You are on page 1of 34

TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

MỤC LỤC

Mở đầu ...................................................................................................................2

Chương 1 – Những khái niệm liên quan đến quản trị tồn kho................................4

1.1. Khái niệm và phân loại tồn kho.............................................................4

1.1.1. Khái niệm............................................................................................4

1.1.2. Chức năng của tồn kho.......................................................................5

1.2. Một số quan điểm về tồn kho................................................................5

1.2.1. Tại sao chúng ta giữ hàng tồn kho......................................................5

1.2.2. Tại sao chúng ta không giữ hàng tồn kho...........................................6

1.3. Kỹ thuật phân tích ABC trong phân loại hàng tồn kho.........................7

1.4. Quản trị kinh tế trong tồn kho..............................................................11

1.4.1. Những khái niệm cơ bản...................................................................11

1.4.2. Những chi phí liên quan đến dự trữ..................................................12

1.4.3. Xác định mức tái đặt hàng................................................................14

Chương 2 – các mô hình quản trị tồn kho.............................................................16

2.1. Mô hình số lượng đặt hàng kinh tế nhất (mô hình EOQ)....................16

2.1.1. Tổng quan về EOQ...........................................................................16

2.1.2. Mô hình EOQ...................................................................................17

2.1.3 Công thức tính...................................................................................20

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 1


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

2.1.4. Phân tích độ nhạy của mô hình EOQ................................................21

2.1.5. Xác định thời điểm đặt hàng lại trong mô hình EOQ.......................22

2.2. Mô hình khấu trừ theo sản lượng QDM .............................................24

2.3. Mô hình cung cấp theo nhu cầu sản xuất (Mô hình POQ)..................25

2.4. Mô hình xác suất với thời gian cung ứng không đổi...........................28

2.5. Mô hình phân tích biên tế....................................................................29

Chương 3 – Một số ví dụ sử dụng một số phần mềm

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 2


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

Lời mở đầu

Trong thời buổi kinh tế hiện nay, khi Việt Nam chính thức tham gia tổ chức
WTO, mở ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong nước. Để
tồn tại và phát triển trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với không chỉ các doanh
nghiệp trong nuóc mà còn là doanh nghiệp nước ngoài, đòi hỏi các doanh nghiệp
cần thay đổi phương thức sản xuất, phương thức quản lý để nâng cao năng suất, hạ
giá thành sản phẩm, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Trong đó, vấn đề then chốt nhất của một doanh nghiệp sản xuất đó là quản
lý tồn kho. Vì công tác quản lý tồn kho nguyên vật liệu được thực hiện tốt sẽ giúp
doanh nghiệp giảm được chi phí cho việc tồn trữ nguyên vật liệu, tránh được việc
chiếm dụng nhiều vốn cho tồn kho, giảm chi phí cho việc thuê mướn mặt bằng,
thuê kho để chứa nguyên vật liệu, đồng thời đảm bảo việc cung ứng đầy đủ nguyên
vật liệu cho sản xuất, tránh thiếu hụt nguyên vật liệu dẫn đến đình trệ dây chuyền
sản xuất, thiếu hụt thành phẩm cung ứng cho thị trường dẫn đến giảm lợi nhuận
hay mất khách hàng, mất thị trường.

Hàng tồn kho là những tài sản có giá trị lớn trong tổng tài sản của doanh
nghiệp, chiếm khoảng 40% tổng giá trị tài sản. Tuy nhiên vấn đề tồn kho luôn có
tính 2 mặt của nó, chính vì vậy doanh nghiệp cần trả lời được 2 câu hỏi

• Lượng đặt hàng bao nhiêu là tối ưu ?

• Khi nào nên tiến hành đặt hàng ?

Để giẩm thiểu chi phí và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 3


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

Do đó công tác tồn kho là rất quan trọng tuy nhiên nó thực sự được quan tâm
đúng mức, nên nhóm chúng tôi quyết định thực hiện đề tài này “ Tìm hiểu các mô
hình tồn kho trong doanh nghiệp”. Thông qua bài tiểu luận này, chúng tôi có
thể hiểu rõ thêm về cách thức quản lý hàng tồn kho trong các doanh nghiệp Việt
Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 4


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

Chương 1 – Các khái niệm liên quan đến quản trị tồn kho

1.1 . Khái niệm và chức năng tồn kho

1.1.1 – Khái niệm

Tồn kho là việc lưu giữ những hàng hoá hay nguyên liệu trong kho của
chính doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp cũng như
nhu cầu sản phẩm của khách hàng. Theo chuẩn mực kế toán số 02, Hàng tồn kho:
Là những tài sản:

• Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường

• Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang

• Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất,
kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

Hay nói cách khác, tồn kho bao gồm:

Tất cả các sản phẩm, hàng hoá mà doanh nghiệp có để bán.

Tất cả nguyên vật liệu, phụ tùng mà doanh nghiệp lưu giữ và sử dụng để sản
xuất ra các sản phẩm hay cung cấp dịch vụ.

Cần chú ý phân biệt: hàng tồn kho và hàng ế thừa.

Các loại hình kinh doanh khác nhau có các loại tồn kho khác nhau, ví dụ:

+ Kho cửa hàng bán lẻ

+ Nhà sản xuất

+ Người cung ứng dịch vụ

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 5


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

Hệ thống tồn kho có là một tập hợp các thủ tục xác định lượng hàng hoá tồn
kho sẽ được bổ sung mỗi lần bao nhiêu, thời điểm nào, các máy móc thiết bị, nhân
sự thực hiện các thủ tục một cách có hiệu quả.

Mỗi hệ thống tồn kho bao giờ cũng yêu cầu những phí tổn để vận hành nó.
Phí tổn đó phụ thuộc vào:

• Phương pháp kiểm soát hàng hoá tồn kho;

• Qui mô của việc phục vụ khách hàng hay khả năng chống lại sự cạn lượng
dự trữ trong thời gian đặt hàng;

• Số lượng hàng tồn kho bổ sung mỗi lần đặt;

• Hệ thống tồn kho hiệu quả sẽ làm giảm tối thiểu các khoản chi phí thông qua
việc lựa chọn phương pháp kiểm soát tồn kho và tính toán hợp lý các thông số cơ
bản của hệ thống tồn kho.

