You are on page 1of 3

Ngọc Hiển....

:D
1.Tài liệu tham khảo :
Vi sinh vật học-Nguyễn Lân Dũng,...
Sinh lý thực vật - Vũ văn Vụ
Sinh thái học- Vũ Trung tạng
Sinh học - philip, chilton
Atlas sinh lý học-AVCorobcop
Di truyền học- Phạm thành hổ
SGK phân ban lớp 12
Thực tập sinh lý thực vật- Vũ văn vụ
Hỏi đáp về tập tính động vật - Vũ Quang Mạnh
Tạp chí KCT
2. Chi tiết:

Vi sinh vật học:

-phần tăng trưởng chưa được chú ý nhiều, chủ yếu khai thác phần nuôi cấy, chẳng hạn:
Với thành phần môi trường nuôi cấy như vậy, đây là loại môi trường gì, sử dụng chất ức chế sinh trưởng nào để
bảo quản chúng, cần bổ sung vào môi trường những muối khoáng nào để thu được lượng sinh khối lớn nhất, ...
-Phần lên men : không còn đi vào giải thích các vấn đề thực tế vd tại sao dưa bị khú, tai sao gọi lên men giấm là
không chính xác, chủ yếu nhắm vào cơ chế lên men, hô hấp kị khí nhưng thường chỉ dừng lại ở so sánh. Vd về
tính hệ số kinh tế của hô hấp so với lên men ở nấm men bánh mỳ và qua đó giải thích tại sao tiến hóa chuyển từ
lên men sang hô hấp...
-Những phần khác : thường chon một số loại sinh vật với thành phần cấu tạo đặc biệt vd bao nhầy ở vi khuẩn,
viroid, prion,... một số câu hỏi thực tế dựa trên cấu tạo bào quan vi sinh vật như tai sao bà mẹ khuyên con trẻ
nên đánh răng sau khi nhai kẹo, phương pháp nhuộm Gram dựa trên cơ sở nào, HS dựa trên những kiến thức
thu thấp được ngẫm nghĩ lại những gì viết trong SGK, chẳng hạn chiều dài gen cấu trúc bằng chiều dài mRNA
( tin hết ở sách thì đừng đọc sách làm gì )
-giải thích cơ chế về miễn dịch ( đề bảng A) vd như trí nhớ miễn dịch, tại sao chủng vi khuẩn này độc hơn chủng
vi khuẩn khác,...

Tế bào và sinh lý thực vật:

- Tập trung vào chu trình tế bào, sinh lý tế bào như hiện tượng co nguyên sinh chất, phản co nguyên sinh,...vài
công thức liên quan như tỉ lệ S/V trong mối liến quan với trao đổi chất và năng lượng, P= CRTi ( tất nhiên tính
luôn PV = nRT,...) ATP, NADPH, FADH vd thuyết hóa thẩm về vận chuyển H+ trong hô hấp khác quang hợp thế
nào ( hô hấp vận chuyển 2 phân tử H+ , còn quang hợp là 3), nhúng tế bào thực vật vào môi trường gi để biến
chúng thành tế bào trần,...
-Trao đổi nước khoáng : có thể hỏi vài câu thực tế như tại sao cây cao hàng chục mét vẫn xanh tươi trong ngày
hè oi ả, lấy hai miếng giấy tẩm cobanclorua áp vào hai mặt trên dưới của lá tại sao ta thấy miếng áp vào mặt
dưới lá hồng đậm hơn, kinh nghiệm dân gian về tưới nước bón phân, vd giải thích thành ngữ nhất nước nhì phân
tam cần tứ giống, ngày nay giống nên xếp ở vị trí thứ mấy,... Cần nhấn mạnh vế tác dụng của các loại phân bón
quan trọng, vd liệt kê loại phân bón ( đa lượng và vi lượng dùng kèm ) và cách bón cho cây đậu răng ngựa từ
lúc cây non tới trưởng thành đơm hoa, kết quả, nguyên nhân một chậu cây cảnh bị mốc trắng, tại sao lúc bứng
cây về trồng người ta thường cắt bớt một vài lá,...

