You are on page 1of 18

Ngành Bia

BÁO CÁO
PHÂN TÍCH NGÀNH KINH TẾ
VIỆT NAM

KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP


TRUNG TÂM TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
BÁO CÁO VIÊN: NGUYỄN HOÀNG ĐỨC HUY
**********
THÁNG 09/2010

Các thông tin sử dụng trong bản báo cáo này được lấy từ các nguồn chúng tôi cho rằng đáng tin cậy, tuy nhiên chúng tôi
không đảm bảo tuyệt đối độ chính xác của thông tin. Báo cáo chỉ có giá trị tham khảo và lưu hành nội bộ ACB

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 1/18


Ngành Bia

I. Tổng quan về ngành:

 Ngành bia Việt Nam có lịch sử và truyền thống trên 100 năm với hai nhà máy bia của Pháp xây
dựng phía Bắc và phía Nam từ những năm 1890. Đến nay, ngành bia đã phát triển thành một
ngành kinh tế mạnh của đất nước, đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm
cho một lượng lớn người lao động.
 Trong số các sản phẩm đồ uống có cồn, bia là sản phẩm rất được ưa chuộng. Năm 2005, tổng giá
trị sản lượng chiếm 95% giá trị sản lượng đồ uống có cồn và năm 2006 là 97%.
 Sản lượng bia của toàn ngành giữ được tốc độ tăng trưởng đều đặn trong những năm từ 2002 cho
đến năm 2006, tốc độ tăng trung bình của cả giai đoạn là 18%. Theo Quy hoạch tổng thể ngành
Rượu – Bia – Nước giải khát, đến năm 2010 sản lượng toàn ngành phấn đấu đạt 3.5 tỷ lít với
mức tăng trưởng trung bình năm dự kiến là 21%.
 Tuy nhiên, so với một số thị trường trên thế giới, quy mô ngành bia VN vẫn còn ở mức khiêm
tốn, sản lượng tiêu thụ tính trên đầu người của Việt Nam chỉ đạt 15 lít/người/năm, trong khi đó
sản lượng tiêu thụ trung bình của các nước Châu Á là 43 lít/người/năm và của Châu Âu là 88
lít/người/năm.
 Toàn ngành sản xuất bia có 151 doanh nghiệp ở 52 tỉnh, thành phố với tổng năng lực sản xuất là
2.946 triệu lít/năm. Ngành sản xuất rượu có 78 doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp với năng
lực sản xuất 105,22 triệu lít/năm. Toàn ngành sản xuất nước giải khát có 1013 doanh nghiệp với
năng lực sản xuất là 2129 triệu lít/năm.

 Hiện nay, trên thị trường bia Việt Nam có khoảng hơn 400 cơ sở sản xuất ở 57 tỉnh thành, địa
phương. Trong đó, có 5 cơ sở sản xuất với công suất 100 triệu lít/năm, 11 có năng suất 20 triệu
lít/năm, còn lại là các cơ sở sản xuất nhỏ. Theo thống kê của hiệp hội Bia- Rượu- Nước giải khát
Việt Nam (VBA) thì còn có một lượng khá nhiều các cơ sở sản xuất nhỏ, công suất dưới 10 triệu
lít/năm và dưới 1 triệu lít/năm ở các địa phương còn chưa thống kê đầy đủ được. Các cơ sở sản
xuất lớn thường tập trung ở một số thành phố chính như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và
một số tỉnh thành khác.
 Thị trường bia VN chủ yếu được cung cấp bởi các nhà cung cấp trong nước, chiếm 90% lượng
tiêu thụ, bia nhập khẩu chỉ chiếm 10%, và được nhập khẩu chủ yếu từ 2 thị trường Mỹ và Đức.
 Sản lượng bia sản xuất trong nước được tập trung vào một số công ty chính, các công ty này
chiếm phần lớn thị phần trong toàn ngành. Trong đó, 03 công ty là hàng đầu SABECO, VBL,
HABECO đã chiếm hơn 60% tổng giá trị của thị trường trong năm 2006. Đứng đầu là SABECO,
chiếm 31% thị phần, đến VBL chiếm 20% thị phần, và HABECO chiếm 10% thị phần.
 Tình hình sản xuất của ngành Bia – Rượu – NGK VN năm 2007:

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 2/18


Ngành Bia

 Giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành Bia – Rượu – NGK năm 2007 đạt 26.745 tỷ đồng,
tăng 17,6% so với năm 2006.
 Sản phẩm sản xuất toàn ngành năm 2007 đạt 1.845,2 triệu lít bia các loại, tăng 19,3% so với
năm 2006.
 Xuất khẩu năm 2007 đạt 55.909,6 ngàn USD (trong đó: Bia 8.310,9 ngàn USD; Rượu:
8.449,2 ngàn USD; NGK: 39.149,5 ngàn USD).
 Nhập khẩu năm 2007: 48.440 ngàn USD (trong đó: Bia 4.443,8 ngàn USD; Rượu 31.502,5
ngàn USD; NGK: 12.493,7 ngàn USD).
 Lao động toàn ngành: 37,25 ngàn lao động (Bia 15,33 ngàn người; Rượu 1,95 ngàn; NGK
19,97 ngàn người).
 Tình hình sản xuất của ngành Bia – Rượu – NGK VN năm 2008:
 Nhờ chủ động nguyên liệu và bố trí sản xuất hợp lý nên 6 tháng đầu năm các doanh nghiệp đã
đáp ứng được nhu cầu của thị trường, kể cả trong các dịp lễ tết với giá cả ổn định và chất
lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ quý III, giá các nguyên vật liệu chính như
malt, gạo, ... tăng từ 20 - 30%, cao hoa, hoa viên, hoa thơm tăng từ 2 - 5 lần. Điều đó đã ảnh
hưởng tới sản xuất và giá bán sản phẩm. Những tháng cuối năm, mặc dù việc Nhà máy bia
Sài Gòn - Củ Chi đã đi vào hoạt động, tình hình thị trường chuyển hướng thuận lợi hơn
nhưng tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất của ngành vẫn không bằng tốc độ tăng của năm
2007. Sản lượng sản xuất bia ước đạt 1.850 triệu lít, tăng 11,8% so với năm 2007. Sản lượng
bia chai và bia lon tăng trưởng cao nhưng bia hơi thì giảm đáng kể do phụ thuộc rất nhiều vào
thời tiết.
 Riêng sản xuất rượu tăng mạnh do Công ty CP cồn rượu Hà Nội đã đẩy mạnh để chuẩn bị sản
phẩm gối đầu khi di dời Công ty vào năm 2009. Các sản phẩm nước giải khát và cồn vẫn tăng
trưởng chậm. Đây là lĩnh vực cần đựợc quan tâm hơn trong giai đoạn tới.
 Xuất khẩu sản phẩm bia chai và bia lon sang các thị trường truyền thống tăng mạnh. Một số
loại bia chai mới 350ml đã được đưa ra cạnh tranh với sản phẩm của các hãng nước ngoài
ngay trên thị trường trong nước.
 Tình hình sản xuất của ngành Bia – Rượu – NGK VN năm 2009:
 Ngành bia tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định. Giá nguyên vật liệu giảm so với năm
2008 là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất của ngành. Các Công ty bia lớn trong
ngành có uy tín về thương hiệu như HABECO, SABECO, Hệ thống Bia APB tại Việt Nam,
Nhà máy bia Sabmiller… đều tăng trưởng tốt. Những công ty sản xuất bia với sản lượng thấp,
máy móc thiết bị cũ, chất lượng không đảm bảo đang dần bị thu hẹp. Tổng sản lượng bia cả
nước năm 2009 ước đạt 2,0 tỷ lít, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
 Sản xuất rượu năm nay gặp khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào là các hoa quả, vỏ chai…

