít/người*ngày vào năm 2020. Ở
một số vùng đặc biệt khan hiếm nước vào mùa khô, như vùng Lục Khu thuộc tỉnh Cao
Bằng, mục tiêu phấn đấu hiện nay là cung cấp 15 lít nước/người*ngày. Chỉ riêng nguồn
nước ngọt từ mưa tiềm năng đã vượt khá xa yêu cầu về cấp nước.

Ngoài nguồn nước mặt từ mưa, nước ta còn có nguồn nước rất lớn do các con sông xuyên
biên giới đem từ lãnh thổ các nước ngoài vào như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông
Mê-Kông. Lượng nước này ước tính bằng 520 tỷ m3, gấp 1,7 lần lượng nước ngọt hình
thành trong nước. Một số sông xuyên biên giới như sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn, Bằng
Giang ở Cao Bằng chuyển một lượng nước từ Việt Nam qua lãnh thổ Trung Quốc. Tuy
nhiên lượng này không đáng kể so với tổng lượng nước hình thành trên lãnh thổ Việt
Nam. Các phụ lưu của sông Mê-Kông như Nậm Rốm, Sê-Kông, Sê-Băng-Hiêng, Sê-San,

2
Tham khảo chi tiết: Lê Quý An và CSV (2004).

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 64


Chương II: Tài nguyên nước mặt

Srê-Pok chuyển một lượng nước khá lớn từ lãnh thổ Việt Nam vào các nước láng giềng
như Lào, Campuchia, nhưng rồi từ lượng nước đó lại chảy trở lại vào ĐBSCL.

Bảng 2.1. So sánh tài nguyên nước ngọt tái tạo được của một số quốc gia

Quốc gia Lượng nước (m3/người*ngày)

Việt Nam * 11.189

Lào 68.318

Campuchia 30.561

Trung Quốc 2.185

Hàn Quốc 1.471

Các nước nghèo nước 50 ÷ 500

Toàn thế giới 6.538

[Nguồn: Số liệu của Viện Tài nguyên Thế giới WRI (2002 ÷ 2004), trích từ Lê Quý An và
CSV (2004)]

* Theo số liệu và cách tính của nước ta có lượng nước mặt là 10.375m3/người*ngày,
chênh lệch với số liệu công bố này khoảng 7%.

Tổng hợp hai nguồn nước mặt - nguồn hình thành trên lãnh thổ quốc gia và nguồn từ
nước ngoài chảy vào - một cách khái quát, Việt Nam có tổng lượng nước mặt trung bình
năm bằng khoảng 830 tỷ m3. Trong đó phần hình thành trong nước là 310 tỷ, chiếm 37%;
phần từ nước ngoài vào là 520 tỷ, chiếm 63%.

Tài nguyên nước nói trên tồn tại dưới những dạng thức khác nhau như sông, hồ, kênh,
rạch, đầm phá, vừa lưu giữ, vận chuyển, chuyển hóa nước, vừa tạo nên tài nguyên đa
dạng sinh học và nguồn cảnh sắc thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Việt Nam có khoảng 2,372 con sông lớn nhỏ
có chiều dài từ 10km trở lên, trong đó có 109 sông chính và 26 phân lưu của các sông
lớn. Trong số này, có 9 con sông (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang - Kỳ
Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai và sông Cửu
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 65
Chương II: Tài nguyên nước mặt

Long) và 4 nhánh sông (sông Đà, sông Lô, sông Sê-San, sông Srê-Pok) đã tạo nên một
vùng lưu vực trên 10.000km2, chiếm khoảng 93% tổng diện tích của mạng lưới sông ở
Việt Nam. Theo lưu vực và yêu cầu quản lý nguồn nước, có thể phân chia các sông Việt
Nam thành ba nhóm:

- Nhóm thượng nguồn ở nước ngoài, hạ nguồn ở Việt Nam như sông Hồng, sông Mã,
sông Cả, sông Đồng Nai
- Nhóm thượng nguồn ở Việt Nam, hạ nguồn ở ngoài nước như sông Bằng Giang - Kỳ
Cùng
- Nhóm có một số sông nhánh thượng nguồn ở Việt Nam, trung nguồn ở nước ngoài và
hạ nguồn sông chính ở Việt Nam như sông Mê-Kông

Bên cạnh đó, Việt Nam có rất nhiều các loại hồ tự nhiên, hồ đập, đầm phá, vực nước có
kích thước khác nhau tùy thuộc vào mùa. Một số hồ lớn được biết đến như hồ Lăk (rộng
khoảng 10 km2 ở Đắk Lắk), hồ Ba Bể (rộng 5km2 ở Bắc Kạn), hồ Tây (rộng 4,5 km2 ở Hà
Nội) và Biển Hồ (rộng 2,2km2 ở Gia Lai). Các đầm phá lớn thường gặp ở cửa sông vùng
duyên hải miền Trung như Tam Giang, Cầu Hai và Thị Nại. Về hồ nhân tạo, có 750 hồ
lớn và trung bình và hàng nghìn hồ nhỏ. Trong đó có 7 hồ với dung tích trên 500 triệu
m3: Hòa Bình 5.680 triệu m3; Trị An 2.547 triệu m3; Thác Bà 2160 triệu m3; Thác Mơ
1.311 triệu m3; Dầu Tiếng 1.111 triệu m3; Yaly 779 triệu m3; Hàm Thuận - Đa Mi 535
triệu m3. Một số đập và hồ lớn hiện đang được xây dựng và chuẩn bị xây dựng trên sông
Đà, sông Gâm, sông Sê San, sông Đồng Nai.

Cùng với các yêu cầu về nước phục vụ cho nông nghiệp và công nghiệp, trong tương lai
các yêu cầu về nguồn năng lượng cũng rất lớn. Thủy năng là nguồn năng lượng chiếm tỷ
trọng lớn ở nước ta trong những năm tới. Nước ta hiện đã xây dựng được hơn 3.000 hồ
chứa lớn nhỏ, với tổng dung tích hữu ích các hồ khoảng 37 tỷ m3 (chiếm 4,5% tổng lượng
nước mặt bình quân), trong đó 45% trên sông Hồng - Thái Bình; 22% trên sông Đồng
Nai. Đáng chú ý, trong tổng dung tích hữu ích các hồ thì các hồ thủy điện chiếm gần 81%
tương đương 30 tỷ m3 [VOVNews, 2008]. Sáu hồ lớn nhất có sức chứa trên 1 tỷ m3 đang
được sử dụng để khai thác thủy điện là hồ Hòa Bình, Thác Bà, Trị An, Dầu Tiếng, Thác
Mơ và Ya Ly. Theo số liệu thống kê, Việt Nam hiện có hơn 3.500 hồ chứa nhỏ và
khoảng 650 hồ chứa cỡ lớn và trung bình dùng để sản xuất thủy điện, kiểm soát lũ lụt,
giao thông đường thủy, thủy lợi và nuôi trồng thủy sản [FAO, 1999]. Như vậy trong
tương lai các nguồn nước ở nước ta sẽ được khai thác ở mức độ lớn. Sự can thiệp ngày
càng sâu vào trạng thái tự nhiên của nguồn nước sẽ làm thay đổi mạnh chế độ tự nhiên
của dòng chảy sông ngòi.

Mặc dù tài nguyên nước ở Việt Nam có trữ lượng dồi dào nhưng trên thực tế nguồn nước
có thể sử dụng ngay lại có hạn vì sự phân bố không đồng đều. Nhiều vùng bị thiếu nước
sạch để sinh hoạt do ô nhiễm, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán và các tác nhân khác. Chất lượng
nước bị suy giảm nghiêm trọng đã hủy hoại môi trường sống và đẩy con người đến gần
các rủi ro nguy hiểm. Theo ước tính, khoảng 37% nước bị mất đi do lãng phí, thậm chí có
nơi lên đến 50% [Jordan, 2003]. Một ví dụ cụ thể trên lưu vực sông Đồng Nai cho thấy
tình hình khan hiếm nước đã đến mức báo động khẩn cấp. Năm 2005 bình quân lượng
nước đầu người là 2.486 m3/năm dưới ngưỡng 4.000 m3/người nằm ở mức thiếu nước
theo tiêu chuẩn Hội Tài nguyên nước Quốc tế IWRA. Theo dự báo phát triển dân số của

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 66


Chương II: Tài nguyên nước mặt

vùng thì năm 2010 chỉ còn ở mức 2.098 m3/người*năm, năm 2020: 1.770 m3/người*năm,
năm 2040: 1.475 m3/người*năm là mức khan hiếm nước.

Nước ta đã xây dựng khoảng 75 hệ thống thủy lợi vừa và lớn với diện tích tưới tiêu của
mỗi hệ thống từ 10.000 ha đến 200.000 ha, như các hệ thống Bắc Hưng Hải, sông Nhuệ,
Thác Huống, Bắc Thái Bình, Đồng Cam, Ayun Hạ, Dầu Tiếng.

Ven biển có nhiều đầm, phá, bàu, trằm. Nổi tiếng là đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa
Thiên - Huế) có diện tích mặt nước 216km2, đầm Thị Nại (Bình Định) 45km2, đập
Trường Giang (Quảng Ngãi) 36,9km2, Cù Mông (Phú Yên) 30,2km2, Nước Ngọt (Bình
Định) 26,5km2, Thủy Triều (Khánh Hòa) 25,5km2, Ô Loan (Phú Yên) 18km2, Lăng Cô
(Thừa Thiên - Huế) 16km2, Trà Ổ (Bình Định) 14,4km2, Đầm Nại (Ninh Thuận) 12km2.

II.4.2. Những khó khăn trong khai thác nguồn nước mặt

Khó khăn đầu tiên là có đến 63% tổng lượng dòng chảy nước mặt trên lãnh thổ Việt Nam
là đến từ các nước láng giềng: Trung Quốc, Thái Lan, Myama, Lào và Campuchia chảy
vào. Các nước này đều đang ở trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa,
phát triển nông nghiệp, dịch vụ một cách nhanh chóng. Quá trình phát triển này sẽ đặt ra
cho các nước nói trên yêu cầu tận dụng hợp lý tài nguyên nước sản sinh trên lãnh thổ của
họ. Chế độ thủy văn của các dòng sông xuyên biên giới chảy vào nước ta sẽ thay đổi.
Dòng chảy nước có thể được điều tiết theo những chiều hướng không phù hợp với yêu
cầu kinh tế và sinh thái của ta. Khối lượng nước cần cho sinh hoạt, canh tác, đẩy mặn,
giao thông thủy vào mùa khô có thể sẽ không còn như trước. Chất lượng nước của một số
dòng sông sau khi đã tiếp nhận xả thải từ nhiều đô thị, khu dân cư, khu nông nghiệp trên
các vùng thượng lưu sẽ không còn độ trong sạch như hiện nay.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 67


Chương II: Tài nguyên nước mặt

Bảng 2.2. Phân bố trữ lượng nước hình thành một số sông chính ở nước ta

Tổng lượng nước (km³/năm)


Địa danh sông Diện tích (km²)
Trong nước Ngoài vào Toàn bộ

Bằng Giang - Kỳ Cùng 12.880 7,190 1,73 8,920

Sông Hồng - Thái Bình 168.700 93,000 44,00 137,000

Sông Mã - Chu 28.400 15,760 4,34 20,100

Sông Cả 27.200 19,460 4,74 24,200

Sông Gianh 4.680 8,140 8,140

Sông Quảng Trị 2.660 4,680 4,680

Sông Hương 2.830 5,640 5,640

Sông Thu Bồn 10.350 19,300 19,300

Sông Vệ 1.260 2,360 2,360

Sông Trà Khúc 3.189 6,190 6,190

Sông An Lão 1.466 1,640 1,640

Sông Côn 2.980 2,580 2,580

Sông Kỳ Lộ 1.920 1,450 1,450

Sông Ba 13.800 10,360 10,360

Sông Cái (Nha Trang) 1.900 1,900 1,900

Sông Cái (Phan Rang) 3.000 1,720 1,720

Sông Lũy 1.910 0,820 0,820

Sông Cái (Phan Thiết) 1.050 0,488 0,488

Sông Đồng Nai 44.100 29,200 1,40 30,600

Sông Mê-Kông * 795.000 20,600 500,00 520,600

[Nguồn: Trường Đại học Thủy lợi, 2008] * không tính ở Tây Nguyên

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 68


Chương II: Tài nguyên nước mặt

Lấy sông Mê-Kông làm ví dụ. Mê-Kông là một con sông xuyên biên giới quan trọng ở
châu Á có tiềm năng rất lớn về các dạng tài nguyên nước. Từ những năm cuối thập kỷ 50
của thế kỷ XX đã được các nước trong lưu vực và các tổ chức quốc tế hết sức quan tâm
đến việc quản lý hợp lý tài nguyên nước cùng các tài nguyên thiên nhiên liên quan khác
và các hoạt động phát triển trên lưu vực. Việc hợp tác quản lý dòng sông quan trọng này
được thực hiện trong khuôn khổ tổ chức hợp tác quốc tế của Ủy ban sông Mê-Kông MRC
trong quá khứ và hiện tại. Qua nhiều đổi thay của lịch sử, thành viên của MRC hiện nay
là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Địa phận quản lý của Ủy ban chỉ là phần "hạ
lưu" sông Mê-Kông. Trung Quốc và Mianma không phải là thành viên chính thức của Ủy
ban và chỉ tham gia một cách không chính thức vào một số cuộc họp của Ủy ban. Theo
thỏa thuận đã có giữa bốn quốc gia thuộc phần hạ lưu lưu vực sông Mê-Kông, không
nước nào được xây dựng công trình trên dòng sông chính, việc xây dựng các công trình
quan trọng trên các sông nhánh lớn cũng cần thông báo và tham khảo ý kiến của nhau.

Cho tới nay, ở phần hạ lưu trên dòng sông chính không có công trình xây dựng nào nhưng
ở phần thượng lưu thuộc địa phận lãnh thổ Trung Quốc, một loạt công trình thủy điện, với
đập cao, hồ chứa lớn đã được hoàn thành, vận hành phát điện, điều tiết nước, hoặc đang
được xây dựng và chuẩn bị xây dựng. Năm 1986, Trung Quốc bắt đầu xây con đập thủy
điện lớn đầu tiên trong dự án 14 con đập bậc thềm Vân Nam, chắn ngang dòng chính sông
Lan Thương (tên Trung Quốc của con sông Mê-Kông), trong đó có đập Mạn Loan cao
126m, công suất 1.500MW, đã hoàn thành và phát điện năm 1996; đập Đại Chiếu Sơn cao
118m, công suất 1.340MW hoàn tất năm 2003. Thêm hai đập khác cũng đang được xây
dựng là đập Tiểu Loan cao 292m, công suất 4.200MW, dự trù hoàn tất năm 2010; đập
Cảnh Hồng cao 107m, công suất 1.500MW cũng đang được thi công. Bốn dự án đập lớn
khác ở Vân Nam cũng đang được triển khai, trong đó phải kể tới đập Ngọa Trác Độ công
suất 5.500MW với dung lượng hồ chứa đến 22.740 triệu m3 nước. Đặc biệt là đập Tam
Hiệp - đập thủy điện lớn nhất thế giới được xem như Vạn lý Trường thành trên sông
Dương Tử - với chiều cao 181m, sức chứa 39 tỷ m3, công suất 18,2GW có thể cung cấp
84,7TWh điện/năm, đáp ứng khoảng 1/30 nhu cầu tiêu thụ điện của Trung Quốc.

Trên các sông nhánh Thái Lan, Lào và ở nước ta cũng đã và đang xây dựng nhiều công
trình phục vụ thủy điện và cấp nước cho nông nghiệp. Nếu trong tương lai các quốc gia ở
thượng nguồn sông Mê-Kông sử dụng một lưu lượng nước khoảng 1.200 ÷ 1.500 m3/s để
tưới ruộng trong mùa khô, hoặc nước của Biển Hồ sẽ được Campuchia khai thác nhiều
hơn cho nông, công nghiệp và sinh hoạt thì vùng ĐBSCL sẽ có nguy cơ thiếu nước, nạn
xâm nhập mặn sẽ đe dọa toàn vùng đặc biệt là vào mùa khô.

Khung 2.1 Đồng bằng sông Cửu Long: Nước mặn sẽ tiếp tục xâm nhập vào đất
liền sâu hơn

(24/3/2008) - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo: từ nay đến tháng 5/2008,
nước mặn sẽ tiếp tục xâm nhập vào đất liền sâu hơn, có nơi mặn xâm nhập sâu tới
65km, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Từ nay đến thời điểm trên, tại khu vực
Cửa Tiểu, thuộc sông Cửu Long, độ mặn 10‰ có thể xâm nhập cách cửa sông từ 30
đến 35 km, độ mặn 4‰ có thể xâm nhập sâu đến 40 đến 45 km. Dọc sông Hàm Luông,
độ mặn 10‰ có thể xâm nhập cách cửa sông khoảng 35 km; trước đó, trong tháng
2/2008, độ mặn 4‰ đã xâm nhập sâu đến 45 km. Dọc sông Cổ Chiên, độ mặn lớn hơn

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 69


Chương II: Tài nguyên nước mặt

10‰ sẽ xuất hiện và xâm nhập sâu cách cửa sông hơn 40 km; riêng độ mặn 4‰ có thể
xâm nhập sâu đến 65 km. Dọc sông Định An trong các tháng 3, 4 năm nay và độ mặn
đạt tới 10‰ có thể xâm nhập cách cửa sông đến 30km; riêng độ mặn 4‰ có thể xâm
nhập sâu đến 40 km. Dọc sông Trần Đề, độ mặn 10‰ trong tháng 3 và tháng 4/2008 có
thể xâm nhập cách cửa sông khoảng 35 km. Độ mặn 4‰ có thể xâm nhập sâu 45 km kể
từ cửa sông. Dọc sông Cái Lớn, độ mặn 10‰ trong tháng 4 có thể xâm nhập sâu
khoảng 35 km kể từ cửa sông; đây cũng là tháng có độ mặn cao nhất trong năm 2008.

Giáo sư, Tiến sĩ Lê Sâm, Viện Trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cho biết:
Năm 2007, có lượng mưa trung bình lớn hơn năm 2006 nhưng xuất hiện sớm, nên lũ về
ĐBSCL ở mức thấp. Mực nước đầu nguồn trên sông Cửu Long vào những tháng cuối
năm 2007 giảm hơn so với cùng kỳ năm 2006. Đồng thời với xu thế ngày càng gia tăng
mực nước biển, nên mức độ xâm nhập mặn mùa khô năm 2008 sâu và lớn hơn trung
bình nhiều năm ở ĐBSCL. Hiện tại, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền đã gây khó
khăn cho một số địa phương.

Ông Sử Văn Minh, Trưởng Phòng Nông nghiệp - Thủy sản huyện Trần Văn Thời, tỉnh
Cà Mau cho biết: hiện nước mặn đang xâm nhập sâu, đe dọa nghiêm trọng 7.000 ha đất
nông nghiệp đang thực hiện mô hình lúa + cá đồng và hoa màu của huyện. Hầu hết các
tuyến kênh vùng ngọt hóa tại huyện này đã bị nhiễm mặn (từ 4 đến 9‰). Tại vùng ngọt
hóa huyện U Minh, trên các tuyến kênh 500, Mương Phèn nước mặn đã xâm nhập sâu
vào tận nội đồng.

Tại Bến Tre, hiện nước mặn trên tất cả các con sông lớn đã vào sâu trong nội địa trên
40km, có nơi 55km. Trên sông Cửa Đại (sông Tiền), nước mặn đã tràn đến các xã Giao
Hòa, Giao Long, An Hóa (huyện Châu Thành). Trên sông Cổ Chiên, nước mặn đã tràn
đến xã Thành Thới B (huyện Mỏ Cày), các xã Vĩnh Thành, Hưng Khánh Trung (huyện
Chợ Lách, 55km). Trên sông Hàm Luông, nước mặn đã xâm nhập đến Vàm Mỹ Hóa,
thuộc phường 7, thị xã Bến Tre. Đặc biệt, độ mặn trên các sông Cửa Đại, Hàm Luông,
Cổ Chiên đã tăng lên đáng lo ngại, từ 22,5 đến 27‰, nay đã tăng lên từ 25 đến 29‰.
Hiện, nhiều huyện ven biển đã thiếu nước ngọt cục bộ, người dân phải mua nước ngọt
để ăn uống với giá cao.

Tại xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang), các hồ, giếng nước ngọt đã cạn kiệt.
Tại xã đảo Nam Du và An Sơn, huyện Kiên Hải (tỉnh Kiên Giang), giếng khơi, giếng
đào trên đảo đã bị xâm ngập mặn, hoặc nước ngọt còn rất ít, đã làm cho hàng ngàn hộ
dân thiếu nước ngọt nghiêm trọng. Cả 2 xã đảo chỉ trông cậy vào nguồn nước ngọt duy
nhất, ít ỏi, tại khu vực Bãi Giếng (xã An Sơn), nhưng không đủ dùng. Có lúc, người
dân phải mua nước ngọt với giá 150.000 đồng/m3.

[Nguồn: Cổng thông tin điện tử, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (24/3/2008)]

Một khó khăn khác là tài nguyên nước trên lãnh thổ nước ta phân bố rất không đều theo
không gian và thời gian. Bình quân toàn lãnh thổ lượng mưa năm là 1.944mm. Tuy nhiên
lượng mưa này phân bố không đều theo không gian.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 70


Chương II: Tài nguyên nước mặt

Bảng 2.3. Lượng mưa tại một số địa phương (mm)

Các tháng trong năm


Địa phương
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Lai Châu - 33 25 123 243 402 378 291 163 42 25 2

Sơn La - 36 37 87 152 223 262 305 58 39 12 1

Tuyên Quang 1 15 14 65 263 115 459 455 94 58 50 7

Hà Nội - 25 31 18 140 97 247 354 183 28 116 1

Bãi Cháy 2 10 48 43 49 198 464 666 80 50 86 1

Nam Định 2 34 28 24 220 124 186 327 102 60 1 6

Vinh 27 53 51 44 100 57 171 547 254 518 58 71

Huế 179 88 19 52 61 13 54 476 510 406 239 382

Đà Nẵng 98 34 2 9 69 2 127 346 394 619 279 254

Quy Nhơn 55 35 166 42 106 30 70 46 219 191 138 193

Pleiku - - 46 65 152 202 649 526 330 202 2 4

Đà Lạt 26 16 102 89 176 166 165 281 349 309 19 -

Nha Trang 9 38 168 4 24 5 7 68 158 179 61 98

Vũng Tàu - - 22 72 202 249 219 190 169 252 19 120

Cà Mau 69 - - 116 231 324 475 450 374 241 80 27

[Nguồn: Tổng Cục Thống kê (2006)]

Tại tất cả các vùng trong nước, hàng năm lượng nước trong khoảng 3 tháng mùa lũ chiếm
75 ÷ 85% tổng lượng nước trong năm. Cùng với đó là mùa khô kéo dài từ 5 đến 6 tháng.
Trong mùa này, lượng dòng chảy trên rất nhiều con sông chỉ vào khoảng 15 ÷ 20% tổng
lượng dòng chảy năm.

Lượng dòng chảy trong sông, tổng hợp cả dòng chảy hình thành trong và ngoài lãnh thổ, cũng
phân bố rất không đều. Suất dòng chảy năm bình quân của cả nước là 2,642 triệu
m3/km2*năm. Vùng Đông Bắc với diện tích 65.327 km2 có lượng dòng chảy năm 15,4 tỷ
m3/năm, suất dòng chảy năm chỉ là 236.000 m3/km2. Vùng ĐBSCL với diện tích 39.706 km2

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 71


Chương II: Tài nguyên nước mặt

có lượng dòng chảy năm 507,9 tỷ m3/năm, suất dòng chảy năm khoảng 12,79 m3/ km2, gấp 54
lần suất dòng chảy của vùng Đông Bắc. Khác biệt giữa các vùng khác cũng tương đối lớn.

Bảng 2.4. So sánh suất dòng chảy năm của các vùng

Vùng Diện tích Lượng dòng chảy Suất dòng chảy


(km2) năm (triệu m3) năm (triệu m3/km2)

Đồng bằng sông Hồng 14.799 137.000 9,257

Đông Bắc 65.327 15.400 0,236

Tây Bắc 35.637 52.200 1,465

Bắc Trung Bộ 51.504 45.500 0,883

Duyên hải Nam Trung Bộ 33.066 31.700 0,959

Tây Nguyên 54.475 43.700 0,802

Đông Nam Bộ 34.733 36.600 1,054

Đồng bằng sông Cửu Long 39.706 507.900 12,789

Tổng 329.247 870.000 24,565

[Nguồn: Lê Quý An và CSV (2004), có chỉnh sửa]

Khung 2.2 Lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long

Hàng năm, ĐBSCL có khoảng 1,4 triệu ha bị ngập lụt vào năm lũ nhỏ và khoảng 1,9
triệu ha vào năm lũ lớn, thời gian ngập lụt từ 3 đến 6 tháng, muộn hơn so với thượng
lưu khoảng 1 tháng. Lũ ĐBSCL mỗi ngày lên trung bình 5 ÷ 7 cm/ngày, lúc cao nhất
có thể đạt 20 ÷ 30 cm/ngày. Thời gian truyền lũ từ Phnôm-Pênh đến Tân Châu khoảng
2 ÷ 3 ngày. Đỉnh lũ lớn nhất thường xảy ra vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 và vào tháng
8 thường xảy ra 1 đỉnh phụ, đỉnh phụ thấp hơn đỉnh chính.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 72


Chương II: Tài nguyên nước mặt

Tổng lưu lượng lũ trung bình toàn vùng ĐBSCL khoảng 38.000 m3/s. Những năm lũ
lớn có thể đạt 40.000 ÷ 45.000 m3/s. Tổng lượng lũ vào ĐBSCL khoảng 350 ÷ 400 tỷ
m3. Mức nước ở Tân Châu cao hơn Châu Đốc khoảng 40 ÷ 60 cm, vì vậy có sự chuyển
nước từ sông Tiền sang sông Hậu qua các kênh nối giữa hai con sông này như Tân
Châu - Châu Đốc, Vàm Nao... trong đó Vàm Nao là lớn nhất. Tỷ lệ phân phối nước
giữa sông Tiền, sông Hậu tại Mỹ Thuận - Cần Thơ là tương đối cân bằng (51 và 49%).

Lũ ở ĐBSCL có thể chia làm 3 thời kỳ: Đầu mùa lũ (tháng 7 ÷ 8) nước lũ trên sông
chính lên nhanh chứa nhiều phù sa. Thời kỳ thứ 2 khi nước lũ đã lên cao, lũ vào theo 2
hướng từ sông chính vào và từ biên giới Việt Nam - Campuchia tràn xuống. Thời kỳ
thứ 3 là lũ rút, thường bắt đầu từ hạ tuần tháng 10, mức nước lũ ĐBSCL xuống dần cho
đến tháng 12 thì đại bộ phận diện tích hết ngập lụt.

Một vài trận lũ lớn do sông Mê-Kông gây ra:

- Lũ năm 1961: đây là một trong hai trận lũ lớn có đỉnh cao nhất trong khoảng 60
năm trở lại đây ở ĐBSCL, mực nước cao trên 4,50m.

- Lũ năm 1966: là năm có đỉnh cao nhất trong hơn 30 năm qua; đỉnh lũ năm 5,28m
tại Tân Châu và 4,84m tại Châu Đốc.

- Lũ năm 1978: là một trong những trận lũ lớn cả về lưu lượng, tổng lượng và đạt
đỉnh cao nhất 4,94m tại Tân Châu và 4,49m tại Châu Đốc, toàn vùng ĐBSCL có 87
người chết, 66.010 căn nhà hư hỏng, 245.500 hộ di dời, thiệt hại 2.469 tỷ đồng.

- Lũ năm 1991: đỉnh lũ năm đạt trên 4,50m tại Tân Châu, toàn vùng ĐBSCL có 158
người chết, 197.477 căn nhà hư hỏng, 15.600 hộ di dời, 88.837 ha lúa bị ngập, thiệt
hại 2.217 tỷ đồng.

- Lũ năm 1994: đỉnh lũ cao nhất trong năm tại Tân Châu là 4,67m và Châu Đốc là
4,26m, có 407 người chết, 505.906 căn nhà hư hỏng, 20.125 hộ di dời, 202.189 ha
lúa bị ngập, thiệt hại 2.284 tỷ đồng.

- Lũ năm 1996: đạt đỉnh lớn nhất 5,03m tại Tân Châu và 4,7m tại Châu Đốc, có 217
người chết, 78.859 căn nhà hư hỏng, 38.735 hộ di dời, 107.707 ha lúa và 76.396 ha
vườn cây ăn trái bị ngập, thiệt hại 2.182 tỷ đồng.

- Lũ năm 2000: lũ đến sớm hơn mọi năm và là trận lũ lịch sử. Mực nước cao nhất
trên sông Tiền tại Tân Châu là 5,06m (thấp hơn đỉnh lũ năm 1961 chỉ 5cm và cao
hơn đỉnh lũ năm 1996 đến 22cm), đỉnh lũ trên sông Hậu tại Châu Đốc đạt 4,90m
(cao hơn lũ lịch sử 1961 đến 13cm); tổng lượng lũ năm 2000 đạt 420 tỷ m3. Lũ năm
2000 vừa có đỉnh lũ cao vừa kéo dài trên 2 tháng; toàn vùng ĐBSCL có 548 người
chết, 901.983 căn nhà hư hỏng, 115.093 hộ di dời, 211.141 ha lúa bị ngập, thiệt hại
4.405 tỷ đồng.

[Nguồn: Thanh Tặng (10/2008)]

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 73


Chương II: Tài nguyên nước mặt

Trong khi nhiều vùng đất phải đối mặt với những cơn lũ dữ, nhiều khu vực khác lại đang
ngày ngày “Cầu trời mưa xuống. Lấy nước tôi uống. Lấy ruộng tôi cày…”. Hạn hán là
một hệ quả khác trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước. Hạn hán cũng là thiên
tai gây tác hại lớn trên diện rộng cho sản xuất nông, công nghiệp và sinh hoạt của nhân
dân. Vào mùa khô tất cả các vùng sinh thái từ đồng bằng, trung du đến miền núi đều có
thể bị hạn nặng. Thậm chí tại các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế và
một số thành phố duyên hải miền Trung vào mùa khô cũng có nạn thiếu gay gắt nước ăn
uống sinh hoạt cho nhân dân, cũng như nước cho sản xuất công nghiệp.

Khung 2.3 Hạn hán ở Tây Nguyên ngày càng khốc liệt

Nửa đầu tháng 4, một vài nơi ở Tây Nguyên đã có mưa, nhưng không làm giảm cơn
khát của người dân và hàng chục nghìn ha lúa, cà phê nơi đây. Toàn khu vực hiện có
25.000 hộ dân với hơn 123.000 người bị thiếu nước sinh hoạt. Đặc biệt, 319.000 người
đang lâm vào cảnh thiếu ăn do giáp hạt và hạn hán.

Nhận định của Trung tâm khí tượng thủy văn Tây Nguyên thời gian tới ngày nắng nóng
và khô, nhiệt độ có ngày lên tới 36 độ C. Lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm,
phổ biến ở mức 25 ÷ 30 mm. Tình trạng khô hạn vẫn tiếp tục xảy ra.

Các tỉnh Nam Trung Bộ vẫn tiếp tục nắng nóng, ít mưa, tổng lượng mưa tháng có khả
năng ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm. Lượng dòng chảy trên các sông suối giảm
dần, có thể thiếu hụt so với trung bình nhiều năm 15 ÷ 25%.

Hiện mực nước trên các ao hồ, sông suối ở Tây Nguyên tiếp tục giảm dần. Dòng chảy
trên các sông suối đều nhỏ hơn trung bình cùng kỳ 20 ÷ 30%, có nơi 40 ÷ 50%. Một số
hồ nước đã thấp hơn mực nước chết như Ia Rung (Gia Lai), Krông Búc Hạ, Ea Súp Hạ,
Núi Lửa (Đăk Lăk), Đăk Sa Nen, Đăk Brông, Hồ Chè, Ia Bang Thượng (Kon Tum).

Theo Bộ NN&PTNT, Đăk Lăk bị thiệt hại nhiều nhất. 250.000 hộ dân ở đây đang lâm
vào cảnh đói và rất cần sự hỗ trợ. 62.000 hộ khác đang ngóng trời cầu mưa vì hơn 2
tháng nay họ phải đi vài cây số mới lấy được một hai bình nước. Về nông nghiệp,
5.790 ha lúa đông xuân, 40.440 ha cà phê, 1.420 ha rau màu tập trung ở các huyện
Krông Pak, Krông Buk, Krông Năng, Ea Kar... đang bị cạn kiệt nguồn nước tưới tiêu.
Tỉnh đã chi khoảng 40 tỷ đồng, trong đó nhân dân đầu tư 35 tỷ đồng cho công tác
chống hạn, tuy nhiên vẫn đành chấp nhận để nhiều diện tích lúa và cà phê bị mất trắng.

Tỉnh Gia Lai dù đã trích ngân sách 800 triệu đồng cho công tác chống hạn, nhưng hiện
vẫn có 37.000 người thiếu lương thực, hơn 4.000 hộ dân với 21.420 nhân khẩu tập
trung ở các huyện phía đông Trường Sơn bị khan hiếm nguồn nước sinh hoạt. 998 ha
lúa đông xuân, 1.170 ha cà phê, 740 ha ngô cũng đang bị nứt nẻ, héo rũ.

Tại Kon Tum hiện có 32.500 người thiếu ăn, 2.800 hộ dân với 11.520 người tập trung ở
huyện Ngọc Hồi, Kon Rẫy, Đăk Tô, Sa Thầy, thị xã Kon Tum bị thiếu nước sinh hoạt.
360 ha lúa đông xuân, 59 ha cà phê, 50 ha mía cũng trong cảnh khát nước. Kon Tum đã
trích 100 triệu đồng từ ngân sách của tỉnh để mua 5 máy bơm và nhiên liệu phục vụ cho
việc bơm nước tưới tiêu.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 74


Chương II: Tài nguyên nước mặt

[Nguồn: Như Trang (19/4/2003)]

Một khó khăn khác là chất lượng nguồn nước đang ngày càng giảm sút, trong khi đó nhu
cầu về nguồn nước sử dụng ngày càng tăng. Với sự phát triển nhanh của công nghiệp
hóa, đô thị hóa, gia tăng dân số ở nông thôn cũng như thành thị, chất lượng nguồn nước
mặt đã có những biểu hiện suy thoái khá nghiêm trọng.

Ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều đô thị lớn và vừa hiện nay vẫn tồn tại tình
trạng nước thải sinh hoạt, lẫn lộn với nước thải công nghiệp không qua xử lý tập trung
mà trực tiếp thải ra các sông, hồ, kênh, mương lộ thiên. Nước thải từ phần lớn các bệnh
viện và cơ sở y tế cũng còn được xả thải vào hệ thống nước thải công cộng. Độ ô nhiễm
của phần lớn các nguồn tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Ô nhiễm nước ở nông thôn và các khu vực sản xuất nông nghiệp cũng rất nghiêm trọng.
Ở đây chưa có cơ sở hạ tầng tốt cho thoát nước thải, phần lớn chất thải của con người và
gia súc không được xử lý, bị rửa trôi theo dòng mặt hoặc thấm xuống đất làm cho nguồn
nước mặt cũng như nước ngầm bị ô nhiễm về mặt hữu cơ và vi sinh. Môi trường nước
nông thôn còn bị ô nhiễm do sử dụng không hợp lý và đúng quy cách các hóa chất nông
nghiệp, trong đó có không ít hóa chất độc hại.

Đặc biệt mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp
tập trung đã đến mức báo động. Hàng trăm khu công nghiệp, khu chế xuất đang được đầu
tư tại khắp các tỉnh thành trong cả nước đang dần dần “bóp chết” không chỉ tài nguyên
nước mà còn ảnh hưởng đến cả môi trường sống của chúng ta.

Khung 2.4 Quanh việc Vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải

Dù đã có thông tin từ phía người dân về việc Công ty Vedan Việt Nam xả thải ra sông
Thị Vải và dù đã từng có “tiền án” hơn 2 năm về trước, nhưng cơ quan chức năng là
Cục Cảnh sát môi trường cùng đoàn kiểm tra liên ngành Bộ Tài nguyên và Môi trường
đã phải mật phục ròng rã 3 tháng trời, mới bắt được quả tang Vedan xả nước thải chưa
qua xử lý xuống sông Thị Vải.

Hệ thống “tinh vi”

Việc Công ty Vedan xả nước thải chưa qua xử lý theo quy định và có chứa rất nhiều
chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống bên ngoài, nhất là dòng
sông Thị Vải, vốn dĩ không còn xa lạ gì với công luận và dư luận người dân quanh khu
vực này, từ hàng chục năm về trước.

Từ những năm 90 của thế kỷ trước, cụ thể là những năm 1994 ÷ 1995, Công ty Vedan
đã lắp đặt một “hệ thống xử lý” có chủ ý: hệ thống bơm nhiều tầng nấc có các van đóng
- mở linh hoạt và dẫn ra một đường ống “bí mật” được cắm sâu trong lòng đất trực chỉ
ra sông Thị Vải. Chỉ cần một cái lắc tay nhẹ nhàng, toàn bộ nước thải, lẽ ra đi vào hệ
thống vận hành, sẽ đổ thẳng xuống dòng sông vô tội, mà bằng mắt thường khó mà phát
hiện được. Theo dư luận người dân quanh khu vực, hầu như hệ thống này chỉ làm việc
vào quá nửa khuya, lúc mọi người đã yên giấc. Vào thời điểm đó, Công ty Vedan đã
buộc phải bồi thường hàng chục tỷ đồng cho người dân, khi bị tố cáo là làm ô nhiễm
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 75
Chương II: Tài nguyên nước mặt

sông Thị Vải làm chết cá tôm của các hộ dân, ngư dân địa phương.

Cách nay hơn 2 năm, giữa năm 2006, Công ty Vedan lại dính vào scandal, khi Thanh
tra Cục Bảo vệ môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong lần kiểm tra hàng loạt
các doanh nghiệp đóng trên địa bàn được cho là đã xả thải xuống sông Thị Vải, đã lại
phát hiện Vedan, dù có xây dựng 3 hệ thống xử lý và xả thải “hiện đại”, nhưng tất cả là
nhằm đối phó, đúng hơn là ngụy trang với cơ quan chức năng Trung ương và địa
phương. Theo nhận định của đoàn thanh tra, hệ thống này không đảm bảo các tiêu
chuẩn kỹ thuật cần thiết cho việc xử lý kỹ thuật, nếu không nói là làm cho có.

Dòng sông chết

Không chỉ sông Thị Vải mà toàn tuyến lưu vực sông Đồng Nai, từ lâu đã được báo
động là ô nhiễm do nước thải các nhà máy sản xuất của 56 khu công nghiệp và khu chế
xuất đang hoạt động.

Theo kết quả điều tra và khảo sát của Cục Bảo vệ môi trường, nước sông Đồng Nai,
đoạn từ nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại, đã bắt đầu ô nhiễm chất hữu cơ và
chất rắn lơ lửng, đáng chú ý đã phát hiện hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn TCVN 5942-
1995. Tại đây, chất rắn lơ lửng thường vượt tiêu chuẩn 3 ÷ 9 lần, giá trị COD vượt 1,8
÷ 2,8 lần, giá trị DO thấp dưới giới hạn cho phép. Trong khi đó, chất lượng nước sông
của khu vực hạ lưu, giá trị DO giảm xuống rất thấp, SS vượt từ 2 ÷ 2,5 lần TCVN
5942-1995 (loại B). Vùng này cũng đã bị nhiễm mặn nghiêm trọng, nước sông khu vực
này không thể sử dụng cho sinh hoạt và tưới tiêu.

Một kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM gần đây, cũng cho
những con số tương tự về mức độ ô nhiễm của hệ thống sông Sài Gòn (thuộc lưu vực
Đồng Nai). Cũng theo kết quả khảo sát này, các sông khác trong toàn lưu vực, chất lượng
nước cũng đang bị suy giảm trầm trọng. Nhưng ô nhiễm nhất trong toàn bộ lưu vực đó là
sông Thị Vải, trong đó có một đoạn sông dài trên 10 km gọi là “dòng sông chết”. Đây là
đoạn sông từ sau khu vực hợp lưu Suối Cả - sông Thị Vải khoảng 2 km đến khu công
nghiệp Mỹ Xuân. Tại đây, nước bị ô nhiễm hữu cơ trầm trọng, có màu nâu đen và bốc
mùi hôi thối cả ngày lẫn đêm, cả khi thủy triều. Theo kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên
và Môi trường, giá trị DO ở đây thường xuyên dưới 0,5 mg/L, có nơi chỉ 0,04 mg/L. Với
giá trị DO gần như bằng 0 như vậy, các loài sinh vật hầu như không còn khả năng sinh
sống, các nhà khoa học đã gọi đoạn sông này là “đặc sệt sự chết!”.

Theo tính toán sơ bộ của các nhà chuyên môn, với tổng lượng nước thải hàng ngày vào
khoảng hơn 4.000 m3 của một công ty sản xuất tầm cỡ như Vedan, nếu “không thèm”
xử lý một ngày, có thể bỏ túi hàng trăm triệu đồng.

[Nguồn: Xuân Nghi (17/9/2008)]

Ở nước ta với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, phát triển nông nghiệp
và nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn thì yêu cầu về nước đang tăng lên với tốc độ
chóng mặt. Theo tài liệu nghiên cứu về tài nguyên nước của Việt Nam do Viện Quy
hoạch thủy lợi hợp tác với Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á thực hiện
năm 1996 thì năm 1990 lượng tài nguyên nước được sử dụng ở nước ta mới chỉ có 50 tỷ
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 76
Chương II: Tài nguyên nước mặt

m3/năm (chiếm 6% tổng tài nguyên nước), trong đó 92% được dùng cho nông nghiệp,
5% cho công nghiệp và 4% cho cấp nước đô thị. Tài liệu này dự báo rằng lượng nước sử
dụng sẽ tăng lên tới khoảng 65 tỷ m3/năm vào năm 2000; 72 tỷ m3/năm vào năm 2010
(tức tăng khoảng 11%); 80 tỷ m3/năm vào năm 2020 và 87 m3/năm vào năm 2030. Tỷ lệ
nước dùng cho nông nghiệp giảm xuống còn 75%, cho công nghiệp tăng lên 16% và cho
sinh hoạt là 9%.

Những tài liệu nghiên cứu gần đây đã đưa ra những yêu cầu cao hơn nhiều về gia tăng sử
dụng nước ở nước ta. So sánh với năm 2000 tổng lượng nước sử dụng trong năm 2010 sẽ
tăng 14%; năm 2020, 25% và năm 2030, 38%. Riêng cho nông nghiệp, đến năm 2010,
với diện tích tưới là 12 triệu ha, lượng nước cần dùng đã là 88,8 tỷ m3/năm. Tỷ lệ dân số
được sử dụng nước sạch hiện nay là 60%, dự kiến sẽ đạt 80% năm 2005 và 95% năm
2010. Nhu cầu nước cho sinh hoạt đương nhiên phải tăng theo. Với đà gia tăng được dự
báo trên đây đến năm 2030 lượng nước sử dụng sẽ có thể lên tới gần 90 tỷ m3/năm, tức
bằng khoảng 11% tổng tài nguyên nước, hoặc 29% tài nguyên nước hình thành trên lãnh
thổ quốc gia. Đây là những áp lực rất lớn lên nguồn tài nguyên nước mặc dù phong phú
về số lượng nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều khó khăn để khai thác và sử dụng.

Vì vậy, nhìn một cách lâu dài không thể khẳng định là nước ta sẽ luôn luôn có tài nguyên
nước phong phú với tổng lượng là 830 tỷ m3/năm, hay 10.375 m3/người*năm. Phần chắc
chắn là phải dựa chủ yếu vào lượng nước hình thành trên lãnh thổ là 310 tỷ m3/năm.
Lượng nước có thể có trên đầu người sẽ phải tính theo dân số ổn định xung quanh 100
triệu người (Lê Quý An và CSV, 2004).

II.5. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thế nào là lưu vực sông, các đặc trưng của lưu vực sông và các đặc trưng của dòng
sông?

2. Các quá trình hình thành dòng chảy sông ngòi và các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy?

3. Hãy trình bày các nguy cơ có thể gây ảnh hưởng đến tài nguyên nước mặt tại Việt
Nam cả về số lượng lẫn chất lượng.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 77


Chương III: Tài nguyên nước ngầm

CHƯƠNG III: TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM

III.1. SỰ XUẤT HIỆN NƯỚC NGẦM


III.1.1. Một số khái nệm về nước ngầm

Nước ngầm là một bộ phận của chu trình thủy văn. Nước xâm nhập vào các hệ đất đá từ
mặt đất hoặc từ các bộ phận nước mặt. Sau đó nó vận động một cách chậm chạp cho đến
khi trở lại bề mặt do trọng lực của dòng chảy tự nhiên, do thực vật và các hoạt động của
con người... Với khả năng trữ nước trong kho chứa ngầm kết hợp với lưu lượng chảy ra
khá nhỏ đã duy trì sự cung cấp nước cho nguồn nước mặt suốt một thời gian dài. Một số
nguồn cung cấp cho nước ngầm:

- Mưa.

- Dòng chảy mặt.

- Hồ, ao, kho chứa nước.

- Cấp nước nhân tạo: khi tưới vượt khả năng giữ ẩm của đất ẩm lâu hoặc bơm trả nước
lại cho các giếng.

Nước sau khi vận chuyển qua vùng đất không bão hòa dưới tác dụng của trọng lực và lực
khuếch tán sẽ tới vùng bão hòa. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào những tình huống
thủy lực xung quanh.

