You are on page 1of 58

Marketing xanh

Saturday, November 20, 2010


11:28 PM

Chất lượng Xanh là nhân tố kiến tạo Sức mạnh mềm của thương hiệu, là tiếng nói quyền lực
của thương hiệu, làm nên sự thịnh vượng của thương hiệu trong trạng thái thị trường Việt Nam
kế tiếp khi mà “tiêu dùng Xanh” thực sự đã trở thành xu hướng tiêu dùng chủ đạo của nền tiêu
dùng thế giới.

Hội thảo này được dự báo sẽ mở đầu cho chuỗi các hiệu ứng thương hiệu kế tiếp, góp phần thay
đổi “màu sắc” trong chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu của các doanh nghiệp tại Việt
Nam.

Hội thảo sẽ giải quyết 06 nhóm nội dung lớn về Marketing Xanh:

1. Tiêu dùng Xanh là xu hướng tiêu dùng “đang lên” trên toàn thế giới;
2. Chia sẻ những quan điểm mới nhất về Marketing Xanh;
3. Xây dựng thương hiệu Chất lượng Xanh là con đường thương hiệu của doanh nghiệp cho
giai đoạn thị trường kế tiếp;
4. Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để chiến lược Marketing Xanh phát huy hiệu quả tối đa?
5. Trước mắt, những ngành nào được đánh giá sẽ gặt hái hiệu quả lớn nhất từ việc áp dụng
Marketing Xanh?
6. Những điển hình Marketing Xanh thành công nổi bật tại Việt Nam.

Pasted from <http://chatluongxanh.wordpress.com/2010/05/20/h%E1%BB%99i-th


%E1%BA%A3o-marketing-xanh-green-marketing-thang-82010/>
Marketing xanh -Tuyệt chiêu thời “ô nhiễm”? (10/13/2008 9:45:07 AM)
Những ngày tháng 9 oi bức vừa qua, giới làm marketing trong nước “nhận” được hai bài
học quý giá liên quan đến môi trường và sự phát triển bền vững.
Ở trong nước, báo chí liên tục đưa tin trường hợp Công ty Vedan, sau nhiều năm “tiết kiệm” chi
phí môi trường bằng biện pháp xả thẳng ra kênh Thị Vải nước thải chưa qua xử lí, đã bị các cơ
quan quản lý môi trường phanh phui.
Ở ngoài nước, người tiêu dùng sữa Trung Quốc và các nước xung quanh trở nên hoảng loạn sau
vụ việc 6.000 trẻ em phải nhập viện do dùng sữa bột của Tập đoàn Tam Lộc có chứa chất
melamine gây sạn thận, ít nhất bốn trẻ đã tử vong.
Có thể nhìn các vụ việc này từ nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng trên “góc độ xanh”, giới
marketer hẳn sẽ rút ra những kinh nghiệm thấm thía…
Marketing xanh (Green Marketing)

Marketing môi trường – Marketing sinh thái là những thuật ngữ tương đồng dùng để chỉ hoạt
động marketing các loại sản phẩm được cho là tốt cho môi trường.
Marketing xanh bao gồm hàng loạt các hoạt động doanh nghiệp từ thay đổi thiết kết sản phẩm,
quy trình sản xuất, bao bì đóng gói, kể cả hoạt động quảng cáo… nhằm đáp ứng “nhu cầu xanh”
của người tiêu dùng và xã hội, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trước các đối thủ.
Trong thế giới kinh doanh thế kỷ XXI, khi nhân loại đang phải đối mặt với những thách thức lớn
từ môi trường, thay đổi khí hậu, dịch bệnh… thì marketing xanh đang là một chiến lược được
nhiều hãng vận dụng hiệu quả.
Chữ xanh từ đâu ra?
Hãy cùng quay trở lại những năm 90 của thế kỷ trước, thời điểm các quốc gia, sau những năm
vật lộn với tăng trưởng kinh tế đã dần ý thức được tầm quan trọng của sự phát triển bền vững và
bảo vệ môi trường.
Những “phong trào xanh” bắt đầu nổi lên và dần trở thành xu hướng toàn cầu, cùng với sự xuất
hiện ngày càng nhiều của những khái niệm mới như thực phẩm xanh, đồ gia dụng xanh, công
xưởng xanh… đã thúc đẩy hoạt động “tiêu dùng xanh” - tiêu dùng những sản phẩm không có hại
cho môi trường - gia tăng mạnh mẽ. Nhiều học giả đã dự báo rằng thế kỷ 21 này sẽ là “thế kỷ
xanh” và nhân loại đang cùng nhau bước vào “thời đại xanh”.
Trong bối cảnh đó, marketing xanh, được xem là một hiện tượng mới ngược với marketing
truyền thống, dần phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng vô song tới hoạt động thương mại quốc
tế.
Nhiều chuyên gia cho rằng, sự gia tăng của hoạt động marketing xanh bắt nguồn từ ba nguyên
nhân chính sau: (1) “phát triển bền vững” trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhân loại, chính
phủ các nước xây dựng hệ thống luật pháp điều chỉnh về môi trường với những quy định nghiêm
ngặt; (2) sự “thức tỉnh lương tâm bảo vệ môi trường” thúc đẩy phong trào “tiêu dùng xanh” phát
triển; (3) sự tồn tại của hệ thống “hàng rào kỹ thuật” trong thương mại quốc tế dưới cái ô “môi
trường xanh”.
Quy trình cơ bản
Có thể chia marketing xanh làm hai công đoạn chính: chuẩn bị và đưa sản phẩm ra thị trường.
Công đoạn chuẩn bị bao gồm các hoạt động thu thập thông tin dữ liệu, định vị và phát triển “sản
phẩm xanh”. Đây là một quá trình phức tạp nhưng đóng vai trò tiên quyết cho sự thành công của
chiến lược marketing xanh, gồm ba khâu chính: thiết kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm xanh.
Trong khâu thiết kế, doanh nghiệp cần chú ý tới nguyên tắc 3R (Reduction - giảm thiểu vật liệu
và nhiên liệu đầu vào, Reuse - tái sử dụng và Recycling - tái chế). Trong khâu sản xuất, doanh
nghiệp cần đảm bảo sử dụng công nghệ và kỹ thuật sạch, không ô nhiễm, sản phẩm sản xuất ra
không có hại cho môi trường và sức khỏe con người. Còn với khâu đóng gói, cần sử dụng loại
bao bì không gây độc hại và có khả năng tái chế.
Công đoạn đưa sản phẩm ra thị trường bao gồm một loạt các hoạt động sau: ấn định “mức giá
xanh”, thiết lập các “kênh phân phối xanh” và tiến hành các hoạt động yểm trợ marketing xanh.
Theo một số chuyên gia, yểm trợ khuyến mãi là các hoạt động đóng vai trò quan trọng cho thành
công của marketing xanh trong công đoạn này, các marketer cần phải tạo dựng được “hình ảnh
xanh” cả về sản phẩm và doanh nghiệp.
Cái bẫy marketing thiển cận
Như phân tích trên đây, marketing xanh phải đảm bảo hai mục tiêu: cải thiện chất lượng môi
trường và thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Trên thực tế, việc quá tập trung vào yếu tố môi trường
mà lãng quên mục tiêu “thỏa mãn nhu cầu khách hàng” chính là nguyên nhân thất bại của nhiều
chiến lược marketing xanh. Dưới đây là một ví dụ điển hình:
Sau khi Nghị định thư Montreal về việc loại bỏ khí CFC hoàn toàn vào năm 2000 được ký kết
năm 1987, Whirlpool (Mỹ) đã nhanh chóng tung ra thị trường tủ lạnh Energy Wise, thiết bị làm
lạnh đầu tiên không sử dụng khí CFC và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn 30% so với mức tiêu
chuẩn cao nhất của Cơ quan Năng lượng Mỹ.
Một sáng kiến vĩ đại thời bấy giờ, tuy nhiên, doanh số bán Energy Wise lại mau chóng sụt giảm,
vì lợi ích từ tiết kiệm năng lượng không đủ bù đắp mức giá tăng từ 100 đến 150USD khi đó, đặc
biệt là tại thị trường không được trợ giá.
Bên cạnh đó, loại tủ lạnh mới này lại không có những chức năng bổ sung hay những kiểu dáng
mới mà người tiêu dùng Mỹ mong đợi. Thất bại của Energy Wise cho thấy, trong chiến lược
marketing xanh, người tiêu dùng phải giữ vị trí trung tâm.
Người tiêu dùng là trung tâm
Những nghiên cứu marketing hiện đại đã chỉ ra rằng người tiêu dùng, trước hết là cư dân tại các
nước phát triển đang ngày càng có ý thức hơn về các vấn đề môi trường. Thỏa mãn “nhu cầu
xanh” của người tiêu dùng và của xã hội là mục tiêu lớn nhất mà marketing xanh hướng tới.
Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất với các marketer là làm sao kết hợp được giữa
nhu cầu “bảo vệ môi trường” với những nhu cầu cơ bản khác của người tiêu dùng như tương
quan chi phí - hiệu quả, an toàn khi sử dụng, hiệu suất, giá trị biểu tượng và tiện nghi.
Để thấy được tầm quan trọng của sự kết hợp này, có thể sử dụng một trong những ví dụ kinh
điển của marketing xanh - trường hợp bóng đèn huỳnh quang Philips.
Năm 1994, Philips tung ra thị trường EarthLight loại bóng đèn huỳnh quang CFL sử dụng năng
lượng hiệu quả nhằm thay thế các loại bóng truyền thống.
Tuy nhiên, hình dáng “cồng kềnh” của EarthLight khiến nó không thể thích nghi với các loại đèn
thông thường, khiến doanh số bán của nó trên các thị trường nhanh chóng sụt giảm.
Sau khi thu thập thông tin, nghiên cứu phản hồi của người tiêu dùng, năm 2000 Philips lại tung
ra sản phẩm với tên gọi mới Marathon. Nhà sản xuất đã sử dụng kiểu dáng thiết kế mới khiến
bóng Marathon có khả năng thích nghi cao với các loại đèn truyền thống, đồng thời cam kết rằng
sản phẩm này tiết kiệm năng lượng hơn 20USD so với loại bóng truyền thống.
Bên cạnh đó, Marathon đã được dán nhãn Energy Star - chứng nhận của Cơ quan Bảo vệ Môi
trường Mỹ (EPA).
Nghiên cứu hoạt động marketing trong thời gian qua, nhiều chuyên gia cho rằng sự thành công
của các chiến lược xanh liên quan rất nhiều tới những thông điệp marketing mang tính giáo dục,
những slogan có khả năng kết nối được giữa đặc tính của sản phẩm xanh và những giá trị mà
người tiêu dùng mong muốn.
Các chương trình marketing xanh được xem là thành công khi tác động được tới hiểu biết của
khách hàng khiến họ nhận ra lợi ích của các sản phẩm xanh.
Marketing xanh tại Việt Nam
Giống như nhiều nước đang phát triển khác, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng ô
nhiễm môi trường tương đối nặng nề và hơn lúc nào hết vấn đề trách nhiệm xã hội của các nhà
sản xuất, các hãng kinh doanh đang được bàn luận rất nhiều trên hệ thống truyền thông trong
nước.
Một điều dễ nhận thấy là công tác quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam càng ngày càng
trở nên chặt chẽ và hoàn thiện hơn, kể cả trên phương diện hệ thống luật pháp, các cơ quan đặc
trách về môi trường và những biện pháp nghiêm khắc nhằm vào Công ty Vedan vừa rồi dường
như chỉ là sự mở màn.
Có thể xem đây là hồi chuông cảnh báo nhằm vào những marketer, manager “truyền thống”
nhưng mặt khác cũng là lúc cho các ý tưởng sáng tạo tung tuyệt chiêu. Một chiến lược marketing
xanh hợp lý vào thời điểm này, khi cả xã hội, chính phủ, truyền thông và người dân đang sôi sục
với vấn đề môi sinh, sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp cải thiện hình ảnh mà còn tạo ra nhiều lợi
ích khác.
Như đã nói ở trên, điều cốt lõi của mọi chiến lược marketing xanh là đặt người tiêu dùng ở vị trí
trung tâm, thức tỉnh và thỏa mãn nhu cầu xanh của họ. Thế nhưng trong thời gian qua, thái độ
của các doanh nghiệp trong nước với chủ đề xanh còn mang tính đối phó, với quan niệm rằng
“môi sinh” là trách nhiệm và gánh nặng của doanh nghiệp.
Một trong những chiến lược xanh mang tính chủ động trong thời gian qua, được truyền thông đề
cập nhiều là trường hợp Tập đoàn Siêu thị Metro quyết định bán túi cói cho khách hàng thay vì
cung cấp miễn phí túi nilon cho họ như trước.
Nhiều chuyên gia cho đây là một quyết định “chủ động đón đầu” của doanh nghiệp (xu hướng
cấm sử dụng túi nilon đang trở nên phổ biến ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới), hướng
tới đánh thức nhu cầu xanh của người tiêu dùng và cải thiện hình ảnh doanh nghiệp với xã hội.
Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng phương án của Metro, bán túi thay vì cung cấp
miễn phí bao nilon, có thể sẽ gây ra phản ứng tiêu cực của khách hàng do lợi ích trước mắt của
họ bị ảnh hưởng. Phải chăng đã đến lúc hệ thống cần có những điều chỉnh nhằm hoàn thiện chiến
lược xanh, cũng như để tránh rơi vào bẫy green marketing myopia?
Theo Saga

Pasted from <http://mfo.mquiz.net/News/?Function=NEF&tab=Phan-tich-tong-


hop&File=29173>

Năm qui tắc đơn giản trong marketing xanh


Cập nhật 12-12-2007 13:31

Để làm sáng tỏ những vấn đề về bảo vệ môi trường, NGOs (Nguồn viện trợ phi chính phủ)
và các nhóm người tiêu dùng thường nhắm vào những thương hiệu có tiếng và uy tín nhất
thế giới
Đó là lý do tại sao họ nhắm đến Home Depot đối với việc thu hoạch gỗ, Nike vì những thói quen
lao động của trẻ, McDonalds vì những hộp đựng bằng styrofoam và giờ là nạn béo phì, tương tự
đó cũng là lý do tại sao họ nhắm đến Coke với đường và lon.

Tất cả những điều này có ý nghĩa gì với doanh nghiệp của bạn? Đơn giản thôi: Nếu bạn không
quản lý doanh nghiệp với thái độ tôn trọng sự bền vững của môi trường và xã hội thì doanh
nghiệp của bạn cũng sẽ không bền vững.

Song có một nghịch lý cũng rất đúng: Một cam kết vững chắc cho sự bền vững của môi trường
trong thiết kế và sản xuất sản phẩm cũng có thể mang lại những cơ hội lớn để phát triển doanh
nghiệp, để cải tiến và xây dựng tài sản thương hiệu. Có phải tất cả những gì bạn cần làm là
truyền khẩu?

