You are on page 1of 6

Quote:

Được viết bởi tieukiemhan


Em muốn kiếm một đồ án về xử lý nước thải nhà máy bia mà kiếm trong tài liệu chỉ thấy báo cáo
thui. ai có thể share cho em được hok. thk nhìu nhìu lắm

PHẦN I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU

I - KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI NƯỚC THẢI


I.1. Khái niệm nước thải
Nước thải là nước sau khi đã được sử dụng với các mục đích khác nhau.

I.2. Phân loại nước thải


Một trong các cách phân loại nước thải là có thể phân loại nước thải theo nguồn gốc phát sinh ra
chúng. Theo cách phân loại này, có các loại nước thải sau:
• Nước thải sinh hoạt.
Là nước thải được thải từ các khu dân cư, khu hoạt động thương mại, khu vực công sở, trường học
và các cơ sở tương tự khác.
• Nước thải công nghiệp và dịch vụ:
Là nước thải được thải từ các quá trình công nghệ hay dịch vụ có xử dụng nước và thành phần của
nước thải phụ thuộc vào công nghệ hay dịch vụ.
• Nước thải của sản xuất nông nghiệp:
Thường là nước tưới tiêu trong trồng trọt hay nước từ các khu vực chăn nuôi và trồng trọt: chất hữu
cơ, phân hoá học, thuốc trừ sâu.
• Nước thải bệnh viện:
Số lượng vi sinh vật lớn và đa dạng, nhiều vi sinh vật gây bệnh đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm,
các hoá chất độc hại, nguy hiểm và có thể có phóng xạ.
• Nước từ các hoạt động thương mại như chợ chứa nhiều chất hữu cơ v à rác.
• Nước mưa nhiễm bẩn:
Độ ô nhiễm của nước mưa phụ thuộc vào độ ô nhiễm của môi trường không khí, bề mặt khu vực có
nước chảy tràn.

II - CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI


Có thể phân loại các phương pháp xử lý nước thải theo đặc tính xử lý như : Xử lý cơ học, xử lý hóa
học, xử lý sinh học.
Tùy tính chất của từng loại nước thải mà trong qui trình xử lý, có thể kết hợp các phương pháp trên
để đạt yêu cầu xử lý với hiệu quả cao.

II.1. Phương pháp xử lý cơ học


Gồm những quá trình mà khi nước thải đi qua quá trình đó sẽ không thay đổi tính chất hóa học và
sinh học của nó. Xử lý cơ học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các bước xử lý tiếp theo.
Các phương pháp và thiết bị sử dụng trong xử lý cơ học :
• Song chắn rác : Giúp ngăn chặn các vật cứng, vật nổi đi vào máy bơm, vào các bể xử lý công đoạn
sau.
• Bể lắng : giúp loại bỏ các cặn nặng gây cản trở cho các quá trình sinh học trong các bể xử lý sinh
học.
• Bể tuyển nổi và vớt bọt : giúp loại bỏ dầu mỡ và các chất hoạt động bề mặt gây cản trở cho các quá
trình oxy hóa và khử mầu.
• Bể lọc : giúp loại bỏ cặn lơ lửng, làm nước trong trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
• Bể điều hòa : để pha loãng và đồng nhất nồng độ các chất trong nước thải cho phù hợp trước khi
xử lý.

II.2. Phương pháp hoá học


Các phương pháp xử lý nước thải gồm có: Trung hoà, oxy hoá và khử. Tất cả các phương pháp này
đều dùng tác nhân hoá học nên là phương pháp gây ô nhiễm thứ cấp. Người ta sử dụng phương pháp
hoá học để khử các chất hoà tan và trong các hệ thống cấp nước khép kín. Đôi khi phương pháp này
dùng để xử lý sơ bộ trước khi xử lý sinh học hay sau công đoạn này là phương pháp xử lý nước thải
lần cuối để thải vào nguồn nước.
Các phương pháp sử dụng trong xử lý hóa học :
• Phương pháp trung hòa : Dùng các tác nhân hóa học hay trộn lẫn nước 8,5 trước khi thải vào
nguồn nước hoặc sử÷ thải để đưa PH về khoảng 6,5 dụng cho công nghệ xử lý tiếp theo.
• Phương pháp oxy hóa khử : Dùng các chất oxy hóa mạnh để chuyển các chất độc hại trong nước
thải thành dạng ít độc hại hơn và tách ra khỏi nước.

