You are on page 1of 26

Phần 1:“Mục tiêu” tăng trưởng kinh tế :

Tăng trưởng Kinh Tế là một mục tiêu quan trọng . Tăng trưởng Kinh Tế cao , tăng năng suất lao
động , nâng cao mức sống , khả năng phát triển ở nước ngoài , sự ổn định chi phí và giá cả là các
mục tiêu kinh tế của chính phủ các nước , là mục tiêu chính sách của mỗi quốc gia.
-Tăng trưởng kinh tế góp phần cải thiện phúc lợi xã hội
Tăng trưởng kinh tế cực kỳ quan trọng bởi vì điều quan trọng cuối cùng của nền kinh tế
chung quy lại chính là khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người. Nền kinh tế “thành công”
nhất: là nền kinh tế đem đến cho người dân của mình mức phúc lợi cao nhất hay là nền kinh tế
cải thiện (làm tăng) phúc lợi ở tốc độnhanh nhất; nhưng không thể phủ định một điều rằng sự
thành công của một nền kinh tế bằng cách này hay cách khác có quan hệ trực tiếp đến phúc lợi
con người. Dĩ nhiên, Adam Smith đã chỉ ra điều này ngay từ năm 1776 với việc xuất bản quyển
Của cải của các Quốc gia.12 Ông ta khẳng định rằng của cải của một quốc gia được xác định
không phải bằng lượng vàng trong ngân khố quốc gia, quy mô của hải quân và lục quân, hoặc sự
thành công của một số ngành công nghiệp của đất nước mà được xác định bằng lượng
hàng hóa và dịch vụ mà toàn bộ dân số của quốc gia đó có thể có được. Nói cách khác,
“của cải của một quốc gia” là mức sống mà các cá nhân sinh sống tại nước đó được thụ
hưởng. Nền kinh tế vận hành tốt nhất là nền kinh tế cung cấp mức phúc lợi lớn nhất cho
nhiều người nhất. Tăng trưởng kinh tế chỉ có ý nghĩa với tư cách là một khái niệm mô tả
sự thịnh vượng của các cá nhân.
_ Tăng trưởng KT tạo điều kiện nâng cao mức sống và đẩy mạnh an ninh quốc gia.Tăng trưởng
kinh tế hàm ý là tăng tổng sản phẩm quốc dân thực tế (GNP thực tế ). Tổng sản phẩm quốc dân
là thước đo cơ bản hoạt động của nên KT.
_ Kích thích kinh doanh táo bạo , khuyến khích sự đổi mới và mang lại sự khích lệ thường xuyên
đối với hiệu quả kỹ thuật và quản lý
_ Nền Kinh Tế đang tăng trưởng tạo thuận lợi cho tính năng động về mặt Kinh Tế và Xã Hội;
tính năng động về mặt kinh tế bởi vì những thay đổi trong mô hình công nghiệp có thể dẫn diễn
ra thông qua nguồn nhân lực mới của lực lượng lao động và dòng đầu tư mới; tính năng động về
mặt Xã hội bởi vì sự mở rộng quy mô kinh tế sẽ tăng cường cơ hội cho các thành viên dám nghĩ
dám làm và sang tạo trong cộng đồng.
_Sự tăng trưởng tạo nguồn vốn cho cộng đồng
_Làm giảm tỷ lệ thất nghiệp : khi một nền KT có tỷ lệ tăng trưởng cao thì 1 trong những nguyên
nhân qua trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Như vậy, tăng trưởng nhanh thì thất
nghiệp có xu hướng giảm đi

VD:

Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2008 do Quốc hội đề ra từ kỳ họp cuối năm trước là
8,5- 9%, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phấn đấu đạt trên 9%. Chỉ số tăng trưởng
GDP hiện nay rất thấp, chỉ còn 6,7% mặc dù tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm
2007 cao nhất trong 10 năm qua. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quý 1/2008 đã
chậm lại so với tốc độ của quý 1/2007.
Trong mười năm gần đây, kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá nhanh và tương đối ổn định. Tốc độ
tăng GDP hằng năm đạt 7,2% trong giai đoạn 2001 – 2010. GDP bình quân đầu người năm 2010
ước tính khoảng 1.200 USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2000. Với mức này, Việt Nam chuyển vị
trí từ nhóm nuớc nghèo nhất sang nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp. Tuy nhiên cùng
với mức tăng trưởng cao là hàng loat những vấn đề khác đi kèm:
• Lạm phát tăng cao:Lạm phát vượt qua mức tối đa cho phép 9% và lạm phát năm 2008
tình đến nay là 22,3%. Lạm phát năm 2007 đã ở mức hai chữ số (12,63%), 3 tháng 2008
tiếp tục lồng lên đến mức 9,19%, cao gấp ba lần cùng kỳ và bằng gần ba phần tư mức cả
năm 2007, đã vượt qua mức theo mục tiêu đã đề ra cho cả năm 2008; nhập siêu gia tăng
cả về kim ngạch tuyệt đối (3.366 triệu USD so với 1.933 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu
so với xuất khẩu (56,5% so với 18,2%)...
• Đồng tiền mất giá:
+Kể từ tháng 3/2008, tiền đồng đã giảm 23,3% so với USD. Trong năm 2010, Ngân hàng Nhà
nước đã 3 lần hạ giá tiền đồng, lần gần nhất là 18/08/2010 (2,1%).
+Tỷ giá USD/VND chính thức đã luôn ở mức kịch trần từ đó đến nay. Trong khi đó, tỷ giá
giao dịch USD/VND ngoài chợ đen đã vượt mức 20.000 đ/VND. SBV vẫn đang chịu áp lực lớn
từ phía thị trường trong việc điều chỉnh giá tiền đồng.
Trên thực tế, tiền đồng đã liên tục bị mất giá trong những năm gần đây: 9,27% năm 2008,
5,70% năm 2009 và 5,51% năm 2010 (tính từ đầu năm đến nay).
è Điều đó cho thấy mục tiêu tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng. Nếu một quốc gia có mục
tiêu tăng trưởng phù hợp thì sẽ tăng trưởng bền vững và có thể hạn chế được những rủi ro hay
những mặt trái của tăng trưởng kinh tế. Còn nếu như đặt mục tiêu quá cao hoặc không phù hợp
với tình hình kinh tế của mình thì rất dễ dẫn tới nguy cơ bị suy thoái và tụt hậu.

Vào những năm 1970, mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã bị chỉ trích. Sự chỉ trích có 2 cơ sở chủ
yếu. Thứ nhất, người ta nói rằng tăng trưởng kinh tế lien tục sẽ khiens cho tình trạng ô nhiễm
môi tường ngày càng trầm trọng và sụ phá hủy môi trường sinh thái khoog thể sửa chữa được.
Thứ 2, người ta cho rằng tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến sự suy yếu của “ các nguồn lực kinh tế
không thể tái tạo”. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đến nay, do tiến bộ công nghệ đã chứng
tỏ rằng sự lo ngại trên là không cần thiết vì con người hoàn toàn có thể khắc phục những điều đó.

Phần 2:“Vai trò” của năng suất đối với tăng trưởng Kinh Tế :
1. Năng suất – Lịch sử phát triển

Vào năm 1776, nhà kinh tế học người Anh Adam Smith, trong cuốn sách “Sự thịnh vượng của
một quốc gia” đã cho rằng cải tiến năng suất có thể đạt được thông qua “Sự phân chia lao
động”, bằng việc chuyên môn hoá công nhân, mỗi người làm một công việc khác nhau với
các chức năng khác nhau trong một đầu mối công việc tổng thể sẽ đem lại hiệu quả hơn là
việc để một người làm toàn bộ các công đoạn từ đầu đến cuối. Adam Smith nhận thấy rằng
cách này có thể khiến cho người công nhân trở nên thành thạo hơn trong công việc của
mình, dẫn đến hiệu quả làm việc cao hơn. Lợi nhuận có được từ việc thay đổi những công
đoạn trong hệ thống dây chuyền đã được thể hiện rõ ràng trên thực tế bằng sự cải tiến dây
chuyền sản suất của Henry Ford. Đây có thể coi là những đóng góp tiên phong trong nhận
thức về năng suất.

Đầu thế kỷ 19, Charles Babbage đã phát triển và ứng dụng nhiều triết lý và định đề của
Adam Smith. Ông cho rằng tổng chi phí cho một sản phẩm có thể được giảm xuống bằng
việc thuê mướn lao động với các chuyên môn khác nhau và trả tiền công cho họ theo tay
nghề của từng người. Căn cứ vào đó người ta có thể nhận thấy mối quan hệ cơ bản giữa
năng suất và chi phí. Vào đầu thế kỷ 20, Fredick Winslow Taylor đã nghiên cứu các hoạt
động hệ thống ở mức độ vi mô: công việc của người công nhân dưới các phân xưởng sản
xuất, những phương pháp được ứng dụng và cách trả công dựa trên năng suất. Ông phân
biệt giữa trách nhiệm của người quản lý với trách nhiệm của người công nhân, đồng thời
thừa nhận việc nuôi dưỡng tinh thần cộng tác giữa nhà quản lý và người lao động sẽ tác
động tới năng suất. Taylor cho rằng nhà quản lý phải có trách nhiệm hoạch định, định hướng
và tổ chức sắp xếp công việc, người công nhân có nhiệm vụ thực hiện những công việc được
chỉ định, từ đó ông đề xuất ra môn “Khoa học Quản lý” và ứng dụng các phương pháp khoa
học vào những hoạt động trong khu vực sản xuất và quá trình quản lý dựa trên việc quan
sát, cải tiến các phương pháp làm việc, phân tích và đo lường kết quả công việc, có những
chế độ khen thưởng thích hợp.

Những người theo quan điểm triết lý của Taylor đã phát triển và củng cố thêm tư tưởng của
ông. Henry Lawrance Gantt, người xây dựng lên “Biểu đồ Gantt” nổi tiếng, đã thiên về việc
khen thưởng hơn là tiền công để thúc đẩy tinh thần làm việc. Vào những năm 1930, Elton
Mayo và các cộng sự của mình đã tiến hành nghiên cứu ở một nhà máy sản xuất thuộc công
ty Điện Tây Đức, kết quả là sự nhận biết yếu tố hành vi tác động lớn tới năng suất và những
nhân tố xã hội, tâm lý dẫn đến những thay đổi trong thái độ quản lý: tôn trọng hoạt động
hoạch định công việc và huy động nguồn nhân lực.

