You are on page 1of 7

Bài tập chương dòng điện không đổi GV:Dương Đức Trí

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------
Dạng 1. Định luật Ôm đối với đoạn mạch chỉ có các điện trở. Điện trở.
Bài 1:
Cho một dây Cr có đường kính tiết diện dây d = 0,4mm, điện trở suất  = 1,1.10-6  .m. R = 200  .
a/ Tìm chiều dài của đoạn dây?
b/ Nối hai đầu dây vào một nguồn điện và thấy rằng trong 30s có một điện lượng 60C di chuyển qua tiết diện
thẳng của dây. Cường độ dòng điện qua dây dẫn và số electron di chuyển qua đoạn dây trong thời gian 2s:
Bài 2:
Tìm điện trở toàn phần của một biến trở làm bằng dây Ni có điện trở suất  = 4.10-7  .m, đường kính dây
bằng 1mm quấn thành 600 vòng quanh một lõi sứ hình trụ có đường kính 4cm:
Bài 3:
Cho một đoạn mạch AB gồm ba điện trở: R1 = 2  ; R2 = 4  ; R3 = 6  . Đặt vào hai đầu AB của mạch một
nguồn điện U = 26,4V. Tìm điện trở của mạch, cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch, qua các điện trở và
hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở trong các trường hợp sau:
a/ ba điện trở mắc nối tiếp:
b/ ba điện trở mắc song song:
c/ R1 nt ( R2 // R3):
Bài 4: Cho một mạch điện AB gồm: ( R1 // R3 ) nt ( R2 // R4 ). Các điện trở có giá trị: R1 = 5  ; R2 = 10  ;
R3 = 15  ; R4 = 20  . Hai đầu mạch có UAB = 24V.
a/ Tính điện trở của đoạn mạch và cường độ dòng điện qua nó:
b/ Tính hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở:
Bài 5: Cho sơ đồ mạch như hình vẽ:
R2 R3 R4
R1 = R5 = R6 = 3  ; R2 = R3 = R4 = 2  ; H.7
a/ Tính điện trở của đoạn mạch: R1 N B
A M
R5 R6
b/ Đo cường độ dòng điện qua R5 bằng I5 = 1A.
Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch?

Bài 6: Cho đoạn mạch điện như hình vẽ: H.8 R1 H.8
C
R1 = 15  ; R2 = R3 = R4 = 10  ; UAB = 30V. A
Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở và A B
số chỉ của ampe kế? Bỏ qua điện trở của ampe kế. R3
R2 R4
Bài 7:
D
Cho mạch điện như hình vẽ: H.9
Đặt vào hai đầu mạch một hiệu điện thế U = 6V. R1 K
A1
Khi K mở A1 chỉ 1,2A; H.9
Khi K đóng A1 chỉ 1,4A; A2 chỉ 0,5A. R2
R3
Tính giá trị của các điện trở? Bỏ qua điện trở
của các ampe kế. A2
Bài 8: Cho mạch điện như hình vẽ: H.10
UAB = 16V; R1 = 6  ; R2 = 12  ; RA = 1  ; H.10 R1 R2
Rx là một biến trở. A B
Rx A
a/ Rx = 18  . Tìm số chỉ của ampe kế:
b/ Khi ampe kế chỉ 1A thì Rx bằng bao nhiêu?
c/ Khi Rx giảm thì số chỉ của ampe kế như thế nào?
R1 C R3
Bài 9: Cho mạch điện như hình vẽ: H.11 H.11
UAB = 9V; R1 = 8  ; R2 = 2  ; R3 = 4  R4 = 4  ; RA = 0. A B
a/Tìm số chỉ và chiều của dòng điện qua ampe kế: AA2
R2 R4
b/ Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở:
c/ Hiệu điện thế hai đầu của mỗi điện trở: C

---------------------------------------------------------------Dßng ®iÖn kh«ng ®æi------------------------------------------------------ 1


Bài tập chương dòng điện không đổi GV:Dương Đức Trí

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------

Dạng 2: Mạch cầu cân bằng - cầu không cân bằng.


