You are on page 1of 5

Điện áp biến đổi một chiều cao áp (HDVC) và hệ thống

xoay chiều linh hoạt (FACT): Áp dụng cho lưới phân phối -
Tại sao không?
Thứ năm, 16 Tháng 2 2006 00:00

Thời gian qua, một số độc giả gửi thư tới toà soạn quan tâm nhiều đến công nghệ HVDC và
FACT, đặc biệt có độc giả hỏi liệu HVDC và FACT có thể áp dụng cho lưới phân phối (như đã
áp dụng cho lưới truyền tải hay không). Bài báo này, trên cơ sở giới thiệu tóm tắt tài liệu kỹ
thuật B4.33 của CIGRE sắp ấn hành trong năm 2006 phần nào sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Mở đầu

Trong xu thế hình thành và phát triển thị trường điện thế giới, ngày càng nhiều các công ty điện
lực tiến hành hiện đại hoá lưới điện phân phối theo hướng áp dụng các công nghệ mới, đặc biệt
là điện tử công suất thế hệ mới, vì những lí do sau:

- Xuất hiện các phụ tải công nghiệp mới với các yêu cầu cao hơn các phụ tải truyền thống về
chất lượng điện năng;

- Giá trị thiệt hại do mất điện tăng hơn trước đòi hỏi độ tin cậy cung cấp điện cao hơn;

- Xu hướng lồng ghép các nhà máy điện, đặc biệt các nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo
vào lưới phân phối tạo cơ hội cho điện tử công suất thâm nhập vào hệ thống điện;

- Công nghệ điện tử công suất thế hệ mới bộ biến đổi nguồn điện áp (Voltage Source Converter
- VSC, sau đây sẽ gọi tắt là VSC) đã đủ chín muồi để áp dụng vào thực tiễn;

- Các yêu cầu khắt khe hơn từ các cơ quan điều tiết điện lực và các thách thức nảy sinh trong
quá trình phí điều tiết cũng tạo điều kiện phát triển các dịch vụ hỗ trợ và cộng thêm trong
ngành điện (như điều chỉnh điện áp, điều chỉnh công suất phản kháng, v.v...

Theo truyền thống, điện tử công suất áp dụng trong hệ thống điện thường dựa trên thiết bị
thyristor. Đầu tiên, người ta dùng chúng trong hệ thống truyền tải mặc dù cũng có một số áp
dụng thí điểm cho lưới phân phối. Do các điều kiện lịch sử, thiết bị thyristor thường dùng cho
SVC (static var compensator - bộ bù tĩnh) và HVDC (tải điện một chiều) trong hệ thống truyền
tải và bộ kích từ tĩnh (static exiter) trong các nhà máy điện. Tuy nhiên, đến cuối những năm 90
của thế kỷ trước, nhờ các tiến bộ mới trong lĩnh vực điện tử công suất như IGBT, GTO và
IGCT, người ta đã có thể thực hiện các bộ biến đổi nguồn điện áp (Voltage Source Converter -
VSC, sau đây sẽ gọi tắt là VSC) cho hệ thống điện. Kỹ thuật điều biến độ rộng xung (Pulse
Width Modulation PWM) rất hữu hiệu trong điều khiển tốc độ cao các thiết bị điện tử công
suất. Chính công nghệ mới này là cơ sở để áp dụng điện tử công suất vào hệ thống phân phối
điện. Hai trong số các ưu điểm của công nghệ này là: các vấn đề về chất lượng điện năng
thường hay xuất hiện trước đây sẽ được loại trừ hoặc giảm thiểu nhờ tốc độ tác động nhanh của
các bộ biến đổi; giải pháp tĩnh hoàn toàn thường kèm theo khả năng giảm bớt các yêu cầu về
bảo đường và tăng cao độ linh hoạt trong vận hành.
Phạm vi bài báo này giới hạn ở việc xem xét khả năng áp dụng HVDC dựa trên bộ biến đổi
nguồn điện áp VSC và hệ thống truyền tải điện xoay chiều linh hoạt FACT trong lưới điện
phân phối.

