You are on page 1of 10

Sắc kí

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sắc kí là một họ các kĩ thuật hoá học phân tích dùng để tách các chất trong một hỗn hợp. Nó bao gồm
việc cho mẫu chứa chất cần phân tích trong "pha động", thường là dòng chảy của dung môi, di chuyển
qua "pha tĩnh." Pha tĩnh trì hoãn sự di chuyển của các thành phần trong mẫu. Khi các thành phần này di
chuyển qua hệ thống với tốc độ khác nhau, chúng sẽ được tách khỏi nhau theo thời gian, giống như các
vận động viên chạy maratông. Một cách lí tưởng, mỗi thành phần đi qua hệ thống trong một khoảng thời
gian riêng biệt, gọi là "thời gian lưu."

Trong kĩ thuật sắc kí, hỗn hợp được chuyên chở trong chất lỏng hoặc khí và các thành phần của nó
được tách ra do sự phân bố khác nhau của các chất tan khi chúng chảy qua pha tĩnh rắn hay lỏng.
Nhiều kĩ thuật khác nhau đã được dùng để phân tích hợp chất phức tạp dựa trên ái tính khác nhau của
các chất trong môi trường động khí hoặc lỏng và đối với môi trường hấp phụ tĩnh mà chúng di chuyển
qua, như giấy, gelatin hay gel magnesium silicate.

Sắc kí phân tích được dùng để xác định danh tính và nồng độ các phân tử trong hỗn hợp. Sắc kí tinh
chế được dùng để tinh chế các chất có trong hỗn hợp.
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ

Sắc ký (Chromatography) là phương pháp tách, phân ly, phân tách các chất dựa vào
sự phân bố khác nhau của chúng giữa hai pha động và tĩnh.
Khi tiếp xúc với pha tĩnh, các cấu tử của hỗn hợp sẽ phân bố giữa pha động và pha
tĩnh tương ứng với tính chất của chúng (tính bị hấp phụ, tính tan, …). Trong hệ thống
sắc ký chỉ có các phân tử pha động mới chuyển động dọc theo hệ sắc ký. Các chất
khác nhau sẽ có ái lực khác nhau với pha động và pha tĩnh. Trong quá trình chuyển
động dọc theo hệ sắc ký hết lớp pha tĩnh này đến lớp pha tĩnh khác, sẽ lặp đi lặp lại
quá trình hấp phụ, phản hấp phụ. Hệ quả là các chất có ái lực lớn với pha tĩnh sẽ
chuyện động chậm hơn qua hệ thống sắc ký so với các chất tương tác yếu hơn pha
này. Nhờ đặc điểm này mà người ta có thể tách các chất qua quá trình sắc ký.

CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ

Phương pháp sắc ký dựa vào sự phân bố khác nhau của các chất giữa hai pha động và
tĩnh. Có nhiều nguyên nhân đưa đến sự phân bố khác nhau của các chất, nhưng chính
sự lặp đi lặp lại hiện tượng hấp phụ - phản hấp phụ của các chất khi dòng pha động
chuyển động qua pha tĩnh là nguyên nhân chủ yếu của việc tách sắc ký.
PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ
Trong phương pháp sắc ký, pha động phải là các lưu thể (các chất ở dạng khí hay
lỏng), còn pha tĩnh có thể là các chất ở trạng thái lỏng hoặc rắn. Dựa vào trạng thái
tập hợp của pha động, người ta có thể chia sắc ký thành hai nhóm lớn: SẮC KÝ KHÍ
(Gas Chromatography- GC) và SẮC KÝ LỎNG (Liquid Chromatography). Dựa vào cơ
chế trao đổi của các chất giữa hai pha động và tĩnh người ta lại chia các phương pháp
sắc ký thành các nhóm nhỏ hơn.
CÁC CÁCH TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH SẮC KÝ
Tuỳ thuộc chế độ đưa mẫu vào hệ thống sắc ký cũng như các thao tác tiến hành sắc
ký, người ta chia cách tiến hành sắc ký thành ba loại:
1. Phương pháp tiền lưu
Đây là phương pháp sắc ký đơn giản nhất. người ta cho hỗn hợp, ví dụ, hai chất A và
B liên tục chảy qua cột có nạp sẵn các các chất hấp phụ. Người ta xác định nồng độ
các cấu tử trong dung dịch chảy ra khỏi cột và xây dựng đồ thị theo hệ toạ độ: nồng
độ cấu tử- thể tích dung dịch chảy qua cột. đồ thị này thường gọi là sắc ký đồ hay
đường cong thoát (có tác giả gọi là đường cong xuất). Do các cấu tử bị hấp phụ lên
cột, nên trước hết từ cột chỉ chảy ra dung môi. Sau đó trong dung dịch thoát sẽ có cấu
tử bị hấp phụ yến hơn trên cột, ví dụ cấu tử A, sau đó đến phần dung dịch chứa hỗn
hợp A+B, đường cong thoát theo phương pháp tiền lưu cho trên hình dưới. Trong
phương pháp tiền lưu, ta chỉ thu được dung dịch thoát có cấu tử A tinh khiết ở lúc đầu,
sau đó là hỗn hợp A+B. Phương pháp tiền lưu không cho phép tách hoàn toàn các cấu
tử ra khỏi nhau nên thực tế ít được dùng vào mục đích phân tích các chất.

