You are on page 1of 28

TIỂU LUẬN MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Nhóm 1 – lớp NH Đêm 5 – K19

Các thành viên của nhóm:


STT Họ Tên
1 Haøng Minh Thaûo
2 Traàn Vaên Thaønh
Nguyeãn Leâ
3 Quang Thaùi
4 Trần Đắc Thaùi
5 Leâ Thò YÙ Nguyeän
6 Nguyeãn Thanh Thaûo
7 Huyønh Ngoïc Lam
Nguyeãn Thuïy
8 Aùnh Nhung
9 Nguyeãn Kim Nhaân
10 Đào Thị Bảo Linh

ĐỀ TÀI: THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

I. Nghiên cứu thặng dư thương mại Trung Quốc

1. Mục tiêu nghiên cứu

Xuất phát từ vấn đề thực tế là thặng dư thương mại Trung Quốc ngày càng trở nên
khổng lồ, có rất nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn đến thặng dư thương
mại Trung Quốc.

Để giải quyết vấn đề này, Willem Thorbecke đã có bài nghiên cứu về thặng dư
thương mại Trung Quốc, cụ thể ông đã nghiên cứu một số quan điểm sau:

Quan điểm 1: Thặng dư thương mại xuất phát từ quá trình gia công thương
mại.

Quan điểm 2: Sự tăng giá trị đồng tiền của các quốc gia mà Trung Quốc nhập
khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho gia công xuất khẩu sẽ làm giảm thặng dư
thương mại Trung Quốc.
Quan điểm 3: Sự tăng giá trị đồng nhân dân tệ sẽ làm giảm thặng dư thương
mại Trung Quốc.

Quan điểm 4: Sự kết hợp tăng giá trị đồng tiền của các quốc gia mà Trung
Quốc nhập khẩu đầu vào phục vụ cho gia công xuất khẩu và sự tăng giá trị
đồng nhân dân tệ sẽ làm giảm thặng dư thương mại Trung Quốc. Một sự tăng
giá trị đồng nhân dân tệ sẽ không làm giảm thặng dư thương mại Trung Quốc.

Để giải quyết rõ vấn đề này, Ông đã có bài nghiên cứu tổng quát về sự ảnh hưởng
của đồng nhân dân tệ ảnh hưởng đến thặng dư thương mại Trung Quốc và đưa ra
kết luận về vấn đề này.

2. Câu hỏi nghiên cứu:

Để thực hiện nghiên cứu theo đúng mục tiêu nghiên cứu đề ra, quan điểm nào phù
hợp để giải thích được vấn đề thặng dư thương mại Trung Quốc thì cần phải làm
rõ một số câu hỏi nghiên cứu sau:

Sự tăng giá đồng nhân dân tệ đơn lẻ ảnh hưởng như thế nào đến thặng dư trong
thương mại gia công xuất khẩu Trung Quốc?

Những yếu tố nào ảnh hưởng hàng nhập khẩu để gia công hàng xuất khẩu
Trung Quốc?

Giá trị thặng dư mậu dịch của Trung Quốc từ năm 2008 hầu như là hoàn toàn
tập trung vào gia công xuất khẩu, vì vậy sự tăng hoặc giảm giá của đồng tiền các
nước Đông Á (những nước cung cấp linh kiện, đầu vào cho gia công ở Trung
Quốc) sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cán cân thương mại gia công của Trung
Quốc?

3. Một số nghiên cứu trước đây về vấn đề này

3.1 Nghiên cứu của Yoshitomi (2007)

Theo nghiên cứu của Yoshitomi (2007), Ông dẫn chứng rằng những bộ phận,
linh kiện dùng cho gia công xuất khẩu của Trung Quốc đến từ các nước Đông Á
khác. Do đó ông cho rằng việc lên giá của đồng nhân dân tệ sẽ chỉ tác động đến
chi phí ngoại hối của phần giá trị tăng thêm trong quá trình gia công, trong khi sự
liên kết tăng giá nội tệ ở các nước Đông Á sẽ tác động đến toàn bộ đầu ra của hàng
hóa gia công, từ đó sẽ có tác động lớn hơn đến gia công xuất khẩu của Trung
Quốc.

3.2. Nghiên cứu của Thorbecke và Smith (2010)

Thorbecke và Smith (2010) đã xây dựng một tỷ giá hối đối tổng hợp đơn lẻ có khả
năng đo lường sự thay đổi liên quan đến chi phí ngoại hối không chỉ của phần giá
trị tăng thêm của Trung Quốc mà liên quan đến toàn bộ giá trị đầu ra của hàng hoá
gia công xuất khẩu của Trung Quốc. Bằng phương pháp ước lượng bình phương
nhỏ nhất và sử dụng bảng dữ liệu hàng năm trong giai đoạn 1992-2005, Ông đã
chỉ ra rằng việc tăng 10% giá trị đồng nội tệ trên toàn khu vực này sẽ làm giảm
10% gia công xuất khẩu của Trung Quốc.

3.3. Nghiên cứu của Ahmed (2009)

Ông Ahmed (2009) sử dụng mô hình về độ trễ được phân bổ theo hướng thoái lui
tự động và một phần tư dữ liệu trong thời gian 1996Q1-2009Q2 và không gộp
chung sự thay đổi tỉ giá của đồng nhân dân tệ vào các quốc gia Đông Á có liên
quan và các quốc gia khác. Ông đã chỉ ra rằng đồng nhân dân tệ tăng giá 10%
không kể đến các quốc gia Đông Á sẽ làm giảm xuất khẩu hàng gia công của
Trung Quốc xuống 17% và nếu đồng nội tệ ở các quốc gia Đông Á khác tăng giá
10% sẽ làm giảm 15,2% hàng gia công xuất khẩu của Trung Quốc.

4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp phân tích mô tả nghiên cứu về mậu dịch gia công của
Trung Quốc

Xuất nhập khẩu của Trung Quốc được phân thành hai loại là mậu dịch gia công
và xuất nhập khẩu thuần túy.
Hàng nhập khẩu cho gia công là hàng nhập khẩu vào Trung Quốc để chế biến,
sau đó tái xuất khẩu và hàng xuất khẩu gia công cũng bắt nguồn từ cách thức
tương tự. Hàng nhập khẩu cho gia công là hàng miễn thuế nhập khẩu, các đầu vào
nhập khẩu và các thành phẩm sử dụng đầu vào này đều không được bán vào thị
trường nội địa của Trung Quốc.

Ngược lại, hàng nhập khẩu thuần túy là hàng hóa không được miễn thuế nhập
khẩu, hàng xuất khẩu thuần túy là hàng hóa được sản xuất chủ yếu dựa vào những
nguyên liệu nội địa. Theo thống kê của Feenstra và Wei (2009) thì có 84% số hàng
xuất khẩu gia công của Trung Quốc được các doanh nghiệp có vốn đầu tư của
nước ngoài sản xuất.

Cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc


Hình

Thuần túy Gia công Khác Tổng

Hình 1 cho thấy hầu hết thặng dư thương mại của Trung Quốc tính đến năm
2008 phần lớn đều xuất phát từ mậu dịch gia công. Trung Quốc chia mậu dịch gia
công ra làm hai loại: mậu dịch gia công lắp ráp và mậu dịch gia công với nguyên
vật liệu nhập khẩu. Theo Gaulie, Lemoine và Unal-Kesenci (2005), loại thứ nhất
là những nhà xuất khẩu của Trung Quốc sẽ nhập khẩu các bán thành phẩm từ nước
ngoài, và sử dụng chính các bán thành phẩm đó để tạo ra sản phẩm và tái xuất
khẩu. Loại thứ hai nói đến những nhà xuất khẩu Trung Quốc nhập đầu vào từ các
công ty khác để làm nguyên liệu đầu vào sản xuất ra hàng hóa tái xuất khẩu.

Theo số liệu thống kê, thặng dư trong khoảng năm 2007-2009 của loại thứ nhất
trung bình là 20 tỷ đô la Mỹ, loại thứ hai là 250 tỷ đô la Mỹ. Điều này đã ngụ ý
nói lên rằng trong khi mức độ nhập khẩu của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài
vẫn duy trì ở mức ổn định thì giao dịch của các doanh nghiệp này với các hãng
khác trong nước ở Trung Quốc đang tăng lên một cách đáng kể.

Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của Trung Quốc

Bằng cách sử dụng hệ thống phân loại theo mã hàng hóa (gọi tắt là HS) đã tách
mậu dịch gia công của Trung Quốc thành 9 chủng loại hàng hóa nhập khẩu cơ bản.
Qua biểu đồ cho thấy, các mặt hàng máy móc, thiết bị điện (HS 84-85) đang
ngày càng tăng và trở nên quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ngược lại,
hàng dệt may (HS 41-43, 50-63) càng ngày càng giảm vai trò quan trọng. Như
vậy, mậu dịch gia công phần lớn liên quan đến việc nhập khẩu những bộ phận và
thành phần phức tạp-được sử dụng để sản xuất các mặt hàng như máy vi tính, thiết
bị viễn thông và những hàng hóa công nghệ cao khác.

Mậu dịch gia công của Trung Quốc từ năm 2006-2009

Bảng 1 so sánh mậu dịch gia công từ năm 2006-2008 của Trung Quốc với các
nước khác. Hai phần ba giá trị nhập khẩu của Trung Quốc từ Nhật Bản và hiệp hội
thương mại các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt là ASEAN) và các quốc gia công
nghiệp mới nổi, trong khi chỉ 5% đến từ Mỹ và các quốc gia Châu Âu.

Mặc khác, mỗi một nước các nước Đông Á, Mỹ, Châu Âu, Hồng Kong và
Trung Quốc nhận khoảng 20% giá trị xuất khẩu đến Hong Kong và Trung Quốc.
Như vậy, cán cân thương mại gia công của Trung Quốc đã thâm hụt 100 tỷ
USD so với các nước Đông Á, 100 tỷ USD với các nước Châu Âu và 130 tỷ USD
với Mỹ và Hong Kong.

4.2. Sử dụng các mô hình phân tích

4.2.1. Phân định các chức năng xuất nhập khẩu thông qua mô hình Thay
thế bất hoàn hảo của Goldstein và Khan (1985)

Theo mô hình thay thế bất hoàn hảo của Goldstein và Khan (1985), các chức
năng của xuất, nhập khẩu có thể được thể hiện như sau:

ext= α10 + α11rert + α12yt*+ ε1t (1)

imt = α20 + α21rert + α22yt + ε2t (2)

Trong đó: ext - xuất khẩu thực

rert - tỷ giá hối đoái thực

yt* - thu nhập thực nước ngoài

imt - nhập khẩu thực


yt - thu nhập thực nội địa

Và tất cả các biến số được tính theo hàm lôgarit.

Trong trường hợp mậu dịch gia công của Trung Quốc, cần thay đổi các phương
trình này. Sau đây cần quan tâm đến một số yếu tố khác ảnh hưởng tới nhập khẩu
cho gia công và xuất khẩu qua gia công.

Đối với nhập khẩu cho gia công, Quỹ tiền tệ quốc tế (2005) nhận thấy, vì bán
thành phẩm không được sản xuất trong nước nên tính co giãn theo giá là nhỏ, do
vậy ít có sản phẩm tiềm năng có thể thay thế hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, lượng
thặng dư lớn trong mậu dịch gia công xuất hiện từ năm 2005 đã cho thấy rằng các
hãng có thể khai thác thêm bán thành phẩm tại Trung Quốc. Như vậy, nhu cầu
nhập khẩu cho gia công trong những năm gần đây lẽ ra đã có thể co giãn hơn về
giá.

Quỹ tiền tệ quốc tế (2005) cũng chỉ ra rằng nhập khẩu cho gia công phải khác
biệt tương ứng với xuất khẩu qua gia công. Như vậy, việc hàng nhập khẩu cho gia
công đổ vào Trung Quốc khớp với nhu cầu tăng lên của hàng xuất qua gia công
của các khu vực còn lại trên thế giới. Hàng hóa xuất khẩu qua gia công được xem
như biến số để giải thích cho hàng hóa nhập khẩu dành cho mục đích gia công. Do
hàng nhập khẩu cho gia công không dùng cho thị trường nội địa mà chỉ để lắp ráp
vào hàng xuất khẩu qua gia công, bản thuyết minh dưới đây bao gồm các hàng
xuất khẩu qua gia công nhưng không có thu nhập của PRC.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và các tập đoàn đa quốc gia
(MNCs) cũng đóng vai trò quan trọng trong mậu dịch gia công (xem của Gaulier,
Lemoine và Unal-Kesenci 2005). Như đã nói ở trên, 84% các hàng xuất khẩu qua
gia công của Trung Quốc năm 2006 được sản xuất bởi các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài (Feenstra & Wei 2009). Như vậy, FDI như là một biến lượng.
Theo như Marquez & Schindler (2007) ghi chú, FDI có thể là tác động tích cực
hay tiêu cực phụ thuộc vào việc liệu đầu tư tạo nên ảnh hưởng thay thế hay bổ
sung.

Theo các tác giả đã nói trước (Garcia-Herrero& Koivu (2007), Tổ chức thương
mại thế giới (WTO), biến số giả đóng vai trò bổ trợ. Việc Trung Quốc gia nhập
WTO có thể giúp các công ty nước ngoài thêm tin tưởng hơn, mạnh dạn hơn trong
việc tạo dựng mối quan hệ lâu dài với các hãng kinh doanh của Trung Quốc.
Garcia-Herrero& Koivu (2007) đã thừa nhận rằng Việc Trung Quốc chính thức gia
nhập WTO vào đầu năm 2000 đã có tác động tới mậu dịch của nước này.

Đối với hàng hóa xuất khẩu qua gia công, phần lớn giá trị gia tăng xuất phát từ
đầu vào được nhập khẩu, đặc biệt là đầu vào từ các nước Đông Á khác. Như vậy,
chi phí hàng xuất khẩu qua gia công chịu ảnh hưởng từ việc tăng giá tiền tệ của
nước nhập khẩu hơn là việc tăng giá đồng nhân dân tệ một cách đơn phương. Việc
tăng giá nội tệ đơn phương này chỉ làm thay đổi chi phí giá trị gia tăng của hàng
xuất khẩu qua gia công của Trung Quốc với ngoại tệ tương ứng. Tỷ giá hối đoái
tích hợp được gộp từ những biến đổi tỷ giá hối đoái trong các quốc gia cung ứng
tính theo giá trị gia tăng của các nước đó.

