You are on page 1of 65

HUỲNH THỊ BÍCH HIỀN

LỚP 07DKQ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH KIM NGẠCH NGÀNH CÔNG NGHIỆP
CHẾ BIẾN ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

PHẦN MỞ ĐẤU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, Việt Nam nổi lên như một trong những đối thủ cạnh
tranh trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ. Năm 2004 là năm đánh dấu thành
công lớn của ngành chế biến gỗ Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,2 tỷ
USD, tăng 86% so với năm 2003. Từ đó đến nay, xuất khẩu gỗ liên tục tăng trưởng
mạnh và đã lên đến hơn 2,8 tỷ USD trong năm 2008.
Với kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong những năm gần đây, đồ gỗ đã khẳng
định vị trí tương đối vững chắc trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của nước ta và được
xếp vào một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực giai đoạn 2006 – 2010. Chỉ tiêu
giá trị xuất khẩu đề ra cho mặt hàng này vào năm 2010 là 5,5 tỷ USD, tăng bình quân
28,8%/năm.
Nhưng bên cạnh đó còn tồn tại những yếu kém, hạn chế chưa khắc phục được trong
thời gian qua đã khiến cho tiềm năng, lợi thế ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ vẫn chưa
khai thác hết. Khi nghiên cứu vấn đề này em quyết định chọn đề tài “Một số giải
pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ củ Việt Nam’ với mong muốn
duy trì đà tăng trưởng này trong tình hình khủng hoảng tài chính và nền kinh tế thế
giới đang suy thoái như hiện nay,tiếp tục gia tăng kim ngạch khi kinh tế thế giới bình
ổn trở lại.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Tổng kết và hệ thống hoá những lý luận về xuất khẩu từ đó xác định những yếu tố
ảnh hưởng đến kim ngã chuất khẩu. kiến thức về hoạt động xuất khẩu ngành, tìm hiểu
những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu;
Phân tích thực trạng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ qua đó đánh giá những kết
quả đạt được bên cạnh những yếu kém còn tồn tại.

1
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch của ngành sắp tới. Xác định một
số định hướng gia tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ, từ đó đưa ra một số biện
pháp và kiến nghị.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là kim ngạch ngành công nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ và
những vấn đề có liên quan.
Phạm vi nghiên cứu là những thị trường xuất khẩu lớn như EU, Mỹ, một số nước
Châu Á trong khoảng thời gian những năm trở lại đây và những năm tới.
4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa ở chương 1.
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp ở chương 2.
Sử dụng phương pháp dự báo, tư duy hệ thống chương 3.
5 Kết cấu của chuyên đề
Chương 1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu.
Chương 2 Phân tích kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ.
Chương 3 Một số giải pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm .
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..
1 Lý do chọn đề tài ………………………………………………………………..
2 Mụcc tiêu nghiên cứu …………………………………………………………...
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………………..
4 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………….
5 Kết cấu của chuyên đề…………………………………………………………..
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU………………………………
1.1Khái quat chung về xuất khẩu……………………………………………….
1.1.1Khái niệm và đặc điểm xuất khẩu……………………………………...
1.1.2Các hình thức xuất khẩu………………………………………………
1.1.3Vai trò xuất khẩu ……………………………………………………
1.2Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu……………………………………..
1.2.1Các nhân tố thuộc môi trường vi mô……………………………………
1.2.1.1Thị trường………………………………………………………….

2
1.2.1.2Nguồn nguyên liệu…………………………………………………
1.2.1.3Năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp trong ngành……………
1.2.1.4Cơ sở hạ tầng………………………………………………………
1.2.1.5Nguồn nhân lực……………………………………………………
1.2.1.6Các ngành công nghiệp hỗ trợ……………………………………
1.2.2Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô…………………………………..
1.2.2.1 Nhân tố pháp luật ………………………………………………..
1.2.2.2 Yếu tố văn hóa, xã hội…………………………………………….
1.2.2.3 Yếu tố kinh tế …………………………………………………….
1.2.2.4 Yếu tố công nghệ khoa học……………………………………
1.2.2.5 Nhân tố chính trị ………………………………………………….
1.2.2.6 Yếu tố cạnh tranh quốc tế ……………………………………….
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KIM NGẠCH NGÀNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM
GỖ…………………………………………………………………………….. ……..
2.1Khái quát về ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam………………………………
2.1.1Qúa trình hình thành và phát triển……………………………………
2.1.2Vai trò của ngành chế biến gỗ xuất khẩu…………………... …………..
2.1.3Năng lực kinh doanh của ngành ………………………………………...
2.1.4Định hướng phát triển của ngành ……………………………………….
2.2Phân tích chung về kim ngạch của ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam…….
2.2.1Phân tích chung…………………………………………………………
2.2.2Phân tích theo thị trường………………………………………………
2.2.3Phân tích theo mặt hàng……………………………………………….
2.2.4Phân tích theo các nhà xuất khẩu………………………………………..
2.2.5Đánh giá chung……………………………………………………………
2.3 Phân tích dự báo một số nhân tố chủ yếu sẽ ảnh hưởng đến tình hình xuất
khẩu trong tương lai……………………………………………………………...
2.3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế ……………………………………………
2.3.2 Nguồn nguyên liệu……………………………………………………
2.3.3 Các đối thủ cạnh tranh………………………………………………
2.3.4 Năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp trong ngành………………..

3
2.3.5 Môi trường chính trị pháp luật………………………………………..
2.3.6 Đánh giá chung các nhân tố ảnh hưởng đến ngành chê biến đồ gỗ
xuất khẩu………………………………………………………………………………
2.3.6.1 Điểm mạnh, điểm yếu………………………………………………..
2.3.6.2 Cơ hội và thách thức…………………………………………………
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU……
3.1 Định hướng ục tiêu cho ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu…………………
3.2 Một số giải pháp…………………………………………………………
3.2.1. Về các giải pháp duy trì mức tăng trưởng và nâng cao hiệu quả
xuất khẩu……………………………………………………………………………….
3.2.2. Các giải pháp đảm bảo sản xuất nguồn nguyên liệu trong nước bền
vững, hạn chế nhập siêu………………………………………………………………
3.2.3 Phân đoạn theo phong cách sử dụng đồ nội thất
3.3 Kiến nghị…………………………………………………………………
KẾT LUẬN………………………………………………………………………….

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU


1.1 Khái quát chung về xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm xuất khẩu
Có nhiều quan niệm khác nhau về xuất khẩu, có quan niệm theo khuynh hướng hiện
đại ví như:
Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và
dịch vụ cho nước ngoài , trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế IMF là việc
bán hàng hóa ra nước ngoài.
Theo điều 28, muc 1, chương 2 luật thương mại Việt Nam 2005 xuất khẩu hàng
hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc
biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật.

4
Cũng có quan niệm xuất khẩu theo quan điểm truyền thống: “xuất khẩu là việc bán
hàng hóa ra nước ngoài”.
Nói nôn na và ngắn gọn và dễ hiểu nhất thì xuất khẩu hàng hóa là việc đưa các hàng
hóa dịch vụ từ các quốc gia này sang các quốc gia khác nhằm thu về một lượng ngoại
tệ.
Đặc điểm của xuất khẩu
Thứ nhất, chủ thể hợp đồng, tức bên bán và bên mua, phải là những thương nhân
mang quốc tịch, có nơi cư trú hoặc có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau
(theo Luật thương mại Việt Nam phải là những thương nhân mang quốc tịch khác
nhau).
Thứ hai, đối tượng hợp đồng là hàng hóa tồn tại trên thực tế là có thể xác định
được cũng như có thể dịch chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc từ khu chế xuất
vào thị trường nội địa. Đó là những hàng hóa được phép mua bán theo qui định của
nước bên bán và bên mua. Vì vậy, việc luân chuyển hàng hóa nhất thiết phải chịu sự
kiểm soát của cơ quan hải quan nước bên bán và nước bên mua.
Thứ ba, nơi tập kết hàng của người bán và người mua ở cách xa nhau. Vì vậy,
khả năng để họ trực tiếp giao nhận hàng cho nhau là rất thấp mà phổ biến phải qua
trung gian đó là người vận tải. Quảng đường vận tải xa và chủ yếu bằng đường biển,
vì vậy, cước phí vận chuyển hàng hóa cao; việc giao nhận hàng và xác định trách
nhiệm của các bên khi xảy ra rủi ro là vấn đề phức tạp.
Thứ tư, đồng tiền thanh toán do các bên tự thỏa thuận. Theo đó, nó có thể là
đồng tiền của nước bên mua, hoặc nước bên bán, hoặc của một nước thứ ba (nước có
đồng tiền là phương tiện thanh toán quốc tế và thường là ngoại tệ mạnh như: USD,
EUR, F). Nói cách khác đồng tiền thanh toán ít nhất là ngoại tệ đối với một bên, nếu
hai bên có quốc tịch khác nhau. Vì vậy, hoạt động mua bán chịu ảnh hưởng lớn của tỉ
giá trở thành một trong những công cụ quan trọng được các chính phủ sử dụng để điều
tiết quan hệ mua bán quốc tế nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Thứ năm, về luật áp dụng do có tính cách quốc tế nên khác với hợp đồng mua
bán hàng hóa trong nước, nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
là nguồn của luật thương mại quốc tế, tức bao gồm:
- Pháp luật quốc gia

5
- Điều ước quốc tế
- Tập quán thương mại
1.1.2 Các hình thức xuất khẩu
Căn cứ vào tính chất của hoạt động xuất khẩu người ta phân làm hai loại hình :xuất
khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp.Trong hai loại này, xuát khẩu trực tiếp là quan
trọng nhất .
Ngoài ra, còn có các hình thức xuất khẩu khác. Căn cứ vào mức độ thâm gia của
người xuất khẩu thì có hai loại hình thức : xuất khẩu tự doanh và xuất khẩu xuất khẩu
gia công; Căn cứ vào địa điểm xuất khẩu lại có: xuất khẩu tại chỗ và xuất khẩu mậu
biên; Căn cứ theo tính pháp lý cunngx có hai loại: xuất khẩu theo hợp đồng, xuất khẩu
theo nghị định thư.
1.1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp
Trong phương thức này, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp ký kết hợp
đồng ngoại thương ,và phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó.Hợp đồng kí kết giửa hai
bên phải phù hợp với luật lệ quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm được lợi ích quốc
gia và đảm bảo uy tín kinh doanh .
Yêu cầu bên nhập khẩu phải mở L/C và kiểm tra luận chứng ( nếu hợp đồng quy
định sử dụng phương pháp tín dụng chứng từ ), xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị
hàng hóa, làm thủ tục hải quan , giao hàng lên tàu , mua bảo hiểm, làm thủ thanh toán
và giải quyết khiếu nại(nếu có).
• Ưu nhược của hình thức xuất khẩu trực tiếp:
*Ưu điểm:
Tận dụng hết tiềm năng, lợi thế để sản xuất hàng xuất khẩu
Trong quá kinh doanh, tự mình có thể thâm nhập thị trường và do vậy có thể
đáp ứng nhu cầu thị trường, gởi mở,kích thích nhu cầu , và cũng có cơ hội tiếp thu
những ý kiến của khách hàng để khắc phục những thiếu sót của mình kịp thời
Chủ động trong việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nhất là trong điều kiện thị
trường biến động nếu hoạt động kinh doanh tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao, tự
khẳng định mình về sản phẩm,nhãn hiệu….. dần dần đưa được uy tín về sản phẩm trên
thế giới.
Giàm bớt được chi phí trung gian do đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

6
*Nhược điểm :
Đòi hỏi năng lực ngoại thương và nghiệp vụ của nhân viên trong doanh nghiệp
phải sâu, rộng.
Trong điều kiện đơn vị mới kinh doanh thì áp dụng hình thức này rất khó do
điều kiện vốn sản xuất hạn chế ,am hiểu thị trường quốc tế còn mờ nhạt, uy tín nhãn
hiệu sản phẩm còn xa lạ với khách hàng.
Khối lượng mặt hàng phải lớn mới có thể bù đắp được chi phí giao dịch như :
giấy tờ,điều tra thị trường.
1.1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp
Là hình thức xuất khẩu trong đó bên mua hoặc bên bán thông qua người thứ 3 ra
tiến hành công việc mua hay bán thay cho mình.
Những công việc này có thể là nghiên cứu thị trường, đàm phán kí hợp đồng, thực
hiện hợp đổng . Đây là hình thức xuất khẩu phổ biến chiếm khoảng 50% tổng kim
ngạch của thế giới. Thông qua người thứ 3 ở đây là người môi giới hoặc đại lý.
*Ưu nhược điểm của xuất khẩu gián tiếp:
Ưu điểm:
-Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh hơn( đặt biệt trong trường hợp bên xuất
khẩu có yếu kém về nghiệp vụ .
-Có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí kinh doanh(vì có thể lợi dụng
được cơ sở vật chất của người trung gian)
Nhược điểm:
-Lợi nhuận bị chia sẽ do phải trả thù lao cho người trung gian
-Doanh nghiệp khó kiểm soát được hoạt động của nhà trung gian
-Làm cho doanh nghiệp không chủ động được với những biến động của thị trường.
1.1.2.3 Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch , trong đó xuất khẩu kết hợp với nhập
khẩu, người bán đồng thời là người mua và hàng hóa đem ra trao đổi thường có giá trị
tương đương . Mục đích xuất khẩu ở đây không nhằm mục đích thu ngoại tệ mà nhằm
mục đích có được lượng hàng hóa có giá trị tương đương với giá trị lô hàng xuất khẩu
*Ưu nhược điểm của buôn bán đối lưu
Ưu điểm :

7
+ Tránh được các rủi ro về biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối.Đồng
thời có lợi khi các bên không đủ ngoại tệ để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu của
mình.
+ Góp phần thúc đẩy mua bán cho các trường hợp mà những phương thức mua bán
không vượt qua được( như trong các trường hợp Nhà nước tiến hành quản chế ngoại
hối)
+ Có thể làm cân bằng hạng mục thường xuyên trong cán cân thanh toán(đối với một
quốc gia)
Nhược điểm:
+Làm hạn chế quá trình trao đổi hàng hóa, việc giao nhận hàng hóa khó tiến hành
được thuận lợi.
1.1.2.4 Bán hàng thông qua hội chợ triễn lãm
Hội chợ quốc tế là hỉnh thức mua bán tổ chức định kỳ tại địa điểm nhất định , do
một hay nhiều nước tổ chức, mời doanh nghiệp các nước tham gia nhằm mục tiêu
quan trọng nhất là đàm phán , ký kết các hợp đồng mua bán.
Triễn lãm là nơi trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế học hoặc
của một ngành kinh tế, văn hóa , khoa học, kỹ thuật. Liên quan chặt chẽ đến ngoại
thương là các cuộc triễn lãm công nghiệp , tại đó người ta trưng bày các loại hàng hóa
nhằm mục đích quảng cáo để mở rộng khả năng tiêu thụ.
Ngày nay có rất nhiều các hợp đồng được kí kết tại hội chợ và triển lãm.
1.1.2.5 Tái xuất khẩu: đây là phương thức giao dịch trong đó hàng hóa mua về với
mục tiêu phục vụ tiêu dùng trong nước . Trong phương thức này tối thiểu phải có ba
nước tham gia là nước tái xuất, nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.
*Ưu nhược điểm của buôn bán đối lưu
Ưu điểm :
-Có thể xuất khẩu được những mặt hàng mà doanh nghiệp trong nước chưa đủ
khả năng sản xuất để xuất khẩu và thu được ngoại tệ.( mà không phải tổ chức sản
xuất).
-Góp phần thúc đẩy buôn bán đặc biệt ở các nước bị cấm vận vẫn có thể tiến
hành buôn bán được với nhau..
Nhược điểm:

8
-Doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nước xuất khẩu về giá cả, thời gian giao
hàng, sự thay đổi về giá,làm ảnh hưởng đến việc nhập khẩu
-Số ngoại tệ thu về rất ít trong tổng kim ngạch xuất khẩu
các công ty có thể quyết định tự giải quyết việc xuất khẩu. Đấu tư và rủi ro hơi lớn
hơn, nhưng tiềm năng lợi nhuận cũng lớn hơn. Một công ty có thể tiến hành xuất khẩu
trực tiếp theo nhiều cách:
+Bộ phận hay chi nhánh xuất khẩu có cơ sở nội địa –Có thể chuyển dần thành bộ
phận xuất khẩu tự chủ hoạt động như một trung tâm lợi nhuận.
+Chi nhánh hay công ty con bán hàng ở nước ngoài –Chi nhánh bán hàng giải
quyết việc bán hàng và phân phối và có thể giải quyết về nhầ kho cũng như chiêu thị .
Chi nhánh thường phục vụ như trung tâm trưng bày và phục vụ khách hàng.
+Đại diện bán hàng xuất khẩu quan hệ nước ngoài-Đại diện bán hàng ở tại quê nhà
được gửi ra nước ngoài để tìm ciệc kinh doanh.
+Nhà phân phối và đậi lý đặt tại nước ngoài –Các nhà phân phối và đại lý này có
thể được độc quyền để đại điện cho công ty ở quốc gia đó , hoặc chỉ có một số quyền
hạn chế.
Dù công ty quyết định xuâts khẩu trực tiếp hay gián tiếp , nhiều công ty sử dụng
xuất khẩu như một phương pháp “thử dòng nước” trước khi xây dựng nhà máy và sản
xuất sản phẩm ở nước ngoài.
1.1.3 Vai trò của xuất khẩu đối với phát triển kinh tế
1.1.3.1 Đối với nền kinh tế quốc dân
a/ Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước
-Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để
khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta .Để công nghiệp hóa đất
nước trong một thời gian ngắn , đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy
móc ,thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến .
- Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thảnh từ các nguồn : xuất khẩu hàng
hóa ,đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, xuất khẩu sức lao
động… Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ …tuy quan trọng,
nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này . Nguồn vốn

9
quan trọng nhất để nhập khẩu , công nghiệp hóa đất nước là xuất khẩu .Xuất khẩu
quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
b/ Đóng góp vào việc chuyền dịch cơ cấu kinh tế , thúc đẩy sản xuất phát triển
- Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ.
Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học , công nghệ hiện đại .Sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu hướng phát triển của
kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta .
- Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế :
Một là: xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá
nhu cầu nội địa.Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước
ta , sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng nếu chỉ thụ động chờ ở sự “thừa ra” của
sản xuất thì xuất khẩu vẩn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp .Sản xuất và sự thay
đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm chạp.
Hai là : coi thị trường và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức
sản xuất., quan điểm thứ hai chính là xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ
chức sàn xuất.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi.
Chẳng hạn,khi phát triển ngành cà phê xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển
ngành sản xuất nguyên liệu như bông, sợi hay thuốc nhuộm , công nghiệp tạo mẫu….
Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu , dầu thực vật, chè
… có thể kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ nó.
+ Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất
phát triển và ổn định .
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất , nâng
cao năng lực sản xuất
trong nước
+ Xuất khẩu tạo ra những tiển đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng
lực sản xuất trong nước .Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phương tiện quan trọng
tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam ,nhằm hiện đại
hóa nền kinh tế của đất nước , tạo ra một năng lực sản xuất mới.

