You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA SINH - KTNN

BÀI TRÌNH THU HOẠCH


MÔN : ĐẤU TRANH SINH H ỌC

Giảng viên :
Sinh viên : Bùi Quang Linh
Lớp : K34B SP Sinh
Khoa : Sinh - KTNN

Hà Nội - Tháng 11/2010

Đề Bài

1
Vai trò, ý nghĩa,tầm quan trọng của đấu tranh sinh học.Những triển vọng,
thuận lợi và khó khăn của việc áp dụng đấu tranh sinh học ở Việt Nam.Giải
pháp để phát triển áp dụng đấu tranh sinh học ở Việt Nam.Cho biết những
sinh vật là thiên địch mà em đã biết, đã gặp.

Bài Làm

Bước sang thế kỉ XXI loài người càng nhận thức rõ ràng hơn với
những thách thức an ninh lương thực, ô nhiễm và sự nóng lên của trái đất,
sự giảm sút đa dạng sinh học và an toàn lương thực thực phẩm.Trong sản
xuất nông nghiệp cần áp dụng tốt hơn những tiến bộ về công nghệ sinh học
và sinh thái tổ hợp…
Chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, đòi
hỏi các sản phẩm nông nghiệp và môi trường an toàn. Điều này chỉ có thể
đạt được khi mối cân bằng sinh học trong tự nhiên được duy trì ổn định.
Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay với hàng loạt các yếu tố thường
xuyên thay đổi trong quá trình canh tác từ khi gieo trồng đến khi thu
hoạch, việc tăng gia đầu vào (giống, phân hóa học, thuốc trừ hại dịch,…) đã
và đang làm giảm sự đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh học.Hệ
quả là nhiều loài thiên địch giảm số lượng nghiêm trọng, không thể khống
chế được dịch hại và do đó dịch hại bùng phát số lượng quá mức, gây thiệt
hại ngày một nhiều đối với cây trồng. Để giữ vững năng suất , người ta lại
phải sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, chủ yếu là các loại thuốc hóa
học và cứ như vậy vòng luẩn quẩn tăng sản lượng, tăng đầu vào, nguy cơ
sản phẩm không an toàn và ô nhiễm môi trường lại tiếp tục diễn ra.
Vì vậy hiện nay chúng ta đang chú trọng áp dụng các biện pháp đấu
tranh sinh học.
I. Khái niệm và lịch sử phát tiển của “đấu tranh sinh học”( ĐTSH)
1. Khái niệm
Khái niệm về “đấu tranh sinh học ” được xây dựng và bổ sung trong
một thời gian dài, đi từ đơn giản đến phức tạp và trở nên hoàn thiện.

2
Trước đây người ta đã biết sử dụng côn trùng để tiêu diệt sâu hại.
Năm 1958 có tác giả đã định nghĩa nghĩa rộng của ĐTSH bao gồm sử
dụng kháng sinh trong y tế và chăn nuôi và sử dụng những sinh vật sống
để trừ sinh vật gây hại , cỏ dại, côn trùng gây bệnh hại cây trồng.
Năm 1971, tổ chức đấu tranh sinh học thế giới đưa ra định nghĩa:
ĐTSH là việc sử dụng những sinh vật sống hay các sản phẩm hoạt động
sống của chúng nhằm ngăn ngừa hay giảm bớt các tác hại do các sinh
vật gây hại.
Ví dụ: Một số loài côn trùng tiết ra các hoocmon dẫn dụ con cai đến.
Ở Việt Nam ĐTSH là biện pháp sử dụng sinh vật hay các sản phẩm
của chúng nhắm ngăn chặn hay giảm bớt tác động do dịch hại gây ra.
Qua quá trình xây dựng định nghĩa về đấu tranh sinh học ta có thể
định nghĩa ĐTSH như sau: ĐTSH là sự vận dụng mối quan hệ đối kháng
như bắt mồi ăn thịt, kí sinh, kháng sinh giữa các nhóm sinh vật nhằm
giảm thiểu thiệt hại do các nhóm sinh vật gây ra cho con người, cho vật
nuôi cây trồng hoặc côn trùng trong tự nhiên.
Ví dụ: Mèo ăn chuột, chim ăn sâu,…
2. Ý nghĩa
2.1. Ưu điểm
- An toàn cho con người, cho vật nuôi, cho môi trường và cho nhiều
sinh vật có ích khác.
- Có hiệu quả kinh tế lớn hơn so với các biện pháp khác. Đạt được lợi
ích lâu dài.(các biệnn pháp vật lý hay hóa học có hiệu quảv nhanh hơn
biện pháp đấu tranh sinh học nhưng phải tốn công bài trừ hậu quả)
- Những sinh vật có ích, sinh vật thiên địch có vai trò kiểm soát,
khống chế những sinh vật gây hại. Những sinh vật gây hại có thể gọi là
“địch hại” hay “dịch hại”.
- ĐTSH có vai trò khống chế, kìm hãm những sinh vật gây hại trong
quần xã.