Như với bất kỳ nỗ lực kinh doanh lớn khác, nói thường dễ hơn làm.

Nhiều công ty có trách nhiệm đang rơi vào rắc rối với tổ chức NGOs và các nhóm người tiêu
dùng có cùng quan điểm về việc bảo vệ môi trường này, chỉ vì những thông điệp được viết ra và
lên kế hoạch một cách cẩu thả.

Những nguyên tắc của marketing xanh


Hãy bảo vệ doanh nghiệp của bạn khỏi những cạm bẫy thông thường này và bắt đầu tận dụng
những cơ hội mới bằng cách lưu ý “Những nguyên tắc marketing xanh” của tôi:

Hiểu khách hàng. Nếu bạn muốn bán một sản phẩm “xanh” (sản phẩm thân thiện với môi
trường) cho người tiêu dùng, trước tiên bạn cần đảm bảo rằng vị khách đó hiểu rõ và quan tâm
đến những điều mà sản phẩm muốn truyền tải. (Whirlpool đã nhận ra cái kiểu người tiêu dùng sẽ
không trả tiền thêm cho một cái tủ lạnh không có CFC – vì họ không biết CFC là gì cả!).

Trao quyền cho người tiêu dùng. Hãy chắc chắn rằng người tiêu dùng, tự bản thân họ hay cùng
với những người tiêu dùng khác cảm nhận được sản phẩm của bạn, rằng chúng có thể tạo nên sự
khác biệt. Cái này gọi là “trao quyền”, và đó là những lý do chính để người tiêu dùng mua sản
phẩm “xanh”.

Trong sạch. Người tiêu dùng phải tin vào tính hợp pháp trong sản phẩm của bạn cũng như
những tuyên bố cụ thể mà bạn nói. Cảnh báo: Có rất nhiều người hoài nghi ở bên ngoài kia bị
kích động bởi những tuyên bố giả mạo về marketing xanh được lập ra trong kỷ nguyên “go-go”
xảy ra trong suốt thời gian cuối năm 80 đầu năm 90 – như vụ một thương hiệu máy hút bụi đã
mạo nhận mình “thân thiện với môi trường từ năm 1884”.
Cam đoan với người mua một lần nữa. Người tiêu dùng cần tin rằng sản phẩm của bạn nói lên
công dụng mà nó được yêu cầu thể hiện – họ vẫn sẽ không bỏ qua chất lượng sản phẩm vì quyền
lợi của môi trường. (Bên cạnh đó, sản phẩm không sử dụng được có lẽ sẽ kết thúc trong một cái
thùng rác, và điều đó thật không có ích cho môi trường chút nào.)

Cân nhắc giá cả của bạn. Nếu bạn đang làm giá cho sản phẩm, hãy đảm bảo cho người tiêu
dùng có khả năng chi trả và cảm thấy đáng “đồng tiền bát gạo” (bởi nhiều sản phẩm thân thiện
với môi trường có giá cao vì lợi ích kinh tế và sử dụng nhiều thành phần chất lượng cao hơn). Dĩ
nhiên, gần đây có nhiều khách hàng không thể trả tiền cho bất kì loại sản phẩm nào, kể cả những
sản phẩm “xanh”, vì thế cứ ghi nhớ nguyên tắc này khi bạn phát triển khách hàng mục tiêu và
đặc điểm sản phẩm của mình.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn qua một vài “thiết kế thân thiện với môi trường” (những cải tiến trên
sản phẩm cũ) và những “phát minh thân thiện với môi trường” (những loại sản phẩm mới) đã
thực hiện tốt công việc lôi kéo khách hàng “xanh” trong lúc đang tranh giành thị phần.

Tom’s of Maine

Cặp vợ chồng Tom và Kate Chappell đã tạo ra dòng sản phẩm chăm sóc cá nhân này cách đây
khoảng 15 năm. Mười hay nhiều năm sau đó, thương hiệu chuyển sang ngách “vì môi trường”
để giành quyền phân phối ở CVS, Duane Reade và các thị trường thuốc chủ đạo khác.
Công ty giờ đây do Colgate-Palmolive sở hữu và là một trong nhiều thương hiệu “vì môi
trường” đang được các nhà tiếp thị mua lại. Những ví dụ khác nữa là Estee Lauder’s mua Aveda,
Danone’s mua Stonyfield Farm và Unilever’s giành được Ben and Jerry’s.

Những thông điệp kẹp bên trong những gói kem đánh răng Tom’s of Maine có thể giải thích tại
sao. Hãy xem lá thư của Tom và Kate tuyên bố về nhiệm vụ của công ty họ. Việc ký vào lá thư
giúp người tiêu dùng biết rằng: Đó chính là Tom, đó chính là Kate – cũng như đó chính là Ben
và đó chính là Jerry, có nghĩa là hai con người có thật đang quản lý cửa hàng và đảm bảo cho
chất lượng sản phẩm bằng danh tiếng của cá nhân họ.
Trên mặt hộp là danh mục tất cả các thành phần có trong kem đánh răng – ví dụ như dầu bạc hà
lục, và kế bên mỗi thành phần là công dụng của chúng đối với kem đánh răng. Thậm chí có cả
một cột thứ 3 trong danh mục để chỉ xuất xứ của mỗi thành phần.

Điều này quả là chưa từng thấy trong lịch sử hàng tiêu dùng! Bạn có thể làm như vậy với các
thành phần trong sản phẩm của mình không? Có bao nhiêu trong số đó được dán nhãn “chú ý”?
(Crest và Colgate đã làm vậy đó.) Đối với Tom’s, danh mục thành phần như dầu bạc hà lục tự
nhiên, đã giúp người tiêu dùng vượt qua khỏi rào cản về giá cả và đổ xô đi mua. Họ đang lựa
chọn một thương hiệu với những thành phẩn tự nhiên nên họ đã ý thức được nó ắt hẳn phải có
cái giá như vậy.

Toyota Prius

Tôi biết bạn đã nghe nhiều về Toyota’s Prius dạo gần đây. Vì nhiều lý do tốt, có lẽ đó chính là
sản phẩm “xanh” thành công nhất ở Mỹ.

Nó cung cấp cho người tiêu dùng tất cả những gì mà họ đang tìm kiếm cho một chiếc xe mui kín
và hơn thế nữa là sành điệu, tiết kiệm nhiên liệu, khả năng lái trong nhiều dặm không giới hạn và
chỉ ngưng để đổ xăng (nếu dùng động cơ điện thì phải dừng trong 12 tiếng để sạc), và chính nhờ
động cơ lai điện – xăng và tiếng chạy êm, xe không thải nhiều khí khi dừng đèn đỏ.
Cái chắn bùn của xe còn được gắn kèm một thiết bị đặc biệt: Một màn hình cho phép người lái
biết được một trong hai động cơ nào đang được sử dụng và nhiên liệu đang được sử dụng một
cách hiệu quả ở mỗi thời gian qui định ra sao. Theo như những lời đồn, những người chủ sở hữu
Prius đang cố gắng phá kỷ lục của mình ở mỗi lần lái xe.

Khi chiếc xe được trình làng, bên cạnh các mẩu quảng cáo đều tập trung vào buổi biểu diễn đặc
sắc chứng minh cho tiếng chạy êm của xe, còn có những mẩu quảng cáo phụ giới thiệu thiện ý
đối với môi trường của nó. Cùng với việc giá động cơ đang ngày càng tăng, chiếc Prius giờ đây
cũng đang được tiếp thị cho tính tiết kiệm nhiên liệu, cùng những nỗ lực PR cho nhiên liệu động
cơ bằng cách liên hệ xe hơi với những nhân vật nổi tiếng có ý thức về môi trường. Một vài chủ
xe thậm chí còn mua xe vì những gì được gọi là “Bảo vệ môi trường” – nhằm mục đích cho mọi
người biết họ vì môi trường như thế nào.

Tide Coldwater

Tide Coldwater là dòng sản phẩm mở rộng của Tide, giúp Tide xây dựng tài sản thương hiệu và
làm mới mình trên thương trường.

Một công cụ “Đánh giá chu trình sống của sản phẩm” ủy quyền bởi Procter and Gamble đã cho
thấy 80% đến 85% năng lượng dùng để giặt sạch quần áo bắt nguồn từ việc đun nước. Hãng
P&G ước tính người tiêu dùng Mỹ có thể tiết kiệm được 63$ mỗi năm bằng cách giặt trong nước
lạnh thay vì nước ấm. Vì thế, với điều kiện hãng có thể thuyết phục được người tiêu dùng rằng
giặt bằng nước lạnh hiệu quả hơn, P&G đã định vị sản phẩm của mình như một cách tiết kiệm
hóa đơn tiền điện.

Trước tiên, những nỗ lực tiếp thị phải cam đoan một lần nữa với người tiêu dùng về hiệu quả của
sản phẩm. Trên một trang web đặc biệt, người tiêu dùng có thể tính được mức năng lượng họ tiết
kiệm được hàng năm và giao lưu với những người tham gia chương trình “Thử thách với Tide
Coldwater”
Quảng cáo chứng tỏ những tòa nhà cao ngất của Mỹ như Toà Nhà Chọc Trời có thể được thắp
sáng bằng năng lượng được tiết kiệm nếu tất cả những người tiêu dùng ở những thành phố này
chuyển sang giặt bằng nước lạnh.

Cuối cùng, trang web còn cung cấp nhiều mẹo và nguồn tiết kiệm năng lượng đa dạng khác, bắt
đầu với thông tin về việc chuyển sang dùng Energy Star vốn được công nhận là tiết kiệm năng
lượng với việc thắp sáng bằng huỳnh quang, các mẹo do nhóm bảo vệ môi trường Alliance to
Save Engery cung cấp, và khẩu hiệu vận động “Hãy cân nhắc việc mua một loại xe hoàn toàn
khác” cho xe Prius.

Không còn nghi ngờ gì nữa, loại tiếp thị này đã cam đoan với người tiêu dùng một lần nữa về
hiệu quả của sản phẩm. Người tiêu dùng đã được trao quyền tính toán những khoản tiết kiệm của
chính mình và tính tổng số tiền tiết kiệm được từ những sản phẩm khác. Với việc sử dụng những
thông điệp quảng cáo truyền thống với Internet, người tiêu dùng đã bị hút vào bức thông điệp.
Bằng cách gây ảnh hưởng truyền miệng qua chương trình “Thử thách với Tide Coldwater” và
phối hợp với các bên thứ 3 danh tiếng, mọi nghi ngờ đều tan biến. Và thương hiệu Tide đã tìm
thấy một thông điệp hoàn toàn mới bắt nhịp cùng lúc với nhu cầu của người tiêu dùng: đó là
kiểm soát sự tăng lên của giá năng lượng.

Thương hiệu Method của các sản phẩm chăm sóc cá nhân, giặt ủi và dọn dẹp nhà cửa.
Cách mạng môi trường là phải có những hành động hoàn toàn khác. Method là một thương hiệu
đang cố gằng thể hiện “cái khác” này hầu như bằng mọi cách có thể, bắt đầu với việc sản phẩm
trông ra sao và có mùi như thế nào.

Một chai nước rửa chén kiểu nhỏ giọt khi dốc ngược xuống chẳng hạn. Nó được thiết kế đặc biệt
bởi nhà thiết kế nổi tiếng Karim Rashid, vì thế người tiêu dùng sẽ cảm thấy thoải mái khi để nó
bên bồn rửa chén.

Trên nhãn của sản phẩm có chữ “m” nhỏ nằm trong vòng tròn và chữ “method” nhỏ nằm bên
dưới. Không dùng hiệu ứng chữ uốn lượn. Không màu mè như những chai nước rửa chén khác
được thiết kế để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Điều hấp dẫn họ ở sản phẩm này chính là
sự khác biệt trong kiểu dáng chai và màu sặc độc đáo của nước rửa chén bên trong.
Sản phẩm này trông có vẻ mắc nhưng thật ra nó được bán với giá rất phải chăng ở Target, Office
Depot và Safeway.

Method không hề quảng cáo rầm rộ. Nó thu hút người tiêu dùng thông qua giá cả và truyền khẩu
vốn là những cách tiếp thị hiệu quả, bắt đầu với sự độc đáo của bản thân sản phẩm. Hãy ghé qua
trang web của nó và tìm hiểu xem Method nói với khách hàng về những gì nó đại diện: Mỗi một
trang là một yếu tố trong “thần chú” của Method: "Hiệu quả, An toàn, Môi trường, Mẫu mã”
(Liệu thương hiệu của bạn có cân nhắc yếu tố mẫu mã không?) và “Hương thơm” (Trong một
lần phỏng vấn, có một vị khách thú nhận với tôi rằng chính tầm quan trọng của mùi thơm dịu
nhẹ đã khiến ông quyết định mua sản phẩm của thương hiệu này.)

Thương hiệu của bạn có “thần chú” – nói đơn giản là một danh sách những ích lợi hoặc một
chiến dịch tiếp thị và sáng tạo khả thi không?

Một điều nữa mà bạn sẽ tìm thấy trên trang web của Method là chiến dịch mang tên “I Fight
Dirty” (Tôi chống lại vết bẩn) với giọng điệu khiêu khích. Chiến dịch này đã trao quyền cho
người sử dụng không chỉ chống lại vết bẩn mà còn chống lại những chất thải công nghiệp. Chính
vì thế, chiến dịch của hãng đã nắm bắt được điều cốt yếu mà thương hiệu muốn nói từ chức năng
cho đến phương diện cảm xúc.

Nó còn gửi bản tin đến những người tiêu dùng đăng ký làm thành viên trên web. Những ấn bản
mới cung cấp nhiều mẹo vặt trong việc làm thế nào để bón phân cho cây thông Noel, xác định
các thương hiệu tã lót có thể tái sử dụng và cứu những bãi biển thời ban sơ bằng cách không xả
chai nhựa xuống đại dương.

Trang web nói đến những chương trình mà Method vừa mới tổ chức – như “Lễ hội xanh” tố
chức hàng năm bởi Coop America. Đồng thời nó còn mang lại cho những người xem trang web
cơ hội mua hàng như áo thun in logo Method. Có bao nhiêu người sử dụng sẽ mặc chiếc áo thun
in tên thương hiệu của bạn? Và có bao nhiêu người trong số các bạn nghĩ đến việc cung cấp mặt
hàng đó?