10
+ Thông qua xuất khẩu ,hàng hóa của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị
trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ
chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường .
c/ Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải
thiện đời sống của nhân dân
Tác động của xuất khẩu đển việc làm và đời sống bao gổm rất nhiều mặt .Trước hết
sản xuất , chế biến và dịch vụ hàng xuất khẩu đang trực tiếp là nơt thu hút hàng triệu
lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp.
Quan trọng hơn cả là việc xuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất ,làm cho cả
quy mô lẫn tốc độ sản xuất tăng lên, các ngành nghề cũ được khôi phục, ngành nghề
mới ra đời, sự phân công lao động mới đòi hỏi lao động được sử dụng nhiều hơn, năng
suất lao động cao và đời sống nhân dân được cải thiện.
d/ Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của
nước ta
Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại,
phụ thuộc lẫn nhau.Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối
ngoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển . Chẳng hạn xuất khẩu
và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận
tải quốc tế …. Mặt khác , chính các quan hệ kinh tế đối ngoại chúng ta vừa kể lại tạo
tiền đề cho mở rộng xuất khẩu.
e/ Hoạt động xuất khẩu phát huy được các lợi thế của đất nước
Để xuất khẩu được,các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải lựa chọn những
ngành nghề, mặt hàng có tổng chi phí (chi phí sản xuất và chi phí xuất khẩu ) nhỏ hơn
giá trị trung bình trên thị trường thế giới. Họ phải dựa vào những ngành hàng , những
mặt hàng khai thác được các lợi thế của đất nước cả về tương đối lẫn tuyệt đối . Ví dụ
như trong các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của ta thì dầu mỏ,thủy sản, gạo , cà
phê,than đá là những mặt hàng khai thác lợi thế tuyệt đối nhiều hơn ( vì chỉ có một số
nước có điều kiện đề sản xuất các mặt hàng này). Còn hàng may mặc khai thác chủ
yếu lợi thế so sánh về giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, phân biệt lợi thế tuyệt đối và lợi
thế so sánh chỉ mang ý nghĩa tương đối .

11
Hoạt động xuất khẩu vừa thúc đẩy khai thác các lợi thế của đất nước vừa làm cho
việc khai thác đó có hiệu quả hơn vì khi xuất khẩu ,các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
có ngoại tệ để nhâp máy móc,thiết bị tiên tiến đưa năng suất lao động lên cao. Các lợi
thế cần khai thác ở nước ta là nguồn lao động dồi dào , cần cù ,giá thuê rẻ , nguổn tài
nguyên thiên nhiên phong phú và địa thế địa lý đẹp.
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển
kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa đất nước. Do vậy hướng về xuất khẩu là muc
tiêu chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn tới để nền kinh tế
nước nhà tăng trưởng và phát triển kịp với các nước phát triển trong khu vực và thế
giới.
1.1.3.2 Đối với doanh nghiệp
Trong thời kì hội nhập vươn ra thị trường nước ngoài là một xu hướng chung của
hầu hết các doanh nghiệp. Với doanh nghiệp việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ mang
đến các lợi ích sau:
* Hoạt động xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển . Với
bản chất là hoạt động tiêu thụ đặc biệt do vậy việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng là một
vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp . Mở rộng thị trường, đẩy mạnh số lượng tiêu
thụ trên thị trường quốc tế làm tăng tốc độ quay vòng vốn , thu về một lượng giá trị
lớn hơn cho doanh nghiệp. Đây cũng chính là vai trò số một của hoạt động xuất khẩu.
*Thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước tham gia vào cuộc
cạnh tranh trên thị trường về giá cả và chất lượng.Những yếu tố đó bắt buộc các doanh
nghiệp phải hình thành cơ cấu xuất khẩu phù hợp với thị trường .
*Xuất khẩu là một nhân tố tích cực nhất đối với doanh nghiệp trong quá trình
hoàn thiện chất lượng sản phẩm và đề ra các giải pháp nhằm củng cố và nâng cao hiệu
quả trong công tác sản xuất cũng như tiêu thụ.
*Doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ, buôn bán kinh
doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở cùng có lợi.
*Sản xuất hàng xuất khầu giúp cho doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, tạo
thu nhập ổn định cho cán bộ ,công nhân viên lao động trong doanh nghiệp.
* Mặt khác thị trường quốc tế là một thị trường rộng lớn nó chứa đụng nhiều cơ
hội ( và cả rủi ro) . Nhưng nếu doanh nghiệp kinh doanh trên chiến trường này thành

12
công có thể tăng cao thế lực , uy tín của doanh nghiệp mình cả trong và ngoài nước ,
doanh nghiệp lại càng có thêm cơ hội mở rộng thế lực và không ngừng được nâng
cao..
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
1.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô
1.2.1.1 Thị trường tiêu thụ
Có thể nói thị trường tiêu thụ là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với hoạt động xuất
khẩu của một ngành hàng. Sản xuất như mặt hàng gì, mức gí cả có phù hợp với thu
nhập củ người dân quốc gia tiêu thụ không, môi trường chính thị pháp luật và môi
trường thương mại của quốc gia nhập khẩu có đặc điểm gì, yếu tố văn hóa, thói quen
tiêu dùng của người tiêu dùng…sẽ chi phối rất nhiều tới hoạt động xuất khẩu của một
mặt hàng sang thị trường nước ngoài. Việc thâm nhập vào thị trường quốc tế thuận lợi
hay khó khăn phụ thuộc vào sự hiểu biết của từng ngành hàng xuất khẩu sâu đến mức
nào.
1.2.1.2 Nguồn nguyên liệu
Nguyên liệu đóng vai trò rất là quan trọng trong việc quyết đinh chất lượng, giá
thành của sản phẩm, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, khi chọn
ngguồn cung ứng nguyên liệu cho sản xuất, các cá nhân trong ngành xuaatss khẩu sản
phẩm gỗ cần chú ý đến chất lượng, cách bảo quản cũng như vận chuyển nguyên vật
liệu tránh đưa những nguyên vật liệu không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng váo sản
xuất gây lãng phí.
1.2.1.3 Năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp trong ngành
Khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài nào đó, có hai loại đối thủ cạnh tranh mà
các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam cần quan tâm. Đó là đối thủ cạnh tranh quốc
tế và đối thủ cạnh tranh quốc gia. Đối thủ cạnh tranh quốc gia là đối thủ cạnh tranh ở
ngay tại quốc gia mà doanh nghiệp muốn thâm nhập. Đây chính là đối thủ cạnh tranh
chính của doanh nghiệp trong các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam, do họ hiểu
người tiêu dùng hơn và dược hưởng một số chính sách ưu đãi từ chính quyền sở tại.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh, cần tiềm hiểu về sản phẩm, giá cả, thị trường mục
tiêu, tiềm lực tài chính của đối thủ cạnh tranh, từ đó điều chỉnh hoạt động của doanh

13
nghiệp, ngành thế nhưng những hoạt động đó ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa được
xem trọng .
1.2.1.4 Cơ sở hạ tầng
Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng…là một số yếu tố đắc
lực trong việc tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao khả năng
cạnh tranh xuất khẩu của các mặt hàng. Mà những yếu tố này lại thuộc thẩm quyền
quản lý trực tiếp của nhà nước, do đó các doanh nghiệp còn bị động rất nhiều.
1.2.1.5 Nguồn nhân lực
Nguồn lao động của một tổ chức ngành hàng được hình thành trên cơ sở các cá nhân
có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định.
Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực đầu tiên và là nguồn lực quý báu
nhất, quyết định nhất đối với sự thành công hay thất bại của một ngành. Chính vì thế,
xu hướng ngày nay các doanh nghiệp chuyển từ tình trạng tiết kiệm chi phí lao động
để giảm giá thành sang đầu tư vào nguồn nhân lực để có lợi thế cạnh tranh cao hơn, lợi
nhuận cao hơn, hiệu quả cao hơn, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Có thể nói, trước kia nước ta có nhiều lợi thế về nguồn lao động (giá rẻ, siêng năng,
tinh thần trách nhiệm…) đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam .
Nhưng ngày nay, lao động giá rẻ hầu nhuwkhoong còn là ưu thế nữa. Một thực tế là
tình trạng thừa thầy thiếu thợ, nguồn lao động đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng
không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp do thiếu kinh nghiệm trong hoạt động
thực tiễn.
Ngược lại, ở một số vùng kinh tế lao động cấp cao hầu như thiếu hụt trầm trọng nếu
không muốn nói là khan hiếm. Xảy ra một phaanftinhf hình trên là dochinhs sách
lương bổng và thu hút nhân tài ở nước ta không đáp ứng được nhu cầu của người lao
động, một phần là do những bất cập của hệ thông giáo dục của nước ta.
1.2.1.6 Các ngành công nghiệp hỗ trợ
Nền kinh tế bao gồm nhiều ngành và các ngành lại có quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, là
một khâu trong tổng quá trình sản xuất sản phẩm của một ngành hàng. Ví dụ như
ngành trồng công nghiệp may mặt đi kèm theo nó là ngành dệt, ngành trồng cây bông.
Các ngành công nghiệp hỗ trợ được đặc lên hàng đầu, nó quyết định thời gian hoàn
thành dơn đặt hàng nhanh hay chậm, chất lượng sản phẩm đạt hay không đạt. Việc chủ

14
động củng cố và hợp tác chặc chẽ với các ngành nay cần đượcquan tâm và thực hiện
tôt. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng đến vấn đề này và đã thực hiện
rất tốt góp phần rất lớn cho các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.
1.2.2 Cá nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là môi trường rộng lớn, bao trùm các hoạt động trên phạm vi quốc
gia và quốc tế .Do hoạt động xuất khẩu là hoạt động phức tạp liên quan đến nhiểu đối
tượng.Không chỉ là quan hệ giữa các doanh nghiệp trong một quốc gia mà còn là quan
hệ giữa các nước với nhau.Nếu không được kiểm tra chặt chẽ có thể dẩn tới hậu quả
nghiêm trọng. Vì thế phải nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường vĩ mô.Mỗi
quốc gia có hệ thống chính trị, có nển văn hóa,hệ thống pháp luật, chính sách kinh
tế….. khác nhau; điều đó buộc bất kì một đơn vị kinh doanh quốc tế nào cũng phải
nghiên cứu thật kĩ lưỡng trước khi gia nhập vào đấu trường quốc tế.
1.2.2.1 Nhân tố pháp luật
Bao gồm hệ thống các luật tác động đến hoạt động xuất khẩu. Mỗi quốc gia có hệ
thống chính trị khác nhau vì thế có những qui định khác nhau về các hoạt động xuất
khẩu.
Đối với xuất khẩu chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:
+ Các quy định về thuế, giá cả,chủng loại, khối lượng hàng hóa nhập khẩu.
+ Các quy định về chế độ sử dụng lao động, tiển lương, tiền thưởng, bảo hiểm phúc
lợi. Ngành thu hút đội ngũ lao động khá lớn, bao gồm nhiều đối tượng khác nhau .Vì
vậy đòi hỏi chính sách tiền lương cũng đa dạng ,tùy theo từng đối tượng tham gia vào
từng công đoạn của sản xuất.
+ Các qui định về giao dịch hợp đồng xuất khẩu như: giá cả, số lượng,phương tiện
vận tải sử dụng trong giao dịch xuất khẩu. Thông thường Việt Nam hay xuất theo giá
FOB, và nhập theo giá CIF( mặc dầu chọn 2 điều kiện thanh toán này không có lợi
nhiều lắm cho các doanh nghiệp Việt Nam).
+ Các qui định về tự do mậu dịch hay xây dựng các hàng rào thuế quan và phi thuế
quan.
1.2.2.2 Yếu tố văn hóa, xã hội
Văn hóa khác nhau cũng quy định việc xuất nhập hàng hóa khác nhau. Nền văn hóa
của một quốc gia được hình thành từ lâu và trở thành thói quen của người dân nước

15
người đó.Việc xuất khẩu vào nước bạn sẽ giúp chúng ta giới thiệu nền văn hóa của
mình. Chính vì vậy mặt hàng của ta có phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng nước đó
hay không đòi hỏi ta phải biết dung hòa giữa nền văn hóa Việt Nam với văn hóa quốc
gia nhập khẩu. Yếu tố văn hóa còn chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán của từng
nước. Như vậy buộc ta phải tìm hiểu để có chính sách xuất khẩu phù hợp.
1.2.2.3 Yếu tố kinh tế
Yếu tố này bao gồm các chính sách kinh tế, các hiệp định ngoại giao, tỷ giá hối
đoái.
Các công cụ chính sách kinh tế của nước nhập khẩu và Việt Nam sẽ giúp cho các
quốc gia có được một môi trường kinh doanh phù hợp nhất Việt nam với chính sách là
phát triển nền kinh tế thị trường hướng mạnh vào xuất khẩu .
Nhân tố thu nhập, mức sống người dân: Mức sống người dân cao khi đó quyết định
mua hàng hóa không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi về giá cả theo xu hướng
giảm.Thu nhập thấp thì ngược lại. Thu nhập có ổn định thì nhu cầu tiêu dùng mới
thường xuyên khi đó mới tạo điều kiện cho sản xuất phát triển được.
Nhân tố nguồn lực và tài nguyên thiên nhiên: nhân tố này ảnh hưởng đến doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Nguồn lực có đủ lớn thì mới có khả năng thực hiện
được hoạt động xuất khẩu .Vì hoạt động xuất khẩu chứa nhiểu rủi ro. Mỗi quốc gia có
lợi thế riêng trong từng mặt hàng của mình, vì thế cơ cấu sản xuất của các quốc gia
cũng khác nhau.
1.2.2.4 Yếu tố công nghệ khoa học
Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh tế .Khoa
học công nghệ ngày càng phát triển làm cho sự giao thương giữa các đối tác ngày càng
dễ dàng hơn .Khoảng cách không gian không còn là trở ngại lớn trong việc xuất nhập
khẩu.Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu Internet giúp cho mọi thông tin thị
trường thế giới được cả cập nhật liên tục thường xuyên. Các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu cũng có thể quảng cáo được sản phẩm của mình mà tốn rất nhiều chi phí.
Như vậy khoa học kỹ thuật phát triển nếu như biết áp dụng nó tốt sẽ là điều kiện giúp
cho nước ta có điểu kiện hội nhập tốt hơn. Nhưng nếu như không biết áp dụng nó thì
sẽ là một cản trở lớn vì khi đó ta sẽ bị tụt hậu xa hơn với các nước về kỹ thuật như vậy
sẽ không đủ khả năng để nâng cao khả năng cạnh tranh cho Việt Nam.

