You are on page 1of 4

PHÁT BIỂU THAM LUẬN

TẠI HỘI NGHỊ HỘI NGHỊ TỔNG KẾT MÔ HÌNH CAN THIỆP VỀ
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH GIAI ĐỌAN 2008 - 2010
____________

Kính thưa:........................................................................................

Được sự cho phép của ban Tổ chức Hội nghị, Sở Văn hoá, Thể thao
và Du lịch Đồng Tháp xin phát biểu đôi nét về kết quả và những kinh nghiệm
trong quá trình thực hiện Mô hình can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình
giai đoạn 2008 – 2010:
Đồng Tháp là tỉnh đầu nguồn thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long, có 09 huyện, 02 thị xã và 01 Thành phố, với 144 xã, phường, thị trấn.
Dân số 1.665.420 người, mật độ: 507 người/km2, trong đó dân tộc kinh chiếm
99,3% dân số, các dân tộc thiểu số chiếm 0,7%, người có đạo chiếm hơn 20%,
nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông. Trong những năm qua Đồng Tháp
đã có nhiều cố gắng, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực và
đồng thuận của toàn dân, nhưng trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn,
thời tiết diễn biến phức tạp, tình hình dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi tiềm
ẩn nguy cơ bùng phát cao, giá cả thị trường tăng cao...làm cho nhiều gia đình
phải đối mặt với nhiều thách thức.
Thực hiện Quyết định số 2879/QĐ-BVHTTDL và công văn số
2343/BVHTTDL-GĐ, ngày 27/6/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
về việc triển khai mô hình can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình. Sở
VHTTDL phối hợp với UBND TX.Sa Đéc chọn xã Tân Phú Đông làm điểm,
ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo cấp xã, Ban Chủ nhiệm CLB và nhóm
PCBLGĐ tại 05 ấp. Qua những tháng họat động trong năm 2008, mô hình
bước đầu tạo được sự đồng tình, hưởng ứng tích cực của đông đảo nhân dân,
tình hình BLGĐ tại địa phương được quan tâm hơn. Phát hiện 39 trường hợp
thông qua đường dây nóng, các buổi sinh hoạt CLB và nhóm phòng, chống
BLGĐ đã kịp thời ngăn chặn và hoà giải thành công 31 trường hợp. Nhận
thấy được hiệu quả , Sở đã quyết tâm chỉ đạo Phòng XDNSVH&GĐ tập trung
đầu tư xây dựng Kế hoạch thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh
Đồng Tháp, giai đoạn 2009 – 2010, điểm nhấn trong kế họach là nhân rộng
mô hình triển khai tại 12 huyện, thị, thành trong toàn tỉnh và tất cả các xã,
phường, thị trấn, mỗi đơn vị chọn 01 ấp làm điểm. Đến ngày 31/12/2008
UBND tỉnh có công văn chấp thuận kinh phí và ngày 19/02/2009, UBND tỉnh
ban hành quyết định số 195/QĐ-UBND.HC về việc phê duyệt kế hoạch thực
hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2009 –
2010 với tổng kinh phí trên 2,3 tỷ đồng
Để triển khai kế hoạch được đồng bộ, Sở có công văn chỉ đạo Phòng
Văn hóa Thông tin 12 huyện, thị thành tham mưu với UBND cùng cấp xây

