You are on page 1of 70

0

MỤC LỤC

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM………………………………………………………. 2

Chọn câu trả lời đúng………………………………………………………….. 2

Chọn “đúng” hoặc “sai” và giải thích ngắn gọn………………………………… 24

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG……………………………………….............................. 29

Phần 1. 13 bài tập tình huống về Hối phiếu……………………………………... 29

Phần 2. 08 bài tập tình huống về phương thức thanh toán nhờ thu…………… 35

Phần 3. 53 bài tập tình huống về phương thức tín dụng chứng từ…………….. 40

Phần 4. 04 bài tập tình huống về các phương thức thanh toán khác…………… 65

1
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Hãy lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:

Câu 1: Loại hối phiếu mà không cần kí hậu là:


A. Hối phiếu đích danh.
B. Hối phiếu theo lệnh.
C. Hối phiếu để trống.

Câu 2: Thuật ngữ “chiết khấu” có nghĩa là


A. Thanh toán ngay lập tức.
B. Kiểm tra chứng từ rồi gửi chứng từ đến Ngân hàng phát hành thư tín dụng yêu cầu
thanh toán.
C. Kiểm tra chứng từ và thanh toán trước ngày đáo hạn.

Câu 3: Đồng tiền tính toán, đồng tiền thanh toán trong hợp đồng thương mại có thể
là là đồng tiền của nước:
A. Người bán.
B. Người mua.
C. Nước thứ ba.
D. cả A, B, C đều đúng.

Câu 4. Phương tiện thanh toán có nhiều tiện ích, tiết kiệm tiền mặt, an toàn đơn
giản linh hoạt là :
A. Hối phiếu.
B. Lệnh phiếu.
C. Séc.
D. Thẻ.

Câu 5: Loại thư tín dụng nào sau đây được coi là phương tiện tài trợ vốn cho nhà
xuất khẩu
A. Thư tín dụng không hủy ngang.
B. Thư tín dụng có điều khoản đỏ.
C. Thư tín dụng tuần hoàn.
D. Thư tín dụng chuyển nhượng.

Câu 6: Vì lợi ích quốc gia, nhà nhập khẩu nên lựa chọn điều kiện giao hàng nào
sau đây:
A. FOB
B. FAS
C. CIF
D. CFR (C&F)

2
Câu 7: Theo UCP 600, khi thư tín dụng không quy định thời hạn xuất trình chứng
từ thì được hiểu là:
A. 7 ngày làm việc của ngân hàng
B. 7 ngày sau ngày giao hàng
C. 21 ngày sau ngày giao hàng
D. 21 ngày sau ngày giao hàng nhưng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của thư tín
dụng đó

Câu 8: Trong mọi hình thức nhờ thu, trách nhiệm của Collecting Bank là:
A. Trao chứng từ cho nhà Nhập khẩu
B. Khống chế chứng từ cho đến khi nhà Nhập khẩu trả tiền
C. Khống chế chứng từ cho đến khi nhà Nhập khẩu kí chấp nhận hối phiếu
D. Tất cả các câu trên đều không chính xác

Câu 9: Ngày giao hàng được hiểu là:


A. Ngày “Clean on board” trên B/L.
B. Ngày phát hành B/L.
C. Tùy theo loại B/L sử dụng.

Câu 10: Căn cứ xác định giao hàng từng phần trong vận tải biển là:
A. Số lượng con tầu, hành trình.
B. Hành trình, số lượng cảng bốc, cảng dỡ.
C. Số lượng con tầu, số lượng cảng bốc cảng dỡ.
D. Tất cả đều không chính xác.

Câu 11: Thời điểm ngân hàng phát hành thư tín dụng bị ràng buộc trách nhiệm
thanh toán đối với sửa đổi thư tín dụng được xác định là:
A. Từ ngày phát hành sửa đổi thư tín dụng đó.
B. 7 ngày làm việc tiếp theo tính từ ngày phát hành sửa đổi thư tín dụng đó.
C. Tất cả đều không chính xác.

Câu 12: Trong phương thức thanh toán nhờ thu trơn (Clean Collection), nhà xuất
khẩu phải xuất trình chứng từ nào qua ngân hàng:
A. Vận đơn.
B. Hối phiếu.
C. Hóa đơn.
D. Giấy chứng nhận xuất xứ.

Câu 13: Bộ chứng từ hoàn hảo là cơ sở để:


A. Nhà xuất khẩu đòi tiền ngân hàng phát hành thư tín dụng.
B. Nhà nhập khẩu hoàn trả ngân hàng phát hành số tiền đã thanh toán cho người thụ
hưởng.
C. Ngân hàng xác nhận thực hiện cam kết thanh toán.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
3
Câu 14: Ngày 10/10/2009 Ngân hàng A tiếp nhận một Hối phiếu đòi tiền kí phát ngày
08/10/2005 có quy định thời hạn thanh toán là: 30 days after sight. Là ngân hàng phát
hành thư tín dụng, ngân hàng A phải trả tiền:
A. 30 ngày kể từ ngày 08. 10/2009.
B. 30 ngày kể từ ngày 10. 10/2009.

Câu 15: Trong thanh toán nhờ thu người kí phát hối phiếu là:
A. Xuất khẩu.
B. Nhập khẩu.
C. Ngân hàng.

Câu 16: Trong thanh toán tín dụng chứng từ người trả tiền hối phiếu là:
A. Xuất khẩu.
B. Nhập khẩu.
C. Ngân hàng phát hành.
D. Ngân hàng thông báo.

Câu 17: Khi nhận được các chỉ thị không đầy đủ hoặc không rõ ràng để thông báo
thư tín dụng thì ai có trách nhiệm phải cung cấp các thông tin cần thiết không chậm trễ
để giúp ngân hàng thông báo xác minh tính chân thật bề ngoài của thư tín dụng.
A. Xuất khẩu.
B. Nhập khẩu.
C. Ngân hàng phát hành.

Câu 18: Người kí trả tiền kì phiếu là:


A. Nhập khẩu.
B. Xuất khẩu.
C. Cả A và B.

Câu 19: Trong thanh toán nhờ thu người kí chấp nhận trả hối phiếu là:
A. Xuất khẩu.
B. Nhập khẩu.
C. Ngân hàng.

Câu 20: Người kí phát kì phiếu là:


A. Nhập khẩu.
B. Xuất khẩu.
C. Cả A và B.

Câu 21: Người kí phát Hối phiếu là:


A. Ngân hàng.
B. Xuất khẩu.
C. Tùy thuộc hối phiếu sử dụng.

4
Câu 22: Trong nghiệp vụ tín dụng chứng từ, tất cả các bên hữu quan chỉ giao dịch
căn cứ vào:
A. Chứng từ.
B. Hàng hóa.
C. Các giao dịch khác mà chứng từ mà có thể liên quan đến.

Câu 23: Trong thanh toán nhờ thu người phải trả tiền hối phiếu là:
A. Xuất khẩu.
B. Nhập khẩu.
C. Ngân hàng.

Câu 24: Trong thương mại quốc tế, nhà xuất khẩu nên sử dụng lại séc nào:
A. Theo lệnh.
B. Đích danh.
C. Gạch chéo.
D. Xác nhận.

Câu 25: Trong thương mại quốc tế khi tỷ giá hối đoái tăng thì có lợi cho ai?
A. Nhà xuất khẩu
B. Nhà nhập khẩu
C. Ngân hàng
D. Tất cả các bên

Câu 26: Theo URC 522 của ICC, chứng từ nào sau đây là chứng từ thương mại?
A. Hối phiếu.
B. Kỳ phiếu.
C. Séc.
D. Hóa đơn thương mại.

Câu 27: Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa do ai kí phát:
A. Người nhập khẩu.
B. Người xuất khẩu.
C. Nhà sản xuất.
D. Người môi giới.

Câu 28: Người quyết định cuối cùng rằng bộ chứng từ có phù hợp với các điều kiện
và điều khoản của thư tín dụng là:
A. Ngân hàng phát hành.
B. Người yêu cầu mở thư tín dụng.
C. Ngân hàng thông báo.
D. Ngân hàng xác nhận.

