You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG :

ĐỀ TÀI:
VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC
TRONG VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG
(3- 2- 1930)

SVTH: NUYỄN HỮU THẮNG


LỚP: M02
MSSV:

NĂM HỌC: 2005-2006


TÓM TẮT:

PHẦN I: MỞ ĐẦU
NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ QUÁ TRÌNH XUẤT DƯƠNG TÌM ĐƯỜNG CỨU
NƯỚC
• HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở HẢI NGOẠI TỪ 1911-1919
• NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ VIỆC TRUYỀN BÁ CHỦ NGHĨA MÁC –
LÊNIN VỀ NƯỚC (1919-1925)
PHẦN II: NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ SỰ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM (03-02-1930)
• TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ TỪ 1925 –1930 VÀ
NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC.
• SỰ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (03-02-1930)
PHẦN III: KẾT LUẬN

PHẦN I: MỞ ĐẦU
NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ CON ĐƯỜNG XUẤT DƯƠNG TÌM ĐƯỜNG CỨU
NƯỚC
• HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở HẢI NGOẠI TỪ 1911-1919

-05-06-1911, Nguyễn Ai Quốc ra đi tìm đường cứu nước tại bến Nhà Rồng .NGƯỜI
tìm thấy chủ nghĩa Mác-LêNin , trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và có
vai trò quyết định đối với sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
• NGƯỜI tự lực về con đường và cách đi tìm đường cứu nước
• NGƯỜI đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc chứ không phải đi cầu viện
• NGƯỜI tiếp thu khảo sát thực tiễn đến lý luận, vừa học tập lý luận vừa khảo
sát bằng thực tiễn .
• Khi NGƯỜI đã tìm ra con đường đúng đắn đó là chủ nghĩa Mác- LêNin thì
NGƯỜI dứt khoát đứng về chủ nghĩa Mác- LêNin và trở thành người cộng
sản Việt nam đầu tiên
-Từ khi thực dân Pháp xâm lược, đặt ách thống trị lên đất nước ta , nhiều cuộc khởi
nghĩa liên tiếp nổ ra ở mọi miền từ Nam ra Bắc nhưng đều thất bại . Nguyễn Aí
Quốc tìm cách ra nước ngoài” xem và và học cách làm” của các nước để giải phóng
đồng bào mình. Người không tán thành con đường cứu nước mà các bậc tiền bối
trước đó đã thực hiện .Người ra đi trong hoàn cảnh thế giới có nhiều điểm chuyển
biến sâu sắc : chủ nghĩa tư bản (CNTB) đã hoàn thành giai đoạn tự do cạnh tranh và
chuyển lên giai đoạn đế quốc , cách mạng tháng Mười Nga nổ ra (1917).
-Những hiểu biết đầu tiên về cách mạng tháng Mười Nga cùng với việc tiếp nhận tư
tưởng Lênin qua sơ thảo lần thứ nhất Luận cương các vấn đề dân tộc và thuộc địa
(07-1920) “như một ánh trăng sáng kỳ diệu , nâng cao về chất tất cả những hiểu
biết và tình cảm cách mạng mà Người hằng nung nấu.Nguyễn Ai Quốc đã đi tới
quyết định tiếp theo là xác định con đường cứu nước theo cách mạng tháng
Mười(CMTM ) .Vì sao Nguyễn Aí Quốc lại tìm thấy con đường GPDT trong
CMTM? Việc này tưởng chừng như đơn giản và tự nhiên thực ra đó là chặng đường
chiến thắng biết bao khó khăn với sự lựa chọn vững chắc .
Nhận thức của Nguyễn Aí Quốc về vấn đề dân tộc và giai cấp trong CMTM phản
ánh đúng tính chất một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mà LêNin nhiều lần nhấn
mạnh .LêNin cho rằng , cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm nhiều cuộc đấu tranh
của các giai cấp cách mạng chống các giai cấp bóc lột , nó không đơn thuần là cuộc
đấu tranh giữa vô sản và tư sản mà gắn liền với cuộc đấu tranh cách mạng của giai
cấp vô sản .
Từ thực tiễn CMTM , được soi sáng bởi tư tưởng của chủ nghĩa Mác-LêNin ,
Nguyễn Aí Quốc đã nhận thấy con đường CMTM là duy nhất đúng đắn cho CMVN
và nhiều dân tộc thuộc địa khác .Nguyễn Aí Quốc khẳng định GCVS mới là giai
cấp có thể lãnh đạo CMVN, chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giai phóng
được dân tộc, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác
con đường CMVS.
