You are on page 1of 4

a) Trước khi đi vào trao đổi về chủ đề" Những điều kiện để xây dựng văn hoá doanh

nghiệp Việt Nam hiện nay", chúng tôi muốn góp phần làm sáng tỏ thêm các chủ đề
mà các nhà nghiên cứu đã nêu ra như: Văn hoá doanh nghiệp là gì? Ý nghĩa của vấn
đề này. Ảnh hưởng của văn hoá dân tộc tới văn hoá doanh nghiệp ra sao?

Dựa vào những trải nghiệm, chúng ta dễ nhất trí với nhau rằng: Những vấn đề về mặt kỹ
thuật không đưa lại những thách thức bằng vấn đề hiểu và động viên các nhân viên cống
hiến hết khả năng của mình. Và doanh nghiệp muốn thành công thì phải luôn sáng tạo ra
những giá trị mới cho xã hội, mà điều này lại cần tới sự trợ giúp của các nhân viên trong
doanh nghiệp.Tiếp cận tổ chức dưới góc độ văn hoá sẽ giúp chúng ta đạt hiệu quả cao
hơn trong việc huy động sự tham gia của con người trong tổ chức. Đây là cách nhìn mới
mẻ ở Việt Nam trong quản lý tổ chức.

Ở Việt Nam, cho tới hiện nay, vấn đề xây dựng văn hoá tổ chức nói chung, văn hoá
doanh nghiệp nói riêng mới được đề cập đến cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn. Vậy từ
trước tới nay có cái gọi là văn hoá doanh nghiệp hay không? Xin trả lời ngay là trong
thực tế không có tổ chức nào không có văn hoá của mình. Cho dù nó có được hoặc không
được đề cập tới. Bởi “Văn hoá tổ chức là loại quy ước giải quyết những vấn đề thích ứng
với bên ngoài và sự hoà nhập bên trong. Những quy ước này phải được coi là có hiệu lực
và là chuẩn mực để các thành viên mới của tổ chức thấm nhuần và tuân thủ (E. Schein,
1984)”.

Yếu tố giá trị: Giá trị là sự tin tưởng vào những gì là tốt nhất cho một tổ chức, và loại thái
độ nào là cần thiết. Ví dụ: có tổ chức đề cao sự minh bạch, công khai. Song có tổ chức lại
thấy sự hoàn thành trách nhiệm là cần thiết hoặc đề cao sự sáng tạo và năng động. Các
giá trị này được chuyển thành thực tế thông qua các chuẩn mực và đồ tạo tác.

Yếu tố chuẩn mực: Là những quy tắc không thành văn hướng dẫn cách cư xử. Những
chuẩm mực này chỉ thể hiện bằng lời nói hoặc bằng thái độ và nếu vi phạm những chuẩn
mực này thì cũng bị xử lý.

Yếu tố tạo tác: Là những khía cạnh hữu hình của một tổ chức mà người ta có thể nghe
được, nhìn thấy hoặc cảm thấy.

Không khí của tổ chức: Là khái niệm được sử dụng để phản ánh sự làm việc thoải mái ở
mức độ nào?

Phong cách quản lý miêu tả cách thể hiện thái độ quyền lực của người quản lý trong việc
thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Phong cách quản lý được thể hiện theo nhiều cách
khác nhau như: độc đoán hay dân chủ, khó tính hay dễ dãi, phá hoại hay ủng hộ, cứng
nhắc hay mềm dẻo…

Áp dụng khung văn hoá tổ chức vừa nêu trên vào các doanh nghiệp sẽ thấy, không có
doanh nghiệp nào không có văn hoá của mình. Song điều khiến ta phải quan tâm là ở chỗ:
Văn hoá tổ chức – như định nghĩa đã nêu ở trên – là những quy ước không thành văn, nó
quy định cách thức thật sự mà con người đối xử hàng ngày với nhau trong tổ chức. Và nó
ăn sâu vào lòng tin nên có vai trò quan trọng trong việc thực hiện và đạt mục tiêu của tổ
chức. Như vậy, văn hoá doanh nghiệp có thể ủng hộ hay chống lại tổ chức của nó.

Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế cao như hiện nay khiến sự xuất hiện của các
công ty đa quốc gia, công ty liên doanh với nước ngoài ngày một nhiều, cũng kèm theo
đó là những đụng độ giữa các nền văn hoá khác nhau. Không quan tâm tới điều này sẽ
ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp.

Nghiên cứu Văn hoá tổ chức là khuynh hướng trên thế giới từ những năm 80, xuất phát từ
việc các doanh nghiệp ở phương Tây đã nhận ra yêu cầu phải thay đổi này. Từ chỗ họ
đưa quá nhiều vào các cơ cấu phức tạp, vào các hệ thống quá chi tiết và các cơ chế kế
hoạch quá cứng nhắc khiến phải chấp nhận sự suy giảm văn hoá đầy kịch tính trong các
nền kinh tế của họ, để chuyển sang cách tổ chức văn hoá bắt nguồn từ chỗ nó đưa ra cách
nhìn không máy móc và giàu trí tưởng tượng hơn để hiều rõ tổ chức hoạt động như thế
nào. Tóm lại, lý thuyết và thực tiễn cho thấy Văn hoá doanh nghiệp có những tác động
như:

- Tạo ra bản sắc riêng và tình huống thống nhất, sự cam kết về mục đích tới các thành
viên của doanh nghiệp.