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 3/18


Ngành Bia

tăng cao; tuy nhiên, những doanh nghiệp sản xuất lớn, có thương hiệu, vẫn ổn định và phát
triển tốt như Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội, Công ty vang Thăng Long, các sản phẩm
rượu của SABECO...
 Về sản xuất nước giải khát, trong năm 2009, các doanh nghiệp trong ngành đã tích cực
nghiên cứu thay đổi mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng, tăng cường quảng cáo tới người
tiêu dùng nên có những bước phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các
doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân.
 Giá trị sản xuất công nghiệp một số sản phẩm theo thống kê của Bộ Công thương:
Sản phẩm ĐVT 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Rượu mùi và rượu trắng Nghìn lít 124,166 134,782 143,035 153,434 155,249 221,096 290,126 364,166 400,583
Nhà nước " 9,138 6,515 6,160 14,365 7,525 9,623 12,602 19,279 20,243
Ngoài Nhà nước " 113,383 128,092 136,310 137,610 145,421 207,210 267,257 337,733 371,755
ĐTNN " 1,645 175 565 1,459 2,303 4,263 10,267 7,154 8,585
Bia Triệu lít 779,1 871,2 939,8 1118,9 1342,8 1460,6 1547,2 1655,3 1849,9
Nhà nước " 519,6 576,4 611,0 711,7 883,8 922,3 735,8 812,9 942
Ngoài Nhà nước " 41,7 51,1 81,2 123,2 147,9 197,8 416,6 376 394,9
ĐTNN " 217,8 243,7 247,6 284,0 311,1 340,5 394,8 466,4 513
Nước khoáng Triệu lít 150,8 194,8 213,8 247,2 257,2 273,3 300,6
Nhà nước " 100,7 79,6 110,4 110,6 70,7 81,5 91,3
Ngoài Nhà nước " 23,8 58,1 46,3 81,4 126,4 113,9 119,7
ĐTNN " 26,3 57,1 57,1 55,2 60,1 77,9 89,6
Nước tinh khiết Triệu lít 27,9 111,2 206,1 328,3 660,2 803,3 883,6
Nhà nước " 4,1 8,5 9,4 20,3 26,3 39,4 43
Ngoài Nhà nước " 19,2 84,7 161,3 241,7 562,5 695,3 761,8
ĐTNN " 4,6 18,0 35,4 66,3 71,4 68,6 78,8

II. Phân tích ngành:

1. Cơ sở pháp lý và các chính sách của Nhà nước đối với ngành .
a. Một số văn bản pháp lý:
 Quyết định số 58/2003/QĐ-TTg ngày 17/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ v/v sửa đổi, bổ sung
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010.
 Quyết định số 18/2007/QĐ-BCN ngày 08/05/2007 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng
thể phát triển ngành Bia – Rượu – NGK Việt Nam đến 2010.
 Quyết định số 2435/QĐ-BCT ngày 21/05/2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Bia –
Rượu – NGK Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến 2025.
b. Chính sách của Nhà nước đối với ngành:
 Đối với nhóm sản phẩm bia, rượu đều là những sản phẩm được bảo hộ với thuế suất nhập khẩu
rất cao do được xếp vào nhóm hàng tiêu thụ đặc biệt, không phục vụ nhu cầu thiết yếu. Thuế suất
thuế nhập khẩu hiện cũng đã giảm từ mức 80% xuống còn 65%, và sẽ xuống còn 35% trong vòng
05 năm. Hiện nay, với mức thuế suất 65% còn khá cao và các nhà sản xuất nước ngoài thường

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 4/18


Ngành Bia

lien doanh với các nhà sản xuất trong nước để tránh loại thuế này.
 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) có hiệu ngày 01/04/2009 quy định mức thuế suất áp dụng
chung cho tất cả các loại bia, không phân biệt bia hơi, bia tươi với bia lon, bia chai là 45% từ
2010 đến hết 2013 và từ năm 2013, thuế suất tiêu thụ đặc biệt sẽ tăng lên 50% để đảm bảo không
vi phạm cam kết WTO. Không chỉ bia, rượu cũng sẽ chịu mức thuế suất cao hơn. Đối với rượu
dưới 20º, mức thuế suất áp dụng 25%. Rượu trên 20º chịu mức thuế suất 45% từ năm 2010 đến
2012 và từ năm 2013 sẽ là 50%.

2. Trình độ công nghệ & Nguồn nhân lực:


 Theo Bộ Công thương, hiện chỉ có những nhà máy bia công suất trên 100 triệu lít mỗi năm sở
hữu MMTB hiện đại được nhập khẩu từ các nước có nền công nghiệp phát triển mạnh như Đức,
Mỹ, Ý,…
 Hiện đối với các doanh nghiệp sản xuất bia trong nước có Sabeco, Habeco liên tục đầu tư trang
thiết bị mới hàng đầu cả nước, không thua kém so với các công ty liên doanh và đảm bảo được
vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Các cơ sở sản xuất địa phương gặp nhiều khó khăn do trang thiết bị lạc hậu, chưa đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm nên gặp khó khăn trong sản xuất cũng như tiêu thụ và có nguy cơ phải
ngừng hoạt động trong thời gian tới khi mức thuế suất không còn ưu đãi.

