You are on page 1of 7

Sản xuất sạch hơn là gì?

Cập nhật 03:09, 31/1/2008, bởi WikiSysop

"Sản xuất sạch hơn là cải tiến liên tục quá trình sản xuất công nghiệp, sản phẩm và
dịch vụ để giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, để phòng ngừa tại nguồn ô nhiễm
không khí, nước và đất, và giảm phát sinh chất thải tại nguồn, giảm thiểu rủi ro cho
con người và môi trường"
Ðối với quá trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn bao gồm tiết kiệm nguyên vật liệu,
năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc, giảm lượng và độ độc của các dòng thải
trước khi đi ra khỏi quá trình sản xuất. Ðối với sản phẩm: Sản xuất sạch hơn làm
giảm ảnh hưởng trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm từ khâu chế biến nguyên liệu
đến khâu thải bỏ cuối cùng.

Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng
lượng một cách có hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật
liệu nữa được chuyển vào thành phẩm. Để đạt được điều này cần phải phân tích một cách chi tiết và hệ
thống trình tự vận hành cũng như thiết bị sản xuất hay yêu cầu một Đánh giá về sản xuất sạch hơn.

Các khái niệm tương tự với sản xuất sạch hơn là:

- Giảm thiểu chất thải;

- Phòng ngừa ô nhiễm; và

- Năng suất xanh.

Về cơ bản, các khái niệm này đều giống với sản xuất sạch hơn; đều cùng có ý tưởng cơ sở là làm cho
các doanh nghiệp hiệu quả hơn và ít ô nhiễm hơn.

Các giải pháp về sản xuất sạch hơn có thể là:

- Tránh các rò rỉ, rơi vãi trong quá trình vận chuyển và sản xuất, hay còn gọi là kiểm soát nội vi;

- Đảm bảo các điều kiện sản xuất tối ưu từ quan điểm chất lượng sản phẩm, sản lượng, tiêu thụ tài
nguyên và lượng chất thải tạo ra;

- Tránh sử dụng các nguyên vật liệu độc hại bằng cách dùng các nguyên liệu thay thế khác;

- Cải tiến thiết bị để cải thiện quá trình sản xuất;

- Lắp đặt thiết bị sản xuất có hiệu quả, và

- Thiết kế lại sản phẩm để có thể giảm thiểu lượng tài nguyên tiêu thụ.
Sản xuất sạch hơn và kiểm soát ô nhiễm

Sản xuất sạch hơn không giống như xử lý cuối đường ống, ví dụ như xử lý khí thải, nước thải hay bã thải
rắn. Các hệ thống xử lý cuối đường ống làm giảm tải lượng ô nhiễm nhưng không tái sử dụng được phần
nguyên vật liệu đã mất đi. Do đó, xử lý cuối đường ống luôn luôn làm tăng chi phí sản xuất. Trong khi đó,
sản xuất sạch hơn mang lại các lợi ích kinh tế song song với giảm tải lượng ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn
đồng nghĩa với giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn cũng là một bước hữu
ích cho hệ thống quản lý môi trường như ISO14000. Xem thêm chi tiết phần Lợi ích của sản xuất sạch
hơn.

UNEP dịnh nghĩa sản xuất sạch hơn là:

... việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản
phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.

- Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ
các nguyên liệu dộc hại và giảm lượng và tính dộc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.

- Đối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ
sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế dến thải bỏ.

- Đối với dịch vụ:sản xuất sạch hơn dưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các
dịch vụ.

Lợi ích của sản xuất sạch hơn

Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn hay bé, tiêu thụ nguyên liệu,
năng lượng, nước nhiều hay ít. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có tiềm năng giảm lượng nguyên
nhiên liệu tiêu thụ từ 10-15% !

Sạch hơn tốt hơn cho các doanh nghiệp

Tại sao vậy ? Các doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn là doanh nghiệp đã giảm thiểu các tổn thất
nguyên vật liệu và sản phẩm, do đó có thể đạt sản lượng cao hơn, chất lượng ổn định, tổng thu nhập
kinh tế cũng như tính cạnh tranh cao hơn.