Nước ngầm chảy ra khỏi lòng đất khi nó gặp các dòng dẫn hồ, biển. Nước ngầm ở gần bề
mặt có thể trực tiếp trở về khí quyển dưới dạng bốc hơi nước.

Nước ngầm nằm trong lòng đất có nhiều ưu điểm hơn nước mặt do chất lượng nước cao
hơn, khả năng bảo vệ trước sự ô nhiễm và bốc hơi tốt hơn, trữ lượng lại tương đối ổn
định, không bị thay đổi nhiều theo mùa và vốn đầu tư khai thác nước dưới đất cũng
không cao so với vốn đầu tư sử dụng nước mặt. Ngoài ra cũng cần phải thấy rằng, do
công nghiệp phát triển, một số dòng nước trên mặt trở thành kênh thải nước từ nhà máy,
do đó bị ô nhiễm nặng nề, việc xử lý rất phức tạp và tốn kém.

Vì vậy, nước ngầm chính là một khoáng sản có ích, một thành phần quan trọng của tài
nguyên nước, là một yếu tố của môi trường tự nhiên cần được khai thác sử dụng hợp lý
về mặt kinh tế, bảo đảm không bị nhiễm bẩn và cạn kiệt và phải giữ được điều kiện sinh
thái ở một mức độ nhất định. Khác với các loại khoáng sản khác, khai thác đến đâu là hết
đến đó như than, quặng..., nước dưới đất khi khai thác có thể phục hồi trữ lượng. Đây là
đặc điểm riêng và cơ bản nhất của trữ lượng nước dưới đất. Trữ lượng nước dưới đất
được tính bằng m3/ngày. Trữ lượng khai thác nước dưới đất được đảm bảo bởi trữ lượng
tĩnh tự nhiên, trữ lượng động tự nhiên, trữ lượng bổ sung, trữ lượng tĩnh nhân tạo và trữ
lượng động nhân tạo.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 78


Chương III: Tài nguyên nước ngầm

- Trữ lượng tĩnh tự nhiên: là lượng nước trọng lực trong các lỗ hổng, khe nứt và hang
hốc của đất đá chứa nước, kể cả lượng nước trọng lực của đất đá chứa nước trong đới
dao động mực nước. Trong các vỉa có áp trữ lượng tĩnh tự nhiên là thể tích nước có
thể lấy ra từ các vỉa chứa nước khi hạ thấp mực nước áp lực do tính đàn hồi của nước
và đất đá gây ra.

- Trữ lượng động tự nhiên: là lượng nước cung cấp của tầng chứa nước trong điều kiện
bị phá hủy do quá trình khai thác, thường được tính bằng tổng các yếu tố cân bằng tự
nhiên của tầng thấm nước mưa, thấm từ sông, thấm xuyên từ các tầng chứa nước lân
cận (gọi chung là tầng chứa nước). Trữ lượng này được xác định bằng lưu lượng của
dòng chảy dưới đất hoặc bằng trữ lượng thoát của các yếu tố cân bằng nước (như
lượng bốc hơi, lượng thoát của mạch nước, lượng thấm xuyên của các tầng lân cận,
lượng thấm ra sông...).

- Trữ lượng bổ sung: là lượng nước chảy vào tầng chứa nước do hoạt động khai thác.

- Trữ lượng tĩnh nhân tạo: là thể tích nước dưới đất trong tầng chứa nước có được do sự
xây dựng các công trình để cung cấp bổ sung cho đất đá chưa bão hòa nước.

- Trữ lượng động nhân tạo: là lượng nước từ kênh đào, hồ chứa, diện tích tưới... thấm
vào tầng chứa nước do tiến hành các biện pháp kỹ thuật để gia tăng nguồn cung cấp
cho nước dưới đất.

Vì vậy, trữ lượng khai thác nước dưới đất được xem là hàm của các biến số nói trên cùng
với thời gian khai thác và hệ số sử dụng các loại trữ lượng tương ứng.

Các mỏ nước dưới đất được phân thành 3 nhóm:

- Nhóm I: nhóm mỏ nước có điều kiện địa chất thủy văn đơn giản. Đó là mỏ có tầng
chứa nước ổn định, chiều dày không thay đổi, đất đá đồng nhất, các nguồn chính hình
thành trữ lượng khai thác nước dưới đất có thể nghiên cứu chính xác trong quá trình
thăm dò hoặc dự toán có cơ sở.

- Nhóm II: nhóm mỏ nước có điều kiện địa chất thủy văn phức tạp. Thuộc nhóm này là
các mỏ nước có tầng chứa nước tương đối ổn định, chiều dày biến đổi, không đồng
nhất về tính thấm; một phần nguồn hình thành trữ lượng khai thác có thể được nghiên
cứu chính xác trong quá trình thăm dò, còn lại chỉ có thể dự đoán; chất lượng nước có
thể bị thay đổi và được tính toán gần đúng.

- Nhóm III: nhóm mỏ có điều kiện địa chất thủy văn rất phức tạp, các tầng chứa nước
rất không đồng nhất và bị các đứt gãy phá hủy chia cắt, các nguồn hình thành trữ
lượng khai thác chỉ có thể xác định gần đúng, chất lượng nước có thể bị thay đổi và
chỉ xác định được một cách sơ bộ.

Tùy theo mức độ thăm dò và điều kiện khai thác, trữ lượng nước dưới đất được phân
thành hai loại là trữ lượng trong bảng cân đối (là trữ lượng được thăm dò và đánh giá có
thể đưa vào khai thác hợp lý về mặt kinh tế và kỹ thuật vào điểm hiện tại) và trữ lượng
ngoài bảng cân đối (là trữ lượng được thăm dò, đánh giá như trên, vào điểm hiện tại khai
thác chưa hợp lý).
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 79
Chương III: Tài nguyên nước ngầm

III.1.2. Phân loại hệ tầng ngậm nước

Dựa trên tính ngậm nước và chuyển nước để chia các hệ tầng ngậm nước:

- Hệ ngậm nước: hệ địa chất trong đó có thể chứa nước trong các lổ rỗng và chuyển
động như cát, cuội, sỏi, đá cát...

- Hệ ngậm nước yếu: hệ địa chất có tính chứa nước và dẫn nước kém như đất thịt, đất
sét pha cát.

- Hệ ngậm nước nhưng không chuyển nước: hệ địa chất có khả năng chứa nước mà
không có khả năng dẫn nước như đất sét.

- Hệ không ngậm nước và không dẫn nước: hệ địa chất không có khả năng chứa nước
và dẫn nước như đá hoa cương.

Trong bốn loại trên hệ ngậm nước có ý nghĩa nhất đối với nước ngầm, nó đóng vai trò
như một kho chứa nước ngầm và điều tiết dẫn cho nước mặt. hệ không ngậm nước đóng
vai trò như vách bồn chứa.

Hầu hết các tầng ngậm nước là một vùng rộng kéo dài và có thể xem là một kho chứa
nước dưới đất. Nước vào kho chứa này từ sự bổ sung ngầm của tự nhiên (mưa, dòng chảy
ngầm) hay nhân tạo (giếng bơm). Nó chảy ra ngoài bề mặt mặt đất dưới tác động của
trọng lực hoặc bơm hút. Thông thường tổng lượng hàng năm của nước ngầm biến đổi rất
ít. Tầng ngậm nước có thể được phân loại thành tầng ngậm nước có áp, tầng ngậm nước
không áp và tầng ngậm nước bán áp.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 80


Chương III: Tài nguyên nước ngầm

- Tầng ngậm nước có áp: xuất hiện ở những nơi nước ngầm bị nén ép dưới áp suất lớn
hơn áp suất khí quyển. Sự thay đổi mực nước trong giếng có áp trước hết phụ thuộc
vào sự thay đổi áp suất. Tầng ngậm nước có áp sẽ trở thành tầng ngậm nước không áp
khi mực thủy áp hạ thấp hơn đáy trên của tầng ngậm nước có áp. Đường thủy áp là
đường tưởng tượng trùng với đường cột nước thủy tĩnh của tầng ngậm nước.

Nhập ngầm Giếng có áp


Mặt thủy áp
Giếng phun

Mực nước
ngầm

Tầng không áp

Tầng không thấm

Tầng có áp

Hình 3.1. Sơ đồ mô tả loại tầng ngậm nước

- Tầng ngậm nước không áp: tầng ngậm nước trong đó có mực nước ngầm biến đổi
dưới dạng sóng và dưới dạng dốc. Nó phụ thuộc vào diện tích của vùng bổ sung nước
ngầm, lưu lượng thoát ra và tính thấm nước của vùng ngậm nước. Sự nâng lên và hạ
xuống của mực nước ngầm tương ứng với sự thay đổi tổng lượng nước trữ trong tầng
ngậm nước. Trong trường hợp đặc biệt, một tầng ngậm nước không có áp có thể xuất
hiện nước ngầm treo (túi nước ngầm) khi bộ phận ngậm nước ngầm bị tách biệt với
vùng nước ngầm chính do các địa tầng không thấm nước. Nước ngầm treo thường có
ở vùng trầm tích cuội sỏi, phía dưới là các dãy sét. Tuy nhiên nguồn nước ngầm ở các
túi nước ngầm thường nhỏ và chỉ là tạm thời.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 81


Chương III: Tài nguyên nước ngầm

- Tầng ngậm nước bán áp: tầng ngậm nước có áp nhưng địa tầng phía trên của nó
không hoàn toàn là tầng ngậm nước không áp. Nước trong tầng bán áp có thể trao đổi
với bên ngoài tùy thuộc vào tương quan giữa mực nước ngầm và bề mặt thủy áp.

Mặt đất

Mực nước ngầm

Tầng ngậm nước yếu

Tầng không thấm

Hình 3.2. Sơ đồ mô tả tầng ngậm nước bán áp

Mặt đất

Mực nước
ngầm treo

Tầng không thấm

Mực nước ngầm

Tầng ngậm nước không áp

Hình 3.3. Sơ đồ mô tả nước ngầm treo

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 82


Chương III: Tài nguyên nước ngầm

III.1.3. Dòng chảy ngầm

Khi các vùng đất khô có mưa thì lượng nước mưa chỉ làm ướt đất mà không chảy sang
nơi khác hoặc ngấm sâu vào đất được. Nếu trời tiếp tục mưa thì khi bề mặt đất đã đủ ướt,
trọng lực sẽ kéo lượng nước thừa ngấm sâu xuống đất xuyên qua lớp cát đá phía dưới. Sự
ngấm này chỉ dừng lại nếu gặp lớp đá hoặc đất sét không có lỗ rỗng; khi đó nước sẽ tích
tụ trong các lỗ rỗng phía trên tạo thành một khu vực bão hòa nước và giới hạn phía trên
của khu vực bão hòa nước gọi là mực thủy cấp. Nước trong khu vực bão hòa gọi là nước
ngầm. Đôi khi nước được giữ lại giữa hai tầng đất hay đá không có lỗ rỗng tạo thành túi
nước ngầm. Nước ngầm sau một thời gian khá dài thấm ngang qua các lớp đất vào sông
hình thành dòng chảy ngầm.

Lượng nước mưa ngấm vào đất sẽ bổ sung nước ngầm có trong đất làm cho mực nước
ngầm tăng lên. Tuy nhiên không phải tất cả nước ngầm đều chảy vào sông, trong quá
trình vận động có một phần bị rễ cây ăn sâu dưới đất hút mất, một phần do hiện tượng
mao dẫn hút nước lên mặt đất rồi bốc hơi. Ngoài ra cũng có một phần chảy sang lưu vực
khác. Trong mùa khô nước ngầm là nguồn bổ sung chủ yếu cho dòng chảy trong sông.

Hình 3.4. Sự hình thành dòng chảy ngầm

[Nguồn: Cục Khảo sát Địa chất Hoa kỳ (7/2008)]

Những sông có dòng chảy mạnh lòng sông bị bào mòn rất sâu, mực nước ngầm cao hơn
mực nước sông nên luôn chảy vào sông, do đó sau khi tạnh mưa rất lâu trên sông vẫn có
dòng chảy. Ở những sông suối nhỏ cạn, đáy sông cao hơn mực nước ngầm không được
bổ sung nước thường xuyên, sau khi mưa tạnh một thời gian nước sông cạn rất nhanh.
Ngoài ra nước ngầm vận chuyển về hệ thống sông với thời gian tập trung lớn tùy thuộc
vào tương quan giữa mực nước sông và mực nước ngầm. Do đó sự tồn tại dòng chảy

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 83


Chương III: Tài nguyên nước ngầm

ngầm trên hệ thống sông ngòi kéo dài sau một khoảng thời gian khá dài. Đối với các sông
nhỏ hoặc khe suối, thời gian duy trì dòng chảy ngầm có thể chỉ một vài tháng, còn trên
các sông lớn dòng chảy ngầm sẽ kéo dài suốt cả năm.

III.2. PHÂN BỐ NƯỚC NGẦM THEO PHƯƠNG THẲNG ĐỨNG

Nước dưới đất có thể được phân chia thành hai vùng là vùng thoáng khí và vùng bão
hòa nước.

III.2.1. Vùng thoáng khí

Vùng thoáng khí (không bão hòa) bao gồm các lỗ rỗng trong đó nước chiếm một phần,
các phần còn lại là không khí.

a) Vùng rễ cây

Nước trong vùng này tồn tại ở mức độ nhỏ hơn độ bão hòa. Trừ trường hợp bão hòa tạm
thời do nước ngầm dâng cao hoặc do mưa - tưới, vùng này kéo dài từ bề mặt mặt đất đến
chiều sâu hoạt động của rễ cây. Bề dày của tầng này thay đổi tùy thuộc vào loại đất và
loại cây trồng. Do tầm quan trọng đối với nông nghiệp, nước ở vùng rễ cây được nghiên
cứu rất nhiều về quy luật phân bố cũng như chuyển động.

Mặt đất

Vùng rễ cây
Vùng thoáng khí

Vùng trung gian

Vùng mao dẫn

Mực nước ngầm


Vùng bão hòa

Tầng không thấm

Hình 3.5. Sơ đồ phân bố theo phương thẳng đứng của nước ngầm

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 84


Chương III: Tài nguyên nước ngầm

Độ ẩm của đất trong tầng rễ cây phụ thuộc vào các yếu tố khí tượng. Dưới điều kiện nóng và
khô, bốc hơi và thoát hơi mạnh làm giảm độ ẩm trong vùng rễ cây. Nước trong đất giảm đến
mức độ chỉ còn những màng nước mỏng bao quanh các phân tử đất, ta gọi là nước màng.
Nước trong vùng rễ cây cũng có thể ở dạng nước mao quản. Trong những trường hợp có cấp
nước trên mặt vượt quá khả năng giữ ẩm của đất thì nước trọng lực sẽ xuất hiện.

b) Vùng trung gian

Vùng trung gian kéo dài từ biên giới của tầng rễ cây đến biên trên của tầng mao dẫn. Độ
dày của tầng này có thể bằng 0 khi nước mao dẫn tới sát tầng rễ cây và cũng có thể đạt
tới hàng trăm mét khi mực nước ngầm ở sâu.

Vùng này đóng vai trò nối tiếp giữa vùng sát mặt đất và vùng kề sát nước ngầm. Nước
chuyển động từ trên xuống vùng bão hòa bắt buộc phải qua vùng này. Nước được giữ lại
do lực mao dẫn và lực hút phân tử. Nước trọng lực sẽ di chuyển từ trên xuống dưới khi
độ ẩm đất vượt quá khả năng giữ ẩm của đất.

c) Vùng mao dẫn

Vùng mao dẫn kéo dài từ mực nước ngầm đến giới hạn trên của vùng mao dẫn của nước.
Phía trên mực nước ngầm hầu hết các lỗ rỗng trong đất chứa nước mao dẫn. Càng lên cao
lượng nước trong lỗ càng giảm. Độ dày của tầng mao dẫn tỷ lệ nghịch với kích thước của
các lỗ rỗng trong đất đá.

III.2.2. Vùng bão hòa

Trong vùng bão hòa nước lấp đầy tất cả các lỗ rỗng của đất đá dưới áp lực thủy tĩnh. Do
vậy độ rỗng (hữu ích) sẽ cho biết lượng nước trữ trong một đơn vị thể tích đất đá. Một bộ
phận nước có thể được chuyển ra khỏi địa tầng do tiêu hoặc do bơm hút. Tuy nhiên do
lực hút phân tử và lực hút bề mặt, một phần nước sẽ bị giữ lại trong đất.

Các đặc trưng của vùng bão hòa bao gồm hệ số giữ nước, hệ số thoát nước và hệ số chứa nước.

a) Hệ số giữ nước

Hệ số giữ nước của đất đá Sr là tỷ số giữa lượng nước còn lại (sau khi bão hòa) sau khi
thoát nước do trọng lực đối với thể tích của nó.

(3.1)

trong đó Wr: thể tích nước còn giữ lại (m³)

V: thể tích mẫu đất đá (m³)

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 85


Chương III: Tài nguyên nước ngầm

b) Hệ số thoát nước

Hệ số thoát nước của đất hay đá Sy là tỷ số giữa lượng nước (sau khi bão hòa) có thể
thoát ra do trọng lực và thể tích của nó.

(3.2)

trong đó Wy: trọng lượng nước có thể tích thoát ra (m³)

Các giá trị của hệ số thoát nước Sy phụ thuộc vào kích thước hạt, hình dạng hạt, sự phân
bố các lỗ rỗng, sự nén chặt của các địa tầng và thời gian thoát nước. Vật liệu có kích
thước hạt nhỏ thì hệ số thoát nước càng nhỏ. Trong trường hợp các vật liệu pha trộn với
nhau, hệ số thoát nước giảm đi từ 7 ÷ 15%.

Giá trị của Sr và Sy có thể biểu thị dưới dạng %.

Quan hệ giữa độ rỗng của đất đá (α) với hệ số giữ nước và thoát nước:

α = Wr + Wy (3.3)

c) Hệ số chứa nước

Nước chảy ra hay nhập vào một tầng ngậm nước biểu thị qua sự thay đổi tổng lượng
nước chứa trong tầng ngậm nước. Đối với tầng ngậm nước không áp, nó được biểu thị
bởi sự thay đổi lượng nước ngầm nằm trong khoảng mực nước ngầm ở đầu và cuối thời
điểm tính toán. Tuy nhiên giả thuyết trong tầng ngậm nước có áp vẫn duy trì trạng thái
bão hòa, sự thay đổi áp suất chỉ gây ra thay đổi nhỏ trong lượng trữ. Do vậy áp suất thủy
tĩnh có trong tầng ngậm nước gây ra bởi trọng lượng của nước. Khi áp suất thủy tĩnh
giảm (trường hợp bơm hút từ giếng) thì lực nén của địa tầng sẽ tăng lên. Sự nén ép của
tầng ngậm nước gây ra những tác động lên phân tử nước.

Hệ số chứa nước xác định bằng tổng lượng nước thoát ra hay nhập vào trong tầng ngậm
nước trên một đơn vị diện tích bề mặt của tầng ngậm nước khi thay đổi một đơn vị thủy
áp. Trong thực tế người ta thường xác định hệ số chứa nước bằng các thực nghiệm bơm
hút từ giếng.

III.3. CÁC HỆ TẦNG ĐỊA CHẤT NGẬM NƯỚC

Một hệ địa chất sản sinh ra một lượng nước đáng kể gọi là một hệ tầng ngậm nước.
Nhiều loại hệ địa chất hoạt động như một tầng ngậm nước. Yêu cầu chủ yếu là khả năng
trữ nước trong các lỗ rỗng của đất đá. Độ rỗng có thể hình thành do các đứt gãy, nứt nẻ
của đất đá. Dưới đây là một vài loại hệ địa chất ngậm nước:

III.3.1. Bồi tích phù sa

Hầu như 90% các tầng ngậm nước phát triển bao gồm đá sỏi, cuội, cát không nén chặt.
Những loại ngậm nước này dựa trên trạng thái xuất hiện của nó có thể được chia thành:
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 86
Chương III: Tài nguyên nước ngầm

- Hệ kề sát nguồn nước: gồm các bồi tích phù sa hình thành nằm dưới lòng dẫn nước
hoặc hình thành cạnh các bãi tràn lũ. Những giếng nước ở đây có địa tầng thấm nước
tốt giáp với dòng chảy nên có một lượng nước khá lớn do lượng thấm từ dòng chảy
mặt vào đất.
- Hệ thung lũng chôn vùi: những thung lũng do dòng sông đổi hướng chảy hoặc bị
cướp dòng hình thành nên. Hệ này gần giống hệ kề sát nguồn nước nhưng độ thẩm
thấu và lượng nước ngầm ít, lượng bổ sung nước ngầm ít hơn. Những đồng bằng rộng
phía dưới là những lớp cuội, sỏi, cát không bị nén chặt là nơi chứa nhiều nước ngầm.
Những thung lũng kề sát sườn núi nơi trầm tích nhiều là nơi chứa nước ngầm khá lớn.
Nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa hoặc thẩm thấu từ các dòng chảy không
thường xuyên.

III.3.2. Đá vôi

Đá vôi có mật độ, độ rỗng và tính thấm nước thay đổi trong một phạm vi khá lớn tùy
thuộc vào mức độ kết cấu và phát triển của các vùng có khả năng thấm sau khi tích tụ.
Những lỗ rỗng trong đá vôi có thể là các lỗ nhỏ li ti nhưng cũng có thể là các hang động
lớn hình thành nên các dòng sông ngầm. Sự hòa tan CaCO3 do nước đã gây ra nước ngầm
rất cứng. Cũng do hòa tan mà các hang động, lỗ rỗng trong đá ngày càng phát triển, đó là
hiện tượng Karst.

III.3.3. Đá do núi lửa hình thành

Đá hình thành do hoạt động của núi lửa có thể tạo nên một tầng ngậm nước tốt, đặc biệt là
đá bazan. Những lớp cuội, sỏi cát hoặc những vật liệu khác nằm xen kẽ giữa hai lớp dung
nham làm cho đá bazan chứa và chuyển nước tốt. Ngoài ra do hiện tượng phong hóa, do
các vận động nội sinh ra đứt gãy mà đá bazan cũng có khả năng chứa và chuyển nước tốt.

III.3.4. Đá cát

Đá cát và đá dăm kết là các dạng bị xi măng hóa của cát và cuội sỏi. Do đó độ rỗng, khả
năng sản sinh nước ngầm của chúng bị giảm nhỏ do ciment liên kết. Các tầng ngậm đá
cát tốt nhất sản sinh nước ngầm qua các chỗ nối, liên kết của các phân tử cứng (hạt cát).
Đá dăm kết không có ý nghĩa lớn lắm trong việc chứa và chuyển nước ngầm.

III.3.5. Hóa thạch và đá biến chất

Các dạng đá cứng của hóa thạch và đá biến chất không thấm nước nên có thể xem chúng
là những tầng ngậm nước rất kém. Những nơi loại đá này xuất hiện kề sát mặt đất sẽ bị
phong hóa mạnh, dần dần phát triển thành tầng ngậm nước chứa một lượng nước tương
đối nhỏ đủ dùng cho sinh hoạt của một số hộ gia đình.
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 87
Chương III: Tài nguyên nước ngầm

III.3.6. Đất sét

Đất sét có độ rỗng tương đối lớn nhưng từng lổ rỗng của chúng lại quá nhỏ nên được xem
là vật liệu không thấm nước. Các tầng đất sét nằm trong một hệ ngậm nước tốt có thể
hình thành nên các tầng ngậm nước bán áp.

III.3.7. Lưu vực nước ngầm

Một lưu vực nước ngầm có thể được xác định như là một đơn vị địa chất thủy văn chứa
một tầng ngậm nước rộng lớn hoặc một vài tầng ngậm nước liên thông và quan hệ qua lại
với nhau. Trong một thung lũng giữa các dãy núi, lưu vực nước ngầm có thể chỉ ở phần
trung tâm của lưu vực dòng chảy mặt. Trong vùng đá vôi và vùng đồi cát, lưu vực nước
ngầm và lưu vực dòng chảy mặt hoàn toàn khác nhau. Khái niệm lưu vực nước ngầm trở
nên rất quan trọng vì tính liên tục thủy lực trong khu vực chứa nước ngầm.

Để xác định lưu vực nước ngầm cần phải có các bản đồ địa chất của khu vực cần nghiên
cứu kết hợp với các tài liệu về địa lý tự nhiên.

III.4. PHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN NƯỚC NGẦM


III.4.1. Định luật thấm

Trong trường hợp môi trường đất đồng nhất về nhiệt độ, nồng độ muối thì các lực tác
dụng lên phần tử nước bao gồm lực hút mao quản, áp lực bên ngoài và trọng lực. Xét
trong một quá trình nào đó các lực trên thay đổi dẫn đến sự xuất hiện gradient thế của
nước trong đất. Đó chính là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của nước trong đất.

Với một môi trường xốp đồng nhất về mặt cấu trúc, tốc độ chuyển động đủ nhỏ để đảm
bảo trạng thái chuyển động là chảy tầng. Quy luật cơ bản về sự chuyển động của dòng
thấm được biểu thị bằng công thức Darcy:

v = k.J (3.4)

trong đó v: vận tốc thấm (cm/s)

J: gradian thấm (độ dốc thủy lực)

k: hệ số thấm của môi trường (cm/s)

Trị số v là vận tốc trung bình của dòng thấm “tượng trưng” khi xem toàn bộ dòng thấm
chứa đầy chất lỏng. Vận tốc v còn được gọi là tốc độ Darcy do giả thiết rằng dòng chảy
qua toàn bộ mặt cắt ngang mà không xem xét đến các phần tử rắn và lỗ rỗng trong đó.

Vận tốc trung bình dòng thấm trong lỗ rỗng của đất hoặc đá tính theo công thức:

(3.5)

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 88


Chương III: Tài nguyên nước ngầm

trong đó v’: vận tốc thấm trung bình trong lỗ rỗng của môi trường thấm

n: độ rỗng của môi trường (đất hoặc đá nứt nẻ)

Công thức xác định độ rỗng của môi trường:

(3.6)

trong đó W’: thể tích phần rỗng

W: thể tích tổng của môi trường thấm

Lưu lượng thấm q xác định theo công thức:

q = v.A (cm3/s) (3.7)

trong đó A: diện tích mặt cắt ngang của dòng thấm (cm2)

III.4.2. Phương trình thấm cơ bản

Đối với trường hợp thấm ổn định, nghĩa là vận tốc, áp lực thấm không phụ thuộc thời
gian thì thành phần vận tốc thấm có dạng:

(3.8)

trong đó h: cột áp thấm

Mặt khác, nước thấm trong đất phù hợp với điều kiện liên tục của chuyển động chất lỏng
không nén được cho nên thỏa mãn phương trình liên tục.

(3.9)

Kết hợp (3.8) và (3.9) ta có:

(3.10)

Nếu gọi thế lưu tốc thấm là ϕ ta có công thức:

ϕ = -k.h (3.11)

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 89


Chương III: Tài nguyên nước ngầm

Dựa vào (3.8) và (3.11) ta có:

(3.12)

Lấy đạo hàm (3.12) và thay vào (3.9) ta có :

(3.13)

Từ (3.9) và (3.13) cho thấy các hàm số cột áp h và thế lưu tốc ϕ là những hàm điều hòa.
Giải các phương trình này với những điều kiện biên cụ thể, ta có thể xác định được cột áp
h và thế lưu tốc ϕ tại bất kỳ điểm nào trong môi trường thấm và từ đó xác định được các
đường đẳng áp h = const và đường đẳng thế ϕ = const. Trên cơ sở đó có thể tính được áp
lực và vận tốc thấm.

III.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỰC NƯỚC NGẦM


III.5.1. Yếu tố khí tượng
a) Áp suất khí quyển

Sự thay đổi áp suất khí quyển gây ra do sự dao động mực nước thủy áp trong tầng ngầm
nước có áp. Mối quan hệ đó là mối quan hệ nghịch biến có nghĩa là khi tăng áp suất khí
quyển sẽ dẫn đến giảm thủy áp và ngược lại. Khi sự thay đổi áp suất khí quyển được biểu
thị bằng cột nước, tỷ lệ sự thay đổi mực thủy áp với sự thay đổi của áp suất được gọi là
hiệu ứng áp suất của tầng ngậm nước.

(3.14)

trong đó B: hiệu ứng áp suất (nằm trong khoảng 20 ÷ 70%)

γ: trọng lượng riêng của nước

Δh: sự thay đổi mực thủy áp

Δpa: sự thay đổi áp suất khí quyển

Xem tầng ngậm nước như là một vật thể đàn hồi. Nếu Δpa là sự thay đổi áp suất khí
quyển, Δpω là kết quả thay đổi áp suất thủy tĩnh ở đỉnh của tầng ngậm nước có áp và ΔSc
là ứng suất nén được tăng lên trên tầng ngậm nước thì:

Δpa = Δpω + ΔSc (3.15)

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 90


Chương III: Tài nguyên nước ngầm

Δpa
Tầng có áp

Biên trên tầng


ngậm nước

Tầng ngậm nước

Hạt cát
Δpω ΔSc

Hình 3.6. Minh họa tầng ngậm nước và các thông số tính toán

Tại giếng hút nước từ tầng ngậm nước có áp

pω = pa + γh (3.16)

Cho áp suất khí quyển tăng thêm Δpa thì

pω + Δpω = pa + Δpa + γh (3.17)

Ta thấy rằng Δpω < Δpa do đó h’ < h. Như vậy mực nước trong giếng hạ thấp xuống khi
áp suất khí quyển tăng lên.

Mặt đất

Mực thủy áp
pa
pa + Δpa

h
h'

pω Tầng ngậm nước pω + Δ pω

Hình 3.7. Độ chênh mực nước và áp suất khí quyển trong giếng nước

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 91


Chương III: Tài nguyên nước ngầm

b) Mưa

Mưa không phải là một chỉ thị chính xác của lượng bổ sung nước ngầm do tổn thất trên
và dưới mặt đất cũng như thời gian vận chuyển của thấm thẳng đứng. Thời gian này có
thể biến đổi từ vài phút khi mực nước ngầm ở gần mặt đất hoặc đến vài tháng hay hàng
năm đối với mực nước ngầm nằm sâu và thấm sâu rất chậm. Mực nước ngầm có thể chỉ
ra sự biến động theo mùa do mưa nhưng thông thường bao gồm cả xuất lưu tự nhiên và
ảnh hưởng của bơm hút.

Ở vùng không bão hòa phía trên mực nước ngầm có độ ẩm nhỏ hơn hệ số giữ nước, nước
ngầm sẽ không nhận được lượng nước bổ sung cho đến khi độ ẩm hút được thỏa mãn.

c) Gió

Gió thổi trên mặt giếng gây ra ảnh hưởng thứ yếu đến mực nước ngầm và ảnh hưởng này
lại thông qua ảnh hưởng của áp suất không khí.

III.5.2. Ảnh hưởng của thủy triều

Trong những tầng ngậm nước tiếp giáp với biển, sự dao động của thủy triều cũng dẫn đến
sự biến động của nước ngầm. Đây là một vấn đề rất phức tạp nên trong phạm vi giáo
trình này chỉ trình bày một cách khái quát những phương trình tính toán dòng triều.

Xét trường hợp đơn giản đối với dòng chảy một phương trong tầng ngậm nước có áp,
phương trình vi phân mô tả chuyển động của nước ngầm:

(3.18)

Lấy mặt chuẩn là mực nước biển trung bình, giả thiết các điều kiện biên:

(3.19)

Ta có (3.20)

trong đó ω: vận tốc góc

t0: chu kỳ triều

Nghiệm của bài toán là:

(3.21)

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 92


Chương III: Tài nguyên nước ngầm

Biên độ dao động tại mặt cắt x kể từ bờ biển:

(3.22)

Thời gian truyền sóng:

(3.23)

Tốc độ truyền sóng:

(3.24)

Chiều dài sóng:

(3.25)

Lượng dòng chảy vào tầng ngậm nước trong nửa chu kỳ:

(3.26)

Mức độ ảnh hưởng của thủy triều được biểu thị qua hệ số thủy triều C

C = 1–B (3.27)

Như đã nói ở trên, sự thay đổi áp suất không khí dẫn đến sự biến đổi mực thủy áp. Sự dao
động thủy triều cũng dẫn đến sự thay đổi mực thủy áp trong tầng ngậm nước có áp.
Ngược lại với ảnh hưởng của áp suất khí quyển, dao động của thủy triều hạ thấp. Do đó
khi mực nước biển tăng thì mực nước ngầm cũng tăng.

III.5.3. Ảnh hưởng đô thị hóa

Quá trình đô thị hóa thường gây ra những sự thay đổi mực nước ngầm do kết quả của
việc làm giam lượng bổ sung nước ngầm và tăng cường việc khai thác nước ngầm. Ở
những vùng nông thôn nước dùng thường được lấy từ các giếng nông, trong khi đó hầu
hết nước thải của đô thị lại trở về đất thông qua các hồ chứa bẩn thỉu làm cho sự nhiễm
bẩn tăng lên. Nhiều giếng của các hộ dùng riêng phải bỏ đi. Sau này người ta phải xây
dựng các hệ thống xử lý nước cống, nước thải, nước mưa trong khu vực.

Ba điều kiện làm cho mực nước ngầm giảm:

- Giảm lượng bổ sung nước ngầm do lát bề mặt đất bằng những loại vật liệu không
thấm.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 93


Chương III: Tài nguyên nước ngầm

- Lượng bơm hút nước tăng.

- Giảm lượng bổ sung nước ngầm tự nhiên do hệ thống cống ngầm thu nhận nước từ
trên xuống.

Ngoài ra còn những ảnh hưởng khác như ảnh hưởng của động đất, ảnh hưởng của tải
trọng bên ngoài...

III.6. TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM Ở NƯỚC TA


III.6.1. Trữ lượng nước ngầm

Bên cạnh nguồn tài nguyên nước mặt như đã trình bày trong chương 2, Việt Nam cũng có
một tiềm năng trữ lượng lớn về nước ngầm, đặc biệt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam
Bộ. Tổng trữ lượng có tiềm năng khai thác được trên cả nước của các tầng trữ nước trên
toàn lãnh thổ, chưa kể phần hải đảo, ước tính gần 2000m3/s, tương ứng khoảng 60 tỷ
m3/năm. Trữ lượng này thay đổi nhiều theo các vùng: dồi dào nhất ở Đồng bằng sông
Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ; khá nhiều ở Tây Nguyên và ít hơn tại
các vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc và duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ.

Trữ lượng nước ngầm ở giai đoạn tìm kiếm và thăm dò sơ bộ mới đạt khoảng 8 tỷ m3
/năm tức khoảng 13% tổng trữ lượng. Theo kết quả điều tra, khảo sát và nghiên cứu đã có
đến năm 1999 thì trữ lượng nước ngầm thuộc loại có thể khai thác ngay với độ tin cậy
cao (cấp A) vào khoảng 736.205m3/ngày; thuộc loại có thể khai thác với độ tin cậy khá
(cấp B) vào khoảng 939.625m3/ngày; thuộc loại đã được dự báo là có khả năng khai thác
(cấp C1) 2.007.165 và (cấp C2) 10.848.451m3/ngày. Tổng lượng đã khai thác chỉ mới
vào khoảng 5% tổng trữ lượng. Trong các năm tới lượng khai thác có thể lên tới khoảng
12 tỷ m3/năm. Nếu so sánh với các nước trên thế giới thì trữ lượng nước ngầm của Việt
Nam ở vào mức trung bình.

Tuy nhiên, tại nhiều vùng ở Việt Nam với 6 tháng mùa khô thì việc khai thác, sử dụng và
quản lý nước ngầm lại gặp rất nhiều khó khăn. Sông ngòi, ao hồ… cạn kiệt vào mùa khô
đã gây ra những cạnh tranh trong vấn đề khai thác nước ngầm giữa các loại hình sử dụng
nước. Thêm vào đó việc phá rừng trên diện rộng đã ảnh hưởng đáng kể đến việc tái tạo
nguồn nước ngầm. Những vùng đất phải đối mặt trầm trọng với tình trạng thiếu cả nước
ngầm như vùng đồng bằng duyên hải miền Trung, khu vực Tây Nguyên, vùng Đông Nam
bộ, các tỉnh duyên hải Nam bộ. Một nghiên cứu của Nguyen Vo Chau Ngan (2006) cho
biết vào mùa khô tại Rừng đặc dụng Vồ Dơi (nay là Vườn quốc gia U Minh Hạ), Cà Mau
đã xảy ra hiện tượng giảm áp cục bộ của nguồn nước ngầm trong khu vực. Nguyên nhân
chính là do tình trạng bơm hút nước ngầm từ hai giếng khoan của Hạt Kiểm lâm với công
suất 150m3/giờ và 100m3/giờ. Việc hút nước diễn ra 24 giờ/ngày trung bình từ đầu tháng
12 dương lịch cho đến cuối tháng 5 năm sau (phụ thuộc vào mực nước trong kênh nội
đồng) khiến cho các giếng khoan của các hộ dân sống xung quanh Hạt Kiểm lâm không
thể bơm lấy nước sinh hoạt được.

Để chủ động khai thác nguồn tài nguyên nước ngầm phục vụ cho nhiều nhu cầu sử dụng
nước khác nhau, Nhà nước đã đầu tư nhiều khoản kinh phí lớn cho công tác thăm dò,

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 94


Chương III: Tài nguyên nước ngầm

điều tra, quản lý nguồn nước ngầm tại nhiều địa phương trên cả nước. Hội nghị giao ban
vùng Nam Trung bộ về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi
trường ngày 28/11/2008 ghi nhận trong giai đoạn 2002 ÷ 2010, ngân sách trung ương đầu
tư cho các địa phương là 9.396 triệu đồng để thực hiện các nhiệm vụ về quản lý tài
nguyên nước. Nổi bật là các dự án điều tra nguồn nước ngầm vùng núi Trung bộ và Tây
Nguyên (giai đoạn 3 với 2.355 triệu đồng), điều tra nguồn nước ngầm một số vùng đặc
biệt thiếu nước sinh hoạt thuộc các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuân (3.600 triệu đồng),
lập bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1/50.000 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận (1.500 triệu
đồng), điều tra đánh giá tài nguyên nước ngầm và lập bản đồ nước dưới đất tỷ lệ 1/50.000
vùng Ba Tơ - Hoài Nhơn tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định (1.055 triệu đồng)…

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý nguồn tài nguyên nước ngầm, thực
trạng hiện nay là các tài liệu điều tra cơ bản, đánh giá nguồn nước ngầm còn thiếu và có
nhiều hạn chế. Tài liệu tập bản đồ địa chất thủy văn, đánh giá nguồn nước ngầm chủ yếu
ở tỷ lệ nhỏ và mới lập được cho các khu vực đô thị, khu tập trung phát triển kinh tế. Các
bản đồ trước đây đều lập theo mảnh khu vực, chưa lập theo lưu vực sông và theo địa
phương nên hầu hết các địa phương chưa có bản đồ nước ngầm.

Bên cạnh đó việc chưa có quy hoạch khai thác, sử dụng, bảo vệ nước ngầm cũng là tình
trạng chung hiện nay của hầu hết các địa phương. Tình hình nhiễm bẩn, ô nhiễm, cạn kiệt
nguồn nước ngầm; xu hướng diễn biến tài nguyên nước ngầm và trữ lượng khai thác của
nước ngầm ở các vùng vẫn chưa được điều tra, đánh giá đầy đủ. Hệ thống pháp luật về tài
nguyên nước vẫn chưa hoàn chỉnh, chưa đủ mạnh (còn thiếu nhiều nội dung về cơ chế
chính sách, nhất là chính sách tài chính, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, trách nhiệm chưa
rõ ràng…). Hầu hết các lưu vực sông, các địa phương chưa xây dựng được quy hoạch, kế
hoạch khai thác sử dụng, bảo vệ, phát triển nguồn nước. Mặt khác, đội ngũ cán bộ làm
công tác quản lý tài nguyên nước ở hầu hết các tỉnh còn thiếu về số lượng, yếu về nghiệp
vụ, chuyên môn và thiếu các trang thiết bị cần thiết cho công tác quản lý, giám sát. Việc
nắm bắt và thực hiện pháp luật về tài nguyên nước của các cấp, các ngành và nhân dân
còn hạn chế. Vì vậy rất khó khăn trong quá trình cấp phép khai thác sử dụng hay định
hướng cho việc bảo vệ nguồn nước ngầm.

Dựa vào mức độ thăm dò, chất lượng nước và điều kiện khai thác, trữ lượng khai thác
nước dưới đất phân làm 4 cấp:

- Trữ lượng cấp A là trữ lượng được nghiên cứu đến mức cho phép dự đoán chính xác
số lượng, chất lượng và điều kiện khai thác nước dưới đất
- Trữ lượng cấp B là trữ lượng được nghiên cứu đến mức độ cho phép đánh giá một
cách tin cậy về số lượng và dự đoán gần đúng sự thay đổi chất lượng của nước hoặc
điều kiện khai thác
- Trữ lượng cấp C1 là trữ lượng được nghiên cứu đến mức độ cho phép đánh giá gần
đúng số lượng, chất lượng và điều kiện khai thác nước dưới đất trong thời gian tính
toán dùng nước
- Trữ lượng cấp C2 là trữ lượng xác định trên cơ sở các tài liệu địa chất, địa chất thủy
văn một cách sơ bộ về số lượng và chất lượng, chưa có luận chứng về hệ thống khai
thác cụ thể. Ở cấp trữ lượng C1, C2 có thể có những sai lệch nhất định về số lượng
của nước dưới đất. Khi tính toán ở cấp trữ lượng C1, C2 người ta cần nêu định hướng
để nâng cấp trữ lượng (lên B hoặc A).

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 95


Chương III: Tài nguyên nước ngầm

Bảng 3.1. Trữ lượng nước ngầm nhạt ở một số vùng đến năm 1995

Trữ lượng theo các cấp (m3/ngày)


Vùng
A B C1 C2

Đông Bắc bộ 80.923 82.061 460.057 582.803

Đồng bằng Bắc bộ 379.377 429.769 1.004.460 2.520.143

Ven biển Trung bộ 26.280 24.596 266.200 1.568.614

Đông Nam bộ 12.000 150.800 232.211 1.417.830

Tây Nguyên 8.281 26.820 137.242 2.532.263

Tổng 506.861 714.946 2.108.188 8.721.653

[Nguồn: Nguyễn Kim Ngọc, Nguyễn Thượng Hùng. Trích từ Lê Quý An và CSV (2004)]

III.6.2. Động thái tầng nước ngầm 3


a) Đồng bằng Bắc bộ

Mực nước bình quân (tính bằng độ cao tuyệt đối) của hai tầng chứa nước Holocen 4 (qh)
và Pleistocen 5 (qp) năm 2007 được thống kê trong bảng 3.2.

3
Chi tiết tham khảo: Liên đoàn Địa chất Thủy văn - Địa chất Công trình miền Bắc.
4
Tầng chứa nước Holocen là lớp trầm tích được hình thành trong thế Toàn Tân bắt đầu vào khoảng 11.550 năm
trước và tiếp tục cho đến ngày nay.
5
Tầng chứa nước Pleistocen là lớp trầm tích được hình thành trong thế Canh Tân kéo dài từ khoảng 1.806.000 đến
11.550 năm trước.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 96


Chương III: Tài nguyên nước ngầm

Bảng 3.2. Độ cao tuyệt đối mực nước bình quân tháng năm 2007 đồng bằng Bắc bộ

Đơn vị: m

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB

Tầng chứa nước Holocen (qh)

Năm 2007 2.60 2.57 2.63 2.57 2.85 3.17 3.71 3.87 3.81 3.69 3.03 2.69 3.10

Lệch 2006 -0.23 -0.19 -0.11 -0.13 0.05 0.01 0.02 -0.16 0.24 0.34 0.01 -0.09 -0.02

Tầng chứa nước Pleistocen (qp)

Năm 2007 -0.23 -0.18 -0.08 -0.15 -0.03 0.04 0.34 0.50 0.51 0.51 -0.01 -0.29 0.08

Lệch 2006 -0.41 -0.37 -0.23 -0.19 -0.09 -0.15 -0.20 -0.39 -0.10 0.17 -0.02 -0.18 -0.18

Tại các vùng khai thác mạnh, mực nước dưới đất tiếp tục giảm dần. Tại Hà Nội, mực
nước sâu nhất cách mặt đất tại lỗ khoan quan trắc P.41a ở trung tâm bãi giếng Hạ Đình là
- 34,9m. Dự báo mực nước tháng 6 năm 2008 là - 35,02m.

-26

-28
Độ sâu mực nước,m

-30

-32

-34

-36

-38
01/1996 01/1998 01/2000 01/2002 01/2004 01/2006 01/2008

Thời gian

Hình 3.8. Dao động mực nước lỗ khoan quan trắc P.41a, tầng chứa nước Pleistocen

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 97


Chương III: Tài nguyên nước ngầm

Vùng Kiến An - Hải Phòng, mực nước sâu nhất cách mặt đất tại lỗ khoan quan trắc
Q.167a là - 10,65m. Dự báo mực nước tháng 6 năm 2008 là - 10,37m.