1
dựng kế hoạch họat động cụ thể, đồng thời hướng dẫn các xã, phường, thị trấn
lập kế hoach họat động, hình thành Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm CLB, Nhóm
PCBLGĐ, các quyết định và quy chế, trước khi Sở tổ chức Hội nghị triển
khai tại tỉnh và 12 huyện, thị, thành, sau đó là thực hiện tập huấn nghiệp vụ
cho BCĐ xã, Ban chủ nhiệm CLB, Nhóm PCBLGĐ trong công tác quản lý,
điều hành , công tác tư vấn, hòa giải, kết quả có 15.000 lượt cán bộ các cấp
tham dự. Tại Mô hình điểm xã Tân Phú Đông – TX.Sa Đéc do TW hỗ trợ, Sở
tập huấn quản lý về xây dựng mô hình và tập huấn kỹ năng hoà giải, kỹ năng
tư vấn và nâng cao kỹ năng điều hành CLB cho 115 lượt cán bộ quản lý mô
hình, CLB và nhóm PCBLGĐ.
Công tác tuyên truyền, truyền thông vân động:
- Phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Đồng Tháp hàng năm
thực hiện chuyên mục và chuyên trang. Đài trạm truyền thanh các huyện, thị,
thành, xã, phường, thị trấn truyền thanh trên 4.000 buổi về các nội dung liên
quan đến công tác gia đình.
- Phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo trong tỉnh tổ chức truyền
thông giáo dục về gia đình tại các Trường THCS và THPT được 220 cuộc có
trên 30.000 lượt học sinh, giáo viên tham dự.
- Tổ chức đợt chiến dịch truyền thông về phòng, chống bạo lực gia
đình và bình đẳng giới hàng năm (từ 16/11 – 25/11), với xe hoa cổ động, cổ
động trực quan trong toàn tỉnh, thực hiện hàng trăm băng ron theo Chủ đề
truyền thông hàng năm do TW chỉ đạo.
- Phân phối phát hành trên 54.000 tài liệu phân bổ từ TW , trên 15.000
quyển Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới được in ấn và
tuyên truyền đến cơ sở, người dân, thông qua các hoạt động của Sở Tư Pháp,
Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ và các ngành có liên
quan. In ấn trên 6.000 tài liệu phục vụ cho Hội nghị tập huấn triển khai và
nâng cao kỷ năng quản lý, tuyên truyền, thực hiện mô hình về phòng, chống
bạo lực gia đình và trên 1.000 tờ buớm với nội dung, hình thức hỏi đáp về
Luật PCBLGĐ đến nhân dân, theo chuyên ngành trong tỉnh: Sở Tư pháp, Sở
Văn hoá Thể thao và Du lịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ....
Mặt khác, UBND tỉnh Chỉ đạo Sở Tư pháp, Sở VHTT&DL phối hợp
với các cấp, các ngành trong tỉnh và UBND các cấp quán triệt những nội dung
cơ bản của Luật PCBLGĐ cho trên 15.000 lượt viên chức, công chức đến tận
cơ sở. Ngoài ra đội ngũ tuyên truyền viên (Hội LHPN) tuyên truyền được
261.245 lượt quần chúng phụ nữ tham dự.
Nhằm nắm chắc tình hình cơ bản về gia đình, về phòng, chống bạo lực
gia đình làm cơ sở cho công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ Sở đã
xây dựng kế hoạch điều tra chỉ số, tham mưu và được UBND tỉnh chấp thuận
với kinh phí thực hiện là 415 triệu đồng, được triển khai thực hiện từ ngày
21/9/2009 và kết thúc vào 31/12/2009. Đạt được kết quả trên là nhờ vào sự
phối hợp chặt chẽ giữa các ngành có liên quan, đặc biệt Sở ytế quan tâm chỉ