II.3. Phương pháp xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dựa trên hoạt động sống của các vi sinh vật, chủ yếu là
vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh, có trong nước thải. Quá trình hoạt động của chúng cho kết quả là các
chất hữu cơ gây nhiễm bẩn được khoáng hóa, trở thành những chất vô cơ, các chất khí đơn giản và
nước.
Vi sinh vật có trong nước thải sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh
dưỡng và tạo ra năng lượng. Quá trình dinh dưỡng làm cho chúng sinh sản, phát triển tăng số lượng
tế bào (tăng sinh khối), đồng thời làm sạch (có thể là gần như hoàn toàn) các chất hữu cơ hòa tan
hoặc các hạt keo phân tán nhỏ. Do vậy, trong xử lý sinh học, người ta phải loại bỏ các tạp chất thô ra
khỏi nước thải trong các công đoạn xử lý trước đó. Đối với các tạp chất vô cơ có trong nước thải thì
phương pháp xử lý sinh học có thể khử các chất sunfit, muối amôn, nitrat… - các chất chưa bị oxy
hóa hoàn toàn. Sản phẩm của các quá trình phân hủy này là khí CO2, nước, khí N2, ion sunfat…
II.3.1. Điều kiện của nước thải có thể xử lý sinh học
Để cho quá trình chuyển hoá vi sinh vật xảy ra được thì vi sinh vật phải tồn tại được trong môi
trường xử lý. Muốn vậy thì được xử lý sinh học phải thoả mãn các điều kiện sau:
• Nước thải không có chất độc với vi sinh vật như các kim loại nặng, dẫn xuất phenol và cyanua, các
chất thuộc loại thuốc trừ sâu và diệt cỏ hoặc nước thải không có hàm lượng axit hay kiềm quá cao,
không được chứa dầu mỡ.
• Trong nước thải, hàm lượng các chất hữu cơ dễ phân huỷ so với các chất hữu cơ chung phải đủ
lớn, điều này thể hiện qua tỷ lệ giá trị hàm lượng BOD/COD 0,5.
II.3.2. Nguyên lý của quá trình oxi hoá sinh học
ϖCơ chế của quá trình:
Quá trình oxi hoá sinh hoá các chất hữu cơ trong môi trường nước thải chính là quá trình phân huỷ
các chất hữu cơ của các vi sinh vật.
Quá trình này gồm 3 giai đoạn, diễn ra với tốc độ khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau:
♣ Giai đoạn khuyếch tán chất hữu cơ từ nước thải tới bề mặt các tế bào vi sinh vật. Tốc độ của giai
đoạn này do quy luật khuyếch tán và trạng thái thuỷ động của môi trường quyết định.
♣ Giai đoạn chuyển các chất hữu cơ đó qua màng bán thấm của tế bào do sự chênh lệch bên trong
và bên ngoài của tế bào.
♣ Giai đoạn chuyển hoá sinh hoá các chất trong tế bào vi sinh vật để tạo ra năng lượng, tổng hợp tế
bào mới và có thể tạo ra các chất mới.
II.3.3. Tác nhân sinh học trong quá trình xử lý
Vai trò chủ yếu trong quá trình xử lý sinh học là vi sinh vật. Hệ vi sinh vật trong nước nói chung và
trong nước thải nói riêng rất đa dạng và phong phú, phụ thuộc vào bản chất của nước và nước thải
cũng như các điều kiện về môi trường. Thường tron nước thải có chứa nhiều loài: vi khuẩn, nguyên
sinh động vật, prôtza…