Cùng với sự ra đời của sản xuất hàng loạt vào cuối những năm 1940, định hướng vào người
tiêu dùng được hiểu như sự thoả mãn của khách hàng và khả năng sẵn sàng đáp ứng các
yêu cầu ngày càng đa dạng. Chính điều này đã cải thiện mức sống và phát triển nền kinh tế
của các quốc gia. Để cạnh tranh, các doanh nghiệp không ngừng đổi mới sản phẩm và quá
trình, qua đó đem lại cho người tiêu dùng sự đa dạng hơn về chủng loại của hàng hoá với
chất lượng cao hơn ở mức giá thấp hơn, từ đó, dẫn tới một xu hướng cải tiến năng suất và
chất lượng. Trong những giai đoạn đầu, năng suất và chất lượng được xem như những hoạt
động cơ bản nhằm xây dựng và củng cố hoạt động sản xuất. Ngày nay năng suất và chất
lượng được hiểu như những yếu tố quan trọng luôn song hành và gắn kết với nhau.

Cùng với sự phát triển của điện tử và máy tính, người ta có thể thấy được những tiến bộ
đáng kể trong việc nâng cao năng suất các hoạt động sản xuất và quá trình ra quyết định.
Rô-bốt và máy vi tính đã làm thay đổi viễn cảnh và thực tế của hoạt động quản lý trong
nhiều lĩnh vực khác nhau. Máy tính kiểm soát các thiết bị trong công nghiệp đã giúp các tập
đoàn trở nên linh hoạt hơn khi cho ra đời những sản phẩm mới. Những đổi mới này đã đóng
góp không ngừng trong lĩnh vực chất lượng và năng suất, tận dụng rối đa nguồn lực về con
người, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị và các nguồn lực khác.

2. Khái niệm năng suất

Theo khái niệm năng suất cổ điển thì năng suất có nghĩa là năng suất lao động hoặc hiệu
suất sử dụng các nguồn lực. Vì khái niệm năng suất xuất hiện trong một bối cảnh kinh tế cụ
thể, nên trong giai đoạn đầu sản xuất công nghiệp, yếu tố lao động là yếu tố được coi trọng
nhất. Ở giai đoạn này, người ta thường hiểu năng suất đồng nghĩa với năng suất lao động.
Qua một thời kỳ phát triển, các nguồn lực khác như vốn, năng lượng và nguyên vật liệu cũng
được xét đến trong khái niệm năng suất để phản ánh tầm quan trọng và đóng góp của nó
trong doanh nghiệp. Quan điểm này đã thúc đẩy việc phát triển các kỹ thuật nhằm giảm bớt
lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất. Năng suất ở giai đoạn này có nghĩa là sản xuất
“nhiều hơn” với “chi phí thấp hơn”. Đây là thời điểm Adam Smith và Frederick Taylor tập
trung vào việc phân chia lao động, xác định và tiêu chuẩn hoá các phương pháp làm việc tốt
nhất để đạt được hiệu suất làm việc cao hơn. Tuy nhiên, quan điểm năng suất như vậy mới
chỉ dừng lại ở năng suất nguồn lực và đó chỉ là một khía cạnh của năng suất.

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trong nhiều năm đã đưa ra quan điểm tiến bộ hơn về năng
suất, đó là việc sử dụng có hiệu quả những nguồn lực: vốn, đất đai, nguyên vật liệu, năng
lượng, thông tin và thời gian chứ không chỉ bó hẹp trong yếu tố lao động. Nhưng nếu chỉ
dừng ở quan điểm như vậy thì năng suất chỉ xét đến các yếu tố đầu vào mà chưa đề cập đến
giá trị đầu ra. Mà đầu ra là yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay.

Vì năng suất là một quan điểm nên mỗi người sẽ có cách hiểu về nó khác nhau tuỳ thuộc
vào những khía cạnh mà họ nhìn nhận tới và quan tâm tới.

Khái niệm năng suất theo cách tiếp cận mới

Định nghĩa năng suất theo đúng bản chất được hiểu một cách hết sức đơn giản. Nó là mối
quan hệ (tỷ số) giữa đầu ra và đầu vào được sử dụng để hình thành đầu ra đó. Theo cách
định nghĩa này thì nguyên tắc cơ bản của tăng năng suất là thực hiện phương thức để tối đa
hoá đầu ra và giảm thiểu đầu vào. Thuật ngữ đầu vào, đầu ra được diễn giải khác nhau theo
sự thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội. Đầu ra thường được gọi với những cụm từ như
tập hợp các kết quả. Đối với các doanh nghiệp, đầu ra được tính bằng tổng giá trị sản xuất -
kinh doanh, giá trị gia tăng hoặc khối lượng hàng hoá tính bằng đơn vị hiện vật. Ở cấp vĩ mô
thường sử dụng Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) là đầu ra để tính năng suất. Đầu vào
trong khái niệm này được tính theo các yếu tố tham gia để sản xuất ra đầu ra như lao động,
nguyên vật liệu, vốn, thiết bị máy móc, năng lượng, kỹ năng quản lý.

Như vậy, nói về năng suất, nhất thiết phải đề cập tới 2 khía cạnh, khía cạnh đầu vào và đầu
ra. Khía cạnh đầu vào thể hiện hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Khía cạnh đầu ra thể hiện
giá trị sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, những cách tiếp cận mới gần đây nhấn mạnh hơn
vào khía cạnh đầu ra của năng suất để đáp ứng được với những thách thức của môi trường
cạnh tranh và những mong đợi của xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường, năng suất được gắn chặt với các hoạt động kinh tế. Nó được
hiểu là làm sao để tạo ra nhiều đầu ra hơn với lượng đầu vào hạn chế. Cải tiến năng suất cho
phép tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống cho xã hội. Đối với các doanh nghiệp, nó làm
cho khả năng cạnh tranh được tăng lên thông qua việc sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn và
tạo ra nhiều đầu ra hơn. Cải tiến năng suất còn có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân trong xã hội
với cách hiểu tạo ra nhiều của cải hơn, thu nhập cao hơn và chất lượng cuộc sống được cải
thiện tốt hơn.

Năng suất còn được hiểu là một tư duy hướng tới thói quen cải tiến và vận dụng những cách
thức biến mong muốn thành các hành động cụ thể. Theo cách tiếp cận này, năng suất là
không ngừng cải tiến để vươn tới sự tốt đẹp hơn. Ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua
và ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay. Điều này có thể thực hiện được nhờ vào các nỗ lực cá
nhân và tập thể không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng, kỷ luật, các hoạt động phát huy
tinh thần sáng tạo cũng như việc quản lý công việc tốt hơn, phương pháp làm việc tốt hơn,
giảm thiểu chi phí, giao hàng đúng hạn, hệ thống và công nghệ tốt hơn để đạt được sản
phẩm và dịch vụ chất lượng cao, thị phần lớn hơn và mức sống cao hơn.

3. Đặc điểm của năng suất trong bối cảnh kinh tế xã hội ngày nay
a. Đầu ra là yếu tố quan trọng nhất trong tăng trưởng năng suất:

Trong bối cảnh cạnh tranh, các doanh nghiệp phải coi trọng tính hiệu lực của sản phẩm và
dịch vụ thay vì chỉ quan tâm đến sản lượng như trước đây, coi nó là ưu tiên hàng đầu trong
chiến lược chung của doanh nghiệp. Xác định tính hiệu lực là việc trả lời câu hỏi: “chúng ta
có làm đúng việc không?” và “chúng ta đang sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được
yêu cầu của khách hàng?”. Để tăng tính hiệu lực, sản phẩm và dịch vụ phải đạt được các
tiêu chí sau:

• Đáp ứng được yêu cầu của khách hàng: Sản phẩm được sản xuất ra, dù với hiệu suất
rất cao nhưng không bán được hoặc không phải là những sản phẩm mà khách hàng
cần thì cũng không mang lại giá trị. Vì vậy, bất kỳ khái niệm năng suất nào đều phải
tính đến yếu tố khách hàng. Sản phẩm và dịch vụ phải được thiết kế, được sản xuất
theo cách thoả mãn được các yêu cầu của khách hàng về độ tin cậy, độ bền, giá cả
và khả năng giao hàng. Trong chiến lược năng suất phải bắt đầu với việc hiểu rõ ai là
đối tượng khách hàng của mình, họ cần gì, tại sao họ lại cần tới những sản phẩm đó,
với mức giá nào thì họ sẵn sàng chi trả để mua sản phẩm.
• Giảm thiếu tác động xấu tới môi trường: Ngoài việc đáp ứng những yêu cầu của
khách hàng, sản phẩm và dịch vụ cung cấp phải đóng góp vào các mục tiêu kinh tế -
xã hội như sức khoẻ và giáo dục, giảm thiểu ô nhiễm, và những tác động không mong
muốn. Kết hợp 2 khái niệm bảo vệ môi trường và cải tiến năng suất, APO (Tổ chức
Năng suất Châu Á) đã phát triển một thuật ngữ gọi là Năng suất xanh, đó là chiến
lược nâng cao năng suất và bảo vệ môi trường cho sự phát triển kinh tế xã hội, là việc
áp dụng các công nghệ phù hợp và các kỹ thuật quản lý hợp lý sản xuất ra những
hàng hoá và dịch vụ thân thiện với môi trường nhằm nâng cao năng suất và khả năng
sinh lợi. Theo đó, cần thiết lập ra mục tiêu thiết kế những sản phẩm và dịch vụ không
tác động xấu tới môi trường (sản phẩm xanh), giảm thiểu lãng phí hoặc không tạo ra
chất thải trong quá trình sản xuất, sử dụng và bảo trì sản phẩm mà vẫn đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng về chức năng và thẩm mỹ, giảm chi phí chu kỳ sống của sản
phẩm bằng việc thiết kế ra những sản phẩm có thể tái sử dụng hoặc tái chế. Việc cải
tiến năng suất phải đi đôi với việc áp dụng các chiến lược giảm thiểu sử dụng các
nguồn lực tự nhiên, phòng ngừa chất thải và phát thải ngay tại nguồn, giảm việc sử
dụng các chất độc hại ... nghĩa là nâng cao cả hiệu quả kinh tế lẫn hiệu quả môi
trường.
• Khuyến khích người lao động: Đầu ra mang tính vô hình được đề cập tới trong khái
niệm năng suất là việc đáp ứng những mong muốn của người lao động. Những yếu tố
tác động của quá trình sản xuất sẽ ảnh hưởng tới thái độ làm việc của nhân viên
trong một tổ chức và ảnh hưởng tới công việc và qua đó ảnh hưởng tới năng suất.
Một nơi làm việc tốt, vui vẻ và thoả mãn sẽ dẫn đến một thái độ làm việc tích cực,
khuyến khích được người lao động và cải tiến được năng suất. Một điều kiện làm việc
an toàn, lành mạnh, một môi trường và văn hoá làm việc tích cực và phong cách
quản lý hiệu quả sẽ ảnh hưởng tới năng suất theo khía cạnh này.
• b. Để nâng cao năng suất cần tiếp tục nhấn mạnh vào giảm lãng phí
• Việc quyết định sản xuất sản phẩm và dịch vụ dựa vào nguyên vật liệu sử dụng và
công nghệ ứng dụng là khía cạnh hiệu suất trong khái niệm năng suất. Giảm lãng phí
trong mọi hình thức là trọng tâm của cải tiến năng suất. Các lãng phí chính là các
nguồn lực tiềm năng. Để nhận biết được các lãng phí đòi hỏi xem xét tất cả các yếu
tố trong một tổ chức. Mọi hoạt động, nguyên vật liệu, không gian, máy móc thiết bị,
nhân lực .. không được sử dụng đến hoặc không tạo ra giá trị gia tăng đều được gọi là
lãng phí.
• c. Năng suất là việc tạo ra giá trị gia tăng

