You are on page 1of 15

TÌNH HÌNH SUY GIẢM CHẤT LƯỢNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC

SÔNG CẦU

Lưu vực Sông Cầu nằm trong phạm vi tọa độ địa lý: 21o07 - 22o18 vĩ bắc, 105o28 - 106o08 kinh
đông, có diện tích lưu vực 6.030 km2, bao gồm toàn bộ hay một phần lãnh thổ của các tỉnh Bắc
Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Hà Nội.Sông Cầu là sông lớn nhất trong
hệ thống sông Thái Bình. Sông Cầu có 2 phụ lưu lớn là sông Công (dài 96 km) và sông Cà Lồ
(dài 89km).Từ bao đời nay nhân dân ta đặc biệt là nhân dân 6 tỉnh trong lưu vực đã được hưởng
nhiều nguồn lợi trực tiếp từ sông Cầu. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế, chúng ta đã
khai thác một cách quá mức trên toàn bộ lưu vực tạo nên những tác động hết sức sâu sắc đến
nguồn nước, cảnh quan lưu vực sông Cầu.

Khí hậu lưu vực sông Cầu có đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm, có mùa
đông khá lạnh, mùa hè nóng, mưa nhiều.

Nhiệt độ phân hóa mạnh mẽ trong toàn lưu vực. Vùng thấp (dưới 100m) nhiệt độ trung bình năm
vào khoảng 22,5 - 23oC, vùng có độ cao đến 500m, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 200oC,
vùng cao trên 1.000m, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 17,5 - 18oC.

Nhiệt độ cao nhất trong lưu vực đạt đến 40oC (tại Hiệp Hòa - Bắc Giang), còn nhiệt độ thấp nhất
là - 1oC (tại Bắc Kạn).

Lưu vực sông Cầu là khu vực có lượng mưa khá lớn, lượng mưa hàng năm vào khoảng từ 1.500
- 2.700mm. Trong lưu vực tồn tại một trung tâm mưa lớn đó là Tam Đảo. ở đây lượng mưa hàng
năm có thể đạt đến 3.000mm. Vùng mưa này kéo dài sang phía Đông qua thành phố Thái
Nguyên, với lượng mưa năm vượt quá 2.000 mm.

Tổng lượng dòng chảy trung bình năm của lưu vực sông Cầu như sau:

- Trên sông Cầu (đến cửa sông): 4,50 km3/năm, trong đó đóng góp của sông Công là 0,8992
km3/năm (19,8%), sông Cà Lồ là 0,8800 km3/năm (19,5%).

- Mức bảo đảm nước trung bình năm của toàn lưu vực sông Cầu vào khoảng 116.103m3/km2 và
2.250m3/người. Giá trị này thấp hơn nhiều so với mức bảo đảm nước trung bình của toàn lãnh
thổ Việt Nam (2.500.103m3/km2 và 10.800m3/người).

Mùa mưa trên lưu vực sông Cầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau. Lượng dòng chảy mùa khô chỉ chiếm khoảng 15 - 20% tổng lượng dòng chảy năm. Tháng 2
là tháng có lượng dòng chảy nhỏ nhất.

Trong những năm gần đây do rừng đầu nguồn bị chặt phá nên dòng chảy sông suối đầu nguồn
có xu thế cạn kiệt.

Theo thống kê, thời kỳ 1960 - 1991 trên lưu vực xuất hiện 22 trận lũ lớn, trong đó có 11 trận đặc
biệt lớn (Tại Phả Lại Hmax > 7m). Những năm gần đây lũ quét đã xẩy ra ngày càng nhiều hơn ở
các sông suối nhỏ thượng nguồn sông Cầu, sông Công. Lũ quét đã gây ra những tổn thất to lớn
về người và tài sản của nhân dân. Một số trận lũ quét điển hình trên lưu vực sông Cầu như: Trận
lũ ở đầu nguồn sông Công (1963), trên sông Ràng (1973), sông Công (1978), tại Bắc Kạn năm
2000 và năm 2001 ở Thái Nguyên và Bắc Kạn.

Nhu cầu dùng nước trong lưu vực sông Cầu


* Nước cho sản xuất nông nghiệp tại Thái Nguyên (tưới cho 11.000 ha) khoảng 151.106m3/năm;
cho Bắc Giang, Bắc Ninh (tưới cho 20.000ha), khoảng 200.106m3/năm.

* Nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên khoảng 30.106m3/năm

* Nước cho sản xuất công nghiệp cho Khu gang thép Thái Nguyên là 20.106 m3/năm, Khu công
nghiệp sông Công là 10.106 m3/năm.

Tuy tổng lượng nước hàng năm của sông Cầu khá lớn (so với nhu cầu), nhưng do dòng chảy
phân bố không đều trong năm, nên trong mùa cạn đã xẩy ra thiếu nước nghiêm trọng ở một số
nơi, nhất là vào các tháng 1 - 3. Theo tính toán sơ bộ, các tháng này thiếu khoảng 36.106m3 để
cung cấp cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp ở Thái Nguyên, Bắc Ninh và Bắc Giang.