1. Phương pháp rửa giải


Trong phương pháp rửa giải, đầu tiên người ta cho Vml dung dịch chứa hỗn hợp các
cấu tử (ví dụ, hỗn hợp hai cấu tử A và B, trong đó A có ái lực với cột nhỏ hơn B) chạy
qua cột. Các cấu tử A, B chứa trong Vml trước hết sẽ bị giữ lại ở phần trên của cột.
Sau đó cho dung dịch rửa (thường là dung môi hoà tan các cấu tử) chảy qua cột. Lúc
đó các cấu tử bị giữ ở phần trên của cột sẽ bị dung môi “rửa” và đưa dẫn xuống phía
dưới. Cấu tử A có ái lực với cột nhỏ hơn B nên chuyển động xuống phía dưới nhanh
hơn B. Nếu cột đủ dài và chế độ chảy của dung dịch rửa thích hợp thì sau một thời
gian cho chảy dung dịch rửa, các cấu tử tách ra thành từng vùng. Các vùng này sẽ
tuần tự thoát ra khỏi cột, mỗi vùng lại được cách nhau bằng một phần dung môi. Hình
bên dưới biểu diễn đường cong thoát của quá trình rửa giải. Trong phương pháp rửa
giải, người ta cũng hay dùng những dung dịch chứa một cấu tử có ái lực với cột nhưng
phải nhỏ hơn ái lực của các cấu tử cần tách với cột.