Năng suất nhấn mạnh vào định hướng thị trường và kết quả đầu ra, nên trong khái
niệm năng suất cần xét đến giá trị gia tăng, vì đây là giá trị được quyết định bởi
khách hàng và cộng đồng. Nói cách khác, giá trị gia tăng là lượng của cải do doanh
nghiệp tạo ra, nó phản ánh việc sử dụng hiệu quả các tài sản của doanh nghiệp, đặc
biệt là kiến thức và kỹ năng của người lao động và người quản lý trong việc biến
nguyên vật liệu thô thành sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Chủ doanh nghiệp,
người lao động cùng chia sẻ giá trị đạt được. Khái niệm này đã làm thay đổi quan
điểm trước đây coi công nhân là một dạng chi phí. Nó thể hiện quan điểm cho rằng
người là động là một thành viên của tổ chức và phải được chia sẻ những giá trị mà tổ
chức đạt được. Giá trị gia tăng có thể được tăng lên nhờ việc nâng cao giá trị cho
khách hàng (tăng doanh thu) hoặc nhờ giảm chi phí và lãng phí.

• d. Năng suất là đem lại giá trị

Để bắt kịp những đòi hỏi cấp bách trong kinh doanh, điểm trọng tâm trong cải tiến
năng suất cần chuyển sang hướng tạo ra giá trị hay đổi mới. Đó là những nỗ phát
triển những phản xạ “đổi mới” đối với những thay đổi của thị trường, thông qua thử
nghiệm sản phẩm, đổi mới doanh nghiệp và phương thức kinh doanh mới để thoả
mãn được nhu cầu hiện có và những nhu cầu trong tương lai.

• 4. Ý nghĩa và vai trò của tăng năng suất trong việc nâng cao năng lực cạnh
tranh

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh và toàn cầu hoá, các doanh nghiệp
đều phải đối mặt với rủi ro, sự thâm hụt, hoặc tình trạng lỗ lãi thất thường cho dù các
doanh nghiệp luôn có mục tiêu và kế hoạch cụ thể. Một tổ chức hoạt động với năng
suất cao có thể có nhiều khả năng thu hồi vốn đầu tư hơn. Những tổ chức như vậy
cũng có sức đề kháng cao hơn với mọi trạng thái của nền kinh tế. Mặt khác, một tổ
chức hoạt động với năng suất thấp cũng có thể đạt được thặng dư tương đối do các
điều kiện cạnh tranh khác trong kinh doanh mang lại, nhưng bên cạnh đó rất dễ bị
tổn thương và lâm vào tình trạng khủng hoảng trong một số điều kiện nhất định.

• Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cạnh tranh là giành ưu thế nhằm mở rộng thị
phần, bán được nhiều hàng hoá dịch vụ hơn và thu được lợi nhuận nhiều hơn. Cạnh
tranh luôn được nhìn nhận trong trạng thái động và sự ràng buộc của các mối quan
hệ tương đối. Trong xu thế hội nhập và trào lưu tự do thương mại hoá, cạnh tranh
diễn ra đồng thời ở các cấp độ từ từng doanh nghiệp tới cả nền kinh tế quốc dân.
Cạnh tranh được quan tâm trước hết ở cấp doanh nghiệp thể hiện trên hàng hoá dịch
vụ. Ở tầm quốc gia, khả năng cạnh tranh chủ yếu được tích tụ từ sức cạnh tranh của
các doanh nghiệp kết hợp với một số yếu tố khác như chiến lược, chính sách và
những vấn đề quản lý vĩ mô. Diễn đàn kinh tế thế giới (1999) đã đưa ra 08 nhóm
nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các quốc gia với các trọng số khác nhau:
Chính phủ, tài chính, độ mở cửa, lao động, công nghệ, cơ sở hạ tầng, thể chế, quản
lý. Hiện có 02 nhóm chỉ tiêu đánh giá: Chỉ số cạnh tranh tăng trưởng (GCI), đánh giá
các nhân tố đóng góp vào sự tăng trưởng trong tương lai của một nền kinh tế đo
bằng tỷ lệ thay đổi của GDP/người. Chỉ số cạnh tranh hiện tại (CCI), xác định các nhân
tố nền móng tạo ra năng suất hiện tại được đo bằng GDP/người (năng suất xã hội).
Với các doanh nghiệp, yếu tố cạnh tranh thường liên quan tới cơ sở hạ tầng, công
nghệ, lao động, vốn, thị trường, quản lý. Mức độ ưu thế của từng yếu tố và ưu thế tích
hợp của các yếu tố ấy là cơ sở (tiềm lực) để có thể tạo nên sức cạnh tranh cao hay
thấp. Các chỉ tiêu được quan tâm xem xét là: Năng suất (năng suất lao động, năng
suất vốn, năng suất các nhân tố tổng hợp - TFP); Công nghệ (mức độ trang bị công
nghệ hiện đại); Hiệu quả sản xuất và tiêu thụ hàng hoá dịch vụ (mức chất lượng, hàm
lượng công nghệ, giá trị thương hiệu, sản phẩm mới,…); Giá (giá và độ linh hoạt về
giá,…); Hệ thống phân phối; Sự ổn định các nguồn cung ứng đầu vào.
• Như vậy, năng suất một trong những yếu tố quan trọng tác động tới sức cạnh tranh
của doanh nghiệp trong việc tạo ra những hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao với giá
thành rẻ đảm bảo sự tăng trưởng và lợi nhuận.
• 5. Những thách thức mới trong cải tiến năng suất
• Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay cùng với khái niệm năng suất theo cách tiếp
cận mới, việc cải tiến năng suất phải xét đến các khía cạnh sau:
• 1. Vì đầu ra ngày càng được chú trọng nhiều hơn nên việc nâng cao hiệu quả hoạt
động, cải tiến năng suất, đạt được lợi thế cạnh tranh chủ yếu thông qua sản phẩm tốt
hơn, giao hàng nhanh hơn chứ không phải chỉ là giảm chi phí. Hàng hoá và dịch vụ
phải được thiết kế và sản xuất sao cho thoả mãn được khách hàng về chất lượng, chi
phí, giao hàng và các yêu cầu khác và đồng thời nâng cao được chất lượng cuộc
sống. Điều đó ngụ ý rằng đầu ra phải: (1) không tạo ra tác động xấu tới xã hội, ví dụ
sự ô nhiễm … trong sản xuất, sử dụng và duy trì; và (2) thoả mãn yêu cầu về sức
khoẻ, giáo dục … của người dân và đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu kinh tế –
xã hội của đất nước. Vì thế cần phải hiểu các nhu cầu của khách hàng và các nhu cầu
xã hội, nâng cao khả năng thiết kế ở cả cấp quốc gia và cấp doanh nghiệp.
• 2. Các nguồn lực vô hình như thái độ, sự huy động, thông tin, kiến thức và thời gian
ngày càng trở nên quan trọng. Con người, cùng với khả năng tư duy và sáng tạo xây
dựng và thực hiện các thay đổi, là nguồn lực cơ bản trong cải tiến năng suất.
• 3. Chất lượng quản lý lập ra sắc thái và phương hướng của tổ chức thông qua việc
đưa ra một tầm nhìn chiến lược, các chính sách và phương thức hoạt động để đáp
ứng kịp thời những thay đổi không ngừng của môi trường. Sự năng động của lãnh đạo
đóng vai trò quan trọng nhất trong việc phát triển ra các cách thức tạo điều kiện và
cải thiện môi trường sao cho người lao động được động viên, khích lệ, dự đoán được
và thích ứng một cách hiệu quả với những thay đổi không ngừng của môi trường kinh
tế – xã hội – công nghệ.
• 4. Tập trung vào tầm nhìn chiến lược toàn cầu để giải quyết các vấn đề trên toàn tổ
chức và các vấn đề năng suất trong xã hội. Điều đó đòi hỏi quản lý hệ thống bao
trùm mọi hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, sản xuất và giao hàng đến tận tay
khách hàng, các hoạt động nghiên cứu, phát triển. Nhấn mạnh vào tối thiểu hoá các
chi phí chu kỳ sống của sản phẩm bằng cách thiết kế các sản phẩm có thể tái sử
dụng hoặc tái tạo.
• 5. Năng suất hợp nhất với phát triển ổn định có thể đạt được thông qua khuyến khích
thiết kế “sản phẩm xanh” và “hệ thống sản xuất sạch”. Kinh nghiệm cho thấy
phương pháp phòng ngừa ô nhiễm là phương pháp tiết kiệm, hiệu quả và có thể thực
hiện được. Các nỗ lực được tạo ra nhằm giảm tạo ô nhiễm ngay tại nguồn bằng cách
cải tiến công nghệ và thay đổi thiết kế. Các ô nhiễm về cơ bản là các phế thải nguyên
vật liệu và các phế phẩm. Năng suất xanh cần được xúc tiến mạnh mẽ nhằm nâng
cao chất lượng cuộc sống.
• 6. Cải tiến năng suất phải được thực hiện theo hướng nâng cao chất lượng cuộc sống
và thúc đẩy phong cách sống lành mạnh. Nâng cao chất lượng cuộc sống không chỉ là
việc cung cấp nhiều hàng hoá mà nó có ý nghĩa cho phép mỗi cá nhân tìm kiếm hạnh
phúc và hoàn thành sứ mạng trong cuộc sống của họ. Năng suất trong tương lai
không những nhằm thoả mãn vật chất mà còn thoả mãn tinh thần của con người.
Xem xét các vấn đề môi trường và cách tiếp cận định hướng đầu ra là các bước đi
theo hướng này. Phong cách sống biểu hiện bằng sự tiêu dùng và loại thải của cộng
đồng cần được xem xét lại. Nhiệm vụ của cư dân toàn cầu là xây dựng nền văn minh
một thế kỷ 21 biểu hiện bằng tiêu dùng thích hợp, tối thiểu hoá việc loại thải, tái chế
chất thải, bảo toàn năng lượng và tăng thời gian sống của sản phẩm. Vì thế đòi hỏi
tất cả chúng ta phải bắt đầu có một tư duy mới về khái niệm và cách tiếp cận cải tiến
năng suất để giải quyết các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mỗi người.