Các lợi ích của sản xuất sạch hơn

Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng sản xuất sạch hơn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích
về mặt môi trường. Các lợi ích này có thể tóm tắt như sau:

• Cải thiện hiệu suất sản xuất;

• Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn;


• Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị;

• Giảm ô nhiễm;

• Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải;

• Tạo nên hình ảnh về mình tót hơn; và

• Cải thiện sức khoẻ nghề nghiệp và và an toàn.

Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng

Do giá thành ngày một tăng của các nguyên liệu sử dụng cũng như hiện trạng ngày càng khan hiếm
nước, không một doanh nghiệp nào có thể chấp nhận việc thải bỏ các tài nguyên này dưới dạng chất
thải. Nước và năng lượng là đặc biệt quan trọng, đặc biệt với các doanh nghiệp sử dụng với khối lượng
lớn.

Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn

Các cơ quan tài chính ngày một nhận thức rõ sự nghiêm trọng của việc huỷ hoại môi trường và hienẹ
dadng nghiên cứu các dự thảo dự án mở rộng hoặc hiện đại hoá mà trong đó các khoản vay đều được
nhìn nhận từ góc độ môi trường. Các kế hoạch hành động về sản xuất sạch hơn sẽ đem lại hình ảnh môi
trường có lợi về doanh nghiêpj của bạn tới các nhà cho vay, do đó sẽ tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn
với các nguồn hỗ trợ tài chính.

Các cơ hội thị trường mới và được cải thiện

Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường đã dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu
về sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, khi bạn đã có những nỗ lực nhận thức về sản
xuất sạch hơn, bạn sẽ có thể mở ra đựoc nhiều cơ hội thị trường mới và sản xuất ra các sản phẩm có
chất lượng cao hơn và có thể bán ra với giá cao hơn.

Các doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, ví dụ như
ISO14001, hoặc các yêu cầu của thị trường như nhãn sinh thái.

Thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn sẽ giúp cho việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường như ISO
14001 dễ dàng hơn.

Tạo nên hình ảnh công ty tốt hơn

Sản xuất sạch hơn phản ánh và cải thiện hình ảnh chung về doanh nghiệp của bạn. Không cần phải nhắc
lại, một công ty với hình ảnh "xanh" sẽ được cả xã hội và các cơ quan hữu quan chấp nhận dễ dàng hơn.

Môi trường làm việc tốt hơn


Việc nhận thức ra tầm quan trọng của một môi trường làm việc sạch và an toàn đang ngày một gia tăng
trong số các công nhân. Bằng cách đảm bảo các điều kiện làm việc thích hợp thông qua thực hành sản
xuất sạch hơn, bạn có thể làm tăng ý thức của các cán bộ, đồng thời xây dựng ý thức kiểm soát chất
thải. Các hoạt động như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn đạt được khả năng cạnh tranh.

Tuân thủ luật môi trường tốt hơn

Các tiêu chuẩn môi trường về phát thải các chất thải (lỏng, rắn, khí) đang trở nên nagỳ một chặt chẽ hơn.
Để đáp ứng được các tiêu này thường yêu cầu việc lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp và
đắt tiền. Sản xuất sạch hơn hỗ trợ cho việc xử lý các dòng thải, và do đó doanh nghiệp sẽ tuân thủ các
tiêu chuẩn thải một cách dễ dàng, đơn giản và rẻ tiền hơn. Sản xuất sạch hơn dẫn dến việc giảm chất
thải, giảm lượng phát thải và thậm chí giảm cả độc tố theo qui luật vòng tròn.

Bước khởi động của quá trình thực hiện sản xuất sạch hơn (17-07-2010 17:11)

Hỏi: - Bước Khởi động của quá trình thực hiện sản xuất sạch hơn bao gồm những công việc như
thế nào?

Đáp: - Bước Khởi động là bước đầu tiên trong 6 bước thực hiện sản xuất sạch hơn tại doanh nghiệp:
Bước 1 - Khởi động; Bước 2 - Phân tích các công đoạn; Bước 3 - Đưa ra các cơ hội sản xuất sạch hơn;
Bước 4 - Chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn; Bước 5 - Thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn;
Bước 6 - Duy trì sản xuất sạch hơn. Mục đích của bước Khởi động nhằm: Thành lập được nhóm đánh
giá SXSH; Thu thập số liệu sản xuất làm cơ sở dữ liệu ban đầu; Tìm kiếm các biện pháp cải tiến đơn
giản nhất, hiệu quả nhất và có thể hực hiện ngay.