Như vậy, việc Nguyễn Aí Quốc chọn con đường CMTM trong cuộc đấu tranh
GPDT của nhân dân ta không những hợp quy luật phát triển lịch sử,tính chất thời đại
, mà còn có ý nghĩa quốc tế , khi mà nhiều dân tộc khác từ chối con đường đau khổ
của CNTB có thể tìm thấy trong tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Nguyễn Aí Quốc một
hướng đi thích hợp cho sự lựa chọn của mình
-Sau gần 10 năm bôn ba (1911-1920) qua 30 quốc gia dân tộc thuộc CMTM châu
lục bao gồm các quốc gia là trung tâm của CNTB như Anh , Pháp ,Mỹ đến vùng
ngoại vi của nó là các nước thuộc địa ở Châu Á, Châu Phi ,…Nguyễn Aí Quốc đã
đạt tới mức độ nhận thức cần thiết về mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc với giải
phóng con người , giải phóng nhân loại .Đó là nhận thức cơ bản cùng với tiền đề
thực tiễn mà Nguyễn Aí Quốc tích luỹ được cho bước chuyển từ người yêu nước
thành người cộng sản khi Người đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn
đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của LêNin . Nguyễn Aí Quốc chỉ rõ :” chỉ có chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và và
những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ . Nguyễn Aí Quốc yêu cầu các
đảng cộng sản “ phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong các nước thuộc địa, và
chính Nguyễn Aí Quốc bằng nhiều con đường đã đưa chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt
Nam.
• NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ VIỆC TRUYỀN BÁ CHỦ NGHĨA MÁC –LÊNIN
VỀ NƯỚC (1919-1925)
-Đây là giai đoạn Nguyễn Aí Quốc trực tiếp chuẩn bị về chính trị và tổ chức cho
việc thành lập đảng cộng sản Việt Nam.
-Sự chuẩn bị về chính trị : Nguyễn Aí Quốc đã hình thành những quan điểm chính trị
để làm cơ sở cho cương lĩnh của Đảng sau này và những quan điểm đó thể hiện qua
các bài bài báo , qua các bản án chế độ thực dân Pháp và qua những bài giảng ở
Quảng Châu, Trung Quốc .
-Cụ thể trong thời gian này ỡ Pháp, Nguyễn Aí Quốc thay mặt những người Việt
Nam yêu nước sống ở Pháp đã đưa tới hội nghị Vecxai bản yêu sách đòi chính phủ
Pháp phải thừa nhận các quyền tự do dân chủ , quyền bình đẳng và quyền tự quyết
của dân tộc Việt Nam .Tuy không được chấp nhận nhưng đòn tấn công trực diện
đầu tiên đó của nhà cách mạng trẻ tuổi vào bọn trùm đế quốc đã có tiến vang lớn
đối với nhân dân Việt Nam , nhân dân Pháp, và nhân dân các thuộc địa Pháp Một bài
học lớn được rút ra : “ Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được
dân tộc , cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản
và của cách mạng thế giới .
-Tháng 07-1920 Nguyễn Aí Quốc đọc bản luận cương của LêNin về các vấn đề dân
tộc và thuộc địa, khẳng định lập trường kiên quyết ủng hộ phong trào giải phóng dân
tộc ở các nước phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Từ đó ông hoàn toàn tin theo
Lênin đứng về quốc tế thứ ba.
-Tại đại hội của Đảng xã hội Pháp họp ở “Tua”, (12-1920), Nguyễn Aí Quốc bỏ
phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và lập ra Đảng cộng sản Pháp. Sự kiện
Nguyễn Aí Quốc tham gia Đảng cộng sản Pháp – và là người cộng sản Việt Nam
đầu tiên đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động của ông, từ chủ nghĩa yêu nước đến
chủ nghĩa Mác- LêNin và đi theo con đường CMVS. Sự kiện đó đánh dấu bước mở
đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc Việt Nam.
-Năm 1921, được sự giúp đỡ của đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Aí Quốc cùng cùng
một số người yêu nước của thuộc địa Pháp sáng lập ra hội liên hiệp các dân tộc
thuộc địa ở Paris để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân,
thông qua tổ chức đó đem chủ nghĩa Mác- LêNin đến các dân tộc thuộc địa
-Tờ báo người cùng khổ do ông làm chủ nhiệm kiêm chủ bút đã vạch trần chính sách
đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và của đế quốc Pháp nói
riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh tự giải phóng.
-Nguyễn Aí Quốc còn viết nhiều bài cho các báo nhân Đạo (của Đảng Cộng sản
Pháp), Đời sống công nhân (của Tổng Liên đoàn lao động Pháp ) vv…và cuốn sách
nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp
- Tháng 06- 1923 Nguyễn Aí Quốc rời nước Pháp sang Liên Xô dự hội nghị lớn
Quốc tế nông dân và được bầu vào Ban chấp hành. Sau đó Nguyễn Aí Quốc ở lại
Liên Xô một thời gian, vừa làm việc, vừa nghiên cứu học tập, làm việc Tháng 06-
1923 Nguyễn Aí Quốc rời nước Pháp sang Liên Xô dự hội nghị lớn Quốc tế nông
dân và được bầu vào Ban chấp hành . ở Quốc Tế Cộng sản , viết bài cho báo Sự Thật
, Tạp chí Thư tín Quốc tế Tại Đại hội Quốc Tế Cộng sản lần thứ V , ông trình bày
lập trường quan điểm của mình về vị trí , chiến lược của cách mạng các nước thuộc
địa , về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào
cách mạng ở các nước thuộc địa ,về vai trò và sức mạnh to của giai cấp công nhân ở
các nước thuộc địa
-Những nội dung của sự chuẩn bị về chính trị:
+Nguyễn Aí Quốc xác định chỉ có CMVS mới là cuộc cách mạng triệt để nhất
bởi vì cuộc CM này vì lợi ích của đa số quần chúng , Nguyễn Aí Quốc đã dùng
phương pháp so sánh lịch sử để nhận thức bản chất các cuộc CMTS Mỹ ,Pháp ,và
CMVS Nga, làm cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước đúng . Khi trình bày
những sự kiện cơ bản của cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp ( 1789), và cuộc
CMTM Nga , Nguyễn Aí Quốc rút ra kết luận khái quát : “ Cách mệnh Pháp cũng
như cách mệnh Mỹ ,nghĩa lã cách mệnh tư bản , cách mệnh không đến nơi , tiếng là
cộng hoà và dân chủ , kỳ thực trong thì nó tước lực công nông , ngoia2 thì nó áp bức
thuộc địa “, còn “ cách mệnh Nga đã đuổi được vua , tư bản , địa chủ rồi , lại ra sức
cho công, nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ
tất cả đế quốc chủ nghĩa và và tư bản trong thế giới
+ Nguyễn Aí Quốc nêu rõ những mục tiêu và con đường đi lên của CMVN là đi
lên CNXH nhưng để tiến tới mục tiêu đó thì CMVN phải trải qua hai giai đoạn:
• CMTSDQ kiểu mới
• CMXHCN
+Nguyễn Aí Quốc nêu rõ lực lượng của CMVN, đó là công nông, công nông là
gốc của cách mạng, điền chủ nhỏ, nhà buôn nhỏ là bầu bạn của CM.
+Phương pháp cách mạng, nêu rõ muốn cho CM thành công phải sử dụng bạo lực
CM quần chúng nhưng vấn đề trước hết là phải tỗ chức giác ngộ quần chúng đấu
tranh, sau đó là khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
+Đoàn kết quốc tế: Nguyễn Aí Quốc nêu rõ CMVS ở các nước thuộc địa phải là
bộ phận của CMTG nhưng CMVS ở các nước thuộc địa phải chủ động giành thắng
lợi chứ không thể trông chờ ở CMVSTG.
+Vai trò lãnh đạo của Đảng: Nguyễn Aí Quốc khẳng định CM muốn giành thắng
lợi thì trước hết phải có sự lãnh đạo của Đảng để trong nước thì vận động, tổ chức
quần chúng đứng lên đấu tranh, còn bên ngoài thì liên lạc với giai cấp VSTG để liên
kết hành động
Những hoạt động của Nguyễn Aí Quốc có ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ và sâu rộng
đối với nhân dân trong nước, trước hết là những tiểu tư sản trí thức yêu nước, tiến bộ
, nhờ đọc các sách báo tiến bộ đó mà hiểu rõ hơn bản chất của chủ nghĩa đế quốc nói
chung và chủ nghĩa thực dân Pháp nói riêng hiểu được cách mạng tháng Mười Nga
và đã hướng về chủ nghĩa Mác- LêNin .Những quan điểm cơ bản về chiến lược và
sách lược cách mạng giải phóng thuộc địa trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách
mạng vô sản mà Nguyễn Aí Quốc đã tiếp nhận được dưới ánh sáng của Chủ Nghĩa
Mác- LêNin và đã có công truyền bá vào nước ta từ sau chiến tranh là một bước
chuẩn bị quan trọng về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập chính Đảng vô sản ở
nước ta trong giai đoạn tiếp theo.

