You are on page 1of 169

MOET BTC

Bộ Giáo dục và Đào tạo Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Bỉ

Dự án Việt – Bỉ
Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học và trung học cơ sở
các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
(VIE 04 019 11)

TμI LIÖU tËp huÊn


ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY & HỌC TÍCH CỰC

Hμ Néi : Th¸ng 5/2009


NỘI DUNG

Phần I Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục
hướng đến một nền giáo dục điện tử

Phần II Hướng dẫn sử dụng Unikey, Open Office, Powerpoint,


Internet trong Dạy & Học tích cực

Phần III Hướng dẫn sử dụng phần mềm Adobe Presenter 7.0

Phần IV Hướng dẫn sử dụng phần mềm Lecture Maker


PHẦN I

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


TRONG NGÀNH GIÁO DỤC HƯỚNG ĐẾN
MỘT NỀN GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG NGÀNH GIÁO DỤC
HƯỚNG ĐẾN MỘT NỀN GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ
Quách Tuấn Ngọc
Cục trưởng Cục CNTT
qtngoc@moet.edu.vn

Công nghệ thông tin (sau đây viết tắt là CNTT) là công cụ đắc lực hỗ
trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo
dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Phát triển
nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ
quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nước.
Năm học 2008 – 2009 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện Chỉ thị
số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng
cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn
2008-2012. Năm học 2008 – 2009 được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng
dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”.
Theo đó, các Sở GDĐT xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện Chỉ
thị và chỉ đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục thuộc địa phương triển khai thực
hiện chủ đề “N ăm học đNy mạnh ứng dụng CN TT”. Các đơn vị, cơ sở giáo
dục xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ CN TT theo kế hoạch
của Sở GDĐT nhằm đNy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập
và ứng dụng CN TT một cách thiết thực và hiệu quả trong công tác quản lý
của nhà trường.
Đặc điểm:
- Triển khai ứng dụng CN TT trong ngành giáo dục không chỉ bó hẹp
tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo mà còn được quán triệt triển khai trong
toàn ngành, đến tất các sở giáo dục và đào tạo, tất cả giáo viên, sinh viên,
học sinh. Do vậy phải phát triển các dịch vụ công, các hệ thống thông tin, nội
dung thông tin cần phải được chia sẻ dùng chung để tiết kiệm công sức, chi
phí và thời gian.
- N gành giáo dục có vai trò chủ lực trong công tác đào tạo nguồn nhân
lực về CN TT.

I. Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục

Các hoạt động chính trong chương trình ứng dụng CN TT:

1. Tổ chức chuyên trách và Chỉ đạo


a) Kiện toàn tổ chức chỉ đạo và quản lý ứng dụng CN TT trong toàn
ngành. Thủ tướng ra Quyết định thành lập Cục CN TT.
b) Xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai ứng dụng
CN TT.
c) Xây dựng hệ thống đơn vị công tác chuyên trách về CN TT trong
ngành.

2. Mạng giáo dục EduNet


a) Kết nối Internet băng thông rộng tới tất cả các cơ sở giáo dục
b) EduN et data center
c) Hệ thống e-mail cho giáo dục
d) Hệ thống liên lạc: Video, web and audio conference
e) Hệ thống thông tin trên web: website giáo dục

3. Công nghệ giáo dục


a) Tích hợp ICT vào các môn học
b) eLearning / M-Learning / U-Learning
c) Lớp học ảo và giáo dục suốt đời
d) Phát triển nội dung số - Digital education contents
e) Học liệu (tự làm hoặc mua)
f) Thi và kho bài giảng điện tử

4. Tin học hoá quản lý giáo dục và e-gov


a) Ứng dụng CN TT trong công tác chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ ra quyết
định của lãnh đạo Bộ (xếp lịch công tác của lãnh đạo, quản lý công
văn đi/đến, gửi công văn qua email…). Chính phủ điện tử tại Bộ
b) Hệ thống thông tin quản lý giáo dục và các cơ sở dữ liệu giáo dục.
c) Tin học hoá quản lý tại các cơ sở giáo dục: hệ thống quản lý trường
học. Sổ học bạ điện tử và sổ liên lạc điện tử.
d) Hệ thống thống kê giáo dục EMIS

5. Phát triển nguồn nhân lực CNTT


a) Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực về CN TT
b) Xây dựng chương trình đào tạo về CN TT phù hợp, được cập nhật
thường xuyên và hiện đại.
c) Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về CN TT cho giáo viên.
d) ChuNn kiến thức và kĩ năng

6. Thiết bị

7. Phần mềm - Software


Chính sách sử dụng phần mềm mã nguồn mở.

8. Mô hình trường học điện tửE-School model

2
II. Kiện toàn tổ chức chỉ đạo và quản lý toàn ngành
Đứng trước cơ hội và thách thức về phát triển CN TT, trước nhu cầu
phát triển của ngành, Bộ GD và ĐT đã lập đề án trình Thủ tướng Chính phủ
về việc thành lập Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ. N gày 02/7/2007, Thủ
tướng Chính phủ đã kí Quyết định thành lập Cục Công nghệ thông tin thuộc
Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở kiện toàn Trung tâm Tin học thuộc Bộ
trước đây.
Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng hướng dẫn thành lập các
đơn vị công tác chuyên trách về CN TT của ngành. Mỗi Sở GDĐT cần thành
lập hoặc chỉ định một đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuyên trách, đầu mối về
CN TT theo mô hình Phòng CN TT thuộc Sở. Mỗi trường trung cấp chuyên
nghiệp (TCCN ) cần thành lập hoặc chỉ định một đơn vị thực hiện nhiệm vụ
chuyên trách về CN TT theo mô hình Phòng, Ban hoặc Trung tâm CN TT,
làm đầu mối triển khai các hoạt động ứng dụng CN TT. Hiện nay một số Sở
GDĐT đã thành lập phòng CN TT riêng hoặc đứng tên ghép với một phòng
khác.
Các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông phải có
một cán bộ hoặc giáo viên kiêm nhiệm phụ trách ứng dụng CN TT có trình
độ TCCN về CN TT trở lên. N hững trường chưa có cán bộ đáp ứng yêu cầu
này cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hoặc tuyển dụng cán bộ.
Sự thành công của chương trình ứng dụng CN TT trong ngành giáo
dục và đào tạo nói riêng và ở Việt N am nói chung phụ thuộc nhiều vào công
tác tổ chức và cán bộ chuyên trách CN TT. Chúng ta không thể thực hiện
thành công ứng dụng CN TT khi không có đơn vị và cán bộ chuyên trách, khi
thiếu nhận thức về vai trò của ứng dụng CN TT.

III. Các văn bản chỉ đạo toàn ngành


Năm 2007:
- Văn bản số 12966/BGDĐT-CN TT kí ngày 10/12/2007, về việc đNy
mạnh triển khai một số hoạt động về CN TT.
- Văn bản số 9584/BGDĐT-CN TT kí ngày 7/9/2007 về Hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ năm học 2007-2008 về CN TT.

Năm 2008 (xin gửi văn bản toàn văn kèm theo):
- Chỉ thị 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin
trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012.
- Văn bản số 9772/BGDĐT-CN TT kí ngày 20/10/2008 Hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ CN TT năm học 2008 – 2009.
- Quyết định số 7310/QĐ-BGDĐT kí ngày 30/10/2008 Ban hành Quy
định về tổ chức và hoạt động của Website Bộ Giáo dục và Đào tạo.

IV. Kết nối Internet băng thông rộng, phát triển mạng giáo dục Edunet
và các dịch vụ công về giáo dục
Mạng giáo dục EduN et được hình thành nhằm:
3
- Thiết lập hệ thống hạ tầng kết nối mạng giáo dục toàn quốc, kết nối
tất cả các cơ sở giáo dục qua đường Internet băng thông rộng.
- Phương án kết nối đến các cơ sở giáo dục ở vùng sâu, vùng xa.
- Thiết lập hệ thống email cho toàn ngành.
- Phát triển hệ thống thông tin giáo dục trên website.
- Xây dựng các ứng dụng, dịch vụ công, các nguồn tài nguyên trong
giáo dục trên tinh thần chia sẻ, dùng chung, miễn phí.

Các nước tiên tiến đều xây dựng mạng giáo dục. Tuy nhiên ở Việt
N am, mong muốn và quyết tâm thì lớn nhưng trong điều kiện kinh phí rất
hạn hẹp.

a) Tình trạng kết nối Internet của ngành giáo dục tính đến trước
8/2008
− N gày 4/4/2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng Bộ Bưu Chính – Viễn

Thông ký văn bản ghi nhớ về việc triển khai mạng giáo dục và kết nối
Internet vào trường học. Mục tiêu phấn đấu là đến cuối năm 2004, 100% các
trường THPT được kết nối Internet và đến cuối 2005, 50% trường THCS
được kết nối Internet. Kết quả cho thấy, đến cuối năm 2004, chúng ta đã
hoàn thành kết nối được 98% các trường THPT và chủ yếu lúc đó kết nối
qua đường điện thoại (dial up) nên rất chậm và lúc đó công nghệ kết nối
cũng chỉ là qua điện thoại. Đơn vị chủ lực và có công đầu trong triển khai
này là Công ty VDC.
− Cục CN TT đã thống kê: Tính đến tháng 7/2008, có 17342 trường

phổ thông chưa nối Internet trên tổng số 27595 (trong đó có 556 trường
không có điện lưới). Chiếm 62% số trường phổ thông chưa được kết nối
Internet.
− 100% các trường đại học, cao đẳng đã nối mạng Internet bằng nhiều

hình thức khác nhau. N hiều trường đại học có mạng nội bộ, có đường thuê
riêng (leased line), có phòng truy cập Internet cho sinh viên và giáo viên, có
trang thông tin điện tử.
− Các trường cao đẳng chủ yếu dùng đường ADSL.

− Các trường đại học trọng điểm thì có kết nối đường thuê riêng

(leased line) nhưng băng thông rất thấp, khoảng 512 Kbps đến 2 Mbps, do
giá thành còn đắt.
− N hiều Sở GD&ĐT như Hà N ội, Hoà Bình, TP. HCM, Đà N ẵng,

Huế, Hải Phòng, Bắc N inh, Hoà Bình,... đã xây dựng mạng nội bộ, kết nối
tới các trường phổ thông, xây dựng trang thông tin điện tử của Sở. N hìn
chung, việc khai thác và sử dụng Internet còn hạn chế do cước phí truy nhập
còn cao và nội dung thông tin cho giáo dục chưa nhiều.

4
Bảng tổng hợp hiện trạng kết nối Internet tính đến 7/2008
Tiểu Trung Phòng
Loại đơn vị PTCS THCS THPT Tổng số
học học GD
Không có
điện lưới 304 95 145 11 0 1 556
Chưa kết
nối Internet 7737 377 3661 89 42 48 11954
Không thể
nối cáp 2778 410 1519 97 27 1 4832

Tính theo tỉ lệ %
BẢNG TỶ LỆ %
Tiểu học PTCS THCS THPT Trung học Phòng GD
Không có điện lưới
54.68 17.09 26.08 1.98 0.00 0.18
Chưa kết nối
Internet 64.72 3.15 30.63 0.74 0.35 0.40
Không thể nối cáp
57.49 8.49 31.44 2.01 0.56 0.02

b) Bước ngoặt lớn trong năm 2008


N gày 04/01/2008, Cục CN TT, Bộ GD và ĐT và Tổng công ty viễn
thông quân đội Viettel đã kí kết bản ghi nhớ. Theo đó, hai bên phối hợp hoạt
động nhằm đNy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục và
đào tạo cũng như thúc đNy phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin
đáp ứng nhu cầu của xã hội dựa trên năng lực và trách nhiệm của mỗi bên
tham gia ký kết. Bản kí kết này như một sự kiện lật trang mang tính lịch sử
cho việc kết nối Internet vào nhà trường với qui mô và chất lượng mới: Kết
nối Internet băng thông rộng tới tất cả các trường học, đặc biệt quan tâm việc
kết nối Internet đến các trường học vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo.
N gày 25/9/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tổng công ty viễn thông
quân đội Viettel đã long trọng tổ chức Lễ Khởi công mạng giáo dục. Theo
đó, Viettel cam kết:
- Tài trợ miễn phí kết nối Internet băng thông rộng ADSL vô thời
hạn tới tất cả các trường tiểu học, trung học, mẫu giáo, mầm non, các trung
tâm giáo dục cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên, các phòng giáo
dục và đào tạo (cấp huyện). Tài trợ toàn bộ thiết bị kết nối Internet là modem
ADSL, rải cáp… Trị giá qui đổi tượng trưng của việc tài trợ này là 330
tỉ/năm, chưa kể đầu tư ban đầu cho trang thiết bị và rải cáp.
- Kết nối kênh thuê riêng bằng đường cáp quang, tốc độ 4 Mbps
miễn phí tới tất cả các Sở GDĐT, giảm cước nối quốc tế đường 256 Kbps.
Do vậy các Sở chỉ phải trả chi phí 1,2 triệu đồng/tháng. (Giá tham khảo nối 1
Mbps trước đó: khoảng 25 triệu/tháng).

5
- Giảm 70% cước kết nối kênh thuê riêng băgf cáp quang tnới các
trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
- Với các trường vùng sâu, vùng xa, Viettel cam kết sẽ cung cấp
miễn phí cả thiết bị lẫn cước kết nối hằng tháng bằng công nghệ qua sóng
điện thoại di động. Với công nghệ GPRS, tốc độ có thể đạt 120 Kbps. Với
công nghệ 3G chuNn bị triển khai đầu 2009, tốc độ có thể đạt 1 Mbps.
Đánh giá sự kiện khởi công kết nối mạng giáo dục, Phó Thủ tướng, Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói: “Ngày hôm nay (ngày khởi công mạng
giáo dục) là ngày lịch sử của ngành giáo dục, ngày lịch sử của ngành CNTT
nước nhà”.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng N guyễn Thiện N hân trong thư gửi các thầy
cô giáo nhân dịp ngày 20/11 năm nay đã viết:
Chia sẻ sâu sắc với sự nghiệp trồng người của dân tộc, Tổng Công ty
Viễn thông quân đội đã quyết định từ năm học 2008-2009 cho phép tất cả
các trường phổ thông của cả nước kết nối và sử dụng Internet miễn phí để
hiện đại hoá việc dạy và học, việc quản lý nhà trường. Sáng kiến của mỗi
thầy cô giáo sẽ trở thành tài sản quý giá của toàn ngành để phát triển, khó
khăn của mỗi trường sẽ được toàn ngành và cả nước biết và chia sẻ, mỗi học
sinh, sinh viên có thể đối thoại, trao đổi thông tin bình đẳng với hàng triệu
người trên thế giới. Đó là nhờ đưa Internet vào nhà trường miễn phí. Rất
hiện đại và cũng rất Việt Nam.

Trung tâm dữ liệu (Data Center) cúa mạng giáo dục sẽ được xây
dựng để đáp ứng nhu cầu phục vụ cả ngành.

V. Thiết lập và sử dụng hệ thống e-mail


6
a) Hệ thống email có tên miền @moet.gov.vn đã được thiết lập theo
quy định, có server đặt tại trụ sở cơ quan Bộ, để cung cấp cho cán bộ làm
việc tại cơ quan Bộ.
b) Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn thiết lập hệ thống email có
tên miền @moet.edu.vn từ tháng 10/2007 để cung cấp cho toàn ngành, cụ thể
cho tất cả các trường phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung
tâm ngoại ngữ tin học, các trường trung cấp chuyên nghiệp... Các Sở, các
trường ĐH, CĐ đã tích cực tham gia để hệ thống hoạt động thường xuyên,
hiệu quả phục vụ trực tiếp cho công tác thông tin, liên lạc, báo cáo, chỉ đạo,
điều hành của Bộ, của ngành.
Hệ thống e-mail này đã phát huy tác dụng rất nhiều trong việc chuyển
phát văn bản điều hành, thông báo văn bản qui phạm pháp luật mới, chuyển
tải thông tin tuyên truyền, tiết kiệm công sức và kinh phí trong việc
photocopy tài liệu.
Thí dụ:
Khi gửi thư vào địa chỉ phongdaotao.DH@moet.edu.vn, tất cả các
phòng đào tạo đại học sẽ nhận được.
Khi gửi thư vào địa chỉ
Vanphong.So@moet.edu.vn, GiamDoc.So@moet.edu.vn
thì tất cả các Sở sẽ nhận được.

c) Triển khai việc cung cấp e-mail cho mỗi học sinh, mỗi giáo viên
của các trường với tên miền của Sở GD&ĐT.
Các Sở GD&ĐT đã đăng ký tên miền riêng, ví dụ như Sở GD&ĐT
tỉnh Hoà Bình đăng kí tên miền là @hoabinh.edu.vn. Thống nhất sử dụng kí
hiệu C0, C1, C2, C3 trong tên e-mail để chỉ các bậc học mẫu giáo, tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông tương ứng; C12 và C23 cho trường hỗn
hợp.
Trước hết, ngay trong năm học 2008-2009, Bộ đã yêu cầu các Sở ưu
tiên tạo ngay e-mail của Sở cho học sinh THPT, đặc biệt cho học sinh lớp 12
để phục vụ cho việc nhận thông tin đăng kí thi tuyển sinh, hướng nghiệp.

d) Kinh nghiệm dùng email trên nền gmail.


Ưu điểm của cách triển khai này là:
- Hệ thống này hoàn toàn miễn phí. Theo tính toán, việc triển khai
cho 20 triệu giáo viên, học sinh sẽ tương đương giá trị đầu tư khoảng 400
triệu USD. Có chuyên viên CN TT tính giả định thu tiền sinh viên dịch email
mỗi năm khoảng 5 USD nếu tự làm email server nhưng ở Việt N am, việc
này không khả thi.
- An toàn thông tin.
- Chống thư rác rất tốt, chống virus rất tốt.

7
- Không mất nguồn nhân lực chăm sóc cho email server. Các trường
phổ thông, trung cấp hay cao đẳng sẽ không thể có nguồn nhân lực để làm
việc này. Chăm sóc email server là một công việc vất vả.
- Dung lượng ổ cứng lớn, hiện là 7,2 GB. Trong khi nếu tự lập email
server, người dùng thường chỉ đạt dung lượng 20 MB-200 MB.
- N gười sử dụng dễ dàng truy cập ở mọi nơi, mọi lúc.
Một số trường đại học lớn, có đội ngũ chuyên trách CN TT có thể vẫn
muốn triển khai email server riêng. Tuy nhiên đến nay, một số đại học lớn
như ĐH Bách Khoa Hà N ội, ĐH Cần Thơ cũng đã triển khai theo hướng trên
nền gmail với số lượng account được cấp lên đến 50.000 người. Cảm tưởng
của các cán bộ phụ trách CN TT về việc này là từ chỗ chăm sóc email server
rất vất vả, tốn kém, nay “khoẻ re” (ông Đỗ Văn Xê, hiệu phó ĐH Cần Thơ).

VI. Triển khai hệ thống họp qua cầu truyền hình video conference,
qua web và qua mạng điện thoại (đàm thoại đa bên)
Bộ GDĐT triển khai đồng loạt 3 loại công nghệ họp qua mạng: video
conference, web conference và audio conference để phục vụ qui mô toàn
ngành.
Hệ thống họp qua truyền hình (video conference), hay còn được gọi
họp qua cầu truyền hình: Bộ Giáo dục và Đào tạo đi đầu trong việc triển khai
hình thức họp hội nghị tuyển sinh qua cầu truyền hình từ tháng 12/2004.
Tính đến nay đã có hàng chục cuộc hội nghị, đông nhất lên đến gần 1300 đại
biểu và tiết kiệm kinh phí ngân sách khoảng 2,5 tỉ đồng tiền đi lại ăn ở của
các đại biểu từ xa đến Hà N ội cho một hội nghị đông người này. Cầu truyền
hình đã nối đến cả ĐH Tây Bắc, ĐH Tây N guyên, ĐH An Giang cũng như
các đối tác tại Mỹ, N hật, Pháp. Hình thức họp này không chỉ đã tiết kiệm
kinh phí mà còn tiết kiệm thời gian, công sức đi lại và nâng cao hiệu quả trao
đổi phát biểu tại hội nghị.
Đường truyền kết nối video conference có hai loại phổ biến: ISDN và
IP. Kinh nghiệm cho thấy tốt nhất dùng IP kênh trắng của Viettel để đảm bảo
chất lượng hội nghị.

Đầu cầu Hà N ội 2004 Xem hình đầu cầu tp HCM 2004

8
Đầu cầu Hà N ội 2006 Đầu cầu tại tp Hồ Chí Minh

N gay tại phòng làm việc, Phó Thủ tướng, Hội nghị tuyển sinh 1.2008:
Bộ trưởng N guyễn Thiện N hân họp trực Có 1250 đại biểu ở 4 điểm cầu Hà N ội,
tiếp với 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Đà N ẵng, tp HCM và Cần Thơ.
(qua đầu cầu tp Long Xuyên, An Giang). Hình ảnh tại đầu cầu Đà N ẵng.

Tại sao ngành giáo dục lại chọn Viettel trong triển khai video
conference ? Đó là vì Viettel có hệ thống đội ngũ cán bộ và hệ thống cáp
quang ở tất cả các tỉnh thành, Viettel có thể đáp ứng kéo cáp quang đến các
điểm họp cần thiết và Viettel có sẵn 63 phòng họp ở 63 tỉnh/thành. Điều
quan trọng nhất là khi cần khNn cấp, Viettel có thể phục vụ ngay cả khi chưa
có hợp đồng.
Web conference: Bên cạnh đó, Cục CN TT còn triển khai hệ thống
họp qua web (web conference). Ưu điểm của hệ thống này là đơn giản, rất dễ
sử dụng, chỉ cần webcam và một đường kết nối ADSL. Hệ thống này có thể
dùng để họp giao ban, hội thảo, tập huấn, đào tạo từ xa, bảo vệ luận án, e-
Learning… không chỉ ở Bộ mà còn giữa các sở và các trường học.
web conference cho phép chia sẻ màn hình, chia sẻ phần mềm, chia sẻ
dữ liệu, chat, trình chiếu, bảng trắng, khảo sát thăm dò ý kiến…

9
Màn hình web conference
Thiết bị sử dụng Tại trụ sở có phòng họp lớn thì
cho web conference: có thể dùng camera Sony EVI-D70
Tối thiểu chỉ cần cộng thêm card chuyển đổi video kết
webcam, loại tốt nhất nối USB, loại Kworld EasyCap 22
là Logitech Quickcam USD.
Pro S5500, giá chỉ
khoảng 50 USD.
Webcam Logitech có
ưu điểm là đã tích hợp microphone đi
liền và có độ nhạy cao. Hãy tìm mua
qua www.vatgia.com

Các Sở có thể đưa toàn bộ bài giảng điện tử lên web conference để
chia sẻ, tập huấn.

10
Mô hình kết nối web conference

Audio conference: Chất lượng âm thanh VoIP của các hệ thống họp
qua web còn không ổn định, dễ bị tiếng vọng (echo). Từ đầu 2007, Cục
CN TT đã triển khai thử nghiệm hệ thống đàm thoại đa bên (audio
conference) dựa trên bo mạch điện tử Digium 60 đường thoại và phần mềm
mã nguồn mở Asterisk. Các cuộc họp được tổ chức bằng việc các bên tham
gia gọi vào một số điện thoại duy nhất là 04.62787850, rồi quay thêm số
phòng họp, thí dụ 345#. Chúng tôi thiết lập cả số quay nội vùng 19001563 để
có giá cước đồng hạng nếu quay từ mạng điện thoại Viettel.

Mô hình sử dụng hệ thống đàm thoại đa bên (audio conference)

PBX Server

Mobile

Bộ GD&ĐT Các Sở GD&ĐT Các Trường học

Hệ thống này có thể sử dụng điện thoại IP và khi đó không mất tiền
cước. Tuy nhiên chất lượng thoại IP phụ thuộc vào chất lượng đường kết nối

11
Internet. Trong khi nếu quay số bình thường, chất lượng thoại sẽ rất tốt do
băng thông cố định chuNn 64 Kbps.

Thiết bị họp qua thoại có thể là điện thoại cầm tay, để bàn hay thiết bị
chuyên dụng như Sound Station của Polycom. Giá thành thiết bị Polycom
còn cao, khoảng 700-1100 USD, tuỳ loại. Chúng tôi khuyến cáo dùng điện
thoại để bàn Panasonic 2373 vì có nút Mute (tắt microphone) với đèn đỏ báo
hiệu, điều chỉnh âm lượng và có loa ngoài (speaker phone) nên có thể phục
vụ phòng họp 20 người. Giá của điện thoại Panasonic rất rẻ: 480.000đ.

Mô hình này đang được phổ biến rộng cho các Sở họp với các phòng
giáo dục, hoặc phòng giáo dục họp với các trường. Một tình huống khá ly
thú là vừa qua Hà N ội bị mưa lớn, Sở GDĐT muốn họp triển khai việc
chống lụt, bàn việc cho học sinh nghỉ học nhưng không thể triệu tập 29
phòng giáo dục và đào tạo lên họp vì đường bị ngập. Cục CN TT đã cấp cho
Sở GD&ĐT Hà N ội một phòng đàm thoại ảo để sử dụng họp giao ban
thường xuyên giữa Sở với 29 phòng quận huyện. Mô hình này cũng đang
được triển khai cho nhiều tỉnh miền núi.
Hệ thống họp qua web (web conference) còn là công cụ để đào tạo từ
xa, phù hợp cho cả loại hình chính quy, tại chức…
12
Cục CN TT có thể cung cấp cho toàn ngành giáo dục sử dụng chung
một hệ thống web conference và audio conference vì dễ dùng, không tốn
kém.

Họp qua web với 63 Sở GD&ĐT


N gày 31/12/2008, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng N guyễn Thiện N hân đã
chủ trì cuộc họp với 63 Sở GD&ĐT qua hệ thống web. Tại Hà N ội, dung
lượng dữ liệu lúc lên cao là 60 Mbps trên băng thông 100 Mbps. Tại các Sở,
do đường truyền hạn chế ở mức 4 Mbps nên chất lượng hình khi xem hằng
chục hình chưa cao. Tuy nhiên nếu chỉ chiếu lên 2-3 hình video thì chất
lượng tốt. Chúng ta sẽ hoàn thiện công nghệ họp qua web.
Đây là một sự kiện đầu tiên ở Việt nam một Bộ họp trực tiếp với 63
sở và được hãng sản xuất đánh giá là sự kiện rất ấn tượng.

VII. Hệ thống website thông tin giáo dục


website của Bộ là nơi phản ánh công khai các hoạt động đa dạng của
ngành, là “bộ mặt điện tử” của ngành.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có hai website chính:


www.moet.gov.vn là website mang tính chất pháp qui của Bộ.
www.edu.net.vn là website mang tính chuyên môn, học thuật của
cộng đồng giáo dục và của Bộ.

