You are on page 1of 8

Theo Luật thống nhất về hối phiếu (ULB), hối phiếu có giá trị pháp lý khi có các nội

dung sau:
1. Tiêu đề hối phiếu: phải ghi chữ Hối phiếu (Bill of Exchange).
2. Ðịa điểm kí phát hối phiếu. Trong trường hợp hối phiếu không ghi địa điểm kí phát thì địa chỉ
ghi bên cạnh tên người kí phát là địa điểm thành lập hối phiếu.
3. Ðịa điểm trả tiền. Nếu trên hối phiếu không ghi địa điểm trả tiền thì địa chỉ ghi bên cạnh người
trả tiền là địa điểm trả tiền của hối phiếu.
4. Trên hối phiếu phải ghi rõ: Trả theo lệnh của … (Pay to the order of…)
5. Số tiền và loại tiền. Số tiền phải ghi rõ ràng, đơn giản, đúng tập quán quốc tế, được ghi cả
bằng số và bằng chữ.
Chú ý: nếu số tiền ghi bằng số và bằng chữ khác nhau thì căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ.
6. Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu:
+ Trả tiền ngay: hối phiếu ghi: Trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất (hai) của hối phiếu này ( At …
sight of first (second) Bill of Exchange).
+ Trả tiền sau:
- Trả sau một số ngày kể từ ngày nhận hối phiếu: Trả 30 ngày sau khi nhìn thấy (At .30.. days
after sight)
- Trả sau một số ngày kể từ ngày giao hàng: Trả .30.. ngày sau khi ký vận đơn (At..30.. days
after Bill of Lading date)
- Trả sau một số ngày kể từ ngày kí phát hối phiếu: Trả sau 30 ngày kể từ ngày kí phát hối phiếu
(At.30.days after Bill of Exchange date).
7. Người hưởng lợi hối phiếu. Ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người hưởng lợi. Ðối với hối
phiếu thương mại, người hưởng lợi là người xuất khẩu và cũng có thể là một người khác do
người hưởng lợi chỉ định.
8. Người trả tiền hối phiếu: Ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người trả tiền của hối phiếu vào
góc dưới bên trái của hối phiếu.
9. Người ký phát hối phiếu. Người ký phát hối phiếu phải ký tên ở góc dưới bên phải của tờ hối
phiếu bằng chữ ký thông dụng trong giao dịch. Các chữ ký dưới dạng in, photocopy và đóng
dấu… mà không phải viết tay đều không có giá trị pháp lý.
Việc ký phát hối phiếu không loại trừ sự uỷ quyền. Người được uỷ quyền ký phát hối phiếu phải
thể hiện sự uỷ quyền ngay bên cạnh chữ ký của mình. Ngôn ngữ của hối phiếu là ngôn ngữ nào
thì ngôn ngữ thể hiện sự uỷ quyền phải là ngôn ngữ ấy, điều quy định này tạo điều kiện dễ dàng
cho người có liên quan đến hối phiếu thấy có sự uỷ quyền về việc thành lập hối phiếu đó.
—————————————-
MAU HOI PHIEU THAM KHAO

BILL OF EXCHANGE
No. 05HH2008 Hai phong, 05thNovember
2008
For EUR 3,590,000
At sight of this First Bill of Exchange (Second of the same tenor and
date being unpaid) pay to the order of MILITARY COMMERCIAL
JOINT STOCK BANK the sum of
Euro Three million five hundred ninety thousand only.

Value received and charge the same to account of Rensen Seatrade


BV

Drawn under Fortis Bank (Netherlands) Rotterdam

Irrevocable Transferable Letter of Credit No.NLNL1NL07M327207dated


070705
To For
FORTIS BANK (NETHERLANDS) HONG HA COMPANY
ROTTERDAM
——————————–
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HỐI PHIẾU TRONG L/C, XIN DẪN CHIẾU TỚI BÀI VIẾT
NÀY ĐỂ CÁC BẠN THAM KHẢO
Drafts in LC transactions (2)
Thư trả lời PGS TS Nguyễn Văn Tiến, giảng viên Học Viện Ngân hàng Hà Nội. Một phần của bức
thư này đã được đăng trên Tạp chí Ngân hàng 2006)