Mạch cầu cân bằng
Bài 1: Cho mạch điện như sơ đồ H 2.1: H 2.1
R1 = 4  ; R2 = R3 = 6  ; R4 là một biến trở. Đặt vào hai
R1 C R3
đầu AB một hiệu điện thế UAB = 33V. B
1/ Mắc vào CD một ampe kế có điện trở rất nhỏ không
A
R2 R4
đáng kể và điều chỉnh biến trở để R 4 = 14  . Tìm số chỉ
của ampe kế và chiều dòng điện qua ampe kế? D
2/ Thay ampe kế bằng một vôn kế có điện trở lớn vô cùng.
a/ Tìm số chỉ của vôn kế? cực dương của vôn kế mắc vào C hay D?
b/ Điều chỉnh biến trở để vôn kế chỉ số 0. Tìm hệ thức giữa các điện trở và từ đó tính giá trị của R 4.
Nếu thay vôn kế bằng một điện trở R5 thì cường độ dòng điện qua các điện trở và mạch chính thay đổi
thế nào
Bài 2: Cho mạch điện như sơ đồ H.2: H.2
R1 C R2
R1 = 60  ; R2 = 120  ; R3 = 180  ; R4 là một biến trở.
Đặt vào hai đầu AB một hiệu điện thế UAB = 150V. A B
1/ Mắc vào CD một ampe kế có điện trở rất nhỏ không R3 R4
đáng kể và điều chỉnh biến trở để R4 = 40  .
D
a/ Cường độ dòng điện mạch chính và cường độ dòng điện qua các điện trở là:
b/Số chỉ của ampe kế và chiều dòng điện qua ampe kế?
2/ Thay ampe kế bằng một vôn kế có điện trở lớn vô cùng.
a/ Tìm số chỉ của vôn kế? cực dương của vôn kế mắc vào C hay D?
b/ Điều chỉnh biến trở R4 bằng bao nhiêu để vôn kế chỉ số 0.
c/ Tính hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở?
Bài 4: R1 R4
C
Cho mạch điện như hình vẽ H.4.
R1 = 1  ; R2 = R4 = 3  ; R3 = 4  ; R5 = 9  ; UAB = 3V; A H.4.
A B
Tính RAB và cường độ dòng điện qua các điện trở và số chỉ của R3 R
R2
ampe kế? 5

( Các bài tập tương tự trong SBT Vật lý 11 - NC) D

Mạch cầu không cân bằng.


Bài 5: Cho mạch điện như hình H.5 R1 C R2
Cho biết R1 = 5  ; R2 = 2  ; R3 = 10  ; R4 = 30  ; R5 = 5  và
UAB = 12V. A R5 B
a/ Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở: R3 R4 H.5
b/ Cường độ dòng điện mạch chính và điện trở tương đương của đoạn mạch AB?
D
Bài 6:
Cho đoạn mạch như H.5; Cho biết: R1 = 1  ; R2 = R3 = 2  ;
R4 = 1  ; R5 = 1  và UAB = 7V.
a/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB?
b/ Tính cường độ dòng điện qua các điện trở?
C D A2 E A3
Bài 7: A1
Cho mạch điện như hình vẽ:
Cho biết: R1 = R2 = 2  ; R R R
R3 = R4 = R5 = R6 = 4  A 4 R 5 R 6 R B
Bỏ qua điện trở của các ampe kế và dây nối; F H
a/ Tính RAB: 1 2 3

b/ Cho UAB = 12V. Tìm cường độ


dòng điện chạy qua các điện trở và số chỉ của các ampe kế?

Dạng 3: Công và công suất điện. Định luật Jun - Lenxơ.