16
1.2.2.5 Nhân tố chính trị
-Nhân tố chính trị ổn định là cơ hội để mở rộng phạm vi thị trường cũng như dung
lượng của thị trường cà phê. Song nó cũng có rào cản lớn hạn chế khả năng xuất khẩu
nếu như tình hình chính trị không ổn định.
-Việt Nam ta có điểu kiện chính trị tương đối ổn định, do vậy không chỉ là điểu kiện
tốt để yên tâm sản xuất mà còn hấp dẫn các nhà đầu tư kinh doanh.
1.2.2.6 Yếu tố cạnh tranh quốc tế
-Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường quốc tế là rất mạnh mẽ và quyết liệt.
Hoạt động xuất khẩu của nước ta muốn tồn tại và phát triển được thì một vấn đề hết
sức quan trọng đó là phải dành thắng lợi đối với đối thủ cạnh tranh vể mặt giá cả ,chất
lượng uy tín….Đây là một thách thức và là một rào cản lớn đối với Việt Nam. Các đối
thủ cạnh tranh với Việt nam không chỉ có sức mạnh về kinh tế chính trị , khoa học
công nghệ mà ngày nay sự liên doanh liên kết thành các tập đoàn lớn, tạo nên thế
mạnh về độc quyền trên thị trường. Các tập đoàn kinh tế này có thế mạnh rất lớn và
quyết định thị trường do đó là một lực cản lớn với doanh nghiệp nước ta. Nếu không
tổ chức hợp lý hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp sẽ bị bóp nghẹt bởi các tập đoàn
này. Chính vì vậy các doanh nghiêp Việt Nam phải luôn biết xây dựng cho mình một
thương hiệu mạnh, ngoài ra hợp lý về giá cả, tăng chất lượng mặt hàng. Đó là thành
công lớn cho cạnh tranh .
CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH KIM NGẠCH NGÀNH CHẾ BIẾN ĐỒ GỖ XUẤT
KHẨU
2.1 Khái quát về ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam
2.1.1 Tổng quan về ngành chế biến gỗ Việt Nam
2.1.1.1 Quy mô năng lực sản xuất
Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ ở Việt Nam bao gồm các công ty nhà
nước (374 doanh nghiệp) , các công ty trách nhiệm hữu. Đa số các công ty sản xuất và
chế biến các sản phẩm gỗ tập trung chủ yếu các tỉnh miền Nam (TP.Hồ Chí Minh,
Bình Dương, Đồng Nai…), các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên( Bình Định, Gia Lai,
Đắc Lắc…) một số công ty, thường là các công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mỹ
nghệ, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và khu đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Bắc
Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc…

17
Nhìn chung quy mô của các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là các xí nghiệp
vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp thủ công và cơ khí. Các doanh nghiệp sản xuất các mặt
hàng đồ gỗ công nghiệp thường có sự đầu tư mới về các trang thiết bị và công nghệ
tiên tiến phục vụ sản xuất, trong khi đó đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ
mỹ nghệ có hệ thống các thiết bị khá lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu của các
đơn hàng lớn hay các thị trường yêu cầu chất lượng cao.
Ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh trong những năm
gần đây, vươn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng gỗc chế
biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Hiện cả nước có khoảng 2000 doanh nghiệp
chế biến gỗ với năng lực chế biến 2.2-2.5 triệu met khối gỗ tròn mỗi năm, trong đó có
450 công ty chuyên sản xuất khẩu (120 công ty chuyên sản xuất hàng ngoài trời và
330 công ty sản xuất hàng nội thất).
2.1.1.2 Thị trường
Hầu hết các sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt
từ các doanh nghiệp của Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia, các nước Đông
Âu và Mỹ Latinh .
Thị trường xuất khẩu của đồ gỗ Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ trong
những năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển như Đài Loan,
Hàn Quốc, Singapore…để tái xuất khẩu sang một nước thứ ba, đến nay đã xuất khẩu
trực tiếp sang các thị trường của người tiêu dùng. Hiện tại các sản phẩm đồ gỗ của
Việt Nam đã có mặt ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với các chủng loại
sản phẩm đa dạng, từ hàng trang trí nội thất trong nhà, ngoài trời … đến các mặt hàng
dăm gỗ. Kim ngạch xuất khẩu gỗ liên tục tăng .
Trong những năm tới việc duy trì đà phát triển các thị trường truyền thống (cả thị
trường trung chuyển lẫn thị trường người tiêu dùng trực tiếp) để thông qua đó uy tín
và chất lượng của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tiếp cận nhanh hơn tới người tiêu
dùng ngành gỗ Việt Nam sẽ tập trung phát triển một số thị trường mục tiêu, có nền
kinh tế ổn định, thương mại hoà thiện, hệ thống phân phối rộng khắp và năng động
bao gồm:EU, Mỹ, Nhật Bản, Liên Bang Nga .
Khách hàng chủ đạo đối với các sản phẩm gỗ Việt Nam được xác định là các nhà
nhập khẩu và các nhà phân phối .Thực tế năng lực tài chính tiếp thị nghiên cứu thị

18
trường và phát triến sản phẩm của các doanh nghiệp còn yếu, nên nếu trực tiếp thiết
lập các kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ và nghiên cứu nhu cầu phát triển của thị
trường sẽ thực sự khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp. Việc sử dụng các kênh phân
phối sẵn có và khả năng phát triển thị trường của các nhà phân phối và nhập khẩu tại
các thị trường lớn là giải pháp hữu hiệu nhất để tăng sản lượng thâm nhập thị trường
đồng thời tiết kiệm chi phí cho công tác tiếp thị.
2.1.1.3 Các sản phẩm xuất khẩu
Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ chỉ là sản phẩm gỗ thô (gỗ tròn, gỗ xẻ)
đã phát triển lên một trình độ gia công cao hơn, áp dụng công nghệ tẩm ,sấy, trang trí
bề mặt…xuất khẩu các sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm có giá trị gia tăng về công
nghệ và lao động. Có thể chia các sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam thành 4 nhóm
chính:
Nhóm một, nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế vườn, ghế
băng, df che nắng, ghế xích đu…làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp các vật liệu khác
như sắc, nhôm, nhựa…
Nhóm thứ hai, nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn, ghế, tủ,
giường, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn…làm hoàn toàn từ gỗ hay kết hợp với các vật
liệu khác như da, vải…
Nhóm thứ ba, nhóm đồ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên gồm bàn, ghế, tủ…áp
dụng các công nghệ chạm, khắc, khảm…
Nhóm thứ tư, sản phẩm dăm gỗ, sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như gỗ keo
gỗ, bạch đàn…
2.1.1.4 Nguồn nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu gỗ cho sản phẩm gỗ xuất khẩu từ chỗ dựa vào rừng tự nhiên là
chính đã chuyển sang dựa vào nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng. Để bù đắp sự
thiếu hụt về nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên, hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng
250000m3 đến 300000m3 gỗ từ các nước lân cận và tăng cường sử dụng gỗ rừng
trồng, ván nhân tạo để sản xuất hàng xuất khẩu.
Nhằm chủ động chuẩn bị nguồn gỗ bên cạnh việc trồng rừng Vệt Nam đã đang tích
cực phát triển các nhà máy sản xuất ván nhân tạo, đóng một vai trò rất quan trọng cho
ngành chế biến gỗ xuất khẩu .

19
2.1.2 Vai trò của ngành chế biến gỗ xuất khẩu .
Được đánh giá là một trong các ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn nhất ,nó
không chỉ đóng vai trò trụ cột quan trọng nhất của Việt Nam ở thời điểm hiện tại và sẽ
vẫn giữ vai trò này trong tương lai, được xếp vào nhóm những ngành hàng có chỉ số
tiềm năng xuất khẩu cao nhất .
Ngành chế biến đồ gỗ phát triển giúp tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho
công nhân đặc biệt là người lao động sống chung quanh các khu công nghiệp chuyên
ngành chế biến đồ gỗ. Giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội góp phần rất lớn cho
việc giải quyết vấn nạng của nhà nước. Cùng với ngành chế biến gỗ đi sau đó là một
hệ thống các ngành hỗ trợ cũng sẽ được có cơ hội phát triển.
Xuất khẩu mang về cho doang nghiệp cả ngân sách nhà nước nguồn thu ngoại tệ
đáng kể.
Người tiêu dùng có cơ hội sử dụng các loại mặt hàng từ nhiều nhà sản xuất trong
nước với giá cả phù hợp với thu nhập của họ
2.1.3 Năng lực kinh doanh của ngành
Sức cạnh tranh kém: . .

Số lượng và chất lượng đội ngũ công nhân chế biến gỗ của Việt Nam chưa đáp ứng
yêu cầu của ngành, hiện còn thiếu nhiều kỹ năng, trong đó chưa biết hoặc chưa được
đào tạo về khả năng tận dụng thời gian thao tác, đứng máy, chưa có ý thức tiết kiệm
năng lượng và nguyên liệu gỗ .

Nhập khẩu 80% nguyên liệu nên bị động về nguồn nguyên liệu gỗ. Mặt khác, nhiều
doanh nghiệp trong nước có quy mô nhỏ nhưng sản xuất kinh doanh khép kín từ khâu
cung ứng nguyên liệu và thực hiện hầu hết các công đoạn của quá trình chế biến gỗ.
Các doanh nghiệp này khó khăn về vốn và phải vay thương mại để kinh doanh, phân
bổ chi phí quản lý cho nhiều quá trình nên hiệu quả thấp hơn nhiều so với các nhà máy
quy mô lớn .
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, những hỗ trợ trực tiếp từ nhà nước đã và đang bị
cắt giảm, như: hỗ trợ tín dụng đầu tư, thưởng kim ngạch xuất khẩu, các chính sách trợ
cước, trợ giá… Trong khi đó, các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), yêu cầu

20
chứng chỉ nguồn gốc nguyên liệu gỗ… buộc các doanh nghiệp chế biến gỗ phải nỗ lực
nhiều hơn nữa để thích nghi. Chứng nhận FSC, CoC đang trở thành áp lực từ phía
người tiêu dùng tại các thị trường có trách nhiệm cao về xã hội, môi trường. Các
doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã phải nỗ lực rất nhiều để đáp ứng. Đến đầu năm
2008, có khoảng 148 doanh nghiệp có chứng nhận FSC - CoC, 01 doanh nghiệp có
chứng nhận FSC. .
Chưa xây dựng được thương hiệu “Gỗ Việt”. Khoảng hơn 90% sản phẩm gỗ của
Việt Nam phải bán qua các thị trường trung gian và còn bị động, phụ thuộc vào các
kênh phân phối này .
Thị trường trong nước chưa được quan tâm, khai thác, hiện được đánh giá là không
nhiều tiềm năng cho công nghiệp chế biến gỗ nhưng thực tế cho thấy, mức sống của
người dân Việt Nam đang được cải thiện và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ chất lượng
cao cũng dần gia tăng. Hiện nay đã xuất hiện các sản phẩm gỗ của Đài Loan, Trung
Quốc và một số nước EU xâm nhập thị trường Việt Nam với chất lượng đáp ứng yêu
cầu của người tiêu dùng, giá giảm theo mức thuế…
2.1.4 Định hướng phát triển của ngành
Theo tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, để phát triển, mở rộng thị
trường gỗ xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới, trước hết cần phải chủ động
được nguồn nguyên liệu và Việt Nam cần phát triển mạnh công nghiệp chế biến gỗ
theo 3 hướng:
+Cơ cấu lại nghành chế biến gỗ, tập trung phát triển những mặt hàng trọng điểm,
trong tương lai nhu cầu ván nhân tạo sẽ rất lớn, sản xuất mặt hàng này sẽ tận dụng
được nguồn nguyên liệu rừng trồng, khuyến khích người dân trồng rừng.
+Xây dựng chiến lược mặt hàng trong 5 năm trở lên, ví dụ từ 2006-2010 đồ gỗ nội
thất và đồ gỗ ngoại thất chiếm tỷ trọng lớn trong các mặt hàng gỗ xuất khẩu; giai đoạn
2010-2020 thì ván nhân tạo lại là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo.
Xã hội hoá đầu tư vào ngành chế biến gỗ.
Dự tính, đến năm 2020, nhu cầu vốn của toàn ngành là 1,7 tỷ USD. Để huy động
được nguồn vốn này thì cần kêu gọi sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân... trong nước,
ngoài nước. Mục tiêu chung là dự kiến đến năm 2020, cả nước đạt 22 triệu m3 gỗ
nguyên liệu, giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 là 4 tỷ USD, năm 2020: 8 tỷ USD.

21
2.2 Phân tích về kim xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam
2.2.1 Phân tích chung.
Bảng 2.2.1 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cua
ngành.

Kim ngạch xuất Kim ngach xuất khẩu sản phẩm gỗ

Năm khẩu của cả


Gía trị(tỷ USD) Tỷ trọng(%)
nước(tỷ USD)

2003 20.179 0.567 2.81

2004 26.003 1.054 4.05

2005 32.230 1.457 4.52

2006 39.600 1.930 4.87

2007 48.380 2.400 4.96

2008 63.000 2.800 4.44

Tổng 229.392 10.208 21.65

- Với số liệu thống kê trên cho thấy được tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu khá cao.
Năm 2004, với kết quả kim ngạch XK đạt 26 tỷ USD, xuất khẩu Việt Nam được đánh
giá là có mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 8 năm qua. Đạt được kết quả như vậy
trước hết là do sản lượng xuất khẩu và giá trị hàng hoá XK đều được nâng lên.
Những nguyên nhân làm XK tăng mạnh là do sản xuất công nghiệp tăng trưởng với
tốc độ cao. Các địa phương và doanh nghiệp đã tận dụng triệt để các công cụ chính
sách của Nhà nước trong năm qua, và những ưu đãi của các nước để nâng đỡ xuất
khẩu.
Điểm nổi bật của hoạt động xuất khẩu năm 2005 kim ngạch xuất khẩu của cả nước
đã vượt mốc kế hoạch 31,5 tỷ USD trong năm 2005, đạt trên 32 tỷ USD, tăng 21,6%
so với năm 2004..
Với cơ cấu này,bước đầu đã thực hiện được mục tiêu cải tiến cơ cấu xuất khẩu theo
hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, tạo một số mặt

22
hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định, chất lượng hàng xuất khẩu
từng bước được nâng lên; năng lực cạnh tranh được cải thiện.
- Sang năm 2006-2008, tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm ngưng trợ và
giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ.
Đối với một ngành sản xuất cụ thể như ngành gỗ mà nguồn nguyên liệu chủ yếu dựa
vào nhập khẩu thì quả là một khó khăn. Với đầu ra của sản phẩm sản xuất luôn không
thay đổi, trong khi đầu vào (chi phí) là những con số biến đổi theo chiều hướng tăng.
Lợi nhuận của sản phẩm gỗ xuất khẩu tối đa cũng chỉ được 10%, trong khi các yếu tố
đầu vào tác động đến giá thành từ 18% - 20% là một gánh nặng đối với doanh nghiệp.
- Xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường
lớn cụ thể: các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU có sự kiểm soát chất lượng,
nguồn gỗ với các luật lệ mới được ban hành như: đạo luật LACEY của Mỹ, căn cứ vào
đạo luật này, hành động lấy gỗ khai thác, sử dụng, vận chuyển, bán hoặc xuất khẩu
không tuân thủ quy định của luật pháp bất kỳ quốc gia nào được xem là vi phạm luật
tại Hoa Kỳ. Hay ở EU sẽ thực hiện Hiệp định “Tăng cường thực thi luật Lâm nghiệp,
quản trị rừng và buôn bán gỗ” (FLEGT). Theo Hiệp định này tất cả các chuyến hàng
xuất khẩu vào thị trường này sẽ được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép sau khi
kiểm tra tính hợp pháp của các lô hàng thông qua các bằng chứng gốc.
- Giá dầu tăng dẫn đến giá vận chuyển nguyên liệu tăng rất cao, từ Nam Phi về Việt
Nam giá vận tải chiếm 27% giá gỗ, từ Nam Mỹ là 37% và từ Nam Thái Bình Dường
là 45%.
- Sức cạnh tranh mua nguyên liệu của Việt Nam yếu hơn Trung Quốc, Malaysia,
Indonexia,…
- Đánh giá nghiệm thu chất lượng gỗ nhập khẩu mất nhiều thời gian và thủ tục dẫn đến
chi phí tăng;
2.2.2 Phân tích theo thị trường

23
Bảng 2.2.2:kim ngạch xuất khẩu sản phẩm các thị trường lớn.
Thị Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
trườn
2003 2004 2005 2006 2007 2008
g
379.10 500.2
EU 160.740 457.631 633.10 791.8
0 3
318.80 744.1
Mỹ 115.460 566.968 944.30 1045
0 0
Nhật 180.00 240.87 286.8
137.910 300.60 365.9
Bản 0 3 0
Các
176.10 398.8
nước 153.090 191.528 522 597.3
0 7
khác

+ Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam.
Với những lợi thế và sự nỗ lực của các doanh nghiệp, ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm
gỗ dường như đã vượt qua được thời kỳ khó khăn nhất đối với thị trường Hoa Kỳ.
+Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường EU trong năm
2008 đạt 791,8 triệu USD, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2007 và chiếm 28,3% tổng
kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước trong năm.
Trong bối cảnh hiện nay, khi mà tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu sản
phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường chính là Mỹ đang chậm lại, thì sự tăng trưởng
về kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU đã mở ra một hướng phát triển mới, đầy
triển vọng cho ngành hàng sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam..
2.2.2.1 Thị trường EU
Với dân số 500 triệu ,27 quốc gia thành viên Eu chiếm 30% GDP ,41% thương mại
và 43% đầu tư toàn cầu.
27 thành viên trong khối EU là những thị trường càng nên được các doanh nghiệp
chú trọng hơn nữa.
Liên minh châu Âu (EU) được đánh giá là một thị trường đầy hấp dẫn đối với các
quốc gia xuất khẩu đồ gỗ nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là một thị trường

24
thống nhất cho phép hàng hoá, dịch vụ và con người có thể di chuyển một cách tự do
giữa các nước thành viên. EU còn là thị trường rộng lớn của
EU là một đối tác quan trọng của Việt Nam trong các lĩnh vực hợp tác thương mại,
nhất là xuất khẩu. Hàng năm EU tiêu thụ đồ nội thất lớn nhất thế giới, đồng thời tiêu
thụ gỗ và các mặt hàng gỗ đứng thứ hai sau Mỹ do không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu
dùng trong nội bộ mà còn được chế biến để xuất khẩu và tái xuất khẩu Tuy kim ngạch
chưa lớn nhưng tốc độ tăng trưởng và phát triển tương đối cao .

Kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ Việt Nam vào EU trong thời gian qua có mức tăng
trưởng trung bình 15%/năm, tập trung vào đồ gỗ nội thất và đồ dùng ngoài trời. Trong
năm 2006 đạt 501,9 triệu USD, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, riêng
3 tháng đầu năm 2007 đạt 200,72 triệu USD .
Tuy nhiên so với tổng lượng nhập khẩu và tiêu dùng của EU thì mức xuất khẩu của
Việt Nam còn khiêm tốn và chưa phản ánh đúng tiềm năng. Một trong những nguyên
nhân là đồ gỗ Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với hàng Trung Quốc, Indonesia,
Philippines, Đông Âu...
Điều đáng chú ý là tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường EU đã
có sự cải thiện đáng kể, tăng khoảng 8% so cùng kỳ năm 2007. Có sự thay đổi này là
do kim ngạch xuất khẩu sang Đức và Pháp đã tăng mạnh trở lại trong khi xuất khẩu
sang các thị trường này trong năm 2007 sụt giảm. Một số thị trường có tốc độ tăng
trưởng đến 2 con số như Đan Mạch, CH Ai Len, Ba Lan, Áo, CH Séc do các nước này
đã giảm nhập khẩu nội khối và chuyển sang xuất khẩu sản phẩm từ các nước Châu á,
trong đó có Việt Nam.
Cụ thể, Anh là nhà nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt kim ngạch cao nhất,
với 13,12 triệu USD trong tháng 6/2007, nhưng giảm 19,8% so tháng trước và giảm
17,9% so cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu
sản phẩm gỗ sang thị trường này đạt 119 triệu USD, tăng 9,8% so cùng kỳ năm ngoái
và chiếm tới 27,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sang khối EU. Tiếp đến là Đức, kim
ngạch xuất khẩu sang thị trường này trong tháng 5/2007 đạt 4,63 triệu USD, tăng
42,9% so tháng 6/07, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm
2007 sang thị trường này đạt 69,1 triệu USD, tăng 53,9% so với cùng kỳ năm ngoái..