-2.0

-3.0

-4.0

Độ sâu mực nước (m) -5.0

-6.0

-7.0

-8.0

-9.0

-10.0

-11.0
1/95 1/96 1/97 1/98 1/99 1/00 1/01 1/02 1/03 1/04 1/05 1/06 1/07 1/08

Thời gian

Hình 3.9. Dao động mực nước lỗ khoan quan trắc Q.167a, tầng chứa nước Pleistocen

Bên cạnh việc hạ thấp mực nước ngầm, chất lượng nguồn nước ngầm cũng đã có nhiều
dấu hiệu ô nhiễm. Các kết quả đo đạc thành phần hóa học của nước ngầm trong tầng chứa
nước Pleistocen năm 2007 như sau:

Bảng 3.3. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học nước ngầm đồng bằng Bắc bộ

Đơn vị: mg/L

Đặc trưng TDS Mn As Cr Se Hg NH4+

TCVN 5944-1995 1000 0,50 0,05 0,05 0,01 0,001 3,00

Mùa khô

Số mẫu vượt/Tổng số mẫu 8/44 9/25 11/25 0/25 0/25 0/25 17/44

Giá trị trung bình 654 0,50 0,046 0,001 0,001 0,000 11,47

Giá trị cực tiểu 112 0,04 0,001 0,001 0,001 0,000 0,00

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 98


Chương III: Tài nguyên nước ngầm

Đặc trưng TDS Mn As Cr Se Hg NH4+

Giá trị cực đại 3122 1,85 0,608 0,002 0,001 0,000 97,50

Mùa mưa

Số mẫu vượt/Tổng số mẫu 7/44 13/25 10/25 0/25 0/25 0/25 10/44

Giá trị trung bình 761 0,62 0,036 0,001 0,001 0,000 6,99

Giá trị cực tiểu 121 0,05 0,001 0,001 0,001 0,000 0,00

Giá trị cực đại 3948 2,27 0,517 0,005 0,001 0,000 110,0

b) Đồng bằng Nam Bộ

Mực nước bình quân của các tầng nước ngầm chính ở đồng bằng Nam bộ được thống kê
trong bảng 3.4. Mực nước các tầng chứa nước Pleistocen thượng (qp3), Pleistocen trung
thượng (qp2-3), Pleistocen hạ (qp1), Pliocen 6 trung trung (n22), Pliocen trung hạ (n21) năm
2007 đều thấp hơn giá trị trung bình cùng kỳ năm 2006.

6
Tầng chứa nước Pliocen là lớp trầm tích được hình thành trong thế Thượng Tân kéo dài kéo dài từ khoảng 5,332
đến 1,806 triệu năm trước.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 99


Chương III: Tài nguyên nước ngầm

Bảng 3.4. Độ cao tuyệt đối mực nước bình quân tháng năm 2007 đồng bằng Nam bộ

Đơn vị: m

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB

Tầng chứa nước Pleistocen thượng (qp3)

Năm 2007 4,14 3,82 3,15 2,98 3,77 3,48 4,28 4,60 4,88 5,27 5,17 4,65 4,18

Lệch 2006 -0,31 -0,36 -0,70 -0,63 0,15 0,13 0,44 0,09 0,04 0,25 0,45 0,20 -0,02

Tầng chứa nước Pleistocen trung - thượng (qp2-3)

Năm 2007 -3,89 -3,98 -4,20 -4,41 -4,11 -3,86 -3,62 -3,79 -3,54 -3,85 -3,53 -3,78 -3,88

Lệch 2006 -0,93 -0,75 -0,58 -0,59 -0,29 0,25 0,21 -0,23 -0,20 -0,85 -0,50 0,07 -0,37

Tầng chứa nước Pleistocen hạ (qp1)

Năm 2007 -0,53 -0,78 -1,03 -1,31 -1,15 -0,99 -0,80 -0,48 -0,28 0,04 0,13 -0,14 -0,61

Lệch 2006 -0,21 -0,26 -0,32 -0,27 -0,05 -0,01 -0,02 0,18 0,18 0,18 0,45 0,46 0,03

Tầng chứa nước Pliocen trung trung (n22)

Năm 2007 0,94 0,82 0,67 0,58 0,52 0,50 0,59 0,67 0,89 1,07 1,13 0,87 0,77

Lệch 2006 -0,01 0,02 -0,01 0,06 0,23 0,24 0,26 0,19 0,22 0,08 -0,02 -0,18 0,09

Tầng chứa nước Pliocen trung hạ (n21)

Năm 2007 0,94 0,82 0,67 0,58 0,52 0,50 0,59 0,67 0,89 1,07 1,13 0,87 0,77

Lệch 2006 -0,01 0,02 -0,01 0,06 0,23 0,24 0,26 0,19 0,22 0,08 -0,02 -0,18 0,09

Độ sâu mực nước lớn nhất cách mặt đất tầng chứa nước Pliocen (n22) ở vùng Cà Mau tại
lỗ khoan quan trắc Q17704T là - 17,72m, thấp hơn năm 2006 là 1,61m. Dự báo tháng 6
năm 2008 mực nước có thể hạ thấp xuống độ sâu - 18,3m.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 100


Chương III: Tài nguyên nước ngầm

-4.0
y = -0.0029x + 97.328

Độ sâu mực nước (m)


-8.0

-12.0

-16.0

-20.0
6/95 12/96 6/98 12/99 6/01 12/02 6/04 12/05 6/07 12/08

Thời gian

Hình 3.10. Dao động mực nước lỗ khoan quan trắc Q.17704T tầng chứa nước Pliocen

Độ sâu mực nước lớn nhất cách mặt đất của tầng chứa nước Pleistocen hạ (qp1) ở Bình
Chánh - thành phố Hồ Chí Minh tại lỗ khoan quan trắc Q.015030 là - 28,36 thấp hơn giá
trị này năm 2006 là 2,02m. Dự báo tháng 6 năm 2008 mực nước có thể hạ thấp xuống độ
sâu - 28,5m.

-2.0

-6.0
Độ sâu mực n ước (m)

-10.0

-14.0

-18.0

-22.0

-26.0

-30.0
1/95 7/96 1/98 7/99 1/01 7/02 1/04 7/05 1/07 7/08

Thời gian

Hình 3.11. Dao động mực nước lỗ khoan quan trắc Q.015030 tầng chứa nước Pleistocen

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 101


Chương III: Tài nguyên nước ngầm

Một số giếng quan trắc được lấy mẫu nước và phân tích vào mùa khô năm 2007 đã cung
cấp bảng đánh giá tổng hợp chất lượng nước vào mùa khô. Hầu hết các nguyên tố vi
lượng trong các tầng chứa nước đều dưới mức chỉ tiêu cho phép trừ Mn, NH4+, Cu và Cr.

Bảng 3.5. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học nước ngầm đồng bằng Nam bộ

Đơn vị: mg/L

Đặc trưng TDS Mn As Cr Cu Pb Hg Ni NH4+


TCVN 5944-
1000 0,50 0,05 0,05 0,07 0,01 0,001 0,02 1,50
1995
Tầng chứa nước qp3
Số mẫu vượt
11/21 3/6 1/6 0/6 0/6 0/6 0/6 0/6 1/10
/Tổng số mẫu
Giá trị TB 2790 0,75 0,011 0,000 0,014 0,001 0,000 0,009 0,85
Giá trị max 14209 2,39 0,057 0,001 0,046 0,003 0,000 0,017 5,99
Giá trị min 57 0,04 0,000 0,000 0,004 0,001 0,000 0,003 0,00
Tầng chứa nước qp2-3
Số mẫu vượt
13/29 1/8 0/8 0/8 0/8 0/8 0/8 0/8 1/4
/Tổng số mẫu
Giá trị TB 2882 0,21 0,001 0,001 0,007 0,002 0,000 0,003 1,10
Giá trị max 22540 0,55 0,001 0,006 0,017 0,009 0,001 0,005 3,36
Giá trị min 34 0,01 0,000 0,000 0,001 0,000 0,000 0,000 0,04
Tầng chứa nước qp1
Số mẫu vượt
7/23 2/8 0/8 1/8 1/8 0/8 0/8 1/8 0/4
/Tổng số mẫu
Giá trị TB 2733 0,37 0,002 0,090 0,052 0,001 0,000 0,017 0,37
Giá trị max 16527 1,56 0,010 0,716 0,400 0,002 0,003 0,113 0,88
Giá trị min 36 0,009 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,00
Tầng chứa nước n22
Số mẫu vượt
9/23 3/9 0/9 0/9 0/9 0/9 1/9 0/9 0/3
/Tổng số mẫu
Giá trị TB 6343 4,51 0,004 0,001 0,004 0,001 0,000 0,002 0,03
Giá trị max 26960 38,7 0,025 0,005 0,012 0,003 0,001 0,003 0,10
Giá trị min 53 0,009 0,000 0,000 0,001 0,000 0,000 0,000 0,00
Tầng chứa nước n21
Số mẫu vượt
10/20 0/3 0/3 0/3 0/3 0/3 0/3 0/3 0/1
/Tổng số mẫu
Giá trị TB 6518 0,13 0,007 0,000 0,001 0,000 0,000 0,002 0,02
Giá trị max 26702 0,35 0,013 0,000 0,001 0,001 0,000 0,003 0,02
Giá trị min 99 0,02 0,003 0,000 0,001 0,000 0,000 0,000 0,02

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 102


Chương III: Tài nguyên nước ngầm

c) Vùng Tây Nguyên

Độ sâu mực nước lớn nhất cách mặt đất ở vùng Ban Mê Thuột tại lỗ khoan quan trắc
C.5o là - 33,51m cách mặt đất. Dự báo đến tháng 6 năm 2008 độ sâu mực nước có thể gia
tăng đến - 33,20m cách mặt đất.

-29.0
Độ sâu mực nước (m)

-31.0

-33.0

-35.0
1/96 1/97 1/98 1/99 1/00 1/01 1/02 1/03 1/04 1/05 1/06 1/07 1/08

Thời gian

Hình 3.12. Dao động mực nước lỗ khoan quan trắc C.5o

Bảng 3.6. Độ cao tuyệt đối mực nước bình quân các tháng vùng Tây Nguyên (m)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB

TB 2007 557,3 556,8 556,3 556,1 556,3 556,4 556,9 558,3 558,5 558,9 558,9 558,3 556,5

Lệch 2006 -0,1 0,0 0,0 -0,1 0,0 0,0 -0,1 0,0 -0,5 -0,4 0,4 0,5 0,0

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 103


Chương III: Tài nguyên nước ngầm

Bảng 3.7. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học nước ngầm ở Tây Nguyên (mg/L)

Đặc trưng TDS Mn Hg As Pb NH4+

TCVN 5944-1995 1000 0,50 0,001 0,05 0,05 3,00

Số mẫu vượt/Tổng số mẫu (mùa khô) 0/110 1/23 0/23 0/23 0/23 0/22

Giá trị trung bình (mùa khô) 150 0,11 0,001 0,0005 0,002 0,12

Giá trị cực đại (mùa khô) 732 0,59 0,001 0,0005 0,008 0,25

Giá trị cực tiểu (mùa khô) 16 0,00 0,0005 0,0005 0,0005 0,04

Số mẫu vượt/Tổng số mẫu (mùa mưa) 0/110 2/23 0/23 0/23 0/23 0/21

Giá trị trung bình (mùa mưa) 128 0,13 0,001 0,0005 0,001 0,02

Giá trị cực đại (mùa mưa) 806 0,83 0,0005 0,0005 0,006 0,06

Giá trị cực tiểu (mùa mưa) 16 0,01 0,0005 0,0005 0,0005 0,00

III.6.3. Khai thác nguồn nước ngầm

Theo diễn biến động thái nguồn tài nguyên nước ngầm như đã trình bày trong phần trên,
có thể nói nước ta có nguồn tài nguyên nước ngầm khá phong phú. Tuy nhiên lượng nước
ngầm phân bố không đều; bên cạnh đó việc khai thác tùy tiện, không theo quy hoạch,
không quản lý chặt chẽ; ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường còn thấp nên trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội đã làm tổn hại nặng nề đến tài nguyên nước ngầm. Tại
nhiều vùng nước ngầm đã bị nhiễm mặn không thể tiếp tục khai thác, nhiều nơi khác đã
có các biểu hiện nhiễm bẩn một số thành phần, kể cả sự hiện diện của một số nguyên tố
độc hại như As, Hg… trong nước ngầm.

Theo các dự báo, trên phạm vi đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 dân số có thể đạt tới
20.000.000 người là vùng có mật độ dân cư lớn nhất trong cả nước. Nhiều đô thị, khu
công nghiệp lớn và vừa sẽ hình thành: Hà Nội với khoảng 3.500.000 dân; Hải Phòng,
2.000.000; Nam Định, 300.000; Hải Dương, 120.000; Hà Đông, 100.000; Thái Bình,
100.000; Ninh Bình, 100.000; Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh mỗi thị xã xấp xỉ 100.000

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 104


Chương III: Tài nguyên nước ngầm

người. Tại các vùng lân cận thành phố Hạ Long sẽ có 500.000 dân; Việt Trì, 200.000;
Bắc Giang, 110.000; Vĩnh Yên, Sơn Tây cũng xấp xỉ 100.000. Đa số các thành phố, thị
xã này và các khu công nghiệp lân cận đều sử dụng nước ngầm làm nguồn cấp nước.
Lượng nước ngầm cần cung cấp cho các đô thị và khu công nghiệp có thể lên tới
1.252.700 m3/ngày.

Vùng Đông Nam bộ có nhiều đô thị lớn, khu công nghiệp và khu chế xuất tập trung.
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có dân số dự kiến khoảng 7.000.000 người vào năm 2010;
Biên Hòa, 500.000; Vũng Tàu, 350.000; Phan Rang, Phan Thiết, Tây Ninh, Thủ Dầu Một
sẽ có từ 250.000 đến 300.000 người cho mỗi thành phố. Mật độ dân số vùng này chỉ kém
đồng bằng Bắc bộ. Trên phạm vi Đông Nam bộ hiện đã hình thành 43 khu công nghiệp
và chế xuất với tổng diện tích lên đến 8.263 ha. Đông Nam bộ cũng là nơi có nhiều thuận
lợi cho phát triển cây lương thực, cây công nghiệp. Nước ngầm vùng Đông Nam Bộ
tương đối phong phú nhưng chất lượng không đều, hiện tại có thể tạm khai thác cấp nước
cho ăn uống sinh hoạt. Cũng như ở đồng bằng sông Hồng, việc khai thác nước ngầm ở
Đông Nam bộ sẽ được đẩy mạnh hơn và các tác động đến nước ngầm cũng sẽ mãnh liệt
hơn do chất thải, phân bón, khai thác khoáng sản và do các hoạt động xây dựng. Một số
nơi còn chịu các di chứng của chiến tranh để lại.

Ở các vùng khác như Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Trung bộ và
miền núi phía Bắc sẽ có gia tăng yêu cầu cung cấp nước ngầm tương tự cho nông nghiệp,
công nghiệp, đô thị và nông thôn với những mức độ khác nhau.

Nhìn chung trong phạm vi cả nước, về lượng, nước ngầm sẽ phải khai thác nhiều hơn,
phổ biến hơn; về chất, nguy cơ ô nhiễm nước ngầm do chất thải sinh hoạt, công nghiệp,
nông nghiệp sẽ tăng thêm nhiều. Tình trạng đó đòi hỏi phải sử dụng hợp lý hơn, bảo vệ
nghiêm ngặt hơn nguồn nước ngầm của nước ta. Cụ thể là cần thực hiện ngay quy hoạch
tổng thể và chi tiết các nguồn nước, trong đó có nước ngầm, theo các lưu vực và địa
phương; xác định rõ nguồn cấp, phương thức cấp, mức cấp và địa điểm lấy nước để cung
cấp cho các nơi dùng nước, trên cơ sở đó điều tra, khảo sát chi tiết về khả năng cung cấp,
xác lập các phương thức khai thác và các biện pháp bảo vệ nguồn nước ở những địa điểm
đó. Trên phạm vi nguồn cấp, tuyệt đối không được xây dựng các công trình chôn lấp chất
thải, không được sử dụng các hóa chất độc hại, không được xây dựng các công trình gây
tổn hại đến nguồn nước, bảo vệ và phát triển các công trình có khả năng làm tăng nguồn
nước ngầm như rừng, hồ chứa nước.

Khung 3.1 Hà Nội đang sụt lún do khai thác nước ngầm

Do quá trình đô thị hóa và nhu cầu dùng nước sạch ngày càng nhiều, Hà Nội phải
không ngừng tăng lưu lượng bơm hút nước ngầm ở dưới sâu trong lòng đất khiến mực
nước ngầm bị hạ thấp. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên sụt lún mặt đất
thành phố. Chỉ tính riêng năm 2006, lượng nước ngầm khai thác khoảng 650.000m3 ÷
700.000m3/ngày đêm. Tầng khai thác nước chủ yếu là tầng chứa nước Pleistocen (qp1),
có nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa và nước mặt. Tuy nhiên lượng cung cấp này
thường nhỏ hơn so với lưu lượng khai thác.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 105


Chương III: Tài nguyên nước ngầm

Thực trạng sụt lún

Hiện nay, vấn đề đặt ra đối với Hà Nội là việc lưu lượng nước ngầm được bơm hút theo
thời gian ngày càng tăng, thêm vào đó điều kiện địa chất thành phố rất phức tạp, nhiều
nơi tồn tại những tầng đất yếu với chiều dày lớn. Điều này có thể gây ra các tai biến về
môi trường địa chất như sụt lún nền đất, ô nhiễm nước ngầm...

Việc nghiên cứu hiện tượng lún bề mặt đất do bơm hút nước dưới đất ở Hà Nội đã
được nhiều cơ quan thực hiện với nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó phải nói đến
chương trình nghiên cứu biến dạng lún bề mặt đất thành phố do thay đổi mực nước
ngầm của Viện Khoa học Công nghệ và Kinh tế Xây dựng Hà Nội (thuộc Sở Xây dựng
Hà Nội). Đây là đơn vị đầu tiên đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm hiện tượng lún bề
mặt đất thành phố do thay đổi mực nước ngầm từ năm 1991 cho đến nay.

Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xây dựng được 10 trạm đo lún bề mặt đất do thay đổi
mực nước ngầm, đặt tại các nhà máy nước và trạm tăng áp thuộc Công ty Kinh doanh
nước sạch số 2 Hà Nội, nhằm xác định mối quan hệ giữa sự khai thác nước ngầm và độ
lún bề mặt đất tại các trạm. Các trạm đo lún bề mặt đất được xây dựng trên nền đất có
điều kiện địa chất điển hình của thành phố, như khu vực có tồn tại lớp đất yếu là Thành
Công, Pháp Vân, Ngô Sỹ Liên, Tương Mai…

Khu vực có tồn tại lớp đất tốt là Ngọc Hà, Mai Dịch, Đông Anh, khu vực ven sông
Hồng như Lương Yên, Gia Lâm, và khu vực nằm cách xa sông Hồng như Ngô Sỹ Liên,
Hạ Đình... Kết quả quan trắc tại các trạm trên cho thấy, tại những trạm có tồn tại lớp
đất yếu, tốc độ lún bề mặt đất tương đối lớn như Thành Công là 41,42 mm/năm, Ngô
Sỹ Liên 31,52 mm/năm, Pháp Vân 22,16 mm/năm …Những trạm không tồn tại lớp đất
yếu có tốc độ lún bề mặt nhỏ như Ngọc Hà là 1,80 mm/năm, Mai Dịch 2,65 mm/năm,
Đông Anh 1,41 mm/năm. Những trạm có vị trí gần sông Hồng có độ lún bề mặt đất nhỏ
hơn vì mực nước ngầm được nước sông bù phụ một phần như Lương Yên 18,83
mm/năm, Gia Lâm 10,33 mm/năm.

Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra

Theo các phương pháp quan trắc thực nghiệm mà Viện Khoa học Công nghệ và Kinh
tế Xây dựng Hà Nội đang tiến hành nghiên cứu, quá trình hạ thấp mực nước ngầm là
một trong những nguyên nhân gây nên sụt lún bề mặt đất thành phố.

Nhưng vì những trạm đo lún nói trên hầu hết được đặt tại tâm phễu lún (trong các nhà
máy nước), nên nó chỉ phản ánh được độ lún riêng lẻ tại nơi khai thác nước ngầm, mà
chưa thể hiện được phạm vi ảnh hưởng (bán kính) của phễu lún cũng như khả năng ảnh
hưởng của các phễu lún.

Do đó, chưa đủ cơ sở để lập bản đồ hiện trạng lún của thành phố và dự báo độ lún của
một khu vực cũng như toàn thành phố, nên cần phát triển thêm nhiều trạm đo lún tại
các tâm phễu và miệng phiễu lún.

Cũng theo các nhà nghiên cứu, đặc điểm chính của sự sụt lún bề mặt đất do thay đổi
mực nước ngầm làm cho bề mặt địa hình thay đổi theo thời gian. Vì vậy khi quy hoạch,
xây dựng cần phải lưu ý để đưa ra được giải pháp hợp lý trong việc xử lý cốt san nền,
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 106
Chương III: Tài nguyên nước ngầm

xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý chống úng ngập tại những khu vực trũng, hay xẩy
ra ngập lụt khi có mưa to kéo dài.

Đối với các công trình giao thông và các công trình xây dựng dân dụng công nghiệp,
khi sử dụng giải pháp móng nông phải lưu ý tới độ lún nền đất bị tăng thêm do hạ mực
nước ngầm để từ đó có biện pháp khắc phục.

Đối với các công trình sử dụng giải pháp móng cọc, cần lưu ý tới yếu tố “ma sát âm”
gây ra tải trọng phụ thêm tác dụng lên cọc do độ lún các lớp đất yếu gây ra. Quy hoạch
vị trí xây dựng các nhà máy khai thác nước nên ưu tiên vị trí ven sông, vì khu vực đó
có nguồn cung cấp, bổ trợ lớn cho tầng chứa nước khai thác. Giảm lưu lượng khai thác
nước ngầm bằng việc khai thác, xử lý nguồn nước mặt từ sông Đà.

Ngoài ra, khi quy hoạch tổng thể hệ thống mạng lưới các trạm đo lún bề mặt đất của
thành phố do thay đổi mực nước ngầm được thực hiện hoàn chỉnh, thì hoàn toàn có thể
kiểm soát được biến dạng lún bề mặt đất thành phố, phục vụ có hiệu quả cho công việc
phát triển bền vững của thủ đô.

[Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam (4/2007)]

III.7. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Các loại tầng ngậm nước và khả năng khai thác nước tại những khu vực đó.

2. Sự phân chia các tầng nước ngầm theo phương thẳng đứng đóng vai trò như thế nào
trong trồng trọt?

3. Các yếu tố gây ảnh hưởng đến mực nước ngầm.

4. Hãy tìm hiểu thêm về vấn đề khai thác và ô nhiễm nguồn nước ngầm hiện nay ở nước ta.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 107


Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

CHƯƠNG IV: CÁC VẤN ĐỀ VỀ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC

IV.1. Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC


IV.1.1. Thế nào là ô nhiễm nguồn nước
a) Định nghĩa

Nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn liền với sự sống của mọi sinh vật đang ngày
càng bị giảm chất lượng do chính các hoạt động nhiều mặt của con người gây ra. Khoa học
kỹ thuật phát triển đã thúc đẩy quá trình sản xuất ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu sinh
hoạt cho con người. Cùng với lượng của cải vật chất được tạo ra, một lượng to lớn các loại
chất thải cũng hình thành. Các chất thải này đã được xả vào hồ, sông, biển hay vào đất. Các
thành phần có trong các loại chất thải sẽ có mặt trong nước làm cho nước không còn sạch
nữa, giá trị sử dụng của nó giảm đi và ta nói rằng nước đã bị ô nhiễm.

Các chất gây ô nhiễm nước đến từ nhiều nguồn khác nhau và tính chất gây hại cũng khác
nhau. Những chất dinh dưỡng thực vật như các muối nitrat, phosphat thường bắt nguồn
từ nước thải sinh hoạt, phân bón dùng trong nông nghiệp, các chất thải từ các chuồng trại
chăn nuôi gia súc, nước thải nhà máy đồ hộp... Những chất này gây ô nhiễm nước chủ
yếu do chúng thúc đẩy các vi sinh vật phát triển, do vậy làm tăng BOD của nước và làm
giảm nồng độ oxy hòa tan xuống dưới mức cần cho cá và các thủy sản khác sinh sống.

Các hóa chất độc hại gây ô nhiễm nước đến từ các quá trình sản xuất công nghiệp, tiêu
nước có chứa acid từ các vùng mỏ, quá trình xói mòn từ các vùng mỏ khai thác lộ thiên,
các tai nạn tràn dầu hay rò rỉ tại các bể hóa chất...

Ô nhiễm nước không chỉ là một vấn đề mỹ quan mà còn gây những hậu quả nghiêm trọng
về kinh tế và vệ sinh. Nước được xem là ô nhiễm khi có chứa những thành phần sau:

- Các chất thải hữu cơ nguồn gốc động vật hay thực vật làm cho nồng đô oxy hòa tan
trong nước bị giảm hay mất đi do quá trình phân hủy sinh học chúng. Những chất này
có trong nước thải công nghiệp và sinh hoạt.

- Các vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải sinh học và trong nước thải của một số
ngành công nghiệp gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

- Các chất dinh dưỡng thực vật (hợp chất hòa tan của N, P, K...) làm cho tảo, cỏ nước...
phát triển quá mức dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực cho phát triển thủy sản, cấp nước sinh
hoạt, du lịch và cảnh quan.

- Các hóa chất hữu cơ tổng hợp bao gồm những chất dùng để diệt sâu bệnh, trừ cỏ, các
chất tẩy rửa có tính độc hại đối với những loài thủy sản và có thể gây hại đối với sức
khỏe con người.

- Các chất lắng đọng gây bồi lắng ở hồ chứa, kênh mương, hải cảng... gây mài mòn các
thiết bị thủy điện và máy bơm, gây tác hại đến cá và quần thể giáp xác do chúng phủ
lấp bãi đẻ và nguồn thức ăn.
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 108
Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

- Các hóa chất vô cơ tạo ra từ quá trình sản xuất, khai thác mỏ, phân bón hóa học trong
nông nghiệp... gây trở ngại cho quá trình tự làm sạch tự nhiên của nước, gây hại cho
cá và các loài thủy sản khác, làm cho nước có độ cứng lớn, gây ăn mòn các kết cấu
thép, bê tông, làm tăng chi phí xử lý các công trình.

- Các chất phóng xạ từ các quá trình khai thác, chế biến quặng, sử dụng các chất phóng
xạ đã tinh luyện và do bụi phóng xạ từ các vụ thử hạt nhân.

- Nước thải có nhiệt độ cao từ các quá trình làm lạnh trong công nghiệp làm cho nhiệt
độ của nước tiếp nhận tăng lên. Mặt khác sự ngăn dòng tạo hồ chứa cũng làm tăng
nhiệt độ của nước. Sự tăng nhiệt độ của nước gây hại đến cá và các loài thủy sản
khác, làm giảm khả năng tự làm sạch của nước.

Theo WHO, sự ô nhiễm là việc đưa vào môi trường các chất thải hay năng lượng ở một
lượng nào đó có thể gây tác hại cho sức khỏe của con người, sự phát triển của các sinh
vật hay làm suy giảm chất lượng của môi trường.

Theo các qui định về bảo vệ môi trường của Việt Nam, ô nhiễm nước là việc đưa vào các
nguồn nước các tác nhân lý, hóa, sinh học và nhiệt không đặc trưng về thành phần hoặc
hàm lượng đối với môi trường ban đầu đến mức có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sự
phát triển bình thường của một loại sinh vật nào đó hoặc thay đổi tính chất trong lành của
môi trường ban đầu.

Theo một định nghĩa khác "Ô nhiễm nước mặt diễn ra khi đưa quá nhiều các tạp chất, các
chất không mong đợi, các tác nhân gây nguy hại vào các nguồn nước, vượt khỏi khả năng
tự làm sạch của các nguồn nước này".

b) Quá trình gây ô nhiễm chất lượng nước

Thông thường thì nguồn chất thải và nước bẩn tập trung ở những vùng hoặc những điểm
nhất định. Nhưng do hiện tượng khuyếch tán, do chảy tràn trên mặt đất, thấm xuống nước
ngầm, do sự phân hủy chất hữu cơ... sẽ tác động vào nguồn thải bẩn đó gây ra sự ô nhiễm
chất lượng nước.

b1. Quá trình hóa học

Khi trong đất tồn tại một lượng ion đủ lớn thì dễ dàng kết tủa trong điều kiện có nước.
Phản ứng hóa học xảy ra giữa các ion với môi trường có nước trong đất gọi là các phản
ứng thay thế bề mặt. Các ion của các nguyên tố hoạt động mạnh mẽ đẩy các nguyên tố có
khả năng hoạt động yếu hơn để tạo nên một màng nước vững chắc, đồng thời cũng làm
thay đổi tính chất của đất. Chẳng hạn nếu đất chứa nhiều hợp chất Ca2+, SO42-, nguyên tố
canxi dễ tan trong nước kết hợp với gốc SO42- tạo thành axit sulfuric (H2SO4) và sau đó
nếu có điều kiện lại kết hợp với CaCO3 để trở thành CaSO4. Nếu thành phần đất thuộc
loại kiềm thì ion Ca2+ sẽ thay thế Na+ tạo thành đất chứa Ca2+ bền vững hơn.

b2. Quá trình vận chuyển và phân hủy các hợp chất hữu cơ

Nhiều hoạt động khác nhau trên bề mặt đất đã thải các chất thải dưới dạng hữu cơ vào
nguồn nước, và dưới các điều kiện thuận lợi thì vi khuẩn và vi sinh vật khác sẽ phân hủy
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 109
Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

các hợp chất hữu cơ này. Cùng với quá trình phân hủy là quá trình vận chuyển làm lan
rộng vùng ảnh hưởng trong đất, làm nghiêm trọng thêm tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

Tùy theo sự phân bố của nguồn nước thải, các nguồn nhiễm bẩn khác nhau (phế thải dạng
rắn, cao su, giấy thừa...) mà có những dạng phát triển khác nhau.

- Dạng nhiễm bẩn lan rộng do nguồn nhiễm bẩn được cung cấp thường xuyên, lưu
lượng nước chảy qua ít thay đổi, chẳng hạn nước thải sinh hoạt chảy qua một bãi rác
thải hay bãi phế thải của nhà máy…

- Dạng nhiễm bẩn được thu hẹp do nồng độ bẩn giảm dần bởi vì lượng chất thải giảm
dần theo thời gian hoặc do một loại chất thải khác đã được đưa vào mà khả năng phân
hủy của loại chất thải đó chậm hơn nên quá trình nhiễm bẩn không lan rộng ra.

- Dạng nhiễm bẩn biến đổi liên tục với nồng độ chất thải thay đổi liên tục theo thời gian
do lưu lượng chất thải thay đổi, chủng loại chất thải cũng đa dạng và các đặc tính khí
hậu thời tiết cũng biến đổi theo thời gian.

- Dạng nhiễm bẩn mang tính chất cục bộ không thường xuyên với nồng độ chất ảnh
hưởng đột ngột giảm xuống do nguồn cung cấp có hạn.

IV.1.2. Phân loại nguồn gây ô nhiễm

Chất lượng của một nguồn nước ảnh hưởng bởi hai nguồn gây ô nhiễm chính là nguồn
xác định và nguồn không xác định.

a) Nguồn xác định (point sources)

Các nguồn xác định (còn gọi là nguồn điểm) là những nguồn gây ô nhiễm có thể xác định
được vị trí, kích thước, bản chất, lưu lượng phóng thải tác nhân ô nhiễm. Chúng bao gồm
ống khói nhà máy, xe hơi, tàu hỏa, cống xả nước thải, vị trí xảy ra tai nạn tàu dầu, giàn
khoan dầu khí, những bể chứa không kiểm soát bố trí nổi và ngầm, các loại rác thải
phóng xạ, và các loại rác thải khác. Ngoài ra một số vùng ô nhiễm công nghiệp, đặc biệt
ô nhiễm gas, nếu có vị trí kề cận với nguồn nước sẽ lan truyền chất ô nhiễm vào nguồn
nước. Các chất gây ô nhiễm phóng xạ đến từ các quy trình sản xuất, kiểm định, từ nguyên
vật liệu hoặc từ các loại vũ khí hạt nhân đều là những nguồn gây ô nhiễm.

Nhiều nghiên cứu đã khám phá thêm nhiều nguồn gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Trium
và nitrate từ việc tái chế biến nhiên liệu sẽ lan truyền ô nhiễm trong phạm vi 26 km²
(Freshley M. D. và Thorne P. D., 1992). Các loại hóa chất khác và nuclit phóng xạ cũng
gây lan truyền ô nhiễm. Các chất gây ô nhiễm bao gồm nhiên liệu và các chất liên quan
(diesel, benzene, toluene, ethybenzene, xylene, tổng petroleum, hydrocarbon, polycyclic
aromatic hydrocarbon), polychlorinated biphenyls, DDT là những chất được tạo ra từ sản
phẩm của dầu mỏ, dầu hỏa và dầu nhờn cũng được tìm thấy trong nhiều nguồn nước.

Theo nguyên tắc, việc xả thải từ các nguồn xác định phải tuân theo quy định hiện hành về
mức phát thải cho phép. Chẳng hạn ở Việt Nam hiện nay các chỉ tiêu phát thải phải tuân theo
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 110
Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành về tiêu chuẩn cho phép thải
một tải lượng ô nhiễm ra môi trường. Ở Hoa Kỳ, chỉ tiêu phát thải vào nguồn nước phải tuân
theo đạo luật về nước sạch (Clean Water Act) do Cục bảo vệ môi trường (EPA) ban hành.

b) Nguồn không xác định (non-point sources)

Ô nhiễm từ các nguồn không xác định (nguồn không điểm) sẽ phát tán sâu rộng hơn đối
với nguồn điểm. Nguồn không xác định thường không xác định được vị trí, bản chất, lưu
lượng tác nhân gây ô nhiễm.

Trong số các nguồn không xác định gây ô nhiễm nguồn nước, hai yếu tố quan trọng là
thuốc trừ sâu và phân bón trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt với việc gia tăng sử dụng
chúng như hiện nay. Khi nồng độ muối và nitrat gia tăng trong sản xuất nông nghiệp,
thuốc trừ sâu và các thành phần của nó cũng được tìm thấy trong nguồn nước bị ô nhiễm.
Nitrat từ phân bón và phân súc vật có mặt trong hầu hết các nguồn nước bị ô nhiễm.
Thuốc trừ sâu và các kim loại hiện diện trong phân bón như Cd, Se, Mo, và U cũng được
tìm thấy trong nguồn nước bị ô nhiễm.

Các nguồn lan truyền không điểm khác bao gồm sự tích tụ trong lĩch vực nông nghiệp
như: tích tụ acid từ khí quyển, chiết xuất của các thành phần gây ô nhiễm không khí, chất
tẩy, dầu, và các kim loại từ chất thải đô thị, sự phân hủy muối, khai thác khoáng sản, và
tiêu thoát nước từ các mỏ.

Các nguồn lan truyền không xác định không gây ra ô nhiễm ngay lập tức nhưng sự lan
truyền của chúng rất phức tạp và có ảnh hưởng lâu dài. Tùy thuộc vào tính chất cơ học
của lớp đất thấm nước, tốc độ lan truyền ô nhiễm sẽ khác nhau. Chẳng hạn tốc độ lan
truyền của thuốc trừ sâu thấm vào tầng sỏi cứng sẽ nhanh hơn trong tầng sét vỡ.

Trong số các nguồn ô nhiễm do phân bón gây ra, nitrat đóng vai trò quan trọng nhất. Đối
với sản xuất nông nghiệp tại Hoa Kỳ, các nguồn ô nhiễm không điểm từ nitrat chiếm trên
90% tổng số nitrogen thải vào môi trường. Và cũng theo khảo sát của USGS, 6% mẫu
nước kiểm tra tại khu vực trung tâm có hàm lượng NO3 vượt quá tiêu chuẩn cho phép 10
mg/L (Burkart M. R. và Kolpin D. W., 1993).

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 111


Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

Bảng 4.1. Chất gây ô nhiễm từ các nguồn gây ô nhiễm xác định và không xác định

Loại chất thải Các nguồn xác định Các nguồn không xác định

Nước Nước Chảy tràn từ Chảy tràn ở


thải sinh thải công sản xuất khu vực
hoạt nghiệp nông nghiệp thành thị

Chất thải cần oxy để phân hủy × × × ×

Dưỡng chất × × × ×

Các mầm bệnh × × × ×

Chất rắn lơ lửng/cặn lắng × × × ×

Muối × × ×

Kim loại độc × ×

Chất hữu cơ độc × ×

Nhiệt ×

[Nguồn: Linvil G. Rich (1980). Trích lại từ Lê Hoàng Việt (2006)]

IV.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC

Trong thực tế tất cả các hoạt động của con người đều cần đến nước và đòi hỏi phải được
đáp ứng không chỉ về khối lượng mà còn cả về chất lượng nước mặc dù mức độ có khác
nhau. Yêu cầu về chất lượng nước của từng ngành được thể hiện trong tiêu chuẩn của
từng quốc gia hay quốc tế, nếu giá trị giới hạn của nước không đáp ứng với tiêu chuẩn thì
phải dùng loại nước khác hoặc phải có biện pháp xử lý thích hợp trước khi sử dụng vào
mục đích cụ thể. Do đó một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải nắm được các giá

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 112


Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

trị cụ thể của từng chỉ tiêu thông qua việc phân tích mẫu nước và trước hết là phải hiểu rõ
ý nghĩa của các chỉ tiêu đó.

IV.2.1. Đặc điểm lý học


a) Nhiệt độ

Nhiệt độ giữ vai trò rất quan trọng đối với các quá trình sinh hóa diễn ra trong tự nhiên.
Những thay đổi về nhiệt độ của nước có thể ảnh hưởng đến nhiều mặt của chất lượng
nước. Các loài thủy sản và những thành viên liên quan của chuỗi thức ăn trong hệ sinh
thái nước rất nhạy cảm đối với nhiệt độ. Các vi sinh vật không có khả năng khống chế
nhiệt độ nội tại của chúng, vì thế nhiệt độ bên trong tế bào được quyết định bởi nhiệt độ
bên trong của môi trường. Mỗi một loài vi sinh vật chỉ có khả năng phát triển trong một
khoảng nhiệt độ phù hợp với chúng, ngoài phạm vi nhiệt độ này chúng không thể phát
triển được và thậm chí không thể tồn tại được. Như vậy nhiệt độ là một yếu tố quan trọng
quyết định loài sinh vật nào tồn tại và phát triển một cách ưu thế trong hệ sinh thái nước.
Ðiều này cũng có nghĩa là nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ và dạng phân hủy các hợp chất
hữu cơ có trong nước, nồng độ oxy hòa tan và cuối cùng là dây chuyền thức ăn.

Chế độ phân bố nhiệt độ trong nước cũng là điều quan trọng. Ðối với các dòng sông do
nước chảy nên sự xáo trộn thường xuyên xảy ra và sự chênh lệch nhiệt độ giữa các lớp
nước có độ sâu khác nhau là không đáng kể. Nhiệt độ của nước ngọt thông thường biến
đổi từ 0 ÷ 35oC phụ thuộc vào khoảng cách tầng chứa nước và thời gian trong năm,
nhưng tương đối ổn định từ 17 ÷ 27oC. Ngược lại với các thể tích tĩnh như hồ chứa thì sự
phân tầng nhiệt độ là điều quan trọng, đặc biệt là vào mùa hè.

b) Màu sắc

Nhiều loại nước mặt đặc biệt là các loại nước từ các vùng đầm lầy thường có màu không
thể chấp nhận để sử dụng cho sinh hoạt hay một số ngành công nghiệp. Chất mang màu
sinh ra do sự tiếp xúc của nước với các mảnh vụn hữu cơ như lá cây, gỗ... trong mọi giai
đoạn phân hủy. Các chất mang màu cũng rất đa dạng bao gồm tanin, acid humic, các
humat tạo ra từ sự phân hủy lignin được coi là những thành phần gây màu chủ yếu.

Màu sắc tự nhiên tồn tại trong nước phần lớn dưới dạng các hạt keo mang điện tích âm.
Vì vậy việc loại bỏ màu tự nhiên có thể thực hiện bằng cách gây đông tụ bởi một muối
của ion kim loại hóa trị III như Al hay Fe.

Người ta phân ra hai loại - màu biểu kiến và màu thực. Màu biểu kiến do các chất hữu cơ
lơ lửng mang màu gây ra còn màu thực do phần chất hữu cơ dưới dạng keo gây nên.

Cường độ màu tăng lên theo sự tăng của pH. Nước mặt cũng bị nhuộm màu do hiện
tượng ô nhiễm các loại nước thải có màu. Ý nghĩa màu sắc của nước thể hiện ở các điểm
mỹ quan, kinh tế và việc xử lý màu.

- Mỹ quan: khi nước có màu giá trị thẩm mỹ của nước giảm đi. Mặt khác những chất
hữu cơ có màu trong nước có thể tác dụng với clo (trong quá trình khử trùng nước
bằng clo) sẽ tạo ra những hợp chất có tính độc như clorofooc.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 113


Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

- Kinh tế: nhiều ngành sản xuất công nghiệp cần dùng đến nước không có màu. Việc
loại trừ màu cho nước là một vấn đề tốn kém nên chỉ khi không thể tìm được nguồn
cấp nước khác thì mới xử lý nước có màu để sử dụng nó.

- Trong xử lý màu: khi cần xử lý màu thì các số liệu đo đạc màu sắc của nước được sử
dụng cùng với các thông tin khác để quyết định mức độ xử lý, loại và liều lượng hóa
chất cần thiết phải dùng. Trong quá trình vận hành thiết bị xử lý màu thì việc xác định
màu của nước ban đầu và nước sau xử lý được dùng để hiệu chỉnh liều lượng hóa chất
nhằm làm cho việc xử lý đạt được yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật.

c) Chất rắn lơ lửng

Có thể xem tất cả các chất ngoại trừ nước có trong chất lỏng đều thuộc chất rắn. Tuy vậy
ở đây ta xem những thành phần tồn dư sau khi làm bay hơi và sấy ở 103 ÷ 105oC là chất
rắn. Những chất rắn này được phân thành các loại chất rắn hòa tan, chất rắn bay hơi, chất
rắn không bay hơi và chất rắn lơ lửng.

Chất rắn lơ lửng là các hạt nhỏ (hữu cơ hoặc vô cơ) trong nước thải. Khi vận tốc của
dòng chảy bị giảm xuống (do nó chảy vào các hồ chứa lớn) phần lớn các chất rắn lơ lửng
sẽ bị lắng xuống đáy hồ; những hạt không lắng được góp phần tạo thành độ đục của
nước. Các chất lơ lửng hữu cơ sẽ tiêu thụ oxy để phân hủy làm giảm DO của nguồn nước.

Việc xác định chất rắn lơ lửng đặc biệt quan trọng khi nghiên cứu hiện tượng ô nhiễm
nước. Số liệu về chất rắn lơ lửng là một trong những thông số dùng để đánh giá cường độ
nước thải sinh hoạt và xác định hiệu quả của các thiết bị xử lý. Trong kiểm soát ô nhiễm
dòng chảy thì tất cả chất rắn lơ lửng được xem là chất rắn lắng đọng vì ở đây thời gian
không phải là yếu tố giới hạn.

d) Ðộ đục

Ðộ đục của nước là mức độ ngăn trở ánh sáng xuyên qua nước do các chất lơ lửng gây ra.
Ðộ đục của nước có thể do nhiều loại chất lơ lửng gồm những loại có kích thước hạt keo
đến những hệ phân tán thô gây nên tùy thuộc vào mức độ khuấy đảo diễn ra trong nước.
Về thành phần hóa học, các chất gây độ đục có thể là vô cơ, hữu cơ hoặc cả hai loại tùy
thuộc vào nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo.

Các chất thải sinh hoạt và công nghiệp chứa nhiều chất vô cơ và hữu cơ gây độ đục. Các
chất hữu cơ trở thành nguồn thức ăn và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn, sau đó các vi
sinh vật khác lại ăn vi khuẩn làm cho độ đục của nước tăng thêm. Các chất dinh dưỡng
vô cơ như các hợp chất nitơ, phospho có trong nước thải và nước tiêu từ vùng sản xuất
nông nghiệp khi thải vào nước cũng làm cho độ đục tăng lên do chúng thúc đẩy sự phát
triển của tảo.

Chính vì sự khác nhau trong tính chất của các thành phần gây nên độ đục của nước nên
không thể ấn định những quy tắc chặt chẽ để loại trừ độ đục.

Ðộ đục là một chỉ tiêu quan trọng trong cấp nước sinh hoạt do các nguyên nhân sau:

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 114


Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

- Mỹ quan: bằng trực quan nếu độ đục càng lớn thì giá trị thẩm mỹ của nước càng giảm
và do đó giá trị sử dụng cho sinh hoạt cũng càng giảm. Mặt khác bất kỳ độ đục nào
của nước cũng được xem một cách tự nhiên là gắn liền với khả năng ô nhiễm nước
thải, do đó đây là một nguy hại về mặt y tế.

- Khả năng lọc: khi độ đục của nước tăng thì quá trình lọc nước sẽ khó khăn và tốn kém
(giảm thời gian làm việc của thiết bị lọc và tăng chi phí rửa).

- Quá trình khử trùng: việc khử trùng trong cấp nước sinh hoạt thường được thực hiện
bằng cách dùng clo hay ozone. Khi nước có độ đục lớn, nhiều vi sinh vật gây bệnh có
thể hấp phụ lên các hạt lơ lửng nên tránh được tác dụng của tác nhân khử trùng và do
đó không bị tiêu diệt. Vì vậy người ta phải quy định giá trị độ đục lớn nhất cho phép
đối với cấp nước.

e) Mùi và vị

Nguồn nước thiên nhiên có nhiều mùi vị khác nhau, có thể có vị cay nhẹ, mặn, chua, có
khi hơi ngọt. Vị của nước có thể do các chất hòa tan trong nước tạo nên, còn mùi của
nước có thể do nguồn tự nhiên tạo nên như mùi bùn, đất sét, vi sinh vật, phù du cỏ dại
hay xác súc vật chết... cũng có thể do nguồn nhân tạo như clo, fenol, nước thải sinh
hoạt... Mùi và vị trong nước ngầm được tạo ra do hoạt động của vi khuẩn yếm khí trong
tầng ngập nước hoặc vùng ngập mặn và thường chứa sulfuahydro (H2S) có mùi trứng
thối. Ngoài ra hợp chất sắt và mangan cũng là nguyên nhân gây ra mùi khó chịu ở trong
nước ngầm do hoạt động của con người như vứt bỏ chất thải hóa học, chất thải có thể gây
bệnh, chất thải từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp hoặc khai thác mỏ. Mùi và vị có thể
xác định một cách định tính bằng cách ngửi và nếm.