2. Phương pháp rửa đẩy


Trong phương pháp rửa đẩy, sau khi đưa mẫu vào cột, ta cho chảy qua cột một dung
dịch rửa chứa chất có ái lực với pha tĩnh lớn hơn các cấu tử cần tách. Các cấu tử cần
tách sẽ bị chuyển dần xuống phía dưới khi ta tiến hành quá trình rửa cột và tuần tự
thoát ra khỏi cột. Cấu tử thoát ra khỏi cột đầu tiên là cấu tử tương tác với pha tĩnh yếu
nhất, sau đó dần dần đến các cấu tử có ái lực với cột mạnh dần. Khác với phương
pháp rửa giải, nồng độ các cấu tử không giảm qua quá trình sắc ký. Một nhược điểm
quan trọng của phương pháp rửa đẩy là rất khó phân biệt các phần riêng của các cấu
tử trong dung dịch thoát vì ở đây giữa các phần dung dịch thoát chứa các cấu tử
không tách nhau bằng các thể tích dung dịch rửa.
Sắc ký khí ghép khối phổ và một số ứng dụng (GC/MS-Gas Chromatography Mass
Spectometry)
Sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS_Gas Chromatography Mass Spectometry) là một trong
những phương pháp sắc ký hiện đại nhất hiện nay với độ nhạy và độ đặc hiệu cao và được sử
dụng trong các nghiên cứu và phân tích kết hợp. Thiết bị GC/MS được cấu tạo thành 2 phần: phần
sắc ký khí (GC) dùng để phân tích hỗn hợp các chất và tìm ra chất cần phân tích, phần khối phổ
(MS) mô tả các hợp phần riêng lẻ bằng cách mô tả số khối. Bằng sự kết hợp 2 kỹ thuật này
(GC/MS_Gas Chromatography Mass Spectometry), các nhà hoá học có thể đánh giá, phân tích
định tính và định lượng và có cách giải quyết đối với một số hóa chất. Ngày nay, người ta ứng
dụng kỹ thuật GC/MS rất nhiều và sử dụng rộng rãi trong các nghành như y học, môi trường, nông
sản, kiểm nghiệm thực phẩm…
Sắc ký khí (GC_Gas Chromatography)
Sắc ký khí được dùng để chia tách các hỗn hợp của hóa chất ra các phần riêng lẻ, mỗi
phần có một giá trị riêng biệt. Trong sắc ký khí (GC) chia tách xuất hiện khi mẫu bơm vào pha
động. Trong sắc ký lỏng (LC) pha động là một dung môi hữu cơ, còn trong GC pha động là một khí
trơ gống như helium. Pha động mang hỗn hợp mẫu đi qua pha tĩnh, pha tĩnh được sử dụng là các
hóa chất, hóa chất này có độ nhạy và hấp thụ thành phần hỗn hợp trong mẫu.
Thành phần hỗn hợp trong pha động tương tác với pha tĩnh, mỗi hợp chất trong hỗn hợp
tương tác với một tỷ lệ khác nhau, hợp chất tương tác nhanh sẽ thoát ra khỏi cột trước và hợp
chất tương tác chậm sẽ ra khỏi cột sau. Đó là đặc trưng cơ bản của pha động và pha tĩnh, hơn
nữa quá trình chia tách có thể xảy ra bởi sự thay đổi nhiệt độ của pha tĩnh hoặc là áp suất của pha
động.
Cột trong GC được làm bằng thủy tinh, inox hoặc thép không rỉ có kích thước, kích cỡ rất
đa dạng. Cột của GC dài có thể là 25m, 30m, 50m, 100m và có đường kính rất nhỏ, bên trong
đường kính được tránh bằng một lớp polimer đặc biệt nhưphenyl 5% + dimetylsiloxane polymer
95%), đường kính cột thường rất nhỏ giống như là một ống mao dẫn. Thông thường cột được sử
dụng là semivolatile, hợp chất hữu cơ không phân cực như PAHs, các chất trong hỗn hợp được
phân tích bằng cách chạy dọc theo cột này.
Một chất chia tách, rửa giải phóng đi ra khỏi cột và đi vào đầu dò. Đầu dò có khả năng tạo
ra một tín hiệu bất kỳ lúc nào, khi phát hiện ra chất cần phân tích. Tín hiệu này phát ra từ máy tính,
thời gian từ khi bơm mẫu đến khi rửa giải gọi là thời gian lưu (TR).
Trong khi các thiết bị chạy, máy sẽ đưa ra các biểu đồ từ các tín hiệu như hình 1. Đây gọi
là sắc đồ, mỗi một peak trong sắc đồ sẽ miêu tả một tín hiệu tạo nên khi chất giải hấp từ cột sắc ký
và đi vào đầu dò detector, trục hoành biểu diễn thời gian lưu và trục tung biểu diễn cường độ của
tín hiệu, tronghình 1 mỗi đỉnh (peak) biểu diễn một chất riêng lẻ, chất này được tách từ hỗn hợp
mẫu phân tích, peak có thời gian lưu (TR) 4,97 phút là dodecane, 6.36 phút là biphenyl, 7.64 phút
là chlolobiphenyl, 9.41 phút là hexadecanoic acid methyl ester.
Nếu trong cùng điều kiện sắc ký như nhiệt độ, loại cột… gống nhau thì cùng chất luôn có
thời gian lưu giống nhau, khi biết thời gian lưu của hợp chất thì chúng ta có thể chấp nhận được
độ nhạy của nó. Tuy nhiên, chất có tính chất giống nhau thì thường có thời gian lưu giống nhau.
Hình 1: sắc đồ của sắc ký khí