3. Sản phẩm:
 Các sản phẩm bia được phân chia theo 03 phân khúc thị trường chính:
 Phân khúc bia hơi: chiếm khoảng 43% khối lượng tiêu thụ và 30% giá trị tiêu thụ.
 Phân khúc bia thường: chiếm vị trí số 1 trên thị trường, chiếm khoảng 45% khối lượng tiêu
thụ và 50% về giá trị tiêu thụ.
 Phân khúc bia cao cấp: với mức giá tương đối cao, chiếm khoảng 12% khối lượng tiêu thụ
và 20% về giá trị tiêu thụ.
 Thống kê khối lượng và giá trị bia tiêu thụ qua các năm:

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 5/18


Ngành Bia

 Tỷ trọng các loại bia năm 2006:

12.04%
19.67%

44.06%
Bia cao cấp
49.34%
Bia thường
Bia hơi

43.90%
30.99%

Theo sản lượng Theo giá trị

4. Các yếu tố đầu vào:


 Nguồn nguyên liệu cho ngành còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu chiếm 60-70% lượng nguyên

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 6/18


Ngành Bia

liệu phục vụ sản xuất, trong đó nguyên liệu chính là malt; chịu ảnh hưởng bởi biến động giá trên
thới giới và biến động tỷ giá hối đoái.
 Theo Hiệp hội Bia – Rượu – NGKViệt Nam, mỗi năm chúng ta nhập trung bình 120.000 đến
130.000 tấn malt (# 50 triệu USD). Dự kiến đến năm 2010, sẽ tăng lên 100 triệu USD mỗi năm.
 Malt nhập khẩu có thể thay thế bằng malt chế biến từ đại mạch trồng trong nước. Tuy nhiên, việc
trồng đại mạch chỉ mới được đưa vào thử nghiệm và giải pháp này chưa thể hiện tính khả thi.
 Nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất khá dồi dào và đa dạng về nguồn cung, chiếm trung
bình 50-55% GVHB. Trong đó nguyên liệu nhập khẩu (malt, hops, phụ gia) chiếm khoảng 30%
GVHB, chịu ảnh hưởng bởi biến động giá thế giới và biến động tỉ giá.

5. Thị trường đầu ra:


 Thị trường bia Việt Nam chủ yếu được cung cấp bởi các nhà cung cấp trong nước, chiếm 90%
lượng tiêu thụ, bia nhập khẩu chỉ chiếm 10%, và được nhập khẩu chủ yếu từ 2 thị trường Mỹ và
Đức.
 Thị trường Bia Việt Nam đang tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao. Tốc độ tăng trưởng thức uống
có cồn tại Việt Nam năm 2006 là 9% về khối lượng và 12% về giá trị. Trong đó, bia vẫn là nhóm
thức uống chủ đạo và chiếm tỷ lệ áp đảo về cả khối lượng (97%) và giá trị (88%).
 Sản lượng bia sản xuất trong nước được tập trung vào một số công ty chính, các công ty này
chiếm phần lớn thị phần trong toàn ngành. Trong đó, 03 công ty là hàng đầu Sabeco, VBL,
Habeco đã chiếm hơn 60% tổng giá trị của thị trường trong năm 2006.

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 7/18


Ngành Bia

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 8/18


Ngành Bia

 Sản lượng sản xuất và tiêu thụ bia qua các năm:

=> Tốc độ tăng trưởng sản lượng bia tiêu thụ không bằng tốc độ tăng trưởng sản lượng bia tiêu thụ
tại Việt Nam trong những năm qua.
 Năng lực sản xuất bia theo vùng:

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 9/18


Ngành Bia

6. Các thông số bình quân ngành:

III. Vị thế, Triển vọng và Định hướng phát triển ngành:

1. Vị thế:
 Ngành Bia – Rượu – NGK đã khẳng định được thế mạnh của mình trong nền kinh tế đất nước,

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 10/18


Ngành Bia

đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho một lượng lớn người lao
động.
2. Mục tiêu phát triển giai đoạn 2010 - 2025:
a. Mục tiêu tổng quát:
 Xây dựng Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát VN thành một ngành kinh tế quan trọng, sản xuất
ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp ngày càng
nhiều cho ngân sách nhà nước; các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát được sản xuất có chất
lượng cao, có uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng về mẫu mã và chủng loại có
thương hiệu hàng hóa và khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.
b. Mục tiêu cụ thể
 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành giai đoạn 2006-2010 đạt 12%/năm,
giai đoạn 2011-2015 đạt 13%/năm, giai đoạn 2016-2025 đạt 8%/năm.
 Đến năm 2010 sản lượng sản xuất đạt 2,5 tỷ lít bia, 80 triệu lít rượu công nghiệp, 2,0 tỷ lít nước
giải khát. Sản phẩm xuất khẩu từ 70 triệu đến 80 triệu USD.
 Đến năm 2015, sản lượng sản xuất đạt 4,0 tỷ lít bia, 188 triệu lít rượu công nghiệp, 4,0 tỷ lít nước
giải khát. Sản phẩm xuất khẩu từ 140-150 triệu USD.
 Đến năm 2025, sản lượng sản xuất đạt 6,0 tỷ lít bia, 440 triệu lít rượu công nghiệp, 11 tỷ lít nước
giải khác.
3. Định hướng phát triển ngành:
a. Đối với ngành bia:
 Tập trung cải tạo, mở rộng, đồng bộ hóa thiết bị để nâng công suất các nhà máy hiện có của các
doanh nghiệp lớn, sản phẩm có thương hiệu để nâng cao hiệu quả sản xuất của từng doanh
nghiệp cũng như hiệu quả toàn ngành.
 Xây dựng mới các nhà máy có quy mô công suất từ 100 triệu lít/năm trở lên. Mở rộng hợp tác
quốc tế, liên doanh, liên kết để sản xuất bia cao cấp, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
 Xây dựng và phát triển thương hiệu để tăng năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm bia nội địa
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
b. Đối với ngành rượu:
 Khuyến khích phát triển sản xuất rượu quy mô công nghiệp chất lượng cao với công nghệ hiện
đại, giảm dần rượu nấu thủ công quy mô gia đình, từng bước xây dựng thương hiệu rượu quốc
gia.
 Tăng cường hợp tác với các hãng rượu lớn trên thế giới để sản xuất rượu chất lượng cao thay thế
nhập khẩu và xuất khẩu.
 Khuyến khích các làng nghề xây dựng các cơ sở sản xuất với quy mô công nghiệp, công nghệ
tiên tiến, tổ chức thu gom và xử lý rượu cho các hộ sản xuất thủ công để nâng cao chất lượng,

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 11/18


Ngành Bia

đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ được bản sắc truyền thống của rượu làng nghề.
 Khuyến khích phát triển sản xuất rượu vang từ các loại quả tươi gắn với phát triển các vùng
nguyên liệu ở các địa phương.
c. Đối với ngành nước giải khát:
 Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất nước giải khát với thiết bị, công nghệ hiện
đại, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường;
 Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát sử dụng nguyên liệu trong nước gắn với
việc xây dựng vùng nguyên liệu tại các địa phương. Trong đó, ưu tiên đối với các doanh nghiệp
sản xuất nước giải khát từ hoa quả tươi và các loại nước giải khát bổ dưỡng.
4. Quy hoạch phát triển sản phẩm và quy hoạch vùng lãnh thổ
a. Quy hoạch sản phẩm
 Sản xuất bia:

 Giai đoạn 2008 - 2010: đến 2010 sản lượng bia đạt 2,5 tỷ lít.
 Giai đoạn 2011 – 2015: đến 2015 sản lượng bia đạt 4,0 tỷ lít.
 Giai đoạn 2015 – 2025: đến 2025 sản lượng bia đạt 6,0 tỷ lít.
 Sản xuất rượu công nghiệp

 Giai đoạn 2008 – 2010: đến 2010 sản lượng rượu đạt 80 triệu lít.
 Giai đoạn 2011 – 2015: đến 2015 sản lượng rượu đạt 188 triệu lít.
 Giai đoạn 2015 – 2025: đến 2025 sản lượng rượu đạt 440 triệu lít.
 Sản xuất nước giải khát