1.1.2 – Chức năng của tồn kho

Chức năng chủ yếu của tồn kho là liên kết quá trình sản xuất hay cung ứng –
chức năng liên kết.

Chức năng tiếp theo của tồn kho là chức năng ngăn ngừa tác động của lạm
phát.

Một chức năng nữa không kém phần quan trọng của quản trị tồn kho là chức
năng khấu trừ theo sản lượng.

1.2. Quan điểm khác nhau về tồn kho

Chính sách tồn kho rất quan trọng khiến cho các nhà quản lý sản xuất, quản
lý marketing và quản lý tài chính phải làm việc cùng nhau để đạt được sự thống
nhất. Có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách tồn kho, để có sự cân bằng các

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 6


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

mục tiêu khác nhau như: giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí tồn kho và tăng khả
năng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng.

1.2.1 – Tại sao chúng ta giữ hàng tồn kho

Tồn kho là cần thiết nhưng vấn đề quan trọng là khối lượng hàng tồn kho
được giữ là bao nhiêu cho phù hợp với điều kiện hoạt động sản xuất - kinh doanh
của đơn vị.

Chúng ta giữ hàng tồn kho vì một vài chi phí sau đây thấp:

+ Chi phí chất lượng khởi động: Khi chúng ta bắt đầu sản xuất một lô hàng thì sẽ
có nhiều nhược điểm trong giai đoạn đầu, như công nhân có thể đang học cách
thức sản xuất, vật liệu không đạt đặc tính, máy móc lắp đặt cần có sự điều chỉnh.
Kích thước lô hàng càng lớn thì có ít thay đổi trong năm và ít phế liệu hơn.

Ta có thể đưa ra một số lý do cho việc cần thiết phải tồn kho như sau:

+ Đối với thành phẩm: ta cần chuẩn bị một lượng hàng trước khi giao hàng, do
năng lực sản xuất có hạn, sản phẩm có thể dùng để trưng bày cho khách hàng.

+ Đối với bán thành phẩm: chúng ta không thể kết hợp 2 giai đoạn sản xuất lại. Sản
xuất và vận chuyển các lô hàng lớn khiến cho tồn kho nhiều hơn nhưng có thể
giảm chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu.

+ Đối với vật liệu thô: Do một số nhà cung cấp sản xuất và vận chuyển một vài vật
liệu thô theo lô. Hơn nữa, lượng đặt mua lớn làm tồn kho nhiều hơn nhưng có thể
được khấu trừ theo số lượng mua, giảm được chi phí mua hàng.

1.2.2 – Tại sao chúng ta không giữ hàng tồn kho?

Việc tồn kho có thể làm chi phí gia tăng như:

+ Chi phí tồn trữ: Là những chi phí phát sinh có liên quan đến việc tồn trữ như :

 Chi phí về nhà cửa hoặc kho hàng:


Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 7
TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

- Tiền thuê hoặc khấu hao.

- Thuế nhà đất.

- Bảo hiểm nhà kho.

 Chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện:

- Tiền thuê hoặc khấu hao thiết bị, phương tiện.

- Chi phí nhiên liệu cho thiết bị, phương tiện hoạt động.

- Chi phí vận hành thiết bị.

 Chi phí nhân lực cho hoạt động giám sát quản lý:

- Chi phí lương cho nhân viên bảo quản.

- Chi phí quản lý điều hành kho hàng.

 Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng tồn kho:

- Phí tổn do việc vay mượn để mua hàng và chi phí trả lãi vay.

- Phí bảo hiểm hàng hóa trong kho.

 Chi phí khác phát sinh:

- Chi phí do hao hụt, mất mát vật liệu.

- Chi phí do không sử dụng được nguyên vật liệu đó.

- Chi phí đảo kho để hạn chế sự giảm sút về chất lượng.

+ Chi phí cho việc đáp ứng khách hàng: Nếu lượng bán thành phẩm tồn kho quá
lớn thì nó làm cản trở hệ thống sản xuất. Thời gian cần để sản xuất, phân phối các
đơn hàng của khách hàng gia tăng thì khả năng đáp ứng những thay đổi các đơn
hàng của khách hàng yếu đi.

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 8


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

+ Chi phí cho sự phối hợp sản xuất: Do lượng tồn kho quá lớn làm cản trở qui trình
sản xuất nên nhiều lao động được cần đến để giải tỏa sự tắc nghẽn, giải quyết
những vấn đề tắc nghẽn liên quan đến sản xuất và lịch trình phối hợp.

+ Chi phí về chất lượng của lô hàng lớn: Khi sản xuất những lô hàng có kích thước
lớn sẽ tạo nên tồn kho lớn. Trong vài trường hợp, một số sẽ bị hỏng và một số
lượng chi tiết của lô sản xuất sẽ có nhược điểm. Nếu kích thước lô hàng nhỏ hơn
có thể giảm được lượng kém phẩm chất.

1.3 – Kỹ thuật phân tích ABC để phân loại hàng tồn kho

Kỹ thuật phân tích ABC được đề xuất dựa vào nguyên tắc Pareto. Kỹ
thuật phân tích ABC phân loại toàn bộ hàng dự trữ của doanh nghiệp thành 3
nhóm: A, B, C, căn cứ vào mối quan hệ giữa giá trị dự trữ hàng năm với số
lượng chủng loại hàng.

Giá trị hàng hoá dự trữ hàng năm được xác định bằng tích số giữa giá
bán một đơn vị dự trữ với lượng dự trữ hàng năm.