Hai website này chứa nhiều thông tin phục vụ công tác quản lý giáo
dục, thông tin tuyên truyền, trao đổi học thuật, nghiệp vụ chuyên môn, lịch
hàng tuần của lãnh đạo Bộ, số liệu thống kê giáo dục từ 1999…
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành
Diễn đàn giáo dục http://diendan.edu.net.vn là một diễn đàn sôi nổi về
nhiều chủ đề xung quanh vấn đề giáo dục (Xin xem hình kèm theo).

Danh mục các trang website đã được xây dựng và phát triển:
- http://en.moet.gov.vn Trang tiếng Anh của Bộ
- http://thi.moet.gov.vn Cổng thông tin thi và tuyển sinh
- http://el.edu.net.vn Cổng thông tin học điện tử (e-learning)
- http://vanban.moet.gov.vn Văn bản qui phạm pháp luật và điều hành
- http://ebook.moet.gov.vn Thư viện giáo trình điện tử
- http://hoithao.moet.gov.vn Trang Thông tin phục vụ Hội nghị
- http://hop.edu.net.vn Hệ thống web conference
- http://khcn.moet.gov.vn Khoa học công nghệ
- http://thietbi.moet.gov.vn Thiết bị giáo dục
- http://www.ocw.vn Trang học liệu mở
- http://gdcn.moet.gov.vn Vụ Giáo dục chuyên nghiệp
13
So sánh đánh giá các mô hình họp qua mạng

Video Web conference Audio


conference conference
Qui mô người họp Lớn. Số điểm nối Phòng họp khoảng 20 Theo yêu cầu. Có thể
không cần nhiều. người và các cá nhân. nối hằng trăm điểm lẻ.
Chất lượng hình Rất tốt Vừa đủ Không có hình.
Chỉ có tiếng.
Băng thông yêu 2 Mbps (SD) 100-140 Kbps Cố định trên đường
cầu ít nhất 6 Mbps (HD) cho một điểm video hiện điện thoại là 64 Kbps
cho mỗi điểm cầu. lên
Loại đường ISDN và IP. Internet ADSL là đủ. Kênh thoại truyền
truyền thống. Và có thể dùng
Kênh trắng là tốt nhất. Internet cho VoIP.
Chất lượng tiếng Rất tốt VoIP nên chất lượng Rất tốt
Chất lượng cao khi tiếng không ổn định, bị
dùng tần số lấy mẫu 14 vọng tiếng.
Kz. Kết luận: Cần kết hợp
với hệ thống audio
conference.
Tính dễ dùng Khó dùng. Rất dễ dùng Rất dễ dùng và đơn
Phải có đội ngũ giản.
chuyên nghiệp vận Chỉ cần điện thoại là
hành. họp được.
Kinh phí đầu tư Đầu tư lớn. Vừa phải, mua phần Rất ít cho server.
mềm là chính.
Thiết bị đầu tư Thiết bị camera và Webcam, loa là đủ. Điện thoại là đủ (để
máy chiếu chuyên bàn, di động, chuyên
dụng. Cần thêm: có thể dùng dụng).
MCU đắt tiền. máy chiếu, màn hình Điện thoại có speaker,
plasma hay LCD. có nút tắt mic MUTE,
có điểu chỉnh volume.
Panasonic 2373 giá
khoảng 480.000đ
Tính phù hợp Họp qui mô lớn. Họp qui mô vừa và nhỏ. Họp mọi nơi, mọi lúc,
hoàn cảnh Cấp trung ương họp nhất là cuộc họp
hoành tráng. Rất phù hợp cho công nhanh, khNn cấp,
tác đào tạo, tập huấn từ không cầu kỳ lễ nghi.
xa qua mạng. Rất phù hợp họp khi
Các tỉnh, xã, gia đình, có bão lụt như Hà N ội
lớp học đều họp được. vừa qua.
Mọi người đều dùng.

14
- http://kiencotruonghoc.moet.gov.vn Chương trình kiên cố hóa
trường học, lớp học...
- http://itmart.moet.gov.vn Chợ Công nghệ và Thiết bị trực tuyến
- http://vayvondihoc.moet.gov.vn Tín dụng học sinh, sinh viên
- http://daotaotheonhucau.moet.gov.vn Đào tạo theo nhu cầu xã hội

Mới thiết lập: Kho tài nguyên giáo dục có địa chỉ
http://edu.net.vn/media, nơi giáo viên và học sinh có thể đưa lên và tải
xuống các nguồn tài nguyên giáo dục phong phú. Thí dụ: tải về các phần
mềm miễn phí như hỗ trợ xếp thời khoá biểu, phần mềm quản lý học sinh,
những điều cần biết về thi và tuyển sinh, các phần mềm dạy học hữu ích…
Hiện Bộ GD&ĐT đang thiết lập học liệu điện tử cho các môn học với sự
tham gia của giáo viên toàn ngành.

15
VIII. Triển khai hệ thống thông tin quản lý giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai nhiều hệ thống thông tin
quản lý giáo dục và các cơ sở dữ liệu về giáo dục. N hiều phần mềm quản lý
đã được triển khai và chạy trên hệ thống website nói trên. Bên cạnh đó còn
có các phần mềm quản lý giáo dục khác:
- Phần mềm quản lý nhà trường phổ thông do Cục CN TT quản lý và
cung cấp miễn phí. (Xem báo cáo chuyên đề gửi kèm).
- Phần mềm hỗ trợ sắp xếp thời khoá biểu trong nhà trường phổ
thông sẽ được cấp miễn phí trên toàn quốc.
- CSDL về các đề tài nghiên cứu khoa học.
- CSDL về cán bộ, công chức.
- CSDL về giảng viên đại học, cao đẳng và TCCN .
- CSDL về lưu học sinh bằng nguồn ngân sách nhà nước.
- CSDL về các trường đại học, cao đẳng.
- CSDL thống kê giáo dục.
- …

Bộ GD&ĐT thống nhất quản lý nhà nước về cơ sở dữ liệu và hệ


thống thông tin quản lí giáo dục về một đầu mối là Cục CN TT để tránh
chồng chéo gây lãng phí và đảm bảo sự phát triển bền vững của toàn hệ
thống thông tin giáo dục. Các cấu phần CN TT trong các dự án ODA phải có
trách nhiệm báo cáo về Cục CN TT để Cục CN TT thNm định, tham mưu cho
lãnh đạo Bộ về việc phê duyệt sử dụng.

16
IX. Cung cấp 9 hướng dẫn thủ tục hành chính 1 cửa trên mạng
http://www.moet.gov.vn/?page=3.13

X. Cổng thông tin thi và tuyển sinh http://thi.moet.gov.vn

Cổng thông tin này là một thí dụ điển hình về cung cấp dịch vụ hành
chính công trực tuyến, miễn phí.
Các trường đại học, cao đẳng, học viện, trung cấp chuyên nghiệp đã
bắt đầu có thể đăng kí chỉ tiêu tuyển sinh online, cung cấp toàn bộ thông tin
thi và tuyển sinh như mã ngành, khối thi, chỉ tiêu cùng địa chỉ liên lạc. Đây
là một cơ sở dữ liệu thống nhất, được cập nhật thường xuyên hằng năm từ
2002 đến nay.
Hằng năm, mỗi khi đến kì chuNn bị thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại
học, cao đẳng, Cổng thông tin thi và tuyển sinh là địa chỉ quen thuộc, hữu
ích của gần triệu học sinh THPT để tra cứu mã ngành, mã trường, chọn
ngành chọn trường theo địa bàn, điền hồ sơ dự thi online, thư viện đề thi tốt
nghiệp và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, thư viện đề thi trắc nghiệm để
luyện tập.
Cục CN TT đang lên phương án triển khai cung cấp dịch vụ đăng kí dự
thi trực tuyến cho thí sinh sau khi giải quyết xong khâu thu lệ phí tuyển sinh
qua thẻ.
Việc xử lý dữ liệu tuyển sinh và thi tốt nghiệp THPT liên tục từ năm
2002 đã cung cấp cho lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các sở giáo dục và đào tạo nhiều
thông tin quý giá: Phổ điểm các môn thi, khối thi, bản đồ chất lượng thi
17
tuyển sinh ĐH, CĐ, phát hiện thí sinh gian lận thi hộ, đánh giá độ vênh giữa
hai kì thi, đánh giá kết quả thi đến từng phòng thi, từng trường THPT…

18
XI. Khai thác và sử dụng mã nguồn mở trong quản lý và giảng dạy
Khai thác và sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong các đơn vị sử
dụng ngân sách nhà nước là một chủ trương lớn của N hà nước. Vì vậy Bộ
yêu cầu các đơn vị, cơ sở giáo dục triển khai ngay các phần mềm mã nguồn
mở trong công tác dạy học chính thức trong trường phổ thông và trong công
tác quản lý:
a) Bộ phần mềm văn phòng OpenOffice.Org, (gọi tắt là Open Office)
có thể tải về miễn phí tại địa chỉ www.OpenOffice.Org
b) Việc mua bản quyền các phần mềm như Microsoft Office sẽ do Cục
CN TT làm đầu mối quản lý và triển khai thống nhất trong toàn ngành khi có
hướng dẫn cụ thể của Bộ Thông tin và Truyền thông. Theo đó các đơn vị sử
dụng ngân sách nhà nước không tự mua các phần mềm này.

XII. Đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng công nghệ
thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học
Triển khai áp dụng CN TT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương
pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CN TT ngay trong mỗi môn học một cách
hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội
dung thông tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi
thông tin qua mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể
học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về
công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại. Cụ thể là:
- Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng
điện tử và giáo án trên máy tính. Khuyến khích giáo viên, giảng viên trao đổi
kinh nghiệm giảng dạy qua website của các cơ sở giáo dục và qua Diễn đàn
giáo dục trên Website Bộ.
- Triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (e-Learning). Tổ chức
cho giáo viên, giảng viên soạn bài giảng điện tử e-Learning trực tuyến; tổ
chức các khoá học trên mạng, tăng tính mềm dẻo trong việc lựa chọn cơ hội
học tập cho người học.
- Xây dựng trên Website Bộ các cơ sở dữ liệu và thư viện học liệu
điện tử (gồm giáo trình và sách giáo khoa điện tử, đề thi trắc nghiệm, phần
mềm thí nghiệm ảo, học liệu đa phương tiện, bài giảng, bài trình chiếu, giáo
án của giáo viên, giảng viên). Tổ chức “sân chơi” trí tuệ trực tuyến miễn phí
của một số môn học.
Cục CN TT đang triển khai mua các thư viện phần mềm thí nghiệm ảo
của các công ty quốc tế và đồng thời chỉ đạo tổ chức sản xuất các phần mềm
thí nghiệm ảo, phần mềm mô phỏng. Các phần mềm thí nghiệm và mô
phỏng này sẽ tiết kiệm chi phí mua thiết bị, có tính năng minh hoạ phong
phú hơn, có tính tương tác cao hơn.
Thư viện sách giáo trình điện tử đã được xây dựng từ đầu năm 2007
tại địa chỉ http://ebook.moet.gov.vn hoặc http://ebook.edu.net.vn. Tính đến

19
tháng 12 năm 2008, đã có 400 giáo trình điện tử của các trường đại học đóng
góp, đã có hơn 7,5 triệu lượt người truy cập.
Bên cạnh đó, Cục CN TT cũng đã sưu tầm gần 1000 giáo trình điện tử
bằng tiếng Anh.
- Việc hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy bằng ứng dụng CN TT
phải được thực hiện một cách hợp lý, tránh lạm dụng, tránh bệnh hình thức
chỉ ứng dụng CN TT tại một số giờ giảng trong cuộc thi, trong khi không áp
dụng trong thực tế hàng ngày.

XIII. Công tác thi đua, khen thưởng và chế độ thông tin báo cáo
Từ năm học 2008 – 2009, Bộ GDĐT chính thức đưa chỉ tiêu thi đua về
ứng dụng CN TT trở thành một tiêu chí để đánh giá và biểu dương các đơn
vị, cơ sở giáo dục và các cá nhân đã có đóng góp tích cực về ứng dụng
CN TT trong giáo dục. Hằng năm, Bộ GDĐT tổ chức đánh giá, xếp hạng và
khen thưởng các đơn vị, cơ sở giáo dục, các cá nhân có thành tích xuất sắc
trong việc ứng dụng CN TT.
Trong công tác thi đua khen thưởng về CN TT, Bộ GDĐT chú trọng
đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ:
a. Kết quả tổ chức thực hiện việc phổ biến và quán triệt các văn bản
pháp quy của N hà nước về CN TT; công tác tổng điều tra, khảo sát về ứng
dụng CN TT; việc xây dựng và hoạt động của đơn vị công tác chuyên trách
CN TT.
b. Kết quả triển khai việc kết nối Internet; cấp địa chỉ e-mail cho cán
bộ, giáo viên và học sinh; đánh giá xếp hạng website.
c. Kết quả ứng dụng CN TT trong dạy và học.
d. Kết quả ứng dụng CN TT trong quản lý giáo dục và công tác điều
hành quản lý.
e. Kết quả tham gia cuộc thi “Giáo viên sáng tạo”; tham gia tạo nội
dung thông tin cho các chuyên mục của Website Bộ và website của Sở, của
Trường.
f. Chấp hành quy định về xây dựng kế hoạch, chế độ thông tin, báo
cáo.

XIV. Mô hình trường học điện tử


Để tiến tới xây dựng một mô hình trường học trường học điện tử
chúng tôi đề xuất các hoạt động chính mang tính định tính như sau:
1) Hạ tầng máy tính và mạng nội bộ LAN , có thể có wireless.
2) Có phòng học multimedia. Trong tương lai gần, có thể dùng màn
hình plasma 50 inch trở lên thay cho máy chiếu. Lý do: Độ sáng của plasma

20
cao nên hoạt động được ngay cả khi mở cửa, bật đèn, tuổi thọ cao, bắt được
cả tivi.
3) Kết nối Internet băng thông rộng, ít nhất là ADSL, cao cấp là
leased line.
4) website riêng của trường chứa đầy đủ thông tin. (Sẽ định nghĩa chi
tiết). Có môi trường giao tiếp online giữa nhà trường và phụ huynh, giữa nhà
trường và học sinh, giữa nhà trường và các cấp quản lý. Có thể giảng dạy và
họp online theo mô hình web conference, audio conference.
5) e-mail
- Mỗi giáo viên và học sinh có địa chỉ e-mail theo tên miền của
trường.
- Thiết lập sinh hoạt cộng đồng giáo dục qua nhóm email.

6) Tin học hoá công tác quản lý và điều hành của nhà trường
- Phục vụ công tác quản lý nhà trường: quản lý quá trình học tập và
rèn luyện của học sinh, quản lý giáo viên, quản lý tài chính và tài sản, quản
lý thi, kể cả thi tuyển đầu vào, thi tốt nghiệp. Mỗi học sinh có một hồ sơ điện
tử, học bạ điện tử, trong tương lai có thể dùng thẻ chip.
- Cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên website trường: Học sinh và
phụ huynh có thể tra cứu điểm online, đăng ký tuyển đầu vào…
- Với trường THPT, có thể áp dụng đăng ký thi tuyển sinh đại học, cao
đẳng online.
- Công khai tài chính trên website theo hướng dẫn của Bộ.
7) Có đội ngũ chuyên trách ứng dụng CN TT.
8) Giáo viên có trình độ và kĩ năng cơ bản về ICT như soạn được
giáo án, bài trình chiếu và cao cấp hơn là soạn bài giảng e-Learning. Hoạt
động tích hợp CN TT vào bài giảng của mỗi giáo viên.
9) Hệ thống bài giảng điện tử, bài trình chiếu và giáo án được đưa lên
website của trường do hệ thống LMS quản lý (Learning Management
System, như phần mềm Moodle), có thể giúp học sinh tự học.
10) ChuNn bị cho tương lai là hệ thống M-Learning, U-Learning.

M-Learning (Mobile Learning)


- E-Learning với các thiết bị di động
- Trong đó có PMP (Personal Media Player) và Mobile phone.
- Tuy nhiên laptop với truy cập wireless và tablet PC thì thuộc loại e-
Learning, không thuộc M-Learning’s.
- Không có LMS(Learning Management System) trực tiếp nối được
với các thiết bị di động.
- Vì vậy các nội dung cần chuyển đổi vảo thiết bị di động.

21
U-Learning (Ubiquitous – Learning)
- Hệ thống giáo dục tiên tiến dựa trên hệ thống có sẵn E-Learning và
thiết bị liên quan.
- Học tập qua nhiều kiểu nội dung với các thiết bị số khác nhau trong
trường học, ở nhà hay ở bất cứ chỗ nào nhờ có hệ thống quản lý học tập
được tích hợp.
- N gười học có thể học nhiều loại nội dung, ở bất cứ đâu, bất cứ lúc
nào.
- U-Learning sẽ làm thay đổi cách nhìn nhận về nội dung, thiết bị, hệ
thống và ngay kể cả quan niệm về giáo dục.

22
PHẦN II

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG UNIKEY,


OPENOFFICE, POWERPOINT, INTERNET
TRONG DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC
Hướng dẫn sử dụng Unikey, OpenOffice,
PowerPoint, Internet trong dạy và học tích cực
1. Các loại bảng mã tiếng việt
Hiện nay bảng mã tiếng việt được dùng chủ yếu 3 loại bảng mã là
TCVN3 (ABC), UNICODE và VNI. Phông chữ tiêu chuNn việt nam
(TCVN 3) hay còn gọi là ABC được sử dụng chủ yếu trong văn bản từ trước
những năm 2003. Phông chữ ABC có nhiều kiểu cách khác nhau, thuận lợi
cho việc thiết kế hình thức nội dung văn bản. Phông chữ bảng mã Unicode là
dạng mã chuNn quốc tế, tương thích với hầu hết các ứng dụng hiện nay.
Với khả năng đa dạng của các kiểu phông chữ phong phú, hình thức đẹp,
phông chữ ABC đã được rất nhiều người dùng lựa chọn. N hưng từ khi khái
niệm chia sẻ thông tin qua mạng Internet đã trở nên phổ biến thì việc sử dụng
phông chữ ABC không còn đáp ứng được nữa, phông chữ ABC không thể
hiện được đầy đủ nội dung cần chia sẻ.
Một sự bất cập rất lớn là khi chỉ một ngôn ngã tiếng việt mà sử dụng đến
cả ba loại bảng mã khác nhau, dẫn đến việc chia sẻ thông tin và khai thác
thông tin gặp rất nhiều khó khăn.
Quyết định số 72/2002/QĐ-TTg Về việc thống nhất dùng bộ mã các ký
tự chữ Việt theo tiêu chuNn TCVN 6909:2001 trong trao đổi thông tin điện tử
giữa các tổ chức của Đảng và N hà nước được ban hành. Đây chính là điều
kiện bắt buộc các đơn vị hành chính nhà nước sử dụng bảng mã phông chữ
TCVN 6909:2001 hay gọi là bảng mã Unicode dựng sẵn.
Trong tài liệu này chúng tôi sẽ giới thiệu qua về từng loại bảng mã
phông, đặc điểm và khả năng ứng dụng của nó.
1.1 Bảng mã phông chữ TCVN3 (ABC)
Dưới đây là một số kiểu phông chữ kiểu ABC
. VnArabia

.VnAristote

.VnBahamasB

.VnComercial Script Italic

.VnExotic Normal

24
.VnFree Medium

.VnKoala

. VnMystical

. Vn3DH

.VnArial

.VnArial Narrow

.VnBlack . VnBlack

.VnBodoni

.VnBook-Antiqua

. VnTime

. VnTimeH

KHOA HỌC M¸Y TÝNH


Cánh nhận diện phong chữ bảng mã ABC là phía trước tên kiểu phông
chữ luôn có dấu chấm (.) và phông chữ tiếng việt kiểu ABC phân biệt rất rõ
kiểu chữ HOA và chữ thường, kiểu chữ HOA và chữ thường chỉ khác nhau ký
tự H ở phía sau cùng của tên kiểu phông chữ như .VnTime và .VnTimeH.
Địa chỉ download tất cả các loại phông chữ là http://fontchu.com
1.2 Bảng mã phông chữ UNICODE
Unicode là bảng mã chuNn quốc tế được thiết kế để dùng là bảng mã duy
nhất cho tất cả các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.

25
Unicode đã được hỗ trợ sẵn có trong hệ điều hành Windows N T và nay
là Windows 2000. Các hệ Windows 9x cũng có hỗ trợ cho Unicode tuy chưa
hoàn chỉnh. Các chương trình phổ dụng hiện nay có hỗ trợ Unicode có thể kể
như trình duyệt web Internet Explorer 5 trở lên, trình thư điện tử Microsft
Outlook Express 5 trở lên, hay bộ phần mềm OpenOffice, Microsoft Office
97/2000, ....
Theo đánh giá, Unicode tỏ ra là giải pháp trọn vẹn cho vấn đề bảng mã
tiếng Việt. Đặc biệt đối với các ứng dụng Internet việc sử dụng tiếng Việt
Unicode ngày càng có ưu thế hơn so với các bảng mã tiếng Việt khác.
Kiểu phông chữ mã Unicode thường gồm một số loại kiểu phông chữ
thông thường như sau:
Kiểu Arial

Khoa học máy tính


Kiểu Times N ew Roman

Khoa học máy tính


Kiểu Verdana

Khoa học máy tính


Kiểu Tahoma

Khoa học máy tính


N goài những kiểu phông chữ trên, mã Unicode còn nhiều kiểu phông
chữ khác nữa nhưng tính phổ biến không nhiều. Để có thể sử dụng các kiểu
phông chữ Unicode khác vào download tại đây http://fontchu.com.
Kiểu phông chữ Unicode không hỗ trợ kiểu chữ HOA như phông chữ
bảng mã TCVN 3, người dùng muốn nội dung hiển thị là chữ HOA thì phải
kết hợp phím Shift hoặc phím Caps Lock.
1.3 Bảng mã phông chữ VNI
Bảng mã phông chữ tiếng việt VN I được sử dụng nhiều ở phía nam, đây
là một trở ngại rất lớn đối với người dùng muốn chia sẻ tài liệu.
Dưới đây là một số loại phông chữ VN I hay dùng:
Kiểu VN I Helve
COÂNG NGHEÄ THOÂNG TIN
Kiểu VN I-Times
Coâng ngheä thoâng tin
Kiểu VN I-Bodon

26
Coâng ngheä thoâng tin

2. Cách gõ chữ tiếng việt


2.1. Nguyên tắc chung
Để gõ các chữ cái Việt có dấu bạn phải gõ chữ cái chính trước, sau đó gõ
các dấu thanh, dấu mũ, dấu móc. Các kiểu gõ tiếng Việt khác nhau sẽ quy
định các phím bấm khác nhau cho các dấu thanh, dấu mũ và dấu móc. Tuy
bạn có thể gõ phím dấu ngay sau các chữ cái gốc, nhưng điều này dễ dẫn đến
việc bỏ dấu không nhât quán. Ví dụ: chữ toán có thể được viết thành tóan.
Để gõ được tiếng việt, người dùng sử dụng một trong các kiểu gõ sau:
a. Kiểu gõ TELEX
Các phím gõ tiếng Việt của kiểu gõ TELEX
Phím Dấu
s Sắc
f Huyền
r Hỏi
x N gã
j N ặng
z Xoá dấu đã đặt. Ví dụ: toansz = toan
w Dấu trăng trong chữ ă, dấu móc trong các chữ ư, ơ.
Chữ w đơn lẻ tự động chuyển thành chư ư.
aa â
dd đ
ee ê
oo ô
[ Gõ nhanh chữ ư
] Gõ nhanh chữ ơ
Ví dụ:
Tieengs Vieetj = Tiếng Việt
dduwowngf = đường
Với phông chữ bảng mã Unicode cần chữ hoa có dấu , bạn chỉ cần gõ
chữ gốc là chữ hoa, còn các dấu thanh, dấu mũ có thể gõ phím chữ thường, ví
dụ như Ă = Shift + a rồi phím dấu w; Â = Shift + a rồi phím dấu a;…

27
Với phông chữ bảng mã TCVN 3, bạn phải dùng font chữ hoa mới có
được chữ hoa có dấu. N ếu dùng font chữ thường, bạn chỉ có thể gõ được các
chữ hoa không dấu.
Đối với kiểu gõ TELEX, trường hợp bạn gõ sai dấu mà vẫn chưa di
chuyển ra khỏi từ đang gõ thì có thể gõ đè dấu mới. Ví dụ: toanfs = toán,
toansz = toan.
Phần mềm Unikey giúp gõ phím dấu ở cuối từ để đặt dấu vào vị trí đúng
chính tả tiếng Việt. Ví dụ: để gõ chữ "hoàng", thay vì gõ hofang hay hoafng,
hãy gõ hoangf.
2.2. Kiểu gõ VNI
Kiểu gõ VN I sử dụng các phím số để gõ chữ tiếng Việt.
Các phím gõ tiếng Việt của kiểu gõ VN I
Phím Dấu
1 sắc
2 huyền
3 hỏi
4 ngã
5 nặng
6 Dấu mũ trong các chữ â, ê, ô
7 Dấu móc trong các chữ ư, ơ
8 dấu trăng trong chữ ă
d9 chữ đ
0 xóa dấu thanh
Ví dụ:
Tie6ng1 Vie6t5 = Tiếng Việt
d9u7o7ng2 = đường
Với phông chữ bảng mã TCVN 3, bạn phải dùng font chữ hoa mới có
được chữ hoa có dấu. N ếu dùng font chữ thường, bạn chỉ có thể gõ được các
chữ hoa không dấu.
Đối với kiểu gõ TELEX, trường hợp bạn gõ sai dấu mà vẫn chưa di
chuyển ra khỏi từ đang gõ thì có thể gõ đè dấu mới. Ví dụ: toanfs = toán,
toansz = toan.
Trong trường hợp bạn gõ sai dấu mà vẫn chưa di chuyển ra khỏi từ đang
gõ thì có thể gõ đè dấu mới. Ví dụ: toan21 = toán, toan10 = toan
2.3. Kiểu gõ VIQR