5
Câu 29: Bộ chứng từ thanh toán quốc tế do ai lập?
A. Nhà xuất khẩu
B. Nhà nhập khẩu
C. Ngân hàng nhập khẩu
D. Ngân hàng xuất khẩu

Câu 30: Trong vận đơn đường biển ghi cước phí “Freight prepaid” thể hiện đây là
điều kiện cơ sở giao hàng gì?
A. FOB
B. FAS
C. CIF
D. EXW

Câu 31: Trong vận đơn đường biển ghi cước phí “Freight to collect”, thể hiện đây
là điều kiện cơ sở giao hàng gì?
A. FOB
B. CIF
C. C&F
D. CPT

Câu 32: Trong thương mại quốc tế loại hối phiếu nào được sử dụng phổ biến?
A. Trả ngay, đích danh.
B. Kì hạn, vô danh.
C. Theo lệnh.

Câu 33: Trong thương mại quốc tế, loại séc nào được sử dụng phổ biến
A. Đích danh.
B. Vô danh.
C. Theo lệnh.
D. Xác nhận.

Câu 34: Mục “người nhận hàng” ở vận đơn đường biển trong bộ chứng từ thanh
toán nhờ thu là ai ?
A. Ngân hàng nhập khẩu.
B. Người nhập khẩu.
C. Đại diện của người xuất khẩu.
D. Ngân hàng được chỉ định.

Câu 35: Các tờ hối phiếu có thời hạn và số tiền giống nhau, loại nào có khả năng
chuyển nhượng cao hơn
A. Hối phiếu theo lệnh.
B. Hối phiếu trong thanh toán nhờ thu.
C. Hối phiếu trong thanh toán thư tín dụng.
D. Hối phiếu được bảo lãnh.
6
Câu 36: Theo UCP600, chứng từ bảo hiểm phải được phát hành bằng tiền nào?
A. Ghi trên hóa đơn thương mại.
B. Theo quy định của thư tín dụng.
C. Ghi trong hợp đồng thương mại.
D. Do người mua bảo hiểm chọn.

Câu 37: Theo URC 522 của ICC chứng từ nào dưới đây là chứng từ tài chính
A. Hóa đơn thương mại.
B. Giấy chứng nhận xuất xứ.
C. Vận đơn đường biển.
D. Hối phiếu.

Câu 38: Thư tín dụng trả tiền ngay bằng điện, ngân hàng được chỉ định thanh toán
khi trả tiền phải làm gì?
A. Kiểm tra bộ chứng từ phù hợp thư tín dụng.
B. Không phải kiểm tra chứng từ.
C. Kiểm tra hối phiếu thương mại.
D. Kiểm tra hóa đơn thương mại.

Câu 39: Trong thương mại quốc tế, khi nào lệnh (giấy) nhờ thu được nhà xuất
khẩu lập?
A. Trước khi giao hàng.
B. Sau khi giao hàng.
C. Đúng lúc giao hàng.
D. Nhà nhập khẩu nhận được hàng hóa.

Câu 40: Người nhận hàng trong vận đơn đường biển trong bộ chứng từ thanh toán
thư tín dụng là ai?
A. Người nhập khẩu.
B. Đại diện của người nập khẩu.
C. Theo lệnh của ngân hàng phát hành thư tín dụng.
D. Ngân hàng được chỉ định.

Câu 41: Khi nào giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa được kí phát:
A. Trước ngày giao hàng.
B. Cùng ngày giao hàng.
C. Sau ngày giao hàng.
D. Do ngân hàng được lựa chọn.

Câu 42: Ngày kí phát hóa đơn thương mại là ngày nào?
A. Trước ngày giao hàng.
B. Sau ngày chứng nhận bảo hiểm.
C. Sau ngày vận đơn đường biển.
D. Do người vận chuyển quyết định.
7
Câu 43: Vận đơn đường biển được lập:
A. Trước ngày hối phiếu trả ngay.
B. Trước ngày bảo hiểm.
C. Trước ngày hóa đơn thương mại.
D. Sau ngày hóa đơn thương mại.

Câu 44: Trong bộ chứng từ thanh toán thư tín dụng quy định xuất trình
“Insurrance policy” thì phải xuất trình
A. Giấy chứng nhận bảo hiểm.
B. Bảo hiểm đơn.
C. Hợp đồng bảo hiểm.
D. cả A, B , C đều được.

Câu 45: Trong hợp đồng thanh toán chậm nhà xuất khẩu nên chọn hối phiếu gì?
A. Trả ngay
B. Có kí chấp nhận
C. Hối phiếu ngân hàng
D. Có bảo lãnh

Câu 46: Trong hối phiếu thương mại “Blank endorsed” được hiểu là gì ?
A. Không kí hậu.
B. Kí hậu ghi rõ tên người chuyển nhượng và người được chuyển nhượng.
C. Kí hậu không ghi tên người chuyển nhượng.
D. Kí hậu ghi tên người được chuyển nhượng.

Câu 47: Trong thương mại quốc tế nhà xuất khẩu nên sử dụng Séc gì?
A. Theo lệnh.
B. Gạch chéo.
C. Đích danh.
D. Xác nhận.

Câu 48: Trong quan hệ thương mại quốc tế khi các bên tham gia chưa hiểu biết và tin
tưởng lẫn nhau thì nên sử dụng phương thức thanh toán nào?
A. Chuyển tiền.
B. Mở tài khoản ghi sổ.
C. Nhờ thu trơn.
D. Tín dụng chứng từ.

Câu 49: Người thiết lập các điều khoản nhờ thu D/P là ai?
A. Nhà nhập khẩu.
B. Nhà xuất khẩu.
C. Ngân hàng nhờ thu.
D. Ngân hàng thu hộ.

8
Câu 50: Trong thương mại quốc tế người lập lệnh chuyển tiền là ai?
A. Người nhập khẩu.
B. Người xuất khẩu.
C. Ngân hàng bên nhập khẩu.
D. Ngân hàng bên xuất khẩu.

Câu 51: Trong phương thức gia công thương mại quốc tế các bên có thể áp dụng
loại thư tín dụng nào dưới đây:
A. Thư tín dụng không thể hủy ngang.
B. Thư tín dụng xác nhận.
C. Thư tín dụng đối ứng.
D. Thư tín dụng có điều khoản đỏ.

Câu 52: Ở Việt nam tổ chức nào phát hành C/O?


A. Người xuất khẩu.
B. Ngân hàng thương mại.
C. Phòng Thương mại và Công nghiệp.
D. Công ty Giám định.

Câu 53: Bảo lãnh thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu có lợi cho ai?
A. Người nhập khẩu.
B. Người xuất khẩu.
C. Ngân hàng nhập khẩu.
D. Ngân hàng xuất khẩu.

Câu 54: Ai có thể bảo lãnh thanh toán cho bên mua khi nhập khẩu?
A. Người nhập khẩu.
B. Người xuất khẩu.
C. Ngân hàng nhập khẩu.
D. Ngân hàng xuất khẩu.

Câu 55: Trong thư tín dụng điều khoản về hàng hóa sử dụng các thuật ngữ “for”,
“about”, “circa”-chỉ số lượng hàng hóa theo UCP600 thì dung sai là bao nhiêu?
A. Không
B. +10%
C. +5 %
D. +3%

Câu 56: Trong thanh toán thư tín dụng, bộ chứng từ thương mại quốc tế được lập
theo yêu cầu của ai?
A. Người nhập khẩu.
B. Người xuất khẩu.
C. Ngân hàng mở thư tín dụng.
D. Ngân hàng thong báo thư tín dụng.
9
Câu 57: Theo UCP 500 của ICC trong chứng từ bảo hiểm nếu không quy định rõ
số tiền được bảo hiểm thì số tiền tối thiểu phải là bao nhiêu?
A. 100% giá CIF.
B. 110% giá CIF.
C. 110% giá FOB.
D. 100% giá hóa đơn.