---------------------------------------------------------------Dßng ®iÖn kh«ng ®æi------------------------------------------------------ 2


Bài tập chương dòng điện không đổi GV:Dương Đức Trí

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------
Bài 1: Một bếp điện gồm hai dây xoắn lò xo giống nhau có thể mắc nối tiếp hoặc song song. Mỗi dây dài 4m,
tiết diện 0,1mm2, điện trở suất của dây là 1,1.10-6  .m
a/ Tính điện trở của bếp trong hai trường hợp trên:
b/ Hãy so sánh nhiệt lượng tỏa ra trong cùng khoảng thời gian với hai cách mắc.
Bài 2:
Hai bóng đèn có công suất định mức lần lượt là 50W và 100W, đều làm việc bình thường ở hiệu điện thế 110V.
a/ So sánh cường độ của hai bóng đèn và điện trở của hai bóng:
b/ Nếu mắc nối tiếp hai bóng vào mạng điện 220V thì tình trạng của mối bóng khi đó sẽ thế nào?
Bài 3: Để bóng đèn loại 100V - 100W sáng bình thườg ở mạng 220V thì người ta phải mắc với nó một điện trở
phụ Rp như thế nào?
Bài 4:
Muốn dùng quạt điện 110V - 60W ở mạng điện U = 220V thì người ta mắc nối tiếp mạng điện đó với một
bóng đèn có Uđm = 220V. Muốn cho quạt điện làm việc bình thường thì bóng đèn điện phải có công suất
định mức bằng bao nhiêu và khi đó công suất tiêu thụ thực tế của bóng đèn bằng bao nhiêu?
Bài 5: Xác định công của dòng điện và nhiệt lượng tỏa ra trong 1h ở một dây dẫn có dòng điện I = 1A chạy qua,
biết hiệu điện thế hai đầu dây U = 5V.
A. A = Q = 18kJ B. A = Q = 16kJ C. A = Q = 15kJ D. A = Q = 21kJ
Bài 6:
Mắc một bóng đèn vào mạng U1 = 220V thì công suất tiêu thụ của bóng P1 = 40W và nhiệt độ dây tóc
t1 = 3000oC; nếu mắc vào mạng U2 = 110V thì P2 = 25W và t2 = 1000oC. Điện trở của dây tóc bóng đèn ở
0oC và hệ số nhiệt điện trở của nó là:
Bài 7:
Một bếp điện có hiệu suất H = 70% dùng để đun sôi 2l nước ở nhiệt độ 20oC trong một ấm nhôm có khối
lượng m = 0,5kg thì sau 15 phút nước sôi, Cho biết nhiệt dung riêng của nước là c1 = 4,28kJ/kg.K, nhiệt
dung riêng của nhôm là c2 = 920J/kg.K và hiệu điện thế đặt vào bếp là 220V. Hãy tính nhiệt lượng cần
thiết cung cấp cho ấm và dòng điện chạy qua bếp?
Dạng 4: Định luật Ôm cho toàn mạch.
Bài 4.1 :
Một máy phát điện có hiệu điện thế giữa hai cực bằng 120V và điện trở trong r = 1  . Máy cung cấp điện
cho một mạng điện gồm: 10 bóng loại 120V - 60W; 1 máy tăng âm loại 120V - 360W; 2 quạt điện loại
120V - 120W.
1. Các dụng cụ trên phải mắc như thế nào?
2. Với cách mắc như vậy các dụng cụ hoạt động bình thường. Hãy tính:
a/ Cường độ dòng điện qua bộ bóng đèn, qua quạt, qua máy tăng âm và cường độ dòng điện mạch chính?
b/ Điện năng tiêu thụ của mạng điện trong 5 giờ:
c/ Suất điện động của máy phát điện
Bài 4.2:
Một acquy được nạp điện trong thời gian 20 phút bởi dòng điện I1 = 2A và hiệu điện thế hai cực của acquy
bằng 24V. Biết suất điện động của acquy là 12V.
a/ tính công của dòng điện, nhiệt lượng tỏa ra và điện trở trong của acquy khi nạp điện?
b/ Nếu acquy phát điện với dòng điện I2 = 1,5A thì công nó sinh ra ở mạch ngoài và nhiệt lượng tỏa ra
trên acquy bằng bao nhiêu?
Bài 4.3: a/ Tính điện năng của một acquy có suất điện động 6V, điện trở trong 1  và có dung lượng q = 360A.h
b/ Nối hai cực của acquy với một điện trở R = 10  thì công suất tiêu thụ của điện trở đó bằng bao
nhiêu? Tính hiệu suất của acquy?
Bài 4.4: Một bếp điện có công suất tiêu thụ bằng 1000W được dùng ở mạng điện 110V.
a/ Nếu dây cắm có điện trở r = 0,5  thì điện trở của bếp R bằng bao nhiêu?
b/ Nếu dùng bếp liên tục trong 30 phút thì điện năng tiêu thụ bằng bao nhiêu?

