You are on page 1of 7

Sony Vegas Pro

Công nghệ phát triển luôn đem lại cho con người nhiều tiện ích, làm cho mọi thứ trở nên
đơn giản hơn. Nếu trước đây muốn thực hiện các công việc xử lý các đoạn video đòi hỏi
kỹ thuật cao thì ngày nay mọi việc trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Và trong vô số phần
mềm biên tập phim ảnh hiện nay Sony Vegas nổi lên như là một ứng cử viên sáng giá về
tính đơn giản nhưng chuyên nghiệp mà nó mang lại. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến
các bạn các kỹ thuật biên tập video đơn giản nhất, được sử dụng nhiều nhất và đem lại
một đoạn phim đẹp nhất (trong khả năng kinh phí cho phép).

P/S: Do lần đầu tiên thực hiện bài viết về chuyên đề này nên còn rất nhiều tữ ngữ chuyên
môn chúng tôi vẫn chưa nắm rõ cũng như các lỗi khác. Nên nếu các bạn đọc thấy có sai
sót gì thì xin phản hồi (feedback) lại với mình để kiệp thời sửa chữa, xin chân thành cảm
ơn.

Đoạn phim trên được thực hiện hoàn toàn bằng phần mềm Sony Vegas với mức kinh phí
là 0đ (tất nhiên bạn cần có những điều kiện tối thiểu là máy quay, diễn viên, và ngoại
cảnh.

I-Giao diện chính.


Trong hình trên là giao diện khi chạy chương trình.

Khung 1-Thanh lệnh thường thấy ở tất cả phần mềm trên Windows, mình sẽ đi sâu vào
các chức năng của từng lệnh ở các phần liên quan sau này.

Khung 2-Thanh tùy chỉnh âm thanh chính cho toàn bộ video (Sound Master). Nếu trong
quá trình biên tập phim bạn có quá nhiều đoạn âm thanh riêng lẽ và khi muốn chỉnh cho
toàn bộ thì đây là nơi bạn tìm đến.

Khung 3-Đây là thanh công cụ chuyển đổi qua lại giữa các chức năng sau.

+Project Media: Chứa tất cả các đoạn phim, âm thanh, hình ảnh, Flash... mà bạn đã nhập
vào (import) trong quá trình làm phim.
+Explorer: Nếu bạn không thích import thì cũng có thể dùng thanh này để truy cập trực
tiếp vào nơi bạn lưu các tập tin.
+Transition: Là hiệu ứng chuyển cảnh giữa 2 đoạn video. Nếu bạn nào thường xuyên
làm các Slide trình diễn trên PowerPoint hay Keynote thì có lẽ quá quen với cái này, tuy
nhiên trong biên tập phim có hơi khác chúng tôi sẽ nói sau ở phần Chuyển Cảnh.
+Video FX: Chứa tất cả các hiệu ứng về hình ảnh, công dụng của các hiệu ứng mình xin
được đề cập ở các phần liên quan sau này. Nếu bạn có thời gian có thể thử tìm hiểu và
mày mò vì khi bạn làm chủ được phần này thì có thể nói bạn đã làm chủ được 60% các
chức năng của Sony Vegas Pro.
+Media Generators: Các đoạn phim làm sẵn mà bản có thể tự biên tập lại theo ý thích
như khung nền (background), viền (Boder), các đoạn chữ (Text)...

II-Các bước tạo một tập tin (Project) biên tập phim

Click this bar to view the full image.


Để tạo một Project xử lý phim bạn vào File/New một cửa sổ tùy chỉnh các thông số hiện
ra như hình trên. Đây là phần rất quan trọng quyết định toàn bộ chất lượng của đoạn phim
bạn xuất ra (render) sau khi quá trình biên tập kết thúc vì vậy bạn cần phải chỉnh thông số
phần này thật kỹ.

Video
+Template: Là các tùy chỉnh sẵn cho các bạn lựa chọn rất đa dạng, tuy nhiên các bạn
nên để ý các thông số trong ngoặc xem có phù hợp với chất lượng gốc của tập tin video
mà bạn quay hay không. Để có một đoạn video chất lượng tốt bạn không nên chỉnh thông
số vượt quá đoạn video chuẩn.
VD: Đoạn video gốc bạn quay chất lượng là 640x480 25p (25 khung hình trên 1 giây) thì
chỉ nên chỉnh ở chuẩn này hoặc thấp hơn, khi chỉnh vượt thông số sẽ gây hiện tượng vỡ
hình nhìn rất xấu trừ khi bạn chỉnh thêm các hiệu ứng thì đoạn phim còn xem được.