Năng suất phản ánh năng lượng hàng hóa và dịch vụ mà một công nhân sản xuất ra trong mỗi giờ
lao động. Trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, cạnh tranh ngày càng gay
gắt, để tồn tại và phát triển,cần phải chú trọng các giải pháp phát triển bền vững, tăng
năng suất lao động, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn. Cần chủ động đổi mới quản
lý, đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, cải tiến quy trình sản xuất, huấn
luyện nâng cao tay nghề, trình độ kỹ thuật cho công nhân để năng suất lao động không
ngừng được cải thiện. nâng cao năng suất lao động là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng
kinh tế bền vững.Khi sản xuất được hàng hóa và dịch vụ lớn hơn , tức là năng suất cao hơn thì
sẽ thu được cuộc sống tốt hơn --> mức sống phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch
vụ . Mặt khác, năng suất còn có vai trò nâng cao năng lực cạnh tranh : Trong bối cảnh nền
kinh tế thị trường cạnh tranh và toàn cầu hoá, các doanh nghiệp đều phải đối mặt với rủi ro,
sự thâm hụt, hoặc tình trạng lỗ lãi thất thường cho dù các doanh nghiệp luôn có mục tiêu và
kế hoạch cụ thể. Một tổ chức hoạt động với năng suất cao có thể có nhiều khả năng thu hồi
vốn đầu tư hơn. Những tổ chức như vậy cũng có sức đề kháng cao hơn với mọi trạng thái của
nền kinh tế. Mặt khác, một tổ chức hoạt động với năng suất thấp cũng có thể đạt được thặng
dư tương đối do các điều kiện cạnh tranh khác trong kinh doanh mang lại, nhưng bên cạnh
đó rất dễ bị tổn thương và lâm vào tình trạng khủng hoảng trong một số điều kiện nhất định.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cạnh tranh là giành ưu thế nhằm mở rộng thị phần,
bán được nhiều hàng hoá dịch vụ hơn và thu được lợi nhuận nhiều hơn. Cạnh tranh luôn
được nhìn nhận trong trạng thái động và sự ràng buộc của các mối quan hệ tương đối. Trong
xu thế hội nhập và trào lưu tự do thương mại hoá, cạnh tranh diễn ra đồng thời ở các cấp độ
từ từng doanh nghiệp tới cả nền kinh tế quốc dân. Cạnh tranh được quan tâm trước hết ở
cấp doanh nghiệp thể hiện trên hàng hoá dịch vụ. Ở tầm quốc gia, khả năng cạnh tranh chủ
yếu được tích tụ từ sức cạnh tranh của các doanh nghiệp kết hợp với một số yếu tố khác như
chiến lược, chính sách và những vấn đề quản lý vĩ mô. Diễn đàn kinh tế thế giới (1999) đã
đưa ra 08 nhóm nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các quốc gia với các trọng số
khác nhau: Chính phủ, tài chính, độ mở cửa, lao động, công nghệ, cơ sở hạ tầng, thể chế,
quản lý. Hiện có 02 nhóm chỉ tiêu đánh giá: Chỉ số cạnh tranh tăng trưởng (GCI), đánh giá
các nhân tố đóng góp vào sự tăng trưởng trong tương lai của một nền kinh tế đo bằng tỷ lệ
thay đổi của GDP/người. Chỉ số cạnh tranh hiện tại (CCI), xác định các nhân tố nền móng tạo
ra năng suất hiện tại được đo bằng GDP/người (năng suất xã hội). Với các doanh nghiệp, yếu
tố cạnh tranh thường liên quan tới cơ sở hạ tầng, công nghệ, lao động, vốn, thị trường, quản
lý. Mức độ ưu thế của từng yếu tố và ưu thế tích hợp của các yếu tố ấy là cơ sở (tiềm lực) để
có thể tạo nên sức cạnh tranh cao hay thấp. Các chỉ tiêu được quan tâm xem xét là: Năng
suất (năng suất lao động, năng suất vốn, năng suất các nhân tố tổng hợp - TFP); Công nghệ
(mức độ trang bị công nghệ hiện đại); Hiệu quả sản xuất và tiêu thụ hàng hoá dịch vụ (mức
chất lượng, hàm lượng công nghệ, giá trị thương hiệu, sản phẩm mới,…); Giá (giá và độ linh
hoạt về giá,…); Hệ thống phân phối; Sự ổn định các nguồn cung ứng đầu vào.

Như vậy, năng suất một trong những yếu tố quan trọng tác động tới sức cạnh tranh của doanh
nghiệp trong việc tạo ra những hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao với giá thành rẻ đảm bảo sự
tăng trưởng và lợi nhuận.

• 4 nhân tố quyết định tăng trưởng Kinh Tế :


_Vốn nhân lực :

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà hơn bao giờ hết các tổ chức, công ty đều phụ thuộc
vào yếu tố con người. Rất nhiều nghiên cứu khoa học, những cuộc thăm dò, phỏng vấn từ cấp
cao - cấp lãnh đạo, đến những cấp thấp - cấp công nhân, tất cả đều đưa ra kết quả rằng, sự thịnh
suy của công ty đều đến từ phía con người. Chất lượng đầu vào lao động kỹ năng , kiến thức và
kỷ luật của lực lượng lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng Kinh Tế . Những thiết
bị , máy móc dù hiện đại mức nào thì cũng chỉ được sử dụng hiệu quả nhất là bởi nguồn lao động
có kỹ năng , được đào tạo có trình độ văn hóa và kỷ luật cao làm năng suất lao động tăng , cùng
người quản lý có tri thức và khả năng quản lý những quy trình công nghệ hiện đại một cách có
hiệu quả
_ Tích lũy tư bản :

Khối lượng trang thiết bị và cơ sở vật chất dùng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ
được gọi là tư bản hiện vật ( tư bản ). Nhiều đầu tư do chính phủ tiến hành và đặt nền móng cho
sự phát triển của khu vực tư nhân được gọi là tư bản cố định xã hội.Tất cả những dự án bao gồm
những khoản đầu tư lớn thường không thể chia nhỏ được hay đầu tư trọn gói, và nhìu khi có lợi
tức tăng dần theo quy mô . Thường thì những khoản đầu tư này ảnh hưởng đến tăng trưởng Kinh
Tế một cách ngoại sinh , hay ảnh hưởng lan tỏa mà các hãng tư nhan không thể đảm đương được
, do đó chính phủ phải tham gia vào để đảm bảo rằng những đầu tư cơ sở hạ tầng hay tư bản xã
hội được thực hiện . Tăng quy mô tích lũy tư bản => Tăng tích tụ tư bản, làm tăng thêm quy mô
sản xuất, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt hơn giữa các nhà TB => Có lợi cho người tiêu dùng,
đẩy mạnh nền Kinh tế phát triển. Mặt khác, tích luỹ tư bản cũng có những ảnh hưởng tiêu cực
Sự tiến bộ của KHKT => Tư bản đầu tư trang thiết bị hiện đại vào sản xuất
=> Tư bản sẽ thu hút một lượng lao động ít hơn => làm tăng tỷ lệ người thất nghiệp.
.
_Tài nguyên thiên nhiên :

Tài nguyên thiên là một trong những yếu tố nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất. Xét trên
phạm vi toàn thể giới, nếu không có tài nguyên , đất đai thì sẽ không có sản xuất và cũng không
có sự tồn tại của con người. Tuy nhiên, đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, tài nguyên thiên
nhiên chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Trên thực tế, nếu công nghệ là cố dịnh thì lưu lượng
của TNTN sẽ là mức hạn chế tuyệt đối về sản xuất vật chất trong ngành công nghiệp sử dụng
khoáng quặng làm nguyên liệu đầu vào như nhôm, thép…TNTN chỉ trở thành sức mạnh kinh tế
khi con người biết khai thác và sử dụng một cách hiệu quả.Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố đầu
vào của quá trình sản xuất do thiên nhiên mang lại . Có ý nghĩa quan trọng nhưng không nhất
thiết là nguyên nhân làm nên Kinh Tế có năng suất cao trong việc sản xuất hàng hóa và dịch
vụ .Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở tạo tích lũy vốn và phát triển ổn định
Đối với hầu hết nước, việc tích lũy vốn đòi hỏi một quá trình lâu dài, gian khổ liên quan chặt chẽ
với tiêu dùng trong nước và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia, nhờ
những ưu đãi của tự nhiên có nguồn tài nguyên lớn, đa dạng nên có thể rút nhắn quá trình tích
lũy vốn bằng cách khai thác các sản phẩm thô để bán hoặc để đa dạng hóa nền kinh tế tạo
nguồn tích lũy vốn ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.
Như trên chúng ta đã thấy, nguồn TNTN thường là cơ sở để phát triển một số ngành công nghiệp
khai thác, công nghiệp chế biến và cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành kinh tế khác, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước. Sự giàu có về tài nguyên, đặc biệt về năng lượng giúp
cho một quốc gia ít bị lệ thuộc hơn vào các quốc gia khác và có thể tăng trưởng một cách ổn
định, độc lập khi thị trường tài nguyên thế giới bị rời vào trạng thái bất ổn.

_Tri thức công nghệ :


Quá trình sáng chế và thay đổi công nghệ không ngừng đã đem lại một bước tiến xa về khả năng
sản xuất . Thay đổi công nghệ là những thay đổi trong quá trình sản xuất hoặc đưa ra những sản
phẩm mới sao cho có thế tạo ra được sản lượng nhiều hơn với cùng một lượng đầu vào . Tuy
nhiên thay đổi công nghệ trên thực tế là một quá trình liên tục bao gồm những cải tiến lớn nhỏ .
Những cải tiến nhỏ là bộ phận của sự tiến bộ đều đặn của nên Kinh Tế . voi sư phát triển của nền
kinh tế hàng hóa và sự toàn cầu hóa thế giới đặc biệt là xu thế hội nhập của tòan thế giới kéo
theo sự phát triển của khoa học và công nghệ đã làm cho vai trò của trí thức khoa học ngày càng
trở nên quan trọng và là bo phận quan trọng nhất cho sự phát triển công nghiệp :
vì sao vai trò của nó lai được quan trọng như vậy?
thứ nhất :công nghiệp là một ngành kính tế mủi nhọn cho tất cả các quốc gia trên thế giới : công
nghiệp có hai ngành công nghiệp nặnng và công nghiệp nhẹ
Công Nghiệp nhẹ là ngành công nghiệp sản xuất ra các mặt hàng tiêu dùng , tạo ra nhửngan
phẩm cụ thể đáp ứng cho nhu cầu của con người hàng ngày : ngày nay với sự phát triển của nền
kinh tế thế giới cùng với đó là nhu cầu cuộc sống ngày một nâng cao và vì vậy sự đòi hỏi của
con người ngày một cao lên đòi hỏi các nhà sản xuất và các doanh nghiệp ngày phải thay đổi để
phù hợp với sự đòi hỏi đó

1,Vốn nhân lực


-Phản ánh kĩ năng, kiến thức người công nhân được trang bị giáo dục, đào
tạo, kinh nghiệm cho phép người lao động tạo ra nhiều hàng hóa, dịch vụ
hơn

Sau khi nghiªn cøu vÒ t¨ng trëng kinh tÕ cña c¸c níc ph¸t triÓn vµ ®ang ph¸t
triÓn, nh÷ng nhµ kinh tÕ häc ®· ph¸t hiÖn ra r»ng ®éng lùc cña t¨ng trëng
kinh tÕ ph¶I ®îc ®i cïng trªn 4 b¸nh xe hay 4 nh©n tè cña t¨ng trëng kinh tÕ
lµ: nguån nh©n lùc, ngu«n tµi nguyªn, t b¶n vµ c«ng nghÖ. Bèn nh©n tè nµy
kh¸c nhau ë mçi quèc gia vµ sù phèi hîp gi÷a chóng còng kh¸c nhau ®a
®Õn nh÷ng kÕt qu¶ t¬ng øng.