Ở nồng độ thấp các mùi hôi có khuynh hướng gây nên tác động về tâm lý hơn là các tác
hại đến sức khỏe con người. Nó làm thức ăn mất ngon, giảm sự tiêu thụ nước, ảnh hưởng
đến hô hấp, gây chóng mặt, ói mửa. Ở nồng độ cao mùi làm giảm chất lượng cuộc sống,
ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa con người trong cộng đồng và làm suy giảm sự đầu tư
kinh doanh ở khu vực đó.

f) Trọng lượng riêng

Trọng lượng riêng của nước được kí hiệu là ρ và có đơn vị kg/m3. Trọng lượng riêng của
nước là một đặc điểm lý học quan trọng vì nó là nguyên nhân tạo nên các dòng chảy
trọng lực trong nguồn nước. Đối với nước nguyên chất, trọng lượng riêng của nước bằng
1.000 kg/m3.

IV.2.2. Đặc điểm hóa học

Đặc điểm hóa học của nguồn nước được đánh giá qua thành phần hóa học có trong nguồn
nước. Thành phần hóa học của nước tự nhiên rất đa dạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác
động bên ngoài, thường đặc trưng bởi các chỉ tiêu cơ bản sau:

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 115


Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

a) Độ cứng

Nước cứng là những loại nước có chứa các ion kim loại hóa trị II. Những ion này có khả
năng tác dụng với xà phòng tạo ra kết tủa và tác dụng với các ion âm có trong nước tạo ra
lớp váng. Các ion gây tính cứng cho nước chủ yếu là Ca2+, Mg2+, Sr2+, Fe2+ và Mn2+.

Khi dùng nước cứng để tắm giặt thì xà phòng ít tạo bọt nên lượng tiêu tốn xà phòng tăng
lên đáng kể. Trong kỹ thuật nước cứng gây tạo màng cứng trong các ống dẫn nước nóng,
các nồi hơi và các bộ phận khác tiếp xúc với nước nóng. Ðó là những bất lợi do nước
cứng gây ra mà kỹ thuật cần giải quyết.

Với việc tạo ra các chất tẩy giặt tổng hợp, những nhược điểm của nước cứng được khắc
phục. Tuy nhiên lại nảy sinh ra những vấn đề nước mới khi xét đến hiện tượng ô nhiễm
nước. Mặt khác xà phòng vẫn phải tiếp tục sử dụng cho một số công việc tẩy rửa và tắm,
do vậy nước cứng vẫn tồn tại những điều bất lợi.

Ðộ cứng của nước thay đổi rõ rệt từ vùng này sang vùng khác tùy thuộc vào cấu tạo địa
chất và các yếu tố khác. Nói chung nước mặt ít cứng hơn nước ngầm. Phần lớn độ cứng
của nước được tạo ra do nước tiếp xúc với đất đá. Do hoạt động của vi khuẩn, CO2 được
tạo ra và nước trong đất có chứa nhiều CO2. Lượng CO2 này cân bằng với H2CO3 làm
cho pH của nước giảm, khi đó các chất có tính bazơ đặc biệt là đá vôi bị hòa tan.

Bảng 4.2. Phân loại nước theo độ cứng

Nồng độ ion kim loại (tính theo CaCO3) Ðộ cứng

0 ÷ 75 Mềm

75 ÷ 150 Cứng trung bình

150 ÷ 300 Cứng

> 300 Rất cứng

Ðộ cứng của nước là một chỉ tiêu rất quan trọng khi xác định chất lượng nước sử dụng
cho sinh hoạt hoặc công nghiệp. Những lượng tương đối của các độ cứng canxi, magie,
carbonat, không carbonat có trong nước là những yếu tố quyết định quá trình xử lý (làm
mềm) kinh tế nhất và được sử dụng trong thiết kế. Những yếu tố này cũng được dùng làm
cơ sở để kiểm soát và vận hành quá trình làm mềm nước.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 116


Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

b) Độ pH
+
Độ pH đặc trưng bởi nồng độ ion H trong nước, nó phản ánh tính chất của nước là axit,
trung tính hay kiềm. Nguồn nước có tính acid hoặc kiềm rất cao không thể khai thác cho
các hoạt động giải trí như bơi lội, chèo thuyền và còn làm ảnh hưởng đến hệ thủy sinh
vật. Nồng độ acid sulfuric cao làm ảnh hưởng đến mắt của những người bơi lội ở nguồn
nước này, ăn mòn thân tàu thuyền, hư hại lưới đánh cá nhanh hơn. Nguồn nước lân cận
một số xí nghiệp công nghiệp có thể có pH thấp đến 2 hoặc cao đến 11; trong khi cá chỉ
có thể tồn tại trong môi trường có 4,5 < pH < 9,5. Hàm lượng NaOH cao thường phát
hiện trong nước thải ở các xí nghiệp sản xuất bột giặt, thuộc da, nhuộm vải sợi... NaOH ở
nồng độ 25ppm đã có thể làm chết cá.

Các vi sinh vật phát triển trong môi trường háo khí cũng sản sinh ra acid. Quá trình oxy
hóa các hợp chất hữu cơ có thể tạo ra lượng CO2 đủ để làm giảm các giá trị pH một cách
đáng kể. Các vi khuẩn phát triển trong điều kiện nồng độ oxy thấp có thể chỉ oxy hóa
từng phần chất tác dụng và thường giải phóng các sản phẩm trao đổi chất trung gian
mang tính acid. Ngay cả khi có đủ oxy trong thời kỳ phát triển háo khí bình thường, một
số vi khuẩn có thể tạo ra các sản phẩm hữu cơ mang tính acid, sau đó những sản phẩm
này được mang vào tế bào và tiếp tục quá trình chuyển hóa. Trong một hỗn hợp các vi
khuẩn, các sản phẩm do một loại vi sinh vật tạo ra có thể sẽ được loài khác sử dụng. Một
ít loài vi khuẩn sản sinh lượng acid lớn gây nên giá trị pH thấp không thích hợp cho sự
phát triển của những vi khuẩn khác.

Các vi sinh vật cũng có thể làm tăng pH của môi trường xung quanh do chúng tạo ra các sản
phẩm mang tính kiềm hay do chúng loại bỏ những ion nào đó ra khỏi môi trường. Nguyên
nhân chung nhất để pH tăng lên là sự chuyển hóa các protein, các peptit hoặc các acid amin.

c) Muối kim loại

Các kim loại như sắt, mangan tồn tại trong nước dưới dạng Fe2+, Fe3+ hay Mn2+. Trong
nước ngầm, sắt thường ở dạng Fe2+ hòa tan, còn trong nước mặt nó ở dạng keo hay hợp
chất. Nước ngầm ở nước ta thường có hàm lượng sắt lớn.

Hàm lượng chloride 4.000ppm hoặc ở nồng độ 5 ppm Cr6+ sẽ gây độc cho cá. Đồng ở
hàm lượng 0,1 ÷ 0,5% đã gây độc cho vi khuẩn và một số sinh vật khác. P2O5 ở nồng độ
0,5ppm gây trở ngại cho quá trình tạo bông cặn và lắng trong các nhà máy nước. Phenol
ở nồng độ 1ppb đã gây nên vấn đề cho các nguồn nước.

d) Các hợp chất của nitơ

Các hợp chất của nitơ như HNO2, HNO3, NH3 có trong nước chứng tỏ nguồn nước có
amoniac là nguồn nước đang bị nhiễm bẩn, có nitrit là mới nhiễm bẩn, có nitrát là nước
nhiễm bẩn đã lâu. Các hợp chất khác như clorua và sulfat có trong nước thiên nhiên
thường ở dưới dạng các muối natri, canxi, magie. Mangan thường có trong nước ngầm
cùng với sắt ở dạng bicacbonat Mn2+. Iot và fluo có trong nước thiên nhiên thường dưới
dạng ion, chúng có ảnh hưởng tới sức khỏe con người và trực tiếp gây bệnh.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 117


Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

e) Khí hòa tan

Các chất khí hòa tan như O2, CO2 không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nước nhưng
chúng ăn mòn kim loại và phá hủy bê tông trong các công trình xây dựng.

IV.2.3. Đặc điểm sinh học


a) Vi khuẩn và sinh vật khác trong nước

- Các vi khuẩn trong nước thải có thể chia làm 4 nhóm lớn: nhóm hình cầu (cocci) có
đường kính khoảng 1 ÷ 3μm; nhóm hình que (bacilli) có chiều rộng khoảng 0,3 ÷
1,5μm chiều dài khoảng 1 ÷ 10,0μm; nhóm vi khuẩn hình que cong và xoắn ốc, vi
khuẩn hình que cong có chiều rộng khoảng 0,6 ÷ 1,0μm và chiều dài khoảng 2 ÷ 6μm;
trong khi vi khuẩn hình xoắn ốc có chiều dài lên đến 50μm; nhóm vi khuẩn hình sợi
có chiều dài khoảng 100μm hoặc dài hơn. Các vi khuẩn có khả năng phân hủy các
hợp chất hữu cơ trong tự nhiên.

Tế bào vi khuẩn là một hệ thống có entropi thấp và có tính khử (so với môi trường),
do đó, nó phải có khả năng lấy từ môi trường 2 yếu tố quan trọng đó là năng lượng và
điện tử. Vì vậy, mục đích chính của quá trình biến dưỡng của vi khuẩn là lấy năng
lượng và điện tử của môi trường để tạo nên và duy trì sinh khối. Các vi sinh vật
thường nhận năng lượng và điện tử từ môi trường thông qua các phản ứng oxy hóa
khử. Vì vậy phản ứng oxy hóa khử được coi là xương sống của các quá trình sống.

- Vi rút là các loài ký sinh bắt buộc, các loại vi rút phóng thích ra từ phân người có khả
năng lây truyền bệnh rất cao. Một số loài có khả năng sống đến 41 ngày trong nước và
nước thải ở 20oC và 6 ngày trong nước sông bình thường.

- Nấm có cấu tạo cơ thể đa bào, sống hiếu khí, không quang hợp và là loài hóa dị
dưỡng. Chúng lấy dưỡng chất từ các chất hữu cơ trong nước thải. Cùng với vi khuẩn,
nấm chịu trách nhiệm phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Về mặt sinh thái
học nấm có hai ưu điểm so với vi khuẩn: nấm có thể phát triển trong điều kiện ẩm độ
và pH thấp. Không có sự hiện diện của nấm, chu trình carbon sẽ chậm lại và các chất
thải hữu cơ sẽ tích tụ trong môi trường.

- Tảo gây ảnh hưởng bất lợi cho các nguồn nước mặt vì ở điều kiện thích hợp nó sẽ
phát triển nhanh bao phủ bề mặt ao hồ và các dòng nước gây nên hiện tượng “tảo nở
hoa”. Sự hiện diện của tảo làm giảm giá trị của nguồn nước sử dụng cho mục đích cấp
nước bởi vì chúng tạo nên mùi và vị. Sự phát triển mạnh của tảo nâu hay tảo đỏ làm
cho màu sắc của nước không bình thường.

- Nguyên sinh động vật có cấu tạo cơ thể đơn bào, hầu hết sống hiếu khí hoặc yếm khí
không bắt buộc chỉ có một số loài sống yếm khí. Các nguyên sinh động vật quan
trọng trong quá trình xử lý nước thải bao gồm các loài Amoeba, Flagellate và Ciliate.
Các nguyên sinh động vật này ăn các vi khuẩn và các vi sinh vật khác do đó, nó đóng
vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ vi sinh vật trong các hệ thống xử lý sinh

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 118


Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

học. Một số nguyên sinh động vật gây bệnh cho người như Giarda lamblia và
Cryptosporium.

- Động vật và thực vật gồm các loài có kích thước nhỏ như Rotifer đến các loài giáp
xác có kích thước lớn. Các kiến thức về các loài này rất hữu ích trong việc đánh giá
mức độ ô nhiễm của các nguồn nước cũng như độc tính của các loại nước thải.

b) Các vi sinh vật chỉ thị việc nhiễm bẩn nguồn nước bởi phân

- Coliform là các vi khuẩn hình que gram âm có khả năng lên men lactose để sinh khí ở
nhiệt độ 35 ± 0.5oC, coliform có khả năng sống ngoài đường ruột của động vật (tự
nhiên), đặc biệt trong môi trường khí hậu nóng. Nhóm vi khuẩn coliform chủ yếu bao
gồm Citrobacter, Enterobacter, Escherichia, Klebsiella và Fecal coliforms. Chỉ tiêu
tổng coliform không thích hợp để làm chỉ tiêu chỉ thị cho việc nhiễm bẩn nguồn nước
bởi phân trong khi việc xác định số lượng Fecal coliform có thể sai lệch do có một số
vi sinh vật (không có nguồn gốc từ phân) có thể phát triển ở nhiệt độ 44oC. Do đó số
lượng E. coli được coi là một chỉ tiêu thích hợp nhất cho việc quản lý nguồn nước.

- Fecal streptococci: nhóm này bao gồm các vi khuẩn chủ yếu sống trong đường ruột
của động vật như Streptococcus bovis và S. equinus; một số loài có phân bố rộng hơn
hiện diện cả trong đường ruột của người và động vật như S. faecalis và S. faecium
hoặc có 2 biotype (S. faecalis var liquefaciens và loại S. faecalis có khả năng thủy
phân tinh bột). Các loại biotype có khả năng xuất hiện cả trong nước ô nhiễm và
không ô nhiễm. Việc đánh giá số lượng Faecal streptococci trong nước thải được tiến
hành thường xuyên; tuy nhiên nó có các giới hạn như có thể lẫn lộn với các biotype
sống tự nhiên; F. streptococci rất dễ chết đối với sự thay đổi nhiệt độ. Các thử nghiệm
về sau vẫn khuyến khích việc sử dụng chỉ tiêu này, nhất là trong việc so sánh với khả
năng sống sót của Salmonella.

- Clostridium perfringens: đây là loại vi khuẩn chỉ thị duy nhất tạo bào tử trong môi
trường yếm khí; do đó nó được sử dụng để chỉ thị các ô nhiễm theo chu kỳ hoặc các ô
nhiễm đã xảy ra trước thời điểm khảo sát do độ sống sót lâu của các bào tử. Trong việc
tái sử dụng nước thải chỉ tiêu này được đánh giá là rất hiệu quả, do các bào tử của nó có
khả năng sống sót tương đương với một số loại vi rút và trứng ký sinh trùng.

Việc phát hiện, xác định từng loại vi sinh vật gây bệnh khác rất khó, tốn kém thời gian và
tiền bạc. Do đó để phát hiện nguồn nước bị ô nhiễm bởi phân người ta dùng các chỉ định
như là sự hiện diện của Fecal Coliforms, Fecal Streptocci, Clostridium perfringens và
Pseudomonas acruginosa. Cũng cần phải nói thêm rằng mối quan hệ giữa sự chết đi của
các vi sinh vật chỉ thị và vi sinh vật gây bệnh chưa được thiết lập chính xác. Ví dụ khi
người ta không còn phát hiện được Fecal Coliform nữa thì không có nghĩa là tất cả các vi
sinh vật gây bệnh đều đã chết hết.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 119


Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

IV.3. CÁC NGUỒN GÂY NHIỄM BẨN CHẤT LƯỢNG NƯỚC


IV.3.1. Nguồn nhiễm bẩn do sinh hoạt
a) Nước thải từ khu dân cư

Nước thải từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học, cơ quan chứa các chất
thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người được gọi chung là nước thải sinh
hoạt. Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là trong đó có hàm lượng cao của các chất
hữu cơ không bền vững, dễ bị phân hủy sinh học (carbonhydrat, protein, mỡ...), chất dinh
dưỡng (phospho, nitơ...), chất rắn và vi trùng. Ngoài ra còn có những chất khó phân hủy
cũng được tạo ra trong quá trình xử lý.

Từ số liệu tổng lượng trung bình của các tác nhân gây ô nhiễm do một người hàng ngày
đưa vào môi trường, ta dễ dàng tính được tổng tải lượng từng tác nhân ô nhiễm cho một
khu dân cư hoặc một đô thị. Từ đó phục vụ cho công tác đánh giá tải lượng ô nhiễm
nguồn nước và thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư hoặc đô thị đó. Tuy
nhiên trong thực tế khối lượng trung bình của các tác nhân gây ô nhiễm do con người là
khác nhau ở các điều kiện sống khác nhau. Hàm lượng tác nhân gây ô nhiễm trong nước
thải phụ thuộc vào chất lượng bữa ăn, lượng nước sử dụng và hệ thống tiếp nhận nước
thải. Do vậy để đánh giá chính xác cần phải khảo sát đặc điểm nước thải tại từng khu vực
dân cư (đô thị, nông thôn, miền núi, miền đồng bằng...).

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 120


Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

Bảng 4.3. Thành phần đặc trưng của các loại nước thải từ khu dân cư

Nồng độ TCVN
Chất ô nhiễm Đơn vị 6772-2000
Trung (Mức II)a
Thấp Cao
bình
Tổng hàm lượng cặn (TS) mg/L 350 720 1.200 -
Cặn hòa tan (TDS) mg/L 250 500 850 -
Cặn không bay hơi mg/L 145 300 525 -
Cặn dễ bay hơi mg/L 105 200 325 -
Cặn lơ lửng (SS) mg/L 100 220 350 50
Cặn không bay hơi mg/L 20 55 75 -
Cặn bay hơi mg/L 80 165 275 -
Cặn lắng được mg/L 5 10 20 0,5
BOD5, 200C mg/L 110 220 400 30
Tổng carbon hữu cơ (TOC) mg/L 80 160 290 -
COD mg/L 250 500 1.000 -
Nitrogen (N tổng) mg/L 20 40 85 -
Nitơ hữu cơ mg/L 8 15 35 -
NH3 mg/L 12 25 50 -
NO2 mg/L 0 0 0 -
NO3 mg/L 0 0 0 30
Phosphorus (P tổng) mg/L 4 8 15 -
Phospho hữu cơ mg/L 1 3 5 -
Phospho vô cơ mg/L 3 5 10 -
Cl- (chlorides)b mg/L 30 50 100 1
SO42- (sulfate) mg/L 20 30 50 -
Độ kiềm mg/L 50 100 200 -
Dầu mỡ mg/L 50 100 150 20
MPN/ 106 ÷ 107 ÷ 1.000
Tổng Coliform 107 ÷ 108
100mL 107 109

[Nguồn: Metcalf & Eddy, 2003]

Ghi chú:
a
TCVN 6772-2000: Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép
b
Giá trị này có thể tăng phụ thuộc vào lượng Cl- hiện tại trong nước cấp sinh hoạt

b) Sự rò rỉ của hệ thống cống dẫn

Thông thường hệ thống cống dẫn thải nước phải kín nhưng đôi khi do hoạt động của con
người hoặc các điều kiện tự nhiên làm cho các hệ thống này bị rạn nứt hoặc vỡ ra và
nước thải thấm vào các tầng đất. Sự rò rỉ của hệ thống dẫn nước thải mang theo các hợp
chất hữu cơ, vô cơ, các vi khuẩn độc hại với nồng độ cao vào trong nguồn nước. Ở những
vùng công nghiệp việc rò rỉ sẽ mang theo các kim loại nặng như As, Cd, Cr, CO, Cu, Pb,
Mg, Hg... đi vào nguồn nước gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Hiện tượng

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 121


Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

thẩm lậu như vậy làm cho trong nước ngầm có chứa hàm lượng cao các loại BOD, COD,
nitrat, vi sinh vật...

Bảng 4.4. Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt

STT Tác nhân gây ô nhiễm Đơn vị tính Tải lượng

1 Chất rắn lơ lửng (SS) g/người*ngày đêm 200

2 BOD5 g/người*ngày đêm 45 ÷ 54

3 COD g/người*ngày đêm 1,8 × BOD

4 Tổng Nitơ g/người*ngày đêm 6 ÷ 12

5 Tổng Phospho g/người*ngày đêm 0,8 ÷ 4,0

6 Dầu mỡ g/người*ngày đêm 10 ÷ 30

7 Tổng Coliform cá thể 106 ÷ 109

8 Fecal Coliform cá thể 105 ÷ 106

9 Trứng giun sán 103

[Nguồn: Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Cần Thơ (1995)]

c) Chất thải rắn

Các chất rắn trong nguồn nước tự nhiên đến từ quá trình xói mòn, phong hóa địa chất, do
nước chảy tràn từ đồng ruộng. Tại những vùng cửa sông chất rắn được tạo thành do quá
trình keo tụ các ion vô cơ khi gặp nước mặn. Hoặc chất rắn được đưa vào nguồn nước tự
nhiên từ nước thải sinh hoạt. Chất rắn gây trở ngại cho nuôi trồng và phát triển thủy sản,
cấp nước sinh hoạt nếu chúng có nồng độ cao. Tiêu chuẩn của WHO đối với nước uống
không chấp nhận tổng chất rắn tan (TDS) cao hơn 1.200 mg/L.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 122


Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

Chất thải dạng rắn là nguồn nhiễm bẩn nước. Trường hợp nước thải này bị xả thải trực
tiếp ra môi trường, chất thải rắn sẽ theo dòng chảy thấm vào đất, có khả năng đi vào tầng
nước ngầm làm giảm chất lượng nước.

Việc xả các loại thải rắn trên mặt đất hoặc xử lý bằng biện pháp lấp đất là nguồn gây ô
nhiễm nước mặt và nước ngầm quan trọng. Nước mưa, nước mặt từ các vùng lân cận
thấm vào lớp chất thải rắn có thể mang theo các chất ô nhiễm hòa tan đi sâu xuống đất tới
mực nước ngầm. Các chất được nước mang theo bao gồm các chất hữu cơ, các clorua,
nitrat, các muối hòa tan của các kim loại sắt, mangan, các thành phần gây độ cứng và các
nguyên tố vi lượng.

Khung 4.1 Ô nhiễm nước sinh hoạt: 20.000 người tử vong mỗi năm

Một báo cáo toàn cầu mới được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố cho thấy, mỗi
năm Việt Nam có hơn 20.000 người tử vong do điều kiện nước sạch và vệ sinh nghèo
nàn và thấp kém. Còn theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh truyền nhiễm ở
nước ta liên quan đến nguồn nước. Người dân ở cả nông thôn và thành thị đang phải
đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi trường nước đang ngày một ô nhiễm trầm trọng.

Nguồn nước ô nhiễm nặng

Hiện nay, trong tổng số 134 khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động ở nước
ta mới chỉ có 1/3 khu công nghiệp, chế xuất có hệ thống xử lý nước thải. Nhiều nhà
máy vẫn dùng công nghệ cũ, có khu công nghiệp thải ra 500.000m3 nước thải mỗi ngày
chưa qua xử lý. Chất lượng nước thải công nghiệp đều vượt quá nhiều lần giới hạn cho
phép. Đặc biệt là nước thải các ngành công nghiệp nhộm, thuộc da, chế biến thực
phẩm, hóa chất có hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao, không được xử lý thải trực tiếp
vào hệ thống thoát nước đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng.

Tại các khu đô thị trung bình mỗi ngày thải ra 20.000 tấn chất thải rắn nhưng chỉ thu
gom và đưa ra các bãi rác được trên 60% tổng lượng chất thải nên đã gây ô nhiễm
nguồn nước. Theo kết quả xét nghiệm mẫu nước tại bãi rác Nam Sơn (Hà Nội) và một
bãi rác ở tỉnh Lạng Sơn cho thấy, tất cả các mẫu nước thải từ bãi rác đều có vi khuẩn
Coliform cao gấp hàng trăm lần tiêu chuẩn cho phép.

Có tới 97,5% mẫu nước ăn uống của người dân khu vực lân cận 2 bãi rác trên không
đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Ngoài chất thải từ đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, chất thải
bệnh viện đa phần chưa được xử lý, thải trực tiếp ra môi trường cũng gây ô nhiễm
nguồn nước trầm trọng. Hiện cả nước có khoảng 1.047 bệnh viện, hơn 10.000 trạm y tế
thải ra 400 tấn chất thải y tế mỗi ngày. Tuy nhiên, đến nay chưa có bệnh viện nào triển
khai hoàn chỉnh từ khu thu gom, phân loại và xử lý toàn bộ chất thải và nước thải.

Trong khi đó, nước thải bệnh viện chứa nhiều loại vi trùng, virut và các mầm bệnh sinh
học khác có trong máu, mủ, dịch đờm của người bệnh có thể gây nguy hiểm cho người
tiếp xúc. Bên cạnh chất thải bệnh viện, chất thải nông nghiệp như thuốc trừ sâu, hóa
chất bảo vệ thực vật cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 123


Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

Gia tăng bệnh tật liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm

Nguồn nước bị ô nhiễm nhưng hiện vẫn còn trên 50% dân số nông thôn nước ta chưa
được sử dụng nước sạch. Tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận với các dịch vụ vệ
sinh thấp. Kết quả điều tra vệ sinh môi trường nông thôn của 8 vùng sinh thái trên cả
nước cho thấy, tình trạng vệ sinh môi trường và cá nhân còn kém, chỉ có 18% hộ gia
đình, 12% trường mẫu giáo, mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, gần 37% trạm y tế
xã có nhà tiêu hợp vệ sinh.

Trong khi đó, theo kết quả điều tra toàn quốc về thực trạng nước và vệ sinh môi trường
nông thôn, tỷ lệ nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt ở vùng nông thôn đạt tiêu
chuẩn vệ sinh chỉ chiếm 15,5%. Rất nhiều nguồn nước ở các giếng khơi, nước bề mặt
và nước giếng khoan của người dân bị nhiễm vi sinh vật.

Đây là một trong những nguyên nhân, dịch bệnh vẫn tiếp tục lưu hành và diễn biến
phức tạp tại nhiều địa phương. Tiến sĩ Jean-Marc Olivé, Trưởng đại diện WHO tại Việt
Nam cho biết, trong số hơn 20.000 người tử vong tại Việt Nam do điều kiện nước sạch
và vệ sinh kém, có gần một nửa do các bệnh tiêu chảy gây ra.

Vi sinh vật và các chất hóa học có thể tồn tại trong nước và gây bệnh cho người tiếp
xúc là do. Thời gian gần đây, tình hình mắc một số bệnh liên quan đến nguồn nước đã
gia tăng như tiêu chảy, tả. Chỉ tính riêng bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, từ đầu năm đến
nay, cả nước có gần 3.400 người mắc bệnh, trong đó có 497 trường hợp mắc tả.

Theo các chuyên gia môi trường, nguồn nước gồm cả nước ngầm, nước sinh hoạt sẽ bị
ô nhiễm nghiêm trọng hơn và tiếp tục ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân nếu các
chất thải từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt của người dân… không được
xử lý trước khi thải ra môi trường.

1,4 tỷ người trên thế giới chịu cảnh thiếu nước sạch và thường xuyên. Đến năm 2050,
có 2,25 tỷ người. Theo tiến sĩ Jean-Marc Olivé, 10% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu
có thể phòng ngừa được bằng cách cải thiện chất lượng nước uống và điều kiện vệ sinh.
Tại Việt Nam, ước tính tổng nhu cầu nước vào năm 2010 khoảng 70 tỷ m3 nước.

[Thế giới phụ nữ, 2008]

IV.3.2. Nguồn ô nhiễm do công nghiệp


a) Nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, giao thông vận tải. Từng loại nước thải không có đặc điểm chung mà phụ thuộc
vào đặc điểm của từng ngành sản xuất. Nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm
chứa nhiều chất hữu cơ với hàm lượng cao; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài
chất hữu cơ còn có kim loại nặng, sulfur; nước thải của xí nghiệp ắc quy có nồng độ acid,
độ chì cao...

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 124


Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

Khi nước thải công nghiệp được xả vào các ao hồ như là một biện pháp xử lý thì các chất
ô nhiễm có thể thấm sâu qua đất vào nguồn nước. Mức độ gây ô nhiễm phụ thuộc vào độ
sâu của mực nước ngầm nơi xả, thành phần và tính chất của các chất ô nhiễm có trong
nước thải, thành phần và cấu trúc của các lớp đất phía trên mực nước ngầm.

Bảng 4.5. Thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp

STT Ngành công nghiệp Các chất ô nhiễm chủ yếu BOD5 (mg/L)

1 Bò sữa, chế biến sữa C, F, P 1.000 ÷ 2.500

2 Chế biến thịt SS, P 200 ÷ 250

3 Chế biến gia cầm SS, P 100 ÷ 2.400

4 Chế biến thịt muối SS, P 900 ÷ 1.800

5 Kết tinh đường SS, C 200 ÷ 1.700

6 Bia C, P 500 ÷ 1.300

7 Đồ hộp (trái cây) SS, C 500 ÷ 1.200

8 Thuộc da SS, P, sulphide 250 ÷ 1.700

9 Bảng mạch điện tử kim loại nặng ít

10 Giặt ủi SS, C, bột giặt, dầu 800 ÷ 1.200

11 Hóa chất SS, có tính acid hay base cao 250 ÷ 1.500

[Nguồn: Gerard Kiely (1997)]

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 125


Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

Khung 4.2 Ô nhiễm nguồn nước do nước thải chưa xử lý từ các Khu công nghiệp và
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã và đang báo động

Tại kỳ họp thứ 13, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh khóa VII, Thường trực HĐND tỉnh
Đồng Nai đã có báo cáo giám sát chuyên đề về môi trường đối với việc đầu tư hệ thống
xử lý nước thải của các khu công nghiệp (KCN) và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tại phiên chất vấn, ông Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường, trong phần giải trình còn
cho biết thêm là lượng nước thải của một số KCN, doanh nghiệp chưa qua xử lý, thải ra
ngoài, chảy lòng vòng rồi đổ về Nhà máy nước Thiện Tân. Sự thật về xử lý nước thải,
thì hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, mới chỉ có khoảng 22% nước thải được xử lý,
còn tới 78% nuớc thải chưa qua xử lý thải ra môi trường và khoảng trên 2/3 lượng nước
này đổ ra sông Đồng Nai.

Ghi nhận được từ kết quả giám sát là đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh hiện có 21/27
KCN được thành lập đi vào hoạt động, với lượng nước thải hơn 68.000m3/ ngày đêm,
trong đó khoảng 20.000m3 thải vào sông Thị Vải và hơn 48.000m3 thải ra sông Đồng
Nai, thì chỉ có trên 20.000m3 được xử lý tại 9 nhà máy xử lý nước thải tập trung. Với
10/21 KCN đã có nhà máy xử lý nước thải tập trung nhưng đang trong tình trạng... quá
tải hoặc nước thải đã qua nhà máy xử lý nước thải tập trung vẫn chưa đạt yêu cầu. Như
ở khu công nghiệp Loteco, lượng nước thải thực tế gần 5.000m3/ngày đêm, gấp 2 lần so
với công suất nhà máy xử lý nước thải tập trung (công suất hệ thống xử lý là 2.500
m3/ngày đêm) và nhiều thông số về xử lý nước thải vẫn chưa đạt tiêu chuẩn về môi
trường. KCN Biên Hòa 1 có lượng nước thải khoảng 15.000m3/ngày đêm, thế nhưng
chỉ có 16 nhà máy ký hợp đồng đưa về nhà máy xử lý nước thải tập trung ở KCN Biên
Hòa 2 với khoảng 200m3/ngày đêm. Phần lớn lượng nước thải của các nhà máy thoát
qua cống chung của KCN và đổ thẳng ra sông Đồng Nai... Nhiều khu công nghiệp đã
có nhà máy xử lý nước thải tập trung khác vẫn còn nhiều thông số chưa đạt tiêu chuẩn
môi trường qui định (như màu sắc, COD, BOD, SS, dầu mỡ khoáng, chì, coliform...
vượt tiêu chuẩn cho phép). Qua kiểm tra của Sở Tài nguyên Môi trường, ở 13 KCN có
nguồn nước thải lớn và đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung ít nhiều đều gây
ô nhiễm về môi trường với mức độ có khác nhau.

Đáng lo ngại hơn là nhiều KCN đã thu hút nhiều nhà máy đi vào hoạt động và có lượng
nước thải khá lớn nhưng việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung vẫn còn...
nằm trên giấy do vướng mắc về giải phóng mặt bằng hoặc thủ tục xây dựng. Điển hình
như KCN Hố Nai (giai đoạn 1) đến nay đã cho thuê 82% diện tích đất với lượng nước
thải phát sinh khoảng 3.500 m3/ngày đêm, cần chú ý là công ty cổ phần KCN Hố Nai
đã cho thuê cả phần đất quy hoạch đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung giai đoạn
1 và công ty báo rằng chuyển việc đầu tư Nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu
công nghiệp sang giai đoạn 2 và đến nay chưa đầu tư do còn vướng các thủ tục đầu tư,
xây dựng. Theo đánh giá của ông Lê Viết Hưng - Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường
thì KCN Hố Nai chưa đủ điều kiện đầu tư giai đoạn 2 (một trong điều kiện bắt buộc đó
là giai đoạn 1 phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung). Đến nay UBND tỉnh đã chỉ
đạo các cơ quan chức năng giúp công ty cổ phần KCN Hố Nai sớm hoàn tất thủ tục để
đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung giai đoạn 1 tại phần đất mở rộng ngoài giai
đoạn 1. Cơ quan môi trường đã kiểm tra chất lượng nước thải tại 4 cống thải của KCN
này đều không đạt tiêu chuẩn về môi trường. Đối với các doanh nghiệp trong KCN Hố

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 126


Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

Nai cũng trong tình trạng chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải cục bộ, Đoàn giám sát
của Thường trực HĐND tỉnh đã giám sát tại công ty Tuico, cho thấy công ty cũng tận
dụng hết phần diện tích đất thuê làm nhà xưởng sản xuất, không quan tâm đến công tác
bảo vệ môi trường, nay công ty báo là đã hết đất cho nên không đầu tư được hệ thống
xử lý nước thải cục bộ? Rồi đến Công ty CQS cũng chưa đầu tư đúng mức hệ thống xử
lý nước thải, chất lượng nước thải không đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải vào
nguồn tiếp nhận của KCN Hố Nai. Cả hai công ty Đoàn đến giám sát đều đã bị UBND
tỉnh phạt với số tiền từ 26 đến 30 triệu đồng. Theo đánh giá của Sở Tài nguyên Môi
trường thì KCN Hố Nai được xếp vào danh sách ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Khu công nghiệp Sông Mây (giai đoạn 1) đã có 36 nhà máy đi vào hoạt động với
nguồn nước thải 2.500m3/ngày đêm nhưng chỉ có 8 nhà máy có hệ thống xử lý nước
thải cục bộ. Việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Sông Mây
chậm là vì chưa được bàn giao mặt bằng, mặc dù sự việc này đã được Thường trực
HĐND tỉnh kiến nghị phải thực hiện gấp cách nay đã 2 năm, nhưng đến nay vẫn còn
nằm trong vòng “chỉ đạo”.

Khu công nghiệp Bàu Xéo đã cho thuê 87% diện tích đất với lượng nước thải 2.800
m3/ngày đêm, song hệ thống thoát nước và nhà máy xử lý nước thải tập trung chưa xây
dựng vì chưa được phê duyệt thiết kế chi tiết các hạng mục công trình... Qua kiểm tra
của Sở Tài nguyên Môi trường, các KCN đã có nhà máy đi vào hoạt động nhưng chưa
xây dựng nhà máy xử lý nước thải đều có nhiều thông số ô nhiễm trong nước thải với
mức độ ô nhiễm cao.

Có thể nói, đến thời điểm này thì còn nhiều KCN như Hố Nai, Sông Mây, Bàu Xéo,
Thạnh Phú, Ông Kèo, dệt may Nhơn trạch, Định Quán, Xuân Lộc, Nhơn Trạch 5, thì
việc đảm bảo thời hạn đến cuối năm 2008 phải hoàn thành nhà máy xử lý nước thải tập
trung là không thể thực hiện. Còn đối với các KCN đã xây dựng nhà máy xử lý nước
thải tập trung, thì phải nâng công suất xử lý để đáp ứng yêu cầu lượng nước thải thực
tế, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra để xử lý triệt để các thông số ô nhiễm trong
nước thải còn vượt tiêu chuẩn cho phép. Sự chậm trễ trong việc đầu tư nhà máy xử lý
nước thải tập trung không chỉ phụ thuộc vào các công ty kinh doanh hạ tầng khu công
nghiệp, mà còn có trách nhiệm của các địa phương trong việc giải phóng mặt bằng giao
đất cho doanh nghiệp và cả việc nghiêm chỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước
trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là việc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh là vào
cuối năm 2008 phải đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung tại
các KCN trên địa bàn tỉnh.

Đối với các doanh nghiệp ngoài KCN trên địa bàn tỉnh có 110 doanh nghiệp với lưu
lượng nước thải là 136.485 m3/ngày, tuy nhiên mới có 16/110 doanh nghiệp có hệ
thống xử lý nước thải, xử lý được 23.150 m3/ngày, như vậy còn 113.335 m3 nước thải
không qua xử lý từ các doanh nghiệp này vẫn hàng ngày thải ra môi trường.

Như vậy, nếu so với Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh phê duyệt
Chương trình bảo vệ môi trường giai đoạn 2006 ÷ 2010 và Chương trình hành động số
05/Ttr-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thì khó đạt cả về mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ
môi trường và không thể đảm bảo chỉ tiêu là đến 31/12/2008 tất cả các KCN phải đầu
tư xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải tập trung. Qua tình hình nêu trên cho thấy

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 127


Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

một sự thật về ô nhiễm nguồn nước mà nhân dân Đồng Nai đã và đang phải gánh chịu.
Ông Trần Đình Thành - Chủ tịch HĐND tỉnh - tại kỳ họp đã phát biểu: “Không thể
phát triển công nghiệp mà để hy sinh môi trường”, sông Đồng Nai không phải của
riêng nhân dân Đồng Nai, nó là nguồn cung cấp nước cho nhiều địa phương khác,
chúng ta không thể yên lặng mà chấp nhận sự hy sinh này; ông cũng nhấn mạnh
“Không phát triển thêm KCN nữa mà giữ ở con số 27 KCN để thu hút lấp đầy và đầu
tư hạ tầng hoàn chỉnh, trong đó phải chú ý đến đầu tư các hạng mục xử lý môi trường
đối với nước thải, khí thải và chất thải”, phải kiên quyết xử lý những vi phạm pháp luật
bảo vệ môi trường, đồng thời kiên quyết đóng cửa các KCN, các doanh nghiệp nếu đến
ngày 31/12/2008 không có hệ thống xử lý nước thải.

[Nguồn: Nguyễn Thị Phi (2008)]

b) Thẩm lậu qua bể chứa và ống dẫn

Việc tồn trữ và bơm truyền ngầm một lượng lớn các nhiên liệu và hóa chất lỏng thường gặp
ở nhiều khu công nghiệp. Những bể chứa và ống dẫn này có thể có các khuyết tật về cấu trúc
hoặc hư hỏng trong quá trình sử dụng nên sự thẩm thấu nhiên liệu và hóa chất từ chúng trở
thành nguồn ô nhiễm nước quan trọng. Các loại xăng dầu do tính pha trộn kém nên mỗi khi
rò rỉ vào đất sẽ di chuyển xuống phía dưới và dễ dàng tới được nước ngầm. Trong nước
ngầm chúng lan rộng ra tạo thành lớp màng mỏng trên mặt rồi tiếp tục di chuyển lan rộng ra
hai bên theo dòng nước ngầm làm ô nhiễm cả một tầng nước ngầm bên dưới.

c) Hoạt động khai khoáng

Hoạt động khai khoáng ở các vùng mỏ có thể gây nên hiện tượng ô nhiễm những nguồn
nước khác nhau. Sự ô nhiễm phụ thuộc vào loại quặng khai thác, quá trình xử lý quặng
như nghiền, tuyển chọn... Các vùng mỏ (than, phosphat, sắt, đồng, chì, uranium, kẽm...)
dù khai thác ngầm hay lộ thiên thường trải rộng dưới mực nước ngầm nên thường xuyên
phải bơm tiêu nước. Những loại nước tiêu thoát này có pH thấp, nồng độ các ion kim loại
và sulfat cao. Do đó nếu không có hệ thống tiêu và xử lý thích hợp thì nước tiêu thoát ra
từ các vùng mỏ sẽ thấm xuống làm ô nhiễm nước ngầm.

Khung 4.3 Khai thác khoáng sản tại mỏ Trại Cau - Thái Nguyên: Sống chung với
mìn nổ, đất sụt, nước cạn

Một tiếng nổ lớn vang lên, bức tường nhà anh Trịnh Đình Tài bị xé toạc, vì kèo, xà nhà
kêu răng rắc, cốc nước trên mặt bàn “nhảy” xuống nền nhà, tiếng trẻ em khóc ré lên…
Đó là cảnh cơm bữa của gần 300 người dân sống gần mỏ sắt Trại Cau - Thái Nguyên.

Tính mạng “treo” đầu tiếng mìn

Ông Nguyễn Xuân Nguyên, Tổ phó tổ 1, thị trấn Trại Cau cho biết, “việc nổ mìn làm
ảnh hưởng đến cuộc sống người dân chúng tôi đã diễn ra từ lâu, chúng tôi cũng đã gửi
đơn từ đến các cơ quan chức năng của tỉnh nhưng mọi việc vẫn cứ giậm chân tại chỗ”.

Một cán bộ UBND thị trấn Trại Cau nói, cứ vào khoảng 12h trưa hàng ngày là những
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 128
Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

công nhân khai thác mỏ lại cho nổ mìn như vậy, nhưng hễ có đoàn đi kiểm tra đến thì
sự việc lại khác.

Ông Nghiêm Sơn Hà, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Trại Cau cho biết, “một trong
những vấn đề mà chúng tôi quan tâm đó là tính mạng của người dân sống quanh khu
vực khai thác mỏ, chúng tôi đã kiến nghị lên cơ quan cấp trên để di dời người dân đi
nơi khác, nhưng kiến nghị nhiều mà chưa được giải quyết”.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề kiểm tra, quản lí vật liệu nổ của Công ty Gang thép
Thái Nguyên - đơn vị đang trực tiếp khai thác mỏ sắt Trại Cau, ông Nguyễn Mạnh
Tiêu, Phó Giám đốc Sở Công thương Thái Nguyên cho biết, việc quản lí về các “hộ
chiếu” nổ mìn đối với Công ty gang thép Thái Nguyên được chúng tôi quản rất chặt
chẽ, theo những quy định hết sức nghiêm ngặt nhưng chưa phát hiện ra vi phạm nào.
Tuy nhiên, ông Tiêu thừa nhận “việc kiểm tra chỉ thực hiện được trên giấy tờ, sổ sách,
còn nếu như những công nhân trực tiếp nổ mìn khai thác mà họ gian lận thì chúng tôi
chịu”. Ông Tiêu lấy ví dụ, “lẽ ra trong một ngày, họ nổ một tạ thuốc nổ nhưng chia ra
làm nhiều lần thì không vấn đề gì, nhưng một tạ thuốc nổ ấy mà họ chỉ cho nổ một lần
thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng”.

Theo ông Tiêu, “trước đây tại mỏ sắt Trại Cau cũng từng xảy ra một vụ nổ mìn khai
thác mỏ làm sập một nhà dân. Chúng tôi đã đi kiểm tra và phát hiện thấy Công ty Gang
thép Thái Nguyên cho nổ mìn tới 5 tạ thuốc nổ/ngày. Sau đó chúng tôi đã yêu cầu phía
Công ty chỉ được phép nổ mìn khoảng từ 1 ÷ 1,5 tạ thuốc nổ/ngày”.

Đi bộ 2km để… lấy nước sinh hoạt

Việc khai thác khoáng sản tại mỏ sắt Trại Cau ngoài vấn đề lợi ích kinh tế đem lại cho
Thái Nguyên thì không thể không nói tới những tác hại đối với môi trường nước ngầm
xung quanh mỏ.

Ông Nguyễn Xuân Nguyên, Tổ phó tổ 1, thị trấn Trại Cau phản ánh, cả tổ có 62 hộ gia
đình, giờ chỉ còn duy nhất 2 gia đình là còn nước sinh hoạt, tất cả các hộ gia đình khác
thì giếng nước đều bị cạn sạch từ 2 năm nay. Có những miệng giếng khoan mà nhà ông
đã khoan sâu tới 30 ÷ 40m nhưng không có nước, thợ khoan giếng cũng chán, bỏ đi
chỗ khác, tiền công thuê thợ khoan giếng thì chủ nhà vẫn phải trả, một số hộ gia đình
khác trong xóm, toàn bộ các giếng khơi được đào sâu trung bình 10m đều đã cạn sạch
nước. Bà Nguyễn Thị Lan cho biết, cách đây 2 năm nước giếng sinh hoạt nhà bà hàng
ngày bỗng dưng bị “tụt” sạch nước, bà thuê thợ về khoan giếng tới 5 lỗ, nhưng vẫn
chẳng tìm thấy giọt nước nào. “Chúng tôi kiến nghị lên chính quyền địa phương nhiều
rồi nhưng chẳng thấy ăn thua gì. Không biết cuộc sống của người dân chúng tôi còn
khổ đến bao giờ”, bà Lan nói.

Thiếu nước sạch sinh hoạt hàng ngày, hàng chục hộ dân tổ 1 đều phải đi bộ gần 2km để
xin nước về dùng. Anh Nguyễn Thanh Sơn, phàn nàn, từ 2 năm nay nhà tôi đã phải xin
nước sinh hoạt của anh em bên tổ 2 và tổ 4. Cả gia đình có 4 người, hàng ngày dùng
tiết kiệm cũng hết tới 10 xô nước, chuyện tắm giặt đối với gia đình vợ con thì càng khó
khăn hơn. Vào mùa khô nhà nào cũng thiếu nước trầm trọng, có đợt tới 3 ngày tôi mới

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 129


Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

dám tắm một lần vì phải tiết kiệm nước.