Số lượng chủng loại hàng là số các loại hàng hoá dự trữ của doanh nghiệp
trong năm. Tiêu chuẩn cụ thể của từng nhóm hàng dự trữ được xác định như sau:

- Nhóm A, bao gồm những loại hàng hoá dự trữ có giá trị hàng năm cao
nhất, chiếm 70 – 80% tổng giá trị hàng dự trữ, nhưng về mặt số lượng, chủng
loại chúng chỉ chiếm 15% tổng số chủng loại hàng dự trữ.

- Nhóm B, bao gồm những loại hàng dự trữ có giá trị hàng năm ở mức
trung bình, chiếm từ 15 – 25% tổng giá trị hàng dự trữ, nhưng về số lượng,
chủng loại chúng chiếm khoảng 30% tổng số chủng loại hàng dự trữ.

- Nhóm C bao gồm những loại hàng có giá trị hàng năm nhỏ, chỉ chiếm
khoảng 5% tổng giá trị các loại hàng hoá dự trữ, tuy nhiên số lượng chủng
loại chiếm khoảng 55% tổng số chủng loại hàng dự trữ.
Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 9
TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

Ví dụ: Phân loại vật liệu tồn kho theo kỹ thuật phân tích ABC

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 10


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

Nhu Tổng
%
Loại cầu % số Giá giá trị
giá
vật hàng lượn đơn hàng Lo
trị
liệu năm g vị năm ại

4,30 4,300 38.6


1 1,000 3.92 0 ,000 4 A

1,52 3,800 34.1


2 2,500 9.8 0 ,000 5 A
95
3 1,900 7.45 500 0,000 8.54 B
71
4 1,000 3.92 710 0,000 6.38 B
62
5 2,500 9.8 250 5,000 5.62 B
48
6 2,500 9.8 192 0,000 4.31 B
8
7 400 1.57 200 0,000 0.72 C
5
8 500 1.96 100 0,000 0.45 C
4
9 200 0.78 210 2,000 0.38 C
10 3.92 3 0.31 C
Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 11
TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

1,000 35 5,000
11.7 3
11 3,000 6 10 0,000 0.27 C
35.2 2
12 9,000 9 3 7,000 0.24 C

8,03 11,129 1
25,500 100 0 ,000 00

Trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng kỹ thuật phân tích ABC được
thực hiện thông qua hệ thống quản trị dự trữ tự động hoá bằng máy tính. Tuy
nhiên, trong một số doanh nghiệp chưa có điều kiện tự động hoá quản trị dự
trữ, việc phân tích ABC được thực hiện bằng thủ công, mặc dù mất thêm thời
gian nhưng nó sẽ đem lại những lợi ích nhất định.

Ngoài việc dựa vào giá trị hàng năm của dự trữ để phân nhóm, người ta
còn xét đến các tiêu chuẩn khác như:

- Những thay đổi về kỹ thuật dự báo;

- Vấn đề cung ứng;

- Chất lượng hàng dự trữ;

- Giá cả các loại hàng dự trữ...

Các tiêu chuẩn này có thể làm thay đổi vị trí các hàng dự trữ. Việc phân
nhóm hàng dự trữ là cơ sở để đề ra các chính sách kiểm soát riêng biệt từng loại
hàng dự trữ.

Trong công tác quản trị hàng dự trữ, kỹ thuật phân tích ABC có các tác
dụng sau:
Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 12
TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

- Các nguồn vốn dùng để mua hàng nhóm A cần nhiều hơn so với nhóm C,
do đó cần có sự ưu tiên đầu tư thích đáng vào quản trị nhóm A.

- Các loại hàng nhóm A cần có sự ưu tiên trong bố trí, kiểm tra, kiểm soát
về hiện vật. Việc thiết lập các báo cáo chính xác về nhóm A phải được
thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo khả năng an toàn trong sản xuất.

- Trong dự báo nhu cầu dự trữ chúng ta cần áp dụng các phương pháp
dự báo khác nhau cho các nhóm hàng khác nhau. Nhóm A cần được dự báo
cẩn thận hơn các nhóm khác.

- Nhờ có kỹ thuật phân tích ABC trình độ của nhân viên giữ kho tăng
lên không ngừng, do họ thường xuyên thực hiện các chu kỳ kiểm tra, kiểm
soát từng nhóm hàng.

Tùy theo từng nhóm hàng, cần có thời gian kiểm tra thích hợp.

- Đối với nhóm A: 1 tháng/1 lần

- Đối với nhóm B: 3 tháng / 1 lần

- Đối với nhóm C: 6 tháng / 1 lần

Việc kiểm tra tồn kho thường xuyên còn giúp cho doanh nghiệp giảm bớt
thời gian ngừng và gián đoạn sản xuất, phát hiện những thiếu sót và nguyên nhân
gây ra để có những hoạt động điều chỉnh kịp thời.

1.4 – Quản trị kinh tế trong dự trữ

Chức năng dự trữ phải thực hiện hai mục tiêu có vẻ trái ngược nhau:

- Mục tiêu an toàn: có dự trữ để tránh mọi gián đoạn.

- Mục tiêu tài chính: giảm đến mức thấp nhất có thể được về mức dự trữ để
giảm những chi phí kho tàng.

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 13


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

Để giải quyết điều đó, quản trị dự trữ cần trả lời hai câu hỏi:

- Đặt hàng khi nào?

- Số lượng mỗi lần đặt hàng là bao nhiêu?

1.4.1 - Những khái niệm cơ bản.

- Dự trữ trung bình: là dự trữ đã được lưu lại bình quân trong doanh nghiệp trong
thời gian nhất định, dự trữ trung bình giảm khi số tái dự trữ tăng lên.

- Dự trữ gắn với thời hạn cung ứng: dự trữ tối thiểu.

Nếu như doanh nghiệp chờ lượng dự trữ xuống bằng 0 mới đưa đơn hàng
cho nhà cung ứng, nó sẽ rới vào tình trạng gián đoạn dự trữ trong quãng thời gian
được gọi là thời gian tái dự trữ. Do vậy, vào lúc thực hiện việc đặt hàng cần phải
có dự trữ một khối lượng hàng đủ để đáp ứng nhu cầu trong thời gian từ khi đặt
hàng đến khi nhận hàng. Dự trữ tối thiểu đáp ứng nhu cầu này.