Bài 4.5:
Một máy phát điện cung cấp điện cho một động cơ, máy có suất điện động  = 25V và điện trở trong r = 1  .
Dòng điện chạy qua động cơ có cường độ I = 2A và điện trở của các cuộn dây của động cơ R = 1,5  .

---------------------------------------------------------------Dßng ®iÖn kh«ng ®æi------------------------------------------------------ 3


Bài tập chương dòng điện không đổi GV:Dương Đức Trí

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------
a/ Công suất của nguồn và hiệu suất của nguồn bằng bao nhiêu?
b/ Công suất tiêu thụ toàn phần và công suất cơ học của động cơ là:
c/ Hiệu suất động cơ bằng:
d/ Nếu động cơ bị kẹt không quay thì dòng điện qua động cơ có cường độ bằng bao nhiêu?
Bài 4.6:
Một acquy khi phát điện với dòng điện I1 = 15A thì có công suất mạch ngoài là P1 = 140W; nếu nó phát
với dòng 6A thì công suất mạch ngoài là P2 = 68W. Suất điện động và điện trở trong của acquy là:
Bài 4.7:
Một nguồn điện có suất điện động  = 12V và điện trở trong r = 2  , mạch ngoài có điện trở R.
a/ R bằng bao nhiêu để công suất tiêu thụ của mạch ngoài bằng 10W?
b/ Với giá trị nào của R để công suất tiêu thụ của mạch ngoài lớn nhất? Giá trị lớn nhất của công suất mạch
ngoài?
Bài 4.8:
Một bộ nguồn điện có suất điện động  = 18V, điện trở trong r = 6  mắc với mạch ngoài gồm 4 bóng đèn
loại 6V- 3W. Để các bóng đèn sáng bình thường thì:
a/ Công suất điện ở mạch ngoài bằng bao nhiêu?
b/ Điện trở mạch ngoài có giá trị bằng bao nhiêu?
c/ Với các giá trị điện trở mạch ngoài R1 và R2 thì cường độ dòng điện mạch ngoài tương ứng bằng bao nhiêu?
d/ Với giá trị cường độ dòng điện toàn mạch bằng I1 thì 4 bóng đèn trên mắc như thế nào?
e/ Với giá trị cường độ dòng điện toàn mạch bằng I2 thì 4 bóng đèn trên mắc như thế nào?
g/ Hiệu suất của nguồn điện ứng với mỗi cách mắc bằng bao nhiêu?
Bài 4.9:
Cho đoạn mạch như hình vẽ. R2 C R3
Cho biết  = 12V; r = 1  ; R1= R2 = 4  ; R3 = R5 = 8  A B
A
R4 = 12  . Bỏ qua điện trở của ampe kế và dây nối. R4 R5
a/ Giá trị điện trở mạch ngoài: D
b/ Cường độ dòng điện mạch chính bằng bao nhiêu? R1
c/ Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn , r
d/ Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở:
e/ Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở:
g/ Dòng điện qua ampe kế và chiều cuả dòng điện qua ampe kế
Bài 4.10: Cho mạch điện như hình vẽ.
Cho biết  = 6V; r = 2  ; R1 = 1,6  ; R2 = 4  ; R3 = 6  ; RV rất lớn.
Bỏ qua điện trở của ampe kế và dây nối.
a/ Điện trở mạch ngoài có giá trị bằng bao nhiêu? R1
V
R2
b/ Số chỉ của ampe kế:
c/ Hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài: R3
d/ Hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở và số chỉ của vôn kế: A , r
e/ Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở:
Bài 4.11: Cho đoạn mạch như hình vẽ:
Cho biết:  = 12V; R1 = 3  ; R2 = 4  ; R3 = 5  ; điện trở trong R1
của nguồn và dây nối nhỏ không đáng kể.
a/ Điện trở mạch ngoài  R2
R3
b/ Cường độ dòng điện chạy trong mạch:
c/ Hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài và hai đầu mỗi điện trở:
d/ Công của dòng điện sản ra trong 10 phút và nhiệt tỏa ra trên toàn mạch:
Bài 4.12:
Khi mắc điện trở R1 = 4  vào hai cực của một nguồn điện thì dòng điện trong mạch có cường độ
I1 = 0,5A. Khi mắc điện trở R2 = 10  thì cường độ dòng điện trong mạch I2 = 0,25A. Suất điện động và điện
trở trong của nguồn điện bằng bao nhiêu?
A.  = 2V; r = 2  B.  = 3V; r = 2  C.  = 2,5V; r = 1  D.  = 2,5V; r = 1,5 
---------------------------------------------------------------Dßng ®iÖn kh«ng ®æi------------------------------------------------------ 4
Bài tập chương dòng điện không đổi GV:Dương Đức Trí