Trong tương lai nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và sản xuất gia tăng nhanh chóng, tình trạng
thiếu nước chắc chắn sẽ trầm trọng hơn nếu không có các biện pháp khai thác và bảo vệ nguồn
nước sông Cầu một cách hữu hiệu.

TÌNH HÌNH SUY GIẢM CHẤT LƯỢNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG CẦU

Hiện trạng rừng

Số liệu thống kê của hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên cho thấy giai đoạn 1986-1993, sản lượng
khai thác lâm nghiệp bình quân mỗi năm là 65 ngàn m3 gỗ tròn, 723 ngàn tấn củi, và 7,8 ngàn
tấn nguyên liệu cho sản xuất giấy. Rừng tự nhiên trong khu vực giảm khoảng 1,4 triệu héc-ta. Độ
che phủ của rừng ở Thái Nguyên và Bắc Kạn giảm chỉ còn 32% kể cả rừng trồng mới.

Mặc dù trong những năm gần đây chủ trương giao đất giao rừng cho nhân dân quản lý đã thu
được nhiều kết quả tốt, song diện tích đất trống đồi trọc vẫn còn nhiều, tại Bắc Kạn và Thái
Nguyên còn khoảng 260.000 ha. Đặc biệt rừng đầu nguồn sông Cầu, sông Công có hơn 34.000
ha trảng cỏ bụi cây và hơn 200.000 ha rừng tre nứa mọc thưa thớt, rải rác.

Chất lượng rừng trong lưu vực sông Cầu bị xuống cấp nghiêm trọng, nghèo kiệt, độ che phủ thấp
không còn khả năng ngăn lũ vào mùa mưa và giữ ẩm cho đất vào mùa khô, dẫn đến tình trạng
suy thoái đất, lũ lụt về mùa mưa, hạn hán về mùa khô, biến đổi dòng chảy, xói mòn và bồi lấp
lòng sông...

Chất lượng nước sông Cầu

a) Nguồn gây ô nhiễm nước

Chất thải từ sản xuất công nghiệp

Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông Cầu là nguyên nhân làm giảm sút chất
lượng và ô nhiễm nguồn nước sông Cầu. Theo thống kê chưa đầy đủ trên địa bàn khu vực có
gần 400 doanh nghiệp Nhà nước, Trung ương, địa phương và hàng ngàn cơ sở tư nhân đang
hoạt động, gồm hầu hết các loại hình công nghiệp, thủ công nghiệp, làng nghề; và trong các lĩnh
vực như sản xuất năng lượng, khai thác chế biến khoáng sản, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây
dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng v.v..

Công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản chủ yếu tập trung ở Bắc Kạn và Thái Nguyên.
Chất thải rắn từ các mỏ than vào khoảng 1,5 triệu tấn/năm, từ các mỏ sắt - 2,5 triệu tấn/năm, tại
các mỏ thiếc - 800.000 tấn/năm. Nước thải rửa quặng chứa nhiều chất độc hại và hàm lượng
chất lơ lửng cao (đạt đến 400 mg/l), theo mưa hoặc thải thực tiếp vào sông Cầu.
Hàng năm Nhà máy luyện cốc thải vào sông Cầu khoảng 1,3 triệu m3 nước thải với nhiều chất ô
nhiễm, trong đó hàm lượng Phenol và xia-nua vượt quá giới hạn cho phép hàng trăm lần.

Nước thải Nhà máy luyện gang có hàm lượng Pb, Mn cao gấp hàng nghìn lần tiêu chuẩn cho
phép.

Nước thải Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ có màu đen, hôi thối chứa nhiều chất độc hại như xút,
Cl-, lignin... Hàm lượng BOD và COD trong nước thải cao vượt nồng độ cho phép hơn 10 lần,
hàm lượng Phenol cao gấp 10 - 15 lần tiêu chuẩn cho phép. Nước thải này không được xử lý và
đổ trực tiếp ra sông Cầu gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Chất thải từ các làng nghề

Trong lưu vực sông Cầu theo thống kê chưa đầy đủ có khoảng 200 làng nghề. Các làng nghề
này một mặt góp phần gia tăng sản phẩm cho xã hội và tạo công ăn việc làm, nhưng mặt khác lại
hàng ngày, hàng giờ thải các chất độc hại làm suy thoái và ô nhiễm nước sông Cầu ngày càng
trầm trọng. Ví dụ, trên địa bàn xã Phong Khê, huyện Yên Phong và khu sản xuất giấy Phú Lâm,
huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh, hai khu vực này có đến 50 xí nghiệp và 70 phân xưởng sản xuất, tạo
ra mỗi ngày khoảng trên 3.000 m3 nước thải chứa các hóa chất độc hại như xút, chất tẩy rửa,
phèn kép, nhựa thông, Javen, lignin, phẩm mầu...