- Cải tiến hoặc bóp méo một hệ thống chính thức, ví dụ như hệ thống thông tin giao
tiếp.

- Gây ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi chiến lược và cơ cấu của tổ chức.

Chúng ta hiện đang phải đối mặt với câu hỏi: Văn hoá dân tộc mạnh yếu ở điểm nào, ảnh
hưởng của nó tới văn hoá doanh nghiệp hiện nay ra sao? Đặc điểm về văn hoá cũng thể
hiện trong văn hóa doanh nghiệp như:

- Khi tuyển người vào làm việc trong doanh nghiệp, mức độ thân quen thường được chú
ý hơn yêu cầu về năng lực. Đây là một rào cản đối với việc thực hiện công bằng trên cơ
sở công trạng và hiệu quả của doanh nghiệp.

- Sự hình thành nhóm người trong doanh nghiệp thường dựa trên quan hệ địa phương,
huyết thống hơn là sự cùng chung quan điểm trong giải quyết công việc.

- Xung đột trong doanh nghiệp thường được giải quyết theo kiểu xử lý xung đột trong
gia đình: thiên về dĩ hoà vi quý. Đúng sai không rõ ràng, tính giáo dục không cao. Ý
tưởng mới khó nảy sinh nhất là khi cần tiến hành cải cách.

b) Những điều kiện để xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay

Ngày nay, dưới ảnh hưởng của thương mại điện tử, thông tin đi với tốc độ ánh sáng, tác
động trực tiếp tới từng thành viên, mẫu mã hàng hoá thay đổi rất nhanh gắn với xu hướng
sản xuất đơn chiếc, thời gian sản xuất cũng bị rút ngắn lại…Tập quán mua bán bằng cả 6
giác quan của người Việt Nam cũng sẽ phải thay đổi. Các nghiên cứu lý thuyết về giá trị
dựa trên khảo sát đời sống của nhiều tổ chức trong xã hội công nghiệp phát triển, người ta
thấy có bốn giá trị quan trọng cần được đề cao là:

- Sự hoàn thành công việc.

- Sự giúp đỡ, cảm thông, học hỏi.

- Lương thiện (làm điều cho là đúng đắn)

- Công minh, công bằng.

Những giá trị này thường là thành công trong tổ chức. Nhiều người trong tổ chức chia sẻ
giá trị này thì hiệu quả tổ chức mới cao. Khi không cùng giá trị thì dễ tạo ra xung đột
trong tổ chức. Đây là giá trị nhân bản phổ quát mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang
hướng tới cùng với việc giữ gìn những nét văn hoá độc đáo của mình phù hợp với nhiệm
vụ và hoàn cảnh riêng của từng công ty. Có thể nói, văn hoá là cái trục mà đời sống tổ
chức xoay quanh. Nó thẩm thấu và lan toả trong ý nghĩ, trong hành động và cảm giác của
mọi thành viên. Nhưng văn hoá doanh nghiệp có thể thay đổi được và sự thay đổi có thể
lập kế hoạch theo định hướng kết quả đầu ra mong muốn. Văn hoá doanh nghiệp có thể
thay đổi dưới các điều kiện sau:

- Khi doanh nghiệp đứng trước nguy cơ khủng hoảng, trước sự thay đổi to lớn của môi
truờng xung quanh, cần tạo ra những thay đổi bước ngoặt, có xuất hiện tư tưởng đổi mới.
Hiện chúng ta đang ở vào thời điểm này.

- Lãnh đạo doanh nghiệp đã nhận thức ra sự cần thiết phải thay đổi, xây dựng văn hoá
doanh nghiệp để phù hợp với thay đổi của môi trường. Đây cũng là điều kiện tiên quyết
để phù hợp với thay đổi của môi truờng.

- Có các hoạt động tích cực phù hợp với những giá trị mới, các thủ tục mới như: tuyển
chọn nhân viên gắn với định hướng giá trị của tổ chức là điều kiện cần được khẳng định,
các nhà quản lý phải gương mẫu đi đầu. Họ chính là biểu tượng để nhân viên noi theo.

- Việc khen thưởng, đề bạt vào các chức danh, các biểu tượng vè địa vị và các tiêu chí
đề bạt cần nhất quán với các tuyên bố nhất quán về nhiệm vụ, về giá trị mà doanh nghiệp
hướng tới.

c) Có những can thiệp hướng vào các bộ phận của doanh nghiệp, luồng công việc và
cơ cấu tổ chức. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức phù hợp với định hướng giá trị, nhiệm vụ
của doanh nghiệp.

d) Khi doanh nghiệp có sự mở rộng, thay đổi nhiệm vụ và định hướng lại các giá trị cơ
bản trong tổ chức thì cũng cần xây dựng lại các văn bản quy định của tổ chức.
e) Cuối cùng, một điều kiện không thể thiếu được là cần tới một thời gian hợp lý cho
sự thay đổi văn hoá doanh nghiệp: Từ 5 tới 10 năm. Vì cái mới đưa vào một tổ chức,
để trở thành văn hoá phải là cái được thành viên chấp nhậ và chia sẻ. Do đó cần tới
độ dài thời gian cần thiết, đủ cho sự kiểm nghiệm.

Thực tế cho thấy đã có không ít điển hình thành công và những nhà quản lý giỏi, biết vận
dụng các biện pháp hữu hiệu để thay đổi nề nếp, phong cách và lề lối làm việc của một tổ
chức để mang lại hiệu quả cho một doanh nghiệp trên thương trường.

You might also like