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------
Bài 4.13:
Một nguồn điện có  = 2V; r = 0,5  cung cấp điện cho một động cơ. Động cơ này nâng một vật có trọng
lượng 2N với vận tốc không đổi v = 0,5m/s. Bỏ qua sự năng lượng hao phí trên động cơ và dây nối.
Cường độ dòng điện trong mạch có thể nhận những giá trị nào?
A. I1 3,414A hoặc I2  0,586A B. I1 3,14A hoặc I2  0,568A
C. I1 3,215A hoặc I2  0,856A D. I1 3,5A hoặc I2  0,56A
Bài 4.14: Cho mạch điện như hình vẽ.
Cho biết  = 6V; r = 0,5  ; R1= R2 = 2  ; R3 = R5 = 4  R2 R3
R4 = 6  . Bỏ qua điện trở của ampe kế và dây nối. C
A A B
a/ Giá trị điện trở mạch ngoài:
A. RN = 6,5  B. RN = 5,5  R4 R5
C. RN = 7,5  D. RN = 8,5  R1 D
b/ Cường độ dòng điện mạch chính bằng bao nhiêu? , r
A. I = 2A B. I = 1A C. I = 3A D. I = 4A
c/ Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn: A. U = 5V B. U = 5,5V C. U = 6,2V D.U = 4,5V
d/ Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở:
A. U1 = 4,5V; U2 = U4 = 4V; U3 = U5 = 3V B. U1 = 2V; U2 = U4 = 1,5V; U3 = U5 = 2V
C. U1 = 5V; U2 = U4 = 4V; U3 = U5 = 2,25V D. U1 = 7V; U2 = U4 = 1.25V; U3 = U5 = 3V
e/ Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở:
A. I1 = 2A; I2 = 0,65A; I3 = 0,7A; I4 = 0,35A; I5 = 0,4A B. I1 = 1A; I2 = 0,75A; I3 = 0,5A; I4 = 0,25A; I5 = 0,5A
C. I1 = 3A; I2 = 0,35A; I3 = 0,6A; I4 = 0,15A; I5 = 0,2A D. I1 = 1A; I2 = 0,65A; I3 = 0,4A; I4 = 0,15A; I5 = 0,1A
g/ Dòng điện qua ampe kế và chiều cuả dòng điện qua ampe kế:
A. IA = 0,23A và có chiều từ C đến D B. IA = 0,25A và có chiều từ C đến D
B. IA = 0,25A và có chiều từ D đến C D. IA = 0,23A và có chiều từ D đến C
Bài 4.15: Cho sơ đồ mạch như hình H.4.20 H.4.20