25
Ngoài ra, Pháp, Hà Lan, Italy cũng là những nhà nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn của ta
với kim ngạch tăng mạnh.
Xuất khẩu sản phẩm gỗ sang một số thị trường tăng đến 2 con số tuy kim ngạch còn
thấp như Đan Mạch, tăng 107,4%; Ba Lan tăng 152%....
Các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU chủ yếu là bàn ghế trong nhà và đồ nội thất
ngoài trời. Trong năm nay, đồ nội thất ngoài trời xuất sang thị trường EU tiếp tục được
thị trường này ưa chuộng và đánh giá cao. Như vậy, các doanh nghiệp cần chú trọng
đến mẫu mã sản phẩm, chất lượng gỗ thiết kế cũng cũng như giá thành sản phẩm để
nâng cao tính cạnh trong tại thị trường rộng lớn này. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn
cầu đang gặp khó khăn, việc các doanh nghiệp đa dạng hoá thị trường xuất khẩu nhằm
gia tăng kim ngạch là việc làm cần thiết, trong đó, 27 thành viên trong khối EU là
những thị trường càng nên được các doanh nghiệp chú trọng hơn nữa.
Bảng 2.2.2.1thij trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam 6 tháng năm 2008.
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam 6 tháng năm
2008
So t6 /
Thị Tháng 6/08 6 tháng 2008 So cùng
07
trường (USD) (USD) kỳ (%)
(%)
EU 37.556.570 9,1 436.263.848 31,2
Anh 13.128.992 -17,9 118.962.498 9,8
Đức 4.635.960 42,9 69.155.966 53,9
Pháp 4.331.950 12,3 53.058.921 14,6
Hà Lan 5.982.139 102,0 43.045.289 67,9
Italy 1.956.891 21,9 25.361.174 50,4
Đan Mạch 1.070.860 33,8 20.812.169 107,4
Tây Ban
Nha 1.164.908 -9,5 20.738.288 8,8
Bỉ 1.443.958 2,9 20.322.626 23,0
Thuỵ Điển 1.153.324 97,2 16.445.883 59,4
Ai Len 1.108.346 -10,1 12.482.940 28,5
Phần Lan 226.027 -67,0 11.248.997 12,1
Hi Lạp 469.805 74,3 9.439.881 46,0
Ba Lan 462.083 84,9 7.735.519 152,0
Áo 196.695 72,9 2.050.162 96,1

26
Séc 79.807 1.300.538 57,2
Hungary -100,0 1.147.346 24,8
Bồ Đào
Nha 113.074 18,4 987.676 -39,8
Slovakia 714.948 154,6
CH Sip 31.751 33,2 699.846 131,3
Nguồn: Tổng cục hải quan

Trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng ghế khung gỗ của Việt Nam vào thị
trường EU đạt cao nhất với 365 triệu USD, tăng 27,6% so với năm 2007 và chiếm
46,1% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này trong
năm. Cuối năm, xuất khẩu ghế khung gỗ vào thị trường này đã chững lại, đặc biệt là
mặt hàng ghế cao cấp có khung bằng gỗ và được bọc vải hoặc da, bên cạnh đó thì mặt
hàng ghế giá rẻ xuất khẩu vào thị trường này vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định.
Nguyên nhân chính là do kinh tế khó khăn nên người tiêu dùng đang dần chuyển sang
sử dụng các sản phẩm giá rẻ.
Tiếp đến là đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn, với kim ngạch xuất
khẩu trong năm 2008 đạt 192 triệu USD, tăng 7,9% so với năm 2008 và chiếm 24,3%
tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này trong năm,
trong khi tỷ lệ này trong năm 2007 là 28,1%. Đáng chú ý là trong 6 tháng cuối năm
lượng đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn loại cao cấp xuất khẩu vào thị
trường EU đã giảm sút. Các mặt hàng đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn
xuất khẩu chính vào thị trường EU trong năm 2008 là : bàn ghế, tủ, bàn ăn, kệ TV, kệ,
Tủ búp phê, Bàn cà phê, tủ chén, tủ rượu, kệ sách…
Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng ngủ của Việt Nam vào thị trường
EU trong năm 2008 đạt 114 triệu USD, tăng 94,8% so với năm 2007 và chiếm 14,4%
tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước vào thị trường này trong năm,
trong khi tỷ lệ này của năm 2007 là 9,2%. Mặc dù tỷ trọng đồ nội thất dùng trong
phòng ngủ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU chưa cao, tuy nhiên nhìn lại
những năm trước, đồ nội thất dùng trong phòng ngủ của Việt Nam chủ yếu là xuất
khẩu vào thị trường Mỹ, nhưng trong năm 2008, khi mà xuất khẩu nhóm hàng này vào
thị trường Mỹ đang chững lại, thì sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất

27
dùng trong phòng ngủ của Việt Nam vào thị trường EU là tín hiệu tốt, các doanh
nghiệp cần tập trung khai thác tốt nhằm đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Các sản
phẩm xuất khẩu chính vào thị trường EU trong năm 2008 là: giường và các bộ phận
của giường; tủ , bàn ghế, tủ đựng quần áo, tủ đầu giường
Đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào EU hiện đang hưởng thuế GSP với mức thuế
suất chủ yếu là 0% (một số mã hàng chịu thuế 2,1%) đã giúp Việt Nam có một lợi thế
nhất định khi chen chân vào thị trường EU so với Trung Quốc, Indonesia, Braxin,
Malaysia..., do các nước này không được hưởng GSP .
2.2.2.2 Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản-với số dân 127 triệu người, có mức sống khá cao, Nhật Bản – khách hàng
lớn truyền thống của Việt Nam nhưng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị
trường này đang bị sụt giảm, cụ thể, đạt 28,7 triệu USD trong tháng 6/2008, giảm
7,3% so tháng 6/2007. Nguyên nhân do Trung Quốc có ưu thế về nguồn nguyên liệu
gỗ phong phú, nhân công tương đối rẻ nên đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất
vào thị trường Nhật, tiếp đó là Đài Loan, Inđônêxia. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu
gỗ của VN còn nghèo nàn về chủng lọai nên vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu, dẫn đến
giá thành tăng cao, làm giảm sức cạnh tranh. Hơn nữa, nhiều công ty sản xuất đồ gỗ
trong nước chưa trang bị được công nghệ, thiết bị xử lý nguyên liệu gỗ không bị cong,
biến dạng, nứt đáp ứng yêu cầu khắt khe về điều kiện thời tiết rất khô ở Nhật.
Các mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật rất đa dạng. Cơ cấu sản phẩm gỗ
xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã có sự thay đổi, các sản phẩm gỗ xuất khẩu
nghiêng về đồ nội thất hơn là gỗ nguyên liệu như các năm trước đây.
Nhật Bản được đánh giá là thị trường mở quy mô lớn. Các mặt hàng ghế gỗ, đồ dùng
văn phòng, đồ dùng nhà bếp bằng gỗ… đang là những lựa chọn ưu tiên của người
Nhật Bản. Vì vậy, Nhật Bản cũng là thị trường đầy tiềm năng của các doanh nghiệp
Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ gia
dụng.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng của thị trường Nhật Bản chủ yếu là xuất khẩu mặt hàng
dăm gỗ vào thị trường này tăng mạnh. Trong năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu sản
phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản tăng 65 triệu USD, thì có đến 55 triệu
USD là kim ngạch tăng trưởng của mặt hàng dăm gỗ .

28
Trong cơ cấu các mặt hàng sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường
Nhật Bản trong năm 2008, thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ đạt cao nhất vơi
125 triệu USD, tăng 78,6% so với cùng kỳ năm 2007 và chiếm 34,6% tổng kim ngạch
xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này trong năm. Mặt hàng dăm gỗ
của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản trong năm 2008 chủ yếu là mặthàng
dăm gỗ keo, dăm gỗ bạch đàn và dăm gỗ tràm dùng để sản xuất giấy. .

Tiếp đến là kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn,
với kim ngạch xuất khẩu trong năm 2008 đạt 64 triệu USD, tăng 3,2% so với năm
2007 và chiếm 24,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị
trường này. Các mặt hàng đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn của Việt
Nam xuất khẩu chính vào thị trường Nhật Bản trong năm 2008 là: tủ thờ, tủ búp phê,
kệ TV, bàn ghế … …
Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng ngủ của Việt Nam xuất khẩu
vào thị trường Nhật Bản trong năm 2008 đạt 48 triệu USD, giảm 18,6% so với năm
2007. Các mặt hàng xuất khẩu chính là: giường và các bộ phận của giường, tủ, tủ đựng
quần áo, bàn ghế… .
Ngoài ra còn một số mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản trong năm 2008
đạt kim ngạch cao là: đồ nội thất dùng trong văn phòng đạt 44 triệu USD, tăng 7,3%;
mặt hàng ghế khung gỗ đạt 30 triệu USD, tưang 20%; đồ nội thất, đồ dùng trong nhà
bếp đạt 20 triệu USD, tăng 33,3%… .

Bảng 2.2.2.3Cơ cấu các chủng loại sản phẩm gỗ xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản
năm 2008. .
(tỷ trọng tính theo kim ngạch)
Nội thất phòng ngũ 13,4%
Nội thất, đồ dùng nhà bếp 5,5%
Nội thất văn phòng 12,1%
Dăm gỗ 34,6%

29
Gỗ nguyên liệu, ván, ván sàn 5,3%
Ghế 8,5%
Gỗ mỹ nghệ 0,8%
Nội thất phòng khách, phòng 17,7%
ăn
Loại khác 2,1%

Hai tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị
trường Nhật Bản đạt 55 triệu USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2008 và đây là thị
trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam có sự tăng trưởng cao nhất. Như sậy, sau
khi chững lại trong năm 2007 (chỉ tăng 4,8%), thì sang năm 2008 và trong 2 tháng đầu
năm 2009, xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này đã liên tục tăng,
đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi mà xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào
hầu hết các thị trường chính đều đồng loạt giảm sút, thì sự tăng trưởng về kim ngạch
xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản là đáng mừng.
Tính chung 8 tháng năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam
vào thị trường Nhật Bản đạt 232,7 triệu USD, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2008.
Các mặt hàng xuất khẩu chính vào thị trường Nhật Bản trong tháng là:
+Đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn đạt 7,3 triệu USD, tăng 5,8% so với
tháng trước
+Mặt hàng dăm gỗ đạt 4,7 triệu USD, giảm 40%
+Đồ nội thất dùng trong văn phòng đạt 3,8 triệu USD, tăng 20,6%
+Ghế khung gỗ đạt 3,5 triệu USD, tăng 40%
+Đồ nội thất dùng trong phòng ngủ đạt 3,5 triệu USD, giảm 14,6%
+Đồ nội thất dùng trong nhà bếp đạt 2,4 triệuUSD, tăng 1,2%...
2.2.2.3 Thị trường Mỹ
Cùng với thị trường châu Âu, Mỹ là thị trường nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và nội
thất hàng đầu thế giới. Hàng năm, Mỹ nhập khoảng 70 tỷ USD đồ gỗ và nội thất.
Những mặt hàng nhập khẩu lớn nhất ở Mỹ là bàn ghế bằng gỗ, phụ kiện giế dùng cho
xe cộ bằng kim loại, đồ gỗ nhà bếp, bàn ghế văn phòng, gỗ tùng bách….Phần lớn,
nhóm hàng gỗ và gỗ chế biến được nhập khẩu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa,
một phần được chế biến để xuất khẩu và tái xuất khẩu. Đặc điểm nổi bật nhất của thị
trường Mỹ là quy mô lớn, nhu cầu tăng thường xuyên và rất đa dạng sản phẩm.

30
Đánh giá về thị trường Mỹ trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của
Việt nam vào thị trường Mỹ đạt trên 1 tỷ USD, tăng 10,7% (tăng 101 triệu USD) so
với cùng kỳ năm 2007.
Như vậy, liên tục trong 3 năm qua tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu sản
phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Mỹ giảm sút, cụ thể năm 2005, kim ngạch xuất
khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt 567 triệu USD, tăng 77,8% so
với năm 2004, thì sang năm 2006 đạt 744,1 triệu USD, tăng 31,2%, năm 2007 tăng
26,9% và năm 2008 là 1,7%. Nguyên nhân chính làm cho tốc độ tăng trưởng về kim
ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng chậm lại trong
năm 2008 là do ảnh hưởng từ sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ, dẫn đến nhu cầu của
người tiêu dùng bị thắt chặt. theo thống kê của ITA, 9 tháng năm 2008, nhập khẩu đồ
nội thất các loại của Mỹ giảm 4% so với cùng kỳ năm 2007. Đáng chú ý là nhập khẩu
đồ nội thất của Mỹ từ hầu hết các thị trường chính đều giảm sút như: nhập khẩu từ
Trung Quốc giảm 3,4%, từ Canada giảm 8,8%, từ Mexico giảm 5,3%, từ Italia giảm
10,1%, từ Malaysia giảm 8,4%, thì sự tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt
Nam vào thị trường Mỹ là tín hiệu đáng mừng. Điều này cho thấy, sản phẩm gỗ của
Việt Nam đang có vị thế tại thị trường Mỹ. Dự báo, trong bối cảnh hiện nay, khi nền
kinh tế Mỹ vẫn trong suy thoái và khó có thể phục hồi trong năm 2009, xuất khẩu sản
phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ gặp khó khăn trong các tháng tới.
Hơn 70% tỷ trọng kim ngạch XK sản phẩm gỗ vào Mỹ là đồ nội thất, ngoài ra còn
có đồ gỗ dùng trong xây dựng, trang trí và gỗ xẻ, gỗ tấm. Năm 2008, xuất khẩu đồ gỗ
nội thất sang Hoa Kỳ tiếp tục là mặt hàng đứng đầu trong các mặt hàng Nông Lâm
Thủy sản xuất sang thị trường này. Với kim ngạch xuất khẩu đạt 960,2 triệu USD,
tăng khoảng 22,06% so với năm 2007. Tuy nhiên ngoài đồ gỗ nội thất ra, xuất khẩu
nhiều sản phẩm gỗ khác đang có xu thế giảm (gỗ cây giảm 88,63%, hòm gỗ, hộp kệ gỗ
giảm 33,62%, các sản phẩm gỗ khác giảm 43,37%)

Biểu đồ 2.2.2.3a: Biểu đồ xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang Hoa Kỳ năm 2008
kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang Hoa Kỳ năm
Thời gian 2008(triệu USD)
tháng1 87.51
tháng2 37.49

31
tháng3 75.75
tháng4 79.82
tháng5 83,00
tháng6 81.01
tháng7 88.59
tháng8 87.31
tháng9 86.18
tháng10 91.07
tháng11 76.67
tháng12 82.25

Nguồn: Tông cục Hải Quan

Biểu đồ 2.2.2.3b: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ

kim ngạch xuất khẩu một số sản phẩm gỗ sang Hoa


Các loại mặt hàng Kỳ năm 2008 (nghìn USD)
Đồ nội thất trong ngành y 383
sản phẩm bằng gỗ khác 3928
Đồ ăn và đồ bếp bằng gõ 1997
Đồ gỗ dùng trong xây dựng 3851
Các loại thùng gỗ 680
Hồm, hộp,kệ,giá gỗ 1628
Gỗ dán,gỗ dán ván lạng 3822
Ván sợi bằng gỗ 286
Tà vẹt, thanh ngang bằng gỗ 434

32
Nguồn Tổng cục Hải Quan
Trung tâm thông tin PTNNNT (AGROINFO) dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản
phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ năm 2009 có nhiều khả năng sẽ giảm mạnh, xuất
phát chủ yếu từ những nguyên nhân:
+ Năm 2009, tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giảm bởi sự suy giảm
trong xây dựng địa ốc, lãi suất thị trường dài hạn cao hơn kèm theo thất nghiệp tăng.
Nền kinh tế tăng trưởng thấp, hoạt động kinh doanh bất động sản đóng băng sẽ làm
giảm nhu cầu nhập khẩu gỗ trong xây dựng và nội thất trang trí.
+ Dự luật nông nghiệp Farm Bill được quốc hội Hoa Kỳ thông qua áp dụng sẽ có
khả năng ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ năm
2009 trong hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khi thắt chặt hơn việc quản lý
nguồn gốc của sản phẩm. Ngoài ra Hoa Kỳ cũng đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải có
chứng nhận FSC, một tiêu chuẩn khắt khe và không dễ áp dụng đối với thực trạng
trồng rừng tại Việt Nam.
+ Giá trung bình các hàng hoá trên thế giới sẽ giảm 18,7%, giá xuất khẩu giảm và
cạnh tranh tăng lên sẽ làm kim ngạch xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ giảm trong năm 2009
Biểu đồ 2.2.2.3c: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
sang Hoa Kỳ 2006-2008
Bangr2.2.2.3c: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm gỗ.

33
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
Năm sản phẩm gỗ
2006 28.13%
2007 27.18%
2008 18.87%
Dự báo
2009 -22.19%

Nguồn: AGROINFO tổng hợp - Ghi chú: (*) Số dự báo


Sự chênh lệch về cung và cầu ngoại tệ sẽ trong nước sẽ gây áp lực làm tăng giá đồng
USD khoảng 3-6% so với VND. Đây sẽ là yếu tố chính trong số ít những yếu tố có
tác động tích cực, là động lực khuyến khích tăng xuất khẩu ngành hàng gỗ của Việt
Nam sang Hoa Kỳ.
Ngoài ra, một số thị trường đạt tốc độ tăng trưởng cao tuy kim ngạch xuất khẩu còn
thấp như: Xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Trung Quốc đang chậm lại, thậm chí sụt giảm
nhưng các doanh nghiệp cũng đã xúc tiến mạnh sản phẩm gỗ sang thị trường Trung
Đông, Liên bang Nga... thể hiện ở tăng trưởng kim ngạch rất cao như ả Rập, Tiểu
Vương quốc ả Rập thôngd nhất và một số thị trường khác như Na Uy, Đài Loan, Thái
Lan...
2.2.3 Phân tích theo mặt hàng
2.2.3.1 Mặt hàng thuộc nhóm 2-Nội thất
Đồ gỗ nội thất là mặt hàng tăng trưởng nóng trong những năm gần đây. Năm 2003
tăng 18% so với 2002.