Jacquelyn Ottman (Lê Ngọc Hà Thanh – Công ty Thương hiệu LANTABRAND - sưu tầm
và lược dịch từ marketingprofs.com)

Pasted from <http://www.lantabrand.com/cat2news4190.html>

Marketing xanh ngày càng nở rộ


Nguyễn Tuyến dịch, Bài viết của Jacquelyn Ottman trên Harvard Business Publishing
09:15' AM - Thứ hai, 05/10/2009
Tại Hội nghị các thương hiệu bền vững năm 2009 tại Monterey đầu tháng này, tôi không thể
không nhận thấy marketing xanh đã phát triển như thế nào. Khi bắt đầu, chúng tôi tiến hành
marketing “môi trường” hay đơn giản là marketing “xanh”.
Sự thay đổi này phản ánh một sự thật rằng những mục tiêu mang tính chất nhân khẩu học cho
marketing xanh không phải là “những người phụ nữ có học, tuổi 30-49, có con" nữa, mà là nhiều
phân đoạn thị thường có thể trên nền tảng người tiêu dùng năng động, giờ đây đã chiếm tới 66%
dân số trưởng thành ở Mỹ. Hai mươi năm trước, nhiều quảng cáo xanh thường có đặc điểm mang
hình hoa cúc, trẻ em hoặc hình ảnh của Trái đất nhìn từ không gian. May mắn thay, những quảng
cáo đó có tất cả nhưng giờ đã không còn.
Hãy coi nhóm những sản phẩm làm sạch là một ví dụ; phương pháp quảng cáo bong bóng đã trở
thành nhàm chán. Với sự kết hợp của những thiết kế trọn gói mang tính nghệ thuật, mùi hương
lâu dài, chứng chỉ xanh, họ nỗ lực để thuyết phục người tiêu dùng khó tính rằng nước rửa bát của
họ không phải là loại giống sản phẩm gốc Palmolive.
Trong khi nhà marketing quen với việc đưa tất cả những “khách hàng xanh” lại với nhau trong
một nhóm không thể phân biệt được, giờ họ lại tập trung vào việc đa dạng hóa từ nhiều mảng
người mua có tư tưởng ủng hộ sinh thái.
Nhưng quay trở lại những năm 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ 20, những thương hiệu xanh
thực sự mà nói mới chỉ là thiểu số. Một sản phẩm tạo ra được cái mới nếu nó chỉ có một đặc tính
xanh. Tiếp tục với những sản phẩm giặt là và làm sách như trường hợp trong luận điểm này, sản
phẩm Downy chứa chất làm mềm sợi vải của Procter & Gamble’s đã trở thành tiêu đề quảng cáo.
Rất nhiều sản phẩm khác được chào bán với tiêu đề thân thiện với môi trường đơn giản là đã
nắm bắt được với xu hướng “xanh lên” trong mắt người tiêu dùng – và các chai nước tẩy được
làm từ các hàm chất tái chế và thành phần chất bên trong được đóng mác “có thể làm phân hủy
các chất bẩn”.
Người tiêu dùng ngày nay khó tính hơn. Với những người làm marketing xanh, từng bôi nhọ
hình ảnh của họ với tất cả loại máy làm sạch xanh, thì những phương thức quản cáo ngày nay
thường phải nói đến một hoặc nhiều nhãn sinh thái trong số 299 các nhãn sinh thái được đưa ra
bởi những tổ chức trung gian có uy tín, thường là các tổ chức phi chính phủ, các nhóm hoạt động
môi trường, các nhà bán lẻ và các cơ quan chính phủ- và thậm chí là “tự công nhận” với điều
kiện đáp ứng được “sự minh bạch”, một chủ đề nổi cộm khác.
Tại Monterey, ví dụ, nhà quản lý thương hiệu Clorox đã tuyên bố về sự công nhận công ty ông
của Tổ chức bảo vệ môi trường của Mỹ với chương trình dán nhãn môi trường cũng như sự công
nhận của Sierra Club. Đối thủ cạnh tranh của ông từ S.C. Johnson thì đưa địa chỉ trang web của
công ty nơi khách hàng có thể tìm thấy danh sách những thành phần của các thương hiệu chính
của họ.
Tuy nhiên, các nhãn hiệu sản phẩm và danh sách các thành phần đơn giản không còn là đủ nữa.
Trong khi marketing xanh đã vượt lên khỏi những thương hiệu hướng tới tiêu chí “xanh” cùng
lúc với những công cụ xây dựng mối quan hệ của các phương tiện truyền thông xã hội cho phép
các nhà marketing có thể tận dụng được mỏ vàng những khách hàng ủng hộ sản phẩm xanh dành
cho mảng thị trường nghiên cứu.
Seventh Generation, công ty khởi nguồn cho những sản phẩm làm sạch có một trang blog tên là
“Inspired Protoganist” và một mạng xã hội là “Seventh Generation Nation” tại trang web của
công ty này với hàng nghìn thành viên, giúp họ có được những ý kiến đánh giá và những đề xuất
cho những ý tưởng sản phẩm mới. Công ty này cũng có một trang trên Facebook hoàn toàn với
rất nhiều lời nhận xét từ nhiều trong số hơn 6000 “người hâm mộ” mạng xã hội này và một trang
trên Twitter với hơn 2000 người sử dụng. Điều này không hề tồi với một sản phẩm xà phòng.
Trong khi các sản phẩm làm sạch xanh tập trung vào ảnh hưởng của bụi đối với những kệ hàng
thực phẩm cho sức khỏe, những thương hiệu bền vững nổi tiếng đang nhìn thấy có cơ hội trong
hướng ngược lại. Trong nhóm những sản phẩm làm sạch, khó mà có sản phẩm nào nổi trội hơn
dòng sản phẩm GreenWorks của Clorox. Dòng sản phẩm này của Clorox đang phát triển mạnh
mẽ bởi thương hiệu nổi tiếng của nó cũng như bởi những thành phần của sản phẩm có nguồn gốc
từ thiên nhiên đặc trưng cho nhiều thương hiệu sản phẩm xanh khác được bày bán.
Có mặt tại Monterey, Clorox đã công bố doanh thu và thị phần tăng bất chấp suy thoái và tuyên
bố một rừng các sản phẩm cho dù trong bối cảnh suy thoái và tuyên bố rằng GreenWorks giờ đây
chiếm 45% nhóm các sản phẩm làm sạch có xuất xứ từ thiên nhiên, phát triển mạnh mẽ hơn cả
dòng sản phẩm của Seventh Generation, công ty từng dẫn đầu trong lĩnh vực này 20 năm trước.
-----------------------
- Jacquelyn Ottman là chủ tịch của công ty, J. Ottman Consulting, Inc., một công ty sáng tạo
sinh thái và quảng cáo xanh đặt tại New York có khách hàng là một số công ty thuộc danh sách
500 công ty của Fortune. Bà là tác giả của cuốn Marketing Xanh : Cơ hội cho sự sáng tạo
(Green Marketing: Opportunities for Innovation). Để biết thêm thông tin về tác giả truy cập tại
info@greenmarketing.com.

Pasted from <http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Kinh-doanh-360/Marketing-


360/Marketing_xanh_ngay_cang_no_ro/>

Vấn đề nóng lên toàn cầu, bùng nổ dân số, ô nhiễm nguồn nước…là những sự kiện về môi
trường mà không chỉ Việt Nam mà cả thế giới ngày càng quan tâm. Chính vì vậy, các doanh
nghiệp cũng đang ngày càng thay đổi hành vi của mình phù hợp với định hướng của toàn xã hội.
Làm sao để hạn chế thấp nhất nguồn rác thải bằng các hệ thống quản trị môi trường, đồng thời
tích hợp những vấn đề liên quan đến môi trường với tất cả các hoạt động của tổ chức.

Một trong số những hoạt động được nhiều doanh nghiệp quan tâm là Marketing về môi trường
hay còn gọi là marketing xanh – những thuật ngữ xuất hiện khá đều đặn trong thời gian vừa qua
– đang được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước ưu tiên hàng đầu. Chẳng hạn như Mỹ
thành lập nguyên một Liên bang thương mại nghiên cứu về Marketing xanh (FTC). Hay tại Việt
Nam, Nokia là 1 doanh nghiệp điển hình trong những hành động có trách nhiệm với cộng đồng
nhất là việc thu gom những điện thoại cũ tái chế nhằm mục đích tạo ra môi trường sống trong
lành cho khách hàng của mình.

Vậy Marketing xanh là gì?

Marketing xanh là quá trình làm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đồng thời
phải đảm bảo lợi ích cho xã hội, không gây tổn hại cho con người và làm giảm thiểu những tác
động có hại đến môi trường tự nhiên.
Tái chế, tái sử dụng, thân thiện với môi trường…là những gì người tiêu dùng hiểu về Marketing
xanh. Trên thực tế, Marketing xanh không chỉ dừng lại ở hàng hóa tiêu dùng, nó còn được ứng
dụng cho hàng hóa công nghiệp hay dịch vụ. Chẳng hạn như YenBay Resort là 1 hình thức kinh
doanh “du lịch sinh thái” thuộc khu du lịch sinh thái Ngọc Sương – thuộc Vịnh Cam Ranh tỉnh
Khánh Hòa,Việt Nam.

Một trong những hoạt động đóng vai trò quan trọng cho thành công của marketing xanh là người
làm marketing phải tạo dựng được “hình ành xanh” cả về sản phẩm và doanh nghiệp. Đó là yếu
tố tạo nên 1 “thương hiệu xanh”.

4 yếu tố để nhận diện 1 thương hiệu Xanh:


• Sản phẩm được làm từ những vật liệu thân thiện với môi trường.
• Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn cho môi trường và sức khỏe cho
người tiêu dùng.
• Áp dụng các biện pháp cải tiến công nghệ sản xuất giảm tác động đến môi trường
trong quá trình sử dụng.
• Sản phẩm tạo ra môi trường thân thiện và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Tại sao ngày càng nhiều doanh nghiệp xây dựng thương hiệu xanh:
• Lợi thế cạnh tranh
Chúng ta đang sống trong một thế giới với tốc độ thay đổi chóng mặt, những thách thức lớn từ
môi trường, thay đổi khí hậu, dịch bệnh…và hàng loạt các hậu quả khác do sự tàn phá môi
trường. Mọi người đang ngày càng có ý thức hơn về vấn đề bảo vệ môi trường ,và người tiêu
dùng cũng vậy. Hiện nay việc lựa những sản phẩm xanh và một thương hiệu xanh là lựa chon
hàng đầu cho họ. Chính vì vậy, doanh nghiệp có một thương hiệu xanh là một sự chứng thực cho
lợi thế cạnh tranh bền vững trên thương trường

Siêu thị Big C đang dần dần thay thế sử dụng bao bì bằng giấy thay cho việc dùng bao nilon như
trước đây, Xerox giới thiệu dòng máy photocopy sử dụng giấy tái chế để giúp khách hàng giảm
thiểu những tác hại đến môi trường tự nhiên…

Sử dụng túi giấy giúp bảo vệ môi trường

Ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm xây dựng thương hiệu xanh, điều này đồng nghĩa với
việc doanh nghiệp nhận thức được rằng Marketing xanh cũng quan trọng không kém việc tối đa
hóa lợi nhuận của 1 doanh nghiệp .
• Giảm chi phí hoạt động
Trong thời gian vừa qua chắc tất cả chúng ta đều biết về vụ việc Vedan bị phát hiện thải chất
thải xuống sông Thị Vải. Chắc cũng nhiều doanh nghiệp ,giống như Vedan cũng lầm tưởng rằng
việc thải những chất độc hại ra môi trường có thể làm giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Nhưng không! Việc tìm kiếm những giải pháp tái sử dụng những sản phẩm đã qua sử dụng, điều
này không những giúp doanh nghiệp phát triển được một hệ thống sản xuất hiệu quả mà còn tiết
kiệm được nguồn nguyên liệu. Do đó, tiết kiệm cho doanh nghiệp một khoản tiền lớn về mua
nguyên liệu. Nếu như doanh nghiệp thực hiện giải pháp Marketing xanh cho cả hệ thống sản
xuất thay vì chỉ dừng lại ở việc tối thiểu hóa lượng chất thải ra môi trường, thì có thể doanh
nghiệp sẽ tiết kiệm cho mình 1 khoản tiền khổng lồ.

Có rất nhiều lợi ích mà doanh nghiệp nhận được khi xây dựng cho mình thương hiệu xanh,
nhưng đó là 2 lợi ích dễ thấy nhất mà hầu như 1 doanh nghiệp nào cũng thấy được. Điều đáng
nói ở đây là những doanh nghiệp này có dám bỏ ra một khoản tiền để thực hiện dự án Marketing
xanh trước khi nhận được những lợi ích đó hay không .Thiết nghĩ trên thế giới đã có nhiều
doanh nghiệp rất thành công với Marketing xanh như Nokia,Apple… thì không lẽ nào các doanh
nghiệp Việt Nam không thực hiện thành công. Đó có thể chỉ trong nay mai.

