You are on page 1of 9

TÓM TẮT MỤC LỤC

CUỐN 1: GIÁO TRÌNH TTHCM


Chương mở đầu: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tthcm.
I. Đối tượng nghiên cứu
1. Khái niệm tư tưởng và TTHCM.
a. khái niệm tư tưởng.
b. khái niệm TTHCM.
2. Đối tượng và nhiệm vụ của môn học TTHCM
a. Đối tượng nghiên cứu.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu.
3. Mối quan hệ giữa môn học này với môn học những nguyên lý cơ bản của
CN Mác – Lê Nin và đường lối cách mạng của ĐCS VN.
II. Phương pháp nghiên cứu
1. Cơ sở pháp luận
a. bảo đảm thống nhất nguyên tắc tính đảng và tính khoa học.
b. quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn
c. Quan điểm lịch sử - cụ thể.
d. Quan điểm toàn diện và hệ thống
e. Quan điểm kế thừ và phát triển.
g. Kết hợp nghiên cứu và các tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách
mạng của HCM.
2. Các phương pháp cụ thể
III. Ý nghĩa của việc học tập môn học đối với sinh viên.
1. nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác
2. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị.
Chương 1: Cơ sở, quá trình hình thánh và phát triển tư tưỡng Hồ Chí Minh.
I. Cơ sở hình thành TTHCM.
1. Cơ sở khách quan
a. Bối cảnh LS hình thành TTHCM
b. Những tiền đề tư tưởng – lý luận.
2. Nhân tố chủ quan.
II. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM.
1. Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tưu tưởng yêu nước và chí hướng
cứu nước.
2. Thời kỳ năm 1911 – 1920: Tìm thấy con đường cứu nước, GPDT.
3. Thời kỳ từ năm 1921 – 1930: Hình thành cơ bản tư tường về CM Việt
Nam.
4. Thời kỳ từ 1930 – 1945: Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập
trường.
5. Thời kỳ 1945 – 1969: TTHCM tiếp tục phát triển, hoàn thiện.
III. Giá trị tư tư tương HCM
1. Tư tưởng HCM soi sáng con đường GPDT và phát triển dân tộc
2. TTHCM với sự phát triển thế giới
Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc.
I. TTHCM về vấn đề dân tộc.
1. Vấn đề dân tộc thuộc địa
2. Mối quan hệ giữa vấn đề và vấn đề giai cấp.
II. TTHCM về cách mạng giải phóng dân tộc.
1. Mục tiêu của cách mạng GPDT.
2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường
cách mạng vô sản
3. CM GPDT trong thời đại mới phải do ĐCS lãnh đạo.
4. Lực lượng của CM GPDT bao gồm toàn dân tộc
5. CM GPDT cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành
thắng lợi trước CMVS ở chính quốc.
6. CM GPDT phải được tiến hành bằng con đường CM bạo lực.
III. kết luận
1. Làm phong phú học thuyết Mac – Lenin về CM thuộc địa.
2. Soi đường thắng lợi cho CM GPDT ở Việt Nam.
Chương 3: TTHCM về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
I. TTHCM về CNXH ở Việt Nam.
1. Tính tất yếu của CNXH ở Việt Nam
2. Đặc điểm của CNXH ở Việt Nam.
3. Quan điểm HCM về mục tiêu, động lực của CNXH ở Việt Nam.
II. Con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
1. Con đường
2. Biện pháp.
III. Kết luận
Chương 4: TTHCM về Đảng cộng sản Việt Nam.
I. Quan niệm của HCM về vai trò và bản chất
1. Về sự ra đời của DCS VN.
2. Vai trò của DCS VN.
3. Bản chất của DCS VN.
4. Quan điểm về DCS VN cầm quyền.
II. TTHCM về xây dựng DCS Việt Nam trong sạch, vững mạnh.
1. Xây dựng Đảng – Quy luật tồn tại và phát triển của Đảng.
2. Nội dung công tác xây dựng DCSVN.
III. Kết luận.
Chương 5: TTHCM về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.
I. TTHCM về đại đoàn kết dân tộc.
1. Vai trò đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp CM.
2. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc.
3. Hình thức tổ chứ của khối đại đoàn kết dân tộc.
II. TTHCM về đoàn kết quốc tế.
1. Sự cần thiết xây dựng đoàn kết quốc tế.
2. Nội dung và hình thức đoàn kết quốc tế.
3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế.
III. Kết luận.
Chương 6: TTHCM về dân chủ và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
I. Quan điểm của HCM về dân chủ.
1. Quan điểm của HCM về dân chủ.
2. Dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
3. Thực hành dân chủ
II. Quan điểm của HCM về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
1. Xây dững nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.
2. Quan điểm của HCM về sự thống nhất giữa giai cấp công nhân với tình
nhân dân và tính dân tộc của nhà nước.
3. xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ.
4. Xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.
III. Kết luận
a. Nhà nước bảo đảm quyền làm chủ thật sự của nhân dân.
b. Kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước.
c. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của đảng đối với Nhà nước.
Chương 7: TTHCM về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới.
I. Những quan điểm cơ bản của HCM về Văn Hóa.
1. Khái niệm văn hóa theo tư tưởng HCM.
2. Quan điểm của HCM về các vấn đề chung của văn hóa
3. Quan điểm của HCM về một số lĩnh vực chính của văn hóa.
II. Tư tưởng HCM về đạo đức.
1. Nội dung cơ bản của đạo đức HCM về đạo đức
2. Sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
III. TTHCM về xây dựng con người mới.
1. Quan niệm HCM về con người.
2. Quan điểm của HCM về vai trò của con người và chiến lược “trồng
người”
III. Kết luận.
CUỐN 2: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ.
Bài 1: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của môn TTHCM. Khái niệm, nguồn gốc,
quá trình hình thành TTHCM
Bài 2: TTHCM về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc.
Bài 3: TTHCM về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở VN.
Bài 4: TTHCM về đại đoàn kết dân tộc với sức mạnh thời đại.
Bài 5: TTHCM về đảng cộng sản, về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Bài 6: TTHCM về đạo đức, nhân văn, văn hóa,…
Bài 7: Mấy vấn đề vận dụng và phát triển TTHCM trong công cuộc đổi mới hiện nay.