3
- Sử dụng ĐTSH có hiệu quả mà lại không ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm nông nghiệp, hạn chế những tác dụng phụ đối với con người
và vật nuôi
2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì việc sử dụng biện pháp đấu tranh sinh
học cũng có một số mặt hạn chế.
- Hiệu quả chậm, thâm chí rất chậm tùy theo từng trường hợp.
- Thường không đạt được mức gây hại dưới ngưỡng kinh tế.
- Sinh vật thiên địch thường nhạy cảm với nhất nhiều yếu tố ngoại
cảnh nên rất dễ bị tổn thương.
VD: Nhạy cảm với hóa chất bảo vệ thực vật ,…
- ĐTSH đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ chuyên môn cao, kể
cả rong sản xuất và ứng dụng.
Tóm lại, biện pháp ĐTSH có những ưu điểm quan trọng phù hợp với
tương lai nhưng không được sử dụng hoàn toàn mà cần phối hợp một cách
hợp lý với nhiều biện pháp khác.
Ngày nay phải sử dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp
TPM.Trong đó vẫn lấy ĐTSH làm trung tâm.
VD: Để phòng trừ dịch hại phải sử dụng biện pháp canh tác hợp lý .
3. Lịch sử phát triển của Đấu tranh sinh học
Đấu tranh sinh học có một lịch sử phát triển lâu dài. Đấu tranh sinh
học hay còn gọi là Biện pháp sinh học được hình thành và phát triển trên cơ
sở những quan sát ban đầu và thực nghiệm của các nhà nghiên cứu tự
nhiên thời xa xưa. Con đường phát triển của đấu tranh sinh học có nhiều
bước qua nhiều thế kỷ có nhiều bước thăng trầm.
ĐTSH xuất hiện và được nghiên cứu từ trước thế kỷ 18 và phát triển
đến ngày nay, và được áp dụng khá phổ biến
.
3.1 Những nghiên cứu và áp dụng biện pháp ĐTSH ở Việt Nam.

4
Mặc dù biện pháp đấu tranh sinh học trên thế giới đã thành công hơn
100 năm, nhưng đây là một lĩnh vực khoa học tương đối mới ở nước ta.
Theo những gì ghi chép lại, nông dân nước ta cũng biết sử dụng kiến
vàng để diệt trừ sâu hại trong vườn cam quýt từ rất lâu.Nhưng nghiên
cứu phát triển ĐTSH thì mới chỉ được bắt đầu từ những năm đầu thập
niên 1970. Những nghiên cứu về thành phần sâu bệnh trên sâu hại lúa
của P.B.Quyền và nnk(1972-1973), của viện bảo vệ thực vật và việc đánh
giá hiệu lực của các chế phẩm sinh học từ vi khuẩn Bt để trừ sâu tơ tại
viện bảo vệ thực vật (1971-1974) có thể coi là những công trình đầu tiên
về nghiên cứu ĐTSH phòng chống dịch hại ở nước ta (P.V.Lầm,2003)
Từ 1973, việc nghiên cứu sử dụng ong mắt đỏ Trichogramma spp,
để trừ một số sâu hại được bắt đầu tại Viện bảo vệ thực vật. Sau đó công
việc nghiên cứu này cũng được một số cơ quan khác tến hành như
Phòng sinh thái côn trùng(viện sinh thái và tài nguyên động vật), Bộ
môn động vật không xương sống. Đến nửa sau thập niên 1970, việc
nghiên cứu sử dụng ong mắt đỏ Trichogramma spp. để trừ sâu hại được
chi cục BVTV Vĩnh Phúc , Thái Bình hưởng ứng triển khai.
Nghiên cứu nấm Beauveria bassiana để trừ sâu róm thông
Dendrolimus punctatúu được bắt đầu từ giữa thập niên 1970 ở trường
Đại học Lâm nghiệp.
Từ cuối thập niên 1980 đến nay, việc nghiên cứu biện pháp đấu tranh
sinh học được tiến hành ở nhiều cơ quan như Viện bảo vệ thực vật, Viện
sinh thái và tài nguyên sinh vật, Khoa sinh (Đại học khoa học tự nhiên
Hà Nội), Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Viện nghiên cứu và phát triển
cây bông, …Tác nhân sinh học được nghiên cứu cũng đa dạng, gồm ong
mắt đỏ Trichogramma spp, vi khuẩn,virus côn trùng, nấm côn trùng,
nấm đối kháng, tuyến trùng hại côn trùng,…