4.2.2. Xây dựng một tỷ số hối đoái tổng hợp

Theo Tong và Zheng (2008), giá trị gia tăng trong mậu dịch gia công có thể
được đo bằng sự chênh lệch giữa tổng giá trị xuất khẩu gia công (VPEt) và trị giá
nhập khẩu cho gia công từ tất cả các quốc gia cung ứng (∑iVIPi,t):

VAChin,t = (VPEt - ∑iVIPi,t) / VPEt = 1- ∑iVIPi,t / VPEt (3)

Trong đó, VAChin,t bằng giá trị gia tăng trong mậu dịch gia công. Dữ liệu
thường niên về tổng giá trị hàng xuất khẩu qua gia công và tổng trị giá hàng nhập
khẩu cho gia công được dùng để tính giá trị gia tăng ở Trung Quốc.

Nhằm tính giá trị gia tăng ở các nước cung ứng, tài liệu này tập trung vào 9 nhà
cung ứng hàng đầu về hàng nhập khẩu cho Trung Quốc gia công, đó là Đức, Nhật,
Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Mỹ. Trọng số (Wi,t) được
tính thông qua việc chia giá trị hàng nhập khẩu của từng quốc gia cho tổng giá trị
nhập khẩu từ cả 9 quốc gia trên. Trọng số này dùng để tính tỷ giá hối đoái điều
chỉnh (wrerj,t) giữa Trung Quốc và mỗi quốc gia j mua hàng xuất khẩu qua gia
công từ Trung Quốc bằng cách tìm ra tỷ trọng hàng nội địa và tỷ giá hối đoái thực
giữa các quốc gia cung cấp hàng cho gia công và quốc gia j:

wrerj,t = ∑iWi,t * reri,j,t (4)

Trong đó, wi,t: tỷ trọng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc từ quốc gia i

reri,j,t: tỷ giá hối đoái thực giữa quốc gia cung ứng i và j là quốc giá mua
hàng xuất khẩu qua gia công.

Sau đó Tỷ giá hối đoái diều chỉnh (wrerj,t) được kết hợp với tỷ giá hối đoái
giữa Trung Quốc và nước mua hàng (rerchin,j,t) để tính tỷ giá hối đoái tích hợp
đơn; để biết những tác động của việc thay đổi tỷ giá hối đoái đối với toàn bộ chi
phí xuất khẩu hàng qua gia công tới nước j:

irerj,t = VAchin,t * rerchin,j,t + (1-VAchin,t) * wrerj,t (5)

Để tính irer theo cách này, cần phải tính tỷ giá hối đoái, sử dụng cùng một đơn
vị tính toán. Có thể dùng tỷ giá hối đoái thực cơ bản do Trung tâm nghiên cứu
triển vọng và thông tin quốc tế (CEPII) thiết lập để tính tỷ giá hối đoái đó.

Tỷ giá hối đoái thực CEPII giữa các nước i và j được tính bằng cách: trước tiên
ta chia GDP tính theo USD cho GDP ngang giá sức mua của nước i, tìm kết quả
tương tự với nước j. Sau đó, lấy kết quả của nước i chia cho kết quả của mước j.
Kết quả này đo lường số đơn vị hàng hoá ở nước j cần để mua 1 đơn vị hàng hoá ở
nước j. Biện pháp này có thể so sánh giữa các quốc gia và qua từng thời đểm. Do
đặc điểm là có thể so sánh giữa quốc gia, biện pháp này có thể được dùng trong
phương trình (2) để tính. Trị giá của wrer và irer càng cao, tỷ giá hối đoái giữa
Trung Quốc và các nước cung ứng càng lớn.

Các biến số độc lập khác là tổng lượng vốn của Trung Quốc trong sản xuất,
vốn FDI, và biến số giả WTO. Cheung, Chinn và Fuj (2010) đã phát hiện ra rằng
nguồn vốn của Trung quốc cũng giúp giải thích cho xuất khẩu của Trung Quốc.
Như đã nói phía trên, nguồn vốn FDI và việc Trung Quốc gia nhập WTO cũng có
thể giúp giải thích cho tăng trưởng mậu dịch gia công Trung Quốc.

Các biến phụ thuộc là nhập khẩu cho gia công và tái xuất khẩu hàng đã qua gia
công. Các số liệu này được lấy từ kho dữ liệu của hải quan Trung Quốc. Theo
Cheung, Chinn và Fuj (2010) chỉ số giá trị đơn vị tái xuất khẩu từ Hong Kong
sang Trung Quốc dùng đề bình giảm số xuất khẩu của Trung Quốc và chỉ số giá trị
đơn vị được dùng để bình giảm mặt nhập khẩu của Trung Quốc.

4.2.2. Xây dựng một tỷ số hối đoái tổng hợp

4.2.3 Sử dụng Công thức kinh tế học

Table 2: Unit Root and Cointegration Tests

Panel A. Unit Root Tests


Variable (1) (2) (3) (4) (5)
Processed Exports 47.84 1.30 50.65 -4.14** 13.24**
Imports for Processing 58.87 0.04 56.1 -5.70** 13.22**
Integrated Exchange Rate 18.66 4.62 15.89 4.15 10.00**
Rest of World Income 54.69 3.29 28.26 -4.73** 12.45**
Ô A của bảng 2 cho ra kết quả của một chuỗi ô kiểm định đơn vị. Cột 1 là kết quả
phân tích W của Im, Peseran và Shin, cột 2 là kết quả phân tích Chi bình phương
theo hàm tự do phân phối tiệm cận của Fisher, cột 3 là kết quả phân tích Chi bình
phương của Phillips-Perron Fisher, cột 4 kết quả phân tích t của Levin, Lin và Chu
và cột 5 là phân tích hiệp phương sai đồng nhất Z. Đối với 4 phép kiểm nghiệm
ban đầu, giả thuyết không rằng biến số có nghiệm cố định, trong khi, bài thử
nghiệm thứ 5 đưa giả thiết rằng biến số là cố định. Trong hầu hết các trường hợp,
kết quả cho thấy hàng loạt kết quả có nghiệm cố định. Các ô kiểm định nghiệm cố
định không được thực hiện đối với các số liệu mà không có mẫu tiêu biểu (ví dụ,
tổng lượng vốn của Trung Quốc, dòng vốn FDI và thu nhập của Trung Quốc.
Panel B. Kao Residual Cointegration Test
Export Equation 7.17**
Import Equation -3.18**
Ô B của bảng 2 đưa ra kết quả của phương pháp thử nghiệm đồng liên kết thặng
dư của Kao. Cả phương trình nhập khẩu và xuất khẩu chỉ ra rằng giả thuyết không
không có đồng liên kết có thể bị gạt bỏ. Phương pháp ước lượng bình phương tối
thiểu thông thường (DOLS), một phương pháp tối ước lượng các mối liên hệ đồng
liên kết, vì vậy được sử dụng.

