You are on page 1of 2

Biện pháp hạn chế tình trạng chảy máu chất xám

Các nước đã phát triển (như Mỹ, Anh, Canada, Australia) không chỉ thụ động đón nhận
chất xám tìm đến với họ, nhưng đa số còn có những chính sách tích cự thu hút chất xám
để bù đắp thiếu hụt chất xám của chính họ, và tăng thế cạnh tranh của họ trên thương
trường quốc tế. Cụ thế, các nghiên cứu gần đây cho thấy mức độ chảy máu chất xám tuỳ
thuộc vào chính sách của các nước tiên tiến (mà chất xám muốn đến) không kém gì vào
điều kiện sinh sống ở quốc gia gốc. Nói cách khác, chính sách của các nước đang thất
thoát chất xám phải trực diện với sự thật là có một nỗ lực cố tình thu hút chất xám (nhất
là trong một số ngành nghề nhất định, cụ thể là y khoa và tin học) của các nước đã phát
triển.
Như vậy có thể xếp các chính sách đối với vấn đề chảy máu chất xám làm bốn loại: “hạn
chế”, “đền bù”, “sáng tạo”, và “móc nối”
1. Về hạn chế, nhiều tác giả cho rằng một chính sách di cư cân đối (giữa các ngành
nghề từ các quốc gia khác nhau) sẽ là công bình và tốt cho phát triển chung. (Hiện
nay các nước giàu thu hút chất xám trình độ cao, thậm chí chỉ trong một số ngành
nghề nhất định, và không hồ hởi với các loại lao động khác). Các nước giàu phải
cương quyết không “câu” những chất xám (chẳng hạn như bác sĩ, y tá) mà sự ra đi
của họ sẽ gây thiệt hại vô cùng cho các quốc gia mà mức độ phát triển đang là
thấp nhất.
2. Nếu không hạn chế được sự thất thoát thì phải có cách đền bù cho những người ở
lại. Có trách nhiệm đền bù có thể là chính phủ các nước giàu, các công ty nước
ngoài đang dùng chất xám, hoặc do chính người có chất xám sau khi đã ra nước
ngoài.
3. Về mặt sáng tạo thì các nước giàu phải đầu tư nhiều hơn để gây dựng chất xám
cho công dân họ. (Chính sự thiếu hụt chất xám bản xứ là lí do họ cần chất xám ở
các nước nghèo để lấp vào lỗ hổng!). Về phía các nước nghèo, với tiên đoán rằng
người có học lực càng cao thì càng nhiều khả năng đi khỏi nước, chính phủ nên
bắt buộc các người này phải đóng góp nhiều hơn để trang trải phí tổn đào tạo,
giáo dục họ. Các nước đang phát triển cũgn phải nâng cấp nền giáo dục của họ,
đơn giản là vì chính hệ thống giáo dục yếu kém của họ đã “xua đuổi, các nhà giáo
dục tài ba của họ ra nước ngoài”
4. Về mặt “mạng lưới xã hội”: các nước gốc phải có những chính sách nhằm bảo tồn
liên lạc giữa người đã ra đi và đất nước quê hương. Tất nhiên, các chính sách này
cũng phải gồm những biện pháp khuyến khích chất xám hồi hương. Cả nước gốc
lẫn nước thu nhập phải làm dễ dàng việc xuất nhập cảnh của kiều dân, gửi kiều
hối, và đầu tư. Theo đa số người nghiên cứu vấn đề này, các chính phủ nên tạo
động lực cho người muốn trở về hơn là gây thêm rào cản cho người muốn ra đi.
Để có một chính sách đúng đắn đối với hiện tượng này, và cụ thể hơn là để cá nhân
chất xám có những quyết định sáng suốt cho tương lai bản thân và gia đình, bản thân họ
phải ý thức được khả năng đóng góp thật sự của mình (và những thu nhập tinh thần cũng
như vật chất do sự đóng góp đó) trong những quyết định nghề nghiệp và cuộc sống của
họ, những lý do thường viện dẫn để giải thích cái “không tốt”, hoặc “tốt”, của sự chảy
máu chất xám, cũng như những phản luận, cần được khám định cặn kẽ và khách quan.
Theo nhiều chuyên gia lĩnh vực nhân sự của các công ty quốc tế, cái yếu của doanh
nghiệp Việt Nam là hầu hết chưa có chiến lước bài bản. Họ đã đưa ra cho chúng tat ham
khảo ba bí quyết giữ người tài
- Giữ chân người giỏi là chiến lược, không phải là biện pháp đối phó nhất thời. Vì
vậy, chiến lược giữ người giỏi phải phải tiến hành song song 4 yếu tố: Thu hút,
tuyển dụng, hội nhập và cộng tác.
- Cần có những tiêu chí định tính và định lượng giúp doanh nghiệp nhận diện ra
nhân viên giỏi cần giữ. Đó là việc luôn hoàn thành xuất sắc công việc, đảm trách
những công việc đòi hỏi kỹ năng, kiến thức hiếm trên thị trương lao động, tâm
huyết với sự phát triển của doanh nghiệp…
- Doanh nghiệp phải tìm ra được những yếu tố quyết định để giữ nhân viên giỏi.
Nếu muốn nhân viên hài long và ở lại lâu dài với doanh nghiệp cần giảm yếu tố
bất mãn bao gồm lương bổng và chế độ làm việc, yếu tố tạo nguồn, bao gồm thu
hút và tuyển dụng…
Hầu như mọi người đều đồng ý rằng nước ta cần phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
và niềm ao ước chung là mỗi người Việt Nam, nhất là những người trẻ ở hải ngoại, hoặc
là du học hay sinh trưởng ở nước ngoài, sẽ đóng góp được phần nào vào sự nghiệp đó.
Song ao ước suông như vậy là chưa đủ: Vai trò đó, muốn thực tế, phải diễn ra trong cuộc
sống và con đường thăng tiến nghề nghiệp của từng người, trong bối cảnh cơ hội mà Việt
Nam và thế giới tạo ra cho họ. Một sự dung hoà, đồng bộ, tương thích là cần thiết.

You might also like