You are on page 1of 4

I/ Một số vấn đề chung về thanh toán không dùng tiền mặt:

1/Khái niệm:
Thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức chi trả thực hiện bằng cách trích một số tiền
từ tài khoản người chi chuyển sang tài khoản người thụ hưởng. Các tài khoản này đều được
mở tại Ngân hàng.
Như vậy, thanh toán không dùng tiền mặt là nghiệp vụ trung gian của Ngân hàng, Ngân hàng
chỉ thực hiện thanh toán khi có lệnh của chủ tài khoản bao gồm các tổ chức kinh tế, đơn vị và
cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng.
Thông thường tham gia thanh tóan không dùng tiền mặt gồm có 4 bên:
-Bên mua hay nhận dịch vụ cung ứng
- Ngân hàng phục vụ bên mua, tức là Ngân hàng nơi đơn vị mua mở tài khoản giao dịch
- Bên bán tức là bên cung ứng hàng hóa hay dịch vụ
- Ngân hàng phục vụ bên bán là Ngân hàng nơi đơn vị bán mở tài khoản giao dịch
Trong quan hệ thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng đóng vai trò là tổ chức trung gian
cung cấp dịch vụ tài chính cho cả bên mua và bên bán với mức phí dịch vụ thích hợp.
2/ Một số phương thức thanh toán không dùng tiền mặt:
2.1/Séc:
a/Khái niệm: Séc là một lệnh vô điều kiện thể hiện dưới dạng chứng từ của người chủ tài
khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc,
hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền
mặt hay bằng chuyển khoản. Ngoài ra séc cũng có thể được định nghĩa là một hối phiếu ký
phát đòi tiền một ngân hàng, thanh toán ngay khi có yêu cầu
b/ Đặc điểm:
- Một lệnh trả tiền muốn được coi là séc thì trước tiên phải có tiêu đề SEC ghi trên tờ
lệnh đó.
- Vì séc là lệnh nên khi ngân hàng nhận được séc phải chấp hành lệnh này vô điều kiện,
trừ trường hợp tài khoản phát hành séc không có tiền hoặc tờ séc không đủ tính chất
pháp lý.
- Số tiền ghi trên séc phải rõ ràng, phải vừa ghi bằng số và vừa ghi bằng chứ khớp đúng
nhau, có ký hiệu tiền tệ.
- Trên séc phải ghi địa điểm và ngày tháng lập séc, tên địa chỉ của người yêu cầu trích
tài khoản, tài khoản được trích trả, ngân hàng trả tiền, tên địa chỉ của người hưởng số
tiền trên séc, chữ ký của người phát hành séc. Nếu là tổ chức thì phải có chữ ký của
chủ tài khoản, kế toán trưởng và dấu của tổ chức đó.
- Một đặc điểm nữa của séc là có tính chất thời hạn, tức là tờ séc chỉ có giá trị tiền tệ
hoặc thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó chưa hết đối với séc thương mại. Thời
hạn hiệu lực của tờ séc được ghi rõ trên tờ séc. Thời hạn dó tuỳ thuộc vào phạm vi
không gian mà séc lưu hành và luật pháp các nước quy định.
c/ Phân loại:
Theo cách xác định người thụ hưởng:
- Séc lệnh: trả tiền cho cá nhân hoặc thực thể có tên ghi trên séc hoặc trả cho bên được
chuyển nhượng.
- Séc vô danh: trả tiền cho người nắm giữ tờ séc.
Theo các yêu cầu để đảm bảo an toàn trong thanh toán séc:
- Séc trơn: mặt sau để trắng hoàn toàn, séc này có thể được ngân hàng trả tiền mặt.
- Séc gạch chéo: mặt sau được gạch hai đường chéo song song, séc này chỉ có thể được
trả tiền bằng hình thức ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng.
- Séc gạch chéo đặc biệt: mặt trước hoặc mặt sau của tờ séc được gạch hai đường chéo
song song, giữa hai đường chéo là tên ngân hàng hoặc cả chi nhánh ngân hàng. Séc
này chỉ có thể được nộp vào ngân hàng hay chi nhánh ngân hàng ghi trên đó. Ngoài ra
séc gạch chéo đặc biệt cũng có thể ghi tên ngân hàng nhờ thu để thuận tiện cho việc
giải quyết khi séc bị ngân hàng thanh toán từ chối thanh toán.
Ngoài ra, theo mức độ đảm bảo sẽ nhân được tiền cho người thụ hưởng còn có:
- Séc ngân hàng (hay séc tiền mặt): là séc do ngân hàng phát hành nên người thụ hưởng
sẽ được đảm bảo thanh toán trừ trường hợp phát hiện ra tờ séc đã bị gian lận. Sở dĩ nó
được gọi là séc tiền mặt vì có giá trị gần như tiền mặt do sẽ được thanh toán ngay.
- Séc bảo chi: là một tờ séc được ngân hàng của người phát hành đảm bảo rằng tài
khoản của người đó có đủ tiền để được trích ra khi thanh toán. Trong trường hợp này,
ngân hàng thường ghi hoặc đóng dấu bảo chi lên tờ séc.
d/ Quy trình thanh toán:
Sơ đồ 1: Quy trình thanh toán Séc tiền mặt