Các ứng dụng diện tử công suất hiệu quả trong lưới phân phối

Đối với lưới điện phân phối, người ta đã và đang nghiên cứu các ứng dụng HVDC dựa trên
VSC và FACT dưới đây:

1) Cung cấp điện cho phụ tải nông thôn vùng xa và các phụ tải nhỏ ở các hải đảo

2) Cung cấp điện từ các máy phát nhỏ như điện gió, thuỷ điện nhỏ, điện mặt trời

3) Bù công suất phản kháng và ổn định điện áp trong hệ thống phân phối.

Các dây chuyền sản xuất tự động (bao gồm các hệ truyền động, robot,...), các hệ thống thông
tin và hệ thống điều khiển,... là các phụ tải cần nguồn điện với chất lượng cao. Các phụ tải
“kiểu mới” này nhạy cảm hơn với chất lượng điện năng so với phụ tải cơ điện trước đây.

Công nghệ VSC được sử dụng trong phát điện dùng năng lượng tái tạo như điện gió, thuỷ điện
nhỏ và pin mặt trời. Chẳng hạn, điện tử công suất được dùng để giảm tải lên hộp số của tuabine
gió. Các nguồn năng lượng tái tạo thường nằm xa phụ tải, lại hay thuộc những vùng nhạy cảm
về môi trường và quy mô công suất không đủ lớn để mở rộng lưới điện quốc gia, đặc biệt, các
nhà máy điện gió dọc bờ biển nơi dùng công nghệ VSC để kết nối thích hợp hơn là điện xoay
chiều.

Một số ứng dụng tiềm năng nữa là cấp điện cho các đảo xa, các bộ lưu trữ điện năng, kết nối
giữa hai trạm biến áp khu vực có dòng sự cố cao, phát triển các lưới điện một chiều DC có độ
tin cậy cao trong các toà nhà thương mại,...

Các cơ hội sử dụng điện tử công suất cho hệ thống phân phối nêu tóm tắt trong bảng sau.

Vấn đề giải quyết Phương tiện điện tử công suất Giải pháp cạnh tranh hiện thời
Giới hạn về không gian, môi VSC với công nghệ cáp DC Lưới phân phối trung áp truyền
trường thống với cáp XLPE
Mức sự cố thấp: Khoá thyristor UPS hoặc khởi động mềm

Dao động điện áp. Chất lượng Bù dọc


điện năng thấp
STATCOM

HVDC trên cơ sở VSC


Mức sự cố cao HVDC trên cơ sở VSC Phân đoạn thanh cái: Cuôn
cảm có hoặc không có sắt từ;
Giới hạn tổ máy phát hiện hữu Khoá chuyển mạch bán dẫn phân lưới; tăng điện kháng
máy biến áp; thay cáp hoặc
Độ tin cậy đóng cắt thấp thiết bị đóng cắt
Phát điện lồng ghép tần số VSC dùng cáp hoặc đấu nối Khó thích nghi với hệ thống
biến đổi hoặc DC: back-to-back xoay chiều AC truyền thống

Pin mặt trời hoặc tuabin gió


Tổng quan về các loại thiết bị điện tử công suất áp dụng trong hệ thống điện

Sau đây sẽ trình bày sơ bộ một số thiết bị điện tử công suất đáp ứng các yêu cầu hiện đại hoá
lưới điện phân phối như đã nêu trên.

Một lưới điện phân phối được hiện đại hoá phải giải quyết được các vấn đề liên quan đến tin
cậy cung cấp điện như mất điện tạm thời, sụt điện áp, quá điện áp và lệch tần số và các vấn đề
liên quan đến chất lượng điện áp như sóng hài, xung, sóng nhồi, nhấp nháy (flicker), mất cân
bằng, các thành phần một chiều và lệch điện áp. Để đáp ứng các mục tiêu trên, hệ thống có thể
khai thác các khả năng của:

1) Truyền tải điện một chiều cao áo HDVC trên cơ sở VSC

2) Các bộ điều khiển điện tử công suất

Truyền tải điện một chiều cao áp HVDC trên cơ sở các bộ chuyển đổi nguồn điện áp VSC