2
đạo phát huy được lực lượng Cộng tác viên Dân số, cùng với tổ dân phố làm
nòng cốt trong thu thập số liệu ở cơ sở.
Kết quả qua 3 năm thực hiện mô hình CLB điểm của TW và nhân
rộng tại địa phương thông qua sinh họat câu lạc bộ, họat động của nhóm
PCBLGĐ, đường dây nóng như sau:
Mô hình điểm của TW:
05 CLB tại 5 ấp đến nay đã sinh hoạt lần thứ 30, thu hút 6.500 lượt
người dự. Phát hiện 93 trường hợp, trong đó bạo lực tinh thần: 32, bạo lực
thân thể 30, bạo lực kinh tế 30 và 01 trường hợp bạo lực tình dục, đối tượng
phụ nữ là 62, người già 20, trẻ em 10, tư vấn hòa giải thành 69 trường hợp,
chiếm tỷ lệ 74,19%, 33 vụ được góp ý tại công đồng dân cư và có 85 hộ có
nguy cơ bạo lực gia đình .
Nhân rộng mô hình tại điạ phương:
Đến nay, hình thành 144 câu lạc bộ; trang bị 144 tủ sách, mỗi tủ có
trên 25 đầu sách và hàng ngày có trên 2.000 lượt bạn đọc; 273 địa chỉ tin cây,
tiếp nhận 228 trường hợp; 172 nhóm PCBLGĐ, trong đó thông qua 144
đường dây nóng và sinh hoạt CLB nhóm phát hiện: 3.586 lượt vụ BLGĐ;
2.762 trường hợp có nguy cơ BLGĐ; tư vấn hoà giải 1328 trường hợp, ngăn
chặn bạo lực và giải cứu nạn nhân 286 trường hợp, góp ý cộng đồng dân cư:
568 vụ, thực hiện biện pháp cấm tiếp xúc: 33 vụ, xử phạt hành chính BLGĐ:
74 vụ, hỗ trợ trợ giúp cho 217 nạn nhân.
Qua 3 năm thực hiện Luật PCBLGĐ cho thấy nhận thức của nhân dân,
cán bộ được nâng lên rỏ rệt, BLGĐ không còn là chuyện riêng tư của mỗi gia
đình, mà đó là trách nhiệm của cộng đồng dân cư, của toàn xã hội. Đặc biệt
mô hình có tác động mạnh đến quần chúng nhân dân và rất phù hợp với điều
kiện địa phương, thu hút tập hợp nhân dân phát huy được nhiều mô hình phát
triển kinh tế hộ gia đình, đời sống nhân dân từng bước cải thiện từ vật chất lẫn
tinh thần. Ngoài ra, cũng đã hạn chế số vụ hoà giải tại địa phương, nhiều sự
vụ, sự việc đã đưa ra ánh sáng được cộng đồng đóng góp, phê bình, hòa giải
thành chiếm tỷ lệ trên 70%, nhằm bảo vệ xây dựng gia đình hạnh phúc, góp
phần xây dựng và ổn định an sinh xã hộ,i nên Ban Chỉ đạo PCBLGĐ xã Long
Hưng A – H.Lấp Vò mạnh dạn mở rộng mô hình tại ấp Hưng Thành Tây từ
nguồn kinh phí của xã.
Bài học kinh nghiệm:
- Bộ VHTT&DL hình thành, quan tâm đầu tư hỗ trợ mô hình điểm có
hiệu quả .
- Sự quyết tâm của lãnh đạo Sở VHTT&DL cùng với việc tham mưu
tích cực, nhiệt tình của Phòng XDNSVH&GĐ .
- Tạo sự đồng thuận của các ngành, đoàn thể tỉnh để thuyết phục
UBND tỉnh trong việc phê duyệt kế họach, chỉ đạo các cấp thực hiện.
- Các họat động thực hiện kế hoạch phòng, chống BLGĐ kết hợp chặt
chẽ với phong trào ''Toàn dân đòan kết xây dựng đời sống văn hóa'' để phát
huy sức mạnh tổng hợp.

3
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, hỗ trợ về vật chất
lẫn tinh thần, đặc biệt là sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành đoàn
thể theo dõi giúp đỡ CLB họat động .
Từ những kết quả đạt được đáng khích lệ nêu trên, để duy trì và nhân
rộng mô hình trong những năm tiếp theo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tích cực tham mưu, ngày 21/9/2010, UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành Quyết
định số 857/QĐ-UBND.HC, phê duyệt Kế họach hành động phòng, chống bạo
lực gia đình tỉnh Đồng Tháp gia đọan 2011 – 2015 với tổng kinh phí gần 10,8
tỷ, với quy mô đến năm 2015, có 435 khóm, ấp được xây dựng mô hình
phòng, chống BLGĐ, đạt hơn 63% số khóm, ấp trong tỉnh.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp xin có những đề xuất,
kiến nghị với Bộ như sau:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng Chương trình hành động
quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội, góp phần thức hiện thắng
lợi các mục tiêu kinh tế – xã hội.
- Bộ làm đầu mối hợpo tác quốc tế hỗ trợ về phòng, chống BLGĐ.

Xin chân thành cảm ơn quí đại biểu đã quan tâm theo dõi. Xin kính
chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.
Trân trọng kính chào .

SỞ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH


TỈNH ĐỒNG THÁP

You might also like