* Kết quả nghiên cứu

5
Trong khoảng 1/3 thế kỉ qua, chúng ta đã tiến hành nghiên cứu nhiều
vấn đề về đấu tranh sinh học.Các nghiên cứu này tập trung chủ yếu ở
hai hướng sau:
- Bảo vệ duy trì và phát triển quần thể thiên địch có sẵn trong tự
nhiên.
- Bổ sung thiên địch vào sinh quần cây trồng nông lâm nghiệp.
II. Áp dụng đấu tranh sinh học ở Việt Nam
Sau khi điều tra thành phần thiên địch của dịch hại ở Việt Nam,
chúng ta đã có được bảng số lượng loài thiên địch đã phát hiện đươcj
trên đồng lúa:

Tên bộ Số lượng họ Số lượng giống Số lượng loài Tỉ lệ % số


thiên địch lượng thiên
địch
Bộ cuồn chuồn 2 4 4 0,9
Odonata
Bộ bọ ngựa 1 1 1 0,2
Mantodea
Bộ cánh thẳng 2 4 10 2,2
Orthoptera
Bộ cánh da 2 2 2 0,4
Dermaptera
Bộ cánh nửa 10 39 72 15,6
Hemiptera
Bộ cánh cứng 5 57 113 24,5
Coleoptera
Bộ cánh cuốn 1 1 1 0,2
Strepsiptera
Bộ cánh màng 18 92 173 37,6
Hymenoptera
Bộ hai cánh 6 15 16 3,5
Diptera
Bộ nhện lớn 12 38 59 12,8

6
Araneida
Bộ nấm 1 1 1 0,2
Etomophthorales
Bộ nấm cành 1 3 4 0,9
Moniliales
Virus côn trùng 1 1 3 0,6
Virus
Tuyến trùng 1 1 2 0,4
Nematoda
Tổng số 63 259 461 100

* Việt Nam đã nghiên cứu bổ sung thiên địch vào sinh quần cây
trồng lâm nghiệp
- Nhập nội , thuần hóa thiên địch để trừ dịch hại ngoại lai.
Năm 1996, được sự tài trợ của FAO, chi cục BVTV tỉnh Lâm Đồng đã
nhập nội từ Malaysia ong ký sinh Diadegma semicláuum để trừ sâu tơ ở
Đà Lạt. Sau 3 năm, nhân và thả ở một số địa điểm ở Đà Lạt, ong ký sinh
đã tồn tại, thiết lập được quần thể ở ruộng thả ong và phát tán ra những
ruộng xung quanh. Tỷ lệ ký sinh của ong ký sinh trên sâu tơ đạt 2,6-
69,4% tùy thuộc vào điều kiện cụ thể ở nơi thả ong. Ở nơi không thả
ong, tỷ lệ ký sinh của ong đạt 24,3%.
Năm 1995-1997, trong chương trình hợp tác quốc tế với tổ chức
CSIRO(Australia) do ACIAR tài trợ, viện BVTV đã nhập nội 3 tác nhân
sinh học để trừ cây trinh nữ thân gỗ (Mimosa pigra) và 3 tác nhân sinh
học để trừ cây bèo tây(Eichhornia crassipes). Các tác nhân đã nhập nội
là sâu đục thân trinh nữ (Carmenta mimosae), mọt đục hạt trinh
nữ(Acanthoscelides puniceus, Acanthoscelides quadridentatus), bọ vòi
voi đục củ bèo tây(Neochetia bruchi) và sâu đục cọng bèo tây(Sameodes
albiguttalis).
Kết quả thử nghiệm kiểm tra tính chuyên hóa thức ăn của các tác
nhân sinh học đã nhập nội cho thấy tất cả chúng đều có tính chuyên hóa
thức ăn rất cao. Viện BVTV đã đề xuất xin phép các cơ quan quản lý