Chất thải rắn và rác thải bệnh viện

Cùng với công nghiệp hóa và đô thị hóa lưu vực sông Cầu, khối lượng chất thải rắn phát sinh
ngày càng gia tăng, bao gồm rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và rác thải bệnh viện. Hầu
hết các rác thải trên đều không được xử lý và đổ bừa bãi ra sông, hồ, ao trong khu vực. Theo số
liệu thống kê ở lưu vực sông Cầu ước tính có khoảng 1.500 tấn rác thải trong 1 ngày. Đây là
nguồn ô nhiễm tiềm tàng cho nước mặt và nước ngầm.

Các tỉnh sông Cầu có 35 bệnh viện, có các bệnh viện lớn như Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc
Ninh. Các công trình xử lý nước thải của các bệnh viện không hoạt động. Toàn bộ rác thải của
các bệnh viện nói trên chưa được phân loại từ nguồn, rác thải mang mầm bệnh độc hại được đổ
chung với rác thải sinh hoạt, đó là nguồn gây ô nhiễm nguy hại cho sức khoẻ người dân sinh
sống ở đây.

b) Chất lượng nước sông Cầu

Theo kết quả điều tra khảo sát của các Sở KHCN&MT 6 tỉnh lưu vực sông Cầu và các cơ quan
nghiên cứu môi trường như Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Tư vấn Môi trường (Viện Cơ
học), Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Không khí và Nước (Viện Khí tượng Thủy văn)... cho
thấy chất lượng nước sông Cầu đã bị suy giảm, nhiều nơi nhiều lúc đã bị ô nhiễm nghiêm trọng,
nhất là các đoạn sông chảy qua các đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề.

Đoạn thượng lưu từ thượng nguồn sông đến Thác Bưởi, nước sông vẫn còn giữ được tính tự
nhiên vốn có do chảy qua vùng dân cư thưa thớt và công nghiệp chưa phát triển. Chất lượng
nước của đoạn sông này còn khá tốt. Các chỉ tiêu chất lượng nước đều bảo đảm giới hạn cho
phép đối với nguồn nước mặt loại A (TCVN 5942 -1995).

Đoạn trung lưu, từ ngã ba sông Đu gặp sông Cầu đến Phù Lôi (Sóc Sơn), đây là khu vực có mức
độ phát triển kinh tế tương đối cao. Đoạn sông này phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải
(khoảng 300 triệu m3/ năm) từ các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Chất
lượng nước của đoạn này đã suy giảm một cách nghiêm trọng. Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng
nước đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng nguồn loại A (TCVN 5942 -1995). Nhiều nơi, nhiều
chỉ tiêu không đạt nguồn loại B, nhất là vào những tháng mùa kiệt, khi nước ở thượng nguồn ít.

Đoạn hạ lưu tính từ ngã ba sông Công gặp sông Cầu đến cửa sông Cầu gặp sông Thái Bình
(đoạn chảy qua hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang). Nước sông ở đây đã bị ô nhiễm và nguyên nhân
chủ yếu là do hoạt động sản xuất của các làng nghề hai bên bờ sông. Hàm lượng BOD, COD so
với tiêu chuẩn cho phép đều cao hơn hàng chục lần

Điều đặc biệt đáng chú ý là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hàm lượng coliform ở một số
điểm trong đoạn hạ lưu khá cao. Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá tiêu chuẩn cho
phép. Lượng thuốc này còn lưu lại trong đất, khi mưa nước cuốn trôi đưa vào sông gây ô nhiễm
nước.

Hàm lượng coliform của tất cả điểm đều vượt, thậm chí gấp hai ba lần tiêu chuẩn cho phép đối
với nguồn loại B, đây là điều đáng báo động vì nhân dân sử dụng nước sông Cầu cho mục đích
sinh hoạt.

NGUYÊN NHÂN SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG CẦU

Suy giảm chất lượng nước và suy thoái môi trường lưu vực sông Cầu là do các nguyên nhân
sau:

* Rừng đầu nguồn bị khai thác quá mức.

* Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp một cách nhanh chóng, không quy hoạch. Hầu hết
các chất thải công nghiệp không được xử lý và đổ trực tiếp ra hệ thống sông.

* Khai thác khoáng sản bừa bãi, không có quy hoạch.

* Tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh, mật độ dân số cao.

* Chưa có khung pháp luật về khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

* Trình độ và ý thức của cộng đồng chưa cao trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

KIẾN NGHỊ

Dựa trên các kết quả đánh giá hiện trạng môi trường, các tác động đến môi trường lưu vực sông
Cầu và các nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái môi trường, chúng tôi có một số kiến nghị
sau đây:

* Nhiệm vụ bảo vệ con sông là rất to lớn, thuộc trách nhiệm của cả cộng đồng do vậy phải có nỗ
lực của mỗi ngành, mỗi địa phương, đặc biệt là 6 tỉnh trong lưu vực sông Cầu trên cơ sở mục
đích và phương hướng hành động thống nhất. Nhanh chóng xây dựng và trình Chính phủ phê
duyệt Dự án Quy hoạch tổng thể bảo vệ và khai thác bền vững môi trường lưu vực sông Cầu.

