You are on page 1of 2

Chính sách tỷ giá qua các thời kì

Đặc trưng chính sách tỷ giá của một quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào cơ chế
xác định và cơ chế can thiệp lên tỷ giá mà quốc gia đó áp dụng. Căn cứ vào
cơ chế xác định và cơ chế can thiệp lên tỷ giá, thì chính sách tỷ giá ở VN từ
khi có đồng tiền quốc gia (1955) cho đến nay có thể được chia thành 4 thời
kì sau
1. Thời kì thứ nhất 1955-1989
Trong quan hệ với các nước thuộc khối XHCN trước đây, tỷ giá của
Việt Nam được tính theo đồng Rúp clearing (sau này đổi là rúp chuyển
khoản- transferable ruble) đồng tiền ghi sổ dùng trong thanh toán mậu dịch
giữa các nước thuộc khối XHCN tự quy định với nhau để làm sao cho tài
khoản các bên, sau khi trao đổi ngoại thương theo khối lượng đã được quy
định trong hiệp định ký kết vào đầu năm thì cuối năm không còn số dư.
- Tỷ giá được chia làm 2 khu vực:
+ Khu vực 1: Tỷ giá trong phe XHCN
+ Khu vực 2 : Tỷ giá ngoài phe XHCN
Đặc trưng của chế độ tỷ giá Việt nam trong thời kỳ này là cố định, đã
bộc lộ nhiều mặt bất hợp lý, nó không những không thể hiện vai trò điều tiết
tỷ giá hối đoái trong việc cân bằng cán cân thanh toán, điều tiết tái sản xuất
mà còn kìm hãm các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta là nguyên nhân
dẫn đến tình trạng trì trệ kinh tế trong một thời gian dài.

Từ năm 1989 trở về sau cho đến nay, nhà nước ta đã có những chủ
trương và giải pháp đổi mới trong quan hệ đối ngoại, và chính sách tỷ giá đã
từng bước xoá bỏ cơ chế độc quyền ngoại thương, cho phép các tổ chức kinh
tế được phép xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài. Số lượng các công ty
được trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên, cùng với
việc mở rộng ngoại thương chế độ tỷ giá cũng có những thay đổi căn bản;
chuyển sang cơ chế quản lý kinh tế mới bản thân cơ chế điều hành tỷ giá hối
đoái đã được nhanh chóng thay đổi phù hợp với bối cảnh thực tế. Từ một cơ
chế đa tỷ giá, mang nặng tính chủ quan bao cấp, xa rời với thị trường; tỷ giá
hối đoái đã được điều chỉnh theo các quan hệ và điều kiện của các quy luật
kinh tế thị trường. Cơ chế một tỷ giá linh hoạt, có sự điều tiết của nhà nước
đã phát huy được vai trò vừa là một phạm trù kinh tế vận động theo quy luật
cung cầu của nền kinh tế vừa là một công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của
nhà nước. Nhà nước đã áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của
nhà nước nhưng việc điều hành của nhà nước trong từng năm có khác nhau,
ta có thể chia ra 3 giai đoạn:

1
2. Thời kì thứ hai 1989-1991
Đặc trưng của thời kỳ này là bãi bỏ chế độ đa tỷ giá, chuyển sang áp
dụng chế độ đơn tỷ giá (tỷ giá chính thức) và được điều chỉnh mạnh theo
tín hiệu thị trường. Chính vì vậy, nhiều người coi thời kỳ này là thời kỳ
“thả nổi” tỷ giá, Nhà nước không có khả năng kiểm soát.
( chi tiết : giáo trình TCQT/ chương 13 trang 644-651)

3. Thời kì thứ ba 1992- 2/1999 (phần quan trọng)

Đặc trưng của thời kỳ này là tỷ giá được chính thức ấn định trên cơ sở :
- Đấu thầu tại trung tâm giao dịch ngoại tệ từ 10/1991 đến 31/12/1994.
Do đó nội dung tỷ giá đã hàm chứa yếu tố cung cầu ngoại tệ trên thị
trường
- Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng từ
1/1995 đến 2/1999. Chính vì vậy nội dung tỷ giá đã hàm chứa nội
dung cung cầu ngoại tệ toàn diện và khách quan hơn trước.
- Ngoài ra trong giai đoạn này đã nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính-
tiền tệ Đông Nam Á 1997-1998.
( chi tiết : giáo trình TCQT/ chương 13 trang 651-665)

4. Thời kì thứ tư từ 3/1999 đến nay (phần quan trọng )


Tháng 2/1999 với sự ra đời của quyết định 64/QĐ-NHNN7 ngày
25/02/1999, cơ chế tỷ giá của VN đã có bước cái cách triệt để hơn.
NHNN đã bãi bỏ việc công bố tỷ giá chính thức và thay vào đó là việc
thông báo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng. Các NHTM được
phép xác định tỷ giá mua bán đối với USD không được vượt quá +0,1 %
so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng của ngày dao dịch trước đó ; sau
đó từ ngày 1/7/2002 biên độ này được mở rộng lên +/- 0,25 % . Đây là
bước cải cách có ý nghĩa rất lớn vì nó chuyển từ cơ chế tỷ giá xác định
một cách chủ quan theo ý chí của NHNN sang một cơ chế tỷ giá xác định
khách quan hơn trên cơ sở cung cầu trên thị trường, đó là cơ chế thả nổi
có điều tiết.
a) Yếu tố thả nổi bao gồm :

b) Yếu tố điều tiết bao gồm:


( chi tiết : giáo trình TCQT/ chương 13 trang 665-667)
Riêng phần này cần bổ sung và cập nhật thêm số liệu và chia nhỏ giai đoạn
tham khảo tài liệu của Chuẩn( Bích) , Yến

You might also like