Không chỉ mất nước sinh hoạt, ở khu vực này còn xảy ra tình trạng sụt lún đất nghiêm
trọng. Theo biên bản kết luận của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thái Nguyên, hiện
tượng mất nước giếng sinh hoạt đã xảy ra từ năm 2004 và sụt lún đất diễn ra từ cuối
năm 2005 tại khu vực Thác Lạc là do việc khai thác mỏ sắt Trại Cau của Công ty Gang
thép Thái Nguyên. Tính đến nay việc khai thác khoáng sản tại đây đã đến cao trình -
6m, thấp hơn so với mặt địa hình là 48m.

Ông Dương Văn Khanh, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thái Nguyên cho
hay, “tại kỳ họp HĐND, tôi đã đưa ra chất vấn rất nhiều nhưng mọi việc vẫn vậy”. Hiện
công ty này đã khai thác nước ngầm vượt quá 28 lần so với giấy phép của Sở Tài nguyên
Môi trường cấp, chúng tôi đang xem xét kiến nghị dừng ngay việc khai thác khoáng sản
tại mỏ sắt Trại Cau này lại”, ông Khanh nói. Theo ông Khanh để xảy ra tình trạng nổ
mìn, mất nước ngầm gây sụt, lún nhà dân là thuộc trách nhiệm của Sở Công Thương -
đơn vị trực tiếp quản lí vấn đề khai thác khoáng sản tại mỏ sắt Trại Cau.

[Nguồn: MonreNet (2008)]

d) Khai thác dầu mỏ

d1. Mùn khoan và dung dịch khoan thải

Mùn khoan và dung dịch khoan được xem là một trong các chất thải có khả năng gây ô
nhiễm nặng nề và đáng quan tâm nhất trong hoạt động thăm dò - khai thác dầu khí, đặc
biệt trong giai đoạn tiến hành khoan. Mùn khoan là hỗn hợp các mẩu đất đá vụn từ quá
trình khoan và một phần cặn của dung dịch khoan. Dung dịch khoan là một hệ dung dịch
bao gồm hỗn hợp các chất tạo độ nhớt, tăng trọng lượng dung dịch, chống mất dung dịch
và chất phụ gia được pha vào nước (dung dịch khoan nền nước) hoặc pha vào dầu (dung
dịch khoan nền dầu). Khi khoan dung dịch khoan được bơm xuống giếng khoan để vận
chuyển mùn khoan từ đáy giếng khoan lên trên bề mặt; giữ áp suất vỉa ổn định để ngăn
ngừa phun trào; bảo vệ thành giếng khỏi bị sập lở; làm mát, làm sạch và bôi trơn cho
choòng khoan và cần khoan.

Sau khi thải, các thành phần tan sẽ hòa tan vào trong nước, trong khi đó các chất không
tan sẽ tạo huyền phù làm tăng độ đục của nước, dẫn đến giảm độ khúc xạ ánh sáng làm
ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của thực vật. Sự sa lắng mũi khoan lẫn dầu sẽ gây nên
những biến đổi về thành phần của trầm tích và tích tụ hydrocarbon. Trong khu vực xung
quanh giàn khoan, các sinh vật nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí có
thể bị chết. Ngoài ra việc thải mùn khoan và dung dịch khoan còn ảnh hưởng đến sự tích
tụ kim loại nặng trong trầm tích, trong mô của một số loài sinh vật đáy.

d2. Nước vỉa

Nước vỉa là nước từ các tầng chứa (vỉa) dầu khí được đưa lên cùng với dầu hoặc khí
trong quá trình khai thác. Trong các chất thải lỏng từ hoạt động dầu khí thì nước vỉa
chiếm một khối lượng lớn với thành phần nước vỉa gồm các muối tan, hydrocarbon, kim
loại… các chất phụ gia bơm vào trong quá trình xử lý và các chất rắn lơ lửng. Nước vỉa
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 130
Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

sau khi được dẫn qua thiết bị tách dầu - nước cho đến khi đạt hàm lượng thải cho phép sẽ
được thải xuống biển.

Nước vỉa đã được xử lý, trong một số trường hợp có chứa hàm lượng tương đối cao một
số phụ gia tan trong nước, đặc biệt là chất diệt khuẩn và chất ức chế ăn mòn. Các chất
này mặc dù bị phân hủy nhanh trong hệ thống xử lý song vẫn có thể phần nào làm tăng
độ độc hại của nước vỉa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ các chất độc hại trong
nước vỉa thường thấp hơn ngưỡng gây độc nên nước vỉa không gây độc tức thời; sau khi
thải nước vỉa có khả năng phân tán và pha loãng rất nhanh, các ảnh hưởng gây độc lên
sinh vật biển là không đáng kể; ảnh hưởng lên quần thể sinh vật đáy chỉ được nhận thấy ở
vùng nước nông cửa sông.

IV.3.3. Nguồn ô nhiễm do nông nghiệp


a) Chảy tràn do mưa

Đây là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước sông hồ. Khối lượng và đặc điểm của nước mưa
chảy tràn phụ thuộc vào diện tích vùng mưa và thành phần, khối lượng chất ô nhiễm trên
bề mặt vùng nước chảy qua.

Ta có công thức tính lưu lượng cực đại của nước chảy tràn:

Q = 0,278 K × I × A (4.1)

trong đó Q: lưu lượng cực đại của nước mưa chảy tràn (m3/s)

I: cường độ mưa trung bình (mm/giờ)

A: diện tích lưu vực (km2)

K: hệ số chảy tràn phụ thuộc vào đặc điểm bề mặt đất

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 131


Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

Bảng 4.5. Hệ số nước mưa chảy tràn K

Đặc điểm bề mặt K

Vùng thị tứ, phụ thuộc vào pH 0,70 ÷ 0,95

Vùng dân cư (khu tập thể) 0,50 ÷ 0,70

Vùng nhà dân riêng lẻ 0,30 ÷ 0,50

Khu công viên, nghĩa trang 0,10 ÷ 0 25

Đường có lát nhựa, bê tông 0,80 ÷ 0,90

Bãi cỏ, phụ thuộc vào độ dốc và tầng đất 0,10 ÷ 0,25

[Nguồn: Nguyễn Khắc Cường]

b) Nước tưới tiêu và chất thải động vật

Lượng nước tưới cây thường bị tiêu hao do bốc hơi mặt lá từ 1/2 ÷ 2/3, phần còn lại được
tiêu ra các kênh dẫn hoặc thấm vào bề mặt đất. Phần nước còn lại này có độ mặn tăng từ
3 ÷ 10 lần so với độ mặn của nó trước khi tưới do hiện tượng hòa tan các muối có trong
phân bón và sự cô đặc bởi hiện tượng bay hơi. Những ion chủ yếu trong nước sau khi
tưới gồm Ca2+, Mg2+, Na+, HCO3-, Cl- và NO3-.

Vì quá trình tưới được thực hiện trong các vùng khô cạn nên phần nước thấm xuống đất
mang theo các loại ion khác nhau có thể là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nước ngầm
trong các vùng đó.

Dòng chảy mặt khi có mưa chảy qua các chuồng trại chăn nuôi thường mang theo những
lượng lớn các chất gây ô nhiễm đối với nước ngầm và nước mặt. Những chất gây ô
nhiễm trong trường hợp này bao gồm các loại muối, các chất hữu cơ khác nhau, các loại
vi khuẩn được nước vận chuyển sâu xuống đất, trong đó có nitrat, nitrit là thành phần gây
ô nhiễm quan trọng nhất.

c) Phân bón và các loại thuốc trừ sâu

Khi bón phân cho cây trồng thường có một phần thấm qua đất đến mực nước ngầm.
Trong thành phần các loại phân bón có chứa các hợp chất của nitơ, phospho và kali.
Phosphat và những loại phân bón kali dễ dàng bị các hạt đất hấp phụ nên ít gây các hiện

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 132


Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

tượng ô nhiễm. Ngược lại hợp chất nitơ trong dạng hòa tan chỉ được thực vật sử dụng hay
đất hấp thu một phần, phần còn lại di chuyển theo nước gây nên tình trạng ô nhiễm.

Các chất dùng để cải tạo đất bao gồm vôi, thạch cao, lưu huỳnh nhằm thay đổi tính chất
vật lý và hóa học của đất. Tuy nhiên sự thẩm lậu của những chất này xuống đất lại làm
tăng độ mặn của nước ngầm.

Do hiện tượng khuếch tán mà các loại thuốc trừ sâu ở các vùng sản xuất nông nghiệp có
thể gây ô nhiễm nước ngầm. Sự có mặt của những chất này ngay cả khi nồng độ nhỏ
cũng gây những hậu quả trầm trọng, đặc biệt khi nước ngầm được khai thác cho sinh
hoạt. Tác động của thuốc trừ sâu lên chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào tính chất của
thuốc trừ sâu như cấu trúc phân tử và thời gian bán hủy của chúng, vào lượng nước mưa
hay nước tưới và các tính chất của đất.

Những hậu quả của hiện tượng ô nhiễm nước bởi các nguồn chất thải khác nhau:

- Chất hữu cơ chịu phân hủy sinh học sẽ bị phân hủy làm cho nồng độ oxy hòa tan của
nước giảm xuống. Các loài thủy sản có thể bị ngạt và nếu toàn bộ oxy bị sử dụng hết
thì sẽ xuất hiện các mùi hôi thối do H2S, mercaptan, các amin hữu cơ... được tạo ra.

- Các chất lơ lửng lắng đọng trong sông hồ tạo hiện tượng bồi lấp có thể gây ra lụt lội.
Nếu chất rắn lơ lửng thuộc thành phần hữu cơ sẽ diễn ra hiện tượng phân hủy, khí
hình thành sẽ đẩy nổi chất rắn lên mặt nước tạo nên những khối bùn trôi nổi gây mất
mỹ quan và hôi thối. Các loại chất lơ lửng phủ lên đáy sông hồ sẽ ngăn trở sự sinh đẻ
của cá và làm giảm số lượng các động vật là thức ăn của cá.

- Các chất gây ăn mòn (các acid, kiềm...) hoặc các chất độc (như xyanua, fenol, kẽm,
đồng...) có thể làm chết cá, vi khuẩn và các sinh vật sống trong nước. Sự hủy diệt các
vi khuẩn có ích trong nước có thể tạo nên một thể nước bị tiệt trùng làm giảm khả
năng tự làm sạch của nước. Những loại nước như vậy có thể gây nguy hiểm khi sử
dụng cho sinh hoạt hay cho gia súc uống.

- Nước thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp gây nên những ảnh hưởng vật lý bất lợi như
tăng độ đục gây biến đổi màu sắc, tạo bọt. Nước thải nóng gây hại cho chất lượng nước
vì nhiệt độ tăng lên dẫn đến sự phân hủy bất lợi trong thể nước đã hoàn toàn bị ô nhiễm
bới các chất hữu cơ và có thể tiêu diệt cá trong những loại nước tương đối ít ô nhiễm.

- Các vi sinh vật gây bệnh có thể được thải theo nước thải sinh hoạt trong thời gian có
dịch bệnh. Thông thường nước thải công nghiệp không chứa các vi sinh vật gây bệnh
loại trừ nước thải của ngành thuộc da.

- Một số nước thải công nghiệp có chứa những chất tạo vị và màu (fenol, chất thải từ
công nghiệp luyện dầu mỏ...) khi xả vào sông hồ làm cho nước không còn sử dụng
được vào sinh hoạt hoặc gây tốn kém cho việc làm sạch bằng các quá trình làm sạch
thông thường.

- Nước thải các loại có thể gây sự phát triển quá mức của nấm hay những sự phát triển
bất lợi khác trong các dòng chảy. Những sự phát triển đó có thể gây tắc dòng chảy và
gây mùi khi chúng bị phân hủy.
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 133
Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

- Một số thành phần vô cơ (canxi, magiê) có thể gây độ cứng lớn trong nước sông hồ
làm giảm giá trị sử dụng của nước vào một số quá trình sản xuất. Những lượng lớn
muối được xả vào một dòng chảy hay một hồ nào đó là điều bất lợi nếu nồng độ
clorua của nước tăng đến giá trị gây hại cho cá và thực vật.

Khung 4.4 Ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp gia tăng

Ngày 30/9/2008, hội thảo “Bảo vệ môi trường ở ĐBSCL trong quá trình công nghiệp
hóa - hiện đại hóa” - do Tạp chí Cộng sản, Viện Khoa học Công nghệ Phương Nam và
UBND Thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức - diễn ra tại thành phố Cần Thơ.

Ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý cho thấy: Bình quân những năm gần đây,
mỗi năm tại ĐBSCL chất thải rắn sinh hoạt lên đến trên 606.000 tấn, chất thải rắn công
nghiệp (trên 222.000 tấn), nước thải sinh hoạt (102 triệu mét khối), nước thải công
nghiệp (47,2 triệu mét khối)...

Việc phát triển ồ ạt các khu công nghiệp - cụm công nghiệp (KCN-CCN), xu thế bùng
phát nuôi - chế biến thủy sản chưa theo quy hoạch, cùng với tình trạng lạm dụng phân
bón, thuốc trừ sâu và áp lực gia tăng đã làm cho tình trạng ô nhiễm - đặc biệt là ô
nhiễm môi trường nước - hết sức nghiêm trọng.

Toàn vùng hiện có trên 150 KCN-CCN; hầu hết trong số đó đều chưa có hệ thống xử lý
chất thải đúng quy chuẩn. Nơi có đầu tư xây dựng thì vốn đầu tư xử lý chất thải bình
quân chỉ đạt 1 ÷ 2%/tổng vốn đầu tư, trong khi theo quy định tối thiểu phải 10 ÷ 15%
so với tổng vốn đầu tư của một dự án.

Kỹ sư Phạm Đình Đôn (Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường khu vực Tây Nam
Bộ) cho rằng: “Ô nhiễm ngày càng lớn đối với hệ thống sông, rạch gần các KCN-CCN,
khu nuôi trồng thủy sản, khu dân cư...”.

Tại Cần Thơ, nước sông Hậu ô nhiễm cấp độ 2, rạch Sang Trắng (Phước Thới, Ô Môn)
ô nhiễm cấp độ 7; tại Long Hòa (Phú Tân, An Giang) vào mùa khô nồng độ NH3 cao
gấp 40 lần so với tiêu chuẩn môi trường cho phép...

“Trong sản xuất nông nghiệp, ô nhiễm đang gia tăng với cấp số nhân”. Báo cáo đề dẫn
của Phó Giáo sư - Tiến sĩ Tạ Ngọc Tấn (Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp
chí Cộng sản) còn cho biết: Khảo sát tại Trà Vinh cho thấy, 100% diện tích đất canh tác
đều lạm dụng và sử dụng không hợp lý trên 1.234 chủng loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt
chuột, kích thích tăng trưởng... Bình quân 1 ha đất sử dụng trên 1kg các loại hóa chất
bảo vệ thực vật; năm nào có dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá... thì số lượng
sử dụng tăng đột biến rất cao.

[Nguồn: Lê Như Giang (2008)]

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 134


Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

IV.2.4. Ô nhiễm vi sinh vật trong nước ngầm

Về nguồn gốc thì ô nhiễm nước ngầm tương tự như ô nhiễm nước mặt. Tuy nhiên hiện
tượng ô nhiễm nước ngầm có thể tồn tại lâu dài, khó đánh giá và việc kiểm soát lại càng
khó khăn hơn. Do vậy việc ngăn ngừa ô nhiễm nước ngầm có ý nghĩa rất quan trọng.

a) Tổng quan

Ô nhiễm vi sinh vật trong nước ngầm là một vấn đề rất nghiêm trọng gây ra những dịch
bệnh lây lan qua nước uống. Những hiểu biết về mức độ lan truyền của chúng trong môi
trường chưa nhiều và chúng ta rất khó xác định mối quan hệ giữa các hiện tượng địa hóa,
vật lý, vi sinh vật và sự ảnh hưởng của chúng đến chất lượng nước ngầm. Tuy nhiên vi
khuẩn và virus giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát ô nhiễm nước ngầm bởi các
hóa chất và nguồn bệnh độc hại, nguy hiểm. Những nghiên cứu sâu rộng trong lĩnh vực vi
sinh vật đã thừa nhận sự hiện hữu của hệ vi sinh vật thông qua các điện tử có nguồn gốc
hữu cơ (vật liệu gỗ), hoặc nguồn gốc vô cơ (kim loại và hydrogen) dưới các điều kiện
giới hạn của chất dinh dưỡng.

Hệ thống nước thải dân cư và nước thải đô thị, việc bổ sung bùn vào đất, trại chăn nuôi
gia súc và nhà máy sản xuất bơ sữa là những nguồn chủ yếu gây ô nhiễm vi sinh vì
những nguồn này chứa một lượng rất lớn các loại virus, vi khuẩn. Có trên 100 loại virus
gây bệnh khác nhau đã được phát hiện từ phân như poliovirus, coxsackievirus, norwalk
agent, adenovirus, rotavirus, và hepatitis A virus. Các loại vi sinh vật này gây ra nhiều
bệnh tật cho con người như viêm dạ dày ruột, viêm gan, viêm màng não, viêm mắt.

Nhiều vi sinh vật chứa mầm bệnh có thể được quan sát trong tầng nước ngầm như coliforms,
virus, vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, giun sán. Tuy nhiên các vi sinh vật mang mầm
bệnh đôi khi không hiện diện trong khu vực mà chúng di chuyển từ nơi khác đến.

Phương pháp gián tiếp phát hiện ra sự hiện diện của vi sinh vật trong các tầng nước ngầm
và các mẫu cặn lắng bao gồm các phương pháp mạ truyền thống (đĩa đếm vi
khuẩn/nấm…) và các kỹ thuật cách ly những nhóm vi sinh. Ngoài ra phương pháp xác
định trạng thái hoạt động của enzym cũng được sử dụng để nhận biết sự hiện diện của vi
sinh vật, khả năng/trạng thái hoạt động.

b) Các nguồn gây bệnh từ nước ngầm

Các nguồn gây ô nhiễm đáng quan tâm hiện nay là hệ thống thu gom nước thải hộ gia
đình/đô thị và hệ thống cống rãnh. Còn những nguồn ô nhiễm không có điểm được đánh
giá ít quan trọng hơn.

Đứng về quan điểm thể tích, các bể tự hoại và hệ thống xử lý có giá bám là những nguồn
thải lớn nhất vào môi trường đất và nước. Những hệ thống này bao gồm bể xử lý sơ cấp
kỵ khí, bể xử lý hiếu khí, bãi đất lọc. Những yêu cầu để hệ thống hoạt động tốt là: (1) độ
sâu của tầng nước ngầm, (2) điều kiện chiếm ưu thế của dòng chảy bão hòa hay không
bão hòa, (3) các tính chất vật lý (thành phần và kích thước độ rỗng phân bố trong dòng
chảy), (4) đặc tính của vi khuẩn bao gồm sự thích nghi, sự trao đổi chất, và các đặc tính
bề mặt. Cấu trúc của bể tự hoại và hệ thống thoát nước sẽ ảnh hưởng đến tốc độ lan
truyền ô nhiễm.
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 135
Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

Chu kỳ sống của vi khuẩn gây bệnh được xác định bởi sự thích nghi và khả năng duy trì
đối với các thành phần đất và độ bám dính của các phân tử ứng với độ xốp của đất. Bề
mặt của các phân tử luôn luôn mang điện tích âm và có giới hạn tĩnh điện thông qua các
lực vật lý. Khả năng lọc vật lý rất quan trọng nếu áp dụng xử lý vi sinh mức độ lớn, đồng
thời đánh giá được sự phân bố coliform và khả năng gây ô nhiễm của các mầm bệnh đối
với nguồn điểm.

Hình 4.1. Các nguồn có thể gây ô nhiễm nước ngầm

[Nguồn: Công ty Long Thịnh (2008)]

c) Di chuyển của vi sinh vật

Thông thường mầm bệnh được phát hiện di chuyển hướng xuống từ những nguồn ô
nhiễm khác nhau, trong đó ô nhiễm cục bộ bao gồm các sinh vật đến từ bề mặt thêm vào
những trầm tích đã có sẵn.

Ngoài ra sự di chuyển của mầm bệnh còn được xác định bởi sự thích nghi và duy trì
trong môi trường. Hai tính chất này được xác định dựa trên: (1) khí hậu, (2) đặc tính tự
nhiên của đất, (3) đặc điểm tự nhiên của vi sinh vật, (4) chế độ thủy văn.

Hai yếu tố kiểm soát chính là nhiệt độ và lượng mưa. Thay đổi về nhiệt độ sẽ điều chỉnh
chu kỳ sống của mầm bệnh trở nên dài hơn hay ngắn hơn. Sự thích nghi của vi sinh vật sẽ
kéo dài hơn nếu nhiệt độ thấp, dưới 4oC chúng có thể duy trì sự sống từ vài tháng đến vài
năm. Bên cạnh đó sự thay đổi về lượng mưa sẽ làm tăng hoặc giảm dòng chảy, dòng
thấm, dòng chảy mặt… ảnh hưởng đến sự di chuyển của mầm bệnh.

Tính chất tự nhiên của đất đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quá trình chọn lọc
tự nhiên. Các đặc tính như khả năng trao đổi nhôm, chiết xuất phospho, pH … đều có

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 136


Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

những ảnh hưởng nhất định. Nếu tỷ lệ phần trăm đường kính lỗ rỗng trên kích thước vi
sinh vật càng lớn, vi sinh vật có thể di chuyển nhanh hơn và xa hơn.

Đặc tính của vi sinh vật cũng ảnh hưởng đến quá trình chọn lọc tự nhiên. Khả năng đề
kháng của vi sinh vật phụ thuộc vào tính chất đặc trưng của các cá thể. Nếu vi khuẩn
mang bệnh càng nhỏ, khả năng ảnh hưởng càng nhanh và xa.

Trong cùng một điều kiện, với thời gian sống lâu hơn, vi khuẩn mang nguồn bệnh có thể di
chuyển với khoảng cách xa hơn. Như vậy những vi khuẩn có chu kỳ sống dài sẽ nguy hiểm
hơn và có khả năng đi vào những tầng ngậm nước sâu hơn, đồng thời lan tỏa rộng hơn.

Khung 4.5 Vi khuẩn làm tăng mức... nhiễm asen trong nước ngầm

Bị tổ chức Y tế Thế giới coi là sự nhiễm độc hàng loạt và tồi tệ nhất trong lịch sử loài
người, hàng triệu giếng nước ở Ấn Độ và Bangladesh đã bị ô nhiễm asen vào đầu
những năm 1990. Tình trạng này vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với những người
tiếp tục uống và sử dụng nước nhiễm asen để canh tác ngày nay.

Nhiễm asen ở mức cao có thể gây ung thư da, bàng quang, thận, phổi, các bệnh liên quan
tới mạch máu ở chân và bàn chân. Nó cũng có thể “đóng góp” vào bệnh tiểu đường, áp
huyết cao và rối loạn sinh sản. Giáo sư khoa học môi trường Willard Chappell tại Đại
học Colorado (Mỹ), đồng thời là chuyên gia về asen, cho biết: “Một số nhà nghiên cứu
ước tính rằng 2/3 dân số ở Bangladesh có nguy cơ bị nhiễm độc asen mạn tính”.

Trong thập kỷ vừa qua, các nhóm nghiên cứu trên thế giới đã cố xác định tại sao asen lại
tồn tại ở mức cao đến vậy trong tầng ngập nước tại Bangladesh và bang Tây Bengal.
Hiểu biết đó sẽ giúp họ nhận dạng các khu vực có nguy cơ cao cũng như hoạch định
chiến lược giảm nhẹ tác động. Giờ thì một nhóm nghiên cứu quốc tế đã phát hiện ra rằng
vi khuẩn là thủ phạm làm tăng mức asen trong nước. John Lloyd, nhà vi sinh vật thuộc
Đại học Manchester (Anh) đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Khi chúng
tôi tìm thấy tỷ lệ mức asen tối đa, chúng tôi cũng tìm thấy các vi khuẩn khử kim loại”.

Vi khuẩn khử kim loại “hít” các kim loại như sắt để lấy năng lượng từ thức ăn của
chúng. Điều đó giống như việc con người hít oxy để phân hủy thức ăn. Chúng hít thở
bằng cách chuyển các electron sang kim loại, làm thay đổi đặc tính của kim loại đó.
Các nhà khoa học gọi điều này là khử kim loại. Derek Lovley, nhà vi sinh vật tại Đại
học Massachusetts, nói: “Nghiên cứu mới đã chỉ ra điều mà nhiều nhà khoa học nghi
ngờ”. Nhóm nghiên cứu quốc tế phát hiện ra rằng khử và giải phóng asen xảy ra sau
khi vi khuẩn khử và giải phóng sắt. Đây là hai tiến trình tách rời.

Lời giải thích cho hiện tượng tách rời này có thể là vi khuẩn ăn các chất nền. Những
chất nền đó cung cấp cho chúng phần lớn năng lượng. Vì sắt có nhiều và được ưa thích
bởi nhiều vi khuẩn nên chúng tiếp tục khử sắt trước khi chuyển sang khử asen. Một khả
năng khác là khử sắt gây ra sự thay đổi trong cấu trúc khoáng của trầm tích. Do vậy, có
nhiều asen hơn cho vi khuẩn khử kim loại, dẫn tới việc asen được giải phóng vào nước
ngầm. Lloyd cho biết: “Chúng tôi đang kiểm tra và cố tìm ra chi tiết để trả lời những
câu hỏi trên”.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 137


Chương IV: Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước

Nghiên cứu trước kia của Lovley và đồng nghiệp cho thấy acetat là một loại thức ăn ưa
thích của vi khuẩn khử kim loại và làm cho số lượng của chúng bùng nổ. Nhóm nghiên
cứu quốc tế đã cho acetat vào mẫu để bắt chước dòng carbon hữu cơ chảy vào trầm tích
nơi vi khuẩn khử kim loại sinh sống. Kết quả là acetat kích thích quá trình khử sắt và
tiếp sau đó là giải phóng asen. Theo các chuyên gia, việc acetat kích thích khử sắt và
giải phóng asen chỉ ra rằng mức carbon hữu cơ kiểm soát lượng asen mà vi khuẩn khử
và giải phóng vào nguồn nước ngầm.

Lloyd cho biết: “Những trầm tích này đói chất hữu cơ và electron. Nếu chất hữu cơ
xâm nhập vào lớp đất cận bề mặt, nó sẽ kích thích hoạt động của những vi sinh vật khử
kim loại. Các dòng carbon hữu cơ xuất hiện khi các giếng khoan tưới tiêu được tạo ra,
làm cho một số nhà nghiên cứu cho rằng carbon hữu cơ, xâm nhập vào đất do hoạt
động khoan giếng lấy nước tưới, có thể là một nhân tố làm tăng mức arsen hòa tan
trong nguồn nước ngầm tại Bangladesh và Tây Bengal”.

Lý thuyết trên được ủng hộ bởi nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học quốc tế. Do các
nhà nghiên cứu hiện hiểu rõ hơn về các tiến trình kiểm soát việc giải phóng asen vào
nước ngầm trong khu vực này nên họ đang tìm cách đảo lộn chúng để làm cho nước
uống an toàn.

Theo Chappell, giới khoa học nghiên cứu asen vẫn chưa thống nhất về các cơ chế gây
ngộ độc asen. Ông khuyến cáo nghiên cứu trên vẫn chưa phải là lời giải thích cuối
cùng. Ông nói: “Ngộ độc asen là vấn đề rất tồi tệ. Mặc dù nó tồi tệ hơn ở Bangladesh
và Tây Bengal so với bất kỳ nơi nào khác song ngày càng có nhiều quốc gia phát hiện
ra vấn đề này, bao gồm Nepal, Campuchia, Lào, Việt Nam và Trung Quốc nơi các
giếng khoan được tạo ra để cung cấp nước sạch”.

[Nguồn: Minh Sơn (2008)]

IV.4. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Giải thích thế nào là ô nhiễm nguồn nước và đặc điểm các quá trình gây ô nhiễm
nguồn nước?

2. Phân biệt giữa nguồn gây ô nhiễm xác định và nguồn gây ô nhiễm không xác định.

3. Các nguồn gây nhiễm bẩn chất lượng nguồn nước?

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 138


Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

CHƯƠNG V: BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC

V.1. CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC

Trong nước tồn tại các chất hòa tan do các nguồn tự nhiên và nhân tạo cung cấp, chất
lượng của nước được đánh giá tùy thuộc vào mục đích sử dụng, yêu cầu đòi hỏi về chất
lượng của các ngành khác nhau như nước uống, nước dùng trong công nghiệp cho việc
làm lạnh, sản xuất và tinh chế sản phẩm, nước dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản, dùng trong các hoạt động vui chơi giải trí...

Mỗi mục đích sử dụng cần có tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá riêng về mức độ phù
hợp cho nhu cầu sử dụng. Chẳng hạn nước cấp cho ăn uống cần độ tinh khiết cao nhất,
nước phục vụ nhu cầu giải trí, nuôi trồng thủy sản và bảo vệ đời sống hoang dã cũng cần
có chất lượng cao. Trong khi đó nguồn nước làm mát trong công nghiệp không yêu cầu
độ tinh khiết cao.

Ðể xem xét liệu nguồn nước có đạt yêu cầu sử dụng cho từng mục đích hay không chúng
ta cần phải so sánh nguồn nước đó với tiêu chuẩn chất lượng nước do các tổ chức chuyên
môn quốc tế hoặc do Nhà nước quy định. Tiêu chuẩn chất lượng là những chỉ tiêu định
lượng của các chất hữu cơ, vô cơ cho phép tồn tại trong nước ứng với các yêu cầu sử
dụng khác nhau. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vào trình độ phát triển kinh tế
kỹ thuật của mỗi khu vực, mỗi nước và các ngành dùng nước khác nhau. Trong các tiêu
chuẩn chất lượng nước, người ta chọn một số thông số lý, hóa, sinh học (thường là các
tác nhân ô nhiễm) đặc trưng. Mỗi thông số được quy định một giá trị tối đa cho phép sao
cho sự có mặt của tác nhân đó trong nguồn nước ở nồng độ hoặc giá trị này không gây
ảnh hưởng đến sức khỏe con người (như nước uống, nước sinh hoạt, hồ bơi), không ảnh
hưởng đến sự phát triển của tôm cá (nước phục vụ cho thủy sản), hoặc ảnh hưởng đến sự
phát triển của cây trồng (nước tưới tiêu).

V.1.1. Chất lượng nước uống

Đòi hỏi về chất lượng nước uống rất cao, chẳng hạn nước uống không được có màu, mùi
vị, không có vi khuẩn và có thành phần hóa học như bảng 5.1.

Trong nước uống phải loại bỏ hoặc hạ đến mức thấp nhất các hóa chất độc như chì, flo, Hg...

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 139


Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

Bảng 5.1. Tiêu chuẩn nước uống của WHO

Các đặc trưng Giới hạn thừa nhận (mg/L) Giới hạn cho phép (mg/L)

Tổng các chất hòa tan 500 1500

Màu 5 50

Đục 5 25

Cl- 200 600

Fe++ 0,3 1

Mn 0,1 0,5

Cu 1 1,5

Zn 5 15

Ca 75 200

Mg 50 150

Sulfat mangan, natri 500 1000

NO3 45 -

Fenol 0,001 0,002

pH 7÷8 min 6,5; max 9,2

[Nguồn: Nguyễn Khắc Cường]


Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 140
Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

Bảng 5.2. Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống của Bộ Y tế *


STT Tên chỉ tiêu Ðơn vị Giới hạn tối đa
1 Màu sắc TCU 15
2 Mùi vị không có mùi, vị lạ
3 Ðộ đục NTU 2
4 pH 6,5 ÷ 8,5
5 Ðộ cứng mg/L 300
6 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) mg/L 1000
7 Hàm lượng nhôm mg/L 0,2
4+
8 Hàm lượng Amoni, tính theo NH mg/L 1,5
9 Hàm lượng Antimon mg/L 0,005
10 Hàm lượng Asen mg/L 0,01
11 Hàm lượng Bari mg/L 0,7
12 Hàm lượng Bo tính chung Borat và Axit boric mg/L 0,3
13 Hàm lượng Cadimi mg/L 0,003
14 Hàm lượng Clorua mg/L 250
15 Hàm lượng Crom mg/L 0,05
16 Hàm lượng Ðồng (Cu) mg/L 2
17 Hàm lượng Xianua mg/L 0,07
18 Hàm lượng Florua mg/L 0,7 ÷ 1,5
19 Hàm lượng Hydro sunfua mg/L 0,05
20 Hàm lượng Sắt mg/L 0,5
21 Hàm lượng Chì mg/L 0,01
22 Hàm lượng Mangan mg/L 0,5
23 Hàm lượng Thủy ngân mg/L 0,001
24 Hàm lượng Molybden mg/L 0,07
25 Hàm lượng Niken mg/L 0,02
26 Hàm lượng Nitrat mg/L 50 (b)
27 Hàm lượng Nitrit mg/L 3 (b)
28 Hàm lượng Selen mg/L 0,01
29 Hàm lượng Natri mg/L 200
30 Hàm lượng Sunphát mg/L 250
31 Hàm lượng kẽm mg/L 3
32 Ðộ ô-xy hóa mg/L 2

* ban hành kèm theo Quyết định của Bộ Y tế số 1329/2002/BYT/QĐ ngày 18/4/2002.

V.1.2. Nước dùng cho các ngành công nghiệp

Nước dùng trong các ngành công nghiệp tùy theo yêu cầu sử dụng mà có những yêu cầu
về chất lượng khác nhau. Nước dùng làm lạnh trong các nhà máy nhiệt điện, sản xuất sắt
thép... chất lượng không cần cao lắm, thậm chí có thể dùng nước có chứa lượng muối ít.
Nhưng nước dùng trong các nồi hơi nếu lượng canxi quá cao sẽ tạo lớp lắng đọng làm
tăng lượng nhiệt cần để đun sôi, nhanh chóng phá hủy nồi hơi. Hoặc nước dùng cho sản
xuất sợi, hóa chất... đòi hỏi phải có độ tinh khiết cao. Đối với những ngành công nghiệp

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 141


Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

dùng nước như một tác nhân hoạt động (thủy điện) thì yêu cầu về chất lượng nước không
cần quan tâm nhiều lắm.

Yêu cầu dùng nước của các ngành công nghiệp rất lớn cho nên trước khi sử dụng nước
cần được xử lý để đạt chất lượng cần thiết.

Bảng 5.3. Yêu cầu chất lượng nước cho các ngành công nghiệp

Ngành công nghiệp Ion Fe Mg hay TDS (ppm) Độ cứng Kiềm Hydrogen pH
(ppm) Mn CaCO3 CaCO3 sulfur
(ppm) (ppm) (ppm) (ppm)

Làm lạnh 0,5 0,5 1,0

Nồi hơi áp suất (kg/cm2)

- 0 ÷ 10 3000 ÷ 500 80 5 8

- 10 ÷ 17 2500 ÷ 500 40 Thấp 3 8,4

- 17 ÷ 27 1500 ÷ 100 10 0 9

Rượu và chưng cất 0,1 0,2 500 ÷ 1000 75 ÷ 150 0,2 7

Đóng hộp 0,2 0,2 25 ÷ 75 1

Bánh, mứt, kẹo 0,2 0,2 100 0,2 7

Bông 0,2 0,2

Nhựa 0,02 0,02 200

Giày 0,2 0,1 300 100

Len dạ 1 0,5 180

Sợi tơ nhân tạo 0,25 0,25 200

[Nguồn: Nguyễn Khắc Cường]

V.1.3. Nước cho sản xuất nông nghiệp

Trong nông nghiệp nước dùng chủ yếu để tưới cho cây trồng. Chất lượng nước tưới cần
phải đảm bảo các yêu cầu về nồng độ muối trong nước ở mức thấp nhằm bảo đảm cho
cây cối hấp thụ thức ăn từ đất và nước, đồng thời tránh dẫn đến sự tích tụ muối trong đất
hình thành đất mặn.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 142


Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

Đất có pH ≥ 8,5 với mức bão hòa Na+ ≥ 15% được gọi là đất kiềm. Đất kiềm có kết cấu
yếu nên dễ hóa bùn và không thoáng. Nước tưới với tỷ lệ Na thấp phù hợp với sản xuất
nông nghiệp.

Trong nước tưới nếu có các nguyên tố như Selenium, Molipden, Plauride thì cây cỏ chịu
được nhưng lại độc hại đối với các động vật; ngược lại các nguyên tố như Baron, Lithium
rất độc hại với thực vật. Baron có hại cho cam, quýt, cây có dầu; nhưng ngũ cốc, bông thì
có thể chịu đựng được.

Ngoài ra việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đã và đang có
những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Động vật nếu bị ô nhiễm những hóa chất từ
thuốc bảo vệ thực vật có khả năng ảnh hưởng đến hệ di truyền, dẫn tới gây đột biến, ung
thư hoặc ảnh hưởng đến phôi thai. Những loại hóa chất bảo vệ thực vật như DDT, các
loại clo hữu cơ (Lindane, Aldrine), phospho hữu cơ (Basudine, Methyl Parathion…) có
độc tính rất cao đối với người, động vật có vú và với các loài thủy sinh. Trong khi đó
những loại pyrethroid tổng hợp (Decis, Cypermethrin) ít độc đối với người nhưng lại rất
độc đối với tôm, cá.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 143


Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

Bảng 5.4. Một số hóa chất bảo vệ thực vật có độc tính sử dụng ở ĐBSCL

STT Hóa chất Động vật thực nghiệm LC50 (mg/L)

1 Parathion methyl Cá lòng tong (Rasbora sp.) 6,5

(Vofatox, Methaphos) Cá bảy màu (Poecilia reticulata) 6,4

Cá vàng (Carassius auratus) 9,6

2 Bassa Cá lòng tong (Rasbora sp.) 9,8

(BPMC, Fenobcarb) Cá vàng (Carassius auratus) 20,0

3 Methamidophos Cá lòng tong (Rasbora sp.) 23,0

(Monitor, Tamaron) Tép gạo (Macrobrachium lanchesteri) 0,05

4 Padan Cá lòng tong (Rasbora sp.) 0,35

(Cartap) Tép gạo (Macrobrachium lanchesteri) 0,18

5 Cidi M Cá lòng tong (Rasbora sp.) 0,038

(Phenthaote, Trebon) Tép gạo (Macrobrachium lanchesteri) 0,001

6 Sherpa Cá bảy màu (Poecilia reticulata) 0,10

(Cypermethrin) Cá lòng tong (Rasbora sp.) 0,03

Tép gạo (Macrobrachium lanchesteri) 0,0004

7 Sherzol Cá bảy màu (Poecilia reticulata) 0,054

(Phosalone, Cá lòng tong (Rasbora sp.) 0,0075

Cypermethrin) Tép gạo (Macrobrachium lanchesteri) 0,0006

[Nguồn: Lê Trình (1997)]

Ghi chú: LC50: liều gây chết 50% động vật thực nghiệm

Khung 5.1 Thực trạng và nguyên nhân gây lãng phí nước phục vụ sản xuất
nông nghiệp

Các hiện tượng chính gây lãng phí, thất thoát nước tưới phục vụ sản xuất nông
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 144
Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

nghiệp, bao gồm:

- Tổn thất trong quá trình dẫn nước từ công trình đầu mối đến mặt ruộng, do ngấm, kênh bị
bồi lắng, sạt lở... cản trở dòng chảy, thiếu các công trình điều tiết nước cho từng khu tưới.

- Tưới ngập thường xuyên: Đây là biện pháp tưới truyền thống, phù hợp tưới cho lúa.
Tuy nhiên, theo kết quả nhiều công trình nghiên cứu, việc tưới nước cho cây lúa theo quy
trình “nông, lộ, phơi” sẽ mang lại hiệu quả kinh tế nhất, tức là có những thời kỳ chúng ta
hạn chế cấp nước mà phải để lộ ruộng và phơi ruộng theo yêu cầu sinh trưởng của cây
trồng. Việc tưới ngập thường xuyên suốt vụ theo tập quán của nông dân đã gây ra lãng
phí nước rất lớn, chưa kể tình trạng lượng nước dư thừa từ ruộng chảy xuống kênh tiêu.

- Chưa có biện pháp tích cực hạn chế bốc hơi mặt thoáng: Đây là hiện tượng tự nhiên
cũng gây tổn thất nước rất lớn, ví dụ: tổng lượng bốc hơi bình quân tại trạm Tuyên
Quang là 1.193,9 mm/năm, lượng mưa là 1.145,8mm/năm; tại trạm Phan Rang - Ninh
Thuận, tổng lượng nước bốc hơi bình quân là 1.730mm/năm, trong khi đó lượng mưa có
815mm/năm. Trước đây, người nông dân có phong trào dùng bèo phủ lên mặt thoáng của
ruộng, xung quanh gốc cây trồng, vừa hạn chế bốc thoát hơi nước và làm phân xanh,
tăng cường độ đạm trong đất. Hiện nay, phong trào đó không còn, một vài địa phương,
người dân dùng ni lông để che phủ cho một số loại cây trồng, nhưng chi phí tốn kém.

- Tưới tràn, vượt quá khu vực cây trồng có khả năng sử dụng được nước tưới: Điều này
xảy ra đối với việc cấp nước cho cây công nghiệp, cây ăn quả, khi chúng ta tưới nước
để chảy tràn trên mặt đất.

- Tưới quá nhiều làm nước thấm quá sâu so với chiều sâu bộ rễ cây trồng: Cây trồng
chỉ có khả năng hấp thụ nước trong phạm vi của rễ cây, nếu chúng ta tưới nhiều, nước
sẽ ngấm sâu hơn so với chiều sâu của bộ rễ, gây lãng phí.

Tưới tiết kiệm nước và sử dụng nước tiết kiệm là những biện pháp cấp nước theo yêu
cầu và khả năng hấp thụ nước theo từng thời đoạn sinh trưởng của cây trồng, hạn chế
lượng nước dư thừa nhưng không ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Vụ 3
năm 2005, Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh An Giang đã thử nghiệm xây dựng mô hình
tưới tiết kiệm nước cho lúa trên diện tích 17,3 ha của 19 hộ nông dân tại phường Mỹ
Thới, Long Xuyên, An Giang (trong đó: 8,3 ha của 9 hộ nông dân sử dụng biện pháp
tưới tiết kiệm nước; 9 ha của 10 hộ nông dân còn lại sử dụng biện pháp tưới truyền
thống để đối chứng). Bằng việc đặt ống theo dõi mực nước trong ruộng và áp dụng biện
pháp tưới ướt khô xen kẽ của Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế, nông dân làm thí nghiệm
đã giảm bình quân 4 lần bơm nước vào ruộng trong 1 vụ lúa, so với 8 lần bơm nước
theo tập quán, tiết kiệm nước tưới, ít sâu bệnh, giảm được 7,9% số diện tích bị đổ ngã,
tỷ lệ chắc chiếm 78,2%, cho năng suất 5,8 tấn/ha, tăng 0,5 tấn/ha so với ruộng đối
chứng. Giá thành sản xuất của ruộng “tưới tiết kiệm” chỉ 1.142 đồng/kg lúa, trong khi
ruộng đối chứng tới 1.382 đồng/kg, mức chênh lệch 240 đồng/kg. (Nguồn NNVN)

Như vậy, áp dụng biện pháp tưới cổ truyền đã làm cho lượng nước tưới lãng phí rất
lớn. Phải chăng đã đến lúc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần xây dựng
chương trình tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất nông nghiệp từ chính những việc
tưới tiết kiệm nước, sử dụng nước tiết kiệm, để giảm chi phí xây dựng, quản lý khai

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 145


Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

thác công trình thủy lợi, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cho
bà con nông dân.

Theo số liệu thống kê, hiện tại các hệ thống công trình thủy lợi đảm bảo tưới cho 7,61
triệu ha lúa, nếu với mức tưới bình quân 4.500 m3/ha*vụ, chỉ cần tiết kiệm được 10%
lượng nước tưới thì sẽ tiết kiệm khoảng 3 tỷ m3 nước. Trong khi đó, để xây dựng hồ
chứa Nước Trong thuộc tỉnh Quảng Ngãi chỉ có dung tích 258 triệu m3 đã phải tốn gần
1.642 tỷ đồng. Như vậy, nếu chúng ta tiết kiệm được nước tưới sẽ tiết kiệm được chi
phí đầu tư, xây dựng công trình thủy lợi và chi phí xã hội rất lớn.

Nguyên nhân gây lãng phí, thất thoát nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp:

Để xảy ra hiện tượng lãng phí, thất thoát nước, ngoài nguyên nhân về công trình, trang
thiết bị chưa được đầu tư xây dựng, nâng cấp sửa chữa, còn do những hạn chế trong
công tác quản lý. Cụ thể:

- Công trình chưa có chủ thực sự: Theo Pháp lệnh khai thác & Bảo vệ công trình thủy
lợi, các công trình thủy lợi do các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi và các
hợp tác xã dùng nước quản lý, nhưng hầu hết các địa phương đều chưa phân cấp rõ đâu
là công trình do doanh nghiệp quản lý, công trình do hợp tác xã dùng nước quản lý.
Tình trạng vi phạm phạm vi bảo vệ công trình diễn ra ngày một nghiêm trọng, ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả cấp nước của công trình. Kể cả công trình đã được phân
cấp nhưng quyền hạn và trách nhiệm chưa rõ ràng.

- Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý khai thác công trình thủy lợi
còn thiếu và chưa đồng bộ như các văn bản về hướng dẫn về tổ chức quản lý, chế độ tài
chính, phân cấp công trình... Bên cạnh đó, nhiều địa phương chưa triển khai thực thi
đầy đủ các văn bản đã có.