DOLS gồm có phương trình hồi quy biến kết phụ thuộc theo một hằng số và
lượng thu sớm trả trễ là các biến độc lập. Phương trình thể hiện việc nhập khẩu
riêng có dạng:

Ở đây imi.t là nhập khẩu thực dành cho gia công từ một nước i, ireri,t tỷ giá hối
đoái có điều chỉnh, rgdpc,t là thu nhập thực ở Trung Quốc, text là tổng kim ngạch
xuất khẩu thực hàng gia công ra thế giới, FDIt là vốn FDI, WTO là biến số giả
WTO µi là ảnh hưởng cố định của nước i và p là lượng thu sớm trả trễ. Im i,t, ireri,t,
rgdpc,t, text và FDI đo theo hàm lôgarit tự nhiên, imi,t, ireri,t khác biệt ở mỗi quốc gia
và thời điểm trong khi rgdpc,t, text và FDI khác nhau ở từng thời điểm.

Phương trình xuất khẩu riêng lẻ có dạng:


Trong đó exi,t là hàng xuất khẩu thực hàng gia công từ Trung quốc qua nước i,
ireri,t tỷ giá hối đoái có điều chỉnh, rgdpi,t thu nhập thực từ nước nhập khẩu, Kt là
tổng lượng vốn của Trung Quốc trong sản xuất, FDIt là vốn đầu tư nước ngoài
FDI WTO là biến số giả WTO, p- lượng thu sớm trả trễ, exi,t, ireri,t, rgdpi,t, Kt được
đo theo hàm lôgarit tự nhiên, exi,t, ireri,t, và rgdpi,t biến đổi và khác biệt theo thời
gian và quốc gia., Kt và FDIt chỉ khác nhau ở mỗi thời điểm.

Dữ liệu thường niên qua các năm từ 1992 tới 2008 tiếp tục được sử dụng. Trong
ước tính DOLS sử dụng lượng thu sớm trả trễ.

5. Kết quả nghiên cứu

Các tư liệu ở bảng 3 trình bày các kết quả cho quá trình chế biến để nhập khẩu.
Các hệ số về tỷ giá là đặc điểmkỹ thuật rất tích cực và ý nghĩa thống kê, chỉ ra
rằng một sự đánh giá của tỷ giá tích hợp để chế biến sẽ tăng nhập khẩu. Các hệ số
cho thấy một sự đánh giá sẽ làm tăng 10% giá trị nhập khẩu bằng giữa 3,9% và
4,1%. Mặc dù không được báo cáo trong bảng 3, hệ số này vẫn hầu như không
thay đổi nếu xu hướng là một thuật ngữ bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu.

Trong các đặc điểm được ưu tiên trong cột (2) và (5) bao gồm quá trình xuất
khẩu nhưng chưa Trung Quốc chưa có thu nhập, các hệ số về quá trình xuất khẩu
gần như là thống nhất. Những kết quả này đã hỗ trợ cho giả thuyết của IMF (2005)
rằng có một-đối-một trong những mối quan hệ giữa quá trình xuất khẩu và nhập
khẩu.

Quỹ tiền tệ quốc tế (2005) cũng thừa nhận rằng sự co giãn tỷ giá quá trình nhập
khẩu phải được nhỏ vì có vài sản phẩm thay thế trong nước. Tuy nhiên, các bằng
chứng thảo luận trong mục 2 mà xác nhận giao dịch của FIEs tại Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa đang ngày càng diễn ra với các công ty khác nằm ở Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa, cho thấy độ co giãn tỷ giá có thể đã tăng lên trong những
năm gần đây. Việc trao đổi tỷ lệ co giãn đã được báo cáo trong Bảng 3 chỉ có ý
nghĩa khi dữ liệu 2005-2008 được bao gồm. Công việc trong tương lai cần điều tra
xem liệu quá trình nhập khẩu có trở nên nhạy cảm hơn với tỷ giá hối đoái thay đổi
trong vài năm qua như là của người Trung Quốc đã phát triển nhiều sản phẩm thay
thế nhập khẩu trong nước đến các bộ phận và thành phần trong nước.

Các dữ liệu ở bảng 4 trình bày các kết quả cho quá trình xuất khẩu. Các hệ số
về tỷ giá tích hợp được cho là có đặc điểm kỹ thuật tiêu cực và ý nghĩa thống kê
tất cả, chỉ ra rằng một sự đánh giá cao ở Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc và các
quốc gia chuỗi cung ứng khác sẽ làm giảm quá trình xuất khẩu. Các hệ số cho
thấy một sự đánh giá trên toàn khu vực Đông Á sẽ giảm 10% quá trình xuất khẩu
bằng giữa 7,8 và 18,7%. Mặc dù không được báo cáo trong bảng 4, hệ số này vẫn
rất quan trọng khi xu hướng là một thuật ngữ bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu.
Các hệ số về phần còn lại của thu nhập thế giới đang tích cực và ý nghĩa thống
kê tất cả các đặc điểm kỹ thuật, cho biết sự gia tăng thu nhập trong phần còn lại
của thế giới sẽ gia tăng quá trình xuất khẩu. Các giá trị hệ số tương đương khoảng
0,4 khi các cổ phiếu vốn được loại trừ, và thay đổi giữa 1,64 và 3,08 khi vốn dự
trữ bao gồm.

Các hệ số trên vốn cổ phần cũng tích cực và có đặc điểm kỹ thuật về ý nghĩa
thống kê . Các giá trị khác nhau giữa các hệ số 1,62 và 2,39. Các giá trị này cho
thấy một sự gia tăng 10% vốn cổ phần Trung Quốc sẽ tăng cường quá trình xuất
khẩu có được bằng từ 16 đến 24%. Những giá trị này gần với các báo cáo của
Cheung, Chinn, và Fujji (2010).

Các tư liệu ở bảng 5 trình bày các kết quả cho thấy quá trình nhập khẩu bằng
sử dụng tỷ giá đồng nhân dân tệ như một biến đổi độc lập thay vì trao đổi tỷ lệ tích
hợp. Các hệ số về tỷ giá là tích cực và ý nghĩa thống kê rất kỹ thuật , chỉ ra rằng
một sự đánh giá của đồng nhân dân tệ sẽ tăng trong quá trình nhập khẩu. Các hệ số
cho biết là một sự đánh giá tăng 10% đối với đòng nhân dân tệ cũng sẽ tăng trong
quá trình nhập khẩu bởi giữa 3,6 và 3,9.

Bảng 6 giới thiệu kết quả của hàng chế biến xuất khẩu được sử dụng tỉ giá
đồng nhân dân tệ thay vì sử dụng tỉ giá tích hợp. Hệ số để tính tỉ giá đồng nhân
dân tệ là nhỏ hơn hệ số của tỉ giá tích hợp. Nó được tính trung bình là -0.77 so với
tỉ giá tích hợp trung bình là -1.16 trên bảng số 3. Những kết quả này cho thấy rằng
sự đánh giá trên toàn Châu Á (ADB) sẽ có ảnh hưởng lớn đối với hàng chế biến
xuất khẩu hơn sự đánh giá đơn lẻ của đồng nhân dân tệ.