34
Các mặt hàng đồ nội thất dùng trong phòng ngủ của Việt Nam xuất khẩu chính trong
tháng là: Giường và các bộ phận của giường; tủ; tủ đầu giường; bàn ghế; bàn trang
điểm; nôi em bé; tủ quần áo; kệ...Trong cơ cấu các chủng loại sản phẩm gỗ xuất khẩu
trong tháng 8/2008, thì đồ nội thất dùng trong phòng ngủ tiếp tục duy trì ở vị trí dẫn
đầu với kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 68 triệu USD, nhưng vẫn giảm 13,4% so
với tháng trước và chiếm 29,9% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước.
Như vậy, sau khi liên tục tăng trong tháng 5, tháng 6 và tháng 7, thì sang tháng 8, kim
ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng ngủ của Việt Nam đã giảm sút. Các thị
trường xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng ngủ chủ yếu của Việt Nam trong tháng
là: Mỹ, Anh, Nhật Bản, Canada, Ôxtrâylia, Hà Lan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đức,
Pháp, AiLen, Malaysia....
Bảng 2.2.3.1a: Cơ cấu các chủng loại sản phẩm gỗ xuất khẩu trong tháng 8/2008
(tỷ trọng tính theo kim ngạch)
Ghế 14,0%
Nội thất, đồ dùng nhà bếp 3,2%
Nội thất phòng khách, phòng ăn 21,9%
Gỗ mỹ nghệ 1,7%
Nội thất phòng ngủ 29,9%
Nội thất văn phòng 7,0%
Tiếp đến là đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn, với kim ngạch xuất
khẩu trong tháng đạt 50 triệu USD, tăng 2,5% so với tháng trước và chiếm 21,9% tổng
kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước. Các mặt hàng đồ nội thất dùng trong
phòng khách và phòng ăn của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu trong tháng là: tủ, bàn ghế,
kệ TV, bàn ăn, kệ, tủ búp phê, tủ chén, Bàn cà phê, kệ sách, bình phong... Các thị
trường xuất khẩu chủ yếu trong tháng 8 là Mỹ, Nhật Bản, Anh, Ôxtrâylia, Pháp, Đức,
Canada, Hà Lan, Hàn Quốc, New Zealand, Italia, Trung Quốc...
Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn của Việt Nam
vào thị trường Mỹ trong năm 2008 đạt 233 triệu USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm
2007 và chỉ chiếm 22,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào
thị trường Mỹ chủ yếu là loại cao cấp như bàn ghế, tủ, kệ sách... do tình hình kinh tế
suy thoái, nên nhu cầu sử dụng đồ nội thất cao cấp đã giảm mạnh. Các mặt hàng đồ
nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn của Việt Nam xuất khẩu chính vào thị

35
trường Mỹ trong tháng là: tủ, bàn ghế, bàn ăn, kệ TV, kệ sách, bàn cà phê, bàn tra, kệ,
tủ chén, tủ đĩa....
Cụ thể kim ngạch xuất khẩu mặt hàng ghế khung gỗ của Việt Nam vào thị
trường Mỹ trong năm 2008 đạt 150 triệu USD,tăng 23% so với cùng kỳ năm 2007 và
chiếm 14,4% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Mỹ
năm. Như vậy, so với tỷ lệ 12,6% của năm 2007 thì có thể thấy rằng tỷ trọng mặt hàng
ghế khung gỗ của việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong năm 2008 đã tăng đáng
kể. Đáng chú ý là mặc dù xuất khẩu ghế khung gỗ của Việt Nam vào thị trường Mỹ
trong năm 2008 tăng mạnh, bên cạnh đó thì loại ghế cao cấp xuất khẩu vào thị trường
Mỹ trong năm 2008 lại giảm nhẹ, đặc biệt là trong 5 tháng cuối năm, xuất khẩu ghế
nguyên chiếc loại cao cấp của Việt Nam vào thị trường Mỹ liên tục giảm sút
Bảng 2.2.3.1b: Cơ cấu chủng loại sản phẩm gỗ xuất khẩu vào thị trường Mỹ năm
2008 .(tỷ trọng tính theo kim ngạch)
Nội thất văn phòng 5,6%
Ghế 14,4%
Nội thất, đồ dùng nhà bếp 2,1%
Nội thất phòng khách, phòng ăn 22,3%
Khung gương, khung tranh 1,0%
Loại khác 0,8%
Qua bảng trên cho thấy, năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong
phòng ngủ của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt cao nhất với 520 triệu USD, tăng
8,9% so với cùng kỳ năm 2007 và chiếm 49,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm
gỗ của Việt Nam vào thị trường Mỹ trong năm. Đáng chú ý là kể từ năm 2004 đến
năm 2007, kim ngạch đồ nội thất dùng trong phòng ngủ của Việt Nam vào thị trường
Mỹ luôn là mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao nhất, tốc độ tăng trưởng về kim
ngạch xuất khẩu của mặt hàng này luôn đạt trên 30%, thì sang năm 2008, tốc độ tăng
trưởng đã giảm xuống còn 8,9% và thấp hơn cả tốc độ tăng trưởng chung của toàn
ngành. Đặc biệt là liên tục trong tháng 11 và tháng 12/2008, kim ngạch xuất khẩu đồ
nội thất dùng trong phòng ngủ của Việt Nam vào thị trường Mỹ đã giảm mạnh so với
cùng kỳ năm 2007, trong khi những năm trước đây thì xuất khẩu mặt hàng này vào thị
trường Mỹ thường tăng mạnh vào những tháng cuối năm. Dự báo, do ảnh hưởng của
sự suy thoái kinh tế nên trong năm 2009, tốc độ tăng trưởng về kim ngạch đồ nội thất
dùng trong phòng ngủ của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ vẫn chậm lại.

36
Bảng 2.2.3.1c: Nhập khẩu đồ nội thất của EU từ Việt Nam theo nhóm sản phẩm
Đ ơn vị tính: 1000 EUR/tấn
2000 2001 2002
Giá trị Sản Giá trị Sản Giá trị Sản
Tên nước
lượng lượng lượng
Nội thất 24868 8994 29888 11035 37113 14207
phòng ăn và 86840 33352 72364 27244 77619 29836
phòng khách 5457 2104 7550 3087 8875 3591
Ghế chưa nhồi 24700 8659 34169 11515 29857 10548
đệm 55352 22662 59175 23390 75856 33372
Nội thất 6624 2617 3586 1873 3560 2501
phòng ngủ
Nội thất mây
Các loại nội
thất khác

37
Phụ kiện
Tổng cộng 203.841 78.388 206.732 78.144 232.880 94.055
Nguồn: Eurostat (2004)
Như vậy, nếu tính số liệu năm 2002 thì mặt hàng nội thất phòng ăn và phòng khách
của Việt Nam chiếm 1,2% so với toàn bộ giá trị hàng phòng ăn và phòng khách của 15
nước EU đã nhập khẩu. Tương tự, mặt hàng ghế chưa nhồi đệm chiếm 3,9%, nội thất
phòng ngủ chiếm 0,5%... là những con số còn rất bé so với tiềm năng nhập khẩu của
thị trường Châu Âu . .
Các quốc gia mới gia nhập EU cũng đóng một vai trò đáng kể trong kim ngạch nhập
khẩu các mặt hàng nội thất, với tổng giá trị nh là 1.526 triệu EUR năm 2002, trong đó
khoẳng 50% là phụ tùng nội thất. Kim ngạch đồ nội thất chưa nhồi đệm trị giá 95 triệu
EUR, trong đó Ba Lan là quốc gia nhập khẩu lớn nhất (25 triệu EUR), tiếp theo là
Tiệp Khắc (17 triệu EUR), Hungari (16 triệu EUR)… Nguồn cung cấp chủ yếu của
nội thất chưa nồi đệm cho các quốc gia này là Italia, Pháp, Đức và Bồ Đào Nha. Bên
cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu của nội thất phòng ăn và phòng khách cùng các loại đồ
nội thất khác cũng lên đến 313 triệu EUR năm 2002, trong đó các nước nhập khẩu lớn
là Tiệp Khắc (65 triệu EUR), Hungari (64 triệu EUR), Ba Lan (62 triệu EUR)…
Nguồn cung cấp chính là Italia, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Tây Ban Nha và Áo.
2.2.3.2 Mặt hàng thuộc nhóm 4
Bảng 2.2.3.2a: Sản phẩm gỗ xuất khẩu trong tháng 8/2008 (tỷ trọng tính theo kim
ngạch)
Dăm gỗ 14,4%
Gỗ nguyên liệu, ván, ván 5,4%

Kim ngạch xuất khẩu gỗ dăm của Việt Nam trong tháng 8 đạt 32,9 triệu USD, tăng
8,2% so với tháng 7. Đáng chú ý là trong tháng 8/2008, xuất khẩu dăm gỗ của Việt
Nam vào một số thị trường đã tăng mạnh so với tháng trước như: xuất khẩu vào thị
trường Trung Quốc đạt 12,4 triệu USD, tăng 18,1% so với tháng trước và vượt qua thị
trường Nhật Bản để trở thành thị trường nhập khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam.
Bên cạnh đó thì xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản lại giảm, chỉ
đạt 10,5 triệu USD, giảm 30,5%. Thị trường Hàn Quốc đạt 587 nghìn USD, giảm
49,2%....

38
Thị trường Nhật Bản trong năm 2008, thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ đạt
cao nhất vơi 125 triệu USD, tăng 78,6% so với cùng kỳ năm 2007 và chiếm 34,6%
tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này trong năm.
Mặt hàng dăm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản trong năm 2008
chủ yếu là mặt hàng dăm gỗ keo, dăm gỗ bạch đàn và dăm gỗ tràm dùng để sản xuất
giấy.
2.2.3.3 Mặt hàng thuộc nhóm 1
Mặt hàng ngoại thấtđược coi là mặt hàng có giá trị khá cao , tại Mỹ những người có
thu nhập từ trung bình đến cao là đối tượng hướng đến của thị trường hàng đồ gỗ
ngoại thất. Khách có thu nhập cao thường có xu hướng mua những mặt hàng có giá trị
cao hơn và thường xuyên hơn, nhóm này cũng là đối tượng tìm năng nhất để mua mặt
hàng gỗ ngoài trời. Khi đứng trước những quyết định mua mặt hàng đồ gỗ ngoài trời,
56% trong số họ có xu hướng mua hon những nhóm khác.

2.2.4 Phân tích theo các nhà xuất khẩu


Hiện nay Việt Nam có trên 1.800 công ty tham gia xuất khẩu sản phẩm gỗ. Nhưng
những doanh nghiệp đạt kim ngạch cao đều là những công ty có vốn đầu tư nước
ngoài như công ty Cty TNHH Scancom Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu đạt 41,6 triệu
USD; công ty TNHH Green River Wood & Lumber (Việt Nam) kim ngạch xuất khẩu
được 40,8 triệu USD… 20 doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt kim ngạch cao
nhất năm 2006 chiếm 26,8% tổng kim ngạch, đạt 510,22 triệu USD.
Bảng 2.2.4: Danh sách công ty đạt kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ cao nhất năm
2006

39
Trị giá
Công ty
(USD)
Cty TNHH Scancom Việt Nam 41.637.887
Cty TNHH Theodore Alexander Hcm 34.591.588
Cty TNHH Poh Huat VN 34.561.159
Cty TNHH San Lim Furniture Việt Nam 34.126.261
Cty TNHH Latitude Tree (Việt Nam) 29.844.014

2.2.5 Đánh giá chung


Các sản phẩm từ gỗ của Viêt Nam đã khẳng định được vị trí vững chắc trong cơ cấu
xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các thị trường lớn những năm gần đây với kim
ngạch liên tục tăng vững trong 5 năm qua (2003-2007). Điều đó chứng tỏ rằng sản
phẩm gỗ của Việt Nam đã được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và đánh giá cao .
Do đó ,sản phẩm gỗ của Việt Nam nói chung (bao gồm cả nhóm đồ gỗ nội thất và
ngoại trời) có thể đứng vững trên những thị trường rộng lớn này . Các quốc gia nhập
khẩu lớn đang được xem là thị trường còn nhiều tiềm năng cho các sản phẩm gỗ của
Việt Nam . Tuy vậy đây cũng là thị trường khó tính đồi hỏi chất lượng cũng như mẫu
mã của sản phẩm . Như vậy các doanh nghiệp cần chú trọng đến mẫu mã sản phẩm ,
chất lượng gỗ thiết kế cũng như giá thành sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh
.Chẳng hạn .sản xuất sản phẩm gỗ có kết hợp nhiều chất liêu phụ trợ khác vừa làm
phong phú và đa dạng về mẫu mã , lại tiêt kiệm được chi phí do các vật liệu phụ trợ
thường rẻ tiền và lại thân thiện với môi trường . Có thể lấy ví dụ như đồ gỗ có kết hợp
song mây , lá , vải, inox…
Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu chủ yếu về gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt
Nam. Hiện nay, tình hình kinh tế Mỹ được đánh giá là đã thoát khỏi tình trạng suy
thoái và đang trên con đường phục hồi. Cùng với đó, thị trường nhà đất Mỹ cũng có
những tín hiệu khả quan.
EU hiện vẫn là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam.
Trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, đây là thị trường xuất khẩu có sự sụt giảm
lớn nhất trong các thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn của Việt Nam. Xuất
khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Anh, thị trường lớn nhất trong
khối.

40
Trong thời gian qua các doanh nghiệp trong ngành gỗ xuất khẩu đã quá tập trung
vào những thị trường truyền thống mà bỏ quên những thị trường mới, tiềm năng và
đặc biệt là không hề kém phần hấp dẫn.
Lần đầu tiên trong vòng 8 năm qua, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã không còn cảnh
tăng trưởng nóng với con số hàng chục phần trăm qua từng năm. Liên tiếp nhiều năm
qua, xuất khẩu đồ gỗ cả nước được liệt vào mặt hàng tăng trưởng nóng nhưng từ cuối
năm 2007 tới nay, do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng với những
khó khăn ở trong nước như thiếu vốn, lãi suất vay vốn ngân hàng cao, chi phí đầu vào
gia tăng mạnh… đã gây áp lực lớn lên các doanh nghiệp chế biến gỗ.
2.3 Phân tích dự báo một số nhân tố chủ yếu sẽ ảnh hưởng đến tình hình xuất
khẩu trong tương lai.
2.3.1Thị trường
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khiến thị trường xuất khẩu của
Việt Nam đã và đang bị thu hẹp; nhu cầu nhập khẩu và khả năng thanh toán tại các thị
trường chủ lực có xu hướng giảm; sức ép cạnh tranh từ các nước châu Á gia tăng,
thậm chí khi sức tiêu thụ tại các thị trường sụt giảm trầm trọng do ảnh hưởng của suy
thoái toàn cầu, nhà cung cấp trong nước vẫn cứ nhất quyết bám trụ mà không đặt ra
mục tiêu mở rộng thị trường mới.
Thị trường truyền thống của ngành gỗ xuất khẩu trong nước là Mỹ, Châu Âu, Nhật
Bản chiếm đến 70% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Do tình hình kinh tế khó khăn
nên ở một số thị trường châu Âu và Mỹ, sức mua giảm sút khiến nhiều nhà phân phối
bị ứ đọng hàng hóa. Nhiều khả năng từ nay đến cuối năm thị trường Mỹ vẫn không
sáng sủa.
Ba thị trường mới là Nga, Ấn Độ, Trung Á đang hứa hẹn sức tiêu thụ tốt đối với các
sản phẩm đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Trong đó, hai thị trường Ấn Độ và
Trung Á, các doanh nghiệp ngành gỗ xuất khẩu trong nước cần đặc biệt đẩy mạnh
quan hệ thương mại.
Ở Ấn Độ, nhiều ngành công nghiệp như công nghệ phần mềm xuất khẩu, thực phẩm
chế biến, may mặc, giày da và nhiều lĩnh vực xuất khác rất phát triển. Tuy nhiên,
ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Ấn Độ không đủ lớn để đáp ứng nhu cầu người dân
trong nước.

41
Các nước cộng hòa Trung Á như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan với những dự
án đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng phát triển nên nhu cầu về các sản phẩm đồ gỗ là rất
lớn. "Thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu là những thị trường này không quá
khắt khe, yêu cầu về mẫu mã, chuẩn mực hàng hóa không ở mức cao như những thị
trường khó tính khác".
Thị trường Nga là mặc dù rất nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ có
phần khó tiếp cận vì vướng phải những vấn đề về thủ tục thanh toán và ngoại ngữ.
Ngoài vấn đề thị trường bị thu hẹp, không tìm được đơn hàng khiến nhiều doanh
nghiệp lao đao thì một phần thị trường trong nước, tự các doanh nghiệp "giết" nhau.
Các doanh nghiệp trong ngành khi có cơ hội là thẳng tay chèn ép nhau. Đơn giá sản
phẩm có khi giảm chỉ còn 1/2 giá trị ban đầu đối tác đưa ra. Đầu vào nguyên vật liệu
cũng không ngoại lệ. Đặc biệt vào thời điểm sốt hàng, gỗ nguyên liệu nhập về không
đủ đáp ứng cho doanh nghiệp gia công thì các doanh nghiệp trong ngành tìm cách phá
nhau, đẩy giá mua nguyên vật liệu lên cao gấp rưỡi, gấp đôi bình thường
2.3.2 Nguồn nguyên liệu
Trên thế giới hiện có trên 3 tỷ ha rừng tự nhiên và trên 110 triệu ha rừng trồng. Một
năm sản xuất khoảng 3 tỷ m3 khối lượng gỗ này vừa để tiêu dùng trong nước vừa để
xuất khẩu.