PHẦN II: NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ SỰ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN


VIỆT NAM (03-02-1930
• TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ TỪ 1925 –1930 VÀ NHỮNG
HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC.

1. VIỆT NAM THANH NIÊN CÁCH MẠNG ĐỒNG CHÍ HỘI VÀ


TÂN VIỆT CÁCH MẠNG ĐẢNG RA ĐỜI:
A/. VIỆT NAM THANH NIÊN CÁCH MẠNG ĐỒNG CHÍ HỘI, TIỀN THÂN
CỦA CHÍNH ĐẢNG VÔ SẢN :

Sau một thời gian ở lại Liên Xô để học tập và nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng
Đảng kiểu mới , Nguyễn Aí Quốc lên đường về tới Quảng Châu (Trung Quốc), (giưã
tháng 12-1924).Nguyễn Aí Quốc đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam có
mặt tại đây , cùng một số thanh niên hăng hái mới từ trong nước sang theo tiếng gọi
của tiếng bom Sa Diện (06-1924), để thành lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng
Đồng Chí Hội (HỘI VIỆT NAM CMTN),trong đó có tổ chức Cộng sản đoàn làm
nòng cốt, rồi truyền bá Chủ Nghĩa Mác- LêNin vào Việt Nam , chuẩn bị điều kiện
cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp công nhân (06-1925)
*HỘI VIỆT NAM CMTN TIẾP TỤC TRUYỀN BÁ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
VÀO VIỆT NAM CHUẨN BỊ CHO VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG :
• Nhiệm vụ:
Truyền bá CN Mác- LêNin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Việt Nam bởi vì phong trào công nhân tuy có phát triển mạnh nhưng vẫn là tự
phát để chuyển nó lên thành tự giác, phong trào yêu nước Việt Nam lúc này vẫn
phát triển mạnh ( Phạm Hồng Thái) nhưng vẫn bộc lộ hai nhược điểm : phong
trào không có đường lối rõ ràng hoặc phong trào đi theo đường lối cải long . Do
vậy cần phải truyền bá để phong trào hoạt động theo quan điểm của Chủ Nghĩa
Mác- LêNin
• Phương pháp:
1. Đối với phong trào công nhân thì Hội chủ trương thực hiện phong trào vô sản
hoá tức là đưa hội viên của của mình xuống các nhà máy xí nghiệp, hầm mỏ,
đồn điền để cùng sống và làm việc cùng với công nhân để từ đó truyền bá Chủ
Nghĩa Mác- LêNin vào PTCN. Vì thế phong trào vô sản hoá đã góp phần đẩy
nhanh PTCN từ tự phát lên tự giác góp phần đào tạo nhiều Đảng viên cộng
sản để làm nòng cốt cho việc thành lập Đảng
2. Đối với phong trào yêu nước thì các đồng chí trong hội đã dùng lý luận Chủ
Nghĩa Mác- LêNin phân biệt cho người yêu nước Việt Nam thấy được đâu là
con đường CM triệt để để hướng phong trào yêu nước đi theo đường lối của
Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội
Bằng những việc làm trên của Hội, phong trào cách mạng nước ta cuối 1928 đầu
1929 xuất hiện làn sóng CM dân tộc dân chủ khá mạnh mẽ, vì vậy mà yêu cầu
của lịch sử đặt ra là thành lập Đảng của GCVS để trực tiếp lãnh đạo PTCM thì
PTCM Việt Nam mơí giành thắng lợi