Mỗi bộ VSC đều dựa trên các van được khoá/mở bằng tín hiệu điều khiển. Bằng cách chọn
thời điểm chuyển mạch thích hợp có thể tạo ra bất kỳ dạng sóng mong muốn nào từ một bộ
nghịch lưu và không cần đảo mạch lưới điện cũng có thể cung cấp điện cho các vùng lưới rất
yếu, chẳng hạn khu vực với công suất ngắn mạch rất thấp hoặc thậm chí cho khu vực không có
máy phát điện đồgn bộ nào. Đối với các phần tử với tần số đóng cắt cao hơn người ta dùng
công nghệ PWM với mức đóng cắt 2 cấp hoặc 3 cấp để khôi phục lại điện áp xoay chiều. Sau
khi lọc thông thấp, điện áp tần số cơ bản mong muốn sẽ được thiết lập lại. PWM cung cấp khả
năng vận hành và tạo ra giá trị biên độ hoặc góc pha mong muốn bất kỳ (trong giới hạn nhất
định) bằng cách thay đổi mẫu PWM. Và như vậy PWM tạo điều kiện để điều chỉnh một cách
độc lập cả côgn suất tác dụng lẫn công suất phản kháng. Từ góc độ hệ thống có thể nói rằng
VSC tác động như một động cơ hoặc máy phát không quán tính có thể điều chỉnh hầu như tức
thời công suất tác dụng và công suất phản kháng.

Các bộ điều khiển điện tử công suất trong lướ'i điện phân phối

Nhóm thiết bị đóng cắt bán dẫn

Nhóm này bao gồm các thiết bị như bộ giới hạn dòng bán dẫn dùng khoá GTO, máy cắt dòng
giới hạn dùng khoá GTO đối xứng, máy cắt bán dẫn dùng GTO đối xứng và khoá chuyển đổi
bán dẫn.

Để cung cấp điện với chất lượng cao cho các phụ tải nhạy với các nhiễu loạn của lưới phân
phối như mất điện tạm thời, sụt áp, trồi áp, các công ty Điện lực hiện nay có thể dùng thyristor
truyền thống hoặc thyristor GTO. Người ta có thể dùng các bộ giới hạn dòng sự cố để giảm
dòng sự cố và do đó giảm được hiện tượng sụt áp ở các phân đoạn lành của lưới. Sự cố đường
dây có thể bị cô lập nhanh chóng nhờ có các máy cắt bán dẫn và cũng các khoá bán dẫn sẽ
chuyển hầu như tức thời phụ tải từ mạch có sự cố sang mạch lành và độc lập, do đó phụ tải vẫn
được cấp điện liên tục.

Dùng một sơ đồ khoá chuyển mạch bán dẫn giản lược nhất người ta cũng có thể đạt được thời
gian chuyển mạch bé hơn một chu kì dòng điện xoay chiều (tức nhỏ hơn 20ms). Điều này sẽ
giúp cho các phụ tải nhạy cảm vượt qua được các nhiễu loạn của lưới điện phân phối.

SVC và STATCOM
Vì về bản chất, hệ thống truyền tải có tính cảm kháng, dòng kháng chảy trong hệ thống này
thường làm lệch biên độ điện áp xoay chiều cuối đường dây. Các phụ tải điển hình như động
cơ cũng có tính cảm kháng nên hút công suất phản kháng và do đó gây ra sụt giảm điện áp hệ
thống các phụ tải này tăng cao.

Kể từ khi bắt đầu đưa vào sử dụng hệ thống điện xoay chiều người ta đã tìm mọi cách để điều
chỉnh công suất và điện năng phản kháng: Để bù công suất phản kháng cho hệ thống truyền tải
theo truyền thống thường dùng các bộ bù đồng bộ (dựa trên các động cơ đồng bộ chạy không
tải cơ học). Ngoài ra, người ta còn dùng các dàn tụ hoặc/và cuộn kháng có khả năng đóng cắt
để phát hoặc hút công suất phản kháng từ hệ thống xoay chiều.

Các tiến bộ trong công nghệ bán dẫn và công nghệ điều khiển cho phép tạo ra các bộ bù tĩnh
(Static Var Compensator - SVC) và bộ bù đồng bộ tĩnh (STATIC Synchronous Compensator -
STATCOM).

SVC truyền thống được thiết kế trên cơ sở điện kháng điều chỉnh bằng thyristor với các van
thyristor điều chỉnh dòng điện chạy qua các dàn tụ điện hoặc/và cuộn cảm. Do đó các dàn tụ
điện được lựa chọn theo công suất dung kháng ra lớn nhất và dàn cuộn kháng thì chọn theo
công suất cảm kháng ra lớn nhất, còn van thyristor chọn theo công suất phản kháng toàn bộ cần
điều chỉnh. Vì lý do đó SVC truyền thống là một hệ thống khá cồng kềnh bao gồm các phần tử
chính là dàn tụ điện, cuộn cảm và các van thyristor.