* Xây dựng chương trình hành động bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên và môi trường của các
địa phương và các ngành.
* Khẩn trương xây dựng cơ chế và ban hành các chính sách thích hợp để quản lý môi trường lưu
vực sông Cầu.

* áp dụng các giải pháp tiên tiến về công nghệ, kinh tế trong sản xuất và xử lý nước thải nhằm
hạn chế, giảm thiểu các tác động tới môi trường.

[NGUYỄN HỒNG KHÁNH, ĐỖ HOÀI DƯƠNG, TẠ ĐĂNG TOÀN]

Báo động tình trạng phá rừng tại Việt Nam


17.07.2010 15:59

Gia Minh, biên tập viên RFA


2010-06-21

Photo courtesy of Đất nước Việt Nam nằm tại vùng nhiệt đới gió mùa nên thảm
vtc.vn - Khai thác gỗ rừng từng hết sức xanh tốt, độ che phủ rừng khá rộng. Tuy nhiên
trái phép bị phát hiện ở suốt thời kỳ chiến tranh, rồi trong quá trình phát triển, diện tích
tỉnh Hà Tĩnh hồi năm rừng của Việt Nam bị phá hủy nhiều.
2009.
Đến nay, tình trạng phá rừng ở Việt Nam ra sao khi mà nhu cầu
về các loại gỗ rừng tiếp tục gia tăng để phục vụ nhiều mặt cuộc sống? Đây là đề tài
chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này.

Tan hoang rừng

Dư luận tại Việt Nam, nhất là cư dân ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam trong những
ngày tháng sáu này lại được đánh động nhờ vào những bài viết đăng trên báo Tuổi Trẻ về
tình hình phá rừng tại địa phương để trồng cây cao su.

Tin cho hay khi mà vụ phá rừng tại huyện Nam Giang chưa được giải quyết xong, thì một
vụ phá rừng nguyên sinh để trồng cao su khác lại nổi lên. Vụ việc diễn ra tại huyện Đông
Giang, và theo báo Tuổi Trẻ thì mức độ của vụ mới này ở Đông Giang còn nghiêm trọng
hơn tại Nam Giang.

Sự việc cụ thể được trình bày là hơn 30 héc ta rừng tự nhiên với trữ lượng gỗ lớn đã bị
chặt ngang lấy đất cho dự án trồng cao su của công ty cổ phần đầu tư và sản xuất Việt-
Hàn. Việc phát quang rừng được phóng viên báo Tuổi Trẻ cho biết đã diễn ra hơn hai
tháng nay, và còn tường thuật phát biểu của một nhân viên kiểm lâm nói, nếu khu rừng tự
nhiên đã bị chặt trụi vẫn được duy trì thì trong chục năm nữa, thì sẽ phát triển thành một
khu rừng giàu, do rừng này có đủ các nhóm gỗ từ tám cho đến một.

Chủ tịch xã Ba, huyện Đông Giang cũng thừa nhận cùng phóng viên báo Tuổi Trẻ là
trong số 800 hécta đất của xã được giao cho Công ty Việt-Hàn, có không ít diện tích rừng
tự nhiên thuộc hệ rừng phòng hộ đầu nguồn sông Vàng.
Tình trạng vừa nêu không chỉ xảy ra ở tỉnh Quảng Nam, mà tin cho biết còn đang diễn ra
ở nhiều địa phương khác, khi mà giá trị trước mắt do cây công nghiệp cao su mang lại
khiến các nơi đua nhau chuyển đổi đất rừng cho loại cây này.

Tỉnh Bình Phước đã giao cho các doanh nghiệp một số khu vực rừng thuộc vùng đệm
Vườn Quốc gia Cát Tiên để doanh nghiệp trồng cao su. Khu vực rừng này còn là rừng
đầu nguồn của Sông Đồng Nai. Khi đã có phép, các doanh nghiệp tiến hành chặt hết
những cây rừng tại khu vực được hạt Kiểm Lâm Vườn Quốc gia Cát Tiên cho là còn giàu
gấp chục lần những khu vực thuộc diện tích dự án trồng rừng của chính phủ hiện nay.

Gỗ không thiếu, có thể mua của


Kiểm lâm, và nhập từ Lào và
Kampuchia về.

Thợ mộc miền Trung


Khai thác gỗ, phá rừng ở huyện miền núi Sơn Hà, tỉnh
Quảng Ngãi hồi năm 2008. Photo courtesy of vfej.vn

Song song với tình trạng phá rừng tự nhiên chuyển sang trồng cây cao su. Vô số vụ việc
phá rừng riêng lẻ từng xảy ra ở khắp các địa phương trên cả nước đã diễn ra lâu nay và
được truyền thông lên tiếng báo động. Xin được phép nêu lại một số vụ việc.