28
Cần phân biệt kiểu gõ VIQR với bảng mã VIQR. Kiểu gõ là phương
pháp bạn dùng để nhập các ký tự tiếng Việt, và độc lập với bảng mã. Bảng mã
là cách thể hiện các ký tự tiếng Việt. Bạn có thể dùng kiểu gõ VIQR để nhập
tiếng Việt cho các bảng mã (font) Unicode, VN I, TCVN ... N gược lại bạn
cũng có thể gõ kiểu TELEX, hoặc VN I cho các bảng mã VIQR, Unicode...
Các phím gõ tiếng Việt của kiểu gõ VIQR
Phím Dấu
' (single quote) sắc
` (grave accent) huyền
? hỏi
~ (tilde) ngã
. (full stop) nặng
^ dấu mũ trong các chữ â, ê, ô
+ dấu móc trong các chữ ư, ơ
( dấu trăng trong chữ ă
dd chữ đ
0 xóa dấu thanh
\ phím thoát dấu
Ví dụ:
Tie^’ng Vie^.t = Tiếng Việt
ddu+o+`ng = ddu+o+ng` = đường
Bạn cũng có thể gõ các dấu mũ, móc, trăng ở cuối từ (với điều kiện bạn
phải bật chức năng này của UniKey). Khi đó, có thể gõ: duongd++` = đường.
Với phông chữ bảng mã TCVN 3, bạn phải dùng font chữ hoa mới có
được chữ hoa có dấu. N ếu dùng font chữ thường, bạn chỉ có thể gõ được các
chữ hoa không dấu.
Đối với kiểu gõ VIQR, trường hợp bạn gõ sai dấu mà vẫn chưa di chuyển
ra khỏi từ đang gõ thì có thể gõ đè dấu mới. Ví dụ: toan`' = toán, toan'0 =
toan.
3. Cài đặt thêm phông chữ tiếng việt vào trong máy tính
Tôi vừa mới copy bài luận về phương pháp giảng bài có ứng dụng công
nghệ thông tin của bạn về, khi mở trên máy của mình thế mà chẳng thể xem
được chút gì cả, tất cả nội dung đều biến thành các ô vuông và các ký tự đặc
biệt, biết làm sao bây giờ ?
Bạn đã bao giờ gặp trường hợp như vậy không ? Đừng lo lắng, đó chỉ là
do máy tính của bạn chưa cài đặt đủ các loại phông chữ mà trong nội dung

29
của bài luận đã sử dụng mà thôi. Tôi sẽ giúp bạn các cài đặt để có thể đọc và
viết nội dung của bài luận đó. ☺

3.1 Tài nguyên cần có:


- Tệp tin dạng .EXE để cài đặt các kiểu phông chữ hoặc thư mục chứa
các tệp tin phông chữ như hình minh hạo dưới đây:

(trường hợp 1)
Hoặc

(trường hợp 2)
Để có tài nguyên như trên, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cụ thể trong phần
tìm kiếm và thực hành trên mạng Internet.
3.2 Thực hiện cài đặt phông chữ:
3.2.1. Trường hợp 1:
để cài đặt thêm phông chữ vào trong máy tính, bạn chỉ việc nhấp chuột
đúp hoặc chọn tệp và mở (open) tệp đó ra,

30
Và nhấp chọn nút bấm “Next” đến khi kết thúc “Finish”, khi đó máy sẽ
yêu cầu bạn khởi động lại máy. Bạn cần phải thực hiện điều này vì các tệp
phông chữ sẽ cập nhật vào trong hệ thống để bạn có thể sử dụng trong bất kỳ
ứng dụng nào.
3.2.2. Trường hợp 2:
Vì các tệp là dạng độc lập không phải dạng tệp tin cài đặt như trường
hợp 1 nên để cài đặt phông chữ vào trong hệ thống cần thực hiện thông qua
trình điều khiển Control Panel, các bước thực hiện như sau:
Bước 1: khởi động trình điều khiển Control Panel:

Bước 2: Trong cửa sổ trình điều khiển Control Panel hãy chọn chức
năng Font như hình dưới đây:

31
Bước 3: trên của sổ của trình điều khiển Fonts, chọn thực đơn File/Install
New Font… như hình dưới đây:

Bước 4: sau khi chọn cài đặt thêm mới phông chữ, cửa sổ xuất hiện, trên
cửa sổ bạn phải tìm đến nơi lưu trữ tệp tin phông chữ như hình dưới đây:

32
Bước 5: bạn nhấp chọn nút bấm “Select All” rồi nhấp chọn tiếp nút bấn
“OK” như vậy bạn đã hoàn thành việc cài đặt thêm phông chữ mới vào trong
hệ thống, nếu hệ thống yêu cầu bạn khởi động lại thì hãy thực hiện theo.
4. Cài đặt phần mềm gõ dấu tiếng việt
Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ gõ tiếng việt như Unikey;
VietkeyOffice; …, trong nội dung tài liệu này, chúng tôi giới thiệu đến các
bạn cách thức cài đặt phần mềm Unikey. Đây là phần mềm mã nguồn mở,
hoàn toàn miễn phí và có khá đầy đủ các chức năng cần thiết nhất cho việc
thực hiện xử lý nội dung văn bản.
Phần mềm Unikey gồm một file EXE duy nhất là unikey.exe, UniKey
gồm hai phiên bản:
+ Phiên bản chuNn (UniKey.exe): dùng cho tất cả các hệ điều hành
Windows. Phiên bản UniKey NT dùng phông tiếng Việt của hệ thống
nên bạn không cần phải làm gì cả. Mặc dù phiên bản chuNn có thể chạy
trên mọi hệ điều hành Windows, nhưng với Windows N T/2000/XP thì
nên dùng UniKey NT.
+ Phiên bản UniKey NT (UniKeyN T.exe): dùng cho các hệ điều hành
Windows N T, 2000, XP. Với phiên bản chuNn Unikey (thường dùng
cho Windows 9x, ME), nếu muốn có giao diện tiếng Việt bạn cần phải
có phông tiếng Việt ABC Sans Serif (abcserif.fon) trong máy, nếu chưa
có thì bạn thực hiện theo các bước trong phần cài đặt phông chữ ở phần
trên.
Khi chạy UniKey, bạn có thể bật bảng điều khiển và đặt lựa chọn Khởi
động cùng Windows để tự động chạy UniKey mỗi khi khởi động Windows.
Để biết UniKey bạn đang chạy là phiên bản Unikey chuNn hay phiên bản
Unikey N T, bạn có thể bấm nút Thông tin trong bảng điều khiển.

33
Chú ý:
- Phần mềm Unikey có thể chạy mà không cần cài đặt, khi chạy trên
thanh TaskBar của hệ thống luôn xuất hiện hình ảnh như sau:

- Bạn muốn thực hiện bất kỳ chức năng nào của Unikey thì chỉ việc nhập
phải chuột vào biểu tượng đó rồi chọn chức năng muốn thực thi như hình
dưới đây:

Unikey 4.0 (Beta) Unikey 3.5


5. Một số chức năng và ứng dụng của Unikey
5.1 Bảng điều khiển chính
Bảng điều khiển chính ở hình dưới đây cho phép bạn thiết lập tất cả các
thông số hoạt động của UniKey cho phù hợp với nhu cầu của bạn. Bảng điều
khiển chính có thể được bật từ Menu của UniKey hoặc dùng tổ hợp phím
nóng CTRL+SHIFT+F5.
Hình. Bảng điều khiển chính

34
UniKey được trang bị 2 ngôn ngữ giao diện là tiếng Anh và tiếng Việt.
N ếu trên máy bạn UniKey chưa hiển thị được tiếng Việt thì bạn cần phải có
phông tiếng Việt ABC Sans Serif (abcserif.fon) trong máy, nếu chưa có thì
bạn thực hiện theo các bước trong phần cài đặt phông chữ ở phần trên. Hộp
hội thoại của UniKey có 2 chế độ:
+ Chế độ mở rộng: cho phép đặt tất cả các thông số hoạt động của
UniKey
+ Chế độ thu nhỏ: chỉ đặt các thông số hay sử dụng nhất.

Bạn có thể thay đổi khung nhìn của cửa sổ hội thoại bằng cách bấm vào
nút “Thu Nhỏ” hoặc “Mở rộng”.
Các mục trong bảng điều khiểu:
+ Vietnamese interface/Giao dien tieng Viet: Chọn ngôn ngữ thể hiện là
tiếng Anh hay tiếng Việt.
+ Bảng mã: Chọn bảng mã tiếng Việt. Bạn phải chọn đúng bảng mã
tương ứng với phông tiếng Việt mà bạn đang sử dụng.

35
+ Kiểu gõ phím: Cho phép chọn kiểu gõ tiếng Việt: Telex, VN I, hoặc
VIQR.
+ Phím chuyển: Thiết lập tổ hợp phím nóng dùng để bật tắt tiếng Việt
bằng. Bạn chọn 1 trong 2 tổ hợp: CTRL + SHIFT hoặc ALT + Z.
+ Cho phép gõ dấu mũ, móc ở cuối từ: N ếu bật tuỳ chọn này thì các dấu
mũ, dấu móc, dấu trăng không nhất thiết phải gõ ngay sau chữ cái gốc.
Ví dụ:
Kiểu TELEX: duongwwfd = dduwowngf = đường
Kiểu VN I: duong9772 = d9u7o7ng2 = đường
Tuỳ chọn này cho phép người dùng kiểu gõ VN I đỡ phải chuyển tay
nhiều (gõ xong phím chữ rồi đến phím số). N gười dùng kiểu gõ
TELEX nên tắt chức năng này để tránh nhầm lẫn.
+ Phải bỏ dấu ngay sau nguyên âm: N ếu bật tuỳ chọn này bạn bắt buộc
phải gõ phím dấu ngay sau chữ cái gốc. Tuỳ chọn này được chỉ nhằm
phục vụ những người đã quen gõ như vậy từ trước đến nay. Bạn nên tắt
chức năng này để cho phép UniKey tự động bỏ dấu một cách chuNn
xác, đúng chính tả.
+ Bỏ dấu oà, uý (thay vì òa, úy): Có 2 quan niệm khác nhau về vị trí đặt
dâu trong các âm oa, oe, uy khi chúng xuất hiện ở cuối từ.
o Kiểu cổ điển: dấu được đặt vào nguyên âm trước cho cân đối. Ví dụ:
hóa, thủy, khỏe.
o Kiểu mới: dấu được đặt theo quy tắc phát âm. Ví dụ: hoá, thuỷ,
khoẻ.
Theo nhiều nhà ngôn ngữ học thì “kiểu mới” được coi là đúng chính tả.
+ Cho phép gõ tắt: Bật tính năng hỗ trợ gõ tắt
+ Định nghĩa gõ tắt: Cho phép bạn soạn bảng gõ tắt
+ Mặc định: Bạn bấm vào nút này để đặt lại các thông số của UniKey về
giá trị mặc định.
+ Bật hội thoại ngày khi khởi động: Cho phép bật, tắt hộp hội thoại mỗi
khi UniKey khởi động.
+ Khởi động cùng Windows: Tự động bật UniKey mỗi khi Windows khởi
động. N ếu bạn chọn mục này, hãy nhớ xoá bỏ shortcut của UniKey
trong Startup Menu nếu có.
+ Thông tin: Xem thông tin thêm về UniKey.
+ Đóng: Đóng bảng điều khiển của UniKey và thu nhỏ gọn xuống thanh
taskbar để sử dụng.
+ Kết thúc: Tắt hẳn UniKey, không sử dụng Unikey nữa
5.2 Menu và biểu tượng trạng thái (taskbar icon)

36
Hình. Biểu tượng trạng thái và menu của UniKey

Biểu tượng của UniKey luôn xuất hiện ở góc phải dưới của màn hình. Tác
dụng của biểu tượng:
+ Hiển thị trạng thái hiện thời của bàn phím. Biểu tượng chữ V là bật chế
độ gõ tiếng việt. Chữ E (English) là bật chế độ gõ tiếng anh, tắt chế độ
gõ tiếng Việt.
+ Bấm phím chuột trái lên biểu tượng chữ V để thay đổi chế độ gõ tiếng
việt và tiếng anh.
+ Bấm phím chuột phải lên biểu tượng chữ V: hiển thị menu của UniKey.
+ Bấm đúp chuột trái lên biểu tượng chữ V: bật bảng điều khiển của phần
mềm UniKey.
Qua thực đơn (menu) bạn có thể: mở bảng điều khiển, mở hộp công cụ,
thực hiện chuyển đổi nhanh thông qua clipboard, chọn kiểu gõ (TELEX, VN I,
VIQR) hoặc bảng mã tiếng Việt. N ếu bạn không nhìn thấy bảng mã mình cần
được hiển thị trên menu thì hãy mở bảng điều khiển và chọn bảng mã đó, sau
đó bảng mã này sẽ xuất hiện trong menu.
5.3 UniKey Toolkit - Công cụ chuyển mã tiếng Việt
N goài việc là một bộ gõ tiếng Việt, UniKey còn có UniKey Toolkit
cung cấp cho bạn các công cụ xử lý tiếng Việt. Phiên bản 3.5 hiện mới chỉ có
tính năng chuyển mã tiếng Việt.
Hộp hội thoại UniKey Toolkit có thể được gọi từ Menu hoặc thông qua
tổ hợp phím nóng CTRL+SHIFT+F6.
Hình. Hộp hội thoại chuyển mã tiếng Việt

37
Bạn có thể sử dụng một trong 2 kiểu chuyển mã: Chuyển mã clipboard
và chuyển mã file văn bản thường.
5.3.1 Chuyển mã clipboard
Chuyển mã clipboard là một công cụ rất tiện cho phép bạn chuyển mã
văn bản khi cắt dán. Ví dụ: Bạn muốn chuyển mã một đoạn văn bản trên
Word từ mã TCVN 3 (ABC) sang mã unicode và dán vào trong một ứng dụng
văn bản khác ví dụ như Outlook Express thì các bước thực hiện chuyển mã
clipboard như sau:
+ Bật UniKey Toolkit từ Menu của UniKey hoặc bấm tổ hợp phím nóng
CTRL+SHIFT+F6. Sau đó đặt các thông số:

38
+ Bật lựa chọn Chuyển mã clipboard, trang thái có sẵn dấu tích như

+ Chọn bảng mã nguồn và bảng mã đích, ví dụ chuyển mã từ bảng mã


TCVN 3 (ABC) sang bảng mã Unicode.
+ Sau khi đã chọn được kiểu mã muốn chuyển đổi, bấm vào nút “Chuyển
mã” và sau khi chuyển mã xong, bạn dán (paste) vào nơi bạn cần dùng.
5.3.2 Chuyển mã file văn bản thường
UniKey cho phép bạn chuyển mã các file định dạng kiểu *.TXT và
*.RTF.
Cách thực hiện:
+ Bật UniKey Toolkit từ Menu của UniKey hoặc bấm tổ hợp phím nóng
CTRL+SHIFT+F6. Sau đó đặt các thông số:

39
+ Tắt lựa chọn Chuyển mã clipboard

+ Chọn bảng mã nguồn và bảng mã đích.


+ Tiếp đến chọn File nguồn và File đích.
+ Sau khi đã chọn xong, bấm vào nút “Chuyển mã” để thực hiện chuyển
đổi mã.

Bạn có thể chọn file đích trùng với file nguồn, khi đó UniKey sẽ ghi đè nội
dung đã chuyển đổi vào file nguồn
5.4 Thiết lập gõ tắt - AutoText
Bạn đã từng sử dụng chức năng này trong phần mềm soạn thảo
OpenOffice hay MS Words, nhưng đó chỉ được sử dụng trên chính ứng dụng
đó, không dùng cho các ứng dụng khác được.

40
Tính năng hỗ trợ gõ tắt cho phép bạn gõ các từ hoặc cụm từ một cách
nhanh chóng và sử dụng trên các ứng dụng khác nhau. Chẳng hạn nếu thường
xuyên phải gõ từ Công nghệ thông tin bạn có thể thiết lập một mục gõ
tắt cho phép bạn chỉ cần gõ Cntt và UniKey sẽ tự điền cụm từ Công nghệ
thông tin cho bạn.
Chú ý: N ếu bạn không muốn một cụm từ đã định nghĩa gõ tắt (Ví dụ
vn=Việt N am) bị UniKey chuyển đổi, sau khi gõ cụm gõ tắt (vn), hãy gõ
phím Pause/Break. Trường hợp bạn muốn gõ 1 dấu trắng sau cụm gõ tắt
(vn) mà không muốn vn bị đổi thì có thể giữ phím SHIFT khi gõ dấu trắng.
+ Để thiết lập được chế độ gõ tắt bạn cần làm 2 điều sau:

+ Bật lựa chọn Cho phép gõ tắt trong bảng điều khiển của UniKey (lựa
chọn này ngầm định là tắt).
+ Định nghĩa các mục gõ tắt. Bạn chỉ cần làm điều này một lần và
UniKey sẽ ghi nhớ lâu dài các mục từ này trong máy của bạn. Để định
nghĩa gõ tắt, hãy chọn Bảng gõ tắt trong bảng điều khiển của UniKey.
Khi đó bạn sẽ thấy hộp hội thoại giống như hình dưới đây:
Hình . Định nghĩa các mục gõ tắt

41
Trong hình trên, cột bên trái cho phép bạn nhập dãy gõ tắt, cột bên phải
dành để nhập cụm từ thay thế tương ứng với dãy gõ tắt. Bạn có thể thêm, xóa,
sửa các định nghĩa ghõ tắt.
Chú ý: Bạn cần lưu ý các điểm sau khi định nghĩa gõ tắt
+ Dãy gõ tắt dài tối đa 15 ký tự, chỉ chứa các chữ không dấu hoặc số
+ Dãy gõ tắt có phân biệt chữ hoa và chữ thường. Chẳn hạn bạn có thể
định nghĩa Cntt là Công nghệ thông tin và CN TT là CÔN G N GHỆ
THÔN G TIN
+ Bạn có thể định nghĩa lên tới 1024 mục gõ tắt, mỗi cụm từ thay thế có
thể dài tối đa là 512 ký tự tiếng Việt, tổng dung lượng tối đa của bảng
gõ tắt là 64 KB. Các giới hạn này nói chung là đủ đảm bảo yêu cầu cho
hầu hết người dùng.
+ Đối với phiên bản UniKey dùng cho mọi Windows: (không phải bản
đặc biệt UniKey NT) Do có hạn chế về phông chữ dùng trong Windows
9x nên UniKey phải dùng dạng hiển thị VIQR trong lúc bạn định nghĩa
gõ tắt. Tuy hơi khó đọc nhưng dạng VIQR cho phép bạn phân biệt chữ
hoa và chữ thường. UniKey chỉ dùng VIQR khi định nghĩa gõ tắt, còn
khi bạn áp dụng gõ tắt thì UniKey sẽ tự động chuyển đổi theo đúng
bảng mã bạn dùng.
5.5 Các phím nóng
Để việc sử dụng được nhanh chóng, thuận tiện, UniKey có định nghĩa
các tổ hợp phím nóng cho các tính năng thường dùng nhất như sau:
+ CTRL+SHIFT+F5: Mở hộp điều khiển chính của UniKey
+ CTRL+SHIFT+F6: Mở hộp công cụ của UniKey
+ CTRL+SHIFT+F9: Thực hiện chuyển mã cho clipboard với các lựa
chọn đã đặt trong hộp công cụ

42
+ CTRL+SHIFT+F1: Chọn bảng mã Unicode
+ CTRL+SHIFT+F2: Chọn bảng mã TCVN 3 (ABC)
+ CTRL+SHIFT+F3: Chọn bảng mã VN I-Windows
+ CTRL+SHIFT+F4: Chọn bảng mã VIQR
+ CTRL+SHIFT hoặc ALT+Z để chuyển đổi giữa cách gõ tiếng Anh
sang tiếng Việt và ngược lại.
6. Các thao tác với UniKey
6.1 Khởi động và kết thúc UniKey
+ Khởi động UniKey: chạy file UniKey.exe
+ Kết thúc UniKey: chọn mục Kết thúc trong menu hoặc bấm vào nút
“Kết thúc” trong bảng điều khiển.
Bạn có thể tạo shortcut trên desktop hoặc taskbar của Windows để tiện cho
việc khởi động UniKey.
6.2 Bật - tắt chế độ tiếng Việt
Bạn chỉ có thể gõ được tiếng Việt khi trạng thái của UniKey là bật.
Trạng thái bật-tắt của UniKey được thể hiện trên biểu tượng trạng thái
nằm ở góc phải dưới của màn hình.
6.3 Tự động bật UniKey khỉ khởi động Windows
N ếu muốn UniKey tự động chạy UniKey mỗi khi bật máy, bạn hãy
chọn mục Khởi động cùng Windows trong bảng điều khiển.

6.4 Chọn kiểu gõ tiếng Việt


Để chọn kiểu gõ tiếng Việt là TELEX hay VN I hay VIQR, bạn hãy mở
Bảng điều khiển sau đó chọn Kiểu gõ.

43
6.5 Chọn bảng mã tiếng Việt
Để chọn bảng mã tiếng Việt, bạn hãy mở Bảng điều khiển sau đó chọn
Bảng mã. Bảng mã thông dụng nhất hiện nay là Unicode.
6.6 Thủ thuật gõ chữ tiếng việt và tiếng anh trong UniKey
Khi Unikey đang được bật ở chế độ gõ tiếng việt mà bạn lại muốn gõ
tiếng anh thì thủ thuật để gõ tiếng anh trong chế độ bật gõ tiếng việt như sau:
- Gõ liền các ký tự là dấu khi đó sẽ tự động chuyển chữ đó thành chữ
không dấu (kiểu tiếng anh).
Ví dụ:
or thì kết quả là ỏ; nhưng nếu gõ orr thì lại thu được or.
window thì phải gõ wwindow

7. Các phần mềm mã nguồn mở (miễn phí)


Thực hiện Quyết định số 235/2004/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2004
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án tổng thể về Ứng dụng và phát triển
phần mềm nguồn mở ở Việt N am giai đoạn 2004-2008, Bộ Thông tin và
Truyền thông đã ban hành Danh mục các sản phNm phần mềm mã nguồn mở
đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước (gồm các
phần mềm: văn phòng OpenOffice, thư điện tử trên máy trạm Mozilla
ThunderBird, trình duyệt web Mozilla FireFox và bộ gõ tiếng Việt Unikey);
Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng và tổ
chức tập huấn các phần mềm này cho nhiều cơ quan, tổ chức nhà nước trên
toàn quốc.
N hư vậy, danh sách một số phần mềm mã nguồn mở bao gồm:
o Phần mềm văn phòng OpenOffice
o Thư điện tử trên máy trạm Mozilla ThunderBird

44
o Trình duyệt web Mozilla FireFox
o Bộ gõ tiếng Việt Unikey
Trong tài liệu này chúng tôi xin nói qua về một số công cụ được tích
hợp sẵn trong bộ phần mềm OpenOffice và đưa ra một vài so sánh mang tính
minh họa và tính năng của bộ công cụ OpenOffice Writer của OpenOffice với
và Microsoft Word của Microsoft Office.
Trước đây, sự thành công của bộ phần mềm Office của tập đoàn
Microsoft đã làm lu mờ tất cả phần mềm văn phòng khác. Tuy nhiên, cùng
với thời gian, và sự phát triển mạnh mẽ của các chương trình mã nguồn mở,
rất nhiều chương trình miễn phí với chức năng tương đương, (thậm chí vượt
trội so với các phần mềm cùng loại của Microsoft) đã được ra đời. Đơn cử là
trình duyệt web Mozilla FireFox có nhiều tính năng và ổn định hơn so với
Internet Explorer và đặc biệt là bộ phần mềm OpenOffice, có chức năng
giống với bộ phần mềm MicrosoftOffice.
Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập, việc phải tuân thủ các luật bản
quyền và sở hữu trí tuệ là điều tất yếu. Chính vì lẽ đó, vừa qua, Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã có công văn đề nghị các đơn vị sử dụng bộ phần mềm mã
nguồn mở, miễn phí OpenOffice thay cho Microsoft Office là một điều dễ
hiểu nhằm thực thi luật bản quyền và sở hữu trí tuệ của WTO.
Vì vậy, để giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về 2 bộ phần mềm
này, chúng tôi giới tính năng của phần mềm OpenOffice.org Writer – phần
mềm có tính năng tương tự Microsoft Word – bằng cách so sánh cấu trúc
menu lệnh của hai chương trình.
7.1. Giới thiệu bộ phần mềm OpenOffice:
Bộ phần mềm văn phòng OpenOffice được xây dựng và phát triển bởi tổ
chức mã nguồn mở Sun Microsystem OpenOffice.org. Bộ phần mềm này rất
gọn, nhẹ (128 MB) so với phần mềm cùng loại Microsoft Office nhưng tính
năng hoàn toàn tương đương và đặc biệt là hoàn toàn miễn phí, dễ sử dụng,
nhất là những ai đã từng làm việc và thông thạo với bộ phần mềm của
Microsoft. Dưới đây, là các chức năng của bộ phần mềm OpenOffice.
Sau khi cài đặt xong, bộ phần mềm này gồm có các chương trình con
sau:
7.1.2. OpenOffice.org Writer (gọi tắt writer)
Soạn thảo văn bản & thiết kế Website: Giao diện chương trình rất gần
gũi, cấu trúc và các nút lệnh khá giống MicrosoftOffice nên rất dễ dàng sử
dụng cho những người vốn đã quen với Word, có thể chỉnh giao diện tiếng
Việt, các thao tác soạn thảo văn bản khá trực quan và thân thiện với người
dùng với các thao tác kéo thả, chèn, cắt dán… Chuyển đổi trực tiếp qua file
PDF dễ dàng mà không cần dùng đến phần mềm nào khác, và có thể chỉnh
sửa các tài liệu có định dạng .doc đã tạo trước đó bằng Word một cách dễ
dàng.

45
7.1.2. OpenOffice.org Calc – Phần mềm bảng tính
Phần mềm Calc này rất giống Excel, nhưng đặc biệt là có thể lưu lại với
nhiều dạng tập tin khác nhau, thậm chí cả tài liệu dạng PDF nữa. Đã nhiều
người sử dụng Calc để làm việc hằng ngày và không thấy trở ngại gì cả, kể cả
dùng chung file tài liệu *.xls từ các máy tính sử dụng Excel trên Windows.
7.1.3. Impress - Soạn tài liệu trình chiếu
Chương trình có giao diện phân bố các chức năng rất hợp lý, chẳng hạn
bên trái là các trang trình chiếu, bên phải là hàng loạt các tiện ích như “Trang
chủ, dàn trang, tạo hoạt hình riêng, chuyển đổi trang” và nhiều tính năng khá
hay khác. Các tài liệu được tạo ra từ Impress hoàn toàn tương thích với
PowerPoint trong Windows.
7.1.4. OpenOffice.org Base – quản trị cơ sở dữ liệu:
Giống như MS Access của Microsoft.
7.1.5. OpenOffice.org Draw - Vẽ ảnh
Công cụ vẽ hình ảnh Draw. Bên trái chương trình hiển thị dạng thu nhỏ
của trang vẽ, bên phải là vùng làm việc khá rộng, và dễ dàng sử dụng.
7.1.6. Math - Soạn thảo công thức
Đây là một công cụ thực sự hữu ích cho người sử dụng muốn gõ các
công thức, chỉ cần nhấn chuột vào loại công thức cần tạo rồi gõ các con số và
ký tự là thực hiện được.
7.2. So sánh điểm khác nhau trong các menu lệnh giữa Writer và Word:
Khi một tệp văn bản được tạo bằng Writer thì định dạng mặc định là
*.odt, vì vậy muốn mở tệp văn bản đó trên Word thì bạn phải lưu tệp dữ liệu
dưới dạng file *.doc để có thể dễ dàng làm việc với tài liệu khi máy khác
không cài OpenOffice. Mặc dù, định dạng *.odt có khả năng nén dữ liệu rất
tốt vì khi so sánh trên một tệp văn bản như nhau về nội dung nhưng với định
dạng là *.odt chỉ nhỏ bằng ½ so với tệp định dạng là *.doc.
Các phím tắt của Writer đã thay đổi nhiều nên có những phím tắt trong
Word không còn hiệu lực với Writer.
Ví dụ: trong Word, tổ hợp phím Ctrl + Shift + F3 dùng để thay đổi chữ
hoa, chữ thường thì Writer không còn dùng...
Khi mở chương trình Writer, giao diện của chương trình như sau:

46
N hìn chung, giao diện của Writer, và cách bố trí các nút lệnh hoàn toàn
giống Word. Do đó, sẽ giúp chúng ta cảm thấy quen thuộc mà không hề bỡ
ngỡ. Tuy nhiên, các chức năng của Writer được bổ sung và nâng cấp giúp
chúng ta làm việc dễ dàng.
7.2.1. Các lệnh trong menu File:

Menu File của Word Menu File của Writer


Chức năng các nút lệnh của menu File hoàn toàn giống nhau, duy chỉ
có 1 điểm khác biệt là menu File của Writer không có lệnh Page Setup... lệnh
này được Writer chuyển qua phần định dạng trang (Format Page), chúng ta
đề cập đến chức năng này sau.
N goài ra, Writer còn bổ sung thêm hai nút lệnh quan trọng:
Wizards: giúp thiết kế nhanh mẫu văn bản theo các định dạng: thư, bản
fax, phong bì, sổ tay, sổ địa chỉ, trình diễn...
Export as PDF... : giúp chúng ta chuyển file văn bản thành file pdf rất
nhanh chóng, dễ dàng mà không cần thêm một công cụ nào khác.