7
cho thả sâu đục thân trinh nữ để trừ cây trinh trinh nữ thân gỗ và bọ vòi
voi đục củ bèo tây để trừ bèo tây . Hai tác nhân này thả ra đã tồn tại và
tạo lập quần thể ở nơi thả chúng.
* Di chuyển thiên địch trong vùng khu phân bố của loài
Kiến vàng là thiên địch tương đối phổ biến trong các vườn cây ăn quả
có múi ở nước ta. Tuy vậy, ở một số vườn cây ăn quả có múi thiếu vắng
loài này. Nông dân đã áp dụng mọi biện pháp để di chuyển kiến vàng từ
vườn có đến những vườn không có nó.
* Nhân thả thiên địch để trừ dịch hại.
- Nhân thả các ký sinh sâu hại
Ở nước ta mới nghiên cứu thả ong mắt đỏ để trừ trứng sâu hại. Đến
nay đã xây dựng được quy trình nhân nuôi lượng lớn ong mắt đỏ ở trong
nhà bằng trứng ngài gạo corcyra cephalonica. Các loài ong mắt đỏ được
nhân nuôi để thả trừ sâu hại.
Đã nghiên cứu dùng ong mắt đỏ để trừ một số sâu hại như sâu cuốn
lá nhỏ, sâu đục thân lúa bướm hai chấm, sâu đo xanh, sâu xanh, sâu đục
thân ngô, sâu đục thân mía, sâu tơ.
Kết quả cho thấy trứng sâu hại ở nơi thả ong mắt đỏ bị ký sinh đạt tỷ
lệ 35-94% tùy thuộc vào loài sâu hại và điều kiện thả ong mắt đỏ.
* Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học từ vi khuẩn Bacillus
thuringiensis (Bt) để trừ sâu hại.
Vi khuẩn Bt là loài vi khuẩn gây bệnh cho côn trùng quan trọng nhất.
Trên thế giới, Bt đã được nghiên cứu sử dụng rộng rãi nhất để trừ nhiều
loài sâu hại. Ở nước ta, việc nghiên cứu sử dụng Bt được tiến hành theo
hai hướng : nhập nội chế phẩm Bt của nước ngoài và nghiên cứu sản
xuất Bt ở trong nước.
* Nghiên cứu sử dụng nấm côn trùng để trừ sâu hại
Từ giữa thập niên 1970, trường đại học Lâm nghiệp bắt đầu nghiên
cứu nấm Beauveria bassiana để trừ sâu róm thông Dendrolimus punctatus,
nhưng chưa được chế phẩm nào vào trong sản xuất.

8
* Nghiên cứu sử dụng virus côn trùng để trừ sâu hại
Ở nước ta, các nghhiên cứu sử dụng virus côn trùng để trừ sâu hại
mới được bắt đầu những năm cuối thập niên 1980.Các nghiên cứu này cũng
chỉ tập trung vào nhóm NPV.Nghiên cứu sử dụng virus côn trùng trong
phòng chống sâu hại gồm 2 mảng công việc riêng biệt là: nghiên cứu nhân
nuôi hàng loạt sâu vật chủ bằng môi trường thức ăn và nghiên cứu phát
triển, sử dụng chế phẩm sinh học từ NPV.
Từ năm 1988, Viện BVTV bắt đầu nghiên cứu môi trường thức ăn
tổng hợp để nuôi sâu non các loài côn trùng cánh vảy, như sâu cắn gié, sâu
xanh, sâu khoang, sâu keo da láng, sâu đục thân ngô, sâu tơ và sâu xanh
bướm trắng.Viện BVTV đã chế được 10 môi trường thức ăn từ nguyên liệu
phế thải có sẵn ở trong nước để nuôi sâu xanh, sâu khoang và sâu keo da
láng. Các môi trường này được cục sở hữu công nghiệp nhà nước cấp bằng
sáng chế.
Đến nay chỉ có chế phẩm HaNPV được sử dụng nhiều hơn cả. Hàn
năm chế phẩm này được sử dụng trên diện tích vài trăm hecta bông ở phía
Nam. Sau đó là chế phẩm NPV sâu keo da láng được sử dụng trên hàng
trăm hecta hành tây, nho, đậu xanh ở Trung bộ.