Pasted from <http://www.toilamarketer.com/content.php/117>

MARKETING XANH Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG

MARKETING XANH Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG


I. GIỚI THIỆU
Vấn đề về môi trường đang được xã hội ngày càng quan tâm, các doanh nghiệp đang cố gắng
thay đổi hành vi của mình phù hợp với định hướng của toàn xã hội. Một vài tổ chức tỏ ra nhanh
nhạy trong việc thay đổi bằng hệ thống quản trị môi trường và hạn chế thấp nhất lượng chất thải
và tích hợp những vấn đề liên quan đến môi trường với tất cả hoạt động của tổ chức.
Một lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm của đa số chuyên gia là Marketing. Những thuật ngữ
như “Marketing xanh” hay “Marketing môi trường” xuất hiện khá đều đặn trong thời gian gần
đây. Rất nhiều chính phủ quan tâm đến hoạt động Marketing xanh (Polonsky 1994). Chẳng hạn
như ở Mĩ, thành lập cả một Liên Bang thương mại để phát triển những vấn đề về vấn đề
Marketing môi trường (FTC – Federal Trade Commission and National Asociation of Attorneys
– General). Một trong những vấn đề lớn nhất là có quá ít tác giả nghiên cứu vấn đề này một cách
nghiêm túc về Marketing xanh hay Marketing môi trường.
1. Marketing xanh là gì?
Hầu như tất cả doanh nghiệp đều quan niệm rằng Marketing xanh chỉ dừng lại ở hoạt động
truyền thông hay quảng cáo về những sản phẩm với một vài đặc điểm liên quan đến môi trường.
Một vài thuật ngữ như Tái chế, tái sử dụng, thân thiện với môi trường, thân thiện với Ozone là
một vài điều mà hầu như người tiêu dùng liên tưởng khi nói đến Marketing xanh. Trong thực tế,
Marketing xanh không chỉ dừng lại ở đó, nó có thể được ứng dụng cho hàng hóa tiêu dùng, hàng
hóa công nghiệp hay dịch vụ. chẳng hạn như trên thế giới có rất nhiều resorts bắt đầu với hình
thức kinh doanh “du lịch sinh thái”, hay các công ty thời trang có thể tổ chức các show diễn, với
những bộ sưu tập được làm từ các sản phẩm đã qua sử dụng, đó cũng là một trong số rất nhiều ví
dụ minh họa về Marketing xanh (May 1991, Ingram and Durst 1989, Troumbis 1991).
Vì vậy, Marketing xanh liên quan đến rất nhiều hoạt động của doanh nghiêp như thiết kế sản
phẩm, thay đổi dây chuyển sản xuất, đóng gói cũng như truyền thông, đây không phải là một
nhiệm vụ đơn giản, chính vì vậy, có nhiều sự khác nhau trong việc sử dụng thuậnt ngữ, có một
vài tác giả ngoài Marketing xanh còn có thể dùng marketing môi trường hay Marketing sinh thái.
Theo Henion and Kinnear của hiệp hội Marketing Mĩ (AMA) thì Marketing xanh tất cả những
hoạt động trao đổi nhằm thõa mãn nhu cầu và mong muốn của con người và làm giảm thiểu
những tác động có hại đến môi trường tự nhiên.
2. Tại sao doanh nghiệp phải quan tâm đến Marketing xanh?
Dưới góc độ kinh tế học, thì kinh tế học là bộ môn nghiên cứu việc sử dụng những nguồn lực
hữu hạn để thõa mãn những nhu cầu vô hạn của con người ([McTaggart, Findlay and Parkin
1992, 24]. Các doanh nghiệp đang hoạt động trong một môi trường tự nhiên có hạn để thõa mãn
những nhu cầu vô hạn cho khách hàng của mình, do đó việc quan tâm đến Marketing xanh là
điều tất yếu trong tương lai gần, cụ thể
Marketing xanh đem lại những cơ hội cho doanh nghiệp
Ngày nay, ngày càng có nhiều khách hàng, cá nhân và tổ chức quan tâm hơn đến Marketing xanh
và ý thức về môi trường tự nhiên. Năm 1992, một nghiên cứu ở 16 quốc gia cho thấy hơn 50%
người tiêu dùng trong mỗi quốc gia quan tâm đến vấn đề môi trường (Ottman 1993). Năm 1994,
một nghiên cứu ở Úc cho thấy 84,4% các cá nhân tin rằng họ nên có trách nhiệm với môi trường
tự nhiên. Một nghiên cứu chỉ ra rằng 80% khách hàng cam kết sẽ thay đổi các thói quen tiêu
dùng có ảnh hưởng xấu đến môi trường [EPA-NSW 1994]. Đưa ra những số liệu này, tác giả
muốn chứng minh có một thực tế rằng nếu doanh nghiệp có những hoạt động Marketing quan
tâm đến môi trường sẽ có được những lợi thế cạnh tranh bền vững hơn những công ty không
quan tâm đến môi trường.
Mc Donald đã thay thế những bao bì sản phẩm bằng nylon bằng những mẫu bao bì bằng nguyên
liệu có thể phân hủy trong môi trường nhằm gia tăng ý thức bảo vệ môi trường cho khách hàng.
Xerox giới thiệu dòng máy photocopy sử dụng giấy tái chế để giúp khách hàng giảm thiểu những
tác hại đến môi trường tự nhiên.
Ngoài ra, rất nhiều công ty bắt đầu nhận thức họ là thành viên của một cộng đồng rộng lớn vì
vậy cần phải có trách nhiệm với môi trường, điều này đồng nghĩa với công ty nhận thức rằng
việc đạt được những mục tiêu về môi trường cũng quan trọng như việc tối đa hóa lợi nhuận và
những vấn đề về môi trường đang ngày càng tích hợp với văn hóa của tổ chức.
Áp lực từ chính phủ:
Đối với những hoạt động liên quan đến Marketing, chính phủ muốn bảo vệ người tiêu dùng và xã
hội, và marketing xanh là một trong những công cụ như vậy. Việc bảo vệ này có thể được thực
hiện theo một vài cách sau:
Giảm thiểu những sản phẩm có hại đến người tiêu dùng
Điều chỉnh hành vi người tiêu dùng liên quan đến những sản phẩm có hại
Gia tăng nhận thức để đảm bảo rằng tất cả người tiêu dùng đều có khả năng tự bảo vệ mình trước
những sản phẩm có hại
Chính phủ ban hành các qui định để kiểm soát lượng chất thải ra môi trường, thông qua đó điều
chỉnh hành vi của tổ chức. Trong một vài trường hợp, chính phủ cố gắng điều chỉnh hành vi của
khách hàng cuối cùng trở nên có trách nhiệm hơn. Chẳng hạn một vài chính phủ thành lập các
câu lạc bộ tái chế sản phẩm mà đối tượng tham gia chủ yếu là người tiêu dùng tự nguyện.
Marketing xanh giúp doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động
Các doanh nghiệp có thể sử dụng Marketing xanh như một nỗ lực liên quan đến chi phí hay lợi
nhuận. Việc thải những chất độc hại ra môi trường có thể làm giảm chi phí hoạt động cho doanh
nghiệp. Có một vài doanh nghiệp cho rằng, việc gia tăng các nỗ lực Marketing xanh có thể làm
tăng chi phí, nhưng thật ra việc tìm kiếm các giải pháp tái sử dụng những sản phẩm đã qua sử
dụng, điều này không những phát triển hệ thống sản xuất hiệu quả mà còn giảm nguồn nguyên
liệu thô. Điều này tạo ra một tác động gấp đôi, khi giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong việc
tái chế và giảm thiểu nguồn nhu cầu về nguyên liệu thô.
Trong một vài trường hợp, có doanh nghiệp còn tìm kiếm giải pháp Marketing xanh cho cả một
hệ thống sản xuất thay vì chỉ dừng lại ở việc tối thiểu hóa lượng chất thải ra môi trường. trong
những tình huống này, doanh nghiệp cố gắng tìm kiếm nguyên liệu là những chất đã qua sử
dụng.
II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING XANH Ở VIỆT NAM
Tháng 9. 2006 tạp chí Thành Đạt đã tổ chức một nghiên cứu lấy ý kiến của người dân về ý thức
bảo vệ môi trường, kết quả như sau:
Hỏi: Anh (chị) đã quan tâm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống như thế nào?
Kết quả nghiên cứu sơ bộ này cũng cho thấy, người dân Việt Nam bắt đầu quan tâm hơn đến các
vấn đề của môi trường, đặc biệt khi “Hội nghị về biến đổi khí hậu ở Copenhaghen – COP 15,
Đan Mạch” thu hút rất nhiều sự chú ý của công chúng toàn thế giới.
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu ứng dụng Marketing xanh trong
các hoạt động Marketing của mình. Nokia là một ví dụ điển hình, công ty này luôn xứng đáng là
người tiên phong trong tất cả các hoạt động của mình, từ những sản phẩm tích hợp công nghệ
lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường khiến mọi khách hàng phải chú ý, đến những chương trình
truyền thông tương tác trên Internet khá hiệu quả, thu hút sự tham gia bầu chọn của rất nhiều
khách hàng trẻ tuổi, đến gần đây nhất là hoạt động thu gom những điện thoại cũ để tái chế nhằm
mục đích tạo ra một môi trường sống trong lành cho khách hàng của mình. Lợi ích mà Nokia
dành cho khách hàng của mình không chỉ dừng lại ở những sản phẩm đẳng cấp, mà còn thể hiện
qua hành động có trách nhiệm với cộng đồng.
Tuy chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam không lâu, nhưng việc ứng dụng Marketing xanh của các
doanh nghiệp đang ngày càng nâng cao ý thức của mọi người về việc bảo vệ môi trường, tránh
sự trả đũa của thiên nhiên khi tình trạng mất cân bằng sinh thái xảy ra.
Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều công ty như Vedan, làm ngơ với những thiệt hại mà người dân
sống dọc dòng Thị Vải gánh chịu, so với số tiền mà Vedan sẽ đền bù sẽ rất nhỏ với những lòng
tin thương hiệu sụp đổ của người tiêu dùng. Đây có lẽ là bài học cho tất cả công ty khác ở Việt
Nam.
( bài của gv khoa QTKD - Trường Duy Tân )

Pasted from <http://forum.dtu.vn/sites/index.aspx?p=forum_thread&forum=314&thread=2890>

Marketing xanh: Đột phá trong năm 2008 – điều gì tiếp theo?
Phố Wall có một năm đầy bão tố, nhưng trong cái rủi có cái may: Những công ty đầu
ngành đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề môi trường. Có thực sự là như vậy?
Đây là top năm câu chuyện về marketing xanh từ một năm đầy biến động – và những thứ
có thể có ý nghĩa đối với doanh nghiệp của bạn trong năm 2009
1.Marketing xanh đang lên ngôi
Câu chuyện:
Cho dù ngân sách bị cắt giảm toàn diện, nhưng marketing vẫn tăng trưởng ở mức 3% trong năm
2008, đại diện cho 1 trong 9 USD được chi tài trợ. Wal – Mart, GE, và HSBC đã giành được giải
thưởng Green Effie lần đầu tiền kể từ trước tới nay, trong khi những công ty khác như Innocect
Smoothies, Cotton USA, Fiat và Easy Jet bị cáo buộc đã tạo ra những tuyên bố marketing xanh
lừa đảo.

Đối với những khách hàng có hiểu biết về những vấn đề sinh thái dựa trên những tìm hiểu trong
môi trường thực tế của của các công ty và sản phẩm của họ, một website mới _ Greenwashing
Index cho phép người tiêu dùng đánh giá những tuyên bố marketing xanh của các công ty.

Trọng tâm:
Các chiến dịch marketing xanh đang chứng tỏ nó là một sự đầu tư giá trị, nhưng chúng sẽ giữ
được vai trò tốt dưới sự xem xét, đánh giá của người tiêu dùng, bởi vì người tiêu cũng là người
mách bảo cho doanh nghiệp tới “greenwashing”

Tiềm năng của PR tự do từ Green Effies và những giải thưởng khác sẽ dễ dàng xanh hóa một
hoạt động kinh doanh.

2. Federal Trade Commission cập nhật các nguyên tắc marketing xanh
Câu chuyện:
Với sự xuất hiện quá nhiều các câu chuyện về những cam kết môi trường, FTC đã đưa ra những
nguyên tắc xanh của mình, được xem lại lần cuối vào năm 1998. Trong số những chủ đề chính,
bản in offset được quan tâm nhiều nhất, yêu cầu về bao bì xanh đã được đánh giá lại, và những
cam kết xây dựng xanh được xem xét kỹ lưỡng hơn.

Trọng tâm:
Xem xét những nguyên tắc xanh đã được điều chỉnh của FTC trong năm 2009 và lắng nghe
những lời khuyên của họ. Chúng không mang tính bắt buộc pháp lý, mà là những hướng dẫn tốt
nhất cho ai sẽ trở thành marketer xanh, người đưa ra những cam kết trung thực và chính xác.

3. Ngành nước uống đóng chai bị chỉ trích – và những hành động đáp trả

Câu chuyện:
Với ý thức về môi trường và quyền lợi người tiêu dùng, những người phản đối đã tẩy chay nước
uống đóng chai do tính lãng phí vốn có của nó và những đóng góp của nó trong việc làm thay đổi
khí hậu toàn cầu.

Michael J. Brune, giám đốc điều hành của Rainforest Action Network, phát biểu trên New York
Times: “Nước uống đóng chai về cơ bản và vốn dĩ là một ngành kinh doanh táng tận lương tâm.
Nó không có một cam kết nào tới bảo vệ rừng hoặc chống lại sự ấm lên toàn cầu.

Để chống lại những nhận xét này, Fiji tuyên bố nước uống đóng chai của công ty thực sự không
có carbon và công ty cũng liên hệ với tổ chức Conservation International cho những lời khuyên
về công nghệ, những thiếu sót trong đầu từ vào năng lượng có thể tái khôi phục và những nỗ lực
bảo tồn rừng nhiệt đới.

Để chứng mình với người tiêu dùng, Fiji đã lên kế hoạch đưa ra những bằng chứng chứng minh
cho tuyên bố của mình trên website. Đáp lại những chỉ trích dành cho vỏ chai "next-generation"
của mình, Nestle tuyên bố đây là loại chai nhẹ nhất trên thị trường. Ethos, Starbucks và Pepsi lại
có cách tiếp cận khác, các nhãn hiệu này đẩy mạnh các hoạt động từ thiện để tiếp cận lương tâm
của người tiêu dùng.

Trọng tâm:
Theo một vài người phản đối, cho dù các thương hiệu nước đóng chai đã rất nỗ lực trong việc tối
giản hóa bao bì và tái chế chúng, thì ý tưởng rút hết nước ngầm và vận chuyển chung suốt hàng
ngàn dặm là không thể chấp nhận được, và người tiêu dùng sẽ tiếp tục chuyển sang sử dụng các
nguồn thay thế khác.

Hãy chú ý nhiều hơn đến mối quân tâm của người tiêu dùng về sự ảnh hưởng của sản phẩm của
bạn lên môi trường. Hãy cân nhắc một biện pháp để giảm thiểu những ảnh hưởng lên môi trường
dựa trên toàn bộ vòng đời của sản phẩm (hợp tác với những đối thủ cùng ngành để chi sẻ chi phí)

4. Sự sụp đổ của Detroit và GM giới thiệu Chevy Volt

Câu chuyện:
Nghành công nghiệp xe hơi đã bị chỉ trích và lên án rất nhiều trong nền kinh tế trống rỗng ngày
nay một thất bại có thể ngăn trặn Chrysler, Ford, và General Motors nhận thấy điều tương tự đã
xảy ra từ hàng thập kỷ trước. Không có gì đáng ngạc nhiên, nhiều người cho rằng các gói cứu trợ
nên dành cho những nhà sản xuất quan tâm đến vấn đề môi trường, tạo ra những cơ hội mới cho
công nghệ vận chuyển xanh.

Xây dựng mối quan hệ với Electric Power Research Institute, GM là một trong số nhiều hãng xe
đang chạy đua trong việc làm sạch hoạt động của mình và cho ra các sản phẩm thân thiện hơn
với môi trường.

Hiện tại, GM đang tập trung cho Chevy Volt, loại xe sẽ được đẩy mạnh vào năm 2010. Pin Lithi
– ion của xe có thể được sạc lại ngay khi xe đang được sử dụng. GM cũng đã công bố các kế
hoạc thiết kế để các phương tiện trở nên sạch hơn.

Trọng tâm:
Mong đợi xe hơi sạch hơn, xanh hơn, nhỏ hơn trên đường phố đông đúc. Ưu tiên lên kế hoạch
trước. Giám sát sự thay đổi dài hạn trong môi trường ngành mà bạn đang hoạt động. Khoảng thời
gian 5 năm là quá ngắn cho hành tinh đã 6 tỷ năm.