- Ý thức sử dụng nước của người nông dân chưa cao: Họ thường coi nước là “của trời”,
công trình cấp nước đã có Nhà nước đầu tư, bản thân họ đã đóng thủy lợi phí nên họ
phải sử dụng cho “đủ”. Kiến thức sử dụng nước của hầu hết người dân còn nhiều hạn
chế, họ không được trang bị kiến thức về yêu cầu nước tưới theo từng thời kỳ sinh
trưởng của cây trồng... dẫn đến tình trạng lấy nước quá nhiều, dư thừa.

- Trách nhiệm giữa đơn vị cung cấp nước và người hưởng lợi được thực hiện thông qua
hợp đồng kinh tế nhưng chưa rõ ràng và chưa nghiêm túc. Theo Pháp lệnh khai thác và
bảo vệ công trình thủy lợi, đơn vị cung cấp nước và đơn vị sử dụng nước có trách
nhiệm ký kết hợp đồng kinh tế ngay từ đầu vụ làm cơ sở để thực hiện và thanh quyết
toán vào cuối vụ sản xuất. Nhưng thực tế nhiều địa phương xảy ra tình trạng đơn vị sử
dụng nước ký hợp đồng thấp hơn so với diện tích thực phục vụ và chây ỳ trong việc
thanh toán thủy lợi phí (từ năm 1999 đến năm 2003 cả nước nợ đọng thủy lợi phí
332,450 tỷ đồng). Đây là hiện tượng vi phạm hợp đồng kinh tế nhưng Nhà nước cũng
chưa có chế tài cụ thể dẫn đến tình trạng các đơn vị cung cấp nước không có kinh phí
tu bổ công trình đảm bảo dẫn nước.

[Nguồn: Đỗ Hồng Quân (2008)]


Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 146
Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

V.1.4. Nước cho đời sống thủy sinh

Các tiêu chuẩn về chất lượng nước cho đời sống thủy sinh được đặt ra nhằm bảo đảm
điều kiện môi trường cần thiết cho chúng tồn tại, sinh trưởng và phát triển. Kể từ khi sự
sống trên trái đất bắt đầu từ thủy quyển thời cổ đại, đời sống thủy sinh đã là một phần
không thể tách rời với nguồn tài nguyên nước.

Dựa trên nhiều nghiên cứu về yêu cầu chất lượng nước cho đời sống thủy sinh, hàm
lượng DO trong nguồn nước là thông số quan trọng nhất. Đối với những nguồn nước ấm,
hàm lượng DO được yêu cầu lớn hơn 5mg/L trong khi ở những vùng nước lạnh, giá trị
DO yêu cầu tối thiểu trên 6 mg/L. Tuy nhiên cũng cần phải nhận rõ được việc thành lập
một tiêu chuẩn chất lượng nước cho đời sống thủy sinh rất khó khăn do nguồn nước luôn
bị ảnh hưởng bởi nhiều thành phần ô nhiễm khác nhau, bản thân hệ sinh thái thủy sinh
cũng rất phức tạp và có những yêu cầu khác nhau.

Ở Việt Nam hiện đã có tiêu chuẩn về chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thủy sinh
TCVN 6774-2000. Để bảo vệ đời sống thủy sinh, mọi hoạt động kinh tế - xã hội có liên
quan đến nước thải và liên quan đến khai thác, sử dụng nguồn nước mặt, không được
phép gây ra sự biến đổi các mức thông số chất lượng nguồn nước khác với các giá trị nêu
trong bảng 5.5.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 147


Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

Bảng 5.5. Mức chất lượng nước bảo vệ đời sống thủy sinh *

Thông số chất lượng Đơn vị Mức thông số Ghi chú


Oxi hòa tan mg/L 5 trung bình ngày
o
Nhiệt độ C nhiệt độ tự nhiên tương ứng theo
của thủy vực mùa
BOD5 20oC mg/L < 10
Thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ
- Aldrin/Diedrin μg/L < 0,008
- Endrin μg/L < 0,014
- B.H.C μg/L < 0,13
- DDT μg/L < 0,004
- Endosulfan μg/L < 0,01
- Lindan μg/L 0,38
- Clordan μg/L 0,02
- Heptaclo μg/L 0,06
Thuốc bảo vệ thực vật phospho
hữu cơ
- Paration μg/L < 0,40
- Malation μg/L < 0,32
Hóa chất trừ cỏ
- 2, 4 D mg/L < 0,45
- 2, 4, 5 T mg/L < 0,16
- Paraquat mg/L < 1,80
CO2 mg/L < 12
pH 6,5 ÷ 8,5
NH3 mg/L < 2,20 pH = 6,5; toC = 15
< 1,33 pH = 8,0; toC = 15
< 1,49 pH = 6,5; toC = 20
< 0,93 pH = 8,0; toC = 20
Xyanua mg/L < 0,005
Đồng mg/L 0,0002 ÷ 0,004 tùy thuộc độ cứng
của nước (CaCO3)
Asen mg/L < 0,02
Crôm mg/L < 0,02
Cadmi μg/L 0,80 ÷ 1,80 tùy thuộc độ cứng
Chì mg/L 0,002 ÷ 0,007 tùy thuộc độ cứng
Selen mg/L < 0,001
Thủy ngân (tổng số) μg/L < 0,10
Dầu mỡ (khoáng) Không quan sát
thấy váng, nhũ
Phênol (tổng số) mg/L < 0,02
Chất rắn hòa tan mg/L < 1000
Chất rắn lơ lửng mg/L < 100
Chất hoạt động bề mặt mg/L < 0,5

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 148


Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

Ngoài ra Bộ Tài nguyên Môi trường cũng ban hành một số tiêu chuẩn khác nhằm khống
chế nồng độ ô nhiễm trong các loại nước thải có khả năng gây hại cho đời sống thủy sinh.
Các tiêu chuẩn này quy định chi tiết giá trị giới hạn của các thông số và nồng độ của các
chất ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp theo tải lượng và theo lưu lượng của nguồn
tiếp nhận. Những tiêu chuẩn này bao gồm:

- TCVN 6984-2001 - Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào
nước sông dùng cho bảo vệ thủy sinh.
- TCVN 6985-2001 - Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào
nước hồ dùng cho bảo vệ thủy sinh.
- TCVN 6986-2001 - Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào
vùng nước biển ven bờ cho mục đích bảo vệ thủy sinh.

V.2. QUÁ TRÌNH TỰ LÀM SẠCH NƯỚC MẶT


V.2.1. Hiện tượng tự làm sạch

Khi các chất ô nhiễm là những muối vô cơ hòa tan được xả vào nước (như NaCl, KCl...)
sẽ không diễn ra một sự thay đổi nào rõ rệt ngoại trừ sự pha loãng tự nhiên tăng lên liên
tục khi con sông tăng dần thể tích trong quá trình chảy ra biển do sự đổ vào của các sông
nhánh và sự tăng lên của tổng diện tích vùng tập trung nước.

Hầu hết các muối của acid vô cơ thuộc loại này mặc dù đôi khi những thay đổi hóa học
cũng có thể diễn ra do chúng tác dụng với những chất khác có trong nước sông. Chẳng hạn
ZnSO4 có thể phản ứng với kiềm bicarbonat tự nhiên của nước sông, làm cho một lượng
kẽm tạo ra hợp chất kết tủa rời khỏi dung dịch. Tuy vậy điều đó cũng không gây nên sự
phá hoại chất vô cơ mà chỉ gây ra sự chuyển hóa nó từ dạng hòa tan trong nước sang dạng
hòa tan bùn cặn ở đáy sông. Nếu điều kiện thay đổi (ví dụ pH giảm do chất thải chứa acid)
thì lượng kẽm đã kết tủa lại được chuyển từ bùn cặn vào dạng hòa tan trong nước.

Ngược lại khi một dòng sông bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ (nước thải cống rãnh và
nhiều chất thải công nghiệp khác), nó sẽ tự khôi phục lại trạng thái trong sạch ban đầu
bởi các quá trình tự nhiên. Tiến trình tự làm sạch phụ thuộc vào các tính chất hóa học, lý
học, thủy học và đặc biệt là yếu tố sinh học của nguồn nước. Ví dụ hiện tượng pha loãng,
lắng cặn và ánh sáng mặt trời là các yếu tố xác định việc “làm sạch” các chất ô nhiễm
trong nước thải. Tuy nhiên quá trình quan trọng hơn cả của quá trình tự làm sạch là sự
phân hủy hiếu khí các chất hữu cơ bởi vi sinh vật. Những vi khuẩn này sử dụng chất hữu
cơ làm thức ăn, phân tích các hợp chất phức tạp tạo thành các sản phẩm cuối cùng đơn
giản hơn và ít độc hại.

Lượng chất hữu cơ của một dòng chảy có thể bị đồng hóa bởi vi khuẩn giới hạn bởi
lượng oxy hòa tan sẵn có trong nguồn nước. Do đó, quá trình này phụ thuộc vào tốc độ
tiêu thụ oxy của quá trình oxy hóa sinh hóa và tốc độ hòa tan của oxy trong khí quyển
vào nguồn nước, và phụ thuộc ít hơn vào các quá trình khác như sự quang hợp và việc
oxy hóa các chất lắng đọng dưới đáy thủy vực. Trong trường hợp tất cả lượng oxy hòa
tan bị tiêu thụ hết, trạng thái yếm khí sẽ xuất hiện và quá trình tự làm sạch sẽ không thể

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 149


Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

diễn ra. Vì vậy tùy theo lượng chất hữu cơ thải ra trong dòng chảy, lượng oxy sẽ biến đổi
như biểu thị trong hình 5.1.

Tại điểm xả nước thải, nhu cầu oxy cho việc phân hủy các chất hữu cơ vượt quá tốc độ
hòa tan của oxy từ khí quyển vào nguồn nước, do đó nồng độ oxy hòa tan sẽ giảm đi. Tại
một điểm nào đó ở hạ lưu, tốc độ hòa tan oxy khí quyển vào nguồn nước cân bằng với tốc
độ tiêu thụ oxy của các vi sinh vật. Tại điểm tới hạn này lượng oxy hòa tan trong nguồn
nước bị suy giảm lớn nhất. Sau điểm này, nồng độ oxy hòa tan tăng lên từ từ cho tới giá
trị bão hòa.

Tiến trình này cũng phụ thuộc vào nhiệt độ. Trong mùa hè nhiệt độ cao lượng oxy hòa tan
vào nước thấp hơn vào mùa đông, điều này có nghĩa là việc phân hủy các chất ô nhiễm
trong mùa hè sẽ sử dụng hết lượng oxy của dòng chảy chỉ trong một khoảng thời gian ngắn
và tiếp theo đó sẽ là giai đoạn yếm khí. Thêm vào đó, tốc độ oxy hóa các chất hữu cơ sẽ
nhanh hơn ở nhiệt độ cao hơn, khi đó quá trình tự làm sạch vì vậy sẽ diễn ra nhanh hơn.

Điểm xả
nước thải
100
Ô nhiễm nhẹ

Ô nhiễm vừa
Nồng độ oxy hòa tan

50
Ô nhiễm nặng

0
Khoảng cách từ điểm xả đến điểm khảo sát về phía hạ lưu

Hình 5.1. Sự thay đổi DO theo khoảng cách về phía hạ lưu tính từ điểm nhận nước thải

V.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của dòng chảy
a) Nồng độ oxy hòa tan

Nếu trong nước có nồng độ oxy hòa tan lớn (điều kiện háo khí) thì hoạt động của nhóm
vi sinh vật háo khí được đẩy mạnh, quá trình phân hủy chất hữu cơ diễn ra nhanh và tạo
ra các sản phẩm cuối cùng ít độc hại. Trong trường hợp này ta có sơ đồ chuyển hóa dưới
tác dụng của vi khuẩn:
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 150
Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

Carbon hữu cơ + O2 → CO2

Hydro hữu cơ + O2 → H2O

Nitơ hữu cơ + O2 → NO3-

Lưu huỳnh hữu cơ + O2 → SO42-

Phospho hữu cơ + O2 → PO43+

Ngược lại nếu nồng độ oxy thấp hoặc không có thì việc phân hủy chất hữu cơ do nhóm vi
khuẩn yếm khí thực hiện, sản phẩm tạo ra có mùi hôi và có tính độc hại.

Carbon hữu cơ → CH4, CO2

Nitơ hữu cơ → NH3

Lưu huỳnh hữu cơ → H2S

Phospho hữu cơ → PH3

b) Loại chất hữu cơ

Tốc độ tự làm sạch của nước phụ thuộc vào tính chất của chất hữu cơ gây ô nhiễm. Có
những chất hữu cơ dễ dàng bị phân hủy như protein, đường, chất béo... và cũng có những
chất khó phân hủy như lignin, cenlulo... Những chất hữu cơ clo hóa như DDT, BHC
(benzen hecxa clorua)... có tính bền sinh học cao nên tồn tại khá lâu trong nước. Các chất
mùn là những chất hữu cơ phức tạp rất bền đối với sự phân hủy sinh học nên thường tồn
tại dưới dạng bùn cặn màu đen hay nâu đen.

c) Lực sinh học

- Vi khuẩn: là loại vi sinh vật quan trọng nhất trong việc phân rã các chất hữu cơ và là
tác nhân thu gom có hiệu quả chất hữu cơ trong dung dịch loãng. Vi khuẩn oxy hóa
chất hữu cơ có thể tự cung cấp đủ năng lượng nhằm tổng hợp những phần tử hữu cơ
phức tạp cần cho sự hình thành các tế bào mới. Sự hấp thụ thức ăn của vi khuẩn diễn
ra trên toàn bộ bề mặt của nó. Mỗi vi khuẩn có một diện tích bề mặt rất lớn so với
trọng lượng của nó. Diện tích bề mặt của vi khuẩn khô là 62.500 m2/kg, trong khi đó
ở người chỉ có 0,168 m2/kg.

- Tảo: tảo không phân rã chất hữu cơ. Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, tảo và các
loài thực vật sống trong nước sử dụng CO2 hòa tan và các thành phần dinh dưỡng
thực vật để thực hiện quá trình quang hợp tạo ra oxy. Bằng cách này tảo có vai trò
thúc đẩy quá trình phân hủy háo khí.

- Động vật nguyên sinh: các động vật nguyên sinh trong nước không chỉ tiêu thụ các
chất hữu cơ chết mà còn sử dụng cả tảo và vi khuẩn làm thức ăn cho mình, do đó góp
phần giữ sự cân bằng sinh học thích hợp trong dòng chảy.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 151


Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

- Giáp xác: có vai trò tương tự động vật nguyên sinh. Giáp xác sử dụng tảo và động vật
nguyên sinh làm thức ăn.

- Giun: sử dụng bùn cặn lắng đọng ở đáy sông làm thức ăn nên giun giữ vai trò lớn
trong quá trình phân hủy chất lắng đọng.

d) Các chất độc

Sự có mặt của bất kỳ các chất độc nào (kim loại nặng, cyanua, fenol...) cũng sẽ làm giảm
khả năng tự làm sạch của dòng chảy do chúng tiêu diệt hoặc ngăn cản sự phát triển của
các vi sinh vật. Tác hại của chất độc trong trường hợp này phụ thuộc vào bản chất của
chất độc và nồng độ của nó trong nước.

e) Các đặc tính vật lý của dòng chảy

Tốc độ, lưu lượng, độ sâu, mặt cắt ngang, đặc tính đáy (sỏi, cuội, cát...), độ nhám lòng
kênh dẫn… của dòng chảy đều là những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán oxy từ
không khí vào nước gây ảnh hưởng đến quá trình tự làm sạch của nước.

f) Sự pha loãng

Khi chất độc được xả vào dòng chảy thì sự pha loãng có vai trò quan trọng trong việc làm
giảm mức độ ô nhiễm tạo điều kiện cho quá trình hoạt động phân hủy của các vi sinh vật
hiếu khí. Nước pha loãng có thể đến từ các nguồn khác nhau như nước ngầm, nước từ các
sông nhánh, nước tiêu trong khu vực, đặc biệt trong thời gian có mưa.

g) Các điều kiện thời tiết khí hậu

Ánh nắng mặt trời thúc đẩy quá trình quang hợp tạo oxy nên có vai trò thúc đẩy nhanh sự
tự làm sạch. Hoạt động của gió có tác dụng làm tăng quá trình khuếch tán oxy từ khí
quyển vào nước tạo điều kiện tốt cho sự phân hủy háo khí.

h) Sự lắng đọng

Bùn cặn ở đáy dòng chảy được tạo ra do sự sa lắng của các chất lơ lửng trong nước thải
và do sự đông tụ của các chất keo, sự tạo thành các mùn không tan. Sự oxy hóa những
chất lắng đọng này có thể diễn ra trong một thời gian dài. Chất lắng đọng bùn cặn do nhu
cầu oxy cao có thể tác động xấu đến sự tự làm sạch do thiếu oxy hòa tan.

Quá trình phân hủy yếm khí trong lớp bùn cặn này thường kèm theo sự tạo khí làm bùn
cặn bị đẩy nổi lên mặt nước.

i) Nhiệt độ

Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến tốc độ các phản ứng sinh hóa nên là một yếu tố ảnh
hưởng đến tốc độ tự làm sạch của dòng chảy.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 152


Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

V.3. QUẢN LÝ LƯU VỰC NƯỚC NGẦM

Việc phát triển tối đa nguồn nước ngầm cho các mục đích kinh tế và xã hội cần được hiểu
như vấn đề quy hoạch hoàn chỉnh một lưu vực. Chúng ta cần nhận thức rằng lưu vực ở
đây là một hồ chứa nước ngầm và việc sử dụng nước của một hộ này sẽ có ảnh hưởng
đến việc cấp nước của các hộ khác. Các mục tiêu quản lý phải được lựa chọn để phát
triển và vận hành các bể chứa ngầm. Để làm được điều này chúng ta phải nghiên cứu về
nhiều lĩnh vực như địa chất thủy văn, kinh tế, tài chính, luật pháp, chính trị... Việc phát
triển kinh tế tối ưu nguồn nước của một lưu vực đòi hỏi phải có một sự nghiên cứu tổng
hợp, sự phối hợp sử dụng nước mặt và nước ngầm. Sau khi đánh giá được tổng lượng
nước và chuẩn bị cho những kế hoạch quản lý cần phải có những quyết định thực thi bởi
các cơ quan chức năng của nhà nước và các tổ chức chuyên ngành.

V.3.1. Những nội dung về quản lý lưu vực nước ngầm

Quản lý lưu vực ngầm bao gồm các chương trình phát triển và sử dụng nguồn nước dưới
đất cho những mục tiêu đã đề ra mà phổ biến nhất là các vấn đề kinh tế, xã hội. Nhìn
chung điều mong muốn của chúng ta là lấy được lượng nước ngầm lớn nhất với chất
lượng cho phép và giá thành kinh tế nhất. Vì lưu vực ngầm được xem như một bể chứa
ngầm, song do các đặc tính thủy văn địa chất nên việc lấy nước thông qua các giếng ở
một vị trí này sẽ ảnh hưởng đến lượng nước phải lấy ở tất cả các vị trí khác trên lưu vực.

Nước ngầm được khai thác như các tài nguyên khác nhưng đây là một nguồn khá đặc biệt
vì nó là một tài nguyên có thể khôi phục lại được. Tuy nhiên trong thực tế điều này chỉ
xảy ra khi tồn tại sự cân bằng giữa nguồn nước trả lại cho lưu vực từ bề mặt và lượng
nước bơm lên từ các giếng.

Việc sử dụng nước ngầm ban đầu chỉ là một vài giếng nằm rải rác trên lưu vực, song
ngày càng nhiều giếng được đào hơn và đến một lúc nào đó lưu lượng nước lấy lên vượt
quá lưu lượng bổ sung lại cho các bể ngầm. Sau thời điểm này nếu tiếp tục khai thác
nước ngầm mà không có sự quản lý sẽ dẫn đến làm cạn kiệt và phá hủy các bể chứa nước
ngầm. Ngoài ra hiện tượng xâm nhập mặn cũng gây ảnh hưởng đến các bể chứa ngầm.

Các dự báo về yêu cầu sử dụng nước trong tương lai đã chỉ ra rằng nếu không có sự quản
lý hoặc thiếu sự quản lý các bể chứa ngầm thì không thể hy vọng tiếp tục có đủ nguồn
nước cho các mục đích kinh tế và xã hội. Mục tiêu quản lý sẽ bao gồm việc sử dụng một
cách kinh tế nguồn nước ngầm và cung cấp nguồn nước một cách liên tục để đáp ứng yêu
cầu ngày một tăng về nguồn nước ngầm.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 153


Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

Bảng 5.6. Một số ưu điểm và hạn chế của các bể chứa ngầm và chứa mặt
Bể chứa ngầm Hồ chứa mặt
Ưu điểm Hạn chế
Ở nhiều dưới lòng đất, không chiếm diện Chỉ có một số vị trí thuận lợi, đất bị mất
tích khá nhiều
Không hoặc ít bốc hơi Tổn thất do bốc hơi là đáng kể
Không sợ nguy cơ phá hủy Dễ bị các hư hỏng và phá hủy
Nhiệt độ nước không thay đổi Nhiệt độ nước dao động theo thời gian
Khá sạch Từ bẩn cho đến rất bẩn
Không bị nhiễm và các chất thải phóng xạ Dễ bị phóng xạ
Không cần hệ thống dẫn nước để sử dụng Cần kênh mương dẫn nước đi xa
hoặc nếu cần thì không quá lớn
Hạn chế Ưu điểm
Muốn có nước cần phải bơm Tự chảy
Chỉ trữ và dẫn đến sử dụng (1 mục đích) Có thể sử dụng đủ mục tiêu
Trong nước có nhiều khoáng chất Thông thường ít khoáng chất
Lưu lượng không quá lớn Lưu lượng lớn
Không có đầu nước cho thủy điện Khả năng thủy điện lớn
Khó và đắt cho việc thăm dò, đánh giá và Tương đối dễ trong việc thăm dò, đánh
quản lý giá và quản lý
Việc cấp nước trở lại phụ thuộc nhiều vào Khả năng khôi phục trực tiếp từ mưa
điều kiện bề mặt
Nước hồi quy cần phải xử lý khá đắt trước Không yêu cầu cao
khi trả lại các bể ngầm
Bảo dưỡng đắt và khó Thường bảo dưỡng dễ

V.3.2. Quá trình tự làm sạch của nước ngầm


a) Quá trình lọc

Một trong những cơ chế suy giảm nồng độ chất ô nhiễm trong nước ngầm được giải thích là
do tác dụng lọc của các lớp đất trong quá trình ô nhiễm thấm xuống. Tác dụng lọc này có thể
loại trừ được các chất lơ lửng, các chất dạng hạt, các kết tủa tạo ra bởi các phản ứng hóa học.

b) Cơ chế hấp thụ

Hấp thụ được xem là một cơ chế chủ yếu trong quá trình làm giảm chất ô nhiễm nước
ngầm. Các hạt sét, các oxyt và hydroxyt kim loại đóng vai trò chất hấp thụ. Hầu hết các

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 154


Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

chất gây ô nhiễm đều bị hấp thụ với các điều kiện thích hợp, ngoại trừ clorua nói chung
và nitrat, sulfat (với mức độ ít hơn).

c) Các quá trình hóa học

Hiện tượng kết tủa hóa học trong nước ngầm có thể xảy ra ở nơi các ion thành phần có
mặt với nồng độ đủ lớn, lúc này tích số ion của chúng lớn hơn tích số hòa tan của các hợp
chất tạo thành. Cơ chế kết tủa có thể loại trừ được các ion kim loại như Ca, Mg, Ba, Cd,
Cu, Fe, Pb, Hg, Mo, Ra, Zn... và các anion SO42-, HCO3-, CN-, F-... Trong vùng khô hạn,
nơi độ ẩm của các lớp đất gần trên bề mặt nhỏ thì kết tủa hóa học là một cơ chế chủ yếu
làm giảm nồng độ ô nhiễm.

d) Cơ chế loại trừ vi khuẩn, virus

Các loại vi khuẩn, virus trong nước có khuynh hướng di chuyển qua màng xốp (như đất)
chậm hơn so với nước, ngoài ra chúng còn phải cạnh tranh với các vi sinh vật đất, vì vậy
chúng sẽ bị loại một phần lớn khi đi qua chỉ 1m đất với điều kiện đất đó chứa những
lượng sét và bùn đủ lớn.

Hầu hết các vi sinh vật gây bệnh đều không thể phát triển trong môi trường đất được, vì
vậy cuối cùng chúng đều bị tiêu diệt. Thời gian tồn tại của chúng tùy thuộc vào các điều
kiện môi trường.

e) Cơ chế pha loãng

Các chất gây ô nhiễm nước ngầm khi chảy qua môi trường xốp sẽ bị pha loãng nồng độ
do sự phân tán thủy động diễn ra với mức độ vi mô lẫn vĩ mô. Cơ chế pha trộn này gây
nên hiện tượng lan dọc và lan rộng sang bên cạnh chất ô nhiễm có trong nước ngầm, vì
thế thể tích bị tác động tăng lên, nồng độ giảm theo khoảng cách lan truyền và sẽ làm
giảm mức độ ô nhiễm môi trường.

V.4. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC

Các nguồn nước, đặc biệt là các dòng sông đã được con người sử dụng vào nhiều mục
đích khác nhau như ăn uống, tắm giặt, nuôi trồng thủy sản, tưới cây, vận tải thủy, thủy
điện và giải trí. Vì vậy các nguồn nước phải được bảo vệ sao cho chúng có thể phục vụ
một cách tốt nhất cho con người. Điều này phải được mọi người, mọi ngành quan tâm vì
lợi ích trước mắt và lâu dài. Việc bảo vệ chất lượng nước cần được thể hiện rõ trong quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội, trong khai thác hàng ngày và việc xử lý những hậu quả có
thể xảy ra. Một số con sông từng là nguồn lợi lớn cho dân cư trong vùng nhưng do quá
trình phát triển thiếu quy hoạch hợp lý, khai thác một cách quá mức cho sản xuất và sinh
hoạt, dùng làm nơi xả mọi chất thải thậm chí không qua xử lý cần thiết. Trong những
trường hợp này công việc khôi phục lại trạng thái bình thường của sông hết sức tốn kém
và phức tạp.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 155


Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

V.4.1. Kiểm soát ô nhiễm bằng quy định xử lý nước thải

Các phương pháp duy trì điều kiện tốt của một dòng sông bao gồm sự kiểm soát linh
hoạt, trong đó các cá thể, các nhà máy tự nguyện quyết định xử lý chất thải của mình để
không gây ảnh hưởng xấu đến dân cư sống dọc bờ sông. Tuy nhiên phương pháp kiểm
soát ô nhiễm thông qua những quyết định chặt chẽ của các điều luật là hết sức cần thiết
để đưa việc bảo vệ chất lượng nước vào nề nếp và bảo đảm cho ý đồ đó đạt được kết quả.

Để đảm bảo nguồn nước khỏi sự ô nhiễm bẩn do nước thải sinh hoạt và nước thải công
nghiệp cũng như để tránh sự ô nhiễm tự nhiên, các cơ quan chức năng có trách nhiệm
theo dõi việc xả các loại nước thải vào nguồn, đặt ra tiêu chuẩn để kiểm tra. Tiêu chuẩn
chất lượng môi trường là giới hạn cho phép tối đa về liều lượng hoặc nồng độ của các tác
nhân gây ô nhiễm trong từng vùng cụ thể hoặc cho từng mục đích sử dụng cụ thể đối với
từng thành phần của môi trường. Hai tiêu chuẩn thường được sử dụng trong việc bảo vệ
nguồn nước là “tiêu chuẩn nước thải” và “tiêu chuẩn nguồn nước”.

a) Tiêu chuẩn nước thải

Tiêu chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm có trong dòng nước
thải ra. Theo tiêu chuẩn này bắt buộc các xí nghiệp phải xử lý nước thải đến mức các chất
ô nhiễm chủ yếu nằm dưới “giá trị tới hạn” cho phép mới được xả vào nguồn nước. Việc
kiểm soát ô nhiễm theo các tiêu chuẩn này sẽ có nhược điểm là không thể kiểm soát được
tổng thể tính chất ô nhiễm đi vào dòng sông hàng ngày. Chẳng hạn những nhà máy lớn
trên thực tế gây phần lớn ô nhiễm trong sông mặc dù vẫn bảo đảm mức độ xử lý dòng
nước thải của mình cũng như những nhà máy nhỏ.

b) Tiêu chuẩn nguồn nước

Hệ thống tiêu chuẩn này dựa trên việc thiết lập các tiêu chuẩn về chất lượng đối với một
dòng sông và sự điều chỉnh việc xả nước thải vào nó để duy trì chất lượng nước sông ở
mức đã xác định. Mục đích chủ yếu của các tiêu chuẩn dòng sông là bảo vệ mọi dòng
sông để việc sử dụng chúng được tốt nhất trên cơ sở bảo đảm công bằng cho các hộ dùng
nước ở thượng lưu và hạ lưu. Việc kiểm soát ô nhiễm sông theo các tiêu chuẩn này ngăn
ngừa được hiện tượng ô nhiễm quá mức, bất kể loại nhà máy hay các yếu tố khác như vị
trí của các nhà máy và các thành phố.

c) So sánh hai tiêu chuẩn quản lý nguồn nước

Quản lý các nguồn nước theo “tiêu chuẩn nước thải” dễ hơn theo “tiêu chuẩn nguồn
nước”. Tuy nhiên biện pháp này gây ra sự tranh cãi vì nó chỉ quản lý nồng độ các chất
gây ô nhiễm trong nước thải chứ không quản lý tổng lượng chất gây ô nhiễm do một nhà
máy thải. Một nhà máy lớn tuy thải ra nước thải có hàm lượng chất gây ô nhiễm giống
như một nhà máy nhỏ nhưng tổng thể tích của nó lớn hơn nhiều; do đó, tỉ lệ đóng góp của
nó trong việc gây ô nhiễm môi trường sẽ lớn hơn.

Tuy nhiên việc quản lý các nguồn nước theo “tiêu chuẩn nguồn nước” cũng có những
điểm bất tiện như sau:

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 156


Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

- Đối với nguồn nước có nhận nước thải: nếu nguồn nước này bao gồm nhiều đoạn có xếp
loại khác nhau thì nước thải khi thải vào các nguồn này phải xử lý đến mức độ nào? Ví
dụ nước thải 1 có cần xử lý đến mức đạt tiêu chuẩn để thải vào nguồn loại B hay không?

Nước thải 1

Loại C Loại B

Nước thải 2

- Sẽ có tranh cãi về tỉ lệ phần trăm của nguồn nước được bảo vệ cho các hoạt động về
công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt... trong tương lai.

- Thủ tục hành chánh phiền hà, các phản ứng của cộng đồng và của chủ các xí nghiệp
khi thay đổi tiêu chuẩn của nguồn nước (nâng lên hay hạ xuống).

- Cần phải tiến hành các điều tra phức tạp, tốn thời gian, tiền bạc suốt nguồn nước
trước khi phân loại.

V.4.2. Cải thiện điều kiện của dòng sông


a) Thông gió dòng sông

Để tăng khả năng phân hủy sinh học của các chất thải hữu cơ, người ta làm tăng nồng độ
oxy trong nước sông bằng các biện pháp nhân tạo như dùng các máy bơm hướng thẳng
đứng hoặc các biện pháp khuấy đảo khác.

b) Bổ sung nước cho sông trong thời kỳ lưu lượng thấp

Xây dựng các đập ngăn trên sông chính hay các sông nhánh để tích nước lại trong thời kỳ
lưu lượng lớn, sau đó xả ra sông trong thời kỳ lưu lượng thấp để giữ nồng độ các chất ô
nhiễm trong nước sông không vượt quá giới hạn cho phép.

c) Bảo vệ lớp phủ thực vật trên toàn lưu vực

Biện pháp này nhằm tránh hiện tượng xói mòn đất, tăng khả năng điều hòa lưu lượng do
đó làm giảm độ đục và hiện tượng bồi lắng trong sông, tránh được sự thay đổi quá lớn
nồng độ các chất trong nước sông. Sử dụng đất, bố trí cây trồng hợp lý trong nông
nghiệp, trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn là điều hết sức quan trọng trong việc bảo vệ chất
lượng nước.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 157


Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

V.4.3. Phương pháp đánh giá nhanh tải lượng chất ô nhiễm

Nhằm quan trắc, lập danh mục các nguồn và quản lý ô nhiễm cần phải xác định tải lượng
từng tác nhân gây ô nhiễm của từng nguồn.

L = C × Q (5.1)

trong đó L: tải lượng ô nhiễm (g/s)

C: nồng độ tác nhân gây ô nhiễm (g/m3)

Q: lưu lượng nước thải (m3/s)

Trong thực tế việc xác định tải lượng bằng phương pháp đo lưu lượng nước thải và nồng
độ ô nhiễm trong nước thải thường gặp khó khăn vì lưu lượng nước thải của các cơ sở
sản xuất, khu dân cư và nồng độ tác nhân ô nhiễm thường thay đổi theo thời gian trong
ngày; thiết bị thu mẫu và phân tích mẫu không đầy đủ; quá trình phân tích mẫu trong
phòng thí nghiệm gặp lỗi…

Để có thể thực hiện tương đối chính xác việc tính toán tải lượng nồng độ ô nhiễm trung
bình cho từng ngành công nghiệp mà không cần đến các thiết bị đo đạc phân tích, tổ chức y
tế thế giới WHO đã đề nghị sử dụng phương pháp đánh giá nhanh RA. Hiện nay phương
pháp này đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Lưu lượng và thành phần của nước thải đô thị và nước thải công nghiệp phụ thuộc vào nhiều
thông số. Đối với nước thải, tải lượng L của chất ô nhiễm j được thể hiện theo dạng toán học:

Lj = f (dạng nguồn thải, quy mô nguồn, quy trình công nghệ, đặc điểm
thiết kế, tuổi nguồn, trình độ công nghệ, dạng và chất lượng nguyên liệu,
lượng nguyên liệu, đặc điểm sản phẩm, loại hình, hiệu quả hệ thống xử lý,
điều kiện môi trường xung quanh...)

trong đó các thông số trên đều đóng vai trò trong việc tạo ra nước thải và các thành phần
ô nhiễm trong nước thải.

Để xác định được Lj trước hết cần xác định hệ số tải lượng thải ej (khối lượng chất ô
nhiễm/đơn vị sản phẩm) đối với chất ô nhiễm j qua phương trình:

(5.2)

Như vậy ej không phụ thuộc vào quy mô nguồn và hoạt động của nguồn (hoạt động sản
xuất). Giá trị ej chỉ là hàm số của các thông số sau:

ej = f"(dạng nguồn, quy trình công nghệ, đặc điểm thiết kế, tuổi nguồn,
trình độ công nghệ, dạng và chất lượng nguyên liệu, lượng nguyên liệu,
loại hình, hiệu quả hệ thống xử lý, điều kiện môi trường xung quanh...)

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 158


Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

Bằng cách thống kê tải lượng và thành phần nước thải của nhiều nhà máy trong từng
ngành công nghiệp trên khắp thế giới, các chuyên gia của WHO đã xây dựng bảng hướng
dẫn đánh giá nhanh, xác định ej để từ đó xác định tải lượng từng tác nhân ô nhiễm trong
các ngành công nghiệp. Dưới đây là bảng tải lượng ô nhiễm của một số ngành sản xuất
công nghiệp tiêu biểu theo thống kê của WHO.

Bảng 5.7. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải của một số ngành công nghiệp

Ngành công nghiệp Thể tích BOD5 TSS ΣN ΣP Tác nhân khác
nước thải (kg/đơn vị sản phẩm)
(m3/đ.vị)
Công nghiệp rượu bia
Sản xuất rượu vang (tấn nho) 2 1,6 0,3
Sản xuất bia (m3 bia)
Nhà máy mới 5,4 10,5 3,9
Nhà máy cũ 11,0 18,8 7,3
Công nghiệp dệt
Dệt vải bông (tấn bông)
Nhuộm 50 60 25
In hoa 14 54 12
Dệt vải sợi tổng hợp (tấn sợi) 42 30 35
Dầu: 57,8
Công nghiệp thuộc da (tấn da) 57 635 104 12 Sulfur: 3,35
Phenol: 0,11
Công nghiệp hóa chất (tấn sản phẩm)
Sản xuất etylen 3,2 1,8
Sản xuất propylen 4,4 2,4
Sản xuất amoniac 6,9 0,4 0,1 Dầu: 11
Công nghiệp phân bón
Phân ure (tấn sản phẩm) 0,24 10
Phân supper lân (tấn P2O5) 1,25 0,65 Flo: 17,5
Phân NPK (tấn sản phẩm) 0,4 0,4 Flo: 0,06
Công nghiệp lọc dầu (1000m3 dầu thô)
Lọc dầu topping 484 3,4 11,7 1,2 Dầu: 8,3
Phenol: 0,034
Sulfur: 0,054
Crome: 0,007
Lọc dầu cracking 605 72,9 18,2 28,3 Dầu: 31,2
Phenol: 4,0
Sulfur: 0,94
Crome: 0,2
Lọc hóa dầu Dầu: 52,9
Phenol: 7,7
Sulfur: 0,86
Crome: 0,234
Công nghiệp luyện kim
Luyện thép (tấn sản phẩm) 12,3 29,3 0,27 Phenol: 0,01
Flo: 0,023
CN: 0,039
Xi mạ (tấn sản phẩm) 9,4 Zn: 0,405
Fe: 0,007
Cr: 0,004

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 159


Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

Ví dụ: Tính lượng nước thải hàng ngày đưa vào môi trường của một nhà máy lọc dầu
theo công nghệ cracking có công suất 5.000.000m3 dầu thô một năm.

Công suất của nhà máy trong một ngày là:

= 13.698 m³/ngày

Lượng nước thải đưa vào môi trường:

× 605m3 = 8.287 m3/ngày

Tải lượng BOD đưa vào môi trường:

× 72,9kg = 998,6 kg/ngày

Tải lượng TSS đưa vào môi trường:

× 18,2kg = 249,3 kg/ngày

Tải lượng dầu mỡ đưa vào môi trường:

× 31,2kg = 427,4 kg/ngày

Tải lượng phenol đưa vào môi trường:

× 4,0kg = 54,8 kg/ngày

V.5. XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Trong phạm vi giáo trình này chỉ giới thiệu sơ lược một vài biện pháp xử lý nước thải.
Độc giả có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về các công nghệ xử lý nước thải, đề nghị tham
khảo các tài liệu chuyên ngành trong lĩnh vực xử lý nước thải.

V.5.1. Khái niệm

Nước thải các loại mang theo nhiều thành phần độc hại sẽ gây ô nhiễm nước ở các dòng
sông, ao hồ nếu xả chúng trực tiếp vào các thể nước đó mà không qua một biện pháp làm
sạch nào. Một trong những việc làm đầu tiên để bảo vệ chất lượng nước là loại bỏ các
thành phần gây ô nhiễm có trong nước thải trước khi xả ra sông, ao hồ. Công việc này
được gọi là xử lý nước thải.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 160


Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

V.5.2. Phân loại nước thải


a) Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt tạo ra từ các hoạt động thường ngày ở nơi cư trú của con người. Các
chất có trong nước thải sinh hoạt tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau từ các chất trôi nổi
hay lơ lửng đến những chất rắn rất nhỏ ở trạng thái keo hay dung dịch thực cùng nhiều vi
sinh vật gây bệnh.

b) Nước thải công nghiệp

Nước thải từ các ngành công nghiệp khác nhau và không giống nhau về thành phần và
tính chất có thể phân thành các nhóm:

- Những ngành công nghiệp có chất thải vô cơ hoặc một phần vô cơ và một phần hữu
cơ như công nghiệp gốm sứ, khai thác quặng, đúc mạ tẩy rửa kim loại bằng acid...

- Những ngành công nghiệp có chất thải chủ yếu là hữu cơ như chất thải hydrocarbon,
chất thải chứa fenol, chất thải chứa các chất hữu cơ khác và các chất thải sinh học như
ngành thuộc da, sản xuất bia rượu...

- Những lĩnh vực có chất thải phóng xạ như nhà máy điện nguyên tử, các bệnh viện và
viện nghiên cứu có sử dụng các đồng vị phóng xạ.

c) Nước thải từ vùng sản xuất nông nghiệp

Loại nước thải này có chứa các chất trừ sâu, diệt cỏ, các loại phân bón tự nhiên và nhân
tạo, các mảnh vụn thực vật.

V.5.3. Lựa chọn biện pháp xử lý

Việc lựa chọn biện pháp xử lý nước thải dựa trên cơ sở:

- Tính chất của các chất gây ô nhiễm.

- Điều kiện khí hậu.

- Điều kiện của dòng chảy ao hồ tiếp nhận nước thải sau xử lý.

- Yêu cầu về chất lượng nước thải sau xử lý.

- Điều kiện kinh tế kỹ thuật hiện có.

Việc loại trừ các chất ô nhiễm có trong nước thải được thực hiện do sự kết hợp của các
quá trình lý học, hóa học, và sinh học. Về hình thức có thể phân thành các phương pháp
xử lý theo phương pháp đơn giản và phức tạp (xử lý có hệ thống).

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 161


Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

V.5.4. Một số phương pháp xử lý đơn giản


a) Xử lý bằng ao hồ tự nhiên

Trong phương pháp này người ta cho nước cần xử lý chảy xuống một cái hố hoặc một
rãnh đào. Từ hố hay rãnh nước sẽ thấm vào đất trải qua quá trình làm sạch.

Phương pháp này dùng khi lưu lượng nước xử lý nhỏ và lớp đất phía dưới có độ rỗng lớn.
Đây là phương pháp xử lý đơn giản, ít tốn kém trong đầu tư nhưng cần thận trọng để
tránh gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Độ sâu từ hố xuống mực nước ngầm phải đủ đảm
bảo cho mọi thành phần độc hại được giữ lại trong đất, chỉ có nước đã làm sạch đi tới
tầng nước ngầm.

b) Bãi tưới

Trong điều kiện diện tích đất đai cho phép có thể xử lý nước ô nhiễm hay nước thải bằng
cách cho chảy tràn trên một vùng đất có độ dốc xác định. Trên vùng đất này (bãi tưới) có
một thảm thực vật thích hợp.

Lớp nước thải chảy tràn có chiều dày, vận tốc và chiều dài tới rãnh thu được tính toán sao
cho luôn giữ được điều kiện háo khí và có thời gian lưu trên bãi đủ cho quá trình xử lý
thực hiện thuận lợi và đạt tới mức cần thiết. Các cơ chế loại chất ô nhiễm trong trường
hợp xử lý này bao gồm tác dụng lọc ở phần nước thấm xuống đất, tác dụng phân hủy sinh
học xảy ra trên mặt bãi và trong lớp đất sát mặt, và do quá trình bốc hơi. Sản phẩm phân
hủy sẽ được rễ thực vật hấp thụ. Nước sau khi chảy qua bãi sẽ được tập trung vào rãnh
đào ở cuối bãi để dẫn đến kênh tiêu ra sông hoặc hồ.

Cũng như hố xử lý, khi dùng phương pháp này cần chú ý đến chiều sâu nước ngầm để
tránh làm ô nhiễm nước ngầm. Ngoài ra bãi tưới phải bố trí xa vùng dân cư để tránh gây
ô nhiễm không khí vùng dân cư. Đất đai vùng bãi tưới phải đạt độ tơi xốp nhất định.

c) Phương pháp pha loãng

Khi lưu lượng dòng chảy trong sông lớn, khả năng tự làm sạch của sông là đáng kể và
lưu lượng dòng nước thải không lớn thì có thể xả trực tiếp nước thải ra sông ở vị trí xa
vùng dân cư, với điều kiện nồng độ chất ô nhiễm trong sông sau khi xả không vượt phạm
vi cho phép. Trong trường hợp này nồng độ chất ô nhiễm được pha loãng, quá trình tự
làm sạch của nước diễn ra thuận lợi ít gây tổn hại cho hệ sinh thái nước.

Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý đặc biệt tới sự sút giảm nồng độ oxy hòa tan
trong sông kể từ điểm nhận nước thải. Nồng độ oxy hòa tan trong sông thường chỉ đạt tối
đa là 10 mg/L, trong khi đó nhu cầu oxy trong các phản ứng phân hủy sinh học các chất
hữu cơ lại lớn. Bởi vậy khi dùng phương pháp pha loãng đoạn sông phía hạ lưu kể từ vị
trí xả thường có nồng độ oxy thấp ảnh hưởng đến việc nuôi thủy sản.

d) Hệ thống ao xử lý

Theo phương pháp này các chất hữu cơ có trong nước thải bao gồm mọi kích thước
chuyển hóa thành các chất vô cơ trong các ao rộng và tương đối nông.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 162


Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

Quá trình chuyển hóa trong các ao xử lý này là kết quả của sự hoạt động trao đổi chất kết
hợp của tảo và vi khuẩn. Trường hợp các ao được thiết kế, xây dựng và vận hành sao cho
quá trình phân hủy chất hữu cơ diễn ra trong điều kiện háo khí thì các ao đó được gọi là
ao oxy hóa. Nếu điều kiện trong các ao là yếm khí hay vừa yếm khí vừa háo khí thì gọi là
ao chuyển đổi.

Các ao yếm khí được thiết kế để tiếp nhận lượng nạp chất hữu cơ lớn nên trong ao hoàn
toàn không còn oxy hòa tan. Các ao này được sử dụng tốt nhất để xử lý sơ bộ các loại
nước thải có cường độ mạnh và hàm lượng chất rắn cao. Các chất này lắng xuống đáy và
được phân hủy yếm khí, phần chất lỏng ở trên được dẫn vào ao chuyển đổi để tiếp tục
được xử lý. Việc vận hành của ao yếm khí có kết quả hay không phụ thuộc vào sự cân
bằng giữa các vi khuẩn tạo acid và các vi khuẩn tạo khí metan. Các chất rắn lắng đọng ở
đáy ao phân hủy theo hai giai đoạn do hai nhóm vi khuẩn yếm khí thực hiện. Trước hết
các hợp chất hữu cơ được oxy hóa thành các acid (chủ yếu là acid acetic), sau đó acid này
tiếp tục chuyển hóa thành metan.