Nguyễn Aí Quốc trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo một số
thanh niên Việt Nam trở thành những cán bộ cách mạng .Cụ thể từ 1925-1927 đào
tạo được 200 hội viên Một số được chọn đi học trường Đại học Phương Đông Liên
Xô, một số được cử đi học ở Liên Xô hay Trung Quốc, còn phần lớn lên đường về
nước hoạt động. Cơ quan tuyên truyền của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng
Đồng Chí Hội là tuần báo Thanh Niên .Các bài giảng của các lớp đào tạo cán bộ ở
Quảng Châu được tập hợp lại in thành sách Đường cách mệnh (đầu năm 1927).
Trong tác phẩm này Nguyễn Aí Quốc vạch ra những phương hướng cơ bản về
chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam .Ba tư
tưởng cơ bản là:
• Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng đông đảonên phải động viên, tổ chức
và lãnh đạo quần chúng vùng dậy đánh đổ các giai cấp áp bức, bóc lột .
• Cách mạng phải có Đảng của Chủ Nghĩa Mác- LêNin lãnh đạo.
• Cách mạng trong nước cần phải đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới và là một
bộ phận của của cách mạng thế giới
Mục đích của cuốn sách là để nói cho đồng bào ta biết rõ : “Vì sao chúng ta
muốn sống thì phải cách mệnh – Vì sao cách mệnh là việc chung của cả dân
chúng chứ không phải việc của một, hai người – Đem lịch sử cách mệnh các
nước làm gương cho chúng ta soi –Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta
rõ –Ai là bạn ta ? Ai thù ta ?-Cách mệnh thì phải làm thế nào ?
Đường Cách Mệnh được viết ra chính là để trang bị cho cán bộ và nhân dân ta
hồi đó những hiểu biết “ rất giản tiện, mau mắn, chắc chắn như là hai với hai là
bốn, không tô vẽ trang hoàng gì cả “ nhưng rõ ràng là rất cần thiết cho thắng lợi
cuối cùng của cách mạng
Suốt trong hai năm 1916-1927, tác phẩm Đường Cách Mệnh, tuần báo Thanh
niên đã được bí mật chuyển từ Trung Quốc về trong nước , vào đúng lúc phong
trào yêu nước và dân chủ đang sôi nổi từ Nam ra Bắc trên cơ sở giai cấp công
nhân đang lớn mạnh nhanh chóng nên càng có điều kiện đi sâu vào quần chúng ,
mở đường cho sự du nhập chủ nghĩa Chủ Nghĩa Mác- LêNin và sự thành lập
Đảng .
B/.TÂN VIỆT CÁCH MẠNG ĐẢNG RA ĐỜI VÀ PHÂN HOÁ

Cũng trong thời kỳ Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội thành lập ở
nước ngoài , rồi phát triển cơ sở về trong nước thì Tân Việt cách mạng Đảng
cũng được thành lập ở trong nước. Đảng Tân Việt tập hợp những trí thức nhỏ và
thanh niên tiểu tư sản yêu nước. Bị ảnh hưởng mạnh mẽ của Việt Nam Thanh
Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội một số đảng viên tiên tiến chuyển sang Việt Nam
Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, một số còn lại tích cực chuẩn bị để tiến
tới thành lập một chính Đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Chủ Nghĩa Mác- LêNin .
2.BA TỔ CHỨC CỘNG SẢN LIÊN TIẾP RA ĐỜI TRONG NĂM 1929:

-Điểm lại tình hình trong nước từ cuối năm 1928-đầu năm 1929 phong trào dân
tộc và dân chủ ở nước ta , đặc biệt là phong trào công nông theo con đường cách
mạng vô sản phát triển mạnh mẽ .Trước tình hình đó, Việt Nam Thanh Niên
Cách Mạng Đồng Chí Hội không còn đủ sức để lãnh đạo nữa . Cần phải thành lập
một Đảng cộng sản để tổ chức và lãnh đạo giai cấp công nhân, giai cấp nông dân
cùng các lực lượng yêu nước và cách mạng khác đấu tranh chống đế quốc và
phong kiến tay sai, giành lấy đọc lập tự do.
-Cuối tháng 03-1929, một số hội viên tiên tiến cúa Việt Nam Thanh Niên Cách
Mạng Đồng Chí Hội ở Bắc Kỳ, trong đó có Ngô Gia Tự và Nguyễn Đức Cảnh đã
họp ở số 5D phố Hàm Long ( Hà Nội ) để lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt
Nam gồm 7 người , tích cực chuan bị tiến tới thành lập một đảng cộng sản thay
thế cho Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội .
-Tại Đại hội lần thứ nhất của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội
(05-1929) khi kiến nghị của mình đưa ra về việc thành lập Đảng cộng sản không
được chấp thuận, đoàn đại biểu Bắc Kỳ rút khỏi hội nghị về nước, rồi ra lời kêu
gọi công nhân , nông dân , các tầng lớp nhân dân cách mạng nước ta ủng hộ chủ
trương thành lập Đảng cộng sản.
Ngày 17-06-1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miền Bắc họp Đại hội
quyết định thành lập Đông Dương cộng sản Đảng, thông qua tuyên ngôn , điều lệ
của Đảng , ra báo búa liềm làm cơ quan ngôn luận .
-Tiếp đó các hội viên tiên tiến trong bộ phận Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng
Đồng Chí Hội ở Trung Quốc và Nam Kỳ cũng quyết dịnh thành lập An Nam
cộng sản Đảng (07-1929)
-Sự ra đời của Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng của tác
động mạnh mẽ đến sự phân hoá Tân Việt cách mạng Đảng. Các đảng viên tiên
tiến của Đảng Tân việt từ lâu đã chịu ảnh hưởng của Việt Nam Thanh Niên Cách
Mạng Đồng Chí Hội cũng tách ra để thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn
(09-1929)
Thế là chỉ trong vòng không đầy bốn tháng (từ tháng 06 đến tháng 09-1929) đã
có ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam tuyên bố thành lập .Sự xuất hiện ba tổ chức
đã làm cho phong trào cách mạng trong nước phát triển mạnh mẽ. Các phong trào
này có sự lãnh đạo trực tiếp của các chi bộ Đảng, vì thế mà nó có sự liên hê chặt
chẽ giữa các địa phương để thực hiện mục tiêu chung.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản dẫn đến việc tranh giành quần
chúng , Đảng viên của nhau , chỉ trích , công kích lẫn nhau là không có lợi cho
CMVN.Nguyên lý xây dựng Đảng kiểu mới của GCVS không cho phép có sự
chia rẽ về mặt tổ chức vì vậy sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản đã nói lên sự
ấu trĩ của Đảng ta trong buổi đầu về nhận thức nguyên lý thành lập Đảng của
GCVS.
***SỰ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (03-02-1930 )
Sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản lúc bấy giờ là một xu thế tất yếu của CMVN.
Các tổ chức cộng sản trên đã nhanh chóng xây dựng cơ sở Đảng trong nhiều địa
phương, và trực tiếp tổ chức lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và
nông dân. Phong trào công nhân kết hợp chặt chẽ với phong trào đấu tranh của
nông dân chống sưu cao thuế nặng, chống cướp ruộng đất ,, phong trào bãi khoá
của học sinh , bãi thị của tiểu thương, tạo thành một làn sóng đấu tranh cách
mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước .
Trước tình hình đó Quốc tế cộng sản đã giao cho Nguyễn Aí Quốc chịu trách
nhiệm thống nhất các lực lượng cộng sản ở Việt Nam để thành lập một đảng cộng
sản duy nhất. Đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn và chỉ duy nhất Nguyễn Aí
Quốc lúc đó mới có đủ năng lực , uy tín để tập hợp và thống nhất ba tổ chức
Đảng. NGƯỜI đã từng lưu lạc hơn hai mươi năm ở xứ người để tìm ra con đường
giải phóng dân tộc , tìm con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam , truyền
bá những tư tưởng về nước chuẩn bị cho sự thành lập Đảng . Và chính vào thời
điểm đó Nguyễn Aí Quốc, con người tài ba lỗi lạc , nhà chính trị đại tài của dân
tộc bằng uy tín của mình đã triệu tập hội nghị tại Hương Cảng (Trung Quốc)
Thay mặt Quốc tế cộng sản, từ ngày 03—07-02-1930, Nguyễn Aí Quốc chủ trì
hội nghị và thống nhất các tổ chức cộng sản thành lập một Đảng duy nhất lấy tên
là ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM , thông qua Chính cương vắn tắt , Sách lược
vắn tắt , Điều lệ vắn tắt của Đảng và Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng do
Nguyễn Aí Quốc soạn thảo .
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Aí Quốc
soạn thảo là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo ,
nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn
.Độc lập dân tộc và tự do là tư tưởng cốt lõi của của cương lĩnh này .