 Giai đoạn 2008 – 2010: đến 2010 sản lượng nước giải khát đạt 2 tỷ lít.
 Giai đoạn 2011 – 2015: đến 2015 sản lượng nước giải khát đạt 4 tỷ lít.
 Giai đoạn 2015 – 2025: đến 2025 sản lượng nước giải khát đạt 11 tỷ lít.
b. Quy hoạch theo vùng lãnh thổ
 Quy hoạch phân bố năng lực sản xuất bia, rượu, nước giải khát trên toàn quốc được xác định
thành 6 vùng lãnh thổ
 Việc bố trí năng lực sản xuất bia, rượu, nước giải khát theo vùng và lãnh thổ tạo ra sự phát triển
cân đối giữa các vùng đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước theo từng giai đoạn.
ĐVT: triệu lít
Năng lực sản xuất theo vùng
Tên vùng
Năm 2010 Năm 2015 Năm 2025
Vùng đồng bằng sông Hồng
- Sản xuất bia: 927 1326 1961
- Sản xuất rượu: 25 56 112
- Sản xuất nước giải khát: 532 1088 2594
Vùng Trung du miền núi phía Bắc
- Sản xuất bia: 79 191 320

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 12/18


Ngành Bia

- Sản xuất rượu: 7 17 45


- Sản xuất nước giải khát: 37 100 842
Vùng Duyên hải miền Trung
- Sản xuất bia: 600 1098 1450
- Sản xuất rượu: 11 24 75
- Sản xuất nước giải khát: 278 555 2222
Vùng Tây Nguyên
- Sản xuất bia: 37 80 110
- Sản xuất rượu: 2 10 33
- Sản xuất nước giải khát: 19 48 289
Vùng Đông Nam Bộ
- Sản xuất bia: 637 992 1712
- Sản xuất rượu: 26 55 115
- Sản xuất nước giải khát: 624 1129 3025
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Sản xuất bia: 220 313 447
- Sản xuất rượu: 9 26 60
- Sản xuất nước giải khát: 510 1080 2028
Cả nước
- Sản xuất bia: 2500 4000 6000
- Sản xuất rượu: 80 188 440
- Sản xuất nước giải khát: 2000 4000 11000
Ghi chú:
1. Vùng Trung du miền núi phía Bắc gồm 14 tỉnh: Bắc Cạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Điện
Biên, Hà Giang, Hoà Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Yên Bái.
2. Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 11 Tỉnh, Thành phố: Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương,
Hải Phòng, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
3. Vùng Duyên hải miền Trung gồm 14 Tỉnh, Thành phố: Bình Định, Bình Thuận, Đà
Nẵng, Hà Tĩnh, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Quảng Trị, Thanh Hoá, Thừa Thiên - Huế.
4. Vùng Tây Nguyên gồm 5 Tỉnh: Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.
5. Vùng Đông Nam bộ gồm 6 Tỉnh, Thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình
Phước, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh.
6. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 Tỉnh, Thành phố: An Giang, Bạc Liêu, Bến
Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh
Long, Hậu Giang

5. Nhu cầu vốn đầu tư


 Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành giai đoạn 2008 – 2010 là 12.565 tỷ đồng.
Trong đó:
 Sản xuất bia: 10.373 tỷ đồng;
 Sản xuất rượu: 347 tỷ đồng;

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 13/18


Ngành Bia

 Sản xuất nước giải khát: 2.108 tỷ đồng.


 Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành giai đoạn 2011 – 2015 là 22.747 tỷ đồng.
Trong đó:
 Sản xuất bia: 18.042 tỷ đồng;
 Sản xuất rượu: 1.293 tỷ đồng;
 Sản xuất nước giải khát: 3.412 tỷ đồng.
 Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành giai đoạn 2016 – 2025 là 39.015 tỷ đồng.
Trong đó:
 Sản xuất bia: 24.056 tỷ đồng;
 Sản xuất rượu: 3.017 tỷ đồng;
 Sản xuất nước giải khát: 11.942 tỷ đồng.
 Nguồn vốn đầu tư được huy động từ mọi thành phần kinh tế trong xã hội, vốn vay các ngân hàng
trong và ngoài nước, vốn huy động từ nguồn phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp.