5. Thay đổi trong chính sách quản lý

Câu chuyện:
Với việc Bush/Cheney đang thực hiện những nhượng bộ cuối cùng, những thay đổi chính trong
các quy định về môi trường là có thể dự đoán được. Nhóm bảo vệ môi trường từ lâu đã chỉ trích
chính sách quản lý của chính quyền Bush vì sự thiếu hiểu biết của nó về sinh thái và việc từ chối
hỗ trợ phát triển nguồn năng lượng thay thế sạch, nhưng những thay đổi có thể diễn ra ngay sau
đó; các nhà quản lý nói rằng với việc Obama lên nắm chính quyền, kinh doanh xanh sẽ được
nuôi dưỡng.

Chính sách quản lý mới có các kế hoạch cụ thể nhằm hỗ trợ phát triển năng lượng sạch, cung cấp
5 triệu công việc xanh và cho ra đời những đạo luật nghiêm khắc trong kinh doanh. Vị tổng
thống mới đã chỉ đạo các nhà làm luật nhanh chóng áp dụng các quy định giới hạn khí nhà kính
từ xe hơi và xe tải ở 14 bang. Ông cũng ra lệnh cho Transportation Department soạn thảo luật
trong đó đưa ra các quy định kiểm soát nhiên liệu cao hơn ở xe hơi và xe tải nhẹ.

Trọng tâm:
Một điểm nhấn mới trong vấn đề môi trường ở Washington sẽ củng cố thị trường xanh và đòi hỏi
các chiến lược marketing sạch hơn và xanh hơn cho tất cả các ngành.

Pasted from <http://hoidoanhnhan.vn/news_detail_hdn.php?id=1969>

Tương lai lạc quan của hoạt động marketing xanh


Thứ ba, 02 Tháng 2 2010 07:46
Nhiều doanh nghiệp đang tăng cường đầu tư cho hoạt động marketing xanh. Nguồn:
Environmental Leader
GreenBiz.vn - Trong thời gian gần đây, nhằm tìm kiếm những đối tác kinh doanh quan tâm đến
vấn đề môi trường và thúc đẩy các hoạt động trách nhiệm xã hội, nhiều doanh nghiệp đã áp
dụng mạnh mẽ các hình thức marketing xanh. Họ muốn thể hiện cho công chúng thấy những nỗ
lực phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội trong các sản phẩm và hoạt động kinh doanh sản
xuất của mình. Tuy nhiên, điều này có thật sự hiệu quả?
Câu hỏi đặt ra không chỉ ở trong tính khả thi của marketing xanh mà còn trong động lực của
những chuyên gia marketing đối với vấn đề này. Liệu bản thân doanh nghiệp tin tưởng và kì
vọng vào marketing xanh hay chỉ đơn thuần vì họ cho rằng đó là điều khách hàng mong đợi ở
mình. Liệu marketing xanh sẽ trở thành công cụ đắc lực cho các nhà kinh doanh hay chỉ nổi lên
nhất thời để rồi chìm vào quên lãng. Đi tìm đáp án cho những câu hỏi trên, trang web
Environmental Leader và công ty MediaBuyerPlanner đã hợp tác trong một nghiên cứu mới
đây được công bố vào tháng 1 năm 2010.
Nhìn chung, kết quả báo cáo cho thấy sự lạc quan trong tương lai của marketing xanh. Đáng
chú ý, phần lớn các chuyên gia marketing tham gia hoạt động trong lĩnh vực này vì họ nhận
thấy những giá trị thực sự của marketing xanh. Nghiên cứu này có thể tóm gọn trong một vài
điểm dưới đây:
1. Gia tăng ngân sách trong tương lai
Hơn 80% số người được hỏi nói rằng họ sẽ dành nhiều ngân sách hơn cho các dự án marketing
xanh trong thời gian tới. Hơn thế nữa, ngân sách không hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô công
ty. Những công ty nhỏ có thiên hướng chi nhiều hơn cho hoạt động marketing xanh, với dự
kiến 26% từ ngân sách marketing của họ so với 6% đối với những công ty có ngân sách
marketing khổng lồ 50 triệu USD.
2. Niềm tin vào hiệu quả của marketing xanh
28% số chuyên gia được hỏi cho rằng marketing xanh hiệu quả hơn những thông điệp
marketing khác trong khi chỉ có 6% đưa ra ý kiến trái ngược. Giới quản lý thậm chí còn lạc
quan hơn, với 46% tin tưởng rằng marketing xanh đem lại hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp.
Những công ty nhỏ thường đặt nhiều niềm tin vào tính khả thi của marketing xanh hơn những
công ty lớn.
3. Internet là kênh truyền thông xanh hàng đầu
Trong các hoạt động marketing xanh, phương tiện truyền thông phổ biến nhất là Internet 74.2%
số công ty tham gia nghiên cứu này. Tiếp đến là quảng cáo trên các ấn phẩm như báo in
(49.8%), trực tiếp (40%), ngoài trời (7%), đài và ti vi (7%) và qua kênh di động (6%).

4. Nhân viên trở thành đối tượng marketing


Nhiều tập đoàn kinh doanh lớn có khuynh hướng tăng cường tập trung thông điệp xanh tới đội
ngũ nhân viên của mình song song với việc truyền bá nội dung đó tới khách hàng. Đây có thể
coi là hoạt động marketing nội bộ, cũng có hiệu quả không kém gì những chiến lược marketing
thông thường. Những nỗ lực trong thiết kế Văn phòng xanh, xây dựng Nhà máy xanh và hướng
dẫn nhân viên tiết kiệm điện nước cũng như sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường không
ngoài mục đích tạo một môi trường làm việc “xanh” ngay từ trong công ty.
5. Chủ động để xanh hơn
Hơn nửa số công ty tham gia nghiên cứu này cho biết họ đã có ý thức và đang chủ động từng
bước để kinh doanh xanh và bền vững hơn. Các hoạt động phổ biến nhất thường là tiết kiệm
năng lượng trong hoạt động, sản xuất và thay đổi nguyên vật liệu, bao bì hay cách thức sử dụng
sản phẩm để thể hiện những giá trị xanh mới công ty muốn đem đến cho khách hàng.
Theo Environmental Leader LLC & MediaBuyerPlanner LLC

Pasted from <http://doanhnghiepxanh.net/news/43-green-marketing-and-ecolabeling-/264-tng-


lai-lc-quan-ca-hot-ng-marketing-xanh>

Làm gì với "người tiêu dùng xanh"? (Phần 1)

Theo www.tinkinhte.com – 4 tháng trước

"Người tiêu dùng xanh" , họ là ai và các công ty phải làm gì để thu hút sự chú ý của họ và
biến họ trở thành khách hàng trung thành của mình?

"Người tiêu dùng xanh" là thuật ngữ chỉ những người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến vấn đề
môi trường trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay.

Một công ty muốn hoạt động theo hướng “xanh” nên tập trung vào những người tiêu dùng xanh
là đúng hay sai? Không hẳn là thế. Marketing tới những người tiêu dùng xanh là rất khó, thậm
chí là hết sức nguy hiểm đối với các công ty. Sau đây là lý do lý giải cho điều này.
Marketing tới những người tiêu dùng xanh là rất khó
Ảnh: marketinggreen.files.wordpress.com

• Những công ty lâu năm lo ngại rằng sẽ đánh mất sự ủng hộ có được từ cơ sở những người
tiêu dùng thông thường của mình bằng việc hướng tới những người tiêu dùng xanh và
điều đó hẳn là đúng. Phần đông người tiêu dùng tìm kiếm sự hài lòng cho những nhu cầu
cá nhân của mình trước khi cân nhắc tới những nhu cầu của chính hành tinh mà họ đang
sinh sống.

Tính xanh của những sản phẩm xanh thường không đáp ứng được những nhu cầu cơ bản
mà phần lớn mọi người thường mong muốn ở các sản phẩm. Ví dụ: Sử dụng những sản
phẩm may mặc từ sợi gai dầu. Nếu “tính xanh” của những sản phẩm xanh trở nên phổ
biến thì tất cả chúng ta đều vui vẻ mặc những chiếc áo len dệt bằng sợi gai dầu.
• Những nhãn hiệu xanh được xây dựng tốt mặc dù không lớn lắm đã thực sự hấp dẫn được
người tiêu dùng quan tâm tới môi trường. Tuy nhiên chúng cũng vẫn chưa đạt được tới
luồng tiêu dùng chính.

Những công ty này đang mắc kẹt trong một khoanh vùng nhỏ những công ty hoạt động vì
môi trường - những công ty luôn tự cho mình là đúng nhưng lại hạn chế trong cách thức
giải quyết.
Kết quả là phần lớn các công
ty bị mắc kẹt “giữa dòng” –
một vị trí thực sự rất nguy
hiểm. Chúng tôi đã theo dõi
một công ty mang một sản
phẩm truyền thống của mình
và chào bán nó với những ưu
điểm “xanh”.

Khi phương thức này không


đem lại hiệu quả như mong
muốn, họ đơn giản sử dụng Hiện nay, toàn cầu đang phải đối mặt với nạn dịch
biện pháp khuếch trương lớn greenwashing
hơn. Do đó đã tạo ra nạn dịch Ảnh: farm1.static.flickr.com
“greenwashing” (các doanh nghiệp hay tổ chức luôn hô hào bảo vệ môi trường nhưng lại hoạt
động ngược lại) mà chúng ta phải đối mặt hiện nay.

Liệu chúng ta có nên phục vụ những người tiêu dùng xanh hay không? Câu trả lời là có,
nhưng vẫn có một câu trả lời tốt hơn là: Thay vì chỉ tập trung vào một hành động mà ta cho là
phù hợp, nên tập trung vào những hoạt động vì môi trường mà tất cả mọi người đều mong
muốn.

Khi chúng tôi giúp đỡ Shimano - một nhà sản xuất quốc tế các bộ phận của xe đạp - tạo ra những
chiếc xe đạp mới, chúng tôi đã không tập trung vào việc những người yêu thích đạp xe (phân
khúc thị trường lớn nhất) hay vào khu vực thị trường phù hợp. Thay vào đó, chúng tôi tập trung
cho chiến lược tăng trưởng với một “doanh số xanh” - nhiều người thích đạp xe hơn và tỏ ra
hứng thú với việc làm này. Kết quả cuối cùng mà chúng tôi thu được là chiến lược ấy đã thu hút
sự chú ý của 161 triệu người Mỹ - những người không hề đi xe đạp.

Khi làm việc với Shimano, công ty này đã mang lại cho chúng tôi hai bài học:

1. Tất cả mọi người đều ngây ngô coi việc đạp xe như một đứa trẻ.
2. Những chiếc xe đạp thể thao kỹ thuật cao và những người bán hàng mặc các trang phục bằng
vải thun lycra trong những cửa hiệu xe đạp thường không mong muốn việc đạp xe hàng ngày.

Vì vậy qua hai bài học trên, Shimano đã tạo ra một chiếc xe đạp “trong tưởng tượng” hoàn toàn
theo trực giác và đầy cuốn hút cho các nhà sản xuất. Những bộ phận cơ khí hoàn toàn được ẩn đi,
ghi đông xe được tách khỏi những bộ phận điều khiển phức tạp, còn những chiếc pedal vẫn được
giữ nguyên.

Họ gọi nó là chiếc xe đạp “Coasting”. Chẳng cần phải học lái nhiều, bạn chỉ cần ngồi lên yên và
đạp, giống như khi bạn là đứa trẻ vậy. Đó chính là điều khiến mọi người đạp xe.

Vậy thì trong câu chuyện trên vấn đề về môi trường nằm
ở đâu? Đó là một vấn đề hoàn toàn rõ ràng. Shimano đang
giải quyết vấn đề của loài người chứ không chỉ là vấn đề
môi trường.

Bằng cách tìm kiếm sự thực về thứ thực sự là quan trọng


với con người và đưa ra một giải pháp cho vấn đề này,
công ty đang thu hút một thị trường rộng lớn với nhận
thức ngày một tăng dần về tác động của chính con người
chúng ta lên hành tinh này.

Những chiếc xe đạp “coasting” đã “kể” cho chúng ta nghe


câu chuyện về môi trường bằng cách kêu gọi mọi người
tham gia vào những hoạt động mới và tích cực như giảm

Đi xe đạp cũng là góp phần thiểu lượng khí gây ra hiệu ứng nhà kính bằng cách đạp

bảo vệ môi trường xe thay vì lái xe.

Ảnh: farm1.static.flickr.com
Đối với một công ty mong muốn các hoạt động của mình
hướng tới lợi ích của môi trường thì những phân khúc người tiêu dùng xanh hầu như không liên
quan. Tôi nhớ tới câu phương ngôn cổ xưa về marketing của Giáo sư Ted Levitt trường Đại học
kinh doanh Harvard: Người ta mua máy khoan thực ra không phải bởi họ cần khoan mà họ cần
những lỗ khoan.
Những người tiêu dùng cho dù họ là những người tiêu dùng xanh hay không thì họ cũng không
đơn thuần chỉ mong muốn những sản phẩm xanh, mà thực ra họ mong muốn có được giải pháp
cho những vấn đề hàng ngày của họ - những vấn đề mà tới lượt nó cũng rất có ý nghĩa đối với
môi trường của chúng ta.

Điểm mấu chốt chính là: Marketing cần xác định yếu tố ít gây tác động tới môi trường có ý
nghĩa với công ty của mình để sau đó quyết định cách thức chuyển tải những giá trị đó trong các
sản phẩm của mình.

Các công ty không nên cố gắng thu hút những người tiêu dùng xanh bằng những câu chuyện
hoang đường về lợi ích môi trường có được từ những sản phẩm họ cung cấp mà hãy bắt đầu tạo
ra thứ gì đó thực tế hơn - những sản phẩm nói lên những hoạt động vì môi trường của chính họ.

Còn câu chuyện bạn định kể là gì? Bạn đang bán máy khoan hay bán những lỗ khoan?
“Tính xanh” có ý nghĩa như thế nào đối với bạn?

(Theo Steve Bishop // Harvard Business Review -Tuanvietnam)

Làm gì với "người tiêu dùng xanh" (Phần 2)

Bài viết của Steve Bishop khuyên bạn đừng nên quá lo lắng về "những người tiêu dùng
xanh" nhận được rất nhiều bình luận của độc giả HBR. Chuyên mục Harvard"S của
chúng tôi chỉ xin trích đăng một số phản hồi có ý nghĩa.

Hãy phơi cỏ khi trời nắng. Đó là một câu ngạn ngữ cổ tôi đã học được từ cha tôi - người đã
trưởng thành từ một cậu bé nông dân ở tiểu bang Iowa. Mùa hè, khi ngày kéo dài và mặt trời gay
gắt, đó là khoảng thời gian tốt nhất để chuẩn bị thức ăn cho vật nuôi trước khi mùa đông tới.
Đóng nhãn liệu có phải là phương pháp duy nhất cho thấy

sự khác biệt của các thương hiệu

Ảnh: FAM @ TU Vienna: Financial and Actuarial Mathematics

Đối với những nhà marketing xanh thì bây giờ chính là “mùa hè” của họ. Tuy nhiên, Steve
Bishop lại cho rằng có thể các Giám đốc Điều hành sẽ không nhận ra một vụ mùa bội thu bắt
đầu từ bây giờ.