Câu 58: Ngân hàng kiểm tra chỉ chấp nhận thanh toán loại vận đơn nào dưới đây:
A. Nhận hàng để xếp.
B. Vận đơn hoàn hảo.
C. Vận đơn hoàn hảo đã xếp hàng.
D. Vận đơn ký hậu để trống.

Câu 59: Ai là người kí phát hối phiếu trong thư tín dụng?
A. Người xuất khẩu.
B. Ngân hàng thông báo.
C. Người thụ hưởng.
D. Ngân hàng được ủy quyền.

Câu 60: Ngân hàng phát hành L/C chỉ chấp nhận loại chứng từ nào sau đây:
A. Chứng từ ký phát trước ngày giao hàng.
B. Chứng từ ký phát sau ngày ký hợp đồng nhưng trước ngày giao hàng.
C. Chứng từ ký phát sau ngày giao hàng.
D. Cả ba trường hợp trên đều không chính xác.

Câu 61: Thư tín dụng được xác nhận có lợi cho ai?
A. Người nhập khẩu.
B. Người xuất khẩu.
C. Ngân hàng phát hành.
D. Ngân hàng thông báo.

Câu 62: Tiền kí quỹ xác nhận thư tín dụng do ai trả?
A. Người nhập khẩu.
B. Người xuất khẩu.
C. Ngân hàng phát hành.
D. Ngân hàng thông báo.

Câu 63: Những chứng từ nào có thể do bên thứ 3 cấp theo yêu cầu của thư tín
dụng:
A. Hối phiếu.
B. Hóa đơn thương mại.
C. Giấy chứng nhận xuất xứ.
D. Bảng kê chi tiết hàng hóa.

10
Câu 64: Một thư tín dụng giao hàng điều kiện CIF và yêu cầu một giấy chứng nhận
bảo hiểm trong số các loại sau, giấy chứng nhận nào được chấp nhận
A. Bảo hiểm đóng 100% giá trị hóa đơn
B. Bảo hiểm đóng 120% CIF
C. Bảo hiểm 110% CIF, nếu thư tín dụng không quy định số tiền bảo hiểm tối thiểu.
D. Bảo hiểm 110% số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định trong thư tín dụng

Câu 65: Theo UCP600 hối phiếu có thể được kí phát với số tiền ít hơn giá trị hóa
đơn không?
A. Không.
B. Có.
C. Tùy theo ngân hàng quy định.
D. Tùy theo nhà xuất khẩu quy định.

Câu 66: Kí quỹ mở thư tín dụng sẽ có lợi cho ai?


A. Người nhập khẩu.
B. Người xuất khẩu.
C. Ngân hàng phát hành.
D. Ngân hàng thông báo.

Câu 67: Ai là người kí quỹ mở thư tín dụng nhập khẩu?


A. Người nhập khẩu.
B. Người xuất khẩu.
C. Ngân hàng phát hành.
D. Ngân hàng thông báo.

Câu 68: Hình thức mở thư tín dụng (thư, điện…) do ai quyết định
A. Người nhập khẩu
B. Người xuất khẩu
C. Ngân hàng phát hành
D. Ngân hàng thông báo

Câu 69: Là người nhập khẩu trong thanh toán thư tín dụng, nếu được chọn loại
thư tín dụng thì không nên chọn loại nào?
A. Thư tín dụng không hủy ngang.
B. Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận.
C. Thư tín dụng tuần hoàn.
D. Thư tín dụng có điều khoản đỏ.

Câu 70: Người chịu trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng trong thanh toán
thư tín dụng là ai?
A. Người nhập khẩu.
B. Ngân hàng phát hành.
C. Ngân hàng thông báo.
11
Câu 71: Trong các loại thư tín dụng sau loại nào người trung gian không phải lập
chứng từ hàng hóa?
A. Thư tín dụng không hủy ngang.
B. Thư tín dụng chuyển nhượng.
C. Thư tín dụng tuần hoàn.
D. Thư tín dụng giáp lưng.

Câu 72: Trong thanh toán thư tín dụng người nhập khẩu dựa vào văn bản nào để
kiểm tra chứng từ thanh toán?
A. Hợp đồng.
B. Thư tín dụng .
C. Thỏa ước ngân hàng.
D. Hợp đồng và thư tín dụng.

Câu 73: Giả sử người xuất khẩu không giao hàng nhưng xuất trình chứng từ phù
hợp với điều khoản của thư tín dụng thì ngân hàng phát hành xử lí như thế nào?
A. Vẫn thanh toán.
B. Không thanh toán.
C. Thanh toán 50% giá trị.
D. Tùy ngân hàng quyết định.

Câu 74: Ngày ghi trên hóa đơn thương mại trong thanh toán thư tín dụng phải là:
A. Trước hoặc cùng ngày giao hàng.
B. Cùng ngày giao hàng.
C. Sau ngày giao hàng.
D. Trước hoặc cùng ngày hết hạn hiệu lực thư tín dụng.

Câu 75: Trong điều kiện giao hàng CIF, trên B/L phải ghi phí cước như thế nào?
A. Freight to collect
B. Freight prepayable
C. Freight prepaid
D. Freight to be prepaid

Câu 76: Khi sử dụng thư tín dụng tuần hoàn sẽ có lợi cho ai?
A. Người nhập khẩu.
B. Người xuất khẩu.
C. Ngân hàng phát hành.
D. Ngân hàng thông báo.

Câu 76: “Back to back credit” được sử dụng trong trường hợp nào?
A. Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu không tin nhau.
B. Mua bán chuyển khẩu, tái xuất khẩu.
C. Mua bán đối lưu.
D. Gia công quốc tế.
12
Câu 77: Loại thư tín dụng nào sau đây được coi là phương tiện cấp vốn cho bên
bán trước khi giao hàng
A. Thư tín dụng không hủy ngang.
B. Thư tín dụng có điều khoản đỏ.
C. Thư tín dụng tuần hoàn.
D. Thư tín dụng có thể chuyển nhượng.

Câu 78: “Reciprocal credit” được sử dụng trong trường hợp nào?
A. Hàng đổi hàng.
B. Ngân hàng hai bên xuất khẩu và nhập khẩu tin tưởng nhau.
C. Nhà xuất khẩu không tin tưởng ngân hàng trả tiền.
D. Hai bên xuất, nhập khẩu mở tài khoản ở cùng một ngân hàng.

Câu 79: Loại thư tín dụng nào được sử dụng khi người xuất khẩu đóng vai trò là
người môi giới:
A. Thư tín dụng tuần hoàn.
B. Thư tín dụng chuyển nhượng.
C. Thư tín dụng dự phòng.
D. Thư tín dụng có điều khoản đỏ.

Câu 80: Trong nhờ thu D/A người Xuất khẩu (A) chuyển nhượng hối phiếu đã
được chấp nhận cho người thụ hưởng mới (B) đến hạn người thụ hưởng B đòi tiền
nhưng người nhập khẩu không trả tiền với lí do hàng hóa họ nhận được không đúng
với hợp đồng. Hỏi trách nhiệm thanh toán này ai phải gánh chịu:
A. Người xuất khẩu.
B. Người nhập khẩu.
C. Người xuất khẩu và người thụ hưởng.
D. Người thụ hưởng.

Câu 81: Ngân hàng xác nhận vẫn phải thanh toán khi:
A. Các chứng từ phù hợp được xuất trình đến ngân hàng sau ngày thư tín dụng.
B. Các chứng từ không phù hợp được xuất trình đến ngân hàng trong hạn thư tín dụng.
C. Các chứng từ phù hợp được xuất trình đến ngân hàng trước ngày thư tín dụng.
D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 82: Chứng từ xuất trình chậm là chứng từ xuất trình:


A. Sau ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng.
B. Đúng ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng.
C. Trước ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng.
D. Cả A, B, C đều sai.

13
Câu 83: Theo UCP600 của ICC nếu thư tín dụng không quy định gì khác thì giá trị
hối phiếu có được phép vượt số dư của thư tín dụng hoặc giá trị cho phép trong thư tín
dụng hay không?
A. Có.
B. Không.
C. Do người Xuất khẩu quyết định.
D. Do Ngân hàng thanh toán quyết định.