- Dự trữ an toàn hoặc dự trữ bảo hiểm

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 14


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

1.4.2 – Những chi phí liên quan đến dự trữ

Khi thực hiện dự trữ, doanh nghiệp cần phải tính toán các loại chi phí:

1.4.2.1 - Chi phí tồn trữ:

là những chi phí có liên quan đến hoạt động thực hiện tồn kho, bao gồm:

 Chi phí kho: Chi phí này nhằm bảo đảm hàng hóa dự trữ, chi phí cho kho

tàng (thuê hoặc khấu hao hàng năm nhà kho), chi phí khai thác kho (tiền lương
và bảo hiểm xã hội cho nhân viên kho, tiền thuê hoặc khấu hao hàng năm máy
móc thiết bị, ánh sáng...), chi phí bảo dưỡng thiết bị, chi phí bảo hiểm, chi phí
quản lý

 Chi phí sụt giá hàng trong quá trình dự trữ trong kho: phải phân biệt hai

nguyên nhân sụt giá:

- Sụt giá do lỗi thời liên quan đến những mặt hàng theo mốt hoặc công nghệ
tiến triển nhanh

- Sụt giá do hư hỏng, chẳng hạn do những tai nạn khi chuyên chở, bay hơi,
trộm cắp, hoặc bị phá bởi những loại gặm nhấm...

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 15


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

1.4.2.2 – Chí phí đặt hàng:

Đó là những chi phí cho mỗi lần DN bắt đầu quá trình mua để tái dự trữ.
Loại chi phí này bao gồm những chi phí có liên quan đến đơn hàng như: chi phí
các mẫu đơn sử dụng và chi phí xử lý các đơn đặt hàng, thư tín, điện thoại, đi lại,
tiền lương và bảo hiểm xã hội của nhân viên mua (tìm người cung ứng, thương
lượng, thảo đơn đặt hàng, thúc dục, nhắc nhở...), của nhân viên kế toán (ghi chép,
thanh toán hóa đơn v.v), chi phí bố trí thiết bị, chi phí cho công tác kiểm tra về số
và chất lượng hàng hóa. Khi chúng ta sản xuất một lô hàng sẽ phát sinh một chi phí
cho việc chuyển đổi qui trình do sự thay đổi sản phẩm từ giai đoạn trước sang giai
đoạn tiếp theo. Kích thước lô hàng càng lớn thì tồn kho vật tư càng lớn, nhưng
chúng ta đặt hàng ít lần trong năm thì chi phí đặt hàng hàng năm thấp hơn.

1.4.2.3 – Chi phí mua hàng:

Loại chi phí này phụ thuộc vào nhu cầu hàng năm của DN và giá mua. Khi
mua nguyên vật liệu với kích thước lô hàng lớn sẽ làm tăng chi phí tồn trữ nhưng
chi phí mua hàng thấp hơn do chiết khấu theo số lượng và cước phí vận chuyển
cũng giảm.

1.4.2.4 – Chi phí thiếu hàng:

Đây là những khoản bị thiệt hại do không đủ hàng trong kho, mỗi khi chúng
ta thiếu hàng tồn kho nguyên vật liệu cho sản xuất hoặc thành phẩm cho khách
hàng, có thể chịu một khoản chi phí như là sự giảm sút về doanh số bán hàng, và
gây mất lòng tin đối với khách hàng. Nếu thiếu hụt nguyên vật liệu cho sản xuất có
thể bao gồm những chi phí của sự phá vỡ qui trình sản xuất này và đôi khi dẫn đến
mất doanh thu, mất lòng tin khách hàng. Loại chi phí này gồm:

- Doanh thu bị mất do thiếu hàng doanh nghiệp không có thể thỏa mãn
được nhu cầu về vật tư, hàng hóa.

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 16


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

- Thiệt hại do gián đoạn sản xuất vì thiếu nguyên vật liệu. Chi phí gián đoạn
được tính bằng số mất đi do ngưng sản xuất, hoặc số tiền mất do bõ lỡ cơ hội kiếm
được cộng thêm phần mất đi hình ảnh, nhãn hiệu của doanh nghiệp (chẳng hạn: sự
mất lòng tin của khách hàng). Loại chi phí này rất khó ước lượng, dể khắc phục
tình trạng này, người ta phải có dự trữ bổ sung hay gọi là dự trữ an toàn.

Các loại chi phí này có mối quan hệ qua lại với nhau, nếu lượng đặt hàng
nhiều thì chi phí đặt hàng sẽ thấp nhưng chi phí lưu hàng lại tăng vì hàng trong kho
nhiều. Mặt khác, đặt hàng nhiều khả năng bị mật doanh thu thấp, chi phí thiếu hàng
thấp. Mục tiêu của quản lý kinh tế dự trữ là làm tối thiểu chi phí toàn bộ của dự
trữ. Các nhà quản trị doanh nghiệp muốn kiểm soát hàng cung ứng phải quan tâm
đến hai vấn đề sau:

Một là: Xác định mức mà hàng tồn kho cần được bổ sung thêm, nghĩa là
xác định khi nào phải đặt hàng.

Hai là: Xác định số lượng mỗi lần đặt hàng. Nếu chỉ đặt hàng đủ nhu cầu
và đúng lúc thì sẽ làm giảm tối đa chi phí tồn kho.

1.4.3 – Xác định mức tái đặt hàng.

Hàng tồn kho còn đến mức nào thì doanh nghiệp cần phải đặt để bổ sung?
Trả lời câu hỏi này là xác định mức tái đặt hàng có thể là số lượng hoặc giá trị.
Mục tiêu của việc xác định điểm tái đặt hàng là nhằm hạn chế tối đa chi phí lưu
kho và thiệt hại do thiếu hàng. Mức tái đặt hàng phụ thuộc vào ba yếu tố: thời gian
chờ đợi, mức dự trữ an toàn và mức sử dụng dự kiến hàng ngày.