Bộ Chính trị vừa ra Chỉ thị số 06 - CT/TW về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn đân từ ngày 3/2/2007
đến hết nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng.

Chỉ thị này nhằm làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và
giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biển
mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng
trong toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng.

Nội dung chỉ thị nêu rõ: Trước yêu cầu tăng cường công tác tư tưởng trong tình hình mới, Hội
nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã quyết định triển khai chỉ đạo điểm
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong cán bộ, đảng
viên và nhân dân, đúc rút kinh nghiệm để tiến hành cuộc vận động lớn trong toàn Đảng về vấn
đề này sau Đại hội X của Đảng. Đây là một chủ trương lớn vừa mang tính cấp bách trong bối
cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mục đích của cuộc vận động là: Làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội
dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự
chuyển biển mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn
viên, thanh niên, học sinh... nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần
thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng.

Chỉ thị nêu rõ yêu cầu: Tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” sâu rộng, thiết thực, hiệu quả trong cả hệ thống chính trị và trong toàn xã hội,
không phô trương, hình thức. Việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn
liền với việc triển khai thực hiện thăng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng, với cuộc vận động
xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và đẩy mạnh cuộc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, với các phong trào thi đua yêu nước.

Nội dung cuộc vận động gồm: Tổ chức nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng đạo đức trong
các tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, “Di chúc” và tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, tập trung vào các phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
tư”, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ
nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

Theo Chỉ thị, phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” trong toàn Đảng, toàn dân, bắt đầu từ ngày 3/2/2007 và tổng kết vào ngày 3/2/2011, có
sơ kết hàng năm vào dịp sinh nhật Bác (19/5).

Tiếp tục đưa cuộc vận động thu được kết quả cao hơn, vững chắc hơn
Lao Động số 20 Ngày 25/01/2010 Cập nhật: 7:57 AM, 25/01/2010

(LĐ) - Phát biểu tại lễ biểu dương các điển hình tiên tiến toàn quốc của cuộc vận động tối 24.1,
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nhấn mạnh như vậy khi nói về nhiệm vụ tiếp theo của cuộc
vận động.

