You are on page 1of 6

Chuyên đề Hóa Học 10HS Oxi hóa khử

Baøi taäp
A. Một số vấn đề cần lưu ý
1. Nếu điện phân dung dịch hỗn hợp các chất (ion) thì thời gian điện phân vừa hết các chất
(ion) bằng tổng thời gian điện phân từng chất (ion) thành phần.
2. Cách tính khối lượng dung dịch sau điện phân:
mdd (sau điện phân) = mdd (trước điện phân) – m (kim loại) – m(khí).
3. Trường hợp điện phân có muối Fe3+, VD: điện phân dung dịch Fe2(SO4)3
 Đầu tiên: 2Fe2 (SO 4 )3 + 2H 2 O → 4FeSO 4 + O 2 ↑ + 2H 2SO 4
 Ta được dung dịch có ion Fe2+, nếu không còn ion kim loại nào có tính oxi hóa mạnh
hơn Fe2+ thì khi đó mới đến lượt Fe2+ bị điện phân: 2FeSO 4 + 2H 2 O → 2Fe ↓ + O 2 ↑ + 2H 2SO 4
⇒ Phương trình điện phân đến hết ion sắt: 2Fe2 (SO 4 )3 + 6H 2O → 4Fe ↓ + 3O 2 ↑ + 6H 2SO 4
VD2. Điện phân dung dịch chứa CuSO4 và Fe2(SO4)3.
 Các phương trình điện phân lần lượt như sau:
2Fe 2 (SO 4 )3 + 2H 2 O → 4FeSO 4 + O 2 ↑ + 2H 2SO 4
2CuSO 4 + 2H 2 O → 2Cu ↓ + O 2 ↑ + 2H 2SO 4
2FeSO 4 + 2H 2 O → 2Fe ↓ + O 2 ↑ + 2H 2SO 4
 Lưu ý thứ tự điện phân, vì tính oxi hóa Fe3+ > Cu2+ > Fe2+.
4. Khi các bình điện phân mắc nối tiếp thì điện lượng Q (Q = I.t) ở mỗi bình là như nhau và
các chất sinh ra ở các điện cực cùng tên tỉ lệ mol với nhau.
5. Chú ý phản ứng phụ của các sản phẩm điện phân với điện cực (không trơ) hoặc giữa các sản
phẩm với nhau.
VD. Điện phân NaCl nóng chảy với anot làm bằng sắt.
 Phương trình điện phân: 2NaCl 2Na + Cl2
 Phản ứng phụ (ở anot): 2Fe (anot) + 3Cl2  2FeCl3
Fe (anot) + 2FeCl3  3FeCl2
6. Khi catot bắt đầu có bọt khí xuất hiện hoặc khối lượng catot không đổi nghĩa là các cation
kim loại đã bị điện phân hết, tại catot đã bắt đầu điện phân H2O .
B. Bài tập tự giải
Bài 1. Mắc nối tiếp các bình điện phân sau đây: bình I đựng CuSO4, bình II đựng dung dịch
KCl (có màng ngăn xốp), bình III đựng dung dịch AgNO3. Hỏi sau khi ở catot bình I thoát ra
3,2g kim loại thì các điện cực còn lại thoát ra những chất gì? Bao nhiêu gam (đối với chất rắn),
bao nhiêu lít (ở đktc đối với chất khí). Biết rằng sau điện phân trong các dung dịch vẫn còn
muối và không dùng công thức của định luật Faraday để tính toán các lượng chất.
Bài 2. Tiến hành mạ huân chương bạc có tổng tiết diện 8cm2 với dung dịch điện phân là
AgNO3, anot làm bằng Ag, mật độ dòng 1A/dm2, thời gian điện phân là 16 phút 05 giây, hiệu
suất điện phân là 80%. Tính bề dày của lớp mạ (theo μm). Biết dAg = 10,5 g/cm3.