Áp dụng sản xuất sạch hơn mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp

Việc thành lập nhóm đánh giá SXSH là rất cần thiết khi triển khai chương trình đánh giá SXSH. Các
thành viên của nhóm nên là cán bộ của doanh nghiệp, có thể có thêm hỗ trợ triển khai của chuyên gia
bên ngoài. Quy mô của nhóm sẽ phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Với doanh nghiệp lớn, nhóm
đánh giá SXSH nên bao gồm Đại diện Ban Lãnh đạo và quản đốc/trưởng phòng của từng phòng ban và
nhóm triển khai phụ được thành lập tùy theo thời điểm. Với doanh nghiệp nhỏ hơn, nhóm có thể chỉ gồm
đại diện lãnh đạo và quản đốc phụ trách các công việc sản xuất hàng ngày. Các thành viên trong nhóm
phải được phép họp định kỳ, trao đổi cởi mở, có tính sáng tạo, được phép xem xét, đánh giá lại quy trình
công nghệ và quản lý hiện tại cũng như đủ năng lực áp dụng triển khai các ý tưởng sản xuất sạch hơn
khả thi.
Ví dụ: Trong nhà máy sản xuất thép nên cân nhắc thành phần nhóm đánh giá sản xuất sạch hơn bao
gồm các cán bộ thuộc ban lãnh đạo, kế toán, kỹ thuật và các bộ phận sản xuất như nhập liệu, luyện thép,
đúc. Việc mời thêm cán bộ phụ trách tài chính, cán bộ tư vấn ngoài doanh nghiệp cũng nên được xem
xét để các ý kiến cải tiến được đưa ra khách quan. Nhóm đánh giá sản xuất sạch hơn sẽ bắt đầu quá
trình đánh giá bằng việc thu thập các thông tin sản xuất cơ bản của doanh nghiệp để cùng phân tích với
các thành viên trong nhóm.

Khi đã có đầy đủ thông tin cơ bản về doanh nghiệp, nhóm đánh giá SXSH nên tiến hành mô tả quy trình
sản xuất hiện tại theo ngôn ngữ chung bằng cách liệt kê lại đầy đủ các bước trong công đoạn sản xuất.
Tại công việc này, nhóm cần đi khảo sát để thống nhất lại thông tin công nghệ cũng như tìm ra các cơ hội
cải tiến dễ thấy, dễ làm để làm điểm khởi đầu cho đánh giá. Đây là cơ hội để rà soát lại quy trình sản
xuất, thống nhất đường đi của nguyên nhiên vật liệu và đánh giá lại các tổn thất.

Để làm được việc này một cách hệ thống, cần khảo sát lần lượt từng phân xưởng sản xuất theo quy trình
công nghệ và quy định vận hành, từ khâu nhập liệu, chuẩn bị nguyên liệu, luyện, đúc, đến nhập kho cũng
như xem xét lại các phân xưởng phụ trợ như khu nồi hơi, hệ thống điện... Cần coi công việc này mang ý
nghĩa tích cực, không phải là cơ hội để nhóm đánh giá, soi xét, phê bình. Các ý kiến đưa ra từ việc tham
quan nên mang tính xây dựng và gợi mở thực hiện. Việc mời các chuyên gia bên ngoài tham gia, tham
quan, khảo sát ở bước này là đặc biệt có hiệu quả.

Sau khi quan sát về cách thức quản lý, có thể nhóm đánh giá đã đưa ra được rất nhiều giải pháp SXSH
mà chưa cần sử dụng các kỹ thuật phân tích tiếp theo. Đây là các giải pháp hiển thị rõ ràng mà trước đây
chưa được lưu tâm khi vận hành.

Ví dụ: Kiểm soát quy trình vận hành theo kinh nghiệm và quản lý mặt bằng trong nhà máy thép thường bị
bỏ qua và là phần đơn giản nhất, hấp dẫn nhất để bắt đầu các bước tiếp cận SXSH. Hơn nữa, rất nhiều
phương án SXSH đã được xác định là những phương án có thể thực hiện trọng thời gian ngắn, chi phí
thấp, chỉ cần những thay đổi nhỏ về thiết bị hoặc cải thiện về duy trì bảo dưỡng. Việc áp dụng những
biện pháp này đã chứng minh là một khởi đầu tốt cho các cố gắng SXSH của nhà máy, khuyến khích nhà
quản lý cũng như các cán bộ cố gắng hơn nữa khi tiến hành đánh giá SXSH.
Câu hỏi:

*Mặc dù SXSH được chứng minh là có thể mang lại nhiều ích lợi, thế nhưng số Nhà máy
áp dụng hiện nay còn ít. Hãy trình bày một số nguyên nhân?