47
7.2.2. Menu Edit:

Menu Edit của Word Menu Edit của Writer


Chức năng AutoText được Writer tích hợp vào trong menu Edit, chức
năng tìm kiếm và thay thế đã được Writer gộp chung thành một.
N goài ra, Writer bổ sung thêm chức năng Changes (để đánh dấu các bản
ghi records), Exchange Database. Các nút lệnh khác hoàn toàn giống nhau.
Tuy nhiên, Writer không còn chức năng Goto... (giúp ta đến nhanh một
trang) như Word. Cũng như tổ hợp phím Ctrl + End dùng để đi đến cuối văn
bản thì giờ đây chỉ có thể đi đến cuối trang hiện hành. Đây là những hạn chế
rất đáng tiếc của Writer.

48
7.2.3. Menu View

Menu View của Word Menu View của Writer


Writer thay thế nút lệnh Outline bằng N onprinting Characters, không còn
thể hiện lệnh View Header and Footer mà chuyển vào mục định dạng trang
giống như nút lệnh Page Setup...
N goài ra, Writer đưa chế độ viền khung cho phần văn bản thành một nút
lệnh riêng là Text Boundaries (trong Word, chế độ này nằm ở Tab view của
mục Options trong phần Tools) và bổ sung thêm lệnh Data Sources.
7.2.4. Menu Insert:
Các thay đổi về tên gọi nhưng không thay đổi về chức năng của các lệnh
trong menu Insert của Writer:
Các lệnh Insert của Word Các lệnh Insert của Writer
Date and time ... và Page N umber... Chuyển thành Fields
Auto Text... Chuyển qua menu Edit
Symbols... Special Char
Comment N otes
References Indexes and Tables
Text box Frames (có bổ sung thêm các
chức năng mới)

49
N goài ra, Menu này được Writer điều chỉnh và bổ sung khá nhiều chức
năng mới, như nhúng java để chạy file .jar trực tiếp trong Word, nhúng file
âm thanh và video để chạy trực tiếp trong Writer.
Phần mềm Writer đưa thêm chức năng chèn bảng vào mục Insert, mặc
dù trong Menu Table cũng có chức năng tạo bảng.
Mục Insert Object được tổ chức lại theo cách trực quan, ngắn gọn và dễ
sử dụng hơn Word. Tuy nhiên, chức năng tạo công thức Toán đã thay thế các
chương trình Math Type, Microsoft Equation bằng OpenOffice.org Math. Tuy
nhiên, với phiên bản mới nhất (phiên bản 2.4) thì chương trình
OpenOffice.org Math đã dễ sử dụng hơn rất nhiều so với các phiên bản khác.
Bên cạnh đó, Writer bổ sung thêm nút chèn Header, Footer nhưng để
có thể viết hoặc thay đổi được nội dung thì khá phức tạp, không đơn giản là
chỉ vào view Header and Footer như Word, đây là một điểm hạn chế.
N goài ra, Writer bổ sung thêm nút lệnh Horizontal Ruler để giúp tạo
nhanh một số đường kẻ ngang với nhiều màu sắc, chỉ cần click vào lệnh trên
thì một hộp thoại sẽ xuất hiện cho phép ta nhanh chóng tại 1 đường kẻ ngang
theo ý muốn.

Menu Insert của Word Menu Insert của Writer


Lưu ý: Để tạo và chèn chữ WordArt, mở mục Drawing bằng cách vào

50
View Toolbars. Chọn Drawing, thanh công cụ Drawing sẽ nằm ở
phía dưới giống như Word. Tuy nhiên, nút lệnh WordArt được đổi tên là
Fontwork Gallery có hình chữ A trong va-li màu vàng
7.2.5. Menu Format:

Menu Format của Word Menu Format của Writer


Cũng giống như Menu Insert, menu Format cũng đã được sắp xếp và
thay đổi nút lệnh khá nhiều, đồng thời giao diện của các nút lệnh trong phần
này đã hoàn toàn khác so với Word.
Đầu tiên, nút lệnh Format Font của Word được thay thế bằng Format
Character. Kế đến, không còn nút lệnh Border and Shading... mà chia thành 2
phần: phần Border và Background cho đoạn văn bản thì tích hợp vào lệnh
Paragraph, phần Border và Background thì tích hợp vào phần Pages.
Cũng không còn nút lệnh Tabs... mà được Writer tích hợp vào lệnh
Paragraph. Tuy nhiên, để chỉnh khoảng cách mặc định khi nhấn phím Tab lại
phải thiết lập ở mục Options của menu Tools.
Điều này gây khó khăn cho người sử dụng. Đây cũng là một hạn chế
của Writer vì sự lòng vòng của chương trình.
N út lệnh Change Case thì chỉ còn 2 chức năng là chữ hoa, chữ thường,
mà không còn chức năng đổi chữ hoa đầu từ.

51
N út lệnh Drop Cap được tích hợp vào Paragraph và Pages, nút lệnh
Text Direction được chuyển qua phần định dạng của Bảng.
Lệnh Group trong Draw Toolbar của Word được Writer đưa hẳn thành
1 lệnh riêng trong menu Format.
7.2.6. Menu Table:
Hoàn toàn giống với Word. Tuy nhiên, Writer đã bổ sung thêm chức
năng đặt tên cho bảng, giúp chúng ta làm việc với các bảng trong tài liệu một
cách dễ dàng. Chức năng Formula trong menu Table của Writer giúp chúng ta
tính toán nhanh giá trị của các biểu thức và ngay khi nhấn Enter, kết quả sẽ
được trả về tại vị trí dấu nháy.
Điểm hạn chế là trong menu Insert cũng có lệnh Insert Table.

Menu Table của Word Menu Table của Writer


7.2.7. Menu Tools:
N goài các lệnh giống Word, thì Writer bổ sung thêm các lệnh mới như:
Gallerry, Media Player. Hai lệnh này thực chất là lệnh chèn hình ảnh và âm
thanh nhưng bằng phương pháp duyệt thư mục. N ghĩa là: khi ta click chọn 1
trong 2 lệnh trên, thì 1 hộp thoại của chương trình sẽ xuất hiện, giúp ta duyệt
qua tất cả các hình ảnh trong các thư mục của ổ cứng. N ếu muốn chọn ảnh
(video) nào ta chỉ cần click chọn và kéo thả file đó từ hộp thoại vào khung
soạn thảo văn bản.
Hai lệnh này có thể thay thế hoàn toàn 2 lệnh Insert Picture và Insert
Video. Tuy nhiên, có thể, một phần vì muốn có điểm giống và nhấn mạnh

52
những điểm khác so với Microsoft nên những nhà lập trình phần mềm Writer
đã có khá nhiều mục không hợp logic và trùng lặp như trên.
Phần thay đổi nhiều nhất, và cũng là phần gây khó chịu nhất cho những
người mới sử dụng Writer đó là phần thiết lập các thông số cho chương trình
trong mục Tools Options. Vì giao diện đã hoàn toàn thay đổi, cách trình
bày không còn giống như Word nên gây rất nhiều lúng túng ban đầu. Tuy
vậy, hy vọng phần hướng dẫn dưới đây sẽ giúp người học dễ dàng trong việc
cài đặt các thông số như: bật /tắt chức năng kiểm tra lỗi ngữ pháp, lỗi chính
tả. Chuyển đổi đơn vị cho thước đo...
Khi thực thi lệnh Options..., hộp thoại sau sẽ xuất hiện

*) Mục OpenOffice.org gồm:

User Data: cài đặt các thông số về tên người sử dụng (giống như phần
File/Properties của Word).
General: cài đặt (bật /tắt) chức năng Help cho Writer, cài đặt năm theo
định dạng 2 chữ số.

53
Memory: cài đặt bộ nhớ tạm cho file văn bản như số bước có thể Undo
trong 1 lần, bộ nhớ để quản lý các hình ảnh và video đang làm việc, khởi
động OpenOffice cùng Hệ điều hành.
View: dùng để thiết lập các kích cỡ cho các nút lệnh của chương trình
Printer: dùng để thiết lập chế độ in với máy in hay in thành file.
Paths: chỉ đường dẫn đến các file AutoText, AutoCorrect... có thể chỉ
đường dẫn đến file AutoCorrect, AutoText đã thiết lập trong Word để sử dụng
cho Writer mà không cần phải tạo lại từ đầu.
Color: thiết lập các styles màu sắc để có thể định dạng màu nền, màu
chữ nhanh chóng.
Fonts: dùng để thay thế nhanh các font trong đoạn văn bản bằng các
font chữ khác. Đây là chức năng mới của OpenOffice
Security: chức năng bảo mật cho file văn bản: tạo mật khNu mở file,
tạo mật khNu chỉ đọc,... loại bỏ thông tin cá nhân của file...Giống tab chức
năng Security của Word.
Appearance: dùng để chỉnh sửa màu sắc của giao diện. Đây là chức
năng mới của bộ OpenOffice, nó giống với chức năng thay đổi giao diện của
HĐH Windows
Java: thiết lập các chế độ chạy file Java
Online Update: thiết lập chế độ tự cập nhật chương trình.
*) Mục Load/ Save: gồm các lệnh giống tab Save trong Tools Options
của Word.

Thẻ General: Phần save có thể đánh dấu chọn vào các mục: Always
create backup copy, Save AutoRecovery information every, Warn when not
saving in OpenDocument or default format (Cảnh báo khi ta lưu file không
đúng định dạng, nhằm giúp chúng ta tránh sai sót khi lưu văn bản).
Phần Default file format:

54
Mục Document type: chọn Text Document (có thể chọn HTML,
XML nếu muốn tạo trang web). Tuy nhiên, đề nghị người dùng chọn
chế độ mặc định là Text Document.
Always save as: nên chọn là Microsoft Word 97/2000/XP để có
thể sử dụng được file khi đem qua các máy không có OpenOffice.
Thẻ VBA Properties: nên đánh dấu chọn tất cả để các đoạn mã của
Word, Excel, PowerPoint trong văn bản tương thích với OpenOffice

Thẻ MicrosoftOffice: nên đánh dấu chọn ở tất cả các mục để


OpenOffice có thể nhận dạng các đối tượng như Word-Art, MathType... giúp
chúng ta chỉnh sửa dễ dàng, và ngược lại, nó sẽ tự động chuyển các công thức
được tạo bởi OpenOffice.org Math thành đổi tượng được nhận diện bởi
Mathtype. N ếu không chọn mục này thì không thể chỉnh sửa các công thức
Toán tạo bằng Writer bằng Mathtype.

Thẻ HTML compatilbility: dùng để thiết lập các chế độ cho 1 trang
web được tạo bởi Writer
*) Mục OpenOffice.org Writer:
Thẻ General: thiết lập đơn vị đo cho chương trình (mặc định đơn vị là
Inches), thiết lập khoảng cách mặc định khi nhấn phím Tab.

55
Thẻ View: để thiết lập chế độ hiển thị hình ảnh, bảng biểu, thước kẻ
ngang, dọc
Basic Fonts: để thiết lập các font chữ mặc định
Print: thiết lập các chế độ in văn bản (như chọn in bảng biểu, màu nền,
hình ảnh, các chú thích đi kàm....)
Table: các cài đặt mặc định cho bảng biểu. Tuy nhiên, quý Thầy Cô
vẫn có thể sử dụng tính năng Table Properties trong menu Tbale để điều
chỉnh.
Các mục còn lại để thiết lập cho phần tạo trang web bằng writer.
KẾT LUẬN:
Mặc dù, có những điểm hạn chế nhất định, nhưng phần mềm Writer
vẫn hoàn toàn xứng đáng được chúng ta quan tâm và sử dụng vì những tiện
ích mà nó mang lại không thua kém gì Microsoft Word. Vả lại, phần mềm
này hoàn toàn miễn phí cũng như không quá khó khăn khi tiếp cận nó nếu
như chúng ta đã sử dụng thành thạo Microsoft Word.

8. Tìm hiểu và thực hành với phần mềm tạo trình diễn
Bạn là một sinh viên, muốn trình bày nội dung bài tập lớn, đồ án tốt
nghiệp trước hội đồng bảo vệ?
Bạn là một cán bộ, muốn trình bày báo cáo công việc của mình trước
đồng nghiệp?
Bạn là một nhà khoa học, muốn trình bày những ý tưởng, những công
trình nghiên cứu của mình trong những diễn đàn, những cuộc hội thảo?
Và còn nhiều tính năng hoàn cảnh khác nữa, khi mà bạn muốn trình bày
một vấn đề nào đó trước đám đông. Microsoft Powerpoint sẽ giúp bạn làm
những công việc đó một cách đơn giản mà hiệu quả rất cao.
Microsoft Powerpoint là một phần mềm trong bộ phần mềm Microsoft
Office của hãng Microsoft, các phiên bản hiện có của Microsoft Powerpoint
là PowerPoint 97, 2000, 2002, XP và 2003.
Microsoft Powerpoint được sử dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực như trình
diễn, thuyết trình, báo cáo. N gày nay, PowerPoint không dừng lại dành cho
cách hội thảo, các diễn đàn mà còn được dùng rất nhiều trong học tập, giảng
dạy. N ó là công cụ rất hữu hiệu giúp giáo viên cung cấp thông tin đến cho học
viên một cách nhanh nhất, dễ nhìn nhất và cập nhật nhất.
Bạn có thể đưa được rất nhiều loại thông tin lên màn hình trình chiếu
như: văn bản; hình ảnh; âm thanh; bảng tính; biểu đồ; …
Làm việc trên Powerpoint là làm việc trên các tệp trình diễn (có phần mở
rộng là *.PPT). Mỗi tệp trình diễn bao gồm các bản trình diễn (Slides) chúng
được sắp theo một thứ tự. Các bản trình diễn này chứa nội dung thông tin bạn

56
muốn trình bày. Có thể minh hoạ cấu trúc một tệp trình diễn theo các bản
trình diễn (Slides) như sau:
Slide 1

Slide 2

Slide n
Một tệp trình diễn

Qui trình để tạo và sử dụng một tệp trình diễn như sau:
Bước 1: Xác định rõ ràng các nội dung sẽ trình bày. Từ đó sẽ định ra được
cấu trúc của tệp trình diễn là: Chọn nền của slide theo mẫu nào cho phù hợp?
Cần bao nhiêu slides? Nội dung mỗi Slide là gì?
Bước 2: Dùng Powerpoint để xây dựng nội dung các slide đó.
Bước 3: Trình diễn Slide. Khi đó nội dung từng Slide sẽ được phóng to lên
toàn bộ màn hình máy tính. N ếu máy tính của bạn nối với một máy chiếu
(Multimedia Projector chẳng hạn), nội dung các slide trình chiếu sẽ được đưa
lên các màn hình lớn, nhiều người có thể quan sát một cách dễ dàng.

57
Bài 1: TRÌNH DIỄN VỚI POWERPOINT
I. Khởi động và thoát khỏi Powerpoint:
1. Cách khởi động Powerpoint
Có nhiều cách có thể khởi động được phần mềm Powerpoint. Tuỳ vào
mục đích làm việc, sở thích hoặc sự tiện dụng mà bạn có thể chọn một trong
các cách sau đây để khởi động:
Cách 1: Chọn lệnh Start của Windows như sau: Start | Programs |
Microsoft Powerpoint
Cách 2: N háy kép chuột lên biểu tượng của phần mềm Powerpoint trên
thanh công cụ, hoặc trên màn hình nền của Windows ;
Hộp thoại đầu tiên của Powerpoint xuất hiện, cho phép chọn hướng làm
việc:

• Open an exiting presentation : để mở một tệp trình diễn đã có trước


(chỉ dùng cách này cho những lần sau, khi mà bạn đã có những tệp
trình diễn trên máy);
• AutoContent wizard : giúp tạo một tệp trình diễn theo những mẫu cho
trước với nội dung về một chủ đề nào đó;
• Design Template : để bắt đầu tạo mới một tệp trình diễn sử dụng một
mẫu định dạng sẵn đã có trong thư viện Powerpoint
• Blank Presentation : cho phép tạo mới một trình diễn;
2. Thoát khỏi môi trường làm việc:
Bạn có thể thực hiện theo một trong các cách sau đây để thoát khỏi môi
trường làm việc Powerpoint:

58
• Mở mục chọn File | Exit;
hoặc
• N hấn nút Close trên tiêu đề cửa sổ Powerpoint;
hoặc
• N hấn tổ hợp phím tắt Alt + F4.
II. Tạo một trình diễn mới :

Bằng cách chọn mục hộp thoại trên, hộp thoại New
slide xuất hiện, cho phép chọn bản trình diễn (Slide):

Danh sách Choose an AutoLayout: chứa các loại bố cục Slide mà bạn có
thể chọn. Dùng chuột chọn một mẫu rồi nhấp OK để tiếp tục. Màn hình làm
việc chính của Powerpoint xuất hiện:

Màn hình làm việc chính của Powerpoint thông thường bao gồm 5 thành
phần:

59
• Bản trình diễn (slide): Là nơi chế bản nội dung các bản trình diễn.
Mỗi tệp trình diễn (Presentation) có thể bao gồm nhiều bản trình diễn
(Slide). Tại mỗi thời điểm, màn hình chỉ có thể hiển thị được 1 bản
trình diễn để thiết kế. Bạn có thể sử dụng các công cụ chế bản (như sử
dụng trong Word) để đưa thông tin lên các Slides này;
• Hệ thống mục chọn (menu): chứa các lệnh để gọi tới các chức năng
của Powerpoint trong khi làm việc. Bạn phải dùng chuột để mở các
mục chọn này, đôi khi cũng có thể sử dụng tổ hợp phím tắt để gọi
nhanh tới các mục chọn;
• Hệ thống thanh công cụ: bao gồm rất nhiều thanh công cụ, mỗi thanh
công cụ bao gồm các nút lệnh để phục vụ một nhóm công việc nào đó;
• Hộp ghi chú (note): giúp bạn lưu những thông tin chú thích cho từng
Slide. Điều này là cần thiết khi bạn khó có thể nhớ được những thông
tin xung quanh slide đó;
• Danh sách các Slide đã tạo được: cho phép định vị nhanh đến một
Slide nào đó chỉ bằng cách nhấn chuột.
N goài ra, trong khi đang làm việc với Powerpoint bạn cũng có thể sử dụng
một trong các cách sau đây để tạo mới một tệp trình diễn:
• Mở mục chọn File | N ew..;
hoặc
• N hấn nút N ew trên thanh công cụ Standard;
hoặc
• N hấn tổ hợp phím tắt Ctrl + N .

Tiếp theo, thực hiện xây dựng nội dung cho Slide này:
Hãy gõ thông tin vào hai tiêu đề của slide này. Sở dĩ slide trên chỉ có 2 tiêu
đề là do việc bạn chọn mẫu slide ở hộp thoại New slide. Tuy nhiên bạn cũng
có thể chọn các mẫu slide khác cho phù hợp theo mục đích của mình. Sau khi
gõ thông tin xong, nội dung slide đầu tiên sẽ như sau:

60
III. Lệnh mở và lưu trình diễn:
1. Mở tệp trình diễn đã tồn tại trên đĩa:
Để mở một tệp trình diễn đã có sẵn trên đĩa, bạn có thể làm theo một trong
các cách sau đâu:
• Mở mục chọn File | Open..;
hoặc
• Nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl+O.
Hộp thoại Open xuất hiện:
Hãy tìm đến thư mục nơi chứa tệp trình diễn cần mở. Chọn tệp, cuối cùng
nhấn nút để thực hiện mở tệp.

2. Ghi tệp trình diễn lên đĩa:


Để ghi tệp trình diễn đang làm việc lên đĩa, có thể chọn một trong các cách
sau:
• Mở mục chọn File | Save..;
hoặc
• Nhấn nút Save trên thanh công cụ Standard;
hoặc
• Nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + S.
Sẽ có hai khả năng xảy ra:

Nếu đây là tài liệu mới, hộp


thoại Save As xuất hiện, cho
phép ghi tài liệu này bởi một
tệp tin mới:
Hãy gõ tên tệp tin vào mục
File name: rồi nhấn nút Save

61
để kết thúc việc ghi tệp trình diễn.
Nếu tài liệu của bạn đã được ghi vào một tệp rồi, khi ra lệnh ghi dữ liệu,
tất cả những sự thay đổi trên tài liệu sẽ được ghi lại lên đĩa.

Bạn nên thực hiện thao tác ghi tài liệu tránh
trường hợp mất điện

IV. Các chế độ xem trình diễn trong View:


Bạn có thể sử dụng các tính năng trình diễn slide để kiểm định kết quả. Có
nhiều cách có thể mở được tính năng này:
• Nhấn chuột lên nút Slide Show ở góc phải, cuối màn hình:

hoặc
• Mở mục chọn Slide Show ;
hoặc
• Bấm phím F5 trên bàn phím.
Màn hình trình diễn slide hiện ra trên toàn bộ màn hình như sau:

Muốn chuyển đến slide tiếp theo trong khi trình diễn, bạn nhấn trái chuột
hoặc nhấn phím Enter;
Muốn thoát khỏi màn hình trình diễn, để trở về màn hình thiết kế bấm
phím ESC hoặc nhấn phải chuột, chọn End Show.
V. Bài thực hành
o Thực hiện các thao tác mở, đóng phần mềm Microsoft
PowerPoint
o Tạo tệp trình diễn đơn giản và lưu tệp trình diễn đó vào trong đĩa
o Tiến hành trình diễn, thoát khỏi trình diễn
o Đóng tệp trình diễn, mở lại tệp trình diễn

62
Bài 2: TẠO HIỆU ỨNG CHUYỂN ĐỘNG, CHUYỂN TIẾP
I. Xử lý các Slide:
1. Thêm một Slide
Để thêm một Slide lên tệp trình diễn đang mở, bạn làm như sau:
Bước 1: Mở mục chọn Insert | hoặc bấm tổ hợp phím
nóng Ctrl + M. Hộp thoại New slide xuất hiện cho phép bạn chọn mẫu bố
cục slide mới này:

Bước 2: Hãy chọn một mẫu slide rồi nhấn OK, một Slide mới đã được
chèn lên tệp trình diễn.
Ý nghĩa một số biểu tượng trên hộp thoại New slide như sau:
Bạn có thể chèn một dòng văn bản đã được định dạng sẵn vào ô này;

Bạn có thể chèn dòng văn bản dạng Bullet;

Bạn có thể chèn danh sách dạng Bullet

Bạn có thể chèn một ảnh vào ô này;

Bạn có thể chèn một sơ đồ tổ chức

Bạn có thể chèn một biểu đồ (Chart)

Bạn có thẻ chèn một bảng dữ liệu (Table) lên ô này.

2. Di chuyển đến các Slides

63
Để di chuyển đến các Slide bạn có thể thực hiện theo 2 cách:
Cách 1: Dùng chuột, nhấn lên thứ tự Slide cần định vị đến ở danh sách
các Slide bên trái màn hình;
Cách 2: Dùng chuột di chuyển thanh cuộn dọc ở bên phải màn hình.

3. Xoá một slide


Để xoá một Slide ra khỏi tệp trình diễn, bạn làm như sau:
Bước 1: Nhấn phải chuột lên tên slide cần xoá ở danh sách các slide-
bên trái màn hình;
Bước 2: Chọn Cut để xoá Slide này.

II. Tạo các hiệu ứng chuyển động cho các đối tượng trong slide:

Một trong những điểm mạnh của Powerpoint là khả năng thiết lập các
hiệu ứng động (Animation effect). Với các hiệu ứng này, thông tin trên
slide của bạn sẽ được sinh động hơn, hấp dẫn và thu hút người theo dõi

64
hơn. Tuy nhiên cái gì cũng có
mặt thuận và mặt nghịch của nó,
rằng bạn cũng không nên quá
lạm dụng vào các hiệu ứng hoạt
hoạ này, tránh trường hợp người
xem cảm thấy nhàm chán.
Để kích hoạt tính năng hoạt
hoạ, bạn mở mục chọn Slide
shows | , hộp
thoại sau đây xuất hiện:
Danh sách Check to
animation slide objects: chứa danh sách các đối tượng thông tin trên Slide
của bạn. Muốn thiết lập hiệu ứng cho đối tượng thông tin nào, bạn phải
chọn nó (checked) trên danh sách này.
Hãy luôn quan sát màn hình bên cạnh để biết được chính xác đối tượng
đang chọn.
Thẻ Effect ở dưới, giúp thiết lập hiệu ứng hoạt hoạ cho đối tượng đang
được chọn ở danh sách Check to animation slide objects: Cách thiết lập
như sau:
• Hộp cho phép chọn kiểu hiệu ứng.
Ví dụ như: Fly – bay; Split – phân nhỏ; …
• Hộp chọn hướng trình diễn đối tượng bắt đầu từ
đâu?
• Hộp có thể chọn một đoạn nhạc
khi hiệu ứng này xuất hiện;
Nhớ nhấn nút Preview để xem trước kết quả sau mỗi lần thiết lập hiệu ứng!
III. Tạo các hiệu ứng chuyển động tự động cho các đối tượng trong slide:
Trong cửa sổ Custom Animation bạn chọn thẻ Order & timing.
Thẻ Order & timing cho phép thiết lập thứ tự trình diễn giữa các đối
tượng trên slide.
• Thứ tự được đánh số 1, 2,.. ở danh sách Animation order: đối tượng
nào đứng trước sẽ được trình diễn
trước. Tuy nhiên bạn có thể thay đổi
thứ tự này khi sử dụng các nút ở
mục Move;
• Mục Start animation để thiết lập sự
kiện để trình diễn các đối tượng trên
slide: nếu chọn On mouse click –
tức là để hiển thị và trình diễn đối

65
tượng này trên slide bạn phải nhấn chuột trái; nếu bạn nhập thời gian
vào mục Automatically thì sau khoảng thời gian đó, đối tượng sẽ tự
động trình diễn (không phải nhấn chuột).
Cuối cùng nhấn Preview để xem lại các kết quả đã thiết lập; nhấn OK
để hoàn tất công việc.
IV. Tạo các hiệu ứng tương tác giữa các slide:
Khi trình diễn, chuyển dịch giữa các slide
cũng giúp người nghe và quan sát nhận thấy
được rõ tiến trình thình diễn (bắt đầu và kết
thúc của 1 slide).
Để tạo ra hiệu ứng này, thực hiện lệnh như
sau : Slide Show | Slide Transition, hộp
thoại xuất hiện :
• Mục Apply to selected slides : bạn
chọn kiểu hiệu ứng, chọn kiểu hiệu
ứng nào thì hiệu ứng đó sẽ tự động
gán vào cho slide đó.
• Mục Modify transition : chọn lựa tốc
độ (speed) thực hiện và âm thanh (sound) cho hiệu ứng.
• Mục Advance slide : chọn chế độ hiển thị các slide;
o On mouse click : hiệu ứng thực hiện khi bạn click chuột.
o Automatically after : nhập số giây mà bạn muốn hiệu ứng tự
động thực hiện sau bấy nhiêu giây.
• Nút bấm Apply : nếu bạn chỉ muốn áp dụng hiệu ứng này cho riêng
slide đó
• Nút bấm Apply to All Slide : nếu bạn muốn áp dụng hiệu ứng này cho
tất cả các slide trong tệp trình diễn của bạn.