Hồi tháng hai năm nay, tờ Sài Gòn Tiếp Thị loan tin Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú,
huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai cho biết có hàng chục ngàn héc ta rừng ở đó bị người
dân địa phương phá trắng. Cụ thể số cây bị chặt nằm ở diện tích 70 héc ta trồng gỗ tech,
mỗi cây đường kính từ 15 đến 30 centimét, và chiều cao từ 12 đến 15 mét. Đây là những
cây có tuổi chừng 20 năm. Cơ quan này còn nói rõ số cây bị chặt phá trong khoảng thời
gian hai tháng cuối năm 2009 và đầu năm nay là chừng 1200 cây.
Ngược lên mạn Tây Nguyên, nơi được xem là vùng đất rừng của Việt Nam, thì tình trạng
phá rừng được cho là nghiêm trọng hơn cả.

Vườn quốc gia cũng phá

Có những công ty mượn danh xây dựng đường xá đã ngang nhiên xâm phạm vào diện
tích đất rừng, ngay cả những nơi được nhà nước khoanh vào diện rừng quốc gia.

Báo chí trong nước đề cập đến Công ty Quản lý và Xây dựng Đường bộ tỉnh Daklak đã
mang máy móc vào phá Rừng Quốc gia Yok Don ở tỉnh này. Giám đốc công ty này là
nhân vật được dư luận biết đến, do ông cũng là chủ nhân của rẫy cà phê từng xua chó ra
cắn chết một người dân đi mót cà phê, và đựơc toà án miễn tội.

Hiện trường một vụ lâm tặc phá rừng ở Quảng Ngãi. Photo courtesy of vfej.vn

Tờ ‘Người Lao Động’ nêu rõ, chưa đầy một năm qua, ‘Công ty Quản lý và Xây dựng
Đường bộ’ và ‘Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn số 6’ tỉnh Dak Lak đã
làm hư hại hằng trăm héc ta rừng đặc dụng thuộc Vườn Quốc gia Yok Don. Trong khi
đang còn chờ đợi quyết định của các cấp cao hơn và của chính thủ tướng trong việc mở
đường qua khu vườn quốc gia này, thì hai công ty vừa nên đã cho thực hiện việc san ủi
trong rừng.
Không chỉ rừng quốc gia Yok Don ở Dak Lak mà rừng quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh
nơi phát hiện ra loài sao la nổi tiếng cũng bị ‘làm thịt’ một cách không thương tiếc.
Nhóm phóng viên Báo Lao Động trong bài viết đăng hồi tháng 11 năm ngoái nhận xét,
khi càng đi sâu vào Vườn Quốc gia Vũ Quang thì thấy nạn chặt phá rừng càng trầm
trọng. Nhiều héc ta trong những khu rừng nguyên sinh bị chặt phá một cách nham nhở.
Trong rừng, phóng viên nhận thấy chi chít rãnh vết chân trâu; đó là đường mòn kéo gỗ đã
chặt hạ ra khỏi rừng. Những kẻ phá rừng sử dụng thiết bị hiện đại để khai thác gỗ; sau khi
được một lượng đủ lớn mới tổ chức vận chuyển ra đến bìa rừng rồi tìm mối chuyển về
xuôi.

Những loài cây gỗ quí bị chặt để đem bán làm nguyên liệu sản xuất ra các mặt hàng đồ
mộc cao cấp hay sử dụng trong xây dựng. Bên cạnh đó nhiều loài khác cũng được khai
thác phục vụ sở thích, thị hiếu của con người. Lâu nay có những lực lượng vào rừng kiếm
các loài lan về bán cho các vườn cây cảnh hay những nhà sưu tầm. Hoạt động tìm kiếm
đó cũng tương tự như người đi tìm trầm, họ sẵn sàng chặt bỏ những thứ ngáng đường đạt
đến đích của họ.

Một thú chơi, nhất là của những người mới giàu lên cũng gây hại cho rừng. Đó là việc
đưa những cây rừng về trồng trong vườn nhà, cơ quan. Hồi năm ngoái, báo Tuổi Trẻ cũng
có bài nói về tình hình ấy ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, nơi mà việc bứng cây
rừng về làm đẹp đã trở thành “mốt.” Báo này trích dẫn phát biểu của một người dân địa
phương từng có thời vào rừng săn lùng các loài cây cảnh về kinh doanh, nói rằng loài cây
được săn lùng ở Đồng Hới là cây mưng với niềm tin trồng cây này mang lại ‘lộc’ cho họ.
Cây mưng là loài cây mọc bên bờ suối, ven sông có bộ rễ chùm dày bám vào đất có thể
giúp giữ khỏi xói lở. Ngoài cây mưng dân địa phương còn chơi những loại cây rừng cổ
thụ khác như sanh, si, đa, đùng đinh, cây lội…

Ra miền bắc, Cục Lâm Nghiệp cho biết trong 11 tháng của năm ngoái có hơn chục ngàn
vụ vi phạm quản lý và bảo vệ rừng tại các tỉnh phía bắc đã bị phát hiện. Nơi nào càng có
nhiều rừng càng có nhiều vụ vi phạm. Ngoài ra, kiểm lâm các tỉnh phía Bắc cũng phát
hiện hơn một ngàn vụ phá rừng, gây hại cho hơn 350 héc ta rừng.