Cho biết = 24V; r = 0; R1= 2  ; R2 = 4  ; R3 = 10  R1 C R 3
R4 = 8  . Bỏ qua điện trở của dây nối. Hiệu điện thế giữa hai B
A R2 R4
điểm CD bằng bao nhiêu?
A. UCD = 4V B. UCD = 6V D
C. UCD = 2V D. UCD = 8V
Bài 4.16: Cho sơ đồ mạch điện như hình H 4.21. , r , r
Nguồn điện có  = 6,6V và điện trở trong r = 0,12  . Bóng đèn Đ1 H 4.21
X
loại 6V - 3W; bóng đèn Đ2 loại 2,5V - 1,25W. Đ1
Để các đèn sáng bình thường thì: R1
A C
a/Hiệu điện thế hai đầu mỗi bóng bằng bao nhiêu? B
Đ2 R2
A. U1 = 4V; U2 = 3V B. U1 = 6V; U2 = 2,5V X
C. U1 = 3V; U2 = 5V D.U1 = 4V; U2 = 2V
b/ Hiệu điện thế hai đầu điện trở R2 và cường độ dòng điện chạy qua R2; giá trị của R2 bằng:
A. U R 2 = 3,5V; I R 2 = 0,5A ; R2 = 7  B. U R 2 = 4,5V; I R 2 = 1,5A; R2 = 6 
C. U R 2 = 3V; I R 2 = 0,25A; R2 = 5  D. U R 2 = 6,5V; I R 2 =2,5A; R2 = 8 
c/ Tính cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai điểm AB?
A. I = 1A; UAB = 6,48V B. I = 2A; UAB = 6,48V
C. I = 1,5A; UAB = 6,28V D. I = 3A; UAB = 6,58V
d/ Hiệu điện thế giữa hai đầu R1 và giá trị của R1 là:
A. U R1 = 0,48V; R1 = 0,48  B. U R1 = 0,49V; R1 = 0,49 
C. U R1 = 0,47V; R1 = 0,47  D. U R1 = 0,50V; R1 = 0,50 
Bài 4.17: Cho một nguồn có  = 24V và r = 6  .
a/ Có thể mắc nhiều nhất bao nhiêu bóng đèn loại 6V - 3W vào nguồn trên để các đèn sáng bình thường? mắc
như thế nào?
---------------------------------------------------------------Dßng ®iÖn kh«ng ®æi------------------------------------------------------ 5
Bài tập chương dòng điện không đổi GV:Dương Đức Trí

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------
b/ Nếu chỉ có 6 bóng ,để chúng sáng bình thường thì phải mắc thế nào?

Dạng 5: Định luật Ôm cho các loại đoạn mạch. Ghép nguồn thành bộ.
,r1 ,r2
Bài 5.1: Cho mạch điện như hình H 5.1.
1 =  2 = 2V; r1 = 0,4  ; r2 = 0,2  . Hiệu điện thế giữa hai cực của một H 5.1
trong hai nguồn bằng không. Trị số của R bằng bao nhiêu? R
A. 0,4  B. 0,5  C. 0,2  D. 0,3 
Bài 5.2:
Cho mạch điện như H 5.1. 1 = 3V;  2 = 1,5V; r1 = 0,6  ; r2 = 0,4  ; R = 4  .
a/ Cường độ dòng điện chạy trong mạch: A. 0,9A B. 0,7A C. 0,5A D. 1,2A
b/ Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn 1 và 2 là: A. 2,46V và 1,14V B. A. 2,45V và 1,15V
C. A. 1,14V và 2,48V D. A. 2,47V và 1,16V