Bảng 2.3.2a: Tình hình xuất nhập khẩu gỗ thế giới


Tổng số Xuất khẩu Nhập khẩu
Nguồn nguyên liệu
(triệu m3) (triệu m3) (triệu m3)
Gỗ tròn công nghiệp 1644,318 119,7 122
Gỗ xẻ 421,8 132 132,3
Ván nhân tạo 229 78 80,3
Bột giấy (triệu tấn) 189,7 40,7 42,5
(Nguồn: FAO, 2005)
Ngành sản xuất đồ gỗ toàn cầu hàng năm đạt giá trị khoảng 270 tỷ USD. Thương
mại đồ nội thất toàn cầu trong năm 2007 đạt khoảng 93 tỷ USD (ước tính) và dự kiến
sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các năm tiếp theo.

42
Tỷ lệ nhập khẩu tiêu dùng đồ gỗ tăng lên từ 20% năm 1996 lên thành 31% từ năm
2005 cho thấy xu hướng nhập khẩu đồ gỗ đã tăng và đang tăng lên.
Các nước phát triển là thị trường tiêu thụ đồ gỗ chủ chốt chiếm 80% chi phí mua
sắm nội thất toàn cầu.
Nguồn nguyên liêu cho sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu của Viêt Nam từ chỗ dựa vào
rừng tự nhiên là chính đã chuyển sang dựa vào nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng .
Nếu như năm 1990 Việt Nam khai thác bình quân 1.8 triệu m3 gỗ một năm thì từ năm
2000 đến nay khai thác bình quân 300,000m3 gỗ rừng tự nhiên . Để bù đắp lại mức
thiếu hụt nguyên liệu , hằng năm Việt Nam nhập khoảng 1000,000 m3 gỗ các loại để
sản xuất hàng xuất khẩu.
Cho đến nay nguồn gỗ nhập khẩu vào Việt Nam từ Malaysia, Lào , Campuchia,
Inđônêsia,…song thực tiễn nhiều năm qua đã chỉ ra : các quốc gia có rừng tự nhiên
trong khu vực như Indonesia, Myanmar, Lào ,Campuchia… ngày càng hạn chế tối đa
việc khai thác xuất khẩu gỗ do nguồn tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt và do tác
động từ các khuyến cáo của các tổ chức quốc tế . Hơn thế nữa , thế giới trong xu thế
quản lý rừng thương mại đã có hàng loạt biện pháp , trong đó biện pháp hữu hiệu nhất
là quản lý bằng hệ thống chứng chỉ được cấp với rừng trồng và được thế giới công
nhận như hệ thống FSC (forest stewardship council) với 28 triệu ha ; hệ thống quản lý
môi trường ISO 14001 với 103 triệu ha và Hội đồng chứng nhận rừng châu Âu Pan
(Pan European Forest Certification Councị) với 43 triệu ha.
Để vào được các thị trường lớn như EU, Mỹ , khối liên hiệp Anh ,các sản phẩm gỗ
xuất khẩu của các nước– trong đó có Việt Nam phải có một trong những chứng chỉ
trên và thuận lợi nhất là sử dụng chứng chỉ FSC , do đó việc cân nhắc nhập khẩu hàng
gỗ từ các quốc gia có rừng FSC là một trong những tiêu chí lựa chọn thị trường
nguyên liệu gỗ của Việt Nam. Thị trường gỗ của Malaysia, Newzealand, Nam Phi và
Mỹ chính là các thị trường Việt Nam đang hướng tới . Bên cạnh đó tiềm năng thị
trường nguyên liệu gỗ của một số quốc gia khác như Brazil cũng nên đươc định
hướng.
Bảng 2.3.2b: Kim ngạch nhập khẩu gỗ của Viêt Nam từ các thị trường/khu vực

Nước khu vực Năm Năm Năm 2002 Năm 2003


2000 2001

43
Campuchia 11.698 17.580 28.022 28.9000
Indonesia 20.431 22.718 14.475 17.3000
Lào 36.024 34.778 36.181 59.550
Malaysia 27.560 30.438 61.448
Thái Lan 9.295 5.753 11.114
Singapore 11.018 2.779 5.222 17.3000
Đài Loan 4.361 6.399 11.265
Niu-ze-land 2.796 4.154 8.885
Mỹ 745 4.934 16.658
Các nước khác 27.654 31.779 54.417
Tổng cộng 151.582 161.312 149.687 250.000
Nguồn: Tổng cục thống kê
2.3.2.1 Thị trường Malaysia
Do nguồn cung từ các khu rừng trong nước không đủ , hằng năm Việt Nam vẫn phải
nhập khẩu một lượng khá lớn từ Malaysia .
• Gỗ tròn: Năm 2003, Việt Nam nhập khẩu 201.963 m3 gỗ tròn từ Malaysia, tăng
120% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam chỉ
chiếm 4,8% kim ngạch xuất khẩu gỗ tròn cùng kỳ của Malaysia với thế giới.
• Gỗ xẻ: Năm 2003, Việt Nam nhập khẩu 8.523 m3 gỗ xẻ từ Malaysia, tăng 115,2%
so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 0,26% kim ngạch xuất khẩu gỗ xẻ cùng kỳ với thế
giới.
• Gỗ dán: Kim ngạch xuất khẩu gỗ dán từ Malaysia sang Việt Nam trong 6 tháng đầu
năm 2003 đạt 0,9 triệu USD (12.594 m3), giảm 30,4% so với cùng kỳ năm trước và
chiếm 0,2% kim ngạch xuất khẩu gỗ dán cùng kỳ của Malaysia với thế giới. Kim
ngạch nhập khẩu của Việt Nam giảm là do giá xuất khẩu giảm, mặc dù lượng nhập
khẩu tăng (tăng 126%)
• Lớp gỗ dán mặt: Năm 2003, Việt Nam nhập khẩu 356m3 lớp gỗ dán mặt từ
Malaysia, tăng 388% so với cùng kỳ nưam 2002, chiếm 0,15% kim ngạch xuất khẩu
lớp gỗ dán mặt cùng kỳ của Malaysia với thế giới.

44
• Gỗ tạo khuôn: Năm 2003, lượng gỗ tạo khuôn nhập khẩu từ Malaysia là 1.766 m3,
giảm 39% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 0,5% kim ngạch xuất khẩu gỗ tạo khuôn
cùng kỳ của Malaysia với thế giới.
Kể từ năm 2002, ngoài các loại gỗ nguyên liệu kể trên, Việt Nam đã bắt đầu nhập
khẩu một số sản phẩm gỗ chế biến từ Malaysia như tấm xơ ép (fibreboard) với sản
lượng khoảng 40.000m3 (kim ngạch 7,3 triệu USD), ván gỗ ép (Particleboard) với sản
lượng 62.500 m3 (kim ngạch 6,7 triệu USD). Điều này phản ánh thế mạnh và sự
chuyển dịch xu hướng nhập khẩu sang các mặt hàng gỗ có hàm lượng chế biến cao
của Malaysia của các doanh nghiệp Việt Nam để sản xuất và phục vụ thị trường trong
nước.

2.2.3.2 Thị trường Newzealand


Bảng 2.2.3.2a: Cơ cấu chủng loại gỗ nhập khẩu từ thị trường New Zealand
(tỷ trọng tính theo kim ngạch)
Ván MDF 9%
Ván PB 2%
Gỗ thông 88%
Loại khác 1%
Về chủng loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ New Zealand thì có tới 88% kim ngạch
nhập khẩu gỗ thông từ thị trường này. Nhập khẩu gỗ thông 8 tháng đầu năm 2007 đạt
144 nghìn m3 với kim ngạch gần 31 triệu USD, tăng 39% về lượng và tăng 69% về trị
giá so với năm 2006. Kim ngạch nhập khẩu gỗ thông tăng mạnh hơn so với tốc độ
tăng về lượng là do giá gỗ thông nhập khẩu tăng .
Phần lớn kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường này là nhập khẩu gỗ
thông nguyên liệu. 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch nhập khẩu gỗ thông nguyên liệu

45
từ thị trường New Zealand đạt 18,28 triệu USD. Lượng gỗ thông nhập khẩu từ thị
trường này đạt 101 nghìn m3, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch nhập khẩu ván MDF từ thị trường này chiếm 9% với kim ngạch đạt 1,76
triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2008.
Bảng 2.2.3.2b: Tham khảo giá một số lô gỗ nhập khẩu từ thị trường New Zealand
Chủng loại Đơn giá
Ván MDF (hai mặt trơn: chưa phủ nhựa, phủ sơn); 220,64
kích cỡ 18*1220*2440m USD/m3
gỗ thông xẻ (Pine IND Grade) 25mm * 150/200mm 159,33
x RL USD/m3
Ván MDF 18mm 209,1 USD/m3
Gỗ thông xẻ 38*96*1800-6000 mm 157,4 USD/m3
Gỗ thông xẻ (50mm x 150/200/250/300mm x 2.1m- 170,01
6.0m) USD/m3
Ván MDF (trên 9mm) 239,28
USD/m3
Gỗ thông xẻ 50mm x 100/0150/200 mm x 3.6m>6m 151,91
USD/m3

Ngoài ra Việt Nam còn nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ một số thị trường khác như Mỹ.
Các doanh nghiệp Mỹ cũng coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong xuất khẩu gỗ
nguyên liệu. Hiện nay, nhu cầu sử dụng gỗ tại Mỹ giảm do thị trường nhà đất trầm
lắng, do đó các doanh nghiệp ngành gỗ của Mỹ tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu. Kim
ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2007 đạt 24
triệu với trên 79 nghìn m3 gỗ dương các loại, tăng 58% so với cùng kỳ 2006. Dưới
đây là tình hình nhập khẩu cụ thể một số chủng loại gỗ nguyên liệu: +Gỗ sồi 9 tháng
đầu năm 2007 đạt 20 triệu USD, tương đương với kim ngạch nhập khẩu cùng kỳ
2006., hay từ Campuchia, Lào,Ustrualia ,Chile, Trung Quốc, Thái Lan…
Giá xuất khẩu nguyên liệu và thành phẩm gỗ đều có xu hướng tăng cao liên tục.
Trong đó, giá xuất khẩu nguyên liệu tăng nhanh hơn khoảng 10% (giá đồ gỗ tăng
trung bình 30 - 35%/năm trong khi đó, giá nguyên liệu tăng 30 – 40% trong năm
2001) do xu hướng giảm dần xuất khẩu nguyên liệu và chính sách đóng cửa rừng của
các nước giàu tài nguyên rừng.
2.3.3 Các đối thủ cạnh tranh

46
Với những lợi thế về nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ… châu Á hiện đang nổi
lên là các nhà cung cấp đồ nội thất ngày càng quan trọng đối với thị trường thế giới.
Sự chuyển dịch nhu cầu nhập khẩu từ hầu hết các thị trường cho thấy đồ nội thất châu
Á đang là sự lựa chọn của người tiêu dùng thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế
thế giới khó khăn như hiện nay. Điều này cũng làm tăng sự cạnh tranh vốn đã gay gắt
giữa các nước xuất khẩu đồ nội thất khu vực châu Á.
*Trung Quốc nâng tỷ lệ hoàn thuế để hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm gỗ .
Ngày 1/6/2009, Bộ Thương mại Trung Quốc cùng với Tổng cục Thuế Trung Quốc
vừa thông báo tăng tỉ lệ hoàn thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm gỗ. Tỉ lệ hoàn thuế
mới này có mục đích giảm áp lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu và giữ ổn định thị
phần các sản phẩm gỗ xuất khẩu.
Theo số liệu từ Tổng cục Thuế Trung Quốc, sẽ có hơn 2600 sản phẩm chịu thuế suất
2 chữ số được áp dụng tỉ lệ hoàn thuế mới này, bao gồm các sản phẩm cần nhiều sức
lao động, các sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm cuối.
Theo ước tính sẽ có khoảng 25,2 tỉ NDT được hoàn trả cho các doanh nghiệp xuất
khẩu, tính theo tỉ lệ hoàn thuế mới được áp dụng này. Đây là lần thứ 7 chính phủ
Trung quốc điều chỉnh tỉ lệ hoàn thuế kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt
đầu. Tỉ lệ hoàn thuế chung sẽ tăng lên 13,5%, từ tỉ lệ 12,4% của lần điều chỉnh trước.
Tỉ lệ hoàn thuế đối với các sản phẩm đồ gỗ bằng gỗ nguyên chất sẽ tăng lên đến
15%, được áp dụng cho các sản phẩm đồ gỗ văn phòng, đồ bếp bằng gỗ, sản phẩm đồ
gỗ phòng ngủ bằng gỗ đỏ và gỗ sơn mài cùng với các sản phẩm gỗ sơn mài khác.
Ngoài ra, tỉ lệ hoàn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm tre lát sàn cũng tăng lên 13%.
*Malaysia hướng đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm gỗ sang Ấn Độ Mỹ, EU và Nhật
Bản là 3 thị trường xuất khẩu chính của Malaixia. Xuất khẩu đồ gỗ nội thất của
Malaysia sang thị trường Mỹ suy giảm do sức mua tại thị trường này giảm sút và do
phải cạnh tranh mạnh mẽ với các nước sản xuất có chi phí sản xuất thấp như Việt Nam
và Trung Quốc. Để thoát khỏi tình trạng mới cho mình, Ấn Độ nổi lên như một điểm
sáng mới trên bản đồ xuất khẩu của họ.
*Indonesia: xuất khẩu đồ gỗ có thể giảm 30% so với năm 2008
Theo Hiệp hội đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ Indonesia (Asmindo), xuất khẩu đồ gỗ

47
của nước này trong năm 2009 có thể giảm 30% so với mức 2,65 tỉ USD của năm
ngoái, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Trong quý I 2009 xuất khẩu gỗ của Indonsia đã giảm 35% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội dưa ra mục tiêu giữ mức sụt giảm 30% trong năm nay. Để thực hiện được
mục tiêu này, các thành viên của Asmindo không ngừng tìm kiếm cơ hội xuất khẩu
đến các nước trên thế giới, bằng những biện pháp như tham gia các hội chợ đồ gỗ…
Hiệp hội sẽ tổ chức hội chợ đồ gỗ quy mô quốc tế ở Jakarta trong tháng 10 năm
2009, đây là một phần trong nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ ở Indonesia.
Để hỗ trợ ngàhh gỗ phát triển, Chính phủ Indonesia sẽ xây dựng hệ thống chứng
nhận gỗ độc lập mới cho tất cả các lô hàng gỗ xuất khẩu, để đối phó với nạn khai thác
gỗ lậu đang lan nhanh ở nước này. Theo đó, kể từ tháng 9, tất cả các lô hàng gỗ xuất
khẩu từ Indonesia đều phải được chứng nhận bởi 1 đơn vị kinh doanh độc lập và đại
diện của các tổ chức phi chính phủ NGO .
Indonesia là một trong những ngành xuất khẩu đồ nội thất lớn trên thế giới. Theo
tính toán của hải quan nước này, ngành công nghiệp đồ nội thất của Indonesia có
khoảng 3.500 công ty với trên 2 triệu nhân công.
Đồ nội thất bằng gỗ chiếm 2/3 tỷ trọng trong xuất khẩu đồ nội thất nước này. Ngành
công nghiệp đồ nội thất của Indonesia cần khoảng 4,5 triệu m3 gỗ mỗi năm. Mặc dù
Indonesia là nước sản xuất sản phẩm gỗ lớn nhưng nước này vẫn gặp phải tình trạng
thiếu hụt gỗ nguyên liệu. Các loại gỗ phổ biến là gỗ tếch, gỗ mahogany và sonokeling.