Đà Nẵng, ngày 25 tháng 8 năm 2006

Anh Tiến. thân mến,

V/v Một số vấn đề liên quan đến hối phiếu trong L/C

Tôi đã nhận được thư của anh gửi ngày 15/8/2006 đề nghị tôi giải đáp một số vấn đề liên quan
đến hối phiếu trong thư tín dụng (L/C). Vì tôi không phải là người nghiên cứu sâu về vấn đề hối
phiếu và cũng chưa phải là một trọng tài viên quốc tế như anh nghĩ nên e rằng không thể giải
đáp một cách thấu đáo những vấn đề anh đặt ra. Tuy vậy, với tư cách là có chút ít kinh nghiệm
thực hành thanh toán quốc tế ở ngân hàng, tôi cũng xin được trao đổi với anh (thay vì trả lời) một
số vấn đề trong khả năng và chừng mực hiểu biết của tôi.

NHPH có phải là chứng từ giống như các chứng khác được yêu cầu theo LC ? NHPH có được
quyền từ chối nếu hối phiếu có sai sót ? Hối phiếu có thể được xem là chứng từ phụ không ?
Vấn đề hối phiếu có được xem là chứng từ giống như các chứng từ khác được yêu cầu xuất
trình theo L/C hay không hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, Uỷ ban Ngân
hàng ICC (UBNH ICC) và đa số các chuyên gia hàng đầu về L/C như T.O Lee (T.O. Lee
Consultants Ltd.), Reinhard Langerich (Nordea Bank), Heinz Hertl (Bank of Austria AG Vienna)
… đều ủng hộ quan điểm cho rằng hối phiếu không phải là chứng từ giống như các chứng từ
khác được yêu cầu theo L/C và rằng sai sót liên quan đến hối phiếu không phải là lý do để từ
chối trả tiền.

UBNH ICC có ý kiến như sau: “…việc yêu cầu xuất trình hối phiếu thường là theo yêu cầu của
NHPH chứ không phải người mở LC. Do vậy, sai sót liên quan đến hối phiếu ký phát đòi tiền
NHPH không phải là mối quan tâm của người mở L/C và họ cũng không nên dựa vào đó mà
chấp nhận hay không chấp nhận” (TA267/ query 2).

T.O Lee đưa ra các cơ sở dưới đây để khẳng định hối phiếu không phải là chứng từ như các
chứng từ khác được yêu cầu theo L/C:

(i) Ngân hàng chứ không phải Người mở L/C yêu cầu hối phiếu;

(ii) Hối phiếu chẳng đóng vai trò gì trong giao dịch gốc giữa người bán và người mua;

(iii) Một số loại L/C không yêu cầu hối phiếu, chẳng hạn như L/C trả ngay không có hối phiếu
(sigh payment L/C) hoặc L/C trả chậm không có hối phiếu (deferred payment L/C);

(iv) Hối phiếu không được liệt kê ở các Field quy định về chứng từ như Field 46A (Các chứng từ
được yêu cầu) hoặc Field 78A (Các chỉ thị đặc biệt) trong các thông báo L/C bằng SWIFT hoặc
bằng thư.

Còn Heinz Hertl thì khẳng định: “ Hối phiếu không phải là lý do để từ chối trả tiền … UCP cũng
không có điều khoản nào quy định về vấn đề hối phiếu (silent on the subject of drafts), nghĩa là,
nếu như hối phiếu có được xem là chứng từ đi chăng nữa thì nó phải được xử lý theo Điều 21.
Thông thường L/C chỉ có các yêu cầu liên quan đến tên người trả tiền (drawee) và kỳ hạn (tenor)
của hối phiếu, chứ không có thêm các yêu cầu nào khác. Do vậy, NHPH không nên nêu những
sai sót liên quan đến các chi tiết không được quy định trong L/C…”.

Xin dẫn chứng phán quyết của Toà Thương Mại Anh Quốc liên quan đến vụ tranh chấp giữa
China Merchants Bank (CMB) và Credit Industriel et Commerciale (CIC) năm 2002 để làm rõ vấn
đề hối phiếu có phải là chứng từ giống như các chứng từ khác được yêu cầu theo L/C và sai sót
của hối phiếu có đủ cơ sở để NHPH từ chối hay không.