Vi sinh vật tham gia vào quá trình xử lý nước thải được xử dụng chủ yếu dưới hai dạng:
• Bùn Hoạt tính:
Là huyền phù vi sinh vật trong nước thải dưới dạng bông màu nâu vàng có m. Bông này khi tụ hợp
lại vơi nhau thì dễ lắng. Bùnµ kích thước 3-5 hoạt tính có cấu tạo gồm các vi sinh vật, vi khuẩn,
các nguyên sinh động vật protoza… phát triển thành sinh khối nhày và chắc.
Hoạt tính của vi sinh vật là kết quả của sự vận chuyển oxi vào bông sinh học. Trong điều kiện khuấy
trộn và làm thoáng ở bể với bùn hoạt tính thông thường bông sinh học có một lớp phủ trên bề mặt
được gọi bề mặt hiếu khí. Tính chất lắng và nén của bùn hoạt tính là hai chỉ tiêu chính để đánh giá
sự thành công của phương pháp xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính. Việc tạo bông liên quan chặt chẽ
tới tốc độ phát triển của vi sinh vật và phụ thuộc vào bản chất của chất ô nhiễm, nồng độ oxi hoà tan
và mức độ chảy rối.
• Màng sinh học ( Màng sinh vật)
Màng sinh học là một hệ thống vi sinh vật phát triển trên bề mặt các vật 3 mm. Màng sinh học cũng
bao gồm các vi÷ liẹu xốp, tạo thành màng dày 1 khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật…
Quá trình xảy ra ở màng sinh học thường được xem như quá trình hiếu khí nhưng thực chất là hệ
thống vi sinh vật hiếu và yếm khí. Khi dòng nước thải chảy trên lớp màng sinh vật, các chất hữu cơ
và oxi hoà tan khuyếch tán qua màng và ở đó diễn ra các quá trình trao đổi chất. Sản phẩm của quá
trình trao đổi chất thải ra ngoài qua màng. Trong suốt quá trình, oxi hoà tan luôn được bổ sung từ
không khí. Theo thời gian, màng sinh học đầy dần lên, sau một thời gian màng bung ra và được thay
thế bằng một lớp màng khác.
III.3.4. Các phương pháp sinh học xử lý nước thải
III.3.4.1. Phương pháp hiếu khí
Sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu khí, để đảm bảo hoạt động sống của ÷ chúng cần cung cấp oxi
liên tục và duy trì nhiệt độ trong khoảng 200C 400C.
Phương trình sinh hoá tổng quát các phản ứng oxi hoá sinh hoá ở điều kiện hiếu khí:
(1)
(2)
Ưu điểm của phương pháp hiếu khí :
• Thời gian xử lý nhanh
• Tải trọng lớn (do tốc độ xử lý nhanh)
• Xử lý triệt để BOD hơn phương pháp yếm khí
• Khử Nitơ trong nước thải tốt hơn phương pháp yếm khí
Nhược điểm của phương pháp hiếu khí :
• Lượng bùn phát sinh lớn
• 500 mg/l)≤ Yêu cầu BOD đầu vào nhỏ (
• Khó phân hủy được một số chất béo, Protein, và chất rắn hữu cơ lơ lửng
• Trong điều kiện tự nhiên, xử lý hiệu quả không cao do thiếu oxy
• Trong điều kiện nhân tạo, tốn nhiều năng lượng cho sục khí, khuấy đảo
Các công nghệ sử dụng phương pháp phân hủy hiếu khí :
• Cánh đồng tưới
• Cánh đồng lọc
• Hồ sinh học
• Lọc sinh học hiếu khí
• Bể Aeroten
III.3.4.2. Phương pháp yếm khí
Phương trình sinh hóa tổng quát quá trình phân hủy yếm khí tạo CH4 :