Câu 84: Người xuất khẩu khi kiểm tra thư tín dụng phát hiện sai sót cần bổ sung
sửa đổi thì phải liên hệ đề nghị với ai?
A. Ngân hàng thông báo.
B. Ngân hàng phát hành.
C. Ngân hàng thanh toán.
D. Người nhập khẩu.

Câu 85: Một thư tín dụng có những thông tin: Date of issue: 1-3-2005; Period of
presentation: 20-4-2005; Expiry date: 1-5-2005. Hiệu lực thư tín dụng được hiểu là
ngày nào?
A. 1-3-2005
B. 20-4-2005
C. 1-5-2005
D. Từ 1-3-2005 tới 1-5-2005

Câu 86: Trong thư tín dụng xác nhận, người có nghĩa vụ thanh toán cho người thụ
hưởng là ai?
A. Người nhập khẩu.
B. Ngân hàng phát hành thư tín dụng.
C. Ngân hàng thông báo thư tín dụng.
D. Ngân hàng xác nhận.

Câu 87: Khi nhận được bộ chứng từ thanh toán thư tín dụng. Ngân hàng thông báo
phát hiện có một chứng từ không có trong quy định của thư tín dụng thì ngân hàng sẽ
xử lí chứng từ này như thế nào?
A. Phải kiểm tra.
B. Phải kiểm tra và gửi đi
C. Gửi trả lại cho người xuất trình.
D. Gửi chứng từ này đi mà không chịu trách nhiệm.

Câu 88. Vận đơn hoàn hảo được hiểu:


A. Là một vận đơn phù hợp với các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng trên mọi
phương diện.
B. Là một vận đơn không có bất cứ sự sửa lỗi nào.
C. Là một vận đơn không có bất cứ sự ghi chú nào về khuyết tật của bao bì, hàng hóa.
14
Câu 89: Một hối phiếu thương mại kì hạn được người nhập khẩu kí chấp nhận
nghĩa là:
A. Người nhập khẩu cam kết thanh toán khi đáo hạn vô điều kiện.
B. Người nhập khẩu cam kết thanh toán khi đáo hạn có điều kiện.
C. Người nhập khẩu cam kết thanh toán khi người xuất khẩu yêu cầu.
B. Cả A, B, C đều sai.

Câu 90. Ngân hàng A phát hành thư tín dụng cho nhà xuất khẩu Đức thông báo
qua Ngân hàng Dresner. Sau đó vì một số lý do nhất định nhà xuất khẩu Đức yêu cầu
được thay đổi thông báo thư tín dụng qua Ngân hàng B. Ở cương vị ngân hàng A, bạn
sẽ hành động theo cách nào?
A. Phát hành lại thư tín dụng đó và chuyển tới ngân hàng B.
B. Điện cho ngân hàng Dresner yêu cầu họ thông báo thư tín dụng cho người hưởng
qua ngân hàng B
C. Điện hủy thông báo thư tín dụng tới ngân hàng Dresner rồi làm thủ tục thông báo
thư tín dụng tới ngân hàng B
D. Cả hai cách 2 và 3

Câu 91. Nhà xuất khẩu sau khi giao hàng áp dụng phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ, phải xuất trình các chứng từ:
A. Theo quy định của thư tín dụng.
B. Theo quy định của hợp đồng.
C. Tùy người xuất khẩu lập.
D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 92. Khi ngân hàng phát hành nhận được bộ chứng từ thể hiện trên bề mặt
không phù hợp với điều khoản và điều kiện của thư tín dụng, thì:
A. Phải gửi ngay chứng từ trở lại ngân hàng xuất trình.
B. Phải giao cho người nhập khẩu để họ quyết định.
C. Phải thông báo ngay cho người nhập khẩu biết tình trạng của bộ chứng từ.
D. Phải quyết định trả tiền nước ngoài hay không trên cơ sở có tham khảo ý kiến của
người nhập khẩu.

Câu 93. Nếu trong thư tín dụng không tuyên bố rõ ràng áp dụng UCP nào thì:
A. Thư tín dụng áp dụng tự động UCP
B. Thư tín dụng áp dụng tự động UCP 400
C. Thư tín dụng áp dụng tự động UCP 500
D. Thư tín dụng không áp dụng UCP nào

15
Câu 94. Ngân hàng thông báo nhận được thư tín dụng mở bằng điện không có
Test:
A. Có thể thông báo thư tín dụng này mà không có cam kết gì từ phía ngân hàng.
B. Có thể từ chối thông báo, tuy nhiên nó phải thông báo một cách hợp lý và không
chậm trễ cho ngân hàng phát hành về sự từ chối này.
C. Nếu ngân hàng thông báo sẵn sàng thông báo thư tín dụng này thì họ phải yêu cầu
bằng được sự xác minh tính chân thực bề ngoài của thư tín dụng đó.

Câu 95. Một thư tín dụng yêu cầu: hối phiếu ký phát đòi tiền người xin mở thư tín
dụng:
A. Yêu cầu này bị bỏ qua.
B. Hối phiếu sẽ được kiểm tra như chứng từ phụ.
C. UCP không cho phép sử dụng chỉ thị dạng này.
D. Cả A, B, C, đều sai.

Câu 96. Bằng việc bán hàng theo phương thức tín dụng chứng từ, người xuất khẩu
có thể chắc chắn rằng:
A. Sẽ nhận được tiền hàng.
B. Sẽ nhận được tiền hàng khi có bộ chứng từ hàng hóa phù hợp các điều khoản của
thư tín dụng.
C. Sẽ không gặp rủi ro trong thanh toán.

Câu 97. Đối với một sửa đổi thư tín dụng:
A. Người thụ hưởng có quyền yêu cầu sửa đổi.
B. Người thụ hưởng không có quyền yêu cầu sửa đổi.
C. Người thụ hưởng phải có nghĩa vụ yêu cầu sửa đổi.
D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 98. Ngay sau khi nhận được chỉ thị không rõ ràng về việc sửa đổi thư tín dụng:
A. Người thụ hưởng phải yêu cầu người xin mở thư tín dụng liên hệ với ngân hàng
phát hành để xác minh.
B. Ngân hàng phát hành phải cung cấp thông tin cần thiết không chậm trễ.
C. Ngân hàng thông báo phải yêu cầu ngân hàng phát hành xác minh không chậm trễ
về việc này.

Câu 99. Ngân hàng phải kiểm tra các chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng để:
A. Đảm bảo chúng có tính chân thực và phù hợp.
B. Đảm bảo rằng những tiêu chuẩn quốc tế về nghiệp vụ ngân hàng được phản ánh
trên các chứng từ đó.
C. Đảm bảo rằng hàng hóa đã được giao đúng như hợp đồng thương mại.
D. Đảm bảo rằng chúng phù hợp trên bề mặt với các điều khoản và điều kiện của thư
tín dụng.
16
Câu 100. Ngày ghi trên vận đơn phải:
A. Cùng với ngày giao hàng cuối cùng quy định trong thư tín dụng.
B. Trước ngày giao hàng cuối cùng quy định trong thư tín dụng.
C. Sau ngày giao hàng cuối cùng quy định trong thư tín dụng.
D. Ngày giao hàng chính thức.

Câu 101. Ngày phát hành thư tín dụng phụ thuộc vào:
A. Quy định trong hợp đồng thương mại.
B. Ngày giao hàng.
C. Khoảng cách giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 102. Ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng được coi là:
A. Ngày giao hàng cuối cùng.
B. Ngày hết hạn xuất trình chứng từ.
C. Ngày ghi trên vận đơn.
D. Ngày hiệu lực ghi trên thư tín dụng.

Câu 103. Khi nhận được chứng từ thừa so với quy định của thư tín dụng. Ngân
hàng phải:
A. Bắt buộc kiểm tra tất cả (cả chứng từ thừa).
B. Chuyển hộ chứng từ thừa đó sang ngân hàng nước ngoài.
C. Chuyển trả lại cho người xuất khẩu.
D. Không kiểm tra nhưng phải liệt kê nó vào bảng chứng từ nhận được.