L/C do CMB phát hành quy định tại Field 47A là các chứng từ phải được lập bằng tiếng Anh. Tuy
nhiên, CIC xuất trình chứng từ kèm theo mẫu hối phiếu in sẵn bằng tiếng Pháp. CMB thông báo
từ chối trả tiền với lý do chứng từ sai sót, trong đó có nêu sai sót của hối phiếu như sau: Hối
phiếu của người hưởng lợi không được lập bằng tiếng Anh (Beneficiary’s draft not made in
English).

Quan toà David Steel sau khi tham khảo ý kiến của UBNH ICC và ra phán quyết liên quan đến
sai sót của hối phiếu như sau: “… căn cứ cấu trúc của L/C, các chứng từ được yêu cầu lập bằng
tiếng Anh tại Field 47A là các chứng từ được yêu cầu chiết khấu được nêu tại Field 46A. Những
chứng từ này không bao gồm các hối phiếu. Sự khác biệt này được thể hiện rõ tại Field 78A,
theo đó ngân hàng đã cam kết rằng khi nhận được “các chứng từ”… Các hối phiếu không phải là
một phần của các chứng từ thương mại, mà sau khi chiết khấu, sẽ được giao cho người yêu cầu
mở L/C. Chúng (hối phiếu) đơn giản chỉ là một phần của tiến trình theo đó nghĩa vụ trả tiền của
CMB có thể được đặt dưới dạng có thể sẵn sàng được chiết khấu. Việc không chấp nhận hối
phiếu không giải trừ CMB khỏi nghĩa vụ phải trả tiền khi đáo hạn.”.

Ý kiến của UBNH ICC cũng như của các chuyên gia và phán quyết của quan toà Steel liên quan
đến hối phiếu dường như đã có thể trả lời đầy đủ và rõ ràng các câu hỏi của anh: (i) Hối phiếu
không phải là chứng từ giống như các chứng từ khác được yêu cầu theo L/C; (ii) Sai sót liên
quan đến hối phiếu không cấu thành lý do để NHPH từ chối nghĩa vụ trả tiền L/C; và (iii) Hối
phiếu có thể xem như là một chứng từ phụ và được xử lý theo Điều 21 UCP 500.

Liên quan đến hối phiếu, tôi cũng đã có hai bài viết đăng trên TCNH nhân vụ tranh chấp giữa
SGD I NHNo&PTNT Việt Nam và Centrimex 3: (i) Một số lưu ý về việc sử dụng hối phiếu trong
thư tín dụng – Số chuyên đề 2001; và (ii) Bài học kinh nghiệm từ một thương vụ – Số 6/2003.
Anh có thể tham khảo thêm.

ISBP (từ Điều 45-58) dành cho tất cả các hối phiếu được yêu cầu hay không được yêu cầu xuất
trình tại Field 46A ? Hay chỉ dành riêng cho các hối phiếu mà L/C yêu cầu xuất trình tại Field
46A ?

Tôi hơi ngạc nhiên khi anh đề cập đến vấn đề hối phiếu được yêu cầu tại Field 46A bởi Field 46A
của SWIFT MT700 là trường liệt kê các chứng từ do người mở L/C yêu cầu bao gồm hoá đơn
thương mại, vận đơn, bảo hiểm đơn và các chứng từ khác nhưng không bao gồm hối phiếu. Hối
phiếu (nếu có) không nằm ở Field 46A mà được quy định tại Field 42C và các field liên quan như
Field 41C (Available with) và Field 42A (Drawee).

ISBP là một cuốn cẩm nang hướng dẫn chứng từ nói chung, bao gồm các chứng từ được yêu
cầu tại Field 46A và các hối phiếu (nếu có) ở Field 42C. Việc ISBP hướng dẫn kiểm tra hối phiếu
không có nghĩa rằng hối phiếu phải được xem như là chứng từ giống như các chứng từ khác
được xuất trình theo L/C.

Người ký phát hối phiếu phải tuân thủ theo luật nào ? Ngân hàng căn cứ luật nào để kiểm tra hối
phiếu ?