V. Bài tập thực hành:


1. Có mấy cách để xoá bỏ một slide ra khỏi tệp trình diễn? Hãy nêu từng
bước làm trong mỗi cách đó?
2. Nêu các bước cần thiết để có thể hoán đổi vị trí giữa 2 slide với nhau?
3. Thiết lập khoảng thời gian tự động trình diễn giữa các slide (vd: sau
10s)?
4. Tạo một trình diễn gồm 5 slides, chủ đề tự chọn, trình diễn thực hiện tự
động, khoảng thời gian giữa 2 slide là 8 giây.

66
BÀI 3: SLIDEMASTER, TEMPLATES VÀ BỘ MẦU
Trong bài trước, bạn đã biết các kỹ thuật để soạn thảo các loại thông tin lên
slide. Đó là những kiến thức cơ bản giúp bạn có thể xây dựng những bản trình
diễn theo ý tưởng của mình. Phần này sẽ giới thiệu các bạn cách sử dụng
những mẫu slide định dạng sẵn (Template Slide) đi kèm với phần mềm
Powerpoint và cách thiết lập định dạng slide mặc định khi đang làm việc
(Master Slide), đồng thời có thể thay đổi bộ màu hiển thị thông tin trên các
Slide của tệp trình diễn (Color scheme).
I. Slidemaster:
Slide master có thể hiểu như một slide chủ cho một tệp trình diễn. Thông
thường khi tạo một tệp trình diễn, muốn thay đổi định dạng dữ liệu của toàn
bộ các slide theo một định dạng chuNn nào đó, bạn phải thay đổi lần lượt định
dạng dữ liệu trên từng slide. Có cách nào để tạo một slide có định dạng chuNn,
rồi áp đặt toàn bộ các slide trên tệp trình diễn theo định dạng như vậy?? Có
cách làm, đó là Slide Master!
N hư vậy, mỗi mẫu slide định dạng sẵn (template slide) có thể hiểu là một
Slide master. Vì mỗi mẫu slide này có sẵn các định dạng cho trước và có thể
áp đặt kiểu định dạng đó cho toàn bộ các slide trên một tệp trình diễn cho
trước.
Bước 1: Mở tệp trình diễn cần thiết lập lại Slide master. Kích hoạt mục
chọn View | Master | Slide master, màn hình làm việc với slide master xuất
hiện với các thành phần như:

67
Bước 2: Thiết lập các định dạng thông tin trên bố cục slide, soạn thảo nội
dung cho nền slide bao gồm:
• (1) Toàn bộ Master slide, nơi bạn sẽ thiết lập các định dạng slide
chuNn;
• (2) Cửa sổ cho phép xem trước kết quả;
• (3) Thanh công cụ Master. Khi nào thiết lập xong nội dung cũng như
định dạng cho slide master, hãy nhấn nút Close trên thanh công cụ này
để trở về với tệp trình diễn đang soạn thảo;
• (4) Tiêu đề của slide. ở đây bạn có thể thiết lập định dạng cho tiêu đề
này như là : phông chữ, màu sắc, kích cỡ, vị trí,..;
• (5) Các cấp Bullet của slide. N ơi sẽ chứa phần lớn nội dung văn bản sẽ
hiển thị trên mỗi Slide. Ở đây bạn có thể thiết lập định dạng cho từng
cấp bullet này;
• (6) N ơi bạn có thể chèn thông tin ngày giờ cho slide;
• (7) N ơi bạn có thể chèn thông tin tiêu đề cuối cho slide;
• (8) N ơi bạn có thể chèn số thứ tự của mỗi slide.
Các mục (6), (7), (8) sẽ được hiển thị trên màn hình nền (Background) của
mỗi slide. Hơn nữa, bạn có thể chèn các hình ảnh (ví dụ như logo của công ty)
hoặc các biểu bảng, hình vẽ,.. lên slide.
Khi đó các thông tin này sẽ được hiển thị
làm nền cho mỗi slide (bạn không thể
chỉnh sửa được khi thiết kế các slide, chỉ
sửa được trên màn hình Slide master này)
Mẫu Slide master khi đã được thiết lập:
Sau khi tạo xong slide master như trên,
nhấn nút Close trên thanh công cụ Master,
toàn bộ slide trên tệp trình diễn đang soạn
thảo sẽ có định dạng hệt như slide master
vừa tạo.

68
II. Template:
Powerpoint cung cấp rất nhiều các mẫu slide định dạng sẵn trên nhiều lĩnh
vực báo cáo khác nhau như: báo cáo tài chính, báo cáo doanh thu của công ty;
giới thiệu sản phNm mới; trình diễn các khoá đào tạo;… Bạn nên sử dụng tối
đa các mẫu có sẵn này vào slide của mình vì nó rất đa dạng về mẫu mã và
được thiết kết rất công phu, hợp lý.
Cách sử dụng một slide đã được định dạng sẵn như sau:
Bắt đầu tạo một tệp trình diễn mới sử dụng một mẫu slide đã định
dạng sẵn :
Bước 1: Mở mục chọn File | New, trên hộp thoại New Presentation bạn
hãy chọn thẻ Design Templates:

Bước 2: Dùng chuột để chọn một mẫu slide bạn muốn. Chú ý: khi chọn
mẫu nào, hộp Preview sẽ hiển thị bố cục và định dạng mẫu slide đó, bạn có
thể tham khảo nhanh ở đây (hình trên đang chọn mẫu Dads Tie). Chọn xong,
nhấn OK để tiếp tục;
Bước 3: Thực hiện chọn bố cục (Layout) từng slide cần chèn lên tệp trình
diễn và soạn thảo nội dung cho các slide.

Đang tạo tệp trình diễn, muốn áp dụng một mẫu slide định dạng sẵn
cho tệp trình diễn này:
Bước 1: Mở tệp trình diễn cần làm việc, mở mục chọn Format | Aplly
Design Template, hộp thoại Apply Design Template xuất hiện:

69
Bước 2: Dùng chuột để chọn một mẫu slide bạn muốn. Bạn có thể tham
khảo nhanh ở đây (hình trên đang chọn mẫu Artsy.pot). Chọn xong, nhấn
Apply để đồng ý. Khi đó toàn bộ các slide trên tệp trình diễn đang mở sẽ
được tự động chuyển theo mẫu định dạng slide vừa chọn.
III. Tạo mầu nền hoặc ảnh nền cho slide
Khi xây dựng slide trình diễn, ngoài việc sử dụng các mẫu thiết kế sẵn có, thì
việc tạo ra bộ mầu nền hoặc gắn ảnh nền cho slide là rất cần thiết, nó giúp
người thiết kế ra các slide trình diễn thỏa trí sáng tác sao cho bài trình diễn đạt
kết qua cao nhất.
1. Tạo mầu nền cho slide:
Bước 1 : chọn slide bạn muốn thay đổi mầu nền
Bước 2 : Thực hiện lệnh Format / Background.. hộp thoại xuất hiện :

Chọn hộp mũi tên quay xuống rồi chọn


mầu, nếu mầu bạn định chọn chưa có trong danh sách, nhấp chọn More
Colors… để chọn thêm mầu khác. N ếu bạn muốn mầu nền của slide hiển thị
có tính tương phản thì nhấp chọn Fill Effects…khi đó hộp thoại Fill Effects
xuất hiện, và chọn thẻ Gradient :
Bước 3: Chọn Two colors, trong hộp Color 1
: chọn mầu thứ nhất; hộp Color 2 chọn mầu
thứ 2; (mầu sắc ở đây là tùy bạn chọn, sao cho
phù hợp với yêu cầu và mục đích của bạn).
Chọn kiểu tương phản trong phần Shading
styles.
Chọn xong, nhấp chon OK. Khi đó hộp thoại
Background xuất hiện :

Bước 4 : Trên hộp thoại Background, nhấp chọn nút Apply nếu bạn muốn bộ
mầu nền này chỉ dành riêng cho slide mà bạn lựa chọn, nhấp Apply to All nếu
bạn muốn tất cả các slide trong tệp trình diễn của bạn sử dụng bộ mầu nền đó.
2. Tạo ảnh nền cho slide
Bước 1, 2 thực hiện tương tự như tạo mầu nền, nhấp chọn thẻ Picture, hộp
thoại xuất hiện :

70
Bước 3 : nhấp chọn nút Select Picture…hộp thoại xuất
hiện cho phép bạn lựa chọn bức ảnh làm nền cho slide của
bạn, chọn ảnh xong, nhấp chuột chọn nút Insert, hộp thoại
xuất hiện như sau :
Lựa chọn thiết lập kích cỡ hình
ảnh rộng và cao bằng với độ
rộng của slide nhưng không thay
đổi tỷ lệ về chiều rông:chiều cao
của bức ảnh.
N hấp chọn OK, rồi chọn nút Apply hoặc Apply
to All

IV. Bộ màu (Color scheme):


Tính năng này giúp thay đổi bộ màu hiển thị thông thi trên các slide của tệp
trình diễn. Có rất nhiều bộ màu có thể chọn, mặt khác cũng có thể thay đổi
màu sắc chi tiết đối với từng loại thông tin trên slide một cách đồng bộ trên
toàn bộ slide hoặc chỉ cục bộ với slide đang chọn.
Để làm việc này, hãy làm theo các bước sau đây :
Bước 1: Mở Slide cần thiết lập trên cửa sổ thiết kế, kích hoạt menu:
Format | Slide Color Schemes.., hộp thoại Color Scheme xuất hiện :

Bước 2: Thẻ Standard hiển thị danh sách các gam màu (Color schemes) mà
bạn có thể chọn cho các slide bằng cách nhấn chuột lên gam màu muốn chọn.
Mặt khác, thẻ Custom cho phép thiết lập lại màu sắc trên từng đối tượng
của mỗi gam màu. Cách sử dụng thẻ này như sau:

71
• Dùng chuột nhấn lên mục cần thay đổi màu từ danh sách Scheme
colors (hình trên đang chọn mục Shadows- màu bóng);
• N hấn nút Change Color… hộp thoại chọn màu xuất
hiện: Bạn có thể chọn màu ưa thích cho mục đang
thiết lập (màu bóng) trên bảng màu bằng cách nhấn
chuột lên màu cần chọn. Tiếp theo nhấn OK để chấp
nhận màu vừa chọn.
• Mỗi lần chọn xong màu, có thể xem kết quả ở hộp kết
quả bên phải, góc dưới hộp thoại.
Bước 3: N hấn nút Apply để thiết lập gam màu vừa chọn cho slide đang kích
hoạt. N út Apply to All để thiết lập gam màu này cho tất cả các slide trên tệp
trình diễn đang mở. N út Preview để xem trước kết quả đang thiết lập trên các
slide. N út Cancel để đóng hộp thoại và huỷ bỏ việc chọn gam màu mới.

IV. Bài tập thực hành:


1. N êu những lợi ích của việc sử dụng các Template ?
2. Thế nào là Slide Master?
3. Phân biệt sự giống và khác nhau giữa một Template với Slide Master ?
4. Có thể chèn một hình ảnh làm màn hình nền cho tất cả các slide trên tệp
trình diễn đang mở được không? N ếu được, nêu các bước để làm.
5. Có thể vừa sử dụng các Template, vừa dùng Slide master cho một tệp
trình diễn được không? Vì sao?
6. Hãy nêu tên một số mẫu Template mà bạn ưa thích. Hãy sử dụng một
trong số chúng để tạo một tệp trình diễn hướng dẫn mọi người cách sử dụng
Slide master?

72
BÀI 4 : CHÈN THÊM CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT
I. Chèn thêm các đối tượng khác vào Slide :
1. Chèn văn bản, hình vẽ
Trên Powerpoint, bạn phải dùng đến thanh công cụ Drawing để đưa văn
bản (thông qua các Textbox) cũng như đưa các khối hình vẽ lên Slide
Cách sử dụng thanh công cụ này hệt như sử dụng chúng trên phần mềm
Word, nên chúng tôi không đưa ra chi tiết hướng dẫn ở đây:

2. Chèn hình ảnh, âm thanh


Bạn cũng có thể chèn ảnh từ những tệp tin bởi mục chọn: Insert |
Picture | , hoặc từ thư viện ảnh Clip Gallery của windows từ
mục chọn: Insert | Picture | như đã từng làm trên phần mềm
Word.
3. Chèn bảng
Trên Powerpoint, để chèn một bảng dữ liệu (table) lên Slide bạn phải sử
dụng mục chọn Insert | , tiếp theo qui trình xây dựng cấu trúc
bảng, nhập nội dung và định dạng bảng được diễn ra như làm trên Word.
4. Tạo tiều đề đầu, tiêu đề cuối
Để tạo tiêu đề đầu và tiêu đề cuối cho slide, bạn mở mục chọn: View |
Header and Footer, hộp thoại sau đây xuất hiện giúp bạn xây dựng tiêu đề
đầu, tiêu đề cuối cho các slides:
Thẻ Slide cho phép thiết lập một số các thông tin lên tiêu đề cuối của Slide
như:
• Thông tin ngày, giờ (Date and Time):
N ếu bạn chọn mục , thông
tin về ngày giờ có thể được đưa lên tiêu
đề cuối slide. Khi đó, nếu chọn Update
automatically- thông tin ngày giờ sẽ
được tự động cập nhật lên tiêu đề đúng
theo ngày giờ trên máy tính; nếu chọn
Fixed- bạn phải nhập vào một giá trị
ngày giờ cố định. Giá trị này sẽ không
tự động được thay đổi theo ngày tháng.
• N ếu chọn mục , máy sẽ tự
động điền số thứ tự slide lên tiêu đề cuối;
• N ếu chọn mục , bạn có thể gõ vào dòng văn bản hiển thị ở
giữa tiêu đề cuối slide;

73
• N hấn nút Apply, các thiết lập này sẽ chỉ áp dụng cho Slide hiện tại
(slide đang chọn);
• N ếu nhấn Apply All, thiết lập này sẽ được áp dụng cho tất cả các slides
của tệp trình diễn này.
Vị trí của 3 giá trị: Date/Time; Slide number và Footer trên tiêu đề cuối
trang như sau (bạn xem ở ô Preview):

Thẻ Notes and Handouts cho phép thiết lập một số các thông tin lên tiêu
đề đầu và tiêu đề cuối trang in (thông tin này chỉ hiển thị khi bạn in ra máy
in):
• Thông tin ngày, giờ (Date and Time):
sử dụng tương tự như ở thẻ Slide;
• Header: nơi bạn có thể nhập dòng văn
bản cho tiêu đề đầu trang (page);
• N ếu chän , cho phép chèn số
thứ tự trang lên tiêu đề cuối trang in;
• Footer: nơi bạn có thể nhập vào nội
dung tiêu đề cuối trang in;
• N hấn nút Apply, các thiết lập này sẽ
chỉ áp dụng cho trang in hiện tại (trang
chứa slide đang chọn);
• N ếu nhấn Apply All, thiết lập này sẽ được áp dụng cho tất cả các trang
in của tệp trình diễn.

II. Chèn bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ :


1. Chèn bảng biểu
Bước 1 : chọn slide mà bạn muốn chèn biểu bảng
Bước 2 : thực hiện lệnh Format/Slide layout,
trên hộp thoại xuất hiện chọn hình có biểu tượng

sau : , khi đó trên màn hình slide xuất


hiện như sau:

74
Bước 3 : nhấp chọn biểu tượng bảng Æ nhập số
cột và số dòng mà bạn muốn chèn (rows : số dòng; columns : số cột).\
Thao tác với bảng như thao tác trên bảng tính của Microsoft Word.
2. Chèn biểu đồ
Bước 1,2 thực hiện như thao tác chèn bảng.

Bước 3 : nhấp chọn Æ với bảng


dữ liệu như sau :
- Bạn có thể thay đổi thông số trong bảng dữ liệu, bạn cũng có thể xóa cột,
thêm cột, xóa dòng, thêm dòng.
- Bạn cũng có thể thay đổi mầu sắc hiển thị của các cột biểu đồ bằng cách
nhấp đúp chuột vào từng cột mà bạn muốn thay đổi mầu sắc.
3. Chèn sơ đồ
Bước 1,2 thực hiện như thao tác chèn bảng.

Bước 3 : nhấp chọn Æ


Trên hộp thoại, bạn chọn kiểu sơ đồ bạn muốn chèn vào trong slide.
Ví dụ : chọn kiểu sơ đồ dạng cây (phân lớp) rồi nhấp OK, trên slide xuất hiện
như sau:

• Bạn nhấp chuột vào từng khối, nhập nội dung văn bản vào đó.
• N hấp đúp vào khối để thay đổi mầu nền và đường khung của khối.
• Muốn thêm các khối nhỏ vào cấp dưới khối đã có :
+ N hấp chuột chọn khối mà bạn định thêm khối con cho nó

75
+ Trên hộp thoại nhấp chọn như hình sau :
với : Subordinate : tạo khối con của khối đang chọn
Coworker : tạo khối cùng cấp với khối đang chọn
Assistant : tạo khối rẽ nhánh

III. Bài tập thực hành :


• Bài tập 1 : Tạo 5 slide với nội dung như sau:
Slide đầu tiên là tiêu đề bài trình diễn và thông tin về bạn và 4 slide tiếp
như sau:

Bài tập 2 : Thực hiện thay đổi mầu sắc, các hiệu ứng tương phản trong các
khối mầu như cột biểu đồ, khối thông tin, ..

76
BÀI 5 : CHÚ GIẢI VÀ IN ẤN
I. Tạo ra chú giải:
Khi tạo ra các slide, nội dung trong slide rất ít, chỉ là những thông tin chính.
Điều quan trọng là người trình diễn sẽ dựa vào các thông tin ít ỏi trên slide đó
để diễn giải cho người nghe hiểu được vấn đề mà bạn muốn trình bày.
N hưng đôi khi, vì qua nhiều công việc, nhiều nội dung cần trình bày, bạn sẽ
quên và nhầm lẫn giữa các slide, cách tốt nhất là hãy ghi chú nội dung chính
của slide mà bạn sẽ định diễn giải.
Cách thêm chú giải vào trong các slie như sau :
Bước 1 : tại các slide mà bạn muốn thêm chú giải, nhấp chọn khung cho phép

bạn thêm chú giải , nhập nội dung bạn

cần chú giải, ví dụ như :

II. Lệnh in ấn các Slide :


Việc in ấn trên Powerpoint gần giống như in trên word. Bạn phải định dạng
trang in, rồi mới thực hiện in ấn.
1. Định dạng trang in
Để định dạng trang in, mở mục chọn File | Page setup, hộp thoại Page
Setup xuất hiện:
• Hộp Slides and sized for: chọn khổ giấy in ra máy in;
• Mục Width và Height
để nhập vào chiều rộng
và chiều cao khổ giấy
in (chỉ sử dụng mục
này khi khổ giấy in của
bạn không nằm trong
danh sách Slides sized
for:
• Mục Orientation để
thiết lập hướng in:
Portrait – in theo chiều dọc hoặc Landscape – in theo chiều ngang.
Trong đó
o Slides- thiết lập hướng in dữ liệu trên các Slides;
o Notes, handout & outline – thiết lập hướng in cho phần chú
thích đi kèm các slide
• N hấn OK để đồng ý các thiết lập.

77
2. In ấn
Để in nội dung các slide ra máy in, bạn có thể thực hiện lệnh in theo 2
cách:
Cách 1: Mở mục chọn File | Print
Cách 2: N hấn tổ hợp phím Ctrl + P
Hộp thoại Print xuất hiện:
• Mục Printer để chọn máy in sẽ in;
• Mục Print range- chọn phạm vi
in:
• All- in toàn bộ các slide;
• Current slide- chỉ in slide hiện tại
(đang chọn);
• Slides- để in một phạm vi các slide
nào đó. Ví dụ: 1,3,5-12 – tức là sẽ
in ra các slide 1, slide 3 và các
slide từ 5 đến 12.
• Mục Print what- chọn nội dung
cần in trên các slide:
• Slides- in nội dung các slide, mỗi slide sẽ in ra một trang giấy;
• Handouts- in nội dung các slide, có thể in nhiều slide lên trên cùng một
trang giấy. Số slide được in trên một trang giấy bạn có thể chọn ở mục
Slides per page;
• Note page- chỉ in ra những thông tin chú thích các slide;
• Outline- chỉ in ra những thông tin chính (outline) trên các slide.
• Ô Copies- để chọn số bản in;
• N goài ra còn có một số các tuỳ chọn in như sau:
• - In theo các màu đã thiết kế trên slide;
• - tự động căn chỉnh nội dung in vừa khít với trang in;
• - in cả khung bao quanh mỗi slide (frame);
• - chỉ in màu đen trắng.
• Cuối cùng nhấn nút Print để thực hiện lệnh in.

III. Bài tập thực hành :


1. Muốn in 6 slides trên một khổ giấy A4 nằm ngang, phải thiết lập các
hộp thoại Page setup và Print setup như thế nào?
2. Tạo ra các chú giải…
3. Trình diễn trên các Projector

78
1. Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet
Tài liệu gồm các nội dung chính sau :
+ Tìm hiểu về Internet và các dịch vụ trên mạng Internet.
+ Tìm hiểu qua về WWW
+ Dịch vụ tìm kiếm thông tin trên mạng Internet
+ Dịch vụ thư điện tử (E-mail)
+ Dịch vụ diễn đàn trao đổi (Forum)
+ Dịch vụ hội thoại trực tuyến (Chat)
+ Dịch vụ thu thập thông tin RSS
Khai thác sử dụng một số dịch vụ của Google như : Gmail, Talk, Picasa,
Blogger, Reader.

79
INTERNET VÀ CÁC DNCH VỤ TRÊN MẠNG INTERNET
1. Internet
Internet là một tập hợp của các máy tính được nối với nhau và chủ yếu là
qua đường điện thoại và đường cáp quang trên toàn thế giới với mục đích
trao đổi và chia sẻ thông tin.
Trước đây mạng Internet được sử dụng chủ yếu ở các tổ chức chính phủ
và trong các trường học. N gày nay mạng Internet đã được sử dụng bởi hàng tỷ
người trên toàn thế giới bao gồm cả cá nhân, các doanh nghiệp lớn, nhỏ, các
trường học và tất nhiên là N hà N ước và các tổ chức Chính Phủ. Phần chủ yếu
nhất của mạng Internet là World Wide Web (WWW).
Mạng Internet là của chung, điều đó có nghĩa là không ai thực sự sở hữu
nó với tư cách cá nhân. Mỗi phần nhỏ của mạng được quản lý bởi các tổ chức
khác nhau nhưng không ai, không một thực thể nào, cũng như không một
trung tâm máy tính nào nắm quyền điều khiển mạng Internet. Các mạng nhỏ
được liên kết với nhau theo một cách thức chuNn nhằm tạo nên một mạng toàn
cầu.
Mạng Internet hiện nay cung cấp rất nhiều dịch vụ hữu ích như : dịch vụ
tra cứu và tìm kiếm thông tin toàn cầu, dịch vụ thư điện tử, dịch vụ hội thoại
trực tuyến (chat), dịch vụ trao đổi diễn đàn, dịch vụ thương mại điện tử, ….
2. Mạng thông tin toàn cầu World Wide Web
World Wide Web là một phần của mạng Internet, gọi tắt World Wide
Web là Web. N ó là phần chủ yếu nhất của mạng Internet tuy nhiên không
phải là mạng Internet.
Sở dĩ Web trở nên phổ biến vì nó cung cấp cho người sử dụng khả năng
truy cập dễ dàng từ đó người sử dụng có thể khai thác các thông tin trên mạng
Internet dưới dạng văn bản, hình ảnh thậm chí cả âm thanh và video. Vì thế,
Web đôi khi còn được gọi là đa phương tiện của mạng Internet.

