You are on page 1of 5

Rửa tiền là gì

Tên tiếng Anh là Money Laundering, theo khoản 1 điều 3 nghị định 74/2005/NĐ-CP của Chính
phủ thì:
Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có
thông qua các hoạt động cụ thể sau đây:
a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà
có;
b) Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển, sử dụng, vận
chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có;
c) Đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm cách khác che
đậy, nguỵ trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thật sự hoặc vị trí, quá trình di
chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có.

Có thể mô hình hóa các hoạt động trên bằng mô hình sau:

Quy trình cơ bản của hoạt động rửa tiền


Tiền bẩn thường có nguồn gốc từ buôn lậu (vũ khí và hàng hoá), khủng bố, tài trợ khủng bố,
buôn bán ma tuý, tham nhũng và hối lộ, mại dâm, buôn người, trộm cắp, tham ô, lừa đảo, tống
tiền, trốn thuế, tội phạm tài chính...
Quy trình cơ bản của hoạt động rửa tiền có ba đọan:

- Giai đoạn thứ nhất: Phân phối nguồn tiền từ các hoạt động phi pháp vào các định chế tài chính
mà không bị phát hiện bởi các cơ quan luật pháp. Các tội phạm rửa tiền thực hiện đầu tư phân
tán bằng cách chia các khoản “tiền bẩn” thành nhiều khoản tiền nhỏ dưới mức quy định.

- Giai đoạn thứ hai: Tiền được chuyển từ tổ chức tài chính nầy sang tổ chức tài chính khác để che
giấu nguồn gốc và chủ sở hữu của tiền. Thực chất đây là quy trình tạo ra một chuỗi các giao dịch
nhằm mục đích che đậy các nguồn tiền từ các hoạt động phi pháp và làm cho chúng ngày càng
xa nguồn gốc ban đầu.

- Giai đoạn thứ ba: Tiền được đầu tư vào những hoạt động kinh doanh hợp pháp.

Tiền sẽ được phân phối trở lại vào nền kinh tế với nguồn gốc không thể tìm ra được dấu vết của
chúng. Giai đoạn này được tiến hành bằng các hành vi tiêu dùng, đầu tư vào các doanh nghiệp và
đầu tư tài chính. Thủ đoạn của chúng lúc đầu thường chuyển đổi sang chi phí trên quảng cáo trên
các phương tiện thông tin đại chúng để tạo cho chúng vỏ bọc uy tín, làm ăn có lãi, tài trợ từ
thiện, trả lương hộ, đóng góp xây dựng hoặc mua bất động sản, mua ô tô đắt tiền, xây dựng các
công trình,… Sau đó bán lại để thu tiền, hay đóng góp cổ phần vào các công ty lớn, sau đó
chuyển nhượng cổ phần.

Ngành công nghiệp rửa tiền


Dù không ít tội phạm đích thân rửa tiền bẩn của mình, một ngành “công nghiệp” rửa tiền đã xuất
hiện để phục vụ những cá thể có tiền bẩn. Đội ngũ của ngành này, chủ chốt là những người rửa
tiền chuyên nghiệp, ngày càng được tăng cường với nhiều luật sư cao giá, người giao dịch chứng
khoán, mua bán bất động sản, cố vấn thuế vụ, kế toán... Thật vậy, có lẽ biến tướng nổi bật nhất
của bộ máy rửa tiền là càng ngày nó càng xâm nhập sâu vào nhiều lĩnh vực kinh doanh, ngành
nghề tương đối có uy tín trong xã hội (như các ngân hàng lớn, hiệp hội thể thao, cơ sở văn hóa,
thậm chí các cơ quan từ thiện). Qua đó, cách thức và phương tiện rửa tiền ngày càng tinh vi, đa
dạng, quy mô hơn.

Nhìn chung, hình thức rửa tiền cũng đang trải qua nhiều thay đổi: ít dựa vào tiền mặt, vào hệ
thống ngân hàng… mà sử dụng nhiều hơn các công cụ và thị trường tài chính khác (như chứng
khoán) hoặc hình thức “hàng đổi hàng” (ví dụ: ma túy đổi lấy vũ khí).