Đánh giá của ngành lâm nghiệp cho rằng hoạt động phá rừng, vận chuyển gỗ lậu.. đang
ngày càng tinh vi hơn.

Ngoài việc phá rừng nhân danh công tác làm đường hay phát triển nông thôn như hai
công ty tại Dak Lak vừa nêu trên, cũng như việc những đối tượng gọi là lâm tặc sống ký
sinh vào rừng, rừng còn bị phá biến hóa thành đất riêng của những cán bộ địa phương nơi
có rừng.
Khai thác gỗ trái phép bị phát hiện ở tỉnh Hà Tĩnh hồi năm 2009. Photo courtesy of
vtc.vn

Thanh tra chính phủ Việt Nam kết luận từ năm 1985 tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng
Nai, ủy ban nhân dân huyện ra quyết định giao cho đơn vị có tên gọi là Trạm Trồng rừng
Thống Nhất, nay là Xí nghiệp nguyên liệu giấy miền Đông Nam Bộ hơn 2400 héc ta đất
để trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Sau hơn một chục năm, đến năm 1999, xí
nghiệp này khai chỉ còn quản lý hơn 890 héc ta, tức hơn 1/3 diện tích ban đầu. Diện tích
ấy đi đâu?

Thanh tra cho thấy từ năm 1985 đến năm 1999, hơn 1500 héc ta đất để trồng rừng do Xí
nghiệp nguyên liệu giấy Đông Nam Bộ đã bị biến mất. Thanh Tra chính phủ kết luận Ủy
ban Nhân dân huyện Thống Nhất và các cá nhân liên quan không thực hiện những qui
định trong việc giao đất đưa đến tình trạng hơn 2400 héc ta đất đã giao hồi năm 1985 nay
trở thành đất của cán bộ lâm trường, cán bộ chính quyền địa phương…

Mua gỗ của kiểm lâm?

Do tình trạng phá rừng như đã nêu trên, diện tích rừng của Việt Nam bị thu hẹp đáng kể.
Các cây gỗ tự nhiên đủ qui cách khai thác không còn bao nhiêu, số trồng mới ít ỏi thì
chưa đủ lớn để khai thác lấy gỗ. Trong khi đó nhu cầu ngày càng gia tăng nhất là nền
kinh tế phát triển, cuộc sống khá lên nhiều sản phẩm gỗ tốt được ưa chuộng trong nội địa
cũng như ở nước ngoài.
Một người ở Châu Đốc chuyên làm nghề đóng bè cá hơn chục năm qua thừa nhận khó
khăn về nguồn nguyên liệu gỗ từ rừng Việt Nam:

Như gỗ cà chít của Việt Nam cũng chỉ còn những cây nhỏ thôi.

Để đáp ứng nhu cầu, các cơ sở sản xuất đồ mộc gia dụng, mỹ nghệ, cũng như mộc xây
dựng tìm đến với một nguồn hiện còn dồi dào chưa bị khai thác cạn kiệt như tại Việt
Nam, đó là gỗ từ rừng hai nước Lào và Kampuchia.

Điều này được chính các người trong ngành thừa nhận khi chúng tôi đến tại cơ sở của họ
hay qua điện thoại. Một người ở miền Trung chuyên phục dựng nhà rường Huế cho biết:

Gỗ không thiếu, có thể mua của Kiểm lâm, và nhập từ Lào và Kampuchia về.

Điều này cũng được một chủ một cơ sở sản xuất hàng mộc mỹ nghệ ở Bắc Ninh xác
nhận:

Hàng của chúng tôi làm từ gỗ nhóm một và cả gỗ sưa cũng có. Các loại gỗ này là nguồn
thanh lý của Kiểm lâm, gỗ mua từ rừng Lào và Kampuchia.

Tất cả những nhà sản xuất đồ mộc, sử dụng nguyên liệu gỗ đều biết tình trạng khai thác
cạn kiệt rừng Việt Nam. Tình hình khai thác bừa bãi ở Lào và Kampuchia cũng đều đã bị
những cơ quan quốc tế như Liên Hiệp Quốc lưu ý đến và đề nghị không được vi phạm
vào các khu vực rừng cấm, bởi có thể đưa đến tình trạng suy thoái trầm trọng như nhiều
nơi trên thế giới và Việt Nam. Dẫu vậy, do nguồn lợi kinh tế trứơc mắt, người khai thác
vẫn bằng mọi cách vào rừng chặt phá và tìm cách tuồn đến tay người mua; cụ thể là các
cơ quan quản lý vẫn lên tiếng về những khó khăn trong công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn
nạn chặt phá bừa bãi.

Còn biện pháp giúp duy trì những khu rừng còn lại, khôi
phục những diện tích bị xâm phạm, và trồng mới rừng ra
sao? Đó là đề tài trong chuyên mục kỳ tới.
Hàng của chúng tôi làm từ gỗ
nhóm một và cả gỗ sưa cũng có.
Đến đây, Gia Minh chào tạm biệt quí vị. Các loại gỗ này là nguồn thanh lý
của Kiểm lâm, gỗ mua từ rừng Lào
(Theo rfa.org/Vietnamese) và Kampuchia.