- Thời gian chờ đợi là số ngày tính từ ngày đặt hàng cho đến khi nhận được
hàng đặt.

- Mức dự trữ an toàn là số lượng (hoặc giá trị) hàng tồn kho dự phòng cho
các trường hợp hàng đặt đến trễ hoặc sử dụng nhiều hơn dự kiến.

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 17


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

- Mức sử dụng dự kiến hàng ngày là mức sử dụng bình quân của một trong
kỳ 1 năm.

Mức tái đặt hàng được xác định như sau:

Ví dụ :Một doanh nghiệp đang xác định mức tái đặt hàng cho mặt hàng A,
có các tài liệu như sau:

- Thời gian chờ đợi: 10 ngày

- Mức sử dụng dự kiến hàng ngày: 100 đơn vị

- Mức dự trữ an toàn: 300 đơn vị

Mức tái đặt hàng của mặt hàng A là: 300 + (100 x 10) = 1300 đơn vị.

Kết quả này có nghĩa là khi trong kho còn 300 đơn vị mặt hàng A thì doanh
nghiệp đặt mua bổ sung là hợp lý nhất. Nếu hàng đặt không bị chậm trễ và mức sử
dụng hàng ngày đúng như dự kiến thì trong lần đặt sau không cần có mức dự trữ
an toàn. Mức tái đặt hàng trong trường hợp này là 100 x 10 = 1.000 đơn vị.

Chương 2: Các mô hình trong quản trị tồn kho của các doanh nghiệp hiện nay

2.1. Mô hình số lượng đặt hàng kinh tế nhất (mô hình EOQ)

2.1.1. Tổng quan về EOQ

EOQ hay còn gọi là trật tự kinh tế số lượng: là một trong những kỹ thuật
kiểm soát hàng tồn kho làm tối thiểu tổng số đang nắm giữ và sắp đặt các chi phí
cho năm nay.

Số lượng trật tự kinh tế là kỹ thuật mà quyết định vấn đề của người quản
lý vật liệu.

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 18


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

EOQ về bản chất là một công thức kế toán xác định mà tại đó sự kết hợp của
đơn hàng, chi phí và chi phí hàng tồn kho thực là ít nhất. Kết quả là chi phí hiệu
quả nhất chất lượng để đặt hàng. Trong mua bán được gọi là thứ tự số lượng, sản
xuất nó được gọi là kích thước lô sản xuất. "

Một vấn đề cơ bản cho doanh nghiệp và các nhà sản xuất là, khi đặt vật tư,
để xác định những gì số lượng của một mục cho trước để đặt hàng. Nhiều công
thức và thuật toán đã được tạo ra. Trong số những công thức đơn giản nhất và sử
dụng nhiều nhất là mô hình EOQ.Công thức EOQ đã được độc lập, phát hiện nhiều
lần trong những năm cuối thập niên tám mươi.

Mô hình lượng đặt hàng kinh tế EOQ (Economics Order Quantity Model) là
một mô hình quản lý hàng tồn kho mang tính chất định lượng được sử dụng để xác
định mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp, trên cơ sở 2 loại chi phí: Một là: chi phí
đặt mua hàng (chi phí mua hàng)Hai là: chi phí tồn trữ hàng tồn kho (chi phí dự
trữ). Hai loại chi phí trên có mối tương quan tỷ lệ nghịch với nhau .Nếu số lượng
nguyên vật liệu hay hàng hóa tăng lên cho mỗi lần đặt hàng thì chi phí đặt hàng sẽ
giảm xuống nhưng chi phí tồn trữ sẽ tăng lên. Mục tiêu của mô hình quản trị hàng
tồn kho EOQ sẽ lựa chọn mức tồn kho sao cho ở mức đó tổng hai lọai chi phí này
là thấp nhất.

2.1.2. Mô hình EOQ

Các giả định mô hình EOQ

Giả thiết 1, mức sử dụng xác định và đều: mặc dù nhu cầu độc lập mà tồn
kho phục vụ là khách quan với ý muốn của tổ chức lưu giữ tồn kho. Như thế thật
khó có thể xác định chính xác toàn bộ nhu cầu. Song mô hình EOQ giả thiết nhu
cầu mà chúng ta phục vụ là xác định. Hơn nữa, nhu cầu hay mức sử dụng phải đều

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 19


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

nghĩa là việc sử dụng hàng hóa trong mỗi đơn vị thời gian là không thay đổi. Qua
giả thiết này ta có:

+ Nếu gọi nhu cầu tiêu thu hàng hóa trong năm là D, thì D hoàn toàn xác định, nhu
cầu hàng ngày sẽ là: d = D/N với N là số ngày trong năm, nhu cầu mỗi tháng là
Dm=D/12.

+ Nếu gọi là lượng tồn kho bình quân. là tồn kho tối đa(ngay sau khi nhận
đơn hàng). là tồn kho tối thiểu (ngay trước lúc nhận đơn hàng) . Ta có

Giả thiết 2, giá đơn vị hàng hóa không thay đổi theo qui mô đặt hàng. Giả
thiết này bỏ qua khả năng có thể được hưởng mức giá chiết khấu theo quy mô đặt
hàng.

Giả thiết 3, toàn bộ khối lượng hàng hóa của đơn hàng giao cùng thời
điểm. Điều này cho phép tích lũy toàn bộ khối lượng hàng hóa của đơn hàng vào
tồn kho. Do đó, hệ thức liên hệ giữa Imin và Imax như sau:

Trong đó Q là khối lượng đặt hàng.

Giả thiết 4, thời gian đặt hàng tính vừa đủ, do đó khi đơn hàng đến mức
tồn kho bằng không, không gây thiếu hụt. Ta có tồn kho tối thiểu =0, tồn
kho tối đa = Q và tồn kho bình quân trong năm:

Giả thiết 5, chi phí đặt và nhận một đơn hàng không phụ thuộc vào qui
mô đặt hàng. Điều này, mặc dù ít xảy ra hoàn toàn trên thực tế, song trên mỗi đơn
hàng có thể có các chi phí như chi phí giao dịch, chi phí vận chuyển cả chuyến...