*Malaysia, Thái Lan và Indonesia hợp tác phát triển sản phẩm trang trí nội thất và
đồ gỗ .
Theo Tổng giám đốc Cục Xúc tiến xuất khẩu Thái Lan (DEP) Rachane
Potjanasuntorn, Malaysia, Indonesia và Thái Land đã đồng ý hợp tác trong việc phát
triển sản phẩm, đặc biệt các sản phẩm trang trí nội thất và đồ gỗ, với mục đích định vị
sản phẩm trên các thị trường thế giới.
Lãnh đạo của ba quốc gia này đã thảo luận những mối quan tâm liên quan đến vấn
đề này trong suốt hội nghị Asean đã được tổ chức ở khu nghỉ mát Cha-am, Thái Lan.
Theo ông, mặc dù nhiều quốc gia đã bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu,
nhưng sản phẩm đồ gỗ Thái Lan vẫn có nhiều cơ hội và nhu cầu về các mặt hàng này

48
trên thế giới trong năm nay vẫn còn mạnh. Xuất khẩu của ngành công nghiệp này có
khả năng sẽ tăng trưởng 3-5% với tổng doanh số 45 tỉ baht trong năm nay.
- Kênh phân phối tiêu thụ trực tiếp (bán lẻ) bị lũng đoạn và độc quyền bởi các tên
tuổi lớn.
Đứng đầu trong lĩnh vực này là WalMart với 2949 cửa hàng trong 2003 với tổng
thu nhập 5,8 tỷ USD. Năm 2004 mở thêm 230 – 240 trung tâm siêu lớn và năm 2005
dự kiến mở thêm 240 – 250 trung tâm như trên thì không nhà cung cấp nào có thể đuổi
kịp “người khổng lồ” này. “Đại gia” thứ hai là Target với 1225 cửa hàng với doanh số
1,2 tỷ USD trong năm 2003.
Cho nên, đồ gỗ xuất khẩu từ các nước đang phát triển mang thương hiệu nước
ngoài rất nhiều. Cụ thể, 90% sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam phải sử dụng thương
hiệu nước ngoài.
2.3.4 Năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp trong ngành
Các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh về nguồn lao động dồi dào,
chinh sách ưu đãi cho các doanh nghiệp nhằm tạo công việc và thu nhập cho người
dân cũng như tạo cơ hội làm ăn cho các nhà kinh doanh, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn
chế và yếu kém:
Thứ nhất, chất lượng và khả năng cạnh tranh về mặt quản lý còn yếu Số lượng
DNVVN có chủ DN, giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt
chưa nhiều. Một bộ phận lớn chủ DN và giám đốc DN tư nhân chưa được đào tạo bài
bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị
kinh doanh, đặc biệt là yếu về năng lực kinh doanh quốc tế. Từ đó, khuynh hướng phổ
biến là các DN hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu
kiến thức trên các phương diện: Quản lý tổ chức, chiến lược cạnh tranh, phát triển
thương hiệu, sử dụng máy tính và công nghệ thông tin. Một số chủ DN mở công ty chỉ
vì có sẵn tiền vốn và thích kinh doanh, trong khi đó thiếu kiến thức và kỹ năng về kinh
doanh, vì vậy đã dẫn đến rủi ro và thất bại.
Thứ hai: Năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao làm
yếu khả năng cạnh tranh của các DNVVN. So sánh giữa sản phẩm trong nước với các
nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philipines,... thì các sản phẩm sản xuất

49
của các DN Việt Nam có giá thành cao hơn từ 1,58 đến 9,25 lần mặc dù giá nhân công
lao động thuộc loại thấp so với các nước trong khu vực.
Thứ ba: Năng lực cạnh tranh về tài chính vẫn còn rất yếu kém. Quy mô vốn và năng
lực tài chính (kể cả vốn của chủ sở hữu và tổng nguồn vốn) của nhiều DN còn rất nhỏ
bé, vừa kém hiệu quả, vừa thiếu tính bền vững. Số lượng DN nhỏ và vô cùng nhỏ
chiếm tỷ lệ khá cao. Việt Nam có hơn 72. 000 DN đang hoạt động, số lượng có tăng
lên nhưng quy mô chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ. Số DN có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm tới
44,1%, quy mô lao động dưới 10 người chiếm 46,6%. Nếu so sánh năm 2004 với năm
2000, số vốn và số lượng lao động bình quân trong mỗi DN đã giảm từ 26 tỷ đồng và
84 lao động xuống còn 24 tỷ đồng và 72 lao động (theo số liệu của Tổng cục Thống
kê).
Thứ tư: Nhận thức và sự chấp hành luật pháp còn hạn chế. Một số khá lớn DNVVN
còn chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định
về thuế, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, chất lượng hàng hoá và sở hữu công
nghiệp. Tình trạng các DNVVN bị các cơ quan chức năng phàn nàn, xử phạt vi phạm
các chế độ về thuế, tài chính còn phổ biến. Nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực này cũng là do việc nhận thức, hiểu biết của DN về luật pháp còn
nhiều hạn chế. Tâm lý làm ăn chuôi vẫn còn khá phổ biến.
Thứ năm: Sự yếu kém về thương hiệu đã góp phần làm yếu khả năng cạnh tranh.
Hầu hết các DNVVN ở Việt Nam chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh, chưa
khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.
Nhiều DN ở Việt Nam, đặc biệt là các DNVVN chưa có chiến lược xây dựng thương
hiệu, chưa tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, do đó khả năng cạnh
tranh còn yếu. Theo số liệu khảo sát của VCCI, chỉ có gần 10% số doanh nghiệp là
thường xuyên tìm hiểu thị trường nước ngoài và trong số này chủ yếu là các doanh
nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu;
Khoảng 42% doanh nghiệp tìm hiểu thị trường nước ngoài không thường xuyên và
khoảng 20% doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không có các
hoạt động tìm hiểu thị trường nước ngoài.
Hội nhập quốc tế đã buộc các DN phải nâng cao khả năng cạnh tranh để đủ sức đứng
vững trên thương trường. Năng lực của các nhà quản lý DN là một trong những nhân

50
tố quan trọng nhất có ảnh hưởng quyết định đến khả năng cạnh tranh của DN. Doanh
nhân ngày nay cần có những năng lực tổng hợp và ở mức độ cao hơn hẳn 5 năm trước;
trong đó cần đặc biệt chú trọng bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về xây dựng và phát
triển thương hiệu, về chiến lược cạnh tranh.
2.3.5 Môi trường chính trị pháp luật
Tháng 5/2003, EU đưa ra dự thảo đầu tiên về chương trình hành động FLEGT (Thi
hành Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại). Tháng 12/2005, EC thông qua Quy
định 2173/2005 về hệ thống cấp phép của FLEGT và yêu cầu bắt buộc cho thương
thoả với đối tác. Để thực hiện các quy định tháng 10/2008, EC đã ban hành Quy định
số 1024/2008 về việc thực hiện hệ thống cấp phép nhập khẩu gỗ vào thị trường EU.
Theo Hiệp định “Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán
gỗ” (FLEGT) do EU khởi xướng, tất cả các chuyến hàng xuất khẩu vào thị trường này
sẽ được cơ quan thẩm quyền cấp phép sau khi kiểm tra tính hợp pháp của các lô hàng
thông qua các bằng chứng gốc. Cơ quan cấp phép cũng sẽ kiểm tra từng doanh nghiệp
cụ thể xem hệ thống kiểm soát các chứng từ gốc của doanh nghiệp có đảm bảo tính
hợp pháp hay không. Tất cả những hành động này nhằm chống lại việc khai thác gỗ
lậu, hủy hoại môi trường sinh thái.
Mặc dù mang tính tự nguyện nhưng nếu không có chứng nhận FLEGT thì khi đạo
luật này đi vào thực tiễn, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó có thể xuất khẩu vào thị
trường EU. Các quy định về chứng nhận FLEGT tại mỗi quốc gia đối tác sẽ khác
nhau phụ thuộc vào hệ thống pháp luật của nước đó, nguyên liệu gỗ thế nào được coi
là hợp pháp sẽ phụ thuộc vào việc đàm phán và phía nào cấp chứng nhận cũng phụ
thuộc vào thoả thuận của hai bên.
FLEGT và FSC sẽ tồn tại song song với nhau. FSC yêu cầu các quy định liên quan
đến tính bền vững như mức độ tái tạo cánh rừng được sử dụng để khai thác gỗ còn
FLEGT chủ yếu qui định các thông tin liên quan đến nguồn gốc gỗ và tính hợp pháp
của loại gỗ đó.
Nhiều người cho rằng đây là một trong những rào cản thương mại “trá hình” mà
EU đặt ra nhằm cản trở các nước xuất khẩu. Song EU lại cho rằng các quy định này
chỉ đảm bảo tính hợp lệ của nguồn gốc gỗ khai thác và nhập khẩu và EU cũng cam kết
sẽ có những hỗ trợ cho các nước xuất khẩu trong quá trình thực thi VPA.

51
Tuy nhiên, dù sao đi nữa đạo luật này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến việc xuất khẩu
gỗ của Việt Nam vào thị trường EU. Năm 2008, xuất khẩu gỗ của Việt Nam vào EU
đã giảm 34% so với năm trước, trong khi mức độ giảm xuất khẩu gỗ của Việt Nam nói
chung chỉ là 17%.
Theo Bộ Công Thương, một đạo luật khác có tên là Lacey cũng vừa được Mỹ ban
hành và có hiệu lực trong cuối năm 2008 và đầu năm 2009 cũng quy định khắt khe
việc kiểm soát nguồn gốc sản phẩm gỗ. Căn cứ đạo luật này, hành động lấy gỗ, khai
thác, sở hữu, vận chuyển, bán hoặc xuất khẩu không tuân thủ quy định của luật pháp ở
bất cứ quốc gia nào cũng được xem là vi phạm tại Mỹ.
Ngày 18/6/2008, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo Luật Nông nghiệp. Khi áp
dụng Đạo Luật này sẽ tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh, phát triển xuất
khẩu hàng đồ gỗ nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ có nguồn gốc nguyên liệu từ gỗ và
các loại cây trồng của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
Được biết, hiện nay Hoa Kỳ mới chỉ có một thỏa thuận quốc tế duy nhất về xuất
khẩu gỗ xẻ mềm với Canada.Việc Hoa Kỳ đưa yêu cầu này thành một quy định chung
áp dụng với tất cả các nước một mặt có thể là để tránh vi phạm nguyên tắc Tối huệ
quốc (MFN), mặt khác, mở ra khả năng Hoa Kỳ sẽ hướng tới những thỏa thuận tương
tự với các nước khác về gỗ xẻ mềm hoặc sản phẩm khác; đồng thời, tạo tiền lệ cho
việc yêu cầu khai báo nhập khẩu đối với các sản phẩm khác nhau.
Ở Nhật Bản các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam khi xuất sang được hưởng thuế suất ưu
đãi 0%, đây là một cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập vào thị trường này tạo
thế đứng và vị trí mặt hàng đồ gỗ Việt .
2.3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tạo sức lan toả ghe gớm đến tăng trưởng kinh tế
của các quốc gia. Dẫn đầu và là điểm gốc của cuộc khủng hoảng là Mỹ- trung tâm tài
chính của thế giới tiếp đến là các nước phát triển có nền kinh tế phụ thuộc khà nhiều
vào Mỹ. Tuy bối cảnh đã dần bình phục trong những thánh cuối năm 2009 song vẫn
còn chậm. Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam từ đó mà cũng phải chiu
ảnh hưởng dây chuyền .
Việt Nam phần lớn sản phẩm gỗ xuất khẩu sang khối EU là sản phẩm gỗ ngoài trời
như bàn ghế khung gỗ, xích đu, ô dù… nhu cầu loại sản phẩm này chịu tác động mạnh

52
khủng hoảng kinh tế do người tiêu dùng sẽ phải ưu tiên tiêu dùng các sản phẩm thiết
yếu hơn so với những sản phẩm mang tính giải trí. Vì vậy, đây cũng là thị trường xuất
khẩu có mức suy giảm mạnh nhất đối với sản phẩm gỗ của Việt Nam trong đợt khủng
hoảng này.
Mặc dù không tăng mạnh, nhưng các tháng trở lại đây xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
của Việt Nam sang thị trường Mỹ bắt đầu lấy lại được nhịp độ tăng trưởng sau khi sụt
giảm mạnh trong các tháng đầu năm và tiếp tục có những tín hiệu khả quan. Hiện nay,
tình hình kinh tế Mỹ được đánh giá là đã thoát khỏi tình trạng suy thoái và đang trên
con đường phục hồi. Cùng với đó, thị trường nhà đất Mỹ cũng có những tín hiệu khả
quan.
2.4 Đánh giá chung các nhân tố ảnh hưởng đến ngành chê biến đồ gỗ xuất khẩu
2.4.1 Điểm mạnh, điểm yếu
2.4.1.1 Điểm mạnh
Thứ nhất, có vị trí cao trong ngành xuất khẩu đồ gỗ khu vực Đông Nam Á, Việt
Nam trở thành một trong 4 quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất khu vực Đông Nam Á,
được các nước đánh giá là một đối thủ mới nổi đầy tiềm năng, nhờ chi phí sản xuất rẻ,
nhân lực dồi dào. Vượt qua Philippines trong cuộc đua giành thị trường đồ gỗ nội thất
toàn cầu. Theo đó, thị phần của Việt Nam trong thị trường toàn cầu đã tăng lên 0,78%
trong năm 2005, vượt hơn thị phần 0,54% của Philippine. Trong số các doanh nghiệp
chế biến gỗ hiện nay, nhiều doanh nghiệp mạnh, có tiềm lực về vốn đã hình thành nên
một số tập đoàn chế biến gỗ lớn đủ sức cạnh tranh với nước ngoài, như: Công ty
TNHH Khải Vy, Công ty CP Savimex, Công ty TNHH Trường Thành Tp.HCM.
Thứ hai, hệ thống phân phối sẵn có từ các nhà phân phối sỉ và lẻ hàng đầu thế giới
quy mô lớn ,danh tiến, mạng lưới khắp thế giới giúp giảm chi phí cho các nhà xuất
khẩu trực tiếp và họ sẽ tập trung vào sản xuất hơn, mẫu mã hàng hoá đa dạng hơn
,ngày càng nâng cao tính cạnh tranh của mình.
Thứ ba, chất lượng tăng trưởng thấp: Ngành chế biến gỗ Việt Nam trung bình chỉ tạo
ra giá trị xuất khẩu dưới 10.000 USD/công nhân/năm, trong khi tại Trung Quốc là
16.000 USD/công nhân/năm, tại Malaysia là 17.500 USD/công nhân/năm, tại Đức
khoảng 70.000 USD/công nhân/năm. Tăng trưởng của ngành chế biến gỗ Việt Nam
(chủ yếu dựa vào xuất khẩu) phát sinh không hoàn toàn từ đổi mới công nghệ trong

53
sản xuất, mà chủ yếu là gia công và phụ thuộc nhiều vào sự đặt hàng và thiết kế mẫu
mã từ khách hàng nước ngoài. Chỉ một số ít doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư công nghệ, thiết bị và có khả năng tự sản
xuất theo thiết kế và có thể tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng
Song các nhà phân phối lớn này lại làm lu mờ tên tuổi của các nhà sản xuất,làm mất
khả năng tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng sau này.
Một khó khăn là, lâu nay các nước Đông Nam Á là thị trường cung cấp gỗ nguyên
liệu cho Việt Nam, nhưng từ giữa năm 2005 hai nước cung cấp gỗ lớn nhất là
Malaysia, Indonesia quyết định ngừng xuất khẩu gỗ xẻ khiến nhiều doanh nghiệp Việt
Nam lao đao về nguyên liệu đầu vào. Năm 2006 dự kiến nhập khẩu nguyên liệu chừng
700 triệu USD, chiếm khoảng 1/3 kim ngạch xuất khẩu.
Năm 2005, đã có khá nhiều lô hàng bị trả lại từ nhiều nước vì bị lỗi. Và, cũng năm
2005 có khá nhiều đơn đặt hàng đến với các doanh nghiệp, nhưng ngay cả các đại gia
cũng phải từ chối do không đáp ứng được số lượng
Nguồn nguyên liệu chưa chủ động được gây hạn chế khả năng đáp ứng những đơn
đặt hàng lớn từ khách hàng, khó khăn nhất là nguồn vốn để nhập khẩu nguyên liệu.
Các hình thức bảo hộ ngành sản xuất trong nước ngày càng tinh vy, mang tính toàn
cầu do các nước có thế lực về kinh tế đặt ra. Đặt biệt là các đạo luật bề mặt là bảo vệ
môi trường nhưng thực tế là bảo hộ nhà sản xuất trong nước.
Đây là một nghịch lý nhưng nó cũng thể hiện quy luật “nước chảy vào chỗ trũng”
của thị trường. Các doanh nghiệp gỗ Việt Nam không chỉ xuất khẩu sang các thị
trường lớn như Mỹ, Nhật, EU mà còn xuất khá nhiều sang Trung Quốc
Phần lớn hàng nội thất của Việt Nam bán sang Trung Quốc là hàng cao cấp, dành
cho người có thu nhập cao, làm từ nguyên liệu gỗ cứng, gỗ có giá trị cao như gỗ giáng
hương, kết hợp với chạm trổ tinh xảo, tức đồ gỗ kết hợp với mỹ nghệ.
Các doanh nghiệp Trung Quốc thì bán đồ gỗ nhiều sang Việt Nam chủ yếu ở phân
khúc dành cho người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp, với sản phẩm làm từ
nguyên liệu gỗ MDF và gỗ tạp có giá rẻ. Do vậy mà hàng nội thất giá rẻ của Trung
Quốc chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng là điều dễ hiểu. Trong khi Việt Nam đang
trở thành nhà cung cấp đồ gỗ cho thế giới với kim ngạch xuất khẩu hơn 3 tỉ USD/năm
nhưng thị trường nội địa lại hầu như nhường "sân" cho hàng nhập khẩu.

54
2.4.2 Cơ hội và thách thức
Gia nhập WTO Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thêm nhiều thị trường xuất khẩu, đặc
biệt là sẽ có cơ hội nhận được nhiều đơn đặt hàng lớn.
Việc Mỹ đánh thuế chống bán phá giá khá cao đối với đồ gỗ Trung Quốc cũng là
một trong những lợi thế để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào thị
trường này. Vấn đề đặt ra là, các doanh nghiệp Việt Nam có tận dụng được lợi thế hay
lại để 'cơ hội vàng' tuột khỏi tay?
Theo Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), thị trường XK đồ gỗ Việt Nam
đã có bước phát triển rất xa, từ chỗ thụ động ngồi chờ khách hàng nước ngoài đến mua
hàng tại xưởng để bán lại cho hệ thống phân phối ở mỗi nước, nay các doanh nghiệp
Việt Nam đã biết cách tiếp cận trực tiếp vào thị trường thế giới. Đồ gỗ Việt Nam đang
được ưa chuộng tại nhiều nước, cùng với những khách hàng chiến lược, thông qua
những sản phẩm có chất lượng và sức cạnh tranh cao .
Tuy nhiên, ngành chế bỉến gỗ cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, như
công nghệ sản xuất lạc hậu, phần lớn dây chuyền thiết bị, máy móc làm đồ gỗ được
sản xuất từ Đài Loan, Trung Quốc, một số ít sản xuất tại Đức, Ý , Nhật... Các doanh
nghiệp chế biến gỗ là doanh nghiệp vừa và nhỏ, yếu về năng lực quản lý, thiếu công
nhân kỹ thuật, thiếu vốn... Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng đã gây ra nhiều
khó khăn cho ngành chế biến gỗ Việt Nam: thị trường XK trọng điểm bị thu hẹp, hàng
hóa tồn đọng, giá đầu ra giảm, dẫn tới các đơn hàng vừa giảm, vừa khó thực hiện
Theo các chuyên gia kinh tế, tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây khó khăn
cho nhiều ngành sản xuất, trong đó có ngành chế biến gỗ, nhưng cũng có thể là cơ hội
mang lại cho các doanh nghiệp tái cấu trúc cơ sở sản xuất của mình, như đổi mới dây
chuyên công nghệ sản xuất; xây dựng, đổi mới nhà xưởng, do giá vật tư xây dựng;
trang thiết bị, máy móc hiện nay đang rẻ; có thể mua nguyên liệu với giá rẻ và ít bị
cạnh tranh.... Trong khó khăn dễ làm cho các doanh nghiệp xích lại gần nhau, hợp tác,
hỗ trợ lẫn nhau để cùng tồn tại, tạo mối liên kết bền chặt hơn trong chuỗi cung ứng...
Nhà nước cần có một chiến lược phát triển ngành chế biến gỗ lâu dài, có căn cơ,
khoa học; cần mở rộng đối tượng hưởng kích cầu hỗ trợ vốn với lãi vay ưu đãi hoặc
không tính lãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh các
hoạt động xúc tiến thương mại, duy trì những thị trường truyền thống: Mỹ, Nhật, châu