Chóng ta ®ang sèng trong thêi ®¹i mµ h¬n bao giê hÕt sù ph¸t triÓn cña
c¸c tæ chøc c«ng ti còng nh sù t¨ng trëng cña nÒn kinh tÕ phô thuéc vµo
vÊn ®Ò con ngêi. Cho dï phÇn lín c«ng viÖc chóng ta ®· tËn dông vµo søc
m¹nh cña c«ng nghÖ th«ng tin. Tuy vËy, trong thÕ giíi th¬ng m¹i vÉn rÊt cÇn
tµi n¨ng, kinh nghiÖm vµ nh÷ng kÜ n¨ng cña con ngêi ®Ó ®a nh÷ng øng
dông cña c«ng nghÖ trë thµnh nh÷ng s¶n phÈm trÝ tuÖ h÷u Ých vµ t¹o ra
nh÷ng quyÕt ®Þnh hiÖu qu¶. Th«ng qua hµng lo¹t nh÷ng nghiªn cøu vµ kÕt
qu¶ cña nh÷ng nghiªn cøu Êy chØ ra r»ng: Nguån vèn nh©n lùc lµ tËp hîp
nh÷ng kh¶ n¨ng tõ gi¸o dôc, hiÓu biÕt, kÜ n¨ng, kinh nghiÖm, søc kháe…mµ
lµm cho mäi ngêi cã kh¶ n¨ng tham gia, ®ãng gãp cho sù ph¸t triÓn cña
céng ®ång hä sinh sèng. H¬n thÕ n÷a, nguån vèn nh©n lùc cßn gióp mäi
ngêi t¹o ra nghÒ nghiÖp vµ ®Æc biÖt lµ lùa chän cuéc sèng cña hä. Nh v©y,
nguån vèn nh©n lùc lµ kh¶ n¨ng t¹o dung sù vît tréi trong mäi ngêi vµ kh¶
n¨ng t¹o dung nh÷ng gi¸ trÞ.

“TÊt c¶ ®Òu ®Õn tõ sù nhËn thøc” ®ång t¸c gi¶ Stan David vµ
Christopher Meyer cña cuèn s¸ch “V« h×nh, søc m¹nh thay ®æi cña nÒn
kinh tÕ” ®· kh¼ng ®Þnh. Hä cho r»ng, søc m¹nh t¹o ra sù thay ®æi cña nÒn
kinh tÕ kh«ng ®Õn tõ nh÷ng nguån vèn vËt thÓ mµ ®Õn tõ nh ững nguån
vèn phi vËt thÓ, vµ ®ã lµ nguån vèn nh©n lùc. ChÊt lîng ®Çu vµo cña lao
®éng tøc lµ kÜ n¨ng, kiÕn thøc vµ kØ luËt cña ®éi ngò lao ®éng lµ yÕu tè
quan träng nhÊt cña t¨ng trëng kinh tÕ. HÇu hÕt c¸c yÕu tè kh¸c nh t b¶n,
nguyªn vËt liÖu, c«ng nghÖ ®Òu cã thÓ mua hay vay mîn ®îc nhng nguån
nh©n lùc th× khã cã thÓ lµm nh thÕ. C¸c yÕu tè nh m¸y mãc thiÕt bÞ,
nguyªn vËt liÖu hay c«ng nghÖ s¶n xuÊt chØ cã thÓ ph¸t huy ®îc tèi ®a
hiÖu qu¶ bëi ®éi ngò lao ®éng cã tr×nh ®é v¨n hãa, cã søc kháe vµ kØ luËt
tèt. Thùc tÕ nghiªn cøu c¸c nÒn kinh tÕ bÞ tµn ph¸ sau ChiÕn tranh thÕ giíi
thø II cho thÊy dï hÇu hÕt t b¶n bÞ ph¸ hñy nhng nh÷ng níc cã nguån nh©n
lùc chÊt lîng cao vÉn cã thÓ phôc håi vµ ph¸t triÓn 1 c¸ch ngo¹n môc.

Ví dụ:

Mét lîng lín t b¶n cña §øc bÞ tµn ph¸ trong ChiÕn tranh thÕ giíi lÇn thø II, tuy
nhiªn vèn nh©n lùc cña lùc lîng lao ®éng níc §øc vÉn tån t¹i. Víi nh÷ng kÜ
n¨ng vèn cã vµ tÝch cùc ®ầu t vµo ph¸t triÓn nguån vèn nh©n lùc cña m×nh
níc §øc ®· phôc håi nhanh chãng sau n¨m 1945. NÕu kh«ng cã nguån vèn
nh©n lùc nµy sÏ kh«ng bao giê cã sù thÇn k× cña níc §øc thêi hËu chiÕn.

Hay 1 ví dụ khác:

Sau khi xưởng thép Thụy điển xây dựng thời kì 1835_1836 được giữu
nguyên tình trạng trong suốt 15 năm kế tiếp, không có 1 sự thay đổi nào của
nhà máy hay quy mô lực lượng lao động, tuy nhiên sản lượng 1 giờ lao động
tăng 2%/năm. Tuy nhiên khi mà các kĩ năng được tiếp thu hết thì năng suất
rất khó được tăng thêm nữa.

Thùc tr¹ng nguån nh©n lùc vµ chÝnh s¸ch ph¸t triÓn cña nguån
nh©n lùc ë ViÖt Nam hiÖn nay

Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát
triển kinh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con
người … Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất,
có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi
quốc gia từ trước đến nay. Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong
phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình
độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt
được sự phát triển như mong muốn.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và ngày nay trong công
cuộc hội nhập và phát triển nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”, Đảng ta luôn xác định: Nguồn lao động dồi
dào, con người Việt Nam có truyền thông yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền
tảng văn hoá, giáo dục, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ
là nguồn lực quan trọng nhất - nguồn năng lực nội sinh.

1. Thùc tr¹ng nguån vèn nh©n lùc cña ViÖt Nam


Nguån nh©n lùc cña ViÖt Nam cã nguån gèc tõ n«ng d©n, c«ng nh©n, trÝ
thøc, c«ng nh©n viªn chøc…

*Nguồn nhân lực từ nông dân:

Tính đến nay, số dân của cả nước là 84,156 triệu người1, trong đó, nông dân
chiếm khoảng hơn 61 triệu 433 nghìn người, bằng khoảng 73% dân số của cả
nước. Số liệu trên đây phản ánh một thực tế là nông dân nước ta chiếm tỷ lệ
cao về lực lượng lao động xã hội.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong nông dân ở nước ta vẫn chưa được khai thác, chưa được tổ
chức, vẫn bị bỏ mặc và từ bỏ mặc đã dẫn đến sản xuất tự phát, manh mún. Người nông dân
chẳng có ai dạy nghề trồng lúa. Họ đều tự làm, đến lượt con cháu họ cũng tự làm. Có người nói
rằng, nghề trồng lúa là nghề dễ nhất, không cần phải hướng dẫn cũng có thể làm được. ở các
nước phát triển, họ không nghĩ như vậy. Mọi người dân trong làng đều được hướng dẫn tỷ mỷ về
nghề trồng lúa trước khi lội xuống ruộng. Nhìn chung, hiện có tới 90% lao động nông, lâm, ngư
nghiệp và những cán bộ quản lý nông thôn chưa được đào tạo. Điều này phản ánh chất lượng
nguồn nhân lực trong nông dân còn rất yếu kém. Sự yếu kém này đẫ dẫn đến tình trạng sản xuất
nông nghiệp nước ta vẫn còn đang trong tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, sản xuất theo kiểu
truyền thống, hiệu quả sản xuất thấp. Việc liên kết "bốn nhà" (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học,
nhà doanh nghiệp) chỉ là hình thức.

Tình trạng đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, làm cho một bộ phận lao
động ở nông thôn dôi ra, không có việc làm.

Chính vì nguồn nhân lực trong nông thôn không được khai thác, đào tạo, nên một bộ phận nhân
dân ở nông thôn không có việc làm ở các khu công nghiệp, công trường. Tình trạng hiện nay là
các doanh nghiệp đang thiếu nghiêm trọng thợ có tay nghề cao, trong khi đó, lực lượng lao động
ở nông thôn lại dư thừa rất nhiều.

Nguồn nhân lực từ công nhân:


Về số lượng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay có khoảng dưới 5 triệu người, chiếm 6% dân
số của cả nước, trong đó, công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ thấp, khoảng
gần 2 triệu người, bằng khoảng 40% so với lực lượng công nhân nói chung của cả nước; lực
lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước có khoảng 2,70 triệu, chiếm gần 60%. Xu hướng
chung là lực lượng công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước ngày càng ít đi, trong khi đó, lực
lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước ngày càng tăng lên. Công nhân có tay nghề cao
chiếm tỷ lệ rất thấp so với đội ngũ công nhân nói chung. Trình độ văn hóa, tay nghề, kỹ thuật của
công nhân còn thấp. Số công nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam có khoảng 150
nghìn người, chiếm khoảng 3,3% so với đội ngũ công nhân nói chung ở Việt Nam. Số công nhân
xuất khẩu lao động tiếp tục tăng, tuy gần đây có chững lại.

Vì đồng lương rẻ mạt, công nhân không thể sống trọn đời với nghề, mà phải kiêm thêm nghề phụ
khác như đi làm xe ôm trong buổi tối và ngày nghỉ, làm nghề thủ công, buôn bán thêm, cho nên
đã dẫn đến tình trạng nhiều người vừa là công nhân, vừa không phải là công nhân. Trong các
ngành nghề của công nhân, tỷ lệ công nhân cơ khí và công nghiệp nặng còn rất thấp, khoảng
20% trong tổng số công nhân của cả nước, trong khi đó, công nhân trong các ngành công nghiệp
nhẹ, chế biến thực phẩm lại chiếm tỷ lệ cao, khoảng 40%. Sự già đi và ít đi của đội ngũ công
nhân Việt Nam đã thấy xuất hiện. Với tình hình này, công nhân khó có thể đóng vai trò chủ yếu
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về mặt chính trị, thực chất, công nhân
Việt Nam chưa có địa vị bằng trí thức, công chức, viên chức, rất khó vươn lên vị trí chủ đạo
trong đời sống xã hội và trong sản xuất, kinh doanh.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do sự quan tâm chưa đầy đủ và chưa có chính sách có
hiệu quả trong việc xây dựng giai cấp công nhân.

Nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức:

Nếu tính sinh viên đại học và cao đẳng trở lên được xem là trí thức, thì đội ngũ trí thức Việt Nam
trong những năm gần đây tăng nhanh. Riêng sinh viên đại học và cao đẳng phát triển nhanh: năm
2000, cả nước có 899,5 nghìn người; năm 2002: 1.020,7 nghìn người; năm 2003: 1.131 nghìn
người; năm 2004: 1.319,8 nghìn người. Năm 2005: 1,387,1 nghìn người; năm 2006 (mới tính sơ
bộ: prel): 1,666, 2 nghìn người,… Cả nước đến nay có 14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học; 1.131
giáo sư; 5.253 phó giáo sư; 16 nghìn người có trình độ thạc sĩ; 30 nghìn cán bộ hoạt động khoa
học và công nghệ; 52.129 giảng viên đại học, cao đẳng, trong đó có 49% của số 47.700 có trình
độ thạc sĩ trở lên, gần 14 nghìn giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 11.200 giáo viên dạy nghề và
925 nghìn giáo viên hệ phổ thông; gần 9.000 tiến sĩ được điều tra, thì có khoảng 70% giữ chức
vụ quản lý và 30% thực sự làm chuyên môn. Đội ngũ trí thức Việt Nam ở nước ngoài, hiện có
khoảng 300 nghìn người trong tổng số gần 3 triệu Việt kiều, trong đó có khoảng 200 giáo sư, tiến
sĩ đang giảng dạy tại một số trường đại học trên thế giới. Số trường đại học tăng nhanh. Tính đến
đầu năm 2007, Việt Nam có 143 trường đại học, 178 trường cao đẳng, 285 trường trung cấp
chuyên nghiệp và 1.691 cơ sở đào tạo nghề. Cả nước hiện có 74 trường và khối trung học phổ
thông chuyên với tổng số 47,5 nghìn học sinh tại 63/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và
7 trường đại học chuyên. Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông chuyên so với tổng dân số của cả
nước đạt 0,05%, còn chiếm rất thấp so với thế giới.
Cả nước có 1.568/3.645 học sinh đọat giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia trung học phổ
thông năm học 2007-2008.

Đầu năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã trình lên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam
dự án đào tạo 20 nghìn tiến sĩ trong giai đoạn 2007-2020 ở cả trong nước và ngoài nước.

Nhà nước đã dành một khoản ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo là 76.200 tỷ đồng, chiếm
20% tổng chi ngân sách nhà nước, tăng 14,1% so với thực hiện năm 2007.

Bên cạnh nguồn nhân lực là trí thức trên đây, nguồn nhân lực là công chức, viên chức (cũng xuất
thân từ trí thức) công tác tại các ngành của đất nước cũng tăng nhanh.

Bên cạnh sự tăng nhanh từ nguồn nhân lực trí thức, công chức, viên chức đã dẫn ra trên đây, thấy
rằng, ở Việt Nam hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức còn quá
yếu. Có người tính rằng, hiện vẫn còn khoảng 80% số công chức, viên chức làm việc trong các
cơ quan công quyền chưa hội đủ những tiêu chuẩn của một công chức, viên chức như trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc. Có 63%
tổng số sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm, không ít đơn vị nhận người vào làm,
phải mất 1-2 năm đào tạo lại. Trong số 37% sinh viên có việc làm, thì cũng không đáp ứng được
công việc. Bằng cấp đào tạo ở Việt Nam chưa được thị trường lao động quốc tế thừa nhận. Năm
2007, số sinh viên tốt nghiệp đại học là 161.411. Theo ước tính, mỗi tấm bằng đại học, người
dân bỏ ra 40 triệu đồng, còn nhà nước đầu tư khoảng 30 triệu đồng. Như vậy, với tỷ lệ 63% số
sinh viên ra trường chưa có việc làm, cho thấy kinh phí đầu tư của sinh viên thất nghiệp (161.411
sinh viên x 63% x 70 triệu), ít nhất thất thoát 7.117 tỷ đồng (trong đó, 4.067 tỷ đồng của dân và
3.050 tỷ đồng của nhà nước).

Việt Nam có khoảng 2,6 triệu người có trình độ đại học trở lên. Con số này có thể nói tương
đương với 2,6 triệu trí thức nước nhà.

Nói tóm lại, nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức (trong đó có công chức, viên chức)
ở Việt Nam, nhìn chung, còn nhiều bất cập. Sự bất cập này đã ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển
kinh tế. Trong những năm đổi mới, kinh tế đất nước tuy có tăng từ 7,5 đến 8%, nhưng so với
kinh tế thế giới thì còn kém xa. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) và tập đoàn tài chính
quốc tế (IFC), công bố ngày 26-9-2007, kinh tế Việt Nam xếp thứ 91/178 nước được khảo sát.

2. Nh÷ng gi¶i ph¸p vÒ ph¸t triÓn nguån nh©n lùc ViÖt Nam

Hiện nay, mục tiêu phát triển của đất nước đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định là
phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại. Vấn đề còn đang xác định là xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-
2020.

Tạo nguồn nhân lực dồi dào cho đất nước sẽ góp phần quan trọng có tính quyết định để thực
hiện mục tiêu trên.Một số giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam
Một là: Phải xác định cho rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam trong công
cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Một đất nước rất ít tài nguyên thiên nhiên như ở Việt Nam,
cần phải lấy nguồn nhân lực làm tài nguyên thay thế, gọi là tài nguyên nguồn nhân lực, hoặc tài
nguyên con người.

Hai là: Nâng cao hơn nữa đến chất lượng con người và chất lượng cuộc sống. Chất lượng con
người, trước hết, phải tính đến vấn đề chất lượng sinh nở. Ngành y tế phải có những quy định cụ
thể về chất lượng sinh nở như kiểm tra sức khỏe, bệnh tật, tính di truyền,… trước khi đăng ký giá
thú và vợ chồng quan hệ để sinh con. Hiện nay, tại Việt Nam, đang có tình trạng đẻ vô tội vạ, đẻ
không tính toán, cân nhắc, nhất là ở nông thôn, làm cho những đứa con sinh ra bị còi cọc, không
phát triển được trí tuệ. Thậm chí có những người bị nhiễm chất độc da cam mà vẫn đẻ ra những
đứa con dị tật. Có người tính rằng, tại Việt Nam, cứ 10 đứa trẻ sinh ra, có 1 đứa bị dị tật bẩm
sinh. Vì vậy, phải tăng cường chất lượng hoạt động của các cơ quan chức năng.

Khi có chất lượng con người, phải tính đến chất lượng cuộc sống, có nghĩa là phải nuôi dưỡng về
vật chất và tinh thần của con người sinh ra, bảo đảm cho họ có thể lực dồi dào, có trí tuệ minh
mẫn. Về vấn đề này, Việt Nam còn kém xa so với nhiều nước.

Ba là: Nhà nước xây dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; xác định thật rõ xây dựng
nguồn nhân lực là trách nhiệm của các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, trách
nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Bốn là: Chính phủ và các cơ quan chức năng của Chính phủ có biện pháp giải quyết hiệu quả
những vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài của nguồn nhân lực, trong đó có vấn đề khai thác, đào
tạo, sử dụng nguồn nhân lực, tạo một chuyển biến thật sự mạnh mẽ trong việc khai thác, đào tạo,
sử dụng từ nguồn nhân lực trong công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ,…

Năm là: Nhà nước phải có kế hoạch phối hợp tạo nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí
thức; có kế hoạch khai thác, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng các nguồn nhân lực cho đúng.

Sáu là: Không ngừng nâng cao trình độ học vấn. Hiện nay, nhìn chung, trình độ học vấn bình
quân của cả nước mới khoảng lớp 6/ đầu người (có người tính là lớp 7). Tỷ lệ biết chữ mới đạt
khoảng 93% (có người tính là 94 - 95%). Vì vậy, vấn đề đặt ra một cách gay gắt là phải bằng
mọi biện pháp và đầu tư để nâng cao trình độ học vấn của cả nước lên, bằng không, sẽ ảnh
hưởng rất nhiều đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thực hiện toàn xã hội học tập và làm
việc.

Bảy là: Đảng và Nhà nước cần có chính sách rõ ràng, minh bạch, đúng đắn đối với việc việc sử
dụng, trọng dụng nhân tài, nhất là trọng dụng các nhà khoa học và chuyên gia thật sự có tài năng
cống hiến. Phải có sự phân biệt rành mạch giữa tài thật và tài giả, giữa những người cơ hội và
những người chân chính trong các cơ quan công quyền. Không giải quyết được vấn đề này một
cách rõ ràng, thì nhân tài của đất nước sẽ lại "rơi lả tả như lá mùa thu", "vàng thau lẫn lộn", làm
cho những người thật sự có tài năng không phát triển được, trong khi đó, những người cơ hội,
“ăn theo nói leo”, xu nịnh, bợ đỡ lại tồn tại trong các cơ quan công quyền.
Tám là: Chính phủ cần có những quyết định đúng đắn về việc được phép đầu tư vào cái gì trong
nguồn nhân lực; cải thiện chính sách tiền tệ và tài chính, phát triển cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa
giáo dục là những vấn đề quan trọng vào thời điểm hiện nay.

Chín là: Cải thiện thông tin về nguồn nhân lực theo hướng rộng rãi và dân chủ, làm cho mọi
người thấy được tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực của nước ta và trên thế giới. Mở
những đợt tuyên truyền rộng rãi, thấm sâu vào lòng người về nguồn nhân lực, chất lượng sinh,
sống, thông tin về học tập, giáo dục ngành nghề trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh
niên, học sinh.