+Width, Height: Nếu thông số template không phù hợp bạn có thể chỉnh lại ở đây.

+Field Oder: Đây là phần khá phức tạp tuy chỉ có 3 tùy chọn là Lower, Upper, None
nhưng nó tùy thuộc rất nhìu vào kiến thức của bạn về các dạng truyền hình hiện nay như
hệ Pal thì có tất cả 625 dòng 25p, NTSC 525 dòng 29p... Tuy nhiên thật sự khác biệt thì
không rõ lắm nên nếu chọn sai cũng không ảnh hưởng nhìu thường thì mình để dạng
None vì nó là chuẩn cho các màn hình LCD hiện nay.

+Pixel Aspect Ratio: Cũng tương tự như phần trên tùy thuộc vào loại màn hình nên tùy
chỉnh thế nào. Thông thường các màn hình hiện nay đều hỗ trợ chuyển đổi qua lại nên
bạn có thể tùy chỉnh theo ý thích.

+Output Rotation: Nếu khi quay không có vấn đề gì thì phần này bạn không cần chú ý
tuy nhiên nếu vô tình bạn để ngược máy khi quay thì có thể vào đây chỉnh để đảo ngược
lại đoạn video xuất ra.

+Frame rate: Có rất nhìu tùy chọn tùy theo mục đích sử dụng. Có một lưu ý nhỏ là
nhiều bạn lầm tưởng là số càng lớn càng tốt, điều này chỉ đúng khi bạn chơi game còn
khi làm phim thì thông thường người ta chỉnh ở mức 24p (Hollywood cũng dùng chuẩn
này).

+Pixel Format: mặc định là để ở mức 8-bit tuy nhiên nếu bạn có một cổ máy mạnh có
thể chỉnh lên mức cao nhất 32bit Full Range. Tuy nhiên quá trình Render sẽ tốn rất nhiều
tài nguyên hãy lựa chọn kỹ.

Compositing Gamma: Chỉ tùy chỉnh được khi bạn chỉnh phần Pixel Format ở mức cao
nhất. Khi chỉnh cả hai phần này ở tùy chọn cao nhất chất lượng đoạn phim là rất sắc nét.

+Full-resolution render quality: Mặc định là good tuy nhiên bạn có thể chỉnh lên cao
hơn nếu bạn yêu cầu một đoạn phim chất lượng tốt.

Hai mục còn lại nên để mặc định

Audio
Bạn có thể tùy chỉnh các thiết lập về âm thanh ở phần này. Tuy nhiên chỉnh như thế nào
thì tùy thuộc rất nhìu vào hệ thống thu âm xử lý âm thanh của bạn nên bình thường các
bạn nên để mặc định. Còn nếu bạn có một hệ thống tốt thì mình thật sự không dám múa
rìu qua mắt thợ.

Các phần còn lại là phần chỉnh các thông tin cá nhân về đoạn video nên mình xin phép
được bỏ qua. Bạn có thể vào tùy chỉnh nếu thích. Trong suốt quá trình làm phim nếu
không thích các bạn hoàn toàn có thể vào để chỉnh lại các thông số cho đoạn phim bằng
cách bấm vào biểu tượng trong vòng tròn đỏ, lúc này bạn nên xem lại đoạn phim một lần
vì khi thông số thay đổi có thể dẫn đến hình ảnh, âm thanh cũng thay đổi nên tốt nhất các
bạn nên tùy chỉnh ngay từ đầu.

III-Giao diện các cửa sổ làm việc

Click this bar to view the full image.


Khung 1-Là giao diện cửa sổ thay đổi qua lại giữa các phần mình đề cập ở phần I của bài
này các bạn có thể tham khảo thêm

Khung 2-Là giao diện thanh thời gian của đoạn video, chỉ xuất hiện khi bạn kéo các đoạn
phim trên khung 1 thả vào đây. Ví dụ bạn muốn làm việc với đoạn phim A thì kéo đoạn
phim A trong khung 1 từ phần Project Media hoặc Explorer thả vào đây

Khung 3-Là khung chứa tất cả thứ tự các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh mà bạn đang
biên tập đồng thời cũng là công cụ tùy chỉnh các hiệu ứng cho toàn đoạn phim đó.