6. Khả năng tham gia ngành của doanh nghiệp mới


 Khả năng tham gia ngành của doanh nghiệp mới trong nước hạn chế do đòi hỏi phải có nguồn
vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại,…

7. Triển vọng:
 Tình hình tiêu thụ bia tại Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước láng giềng, các nước Châu
Âu và Châu Á. Cụ thể, sản lượng bia tiêu thụ tính trên đầu người của Việt Nam chỉ đạt 15
lít/người/năm, trong khi đó sản lượng tiêu thụ trung bình của các nước Châu Á là 43
lít/người/năm và của Châu Âu là 88 lít/người/năm. Thêm vào đó, Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ
với tỷ lệ 70% dân số ở lứa tuổi được phép sử dụng các loại thức uống có cồn hợp pháp đã và sẽ
tiếp tục mang lại tiềm năng phát triển cho ngành bia nói riêng và các loại thức uống có cồn khác
nói chung.

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 14/18


Ngành Bia

 Tốc độ tăng trưởng GDP cao trên 7%/năm trong 5 năm gần đây. Thu nhập của người dân đã
được cải thiện khiến nhu cầu đối với các loại thức uống đóp hộp, nước giải khát ngày một tăng
lên tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành Bia – Rượu – NGK.
 Xu hướng bung nổ đầu tư tăng công suất của các nhà máy bia nhằm tận dụng cơ sở vật chất sẵn
có hơn nữa còn thu hút đầu tư của các doanh nghiệp ngoài ngành như Vinamilk, Tổng công ty
Thuốc lá Việt Nam, Tập đoàn Vinashin. Thị trường còn có xu hướng mua bán sáp nhập nhằm
giảm đầu tư của các công ty lớn và nâng cao việc sử dụng hiệu quả hơn cơ sơ vật chất của các

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 15/18


Ngành Bia

công ty nhỏ.
 Vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý và công nghệ của các đối tác nước ngoài kết hợp với hệ thống
phân phối của các đối tác trong nước được tận dụng hiệu quả tại các công ty liên doanh, liên kết.

IV. Phân tích SWOT:

Điểm mạnh Cơ hội


 Ngành bia Việt Nam có lịch sử và truyền  Cơ cấu dân số trẻ, đời sống nhân dân được
thống lâu năm với tốc độ tăng trưởng cao qua cải thiện, nhu cầu về bia, rượu, NGK tăng
các năm. cao.
 Việc lựa chọn thiết bị và công nghệ sản xuất khá  Mức tiêu thụ bia bình quân đầu người của
thuận lợi do thị trường cung cấp đa dạng, đã hình Việt Nam thấp so với các nước trong khu
thành từ lâu. Ngoài ra, chi phí đầu tư có thể được vực và trên thế giới.
tiết kiệm tối đa nhờ việc lựa chọn nhà cung cấp
 Được Nhà nước quy hoạch, khuyến khích
trong nước cho các thiết bị không quá phức tạp.
phát triển theo hướng trở thành ngành kinh
 Ngành bia đã phát triển thành một ngành kinh
tế mạnh; đồng thời cũng khuyến khích các
tế mạnh của đất nước, đóng góp tích cực cho
mô hình liên doanh, liên kết sản xuất trong
ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho
ngành.
một lượng lớn người lao động.
 Thị hiếu của người dân đối với các loại đồ
uống có cồn có chịu ảnh hưởng bởi lối sống
phương Tây dẫn đến sự dịch chuyển từ tiêu
dùng các sản phẩm có cồn truyền thống sang
các sản phẩm bia.
 Khả năng thu hút vốn đầu tư trên quy mô
rộng và khối lượng lớn thông qua thị trường
chứng khoán.