Dâng lên người 212 bông hoa đẹp

Báo cáo tóm tắt về các gương điển hình tiến tiến trong cuộc vận động, đồng chí Phùng Hữu
Phú - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương,
Thành viên thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương cuộc vận động đã nhấn mạnh: Tư tưởng và
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và
tinh hoa văn hoá của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta, là tấm
gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo.

Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" là một chủ trương lớn
của Đảng ta, vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Từ nhận thức và hành động, cuộc vận động đang dần trở thành một phong trào sâu rộng, lôi
cuốn mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành
nhiệm vụ chính trị của mỗi tập thể, cá nhân; mỗi địa phương, đơn vị. Lúc sinh thời, Bác Hồ
kính yêu của chúng ta thường nói: "Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc
ta là một rừng hoa đẹp".

Ngày hôm nay, chúng ta dâng lên Người 212 bông hoa đẹp, đại diện cho hơn 80 triệu đồng
bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài. Đó là những tấm gương tiêu biểu, đại diện
cho cả rừng hoa đẹp của toàn Đảng và toàn dân ta. Nếu xác định 20 năm là một thế hệ, thì
trong hội trường của Hội nghị Biểu dương ngày hôm nay của chúng ta có 5 thế hệ khác nhau, 5
thế hệ con cháu Bác Hồ, cùng học tập và làm theo tấm gương đạo đức ngời sáng của Người.

Tiếp tục nhân rộng những bông hoa đẹp

Phát biểu chỉ đạo tại lễ tuyên dương những tấm gương điển hình tiên tiến trong cuộc vận động,
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nhiệt liệt biểu dương những tập thể, cá nhân đạt thành tích.
Tổng Bí Thư nhấn mạnh: "Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh" mà chúng ta tiến hành trong 3 năm qua đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng
trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Thực tiễn 3 năm qua và qua những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, chúng ta thấy một cách
sinh động, sâu sắc mọi người Việt Nam ai cũng có thể học Bác, làm theo Bác, học và làm theo
Bác một cách tự giác, tự nhiên, ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi công việc; mỗi người học Bác,
làm theo tấm gương đạo đức của Bác là có ích cho chính mình, cho gia đình, cho con cháu
mình và cho xã hội, đất nước.

Tổng Bí thư cũng đề nghị trong những năm tới, Ban chỉ đạo Cuộc vận động của các tỉnh,
thành, các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi một cán bộ, đảng
viên và người dân hãy phát huy ưu điểm, thành tích đã đạt được, nhận rõ và khắc phục cho
được những yếu kém, khuyết điểm; đúc rút bài học thiết thực cho công tác chỉ đạo và thực
hiện; nhân rộng các mô hình, điển hình; tiếp tục đưa cuộc vận động thu được nhiều kết quả cao
hơn, vững chắc hơn trong thời gian tới.

Buổi lễ tuyên dương kết thúc trong bài hát "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng".

Làm theo lời Bác vì nhu cầu tự thân mỗi người


Lao Động số 21 Ngày 26/01/2010 Cập nhật: 8:38 AM, 26/01/2010
(LĐ) - Ngày
25.1, ngày
làm việc
cuối cùng
của Hội
nghị tổng
kết cuộc vận
động “Học
tập và làm
theo tấm
gương đạo
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh phát biểu tổng kết và bế mạc hội nghị. Ảnh: C.Tùng đức Hồ Chí
Minh” năm 2009 và triển khai nhiệm vụ năm 2010 đã họp phiên cuối cùng.

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, thường trực Ban Bí thư
Trương Tấn Sang và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Tô Huy Rứa đã chủ trì hội nghị.

Hãy đi vé hạng phổ thông, ngủ phòng rẻ tiền

Mở đầu ngày làm việc cuối cùng, Ủy viên Bộ Chính trị - Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương
Tô Huy Rứa đã có báo cáo tổng kết tình hình và kết quả năm 2009 và nhiệm vụ năm 2010 của
cuộc vận động.

Báo cáo khẳng định, kết quả tổng quát năm 2009 và 3 năm triển khai cuộc vận động đã khiến
cho các cấp ủy nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc vận động;
tạo nên sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong xã hội về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh và về cuộc vận động khiến cho kết quả làm theo ngày càng rõ hơn, mà biểu hiện cụ
thể là: Ý thức trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong giải quyết các công
việc liên quan đến đời sống nhân dân ngày càng tốt lên.