Mười là: Hằng năm, Nhà nước cần tổng kết về lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực ở Việt
Nam, đánh giá đúng mặt được, mặt chưa được, kịp thời rút ra những kinh nghiệm, trên cơ sở đó
mà xây dựng chính sách mới và điều chỉnh chính sách đã có về nguồn nhân lực ở Việt Nam, như
chính sách hướng nghiệp, chính sách dạy nghề, học nghề, chính sách quản lý nhà nước về dạy
nghề, học nghề; chính sách dự báo nhu cầu lao động và cân đối lao động theo ngành nghề, cấp
trình độ; chính sách thu hút các thành phần kinh tế tích cực tham gia vào lĩnh vực tạo nguồn
nhân lực cho đất nước; chính sách chi ngân sách để đào tạo nguồn nhân lực; chính sách đối với
các tổ chức NGO có liên quan đến vấn đề nhân tài, nhân lực; chính sách đối với lao động đi làm
việc ở nước ngoài và thu hút các thành phần kinh tế tham gia đưa lao động đi làm việc ở nước
ngoài; chính sách bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân, công nhân, trí
thức, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Chính phủ và các cơ quan chức năng phải có chính sách, biện pháp kết hợp thật tốt giữa đào
tạo và sử dụng trong tổng thể phát triển kinh tế của đất nước, đáp ứng có hiệu quả nguồn lao
động có chất lượng cao cho yêu cầu phát triển của nền kinh tế.

Nói tóm lại, nếu không làm tốt vấn đề tạo nguồn nhân lực cho đất nước, thì khó lòng đạt được
mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Trên thực tế, có nhiều quốc gia đang phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình, nhưng rất
ít nước tiếp tục đi lên được để trở thành một nước công nghiệp, vì những nước này, không có
chính sách hiệu quả để phát triển nguồn nhân lực.

2,Tích lũy tư bản


Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tăng trưởng kinh tế song có thể
định nghĩa một cách khái quát như sau: “ Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng
về tổng sản phẩm xã hội và tăng thu nhập bình quân đầu người ”.
Tăng trưởng kinh tế ngoài việc phụ thuộc vào các yếu tố như: Con
người, kỹ thuật và công nghệ, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà
nước thì tích luỹ tư bản là yếu tố rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế.

Có 2 loại tư bản là: Tư bản hiện vật và tư bản cố định.

Tư bản hiện vật: là nhân tố sản xuất được dùng để sản xuất ra tất cả
các loại hàng hoá và dịch vụ trong đó có bản thân tư bản.

Tuỳ theo mức độ tư bản mà người lao động sử dụng những máy móc
thiết bị…nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi lao động) và tạo ra sản phẩm
chất lượng cao hay thấp.

Ví dụ: Người công nhân làm việc với năng suất cao hơn nếu họ có
nhiều công cụ lao động hơn. Khi người thợ mộc làm việc anh ta cần có cưa,
đục, bào, máy tiện…Việc có nhiều công cụ lao động hơn cho phép người thợ
làm việc nhanh và chính xác hơn. Nghĩa là trong một tuần, một người thợ
mộc với một vài dụng cụ thô sơ sẽ làm được ít đồ gỗ hơn so với người thợ
mộc được trang bị công cụ tinh vi, chuyên dụng cho nghề mộc.

Bản thân tư bản hiện vật của một nước tăng trưởng theo thời gian nhưng
tăng nhanh hay chậm phụ thuộc vào quá trình tích luỹ tư bản. Để có được tư
bản phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng hiện tại cho tương lai.
Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có
tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có sự tăng trưởng cao và bền vững.
Những nước tăng trưởng nhanh có xu hướng đầu tư mạnh vào hàng hóa tư
bản mới, ở những nước tăng trưởng nhanh nhất 10% đến 20% thu nhập dành
cho tích luỹ tư bản.

Tuy nhiên, tư bản không chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân đầu tư cho
sản xuất mà còn là tư bản cố định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản
xuất và thương mại phát triển. Tư bản cố định xã hội thường là những dự án
quy mô lớn gần như không thể chia nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng
dần theo quy mô. Thường thì các khoản đầu tư này ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế một cách ngoại sinh, hay ảnh hưởng lan tỏa mà các hãng tư
nhân không thể đảm đương được, do đó chính phủ phải thực hiện.

Ví dụ: Hạ tầng sản xuất (đường giao thông, mạng lưới điện quốc gia,
sức khỏe cộng đồng, thủy lợi…)

Nếu con người là nhân tố cơ bản để tăng trưởng kinh tế bền vững, kỹ
thuật và công nghệ là động lực quan trọng, thể chế chính trị và quản lý nhà
nước góp phần định hướng sự tăng trưởng kinh tế vào mục tiêu mong muốn
thì tư bản có vai trò rất quan trọng là tiền đề cho tăng trưởng kinh tế. Tư bản
được sử dụng hợp lý sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động, chất lượng
sản phẩm, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm bớt nghèo đói, giảm ô
nhiễm môi trường, củng cố an ninh quốc phòng, hạn chế lạm phát…

Liên hệ ở Việt Nam:

Thứ nhất, vấn đề tích luỹ tư bản. Vấn đề hiện nay của Việt Nam là phải
tạo môi trường thuận lợi để kích thích tư bản trong nước và nước ngoài tích
cực đầu tư. Giữa những năm 1990, tỷ lệ của tổng đầu tư trong GDP tăng
nhanh, đạt mức 27-28% nhưng sau đó giảm mạnh. Điều này một phần do
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ ở châu Á nhưng phần quan trọng là
do bộ máy hành chính kém hiệu quả làm cho phí tổn hành chính trong hoạt
động đầu tư quá cao. Phương châm, đường lối về việc phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần đã có nhưng trên thực tế, thành phần ngoài nhà nước vẫn
còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, trong việc tiếp cận thông
tin về cơ hội đầu tư, về thị trường... Việc định hướng chiến lược công nghiệp
hoá không rõ ràng và phương châm, chính sách hay thay đổi làm cho độ rủi
ro của các dự án đầu tư quá cao. Từ năm 2002, tỷ lệ của tổng đầu tư trong
GDP tăng trở lại, đạt đến gần 34% vào năm 2003, nhưng đó là kết quả của
việc cạnh tranh chạy dự án đầu tư của các bộ ngành, và các địa phương chứ
không phải là hiện tượng tích luỹ tư bản lành mạnh. Điều này thể hiện trong
việc giảm sút hiệu quả của đồng vốn đầu tư, phản ánh trong khuynh hướng
tăng của việc hệ số ICOR11. Increamental Capital - Output Ratio: Hệ số chỉ số
vốn tăng cần thiết để tăng một sản lượng nhất định. .

Để tích luỹ tư bản nhanh và có hiệu quả cần tăng đầu tư trực tiếp của
nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, FDI giảm liên tục từ năm 1997, gần đây mới hồi
phục nhưng còn yếu. Trong tình trạng doanh nghiệp tư nhân trong nước còn
nhỏ bé, các doanh nghiệp nhà nước còn yếu kém và đang trong quá trình cải
cách, nếu không có một sự xoay chiều mạnh mẽ trong FDI thì liệu kinh tế
Việt Nam có tăng trưởng được ở mức cao hay không? Nhìn sang các nước
châu Á lân cận, ta thấy họ ngày càng nhận thức vai trò quan trọng của FDI
trong xu thế toàn cầu hoá, và ra sức tạo điều kiện để thu hút FDI hơn nữa.
Các nước này với quá trình phát triển và thu hút FDI trong nhiều thập kỷ đã
xây dựng được một nền công nghiệp vững mạnh hơn Việt Nam rất nhiều. Có
thể nói trình độ kỹ thuật, công nghệ, bề dày của tri thức quản lý kinh doanh
tại các nước này đã tăng nhanh và phụ thuộc nhiều vào độ lớn của FDI được
tích luỹ (FDI stock). Là một nước đi sau, FDI stock của Việt Nam quá nhỏ so
với các nước lân cận là đương nhiên. Nhưng vấn đề đáng quan tâm ở đây là
lưu lượng hàng năm (flow) của FDI vào Việt Nam cũng quá nhỏ so với Thái
Lan chẳng hạn. Để rút ngắn khoảng cách, thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, phải
quan tâm hơn đến vai trò của FDI.

Thứ hai là vấn đề phát triển có hiệu suất. Cùng với việc đẩy mạnh tích
luỹ tư bản, phát triển có hiệu suất là biện pháp hữu hiệu nhất để rút ngắn
khoảng cách với các nước xung quanh. Tích luỹ tư bản dù được đẩy mạnh
cũng không thể vượt qua một giới hạn nhất định vì vấn đề môi trường và
những hạn chế về vốn, về công nghệ và thị trường, v.v.. Do đó, với cùng một
tốc độ về tích luỹ tư bản nhưng nước nào phát triển có hiệu suất thì nền kinh
tế sẽ phát triển với tốc độ cao hơn. Các nền kinh tế như Trung Quốc, Thái
Lan, Malaixia, Đài Loan và Hàn Quốc trong giai đoạn 1960 - 1994, tích luỹ tư
bản đóng vai trò rất lớn, lớn hơn cả Nhật Bản trong giai đoạn 1950 - 1973 là
giai đoạn phát triển thần kỳ của nước này, nhưng Nhật Bản phát triển có hiệu
suất hơn nhiều (thể hiện bằng độ cống hiến của hiệu suất toàn yếu tố - total
factor productivity, TFP) nên tốc độ tăng trưởng của kinh tế Nhật Bản cao
hơn các nước châu Á khác.

Điểm này có nhiều gợi ý đối với Việt Nam. Để phát triển có hiệu suất,
Việt Nam cần phải làm gì? Thứ nhất, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh
(giữa các thành phần kinh tế) và hội nhập tích cực vào thị trường thế giới để
tư bản và các yếu tố sản xuất khác được sử dụng một cách có hiệu quả nhất.
Thứ hai, có kế hoạch dài hạn trong việc xây dựng nguồn nhân lực đồng thời
tạo cơ chế để nhân tài được sử dụng đúng chỗ. Thứ ba, tạo môi trường để
khoa học và công nghệ ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam, tri thức về công nghệ
và quản lý, kinh doanh được phổ biến rộng khắp. Thứ tư, bộ máy hành chính
cần phải được cải cách nhanh (quy rõ trách nhiệm và quyền hạn các cấp để
có thể phân cấp quản lý) và tạo cơ chế để người tài giỏi và có phẩm chất đạo
đức giữ những chức vụ quản lý nhà nước. Bộ máy hành chính như hiện nay
dễ làm tăng phí tổn hành chính của doanh nghiệp và làm nảy sinh những
hiện tượng tiêu cực. Trong trạng thái đó, doanh nghiệp sẽ tìm cách tạo quan
hệ không chính đáng với quan chức quản lý mà kinh tế học phát triển gọi là
mưu tìm đặc lợi (rent-seeking) thay vì nỗ lực tìm kiếm thị trường, cải tiến
công nghệ để giảm giá thành và tăng phẩm chất hàng sản xuất. Một nước
phát triển nhanh và có hiệu suất khi các doanh nghiệp hăng hái, nỗ lực trong
việc mưu tìm lợi nhuận (prrofit-seeking) chân chính hơn là mưu tìm đặc lợi.

Tài liệu tham khảo: “Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp
hóa Việt Nam” G.S Trần Văn Thọ.