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 20


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

trong chừng mực nhất định không phụ thuộc vào qui mô đặt hàng to hay nhỏ, mà
chỉ phụ thuộc vào số lần đặt hàng.

Giả thiết 6, chi phí tồn kho là tuyến tính theo số lượng mặt hàng tồn kho.
Chi phí tồn kho như ở những phần trước chúng ta đề cập bao gồm chi phí cơ hội
vốn, chi phí bảo quản tồn kho, hao hụt bảo hiểm... Các chi phí này biến thiên cùng
chiều với tồn kho bình quân. Tuy nhiên, trong số các chi phí này cũng có những
chi phí hoàn toàn phụ thuộc tuyến tính với tồn kho, ví dụ như chi phí khấu hao nhà
kho, chi phí lương cán bộ quản lý kho. Giả thiết thứ 6 này bỏ qua ảnh hưởng của
những chi phí như vậy, và cho rằng chi phí tổng kho trong năm phụ thuộc tuyến
tính vào mức tồn kho bình quân. Chi phí tồn kho trên một đơn vị tồn kho cả năm
không thay đổi.

Với những giả thiết trên, sơ đồ biểu diễn mô hình EOQ có dạng:

Mục tiêu của mô hình là nhằm tối thiểu hoá tổng chi phí dự trữ. Với giả định
như trên thì có 2 loại chi phí biến đổi khi lượng dự trữ thay đổi, đó là chi phí tồn
trữ (Ctt) và chi phí đặt hàng (Cdh).

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 21


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

Tổng chi phí về hàng tồn kho = chi phí tồn trữ hàng năm + chi phí đặt hàng

Hay

Với

Trong đó:

TC: tổng chi phí về hàng tồn kho cho một năm

Ctt: chi phí tồn trữ

Cdh: chi phí đặt hàng

D: nhu cầu hàng năm tính bằng đơn vị hàng cho một năm

H: chi phí tồn trữ tính cho 1 đơn vị hàng trong 1 năm,thường được tính theo phần
trăm của giá trị một đơn hàng

Q/2: lượng tồn kho trung bình trong một năm

D/Q: số lần đặt hàng trong một năm

S: chi phí đặt hàng cho 1 đơn hàng hay chi phí thiết lập cho một đơn hàng

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 22


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

Q: sản lượng hàng của một đơn hàng

Từ công thức (1) chúng ta nhận thấy chi phí tồn trữ hàng năm là tích số của
tồn kho bình quân 1 năm và chi phí tồn trữ một đơn vị hàng cho một năm. Chi phí
này tăng tuyến tính khi sản lượng Q tăng lên.

Biểu thức D/Q x S là số lượng đơn hàng được đặt trong một năm nhân với
chi phí đặt hàng cho mỗi một đơn hàng. Số lượng hàng bình quân một năm được
tính bằng cách lấy nhu cầu hàng năm D/Q. Chi phí đặt hàng giảm khi Q tăng bời vì
có ít hơn số đơn hàng được đặt và ngược lại.

Thực sự thì số đơn hàng dược đặt cho một năm luôn luôn là một số tròn mặc
dù công thức cho phép sử dụng các giá trị lẻ. Tuy nhiên không nhất thiết phải làm
tròn số bởi vì những gì đang được tính toán là 1 số trung bình qua nhiều năm. Nó
là thực tế cho những giá trị bình quân không phải là số nguyên

Có thể mô tả mối quan hệ giữa 2 lại chi phí này bằng đồ thị:

2.1.3 Công thức tính

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 23


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

Trong đó: D: nhu cầu hàng năm

S: chi phí đặt hàng cho một đơn hàng

H: chi phí tồn trữ cho một đơn vị hàng

Từ công thức để tính EOQ, còn có 1 cách khác để diễn đạt 1 cỡ lô hàng như
là thời gian giữa các đơn hàng bổ sung hơn là số đơn vị hàng.

Thời gian giữa các đơn hàng TBO ( Time Between Orders ) cho 1 cơ lô
hàng cụ thể là thời gian bình quân đi qua giữa các đơn hàng booer sung được đặt
của Q đơn vị. TBO được diễn tả như là một phần một năm. Nó được xác định đơn
giản bằng cách lấy số lượng hàng cảu một đơn hàng (Q) chia cho nhu cầu trong
một năm(D).

Khi dùng EOQ và diễn đạt thời gian bằng tháng. TBO là:

Hay diễn đạt bằng tuần:

2.1.4. Phân tích độ nhạy của mô hình EOQ

Việc phân tích độ nhạy của mô hình EOQ giúp cho nhà quản trị có được một
cái nhìn thấu đáo trong việc quản lý hàng tồn kho.

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 24


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

Phân tích độ nhạy là kỹ thuật để thay đổi một cách có hệ thống các tham số
nhằm xác định sự ảnh hưởng. Các giá trị khác nhau sẽ được thay thế vào tử số và
mẫu số của công thức (2) và các kết quả được ghi lại.

Xét các trường hợp sau đây:

– Nếu mức cầu (D) tăng ?

– Nếu chi phí đặt hàng (S) giảm ?

– Nếu lãi suất giảm (H giảm) ?

Dựa vào công thức:

 Khi mức cầu tăng lên, vì D nằm ở tử số nên EOQ tăng theo tỷ lệ với căn bậc

2 của nhu cầu hàng năm. Cỡ lô hàng vì vậy nên được tăng lên khi nhu cầu
tăng nhưng tại một mức thấp hơn nhu cầu thực tế.

 Khi chi phí đặt hàng ( hay chi phí thiết lập đơn hàng ) giảm, thì giảm chi phí
đặt hàng s sẽ giảm cỡ lô hàng EOQ và kết quả là giảm mức tồn kho theo chu
kỳ. Đó là lý do tại sao các nhà sản xuất luôn quan tâm về việc cắt giảm thời
gian và chi phí đặt hàng .