- Quang hợp, hô hấp : đi vòng ngoài, không yêu cầu nắm cơ chế, vd tính hệ số hô hấp, tại sao cây vùng ôn đới
lá cây thường có màu sắc sặc sỡ,làm sao nâng cao năng suất quang hợp, tính cường độ quang hợp, nói chung
phần này nặng về yêu cầu thực nghiệm và lý luận dựa trên cơ chế, vd tại sao quan niệm sản phẩm hình thành
đầu tiên trong quang hợp là đường glucose là không đúng,ứng dụng của phướng pháp phóng xạ trong nghiên
cứu quag hợp, khí khổng cần thiết thế nào đối với lục lạp và lục lap cần thiết ra sao đối với khí khổng,từ đó thảo
luận mối tương quan tất yếu giữa quang hợp và thoát hơi nước,....cần lưu ý hô hấp ngày đêm.
-Sinh trưởng và phát triển : chủ yếu về các hocmon thực vật vd tại sao trái cây lại chín, tại sao cây phong rụng
lá về thu, tại sao cây cỏ thường hướng về mặt trời, tại sao cây cao tán ít, cây lùn tán rậm,tỉ lệ auxin/xitokinin và
nuôi cấy mô thực vật,con đường vẫn chuyển auxin khác nước và khoáng ở những điểm nào, phytocrom và đồng
hồ sinh học thực vật, các hình thức thích nghi với thụ phấn nhờ sâu bọ ( nửa hoa kim, nửa hoa chỉ,nhị, nhụy
không cùng chín một lúc,...)...
-Câu hỏi về cấu tạo : thường phần này có trong đề vòng hai, chưa từng góp mặt trong đề vòng 1, có thể hỏi
mấy câu như cấu tạo khí khổng có gì đặc biệt, giải thích sự xuất hiện của quản bào và xylem làm chiều cao cây
tăng vọt trong tiến hóa, làm thế nào tính tuổi cây,những cây rỗng ruột như cần tàu làm sao mà sống,...
Sinh lý động vật: phần này tham khảo tài liệu đã dẫn

Điều hòa là nền tảng, qua rồi cái thời giải phẫu

-Sinh lý mạch máu : vd tại sao bị vắt cắn ta chảy máu hoài, làm sao giờ, điều hòa tuần hoàn hở khác điều hòa
tuần hoàn kín ở điểm nào, liệu có tồn tại loài sinh vật có tuần hoàn hở lẫn tuần hoàn kín, chúng là sinh vật ưu
việt nhất ?, máu có lợi lẫn có hại, đúng hay sai, bánh mỳ và nội tác nhân Karls trong sản xuất hồng cầu, nếu
ghép nhân vào hồng cầu điều gì xảy ra, giải thích, vẽ sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất bạch cầu, giải
thích sự có mặt của Fe trong nhân hem của hemoglobin và ý nghĩa thực tế,...
- Sinh lý tim : hoạt đông tế bào cơ tim khác cơ vân điểm nào, tại sao tiếng tim nghe thình thịch, hoạt động của
van tim, tại sao nhịp tim hay loạn khi bước vào phòng thi, tại sao bi bệnh tim mặt người bệnh thường tím tái,
-
Đạo chia chánh tà người phân hai ngã, tôi xin giải thích lý do vi sao ông bộ chuyển từ thi 2 ngày--->1 ngày �
:idea:
Tại sao một cái đề thi có mấy câu mà đánh giá cả quá trình rèn luyện của HSG ? Ấy là dựa trên qui luật tâm lý :
có câu ra nhằm kiểm tra khả năng kiên nhẫn ( câu dễ mà dài), có câu nhằm kiểm tra khả năng phán
đoán,...Người chấm bài đọc bài em này viết đâu phải chỉ ở mảng kiến thức mà qua đó ít nhiều đoán được tác
phong khoa học, đạo đức em đó.Cách kiểm tra rất hay nhưng cũng là điểm yếu chết người của kì thi QG. Những
kẻ mưu mô, rành rẽ tâm lí con người �dựa vào đó mà biết đề ngày thi thứ nhất đoán tuốt luốt đề ngày thứ hai.
Tin hay không thi tùy, đề hay cách mấy cũng không tránh khỏi trùng lặp, dẫu là đề QT còn hông tránh khỏi
huống hồ QG. Phương thức cụ thể ra sao không dẫn ở đây vì làm vậy là chọn �HS đoán đề giỏi đâu phải chọn
HS giỏi. Vừa thực dụng vừa tà đạo, toàn tiểu xảo hoa quyền tú thối, cuối cùng gặp phải HS giỏi chân chính cũng
bị phá sạch hết. Bộ đã làm gì để cứu nguy tình thế,..., cách làm vửa thụ động vửa không khoa học
-Hô hấp : cơ chế thể dịch điều hòa hô hấp, một số dạng hô hấp đặc biệt,...
- Tiêu hóa: loét tá tràng và Helicobactepylory, tại sao các loài chim ăn hạt lúc tiêu hóa thức ăn thường ngậm sỏi,
vì sao thỏ hay ăn phân của mình, tiêu hóa ở động vật nhai lại, các loại cử động nhào trộn thức ăn ( như tại sao
khi ăn xong không nên nằm nghiêng hay chạy nhảy,...), các loại hôcmon như cholexcytokinin, pepsin,... cần nhớ
tên đủ 12 vitamin...
-Sinh sản, thần kinh ,nội tiết, tai mắt mũi họng: tuần hoàn máu não thai nhi có gì khác người lớn, tại sao sự mỏi
xảy ra trước tiên ở xynap, tại sao nước vào tai khiến ta bị ù tai, nhức mắt, con đường cAMP, bơm Na+K+, dẫn
truyền có và không có bao myelin, tại sao nhức tay phải phải kiểm tra bán cầu não trái, melatonin và sự điều
hòa giấc ngủ, mối liên hệ giữa liên lạc thể dịch và liên lạc thần kinh, chuỗi phản xạ ở mèo,...
Tại sao người say rượu dáng đi nghiêng ngả ?, tại sao bọn côn trùng não không lớn như người và tại sao cây
xecoia cao hàng chục met,....