Trả lời:

Sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng góp
phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường, làm tăng hiệu quả trong sản xuất. Thực chất của
SXSH là áp dụng các công nghệ mới, kỹ thuật cao vào quy trình sản xuất nhằm giảm thiểu
các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu mà vẫn
đảm bảo được năng suất, chất lượng sản phẩm. Xuất phát từ lợi ích đó mà SXSH đang
ngày càng trở nên cần thiết đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp.Tuy nhiên,ở 1 số nhà
máy hoặc công ty ở nước ta còn ít áp dụng SXSH,theo em có 1 số nguyên nhân sau đây:

 Về vấn đề chính sách, mặc dầu đã có nhiều cố gắng và đã xây dựng được hệ thống chính
sách về bảo vệ môi trường tương đối toàn diện, chúng ta còn gặp nhiều khó khăn trong
việc cưỡng chế tuân thủ đối với các quy định của nhà nước do vậy nhiều cơ sở sản xuất
còn chưa thực sự quan tâm đến bảo vệ môi trường. Hơn nữa nhà nước ta thiếu một cơ chế
chính sách khuyến khích công bằng và thoả đáng. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp Nhà nước, mặc dù có đủ vốn để đầu tư, song không mấy mặn mà với
SXSH bởi họ không được trích lợi nhuận để tái đầu tư, thu nhập của người lao động
không được cải thiện. Cá biệt có doanh nghiệp bỏ ra hàng tỷ đồng để đầu tư cho SXSH
trong khi các doanh nghiệp khác xả các chất ô nhiễm ra môi trường cũng chỉ bị xử phạt
hành chính với số tiền phạt quá nhỏ, không đủ mức ngăn chặn.Ngoài ra nhiều nguồn lực
đầu vào sản xuất (đặc biệt là nước và nhân công) của chúng ta còn quá rẻ so với nhiều
nước nên các doanh nghiệp chưa nhìn nhận được tầm quan trọng của việc tăng hiệu quả
sử dụng tài nguyên.

 Rào cản thứ hai là rào cản liên quan đến động lực của doanh nghiệp. Nhận thức của các
doanh nghiệp về lợi ích của SXSH còn hạn chế Nhiều doanh nghiệp chưa quán triệt quan
điểm người gây ô nhiễm phải trả tiền trong chính sách bảo vệ môi trường của nhà nước
và cho rằng bảo vệ môi trường là việc của nhà nước. Quan điểm chờ đợi hỗ trợ của nhà
nước trong các hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó có áp dụng sản xuất sạch hơn còn
tương đối phổ biến. Các doanh nghiệp cũng chưa thực sự hiểu lợi ích của sản xuất sạch
hơn đối với tính kinh tế của doanh nghiệp mà đơn thuần cho rằng SXSH cũng tương tự
như việc xây dựng hệ thống xử lý chất thả,thường gây chi phí tăng lên.

 Về mặt kỹ thuật, nhiều cơ sở sản xuất của ta còn tương đối yếu về kiểm toán và hạch toán
nội bộ nên không đo đếm được mức chi phí của mình mất đi theo chất thải. Do vậy không
nhận thấy sự cần thiết áp dụng sản xuất sạch hơn để giảm chất thải đồng thời giảm chi
phí sản xuất. Việc phổ biến sản xuất sạch hơn thường dựa trên mạng lưới các nhà tư vấn
nhưng ngay cả các chuyên gia tư vấn của ta cũng thiếu về số lượng và chất lượng. Đặc
biệt thiếu là các chuyên gia sản xuất sạch hơn chuyên ngành

 Về mặt quản lý: kỹ năng quản lý của các chủ doanh nghiệp còn hạn chế và kém linh hoạt
trong việc đưa các công cụ quản lý mới vào áp dụng nếu thực sự không có áp lực từ bên
ngoài hoặc động lực về lợi ích kinh tế, đặc biệt là với các công cụ môi trường

You might also like