Thật là kỳ lạ việc đóng nhãn hàng hoá cũng được xem như một hoạt động quen thuộc ở nông
trang. Đóng dấu biểu tượng bằng sắt nung lên một bên của con bò được xem là cách duy nhất
cho thấy sự khác nhau giữa những vật nuôi của bạn và của tôi. Còn ngày nay thì một vết khâu
trên chiếc giày cũng được xem là cách tốt nhất để phân biệt những đôi giày chơi thể thao.
Tuy nhiên, đã có rất nhiều nỗ lực để đưa ra những nhãn hiệu xanh: “Ecoimagination” của GE;
“Live green. Go Yellow” của GM hay “Beyond Petroleum” của BP. Tất cả những nhãn hiệu này
đều cố gắng xác định yếu tố ít gây ảnh hưởng tới môi trường” trong nhà máy của họ.

Nhưng mặc dù tất cả những tiến bộ về sinh học mà họ tạo ra, tất cả có thể sẽ bị những nhà hoạt
động môi trường khinh thường như những hoạt động chỉ mang danh nghĩa vì môi trường.

Vấn đề thực tế mà những nhà marketing xanh - những người hi vọng bán được những sản phẩm
xanh - phải đối mặt chính là những hoạt động ít gây tác động xấu tới môi trường không phải là
một tính chất của riêng bất kỳ một sản phẩm nào. Đó là một trạng thái hệ thống.

Tật cận thị trong marketing xanh sẽ

khiến cho khách hàng mất đi niềm tin

nơi công ty của bạn

Ảnh: i.treehugger.com
Tự nhiên đã chỉ đường cho chúng ta. Không một nhà sinh học nào có thế nói rằng “con hổ này
hay con hải mã kia có khả năng chống đỡ để tồn tại hay không”. Điều đó chẳng có ý nghĩa gì.
Thứ khiến một con hổ hay một con hải mã tồn tại được chính là mối liên kết của chúng trong
một cộng đồng các sinh vật mà chúng ta gọi là hệ sinh thái.

Điều tương tự cũng hoàn toàn đúng trong trường hợp “các sản phẩm xanh” và “những công ty ít
gây tác động xấu tới môi trường”. Họ cần một hệ sinh thái tốt để hỗ trợ cho họ. Những sản phẩm
xanh cần những hệ thống sản xuất xanh. Việc sản xuất xanh lại cần tới những nhà cung cấp
xanh. Những nhà cung cấp xanh tới lượt mình lại cần tới những nguồn năng lượng xanh. Sự liên
kết giữa những mối quan hệ xanh cứ thế tiếp diễn...

Thứ mà những nhà marketing xanh và cả những giám đốc điều hành xanh cần để có thể trao đổi
thông tin không phải là “tính xanh” của những dòng sản phẩm của họ. Thay vào đó, họ cần thu
hút các khách hàng của mình vào những cuộc đối thoại để xem bằng cách nào công ty có thể
thực hiện được vai trò đối với hệ sinh thái. Làm cách nào họ có thể hướng công ty của mình
cũng như cộng đồng các doanh nghiệp bạn hàng của mình tới những hoạt động vì lợi ích môi
trường.

Steve Bishop đã tham khảo công trình nghiên cứu của nhà marketing vĩ đại Ted Levitt. Levitt
cũng đã có bài phát biểu về Tật cận thị trong marketing với lập luận rằng các nhà quản trị trước
sự phương hại của chính mình, nên tập trung vào các sản phẩm thay vì nhu cầu của khách hàng.
Có thể đó là lý do tại sao một trong số các công ty có tác động lớn nhất tới hệ sinh thái thương
mại lại không tạo ra bất kỳ một sản phẩm nào.

Các công ty, sản phẩm và người tiêu dùng trên toàn cầu đang chịu ảnh hưởng của “hiệu ứng
Wal-Mart xanh”. Hiệu ứng Wal-Mart xanh là một sự thừa nhận rằng những đóng góp lớn nhất
mà Wal-Mart có thể tạo ra không nằm trong các cửa hàng mà trong các hoạt động của vô số các
nhà cung cấp hàng hoá cho họ.

Wal-Mart dường như đã nhận ra một sản phẩm có lợi cho môi trường hay không luôn phụ thuộc
vào những liên kết giá trị mà nó đem lại. Có thể những công ty như Wal-Mart chứ không phải
những người tiêu dùng xanh sẽ khiến “mặt trời toả nắng”. Các thành viên trong hệ sinh thái đang
tươi tốt, Wal-Mart sẽ giúp việc “phơi cỏ” thuận lợi hơn.
- Gregory Unruh -

Việc sản xuất thân thiện với môi trường đóng một vai trò quan trọng

trong các nền kinh tế tương lai

Ảnh: img.timeinc.net
Việc sản xuất thân thiện với môi trường đóng một vai trò quan trọng trong các nền kinh tế tương
lai. Một cách tự nhiên, các cây xanh hút carbon từ không khí và nhả khí oxy trong quá trình hô
hấp của nó. Bằng cách làm đó, chúng làm hệ sinh thái trong sạch hơn.

Các công ty nên dừng việc gây ô nhiễm môi trường và có những hành động sao cho sự tồn tại
của họ không ảnh hưởng xấu tới môi trường. Họ nên có những hoạt động xanh vì môi trường.

- Lwitiko Edward Mwaiswagha -


Một thách thức đáng kể trong lĩnh vực marketing chính là nâng cao hiểu biết của người tiêu
dùng để chuyển những thuộc tính của sản phẩm thành những lợi ích gây ấn tượng với khách
hàng.
Ví dụ: Thay vì việc các nhiếp ảnh gia khản giọng chào mời rằng những bức ảnh chụp của họ là
tuyệt vời nhất, nhu cầu của người tiêu dùng với vai trò như một yếu tố cơ bản thúc đẩy việc chụp
những bức ảnh - “lưu giữ những khoảnh khắc” - đã dẫn tới việc nhấn mạnh những biểu tượng
liên quan và có ảnh hưởng tới các khách hàng của họ.

Trong một cử chỉ quen thuộc, động cơ để theo đuổi những biểu tượng hay những sản phẩm xanh
sẽ đa dạng hoá các khách hàng. Với một vài người thì lợi ích môi trường sẽ cần được chuyển
hoá thành lợi ích của một cá nhân – cho dù điều đó có liên quan tới việc “đạp xe với gia đình và
bạn bè là một thú vui” hay “việc mua chiếc máy giặt, máy sấy này sẽ giúp tiết kiệm vài trăm
USD trong suốt tuổi đời của máy”.

Tuy nhiên, với những người khác, lợi ích xã hội từ việc trợ giúp môi trường là hoàn toàn đủ.
Một lần nữa, nhận thức cũng như hiểu biết của khách hàng là rất quan trọng trong việc chuyển
tải những biểu tượng thành những lợi ích tương đương.

Quan tâm tới môi trường chính là đích ngắm của

chiến lược marketing trong tương lai

Ảnh: Emergence Marketing

Với ý nghĩa đó, câu phương ngôn của Levitt là chưa đầy đủ: “những người tiêu dùng khác nhau
xác định thứ gì sẽ là “lỗ khoan” mà họ cần một cách khác nhau”. Một sự so sánh tương đương
có thể được đưa ra trong các chương trình xã hội khác như các hoạt động tái chế hay hiến máu.

Với một vài người thì niềm vui có được khi cứu sống một mạng người là đủ, nhưng với những
người khác thì có thể việc kết giao với những người danh tiếng, hay việc thăng tiến chính là
động cơ thực sự của họ khi hiến máu hay thực hiện các hoạt động này.
Trong bài đăng tiếp sau, tôi mong muốn được thảo luận về vai trò của các công ty trong việc
“hình thành lợi ích” bắt nguồn từ những sản phẩm xanh chứ không phải trong trạng thái bị động
phải chạy theo xu hướng của người tiêu dùng.

Bởi rút cuộc, người tiêu dùng sẽ chẳng hề nghĩ tới môi trường hay những sản phẩm xanh vào
mỗi sáng thức giấc. Đó là việc của các công ty nhằm thiết lập những mối liên kết giữa những lợi
ích và các sản phẩm hay dịch vụ cung cấp. Nếu bạn cho rằng những mối liên kết đó là phù hợp,
thì hãy tin tôi, bạn chính là người duy trì được sự phù hợp đó.

- Ravi Dhar -

- Một số ý kiến phản hồi của độc giả Harvard Business Review về bài viết của Steve Bishop
trong chuyên mục HBRGreen.org -

Pasted from <http://congngheso.info/diendan/nghe-thuat-song/503455-lam-gi-voi-nguoi-tieu-


dung-xanh-phan-2-a.html>

Những chuyên gia về marketing đánh giá năm 2010 là năm bùng nổ của tiếp thị xanh (green
marketing).
Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa thông tin về những hoạt động kinh
doanh gây tác động đến môi trường của nhiều doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, đó là những thông tin về việc Vedan xả nước thải thẳng ra sông Thị Vải. Trên thế
giới là những thông tin về sữa sản xuất tại Trung Quốc bị nhiễm chất melamine và gần đây nhất
là vụ tràn dầu của tập đoàn BP ở vịnh Mexico...
Những chuyên gia về marketing đánh giá năm 2010 là năm bùng nổ của tiếp thị xanh (green
marketing). Người tiêu dùng không còn quan tâm đến việc công ty và thương hiệu của bạn
“xanh” như thế nào, thay vào đó họ muốn biết công ty và thương hiệu của bạn giúp cuộc sống
của họ “xanh hơn” như thế nào…
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA), tiếp thị xanh là hoạt động tiếp thị cho sản phẩm an
toàn với môi trường. Do vậy, tiếp thị xanh gắn với một loạt hoạt động rộng rãi bao gồm điều
chỉnh sản phẩm, thay đổi quy trình sản xuất, thay đổi cách thức đóng gói cũng như thay đổi cách
truyền thông tiếp thị.
Theo các chuyên gia marketing, tiếp thị xanh liên quan đến một quá trình kinh doanh sản phẩm,
dịch vụ dựa trên những lợi ích môi trường. Những sản phẩm, dịch vụ này có thể thân thiện với
môi trường hoặc được sản xuất, đóng gói theo phương pháp thân thiện với môi trường.
Một giả thiết hiển nhiên của tiếp thị xanh là những người tiêu dùng hiện tại và tiềm năng sẽ nhận
thấy “tính năng xanh” là một lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ và dựa vào tiêu chí này để quyết
định mua. Và dĩ nhiên cũng có một giả thiết là người tiêu dùng sẽ sẵn sàng trả tiền cao hơn cho
sản phẩm hoặc dịch vụ xanh.
Chúng ta đang sống trong một thế giới với tốc độ thay đổi chóng mặt, những thách thức lớn từ
môi trường, thay đổi khí hậu, dịch bệnh… và hàng loạt các hậu quả khác do sự tàn phá môi
trường.
Hơn bao giờ hết, tiếp thị xanh đang là mối quan tâm và ưu tiên chiến lược của các tập đoàn trên
thế giới. Với sự bùng nổ của xu hướng này trên toàn cầu, các nhà sản xuất và kinh doanh Việt
Nam cần phải làm gì?
Dưới đây là 10 cách thức đơn giản mà các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ có thể áp dụng.
Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác cũng có thể học hỏi
những phương pháp đơn giản của các doanh nghiệp bán lẻ miễn sao đơn giản và giúp đạt được
mục tiêu bảo vệ môi trường, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.
- Tắt tất cả thiết bị khi không sử dụng.
- Khuyến khích truyền thông bằng e-mail.
- Giảm lãng phí giấy tờ (máy fax...).
- Sử dụng giấy hai mặt bất kỳ khi nào có thể.
- Không để vòi nước bị chảy nước.
- Lắp thiết bị tiết kiệm nước trong nhà vệ sinh.
- Tìm nguồn cung có thể tái sử dụng giấy.
- Chọn nhà cung cấp có thể tái sử dụng bao bì.
- Liên tục tìm kiếm những phương pháp để làm sản phẩm và dịch vụ “xanh” hơn đối với cộng
đồng.
- Trước khi xem xét mua đồ đạc sử dụng trong văn phòng, hãy xem xét khả năng điều chỉnh hoặc
sửa chữa.
Ngoài ra, để giúp các chiến dịch tiếp thị xanh thật sự hiệu quả, doanh nghiệp có thể thực hiện
những điều sau đây:
1) Trung thực. Doanh nghiệp phải làm những gì đã công bố trong chiến dịch tiếp thị xanh. Các
chính sách kinh doanh và các hoạt động trong chuỗi giá trị phải nhất quán, thân thiện với môi
trường và tạo được sự tín nhiệm.
2) Thông tin cho khách hàng. Khách hàng mục tiêu nhận biết được tầm quan trọng, có đầy đủ
thông tin và hiểu rõ về các chiến dịch tiếp thị xanh của doanh nghiệp. Thường xuyên truyền
thông tương tác hai chiều.
3) Cho khách hàng cơ hội cùng tham gia. Khách hàng trực tiếp tham gia vào các hoạt động trong
chiến dịch tiếp thị xanh của doanh nghiệp bởi khách hàng là một thành phần không thể thiếu
trong chuỗi giá trị của công ty.
Khái niệm tiếp thị xanh không mới, tuy nhiên với sự bùng nổ của xu hướng xanh trên thế giới
trong năm 2010 cho thấy cộng đồng doanh nghiệp cả thế giới đang cùng nỗ lực bảo vệ môi
trường sinh thái và tạo ra ngày càng nhiều các sản phẩm thân thiện với môi trường. Doanh
nghiệp Việt Nam có lẽ không thể đứng ngoài dòng trào lưu này.

Pasted from <http://www.marketingchienluoc.com/tiepthixanh>

GreenBiz.vn - Marketing Xanh đã chính thức trở thành một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng đối
với các công ty truyền thông trên toàn thế giới. Ogilvy & Mather – một trong những công ty đa
quốc gia hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo, marketing và quan hệ công chúng (PR)
đã lập ra OgilvyEarth để tập trung chuyên sâu vào mảng phát triển bền vững. Giúp các thương
hiệu tìm ra cơ hội trong kinh doanh bền vững và lên kế hoạch cho chiến lược truyền thông là
một trong những mục tiêu của OgilvyEarth.
Trong tháng 4 vừa qua, OgilvyEarth đã công bố rộng rãi cuốn “Cẩm nang Marketing Xanh”
(From Greenwash to Great. A Practical Guide to Great Green Marketing - without the
Greenwash) nhằm giới thiệu và hỗ trợ các doanh nghiệp cũng như các chuyên gia marketing
muốn khám phá cơ hội kinh doanh bền vững cho thương hiệu của mình. Với mong muốn đem
những kiến thức đó tới đông đảo đối tượng quan tâm ở Việt Nam, GreenBiz.vn sẽ lược dịch nội
dung cuốn tài liệu đang được thảo luận sôi nổi trên các diễn đàn marketing và kinh doanh bền
vững này.