Ưu điểm của phương pháp yếm khí :


• Lượng bùn phát sinh nhỏ
• Có thể xử lý BOD đầu vào lớn (>500 mg/l)
• Phân hủy được các chất béo, Protein, và chất rắn hữu cơ lơ lửng
• Tạo ra khí biogas có thể dùng làm nhiên liệu
Nhược điểm của phương pháp yếm khí :
• Thời gian xử lý chậm
• Thiết bị xử lý lớn
• Cần duy trì ở dải nhiệt độ phù hợp
• Xử lý không triệt để BOD
• Khử Nitơ trong nước thải kém
• Trong quá trình xử lý có sinh ra một số khí có mùi khó chịu
Các công nghệ sử dụng phương pháp phân hủy hiếu khí :
• Hồ yếm khí
• Lọc sinh học yếm khí
• Bể ủ khí metan
• Bể UASB

III - QUÁ TRÌNH PHÂN HỦY YẾM KHÍ NƯỚC THẢI


III.1. Cơ chế của quá trình
Quá trình phân hủy yếm khí là quá trình phân hủy sinh học chất hữu cơ trong điều kiện không có
oxy. Phân hủy yếm khí gồm có 6 quá trình :
• Thủy phân các polymer (1)
o Thủy phân Protein (1A)
o Thủy phân Polysaccarit (1B)
o Thủy phân Lipid (1C)
• Lên men các amino axit và đường (2)
• Phân hủy kị khí các axit béo mạch dài và rượu (3)
• Phân hủy kị khí các axit béo dễ bay hơi (trừ axit axetic) (4)
• Hình thành khí metan từ axit axetic (5)
• Hình thành khí metan từ CO2 và H2 (6)
Các quá trình này có thể họp thành 3 giai đoạn, xảy ra đồng thời trong quá trình phân hủy yếm khí
chất hữu cơ :
• Giai đoạn thủy phân :
Trong giai đoạn này, dưới tác dụng của enzym do vi khuẩn tiết ra, các phức chất và chất không tan
(như polysaccarit, protein, lipid) chuyển hóa thành các phức đơn giản hơn hoặc chất hòa tan (như
đường, các axit amin, axit béo).
Quá trình này xảy ra chậm. Tốc độ thủy phân phụ thuộc vào pH, kích thước hạt và đặc tính dễ phân
hủy của cơ chất. Chất béo thủy phân rất chậm.
• Giai đoạn lên men các axit hữu cơ :
Các hợp chất hữu cơ đơn giản sản phẩm của quá trình thủy phân, các chất béo, polysacarit,
protein… sẽ được lên men thành các axit hữu cơ như : axit axetic, lactic, propionic, butyric… và các
chất trung tính như : rượu, andehit, axeton, các chất khí như : CO2, H2, H2S, NH3 và một lượng
nhỏ khí indol, scatol… Sự hình thành các axit có thể làm pH giảmmạnh. Thành phần và tính chất
của các sản phẩm phụ thuộc nhiều vào bản chất, thành phần của các chất ô nhiễm có trong nước
thải, phụ thuộc vào khu hệ vi sinh vật cũng như vào điều kiện môi trường của quá trình hoạt động
(to, pH…).
Cơ chế của quá trình tạo axit trong phân hủy yếm khí được chia làm hai dạng chính.
• Lên men tạo axit axetic :

• Phân cắt axit béo phân tử lượng lớn bằng phản ứng oxy hóa khử kèm thủy phân :

Trong quá trình lên men các axit hữu cơ, các axit amin sẽ được khử amin bằng quá trình khử hoạc
thủy phân để tạo NH3 và NH4+, một phần sẽ được vi sinh vật sử dụng để tạo sinh khối, phần còn lại
thường tồn tại dưới dạng có thể gây ức chế quá trình phân giải yếm khí.
• Giai đoạn tạo khí Metan :
Các sản phẩm hữu cơ thu được từ giai đoạn lên men sẽ được khí hóa nhờ các vi khuẩn metan hóa
được gọi chung là vi khuẩn Methanogens. Các vi sinh vật này có đặc tính chung là chỉ hoạt động
trong môi trường yếm khí nghiêm ngặt. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của chúng chậm hơn nhiều
so với tốc độ sinh trưởng của các vi sinh vật khác.
Khí metan được hình thành chủ yếu theo hai cơ chế : Decacboxyl hóa và khử CO2 :
• Decacboxyl hóa :
CH3COOH CH4 + CO2
4CH3CH2COOH 7CH4 + 5CO2
2CH3(CH2)2COOH 5CH4 + 3CO2
CH3CH2OH 3CH4 + CO2
CH3COCH3 2CH4 + CO2
70% khí metan được tạo thành theo cơ chế này.
• Khử CO2 :
CO2 + 4H2 CH4 + 2H2O
4NADH2 4NAD
CO2 CH4 + 2H2O
30% khí metan được tạo thành theo cơ chế này.

Trong 2 giai đoạn thủy phân và lên men axit hữu cơ, COD trong dung dịch hầu như không giảm.
COD chỉ giảm trong giai đoạn metan hóa.

You might also like