Các ao điều hòa được sử dụng như là giai đoạn thứ hai của ao chuyển đổi. Chức năng chủ
yếu của loại ao này là tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh.

Các ao điều hòa được thiết kế sao cho háo khí hoàn toàn và có khả năng duy trì điều kiện
háo khí tới độ sâu 3m. Thông thường độ sâu của ao điều hòa chỉ vào khoảng 1,0 ÷ 1,5m.
Ao có độ sâu nhỏ, khả năng tiêu diệt các virus của ao sẽ lớn hơn so với các ao có độ sâu
lớn. Trong các ao điều hòa, vi khuẩn và virus bị tiêu diệt nhanh chóng vì không có môi
trường sống thuận lợi cho chúng. Kén và ấu trùng của các sinh vật ký sinh đường ruột sẽ
sa lắng xuống đáy ao và do thời gian lưu tồn dài, ở đó chúng sẽ bị tiêu diệt.

e) Phương pháp khống chế ô nhiễm nước

Có nhiều cách giảm lượng nước thải:

- Nghiên cứu và áp dụng các quy trình công nghệ không có nước thải.

- Hoàn thiện các quá trình hiện có.

- Nghiên cứu và áp dụng các thiết bị hiện đại.

- Áp dụng thiết bị làm nguội bằng không khí.

- Sử dụng lại nước thải sau xử lý trong hệ thống nước tuần hoàn và khép kín.

Con đường triển vọng nhất để giảm nhu cầu nước sạch là thiết lập các hệ thống nước tuần
hoàn và khép kín.

e1. Hệ thống cấp nước tuần hoàn

Trong sơ đồ cấp nước tuần hoàn cần thiết phải làm sạch nước thải, làm nguội nước tuần
hoàn và sử dụng lại nước thải.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 163


Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

Ứng dụng cấp nước tuần hoàn cho phép giảm 10 ÷ 50 lần nhu cầu nước tự nhiên. Ví dụ
để biến 1 tấn cao su trong quy trình sản xuất cũ (cấp nước trực tiếp) cần 2.100m3 nước,
còn khi cấp nước tuần hoàn chỉ cần 165m3.

Nước tuần hoàn chủ yếu được sử dụng trong các thiết bị truyền nhiệt để giải nhiệt. Phần
lớn nước bị mất đi do bay hơi và cuốn theo không khí. Ngoài ra nó có thể bị ô nhiễm do
các sự cố và do độ kín của thiết bị không tuyệt đối.

Thất thoát nước chia ra như sau: do bay hơi khoảng 2,5%; cuốn theo khí 0,3 ÷ 0,5%; thải ra
6 ÷ 10%; tổng các thất thoát khác 1%. Lượng nước thất thoát này cần được bổ sung liên tục
bằng nước sạch hoặc nước sau khi xử lý. Lượng nước thải ra 6 ÷ 10% cần thiết để giải
quyết lớp cặn bao phủ thiết bị, tính ăn mòn và sự phát triển vi sinh trong nước tuần hoàn.

Sản xuất

Xử lý

Sản xuất

Nước bổ sung

Làm nguội

Hình 5.2. Sơ đồ cấp nước tuần hoàn

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 164


Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

Bảng 5.8. Các yêu cầu chất lượng nước để bổ sung vào hệ thống cấp nước tuần hoàn
trong công nghiệp hóa học

Nước bổ sung
Nước tuần
Chỉ số
hoàn
Thải 8% Không thải

Độ cứng đương lượng (g/m3)

- Carbonat 2,5 2 0,9

- Cố định 5 4 1,9

Tổng hàm lượng muối 1200 900 445

Độ oxy hóa permanganat (g/m3) 8 ÷ 15 11,8 ÷ 12,8 3 ÷ 5,7

Nhu cầu oxy hóa học (g/m3) 70 55 26

Chlorua (g/m3) 300 237 112

Sulfat (g/m3) 350 ÷ 500 277 ÷ 395 119 ÷ 187

Tổng phospho và nito (g/m3) 3 2,4 1,1

Hạt lơ lửng (g/m3) 30 23,6 11,2

Dầu và chất tạo nhựa (g/m3) 03 0,25 0,1

e2. Hệ thống nước khép kín

Khuynh hướng cơ bản giảm lượng nước thải và khống chế ô nhiễm các nguồn nước là
xây dựng hệ thống cấp nước khép kín. Đây là một hệ thống mà trong đó nước được sử
dụng nhiều lần trong sản xuất, không xử lý hoặc được xử lý, không hình thành và không
thải nước ra nguồn tiếp nhận.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 165


Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước

Hệ thống nước khép kín của toàn bộ khu công nghiệp được hiểu là hệ thống bao gồm
việc sử dụng nước mặt, nước thải công nghiệp và sinh hoạt sau xử lý cho các xí nghiệp
công nghiệp để tưới đồng ruộng, hoa màu, tưới rừng; giữ mực nước ổn định trong các
nguồn nước, loại trừ sự tạo thành nước thải và không thải nước bẩn vào nguồn.

Nước sạch bổ sung cho hệ thống cấp nước khép kín cho phép trong trường hợp nếu nước
sau khi xử lý không đủ để bù đắp lượng thất thoát hoặc trường hợp nước thải sau khi xử
lý không thỏa mãn các yêu cầu công nghệ và vệ sinh. Nước sạch chỉ tiêu hao cho mục
đích uống và sinh hoạt.

Hệ thống nước khép kín phải đảm bảo việc sử dụng hợp lý nước trong tất cả các quá trình
công nghệ, thu hồi tối đa các chất trong nước thải, giảm bớt chi phí đầu tư và chi phí hoạt
động cũng như các điều kiện vệ sinh cho người lao động. Nước sau khi xử lý phải tương
ứng với chất lượng nước sử dụng cho công nghiệp.

Bảng 5.9. Các yêu cầu đối với chất lượng nước công nghiệp

Công Công Sản xuất Sản xuất hơi


Chỉ số nghiệp sợi nghiệp xenlulo trong lò cao
hóa học hóa chất (không tẩy) áp (5 ÷ 10M)
Tổng độ cứng đương lượng 0,035 0,012 5 0,035
(g/m3)
Diocide silic (g/m3) - 50 50 0,7
Đồng (g/m3) - - - 0,05
Mangan (g/m3) 0,03 - - -
Sắt (g/m3) 0,05 0,1 0,1 0,05
Oxi (g/m3) - - - 0,3
Nitrat và nitric (g/m3) - - - -
pH 7÷8 6,2 ÷ 8,3 6 ÷ 10 8 ÷ 10
Độ màu (độ) 5 20 - -
Độ oxy hóa (g/m3) 4 - - -

V.6. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Tham khảo và hiểu các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành về bảo vệ nguồn nước.

2. Thế nào là hiện tượng tự làm sạch trong sông? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá
trình tự làm sạch này?

3. Trình bày quá trình tự làm sạch của nước ngầm.

4. Tìm hiểu phương pháp đánh giá nhanh tải lượng chất ô nhiễm của WHO đề xuất.
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 166
Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước

CHƯƠNG VI: QUẢN LÝ TỔNG HỢP NGUỒN NƯỚC

VI.1. QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC 7


VI.1.1. Nhiệm vụ của quy hoạch và quản lý nguồn nước

Quy hoạch nguồn nước là sự hoạch định chiến lược sử dụng nước một cách hợp lý của
một quốc gia, trên một vùng lãnh thổ hoặc một lưu vực sông, bao gồm chiến lược đầu tư
phát triển nguồn nước và phương thức quản lý nguồn nước nhằm đáp ứng các yêu cầu về
nước và đảm bảo sự phát triển bền vững.

Quy hoạch và quản lý nguồn nước là một công việc phức tạp. Trong thời đại hiện nay,
việc khai thác nguồn nước không chỉ phải đảm bảo sự đầu tư có hiệu quả mà còn phải
đảm bảo sự phát triển bền vững. Nguồn nước trên hành tinh ngày càng cạn kiệt so với sự
gia tăng dân số và mức độ yêu cầu ngày càng cao của các đối tượng dùng nước cả về số
lượng và chất lượng. Chính vì vậy trong các quy hoạch khai thác nguồn nước thường tồn
tại các mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa các ngành dùng nước, mẫu thuẫn giữa khai thác và
bảo vệ môi trường, mâu thuẫn giữa sử dụng nước với sự đảm bảo phát triển bền vững.
Nếu trước đây, theo quan điểm truyền thống, khai thác nguồn nước phải đảm bảo tối ưu
về mặt đầu tư, thì ngày này vấn đề phân tích kinh tế chỉ là một trong các tiêu chuẩn đánh
giá dự án quy hoạch. Khi phải đảm bảo sự phát triển bền vững trong quá trình phát triển
nguồn nước thì vấn đề đặt ra không phải tìm phương án tối ưu mà cần phải tìm phương
án hợp lý nhất - phương án tối ưu kinh tế và thỏa mãn các yêu cầu phát triển bền vững.

Nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng nước là thành lập một cân bằng hợp lý với hệ thống
nguồn nước theo các tiêu chuẩn đã được quy định bởi các mục đích khai thác và quản lý
nguồn nước. Một quy hoạch hệ thống nguồn nước được gọi là hợp lý nếu thỏa mãn yêu cầu
khai thác nguồn nước được đánh giá bởi hệ thống chỉ tiêu đánh giá với các tiêu chí sau:

- Sử dụng nguồn nước hiệu quả nhất và hợp lý nhất.

- Hiệu quả đầu tư cao, các phương án quy hoạch tối ưu nhất.

- Đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững tài nguyên nước.

Lợi dụng tổng hợp là nguyên tắc cao nhất của việc hoạch định các phương án quy hoạch
khai thác tài nguyên nước. Nhưng khi đó có thể tồn tại mâu thuẫn giữa những ngành
dùng nước, hoặc là mâu thuẫn giữa khai thác và bảo vệ môi trường.

Tìm kiếm phương án tối ưu trong bài toán quy hoạch có thể được giải quyết nhờ áp dụng các
phương pháp tối ưu hóa. Hiện nay, các phương pháp tối ưu hóa trong lĩnh vực quy hoạch
nguồn nước đã được áp dụng tương đối phổ biến trên thế giới. Tuy vậy, không phải bài toán
quy hoạch nào cũng có thể áp dụng được phương pháp tối ưu hóa. Trong trường hợp như
vậy thì phương pháp mô phỏng sẽ hiệu quả hơn trong việc tìm nghiệm tối ưu. Thực ra,
phương pháp mô phỏng không giải quyết tìm nghiệm tối ưu mà tìm nghiệm hợp lý.

7
Tham khảo chi tiết: Hà Văn Khối (2005).

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 167


Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước

VI.1.2. Các bài toán cơ bản về quy hoạch và quản lý nguồn nước

Quy hoạch và quản lý nguồn nước gồm ba nhóm công việc: (1) quy hoạch hệ thống, (2)
phát triển nguồn nước và (3) quản lý nguồn nước.

a) Quy hoạch hệ thống

Quy hoạch hệ thống nguồn nước là sự thiết lập cấu trúc của hệ thống nguồn nước bao
gồm các công trình và các yêu cầu về nước. Mục tiêu của giai đoạn quy hoạch hệ thống
là xác định một cấu trúc hợp lý nhất của hệ thống nguồn nước, thỏa mãn các mục tiêu
khai thác và bảo vệ nguồn nước.

Khi tiến hành quy hoạch hệ thống, từ yêu cầu khai thác nguồn nước, người làm quy hoạch
phải xác định những loại công trình nào sẽ được xem xét xây dựng? Quy mô xây dựng ra
sao? Yêu cầu cấp nước nào cần được xem xét và khả năng đáp ứng đến đâu? Cấu trúc nào
của hệ thống được coi là khả thi và tối ưu nhất? Ngoài ra cũng cần xem xét đến các phương
án phi công trình (trồng rừng, thể chế chính sách…) nhằm bảo vệ và tái tạo nguồn nước.

Nhiệm vụ của quy hoạch hệ thống là xác định cấu trúc hợp lý về các giải pháp công trình và
phương thức sử dụng nước. Chẳng hạn trường hợp cần lập quy hoạch đối với một hệ thống
tưới tiêu kết hợp, khi đó về mặt công trình cần xem xét những công trình đầu mối nào sẽ
được xây dựng (cống lấy nước, thoát nước, trạm bơm), vị trí xây dựng và quy mô các loại
công trình đó, xác định cấu trúc của các trục kênh tưới tiêu, phân vùng các khu tưới tiêu…

b) Phát triển nguồn nước

Phát triển nguồn nước là bài toán hoạch định chiến lược đầu tư phát triển bao gồm cả vấn
đề đầu tư phát triển hệ thống công trình và vấn đề sử dụng nguồn nước một cách hợp lý
nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.

Lập quy hoạch phát triển nguồn nước bao gồm những nội dung như sau:

- Dự báo yêu cầu về nước trong tương lai.

- Đánh giá cân bằng nước trong tương lai bao gồm cân bằng tự nhiên và cân bằng với
quy hoạch hệ thống công trình đã xác định trong tương lai.

- Xây dựng quy hoạch về sử dụng nước và khai thác nguồn nước trong tương lai.

- Dự báo sự thay đổi về môi trường, sự suy thoái nguồn nước do các hoạt động dân sinh
kinh tế và tác động do các biện pháp khai thác nguồn nước gây nên.

- Hoạch định các biện pháp cần thiết trong quản lý nguồn nước, hệ thống chính sách và
thể chế nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.

- Lập chiến lược tối ưu trong đầu tư phát triển nguồn nước.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 168


Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước

c) Quản lý nguồn nước

Quản lý nguồn nước là sự xác định phương thức quản lý nguồn tài nguyên nước trên một
khu vực, một vùng lãnh thổ hoặc một hệ thống sông một cách hiệu quả và đảm bảo yêu cầu
về sự phát triển bền vững cho vùng hoặc lưu vực sông; nhằm kiểm soát các hoạt động khai
thác nguồn nước và những hoạt động dân sinh kinh tế có tác động tích cực và tiêu cực đến
cân bằng sinh thái và suy thoái nguồn nước trên một vùng lãnh thổ hoặc lưu vực sông.

Để quản lý nguồn nước một cách có hiệu quả cần giải quyết các vấn đề chính như sau:

- Hoạch định hệ thống các chính sách, thể chế nhằm quản lý tốt nhất tài nguyên nước
trên một lãnh thổ hoặc trên một lưu vực sông. Hệ thống chính sách bao gồm luật nước
và các văn bản dưới luật do nhà nước ban hành, hệ thống các chính sách nhằm khuyến
khích cộng đồng tham gia vào quá trình bảo vệ nguồn nước. Các thể chế được xây
dựng tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của vùng có nguồn nước cần bảo vệ. Đối với các
sông lớn chảy qua lãnh thổ của nhiều quốc gia cần thiết lập các tổ chức liên quốc gia
để phối hợp hành động.

- Thiết lập hệ thống kỹ thuật trợ giúp công tác quản lý nguồn nước bao gồm hệ thống
quan trắc, hệ thống xử lý thông tin, các mô hình toán và các phần mềm quản lý dữ
liệu, các mô hình và phần mềm quản lý nguồn nước. Đây được coi là công cụ quan
trọng để kiểm soát những ảnh hưởng có lợi và có hại đến nguồn nước và sinh thái do
các hoạt động dân sinh kinh tế gây ra, từ đó có cơ sở hoạch định các phương thức khai
thác hợp lý tài nguyên nước và các biện pháp cần thiết để bảo vệ và nâng cao chất
lượng của nguồn nước.

VI.1.3. Chương trình quốc gia các dạng quy hoạch nguồn nước
a) Chương trình quốc gia về phát triển nguồn nước

Chương trình quốc gia về phát triển nguồn nước thiết lập hệ thống chính sách và chương trình
về nước trên toàn quốc nhằm khai thác hiệu quả và hợp lý tài nguyên nước của một quốc gia.

Hệ thống chính sách và các chương trình quốc gia về nước bao gồm các quyền cam kết
về nước, kiểm tra chất lượng nước, bảo vệ phân phối nước và tổng hợp thông tin từ các
quy hoạch lưu vực sông. Chương trình quốc gia về phát triển nguồn nước cũng nêu các
điều kiện hiện tại, những hoạt động cần làm và những biện pháp dự kiến để hướng dẫn
các hoạt động có ảnh hưởng đến phạm vi toàn quốc trong tương lai.

Quan trọng hơn, chương trình quốc gia về phát triển nguồn nước phải đảm bảo được
những hoạt động cấp chính phủ nhằm thống nhất các kế hoạch và chương trình liên quan
đến nước của tất cả các cơ quan chính phủ, kể cả phát triển đô thị, công nghiệp, tưới tiêu,
thủy điện, khai khoáng và sự phát triển của các nhóm ngành tư nhân.

Cơ sở của việc lập chương trình quốc gia về phát triển nguồn nước là các mục tiêu quốc
gia có liên quan đến sử dụng khai thác nguồn nước bao gồm:

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 169


Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước

- Xóa đói giảm nghèo

- Tăng trưởng kinh tế

- Phát triển khu vực

- Duy trì môi trường lành mạnh

- An ninh quốc gia...

Với các mục tiêu kế hoạch chung của quốc gia, các mục tiêu về nguồn nước cấp quốc gia
thường bao gồm các vấn đề sau:

- Tối ưu hóa những lợi ích đa mục tiêu từ tài nguyên nước, đất đai và các tài nguyên
thiên nhiên khác

- Tối ưu hóa sản xuất điện năng trong khuôn khổ những hạn chế khác

- Phòng chống lũ lụt

- Cung cấp đủ nước cho dân sinh và công nghiệp

- Duy trì chất lượng nước theo các tiêu chuẩn chất lượng đã xác lập

- Duy trì môi trường bền vững theo những hướng dẫn đã đặt ra

- Phát triển giao thông thủy và duy trì phát triển thủy sản

- Đảm bảo khả năng bền vững tài chính của các dự án và chương trình.

b) Quy hoạch lưu vực về nguồn nước

Quy hoạch nguồn nước cấp lưu vực vạch ra chính sách và chương trình về nước trên một
lưu vực sông nhằm khai thác hiệu quả và hợp lý tài nguyên nước trên lưu vực.

Mục đích của quy hoạch lưu vực là đưa ra hướng dẫn để đảm bảo sử dụng có hiệu quả
nguồn nước trên lưu vực nhằm đáp ứng tốt nhất các mục tiêu và mục đích quốc gia và
vùng lãnh thổ. Quy hoạch lưu vực vì thế phải bao gồm một tài liệu xác định, lựa chọn và
kế hoạch thực hiện các dự án, quy chế và cam kết về nước. Quy hoạch này tổng hợp tất
cả các dữ liệu thích hợp hiện có lập thành văn bản mô tả tất cả các dự án đang tồn tại, các
quy định và cam kết về nước, đưa ra các phương án quản lý các nguồn nước phù hợp với
các mục tiêu và mục đích đã đề ra. Các điều kiện sử dụng nước và các phương án được
lập theo những mốc thời gian cụ thể - hiện tại, 10 năm, 25 năm và 50 năm. Do những dữ
liệu thu thập được ngày càng tăng cùng với sự thay đổi về mục tiêu nên quy hoạch lưu
vực phải được thay đổi và cập nhật thường kỳ. Quy hoạch lưu vực sẽ là văn bản chính
thức hướng dẫn mọi hoạt động quy hoạch của chính phủ và khu vực tư nhân của tất cả
các ngành có thể sử dụng hay tác động đến các nguồn nước của lưu vực.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 170


Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước

Phạm vi của quy hoạch lưu vực sẽ đề cập đến mọi nguồn nước trong lưu vực và sử dụng
các nguồn nước này trong cũng như ngoài phạm vi lưu vực. Khi lập các quy hoạch lưu
vực cũng cần xem xét đến mối quan hệ với các lưu vực khác.

Các mục tiêu và mục đích mà phát triển nguồn nước lưu vực thường hướng tới bao gồm:

- Quản lý các nguồn nước theo cách nhằm đảm bảo tối đa hóa các lợi ích kinh tế xã hội
và môi trường trong sạch đã được nêu trong các mục tiêu quốc gia.

- Hoàn thành hoặc tiến hành các dự án và chương trình phù hợp với luật pháp và quy định
quốc gia cũng như các lịch trình đặt ra nhằm đáp ứng các nhu cầu phụ thuộc vào nước.

Hệ thống chính sách ảnh hưởng đến quy hoạch nước lưu vực sông có thể bao gồm:

- Các quy định pháp luật về nước, thiết kế công trình và quản lý nguồn nước

- Quy định về thứ tự ưu tiên đối với các đối tượng dùng nước

- Các chính sách đảm bảo bền vững về môi trường

- Quy định các loại phí hay ưu đãi có liên quan đến các dịch vụ về nước như cấp nước, tưới,
tiêu, phòng lũ... ở mức đủ để đáp ứng mọi chi phí hoạt động quản lý khai thác nguồn nước

- Các quy định liên quan đến lựa chọn và vận hành các công trình phù hợp với các thỏa
thuận và cam kết pháp lý của lưu vực, quốc gia và quốc tế

- Quy định đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng sử dụng nước...

Quy hoạch lưu vực và chương trình về nước cấp quốc gia bổ sung cho nhau, có sự phụ
thuộc hai chiều lẫn nhau. Những chi tiết về tài nguyên nước và tiềm năng phát triển của
quy hoạch lưu vực sẽ cung cấp cho chương trình về nước cấp quốc gia để hoạch định
công việc của mình. Trong khi đó, các quyết định điều chỉnh về chính sách, kinh tế và
công trình xuất phát từ chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nước phải được phản ánh
trong quy hoạch lưu vực.

c) Quy hoạch chuyên ngành hoặc các quy hoạch cấp tiểu vùng

Quy hoạch nguồn nước cấp tiểu vùng là các quy hoạch chi tiết cụ thể cho một vùng thuộc
một lưu vực sông hoặc một phần lãnh thổ nằm trong quy hoạch liên lưu vực. Quy hoạch
chuyên ngành là quy hoạch chi tiết cho một đối tượng khai thác nguồn nước nào đó: quy
hoạch phòng lũ, quy hoạch khai thác thủy năng, quy hoạch cấp nước cho nông nghiệp...
Trong thực tế một quy hoạch thường được lập theo nguyên tắc lợi dụng tổng hợp và được
gọi là quy hoạch đa mục tiêu.

Hai loại quy hoạch này thường được tiến hành riêng rẽ và chính nó sẽ là cơ sở cho việc
lập quy hoạch lưu vực và xây dựng các chương trình phát triển nguồn nước cấp quốc gia.
Mặt khác, khi các quy hoạch lưu vực và chương trình phát triển nguồn nước cấp quốc gia
đã được xác lập thì những quy hoạch vùng và quy hoạch chuyên ngành phải được thực
hiện trong khuôn khổ của quy hoạch lưu vực và quy hoạch quốc gia.
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 171
Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước

VI.2. QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC


VI.2.1. Khái niệm

Quản lý tổng hợp tài nguyên nước (IWRM) bắt đầu từ chính việc quản lý tài nguyên
nước, trong đó sử dụng các biện pháp công trình và phi công trình để kiểm soát hệ thống
tài nguyên nước tự nhiên và nhân tạo nhằm mục tiêu khai thác tối ưu nguồn tài nguyên
nước đó. Các công cụ kiểm soát nguồn nước và các yếu tố môi trường cùng phối hợp
trong hệ thống tài nguyên nước để thực hiện các mục tiêu quản lý nguồn nước.

- Nhóm các công trình được con người tạo ra nhằm kiểm soát dòng chảy và chất lượng
nguồn nước bao gồm hệ thống vận chuyển nước (kênh đào, đường ống), các công
trình điều phối nước, đập ngăn và trữ nước, nhà máy xử lý, trạm bơm, các nhà máy
thủy điện, giếng và các thiết bị liên quan.

- Các yếu tố về nguồn tài nguyên nước tự nhiên bao gồm khí quyển, lưu vực sông, kênh
mương, khu đất ngập nước, cánh đồng lũ, tầng ngậm nước, ao hồ, vùng ven biển, biển
và đại dương.

Tổ chức hợp tác về nguồn nước toàn cầu (GWP, 2000) định nghĩa về quản lý tổng hợp tài
nguyên nước như sau:

“Quản lý tổng hợp tài nguyên nước là một quá trình xúc tiến việc phối hợp
quản lý và phát triển các nguồn nước, đất đai và các nguồn lực liên quan
nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã hội một cách cân bằng mà
không phương hại đến tính bền vững của các hệ thống sinh thái trọng yếu”

Cơ sở khái niệm về IWRM dựa trên sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nhiều mục đích sử dụng
nguồn nước mà nguồn nước này lại có giới hạn. Có rất nhiều ví dụ chứng minh cho một
thực tế là việc sử dụng không có kế hoạch nguồn nước khan hiếm đang gây lãng phí và
làm mất tính bền vững của việc phát triển nguồn nước đó. Chẳng hạn nhu cầu về tưới tiêu
cao và các lượng thoát nước ô nhiễm từ khu vực nông nghiệp cao đồng nghĩa là lượng
nước sạch cho sinh hoạt và cho các ngành công nghiệp bị giảm đi; nước thải ô nhiễm từ
các thành phố và khu vực công nghiệp làm nhiễm bẩn các dòng sông và đe dọa các hệ
sinh thái; hoặc nếu lượng nước giữ lại trên sông để nuôi trồng thủy sản và các hệ sinh
thái thì nước để tưới tiêu cho mùa màng sẽ ít đi. Ngay cả ở vùng ĐBSCL hiện nay, tình
trạng tranh chấp nguồn nước sản xuất giữa các nhóm nông hộ canh tác lúa gạo (cần nước
ngọt nằm trong khu đê bao) và các nhóm nông hộ nuôi trồng thủy sản (cần nước mặn
nằm ngoài khu đê bao) cũng là một ví dụ khác cho thấy rất cần một nguyên tắc quản lý
tài nguyên nước chung nhất nhằm đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu khai thác và sử dụng
nguồn nước hợp lý.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 172


Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước

Hình 6.1. Ý kiến của các nhóm người, yếu tố môi trường con người và các khía cạnh của
hệ thống nước tự nhiên trong IWRM

[Nguồn: Neil S. Grigg (2007)]

Như vậy trong nguyên tắc IWRM này, tất cả các khía cạnh xã hội, kinh tế, môi trường và kỹ
thuật đều liên quan đến quản lý tài nguyên nước. Nó bao gồm việc liên kết quản lý các thành
phần trong thế giới tự nhiên có ảnh hưởng quan trọng đến nguồn nước cả về chất lượng và số
lượng. Ngay cả mối tương tác giữa nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm cũng chỉ là một
phần của mối liên kết kể trên. Theo GWP (2000) những mối liên kết khác bao gồm:

- Đất và nước: chúng ta có thể thấy việc sử dụng đất và canh tác nông nghiệp đều gây
ảnh hưởng đến tài nguyên nước.

- Số lượng và chất lượng nước: đảm bảo cho nguồn nước phù hợp cho những mục đích
sử dụng khác nhau có thể được duy trì và khai thác tiếp tục.

- Quyền lợi trên thượng nguồn và ở hạ nguồn: nếu cư dân sống trên thượng nguồn khai
thác và sử dụng nhiều nước sẽ ảnh hưởng đến người dân sống ở hạ nguồn. Điều này
có thể được giải quyết với công tác quản lý phù hộ, ghi nhận đầy đủ nhu cầu sử dụng
nước ở cả vùng thượng nguồn và hạ nguồn của các lưu vực sông.

- Nước trong sông hoặc tầng ngậm nước (blue water) và nước trên bề mặt đất (green water):
hiện nay công tác quản lý có xu hướng tập trung nhiều hơn vào lượng nước trong các sông

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 173


Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước

ngòi hoặc trong tầng ngậm nước; vẫn còn một lượng nước khác cần được quan tâm là nước
cho thực vật phát triển như mưa, hơi ẩm và nước từ quá trình bốc thoát hơi.

- Nước và nước thải: ngày càng có nhiều nguồn nước được xem là ô nhiễm như nước
thải sau sử dụng, nước mặn, nước mưa chảy tràn… đã ảnh hưởng đến thói quen sử
dụng nước của con người.

Hình 6.2. Phương thức tiếp cận của IWRM

[Nguồn: UN WVLC (2006)]

Bên cạnh đó vẫn còn nhiều tiêu chuẩn khác của IWRM liên quan đến khía cạnh xã hội. Điều
này là tất yếu vì chính con người và những hành động của họ quyết định nguồn nước có
được sử dụng hợp lý hay không. Theo GWP (2000) việc này có thể đạt được thông qua:

- Luôn có sự kết hợp giữa công tác quản lý nguồn nước và những người ra chính sách ở
tất cả các cấp độ - toàn cầu, quốc gia, địa phương, cộng đồng.

- Bảo đảm tất cả các nhóm lợi ích được tham gia vào tiến trình ra quyết định. Khi đó tất
cả các tranh chấp quyền lợi sẽ được đưa ra thảo luận nhằm đạt được giải pháp tối ưu.
Việc này đòi hỏi sự nỗ lực hoàn thiện kiến thức và kỹ năng của các nhóm lợi ích để
tham gia tốt nhất vào tiến trình ra quyết định.

- Đề ra kế hoạch khai thác trên lưu vực, các thể chế chính sách đánh giá và dự kiến
những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với nguồn tài nguyên nước. Cần phải chú ý rằng
những quyết định trong nhiều lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp, giao thông, năng
lượng, người nhập cư… đều có những ảnh hưởng đến nguồn nước.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 174


Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước

- Chuẩn bị đầy đủ những thông tin có liên quan đến hiện trạng của lưu vực như các điều
kiện lý sinh, kinh tế, xã hội, sinh thái… nhằm hỗ trợ tốt nhất cho công tác ra quyết định.

- Tác động đến người sử dụng nước để họ hiểu được việc tiêu thụ nước cần dựa trên giá
trị thật sự của nguồn nước, đồng thời định ra nhu cầu khai thác dài hạn nguồn nước.

Khái niệm của IWRM dựa trên các nguyên tắc Dublin, được đề ra tại Hội nghị về Nước
và Môi trường thế giới tổ chức năm 1992. Những nguyên tắc này được xem là nền tảng
của Chương trình nghị sự Liên hiệp quốc về bảo vệ các nguồn tài nguyên nước ngọt. Các
nguyên tắc Dublin gồm 4 nguyên tắc về quản lý nước:

- Nguyên tắc 1: Nước ngọt là tài nguyên có hạn và dễ suy thoái, cần thiết để duy trì sự
sống, phát triển môi trường.

- Nguyên tắc 2: Phát triển và quản lý cần dựa trên nguyên tắc cùng tham gia của người
dùng nước, người lập kế hoạch và hoạch định chính sách ở mọi cấp.

- Nguyên tắc 3: Phụ nữ có vai trò trung tâm trong việc dự trữ, quản lý và bảo vệ nguồn nước.

- Nguyên tắc 4: Nước có giá trị kinh tế trong mọi sử dụng cạnh tranh và cần được thừa
nhận là một hàng hóa kinh tế.

VI.2.2. Tiến trình thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước
a) Xác định các thành phần

Các nguyên tắc chung của IWRM có thể hình dung gồm ba thành phần chồng lấp và phụ
thuộc lẫn nhau gồm (1) chu trình thủy văn, (2) thủy vực và đất canh tác và (3) kinh tế, các
mối quan hệ xã hội và các thể chế; bên cạnh đó là (4) các ảnh hưởng ngoại vi.

Trong các thành phần thể hiện trong hình 6.3, thành phần (1) chu trình thủy văn gồm các
yếu tố như mưa, mặt cản, bốc hơi, thoát hơi, thấm, rò rỉ, dòng chảy mặt và dòng chảy
ngầm, lượng trữ nước mặt và nước ngầm. Thành phần (2) thủy vực và đất canh tác gồm
các yếu tố về địa lý - địa mạo, địa chất, thảm thực vật, đất đai, khí hậu; yếu tố sử dụng đất
- trang trại, rừng, khu giải trí, công nghiệp và đô thị. Thành phần (3) kinh tế, các mối
quan hệ xã hội và các thể chế gồm chính quyền, giáo dục, khu vực tư nhân, khu vực
công, luật pháp, quy định, văn bản thi hành, tổ chức phi chính phủ NGO; các luật định,
quyền lợi và giấy phép liên quan đến lĩnh vực nước; các hoạt động công nghiệp, thương
nghiệp và giải trí; xử lý nước và nước thải. Nhóm ảnh hưởng ngoại vi (4) có thể là sự
thay đổi khí hậu toàn cầu, sự trao đổi nước giữa các thủy vực, sự di dân và các hoạt động
của con người, ô nhiễm bầu khí quyển.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 175


Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước

(4) Các ảnh hưởng


ngoại vi

c
b
IWRM

Hình 6.3. Các nguyên tắc chung của IWRM

[Nguồn: UN WVLC (2006)]

Từ hình minh họa ta thấy vùng giao nhau (a) giữa (1) và (2) thể hiện nhu cầu cấp nước
sử dụng; vùng giao nhau (b) giữa (2) và (3) quan tâm đến các đập nước, ô nhiễm, kiểm
soát lũ, xây dựng công trình ở vùng nông thôn và đô thị, khai thác nguồn nước và chất
lượng nguồn nước; vùng giao nhau (c) giữa (1) và (3) thể hiện nhu cầu cấp nước sử dụng,
các luật định, vấn đề ô nhiễm, bảo tồn và chất lượng.

b) Tiến trình thực hiện

Tiến trình chung liên quan đến IWRM bắt đầu từ việc thu thập các số liệu, phân tích dữ
kiện thu thập được, mô tả hệ thống, đề xuất biện pháp quản lý thống nhất, công bố thông
tin, giáo dục, giám sát và đánh giá (xem hình 6.4).

Việc thu thập dữ liệu cho các thành phần trong IWRM bao gồm:

(1) Số liệu của chu trình thủy văn

- Thông số thủy văn:

o Mưa, mặt cản

o Bốc hơi, thoát hơi

o Thấm, rò rỉ

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 176


Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước

o Dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm

o Lượng trữ nước mặt và nước ngầm

o Nhu cầu nước và lượng cấp nước

- Chất lượng nước

- Các biện pháp duy trì nguồn nước

(2) Số liệu của thủy vực và đất canh tác

- Dữ kiện địa chất (bản đồ, số liệu…)

- Số liệu địa hình (mô hình độ cao số DEM)

- Số liệu địa lý

- Thảm thực vật

- Đất đai và số liệu sử dụng đất

- Số liệu khí hậu

- Trang trại

- Giải trí

- Rừng

- Công nghiệp và đô thị

- Lớp phủ bề mặt đất

- Các công trình kiểm soát lũ

- Các công trình nông thôn

- Các công trình đô thị và công nghiệp

- Khai thác nguồn nước

- Xử lý chất thải

(3) Số liệu của kinh tế, các mối quan hệ xã hội và các thể chế

- Trách nhiệm của các cơ quan chính phủ

- Hoạt động của các NGO

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 177


Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước

- Hoạt động của các nhóm cộng đồng

- Hoạt động của các nhóm cơ quan khác

- Thể chế luật định

- Văn bản thi hành

- Các tiến trình giám sát

- Ban hành luật (luật về nước…)

- Thuế và/hoặc các chi phí về nước

- Cơ cấu chính quyền hiện tại

(4) Số liệu về nhóm ảnh hưởng ngoại vi

- Trao đổi nước giữa các thủy vực hoặc ranh giới lưu vực sông

- Xuất khẩu nước

- Các ảnh hưởng của việc thay đổi khí hậu toàn cầu (hiện tại và dự kiến trong tương lai)

- Ảnh hưởng của ô nhiễm bầu khí quyển (hiện tại và dự kiến trong tương lai)

- Sự di dân (hiện tại và dự kiến trong tương lai)

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 178


Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước

Số liệu thu Số liệu thu Số liệu thu Số liệu thu


thập (1) chu thập (2) thủy thập (3) kinh thập (4)
trình thủy vực và đất tế, các mối nhóm ảnh
văn canh tác quan hệ xã hưởng ngoại
hội và các vi
thể chế

Tiến trình phân tích số liệu


Ví dụ các mô hình trữ lượng nước, dự báo và các mô hình tài chính, các mô hình kinh tế, các
mô tả hệ sinh thái, độc chất học, độc chất sinh thái học...

Mô tả hệ thống
Xem xét và mô hình hóa trữ lượng nước, lượng nước sử dụng, nhu cầu và lượng cấp
nước; cơ cấu chính quyền, khung pháp ly, chi phí và thuế
Thông tin và nguồn số liệu - số liệu thô, tổng hợp số liệu, kết quả từ mô hình
Vận hành, quản lý và ngân sách hỗ trợ (trách nhiệm và ngân quỹ)

Đề xuất biện pháp quản lý: tư vấn và


giải quyết các xung đột

Kiểm tra và báo


cáo định kỳ
Các tiến trình: công bố thông tin, giáo
dục, mức độ bền vững, giám sát, báo cáo

Đánh giá sau dự án

Hình 6.4. Tiến trình thực hiện IWRM

[Nguồn: UN WVLC (2006)]

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 179


Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước

VI.2.3. Nghiên cứu quản lý tổng hợp tài nguyên nước

Nghiên cứu IWRM là một phương pháp chính sách đa ngành. Phương pháp này được
phát triển nhằm thay thế phương pháp đơn ngành truyền thống trước đây về nguồn nước
và quản lý nguồn nước mà hệ lụy của nó là các dịch vụ nghèo nàn và việc sử dụng tài
nguyên nước không bền vững. IWRM dựa trên nhận thức rằng tài nguyên nước là một
thành tố không thể thiếu được cho hệ sinh thái, là tài nguyên thiên nhiên và là hàng hóa
mang giá trị kinh tế cũng như xã hội.

Thiết lập hoạt động IWRM là một thách thức lớn cho các chính phủ và các thể chế bởi vì
thông thường điều này chỉ có thể trở thành hiện thực qua một quá trình lâu dài thực hiện
nhiều yếu tố từ việc cơ cấu lại luật pháp và thể chế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thu hút các
đơn vị tham gia vào quá trình ra quyết định đến việc nâng cao năng lực và thiết lập các hệ
thống thông tin và giám sát hiệu quả.

Một trong những nguyên tắc chính của việc áp dụng IWRM trên thực tế đó là nguồn
nước phải được quản lý theo những phân khu tự nhiên, ví dụ theo lưu vực sông chứ
không phải theo phân khu hành chính. Việc áp dụng nguyên tắc này không phải dễ dàng
ở nhiều quốc gia khi mà các chính quyền địa phương tự cho là được toàn quyền quản lý
lưu vực sông trong phạm vi của mình. Ở Việt Nam, các lưu vực sông đang có nhiều tồn
tại và bức xúc không chỉ trong quy hoạch và cả trong quản lý nguồn nước cần phải tháo
gỡ, hậu quả của cách quản lý riêng rẽ theo địa giới hành chính từ nhiều năm qua để lại
đến ngày nay. Hiện tại nhà nước đã phân cấp cho hệ thống quản lý nước theo địa giới
hành chính chịu trách nhiệm quản lý nước tại các tỉnh và địa phương, nhưng bao quát và
giải quyết các vấn đề về quản lý nguồn nước trên toàn bộ lưu vực sông cả số lượng và
chất lượng thì gần như chưa có ai chịu trách nhiệm (ví dụ như các vấn đề phân chia hợp
lý nguồn nước giữa các ngành dùng nước, giữa các khu vực, thượng lưu và hạ lưu, duy trì
dòng chảy trên dòng chính và yêu cầu nước cho hệ sinh thái...). Điều này sẽ gây trở ngại
rất nhiều cho việc thực hiện các nguyên tắc về quản lý tổng hợp tài nguyên nước và phát
triển bền vững tài nguyên nước trên lưu vực và chỉ có thể giải quyết được khi trao chức
năng này cho tổ chức lưu vực sông. (Nguyễn Văn Thắng)

Nâng cao công tác quản lý nguồn nước theo các nguyên tắc IWRM là một chiến lược
thiết yếu đối với Việt Nam nhằm cho phép phát triển kinh tế được tiến xa hơn trên cơ sở
bền vững. Trong thời gian gần đây, chính phủ Việt Nam đã tiến hành một số bước hướng
đến hoạt động IWRM. Cụ thể là Chính phủ đã chấp nhận và thực hiện Chiến lược Quốc
gia về Tài nguyên Nước đến năm 2020 trong đó công nhận rõ ràng các nguyên tắc
của IWRM. Chính phủ cũng đã thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) và
trao trọng trách cho Bộ này với tư cách là cơ quan đứng đầu trong việc quản lý tài
nguyên nước. Các tổ chức lưu vực sông cũng đã được thành lập tại các lưu vực sông
chính như lưu vực sông Hồng, sông Đồng Nai và sông Mê-Kông.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 180


Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước

VI.3. MỘT SỐ CÔNG CỤ HỖ TRỢ CHO IWRM


VI.3.1. Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng 8
a) Định nghĩa

Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng là một khái niệm rộng và đa nghĩa
theo tính ứng dụng của nó trong thực tiễn, đề cập sự tham gia của các cộng đồng có lợi
ích liên quan trong quản lý tài nguyên đất và nước, rừng và động vật hoang dã và nguồn
lợi thủy sản. Khái niệm về sự tham gia của cộng đồng trong sử dụng nước lần đầu tiên
được giới thiệu chính thức tại Hội nghị Thế giới về Nước 1977 (Argentina) cho chương
trình quốc tế Thập kỷ về cung cấp nước sạch và vệ sinh trong những năm 1980. Sau đó, ý
tưởng về quản lý nước bởi cộng đồng và phi tập trung hóa trong cấp nước tiếp tục được
thử nghiệm, củng cố và lan rộng trong thập kỷ 1990, đặc biệt là ở các nước đang phát
triển sau các sự kiện Hội nghị tư vấn toàn cầu về nước sạch tổ chức ở New Delhi (1990)
và Tuyên bố Dublin về nước và phát triển bền vững (1992) và Hội nghị thượng đỉnh về
Trái đất ở Rio de Janiero (1992). Gần đây, một trong sáu tuyên bố chính thức của Hội
nghị quốc tế về nước ngọt ở CHLB Đức (2001) đã xác nhận tầm quan trọng của quản lý
dựa vào cộng đồng rằng: “Phi tập trung hóa là cốt lõi. Địa phương là nơi để chính sách
quốc gia đáp ứng nhu cầu của cộng đồng”.

Nguyên tắc cốt lõi của quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng, dù tồn tại dưới hình
thức nào, vẫn là sự tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch, vận hành, duy trì các
hệ thống cấp nước mà cộng đồng được hưởng lợi. Theo Madeleen (1998), quản lý tài
nguyên nước dựa vào cộng đồng có ba khía cạnh chính gồm:

- Trách nhiệm: cộng đồng tham gia làm chủ (có quyền sở hữu) và có nghĩa vụ tham dự
vào hệ thống cấp nước để đảm bảo việc vận hành và duy trì thành công.

- Quyền lực: với tư cách vừa là người sử dụng vừa là người quản lý tài nguyên nước,
cộng đồng có quyền hợp pháp để ra những quyết định liên quan đến kiểm soát, vận
hành và duy trì tài nguyên nước và hệ thống cấp nước đi kèm.

- Kiểm soát: cộng đồng có khả năng thực hiện và xác định được kết quả từ các quyết
định của mình có liên quan đến hệ thống. Khía cạnh này đề cập đến năng lực của cộng
đồng ở khả năng đóng góp về kỹ thuật, nhân công và tài chính, sự hỗ trợ về thể chế
của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện và duy trì tính bền vững của hệ
thống cung cấp nước.

Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng là một quá trình quản lý hiệu quả có sự tham
gia của cộng đồng với vai trò là trung tâm của hệ thống quản lý nước. Sự tham gia của
cộng đồng rất đa dạng và phụ thuộc vào bối cảnh địa phương, quy mô của cộng đồng,
luật pháp nhà nước, thể chế và năng lực địa phương, và công nghệ được sử dụng. Mô
hình này có thể xác lập dưới dạng các hội người tiêu dùng và các nhóm hành động cộng
đồng ở khu vực thành thị cho đến các nhóm sử dụng nước và hợp tác xã thủy lợi ở vùng
nông thôn (Bandaragoda, 2005).

8
Tham khảo chi tiết: Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Danh Tĩnh (2006)

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 181


Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước

Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng không hàm ý cộng đồng phải có trách nhiệm
đối với tất cả các khía cạnh trong hệ thống nước mà họ đang sử dụng. Họ có thể tham gia
vào một, một vài hoặc tất cả công việc quản lý, vận hành, kỹ thuật và tài chính của một
hệ thống cấp nước. Theo Bruns (1997), mức độ tham gia của cộng đồng rất đa dạng, từ
việc đơn thuần chia sẻ thông tin về kế hoạch nước, cho đến thảo luận để đưa ra các ý
tưởng; hoặc từ việc tham gia như hình thức “nhân công giá rẻ” hoặc “chia sẻ chi phí”,
hoặc tham gia để xây dựng quyết định dựa trên sự đồng thuận đến chuyển giao trách
nhiệm và quyền để kiểm soát hệ thống tại địa phương.

b) Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng ở Việt nam: góc nhìn từ chính
sách và thể chế

Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam đã có lịch sử từ lâu,
đặc biệt là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ - nơi hàng năm lũ lụt từ sông
Hồng và sông Mê-Kông thường gây ra nhiều thiệt hại cho người, tài sản, mùa màng và đất
đai. Nhờ sự tham gia của cộng đồng, hàng ngàn đê, đập, hồ chứa nước nhân tạo, kênh
mương và giếng làng đã được xây dựng tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, bản chất của sự
tham gia của cộng đồng trong quản lý nước có sự khác biệt tương ứng với điều kiện kinh tế
xã hội, môi trường thể chế chính trị và tổ chức xã hội của đất nước ở từng giai đoạn.