Ngân hàng

(3)nộp séc vào NH


để lĩnh tiền

(1)giao séc
Người kí phát séc
Người thụ hưởng séc
(người phát hành séc)
(2)nhận hàng

Sơ đồ 2: Quy trình thanh toán Séc chuyển khoản


Trường hợp 1: Người thụ hưởng và người phát hành Séc có TK cùng 1 Ngân hàng:

NHTM
(3)Nộp 3 liên bảng kê
séc + tờ séc
(4)Báo nợ (5) Báo có

(1)Giao séc
Người phát hành Người thụ hưởng

(2)Nhận hàng
Trường hợp 2: Người thụ hưởng và người phát hành có TK tại 2 NH khác nhau:
(1) Giao hàng
Người phát hành Người thụ hưởng

(2) Giao Séc


(6)Báo Nợ (3)Nộp 3 liên (7)Báo Có
(4) 2 liên bảng kê BK nộp Séc+Tờ
nộp Séc+ Tờ Séc
NH người NHSéc
người thụ hưởng
phát hành

(5) 2 liên bảng kê nộp Séc+ 1


liên bảng kê thanh toán bù trừ

Sơ đồ 3: quy trình thanh toán Séc bảo chi


(1)Giao hàng

Người phát hành séc Người thụ hưởng

(2)Giao Séc
(3)3 liên BK
nộp Séc+Tờ (6)Báo có
Séc

NH người thụ hưởng


NH người phát hành
(4)Giấy báo liên
hàng + Tờ Séc
2.2/ Ủy nhiệm chi:
a/ Khái niệm: Ủy nhiệm chi (hoặc lệnh chi) là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập
lệnh thanh toán theo mẫu do Ngân hàng quy định, gửi cho ngân hàng nơi mình mở tài khoản
yêu cầu trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.
Ủy nhiệm chi phải do Khách hàng lập, ký và ngân hàng chỉ căn cứ vào lệnh đó để trích tiền từ
tài khoản khách hàng chuyển trả cho đơn vị thụ hưởng. Việc Ngân hàng tự động trích tài
khoản của khách hàng là không được phép trừ trường hợp đã có thỏa thuận trước bằng văn
bản
b/Quy trình thanh toán:
Quy trình thanh toán Uỷ nhiệm chi tại 1 ngân hàng

Đơn vị mua Giao hàng đơn vị bán

Gửi UNC đến NH để


thanh toán Báo nợ
Báo Có

Ngân hàng

Quy trình thanh toán uỷ nhiệm chi tại 2 ngân hàng

Đơn vị mua Đơn vị bán


(1)

(3a) (4)

(3b)
Ngân hàng bên mua Ngân hàng bên bán

(1): Đơn vị bán giao hàng.

(2): Đơn vị mua nộp UNC vào Ngân hàng phục vụ mình.

(3a): Ngân hàng bên mua ghi Nợ TK và báo Nợ bên mua.

(3b): Ngân hàng bên mua làm thủ tục thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước,
hoặc thanh toán bù trừ ;

hoặc thanh toán liên hàng, gửi giấy báo Có tới Ngân hàng bên bán.

(4): Ngân hàng bên bán báo có cho đơn vị bán


2.3/Ủy nhiệm thu:
a/Khái niệm:là hình thức thanh toán trong đó theo thỏa thuận từ trước giữa người mua, người
bán và các trung gian thanh toán, người bán sau khi cung ứng hàng hóa, dịch vụ nộp ủy nhiệm
thu cùng với chứng từ hàng hóa để nhờ NH thu hộ tiền ở người mua
b/ Quy trình thanh toán:
2.4/Thẻ thanh toán:
a/Khái niệm:

You might also like