Hopenhagen - chiến dịch toàn cầu của UN nhân sự kiện COP15 được thực hiện bởi OgilvyEarth

--------------------------------------
Tháng 9 năm 2009, trong cuộc họp khai mạc ban cố vấn toàn cầu của OgilvyEarth, các chuyên
gia đã tỏ ra rất lạc quan về triển vọng và tiềm năng của marketing xanh – marketing bền vững.
Nếu làm tốt, đó có thể là cách để thay đổi thế giới, thay đổi cách chúng ta nhìn vào thé giới và
trở thành chất xúc tác cho những thay đổi tích cực trong tương lai. Họ tin rằng marketing xanh
hoàn toàn có thể trở thành sức mạnh thúc đẩy nền kinh tế bền vững, là con đường để nhiều
doanh nghiệp tiến lên chiếm vị trí dẫn đầu trong thị trường xanh năng động này.

Nếu có một trở ngại trên con đường marketing bền vững thì đó chính là greenwash. Theo một
thống kê, 98% thông điệp xanh vi phạm tối thiểu một trong số “7 tội lỗi Greenwash” (The 7 Sins
of Greenwashing) và có tới 64 người Mỹ không còn tin vào những thông điệp bền vững.
Greenwash trong marketing là một vấn đề rất nghiêm trọng bởi nó làm xói mòn lòng tin người
tiêu dùng, khiến các hoạt động marketing liên quan bị mất tín nhiệm, do đó cản trở quá trình tiến
tới nền kinh tế bền vững. Không ai được lợi khi hành động greenwash diễn ra. Cái lợi thiển cận
của greenwash sẽ bị trả giá bởi danh tiếng bị tổn thương, niềm tin của nhân viên và người tiêu
dùng mất đi, cơ hội bị lãng phí và hiển nhiên môi trường trở thành kẻ bại trận.
Nếu như “7 tội lỗi Greenwash” của TerraChoice chỉ ra những sai phạm thường gặp trong
marketing xanh, cuốn cẩm nang này của OgilvyEarth lại hướng dẫn cách tránh greenwash từ
trước khi công việc sáng tạo đầu tiên của đội ngũ marketing được bắt đầu. Với việc trình bày các
nguyên tắc hành động marketing trong bức tranh tổng thể, cuốn cẩm nang thể hiện quan điểm
của OgilvyEarth trong việc đặt vấn đền kinh doanh bền vững tại tâm điểm của cả quá trình
marketing ngay từ giai đoạn sớm nhất. Họ nhìn nhận vấn đề theo ba giai đoạn cụ thể:
1. Lập kế hoạch phương pháp tiếp cận
2. Triển khai các hoạt động truyền thông
3. Công bố, khởi động chương trình & Các hoạt động tiếp theo

Pasted from <http://www.doanhnghiepxanh.net/news/43-green-marketing-and-ecolabeling-/425-


ogilvy-earth-cam-nang-marketing-xanh-phan-1>
Bước 1: Lên kế hoạch phương pháp tiếp cận
Có khá nhiều công việc phải hoàn tất trong giai đoạn lập kế hoạch. Đó cũng là lúc doanh nghiệp
cần đầu tư nhiều nguồn lực nhất. Để tránh greenwash, ngay từ bước đầu tiên này doanh nghiệp
cần hiểu rõ những sản phẩm của mình có thực sự xanh hay không, và xanh ở điểm nào.
Nhiều marketer lầm tưởng rằng quảng bá hình ảnh sản phẩm bền vững là việc vô cùng đơn giản.
Họ nghĩ rằng chút thay đổi nhỏ trong sản phẩm, gắn sản phẩm với một tình tiết xanh nào đó
hoặc nghĩ ra một thông điệp mới với những từ khóa “xanh” đã là đủ. Họ quên mất rằng để đi đến
“bền vững” cần có những thay đổi lớn và thực sự trong sản phẩm cũng như tất cả các quá trình
làm nên chuỗi giá trị của sản phẩm đó.
Jeunesse Park khẳng định “Những doanh nghiệp nào ngay từ đầu đã đảm bảo được rằng quá
trình hoạt động kinh doanh của họ để lại dấu chân môi trường tương đối nhỏ sẽ nhanh chóng
chiếm được lợi thế cạnh tranh trên thị trường”. Tuy nhiên để có được những thay đổi cơ bản
trong hoạt động đó đòi hỏi các tổ chức phải nỗ lực và kiên định qua thời gian. Điều đó có nghĩa
là gì? Đó là tìm đến các chuyên gia để xin lời khuyên. Đó là đảm bảo rằng nhân viên của bạn
hiểu được ý nghĩa và bản chất của “phát triển bền vững”, tạo cơ hội cho họ đóng góp một phần
vào việc phát triển những giá trị xanh cho sản phẩm. Nếu doanh nghiệp của bạn sẵn sàng đầu tư
và bỏ thời gian để xây dựng một nền tảng vững chắc ngay từ đầu thì lẽ dĩ nhiên việc tránh được
greenwash và hướng tới marketing bền vững trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Giai đoạn lên kế
hoạch này sẽ giúp bạn tạo dựng bước nền kiên cố đó.
Bài học 1: Tập trung vào những giá trị căn bản
Tiếp cận: bắt đầu từ những giá trị căn bản bên trong doanh nghiệp – điều đó cũng đồng nghĩa
với việc bắt đầu xây từ con số không. Hãy tìm đến những chuyên gia trong chính doanh nghiệp
của bạn, yêu cầu sự trợ giúp của họ để phân tích toàn bộ chuỗi cung ứng, quá trình sản xuất và
giai đoạn xử lý chất thải để tìm ra những cơ hội để thay đổi. Bạn cũng cần chuẩn bị những số
liệu rõ ràng và chính xác rồi kiểm chứng chúng. Đây sẽ là cơ sở để doanh nghiệp tự bảo vệ luận
điểm của mình trong tương lai. Khi đã có những nền tảng vững chãi phía sau và những đồng
nghiệp tận tâm, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tránh được greenwash. Xuyên suốt quá trình, doanh
nghiệp nói ra rõ ràng những tác động lớn nhất của doanh nghiệp tới môi trường và xã hội, đồng
thời khẳng định quyết tâm tạo ra sự thay đổi lớn.
Ví dụ điển hình: Mayonnaise Hellmann của hãng Unilever sử dụng trứng gà ta thả tự do trong
chế biến.
Bài học 2: Tiến ra xa và khẳng định mình
Tiếp cận: Hãy nỗ lực hết mình để đạt được thành quả cao nhất. Thế giới ngày nay vẫn thiếu
những ý tưởng mang tầm nhìn của nhà lãnh đạo, những phát kiến mới có thể thay đổi thế giới và
những nhà tư tưởng có thể dẫn đường tới tương lai. Điều quan trọng là tạo ra một sản phẩm mới,
một dịch vụ mới hay một quan điểm mới có khả năng thay đổi thế trận cuộc chơi. Những ý
tưởng bền vững thông minh và độc đáo chính là sản phẩm tư chất lãnh đạo trong cá nhân hay
doanh nghiệp đó.
Ví dụ điển hình: Chiến dịch Ecomagination của GE thay đổi căn bản cách mọi người nghĩa về
tương lai và vai trò của doanh nghiệp trong đó. Đối mặt với thách thức toàn cầu, Ecomagination
đưa ra quan điểm rõ ràng về vấn đề bền vững, theo đó nó không phải là một gánh nặng hay trách
nhiệm mà là cơ hội, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ trong tương lai.
Bài học 3: Liên kết để nâng cao niềm tin
Tiếp cận: Ngay từ giai đoạn đầu cuộc hành trình kinh doanh bền vững của mình, doanh nghiệp
nên chủ động liên kết, hợp tác với các đối tác tốt và đáng tin cậy. Không chỉ dừng lại ở những
việc bề nổi như gắn logo của đối tác lên nhãn hàng, sự liên kết này còn đem lại cho doanh
nghiệp những phân tích chuyên sâu và nhiều đóng góp vô hình khác của các chuyên gia. Xuyên
suốt quá trình, mọi cá nhân trong doanh nghiệp cần chủ động và liên tục tham khảo ý kiến của
các chuyên gia với thái độ học hỏi tích cực nhất.
Ví dụ điển hình: Thành công của sản phẩm tẩy rửa tự nhiên Green Works của hãng Clorox là
kết quả của sự hợp tác giữa Clorox và tổ chức phi chính phủ Sierra Club. Trong quá trình làm
việc, Clorox đã đạt được những tiêu chuẩn về trách nhiệm môi trường khá cao do Sierra Club đề
ra. Đổi lại, Sierra Club công khai ủng hộ Clorox và chấp thuận in logo của mình lên nhãn hàng
sản phẩm Green Works bày bán trên thị trường.
Pasted from <http://www.doanhnghiepxanh.net/news/43-green-marketing-and-ecolabeling-/445-
ogilvyearth-cam-nang-marketing-xanh-phan-2>

Bước 2: Triển khai các hoạt động truyền thông


GreenBiz.vn – Trong marketing nói chung và truyền thông nói riêng, có được một câu chuyện
lôi cuốn, hấp dẫn và mới lạ có thể khiến công việc của người kể chuyện dễ dàng hơn gấp nhiều
lần. Theo thói quen, các marketer thường đi tìm những điểm đặc sắc nhất của sản phẩm hoặc ưu
điểm lớn nhất của dịch vụ để tập trung quảng bá. Tuy nhiên đối với vấn đề kinh doanh bền vững,
chỉ một chút nói quá cũng có thể gây rắc rối. Bởi vậy chúng ta cần tuân thủ những nguyên tắc về
truyền thông minh bạch – cụ thể, rõ ràng và căn cứ trên các cơ sở có thật.
Trung thực về sản phẩm không có nghĩa là khoe khoang hay trình bày một cách nhàm chán. Trái
lại, trung thực cho phép thương hiệu tìm ra những tiếng nói mới và chiếm được lòng tin của
khách hàng. Bước 2 trong cẩm nang này sẽ hướng dẫn doanh nghiệp bạn định hình nội dung
cũng như phong cách, giọng điệu cho thông điệp truyền thông xanh.
Bài học 1: Trung thực phải được đặt lên hàng đầu
Tiếp cận: Hãy trung thực với khách hàng. Đã có khá nhiều bài học về tính trung thực cũng như
cái giá phải trả cho sự thiếu trung thực trong đời sống xã hội và kinh doanh. Các chuẩn mực
trong vấn đề bền vững được yêu cầu khá cao, tuy nhiên sự minh bạch khi marketing bất cứ sản
phẩm nào luôn được coi trọng hơn việc cố gắng chứng tỏ rằng đó là sản phẩm hoàn hảo. Bởi vậy
các thương hiệu cần dũng cảm khi truyền thông sản phẩm và dịch vụ của mình. Hãy chỉ ra ưu
điểm hoặc khuyết điểm của sản phẩm, đồng thời cũng đừng ngần ngại nói với khách hàng rằng
đó mới chỉ đang là bản thử nghiệm, là bản beta được đưa ra thí điểm và còn rất nhiều lỗi.
Ví dụ điển hình: Trên website chính thức của mình, công ty sản xuất trang phục thể thao ngoài
trời Patagonia cho phép khách hàng kiểm tra tác động của các sản phẩm Patagonia đối với môi
trường. Khi chương trình mang tên Footprint Chronicles này được khởi động vào năm khủng
hoảng kinh tế 2008, doanh thu của Patagonia đã đạt mức 315 triệu đô, vượt lên hẳn ngưỡng 270
triệu đô của năm 2007.

Bài học 2: Chú ý đến từng chi tiết


Tiếp cận: Thông qua mọi kênh truyền thông, từ quảng cáo hay chỉ là một dòng chữ nhỏ trên sản
phẩm, doanh nghiệp nên cung cấp những thông tin cụ thể về sản phẩm và yếu tố thân thiện với
môi trường của sản phẩm đó cho người tiêu dùng. Đừng khoa trương với những cụm từ như
“Cứu trái đất” hay “Tốt cho hành tinh chúng ta” cũng như lạm dụng từ “xanh” và “sinh thái”.
Nếu bạn làm được một việc nhỏ, hãy nói về việc nhỏ đó và hãy đưa ra con số chính xác để
thuyết phục người tiêu dùng. Cái khó ở đây là tìm ra điểm mấu chốt để những con số chính xác
đó có ý nghĩa chứ không chỉ là con số bình thường.
Ví dụ điển hình: Chai PlantBottle™ của Coca-Cola được mô tả với con số ““30% làm từ cây,
100% tái chế”. Với số 30%, hẳn Coca-Cola vừa muốn tránh những rủi ro về greenwash, đồng
thời cẩn thận không muốn khiến khách hàng hiểu lầm, hiểu lệch về giá trị xanh những chai nhựa
vốn hay bị phế phán về tác động tiêu cực tới môi trường.