* Nghiên cứu tuyến trùng côn trùng để trừ sâu hại


Có hàng ngàn loài côn trrùng là ký chủ của tuyến trùng. Một số loài
tuyến trùng côn trùng đã được nghiên cứu tạo nên chế phẩm sinh học để
phòng chống sâu hại.
* Nghiên cứu sinh vật đối kháng trừ vật gây bệnh cây
Có rất nhiều vi sinh vật đối kháng với vật gây bệnh cây. Nhóm vi sinh
vật đối kháng được nhiều nước nghiên cứu là nấm Trichoderma. Ở Việt

9
Nam, nhóm nấm này cũng được quan tâm nghiên cứu đầu tiên trong các vi
sinh vật đối kháng với vật gây bệnh cây. Công việc này được bắt đầu từ
năm 1987 tại Bộ môn Bệnh cây Viện Bảo vệ thực vật.
* Nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy để trừ chuột
Từ năm 1994, Viên BVTV bắt đầu nghiên cứu sản xuất bả chuột sinh
học từ vi khuẩn Salmonella enteridis chủng isachenko. Bả sinh học có
hiệu lực trừ chuột cao(80-100%) với liều lượng 1-2g bả/ 1 chuột. Chuột
chết ở ngày thứ 4 đến 10 sau khi ăn bả. Hiệu quả trừ chuột trên đồng
ruộng đạt 66,6-83,3%
* Nghiên cứu vi sinh vật trừ cỏ dại
Từ năm 1996, viện bảo vệ thực vật hợp tác với viện nghiên cứu nông
nghiệp bang New South Wales nghiên cứu nấm chuyên tính để trừ cỏ
lồng vực trên lúa….
• Cách áp dụng biện pháp đấu tranh sinh học:

.Khi sử dụng biện pháp sinh học:

. Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự
nhiên của dịch hại phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại:

- Bảo vệ thiên địch tránh khỏi độc hại do dùng thuốc hoá học bằng
cách sử dụng những loại thuốc chọn lọc, thuốc có phổ tác động hẹp, dùng
thuốc khi thật cần thiết và phải dựa vào ngưỡng kinh tế...

- Tạo nơi cư trú cho thiên địch sau vụ gieo trồng bằng cách trồng xen,
trồng cây họ đậu trên bờ ruộng, làm bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp...

- Áp dụng các kỹ thuật canh tác hợp lí tạo điều kiện cho thiên địch
phát triển, ưu tiên sử dụng các loại thuốc Bảo vệ thực vật sinh học;

Các loại thuốc sinh học chỉ có tác dụng trừ dịch hại, không độc hại
với các loại sinh vật có ích an toàn với sức khỏe con người và môi trường

10
+ Khi sử dụng biện pháp hoá học :

a) Sử dụng hợp lý thuốc hoá học BVTV

- Sử dụng thuốc theo ngưỡng kinh tế: Tiết kiệm được chi phí, giữ cân
bằng sinh học trên đồng ruộng, hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Sử dụng thuốc an toàn với thiên địch: Lựa chọn thuốc ít độc hại,
chọn thời gian và phương thức xử lý ít ảnh hưởng với thiên địch.

- Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng:

+ Đúng chủng loại:

Mỗi loại sâu hay bệnh đều có những loại thuốc thích hợp để phòng
trừ. Dùng không đúng thuốc sẽ không diệt được sâu bệnh mà còn gây lãng
phí và ảnh hưởng tới thiên địch và môi trường.

+ Đúng liều lượng và nồng độ:

Liều lượng: Là lượng thuốc quy định cho một đơn vị diện tích (ha,
sào hay công đất... mét khối kho tàng...)

Nồng độ sử dụng: Là độ pha loãng của thuốc dạng lỏng, dạng bột để
phun lên cây, lượng đất bột, cát để trộn với thuốc hạt rắc vào đất.

Dùng thuốc không đủ liều lượng và nồng độ hiệu quả sẽ kém, dịch hại
dễ nhờn thuốc. Sử dụng quá liều lượng và nồng độ (lạm dụng thuốc) vừa
lãng phí, vừa độc hại.