Trách nhiệm và tinh thần phục vụ nhân dân của công chức, viên chức có chuyển biến tích cực.
Lề lối làm việc của các cấp được chú ý, sửa đổi. Ở một số nơi, vai trò nêu gương của cán bộ
chủ chốt, cán bộ, đảng viên đã được quan tâm, công bố công khai và có tác dụng tích cực, nhân
rộng.

Có nơi, những hành động nêu gương cụ thể của cán bộ chủ chốt, như đi công tác bằng máy bay
không đi vé hạng nhất mà chỉ đi hạng ghế phổ thông, lưu trú trong khách sạn không ở phòng
đơn, phòng đắt tiền, dù có chế độ, tiêu chuẩn.... Những việc làm trên được công bố công khai
trong cơ quan, đơn vị đã có ảnh hưởng lớn đến cán bộ, đảng viên, công chức...

Ngay sau báo cáo của đồng chí Tô Huy Rứa, đồng chí Ngô Văn Dụ - Chánh Văn phòng TƯ
Đảng - đã có báo cáo tổng kết 2 năm thực hiện chỉ đạo cuộc vận động. Báo cáo đã khái quát lại
toàn bộ những vấn đề đã làm được và những việc cần phải khắc phục trong quá trình chỉ đạo
điểm 2 năm qua.

Đảng viên đi trước, làng nước theo sau

Sau khi nghe những báo cáo của Ban chỉ đạo cuộc vận động về công tác thực hiện trong thời
gian qua, các đại biểu tiếp tục thảo luận về việc tổ chức cuộc vận động. Ông Lại Hồng Khánh -
Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội - cho rằng, nếu cán bộ, đảng viên thành tâm, thành
kính, tự nhiên, tự giác học tập và làm theo Bác thì cuộc vận động sẽ tự nhiên, không gượng ép,
người dân rất hồ hởi tiếp thu và thực hiện nghiêm túc.

Phát biểu chỉ đạo và bế mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh - Trưởng ban chỉ đạo - sau
khi nêu rõ mục đích của cuộc vận động là nhằm tạo nền tảng đạo đức tốt cho xã hội, Tổng Bí
thư nhấn mạnh: “Nếu làm tốt cuộc vận động thì những cái tốt của con người được tăng lên, tiêu
cực sẽ giảm đi và đó là cơ sở để xây dựng nền văn hóa Việt Nam và phải để làm sao mọi người
thấy được việc làm theo những tấm gương đạo đức của Bác là nhu cầu tự thân tự hoàn thiện
của mỗi con người”.

Tổng Bí thư đề nghị để cuộc vận động đi vào thực tế, cán bộ, đảng viên cần lấy câu “Đảng viên
đi trước, làng nước theo sau” của Bác để làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Tổng Bí thư đã
nêu rõ 7 nhiệm vụ cần phải thực hiện trong thời gian tới để ban chỉ đạo các cấp quán triệt và
thực hiện, để cuộc vận động ngày càng lan toả mạnh mẽ trong đời sống xã hội.

Website Văn phòng) - Căn cứ chương trình hành động của Đảng ủy về thực hiện cuộc vận động “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2009, Văn phòng UBND TP vừa xây dựng kế
hoạch sơ kết 2 năm thực hiện cuộc vận động, phát động phong trào thi đua với chủ đề “Nâng cao ý
thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” và tổ chức Hội nghị tuyên
dương người cán bộ, công chức Văn phòng “tận tụy, sáng tạo, gương mẫu” lần II – năm 2009.
Phong trào thi đua năm 2009 của Văn phòng UBND TP được chia thành 2 đợt:
Đợt 1 (từ tháng 4 - 8/2009) tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện cuộc vận động, triển khai và phát động phong
trào thi đua, trong đó biểu dương các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh về “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu” và sửa đổi lối làm
việc; tổ chức cho đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động học tập, đăng ký làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát động thi đua “Tháng làm việc kiểu mẫu”; tuyên dương, giao lưu
người cán bộ, công chức Văn phòng “tận tụy, sáng tạo, gương mẫu”.
Đợt 2 (từ tháng 9 - 12/2009), phát động phong trào thi đua nước rút 100 ngày hoàn thành nhiệm chuyên
môn nghiệp vụ của Văn phòng, góp phần cùng Thành phố thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ
tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội năm 2009.

You might also like