55
Âu... và vươn đến những thị trường mới, như như khối Đông Âu, Trung Đông, Bắc
Mỹ... Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp xúc trực tiếp
với chủ rừng và hợp tác liên kết với họ trong khai thác ngguyên liệu gỗ một cách chắc
chắn, thông qua các hiệp định song phương đã ký kết giữa Việt Nam và các nước có
rừng... Cần xây dựng một Trung tâm hỗ trợ phát triển sản phẩm quốc gia để hỗ trợ các
doanh nghiệp chế biến gỗ trong việc thiết kế mẫu mã, định hướng thị trường phù hợp
với các dòng sản phẩm.
Từ khi nước ta hạn chế tối đa khai thác gỗ rừng tự nhiên trong khi gỗ rừng trồng thì
chưa thể làm nguyên liệu chế biến được, các DN bắt buộc phải nhập khẩu gỗ tròn để
chế biến. Thời kỳ đầu, việc nhập khẩu của các DN khá thuận lợi nhờ có nguồn từ các
nước trong khu vực như: Lào, Campuchia, Malaysia... Gần đây, các nước này đã áp
dụng chính sách cấm xuất khẩu gỗ tròn nên DN phải tìm đến các nước như:
Newzeland, Úc... nơi có nguồn gỗ bạch đàn rất tốt. Nhưng rồi các nước này cũng bắt
đầu có chính sách hạn chế xuất khẩu gỗ tự nhiên, bắt buộc các DN phải tìm đến các
nước châu Phi. Hiện nay, các DN chế biến gỗ muốn tìm nguyên liệu phải đi xa hơn,
tốn kém hơn nhưng nguồn cung vẫn bấp bênh.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU
3.1 Mục tiêu cho ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu
Tập trung khai thác theo chiều sâu, chiều rộng đối với các thị trường xuất khẩu
truyền thống, thị trường xuất khẩu trọng điểm đi đôi với việc phát triển các thị trường
có chung đường biên giới với Việt Nam thông qua việc xem xét điều chỉnh những quy
định không phù hợp, hạn chế xuất khẩu trong thời gian qua.
Theo tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, để phát triển mở rộng thị trường
gỗ xuất khẩu của Việt Nam trong trời gian tới, trước hết cần phải chủ động được
nguồn nguyên liệu, và Việt Nam cần phát triển mạnh công nghiệp chế biến gỗ theo 3
hướng:
+Cơ cấu lại ngành chế biến gỗ ,tập trung phát triển những mặt hàng trọng điểm,
trong tương lai nhu cầu ván nhân tạo sẽ rất lớn ,sản xuất mặt hàng này sẽ tận dụng
đượcnguồng nguyên liệu rừng trồng, khuyến khích người dân trồng rừng.

56
+Xây dựng chiến lược mặt hàng trong 5 năm trở lên, từ 2006_2010 đồ gỗ nội thất và
đồ gỗ ngoại thất chiếm tỷ trọng lớn trong các mặt hàng gỗ xuất khẩu, giai đoạn
2010_2020 thì vàn nhân tạo lại là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo.
+Xã hội hoá đầu tư vào ngành chế biến gỗ.
Dự tính đến năm 2020, nhu cầu vốn của toàn ngành là 1.7 tỷ USD. Để huy động
được nguồn vốn này thì cần kêu gọi sự đầu tư của các tổ chức ,cá nhân … trong
nước ,ngoài nước . Mục tiêu chung là dự kiến đến năm 2020 , cả nước đạt 22 triệu m3
gỗ nguyên liệu giá trị kim ngạch xuât khẩu năm 2010 là 4tỷ USD, năm 2020 là 8 tỷ
USD.
3.2 Một số giải pháp
3.2.1. Về các giải pháp duy trì mức tăng trưởng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu:
Các giải pháp thị trường:
Tăng cường cộng tác xúc tiến thương mại, thị trường ngoài nước, đa dạng hóa các
thị trường xuất khẩu, giảm sự phù thuộc vào thị trường truyền thống và phát triển các
thị trường mới;
Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại bằng cách tập trung, không
dàn đều. Phát triển mạnh hội chợ trong nước, Nhà nước hỗ trợ triển lãm trong nước
bằng cách quảng bá thông tin để thu hút khách hàng đến hội chợ. Thu hút khách nước
ngoài đến Việt nam vừa xem hàng, vừa phát triển du lịch, giảm chi tăng thu ngoại tệ,
góp phần quân bình cán cân nhập siêu.
Để khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ trước đây; giữ vững thị trường,
đáp ứng những đơn đặt hàng lớn của đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp chế biến gỗ
trong nước đang hướng đến sự liên kết sản xuất theo chuỗi.
Tức là, mỗi doanh nghiệp sẽ làm một khâu để hoàn chỉnh sản phẩm. Điển hình cho
sự liên kết này là cụm công nghiệp gỗ Phú Tài (Bình Định), với 60 doanh nghiệp đang
cùng hợp tác để sản xuất và kinh doanh.
Kinh nghiệm từ các nước có thế mạnh về xuất khẩu đồ gỗ cho thấy, chỉ khi các
doanh nghiệp trong cùng ngành có sự liên kết để sản xuất thì mới tạo nên sức mạnh,
tăng khả năng xuất khẩu. Bằng không, doanh nghiệp nào đứng ngoài sẽ bị đào thải.
3.2.2. Các giải pháp đảm bảo sản xuất nguồn nguyên liệu trong nước bền vững,
hạn chế nhập siêu:

57
Nguồn nguyên liệu là mạch máu của sản xuất. Tài nguyên gỗ, tuy là tài nguyên tái
tạo nhưng cũng may mắn là tái sinh được. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách sử
dụng gỗ tiết kiệm, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường và khuyến khích mọi
thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng nguyên liệu gỗ.
Các DN chế biến và xuất khẩu đồ gỗ nên hộp bàn kế hoạch thành lập một công ty
nhập khẩu gỗ nguyên liệu cho từng vùng miền, công ty nhập khẩu gỗ nguyên liệu
được thành lập sẽ là một công ty cổ phần với sự góp vốn của các công ty chế biến kinh
doanh đồ gỗ cùng trên một địa bàn, cùng nhu cầu về chủng loại nguyên liệu.
Cần triển khai xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên, phụ liệu đóng vai trò là đầu
mối tổ chức nhập khẩu và cung ứng nguyên, phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất
hàng xuất khẩu trong nước nhằm nâng cao khả năng cung ứng nguyên liệu cho sản
xuất một cách kiệp thời và với chi phí thấp nhất.
Các doanh nghiệp nên tiềm kím các hình thức kết hợp giữa gỗ và những vật liệu
khác vùa làm tăng tíng đa dạng cho sản phẩm vừa giảm khả năng phụ thuộc quá nhiều
vào nguyên liệu gỗ.
Cho phép các nhà đầu tư phân phối hàng hoá trong nước và nước ngoài vào hoạt
động.
. Giảm chi phí giao dịch, kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Xây dựng và thực hiện chương trình hiện đại hoá và cải cách thủ tục hải quan, lộ
trình rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu.
Tiếp tục công cuộc cải cách hành chính đi đôi với việc tăng cường hợp tác phối hợp
giải quyết vụ việc liên quan giữa các bộ ngành.
Sóm triển khai ký kết các thoả thuận song phương và công nhận lẫn nhau kiểm dịch
thực vật nhất là các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Hoa Kỳ ,Nhật Bản, Hàn
Quốc, Singapore, Uustralia, Newzealand…
Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu
như:thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu;Thanh lập Quỹ hỗ trợ đầu tư; Điều tiết tỷ giá
hối đoái ,lạm phát.
Nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến xuất khẩu.
Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

58
Xây dựng các đề án xuất khẩu cụ thể cho từng mặt hàng, từng địa bàn.Đặc biệt chú ý
phát triển những mặt hàng mới, mặt hàng có điều kiện sản xuất không phụ thuộc nhiều
vào biến động của thị trường.Tiếp tuc coi các thị trường ASEAN, Hoa Kỳ, EU,
Nhật ,Trung Quốc và các nước có chung đường biên giới là những thị trường trọng
điểm.
Nâng cao vai trò hiệp hội ngành công nghiệp chế biến gỗ trong cung cấp thông tin,
thông nhất thực hiện các chiến lược phát triển sản xuất liên kết trong kinh doanh,đàm
phán kí kết hợp đồng, tránh để khách hàng lợi dụng ép giá gấy thua thiệt chung
. Khách hàng chủ đạo đối với các sản phẩm gỗ Việt Nam được xác định là nhà nhập
khẩu và các nhà phân phối. Thực tế năng lực tài chính tiếp thị, nghiên cứu thị trường
và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nên nếu trực tiếp thiết
lập các kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ và nghiên cứu nhu cầu phát triển của thị
trường sẽ thực sự rất khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp. Việc sử dụng những kênh
phân phối hiện có và khả năng phát triển thị trường của các nhà phân phối và nhập
khẩu tại các thị trường lớn và giải pháp hữu hiệu nhất để tăng sản lượng thâm nhập thị
trường.

59
3.2.4 Phân đoạn theo phong cách sử dụng đồ nội thất
Những nhóm người tiêu dùng nói trên có sở thích sử dụng các loại nội thất khác
nhau. Ví dụ, giới trẻ thì sẽ ưa chuộng các loại có kiểu dáng hiện đại; những người lớn
tuổi sẽ thích những loại cổ điển hoặc truyền thống; còn những người sống ở vùng nông
thôn thì sẽ thích các loại thô sơ và mộc mạc. Trường phái sử dụng đồ nội thất được
phân thành những kiểu sau:
+ Trường phái cổ điển - với những nét trang trí truyền thống, có bề ngoài rất bắt mắt,
chạm khắc tinh xảo và ấn tượng sử dụng những loại gỗ tốt nhất, được đánh bóng với
những đường nét tỉ mỉ và sang trọng.
+ Trường phái thô sơ - thường thấy ở các vùng nông thôn, sử dụng các loại gỗ tự nhiên
thường là gỗ thông, ít khi được chạm khắc.
+ Trường phái hiện đại - đơn giản, đa chức năng, có kích thước lớn, kết cấu khá phức
tạp và thường có kiểu dáng hiện đại dựa trên xu hướng đang thịnh hành trên thị
trường.
+ Trường phái tự nhiên - kết cấu đơn giản, mép và góc hình tròn, sử dụng loại gỗ tự
nhiên kết hợp với vải, đá, gốm và nhiều loại vật liệu khác.
+ Trường phái tiên phong - thể hiện xu thế thời trang hoặc sở thích của người thiết kế,
sử dụng nhiều loại vật liệu nhằm mô tả xu hướng đang diễn ra trên thị trường.
+ Trường phái đơn giản - kết cấu đơn giản chỉ có những đường nét cơ bản, nhưng rất
đa dụng kết hợp nhiều loại vật liệu.
+ Trường phái công nghệ cao - kết cấu tự do và chắc chắn, sử dụng nhiều màu sắc,
đường thẳng kết hợp với kim loại và kính, không có nhiều phụ kiện nhưng rất tiện
dụng và đa năng.
+ Trường phái châu Á và châu Phi: kiểu dáng đa dạng, sử dụng vật liệu nhập khẩu, có
rất nhiều màu sắc và hoạ tiết.
Dựa vào hoạt động trên doanh nghiệp có thể xác định thị trường mà doanh nghiệp sẽ
hướng đến trong tương lai, thị trường chính, hiểu hơn về thị hiếu của người tiêu dùng
tại thị trường mà doanh nghiệp họ muốn chinh phục.
trường đồng thời tiết kiệm chi phí cho công tác tiếp thị.
3.2Kiến nghị.

60
Tập trung trồng rừng theo phương thức thâm canh để tự túc nguồn nguyên liệu ,
đồng thồi đẩy mạnh công nghệ chế biến ván nhân tạo từ gỗ rừng trồng để giảm 50%
nhập khẩu ván nhân tạo vào năm 2010.
Tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhập khẩu và cung ứng nguyên liệu gỗ cho ngành
công nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ đấp ứng số lượng ,chất lượng,và thời
gian với gia cả cạnh tranh . Chính phủ cần kí kết với chính phủ các nước có nguồn
nguyên liệu dồi dào các thoả thuận về cung cấp gỗ dài hạn cho Việt Nam .
Tập trung mọi nguồn lực của nhà nước ,doanh nghiệp và các tổ chức khác để xây
dựng các trung tâm đào tạo nghề cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu đồ gỗ
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngành .
Thực hiện triệt để cải cách hành chính trong việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu và xuất
khẩu sản phẩm gỗ.
Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị , công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm.
Nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại ,xây
dựng thương hiệu gỗ Việt Nam
Nhà nước cần có những cơ chế mạnh hơn và hữu hiệu hơn về quy hoạch và cơ cấu
lại ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Đặc biệt cần hạn chế tối đa xuất khẩu
các sản phẩm thô và làm gia công để nâng cao giá trị gia tăng cho đất nước.
Nhà nước cần sớm cụ thể hóa luật đất đai về lâm nghiệp để các Doanh nghiệp tiếp
cận được với đất để trồng rừng đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phát triển sản xuất
một cách bền vững.

KẾT LUẬN
Nghiên cứu này đã phân tích được kim ngạch xuất khẩu của ba thị trường nhập khẩu
sản phẩm gỗ lớn nhất và tìm năng nhất của Việt Nam. Nhìn thấy được tìm năng lớn
của ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam đối với kim ngạch xuát khẩu của cả
nước, góp phần làm tăng trưởng phát triển kinh tế nước nhà .
Qua bản phân tích chung kim ngạch xuất khảu sản phẩm gỗ từ năm 2003-2008 đã
chỉ ra rõ mức tăng trưởng của ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ, bản phân tích kim ngạch
xuất khẩu sản phẩm gỗ của 3 thị trường EU, Mỹ, Nhật cho tới nhung bài phân tích sâu

61
vào các thị trường này giúp cho ta hiểu thêm về tình hình xuất khẩu của ngành ra nước
ngoài .Ngoài lập bản kim ngạch cho 3 thị truongư lớn trên bài con có đưa ra mồt bản
liệt kê một vài thị trường khác .
Các mặt hàng xuất khẩu ra các thị trường cũng khá đa dạng ,bài có phân tích kim
ngạch xuất khẩu của 2 loại sản phẩm chính:đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời; một số
mặt hàn khác như: gỗ dăm, ván ép, bột gỗ...Nhận thấy rằng các công ty trong ngành
này hình thành với nhiều loại hình:100% vốn nhà nước, liên doanh, 100% vốn đầu tư
nước ngoài, ứng với các loại hình công ty do là khả năng hoạtt động sản xuất xuất
khẩu cũng khá chênh lệch, do đó tình hình cạnh tranh đấu đá lẫn nhau là không tránh
khỏi. Trrong bản danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu cao nhất thì đứng đầu thường
là các doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài.
Song bài viết còn nhiều hạn chế về cách phân tích các kim ngạch của thị trường xuất
khẩu sản phẩm gỗ vẫn chưa chuyên sâu, chưa nêu hết thực trạng của ngành hàng hiện
nay. Biện pháp trong bài con nhiều thíu sót, mong các thầy cô chỉ bảo thêm.
Số liệu chưa được thu thập đầy đủ về thị trường nguyên liệu gỗ cuả Việt Nam và
một số lỗi sai mắt phai trong quá trinh làm bài.
Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Xuân Hiệp – Giáo viên hướng dẫn đã chỉ bảo
tận ình trong suốt thời gian làm đề án môn hoc này, trong quá trình làm bài có gì thiếu
sót mong thầy hướng dẫn và chỉ bảo thêm.
Trong quá trình làm bài đã sử dụng một số tài liêu của các trang thông tin trên mạng,
xin chân thành cảm ơn.

62
Đây là mặt hang đã khẳng địn
khẩu hang hóa của Việt Nam
2004 với kim ngạch xuất khẩu
gần 40% trong vòng năm năm
hành này là đến 2010 xuất khẩ

Đây là mặt hang có thị trường


đáp ứng được yêu cầu của nhà
nguyên liệu nhập khẩu và khả
vậy nếu có thể khắc phục đượ
mạnh trong thời gian tới

Năng lực chế biến và khả năn


63
XK Nhập
sản khẩu
phẩm nguy
gỗ ên Tỷ lệ
liệu XK/N
gỗ K
2001 335
164 44,96%
2002 435 255 58,60%
2003 567 274 48,30%
2004 1139 514 45,10%
2005 1563 651 41,70%
2006 1904 760 89,90%
Nguồn: Bộ thương mại

2000
1800
1600
1400
XK sản phẩm gỗ
1200
1000
Nhập khẩu nguyê
n li ệu
800
gỗ
600
400
200
0
2001 2002 2003 2004 2005 2006

cơ cấu thị trường XK sản phẩm gỗ năm 2005


Anh 7,35%
Đài 2,60%
Loan
Đức 4,82%
Hà Lan 2,91%
Hàn 3,18%
quốc
Hoa Kỳ 36,27%
Nhật 15,41%

64
Bản
Pháp 4,75%
Australia 2,68%
Khác 16,17%
Nguồn:Bộ thương mại

Tổn hợp đánh giá về xuất khẩu sản phẩm gỗ


Kim ngạch xuất khẩu : tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định
Cơ cấu thị trường xuất khẩu: Tập trung quá nhiều vào Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nguy cơ
bị kiện chống bán phá giá
Năng lực sản xuất:Lợi thế về lao động khéo léo. Công nghệ xử lý gỗ còn lạc hậu. Khó
khăn về nguyên liệu
Hiệu quả xuất khẩu:Hiệu quả thực thu ngoại tệ không cao.Ý nghĩa trong việc thu hút
lao động
Vị trí trên thị trường thế giới: Rất nhỏ
Ưu tiên chiến lược của chính phủ: Khuyến khích xuất khẩu cao

65

You might also like