Phun rải thuốc không đúng cách hiệu quả sẽ kém, thậm chí không có
hiệu quả.

+ Đúng thời điểm (Đúng lúc):

11
Tác hại của dịch hại cây trồng chỉ có ý nghĩa khi mật độ quần thể đạt
tới số lượng nhất định, gọi là ngưỡng kinh tế. Do vậy, chỉ sử dụng thuốc đối
với sâu hại khi mật độ của chúng đạt tới ngưỡng kinh tế. Các biện pháp
“phun phòng” chỉ nên áp dụng trong những trường hợp đặc biệt. Phun
thuốc định kỳ theo lịch có sẵn hoặc phun theo kiểu cuốn chiếu là trái với
nguyên tắc của phòng trừ tổng hợp.

+ Đúng kỹ thuật (đúng cách):

Dùng thuốc phải căn cứ vào đặc điểm của sâu bệnh hại.

Ví dụ khi phun thuốc trừ rầy nâu phải rẽ hàng lúa để đưa vòi phun
vào phần dưới của khóm lúa, nơi rầy tập trung chích hút bẹ lá.

b) Sử dụng thuốc có chọn lọc

Trong quản lý dịch hại tổng hợp, người ta chủ trương ưu tiên dùng
các loại thuốc có phổ tác động hẹp hay còn gọi là thuốc có tác động chọn
lọc. Tuy nhiên, cho đến nay những nghiên cứu về tác động chọn lọc và độ
an toàn của thuốc đối với thiên địch còn rất ít.

III. Một số loài thiên địch

1. Kiến vàng

Tên khoa học: Oecophylla smaragdina

Họ: Formicinae

12
Bộ: Oecophylla

Kiến vàng có khả năng không chế sự bộc phát của bọ xít xanh, sâu xanh
hại cam quýt, hạn chế sự gây hại của sâu vẽ bùa và rầy mềm, giới hạn sự
bộc phát của rầy chổng cánh, qua đó gián tiếp hạn chế bệnh vàng lá
Greening trên cây cam quýt. Nếu có trên 50 con kiến vàng trong một cây
cam (4-5 năm tuổi) chúng sẽ có khả năng khống chế được mật số của rầy
mềm, rệp sáp và sâu vẽ bùa. Sự có mặt của kiến vàng còn có tác dụng ngăn
chặn sự xâm nhập của kiến hôi (Dolichodorus thoracicus), một loài kiến mà
theo bà con làm vườn thì nếu chúng có mặt nhiều trong vườn cam quýt sẽ
làm cho trái bị sượng và khô nước.

2. Con đuôi kìm

Tên Khoa học: Euborellia stali

Họ:Carcinophoridae
Bộ: Dermaptera

Đặc điểm của con đuôi kìm là có một đôi càng sau giống như hình cái
kẹp dùng để tự vệ. Bọ đuôi kìm có màu đen bóng, giữa cái đốt bụng có
khoang trắng và có điểm trắng đầu đỉnh râu.
Chúng thường sống trên ruộng khô và làm tổ dưới đất ở gốc cây lúa. Loài
bọ này chui vào các rãnh sâu đục thân đã đục để tìm sâu non. Đôi khi
chúng trèo lên lá để tìm mồi sâu cuốn lá.

3. Muồm muỗm

Tên Khoa học: Conocephalus longgipennis


Họ:Tethigoniidae
Bộ: Orthoptera

13
Muồm muỗm là một loại côn trùng to, mặt nghiêng, có râu rất dài,
thường dài gấp đôi thân do đó dễ phân biệt với các loài châu chấu thông
thường.

Muồm muỗm có màu xanh, con trưởng thành có màu xanh và vàng.
Chúng thường hoạt động mạnh về đêm và có nhiều ở ruộng.
Thiên địch của bọ xít, sâu đục thân, bọ rầy lá và bọ rầy thân.