Anh cho rằng quy định tại Điều 52 ISBP “số tiền ghi bằng chữ phải chính xác đúng với số tiền ghi
bằng số nếu cả hai cùng được sử dụng …” không đúng với quy định tại Điều 6 của Công ước
Geneve 1930 về hối phiếu và cũng không đúng với khoản 3, Điều 16 của Luật các công cụ
chuyển nhượng của Việt Nam, do vậy, anh đưa ra các cấu hỏi sau:

(i) Người ký phát hối phiếu phải tuân thủ theo luật nào;

(ii) Ngân hàng căn cứ luật nào để kiểm tra hối phiếu.
Về vấn đề này, tôi xin trao đổi với anh như sau:

ISBP là một cuốn cẩm nang hướng dẫn (chứ không quy định) những người kiểm tra chứng từ
phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế nhằm mục đích hạn chế sai sót chứng từ. Với chức
năng hướng dẫn, ISBP phải lựa chọn cách đúng nhất để hướng dẫn. Tôi cho rằng việc Điều 52 –
ISBP hướng dẫn cách ghi “số tiền bằng chữ phải chính xác với số tiền bằng số, nếu cả hai cùng
được thể hiện” là hoàn toàn không mâu thuẩn với Điều 6 Công ước Geneve về hối phiếu, cũng
không mâu thuẩn với khoản 3 Điều 16 Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam, Điều 8
UN-UNICITRAL hoặc Đạo Luật Hối phiếu 1882 của Anh … cho dù những Luật về hối phiếu trên
đều quy định giống nhau rằng trường hợp số tiền bằng chữ khác với số tiền bằng số, số tiền
thanh toán của hối phiếu sẽ căn cứ theo số tiền ghi bằng chữ.

Hối phiếu luôn luôn được ký phát phù hợp với luật của địa phương nơi hối phiếu được ký phát.
Việc chấp nhận, bảo lãnh, bảo lãnh, thanh toán, truy đòi, khởi kiện được thực hiện phù hợp vơi
luật địa phương nơi hối phiếu được chấp nhận, bảo lãnh, bảo lãnh, thanh toán, truy đòi, khởi
kiện. Chẳng hạn, một hối phiếu được ký phát bởi người hưởng lợi L/C ở nước Anh phải phù hợp
với Đạo luật Hối phiếu 1882 của Anh, tuy nhiên, nếu hối phiếu đó (hối phiếu ký phát theo Đạo
luật Hối phiếu 1882) được chấp nhận, bảo lãnh, thanh toán, truy đòi, khởi kiện… ở Việt Nam thì
việc chấp nhận, bảo lãnh, thanh toán, truy đòi, khởi kiện… phải được thực hiện theo luật của Việt
Nam, tức là Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam.

Khoản 3 và 4 Điều 6 (Áp dụng điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế trong quan hệ
công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài) Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam
cũng quy định tương tự, theo đó khoản 3 quy định như sau: “Trong trường hợp công cụ chuyển
nhượng được phát hành ở Việt Nam nhưng được nhưng được chấp nhận, bảo lãnh, chuyển
nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiên ở một nước khác thì công cụ chuyển
nhượng phải được phát hành theo quy định của Luật này (Luật các công cụ chuyển nhượng của
Việt Nam)”; khoản 4 quy định: “ Trong trường hợp công cụ chuyển nhượng được phát hành ở
nước khác nhưng được chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy
đòi, khởi kiện ở Việt Nam thì việc chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố , nhờ thu, thanh
toán, truy đòi, khởi kiện được thực hiện theo quy định của Luật này (Luật các công cụ chuyển
nhượng của Việt Nam).”

Ngân hàng không căn cứ Luật hối phiếu để kiểm tra hối phiếu mà sử dụng UCP và hướng dẫn
tại ISBP để xác định sự phù hợp của hối phiếu với L/C và tập quán ngân hàng quốc tế..

Diễn đàn DC-PRO (ICC) vào tháng Tư năm 2002 cũng đã từng diễn ra cuộc tranh luận sôi nỗi về
việc sử dụng luật hay không sử dụng luật trong việc xác định sự phù hợp của hối phiếu giữa T.O
Lee và Gladiator Jeremy (cả hai đều là những chuyên gia L/C nổi tiếng). “Võ sĩ giác đấu”
(Gladiator) Jeremy, người ủng hộ quan điểm sử dụng luật trong việc xác định tính hợp lệ của hối
phiếu, cho rằng ông không thấy có sự xung đột nào trong việc áp dụng luật để xác định sự phù
hợp của hối phiếu. Trong khi đó, “Mãnh hổ” (Tiger) Lee, người kịch liệt phản đối việc dùng luật để
xác định tính hợp lệ của hối phiếu, cho rằng UCP không có điều khoản nào yêu cầu ngân hàng
phải kiểm tra hối phiếu theo luật địa phương.
Tôi cho rằng biết luật là tốt nhưng tôi ủng hộ quan điểm “không sử dụng luật trong việc xác định
sự phù hợp của hối phiếu” bởi tôi cho rằng nếu ngân hàng buộc phải căn cứ vào luật để kiểm tra
hối phiếu thì ngân hàng (cụ thể là cán bộ tác nghiệp L/C) phải nghiên cứu khoảng 150 luật về hối
phiếu của các nước. E rằng điều này là không thể. Thành thật mà nói, là người từng có nhiều
năm thực hành kiểm tra chứng từ L/C nhưng cho đến khi được anh hỏi tôi mới vội vàng đọc lại
một vài điều luật về hối phiếu để có cơ sở trao đổi với anh.