Kể từ khi Việt Nam bắt đầu quá trình chuyển đổi kinh tế năm 1986, Chính phủ đã liên tục
đề cao sự tham gia và đóng góp của cộng đồng và các ngành trong mọi lĩnh vực phát triển
của đất nước, kể cả khai thác, sử dụng, xử lý, cung cấp và bảo vệ nguồn nước. Điều này
được biết đến dưới khái niệm “xã hội hóa” như là một phương châm hành động với khẩu
hiệu “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tuy nhiên, vấn đề chuyển giao đầy đủ trách
nhiệm quản lý nước cho cộng đồng thì hầu như chưa được xem xét đến.

Luật Tài nguyên Nước của Việt Nam lần đầu tiên được ban hành vào năm 1998. Về vấn
đề sở hữu, Luật này quy định tài nguyên nước là tài sản của tất cả mọi người và được
Nhà nước thống nhất quản lý (Điều 1). Điều này có nghĩa nước là tài sản chung. Luật
cũng quy định mọi tổ chức hoặc cá nhân đều có quyền khai thác và sử dụng tài nguyên
nước cho đời sống và sản xuất, đồng thời họ cũng phải có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên
nước. Tuy nhiên, trong luật này không có từ nào nhắc đến “sự tham gia của cộng đồng”
hoặc “quản lý bởi cộng đồng” đối với tài nguyên nước.

Một bước tiến khi quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng được chính thức đề xuất
trong Chiến lược Quốc gia về Tài nguyên Nước đến năm 2020 đã được phê duyệt theo
Quyết định 81/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/4/2006. Chiến lược này
nhìn nhận sự tham gia của cộng đồng là một biện pháp chính đảm bảo việc quản lý và sử
dụng tài nguyên nước bền vững. Chiến lược này nhấn mạnh: (1) huy động sự tham gia
của nhân dân nhằm bảo vệ tài nguyên nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn, vùng đông
dân cư và các vùng đang bị ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng; (2) xây dựng các cơ chế
phù hợp huy động khả năng của cộng đồng trở thành những người hỗ trợ chính cho việc
giám sát bảo vệ nguồn nước và ngăn chặn các hành vi tiêu cực làm cho nguồn nước bị ô
nhiễm và suy thoái; (3) tăng cường sự tham gia của các tổ chức và cá nhân trong quá
trình lập kế hoạch, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các kế hoạch lưu vực sông và dự
án về tài nguyên nước.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 182


Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước

Ngày nay đã có nhiều loại hình thể chế cộng đồng về quản lý và cung cấp nước ở Việt
Nam. Với xu hướng “xã hội dân sự” đang phát triển trong nước, sẽ có nhiều tổ chức cộng
đồng hơn ra đời trong tương lai, và chắc chắn xu hướng này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các
cộng đồng tham gia vào các hoạt động quản trị xã hội và quản lý tài nguyên. Đặc biệt ở
hai lĩnh vực hiện nay cộng đồng đã tham gia - quản lý công trình thủy lợi phục vụ nước
cho sản xuất nông nghiệp, và cấp nước sinh hoạt nông thôn.

VI.3.2. Quản lý nước theo lưu vực sông 9


a) Khái niệm

Quản lý lưu vực sông là một vấn đề đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới trong
nửa cuối của thế kỷ 20 và phát triển rất mạnh trong vài thập kỷ gần đây nhằm đối phó với
những thách thức về sự khan hiếm nước, sự gia tăng tình trạng ô nhiễm và suy thoái các
nguồn tài nguyên và môi trường của các lưu vực sông. Hiện nay trên thế giới đã có hàng
trăm các tổ chức quản lý lưu vực sông được thành lập để quản lý tổng hợp và thống nhất
tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan khác trên lưu vực sông, tối đa hóa lợi ích
kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng nhưng không làm tổn hại đến tính bền
vững của hệ thống môi trường trọng yếu của lưu vực, duy trì các điều kiện môi trường
sống lâu bền cho con người.

Trên thế giới, kể từ sau Hội nghị Dublin (1992) và Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường
và phát triển của thế giới họp tại Rio de Janiero (1992), phần lớn các nước trên thế giới
đều trong tiến trình thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước với việc lấy lưu vực sông
làm đơn vị quản lý nước càng được chú trọng và được coi là điều kiện cần thiết để nâng
cao hiệu quả sử dụng nước, điều phối và giải quyết tốt các mâu thuẫn trong khai thác và
sử dụng tài nguyên nước giữa các vùng, các khu vực thượng hạ lưu của lưu vực sông.

Nước là một tài nguyên thiết yếu và quan trọng nhất của lưu vực sông. Việc sử dụng
nước có mối liên quan mật thiết với sử dụng đất và ảnh hưởng đến hệ sinh thái lưu vực
nên quản lý nước theo lưu vực sông sẽ giúp cho sử dụng và bảo vệ tốt hơn tài nguyên đất
và môi trường lưu vực, quản lý và giảm nhẹ các tác động tiêu cực của các hoạt động phát
triển kinh tế xã hội của con người đến tài nguyên và môi trường sống.

Quản lý nước theo địa giới hành chính là phương thức truyền thống vẫn phổ biến trên thế
giới nhiều thế kỷ gần đây và vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Ở nước ta cũng vậy, điều 58
của Luật Tài nguyên nước đã giao nhiệm vụ quản lý nước thuộc trách nhiệm của bộ máy
hành chính các cấp từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, để phát triển bền vững thì
nước cũng cần thiết phải được quản lý theo lưu vực sông. Nhận thức rõ vai trò và tầm
quan trọng của vấn đề này, điều 64 của Luật Tài nguyên nước đã thể chế hóa về quản lý
lưu vực sông bằng việc quy định nội dung quản lý quy hoạch lưu vực sông và việc thành
lập cơ quan quản lý quy hoạch lưu vực sông đối với các lưu vực sông lớn ở nước ta.

Việc thực hiện quản lý nước theo lưu vực sông là một xu thế và định hướng mà nước ta
sẽ phải thực hiện trong các giai đoạn tới. Tuy nhiên đây là vấn đề rất mới và trong bối
cảnh của nước ta thì việc thực hiện trong thực tế không phải dễ dàng, sẽ có nhiều vấn đề
đặt ra cần phải nghiên cứu để từng bước giải quyết. Phương hướng chung là phải tiếp cận

9
Tham khảo chi tiết với Nguyễn Văn Thắng

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 183


Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước

kinh nghiệm của các nước trên thế giới và nghiên cứu vận dụng với điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội của các lưu vực sông ở nước ta, thông qua trao đổi rộng rãi để tìm ra một
mô hình hợp lý.

Việc thực hiện quản lý nước theo lưu vực sông luôn gắn chặt với việc thành lập trên lưu
vực một tổ chức có vai trò chủ yếu là điều hành tất cả các hoạt động có liên quan đến sử
dụng nước và các yếu tố liên quan đến nước, bảo vệ môi trường lưu vực sông, gọi chung
là Tổ chức lưu vực sông (TCLVS). Việc thành lập TCLVS không có gì khó khăn vì đã
được thể chế hóa trong Luật Tài nguyên nước. Tuy nhiên, xác định rõ các chức năng,
nhiệm vụ cũng như hình thức của TCLVS, xây dựng các cơ chế cho tổ chức này có thể
hoạt động được một cách hiệu quả mới là vấn đề quan trọng, tránh tình trạng TCLVS
thành lập chỉ mang tính hình thức mà không triển khai được hoạt động và không phát huy
vai trò của mình trong thực tế.

b) Một số kinh nghiệm của thế giới về quản lý lưu vực sông

Hiện nay việc đổi mới thể chế trong QLLVS ở các nước thường tập trung vào hai việc:
(1) thành lập các tổ chức quản lý ở cấp lưu vực, và (2) đổi mới các hoạt động liên quan
đến quản lý nước ở lưu vực sông như xây dựng cơ chế phối hợp, đổi mới pháp chế, thiết
kế lại các công cụ kinh tế trong chính sách nước (như giá nước, thuế, trợ cấp), thiết kế lại
các tổ chức kinh tế (các tổ chức dịch vụ công, các tổ chức cung cấp dịch vụ, thị trường
nước, chuyển giao quản lý tưới cho các tổ chức dùng nước).

Trên thế giới đã có hàng trăm các TCLVS được thành lập. Các tổ chức này có cơ cấu tổ
chức và chức năng không hoàn toàn giống nhau tùy thuộc vào mỗi nước và điều kiện các
lưu vực sông. Sự khác nhau thường tập trung vào các điểm chính: hình thức tổ chức,
chức năng, mức độ tham gia trong quản lý nước của TCLVS, phương thức hoạt động, cơ
chế tài chính.

- Về hình thức của TCLVS: Các hình thức của TCLVS trên thế giới có thể quy
thành ba loại phổ biến như sau: cơ quan thủy vụ lưu vực sông; ủy hội lưu vực sông,
hội đồng lưu vực sông.

o Cơ quan thủy vụ lưu vực sông: là hình thức TCLVS có đầy đủ quyền hạn và phạm
vi quản lý lớn nhất. Ví dụ Cơ quan thủy vụ thung lũng Tennessce (Mỹ), Cơ quan
thủy vụ Núi tuyết (Úc)... Đây là những tổ chức liên ngành lớn, tiếp nhận hầu hết
các chức năng của các cơ quan hiện hữu, trong đó bao gồm tất cả chức năng điều
hành và quản lý nước. Hình thức này có thể áp dụng đối với các lưu vực có nhiệm
vụ phát triển lớn.

o Ủy hội lưu vực sông: là mô hình thấp hơn cơ quan thủy vụ lưu vực sông về quyền
hạn cũng như sức mạnh của tổ chức và ảnh hưởng của nó trong quản lý lưu vực
sông. Một Ủy hội lưu vực sông thường bao gồm một hội đồng quản lý đại diện
cho tất cả các bên quan tâm và có một văn phòng kỹ thuật chuyên sâu hỗ trợ. Ủy
hội lưu vực sông liên quan chủ yếu đến xây dựng chính sách, lập quy hoạch phát
triển lưu vực, xây dựng thủ tục và kiểm soát sử dụng nước. Ủy hội có thể điều
chỉnh các vấn đề sử dụng nước liên quan đến nhiều tỉnh, thông qua các chính sách
liên quan đến nước của lưu vực sông, xây dựng các cơ sở dữ liệu, thông tin và mô

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 184


Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước

hình phù hợp về các vấn đề quản lý trên quy mô toàn lưu vực. Một số Ủy hội lưu
vực sông nắm cả chức năng vận hành (có thể cả đầu tư ) đối với những công trình
lớn, còn hầu hết việc vận hành và quản lý hàng ngày các công trình và hệ thống
cung cấp dịch vụ nước là công việc của các tỉnh nằm trong lưu vực. Một Ủy hội
như vậy có thể giám sát việc thực hiện các chiến lược, vận hành và quản lý các
công trình thủy lợi, thủy điện chủ chốt. Ví dụ về loại tổ chức này như Ủy hội sông
Murray- Darling (Úc), Ủy hội sông Mê-Kông...

o Hội đồng lưu vực sông: là mô hình yếu hoặc có ít quyền lực nhất hiện nay. Hội
đồng lưu vực sông hoạt động chỉ như là một diễn đàn mà tại đó chính quyền liên
bang, các tiểu bang, cũng như đại diện các hộ dùng nước chia sẻ trách nhiệm phân
phối nước, thúc đẩy toàn diện quản lý nước tại cấp lưu vực. Các Hội đồng lưu vực
sông thường hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. Hình thức này có vai trò giới
hạn trong quy hoạch dài hạn, điều phối các vấn đề chính sách và chiến lược cấp
cao, không có vai trò vận hành hoặc quản lý hàng ngày. Ví dụ về hình thức này
như Hội đồng lưu vực sông Lerma - Chapala được thành lập năm 1993 (Mexico).

- Về chức năng và nhiệm vụ: Quản lý nước theo lưu vực sông có sự khác biệt so
với quản lý nước theo địa giới hành chính của các tỉnh ở chỗ phạm vi xem xét và giải
quyết của quản lý nước ở đây là trên toàn bộ lưu vực sông, trong đó chức năng của
quản lý nước có thể bao gồm hai loại: đề ra các tiêu chuẩn, kiểm tra, điều hành các tổ
chức chịu trách nhiệm quản lý vận hành các công trình khai thác sử dụng nước; quản
lý và điều hành về tài nguyên nước trên toàn bộ lưu vực sông.

Việc xác định các chức năng và nhiệm vụ của TCLVS phải tương xứng với yêu cầu
quản lý của lưu vực sông trong thực tế, trong đó chú trọng những yêu cầu cốt yếu.
Với một lưu vực sông cụ thể tùy theo tình hình thực tế và yêu cầu quản lý trong từng
thời kỳ mà có thể lựa chọn một số chức năng chính và tối cần thiết để thực hiện trước.
Các chức năng khác có thể đưa vào trong tiến trình thực hiện các giai đoạn sau.

Có thể thấy rằng gần như tất cả các TCLVS đều có chức năng lập quy hoạch quản lý
lưu vực và bổ sung điều chỉnh quy hoạch này trong quá trình thực hiện. Ngoài quy
hoạch, TCLVS có thể tham gia vào quản lý nước cũng như vận hành hệ thống công
trình khai thác sử dụng tài nguyên nước nhưng với các mức độ khác nhau tùy theo
hình thức của TCLVS.

Trong thực tế, các TCLVS đều tập trung vào việc xây dựng và phát triển các chiến
lược, chính sách, phân chia và điều phối sử dụng nước trong phạm vi lưu vực; có ít
các TCLVS tham gia trực tiếp vào quản lý vận hành các công trình cụ thể mà việc này
thường dành cho hệ thống quản lý nước theo địa giới hành chính đảm nhiệm. Từ chức
năng có thể xác định cụ thể các nhiệm vụ của TCLVS trong quy hoạch và quản lý
nguồn nước của lưu vực sông.

- Về quyền hạn của TCLVS: quyền hạn của TCLVS phải được thể chế hóa trong
các văn bản của nhà nước và phải tương xứng với nhiệm vụ trong quản lý nước của
TCLVS được nhà nước giao cho. Trong thực tế có TCLVS tập trung rất nhiều quyền
lực và đảm nhiệm phần lớn các nội dung của quản lý nước kể cả điều tra quan trắc
các số liệu khí tượng thủy văn, số liệu chất lượng nước, đầu tư xây dựng và quản lý

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 185


Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước

vận hành các công trình sử dụng nước vừa và lớn (chẳng hạn các Tổ chức quản lý
lưu vực các sông lớn của Trung quốc như sông Trường Giang, Hoàng Hà…). Ngược
lại cũng có TCLVS có rất ít quyền hạn trong quản lý nước mà chỉ đóng vai trò như là
một tổ chức tư vấn đóng góp các ý kiến về quản lý lưu vực sông cho các cấp chính
quyền, không tham gia bất kỳ các hoạt động quản lý nước cụ thể nào.
- Cơ chế tài chính: hoạt động của TCLVS cần có nguồn kinh phí ổn định lâu dài.
Nguồn tài chính này có thể dựa trên sự trợ giúp của nhà nước, các tổ chức quốc tế
hoặc đóng góp tài chính của các tỉnh, các hộ dùng nước được hưởng lợi trên lưu vực
sông. Trong thực tế phần lớn các tổ chức lưu vực sông trên thế giới được trích một
phần nguồn thu từ thuế tài nguyên nước và phí ô nhiễm nước cho các hoạt động quản
lý của mình.
- Thành phần tham gia: TCLVS còn là một diễn đàn để tất cả các bên liên quan
trao đổi, thảo luận, giải quyết các tranh chấp và tìm tiếng nói chung trong quản lý sử
dụng và bảo vệ tài nguyên nước. Vì thế, TCLVS cần có sự tham gia của tất cả các
thành phần liên quan đến quản lý nước và phải có đầy đủ quy chế cho thực hiện sự
tham gia này. Các thành phần tham gia trong một TCLVS thường bao gồm cơ quan
quản lý cấp Trung ương, đại diện của các tỉnh và địa phương, đại diện của các Bộ và
ngành dùng nước, đại diện của cộng đồng các người dùng nước. Tùy theo chức năng
và nhiệm vụ của mỗi TCLVS mà mức độ tham gia của các thành phần này có thể khác
nhau, tạo nên đặc điểm riêng về hoạt động của mỗi tổ chức lưu vực sông.
c)Áp dụng quản lý nước theo lưu vực sông ở Việt Nam

Về vấn đề quản lý các lưu vực sông ở nước ta, ngoài các lưu vực sông lớn như lưu vực
sông Hồng - Thái Bình, lưu vực sông Mê-Kông, nước ta còn một số các lưu vực sông
tương đối lớn chảy qua nhiều tỉnh như sông Đồng Nai, sông Mã, sông Cả, sông Sre-pok,
sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Ba, sông Cái Phan Rang... Các lưu vực sông này
đang tồn tại nhiều vấn đề trong quy hoạch cũng như quản lý nguồn nước nên cũng rất cần
nghiên cứu các mô hình quản lý lưu vực thích hợp.

- Về yêu cầu đối với Tổ chức lưu vực sông ở nước ta: để TCLVS sau khi thành lập có
thể hoạt động được, các TCLVS cần có hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện và
bối cảnh của lưu vực sông của nước ta. Nhiệm vụ của TCLVS không được trùng lặp
với nhiệm vụ của các tổ chức khác trên lưu vực sông, đặc biệt là nhiệm vụ quản lý
nước của hệ thống quản lý nước hiện hành của các tỉnh trên lưu vực. TCLVS cần có
cơ chế phù hợp để có thể phối hợp hoạt động với các cơ quan và tổ chức khác trong
quản lý sử dụng nước, nhất là với hệ thống quản lý theo địa giới hành chính hiện
hành. TCLVS phải là một diễn đàn mở rộng cho tất cả các thành phần liên quan đến
quản lý nước và môi trường tham gia trao đổi các ý kiến và thống nhất cách giải quyết
các mâu thuẫn trong quản lý nước, trong đó phải coi trọng sự tham gia của cộng đồng.
Điều này phải được thể hiện trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của TCLVS.

- Về chức năng lập, trình duyệt và theo dõi thực hiện quy hoạch lưu vực sông: việc lập,
trình duyệt và theo dõi thực hiện quy hoạch lưu vực sông là một trong những chức
năng cần có của các TCLVS. TCLVS là tổ chức phù hợp nhất đảm nhiệm công tác
quy hoạch lưu vực sông để xác định các chính sách và chiến lược thực hiện quản lý
tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước, đất và các tài nguyên môi trường liên quan
khác, quản lý và bảo vệ lưu vực sông. Điều này cũng phù hợp với Luật Tài nguyên
nước cũng như chức năng Nhà nước đã giao cho các Ban quản lý quy hoạch các lưu
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 186
Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước

vực sông đã thành lập ở nước ta như lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Mê-Kông,
sông Đồng Nai.

- Về chức năng quản lý nước cũng như mức độ tham gia trong quản lý nước: các
TCLVS của nước ta có cần tham gia trong quản lý nước của lưu vực hay không và
nếu có thì nên ở mức độ nào là phù hợp? Có thể thấy rằng các lưu vực sông của nước
ta đang có nhiều tồn tại và bức xúc trong quy hoạch và cả trong quản lý nguồn nước
cần phải tháo gỡ. Đây là hậu quả của cách quản lý riêng rẽ theo địa giới hành chính từ
nhiều năm qua để lại đến ngày nay. Hiện tại nhà nước đã phân cấp cho hệ thống quản
lý nước theo địa giới hành chính chịu trách nhiệm quản lý nước tại các tỉnh và địa
phương, nhưng bao quát và giải quyết các vấn đề về quản lý nguồn nước trên toàn bộ
lưu vực sông cả về số lượng và chất lượng thì gần như chưa có cơ quan chịu trách
nhiệm (chẳng hạn vấn đề phân chia hợp lý nguồn nước giữa các ngành dùng nước,
giữa các khu vực, thượng lưu và hạ lưu, duy trì dòng chảy trên dòng chính và yêu cầu
nước cho hệ sinh thái...). Điều này sẽ gây trở ngại rất nhiều cho việc thực hiện các
nguyên tắc về quản lý tổng hợp tài nguyên nước và phát triển bền vững tài nguyên
nước trên lưu vực và chỉ có thể giải quyết được khi trao chức năng này cho tổ chức
lưu vực sông.

- Về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của TCLVS: là một tổ chức có vị trí độc
lập, có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với hoạt động điều phối, theo dõi giám sát và
tư vấn cho nhà nước và các tỉnh về các hoạt động sử dụng nước và xâm phạm đến tài
nguyên nước. Có sự tham gia đầy đủ của các thành phần liên quan thông qua các đại
diện có vị trí tương xứng trong Ban hay Hội đồng điều hành của TCLVS. Hoạt động
trên nguyên tắc đồng thuận cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro của các tỉnh và các ngành
dùng nước trên lưu vực. TCLVS cần sử dụng quyền lực của các Tỉnh, Bộ và ngành
liên quan thông qua vai trò và vị trí của các thành viên đại diện của tỉnh, Bộ và ngành
tham gia trong Hội đồng đại diện của TCLVS để thực hiện các quyết định điều phối
và quản lý.

Các phân tích trên cho thấy việc giao trách nhiệm chỉ đạo, điều phối và kiểm soát việc sử
dụng nước trong phạm vi toàn bộ lưu vực sông cho các TCLVS của nước ta như phần lớn
các TCLVS trên thế giới thường đảm nhận là rất cần thiết để khắc phục các tồn tại của
cách quản lý nước riêng rẽ theo địa giới hành chính hiện hành. Tuy nhiên, để không
chồng chéo thì các TCLVS ở nước ta không nên tham gia vào các hoạt động quản lý khai
thác và sử dụng nước của hệ thống quản lý nước theo địa giới hành chính hiện hành mà
TCLVS chỉ nên đóng vai trò theo dõi, kiểm soát và trợ giúp cho hoạt động quản lý nước
của các tỉnh và địa phương trên lưu vực sông hài hòa với nhau, vì quyền lợi riêng của các
tỉnh cũng như cả lợi ích chung của toàn bộ lưu vực sông. Mặt khác, chỉ có được giao cho
tham gia trực tiếp vào việc chỉ đạo, điều phối và kiểm soát việc sử dụng nước trên lưu
vực sông thì TCLVS mới có vai trò và ảnh hưởng rõ rệt tới phát triển của lưu vực sông và
hơn nữa có thể sử dụng một phần các nguồn thu về thuế, phí tài nguyên nước... cho các
hoạt động thường xuyên của TCLVS.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 187


Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước

Khung 6.1 Cứu nguy sông Sài Gòn - cần một giải pháp tổng hợp

Sông Sài Gòn với chiều dài gần 110km, chảy qua 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và TP.
Hồ Chí Minh, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt quan trọng nhất cho hơn 10 triệu dân
trong lưu vực, đang bị nước thải từ các hoạt động công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, và cả
sinh hoạt từ các khu dân cư đầu độc ở mức độ báo động khẩn cấp. Với viễn cảnh này thì
chẳng bao lâu nữa sông Sài Gòn có thể sẽ trở thành sông Thị Vải thứ hai như Giáo sư -
tiến sĩ Lâm Minh Triết đã nhận định: “nếu không cương quyết thực hiện (việc bảo vệ
nguồn nước) thì sông Sài Gòn cũng sẽ trở thành “dòng sông chết” trong tương lai gần”.

Nhiều cuộc hội thảo đã diễn ra, nhưng những gì các nhà khoa học nêu ra đến nay chỉ
dừng lại với việc và cảnh báo tình trạng ô nhiễm sông Sài Gòn và xác định các nguyên
nhân chứ chưa có liều thuốc cụ thể cho căn bệnh ô nhiễm này. Vậy liệu có giải pháp
tổng thể nào cho vấn đề này không?

Với một dòng sông như sông Sài Gòn - chảy qua địa phận nhiều tỉnh, để giải quyết vấn
đề ô nhiễm thì việc quản lý không thể thực hiện đơn giản phân khúc địa lý theo kiểu
hành chính được. Rõ ràng là “nước chảy bèo trôi”, một sự cố gây ô nhiễm ở Tây Ninh,
Bình Dương (thượng lưu) có thể dễ dàng lan tỏa tới TP. Hồ Chí Minh (hạ lưu). Chuyện
ô nhiễm kênh Ba Bò là một ví dụ sống động nhất. Việc chỉ lo xử lý nước sông ở tại TP.
Hồ Chí Minh sẽ chỉ là giải quyết phần ngọn, không bao giờ giải quyết dứt điểm được
vấn đề. Do đó, cần thực hiện ngay việc quản lý tổng hợp sông Sài Gòn theo lưu vực.

Việc quản lý tổng hợp sông theo lưu vực là một vấn đề đã được thực hiện ở nhiều nước
trên thế giới trong nửa cuối của thế kỷ 20 và phát triển rất mạnh trong vài thập kỷ gần
đây. Hiện nay trên thế giới đã có hàng trăm các tổ chức quản lý lưu vực sông được
thành lập để quản lý tổng hợp lưu vực sông IRBM, đó là một quá trình bao gồm quản
lý kết hợp gìn giữ và phát triển thống nhất tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan
khác trong lưu vực nhằm tối ưu hóa các lợi ích về kinh tế, xã hội có được từ nguồn
nước; giúp nhận diện, ngăn ngừa, xử lý các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước, bảo đảm
tính bền vững của hệ thống môi trường của toàn lưu vực.

Vấn đề quản lý tổng hợp lưu vực sông ở đây phải bao gồm:

- Việc quản lý, bảo vệ, trồng mới rừng đầu nguồn sông Sài Gòn, góp phần bảo đảm
cho sông có nguồn nước sạch và ổn định;

- Việc quy hoạch xây dựng các công trình dọc theo dòng sông, đặc biệt là việc xây
dựng các cơ sở sản xuất có khả năng gây ô nhiễm;

- Việc sử dụng nguồn nước cho tất cả các mục đích: công nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, chăn nuôi trồng trọt, nước cấp sinh hoạt, thủy điện… góp phần duy trì nguồn
nước được dồi dào, ổn định theo mùa;

- Việc sử dụng nguồn nước cấp và quan trọng hơn là nước thải ra trong lĩnh vực nuôi
trồng thủy sản, nông nghiệp (nước chảy tràn do mưa, nước xả ra từ ruộng có thể
chứa một lượng thuốc bảo vệ thực vật đáng kể); nước thải từ hoạt động mang tính
chất dịch vụ như y tế (bệnh viện), du lịch (khách sạn, nhà hàng), chợ… và cả nước
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 188
Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước

thải sinh hoạt từ các khu dân cư. Dần dần tiến đến xử lý cả nước thải sinh hoạt,
không cho phép thải trực tiếp vào sông. Thực hiện điều này sẽ giúp đảm bảo nước
được sử dụng hợp lý, bền vững, đồng thời hạn chế được nguồn gây ô nhiễm đối với
sông Sài Gòn.

- Và quan trọng nhất là: quản lý nước thải và xử lý nước thải từ các khu công nghiệp.
Cần có biện pháp buộc các khu công nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải
chung cho toàn khu; các nhà máy phải đấu nối dẫn nước thải về hệ thống xử lý; với
nhà máy có trạm xử lý riêng thì cần tăng cường kiểm tra chất lượng nước thải;

- Quản lý, giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước trong lưu vực giữa các nhóm lợi
ích khác nhau (như nuôi trồng thủy sản với hoạt động sản xuất, trường hợp Vedan
và các hộ nuôi tôm, cá là một ví dụ).

Để thực hiện tốt việc quản lý tổng hợp sông Sài Gòn theo lưu vực cần có một bộ máy
hiệu quả. Cụ thể là cần có một Ủy ban Lưu vực sông Sài Gòn đủ mạnh bao gồm đại
diện các tỉnh, các ngành và cả đại diện người dân có lợi ích chung trên lưu vực và được
hoạt động độc lập trên cơ sở Luật Tài nguyên nước và Luật Môi trường. Đứng đầu Ủy
ban sẽ là một Chủ tịch UBND tỉnh, thành và hoạt động theo chế độ luân phiên. Ủy ban
sẽ làm nhiệm vụ xây dựng, quản lý quy hoạch lưu vực sông, điều phối tài nguyên nước,
môi trường trên toàn lưu vực trên cơ sở tối ưu hóa đảm bảo hợp lý lợi ích hợp lý giữa
các lĩnh vực và các vùng dùng nước, bảo vệ và kiểm soát môi trường nước, hệ sinh thái
rừng đầu nguồn, cập nhật bổ sung các phát sinh trong quá trình quản lý, cấp phép theo
phân cấp. Ủy ban sẽ hoạt động bằng nguồn kinh phí đóng góp theo tỷ lệ lợi ích của các
địa phương và các ngành sử dụng nước và chịu sự quản lý Nhà nước của ngành quản lý
nhà nước về tài nguyên nước.

Bên cạnh đó, cần lưu ý một số công cụ hữu ích có thể sử dụng để tăng hiệu quả của
việc quản lý chất lượng nước trong vấn đề quản lý tổng hợp lưu vực sông là:

- Mô hình hóa (modelling): là phương pháp sử dụng các công cụ toán học và tin học
áp dụng vào môi trường để xây dựng phần mềm mô tả diễn biến chất lượng môi
trường dưới tác động của một hay một số tác nhân có khả năng tác động đến môi
trường. Phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc mô tả, dự báo, kiểm soát
ô nhiễm mà phương pháp quan trắc hoặc đo đạc thông thường khó thực hiện được.
Phương pháp này cho phép thay thế một phần phương pháp quan trắc hoặc đo đạc
thường đòi hỏi thời gian và kinh phí lớn.

- Chỉ số chất lượng nước (WQI): có rất nhiều thông số về chất lượng nước (gồm các
thông số hóa học như COD, BOD5, DO, pH, tổng N, các kim loại nặng…; các
thông số vật lý như độ dẫn điện, chất rắn lơ lửng…; các thông số sinh học như
Colifom, Fecal streptococus, tổng số vi khuẩn hiếu khí…). Việc có quá nhiều thông
số chi phối, quyết định đến chất lượng nước như vậy dẫn đến việc với câu hỏi như
chất lượng nước tuần này (hoặc hôm nay) thế nào thì khó có thể đưa ra được một
câu trả lời ngắn gọn, súc tích (như: khá hay tốt chẳng hạn). Các nhà khoa học trong
mấy thập kỷ gần đây đã đưa ra được một phương pháp cho phép giải quyết vấn đề
đó: xây dựng và sử dụng WQI. Một số thông số đại diện quan trọng (theo đặc điểm
nguồn nước, mục đích sử dụng) được chọn ra để khảo sát và tổng hợp thành một chỉ

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 189


Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước

số duy nhất: chỉ số chất lượng nước. Phương pháp này cho phép trả lời được câu hỏi
tại một thời điểm nào đó chất lượng nước như thế nào, ví dụ WQI = 90 ÷ 100 điểm:
loại I - rất tốt (không ô nhiễm hoặc ô nhiễm rất nhẹ); WQI = 80 ÷ 90 loại II - tốt (ô
nhiễm nhẹ)…

Hy vọng rằng, nếu được áp dụng thì giải pháp quản lý tổng hợp sông Sài Gòn theo lưu
vực sẽ giúp kiểm soát và khắc phục dần tình trạng nguy kịch vì ô nhiễm của sông Sài
Gòn, và xa hơn nữa sẽ giúp cho toàn lưu vực sông có được một sự phát triển bền vững
trên cơ sở một dòng sông Sài Gòn xanh và sạch.

[Nguồn: Nguyễn Văn Trung (11/2008)]

VI.4. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Các bài toán cơ bản về quy hoạch và quản lý nguồn nước?

2. Thế nào là công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước IWRM? Các thành phần cần
xem xét khi tiến hành IWRM?

3. Tìm hiểu thêm về công tác quản lý nước theo lưu vực sông.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 190


TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Rechenburg, F. Dangendorf, Ngan N. V. C, et. al. (2005). Microbiological Contami-


nation of Decentralized Water Management Systems and its Impact on Public
Health. Research report for first phase in SANSED project (Vietnam - German).

A. Rieser, C. Eckstaedt, Ngan N. V. C. (2005). Field water balance for test sites in the
Mekong Delta, Vietnam. Research report for first phase in SANSED project
(Vietnam - German).

Bandaragoda D. J. (2005). Stakeholder participation in developing institutions for inte-


grated water resources management: Lessons from Asia. Working Paper 96.
Colombo, Sri Lanka.

Biswas A. K. (1998). Water Resources Environmental Planning, Management, and


Development. Tata McGraw-Hill Publishing Company, New Delhi.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005). Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020.

Bruns B. (1997). Agricultural Water Control in Vietnam: Challenges and Opportunities.


A paper for the National Seminar on Participatory Irrigation Management.

Burkart M. R. và Kolpin D. W. (1993). Hydrologic and land-use factors associated with


herbicides and nitrate in near-surface aquifers. Journal of Environmental Quality.

Chow V. T., David R. Maidment và Larry W. Mays (1988). Applied Hydrology. McGraw
Hill [Bản dịch tiếng Việt của Đỗ Hữu Thành, Đỗ Văn Toản (1994). Thủy văn ứng
dụng. Nhà xuất bản Giáo dục].

Chương trình Đánh giá Nước Thế giới. http://www.unesco.org/water/wwap.

Công ty Long Thịnh (2008). Trang web http://thietbiloc.com/cty-long-thinh. Truy cập


ngày 23 tháng 01 năm 2009.

Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (2008). Vòng tuần hoàn nước là gì? http://ga.water.usgs.
gov/edu/watercyclevietnamese.html. Truy cập ngày 23 tháng 01 năm 2009.

Đỗ Hồng Quân (2008). Nâng cao hiệu quả sử dụng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
http://www.khuyennongvn.gov.vn/e-khcn/nang-cao-hieu-qua-su-dung-nuoc-phuc-
vu-san-xuat-nong-nghiep. Truy cập ngày 23 tháng 01 năm 2009.

FAO (1999). FAO’s Information System on Water and Agriculture - Vietnam. http://www
.fao.org/nr/water/aquastat/countries/viet_nam/index.stm. Truy cập ngày 23 tháng
01 năm 2009.

Fred Pearce (2006). When the Rivers Run Dry: Water - The Defining Crisis of the
Twenty-First Century. Beacon Press.
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 191
Freshley M. D. và Thorne P. D. (1992). Groundwater Contribution to Dose from Past Hanford
Operations. Report from Hanford Environmental Dose Reconstruction Project.

Gerard Kiely (1997). Environmental Engineering. McGraw-Hill.

Gleick P. H. (1996). Water Resources - In Encyclopedia of Climate and Weather. Oxford


University Press, New York, vol. 2, pp. 817-823.

Gleick P. H. (1997). Water 2050: Moving toward a sustainable vision for the earth's
fresh water. Working Paper Prepared for the Comprehensive Freshwater
Assessment for the United Nations General Assembly and the Stockholm
Environment Institute, Stockholm, Sweden.

Hà Văn Khối (2005). Giáo trình Quy hoạch và Quản lý nguồn nước. Nhà xuất bản Nông
nghiệp Hà Nội.

Herschy R. W. và Fairbridge R. W. (1998). Encyclopedia of Hydrology and Water


Resources. Kluwer Academic Publishers, Dordrecht.

Jain S. K. và Singh V. P. (2003). Water Resources System - Planning and Management.


Elsevier Science. The Netherlands.

John J. Pigram (2006). Australia’s Water Resources - From Use to Management. CSIRO
Publishing.

Jordan, Ryan (2003). Care for Water - The Strategical Natural Resource of the 21st Century.
The United Nations Development Programme in Vietnam. www.undp.
org.vn/undp/unews/features/03feat/feat05v.htm. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2006.

Lê Anh Tuấn (1996). Thủy văn công trình. Bài giảng Đại Học Cần Thơ.

Lê Anh Tuấn (2002). Cẩm nang cấp nước nông thôn. Đại Học Cần Thơ.

Lê Hoàng Việt (1999). Cơ sở Khoa học Môi trường. Bài giảng Đại Học Cần Thơ.

Lê Hoàng Việt (2006). Nguyên lý các quy trình xử lý nước thải. Giáo trình Đại Học Cần Thơ.

Lê Như Giang (2008). Ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp gia tăng. Báo Lao động số
226 ra ngày 01/10/2008.

Lê Như Lai (23/10/2008). Về tài nguyên nước dưới đất tỉnh Vĩnh Phúc. http://tnmtvinh
phuc.gov.vn/index.php?nre_vp=News&go=save&sid=829. Truy cập ngày 23
tháng 01 năm 2009.

Lê Quý An và CSV (2004). Việt Nam - Môi trường và cuộc sống. Hội bảo vệ thiên nhiên
và môi trường Việt Nam - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

Lê Sâm (2003). Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhà xuất bản Nông
nghiệp.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 192


Lê Trình, Phùng Chí Sỹ, Nguyễn Quốc Bình, Phạm Văn Vĩnh (1992). Các phương pháp
giám sát và xử lý ô nhiễm môi trường. Ban Khoa học & Kỹ thuật tỉnh Cần Thơ.

Lê Trình (1997). Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước. NXB Khoa học & Kỹ
thuật.

Liên đoàn Địa chất Thủy văn - Địa chất Công trình miền Bắc. Thông báo động thái nước
dưới đất năm 2007.

Madeleen W. S. (1998). Community management models for small scale water supply
systems. IRC International Water and Sanitation Center.

Maidment D. R. (1993). Handbook of Hydrology. McGraw Hill Inc. New York.

Metcalf & Eddy (2003). Wastewater Engineering: Treatment and Reuse. The McGraw-
Hill Companies, Inc.

Minh Sơn (2008). Vi khuẩn làm tăng mức... nhiễm asen trong nước ngầm. Trích từ
http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Vi-khuan-lam-tang-muc-nhiem-asen-trong-nuoc-
ngam/20171985/188/. Truy cập ngày 23 tháng 01 năm 2009.

MonreNet (2008). Khai thác khoáng sản tại mỏ Trại Cau - Thái Nguyên: Sống chung với
mìn nổ, đất sụt, nước cạn. Trích từ http://www.ciren.gov.vn/index.php?nre_site=
News&nth_in=viewst&sid=5014. Truy cập ngày 23 tháng 01 năm 2009.

Neil S. Grigg (1996). Water Resources Management. Mc.Graw Hill.

Như Trang (19/4/2003). Hạn hán ở Tây Nguyên ngày càng khốc liệt. http://vietbao.vn/
Xa-hoi/Han-han-o-Tay-Nguyen-ngay-cang-khoc-liet/10815237/157/. Truy cập
ngày 23 tháng 01 năm 2009.

Nguyễn Khắc Cường (1992). Thủy văn công trình. Đại học Bách Khoa TP. HCM

Nguyễn Khắc Cường. Môi trường và Bảo vệ Môi trường. Giáo trình trường Đại học Kỹ
Thuật TP. HCM.

Nguyễn Quang Đoàn (2004). Thủy văn công trình. Giáo trình trường Đại học Bách khoa
Đà Nẵng.

Nguyễn Thái Hưng (1993). Bảo vệ môi trường quản lý chất lượng nước. NXB Nông
Nghiệp. Hà Nội.

Nguyễn Thị Phi (2008). Ô nhiễm nguồn nước do nước thải chưa xử lý từ các Khu công
nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã và đang báo động. Trích từ
http://hdnd.dongnai.gov.vn/anpham/copy4_of_mlnewsfolder.2008-04-25.8590723
099/mlnews.2008-12-13.2692230165. Truy cập ngày 23 tháng 01 năm 2009.

Nguyễn Văn Thắng. Quản lý nước theo lưu vực sông - một vấn đề cấp thiết hiện nay.
Trích từ http://banqldash.thuathienhue.gov.vn/upload/Issues/Quan%20ly%20tai%
Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 193
20nguyen%20nuoc%20theo%20luu%20vuc%20song.doc. Truy cập ngày 23 tháng
01 năm 2009.

Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Danh Tĩnh (2006). Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng
đồng ở Việt Nam. Trung tâm Con người và Thiên nhiên PanNature.

Nguyễn Võ Châu Ngân (2004). Đánh giá thực trạng ô nhiễm nguồn nước khu vực
phường 2 và kênh 8 Thước, thị xã Sóc Trăng - Mô hình thủy lực. Đề tài nghiên cứu
cấp Tỉnh. Sở Khoa học Công nghệ Sóc Trăng. Việt Nam.

Nguyen Vo Chau Ngan (2006). Hydrological Observation at Vo Doi peatsoils. Poster at


RESTOPEAT Worshop at Cantho University, Vietnam.

Nguyễn Võ Châu Ngân (2007). Quản lý tài nguyên nước rừng đặc dụng Vồ Dơi. Báo cáo
giữa kỳ chương trình RESTOPEAT. Cà Mau, Việt Nam.

Online Geography Resources Showcase. Long Profiles and Valley Cross Sections.
http://www.geographyalltheway.com/ib_geography. Truy cập ngày 23 tháng 01
năm 2009.

Powell J. (1975). Perspectives on water management. Trích từ Ian G. Coghill. Readings


in Geography. Sorrett. Melbourne. Tr. 79÷109.

Seckler D., Amarasinghe U., David M., De Silva R., và Barker R. (1998). World Water
Demand and Supply, 1990 to 2025: Scenarios and Issues. Research Report #19.
International Water Management Institute. Sri Lanka.

Shiklomanov I. A. (1998). Assessment of Water Resources and Water Availability in the


World. Report for the Comprehensive Assessment of the Freshwater Resources of
the World, United Nations.

Showers Victor (1989). World Facts and Figures. John Wiley and Sons. New York.

Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Cần Thơ (1995). Báo cáo Đánh giá tác động môi
trường Xí nghiệp thuộc da MeKo.

State of the Environment in Vietnam 2001 (2002). Inland Water. http://www.rrcap.unep.


org/pub/soe/vietnam/issues/pressure/inland_water.htm. Truy cập ngày 23 tháng 01
năm 2009.

Thanh Tặng (10/2008). Lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long. http://vinhlong.agroviet.gov.vn/


tapchi.asp?sotc=10/2008&ID=1040. Truy cập ngày 23 tháng 01 năm 2009.

Thế giới phụ nữ (2008). Ô nhiễm nước sinh hoạt: 20.000 người tử vong mỗi năm. Trích
http://www.bacninh.gov.vn/Story/KHCNMoiTruong/BaoVeMoiTruong/2008/7/12
875.html. Truy cập ngày 23 tháng 01 năm 2009.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 194


Thông tấn xã Việt Nam (4/2007). Hà Nội đang sụt lún do khai thác nước ngầm. Trích từ
http://vtc.vn/xahoi/ha-noidang-sut-lundo-khai-thac-nuoc-ngam/154576/index.htm.
Truy cập ngày 23 tháng 01 năm 2009.

Thông tấn xã Việt Nam (3/2008). Đồng bằng sông Cửu Long: Nước mặn sẽ tiếp tục xâm
nhập vào đất liền sâu hơn. Trích lại từ http://www.agroviet.gov.vn/portal/page?
_pageid=35,280791&_dad=portal&_schema=PORTAL&pers_id=280681&item_i
d=924883&p_details=1. Truy cập ngày 23 tháng 01 năm 2009.

Tổng Cục Thống kê (2006). Niên giám thống kê Việt Nam 2006. Nhà xuất bản Thống kê.

Trần Hiếu Nhuệ (1996). Quá trình vi sinh vật trong công trình cấp thoát nước. NXB
Khoa học & Kỹ thuật.

Trung N. H, Ngan N. V. C. (2001). Development of a GIS for water management in the


Mekong Delta. Research report in DORAS project (Vietnam and EU).

Trung tâm Bảo vệ Môi trường - Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường. Số liệu
quan trắc môi trường tại các tỉnh phía Nam. 1990 - 1996.

Trường Đại học Thủy lợi (2008). Bài giảng “Thủy văn Công trình”.

Vĩnh Hưng. Sự bí ẩn của hang động. http://vietnam.vnanet.vn/Internet/vi-VN/49/130/7/


5091/3/2007/Default.aspx. Truy cập ngày 23 tháng 01 năm 2009.

VOVNews (2008). Quản lý tài nguyên nước và những thách thức. http://vovnews.vn
/Home/Quan-ly-tai-nguyen-nuoc-va-nhung-thach-thuc/200812/100718.vov. Truy
cập ngày 23 tháng 01 năm 2009.

Water Environment Partnership in Asia. State of water environment, water-related issues


and policies. Trích từ http://www.wepa-db.net/policies/measures/currentsystem/
vietnam.htm. Truy cập ngày 23 tháng 01 năm 2009.

Water Vision (2000). Report of the Thematic Panel on Energy Technology and its
Implications for Water Resources. http://www.watervision.org. Truy cập ngày 23
tháng 01 năm 2009.

WHO (2008). Progress on Drinking-water and Sanitation: special focus on sanitation.


Trích http://www.who.int/water_sanitation_health/monitoring/jmp2008/en/index.
html. Truy cập ngày 23 tháng 01 năm 2009.

World Resources Instutute (1998). World Resources: A Guide to the Global Environ-
ment. Oxford University Press. New York.

Xuân Nghi (17/9/2008). Quanh việc Vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải. http://vneconomy.
vn/200809170344243P0C5/quanh-viec-vedan-gay-o-nhiem-song-thi-vai.htm.
Truy cập ngày 23 tháng 01 năm 2009.

Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 195

You might also like