Bài học 3: Thay vì nói về mình, hãy thể hiện để mọi người nhìn thấy mình rõ hơn
Tiếp cận: Thông qua các diễn đàn để người tiêu dùng thử nghiệm và bàn luận về sản phẩm của
bạn. Khi đó họ có thể tự nhìn thấy những lợi ích tuyệt vời mà thương hiệu của bạn mang tới.
Những hành động tích cực của doanh nghiệp và những tính năng xanh của sản phẩm sẽ tự thể
hiện mà không cần tới quá nhiều lời do doanh nghiệp tự nói về mình.
Ví dụ điển hình: Thay vì đổ tiền vào quảng cáo, công ty hóa chất DuPont cung cấp các nguyên
vật liệu xây dựng bền vững và nhân công cho thành phố Greensburg bang Kansas trong quá trình
tái xây dựng sau trận bão lịch sử. Cùng với việc biến Greensburg thành một thành phố xanh, dự
án của DuPont còn được ghi danh trong bộ phim tài liệu Hành tinh xanh của Kênh Discovery –
một cơ hội để tiếng tăm của DuPont được vang ra khắp thế giới.
Pasted from <http://www.doanhnghiepxanh.net/news/43-green-marketing-and-ecolabeling-/456-
ogilvyearth-cam-nang-marketing-xanh-phan-3>

Bước 3: Khởi động chương trình


GreenBiz.vn – Giai đoạn khởi động và ra mắt một chiến dịch mới là cơ hội để thương hiệu của
bạn được đối thoại với thế giới. Tất cả những gì được coi là hành vi của một thương hiệu – từ
cách xuất hiện, thái độ, sự cởi mở, khả năng lắng nghe và ứng đối – đều ảnh hưởng đến nhận
định của công chúng về thương hiệu đó. Và bởi vì không có gì giống greenwash hơn cảm giác
một chiến dịch xanh hời hợt và làm cho đúng nghĩa vụ, tránh greenwash đồng nghĩa với việc
doanh nghiệp phải cam kết lâu dài cho những gì mình đang hướng tới. Bởi vậy điều quan trọng
nhất không nằm ở việc thương hiệu khởi động như thế nào mà là thương hiệu làm được những gì
sau thời kỳ khởi động đó.
Bài học 1: Sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống
Tiếp cận: Những lời phê bình chưa hẳn đã là kẻ thù trong kinh doanh. Cần sẵn sàng phản ứng
nhanh nhất khi có điều không hay xảy ra, đồng thời hợp tác với chính những người đã lên tiếng
phê bình mình để tìm ra giải pháp trước khi có những nguy hại sâu sắc hơn đến hình ảnh thương
hiệu. Cần phải nhìn nhận chính những nhà phê bình, những người có ảnh hưởng lớn tới công
chúng và chính khách hàng như những đồng minh có thể giúp đỡ doanh nghiệp khi khủng hoảng
xảy ra. Hãy bắt đầu từ nội bộ, từ chính nhân viên của bạn – bạn cần làm gì để họ hiểu và cảm
nhận khi có những tình huống xấu diễn ra. Nếu có bài học tương tự cho tương lai, hãy chia sẻ để
mọi nhân viên đều biết cần phải làm gì, làm như thế nào và vì sao phải làm như thế. Điều quan
trọng khi khủng hoảng xảy ra là giữ một tinh thần hợp tác, cởi mở, không đối phó tình huống mà
xử lý một cách thông minh, trong khoảng thời gian hợp lý.
Ví dụ điển hình: Sau thành công với chiến dịch xanh Earthkeepers, Timberland nhận được
nhiều lời cáo buộc greenwash từ phía Greenpeace. Thay vì phớt lờ, Timberland ngay lập tức liên
hệ với Greenpeace để đề nghị sự giúp đỡ từ phía Greenpeace trong việc xây dựng một chính
sách nhập khẩu nguyên vật liệu mới. Sau phản ứng nhanh chóng đó, kẻ đối nghịch đã trở thành
bạn và Timberland trở thành hình ảnh đẹp trong kinh doanh bền vững.
Bài học 2: Cam kết lâu dài
Tiếp cận: Đây là điều cuối cùng, cũng đồng thời là điều được nhắc đi nhắc lại và chạy xuyên
suốt cuốn cẩm nang nhỏ này. Trong kinh doanh bền vững, nếu không có sự cam kết lâu dài, mọi
nỗ lực tại thời điểm đó sẽ chỉ là nhất thời, là cơ hội, là cái cớ để buộc tội greenwash. Bởi vậy
doanh nghiệp cần xử lý mọi việc một cách có trách nhiệm, phải biết mình làm gì và cảm thấy
hạnh phúc vì làm được điều đó.
Ví dụ điển hình: Nike với những chiến dịch kết hợp yếu tố bền vững vào những ý tưởng, sáng
kiến mới đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của tập đoàn này.
Từ 2 thập niên qua, Nike đã đi từng bước vào thế giới bền vững với những cam kết xuyên suốt
chuỗi giá trị, từ hoạt động kinh doanh, thiết kế sản phẩm tới hoạt động marketing, quảng bá.
Quan trọng hơn, giá trị đó được chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng công ty và những bên có liên
quan. Bên cạnh đó, Nike còn tích cực hoạt động phát triển và nhân rộng ý tưởng về kinh doanh
bền vững trong nội bộ cũng như ngoài cộng đồng, từ mặt chính sách cho tới các hoạt động CSR,
và lên kế hoạch cho thời điểm hiện tại gần cũng như cho một tương lai xa hơn.
Lời kết:
Hãy khởi hành trên cuộc hành trình đi đến sự phát triển bền vững với đôi mắt mở to và
niềm vui tiến lên phía trước. Tạm biệt greenwash. Chào mừng bạn đến với marketing
trong Kỷ nguyên của sự bền vững. Đặt nền tảng cho những ý tưởng mới chẳng đơn giản và
dễ dàng chút nào. Tuy nhiên hãy nhớ rằng bạn không hề lẻ loi trên con đường ấy.

Pasted from <http://www.doanhnghiepxanh.net/news/43-green-marketing-and-ecolabeling-/469-


ogilvyearth-cam-nang-marketing-xanh-phan-4>

MARKETING XANH Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG


I. GIỚI THIỆU
Vấn đề về môi trường đang được xã hội ngày càng quan tâm, các doanh nghiệp đang cố gắng
thay đổi hành vi của mình phù hợp với định hướng của toàn xã hội. Một vài tổ chức tỏ ra nhanh
nhạy trong việc thay đổi bằng hệ thống quản trị môi trường và hạn chế thấp nhất lượng chất thải
và tích hợp những vấn đề liên quan đến môi trường với tất cả hoạt động của tổ chức.
Một lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm của đa số chuyên gia là Marketing. Những thuật ngữ
như “Marketing xanh” hay “Marketing môi trường” xuất hiện khá đều đặn trong thời gian gần
đây. Rất nhiều chính phủ quan tâm đến hoạt động Marketing xanh (Polonsky 1994). Chẳng hạn
như ở Mĩ, thành lập cả một Liên Bang thương mại để phát triển những vấn đề về vấn đề
Marketing môi trường (FTC – Federal Trade Commission and National Asociation of Attorneys
– General). Một trong những vấn đề lớn nhất là có quá ít tác giả nghiên cứu vấn đề này một cách
nghiêm túc về Marketing xanh hay Marketing môi trường.
1. Marketing xanh là gì?
Hầu như tất cả doanh nghiệp đều quan niệm rằng Marketing xanh chỉ dừng lại ở hoạt động
truyền thông hay quảng cáo về những sản phẩm với một vài đặc điểm liên quan đến môi trường.
Một vài thuật ngữ như Tái chế, tái sử dụng, thân thiện với môi trường, thân thiện với Ozone là
một vài điều mà hầu như người tiêu dùng liên tưởng khi nói đến Marketing xanh. Trong thực tế,
Marketing xanh không chỉ dừng lại ở đó, nó có thể được ứng dụng cho hàng hóa tiêu dùng, hàng
hóa công nghiệp hay dịch vụ. chẳng hạn như trên thế giới có rất nhiều resorts bắt đầu với hình
thức kinh doanh “du lịch sinh thái”, hay các công ty thời trang có thể tổ chức các show diễn, với
những bộ sưu tập được làm từ các sản phẩm đã qua sử dụng, đó cũng là một trong số rất nhiều ví
dụ minh họa về Marketing xanh (May 1991, Ingram and Durst 1989, Troumbis 1991).
Vì vậy, Marketing xanh liên quan đến rất nhiều hoạt động của doanh nghiêp như thiết kế sản
phẩm, thay đổi dây chuyển sản xuất, đóng gói cũng như truyền thông, đây không phải là một
nhiệm vụ đơn giản, chính vì vậy, có nhiều sự khác nhau trong việc sử dụng thuậnt ngữ, có một
vài tác giả ngoài Marketing xanh còn có thể dùng marketing môi trường hay Marketing sinh thái.
Theo Henion and Kinnear của hiệp hội Marketing Mĩ (AMA) thì Marketing xanh tất cả những
hoạt động trao đổi nhằm thõa mãn nhu cầu và mong muốn của con người và làm giảm thiểu
những tác động có hại đến môi trường tự nhiên.
2. Tại sao doanh nghiệp phải quan tâm đến Marketing xanh?
Dưới góc độ kinh tế học, thì kinh tế học là bộ môn nghiên cứu việc sử dụng những nguồn lực
hữu hạn để thõa mãn những nhu cầu vô hạn của con người ([McTaggart, Findlay and Parkin
1992, 24]. Các doanh nghiệp đang hoạt động trong một môi trường tự nhiên có hạn để thõa mãn
những nhu cầu vô hạn cho khách hàng của mình, do đó việc quan tâm đến Marketing xanh là
điều tất yếu trong tương lai gần, cụ thể
 Marketing xanh đem lại những cơ hội cho doanh nghiệp

Ngày nay, ngày càng có nhiều khách hàng, cá nhân và tổ chức quan tâm hơn đến Marketing xanh
và ý thức về môi trường tự nhiên. Năm 1992, một nghiên cứu ở 16 quốc gia cho thấy hơn 50%
người tiêu dùng trong mỗi quốc gia quan tâm đến vấn đề môi trường (Ottman 1993). Năm 1994,
một nghiên cứu ở Úc cho thấy 84,4% các cá nhân tin rằng họ nên có trách nhiệm với môi trường
tự nhiên. Một nghiên cứu chỉ ra rằng 80% khách hàng cam kết sẽ thay đổi các thói quen tiêu
dùng có ảnh hưởng xấu đến môi trường [EPA-NSW 1994]. Đưa ra những số liệu này, tác giả
muốn chứng minh có một thực tế rằng nếu doanh nghiệp có những hoạt động Marketing quan
tâm đến môi trường sẽ có được những lợi thế cạnh tranh bền vững hơn những công ty không
quan tâm đến môi trường.
Mc Donald đã thay thế những bao bì sản phẩm bằng nylon bằng những mẫu bao bì bằng nguyên
liệu có thể phân hủy trong môi trường nhằm gia tăng ý thức bảo vệ môi trường cho khách hàng.
Xerox giới thiệu dòng máy photocopy sử dụng giấy tái chế để giúp khách hàng giảm thiểu những
tác hại đến môi trường tự nhiên.
Ngoài ra, rất nhiều công ty bắt đầu nhận thức họ là thành viên của một cộng đồng rộng lớn vì
vậy cần phải có trách nhiệm với môi trường, điều này đồng nghĩa với công ty nhận thức rằng
việc đạt được những mục tiêu về môi trường cũng quan trọng như việc tối đa hóa lợi nhuận và
những vấn đề về môi trường đang ngày càng tích hợp với văn hóa của tổ chức.
 Áp lực từ chính phủ:

Đối với những hoạt động liên quan đến Marketing, chính phủ muốn bảo vệ người tiêu dùng và xã
hội, và marketing xanh là một trong những công cụ như vậy. Việc bảo vệ này có thể được thực
hiện theo một vài cách sau:
(1) Giảm thiểu những sản phẩm có hại đến người tiêu dùng

(2) Điều chỉnh hành vi người tiêu dùng liên quan đến những sản phẩm có hại

(3) Gia tăng nhận thức để đảm bảo rằng tất cả người tiêu dùng đều có khả năng tự bảo vệ
mình trước những sản phẩm có hại
Chính phủ ban hành các qui định để kiểm soát lượng chất thải ra môi trường, thông qua đó
điều chỉnh hành vi của tổ chức. Trong một vài trường hợp, chính phủ cố gắng điều chỉnh
hành vi của khách hàng cuối cùng trở nên có trách nhiệm hơn. Chẳng hạn một vài chính phủ
thành lập các câu lạc bộ tái chế sản phẩm mà đối tượng tham gia chủ yếu là người tiêu dùng
tự nguyện.
 Marketing xanh giúp doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động

Các doanh nghiệp có thể sử dụng Marketing xanh như một nỗ lực liên quan đến chi phí hay
lợi nhuận. Việc thải những chất độc hại ra môi trường có thể làm giảm chi phí hoạt động cho
doanh nghiệp. Có một vài doanh nghiệp cho rằng, việc gia tăng các nỗ lực Marketing xanh
có thể làm tăng chi phí, nhưng thật ra việc tìm kiếm các giải pháp tái sử dụng những sản
phẩm đã qua sử dụng, điều này không những phát triển hệ thống sản xuất hiệu quả mà còn
giảm nguồn nguyên liệu thô. Điều này tạo ra một tác động gấp đôi, khi giúp doanh nghiệp
tiết kiệm chi phí trong việc tái chế và giảm thiểu nguồn nhu cầu về nguyên liệu thô.
Trong một vài trường hợp, có doanh nghiệp còn tìm kiếm giải pháp Marketing xanh cho cả
một hệ thống sản xuất thay vì chỉ dừng lại ở việc tối thiểu hóa lượng chất thải ra môi trường.
trong những tình huống này, doanh nghiệp cố gắng tìm kiếm nguyên liệu là những chất đã
qua sử dụng.
II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING XANH Ở VIỆT NAM
Tháng 9. 2006 tạp chí Thành Đạt đã tổ chức một nghiên cứu lấy ý kiến của người dân về ý
thức bảo vệ môi trường, kết quả như sau:
Hỏi: Anh (chị) đã quan tâm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống như thế nào?
Kết quả nghiên cứu sơ bộ này cũng cho thấy, người dân Việt Nam bắt đầu quan tâm hơn đến
các vấn đề của môi trường, đặc biệt khi “Hội nghị về biến đổi khí hậu ở Copenhaghen –
COP 15, Đan Mạch” thu hút rất nhiều sự chú ý của công chúng toàn thế giới.
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu ứng dụng Marketing xanh
trong các hoạt động Marketing của mình. Nokia là một ví dụ điển hình, công ty này luôn
xứng đáng là người tiên phong trong tất cả các hoạt động của mình, từ những sản phẩm tích
hợp công nghệ lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường khiến mọi khách hàng phải chú ý, đến
những chương trình truyền thông tương tác trên Internet khá hiệu quả, thu hút sự tham gia
bầu chọn của rất nhiều khách hàng trẻ tuổi, đến gần đây nhất là hoạt động thu gom những
điện thoại cũ để tái chế nhằm mục đích tạo ra một môi trường sống trong lành cho khách
hàng của mình. Lợi ích mà Nokia dành cho khách hàng của mình không chỉ dừng lại ở những
sản phẩm đẳng cấp, mà còn thể hiện qua hành động có trách nhiệm với cộng đồng.
Tuy chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam không lâu, nhưng việc ứng dụng Marketing xanh của các
doanh nghiệp đang ngày càng nâng cao ý thức của mọi người về việc bảo vệ môi trường,
tránh sự trả đũa của thiên nhiên khi tình trạng mất cân bằng sinh thái xảy ra.
Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều công ty như Vedan, làm ngơ với những thiệt hại mà người
dân sống dọc dòng Thị Vải gánh chịu, so với số tiền mà Vedan sẽ đền bù sẽ rất nhỏ với
những lòng tin thương hiệu sụp đổ của người tiêu dùng. Đây có lẽ là bài học cho tất cả công
ty khác ở Việt Nam.

You might also like