Khung 4-Là khung cho phép bạn xem lại đoạn phim sau khi biên tập khi nhấn các nút ở
bên dưới khung 3

Khung 5-Là khung cho phép bạn xem các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh gốc mà bạn đã
import vào phần Project Media. Có nhìu người bỏ qua phần này mà dùng thêm một
chương trình phụ như window media hay Quicktime để kiểm tra xem đoạn phim đó có
đúng đoạn phim mình cần hay không, vậy tại sao bạn lại không dùng luôn chính công cụ
này để khỏi tốn thêm tài nguyên của máy.

IV-Render (xuất phim)

Sau khi quá trình làm phim hoàn tất bạn có thể đến quá trình cuối cùng là Render để tạo
ra thành phẩm cuối cùng bằng cách vào File/Render As
Click this bar to view the full image.

Cửa sổ trên sẽ hiện ra

File Name: Tên của đoạn video


Save as type: Định dạng của đoạn video mà bạn muốn xuất ra có rất nhiều chuẩn khác
nhau Mpeg, Avi, WMV, Mp4, Mov...
Template: Chất lượng của đoạn video sau khi xuất ra chất lượng càng cao dung lượng
càng lớn. Bạn cũng có thể vào custom để chỉnh lại các thông số nếu muốn.

Một số điều lưu ý khi Render

+ Đây là một công đoạn rất hao tốn tài nguyên vì vậy khuyến cáo đóng hết chương trình
để tránh các lỗi thiếu tài nguyên xảy ra.
+ Trong quá trình bạn biên tập phim bạn có thể chọn File/Save để lưu lại Project còn
muốn xuất ra thành phim thì chỉ khi nào bạn Render thì mới có.
+ Có một số định dạng phim mà khi bạn Render sẽ báo lỗi do thiếu tập tin *.dll đây là các
tập tin dùng để encoded ra định dạng đó nên bạn cần tìm trên Google và cài thêm vào.

Cuối cùng bài giới thiệu xin kết thúc tại đây các kỹ thuật về xử lý phim sẽ liên tục cập
nhật ở bài viết dưới để tiện cho các bạn theo dõi
Các kỹ thuật xử lý phim đơn giản

1-Chuyển cảnh
Trong quá trình làm phim chúng ta có rất nhìu đoạn phim khác nhau vậy làm sao để thực
hiện các đoạn chuyển cảnh sau đây là các cách làm đơn giản nhất trên Sony Vegas.

Click this bar to view the full image.

Fade In/ Fade Out: Là hiệu ứng tối lại hoặc sáng dần lên. Cách làm rất đơn giản là bạn
chỉ cần kéo tam giác màu xanh trong hình 1 (tất cả các đoạn phim đều có biểu tượng này)
và kéo nó ra một đoạn, nếu bạn kéo tam giác màu xanh ở đầu sẽ là Fade In, tam giác ở
cuối chính là Fade Out. Sau khi kéo bạn sẽ được một đường như mũi tên số 2.
Dissolve: Là hiệu ứng cảnh nối cảnh, cảnh này vừa mờ đi cảnh kia liền hiện lên. Cách
làm là bạn chỉ cần kéo đoạn phim kia lại đoạn phim còn lại và qua luôn đoạn phim còn lại
ngay lập tức sẽ xuất hiện hai đường cong bắt chéo nhau như mũi tên số 3. khoảng cách
của 2 đường cong này càng lớn thì thời gian hiệu ứng xuất hiện càng lâu.
Transition: Là các hiệu ứng đặc biệt. Để tạo hiệu ứng này bạn chỉ cần chọn xong và làm
thao tác kéo thả (có thể sẽ xuất hiện cửa sổ chỉnh các thông số tuy nhiên bạn cứ để mặc
định là được). Tuy nhiên bạn chỉ có thể thả chúng vào những vùng có đường cong màu
xanh vì vậy trước đó bạn cần làm bước trên cho đoạn phim mà bạn muốn tạo hiệu ứng.

You might also like