Từ thập kỷ 1990, công nghiệp rửa tiền lại được thêm nhiều “cú hích” do các thay đổi về thể chế
và chính sách tài chính cũng như những tiến bộ về công nghệ.

Thứ nhất, hầu hết mọi quốc gia đều nới lỏng kiểm soát ngoại hối, nhất là từ đầu thập kỷ 1990. Ở
nhiều nước, việc đổi nội tệ ra ngoại tệ, và ngược lại, là hoàn toàn tự do. Lượng tiền hoán đổi
hàng ngày đã tăng từ 590 tỷ USD năm 1989 lên 1.880 tỷ năm 2004. Đi xa hơn, nhiều quốc gia đã
chính thức sử dụng chung một thứ tiền (trường hợp đồng euro), hoặc công nhận USD hay euro
như là nội tệ bán chính thức của họ. Một số công cụ tài chính mới (như các loại hợp đồng chứng
khoán), đôi khi rất phức tạp, đã xuất hiện. Nhờ thế, một lượng tiền (sạch hay bẩn) khổng lồ có
thể được chuyển từ nước này sang nước khác trong nháy mắt, ngoài tầm kiểm soát của cơ quan
công lực.

Thứ hai, tiến độ mở cửa kinh tế ở hầu hết các nước đã tăng vọt, nhất là từ 10-15 năm gần đây.
Các thị trường tài chính (đặc biệt là vốn) trở nên thông thoáng hơn. Số lượng tiền lưu hành toàn
cầu đã tăng gấp ba (từ 6.800 tỷ USD năm 1990 lên đến 19.900 tỷ USD năm 2005), mức độ phức
tạp cũng tăng lên. Hiển nhiên, càng nhiều loại hình dịch vụ tài chính thì càng lắm cơ hội và cách
thức để chuyển tiền phi pháp, hoặc đưa tiền bẩn vào luồng tiền sạch.

Thứ ba, cạnh tranh thu hút vốn ngày càng kịch liệt giữa các nước, các công ty phát hành chứng
khoán, các ngân hàng và các loại định chế tài chính trung gian khác. Đây cũng là sự kiện làm
những người rửa tiền thích thú vì họ biết rằng sớm muộn gì cũng có ngân hàng, hay các công ty
chứng khoán, sẵn sàng nhận tiền của họ mà không cần biết nguồn gốc tiền ấy.

Thứ tư, là tác động của cuộc cách mạng thông tin. Ở rất nhiều nước, ngân hàng là lĩnh vực đưa
tiến bộ công nghệ thông tin vào ứng dụng sớm và nhanh nhất. Những thành quả của cuộc cách
mạng thông tin đã được những người rửa tiền lợi dụng triệt để, trong khi đó, ở lĩnh vực này, các
cơ quan công lực tỏ ra chậm chạp hơn nhiều, nhất là khi họ cần phối hợp giữa nhiều địa phương
hay xuyên quốc gia.

Cuối cùng, phải kể đến những lối rửa tiền mới, sử dụng internet. Những trang web “đen” như
trang ***, cờ bạc, cá cược... thường được dùng để rửa tiền vì các cơ quan công lực khó có thể
truy ra tiền ấy từ đâu đến và vào tay ai.

Hậu quả và chính sách


Cũng có người cho rằng, một số quốc gia, nhất là ở phương Tây, đã có lợi nhờ tiền bẩn.

Khách quan nhìn từ quan điểm phân bố nguồn lực (tạm gác qua một bên những phán đoán đạo lý
và pháp luật), một số nhà kinh tế cực đoan (tôn sùng thị trường) cho rằng không có tiền nào là
bẩn, tiền nào là sạch. Theo họ, “rửa tiền” chỉ là phản ứng “hợp lý” của mọi “cá thể kinh tế”:
không ai muốn trả thuế và ai cũng muốn vận dụng tài sản của mình vào những hoạt động đem lại
nhiều lợi nhuận nhất. Như vậy, tiền bẩn, theo họ, đã giúp phát triển kinh tế.