6- Thảo luận

Người làm chính sách của Trung Quốc đã thông báo rằng thặng dư thương mại
TQ là quá lớn và cần được cân bằng lại. Thăng dư TQ những năm gần đây đã tập
trung vào thường mại chế biến. Sự đánh giá của đồng tiền Châu Á hoặc đồng nhân
dân tệ đơn lẻ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cán cân thương mại chế biến của
Trung Quốc?

Điều kiện của Marshall-Lerner ngủ ý rằng khi xuất nhâp khẩu băng nhau thì sự
đánh giá này sẽ giảm nếu tổng giá trị một trong hai lĩnh vực xuất khẩu hoặc nhập
khẩu vượt trội cái kia. nếu tài khoản hiện tại lúc đầu không cân bằng cần thiết phải
sử dụng một phiên bản chung của các điều kiện Marshall-Lerner (xem Appleyard
and field 2001). Điều kiện này ấn định rằng các đánh giá sẽ giảm thặng dư thương
mai nếu Z< 21 +Z11 (8).

Z là tỉ lệ của xuất khẩu đối với nhập khẩu, 21 là độ co giãn giá của nhập khẩu
và 11 là độ co giãn giá của xuất khẩu. Theo thông kê của cục hải quan Trung
Quốc, xuất khẩu chế biến vượt nhập khẩu chế biến trong vòng năm năm qua với tỉ
lệ 1.73 đến 1 Z như vậy là bằng 1.73. Hệ số 21 trong bảng 3 bằng 0.41. Như
vậy, sự bất cân bằng của công thức (8) ngụ ý rằng sự đánh giá tỉ giá tích hợp sẽ
giảm thặng dư thương mại nếu tổng giá trị xuất khẩu co giãn lớn hơn 0.76. Nó sẽ
lớn hơn vấn đề này trong tất cả bốn trường hợp ở bảng 4 và trung bình 1.16.
Những dấu hiệu này chỉ ra rằng một sự đánh giá tổng quát Ở CÁC NƯỚC CHÂU
Á CHUỖI CUNG sẽ làm giảm thặng dư thương mại chế biến.

Trong trường hợp đồng nhân dân tệ được đánh giá đơn lẻ, hệ số 21 trong
bảng 5 tính trung bình là 0.37. Như vậy theo như công thức (8), sự đánh giá đồng
của đồng nhân dân tệ sẽ giảm thặng dư thương mại nếu toàn bộ giá trị xuất khẩu
co giãn lớn hơn 0.79. Nó lớn hơn hệ số này chỉ một trong bốn trường hợp ở bảng
4. Như vậy nó không rõ ràng hơn là một sự đánh giá của đồng nhân dân tệ không
theo người của một số nước đánh giá cao trong chuỗi cung ứng sẽ làm giảm thặng
dư thương mại chế biến.

Làm như thế nào cho sự đánh giá liên kết trên toàn Đông Á có thể đạt được?
Một cách mà sẽ được Trung Quốc lựa chọn là thả nổi chế độ đồng nhân dân tệ bởi
một loại tiền tệ đa năng, trong giỏ hàng dựa trên mức tham chiếu hợp lý với biên
độ lớn. Trong trường hợp này thăng dư lớn được tổng quát với mạng lưới sản
phẩm Đông Á có thể là nguyên nhân đồng ngoài tệ trong khu vực được đánh giá
chung với nhau. Lực lượng thị trường sau đó có thể phân bổ giữa các nước đánh
giá cao những dây chuyền cung cấp dựa trên giá trị gia tăng của họ trong thương
mại chế biến.

Thậm chí trong trường hợp tỉ giá ngoài tệ toàn Châu Á được đánh giá chung thì
biên độ tỉ giá trong bảng 3 và bảng 4 là không lớn. Như vậy, kết quả trong tài liệu
này ngụ ý rằng tỉ giá thay đổi đơn lẻ có thể không giảm đáng kể đến thương mại
chế biến.

Đẻ xem xét cách khác cho việc giảm thăng dư thương mại. tìm kiếm sự tiết
kiêm và đầu tư sẽ rất hữu ích cho Trung Quốc. Vẽ biểu đồ trong hình 3. Trong biể
u đồ này chỉ ra rằng đầu tư và tiết kiệm trong dân được bắt đầu phân khúc sau 202.
Như ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) (2009) báo cáo sự giảm nhẹ của đầu tư
liên quan đến tiết kiệm được bắt nguồn từ việc gia tăng tiết kiệm trong doanh
nghiệp ở Trung Quốc. Nó gia tăng từ 17 % của thu nhập quốc gia một lần năm
2002 đến 23 % năm 2007.

Nguyên nhân gì mà khiến tiết kiệm trong doanh nghiệp tăng quá nhanh vậy?
Ngân hàng phát triển Châu Á (2009) báo cáo rằng lợi nhuận doanh nghiệp sau
thuế tăng tới 6 % tổng sản phẩm quốc nội giữa năm 2003 và 2006. Một phần của
sự gia tăng này là vì sự phát triển kinh tế quá nhanh và giá bán gia tăng nên tăng
lợi nhuận doanh nghiệp của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Khi
doanh nghiệp đặc thù nhà nước không trả cổ tức, lợi nhuận trưc tiếp cao đẫn đến
tổng tiết kiệm của doanh nghiệp tăng. Nhiều lĩnh vực khác cúng đóng góp trong
việc gia tăng tỉ lệ tiết kiệm giữa các doanh nghiệp nhà nước.

Có nhiều Công ty có chế độ độc quyền trong nhiều lĩnh vực như: Công ty viễn
thông Trung Quốc, Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc…Như Xing (2009)
thảo luận Các kết quả lợi nhuận độc quyền góp phần tiết kiệm cao của công ty, đột
xuất cao bồi thường giữa các nhà quản lý tại doanh nghiệp nhà nước, và sự phân
bổ thu nhập sai lệch.

Thêm vào đó Huang (2009) dẫn chứng bằng tài liệu, yếu tố biến dạng thị
trường đã cung cấp một sự trợ cấp cho sản xuất của gần 2 nghìn tỷ NDT (7% của
Tổng sản phẩm quốc nội) trong năm 2008. các khoản trợ cấp này bao gồm một
nhân dân tệ được định giá thấp, giá đất nhân tạo thấp và lãi suất thực tế, giá hành
chính cho nhiên liệu và điện, và pháp luật môi trường không được thực thi nghiêm
ngặt

Những khoản trợ chuyển giao các nguồn lực cho khu vực doanh nghiệp và tăng
lợi nhuận của họ. Nếu các khoản trợ cấp đã được gỡ bỏ và các doanh nghiệp TQ
phải đối mặt với giá cr cao hơn cho nguồn tài nguyên, đất đai, điện và các hạng
mục khác, sau dó khả năng cạnh tranh toàn cầu của họ sẽ giảm và điều này sẽ làm
giảm sản xuất thương mại tại TQ. Như vậy nếu các nhà làm chính sách TQ muốn
cân bằng lại tăng trưởng, đánh giá tỉ giá trên toàn Châu Á sẽ được đồng hành với
các thay đổi khác. Những nhân tố này bao gồm bãi bỏ quy định, tự do hóa yếu tố
thị trường và loại bỏ những méo mó trong chính sách có lợi đối với lĩnh vực
thương mại và cả lĩnh vực không thương mại.