4. Dế nhảy

Tên khoa học: Metioche vittaticollis Anaxiphalongipennis

Họ: Oxyopidae

Bộ: Araneae

Dế có đuôi nhọn xuất hiện ở môi trường đất ẩm và đất khô, khi bị đụng
đến sẽ nhảy từ cây này sang cây khác. Hầu hết các con trưởng thành bị mất
cánh sau khi ở ruộng lúa. Dế non sắp lớn tuổi có cánh cụt. Trưởng thành có
màu đen và dế non có màu nhạt sọc nâu. Dế nhảy ăn trứng của sâu đục
thân 5 vạch đầu đen, sâu cuốn lá, sâu cắn chẽn, ruồi đục lá, sâu non của bọ
rầy lá và bọ rầy thân.

5. Chuồn chuồn kim

Tên Khoa học: Agriocnemis pymaea Agriocnemis femina femina


Họ:Coenagrionidae
Bộ: Odonata

Đây là loại chuồn chuồn cánh hẹp, yếu hơn các loại chuồn chuồn cùng họ
với nó. Con trưởng thành màu xanh và đen, có bụng nhỏ dài. Con đực màu
sắc đẹp hơn con cái. Phần đuôi bụng của con đực màu vàng cam (màu xanh
lam). Con cái thân có màu xanh lục.
Chuồn chuồn kim là thiên địch của bọ rầy và sâu cuốn lá…
14
6. Bọ xít mù xanh

Tên Khoa học: Crytohinus lividipennis


Họ: Miridae
Bộ: Hemiptera
Bọ xít mù xanh là một loài thuộc nhóm ăn thực vật, thứ yếu mới là thiên
địch, thích ăn trứng và sâu non của các loài rầy.
Con trưởng thành màu xanh và đen, sâu non có thể xuất hiện nhiều trên
ruộng có bọ rầy phá hại, cả trên ruộng nước lẫn ruộng khô.
7. Bọ xít nước ăn thịt

Tên Khoa học: Microvelia donglasi atrolineata

Họ: Veliidae
Bộ: Hemiptera
Đó là loài bọ xít nhỏ có vạch trên lưng có nhiều trên ruộng nước. Con
trưởng thành vai rộng có thể có cánh hoặc không có cánh. Loại không có
cánh không có vạch đen và vạch trắng ở cổ và cánh trước. Thân hình nhỏ
và bàn chân trước chỉ có 1 đốt do đó có thể phân biệt được với các loài bọ
xít khác.
Thiên địch của bọ rầy.
8. Bọ xít nước
Tên Khoa học: Msovelia vittigera
Họ: Mesoveliidae
Bộ: Hemiptera
Là một loài bọ sống dưới nước, thường tìm thấy ở các vùng có nước. Bọ
trưởng thành màu xanh nhạt, to hơn bọ xít nước ăn thịt, nhưng số lượng ít
hơn. Trưởng thành có 2 dạng : có cánh và không có cánh.
Thiên địch của sâu đục thân, bọ rầy, tập trung ở bờ ruộng.

9. Bọ xít nước gọng vó


Tên Khoa học: Limnogonus fossarum
15
Họ: Gerridae
Bộ: Hemiptera
Bọ xít nước gọng vó là một loài bọ nhảy to, chân dài, dài nhất. Trưởng
thành màu đen, có 2 đôi chân sau rất dài. Đôi chân giữa có chức năng như
tay chèo và khi nằm yên thì để ra phía trước.
Khó phát hiện ở ngoài đồng ruộng vì loài bọ này di chuyển rất nhanh.

10. Nhóm ong ký sinh

- Ong xanh

Tên khoa học: Tetrastichus Schoenobii

Họ: Eulophidae

Bộ: Hymenoptera

Những ký sinh trứng sâu đục thân có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc
làm giảm mật độ sâu đục thân trên ruộng. Những ký sinh trứng sâu đục
thân lúa là những con ong rất nhỏ, bằng khoảng hạt cát, chúng dễ dàng
diệt trên 70% trứng sâu đục thân trên ruộng. Từng con ong cái lùng kiếm
trên từng cây lúa những ổ trứng sâu đục thân để đẻ những quả trứng
nhỏ xíu của ong vào trong đó. Những trứng sâu đục thân đã bị ký sinh sẽ
bị tiêu diệt bởi những con ong phát triển ở bên trong. Kể từ khi trứng ong
được đẻ vào bên trong trứng sâu đục thân cho tới khi ong đã phát triển
hoàn toàn và chui ra khỏi quả trứng của sâu đục thân, thời gian này khoảng
2 tuần.