Trang 47 Tháng 05/2010


Chuyên đề Hóa Học 10HS Oxi hóa khử
Đáp số: l = 8,23 μm.
Bài 3. Thông thường khi điện phân dung dịch coban (II) sunfat (CoSO4) thì kim loại thoát ra ở
catot. Nhưng nếu hòa tan CoSO4 vào dung dịch H2SO4 40% tới mức bão hòa, thì khi điện phân
không thấy ở catot thoát ra kim loại, nhưng khi làm lạnh dung dịch sau điện phân tới 0 oC thì
xuất hiện ở anot các tinh thể xanh lục chứa 16,16% coban (về khối lượng). Hãy xác định công
thức hóa học của tinh thể đó và mô tả các quá trình điện phân dung dịch CoSO4 trong môi
trường trung tính và trong môi trường axit khá đậm đặc (điện cực trơ).
Đáp số: Co2(SO4)3.18H2O
Bài 4. Để sản xuất các kim loại khá hoạt động như kim loại kiềm, kiềm thổ, magie, nhôm, ta
thường điện phân nóng chảy các hợp chất gì của chúng? Tại sao không điện phân nóng chảy
các muối chứa oxi của chúng như Na2SO4, Na2CO3, NaNO3, MgSO4, Al2(SO4)3, ...?
Bài 5. Một hợp chất quan trọng của nhôm trong tự nhiên là criolit. Viết công thức của criolit
và cho biết hợp chất này được sử dụng trong quá trình sản xuất nhôm với mục đích gì?
(Trích đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2003 – khối A)
Bài 6. Viết các quá trình ở các điện cực và phương trình hóa học xảy ra khi điện phân 100 ml
dung dịch hỗn hợp chứa CuSO4 0,1M và NaCl 0,1M với điện cực trơ & có màng ngăn xốp cho
đến khi vừa hết các muối này. Tính khối lượng dung dịch đã giảm đi trong quá trình điện phân.
Đáp số: ∆m = 1,075g
Bài 7. Có 200ml dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 0,25M và CrCl2 0,6M. Điện phân dung dịch
trên trong thời gian 1 giờ 36 phút 30 giây với cường độ dòng điện 5A.
a. Tính khối lượng kim loại bám vào catot.
b. Tính thể tích khí thoát ra ở anot.
c. Dung dịch còn lại có những chất nào? Tính nồng độ mol/l của các chất còn lại. Xem
như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể trong suốt quá trình điện phân.
Đáp số: a. 8,4g b. 3,36 lít c. CM CrSO4 = 0,1M, CM H2SO4 = 0,15M
Bài 8. Tiến hành điện phân dung dịch chứa HCl 0,01M, NaCl 0,01M và CuCl 2 0,02M với I (A)
không đổi, điện cực trơ, màng ngăn xốp cho tới khi H2O bị điện phân ở cả 2 điện cực.
a. Viết các phản ứng điện phân lần lượt xảy ra.
b. Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến đổi pH của dung dịch theo thời gian điện phân.
Bài 9. Có 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 & AgNO3. Để điện phân hết các ion kim loại trong dung
dịch thì cần dùng dòng điện có cường độ 0,402A và điện phân trong thời gian 4,0 giờ. Giả thiết
hiệu suất điện phân là 100%. Tính nồng độ mol của các muối nitrat có trong dung dịch ban
đầu, biết rằng khối lượng các kim loại thoát ra ở catot là 3,44g.
Đáp số: CM Cu(NO3)2 = CM AgNO3 = 0,1M
*
Bài 10 . Điện phân dung dịch NiSO4 0,10M có pH = 2,00, dùng điện cực Pt.
a. Tính thế catot cần thiết để có Ni kết tủa ở catot.
b. Tính điện áp cần tác dụng để có quá trình điện phân đầu tiên.
c. Tính điện áp phải tác dụng để [Ni2+] còn lại trong dung dịch bằng 1,0.10–4 M.
Cho biết: E oNi2+ /Ni = − 0,230V E Oo 2 /H2O = 1,23V ηO2 = 0,80V

Trang 48 Tháng 05/2010


Chuyên đề Hóa Học 10HS Oxi hóa khử
Điện trở bình điện phân R = 3,15Ω, cường độ dòng điện I = 1,10A.
Bài 11*.
1. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra khi điện phân dung dịch gồm NaCl 0,10M, AlCl3
0,10M, HClO4 0,01M, điện cực Pt.
2. Tính lượng sản phẩm tách ra ở catot nếu điện phân dung dịch trên trong thời gian 1,0 giờ với
cường độ dòng điện 1A.
E oCl /2Cl− = 1,36 V ηH2 = 0,068 V
Cho biết:
2