7- Kết luận

Tỷ giá hối đoái cố định của Trung Quốc đã gây ra vấn đề ở Trung Quốc và
phần còn lại của thế giới, Ở Trung Quốc nó đã can thiệp vào việc phân bổ tín dụng
bằng cách buộc các ngân hàng thương mại để giữ số lượng ngày càng lớn của các
hối phiếu ngân hàng trung ương. Tỉ giá hối đoái cố định của TQ là nguyên nhân
ngân hàng TW can thiệp vào thị trường tiền tệ và tích lũy dữ trữ đề duy trì cạnh
tranh chống lai TQ ở các nước châu Á.Như vậy có rất nhiều tranh cãi rằng TQ nên
chuyển đổi chế độ tỉ giá đồng nhân dân tệ linh động hơn.
Tài liệu này đã điều tra rằng kết quả thay đổi tỉ giá đồng nhân dân tệ ánh hương
đến thặng dư TQ như thê nào. Thặng dư đã được tập trung vao thương mại chế
biến từ năm 2008. Chế biến xuất khẩu là hàng hóa cuối cùng được sản xuất bằng
cách sử dụng các bộ phận và thành phần chủ yếu đến từ các nước châu Á khác.

Kết quả chỉ ra răng sự đánh giá trên toàn Châu Á sẽ làm giảm thặng dư của TQ
trong lĩnh vực thương mại chế biến. Sự đánh giá tỉ giá đồng yuan đơn lẻ sẽ không
giảm thặng dư này.

Một cách mà sẽ được Trung Quốc lựa chọn là thả nổi chế độ đồng nhân dân tệ
bởi một loại tiền tệ đa năng, trong giỏ hàng dựa trên mức tham chiếu hợp lý với
biên độ lớn. Trong trường hợp này thăng dư lớn được tổng quát với mạng lưới sản
phẩm Đông Á có thể là nguyên nhân đồng ngoài tệ trong khu vực được đánh giá
chung với nhau. Lực lượng thị trường sau đó có thể phân bổ giữa các nước đánh
giá cao những dây chuyền cung cấp dựa trên giá trị gia tăng của họ trong thương
mại chế biến.

Tuy nhiên, trong thực tế biên độ co giãn của tỉ giá được ghi chép trong báo cáo
này là không lớn và một gợi ý là biên độ tỉ giá linh động lớn hơn cần được đồng
hành cùng với những chính sách khác để tái cân băng tăng trưởng. Những vấn đề
này bao gồm việc thi hành các quy định môi trường và tự do hoá thị trường đất
đai, lao động, nhiên liệu, và vốn. Sau khi Trung Quốc bắt đầu tự do hóa thị trường
sản phẩm của mình trong cuối những năm 1970, tăng trưởng bùng nổ trong một ý
nghĩa định lượng. Tự do hóa thị trường là yếu tố chữa cháy suy thoái tương tự có
thể châm ngòi tăng trưởng trong một ý nghĩa chất lượng.

II. Nhận định chung của nhóm về ảnh hưởng của tỷ giá đến thặng dư
thương mại Trung Quốc

1. Thực trạng về đồng nhân dân tệ của Trung Quốc

Từ khoảng năm 2003, trước tình hình nhập siêu ngày càng tăng, Mỹ đã phê phán
chính sách tỷ giá của Trung Quốc. Để đối phó với áp lực này, vào tháng 7-2005,
Trung Quốc tăng giá RMB 2% (từ 8,28 lên 8,11 RMB/USD) và cho tỷ giá dao
động trong biên độ 0,3%, sau đó tăng lên 0,5% khoảng 20% (trung bình mỗi năm
độ 6%) và tỷ giá vào tháng 7-2008 là 6,83 RMB/USD. Đến cuối tháng 6/2010,
trước sức ép của Mỹ và của thế giới Trung Quốc đã nâng giá đồng NDT lên 0,53%
(tỷ giá 6,70) và giữ nguyên cho đến nay.

Hiện nay, trước áp lực của Mỹ và thế giới, Trung Quốc không thể không cho tăng
tỷ giá RMB, nhưng tăng với tốc độ như thế nào phải dựa vào khả năng thích ứng
của doanh nghiệp xuất khẩu. Trước khi đưa ra quyết định về chính sách tỷ giá tiếp
theo, Trung Quốc đã cho điều tra tình hình doanh nghiệp xuất khẩu và kết quả cho
thấy nếu mỗi năm tỷ giá tăng 3-4% thì hầu như không có ảnh hưởng.

Do đó, để không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu và cán cân thương
mại thì Trung Quốc sẽ có chính sách thận trọng trong việc điều hành đồng nội tệ
của mình.
Cơ chế để Trung Quốc giữ cho tỷ giá hối đoái ổn định và duy trì chính sách
đồng nội tệ yếu trong nhiều năm.
Việc duy trì tỷ giá cố định với chính sách đồng nhân dân tệ yếu buộc Trung Quốc
phải sử dụng chính sách ổn định hóa bằng cách: khi thặng dư thương mại gia tăng,
cung ngoại tệ trên thị trường tăng mà Trung Quốc đang theo đuổi chính sách tỷ giá
cố định, nếu NHTW của Trung Quốc không can thiệp thì chính sách tỷ giá hối
đoái cố định sẽ bị phá vỡ. Điều này buộc NHTW của TQ phải can thiệp bằng cách
mua USD trên thị trường và bán đồng nhân dân tệ ra. Lúc này cung đồng NDT sẽ
tăng và sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đối cố định nếu NHTW không can thiệp. Kết
quả là NHTW sẽ bán một lượng trái phiếu ra thị trường và giữ cung cầu nội và
ngoại tệ không đổi.

Mặc khác, Trung Quốc dùng nguồn ngoại tệ để mua trái phiếu của Chính phủ Mỹ,
đưa dòng ngoại tệ ra khoải quốc gia.

Khi đó tỷ giá hối đoái cố định theo đúng chính sách điều hành của Trung Quốc.
Tóm lại, với những hạn chế pháp lý đối với việc lưu chuyển dòng vốn ra vào
Trung Quốc và cho phép sự can thiệp chính phủ để khống chế đối với thị trường
tiền tệ. Trung quốc đã bảo vệ thành công tỷ giá hối đoái cố định của mình.

2. Tác động của việc duy trì chính sách đồng nội tệ yếu

2.1. Tác động đối với Trung Quốc

2.1.1. Tác động tích cực

Việc định giá thấp đồng tiền làm cho giá hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn so với phần
còn lại của thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu ra
thị trường thế giới và làm cho hàng nước ngoài trở nên mắc hơn so với hàng Trung
Quốc trên thị trường Trung Quốc. Do đó chính sách đồng nhân dân tệ yếu trước
hết chính là chính sách bảo hộ thương mại, vừa áp đặt thuế nhập khẩu, vừa trợ cấp
xuất khẩu, đảm bảo hoạt động của các nước xuất khẩu.