Câu 104. Một thư tín dụng quy định sử dụng hối phiếu theo lệnh của Ngân hàng A,
nhưng khi kiểm tra chứng từ ngân hàng A thấy có ghi Pay to the order công ty B trên
Hối phiếu. Ngân hàng A đã:
A. Sửa thành Pay to the order ngân hàng A sau đó chuyển tới Ngân hàng nước ngoài.
B. Ký hậu Hối phiếu rồi chuyển tới ngân hàng nước ngoài.
C. Yêu cầu người xuất khẩu sửa lại hối phiếu cho đúng với quy định của thư tín dụng.

Câu 105. Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ hồ sơ xin mở thư tín dụng nhằm:
A. Đảm bảo thư tín dụng mở theo đúng các điều khoản của hợp đồng.
B. Đảm bảo rằng nhà nhập khẩu thanh toán đầy đủ và nhận hàng.
C. Tránh mọi tu chỉnh thư tín dụng sau này.
D. A, B, C đều đúng.

Câu 106. Khi nhà nhập khẩu ký quỹ 100% trị giá thư tín dụng, nên yêu cầu ghi trên
B/L như thế nào?
A. Người nhận hàng: theo lệnh của người bán.
B. Người nhận hàng: theo lệnh của ngân hàng.
C. Người nhận hàng: người thứ ba.
D. Các câu trên đều sai.
17
Câu 107. Nếu thư tín dụng quy định giao hàng làm 3 lần, thanh toán từng phần mà
nhà xuất khẩu không thực hiện đúng thời hạn lần giao hàng thứ nhất nhưng vẫn đảm
bảo lần giao hàng thứ 2 và thứ 3 đúng thời hạn thì ngân hàng mở thư tín dụng sẽ làm
gì theo đúng tinh thần của UCP600:
A. Từ chối thanh toán.
B. Thanh toán cho lần thứ 2 và lần thứ 3 giao hàng của nhà xuất khẩu.
C. Từ chối thanh toán cho người xuất khẩu dù người nhập khẩu chấp nhận thanh toán.
D. Các câu trên đều sai.

Câu 108. Trong các hình thức ký hậu, hối phiếu được ký hậu tối đa bao nhiêu lần?
A. Một và chỉ duy nhất một lần, trong các trường hợp thay đổi chủ sở hữu tiếp theo thì
chỉ được phép trao tay.
B. Tối đa 2 lần: một lần do người thụ hưởng ký hậu theo lệnh, lần thứ 2 do người thụ
hưởng theo lệnh ký để chỉ định người thụ hưởng tiếp theo.
C. Vô số lần, miễn là mặt sau tờ hối phiếu còn đủ chỗ trống để ký hậu.
D. Số lần ký hậu tùy thuộc người ký phát ban đầu quyết định.

Câu 109. Đối tượng nào sẽ ký chấp nhận trên hối phiếu dùng trong phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ?
A. Nhà nhập khẩu.
B. Ngân hàng mở thư tín dụng.
C. Người bảo lãnh nhận hàng.
D. Ngân hàng thông báo.

Câu 110. Phương thức thanh toán nào chứa đựng rủi ro nhiều nhất đối với nhà
xuất khẩu?
A. Ghi sổ
B. Chuyển tiền trả trước
C. Chuyển tiền trả sau
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 111. Có thể chiết khấu bộ chứng từ theo những loại thư tín dụng nào?
A. Tất cả các loại thư tín dụng, trừ thư tín dụng trả ngay.
B. Tất cả các loại thư tín dụng, trừ thư tín dụng có thể hủy ngang.
C. Tất cả các loại thư tín dụng, trừ thư tín dụng có xác nhận.
D. Tất cả các loại thư tín dụng.

Câu 112. Phương thức thanh toán nào chứa đựng rủi ro nhiều nhất đối với nhà
nhập khẩu?
A. Ghi sổ.
B. Chuyển tiền trả trước.
C. Chuyển tiền trả sau.
D. Cả A, B, C đều đúng.
18
Câu 113. Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, ngày giao hàng phải
nằm trong khoảng thời gian nào?
A. Không sớm hơn ngày ngân hàng thông báo thư tín dụng cho nhà xuất khẩu và
không muộn hơn ngày hết hạn hợp đồng thương mại.
B. Không sớm hơn ngày mở và không muộn hơn ngày hết hạn thư tín dụng.
C. Không sớm hơn ngày nhà nhập khẩu nộp đơn xin mở thư tín dụng và không muộn
hơn 60 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng thương mại.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 114. Ngân hàng phát hành thư tín dụng sẽ từ chối thanh toán giá trị thư tín
dụng khi:
A. Bên bán trình bộ chứng từ trễ hẹn.
B. Chứng từ không phù hợp với qui trình thư tín dụng.
C. Cả A và B đều sai.
D. A và B đều đúng.

Câu 115. Ngân hàng xác nhận thư tín dụng không thanh toán giá trị thư tín dụng
cho bên bán nếu:
A. Bộ chứng từ không phù hợp với hợp đồng.
B. Bên mua phá sản.
C. Ngân hàng phát hành phá sản.
D. A, B, C đều sai.

Câu 116. Ngân hàng nhờ thu có nghĩa vụ thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu khi:
A. Bên mua từ chối thanh toán.
B. Chứng từ bị thất lạc qua bưu điện.
C. A và B đều sai.
D. A và B đều đúng.

Câu 117. Khi bên mua từ chối thanh toán giá trị nhờ thu, ngân hàng xuất trình có
trách nhiệm với bên bán về việc:
A. Lưu kho hàng hóa.
B. Thông báo cho bên bán để xử lý.
C. Bảo hiểm hàng hóa.
D. Kiện bên mua vi phạm.

Câu 118. Ngân hàng thông báo thư tín dụng không có trách nhiệm về việc:
A. Kiểm tra tính xác thực của thư tín dụng.
B. Kiểm tra chứng từ với qui định thư tín dụng.
C. Cả A và B đều sai.
D. Cả A và B đều đúng.
19
Câu 119. Ngân hàng chuyển giao chỉ thị nhờ thu có trách nhiệm:
A. Kiểm tra số lượng chứng từ so với qui định.
B. Kiểm tra nội dung chứng từ của bên bán.
C. Cam kết thanh toán giá trị nhờ thu
D. Cả A, B, C đều sai

Câu 120. Bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng được xác định bất hợp lệ nếu:
A. Bên bán trình chứng từ trễ hẹn.
B. Không có vận đơn hàng hải.
C. Cả A và B đều sai.
D. Cả A và B đều đúng.

Câu 121. Khi thanh toán giá trị nhờ thu bên mua có quyền:
A. Thanh toán một phần giá trị nhờ thu.
B. Gia hạn thời gian thanh toán.
C. Cả A và B đều sai.
D. Cả A và B đều đúng.

Câu 122. Ngân hàng phát hành thư tín dụng không được thanh toán bồi hoàn khi:
A. Bộ chứng từ không phù hợp hợp đồng.
B. Chứng từ không phù hợp qui định thư tín dụng.
C. Bên bán gian lận đưa chứng từ hoàn hảo.
D. Cả A, B , C đều sai.

Câu 123. Chỉ thị nhờ thu bao gồm các nội dung qui định sau:
A. Giá trị nhờ thu.
B. Thời hạn thanh toán.
C. Cả A và B đều sai.
D . Cả A và B đều đúng.

Câu 124. Thư tín dụng có thể được phát hành:


A. Bằng điện.
B. Bằng thư.
C. Hỗn hợp.
D. Cả A,B,C đều đúng

Câu 125. Thư tín dụng có thể được phát hành:


A. Ở nước người Bán.
B. Ở nước người Mua.
C. Ở nước thứ ba.
D. Cả A,B,C đều đúng.

20
Câu 126. Điều kiện nào sau đây nhà xuất khẩu nên chọn phương thức thanh toán
nhờ thu:
A. Nước có chính trị không ổn định.
B. Có đủ độ tin cậy với nhà xuất khẩu nhưng kim ngạch xuất khẩu nhỏ.
C. Kim ngạch xuất khẩu lớn và thị trường khó kiểm soát.
D. Không chọn cả 3 phương án trên.