Điểm yếu Thách thức


 Nguồn nguyên liệu cho ngành còn phụ thuộc  Tốc độ tăng trưởng sản lượng bia tiêu thụ
nhiều vào nhập khẩu chiếm 60-70% lượng không bằng tốc độ tăng trưởng sản lượng
nguyên liệu phục vụ sản xuất, chịu ảnh hưởng bia sản xuất tại Việt Nam trong những năm
bởi biến động giá trên thới giới và biến động qua.
tỷ giá hối đoái.  Sự cạnh tranh gay gắt khi Nhà nước xóa bỏ
 Trên 60% thị phần thuộc về 3 nhà sản xuất lớn chính sách bảo hộ đối với việc đầu tư vào
(Sabeco, Vietnam Bewery Ltd, và Habeco) tạo lĩnh vực sản xuất bia, rượu và thực hiện cam

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 16/18


Ngành Bia

ra lợi thế độc quyền và chi phối nhất định trên kết WTO, cụ thể là việc giảm thuế nhập
thị trường, gây khó khăn cho các nhà sản xuất khẩu, tăng khả năng xuất hiện các thương
nhỏ và các nhà sản xuất mới gia nhập thị hiệu mạnh nổi tiếng thế giới trên thị trường
trường. nội địa.
 Đa số các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ (công  Giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng cao
suất dưới 1 triệu lít/năm), thiết bị và công làm ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh
nghệ lạc hậu, an toàn vệ sinh thực phẩm thấp, doanh của các công ty.
không tận dụng được lợi ích kinh tế của quy  Mức thuế TTĐB đối với mặt hàng bia rượu
mô. Chỉ các đơn vị sản xuất có quy mô lớn ở mức cao khiến người tiêu dùng có thể
mới có điều kiện đầu tư dây chuyền, công chuyển sang các mặt hàng NKG không cồn.
nghệ mới.  Việc kiểm soát hàng giả, hàng nhái, đặc biệt
 Chưa đầu tư mạnh cho quảng bá thương hiệu trong sản phẩm bia hơi còn chưa triệt để, có
và sản phẩm (so với các nhãn hiệu ngoại). thể dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực tới thương
hiệu của các nhà sản xuất uy tín.
 Cạnh tranh không lành mạnh do việc trốn
thuế, gian lận trong kinh doanh trong ngành
bia Việt Nam chưa được ngăn chặn triệt để.

V. Đánh giá ngành:

1. Xếp loại:
Rất tốt Tốt X Khá Trung bình Hạn chế Rất hạn chế

2. Nhận xét:
 Ngành Bia – Rượu – NGK có tốc độ phát triển cao trong thời gian qua. Mặc dù tốc độ tăng
trưởng sản lượng bia tiêu thụ không bằng tốc độ tăng trưởng sản lượng bia sản xuất tại VN trong
những năm qua, nhưng tiềm năm đẩy mạnh việc tiêu thụ bia tại VN còn cao do có cơ cấu dân số
trẻ, sản lượng bia tiêu thụ trên đầu người còn thấp so với các nước khác cũng như GDP tăng
trưởng tốt qua các năm.
 Sản lượng bia sản xuất trong nước được tập trung vào một số công ty chính, các công ty này
chiếm phần lớn thị phần trong toàn ngành. Trong đó, 03 công ty là hàng đầu Sabeco, VBL,
Habeco đã chiếm hơn 60% tổng giá trị của thị trường.
 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty trong ngành tương đối tốt. Dự kiến, ngành Bia –
Rượu – NGK vẫn tiếp tục phát triển với mục tiêu trở thành ngành kinh tế mạnh theo định hướng

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 17/18


Ngành Bia

của Nhà nước.


 Việc đầu tư vào sản xuất bia nên theo định hướng về Quy hoạch phát triển ngành Bia – Rượu –
NGK được Chính phủ phê duyệt cũng như đầu tư vào những doanh nghiệp có kinh nghiệm, uy tín
và đang chiếm lĩnh thị trường (như Sabeco, VBL, Habeco...)

 Nguồn thông tin:


 Trang web của Hiệp hội Bia – Rượu – NGK Việt Nam: www.vba.com.vn
 Trang web của Bộ Công thương: www.moit.gov.vn
 Trang web của Tổng Cty Bia – Rượu – NGK Sài Gòn: www.sabeco.com.vn
 Trang web của Tổng Cty Bia – Rượu – NGK Hà Nội: www.habeco.com.vn
 Trang web của Cty Chứng khoán Mekong: www.mekongsecurities.com.vn
 Trang web của Cty CP Chứng khoán Rồng Việt: www.vdsc.com.vn

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 18/18

You might also like