Với chính sách tỷ giá hối đối này, NHTW Trung Quốc đang giữ trên 2.000 tỷ
ngoại tệ bao gồm USD, Euro và rất nhiều đồng tiền khác. Điều này càng chứng
minh rõ qua việc Trung Quốc phải mua khoảng 1 tỷ USD ngoại tệ một ngày để giữ
cho giá đồng NDT không tăng.

Theo ước tính của ông Dani Rodrik từ ĐH Havard thì chính sách duy trì đồng
nhân dân tệ yếu của Trung Quốc tăng tốc độ tăng trưởng dài hạn của nước này
thêm 2% nhờ tăng sản lượng hàng hóa ngoại thương, động lực của tăng trưởng
kinh tế và cũng là lối thoát khỏi tình trạng kém phát triển của những bài học thành
công thời hậu chiến như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Do đó, với những thuận lợi trên thì trước sức ép của Mỹ và thế giới nhưng Trung
Quốc vẫn giữ cơ chế tỷ giá hối đối thả nổi có quản lý nhưng quản lý ở đây lấn áp
thả nổi và không để cho tỷ giá hối đoái tăng nhiều. Tốc độ tăng của tỷ giá hối đoái
phải phù hợp với khả năng thích ứng của các doanh nghiệp xuất khẩu.

2.1.2. Tác động tiêu cực


Thứ nhất, việc duy trì tỷ giá hối đoái cố định bằng phương pháp ổn định hóa như
phân tích trên sẽ tạo phân cấp tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại
Trung Quốc. Ngân hàng thương mại giữ càng nhiều trái phiếu chính phủ từ chính
sách ổn định hóa ảnh hưởng đến tính thanh khoản của NHTM và làm phân cấp tín
dụng.

Thứ hai, để thực hiện chính sách vô hiệu hóa giữ tỷ giá hối đoái không thay đổi,
NHTW Trung Quốc nắm giữ một lượng lớn ngoại tệ là USD, do đó, trong điều
kiện nền kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn, đồng USD mất giá sẽ ảnh hưởng đến sự
mất giá tiền tệ.

Thứ ba, Trung Quốc gặp khó khăn trong vấn đề tìm ra giải pháp chính trị với các
nước đặc biệt là với Mỹ.

Trung Quốc luôn bị chỉ trích bởi các nước trên thế giới với chính sách đồng tiền
mà mình đang theo đuổi. Đặc biệt là Mỹ, luôn tìm cách chỉ trích và trừng phạt
Trung Quốc thông qua chính sách ngoại thương. Mới đây, ngày 24/9/2010, các
Nghị sĩ thuộc ủy ban quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật: áp thuế cao đối
với một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc: Đây là dự luật trừng phạt Trung
Quốc duy trì đồng nhân dân tệ ở mức thấp giả tạo.

Đặc biệt trong các buổi hội đàm, hội nghị, Trung Quốc luôn bị Mỹ thúc giục
nhanh chóng tiến hành các bước để giải quyết bất đồng về đồng NDT và sẽ bảo vệ
lợi ích kinh tế của mình và kiện TQ lên tổ chức thương mại thế giới WTO.

Ví dụ như theo yêu cầu của Mỹ: tăng giá đồng NDT lên mức 20%-40% so với tỷ
giá hiện hành, nhưng nếu Trung Quốc thực hiện theo đề nghị này sẽ có hàng loạt
công ty của Trung Quốc bị phá sản, khiến hàng ngàn công nhân bị mất việc làm,
gây ảnh hưởng đến kinh tế Trung Quốc. Theo Thủ tướng Ôn Gia Bảo, lợi ích
chung của hai nước còn lớn hơn nhiều so với những bất đồng.

Thứ tư, gây bất lợi đối với các công ty nhập khẩu thuần túy.
Việc duy trì đồng nhân dân tệ yếu không có nghĩa là TQ được lợi hoàn toàn từ
chính sách tiền tệ của mình. Đồng NDT dưới giá trị chỉ tốt đối với các công ty
xuất khẩu. Nhưng đối với các công ty thích tích trữ tiền hơn là chia sẻ lợi nhuận
với công nhân, do đó đã tạo nên những làn sóng đình công hiện nay. Trong khi đó,
đồng NDT yếu làm tăng áp lực lạm phát và chuyển một phần lớn thu nhập quốc
gia của TQ vào việc mua ngoại tệ với lãi suất rất thấp

2.2. Tác động đối với phần còn lại của thế giới

Chính sách tỷ giá của Trung Quốc chủ yếu được nhìn nhận thông qua lăng kính
của sự mất cân đối toàn cầu. Đây là chính sách thương mại của chủ nghĩa trọng
thương, chính sách tỷ giá kiểu “ăn xin” và điều này tạo ra hai hậu quả cơ bản sau:

Thứ nhất, tạo ra sự mất cân đối toàn cầu và sự đối lập giữa các quốc gia có thặng
dư hay chịu thâm hụt tài khoản vãng lai. Mặc khác, nó che mờ đi nạn nhân thực sự
của chính sách này: các nước đang phát triển có lợi thế so sánh tương đồng với
Mỹ.

Nạn nhân thực sự của chính sách này là các nền kinh tế mới nổi và các nước đang
phát triển khác từ chính sách định giá thấp đồng tiền đồng nghĩa với việc TQ thực
hiện chính sách bảo hộ thương mại, vừa áp đặt thuế nhập khẩu, vừa trợ cấp xuất
khẩu.

Do yếu tố lợi thế so sánh tương đồng mà các nước đang phát triển đang cạnh tranh
trực tiếp với Trung Quốc chứ không phải với Mỹ hay EU. Thực tế, các nước đang
phát triển phải chịu hai chi phí riêng biệt do chính sách tỷ giá của Trung Quốc.

Trong ngắn hạn, khi nguồn vốn đổ vào các nước mới nổi, khả năng phản ứng với
những đe dọa từ bong bóng tài sản và tăng trưởng nóng của họ suy giảm.

Các thị trường mới nổi như Brazil, Ấn Độ và Hàn Quốc miễn cưỡng phải để đồng
bản tệ lên giá để hạn chế tăng trưởng nóng trong khi đối thủ thương mại chính vẫn
neo đồng bản tệ với đôla.
Nhưng chi phí dài hạn và cũng nghiêm trọng hơn là các khu vực nghèo hơn của
thế giới phải thu hẹp thị trường cũng như giảm bớt tăng trưởng.

Tăng sản lượng hàng hóa ngoại thương tại Trung Quốc dẫn đến giảm sản lượng
loại hàng hóa này tại các nước đang phát triển khác, tạo ra một thứ chi phí tăng
trưởng cho các quốc gia này.

Đương nhiên một phần chi phí cũng được nhu cầu hàng hóa đi kèm với tốc độ
tăng trưởng cao của Trung Quốc bù đắp. Nhưng thặng dư tài khoản vãng lai khổng
lồ của Trung Quốc cho thấy sự bù đắp này chẳng đáng là bao.