80
Để dùng Web, người sử dụng phải có trình duyệt Web như Microsoft
Internet Explorer (gọi tắt là IE) hoặc trình duyệt Mozilla Firefox, … Trình
duyệt Web là một ứng dụng được cài đặt trên máy vi tính và cho phép nhìn
thấy các trang Web trên màn hình máy tính.
3. Dịch vụ tìm kiếm thông tin trên mạng Internet
Đây là dịch vụ được sử dụng rất nhiều và lợi ích của dịch vụ này thì vô
cùng to lớn, thông qua dịch vụ này, chúng ta có thể khai thác và tìm kiếm rất
nhiều kênh thông tin khác nhau phục vụ cho việc nghiên cứu học tập và giả
trí.
Để tìm kiếm thông tin trên mạng Internet. Hãy bắt đầu tìm kiếm bằng
việc đến các trang web có địa chỉ trích dẫn rõ ràng, nó gần giống như những
trang vàng về địa chỉ trang web giúp có cách tiếp cận và tìm ra những chủ đề
gần với nhu cầu thực tế hơn.
Danh sách trang vàng về địa chỉ trang web như sau :
o http://www.yp.com.vn/Info/VAdressWebVN .htm
o http://tintuc.vnn.vn/danhbaweb/
o http://home.vnn.vn/
o http://www.trangvang.fpt.vn/trangvang.asp
Một cách khác để tìm kiếm thông tin trên mạng Internet là dùng cụm từ
liên quan đến vấn đề cần tìm kiếm rồi thông qua dịch vụ tìm kiếm trên mạng
internet để thực thi tìm kiếm.
Trên mạng Internet hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm,
các dịch vụ này đều là miễn phí và khả năng tìm kiếm thì rất phong phú và
luôn thu được kết quả khả quan.
Dưới đây là một số địa chỉ trang web cung cấp dịch vụ tìm kiếm:
o http://www.google.com
o http://www.yahoo.com
o http://www.altavista.com
o http://www.lycos.com

81
Ví dụ :
Sử dụng dịch vụ tìm kiếm của hãng Google, chúng ta nhập địa chỉ
http://www.google.com vào trình duyệt web, kết quả thu được :

Trong ô textbox, nhập cụm từ cần tìm kiếm, nhập xong nhấp chọn
“Tìm kiếm với Google” hoặc nhấn phím Enter.
Chú ý : với cụm từ tìm kiếm là chính xác thì để tìm kiếm được kết quả nhanh
nhất và hiệu quả nhất thì nên đặt cụm từ khoá đó trong 2 dấu nháy đôi (“cụm
từ cần tìm kiếm”). N goài ra, để tìm kiếm hình ảnh, thì từ khoá tìm kiếm nên
không dấu, không cách vì thực tế của tìm kiếm hình ảnh chính là tìm kiếm tên
tệp (file).
Sau khi đã thực hiện tìm kiếm, kết quả thu được một danh sách các
trang web liên quan đến cụm từ khoá tìm kiếm, muốn tìm hiểu thông tin nào
thì chỉ việc nhấp chuột để mở trang thông tin đó.
4. Dịch vụ thư điện tử (E-mail)
Dịch vụ thư điện tử là dịch vụ phát triển mạnh nhất và được sử dụng
nhiều nhất hiện nay. Bất kỳ ai khi tham gia vào mạng internet thường có hộp
thư điện tử cho riêng mình. Dịch vụ thư điện tử cho phép trao đổi, thăm hỏi
với thông điệp dài vô tận, ngoài ra thông qua dịch vụ thư điện tử cho phép
chia sẻ các tệp (file) thông tin cho nhau rất nhanh và hiệu quả rất lớn.

82
Thông qua dịch vụ thư điện tử có thể gửi hoặc nhận thư ở bất cứ nơi
nào trên toàn thế giới miễn là máy tính có kết nối mạng Internet và sử dụng
trình duyệt web. Với từng nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử khác nhau cho
phép người sử dụng sự tiện lợi và ràng buộc khác nhau. Hiện trên mạng
Internet có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử miễn phí, phải kể đến
dịch vụ thư điện tử của Yahoo, Gmail, Hotmail, …Với tính phổ dụng và dễ
dàng thì dich vụ thư điện tử của Yahoo được người dùng trên toàn thế giới sử
dụng nhiều nhất, tiếp đó là Gmail, …
Để có một hộp thư điện tử, người dùng phải truy nhập vào trang web
của nhà cung cấp dịch vụ, đăng ký cho mình một tài khoản (địa chỉ một hộp
thư) dùng là địa chỉ liên lạc với các hộp thư khác. Với Gmail thì hiện nay đã
hỗ trợ đăng ký hộp thư điện thử miễn phí nên trong chương trình này, tôi sẽ
tập trung hướng dẫn khai thác hộp thư điện tử của Gmail và các dịch vụ kèm
theo nó.
a) Đăng ký hộp thư điện tử Gmail
Bước 1 : truy nhập vào trang web theo địa chỉ http://gmail.com

Bước 2 : nhấp chuột chọn rồi tiến hành nhập các thông tin
mà chương trình yêu cầu, nhập xong nhấp chọn

để hoàn thiện việc đăng ký một hộp


thư điện tử. Sau khi đăng ký thành công, kết quả hiển thị như sau :

N hấp chọn I’m ready-show me my account để mở hộp thư

83
b) Thực hiện gửi và nhận thư điện tử qua Gmail
+ Gửi thư : nhấp chuột vào để tiến hành gửi thư, một thư yêu
cầu cần phải xác định chính xác địa chỉ hộp thư điện tử của người cần gửi,
tiếp đến là tiêu đề thư và nội dung của thư đó với các hộp thông tin như
sau :
ƒ From : Địa chỉ hộp thư điện tử và thông tin của người gửi (thường là
chính bạn)
ƒ To : Địa chỉ hộp thư của người được nhận thư, nếu muốn gửi thư
cho nhiều người cùng lượt nhưng muốn :
+ N gười nhận được thư biết được những ai được nhận thư như họ thì
chọn Add Cc
+ N gười nhận được thư không biết những ai được nhận thư như họ
thì chọn Add Bcc
ƒ Subject : Chủ để của thư

Chú ý : nếu muốn gửi tệp (file) gắn kèm với thư, chỉ việc nhấp chuột

84
chọn vào rồi thực hiện tìm tệp cần gửi đi như hình dưới đây

: sau khi đã chọn


lựa đầy đủ những tệp cần gửi đi, tiến hành gửi thư bình thường.
+ Nhận thư : khi đăng nhập vào hộp thư, tất cả những thư đển hiển thị dưới
dạng danh sách các tiêu đề của thư, những thư chưa đọc sẽ có trạng thái là
chữ đậm. Để đọc thư nào chỉ việc nhấp chuột vào tiêu đề của thư đó.

N ếu thư có tệp gắn kèm thì chỉ việc nhấp chọn biểu tượng rồi tìm nơi lưu
trữ tệp đó là xong.
N hấp vào biẻu tượng , thông tin về tài liệu đính kèm xuất hiện như sau :

Click chuột vào liên kết , hộp thoại mới xuất hiện :

Bạn nên thực hiện lưu tài liệu vào máy tính của mình rồi mới mở. Click
vào nút bấm “Save”, và chọn nơi mà bạn muốn lưu tài liệu đó trên máy.

85
Chọn xong, Click vào nút bấm “Save” để hoàn tất, đợi trong giây lát nếu
tệp tài liệu của bạn quá lớn. Giờ bạn có thể mở tài liệu mà bạn lấy về ngay
trên máy tíh của mình rồi.
5. Dịch vụ diễn đàn trao đổi (Forum)
Diễn đàn trao đổi trên mạng là nơi mà mọi người có thể trao đổi, thảo luận,
bày tỏ ý kiến về những vấn đề quan tâm. Các vấn đề thảo luận được lưu giữ
dưới dạng các trang tin. Đây là hình thức thảo luận không trực tiếp, bạn có thể
đưa bài thảo luận của mình lên diễn đàn nhưng có khi ngay lập tức hoặc vài
ngày, vài tuần, thậm chí vài tháng sau mới có người trả lời vấn đề của bạn.
Một diễn đàn bao gồm 0 hay nhiều chủ đề thảo luận hay có nhiều diễn
đàn con. Mọi người đều có quyền tham gia vào bất cứ chủ đề nào mà họ quan
tâm, miễn sao phải tuân thủ các nguyên tắc về quyền cá nhân, pháp luật và
văn hoá trao đổi. Mỗi thành viên tham gia vào diễn đàn đều có một tài khoản
riêng (hay còn gọi là N ickname), với tài khoản này các thành viên đăng nhập
vào diễn đàn, tham gia vào bất kỳ chủ đề nào.
Tuỳ từng lĩnh vực, tuỳ từng đối tượng lại có các diễn đàn riêng, dưới đây
là danh sách một số diễn đàn nổi tiếng:
ƒ Diền đàn về Giáo dục và Đào tạo : http://diendan.edu.net.vn/forums/
ƒ Diễn đàn trái tim việt nam online :
http://www9.ttvnol.com/forum/default.aspx?
Đăng ký là thành viên của diễn đàn :
Tùy vào cách cấu hình cho từng diễn đàn mà bạn cần phải đăng ký trước
khi gửi hay đọc bài hay không. N hưng để sử dụng những tính năng mở rộng
khác như thiết lập avatar (đặt hình minh hoạ cho cá nhân), đếm số lượng bài
đã gửi, truy cập vào các diễn đàn riêng....., bạn cần phải có một tài khoản.
Cách đăng ký một tài khoản như sau :
Bước 1 : Truy nhập vào diễn đàn theo địa chỉ web (ví dụ : Diễn đàn về
Giáo dục và đào tạo http://edu.net.vn/) cửa sổ diễn đàn như dưới đây :

86
Bước 2 : Vì chưa có tài khoản thành viên của diễn đàn nên phải đăng ký.
Điều kiện tối thiểu để đăng ký làm thành viên của diễn đàn là phải có một
hộp thư điện tử, nó là cầu nối giữa diễn đàn và các thành viên tham gia.
N hấp chọn Đăng ký, cửa sổ đăng ký mới xuất hiện :

87
Bước 3 : nhập đầy đủ thông tin cần thiết, nhấp chọn Đăng ký, nếu hệ
thống của diễn đàn kiểm tra không có sự trùng hợp về Tên đăng nhập, thì kết
quả thông báo thành công.
Bước 4 : sau khoảng 5 đến 10 phút, kiểm tra hộp thư điện tử, sẽ có một
thư của diễn đàn gửi, bạn phải kích hoạt tài khoản của bạn theo dòng liên kết
gửi từ diễn đàn như sau :

Sau khi kích hoạt tài khoản, giờ là lúc ta có thể tham gia vào diễn đàn.
Đăng nhập vào diễn đàn và tham gia trao đổi :
Sau khi đã có tài khoản đăng ký được như trên, tiến hành dùng tài khoản
đó để đăng nhập vào diễn đàn qua hộp đăng nhập :

Khi đã đăng nhập vào diễn đàn, bạn có thể tham gia trao đổi, bình luận bất
kỳ vần đề nào mà bạn muốn. N goài ra, bạn có thể xây dựng các chủ đề mà
bạn quan tâm mà hiện chưa có trên diễn đàn để mọi người cùng tham gia và
bàn luận với bạn.
6. Dịch vụ Chat (Inetrnet Relay Chat- IRC)
Chat là hình thức thảo luận trực tiếp trên Internet. Trao đổi, thảo luận và
nhận được câu trả lời hầu như ngay lập tức, cũng tương tự như khi nói chuyện
qua điện thoại chỉ khác thông tin nhận được là các dòng tin văn bản. Dịch vụ

88
Chat cho phép trao đổi giữa hai người hoặc nhiều người cùng lúc, tuỳ thuộc
vào từng nhà cung cấp dịch vụ đó.
Để tham gia vào phòng Chat, phải cài đặt dịch vụ Chat trên máy vi tính.
Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ dịch vụ Chat như Yahoo!Messenger,
GoogleTalk, Skype. Mỗi công cụ cho lại hiệu quả và tính năng vượt trội khác
nhau.
Yahoo!Messenger cho phép chat trực tiếp giữa hai người kết hợp văn bản,
hình ảnh (video) và âm thanh. GoogleTalk cũng cho phép chat giữa hai người
thông qua văn bản và âm thanh. Riêng Skype, đây là một công cụ hỗ trợ đàm
thoại theo nhóm kết hợp văn bản, hình ảnh và âm thanh. Theo đánh giá của
nhiều tạp chí thì Yahoo!Messenger được sử dụng nhiều nhất vì tính phổ dụng
và ra đời sớm nhất nên nhiều người đã sử dụng rồi không muốn thay đổi, mặc
dù chất lượng về hình ảnh và âm thanh của Yahoo!Messenger không được tốt.
GoogleTalk là công cụ Chat cho chất lượng âm thanh truyền tài là tốt nhất,
khi trao đổi bằng GoogleTalk sẽ có cảm giác cuộc đàm thoại không có độ trễ.
Skype là công cụ hỗ trợ đàm thoại nhóm, sản phNm miễn phí cho nhóm đàm
thoại tối đa là 6 người cùng lúc. Chất lượng về hình ảnh và âm thanh vượt trội
so với Yahoo!Messenger.
Khi tham gia Chat, đòi hỏi đầu tiên là mỗi người tham gia đều phải có một
tên gọi riêng (gọi là N ick name), tên gọi này là duy nhất trong từng dịch vụ
Chat. Hạn chế lớn nhất hiện nay là do các nhà cung cấp dịch vụ Chat vẫn
chưa bắt tay với nhau nên khi sử dụng, người dùng muốn sử dụng dịch vụ nào
thì phải tạo cho mình một N ick name riêng trên dịch vụ đó, và các N ick name
đó phải cùng thuộc trên một nhà cung cấp dịch vụ thì mới trao đổi được với
nhau.
7. Sử dụng các dịch vụ kèm theo của Gmail.
Sau khi đăng ký thành công hộp thư điện tử của Gmail, chúng ta có thể sử
dụng một loạt các dịch vụ kèm theo hộp thư điện tử đó.

89
Đăng nhập hộp thư gmail qua địa chỉ http://gmail.com. Trên cửa sở màn
hình xuất hiện :

Để sử dụng các dịch vụ khác của gmail, nhấp chuột vào my services hoặc
more xuất hiện một cửa sổ mới với tất cả các dịch vụ hỗ trợ của Gmail như
hình dưới đây :

Hiện tại chỉ có 2 dịch vụ được khai thác sử dụng là hộp thư điện tử
(Gmail) và dịch vụ hội thoại Chat (Talk). Để gia tăng thêm những dịch vụ
khác, nhấp chuột chọn More>> màn hình xuất hiện danh sách các dịch vụ hỗ
trợ như :

Search
Alerts
Get email updates on the topics of your choice
Blog Search
Find blogs on your favorite topics
Book Search
Search the full text of books

90
Catalogs
Search and browse mail-order catalogs
Checkout
Complete online purchases more quickly and securely
Desktop
Search and personalize your computer
Directory
Browse the web by topic
Earth
Explore the world from your PC
Finance
Business info, news, and interactive charts
Froogle
Shop for items to buy online and at local stores
Images
Search for images on the web
Local
Find local businesses and get directions
Maps
View maps and get directions
N ews - now with archive searchN ew!
Search thousands of news stories
Patent SearchN ew!
Search the full text of US Patents
Scholar
Search scholarly papers
Specialized Searches
Search within specific topics
Toolbar
Add a search box to your browser
Video
Search for videos on Google Video and YouTube

Web Search

91
Search over billions of web pages
Web Search Features
Find movies, music, stocks, books, and more

Explore and innovate


Code
Download APIs and open source code
Co-op - now with Custom Search EngineN ew!
Contribute your expertise and customize the web search
experience
Labs
Explore Google's technology playground

Communicate, show & share


Blogger
Share your life online with a blog -- it's fast, easy, and free
Calendar
Organize your schedule and share events with friends
Docs & Spreadsheets
Create and share your projects online and access them from
anywhere
Gmail
Fast, searchable email with less spam
Groups
Create mailing lists and discussion groups
Picasa
Find, edit and share your photos
SketchUp
Create 3D models for Google Earth
Talk
IM and call your friends through your computer
Translate
View web pages in other languages
YouTubeN ew!
Watch, upload and share videos

92
Go mobile
Maps for mobile
View maps and get directions on your phone
Mobile
Use Google on your mobile phone
SMS
Use text messaging for quick info

Make your computer work better


Pack
A free collection of essential software
Web Accelerator
Speed up the web

Muốn sử dụng dịch vụ nào, chỉ việc chọn loại dịch vụ đó và tiến hành
theo các bước yêu cầu của hệ thống.
c) Dịch vụ chia sẻ và trao đổi thông tin qua nhóm
Đây là dịch vụ cho phép các thành viên trong nhóm trao đổi thông tin cho
nhau thông qua bài viết, đường link, ….cho nhau một cachs rất dễ dàng và
công khai.
Trên màn hình danh sách các dịch vụ, lựa chọn , khi đó màn hình
xuất hiện :

Để tạo một nhóm mới nhấp chọn rồi tiến hành nhập thông tin
liên quan đến nhóm như tên của nhóm (Name your groups), địa chỉ email
chung của nhóm (Create a group email address) tùy ý, thông tin giới thiệu

93
về nhóm (Write a group description), rồi chọn kiểu chia sẻ thông tin của
nhóm như
ƒ Public : bất ký ai trên web đều có thể đọc, có thể kết nối với nhóm để
nhận tin tức. N hưng chỉ là thành viên mới có thể xem danh sách thành
viên, tạo bài mới, upload tệp.
ƒ Announcement-only : Ai cũng có thể đọc, kết nối với nhóm để nhận tin,
N hưng chỉ quản lý nhóm mới có thể xem danh sách thành viên, tạo bài
mới, upload tệp.
ƒ Restricted - Phải được mời thì mới tham gia được vào nhóm, chỉ là
thành viên mới có thể xem danh sách thành viên, tạo bài mới, upload
tệp. N hóm và tin tức của nhóm không xuất hiện trên kết quả tìm kiếm
của Google.

N hập xong, nhấp chọn , màn hình xuất hiện, nhập những thông
tin như hộp thư điện tử của các thành viên trong nhóm được mời tham dự diễn
đàn về HIV/AIDS và thông tin mời :

94
N hấp chọn Invite members, Kết quả thu được như sau :

Trang chủ giao diên của nhóm như sau :

Với một nhóm được tạo, các thành viên có thể thực hiện các chức năng
như :
ƒ Mời thêm các thành viên mới tham gia vào diễn đàn của nhóm
ƒ Tạo ra các trang thông tin riêng
ƒ Chia sẻ các tệp tin (files)
ƒ Chia sẻ các đoạn phim.

95
d) Dịch vụ chia sẻ hình ảnh qua mạng Internet sử dụng Picasa
Đây là dịch vụ quản lý, chia sẻ hình ảnh rất mạnh của Google, nó cho phép
tìm kiếm, sửa đổi, cập nhật và chia sẻ hình ảnh qua mạng internet. Để sử dụng
dịch vụ này, nhấp chọn trên cửa sổ các dịch vụ hỗ trợ theo
Gmail. Yêu cầu bắt buộc để sử dụng dịch vụ này là phải tải phần mềm hỗ trợ
Picasa về cài đặt trên máy cá nhân.
Để tạo Album hình ảnh chia sẻ qua mạng Internet, các bước tiến hành
được thực hiện theo như sau :
Trên màn hình web của Picasa, nhấp chọn on the
web

Rồi tiến hành đăng nhập tài khoản để xác nhận


việc chia sẻ Album ảnh lên mạng Internet.
Sau khi đăng nhập, phải chấp nhận chọn lựa các yêu cầu về quyền và
nghĩa vụ của việc chia sẻ hình ảnh qua mạng Internet bằng cách nhấp chọn
nút

Giờ là lúc tạo Album ảnh chia sẻ qua mạng Internet, cách thức tiến hành
như sau :
ƒ N hấp chọn màn hình xuất hiện hộp thoại nhạp thông tin
về Album:

96
ƒ N hấp chọn khi đó hệ thống sẽ tự động tìm kiếm một bộ
công cụ giúp upload hình ảnh, đó là Active Control. N ếu trên màn
hình có yêu cầu cài đặt Active Control này thì hãy nhấp chuột chọn nút
bấn Install Active Control, đợi trong giây lát vì cài đặt Active Control
tương đối lâu.
Chú ý : Với mỗi máy chỉ cần cài đặt lần đầu, lần sau thì hệ thống sẽ
không yêu cầu nữa.
ƒ N ếu không cái đặt Active Control thì màn hình Upload ảnh lên web sẽ
có dạng như sau :

ƒ N ếu cài đặt Active Control thì màn hình upload sẽ có dạng như sau :

ƒ Để upload hình ảnh lên web album, nhấp chọn hoặc


như hình trên, rồi tìm đến những hình ảnh mà bạn muốn đưa lên mạng.
Chọn xong, nhấp chọn hoặc . Đợi trong chốc lát,

97
Gmail hỗ trợ upload tương đối tốt. Kết quả Album ảnh được đưa lên
mạng internet như sau :

ƒ Album ảnh đã được tạo trên mạng internet, nhưng không phai ai cũng
biết địa chỉ album ảnh của bạn để truy nhập và xem. Vậy phải tiến hành
chia sẻ album với bạn bè, người thân bằng cách nhấp chọn
khi đómàn hình xuất hiện

To : địa chỉ hộp thư của bạn bè được chia sẻ album ảnh
Subject : Chủ đề của Album
Message : Thông tin gửi
ƒ N hập xong, nhấp chọn .
ƒ Để thêm mới, xóa bỏ, thêm lời bình luận cho hình ảnh trong Album, thì

trên màn hình


Di chuyển, xóa bỏ hình ảnh khỏi album
Thay đổi cách hiển thị của album
Thêm những mô tả cho từng hình ảnh.
e) Tạo dựng trang web cá nhân thông qua dịch vụ tạo Blogger

98
Đây là dịch vụ cho phép bạn tạo các trang web cá nhân, chia sẻ kinh kiệm,
ý tưởng với mọi người trên cộng dồng internet. Dịch vụ này được giới trẻ khá
quan tâm và sử dụng hiện nay.
Để sử dụng dịch vụ này, truy nhập vào địa chỉ trang web http://google.com.vn
cửa sổ xuất hiện :

N hấp chọn để chuyển đổi sang màn hình ngôn ngữ tiếng anh :

Trên mành hình, nhấp chọn của sổ màn hình liệt kê danh sách các

dịch vụ hỗ trợ của Google. N hấp chọn ,


màn hình tạo Blog xuất hiện :

N hấp chọn màn hình xuất hiện :

99
Địa chỉ email của bạn

Mật khẩu vào Email của bạn

Tên hiểm thị trên Blogger

Nhập dòng chữ theo mẫu

Xác định chấp nhận các luật của Blog

N hấp chọn để tiếp tục :

Tiêu đề của Blogger

Địa chỉ truy nhập của Blogger

N hập xong, nhấp chọn để tiếp tục chọn mẫu của Blogger :

100
Giờ là lúc tiến hành đưa nội dung vào Blogger bằng cách nhấp chọn nút
bấm Start Posting.
Địa chỉ truy nhập Blog là http://phongchong.blogspot.com/
Đăng nhập lại Blog để đưa thêm, chỉnh sửa thông tin của Blog
Sau khi đã tạo Blog rồi, bạn muốn thay dổi thông tin, thêm mới bài viết,
… phải đăng nhập lại vào trong Blog, cách thức đang nhập Blog như sau :
- Truy nhập theo đại chỉ của Blog (ví dụ : http://phongchong.blogspot.com)
hay theo cách tạo mới Blog ở trên (tức là qua http://google.com ), đến khi
xuất hiện màn hình như sau :

Đăng nhập bằng tài khoản hộp thư của Gmail, sau khi nhập tài khaỏn, mật

khNu thì nhấp chọn để truy xuất vào Blog, màn hình như sau :

Để đưa bài viết, nhấp chọn , muốn thay đổi cách hiển thị nhấp
chọn , muốn thay đổi giao diện nhấp chọn

101
Đưa blog vào Google Sitemaps
Blogger đã được tạo, nhưng để nhiều người biết đến Blogger của mình thì
phải đưa Blogger vào chỉ mục của Google, nhằm tăng cơ hội xuất hiện trong
kết quả tìm kiếm của Google.
Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu qua về Google Sitemaps. Google
Sitemaps hiện đang ở bản beta, được Google phát triển với mục đích cung cấp
một cách thức đơn giản cho người dùng mô tả website của họ. Thông qua việc
cung cấp cho Google Sitemaps thông tin của site (cấu trúc, các trang web
quan trọng cũng như mức độ thay đổi của chúng...), bạn đã hướng dẫn cho
công cụ dò tìm ("spider") của Google cách đọc thông tin và đánh chỉ mục cho
website của bạn.
Các bước đưa blog vào Google Sitemaps:
Bước 1: Đăng nhập vào Google Sitemaps theo địa chỉ
(http://www.google.com/webmasters/sitemaps/siteoverview) thông qua tài
khoản Gmail. N gay ở đầu trang bạn sẽ thấy ô nhập liệu để nhập site cần đánh
chỉ mục. Hãy nhập vào đó địa chỉ (URL) blog của bạn (ví dụ: http://hiv-aids-
2007.blogspot.com/)

Sau đó nhấn nút OK. Blog của bạn sẽ được thêm vào tài khoản như hình dưới:

102
Bước 2: Xác thực quyền của bạn trên blog vừa nhập
N hấn vào liên kết Verify, bạn sẽ được chuyển đến trang để xác nhận tính
xác thực. Google cung cấp hai phương pháp xác thực. Tuy nhiên ta chọn
phương pháp thứ hai: Add META tag, vì đây là phương pháp duy nhất mà
Google Blogger hỗ trợ.

Sau khi chọn, trang web sẽ sinh ra mã thẻ META, đoạn mã này chính là
mã giúp đưa blog vào danh mục tìm kiếm của Google. Chép đoạn mã này
vào phần template của blog.
Bước 3: Dán thẻ META vào template của blog
Đăng nhập vào blog của bạn, di chuyển đến tab Template, rồi nhấp chọn
Edit HML.
Chèn đoạn mã thẻ META vào như ví dụ sau:

Lưu lại thay đổi bằng cách nhấn nút Save Template.
Bước 4: Trở về lại Google Sitemaps để kết thúc quá trình xác thực.
N hấp vào nút Verify để kết thúc quá trình xác thực kết quả thu được

Bước 5: Đến bước này thì blog đã được đưa vào Google Sitemaps.
Tuy nhiên, cần phải cung cấp cho Google địa chỉ chứa sitemap của blog.
Ta sẽ dùng site feed (ATOM/XML) của blog làm sitemap.
Trở về hình ở bước một bằng cách nhấp vào My Site khi đó xuất hiện :

103
và nhấn vào liên kết "Add a Sitemap", rồi chọn Add General Web
sitemap và cung cấp địa chỉ URL của blog và gắn thêm atom.xml như hình
dưới đây :

N hấn vào nút Add Web Sitemap.


Bạn sẽ nhận được thông điệp xác nhận của Google:

N hư vậy blog đã được đưa vào Google Sitemap và đợi chờ xem kết quả.
Kết quả đánh chỉ mục dựa vào chức năng Site Feed. Để kiểm tra chức năng
Site Feed, đăng nhập vào blog, di chuyển đến tab Setting > Site Feed và thực
hiện như hình sau:

Lưu lại cấu hình nếu có sự thay đổi nào.


Bước 6: Kiểm tra kết quả đánh chỉ mục của Google
Sau khoảng vài giờ hoặc một ngày, hãy kiểm tra tài khoản trên Google
Sitemaps xem blog của mình đã được Google đánh chỉ mục chưa.

104
Tùy vào lượng tin, nội dung cũng như số lượng người truy cập mà trang
blog của bạn có cơ hội xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google hay
không. Tuy nhiên, nếu từ khóa là tên của bạn hoặc các từ riêng biệt chỉ xuất
hiện trên blog của bạn thì khả năng blog của bạn nằm trong Top 10 kết quả
của Google là gần như chắc chắn.
Dưới đây là kết quả sử dụng công cụ Search Blog của google để tìm tiếm
chỉ mục blog được tạo (http://hiv-aids-2007.blogspot.com/).
Địa chỉ vào tìm kiếm Blog là http://blogsearch.google.com/. Và kết quả
tìm kiếm theo từ khoá “hiv-aids-2007” như hình dưới đây :

cho kết quả như sau :

N ếu blog của bạn khá nổi tiếng, nhiều người xem và bình luận thì cơ hội
cho nó xuất hiện dưới nhiều từ khóa khác nhau là hoàn toàn có thể, còn không
thì thông qua tên, bạn bè cũng dễ dàng tìm ra blog của bạn.
f) Chat bằng văn bản và giọng nói qua Talk của Gmail.
Google cung cấp cho người dùng dịch vụ Chat kết hợp cả văn bản và
giọng nói, chất lượng giọng nói của GoogleTalk là rất tốt, độ trễ gần như bằng
không. Đối với Gmail, Chat bằng văn bản được đưa trực tiếp vào trong đó, dễ
dàng và tiện lợi cho người dùng vì không phải cài đặt phần mềm Chat của
Gmail trên mỗi máy vi tính khi nối mạng. N hưng hạn chế là không thể thực
hiện Voice Chat (Chat bằng giọng nói) được.