Câu 127. Lệnh nhờ thu do ai lập:


A. Ngân hàng nhờ thu.
B. Ngân hàng thu hộ.
C. Nhà xuất khẩu.
D. Cả 3 phương án trên.

Câu 128. Khi chỉ thị không rõ ràng là D/A hay D/P, ngân hàng thu hộ thực hiện
theo cách nào dưới đây:
A. Theo D/P.
B. Theo D/A.
C. Xin chỉ thị từ ngân hàng nhờ thu.
D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 129. Người nhập khẩu cần phải xuất trình các giấy tờ sau cho ngân hàng khi
yêu cầu mở thư tín dụng:
A. Giấy yêu cầu mở thư tín dụng.
B. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
C. Hợp đồng mua bán quốc tế.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 130. Là doanh nghiệp có uy tín cao với ngân hàng và có vốn kinh doanh lớn,
khi mở thư tín dụng sẽ phải ký quỹ:
A. 100% giá trị thư tín dụng.
B. Dưới 100%
C. 0%.
D. Cả A, B, C đều sai.

2. Chọn “đúng” hoặc “sai” và giải thích ngắn gọn:


Câu 131: Chiết khấu miễn truy đòi trong thanh toán tín dụng chứng từ thực chất là
mua đứt bộ chứng từ hàng hóa:
A. Đúng
B. Sai

Câu 132: Sử dụng thẻ thanh toán quốc tế có nhiều ưu điểm hơn séc du lịch, là
A. Đúng
B. Sai
21
Câu 133: Ngân hàng chuyển chứng từ (remitting bank) phải kiểm tra nội dung các
chứng từ liệt kê trên yêu cầu nhờ thu, nhận được từ người nhờ thu, là:
A. Đúng
B. Sai

Câu 134: Điều khoản chuyển tải chỉ có thể thực hiện được khi thư tín dụng đó cho
phép giao hàng từng phần:
A. Đúng
B. Sai

Câu 135: Để hạn chế rủi ro khi áp dụng thanh toán nhờ thu, nhà xuất khẩu nên
lựa chọn hối phiếu trơn, là:
A. Đúng
B. Sai

Câu 136: UCP 600 là văn bản pháp lí bắt buộc tất cả các chủ thể tham gia thanh
toán tín dụng chứng từ phải thực hiện là:
A. Đúng
B. Sai

Câu 137: Lợi thế của nhà nhập khẩu trong D/P và D/A là như nhau:
A. Đúng
B. Sai

Câu 138: Một B/L hoàn hảo bắt buộc phải có từ hoàn hảo clean trên bề mặt của
vận đơn đó, là:
A. Đúng
B. Sai

Câu 139: Hai loại hàng hóa được quy định trong thư tín dụng là: 30 xe tải và 15
máy kéo. Thư tín dụng cho phép giao từng phần. Ngân hàng phát hành từ chối thanh
toán vì trên hóa đơn mô tả 20 xe tải, là:
A. Đúng
B. Sai

Câu 140: Rủi ro của ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu trong thanh toán nhờ thu
và tín dụng chứng từ là như nhau:
A. Đúng
B. Sai

Câu 141: Sửa đổi thư tín dụng chỉ được thực hiện bởi ngân hàng đã phát hành thư
tín dụng đó, là:
A. Đúng
B. Sai
22
Câu 142: Thông báo sửa đổi thư tín dụng cho người thụ hưởng chỉ được thực hiện
bởi ngân hàng đã thông báo thư tín dụng đó, là:
A. Đúng
B. Sai

Câu 143: Một ngân hàng đã xác định thư tín dụng thì phải có trách nhiệm xác
nhận những sửa đổi của thư tín dụng đó:
A. Đúng
B. Sai

Câu 144: Thư tín dụng quy định cho phép xuất trình chứng từ tại VCB. Chứng từ
được xuất trình tại ICB và ICB đã chuyển chứng từ tới Ngân hàng phát hành thư tín
dụng (VCB) để đòi tiền. Ngân hàng phát hành từ chối thanh toán, là:
A. Đúng
B. Sai

Câu 145: Trong thanh toán có sử dụng hối phiếu. Các doanh nghiệp Việt Nam buộc
phải áp dụng theo luật thống nhất về hối phiếu (ULB) là:
A. Đúng
B. Sai

Câu 146: Khi nhận được các chỉ thị không đầy đủ hoặc không rõ ràng để thông báo
thư tín dụng thì ngân hàng thông báo có thể thông báo sơ bộ cho người thụ hưởng biết
mà không phải chịu trách nhiệm gì:
A. Đúng
B. Sai

Câu 147: Sử dụng thư tín dụng xác nhận trong trường hợp người xuất khẩu không
tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành là:
A. Đúng
B. Sai

Câu 148: Sử dụng D/P kì hạn trong thanh toán nhờ thu an toàn cho nhà xuất khẩu
hơn D/A là:
A. Đúng
B. Sai

Câu 149: Việc đánh số trên từng tờ hối phiếu là căn cứ để xác định bản chính bản
phụ là:
A. Đúng
B. Sai

23
Câu 150: Để hạn chế rủi ro cho mình trong thanh toán nhờ thu, nhà xuất khẩu nên
lựa chọn hối phiếu trơn là:
A. Đúng
B. Sai

Câu 151: Đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán trong HĐTM phải là ngoại tệ
tự do chuyển đổi là:
A. Đúng
B. Sai

Câu 152: Hối phiếu theo lệnh có nhiều ưu điểm hơn hối phiếu đích danh là:
A. Đúng
B. Sai

Câu 153: Một thư tín dụng đã được thanh toán sau đó người nhập khẩu nhận hàng
phát hiện hàng hóa bị thiếu. Họ khiếu nại yêu cầu ngân hàng phát hành hoàn trả lại
số tiền của hàng hóa bị thiếu là:
A. Đúng
B. Sai

Câu 154: Khi sử dụng thư tín dụng có xác nhận sẽ có lợi cho người nhập khẩu
A. Đúng
B. Sai

Câu 155: “Stand by credit” là phương thức thanh toán trả tiền ngay là:
A. Đúng
B. Sai

Câu 156. Bên xuất khẩu bị rủi ro nhiều hơn khi thanh toán theo D/A:
A. Đúng.
B. Sai.

Câu 157. Không thể sử dụng 2 đồng tiền trong cùng 1 hợp đồng thương mại, là:
A. Đúng
B. Sai

Câu 158. Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting bank) phải kiểm tra nội dung các
chứng từ liệt kê trong giấy nhờ thu nhận được từ người xuất khẩu là:

A. Đúng
B. Sai
24
Câu 159. Một hối phiếu thương mại kì hạn được người nhập khẩu kí chấp nhận.
Hối phiếu đã được chuyển nhượng. Đến hạn thanh toán, người nhập khẩu không trả
tiền hối phiếu với lí do hàng hóa họ nhận được chất lượng kém so với hợp đồng. Việc
làm đó người nhập khẩu là:
A. Đúng
B. Sai

Câu 160. Người nhập khẩu khiếu nại ngân hàng phát hành thư tín dụng khi ngân
hàng thanh toán tiền cho người xuất khẩu trên cơ sở bộ chứng từ phù hợp là:
A. Đúng
B. Sai

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG


Phần 1. 13 BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ HỐI PHIẾU

Tình huông 1.
Giả thiết: Công ty A kí kết hợp đồng mua bán quốc tế với Công ty Z, Công ty Z
đồng ý thanh toán cho Công ty A bằng hối phiếu. Đây là loại hối phiếu có thể kí hậu
chuyển nhượng được. Công ty A kí hậu chuyển nhượng cho Công ty B, B kí hậu
chuyển nhượng cho C, C kí hậu cho D...tới ông Y là người được kí hậu chuyển
nhượng cuối cùng.
Đến hạn thanh toán, ông Y mang hối phiếu tới đòi tiền Công ty Z. Công ty Z đã
từ chối thanh toán cho ông Y với lý do Công ty A đã giao hàng không đúng với hợp
đồng đã kí với Z. Ông Y chỉ biết mỗi ông X là người kí hậu cho ông Y.
Yêu cầu: giải quyết tình huống trên, cuối cùng thì hợp đồng trên được thanh toán
như thế nào?