Song, ngay trên cơ sở thuần lý thuyết, ý kiến này là hoàn toàn sai lầm. Tự bản chất của nó, sự
phân bố tài nguyên do rửa tiền không chỉ theo tín hiệu lợi nhuận, mà phần lớn là để trốn tránh
luật pháp. Hoạt động rửa tiền vừa lãng phí nguồn lực kinh tế của xã hội (vào các hoạt động tội
phạm sinh ra tiền bẩn, thay vì vào các hoạt động sản xuất thật sự hữu ích), vừa bóp méo sự phân
bố các nguồn lực ấy.

Ngoài những ảnh hưởng về phân bố tài nguyên, luồng tiền bẩn cũng sẽ làm sai lệch các thống kê
kinh tế. Ngoài ra, ảnh hưởng của mỗi loại tiền bẩn có khác nhau (chẳng hạn tiền bẩn do tham
nhũng có ảnh huởng khác tiền bẩn do buôn lậu). Thiếu những con số chính xác, tất nhiên là
chính sách kinh tế (nhất là về tiền tệ, như việc điều chỉnh lãi suất) sẽ không thể đúng liều lượng
và hữu hiệu được.

Tiền bẩn và hoạt động rửa tiền cũng ảnh hưởng sâu sắc đến phân bố thu nhập (tạo bất công) và
làm chao đảo sự tín nhiệm của xã hội vào các thị trường tài chính. Nhìn từ quan điểm tăng
trưởng vĩ mô, có thể đây là tai hại nguy hiểm nhất.

Làm sao để chống rửa tiền? Rõ ràng là cần sự quyết tâm của mọi quốc gia và sự phối hợp toàn
cầu. Một khó khăn căn bản hiện nay là mỗi nước đánh giá tính quan trọng của mỗi loại tiền bẩn
một khác. Ở các nước chậm tiến thì nạn tham nhũng rửa tiền là vấn đề nhức nhối nhất. Trái lại,
các nước phương tây thì xem việc rửa tiền bẩn liên hệ đến khủng bố là quan trọng nhất và không
hề “chê” tiền bẩn do tham nhũng ở các nước khác.

Rửa tiền ở Việt Nam


Tìm hiểu hoạt động rửa tiền tại Việt Nam thấy có những vấn đề đáng quan ngại sau:

Thứ nhất, Việt Nam đang đối mặt với một làn sóng ngầm rửa tiền từ nước ngoài chuyển về dưới
dạng đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp, thậm chí dưới dạng kiều hối hoặc "xách tay". Đã có
nhiều cá nhân, đường dây được phát hiện, đơn cử mới đây nhất là vụ phi công của VA bị Úc bắt
vì tham gia vào hoạt động rửa tiền của một tổ chức tội phạm ma túy và rửa tiền quy mô lớn.

Thứ hai, việc rửa tiền ngược từ Việt Nam ra nước ngoài được thực hiện dưới nhiều hình thức
tinh vi như chuyển tiền cho người thân đi học, khám chữa bệnh, ... theo những nguồn tin tham
khảo không chính thống thì số tiền này chủ yếu là do tham nhũng

Thứ ba, càng ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi và có thể hợp pháp hóa việc rửa tiền như đầu
tư vào BĐS, vàng, chứng khoán mà kênh hiệu quả nhất rất đáng lo ngại là qua thị trường chứng
khoán vì tính giao dịch phức tạp, mua đi bán lại nhanh chóng, tính hợp pháp hóa tiền cao do việc
thu tiền, thanh toán chủ yếu là bằng tiền mặt và qua các công ty chứng khoán và chưa có nhiều
biện pháp quản lý việc rửa tiền qua kênh này. Có rất nhiều nguồn tin không chính thống về vấn
đề này, 360 Kinhte không khẳng định nhưng cũng rất quan ngại về hoạt động không lành mạnh
và bền vững của TTCK VN trong thời gian qua. Thử hình dung xem nếu dưới danh nghĩa là một
nhà đầu tư CK ở nước ngoài hoặc ở VN bạn có 1 triệu USD bẩn, bạn bơm thẳng vào TTCK VN,
liên tục mua đi bán lại, sau một thời gian cho dù VN-Index như hiện tại bạn vẫn có thể tự do xả
hàng và rút ra được một số tiền rất sạch!!!