 Khi mức lãi suất giảm ( H giảm), lãi suất hay phí tổn về vốn là 1 bộ phận
của chi phí tồn trữ. Bởi vì H nằm ở mẫu số. EOQ tăng lên khi H giảm di. Cỡ
lô hàng lớn hôn được điều chỉnh bằng cách giảm di chi phí tồn trữ. Tồn kho
theo chu kỳ, ngược lại thay đổi theo căn bậc 2 của H.

2.1.5. Xác định thời điểm đặt hàng lại trong mô hình EOQ

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 25


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

Theo giả định 2 của mô hình EOQ , sự tiếp nhận 1 đơn hàng là được thực
hiện trong 1 chuyến hàng, hay nói cách khác là khi số lượng hàng trong kho giảm
xuống 0 thì mới tiến hành đặt hàng và sẽ nhận được hàng ngay tức khắc.

Tuy nhiên trong thực tế, thời gian giữa lúc đặt hàng và nhận hàng có thể
ngắn trong vài giờ hoặc rất dài đến hàng tháng. Do đó nhà quản trị cần phải xác
định khi nao thì đặt hàng lại hay khi trong kho còn bao nhiêu hàng thì bắt đầu tiến
hành đặt hàng. Có thể xác định như sau:

Điểm đặt hàng lại ( ROP ) = Nhu cầu hàng ngày (d) x Thời gian vận chuyển đơn hàng (L)

Hay : ROP = d x L

Biểu thức nói lên rằng điểm đặt hàng lại ROP tương đương với nhu cầu
trong suốt thời gian vận chuyển .

Cách tính điểm đặt hàng lại giả định nhu cầu luôn luôn đồng nhất và không đổi. nó
cũng không xét đến trường hợp tồn kho dự trữ an toàn

D (Nhu cầu hàng năm)


.Nhu cầu hàng ngày =
Số ngày làm việc trong năm

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 26


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

Nhận xét: Mô hình EOQ có ưu điểm cơ bản là chỉ ra mức đặt hàng tối ưu
trên cơ sở cực tiểu chi phí đặt hàng và tồn kho cho một nhu cầu xác định. Tuy
nhiên, nhược điểm lớn của mô hình này là dựa trên quá nhiều giả thiết khó đạt
được trên thực tế. Vì vậy, mô hình EOQ cần được thực tiễn hóa bằng cách loại bỏ
dần các giả thiết, chấp nhận các điều kiện thực tế.

2.2. Mô hình khấu trừ theo sản lượng QDM

Khấu trừ theo sản lượng là giá khuyến khích để mua số lượng lớn. Hay nói
cách khác khi mua hàng với số lượng lớn thì được giảm giá. Chính việc mua với số
lượng lớn nhằm được giảm giá gây áp lực khá lớn đối với vần đề tồn kho. Mô hình
đã nới lỏng giả định thứ 5 của mô hình EOQ.

Theo mô hình này, nhà quản trị không những phải tính toán mua bao nhiêu
hàng để được giảm giá mà còn phải tính toán sao cho chi phí tồn khho là thấp nhất.
Khi đó tổng chi phí tồn kho bây giờ bao gồm cả chi phí mua hàng nữa.

Các bước để tìm kiếm cỡ lô hàng tốt nhất là:

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 27


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

Bước 1: xác định các mức sản lượng tối ưu theo từng mức giá khác nhau
theo phương pháp mô hình EOQ.

trong đó: I: chi phí tồn trữ tính theo phần trăm giá của một đơn vị hàng.

: giá đơn vị hàng

D: nhu cầu hàng năm

S: chi phí đặt hàng cho 1 đơn hàng

Bước 2: điều chỉnh mức sản lượng lên mức sản lượng được hưởng giá khấu
trừ.

Bước 3: tính tổng chi phí cho từng mức sản lượng đã điều chỉnh. Mức sản
lượng nào có chi phí thấp nhất đó là cỡ lô hàng tốt nhất.

trong đó:

Đồ thị

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 28


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

2.3. Mô hình cung cấp theo nhu cầu sản xuất (Mô hình POQ)

Trong mô hình EOQ một trong những giả định cơ bản là hàng được sản xuất
hoặc được mua theo lô hoặc số lượng hàng cho một đơn hàng chứ không phải vận
chuyển làm nhiều chuyến. Nhưng trên thực tế cũng có nhiều doanh nghiệp nhận
hàng dần dần trong một thời gian nhất định nên làm giảm chi phí đặt hàng và cả
chi phí tồn trữ. Lượng hàng được đưa đến một cách liên tục, hàng được tích lũy
dần cho đến khi lượng hàng được tập kết hết. Trong trường hợp này thì mô hình
EOQ không còn phù hợp nữa, chính vì thế mà mô hình POQ ra đời.

Giả thiết của mô hình:

- Nhu cầu hàng năm, chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng của một loại vật liệu
có thể ước lượng được.

- Không sử dụng tồn kho an toàn, vật liệu được cung cấp theo mức đồng nhất
(p), vật liệu được sử dụng ở mức đồng nhất (d) và tất cả vật liệu được dùng
hết toàn bộ khi đơn hàng kế tiếp về đến.

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 29


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

- Nếu hết tồn kho thì sự đáp ứng khách hàng và các chi phí khác không đáng
kể.

- Không có chiết khấu theo số lượng.

- Mức cung cấp (p) lớn hơn mức sử dụng (d) (d ≤ p)

Mô hình này không chỉ phù hợp với những doanh nghiệp thương mại mà
còn được áp dụng cho những doanh nghiệp vừa sản xuất vừa bán hoặc doanh
nghiệp tự sản xuất lấy vật tư để dùng. Vì mô hình này đặc biệt thích hợp cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của người đặt hàng nên được gọi là mô hình cung cấp
theo nhu cầu sản xuất. Trong mô hình này chúng ta cần xác định mức sản xuất
hàng ngày của nhà sản xuất hoặc mức cung ứng của nhà cung ứng.