PHẦN III: KẾT LUẬN


ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (từ tháng 10-1930) lấy tên là ĐẢNG CỘNG
SẢN ĐÔNG DƯƠNG ra đời năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân
tộc và giai cấp ở việt nam trong thời đại mới .
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM là bước ngoặt vĩ đại trong phong trào CMVN,
chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành .
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ra đời chấm dứt được cuộc khủng hoảng về
đường lối cứu nước của dân tộc ta mà Nguyễn Aí Quốc là vị anh hùng của dân
tộc sau nhiều năm bôn ba ở hải ngoại đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc
Việt Nam : đó là tư tưởng của chủ nghĩa Chủ Nghĩa Mác- LêNin , tinh thần của
CMVS .Sau khi tìm được con đường cứu nước Nguyễn Aí Quốc đã ra sức truyền
bá tư tưởng đường lối cứu nước của mình về Việt Nam , chuẩn bị về mặt tư
tưởng và lực lượng cho phong trào cách mạng trong nước .
ĐẢNG ra đời thì kể từ đây nhân dân Việt Nam đã tham gia vào sự nghiệp đấu
tranh giải phóng giai cấp, giải phóng loài người một cách tự giác và có tổ chức .
ĐẢNG ra đời đã trở thành hạt nhân đoàn kết các yếu tố dân tộc và giai cấp, dân
tộc và quốc tế, giai cấp và quốc tế .Mà người có khả năng đoàn kết, tranh thủ sự
đồng tình ủng hộ của thế giới đối với CM Việt Nam là Nguyễn Aí Quốc , một
nhà ngoại giao đại tài .
Tóm lại, việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công
nhân và của CM Việt Nam .” Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành
và đủ sức lãnh đạo CM, hoàn cảnh lịch sử đã xuất hiện cá nhân kiệt xuất Nguyễn
Aí Quốc, người góp phần to lớn trong sự thành lập Đảng và sự nghiệp giải phóng
dân tộc Việt Nam .
*** ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ra đời là một sự chuẩn bị tất yếu đầu
tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của dân
tộc Việt Nam ./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO :


• BÀI GIẢNG BỘ MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG
• TẠP CHÍ LỊCH SỬ ĐẢNG
• TẠP CHÍ NGƯỜI CỘNG SẢN
• SÁCH LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 – NXB GIÁO DỤC –2000

You might also like