105
+ Chat bằng văn bản : không cần cài đặt phần mềm Chat. Trên cửa sổ
hộp Gmail, nhấp chọn Add contact, rồi nhập tài khoản và lời mời gửi tới bạn
bè như hình dưới đây.

N ếu nhận được yêu cầu của bạn bè, bạn đồng ý thì nhấp chọn Yes, nếu
không nhấp chọn N o. Kết quả thêm mới bạn bè vào trong hộp Chat và khung
Chat như hình dưới đây:

+ Chat kết hợp cả văn bản và giọng nói : Yêu cầu phải cài đặt phần mềm
chat miễn phí Download tại website http://www.google.com/talk/. Sau khi
Download, tiến hành cài đặt trên máy vi tính, cài xong giao diện của màn hình
Chat có dạng như sau :

106
Bạn dùng tài khoản hộp thư để đăng nhập hộp chat, muốn chat với tài
khoản nào thì nhấp chọn tài khoản đó. N ội dung chat văn bản hay chat bằng
giọng nói chỉ có hiệu lực khi tài khoản đối thoại ở trạng thái online.
Để thiết lập khung nhìn Chat, kiểu kết nối, thiết bị nghe, … nhấp chọn
Settings, hộp thoại sẽ xuất hiện lần lượt theo một số lựa chọn như sau :
g) RSS Chìa khoá vàng cho việc chia sẻ thông tin
Các website thường đánh dấu thành phần RSS (nguồn RSS) của nó với các
ký hiệu RDF, RSS hoặc XML. Trong đó, biểu tượng có chữ XML là dấu hiệu
phổ thông nhất.
Một trong những điều kỳ diệu nhất về web là khả năng đem tới cho người
dùng những thông tin cập nhật mới nhất vào bất cứ thời điểm nào, không chỉ
các tiêu đề tin tức mới nhất mà cả với nội dung mới cập nhật của toàn bộ
trang web.
Vậy điều gì đóng vai trò quyết định tới khả năng thể hiện thông tin trên
trang web? Làm thế nào để các trang web có thể cập nhật thông tin mới nhất?
Công nghệ RSS (Rich Site Summary - Tóm lược website đa thông tin) đóng
một vai trò lớn đối với điều tuyệt vời này. RSS có thể không phải là công
nghệ đầu tiên mà bạn nghĩ tới khi nói về các thành phần chính của web, tuy

107
nhiên chính nó làm cho các thông điệp và tin tức được thể hiện với tốc độ của
ánh sáng hoặc ít ra với tốc độ mà chiếc modem của bạn có thể phục vụ được.
Ứng dụng của RSS
Gần đây, sử dụng RSS trên web trở thành một hiện tượng thực sự. Trong
những ngày đầu phát triển của web, các trang web cũng được liên kết với
nhau song dữ liệu giữa chúng thì thực sự hiếm khi được chia sẻ. Hiển nhiên,
quan niệm đã thay đổi theo thời gian. Các trang web sử dụng RSS tăng lên
nhanh chóng với những lý do rõ ràng và hợp lý.
Blogs. Weblog (hay gọi tắt là Blog) bắt đầu xuất hiện và bùng nổ trong đa
số người dùng Internet từ cách đây khoảng một đến hai năm. Blog cho phép
người dùng, cá nhân hoặc nhóm, có thể đưa thông tin lên mạng với mọi chủng
loại chủ đề, thông thường là có liên quan tới kinh nghiệm hoặc ý kiến cá
nhân. N gười sử dụng có thể sử dụng RSS khi tạo ra các blog để việc cập nhật
các tệp blog trở nên dễ dàng hơn và giúp người đọc có thể nhận thấy sự thay
đổi.
Chia sẻ thông tin diện rộng. Việc cung cấp thông tin rộng rãi cho nhiều
chủ thể truyền thông (syndication of information) là điều khá phổ biến trên
truyền hình và các loại hình thông tấn báo chí khác. Đối với mạng lưới truyền
hình và báo chí, việc tận dụng các thông tin kiểu này thường có giá thành rẻ
hơn và cũng dễ dàng hơn so với việc tự tạo ra các nội dung. Thêm vào đó,
công chúng dễ dàng nhận biết và theo dõi các thông tin được quảng bá rộng
rãi.
Sức mạnh của RSS
Một trong những lý do quan trọng nhất cho việc ứng dụng RSS là khả
năng của nó trong việc tiếp cận tới người dùng mà không cần phải phát động
một chiến dịch quảng cáo rầm rộ và tốn kém. N ếu bạn có những thông tin hấp
dẫn trên trang web của mình, RSS có thể giúp bạn giới thiệu và truyền tải tới
người dùng và thu hút sự quan tâm của khách hàng.

108
Đối với những ai chỉ đơn thuần sử dụng Internet và không cần tới tính
năng quảng cáo của RSS, công nghệ này lại giúp họ tìm kiếm các thông tin
quan trọng qua các nguồn RSS, thậm chí từ các website mà họ ít khi hoặc
không bao giờ truy nhập.
Sử dụng RSS như thế nào
Các ứng dụng phổ biến về việc cung cấp và sử dụng RSS bao gồm:
• Sử dụng một chương trình Khai Thác Thông Tin (N ews
Aggregator,N ews Spider) để thu thập, cập nhật và hiển thị các nguồn
kênh tin dạng RSS
• Kết hợp nguồn kênh tin RSS vào một nhật trình Web (weblogs)
h) Google giới thiệu Google Reader cho RSS
Trong hội nghị Web 2.0 tại San Francisco, Google đã giới thiệu một công
cụ mới mang tên Google Reader hỗ trợ các website có thể lấy thông tin của
Google thông qua RSS.
Google Reader là công cụ tổng hợp tin qua RSS, người dùng không cần tải
về hay cài đặt trình ứng dụng nào mà chỉ hoạt động qua giao diện website.
N gười dùng chỉ cần truy cập vào Google Reader, đăng nhập với tài khoản cá
nhân của Gmail để bắt đầu tìm kiếm hay thậm chí đăng ký những tin RSS
theo sở thích.
Dịch vụ này có giao diện đơn giản, trực quan, cũng giống như các sản
phNm khác của Google và tất cả đều bị chi phối bởi dịch vụ tìm kiếm. Sau khi
gõ từ khóa, người dùng sẽ có thể chọn lựa các liên kết mà mình yêu thích
nhất.
N gười dùng có thể thêm hay hiệu chỉnh nhãn để tổ chức lại tốt hơn cho các
nguồn và thông tin. Sắp xếp các tin từ nguồn chính theo ngày tháng hay các
phần liên quan. Cập nhật lại chúng bằng cách nhấn nút “Refresh” hay F5.
Cũng giống như những dịch vụ mới gần đây của Google, Google Reader
vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm. Google Reader được nhận định sẽ hỗ trợ

109
nhiều cho người dùng sau khi vào tháng 8, Google quyết định đưa định dạng
thông tin RSS vào Google N ews.
Đưa RSS vào trong Google Reader
Bước 1: Muốn khai thác thông tin RSS từ trang thông tin nào thì phải tìm
đến RSS của trang thông tin đó. Ví dụ trang http://24h.com.vn; hoặc
http://dantri.com.vn. Rồi vào mục RSS thì xuất hiện danh sách các địa chỉ liên
kết kênh RSS như sau :
Mục tin Kênh RSS
Tổng hợp 24h http://www.24h.com.vn/rss/rss.php/46
Bóng đá http://www.24h.com.vn/rss/rss.php/48
Thời trang http://www.24h.com.vn/rss/rss.php/78
Ca nhạc-MTV http://www.24h.com.vn/rss/rss.php/73
Bạn trẻ việc làm http://www.24h.com.vn/rss/rss.php/64
Làm đẹp http://www.24h.com.vn/rss/rss.php/145
Phim http://www.24h.com.vn/rss/rss.php/74
Thể thao http://www.24h.com.vn/rss/rss.php/101
Vi tính - Internet http://www.24h.com.vn/rss/rss.php/55
Phi thường và kỳ quặc http://www.24h.com.vn/rss/rss.php/159

Bước 2 : Đăng nhập vào Google Reader thông qua tài khoản của gmail
theo địa chỉ http://google.com/reader. Kết quả thu được:

Để thêm mới một chủ đề nào đó, chỉ việc copy kênh
RSS (ví dụ: mục tin là Vi tính và Internet thì kênh tin là
http://www.24h.com.vn/rss/rss.php/55) rồi đưa trực tiếp
vào trong Google Reader bằng cách nhấp chọn Add
Subscription rồi Paste kênh RSS vào như hình dưới đây :

rồi nhấp chọn Add.


Chờ trong giây lát, mọi thông tin mới nhất về Vi tính và Internet sẽ hiển
thị trên trang Google Reader.

110
Có thể thay đổi nhãn hiển thị của nguồn thông tin bằng cách thay đổi nhãn
như sau :

N hấp chọn Rename subscription,

N hập nhãn mới, nhập xong nhấp chon OK. Kết quả thu được như sau :

111
PHẦN III

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM


ADOBE PRESENTER 7.0
Hướng dẫn sử dụng phần mềm
Adobe Presenter 7.0
(phiên bản 1.0, ngày 25/4/2009)

Nội dung tài liệu:


1. Các tính năng nổi bật của Adobe Presenter so với Powerpoint.................. 114
2. Qui trình tạo bài giảng điện tử trên Adobe Presenter ................................. 114
3. Sử dụng các tính năng của Presenter .......................................................... 116
3.1. Môi trường làm việc................................................................................ 116
3.2. Chèn và quản lý Flash lên bài giảng ...................................................... 117
a. Ghi âm lời giảng và đưa vào bài giảng .........................................................118
b. Đưa âm thanh (dưới dạng file) vào bài giảng ...............................................119
c. Đồng bộ âm thanh với các slide trình chiếu..................................................120
3.4. Ghi hình giảng bài và đưa video vào bài giảng ..................................... 121
3.5. Chèn các câu hỏi tương tác (bao gồm cả câu hỏi trắc nghiệm) vào
bài giảng ........................................................................................................ 122
3.6. Thiết lập các tùy chọn cho bài giảng...................................................... 128
a. Thiết lập các tùy chọn cho bài giảng ...............................................................128
b. Thiết lập các thông tin về tác giả bài giảng.....................................................130
3.7. Xuất bản bài giảng.................................................................................. 131

113
1. Các tính năng nổi bật của Adobe Presenter so với Powerpoint
- Giúp dễ dàng tạo ra các bài trình chiếu từ các slide trên Powerpoint
thành bài giảng điện tử tương tác tuân thủ theo chuNn e-learning và có
thể dạy và học qua mạng.
- Cho phép chèn flash lên bài giảng
- Cho phép ghi âm thanh, hình ảnh, video và đưa lên bài giảng
- Cho phép chèn các câu hỏi tương tác (bao gồm cả câu hỏi trắc
nghiệm) lên bài giảng
- Cho phép xuất bài giảng ra nhiều loại định dạng khác nhau (nổi bật là
Flash, website, đĩa CD và đưa lên hệ thống Adobe Connect Pro để có
thể dạy và học trực tuyến) tuân thủ các chuNn e-learning như SCORM,
AICC , ..
Adobe Presenter sau khi gài đặt sẽ chạy cùng phần mềm Mirosoft
Powerpoint (kể cả Powerpoint 2007). Tuy nhiên, Presenter vẫn chưa nhúng
được trên phần mềm Presentation của bộ OpenOffice.

2. Qui trình tạo bài giảng điện tử trên Adobe Presenter


Bước 1: Tạo bài trình chiếu bằng powerpoint. Bạn có thể tận dụng các
bài soạn trên Powerpoint có sẵn để tiếp tục tạo bài giảng e-learrning trên
Presenter.
Bước 2: Biên tập nội dung cho bài giảng. Bạn có thể đưa các nội dung
(content) lên bài giảng bao gồm: văn bản, âm thanh, hình ảnh, flash, câu hỏi
trắc nghiệm; thiết lập các hiệu ứng trình diễn cho các nội dung bài giảng sao
cho phù hợp với kịch bản bài giảng..
Bước 3: Xuất bản bài giảng để có thể sử dụng cho dạy và học: Bước 1
và 2 ở trên làm nhiệm vụ thiết kế bài giảng. Để có thể sử dụng bài giảng để
dạy và học, ta cần phải thực hiện việc xuất bản (Publishing) bài giảng ra các
định dạng phù hợp đối với giáo viên. Adobe Presenter cho phép xuất bản bài
giảng theo các định dạng sau đây: website, file Flash, đĩa CD chạy độc lập,
đặc biệt có thể xuất bản bài giảng cho phép đưa lên mạng (qua hệ thống
Adobe Connect Pro) để dạy và học trực tuyến qua mạng Interrnet. Ngoài ra,
do các bài giảng soạn bởi Presenter tuân thủ các chuNn e-learning, nên nó có
thể được tích hợp và các hệ thống học tập trực tuyến khác (LMS - Learning

114
Management System) ví dụ như Moodle để có thể quản lý bài dạy và tổ chức
dạy - học trên mạng.

115
3. Sử dụng các tính năng của Presenter
3.1. Môi trường làm việc
Sau khi gài đặt Presenter 7.0, phần mềm này sẽ nhúng vào trong phần
mềm Microsoft Powerpoint như sau:

Đây là các chức


năng của Adobe
Presenter trên
Powerpoint

Như vậy ta thấy, Presenter chạy kèm theo Powerpoint và nó có nhiệm vụ


bổ sung các tính năng nâng cao cho Powerpoint để có thể soạn ra các bài
giảng e-learning hiện đại.
Do vậy trong tài liệu này, chúng tôi chỉ trình bày các tính năng của
Presenter để soạn bài giảng e-learning, còn các kỹ năng của Powerpoint xin
các bạn tự nghiên cứu, coi đó là những kỹ năng bắt buộc để có thể sử dụng
được Adobe Presenter.

Chú ý: bại phải ghi (Save) file Powerpoint với một tên gọi, khi đó mới có thể
sử dụng được các tính năng của Presenter.

116
3.2. Chèn và quản lý Flash lên bài giảng
Cách chèn một file flash lên slide:
• Mở menu Adobe Presenter \ Insert flash (swf), hộp thoại sau đây
xuất hiện cho phép tìm đến file Flash cần chèn lên bài giảng:

Chú ý chọn mục này


để xem được nội
dung flash trước khi
chèn vào.

• Tìm đến file flash cần đưa vào slide và nhấn nút Open như hộp thoại ở
trên.
• Điểu chỉnh vị trí, kích thước đoạn flash trên slide

3.3. Ghi âm bài giảng và đưa âm thanh vào bài giảng

117
Adobe Presenter cho phép giáo viên ghi âm thanh lời giảng bài để
lồng vào bài giảng điện tử, cũng như cho phép đồng bộ file âm thanh xuyên
suốt với các slide khi trình bày.
a. Ghi âm lời giảng và đưa vào bài giảng
ChuNn bị: phải đảm bảo máy tính đã được gắn microphone (thông
thường, một số loại webcam đã được tích hợp sẵn microphone).
Gọi lệnh ghi âm bài giảng từ menu Adobe Presenter \ Audio
recording, một hộp thoại cảnh báo xuất hiện như sau:

Máy tính đang tự động điều chỉnh âm lượng cho microphone của bạn. Hãy
nhấn nút để bỏ qua bước này. Khi đó hộp thoại Record Audio
xuất hiện:

Trên hộp thoại Record Audio bạn có thể:


- Ghi âm lời giảng khi nhấn nút Record Audio ( )
- Sau khi thực hiện ghi âm, muốn dừng lại thì nhấn nút Stop Recording

118
- Muốn nghe lại đoạn âm thanh đã ghi, nhấn nút Play Audio ( )
- Ngoài ra, bạn có thể gõ chú thích cho đoạn ghi âm ở hộp chú thích
như hình trên
- Cuối cùng, nhấn nút để kết thúc việc ghi âm lời giảng.
Để có thể đồng bộ nội dung lời giảng đã ghi âm được với các slide trình
diễn, xin mời tham khảo ở mục c. Đồng bộ âm thanh với các slide trình diễn
tiếp theo.

b. Đưa âm thanh (dưới dạng file) vào bài giảng


Gọi lệnh từ menu Adobe Presenter \ Import Audio, hộp thoại sau
xuất hiện:

Nhấn nút để tìm và chọn file âm thanh (audio) vào bài


giảng, khi đó hộp thoại chọn file âm thanh xuất hiện như sau:

119
Sau khi tìm và chọn file âm thanh, nhấn nút Open để chọn.
Tiếp theo nhấn nút để đóng hộp thoại Import Audio, hoàn
tất việc chọn file âm thanh lồng vào bài giảng.

c. Đồng bộ âm thanh với các slide trình chiếu


Để các âm thanh đã được đưa vào như đã giới thiệu ở mục a và b nếu
trên, ta cần phải thực hiện động tác đồng bộ âm thanh (đã đưa vào bài giảng)
với từng slide của bài giảng. Trước đây Powerpoint chỉ cho phép file âm
thanh thể hiện trên từng slide. Nhưng Adobe Presenter cho phép file âm
thanh (lời giảng) có thể phát xuyên suốt giữa các slide, cách làm như sau:
Gọi lệnh từ menu Adobe Presenter \ Edit Audio, hộp thoại sau xuất
hiện:

120
Thanh trượt để Đoạn âm thanh sẽ
điều chỉnh phát ra khi trình
khoảng âm diễn Slide 2
thanh cho các
slide

Nút Play

Ta dùng chuột để kéo (drag) các thanh trượt của từng slide (như
khoanh tròn trên hình) sao cho đoạn âm thanh (lời giảng) nằm khớp trong
khi slide đó thể hiện.
Để kiểm tra nội dung âm thanh đã khớp chính xác tới từng slide hay
chưa, có thể nhấn nút Play ( ) để nghe và kiểm tra. Nếu chưa khớp, hãy
sử dụng thanh trượt của từng slide để tiếp tục điều chỉnh cho chính xác.
Sau khi điều chỉnh âm thanh cho các slide hoàn tất, nhấn nút ghi dữ
liệu ( ) rồi đóng hộp thoại Edit Audio.

Chú ý: sau bước này vẫn chưa thể nghe thấy âm thanh đồng bộ theo các slide
khi trình diễn slide trên Powerpoint như thông thường. Âm thanh trên chỉ có
hiệu lực trong bài giảng sau khi đã được xuất bản, xin xem ở bước (3.7) của tài
liệu này.

3.4. Ghi hình giảng bài và đưa video vào bài giảng

Cách chèn một file video lên slide:

• Mở menu Adobe Presenter \ Import video, hộp thoại Import video


xuất hiện cho phép tìm đến file video cần đưa vào bài giảng:

121
Chú ý chọn mục này
để xem được nội
dung video trước khi
chèn vào.

• Tìm đến file video cần đưa vào slide và nhấn nút Open như hộp thoại ở
trên.
• Tiếp theo, điểu chỉnh vị trí và kích thước đoạn video trên slide sao cho
hợp lý.

3.5. Chèn các câu hỏi tương tác (bao gồm cả câu hỏi trắc nghiệm) vào bài
giảng
Một điểm nổi trội của Adobe Presenter là cho phép chèn các câu hỏi
tương tác lên bài giảng . Có thể quản lý và chèn vào nhiều câu hỏi cũng như
nhiều loại câu hỏi tương tác cho một bải giảng (hiện nay giáo viên dùng

122
nhiều nhất là dạng câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn). Để chèn các câu hỏi
tương tác vào bài giảng, ta làm như sau:
Mở menu Adobe Presenter \ Quiz manager, hộp thoại Quiz manager
xuất hiện như sau:

Giải thích cách làm việc trên hộp thoại Quiz Manager:
• Trên hộp thoại Quiz manager, ta có thể khai báo được một thư viện
các câu hỏi tương tác để sử dụng cho bài giảng. Sau đó các câu hỏi
này có thể được sử dụng vào từng vị trí, tình huống trong bài giảng
sau này.
• Đầu tiên, ta phải hiểu được cấu trúc tổ chức câu hỏi kiểm tra trên
Presenter. Cấu trúc đó như sau:
• Quiz là một tập hợp các câu hỏi kiểm tra được tổ chức trong một bài
kiểm tra. Ví dụ: Các câu hỏi kiểm tra bài cũ là một Quiz hoặc Các câu
hỏi phục vụ kiểm tra củng cổ kiến thức (dùng trong cuối giờ học) là
một Quiz.

123
• Mỗi câu hỏi trong Quiz có thể thiết lập một điểm số (score) nếu trả lời
đúng. Khi đó mỗi Quiz sẽ có một tổng điểm mà điểm tối đa là tổng
điểm trả lời đúng của tất cả các câu hỏi trong Quiz. Phần mềm cho
phép đánh giá câu hỏi trong một Quiz như sau: nếu điểm của Quiz đạt
bao nhiêu / bao nhiêu điểm tối đã thì Đạt hay Không đạt.
• Các câu hỏi trong mỗi Quiz có thể được gom thành từng nhóm
(Question Group).
• Cuối cùng phải tạo ra từng câu hỏi (Question) trong từng nhóm câu
hỏi (nếu có) hoặc cho từng Quiz.
Hình dưới mô tả một tập các câu hỏi cho một tiết dạy:

Quiz 1

Quiz 2

124
Hình trên có 3 câu hỏi, trong đó Câu hỏi 1, 2 thuộc Quiz thứ nhất - Câu
hỏi kiểm tra bài cũ; Câu hỏi 3 thuộc Quiz Kết thúc bài học.
• Cách thêm một Quiz – nhấn nút rồi điền thông tin của Quiz
vừa tạo.
• Cách xóa một Quiz – chọn Quiz cần xóa rồi nhấn nút (hình dưới)

• Cách thêm một nhóm câu hỏi (Question Group) – cái này không bắt buộc
phải tạo: Chọn Quiz, nhấn nút rồi điền thông tin cho
nhóm câu hỏi vừa tạo.
• Cách thêm một câu hỏi (là quan trọng nhất), ta làm như sau:
- Chọn Quiz hay nhóm câu hỏi, nhấn nút . Một hộp thoại
xuất hiện cho phép chọn kiểu câu hỏi (Question Types) cần tạo như
sau:

125
- Quan sát hình trên ta thấy có 6 kiểu câu hỏi, trong tài liệu này chúng
tôi chỉ hướng dẫn cách tạo câu hỏi kiểu Multi Choice – Câu hỏi trắc
nghiệm đa điều kiện – một loại câu hỏi sử dụng khá phổ biến hiện
nay. 5 loại câu hỏi còn lại, xin bạn đọc tự nghiên cứu một cách tương
tự.
- Sau khi nhấn kép chuột lên loại câu hỏi Multi choice, hộp thoại xuất
hiện cho phép khai báo thông tin về câu hỏi:

126
Bạn cần phải điền các thông tin sau đây:
Name Đánh số câu hỏi (ví dụ Câu hỏi 1)
Question Nội dung câu hỏi. Ví dụ: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập
ngày 2-9-1945 ở đâu?
Score Điểm số cho câu hỏi này (ví dụ 10 – điểm)
Answer Để khai báo danh sách các lựa chọn có thể xảy ra. Trong ví dụ
trên đã khai báo 3 lựa chọn như sau:

127
Bạn có thể chèn thêm lựa chọn (bằng cách nhấn nút )
hoặc xóa bỏ lựa chọn (bằng cách nhấn nút ).
Chú ý: Hãy chọn lựa chọn đúng bằng cách tích (selected) ô chọn
ở đầu lựa chọn (chỉ được thiết lập duy nhất một lựa chọn đúng)

Sau khi khai báo đầy đủ các câu hỏi cho bài giảng, nhấn nút cho
hộp thoại Quiz Manager, khi đó các câu hỏi sẽ được chèn lên các slide.

Chú ý: sau bước này vẫn chưa thể sử dụng được các câu hỏi trong chế độ trình
chiếu thông thường của Powerpoint. Các câu hỏi chỉ có thể sử dụng được sau
khi bài giảng đã được xuất bản, xin xem ở bước (3.7) của tài liệu này.

3.6. Thiết lập các tùy chọn cho bài giảng


a. Thiết lập các tùy chọn cho bài giảng
Để thiết lập các tùy chọn bài giảng, mở menu Adobe Presenter \
Presentation setting, hộp thoại sau xuất hiện:

128
Hãy:
- Gõ tiêu đề cho bài giảng ở ô Title. Ví dụ: Bài giảng Lịch sử 10, tiết 31
- Gõ vào thông tin giới thiệu vắn tắt cho bài giảng ở ô Summary (như
chỉ dẫn trên hình)

129
- Chọn bố cục màu sắc (Theme) cho bài giảng ở hộp Theme, hoặc có
thể nhấn nút để chỉnh sửa thêm các thông tin về Theme
cho bài giảng.

b. Thiết lập các thông tin về tác giả bài giảng


Để chèn các thông tin về tác giả của bài giảng, bấm menu Adobe
Presenter \ Presentation setting, một hộp thoại xuất hiện cho phép khai
báo các thông tin về bài giảng như sau:

Chú ý để điền thông tin: Sau khi điền các thông tin như trên, bài
giảng sẽ hiển thị một số thông tin về tác giá trong quá trình trình chiếu như
hình dưới đây:

130
3.7. Xuất bản bài giảng
Toàn bộ các nội dung trình bày nêu trên là giới thiệu và hướng dẫn
thiết kế một bài giảng điện tử. Để có thể sử dụng bài giảng đã được thiết kế
để dạy và tự học, ta cần phải xuất bản bài giảng thành bài giảng đóng gói e-
learning. Đây chính là nội dung của bước 3 trong qui trình 3 bước để tạo một
bải giảng e-learning. Cách làm như sau:
Mở menu Adobe Presenter \ Publish, hộp thoại Publish Presentation
xuất hiện cho phép khai báo các thông tin và xuất bản bài giảng như sau:

131
Bài giảng có thể được xuất bản và lưu trữ trên máy tính (nếu tùy chọn
các mục My Computer hoặc Adobe PDF) hoặc xuất bản và đưa bài giảng
trực tiếp lên website dạy học trực tuyến (nếu chọn mục Adobe Connect
Pro).
Trong hướng dẫn này chúng tôi chỉ giới thiệu cách xuất bài giảng để
chạy trên máy tính cục bộ. Còn việc đưa bài giảng lên Internet qua hệ thống
Adobe Connect Pro sẽ được Cục CNTT hướng dẫn trực tiếp vì để làm việc
này cần phải có tài khoản truy cập vào hệ thống http://hop.edu.net.vn của Bộ
GD&ĐT.
Để xuất bản bài giảng, cần chú ý một số tùy chọn như sau ở hộp thoại
trên:
Location: Chỉ định thư mục nơi sẽ chưa nội dung bài giảng được sau khi đã
được xuất bản.
Output Để nén toàn bộ các tệp tin đi kèm theo bài giảng thành một file
Option là Zip nén. Khi đó sẽ thuận tiện cho việc gửi bài giảng qua email.
package
Output Cho phép xuất bản bài giảng, ghi lên đĩa CD và đĩa CD này có
Option là CD khả năng tự động trình chiếu bài giảng khi đọc đĩa CD sau này
package (auto run CD).