Các giả định cơ bản của mô hình giống mô hình EOQ nhưng chỉ khác là
hàng được giao nhiều chuyến chứ không phải một chuyến. Bằng phương pháp
giống như EOQ ta có thể tính được lượng đặt hàng tối ưu Q*:

Gọi:

Q: sản lượng đơn đặt hàng

H: chi phí tồn trữ cho một đơn vị hàng tồn kho mỗi năm

P: mức sản xuất (mức cung ứng) hàng ngày

d: nhu cầu sử dụng hàng ngày ( d<P)

t: thời gian cung ứng (thời gian sản xuất để có đủ số lượng cho một đơn hàng)

T: chu kỳ cung ứng

Mô hình POQ có dạng như sau:

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 30


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

Từ đồ thị trên ta có:

Tổng lượng hàng cung Tổng lượng hàng sử


Mức dự trữ tối
= ứng (sản xuất) trong + dụng trong thời gian
đa
thời gian t t
Hay Qmax = Px t - d x t (1)

Ta lại có: lượng hàng của một đơn hàng bằng tích số của số ngày cung ứng và
lượng hàng cung ứng mỗi ngày
Q
Q = P x t hay t = P

Thay vào (1) ta được:


Q Q Q
Qmax = P× −d × = Q −d ×
P P P

 d
Vậy Qmax = Q × 1 −  (2)
 P

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 31


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

Từ đồ thị trên ta có: lượng tồn trữ trung bình (Q )

 d
Q × 1 − 
Qmax + Qmin Qmax + 0 Qmax  P
Q= = = =
2 2 2 2

 d
Q × 1 − 
Vậy chi phí tồn trữ: Ctt =  P  ×H
2
D
Và chi phí đặt hàng: Cđh = ×S
Q

Áp dụng phương pháp tương tự mô hình EOQ, để tổng chi phí về hàng tồn kho là
nhỏ nhất (TCmin) thì chi phí tồn trữ (Ctt) và chi phí đặt hàng (Cđh) phải bằng nhau
khi đó ta tìm được lượng đặt hàng tối ưu (Q*)

 d
Q * 1 − 
Ctt = Cđh
⇔  P H = D S
2 Q*

2 DS
Q* =
Vậy POQ =  d
H 1 − 
 P

Mô hình POQ hữu dụng cho việc xác định kích thước đơn hàng nếu một vật
liệu được sản xuất ở một giai đoạn của qui trình sản xuất, tồn trữ trong kho và sau
đó gửi qua giai đoạn khác trong sản xuất hay vận chuyển đến khách hàng. Mô hình
này cho ta thấy các đơn hàng được sản xuất ở mức đồng nhất (p) trong giai đoạn
đầu của chu kỳ tồn kho và được dùng ở mức đồng nhất (d) suốt chu kỳ. Mức gia
tăng tồn kho là (p - d) trong sản xuất và không bao giờ đạt mức Q như trong mô
hình EOQ.

2.4. Mô hình xác suất với thời gian cung ứng không đổi

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 32


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

Giả định thứ nhất của mô hình EOQ là nhu cầu cho một loại hàng được biết
trước và không đổi.Trong thực tế có những trường hợp nhu cầu không biết trước
(không chắc chắn ) và thay đổi. Sử dụng mô hình xác suất với thời gian cung ứng
không đổi để nhận dạng nhu cầu thông qua công cụ phân phối xác suất trong
những trường hợp trên.

Nhà quản trị nên tính toán để có lượng hàng dự trữ trong kho sao cho đảm
bảo không bị thiếu hụt hàng, mà chi phí tồn kho là thấp nhất. Lượng dự trữ này
được gọi là dự trữ an toàn hay dự trữ bảo hiểm.

Lượng dự trữ an toàn phụ thuộc vào chi phí tồn kho và chi phí thiệt hại do
thiếu hàng. Trong trường hợp không có dự trữ an toàn thì điểm đặt hàng lại là:

ROP = L d

Nếu tăng thêm lượng dự trữ an toàn thì điểm đặt hàng lại sẽ là:

ROP = L d+B

B: là lượng dự trữ an toàn.

2.5. Mô hình phân tích biên tế

Nhờ vào cách phân tích biên tế nên ta có thể xác định mức tồn trữ tối ưu cho
nhiều mô hình tồn kho qua viêc tính toán lãi biên tế và lỗ biên tế. Khi tồn kho đạt
đến một mức nào đó mà nếu ta hêm vào một đơn vị tồn kho ta sẽ có lãi biên tế
mong đợi bằng hoặc vượt quá lỗ biên tế mong đợi. Quan hệ này được diễn tả như
sau nếu ta gọi:

p: Xác suất xáy ra khi nhu cầu lớn hơn hoặc bằng mức cung cho trước

1 – p : Xác suất xảy ra nhu cầu khi nhu cầu sẽ nhỏ hơn mức cung

Như vậy lải biên tế mong đợi sẽ bằng xác suất của đơn vị lấy thêm mà bán
được nhân với lãi biên tế (p × MP). Cũng như vậy lỗ biên tế mong đợi sẽ bằng với

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 33


TÌM HIỂU CÁC MỘT SỐ MÔ HÌNH TỒN KHO

xác suất của đơn vị lấy thêm mà bán không được nhân với lỗ biên tế (1 – p)ML.
Cuối cùng ta có:

Từ đó rút ra điều kiện để tăng thêm hàng:

Ta có thể dùng hệ thức này để giải trực tiếp bài toán tồn kho. Cách phân tích
này đặc biệt được dùng khi ra quyết định về tồn kho một lần mà không thể đặt
hàng lại cũng như đặt bổ sung.

Chương 3: Một số bài toán ví dụ sử dụng phần mềm

3.1. Về mô hình EOQ

3.2. Về mô hình DQM

3.3. Về mô hình POQ

3.4. Về mô hình xác suất

3.5. Về mô hình phân tích biên tế

Nhóm 2 Lớp Ngân hàng 6 K34 trang 34

You might also like