3,Tài nguyên thiên nhiên

Ngoài vốn nhân lực,tích lũy tư bản,tri thức công nghệ, tài nguyên thiên nhiên cũng ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế.
Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất do thiên nhiên mang
lại, như đất đai, sông ngòi, khoáng sản....
Những nguồn lực quan trọng là đất canh tác, dầu khí, rừng, nước
và khoáng sản hay tổng quát hơn là nguồn tài nguyên
Có 3 loại tài nguyên thiên nhiên:
1, Tài nguyên vĩnh cửu
2, Tài nguyên có thể tái tạo
3, Tài nguyên không thể tái tạo

Các loại tài nguyên này ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế
−Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng vĩnh cửu, ngày nay con người đã biết sử
dụng nguồn năng lượng này trong một số ngành công nghiệp để giảm chi phí sản xuất,
tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu và hạ giá thành, như ngành công nghiệp điện...
- Khoáng sản là những tài nguyên không tái tạo được,đây là một trong những yếu tố
quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy nên công nghiệp phát triển nhưng
nếu không biết cách sử dụng nguồn tài nguyên này thì nó sẽ nhanh chóng cạn kiệt.
Dầu mỏ là 1 nguồn tài nguyên cực kì quan trọng. Một số nước ở
vùng Trung Đông như Co oet và Ả rập xê út rất giàu chỉ vì họ sống
trên giếng dầu lớn nhất thế giới.

Nguyên liệu

Với lượng các đầu vào khác nhau đã cho trước, lượng một đầu vào
nguyên liệu nhiều hơn cho phép sản xuất nhiều sản phẩm hơn.
Khi nguyên liệu khan hiếm và đắt đỏ thì người công nhân sẽ làm
việc chậm đi và phải đắn đo để tránh lãng phí số nguyên liệu này.
Khi số nguyên liệu dồi dào thì người công nhân có thể làm việc
nhanh hơn . Khi một thùng dầu khoan từ dưới lòng đất lên và
được sử dụng làm nguyên liệu cho máy móc, thế giới đã giảm
lượng dự trữ dầu đi một thùng. Nếu thế giới có 1 lượng dự trữ dầu
giới hạn thì cuối cùng nó sẽ cạn kiệt dầu. Tất nhiên điều này sẽ
không xảy ra trong vài thế kỉ tới.

Ngược lại, gỗ và cá nếu được khai thác 1 cách hợp lí thì nó sẽ


được thiên nhiên tái tạo lại và trở thành đầu vào của quá trình sản
xuất vĩnh viễn. Tuy nhiên nếu chúng bị khai thác quá mức thì
chúng sẽ trở nên tuyệt chủng. Khi lượng cá voi còn lại qua sít thì
chúng sẽ khó tìm được bạn tình và do vậy không btheer sinh sôi
được. Lượng cá voi sẽ giảm.
_Đất đai
Là nhân tố đặc biệt quan trọng tại các quốc gia nông nghiệp. Nếu
mỗi người lao động có nhiều đất đai hơn thì sản lượng nông
nghiệp sẽ cao hơn. Đất đai ở các quốc gia công nghiệp phát triển,
đất đai ít quan trọng hơn. Hồng Kong và Singapo đã tăng trưởng
nhanh dù rằng rất thiếu đất đai. Tuy nhiên, dù sao chăng nữa thì
có nhiều đất đai vẫn hơn. Tăng lượng cung đất không quan trọng
lắm với tăng trưởng. Theo lý thuyết, đất đai là đầu vào mà cung
của nó với nền kinh tế là hoàn toàn cố định. Trong thực tế, việc
phân biệt giữa đất đai và tư bản không thật rõ ràng. Bằng cách sử
dụng nhiều phân bón hơn cho đất, lượng đất canh tác Nông
nghiệp hiệu quả có thể tăng lên. Đầu tư vào hệ thống thủy lợi và
tưới tiêu, các vùng đầm lầy và sa mạc có thể trở thành những
vùng đất canh tác được. Sự thành công có ý nghĩa lịch sử của Mỹ
cũng bắt nguồn từ cug đất đai mênh mông.
.Măc dù nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng, nhưng đó không nhất thiết
là nguyên nhân làm cho nền kinh tế có năng suất cao trong việc sản xuất hàng hóa và
dịch vụ. Ví dụ Nhật bản là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới mặc dù không
giàu có khoáng sản. Thương mại quốc tế là nguyên nhân thành công cơ bản của nước
này. Nhật nhập khẩu rất nhiều tài nguyên thiên nhiên cần thiết như dầu mỏ và xuất
khẩu hàng công nghiệp sang các nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên

4,Tri thức công nghệ:


Qua phân tích nền kinh tế giản đơn của Robinson Cruso,chúng ta có thể khái
quát các nhân tố quyết định tăng trưởng là nguồn nhân lực,tích lũy tư bản,tài
nguyên thiên nhiên và tri thức công nghệ.Các nhân tố này tồn tại và quyết
định năng suất cảu các nền kinh tế hiện thực phức tạp hơn.Trong lịch sử,tăng
trưởng của các nước trên thế giới có hình mẫu khác nhau, không phải là quá
trình sao chép giản đơn mà nó là một quá trình sáng chế và thay đổi công
nghệ không ngừng nghỉ đã đem lại một bước tiến xa về khả năng sản xuất
của các nước =>nhân tố tri thức công nghệ là 1 nhân tố hết sức quan
trọng.Sự thay đổi về công nghệ cho phép chuyển lao động sang các ngành
sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ khác

Ví dụ: Cách đây một thế kỷ,đa số người mỹ là nông dân vì kĩ thuật hồi đó đòi
hỏi nhiều lao động để làn ra lượng lương thực cần thiết cho mọi người.nhưng
ngày nay nhờ những tiến bộ trong kĩ thuật trồng trọt thỳ chỉ một phần nhỏ
dân số làm việc trong nông nghiệp cũng đủ nuôi sống toàn xã hội.

Thay đổi và đổi mới công nghệ

Tăng trưởng kinh tế là 1 quá trình sáng chế và thay đổi công nghệ không
ngừng. Thay đổi công nghệ là những thay đổi trong quá trình sản xuất hoặc
đưa ra những sản phẩm mới sao cho có thể tạo ra được sản lượng nhiều hơn
và cải tiến hơn từ cùng 1 lô đầu vào. Những phát minh được ứng dụng đã đưa
năng suất tăng nhanh là động cơ hơi nước, máy phát điện, bóng đèn, động
cơ đốt trong, máy bay phản lực hạng nặng….Những thya đổi công nghệ cơ
bản là những phát minh ra sản phẩm mới như điện thoại, máy thu thanh,
máy bay, máy vô tuyến….Những phát triển công nghiệp nổi bật nhất đang
diễn ra trong ngành điện tử tin học hiện nay.
Thay đổi công nghệ trên thực tế là 1 quá trình lien tục bao gồm những cải
tiến lớn nhỏ, không phải là 1 quá trình cơ học đơn giản của việc đi tìm những
sản phẩm và quá trình sản xuất tốt hơn. Thay vì thế, sang kiến nhanh đòi hỏi
phải nuôi dưỡng 2 tinh thần kinh doanh. Tinh thần kinh doanh lại sinh sôi nảy
nở ra những sáng kiến mới, sự kết hợp giữa 1 tinh thần tìm tòi sáng kiến mới
với sức quyến rũ của lợi nhuận trên tinh thần là động lực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế

Công nghệ ngày càng phát triển,ngày nay “công nghệ thông tin,công nghệ
sinh học,công nghệ vật liệu mới,…”đã có những bước tiến như vũ bão,được
ứng dụng một cách nhanh chóng và rộng rãi.

Tri thức công nghệ mang lại những cơ hội và thách thức lớn trong sự phát
triển chưa từng thấy của nhân loại, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát
triển xã hội ngày nay. Phát triển kinh tế tri thức là cơ hội để rút ngắn khoảng
cách lạc hậu.Từ những tri thức, công nghệ kỹ thuật mới, các tư liệu lao động
mới, hệ thống máy móc thông minh, tự động hóa sẽ được tạo ra. Quá trình
đó sẽ giúp phát hiện và sáng tạo ra nhiều đối tượng lao động mới, những
nguyên liệu mới, năng lượng mới,…có thể trước đây chưa từng xuất hiện, tạo
ra nhiều giá trị sử dụng mới, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu xã hội ngày càng tốt
hơn, giảm bớt việc khai thác các ngường tài nguyên hiện hữu. là động lực
thúc đẩy tiến trình xã hội hóa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, làm
cho phân công lao động xã hội phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nó
thúc đẩy công nghiệp, không ngừng ra tăng hàm lượng khoa học-kỹ thuật,
công nghệ trong sản phẩm công nghiệp qua đó mà gia tăng giá trị sử dụng,
giá trị trao đổi của sản phẩm công nghiệp.Nó thúc đẩy trí nghiệp phát triển ở
các ngành dịch vụ, thông tin, thương mại, tiền tệ,…với nhiều hình thức phong
phú.Nó thúc đẩy việc nâng cao đời sống xã hội, hướng đến một nền văn minh
cao hơn.

Trong nền kinh tế thị trường,các thành tựu khoa học – công nghệ, nhất là
công nghệ thông tin được phổ biến và ứng dụng hết sức nhanh chóng, trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Các ngành kinh tế được tri thức hóa đều
phải dựa vào công nghệ mới để đổi mới và phát triển.

Các phát minh lớn có thể tạo ra những bước tiến vượt bậc trong tri thức
công nghệ. Bánh xe, động cơ hơi nước và những máy tính hiện đại là những
ví dụ. Tiến bộ trong nông nghiệp cũng hết sức lớn lao. Các xã hội công
nghiệp chỉ bắt đầu hình thành khi việc tăng năng suất trong lao động đã giải
phóng 1 phần lực lượng lao động để sản xuất công nghiệp mà không lo người
dân thiếu lương thực. Việc thay thế sức trâu bò bằng mình tranghjáy móc,
sản xuất phân bón, hệ thống thủy lợi và tưới tiêu, các giống lai mới, tất cả đã
góp phần quan trọng nâng cao năng suất lao động nông nghiệp và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.

Sự phát triển của Tây Âu:

Năm Thu nhập trên đầu người 1990 Các phát minh

1000 400 Cối xay nước

1100 430 Vòng đai ngựa độn bông


1200 480 Cối xay gió
1300 510 La bàn
1400 600 Lò cạo
1500 660 Máy in Gutenberg
1600 780 Kính thiên văn
1700 880 Đồng hồ quả lắc, kênh đào
1800 1280 Động cơ hơi nước, máy xe chỉ….
1900 3400 Máy điện báo, điện thoại, đèn điện……….
2000 17400 Thép, ô tô, máy tính, năng lượng hạt nhân

( Nguồn: The economist 31 December 1999)

You might also like