Đặc biệt chính sách này có sức phá hoại rất lớn vào thời điểm mà hầu hết các nền
kinh tế trên thế giới đang ở trong khủng hoảng. Bình thường, TQ mua trái phiếu
chính phủ Mỹ, trong khi bóp méo thương mại, ít nhất còn cung cấp cho chúng ta
nguồn tín dụng rẻ - và bạn có thể nói rằng không phải lỗi của TQ khi chúng ta
dùng số tiền đó để thổi phồng bong bóng bất động sản. Nhưng hiện tại chúng ta
đang ngập trong tín dụng rẻ, điều đang thiếu là lượng cầu đối với hàng hóa và dịch
vụ đủ để chúng ta tạo thêm việc làm. Và TQ, với một sự thặng dư thương mại giả
tạo, lại đang làm trầm trọng thêm tình hình.

Những nạn nhân “mới nổi” của chính sách tỷ giá Trung Quốc vẫn im lặng vì đơn
giản với họ Trung Quốc quá to lớn, quá hùng mạnh.

Thứ ba, nó khiến giải pháp chính trị trở nên khó khăn hơn.

Gánh nặng tìm giải pháp thay đổi chính sách đồng NDT yếu đương nhiên lại đè
lên vai Hoa Kỳ vì Mỹ chịu sử tác động mạnh nhất từ chính sách đồng NDT của
TQ. Nhưng Mỹ không thể thành công vì Trung Quốc không đời nào lại nhượng bộ
trước sức ép từ đối thủ duy nhất của họ cho vị thế siêu cường.

Chỉ một liên minh rộng hơn, bao gồm tất cả các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi
chính sách tỷ giá của Trung Quốc mới có thể cùng đứng lên cảnh báo Trung Quốc
về những hậu quả mà chính sách của nước này đã gây ra và nhắc nhở họ về trách
nhiệm quốc tế của mình với tư cách một đối tác thương mại trọng yếu.
Đã đến lúc thay đổi quan điểm về sự mất cân đối toàn cầu và nhìn nhận chính sách
tỷ giá của Trung Quốc theo đúng bản chất của nó: chính sách thương mại của chủ
nghĩa trọng thương, với tổn thất đè lên vai các quốc gia đang cạnh tranh với Trung
Quốc, tức là chính các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển chứ không phải các
nước giàu.

Liên minh các nước đứng lên chống lại Trung Quốc cần phải được mở rộng để gây
sức ép lên chính sách tỷ giá kiểu ăn xin này.

Tiến trình ấy cần phải có tiếng nói của những nạn nhân vốn lâu nay câm lặng.

3. Trung Quốc điều chỉnh tăng giá trị đồng nhân dân tệ ảnh hưởng đến
Việt Nam

Khuynh hướng này sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào? Đây là vấn đề quan
trọng cần nghiên cứu sâu. Trước mắt nhóm có vài suy nghĩ sơ bộ như sau:

Thứ nhất, trong ngắn và trung hạn, nhiều mặt hàng công nghiệp của Trung Quốc
sẽ giảm khả năng cạnh tranh, xuất khẩu sẽ chững lại. Thêm vào đó, tiền lương ở
Trung Quốc đang tăng và có thể sẽ tăng nhanh trong thời gian tới nên những
ngành có hàm lượng lao động cao sẽ gặp khó khăn. Mặt khác, sức mua trong thị
trường nội địa và nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng. Đây là cơ hội để Việt Nam
đẩy mạnh xuất khẩu, giảm áp lực nhập khẩu và cải thiện cán cân thương mại với
Trung Quốc. Tuy nhiên, cơ hội này có được phát huy hay không còn tùy thuộc
năng lực sản xuất và khả năng cải tiến năng suất của Việt Nam.

Các doanh nghiệp Trung Quốc, kể cả các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, sẽ đối
phó với khuynh hướng tiền lương tăng và đồng RMB tăng giá bằng nỗ lực tăng
năng suất. Do đó, Việt Nam cũng phải có nỗ lực tương đương mới tận dụng được
cơ hội mới. Hiện nay, tình trạng thiếu điện, thiếu lao động quản lý trung gian,
thiếu chuyên viên kỹ thuật và sự yếu kém về hạ tầng giao thông đang là trở ngại
làm giảm khả năng sản xuất hàng công nghiệp tại Việt Nam. Nếu tình hình này
không được cải thiện ngay thì những thay đổi ở thị trường Trung Quốc ít có tác
động tích cực đến Việt Nam.

Thứ hai, do sức mua của RMB tăng, đầu tư nước ngoài của Trung Quốc sẽ tăng.
Trung Quốc sẽ đầu tư nhiều hơn sang Việt Nam. Cần phân tích sâu hơn hiện tượng
này. Nếu đầu tư từ Trung Quốc nhiều hơn trong các lãnh vực công nghệ thấp, hoặc
tập trung trong lĩnh vực khai thác tài nguyên và trong những ngành ảnh hưởng đến
môi trường thì đó không phải là hiện tượng đáng hoan nghênh. Việt Nam cần quan
tâm hơn đến dòng đầu tư mới từ Trung Quốc để ngăn chặn những dự án như vậy.

Thứ ba, những doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Trung Quốc, đặc biệt doanh
nghiệp của Nhật và Đài Loan có thể sẽ chuyển dịch nhiều nhà máy sang các nước
khác để đối phó với khuynh hướng mới về tỷ giá và tiền lương ở Trung Quốc. Tuy
nhiên, trong rất nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt trong các ngành liên quan đến
các loại máy móc như xe hơi, máy móc phục vụ dịch vụ văn phòng (máy in, máy
tính...), do họ đã hình thành mạng lưới cung cấp tại các cụm công nghiệp ở vùng
Hoa Nam, việc di dời nhà máy sang Việt Nam hay các nước khác không phải là sự
chọn lựa dễ dàng.

Bắt đầu từ tháng 3 năm 2010 (lúc đó tiền lương ở Trung Quốc bắt đầu tăng
nhanh), một số doanh nghiệp có vốn của Nhật cho rằng dù tiền lương tăng họ vẫn
bám trụ tại Trung Quốc bằng cách thay đổi công nghệ, tăng năng suất lao động.
Do đó, rất có khả năng chỉ có những ngành dùng nhiều lao động giản đơn như may
mặc, giày dép, dụng cụ lữ hành, hoặc những công đoạn có giá trị gia tăng thấp
trong chuỗi cung ứng (supply chain) của các ngành máy móc mới được chuyển
sang Việt Nam và các nước lân cận phía nam Trung Quốc. Đây cũng không phải
là khuynh hướng tốt đối với Việt Nam.

Thứ tư, sức mua của RMB tăng nên khách du lịch từ Trung Quốc sang Việt Nam
sẽ tăng hơn nữa. Dĩ nhiên hiện tượng này sẽ giúp các ngành dịch vụ du lịch phát
triển. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp khách du lịch Trung Quốc chuyển thành
lao động bất hợp pháp tại Việt Nam nên trong thời gian tới số người này sẽ nhiều
hơn và việc quản lý sẽ gặp khó khăn. Việt Nam cần lường trước khả năng này để
có biện pháp quản lý thích hợp và hiệu quả.

Tóm lại, RMB tăng giá sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Tùy theo chính sách, nỗ lực
của Việt Nam mà ảnh hưởng ấy sẽ diễn tiến theo hướng thuận lợi hay bất lợi.

You might also like