- Ong kén nhỏ ký sinh sâu đục thân

Tên khoa học: Phanerotoma sp.

Họ: Braconidae

Bộ: Hymenoptera
16
Sâu non sâu đục thân bị ký sinh theo nhiều cách khác nhau. Đôi khi sâu
non đã bị lộ ra ngoài khi chuyển từ dảnh này sang dảnh khác. Một số loài
ký sinh có khả năng đẻ trứng vào bên trong cơ thể sâu non sâu đục thân
bằng cách thọc cái ống dài đựng trứng của nó (ống dẫn trứng) xuyên qua
dảnh lúa vào bên trong cơ thể sâu non.Trứng của ký sinh phát tiển bên
trong sâu đục thân và tùy theo loài ong, trứng sẽ nở ra ong ở giai đoạn sâu
non hoặc nhộng của sâu đục thân. Sự phát triển của ong bên trong cơ thể
sâu đục thân và sự nở ra ong trưởng thành cuối cùng sẽ diệt con sâu non
sâu đục thân.

- Ong đa phôi ký sinh sâu cuốn lá

Tên khoa học: Copidosomopsis nacoleiae

Họ: Encyrtidae

Bộ: Hymenoptera

Loài ong ký sinh trứng thú vị nhất khá phổ biến là loài ong đa phôi
Copidoso mopsis. Con ong này đẻ một trứng của nó vào quả trứng của sâu
cuốn lá. Nhưng một quả trứng ong có thật này đã phân chia mãi thành
nhiều trứng. Sau cùng từ một quả trứng ong đơn độc ở trong trứng sâu
cuốn lá đã phát triển thành trên 200 con ong. Những con ong này đồng
nhất về mặt di truyền. Những con ong trường thành nhỏ xíu này sẽ nở ra
từ một con sâu non đã phát triển của sâu cuốn lá. Có thể thấy nhộng của
những con ong nhỏ này đầy ở trên cơ thể sâu non tuổi lớn của sâu cuốn lá.

- Ong ký sinh trứng rầy

Tên khoa học: Gonatocerus spp.

Họ: Mymaridae

Bộ: Hymenoptera
17
Ong ký sinh trứng rầy là những con ong đen rất nhỏ, to bằng khoảng hạt
cát. Ong lùng kiếm trứng do rầy đẻ trên cây lúa. Khi đã tìm thầy trứng
rầy, ong đẻ trứng của nó vào bên trong trứng của rầy. Một số loài ong có
thể đẻ mỗi ngày 30 trứng. Trong mỗi trứng rầy có 11 con ong phát triển
trong đó. Thời gian để con ong phát triển thành con trưởng thành là hai
tuần. Sự phát triển của ong đã tiêu diệt trứng rầy. Khi mật độ quần thể rầy
lên cao. Một số lượng lớn trứng rầy trên ruộng có thể bị ký sinh. Trứng rầy
bị ký sinh thường có màu đen, đôi khi hơi đỏ, còn trứng rầy không bị ký
sinh có màu trắng và khi đã đẻ được vài ngày thì trên trứng đó có một đốm
đỏ.

- Ong đen ký sinh bọ xít

Tên khoa học: Telenomus cyrus

Họ: Scelionidae

Bộ: Hymenoptera

Những ký sinh trên trứng này là những con ong nhỏ màu đen,
lớn bằng cỡ một hạt cát. Con ong tìm thấy ổ trứng do bọ xít cái
nằm trên ổ trứng để bảo vệ trứng. Do bọ xít cái tiết ra mùi nặng
nên giúp cho ong tìm ra được trứng. Những trứng bọ xít bị ký sinh
thường xám màu hơn các trứng không bị ký sinh. Một số ổ trứng
bắt được có thể chỉ còn có vỏ trứng, do ấu trùng hoặc ký sinh đã
nở rộng. Có thể dễ dàng xác định một quả trứng đã nở ra ấu trùng
bọ xít hay đã nở ra ký sinh bằng cách quan sát hình dáng lổ thủng
trên đỉnh quả trứng. Nếu đỉnh quả trứng bị nứt ra theo một đường
vòng đều đặn thì trứng đó đã nở ra ấu trùng. Nếu vết nứt đỏ nham
nhở, có nghĩa là trứng này đã nở ra một ký sinh.

IV. Một số hình ảnh các loài thiên địch

18
19
20

You might also like