Rửa tiền thế nào cho hiệu quả???

Muốn rửa tiền điều kiện tiên quyết là bạn phải có tiền bẩn, càng nhiều càng tốt. Điều kiện thứ hai
là bạn phải hiểu luật, vì vậy hãy tránh những điều khoản sau trong luật để đảm bảo cho hoạt
động giặt giũ của mình

Tránh giao dịch ở mức tiền phải báo cáo theo như điều 9 của Nghị định 74 về mức giá trị mức
giao dịch phải báo cáo theo quy định
1. Một hoặc nhiều giao dịch trong một ngày do cá nhân hay tổ chức thực hiện bằng tiền mặt có
tổng giá trị từ 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có
giá trị tương đương, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Đối với giao dịch tiền gửi tiết kiệm thì mức tổng giá trị của một hay nhiều giao dịch bằng tiền
mặt trong một ngày do cá nhân, tổ chức thực hiện là 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) trở
lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương.
Đừng để giao dịch của mình vào diện đáng ngờ theo điều 10 với các dấu hiệu sau:
a) Các bên liên quan tới giao dịch cung cấp thông tin nhận biết khách hàng không chính xác,
không đầy đủ, không nhất quán hoặc thuyết phục cá nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ không báo
cáo giao dịch đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Các giao dịch được thực hiện theo lệnh hay uỷ quyền của các cá nhân, tổ chức có liên quan
đến hoạt động tội phạm nằm trong danh sách thống kê và cảnh báo do Bộ Công an lập ra nhằm
phòng ngừa, đấu tranh chống rửa tiền và chống sử dụng tiền hay tài sản để tạo điều kiện hay tài
trợ cho hoạt động phạm tội trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam;
c) Các giao dịch mà qua thông tin nhận dạng hoặc qua xem xét về cơ sở kinh tế và pháp lý của
các bên tham gia giao dịch có thể xác định được mối liên hệ giữa các bên tham gia giao dịch với
các hoạt động phạm tội hoặc có liên quan tới cá nhân, tổ chức nêu tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Các cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch với số tiền có giá trị lớn không tương xứng hoặc
không liên quan tới hoạt động thường ngày hay bất cứ hoạt động hợp pháp nào;
đ) Có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản; tiền gửi vào và rút ra nhanh
khỏi tài khoản; doanh số giao dịch lớn trong ngày, nhưng số dư tài khoản rất nhỏ hoặc bằng
không;
e) Các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một khoản tiền lớn
hay chuyển qua nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản trong một thời gian ngắn hoặc
ngược lại; tiền được chuyển lòng vòng qua nhiều tài khoản; các bên liên quan không quan tâm
đến phí giao dịch;
g) Sử dụng tín dụng thư và các phương thức tài trợ thương mại khác có giá trị lớn, chiết khấu với
giá trị cao nhằm chuyển tiền giữa các quốc gia khi giao dịch này không liên quan đến hoạt động
thường xuyên của khách hàng;
h) Pháp nhân không thực hiện giao dịch trong một thời gian dài trên tài khoản của mình kể từ khi
mở; doanh nghiệp trong nước mở và sử dụng tài khoản ở nước ngoài dưới tên pháp nhân hoặc
thể nhân nước ngoài;

i) Chuyển lượng tiền lớn từ tài khoản ngoại hối của doanh nghiệp ra nước ngoài sau khi nhận
được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng chuyển tiền điện tử, séc, hối phiếu;

k) Doanh nghiệp nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được vốn đầu tư hoặc
chi trả tiền ra nước ngoài không phù hợp với tính chất hay nhu cầu của hoạt động kinh doanh;

l) Các công ty bảo hiểm thường xuyên đền bù hoặc chi trả bảo hiểm với số tiền lớn cho cùng một
khách hàng;

m) Các tổ chức chứng khoán chuyển tiền không phù hợp với các hoạt động kinh doanh chứng
khoán;

n) Bất cứ giao dịch nào khác mà các định chế tài chính thấy có biểu hiện bất thường hoặc cơ sở
pháp lý không đáng tin cậy.

You might also like