Bài tiết: chủ yếu thi ở vòng hai, vd tại sao người không thể uống nước biển, tại sao da vàng, đường đi của chất
độc trong cơ thể, tại sao ta khát, hocmon ADH,...
Gan tụy : các loại hocmon cần nhớ : insulin, glucagon,...
Xương : tại sao trẻ em nên tắm nắng, tại sao bò không sợ rụng răng, tại sao người ta chỉ cao tới một chiều cao
xác định,...
Sinh thái học :
Phần trung tâm là năng lượng. Nói chung không yêu cầu kiến thức ngoài SGK, một số câu hỏi tham khảo:

-Nuôi gà tây trong chuồng tốt hay thả ngoài vườn tốt, tại sao ăn sò huyết nguy cơ bị nhiễm độc cao nhất trong
các mắt xích của lưới thức ăn là người, vẽ sơ đồ lưới thức ăn và cho biết quan hệ ký sinh, hội sinh hay cộng sinh
thu được nhiều năng lượng nhất, cho sơ đồ về tình hình đánh bắt cá lý giải tại sao không nên đánh bắt cá con,
tại sao phải thường xuyên thay nước ở các đầm nuôi tôm sú, các trường hợp đặc biệt của tháp sinh thái và lý giải
( như tháp sinh thái suối bạc, rừng rụng lá thường xanh,...) tại sao tính đa dạng sinh học vùng rừng nhiệt đới
hơn hẳn vùng ôn đới, tại sao năng suất sơ cấp của các rặng san hô là lớn nhất, tại sao cá voi không ăn các loài
động vật cỡ lớn mà ăn giáp xác nhỏ, năng suất khoai tây và ngô chịu ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính ra sao,
công thức phân bố quần tụ trong môi trường, tổng nhiệt hữu hiệu, bọn bò cạp, lạc đà, xương rồng sử dụng năng
lượng ra sao để đối phó với điều kiện khắc nghiệt của hoang mạc, điều hòa biến động số lượng cá thể của quần
thể, vì sao chim tu hú đẻ nhờ ổ trứng loài chim khác, tại sao diễn thế thứ sinh không có quần xã đỉnh cực...