E oO2 /H2O = 1,23 V ηO2 = 0,920 V

Bài 12. Hòa tan 4,5 gam tinh thể XSO4.5H2O vào nước, thu được dung dịch A. Điện phân
dung dịch A với điện cực trơ. Nếu thời gian điện phân là t giây thì thu được kim loại ở catot và
0,007 mol khí tại anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì thu được 0,024 mol khí.
a. Xác định XSO4.5H2O
b. Cho I = 1,93A. Tính thời gian t (giây).
(Trích đề thi tuyển sinh đại học quốc gia TP HCM năm 2001)
Đáp số: a. CuSO4.5H2O b. t = 1400 giây.
Bài 13. Điện phân một dung dịch muối MCln với điện cực trơ. Khi ở catot thu được 16,0 gam
kim loại M thì ở anot thu được 5,6 lít khí (đktc). Xác định kim loại M.
(Trích đề thi tuyển sinh đại học Y Dược TP HCM năm 1999 – khối B)
Đáp số: Cu
Bài 14. Tiến hành điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) một dung dịch chứa m (g) hỗn hợp
CuSO4 và NaCl đến khi H2O bắt đầu điện phân ở cả 2 điện cực thì dừng lại. Ở anot thu được
0,448 lít khí (đktc). Dung dịch sau điện phân có khả năng hòa tan được tối đa 0,68 gam Al2O3.
a. Tính khối lượng m (g).
b. Tính khối lượng catot tăng lên trong quá trình điện phân.
c. Tính mdd giảm trong quá trình điện phân, xem như lượng H2O bay hơi không đáng kể.
Đáp số:
 Trường hợp 1: m = 4,473 gam, m catot tăng 0,853 gam, m dung dịch giảm 2,286 gam.
 Trường hợp 2: m = 5,970 gam, m catot tăng 1,920 gam, m dung dịch giảm 2,950 gam.
Bài 15. Muốn mạ một lớp Ni dày 0,3 mm lên tấm kim loại có diện tích 100cm 2 thì phải tiến
hành mạ trong bao lâu với cường độ dòng điện là 3A. Nếu hiệu suất dòng là 80% thì cần thời
gian bao lâu để phủ được một lượng Ni tương ứng như trên? Biết dNi = 9g/cm3, MNi = 58,69.
Đáp số: t = 8 giờ 22 phút (h% = 100%), t = 10 giờ 27 phút (h% = 80%).
Bài 16. Điện phân 1 lít dung dịch NaCl (d = 1,2 g/ml), chỉ thu được một chất khí ở điện cực.
Cô cạn dung dịch sau điện phân thì thu được 125 gam chất rắn khan. Nhiệt phân chất rắn này ở
nhiệt độ cao cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng giảm 8,8 gam. Tính:
a. Tính hiệu suất của quá trình điện phân
b. Tính C% và CM của dung dịch NaCl ban đầu
c. Tính khối lượng dung dịch thu được sau điện phân.

Trang 49 Tháng 05/2010


Chuyên đề Hóa Học 10HS Oxi hóa khử
Đáp số: a. H = 50% b. C% dd NaCl = 9,75%, CM NaCl = 2M c. m = 1199g
Bài 17. Hòa tan 0,3725 gam XCl (X là kim loại kiềm) vào nước rồi cho vào bình điện phân thứ
nhất (bình 1). Mắc nối tiếp bình 1 với bình 2 chứa dung dịch CuSO 4. Sau một thời gian điện
phân thì catot ở bình 2 có 0,16g kim loại bám vào, còn bình 1 chứa một chất tan & có pH = 13.
a. Tính thể tích dung dịch trong bình 1 sau khi điện phân.
b. Cho biết trong bình 1 chứa chất gì?
Đáp số: a. V = 0,05 lít b. KCl
Bài 18. Hòa tan 12,5g CuSO4.5H2O vào dung dịch chứa a mol HCl, ta được 100ml dung dịch
X. Điện phân dung dịch X (điện cực trơ) với cường độ dòng điện 5A, trong thời gian 368 giây.
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi điện phân
b. Xác định nồng độ mol/lít của các chất tan có trong dung dịch sau khi điện phân.
Đáp số: CM CuSO4 = 0,4M, CM H2SO4 = 0,1M
CM HCl = 0M nếu a ≤ 0,02, CM HCl = (10a – 0,2)M nếu a > 0,02.
Bài 19*. Người ta mạ Ni lên các mẫu vật kim loại bằng phương pháp mạ điện trong bể mạ chứa
dung dịch NiSO4. Điện áp được đặt lên các điện cực của bể mạ là 2,5V. Cần mạ 10 mẫu vật
kim loại hình trụ, mỗi mẫu có bán kính 2,5cm, cao 20cm và yêu cầu phủ lên mỗi mẫu vật một
lớp Ni dày 0,4 mm.
a. Viết phương trình các phản ứng xảy ra trên các điện cực của bể mạ điện.
b. Tính điện năng (theo kWh) phải tiêu thụ.
Cho biết: dNi = 8,9 g/cm3, MNi = 58,7 g/mol, hiệu suất dòng 90%, 1kWh = 3,6.106 J.
(Trích đề thi chọn HSG quốc gia năm 2006)
Đáp số: W = 3,2245 kWh
Bài 20*. Hòa tan 208,8 gam hỗn hợp G gồm RCl và ROH (R là kim loại kiềm) vào nước để
được dung dịch A. Chia dung dịch A thành 2 phần bằng nhau p1 và p2 rồi đem điện phân với
điện cực trơ, có màng ngăn theo 2 thí nghiệm:
 Thí nghiệm 1: Điện phân p1 với điện lượng Q, thu được 13,44 lít hỗn hợp khí X ở cả 2 điện
cực, còn lại dung dịch B.
 Thí nghiệm 2: Điện phân p2 với điện lượng 2Q, thu 24,64 lít hỗn hợp khí Y ở cả 2 điện cực,
còn lại dung dịch C. Để trung hòa dung dịch C cần 2 lít HCl 0,8M.
a. Tính thể tích mỗi khí trong hỗn X, Y. Tính điện lượng Q. Xác định kim loại R.
b. Biết khối lượng dung dịch B là 378,1g. Tính C% các chất có trong dung dịch A, B, C.
Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết rằng các quá trình điện phân là hoàn
toàn & không có thất thoát hơi nước trong quá trình điện phân do hiệu ứng nhiệt.
(Trích đề thi HSG TP HCM năm 1996)
Đáp số: a. R là K, Q = 57900 C
b. Dung dịch A: C% KCl = 14,9%, C% KOH = 11,2%
Dung dịch B: C% KOH = 20,74%, C% KCl = 3,94%