Bài 5.3: Cho hai nguồn điện có cùng suất điện động và điện trở trong r được mắc như sơ đồ H 5.3.
Trong trường hợp hình H5.3a thì dòng điện qua R có cường độ I1 = 0,4A;
còn trường hợp H5.3b thì cường độ dòng điện qua R có cường độ I2 = 0,25A. ,r
Suất điện động và điện trở trong của mỗi nguồn bằng: ,r
A. 2V; 1  B. 2,5V; 1,5  ,r
C. 3V; 2  D. 4V; 1  R R
H5.3a H5.3b
Bài 5.4:
, r1
Cho mạch điện như H5.4: 1 = 4V;  2 = 3V; r1 = 2  ; r2 = 3  ;
Biến trở R phải có trị số bằng bao nhiêu để không có dòng điện chạy
qua nguồn  2 ? A. 9  B. 6  C. 7  D. 8  , r2
H5.4
Bài 5.5 Một bộ nguồn gồm 20 acquy giống nhau, mỗi acquy có
R
suất điện động o = 2V và ro = 0,1  mắc theo kiểu hỗn hợp đối xứng.
Mạch ngoài có điện trở R = 2  được mắc vào hai cực của bộ nguồn.
a/ Để dòng điện chạy qua mạch ngoài có cường độ cực đại thì bộ nguồn này phải gồm bao nhiêu dãy mắc song
song và mỗi dãy gồm bao nhiêu acquy mắc nối tiếp?
A. 2 dãy và mỗi dãy có 10 nguồn nối tiếp B. 4 dãy và mỗi dãy có 5 nguồn nối tiếp
C. 1 dãy có 20 nguồn nối tiếp D. 5 dãy và mỗi dãy có 4 nguồn nối tiếp
b/ Cường độ dòng điện cực đại này bằng bao nhiêu? A.12A B. 14A C. 16A D. 10A
c/ Hiệu suất của bộ nguồn khi đó bằng bao nhiêu? A.50% B. 55% C. 62% D. 65%
Bài 5.6: Cho 12 pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động 1,5V, điện trở trong 0,2  mắc thành x dãy, mỗi
dãy có y pin mắc nối tiếp, mạch ngoài có R = 0,6  . Tính x và y để dòng qua R là lớn nhất?
A. x = 2; y = 6 B. x = 3; y = 8 C. x = 4 ; y = 10 D. x = 5; y = 10
Bài 5.7: Một bộ acquy có  = 6V, r = 0,6  được nạp điện với nguồn điện 12V. Để điều chỉnh dòng điện nạp,
người ta mắc nối tiếp với acquy một điện trở R.
a/ R bằng bao nhiêu khi dòng điện nạp bằng 2A? A. 2  B. 2,5  C. 3,2  D. 3,5 
b/ Cần thời gian nạp điện là 4h. Tính dung lượng của acquy: A. 8A.h B.9A.h C.10A.h D.7A.h
c/ Nếu dòng điện nạp bằng 2,5A thì thời gian nạp bằng bao nhiêu? A. 3,2h B. 3h C.2,8h D. 2.5h
Bài 5.8.Cho mạch điện như hình vẽ:  b = 42,5V; rb = 1  . + -
R1 = 10  ; R2 = 15  , điện trở của ampe kế và dây nối không đáng kể.
a/ Biết rằng bộ nguồn gồm các pin giống nhau mắc theo kiểu hỗn hợp
R
đối xứng, mỗi pin có suất điện động o = 1,7V; ro = 0,2  . R1
A1
Hỏi bộ nguồn này mắc như thế nào?
b/ Biết A1 chỉ 1A. Hãy xác định số chỉ của A2 và trị số của điện trở R? R2
A2
---------------------------------------------------------------Dßng ®iÖn kh«ng ®æi------------------------------------------------------ 6
Bài tập chương dòng điện không đổi GV:Dương Đức Trí

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------
Bài 5.9:
Có 36 nguồn giống nhau, mỗi nguồn có s.đ.đ o = 12V; ro = 2  ghép thành bộ nguồn hỗn hợp đối
xứng gồm n dãy song song, mỗi dãy có m nguồn ghép nối tiếp. Mạch ngoài gồm 6 bóng đèn giống nhau
mắc song song, khi đó hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài là UN = 120V và công suất mạch ngoài là
360W
a/ Tính điện trở của mỗi bóng đèn?
b/ Tìm số n và m?
c/ Tính công suất và hiệu suất của bộ nguồn.

---------------------------------------------------------------Dßng ®iÖn kh«ng ®æi------------------------------------------------------ 7

You might also like