Có thể từ chối bộ chứng từ trong các trường hợp sau: (i) số tiền hối phiếu khác với số tiền của
hoá đơn; (ii) hối phiếu không được ký hậu; (iii) hối phiếu ký phát đòi tiền người mở L/C thay vì
NHPH; (iv) hối phiếu bị sửa chữa nhưng không được người ký phát xác nhận ?

Giả định rằng anh đồng ý với tôi hối phiếu không phải là chứng từ giống như các chứng từ khác
được yêu cầu theo L/C và sai sót liên quan đến hối phiếu không phải là lý do để NHPH từ chối
trả tiền như tôi đã trình bày ở trên thì các vấn đề trên xem như đã có câu trả lời, tức là ngân hàng
không nên từ chối chứng từ với lý do hối phiếu có sai sót (số tiền ký phát khác với số tiền ghi trên
hoá đơn, không ký hậu, ký phát đòi tiền người mở L/C thay vì NHPH, sửa chữa không có xác
nhận…).

Tôi hi vọng anh sẽ đồng ý với tôi rằng hối phiếu là một công cụ có thể chuyển nhượng, do vậy,
việc hối phiếu tham gia vào L/C là nhằm tạo điều kiện cho người hưởng lợi có thể nhận được
tiền trước bằng cách chiết khấu hối phiếu ký phát đòi tiền NHPH tại ngân hàng chiết khấu được
chỉ định. Việc hối phiếu có sai sót có thể dẫn đến sự việc người hưởng không thể chiết khấu hối
phiếu tại ngân hàng được chỉ định, chứ không dẫn đến sự việc NHPH từ chối thực hiện nghĩa vụ
nghĩa vụ trả tiền theo L/C nếu các chứng từ được yêu cầu tại Field 46A phù hợp với các điều
kiện và điều khoản L/C. Phán quyết của quan toà Daviđ Steel trong vụ CMB và CIC được trích
dẫn ở trên cũng đã có đoạn khẳng định điều này.

Về trường hợp số tiền của hối phiếu khác với số tiền của hoá đơn, Điều 53 ISBP có quy định số
tiền ghi trên hối phiếu phải phù hợp với số tiền của hoá đơn, trừ khi có sự quy định khác trong
L/C hoặc do việc áp dụng Điều 37(d) UCP 500. Quy định tại Điều 53 ISBP được hiểu rằng số tiền
của hối phiếu có thể khác với số tiền của hoá đơn nếu như trong L/C có quy định như thế. Thực
tế ngân hàng chúng tôi vẫn mở L/C quy định hối phiếu được ký phát với số tiền khác với L/C,
chẳng hạn chỉ bằng 80% giá trị hoá đơn. Trường hợp này thường xảy ra khi người mở L/C đã trả
trước hoặc thoả thuận trả sau cho người hưởng một phần giá trị hợp đồng bằng phương thức
ngoài L/C.

Trường hợp hối phiếu được ký phát với số tiền vượt quá số tiền của hoá đơn mà không được
quy định trong L/C, NHPH có quyền từ chối trả tiền phần tiền bị ký phát vượt quá đó.

Ngân hàng có thể căn cứ vào luật địa phương (luật quốc gia) để từ chối hối phiếu bị sửa đổi
nhưng được người ký phát xác nhận ?