Khối phổ:
Khối phổ được dùng để xác định một chất hóa học dựa trên cấu trúc của nó. Khi giải hấp
các hợp chất riêng lẻ từ cột sắc ký, chúng đi vào đầu dò có dòng điện ion hóa (mass
spectrometry). Khi đó, chúng sẽ tấn công vào các luồng, do chúng bị bỡ thành những mảnh vụn,
những mảnh vụn này có thể lớn hoặc nhỏ;
Những mảnh vụn thực tế là các vật mang điện hay còn gọi là iôn, điều này là quan trọng
bởi vì các hạt cần ở trạng thái tích điện thì mới đi qua được bộ lọc. Các khối nhỏ chắc chắn, khối
của mảnh vỡ được chia bởi các vật mang gọi là tỉ lệ vật mang khối (M/Z);
Hầu hết các mảnh vụn có điện tích là +1, M/Z thường miêu tả các phân tử nặng của mảnh
vụn.Nhóm gồm có 4 nam châm điện gọi là tứ cực (quadrapole), tiêu điểm của các mảnh vụn đi
xuyên qua các khe hở và đi vào đầu dò detector, tứ cự được thành lập bởi phần mền chương trình
và hướng các mảnh vụn đi vào các khe của khối phổ.
Phân tích kết quả
Máy tính sẽ ghi lại các biểu đồ của mỗi lần quét. Trục hoành biểu diễn tỉ lệ M/Z còn trục
tung biểu diễn cường độ tín hiệu của mỗi mảnh vụn được quét bởi đầu dò detector. Đây là đồ thị
của số khối. Làm thế nào để phân tích các kết quả từ máy tính? Dưới đây là một hình khối phổ.
Trục X là khối lượng còn trục Y là số lượng. Mỗi hóa chất chỉ tạo ra một mô hình duy nhất, nói
cách khác mỗi chất có một “dấu vân tay” để nhận dạng, dựa trên mô hình ion của nó.
Trên hình ta thấy phân tử ban đầu có khối lượng là 5. Trên sơ đồ khối phổ hạt lớn nhất
này được gọi là ion phân tử (molecular ion). Các hạt nhỏ hơn có khối lượng 1,2,3 và 4 được gọi là
các ion phân mảnh (fragment ions). Trong trường hợp ví dụ trên ta thấy các phân tử của chất này
có xu hướng bị phá vỡ thành các tổ hợp 1-4 hơn là 2-3.
Các nhà nghiên cứu có thể so sánh khối phổ thu được trong thí nghiệm của họ với một thư
viện khối phổ của các chất đã được xác đinh trước. Việc này có thể giúp họ định danh được chất
đó (nếu phép so sánh tìm được kết quả tương ứng) hoặc là cơ sở để đăng ký một chất mới (nếu
phép so sánh không tìm được kết quả tương ứng).
Trong hình 2, hình ảnh khối cao nhất là dodecane, phần nềm của GC/MS nó giống như là
một thư viện hình ảnh dùng để nhận ra các chất chưa biết tồn tại trong hỗn hợp mẫu. Thư viện này
có thể so sánh hình ảnh khối từ thành phần của mẫu với hình ảnh khối trong thư viện của máy.

Hình 2: Mass-spectrum

Sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS_Gas Chromatography Mass Spectometry)


Sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS) có thể phân tích các hỗn hợp hóa chất phức tạp như
không khí, nước…Nếu trong mẫu có một chất lạ xuất hiện, khối phổ có thể nhận dạng cấu trúc hóa
học độc nhất của nó (giống như việc lấy dấu vân tay). Cấu trúc của chất này sau đó được so sánh
với một thư viện cấu trúc các chất đã biết. Nếu không tìm ra được chất tương ứng trong thư viện
thì nhà nghiên cứu, có thể dựa trên cấu trúc mới tìm được để phát triển các ý tưởng về cấu trúc
hóa học. Nói cách khác, nhà nghiên cứu thu được 1 dữ liệu mới và có thể đóng góp vào thư viện
cấu trúc nói trên, sau khi tiến hành thêm các biện pháp để xác định chính xác loại hợp chất mới
này.
Khi GC kết hợp với MS, nó sẽ trở thành 1 máy phân tích đa năng, các nhà nghiên cứu hóa
học có thể hòa tan hỗn hợp các hợp chất hữu cơ, tách chiết và bơm vào máy để nhận dạng
chúng, hơn nữa các nhà nghiên cứu cũng xác định nồng độ của mỗi thành phần hóa chất. Hình
3 sẽ mô tả 3 chiều (dài, rộng, sâu) khi GC kết hợp với MS.