132
View output Nếu chọn (tích) mục này, bài giảng sẽ tự động trình chiếu ngay
after sau khi xuất bản xong.
publishing

Cuối cùng, nhấn nút để thực hiện xuất bản bài giảng.

Chú ý: việc xuất bản bài giảng ra Adobe PDF đề nghị làm tương tự. Tuy nhiên,
máy tính phải gài đặt phần mềm Adobe Acrobat Pro 9 hoặc Acrobat Reader 9
mới có thể thực hiện được thao tác xuất bản ra dạng Adobe PDF này.

133
PHẦN IV

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM


LECTURE MAKER
Cục Công nghệ Thông tin
Mục lục

I. GIỚI THIỆU ....................................................................... 2


1. Tổng quan .................................................................................................................2
2. Các chức năng chính.................................................................................................2
a. Master Frame ........................................................................................................2
b. Nhiều bộ soạn thảo khác nhau ..............................................................................2
c. Đa dạng nội dung đa phương tiện.........................................................................2
d. Điều khiển Video ..................................................................................................2
3. Các tính năng đặc biệt...............................................................................................3
a. Thiết kế và phác thảo mẫu trình bày.....................................................................3
b. Nút tương tác ........................................................................................................3
c. Bài giảng sinh động ..............................................................................................3
II. BÀI GIẢNG MẪU VỚI LECTURE MAKER ................. 3
1. Bài mẫu thứ nhất.......................................................................................................3
a. Mô tả: ....................................................................................................................3
b. Thực hiện: .............................................................................................................3
Bước 1: Thiết lập mẫu trình bày nội dung thống nhất cho tất cả các slide: .........3
Bước 2: Đưa nội dung đã có trên powerpoint vào bài giảng................................7
Bước 3: Đưa video vào bài giảng và đồng bộ video với nội dung bài giảng .....12
2. Bài mẫu thứ hai.......................................................................................................15
a. Mô tả: ..................................................................................................................15
b. Thực hiện: ...........................................................................................................15
Bước 1: Thiết lập mẫu trình bày nội dung thống nhất cho tất cả các slide: .......15
Bước 2: Đưa nội dung vào bài giảng..................................................................20
Bước 3: Đưa công thức toán học vào bài giảng .................................................22
Bước 4: Đưa hình vẽ vào bài giảng ....................................................................24
Bước 5: Đưa câu hỏi kiểm tra vào bài giảng ......................................................26
Bước 6: Đặt thuộc tính cho các frame ................................................................31
Bước 7: Lưu bài giảng ........................................................................................32

33
Cục Công nghệ Thông tin

I. GIỚI THIỆU
1. Tổng quan
LectureMAKER là phần mềm soạn thảo bài giảng điện tử đa phương tiện, sản phẩm
của công ty Daulsoft Hàn Quốc (www.daulsoft.com). Với LectureMAKER, bất kỳ ai
cũng có thể tạo được bài giảng đa phương tiện nhanh chóng và dễ dàng. Không chỉ có
vậy, bạn còn có thể tận dụng lại các bài giảng đã có trên những định dạng khác như
PowerPoint, PDF, Flash, HTML, Audio, Video… vào nội dung bài giảng của mình.

Bài giảng được tạo ra từ LectureMAKER hoàn toàn tương thích với chuẩn SCORM để
làm bài e-learning.

2. Các chức năng chính


a. Master Frame
Nếu bạn đã từng biết đến Master Slide trong PowerPoint thì khái niệm Master Frame
cũng như vậy. Xây dựng Master Frame trước khi đưa nội dung vào sẽ giúp bạn sắp
xếp, tổ chức bài giảng hợp lý hơn.
Master Frame có thể chứa tất cả các phần tử bạn mong muốn có trên từng trang bài
giảng, bao gồm các nút điều khiển, các chi tiết thiết kế trang.
b. Nhiều bộ soạn thảo khác nhau
LectureMaker có sẵn các bộ công cụ soạn thảo trực quan cần thiết để tạo bài giảng điện
tử như: soạn thảo công thức toán học, vẽ biểu đồ, vẽ đồ thị, tạo bảng, text box, và các
ký tự đặc biệt.

c. Đa dạng nội dung đa phương tiện


Bạn có thể chèn nhiều loại nội dung đa phương tiện vào bài giảng của mình như: hình
ảnh, video, âm thanh, flash..
d. Điều khiển Video
Video có thể được sử dụng như một phần của bài giảng. Nếu bạn muốn, hãy đánh dấu
nhưng phần xác định trong đoạn phim và dễ dàng chuyển tới những vùng mong muốn.

2
Cục Công nghệ Thông tin
Bạn cũng có thể làm “đóng băng” các frame trong một đoạn phim để làm tăng thời gian
dạy trên frame.

3. Các tính năng đặc biệt


a. Thiết kế và phác thảo mẫu trình bày
Cung cấp sẵn nhiều mẫu trình bày. Nhiều dạng bài giảng e-learning với sự kết hợp các
mẫu trình bày được cung cấp như của PowerPoint, hay kết hợp giữa video và text, âm
thanh và text,… có thể được tạo ra một cách dễ dàng.
b. Nút tương tác
Các nút định vị trước được sử dụng trong soạn thảo nội dung nhằm tăng khả năng
tương tác học tập.
c. Bài giảng sinh động
Với việc sử dụng webcam, microphone, chức năng bảng điện tử, bài giảng có thể soạn
thảo một cách hiệu quả và sáng tạo bằng cách ghi hình, ghi âm và đồng bộ bài giảng.

II. BÀI GIẢNG MẪU VỚI LECTURE MAKER


1. Bài mẫu thứ nhất
a. Mô tả:
Trong bài giảng mẫu này có:
- Nội dung bài giảng sẽ sử dụng lại nội dung đã được được soạn thảo trên
powerpoint mà không cần phải soạn thảo lại.
- Bài giảng có sử dụng video và các slide trong bài giảng được đồng bộ với video
này để khi video chạy tới đâu thì slide tương ứng được chạy tới đó.
- Bài giảng sử dụng một mẫu trình bày nội dung (template) thống nhất cho toàn bộ
các trang.
b. Thực hiện:
Bước 1: Thiết lập mẫu trình bày nội dung thống nhất cho tất cả các slide:

Chú ý: Trong LectureMAKER, khái niệm Frame tương ứng với khái
Slide trong MS PowerPoint. Ta có thể gọi là Trang nội dung.

3
Cục Công nghệ Thông tin
Khởi động chương trình LectureMAKER. Từ màn hình chính của chương trình, chọn
menu View, chọn View Master Frame như trên hình:

hình:View Master Frame

Khi kích chọn nút View Master Frame, khung hình Frame Scene bên trái sẽ chuyển
thành khung hình MasterFrame:

hình: MasterFrame
MasterFrame gồm có 2 Frame:
- Title Master: tương ứng với Frame đầu tiên của bài giảng, là frame giới thiệu về
bài giảgn.
- Body Master: tương ứng với các Frame còn lại trong bài giảng.

Trên thanh menu chính, chọn menu Design và chọn tiếp ô template như trên hình:

4
Cục Công nghệ Thông tin

hình: Chọn Template

Tại đây ta sẽ chọn mẫu template áp dụng cho bài giảng của chúng ta, đầu tiên là chọn 1
mẫu cho Title Master, kế đến là mẫu cho Body Master.

Bài giảng của chúng ta dự kiến có cả video và phần trình chiếu nên chúng ta sẽ chọn 1
mẫu template có sẵn những thành phần đó. Hãy đặt các thành phần bạn muốn xuất hiện
trên tất cả các frame trên Body Master Frame này, kể cả các nút menu như dưới hình:

5
Cục Công nghệ Thông tin

hình: Thiết lập Frame

Đóng cửa sổ MasterFrame để quay về màn hình soạn thảo bằng cách kích lên khung
hình MasterFrame hoặc vào menu View, chọn nút Close Master Frame.

Với các bước thao tác, chúng ta đã hoàn thành việc tạo tính thống nhất cho bài giảng.

6
Cục Công nghệ Thông tin

Bước 2: Đưa nội dung đã có trên powerpoint vào bài giảng


Sau khi đóng khung hình MasterFrame, ta quay trở về khung hình Frame Screen. Lúc
này trên màn hình có sẵn Frame đầu tiên là Frame mà bạn sẽ đưa các nội dung giới
thiệu về bài giảng như là: Tên bài giảng, Nội dung gì, Họ tên thầy giáo, Tên trường …

Đưa nội dung giới thiệu vào frame đầu tiên:

hình: Frame giới thiệu

Ta tiếp tục thêm một trang mới bằng cách kích chọn nút Insert Frame ở thanh công
cụ bên dưới khung hình Frame Screen, hoặc nháy chuột phải vào khung hình Frame
Screen, chọn New Frame như hình dưới:

7
Cục Công nghệ Thông tin

hình: Thêm trang mới

Frame mới được thêm vào với đầy đủ các thành phần mà ta đã định sẵn trên khung hình
MasterFrame, bao gồm: 1 khung hình chính thể hiện nội dung bài giảng, 1 khung hình
nhỏ mà ta dự kiến sẽ thể hiện video của người giảng bài và một menu định hướng bài
giảng như dưới hình:

hình: Trang mới

8
Cục Công nghệ Thông tin

Tới đây, ta sẽ tận dụng lại bài giảng mà ta đã từng soạn thảo trên PowerPoint để làm
thành một bài giảng mới. Trên khung hình dự kiến thể hiện nội dung, kích chọn nút
PowerPoint , cửa sổ Open mở ra, tìm tới file bài giảng powerpoint và kích chọn
Open:

hình: Mở file powerpoint

Cửa sổ Import PowerPoint File xuất hiện, bạn lựa chọn các slide sẽ đưa vào hoặc chọn
tất cả các slide. Nếu bạn muốn giữ nguyên các hiệu ứng của file Powerpoint thì tại mục
Type trong ô Insert, bạn chọn As PowerPoint Document, còn nếu chỉ muốn lấy nội
dung thì bạn chọn As Image:

9
Cục Công nghệ Thông tin

hình: Đưa slide từ PowerPoint vào bài giảng

Sau khi bạn kích nút Import, LectureMAKER sẽ tự động tạo ra số Frame tương ứng với
số Slide đã được chọn, đồng thời đặt nội dung các slide vào đúng vị trí ô thể hiện nội
dung trên bài giảng như hình dưới:

10
Cục Công nghệ Thông tin

hình: Các slide được đưa vào

Tới đây ta đã có thể xem trước bài giảng của mình bằng cách vào menu View, chọn
Run All Frame:

hình: Xem trước thể hiện của bài giảng

11
Cục Công nghệ Thông tin

Bước 3: Đưa video vào bài giảng và đồng bộ video với nội dung bài giảng
Bài giảng của chúng ta lúc này đã có nội dung được lấy từ tệp PowerPoint đã có, bây
giờ chúng ta sẽ đưa vào tệp video minh họa cho nội dung bài học và mong muốn khi
video minh họa chạy tới đâu thì nội dung bài học cũng tự động thể hiện tới đó.

Trên khung hình Frame Screen, chọn Frame thứ 2, tại ô dự kiến thể hiện video, ta kích
đúp vào khung hình đó, cửa sổ Open mở ra cho ta chọn file video cần đưa vào:

hình: Chèn file video vào

Chú ý: Nếu bạn muốn chèn video vào các vị trí khác, từ menu Insert,

kích chọn nút Video và chọn file cần đưa vào, sau đó di chuyển đối
tượng Video đó tới vị trí mong muốn trên trang nội dung.

12
Cục Công nghệ Thông tin

Bạn có thể xem thể hiện bài giảng của mình với Video bằng cách vào menu View và
chọn Run All Frame.

Lúc này khi ta xem bài giảng của mình thì thấy rằng tệp video chỉ chạy trên slide mà ta
đã đặt tệp video đó vào. Vậy để đúng mục đích bài giảng của chúng ta là có video chạy
và nội dung các trang hiện thị tương ứng với video thì ta sẽ thực hiện đồng bộ video với
các trang này

Thực hiện đồng bộ, trên frame đã đặt video, nháy chuột phải vào khung hình Video và
chọn Object Property:

hình: Thuộc tính video

Cửa sổ Object property mở ra, kích chọn Sync with Frame và kích chọn nút Sync Setup
như hình dưới:

13
Cục Công nghệ Thông tin

hình: Thuộc tính video


Trang Video Sync:

hình: Đồng bộ Video

14
Cục Công nghệ Thông tin
Trên trang đồng bộ Video này, sau khi kích nút play video để video chạy, căn cứ theo
nội dung video đang chạy tương ứng với frame nào thì bạn kích nút Sync ở bên dưới.
Khi đó, trên cột Sync Time sẽ thể hiện thời gian bắt đầu thể hiện Frame nội dung khi
video chạy tới.

Để gỡ bỏ đồng bộ, kích chọn nút Remove All.

2. Bài mẫu thứ hai


a. Mô tả:
Trong bài giảng mẫu này có:
- Tự tạo mẫu trình bày nội dung (template) thống nhất cho toàn bộ các trang.
- Nội dung bài giảng được làm trực tiếp trên Lecture MAKER.
- Có hiệu ứng chuyển trang, chèn công thức toán học, vẽ đồ thị và hình học.
b. Thực hiện:
Bước 1: Thiết lập mẫu trình bày nội dung thống nhất cho tất cả các slide:
Khởi động chương trình LectureMAKER. Từ màn hình chính của chương trình, chọn
menu View, chọn View Master Frame như trên hình:

hình:View Master Frame

Ở đây, ta sẽ đặt frame đầu là frame giới thiệu nội dung, frame thứ hai sẽ mang các
thành phần mà sẽ xuất hiện trên các trang như là: khung hình thể hiện nội dung, khung
hình chứa menu định hướng, khung hình thể hiện video,…

15
Cục Công nghệ Thông tin
Trên trang thiết kế MasterFrame, chọn menu Design, chọn Title Master. Ta đưa hình
nền vào frame đầu tiên từ ô Design và chọn cách thể hiện giới thiệu từ ô Layout như
dưới hình:

hình: Title Master

Với frame Body Master, nháy chuột phải vào frame này, chọn Properties, tại mục
Background, chọn Open và chọn một ảnh bên ngoài làm ảnh nền cho frame này như
dưới hình:

16
Cục Công nghệ Thông tin

hình: Body Master

Tiếp tục đặt các khung hình thể hiện nội dung trên frame này. Tại ô Layout, ta chọn
một mẫu phù hợp với mục đích muốn thể hiện. Ở đây ta sẽ chọn một mẫu có khung
hình cho nội dung, có khung hình cho menu, có khung hình cho video như dưới hình:

17
Cục Công nghệ Thông tin

hình: Chọn mẫu trình bày

Ta tiếp tục thêm menu định hướng vào frame này để menu có thể xuất hiện trên tất cả
các trang. Thực chất menu chính là các nút bấm, do đó, từ menu Insert, ta chọn Button \
General button, rồi nhấn chuột và vẽ lên những vị trí mà ta muốn xuất hiện menu như
dưới hình:

18
Cục Công nghệ Thông tin

hình: Tạo menu

Để đặt nhãn cho nút, nháy chuột phải vào nút, chọn Object Property. Trên cửa sổ
Object Property, tại ô Button Name, ta đặt tên cho nút menu như dưới hình:

19
Cục Công nghệ Thông tin

hình: Tên nút

Trên cửa sổ này, ta có thể quy định hành động gì xảy ra khi kích chuột lên nút bằng
cách lựa chọn hành động tương ứng ở ô When button is clicked. Ta sẽ quay lại xác định
hành động của nút sau khi đã làm xong hết các trang nội dung.

Đóng cửa sổ MasterFrame để quay về màn hình soạn thảo bằng cách kích lên khung
hình MasterFrame hoặc vào menu View, chọn nút Close Master Frame.

Với các bước thao tác, chúng ta đã hoàn thành việc tạo mẫu thể hiện thống nhất cho bài
giảng.
Bước 2: Đưa nội dung vào bài giảng
Sau khi đóng khung hình MasterFrame, ta quay trở về khung hình Frame Screen. Lúc
này trên màn hình có sẵn Frame đầu tiên là Frame mà ta sẽ đưa các nội dung giới thiệu
bài giảng vào.

20
Cục Công nghệ Thông tin

Trên frame đầu tiên đang có sẵn 2 hộp textbox cho nhập nội dung. Để thêm một hộp
textbox nữa, ta chọn menu Insert, chọn Textbox như dưới hình:

hình: Thêm một textbox

Trên frame đang mở, kéo thả chuột tại vị trí muốn đặt textbox rồi nhập văn bản vào đó.
Để định dạng cho văn bản, chọn menu Home, dùng các ô tương ứng để định dạng cho
văn bản.

hình: Định dạng

Kết quả ta có trang đầu giới thiệu :

hình: Trang giới thiệu

21
Cục Công nghệ Thông tin
Đưa nội dung bài giảng vào các frame tiếp theo, nháy chuột phải vào khung hình Frame
Screen và chọn New Frame. Lúc này các Frame tiếp theo sẽ mang đầy đủ các thành
phần và cách trình bày mà ta đã sắp đặt sẵn trong Master Frame.

Ta đưa nội dung vào như dưới hình:

hình: Đưa nội dung bài học vào

Trong trang này, ta cần phải vẽ hình minh họa và đưa công thức toán học vào nội dung.

Bước 3: Đưa công thức toán học vào bài giảng

Để đưa công thức toán học vào, từ menu Insert, kích chọn Equation, trang soạn thảo
công thức toán học:

22
Cục Công nghệ Thông tin

hình: Soạn công thức toán học

Chọn danh mục các biểu thức rồi chọn biểu thức trong ô Symbol, khi đó trong vùng
soạn thảo sẽ xuất hiện biểu thức và ta nhập giá trị dưới dấu toán tử vào.
Soạn thảo xong công thức, kích chọn vào hình chiếc ghim để công thức được chèn
vào trong bài học rồi kéo thả công thức đến vị trí thích hợp. Xem thử bài học, ta có kết
quả như dưới hình:

hình: Xem trước

23
Cục Công nghệ Thông tin

Bước 4: Đưa hình vẽ vào bài giảng

Để thêm hình minh họa cho bài học, từ menu Insert, chọn Diagram, trang vẽ biểu đồ:

hình: Chèn hình

Nếu hình vẽ bên ngoài vùng soạn thảo thì sẽ bị cắt bỏ phần ở bên ngoài.
Có thể sử dụng các công cụ để vẽ hình hoặc dùng các hình vẽ có sẵn bằng cách chọn
menu Template, chọn nút Insert để lấy danh sách các hình mẫu:

24
Cục Công nghệ Thông tin

hình: Hình mẫu

Ta có thể lưu một hình đã vẽ thành một hình mẫu để có thể dùng lại sau này. Cách làm:
sau khi vẽ xong hình, vào menu Template, chọn các đối tượng trong vùng soạn thảo,
kích chọn nút Append Template.

Chèn hình đã vẽ vào bài giảng bằng nút apply .

Chú ý:
- Có thể mở rộng hoặc thu nhỏ vùng soạn thảo bằng các nút tương ứng trong

ô Canvas .
- Nếu là một hình học không gian, có thể thể hiện cách nhìn theo trục X hoặc
trục Y đối với hình đó bằng cách chọn hình rồi chọn các nút tương ứng
và .
- Một hình mẫu trong template là một nhóm các đối tượng. Để thể hiện nét
khuất, nét liền, hãy Ungroup các đối tượng này rồi chọn nét vẽ tương ứng
cho đối tượng.

25
Cục Công nghệ Thông tin
Kết quả sau khi chèn hình, ta được trang:

hình: Xem trước

Bước 5: Đưa câu hỏi kiểm tra vào bài giảng


Để tăng khả năng tương tác giữa bài giảng và người học, ta có thể đưa thêm các câu hỏi
kiểm tra vào bài giảng. Lecture Maker cung cấp 2 dạng câu hỏi tương tác: câu hỏi đa
lựa chọn và câu hỏi trả lời ngắn:

hình: Câu hỏi

Trên bài giảng này, chúng ta sẽ đưa vào một câu hỏi dạng đa lựa chọn và một câu hỏi
dạng trả lời ngắn.

Thêm một frame mới vào bài giảng. Trên frame mới này, ta đưa vào câu hỏi và các
phương án trả lời bằng cách chèn hộp textbox vào như dưới hình:

26
Cục Công nghệ Thông tin

hình: Câu hỏi trong các hộp textbox

Để các câu hỏi có khả năng tương tác, ta đưa các hộp textbox này vào Quiz. Từ menu
Insert, trong ô Quiz, chọn Multiple Choice Quiz, kích chuột và kéo lên vùng nội dung
các phương án trả lời, cửa sổ Object Properties:

hình: Quiz

27
Cục Công nghệ Thông tin
Ta thấy khi kích chuột và kéo thả thì sẽ xuất hiện một vùng chứa các lựa chọn (hay
trong khung hình đối tượng xuất hiện Multiple Choice Quiz). Trên cửa sổ Property của
Quiz:
- No. of Example: số lượng các phương án trả lời.
- Horizontal: Sắp xếp các phương án trả lời thành mấy cột.
- Vertical: Sắp xếp các phương án trả lời thành mấy hàng.
- Use submit button: Dùng nút Submit khi trả lời xong.
- Show answer on the screen: Có hiện thị câu trả lời đúng sau khi người học kích
nút submit không.
- Mark Type: Các dạng nút lựa chọn: nút radio, nút check,...
- Correct Answer: Chọn phương án trả lời đúng.
- Process Correct/Incorrect Answer: Xử lý các tình huống câu trả lời đúng thì làm
gì, sai thì làm gì.

Xem thử kết quả:

hình: Xem trước

Chú ý:
- Để hiện thị được thông báo tiếng Việt sau khi người học submit, hãy chọn
Show Message Box và gõ nội dung thông báo trong ô Correct/Incorrect ở
hộp thoại Multiple Choice Quiz Property.
- Để có thể kích chọn được thì đối tượng Multiple Choice Quiz phải nằm bên
dưới các hộp text box các phương án trả lời trên danh sách các đối tượng của
Frame.

28
Cục Công nghệ Thông tin

Tiếp tục đưa câu hỏi dạng trả câu trả lời ngắn vào bài giảng, ta chèn một hộp text box
để nhập câu hỏi. Tiếp theo, từ menu Insert, chọn Short Answer Quiz và kéo chuột vẽ
lên vùng cần đặt câu hỏi như dưới hình:

hình: Câu hỏi dạng trả lời ngắn

Ta thấy khi chọn Short Answer Quiz và kéo thả vào vùng soạn thảo thì sẽ xuất hiện
một hộp textbox và nút submit. Hộp textbox là nơi mà người học sẽ nhập câu trả lời
cho câu hỏi.
Trên cửa sổ thuộc tính của Short Answer Quiz:
- Correct Answer: Nhập câu trả lời cho câu hỏi. Sau khi người học kích chọn nút
submit, bài giảng sẽ so sánh đáp án người học nhập vào tại ô textbox với đáp án
ở Correct Answer này.
- Correct Answer Decision: Các lựa chọn cho câu trả lời
o Ignore spaces and case: so sánh đáp án có bỏ qua các khoảng trống và
không phân biệt chữ hoa, chữ thường.
29
Cục Công nghệ Thông tin
o Ignore case: so sánh đáp án không phân biệt chữ hoa, chữ thường.
o Ignore the front and rear spaces: so sánh đáp án có bỏ qua các khoảng
trống ở đầu và cuối đáp án.
o Ignore all spaces: so sánh đáp án có bỏ qua tất cả các khoảng trống.
o Compare as numeric: so sánh đáp án như là các số.
o Compare the string as is: so sánh đáp án như là các ký tự.
- Enable multiline: Cho phép đáp án trả lời nhập trên nhiều dòng.
Kết quả ta được:

hình: Quiz

Chú ý:
- Có thể thay đổi chữ submit của nút bằng cách nháy chuột phải vào nút,
chọn Object Property và đổi tên nút tại ô Button Name.
- Khi đặt các đối tượng lên trang trình bày, lúc chạy có thể bạn không thấy
đối tượng đâu. Hãy thay đổi vị trí thứ tự của đối tượng (lên hoặc xuống)
trong bảng danh sách các đối tượng của frame.

30
Cục Công nghệ Thông tin

Bước 6: Đặt thuộc tính cho các frame


Các frame có thể có các thuộc tính như tiêu đề của frame (mục này rất cần thiết nếu ta
có dự định sử dụng bài giảng này cho các hệ thống học tập trực tuyến e-learning vì đây
sẽ là tiêu đề các mục nội dung của bài học), sự kiện chuyển trang tự động sau bao nhiều
giây hay sau khi kích chuột hoặc nhấn phím, hiệu ứng chuyển trang,…

Đặt thuộc tính cho frame, nháy chuột phải vào frame và chọn Frame Property:

hình: Thuộc tính của frame

- Screen Title: Đặt tiêu đề cho frame


- Background Image: Chọn một ảnh khác làm nền cho frame này thay vì dùng ảnh
nền của Master Frame.
- Move to next screen: Sự kiện khi chuyển sang trang khác xảy ra khi:
o When mouse or key is pressed: Khi kích chuột hoặc 1 phím bất kỳ.
o Proceed automatically after the following time: sau bao nhiêu giây.
- Do not apply MaterFrame to this frame: Không áp đặt Master Frame cho frame
này.

31
Cục Công nghệ Thông tin

Bước 7: Lưu bài giảng


Bài giảng sau khi hoàn thiện có thể chạy luôn trên phần mềm này bằng cách mở menu
View và chọn Run All Frame. Nhưng với cách này thì đòi hỏi máy tính bắt buộc phải
cài phần mềm này. Tuy nhiên, bài giảng làm ra từ phần mềm này có thể chạy theo
nhiều cách khác như là:
- Xuất ra gói Scorm để dùng cho các hệ thống học tập trực tuyến (LMS hay
LCMS).
- Xuất ra file thực thi .exe để chạy offline trên các máy tính khác mà không có cài
phần mềm này.

Để kết xuất bài giảng ra định dạng file khác, kích chọn biểu tượng hình cây bút ở góc
trên bên trái màn hình, di chuột xuống Save As như dưới hình:

hình: Lưu bài giảng

Chọn nút ghi tương ứng với định dạng mà bạn muốn lưu lại.

------------------------------

32

You might also like