Chủ xưởng mộc

Hãy cứu lấy rừng


19.07.2010 16:37

Gia Minh, biên tập viên RFA


2010-06-28

Photo Wikipedia - Rừng Tây Nguyên cũng bị


tàn phá nghiêm trọng (Ảnh minh họa) Bản
Srepok, Darlak
Trong chương trình kỳ trước chúng tôi nêu lên lại tình trạng phá rừng tại Việt Nam với
nhiều mục đích khác nhau. Hiện trạng đó lâu nay khiến cho diện tích rừng nhiệt đới trong
nước suy giảm đáng kể.

Số liệu được nêu ra mấy năm trước cho thấy rõ từ năm 1943 đến năm 1995, diện tích
rừng của Việt Nam bị suy giảm từ 43% xuống còn 28,2%. Đến năm 2005, tỷ lệ này được
cho biết tăng lên 37%. Tuy vậy tỷ lệ rừng nguyên sinh chỉ còn 8%; trong khi đó các nước
khác trong khu vực được nói là 50%.

Trước tình hình đó, chính phủ Việt Nam đề ra nhiều biện pháp để có thể phủ xanh lại
những khu rừng bị hủy hoại.

Vậy đó là những việc làm gì?

Bảo vệ và phát triển

Mời quí thính giả cùng theo dõi trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này.

Mới hôm tháng tư vừa qua, Việt Nam tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến Ban chỉ đạo
Dự án trồng mới năm triệu héc ta rừng với sự tham dự của đủ các ban ngành liên quan tại
Việt Nam.

Tại hội nghị giao ban vừa nói, phó thủ tướng thường trực chính phủ Việt Nam yêu cầu
các địa phương phải nổ lực hoàn thành các chỉ tiêu bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng,
nhất là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Sang năm 2011, dự án trồng mới 5 triệu héc ta
rừng phải hoàn thành.

Ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn, Các địa phương phải nổ lực hoàn
Cao Đức Phát, cho rằng năm nay là năm quyết định thực thành các chỉ tiêu bảo vệ, khoanh
hiện các chỉ tiêu được đề ra theo nghị quyết 73 của quốc nuôi tái sinh rừng, nhất là rừng
hội Việt Nam về Dự án trồng mới năm triệu hécta rừng, phòng hộ và rừng đặc dụng. Sang
một dự án được đưa ra từ năm 1997. năm 2011, dự án trồng mới 5 triệu
héc ta rừng phải hoàn thành.
Trước đó vào tháng giêng năm nay, ông Nông Đức Mạnh,
tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và thù tướng chính
phủ Nguyễn Tấn Dũng đều đi kinh lý tại khu vực các tỉnh Tây Bắc và nhắc nhở mục tiêu
chiến lược tại những tỉnh đó là khôi phục rừng.
Rừng đầu nguồn Vĩnh Kim, Bình Định bị tàn phá. Courtesy Báo Bình Định

Vào tháng ba, Ủy ban Liên minh Châu Âu, EC, phối hợp với Bộ Nông nghiệp- Phát triển
Nông thôn Việt Nam tổ chức hội thảo kiểm soát gỗ nguyên liệu và cho ra mắt Nhóm
công tác về tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản
trị rừng và thương mại lâm sản tại Việt Nam.
Ủy ban Liên minh Châu Âu, EC,
Từ nay đến năm 2012, EC sẽ hổ trợ cho Việt Nam trong phối hợp với Bộ Nông nghiệp-
việc triển khai các hoạt động vừa nói. Theo đó sẽ giúp Phát triển Nông thôn Việt Nam tổ
đào tạo kỹ năng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong chức hội thảo kiểm soát gỗ nguyên
việc thu mua lâm sản có trách nhiệm, các thủ tục xin cấp liệu và cho ra mắt Nhóm công tác
về tăng cường thực thi Luật Lâm
chứng chỉ của Hội đồng Quản lý rừng Quốc tế, viết tắt là
nghiệp.
FSC. Ngoài ra EC còn giúp xây dựng hệ thống giám sát
thương mại gỗ và lâm sản.

Quốc tế hỗ trợ

Bên cạnh những cơ quan chính phủ như EC, nhiều tổ chức phi chính phủ khác cũng đang
tham gia giúp Việt Nam bảo vệ, khôi phục và phát triển thảm rừng tại quốc gia nhiệt đới
gió mùa này.

Tổ chức Tropenpos International là một trong những số đó.