Tình huông 2.
Công ty XNK Tạp phẩm Hà Nội-Việt Nam (TOCONTAP HANOI) có tài khoản
tại VIETCOMBANK-VCB ký hợp đồng ngày 01/01/2008 bán cho JAIKO CO., Ltd,
JAPAN 2000M2 (+-10%) thảm len với giá 25USD/M2 FOB Hải phòng -
INCOTERMS 2000, giao hàng trước ngày 31/3/2008. Thanh toán bằng L/C không hủy
ngang trả tiền ngay tại Ngân hàng SUMITOMO BANK cho TOCONTAP HANOI
hưởng. Thời hạn thanh toán trước 30/6/2008.
Căn cứ vào những điều kiện trên, yêu cầu: Ký phát Hối phiếu đòi tiền theo quy
định?

Tình huống 3.
Ngày 15-7-2008, công ty XNK Sài gòn (Sai Gon Import - Export Company) ký
hợp đồng ngoại thương số987654321/EI với công ty Matsu Trading Coperation ở
Philippine để xuất khẩu lô hàng gạo theo các điều kiện và điều khoản sau:
- Số lượng hàng: 1000 MTS, dung sai không đề cập.
- Đơn giá: 205 USD/MT FOB Cảng Sài gòn.
25
- Thời hạn thanh toán: trả chậm 90 ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu.
Hình thức thanh toán: thư tín dụng không huỷ ngang. Thư tín dụng số 123456 đã
được ngân hàng May Bank Philippine mở cho công ty xuất nhập khẩu Sài gòn ngày
20-7-2008.
Trị giá thư tín dụng là 205.000 USD. Thư tín dụng này được ngân hàng Bank of
China Singapore xác nhận. Thư tín dụng thanh toán tại Ngân hàng May Bank
Philippine.
- Ngày 14-8-2008, công ty XNK Saigon thực hiện việc giao hàng, lượng hàng
giao thực tế là: 1030MTS và xuất trình chứng từ đến Ngân hàng Á Châu- CN Sài gòn
để nhờ ngân hàng này đòi tiền theo thư tín dụng.
Thành lập Hối phiếu để thanh toán theo yêu cầu của L/C nêu trên?

Tình huống 4
Contract No. 123/EIX April 20,2009.
Buyer: YAGI Co., Ltd. 228 KYUTAGO-MACHICHOU-KU OSAKA.
Seller: ABC GARMENT EXPORT-IMPORT Co., 12345 Nguyen Hue st.
District 1, HCMC, VIETNAM.
Description of goods:
Ladies sport wear (style No.: ATN-9828): 800 pcs.
Unit price: US $100
Amount: US$ 80,000.00 FOB Saigon Port
Place of departure: Saigon Port.
Place of destination: Kobe Port.
Latest shipment date: June 20,2009
Payment: (D/P)Document against Payment.
Dựa vào tài liệu nêu trên hãy lập một hối phiếu, biết rằng:
- Bên bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo đúng thời hạn đã ký kết,
ngày giao hàng ghi trên B/L là 19/06/2009
- Bên bán mở tài khoản giao dịch tại NH Ngoại thương Việt Nam, chi
nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
Thành lập Hối phiếu để thanh toán theo yêu cầu của L/C nêu trên?

Tình huống 5.
Ngày 10-08-2008, công ty xuất nhập khẩu tổng hợp (The General Import -
Export Company) xuất khẩu lô hàng thuỷ hải sản đông lạnh (Frozen Sea Food) cho
Công ty cổ phần Marubeni có địa chỉ tại 1 Chome – Tokyo tại Nhật theo hợp đồng
ngoại thương số 001/EX/JP ký ngày 01/7/2008 với chi tiết sau:
• Số lượng hàng : 10.000kgs.
• Đơn giá: 15USD/kg FOB cảng Sài gòn.
• Thời hạn thanh toán: trả ngay D/P.
• Hình thức thanh toán: Nhờ thu.
26
• Ngân hàng nhờ thu (Ngân hàng uỷ thác thu): Ngân hàng Ngoại thương Việt
nam, Chi Nhánh HCM ( Bank For Foreign Trade of VietNam)
Hãy lập Hối phiếu theo những nội dung đã đề cập ở trên.

Tình huống 6.
Ngày 15-7-2008, công ty XNK Sài gòn (Sai Gon Import – Export Company) ký
hợp đồng ngoại thương số 987654321/EIX với công ty Matsu Trading Coperation ở
Philippine để xuất khẩu lô hàng gạo theo các điều kiện và điều khoản sau:
- Số lượng hàng: 1000 MTS, dung sai không đề cập.
- Đơn giá: 205 USD/MT FOB Cảng Sài gòn.
- Thời hạn thanh toán: trả chậm 90 ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu.
- Hình thức thanh toán: thư tín dụng không huỷ ngang. Thư tín dụng số 123456
đã được ngân hàng May Bank Philippine mở cho công ty xuất nhập khẩu Sài gòn ngày
20-7-2008. Trị giá thư tín dụng là 205.000 USD. Thư tín dụng này được ngân hàng
Bank of China Singapore xác nhận. Thư tín dụng hạn chế thanh toán tại Ngân hàng
May Bank Philippine.
- Ngày 14-8-2008, công ty XNK Saigon thực hiện việc giao hàng, lượng hàng
giao thực tế là: 1030MTS và xuất trình chứng từ đến Ngân hàng Á Châu - Sài gòn để
nhờ ngân hàng này đòi tiền theo thư tín dụng.
Hãy tìm điểm sai hoặc còn thiếu trong tờ hối phiếu sau và dựa trên những phân
tích này để hoàn chỉnh hối phiếu trong giao dịch này?
No. 12345 BILL OF EXCHANGE
For USD 205,000.00
HoChiMinh City, July 15th 2008

At 90 days after Bill of exchange’s date of this First Bill of Exchange (Second of
the same tenor and date being unpaid), Paid to the order of Sai Gon Import – Export
Company the sum of United States Dollars two hundred and fifty thousand only
Value received as per contract No.987654321/EIX dated July 15th 2008

To: Bank of China- Singapore For and on behalf of


Sai Gon Import- Export Company

Tình huống 7.
Ngày 15/7/2009, Công ty XNK Nguyen An (Nguyen An Import – Export
Company) ký hợp đồng ngoại thương số 1234 với công ty Hot and Cold Marketing
SDN.BHD (No.27 Jalan Pandan, Indah, Kualalumpur, Malaysia) để xuất khẩu lô hàng
sắt thép theo các điều kiện và điều khoản sau:
Số lượng hàng: 1.000 MTS, dung sai cho phép 5%
Đơn giá: 505USD/MT FOB cảng sài gòn
27
Thời hạn thanh toán: Trả chậm 60 ngày kể từ ngày nhìn thấy Hối phiếu.
Hình thức thanh toán: Nhờ thu trả sau D/A
Người thụ hưởng: theo lệnh của nhà xuất khẩu.
Ngày giao hàng 14-9-2009. Nhà nhập khẩu chấp nhận hối phiếu và nhận chứng
từ từ ngân hàng để nhận hàng ngày 20-9-2009.
Lượng hàng giao thực tế: 1.050MTS.
a. Hãy lập hối phiếu theo những nội dung trên.
b. Giả sử anh/chị là nhà nhập khẩu, anh/chị hãy chấp nhận thanh toán tờ hối
phiếu này theo hình thức chấp nhận thanh toán ngắn trên tờ hối phiếu hoặc hình thức
ký chấp nhận đầy đủ.