Hình 3: Mô tả kết quả của phân tích qua hệ thống sắc ký khí khối phổ 3D

Một số ứng dụng của sắc ký khí ghép khối phổ


Khác với các máy phân tích dư lượng kháng sinh như sắc ký lỏng ghép khối
phổ (LC/MS/MS), thì sắc ký khí ghép khối phổ độ phận giải cao (HRGC/HRMS), GC/MSN sắc ký
ghép khối phổ có ứng dụng phân tích các độc chất trong nước tương, nước mắm (3 MCPD...);
Nghiên cứu chiết xuất và xác định thành phần các chất hóa học, độc chất, kháng sinh, đánh
giá độ tồn lưu của hóa chất diệt côn trùng khác nhau trong các vật liệu hoặc hợp chất khác nhau.
Hôm nay mình mới được Thầy giới thiệu về máy
sắc kí khí GC-ECD. Thầy cũn giới thiệu sơ qua về
nguyên lý hoạt động đó là mẫu được bơm vào
buồng bơm mẫu với thể tích từ 1-5 microlit, sau
đó khí mang nito và mẫu đi vào cột mao quản, sao
đó đi vào detector ECD. Thầy có hỏi một số câu
hỏi mà mình ko thể nào giải thích được, đó là:
1.Tại sao thể tích bơm mẫu là 1-5 mà ko phải số
khác nhỏ hơn, hoặc lớn hơn?Tại sao ko là 1 hoặc
5?
2.Buồng bơm có 2 dạng là phân chia và không
phân chia? Vậy phải hiểu như thế nào? Dùng loại
nào tốt hơn? Mỗi loại có cơ chế hấp phụ, giải
hấp... như thế nào?
3.Trên thành cột mao quản có pha tĩnh. Vậy hỏi:
pha tĩnh có phản ứng với các hoạt chất cần phân
tích không ( ví dụ như thuốc bảo vệ thực vật như
acetamiprid, imidacloprid, mepiquat cloride,
cypermethrin, carbosulfan, indoxacarb,
pencycuron...)? Nếu có thì phản ứng theo cơ chế
nào?
Mình chưa làm thực nghiệm bao giờ, chỉ nắm sơ về
mặt lý thuyết. các bạn cùng thảo luận và giúp
mình nhé.

05-21-2010 Mã bài: 60784 #2

daocnh26 1- thể tích bơm mẫu tuỳ


Thành viên ChemVN thuộc vào thể tích liner
(buồng hoá hơi mẫu) của
bạn. Mỗi dung môi đều có
thể tích hoá hơi riêng nếu
Tham gia ngày: May 2008 thể tích buồng hoá hơi nhỏ
Tuổi: 27
thì không thể tiêm được
Posts: 19
Thanks: 9 lượng mẫu lớn do trong lúc
Thanked 0 Times in 0 Posts hoá hơi mẫu bị dòng purge
Groans: 0 septum thổi mất mẫu (đối
Groaned at 0 Times in 0 Posts với bộ tiêm mẫu chế độ
Rep Power: 0 split/splitless). Bộ tiêm mẫu
PTV (chương trình nhiệt) cho
phép bạn tiêm được lượng
mẫu lớn hơn do gia nhiệt từ
từ.
Thông thường thể tích hay
tiêm mẫu là 1ul tuy nhiên có
thể tăng lên đến 3ul. Nếu
bạn xem cấu tạo của bộ tiêm
mẫu GC thì sẽ hiểu thôi.
2-split và splitless là hai chế
độ với mục đích khác nhau.
Split: chia dòng do sợ cột bị
quá tải, chia nhỏ lượng chất
phân tích (pha loãng mẫu)
Splitless: cô đặc mẫu làm
tăng lượng chất phân tích
>> tăng độ nhạy thiết bị
về nguyên tắc: Hơi dài dòng
nhưng đơn giản bạn có thể
tự tìm tài liệu.
3- các chất muốn phân tích
phải không phản ứng với pha
tỉnh của cột, chúng chỉ bị
pha tỉnh hấp phụ sau đó bị
pha động (khí mang) giải
hấp, quá trình trên diễn ra
liên tục. Do lực tương tác
giữa chúng với pha tỉnh khác
nhau nên sau khi qua cột các
chất cần phân tích sẽ tách ra
khỏi hỗn hợp. >>> Lựa chọn
cột (pha tỉnh) rất quan trọng
trong quá trình phân tích.
Nếu ở Cần Thơ thì liên lạc với
mình để trao đổi
thêm daocnh26@yahoo.com.
Hệ thống sắc ký khí 400-GC series