Trang 50 Tháng 05/2010


Chuyên đề Hóa Học 10HS Oxi hóa khử
Dung dịch C: C% KOH = 24,4%
Bài 21*. Điện phân dung dịch NaCl, catot là hỗn hống Hg, dòng chảy đều và dùng cực titan
bọc ruteni (Ru) và rođi (Rh) làm anot. Khoảng cách giữa catot và anot chỉ vài mm.
a. Viết các phương trình p/ư xảy ra tại các điện cực khi mới bắt đầu điện phân (pH = 7).
Tính các giá trị thế điện cực và thế phân giải.
b. Sau một thời gian pH tăng lên đến 11. Giải thích tại sao? Viết các phương trình phản
ứng xảy ra ở pH đó. Tính thế điện cực và thế phân giải.
Cho biết: Eo Na+/Na (Hg) = – 1,78 V (với NaCl 25% và 0,2% Na trong hỗn hống)
Eo Cl2/2Cl– = + 1,34 V (cho dung dịch NaCl 25% (khối lượng))
Eo Na+/Na = – 2,71 V
Eo H3O+/H2 = 0,00 V Eo O2/H2O = + 1,23 V

η H2 (trên Hg) = 1,3 V η O2 (trên Ru/Rh) = 0,8 V


(Theo đề thi Olympic hóa học tại Áo năm 1996)
Đáp số: a. U = 3,053V b. U = 3,12V
Bài 22*. Cho dòng điện 0,5A qua dung dịch muối của một axit hữu cơ trong 2 giờ. Kết quả sau
quá trình điện phân là trên catot tạo ra 3,865 gam một kim loại và trên anot có khí etan và khí
cacbonic thoát ra.
a. Cho biết muối của kim loại nào bị điện phân? Biết rằng 5,18 gam của kim loại đó đẩy
được 1,59 gam Cu từ dung dịch đồng sunfat.
b. Cho biết muối của axit hữu cơ nào bị điện phân?
c. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trên các điện cực.
(Trích đề thi chọn HSG quốc gia năm 2002, bảng A)
Đáp số: a. Pb b. (CH3COO)2Pb
*
Bài 23 . Một bình điện phân chứa dung dịch NaOH (pH=14) và một bình điện phân khác chứa
dung dịch H2SO4 (pH = 0) ở 298K. Khi tăng hiệu điện thế từ từ ở hai cực của mỗi bình thì có
khí giống nhau thoát ra ở cả hai bình tại cùng điện thế.
a. Giải thích hiện tượng trên. Viết các phương trình phản ứng xảy ra ở mỗi bình (không
xét sự tạo thành H2O2 và H2S2O8).
b. Tính Umin phải đặt vào hai cực mỗi bình để cho quá trình điện phân xảy ra.
c. Người ta muốn giảm pH của dung dịch NaOH xuống còn 11. Có thể dùng NH 4Cl
được không? Nếu được, hãy giải thích và tính khối lượng NH4Cl phải dùng để giảm pH
của 1 lít dung dịch NaOH từ 14 xuống còn 11.
d. Khi pH của dung dịch NaOH bằng 11 thì hiệu điện thế tối thiểu phải đặt vào hai cực
của bình điện phân là bao nhiêu để cho quá trình điện phân xảy ra?
Cho biết: Eo (H2O, ½O2 / 2OH–) = 0,4 V, Eo (2H+, ½O2 / H2O) = 1,23 V, pKb NH3 = 4,75.
(Trích đề thi chọn HSG quốc gia năm 2004, bảng A)
Đáp số: b. 1,23 V c. 54,4 gam d. ≈ 1,23 V
Trang 51 Tháng 05/2010
Chuyên đề Hóa Học 10HS Oxi hóa khử
---*---

Trang 52 Tháng 05/2010

You might also like