- Nhân tố sinh thái : vì sao nói ánh sáng là nhân tố sinh thái chủ đạo nói chung, vì sao người ta đốt đồng sau
mỗi vụ gặt, phân vùng sinh thái theo độ cao chịu ảnh hưởng cụ thể của các nhân tố sinh thái nào, cho ví dụ, sự
biến động nhiệt độ nước và năng suất sơ cấp 4 mùa xuân hạ thu đông, vì sao nhân tô sinh thái tác động lớn nhất
tới các loài chim là khí hậu, quan sát và nhân xét rút ra từ khí hậu đồ,...
còn hàng rào máu não nữa.
Di truyền học �và tiến hóa
- Qui luật di truyền : các qui luật căn bản tương tác gen, liên kết và hoán vị, di truyền tế bào chất
-Lý thuyết về xác suất : xác suất giao tử, xác suất kiểu gen, xác suất kiểu hình
-Phả hệ: phả hệ tương tác gen, phả hệ hoán vị và liên kết X
-Vài qui luật mở rộng : tương tác tỉ lệ 12+4,tương tác tỉ lệ 9+3, gen bị ảnh hưởng bởi giới tính, di truyền
menden biểu hiện chậm, di truyền theo dòng cha, di truyền gây chết liên kết với X bị ức chế bởi Y, hiện tượng
trội giả, di truyền thể Barr, giả thuyết một gen một enzim, nhiễu và giao thoa, cách tính tần số trao đổi chéo kép
khi lai phân tích, gen liên kết X lẫn Y, cách tính tần số hoán vị �ở thể bào tử nấm men,...
- phương pháp thử X^2 trường hợp phân ly độc lập và tương tác gen
-Di truyền người: nhóm máu ABO, MN, yếu tố Rhzeus, hiện tượng đa alen
-Mật độ quang ADN, mô hình lac-operon của Jacob, Mono, intron- exon,....
-Kỹ thuật di truyền: thư viện cDNA, kĩ thuật nhân bản vô tính cừu Dolly, phương pháp vi tiêm, súng bắn gen,
PCR, vd tìm thấy mẫu thịt voi mamut cổ đại, nêu các bước lập thư viện cDNA
-Sửa sai DNA : hiện tượng quang hoạt hóa, sai úp sấp
-Định luật Hardy- Van bec: 2 alen, 3 alen, liên kết X, phân ly độc lập
-Các hình thức chọn lọc, áp lực chọn lọc
- Học thuyết tiến hóa cổ điển và hiện đại, các giả thuyết về sự sống ( đáy đại dương, suối nước nóng,...nhấn
mạnh vai trò của đất sét)
- Giả thuyết Machusin về nguồn gốc loài người
- Đột biến NST: cách phát hiện, vai trò trong tiến hóa
- Chu trình tế bào và ung thư, ung thư là quá trình vi tiến hóa
- Thích nghi trong môi trường không trọng lực, hóa thạch, định luật phát sinh sinh vật, phân biệt tiến hóa đồng
qui và tiến hóa hội tụ, nêu nguồn gốc phát sinh loài ngựa, nguồn gốc lúa mỳ

Câu hỏi tham khảo:


- tại sao nấm độc có màu sắc sặc sỡ ?
- giả thuyết về sự tuyệt chủng của khủng long
- cây phát sinh loài....

LỜI KHUYÊN:
- Uống nhiều nước trước khi vào phòng thi
-Quí hồ tinh bất quí hồ đa
-Đúng trong trường hợp này sai trong trường hợp khác
- Đối tượng mô hình
- Đi đâu mà vội mà vàng , mà vấp phải đá mà quàng phải dây
- Lập dàn ý viết ý cần viết trước khi viết
- Chính xác hay không không phải vấn đề mà là ở cách suy nghĩ

LỜI QUÊ CHẤP NHẶT DÔNG DÀI


MUA VUI CŨNG VỬA ĐƯỢC MỘT VÀI TRỐNG CANH
----------------------------------------------------------
Tố Như
phương pháp thử x^2
ban đầu bằng lý luận định tính chỉ ra qui luật chi phối tính trạng rồi thực hiện phép thử sau

X^2 = d^2/e
trong đó
d sai lệch giữa lý thuyết và thực tế
e số liệu lý thuyết
Bậc tự do thông thường bằng tổng số kiểu hình trừ 1, nếu X^2 < hoặc = 3,84 ( bậc tự do bằng 1) 5,99 ( bậc tự
do bằng 2) 7,84 ( bậc tự do bằng 3), ... thì qui luật ta biện luận ban đầu là chính xác, ngược lại phải giải thích
bằng qui luật khác.
X^2 không áp dụng cho số thập phân <==> tỉ lệ phần trăm và số cá thể thu được < hoặc = 5

Vài điều trao đổi cùng bạn.

You might also like