Ông Trần Hữu Nghị, giám đốc văn phòng Tropenbos Việt Nam, cho biết những hổ trợ
của tổ chức này cho Việt Nam:

Hiện chúng tôi cũng như một số tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế khác đang hổ
trợ ngành lâm nghiệp Việt Nam một số chiến lược, giải pháp. Chúng tôi giúp trong chiến
lược bảo tồn rừng nhiệt đới. Chúng tôi thiên về nghiên cứu tăng cường nhân lực. Chúng
tôi giúp đỡ các trường đại học, các viện nghiên cứu thực hiện các dự án nghiên cứu tìm ra
các giải pháp nhằm thực hiện việc bảo tồn rừng nhiệt đới.

Chúng tôi hợp tác khá nhiều với Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn, Viện Điều tra
Quy hoạch rừng, Viện Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Trường Đại học
Lâm nghiệp Xuân Mai, và một số đại học quốc tế…

Hiện có một số sinh viên thực tập nước ngoài đến làm
việc tại chỗ chúng tôi.
Hiện chúng tôi cũng như một số tổ
chức phi chính phủ và tổ chức
Tuy nhiên từ thực tế nghiên cứu đến áp dụng là khoảng quốc tế khác đang hổ trợ ngành
cách không phải ngắn, cần phải có thời gian. lâm nghiệp Việt Nam một số chiến
lược, giải pháp.
Những năm vừa qua chúng tôi có giúp Bộ Nông nghiệp
xây dựng một chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp đến năm Tổ chức Tropenpos
2020, và đã được Chính phủ và Bộ Nông nghiệp- Phát International
triển Nông thôn phê duyệt và triển khai. Từ những chính
sách đó nghiên cứu một số loài có nguy cơ tuyệt chủng, vấn đề khai thác, sử dụng, bảo
tồn như thế nào. Từ đó xây dựng nên những hướng dẫn tham mưu cho các cơ quan chức
năng như Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn, Cục Kiểm Lâm, các cơ quan bảo tồn
như Vườn Quốc gia …

Viện Sinh học Nhiệt Đới tại thành phố Hồ Chí Minh cũng
tham gia trong công tác bảo vệ rừng với kế hoạch như Hiện chúng tôi có chương trình
trình bày của tiến sĩ Vũ Ngọc Long, phó viện trưởng sau trồng rừng, đưa cây rừng bản địa
đây: vào trồng lại tại các địa phương.
Trước kia người ta thường chỉ
Hiện chúng tôi có chương trình trồng rừng, đưa cây rừng trồng keo, tràm, nay đưa cây họ
dầu vào để đa dạng hóa.
bản địa vào trồng lại tại các địa phương. Trước kia
Hàng trăm gốc đại thụ từ rừng bị bứng về Quy Nhơn. Courtesy báo Bình Định

người ta thường chỉ trồng keo, tràm, nay đưa cây họ dầu vào để đa dạng hóa. Ngoài ra
còn đưa mô hình cây ca cao vào để giúp cho tán rừng rậm hơn, rồi cây bời lời, các loại
cây cho gỗ… Mô hình này được thực hiện tại các khu vực núi cao, đặc biệt ở Lâm Đồng.

Hiện chúng tôi cũng tập trung vào mô hình quản lý: giao rừng cho người dân để người ta
tham gia nhiều hơn. Đây là cơ chế đồng quản lý.

Một trong những hoạt động được đề cao lâu nay là đưa cộng đồng dân chúng sống tại các
khu vực rừng cùng tham gia công tác bảo vệ và trồng rừng. Mục tiêu được nêu ra là chỉ
có thể thực hiện được các chỉ tiêu bảo vệ và phát triển rừng một khi có được sự tham gia
của cộng đồng. Vậy người dân tại địa phương Lâm Đồng, nơi có dự án mà tiến sĩ Vũ
Ngọc Long vừa nêu, nói sao về sự tham gia của cộng đồng?

Một công nhân lâm trường ở huyện Dahuoi cho biết:

Tôi chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ chứ không được giao đất
rừng.
Theo trình bày của đại diện tổ
Một người dân khác ở Dahoui nói rõ thêm: chức International Tropenbos và
phó viện trưởng Viện Sinh học
Chủ yếu giao đất cho người dân tộc trồng rừng. Người Nhiệt đới, thì hầu như mọi công tác
Kinh đi kinh tế mới đến phải mua lại đất do người khác đều đang trong giai đoạn thăm dò,
thử nghiệm.
bán. Các loại cây trồng là keo, cao su. Người tham gia
trồng được cung cấp tiền và cho phép khai thác khi cây lớn để giúp họ ổn định kinh tế.

Như chỉ thị của chính phủ và các cơ quan chức năng, hoạt động bảo tồn, khôi phục rừng,
cũng như phủ xanh đất trống- đồi núi trọc là một công tác hết sức khẩn trương. Tuy nhiên
theo trình bày của đại diện tổ chức International Tropenbos và phó viện trưởng Viện Sinh
học Nhiệt đới, thì hầu như mọi công tác đều đang trong giai đoạn thăm dò, thử nghiệm.
Rồi sự tham gia của người dân ở những nơi có dự án dường như cũng chưa mấy rộng sâu.

Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn
trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự
Do.

Gia Minh chào tạm biệt.

(Theo rfa.org/Vietnamese)

You might also like