Ngân hàng căn cứ vào tập quán ngân hàng (UCP và ISBP) chứ không căn cứ vào luật địa
phương (local law) để kiểm tra hối phiếu, do vậy, không thể căn cứ vào luật địa phương để từ
chối hối phiếu bị sửa chữa nhưng đã được xác nhận của người ký phát trừ khi L/C có quy định
rằng hối phiếu bị sửa chữa sẽ không được chấp nhận ngay cả khi đã được người ký phát xác
nhận.

Điều 58 ISBP quy định: ở một số nước, những hối phiếu bị sửa chữa và thay đổi sẽ không được
chấp nhận ngay cả khi đã được người ký phát xác nhận. NHPH ở các nước đó phải ghi chú
trong L/C về việc không cho phép sửa chữa và thay đổi trên hối phiếu.

Ngân hàng có thể căn cứ vào luật địa phương để từ chối trả tiền ?

L/C là một công cụ thanh toán trừu tượng, theo đó NHPH có nghĩa vụ phải trả tiền khi các chứng
từ yêu cầu xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản L/C. L/C được phát hành tuân thủ
theo UCP, do vậy, ngân hàng căn cứ vào UCP và các tài liệu hướng dẫn như ISBP để kiểm tra
chứng từ và có thể từ chối khi các chứng từ xuất trình không phù hợp với các điều kiện và điều
khoản của L/C. Ngân hàng có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ đúng luật pháp địa phương
nhưng tự bản thân ngân hàng không thể căn cứ vào luật địa phương của mình để từ chối nghĩa
vụ trả tiền đã cam kết theo L/C. Ngân hàng có thể từ chối trả tiền trong trường hợp nhận được
“lệnh ngừng thanh toán” (stop payment order) của toà án.

Toà án địa phương có thể căn cứ vào luật địa phương để ra lệnh ngừng thanh toán do nội dung
của L/C hoặc UCP mâu thuẩn với luật địa phương ? hoặc do có dấu hiệu bằng chứng hình sự ?

Về pháp lý, luật địa phương cao hơn UCP. Do vậy, theo đề nghị của người mở L/C, toà án có thể
ra lệnh cho NHPH ngừng thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo L/C vì bất cứ lý do gì mà toà án cho
là hợp lý và phù hợp với luật địa phương (tuy nhiên, không loại trừ những lý do trái với UCP). Khi
nhận được lệnh “ngừng thanh toán” của toà án, NHPH có nghĩa vụ phải chấp hành cho dù trước
đó ngân hàng đã có thông báo chấp nhận thanh toán và cho dù lệnh của toà án trái với quy định
của UCP. Chẳng hạn, theo đề nghị của người mở L/C, toà án có thể ra lệnh NHPH ngừng thanh
toán với lý do chất lượng hàng hoá bất chấp Điều 4 UCP quy định rõ các bên chỉ giao dịch với
chứng từ, chứ không giao dịch với hành hoá, dịch vụ và/hoặc các công việc khác mà chứng từ
có liên quan.

R 305, R 311, R 312 Queries and Respondses on UCP 500 (1998-1999) nói rất rõ về vấn đề này,
do vậy, anh có thể tham khảo thêm.

Giải pháp nào có thể giúp hạn chế rủi ro “quốc gia” trong giải quyết các tranh chấp ?

Tôi đồng ý với anh rằng mỗi địa phương có luật pháp riêng và điều đó trong chừng mực nào đó
có ảnh hưởng đến việc quyết định thắng hay thua kiện trong các tranh chấp.

Về giải pháp hạn chế rủi ro “quốc gia” trong các tranh chấp, tôi cho rằng nếu đó là những tranh
chấp liên quan đến L/C thì các bên nên thoả thuận tranh chấp được giải quyết bởi một tổ chức
có chuyên môn về L/C, chẳng hạn Trung tâm Quốc tế về Chuyên môn của ICC (ICC International
Centre for Expertise) sử dụng Quy tắc DOCDEX (ICC Rules for Documentary Instruments
Dispute Resolutions Expertise); còn những tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán có thể
thoả thuận giải quyết bởi trọng tài quốc tế theo quy tắc trọng tài hoặc thoả thuận giải quyết theo
luật của một nước thứ ba.

Nói đi nói lại thì giải pháp hạn chế rủi ro “quốc gia” tốt nhất trong tranh chấp chính là đừng bao
giờ để xảy ra tranh chấp. Để tránh xảy ra tranh chấp, người mua và người bán cần nắm vững
nguyên tắc “KYC-Know Your Customer”.

You might also like