Các thiết bị điện tử công suất đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật điều chỉnh công suất phản kháng
của hệ thống điện chỉ gần đây mới trở lên khả thi về kinh tế và một số sơ đồ thử nghiệm mới
được đưa vào vận hành. Đó thường là các bộ biến đổi nguồn điện ắp VSC có khả năng cung
cấp công suất phản kháng mà không cần đến tụ điện hoặc cuộn cảm.

STATCOM là thiết bị điện tử tương đương hoàn toàn với bộ bù quay đồng bộ. Thay đổi điện
áp đầu ra của STATCOM, có thể điều chỉnh công suất phản kháng trao đổi giữa STATCOM và
hệ thống điện xoay chiều. So với SVC truyền thống, STATCOM có thể tiết kiệm mặt bằng lắp
đặt thiết bị và một số chỉ tiêu hiệu quả khác như tốc độ đáp ứng, giảm sóng hài bậc cao và khả
năng cung cấp công suất phản kháng quy mô mở rộng ở cấp điện áp thấp.

Bộ điều khiển trào lưu công suất thống nhất UPFC

Bộ điều khiển trào lưu công suất thống nhất (United Power Flow Controller - UPFC) là nền
tảng cho họ các thiết bị công suất điện tử dùng để ghép các nguồn áp đồng bộ điều chỉnh được
vào các đường dây truyền tải nhằm tối ưu hoá trào lưu công suất trong hệ thống truyền tải. Bộ
UPFC đầu tiên có công suất định mức 160 MVA. Mỗi đầu ra của nghịch lưu được nối với
đường dây truyền tải qua máy biến áp. Một máy biến áp mắc song song, máy còn lại mắc nối
tiếp. Nhờ đó công suất tác dụng có thể tự do chuyển tải theo bất kì hướng nào giữa 2 nghịch
lưu. Biên độ và góc pha của điện áp đưa vào hoàn toàn điều chỉnh được trong thời gian thực và
do đó điều chỉnh được ba thông số của hệ thống truyền tải: biên độ điện áp, điện kháng và góc
pha truyền tải.

UPFC áp dụng cho lưới phân phối có công suất định mức nhỏ hơn và khi mất điện trong thời
gian ngắn có thể khắc phục được nếu dùng hệ thống lưu trữ điện năng. Tuy nhiên, hiện nay
người ta vẫn chưa tìm được phương án khả thi về kinh tế khi áp dụng UPFC cho lưới phân
phối.

Bộ điều áp dưới tải bán dẫn (SSLTC)


Bộ điều áp dưới tải bán dẫn là một máy biến áp với tỉ số các cuộn dây thay đổi độc lập từng
pha nhờ các thyristor. Nó không gây ra sóng hài bậc cao và do đó không cần lọc bổ sung. Dùng
thyristor trong điều áp có thuận lợi là tổn thất thấp và loại trừ được các bộ phận cơ khí chuyển
động, từ đó nâng cao độ tin cậy, kéo dài tuổi thọ và giảm thiểu chi phí vận hành bảo dưỡng
thiết bị.

Kết luận

Tóm lại, sự phát triển nhanh chóng của các khoá điện tử công suất như transistor, thyristor và
giá thành ngày càng giảm của chúng làm cho việc áp dụng điện tử công suất vào lưới điện phân
phối ngày càng có tính khả thi. Người ta đã nghiên cứu một số thiết bị điện tử công suất (như
STATCOM, HVDC trên cơ sở VSC) và đưa vào áp dụng ở một số lưới điện phân phối. Nhờ
thời gian tác động nhanh, công nghệ mới này hứa hẹn giải quyết một số khó khăn hiện nay
trong quá trình thiết kế vận hành hệ thống điện phân phối có các giới hạn về không gian, môi
trường hoặc nhu cầu lồng ghép vào lưới phân phối các nguồn điện phân tán sử dụng năng
lượng tái tạo cũng như loại hẳn hoặc giảm thiểu các tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng điện
năng.

Tổng hợp từ tài liệu của CIGRE và IEEE

You might also like