Hệ thống sắc ký khí (GC) của Bruker cung cấp cho bạn quá trình phân tách nhanh hơn,
tăng chất lượng dữ liệu và độ linh hoạt lớn nhất cùng với sự vận hành đơn giản.
Hệ thống mạnh và tin cậy cùng với dải rộng các cấu hình tiêu chuẩn và cấu hình tùy
chọn, có thể lựa chọn và tối ưu hóa cho bất cứ ứng dụng hoặc phòng thí nghiệm nào.
Các giải pháp GC của Bruker đã đạt các tiêu chuẩn công nghiệp đáp ứng các nhu cầu phân
tích trong các lính vực khác nhau: pháp y, hóa học, sinh hóa, môi trường
Tính năng và độ tin cậy cao, sử dụng đơn giản
Hệ thống sắc ký dòng 400-GC Series
Dòng 400-GC của Bruker Daltonics gồm hai model chính: 430-GC và 450-GC.
430-GC có một kênh, một detector rất chắc chắn và dễ sử dụng.
450-GC là hệ thống hoàn hảo với 3 bộ bơm mẫu và detector cho các ứng dụng phân tích.
Với các tính năng và ứng dụng đa dạng, dòng 400-GC series rất lí tưởng cho các mẫu
phân tích thông thường cũng như phức tạp:
• Thay đổi dễ dàng, đáp ứng các thay đổi nhu cầu phân tích
• Vận hành tự động hoặc bằng tay để phù hợp với năng suất yêu cầu
• Phần mềm tùy chọn mạnh
• Phần mềm xử lí dữ liệu sắc ký Galaxie™ của Bruker
• Kích thước chắc chắn, gọn gàng.
• Giao diện người dùng đơn giản
• Dải rộng các lựa chọn thêm cho phép sử dụng các cột mao quản thông thường
hoặc các cột mao quản để giảm thiểu việc phát triển thêm phương pháp mới khi
dùng các loại cột không thuộc loại tiêu chuẩn

Dòng sản phẩm 400 GC Series đã được kiểm chứng và chấp nhận trong các phòng thí
nghiệm phân tích các hợp chất dễ bay hơi trong các lĩnh vực như:
• Thực phẩm
• Phân tích hydrocacbon, nhiên liệu và dầu mỏ
• Phân tích môi trường
• Pháp y, kiểm nghiệm độc học và xét nghiệm
HƯƠNG PHÁP SẮC KÍ KHÍ - LỎNG :
một phương pháp sắc kí tách các chất ở trạng thái khí; tách riêng từng cấu tử của hỗn hợp khí,
dựa trên sự khác nhau về độ tan của chúng trong dung môi. Thông thường, PPSKKL được thực
hiện như sau: pha tĩnh có thể là chất rắn hay lỏng; vd. một dung môi không bay hơi (dầu silicon,
hiđrocacbon có độ sôi cao) tẩm trên những hạt chất rắn trơ (thuỷ tinh, polime...) được nạp đầy một
cột kim loại hoặc thạch anh với đường kính, độ dài và hình dáng khác nhau. Pha động là chất khí
(thường gọi là khí mang, vd. heli, acgon, nitơ, cacbonic...) di chuyển qua ống với tốc độ không đổi.
Sau khi mẫu phân tích được nạp vào đầu cột sắc kí ở nhiệt độ đủ cao để hoá hơi chất lỏng, khí
mang dẫn hỗn hợp định tách qua cột. Do có sự tương tác khác nhau trong pha tĩnh, các cấu tử
trong hỗn hợp di chuyển với tốc độ khác nhau nên có thể tách ra khỏi nhau. PPSKKL được ứng
dụng để phân tích sản phẩm dầu mỏ, hỗn hợp hiđrocacbon, dung môi, dược phẩm, hương liệu,
các chất gốc thực vật; cũng phân tích được hợp chất vô cơ nếu hoá hơi được chúng, vd. titan
tetraclorua (TiCl4), antimon (III) clorua (SbCl3), dẫn xuất tetrametyl của silic, gecmani, thiếc, chì.

You might also like