Tình huông 8.
Ngày 10-8-2008, Công ty XNK Thiên Hoà (Thien Hoa Import – Export
Company) ký hợp đồng ngoại thương số 123/EIX với công ty Kaw Shane Co; Ltd để
xuất khẩu lô hàng hạt điều theo các điều kiện và điều khoản chi tiết như sau:
• Số lượng hàng: 10MTS, dung sai cho phép 5%?
• Đơn giá: 10.000USD/MT FOB cảng Sài gòn?
• Thời hạn thanh toán: trả chậm 60 ngày kể từ ngày nhìn thấy hối phiếu?
• Hình thức thanh toán: thư tín dụng không huỷ ngang. Thư tín dụng số 12345 đã
được Ngân hàng Shinhan Bank Seoul mở cho công ty XNK Thien Hoa, ngày mở tín
dụng 20-8-2008. Thư tín dụng này được ngân hàng Shinhan Hồ Chí Minh xác nhận
với điều kiện hạn chế chiết khấu tại ngân hàng Shinhan Hồ Chí Minh.
• Ngày 14-9-2008, công ty XNK Thien Hoa thực hiện việc giao hàng với số
lượng hàng thực giao thực tế là 10,4 MTS.
• Sau khi giao hàng, công ty Thiên Hoà xuất trình bộ chứng từ đến Ngân hàng
quốc tế Việt nam - Hồ Chí Minh và yêu cầu ngân hàng này đòi tiền theo thư tín dụng?
Hãy lập hối phiếu đòi tiền trong trường hợp này?

Tình huống 9.
(Trích một số điều khoản L/C No.: 024070296ILC 1236)
FR: BANK FOR FOREIGN AND TRADE OF VIETNAM HO CHI MINH
CITY BRANCH.
TO: THE DEVELOPMENT BANK OF SINGAPORE.
JANUARY 28th, 2009.
TEST 56955.824 BETWEEN OUR INTL OPE DEPT AND YOURSELVES
FOR USD 892,000.00 DD 28 01 2009.
WE HEREBY OPEN IRREVOCABLE CREDIT NUMBER 024070296ILC
1236 IN FAVOUR OF: SALPHANT LTD 1245 PIEDAD ST. SINGAPORE.
APPLICANT: AN PHU SERVICE PRODUCTION COMPANY – ASC 606
TRAN PHU ST. DIST. 5 HCMC, VIETNAM.
AMOUNT: US $ 892,000.00 CIF PORT OF VIETNAM.
AVAILABLE BY BENEFICIARY’S SIGHT DRAFT (S) DRAWN ON
ISSUING BANK FOR 100 PERCENT INVOICE VALUE ACCOMPANIED BY
28
THE FOLLOWING DOCUMENTS IN TRIPLICATE (UNLESS OTHERWISE
STATED):
LATEST SHIPMENT: MARCH 26th, 2009.
THIS CREDIT VALID MAY 30th 2009 IN VIETNAM.
Dựa vào tài liệu nêu trên hãy lập một hối phiếu, biết rằng:
- Ngày giao hàng là ngày 25/03/2009.
- Hóa đơn do bên bán lập số AQ 1345 ngày 25/03/2009
- Ngân hàng thông báo L/C là NH phục vụ nhà xuất khẩu.

Tình huống 10.


Trích L/C số 024070204ILC 0639 mở ngày 17/02/2004:
FR: BANK FOR FOREIGN AND TRADE OF VIETNAM HO CHI MINH
CITY BRANCH.
TO: BANK DAGA NEGARA JAKARTA.
TEST: FOR USD 124,000.00
MT700 ISSUE OF DOCUMENTARY CREDIT
: 40A/FORM OF DOCUMENTARY CREDIT: IRREVOCABLE
: 20/ DOCUMENTARY CREDIT NUMBER : 024070204ILC 0639
: 31C/ DATE OF ISSUE: 040217
: 31D/ DATE AND PLACE OF EXPIRY: 040330 INDONESIA
:50/ APPLICANT: THE BEN TRE FROZEN AQUA PRODUCT EXPORT
COMPANY (AQUATEX BENTRE)
:59/ BENEFICIARY: PT THE FIRST NATIONAL GLASSWARE LTD JL
PULOLENTUT NO11, PULOGADUNG JAKARTA INDONESIA FAX: (021) 4609
142 JAKARTA
: 32B/ CURRENCY CODE, AMOUNT: USD 124,000.00
: 41D/ AVAILABLE WITH...... BY ANY BANK BY NEGOTIATION
: 42C/ DRAFT AT: SIGHT FOR PCT INVOICE VALUE
:42A/DRAWEE: BFTVVNVX007(BANK FOR FOREIGN TRADE OF
VIETNAM, BRANCH, HCMC)
: 44C/ LATEST OF SHIPMENT: 040307
: VCB/HCM
Hãy lập Hối phiếu thanh toán theo các dữ kiện nêu trên? Biết rằng: Nhà xuất
khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C quy định. Giao hàng ngày 7/3/2004
hóa đơn thương mại số 124/04T ngàt 7/03/2004.Nhà xuất khẩu có tài khoản tại ngân
hàng thông báo L/C.
Tình huống 11.
Ngày 1-5-2008, công ty xuất nhập khẩu tổng hợp (The General Import – Export
Company) ký hợp đồng ngoại thương số 123/EX với công ty Foodtech ở Philipine để
xuất khẩu lô hàng gạo theo các điều kiện và điều khoản sau:
• Số lượng hàng: 1.000 Ton, không đề cập dung sai.
• Đơn giá: 205 USD/Ton FOB cảng sài gòn.
• Thời hạn thanh toán: trả chậm 60 ngày kể từ ngày nhìn thấy hối phiếu.
29
• Hình thức thanh toán: thư tín dụng không huỷ ngang. Thư tín dụng số: 123456
đã được Ngân hàng Bank Of China Philippine mở cho công ty XNK tổng hợp ngày
20-5-2008 với giá trị thư tín dụng là: 205.000 USD.
• Thư tín dụng cho phép khả dụng tự do tại bất cứ ngân hàng nào để chiết khấu.
• Ngày 14-7-2008, công ty XNK tổng hợp giao hàng theo thư tín dụng. Lượng
giao hàng thực tế là: 1050tấn. Nhà xuất khẩu sau khi giao hàng, xuất trình chứng từ tại
ngân hàng quốc tế - Chi nhánh sài gòn và đề nghị chiết khấu chứng từ.
Hãy lập Hối phiếu theo những nội dung đã đề cập ở trên?

Tình huống 12.


Ngày 15-8-2008, công ty XNK Hung Nguyen (Hung Nguyen Import- Export
Company) ký hợp đồng ngoại thương số 1234/EX với công ty Funitures để xuất khẩu
lô hàng bàn ghế thành phẩm theo các điều kiện và điều khoản chi tiết như sau:
• Số lượng hàng: 100 bộ bàn ghế thành phẩm.
• Thời hạn thanh toán: trả chậm 90 ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu.
• Hình thức thanh toán: thư tín dụng không huỷ ngang. Thư tín dụng số: 1234567
đã được Ngân hàng Bank of New York, Singapore mở cho công ty XNK Hung
Nguyen ngày 20-8-2008.
• Ngày 10-9-2008 Công ty XNK Hung Nguyen giao hàng và xuất trình chứng từ
tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam - Hồ Chí Minh.
Hãy lập Hối phiếu theo những nội dung đã đề cập ở trên.

Tình huống 13.


Ngày 15-7-2008, công ty xuất nhập khẩu tổng hợp (The General Import – Export
Company) ký hợp đồng ngoại thương số 1010/EX với công ty Sushi Express Co; Ltd
No.481 Chung Hsiao Taipei, Taiwan R.O.C để xuất khẩu lô hàng gạo theo các điều
kiện và điều khoản chi tiết sau:
• Số lượng hàng: 1.000 ton. Dung sai cho phép 5%.
• Đơn giá: 205USD/ton FOB Cảng sài gòn.
• Thời hạn thanh toán: trả chậm 60 ngày kể từ ngày giao hàng.
• Hình thức thanh toán: chuyển tiền trả sau.
• Người thụ hưởng: theo lệnh của nhà xuất khẩu.
• Ngày giao hàng 15-8-2008. Số lượng hàng thực giao là 1050 ton.

Hãy lập Hối phiếu theo những nội dung đã đề cập ở trên?

30
Phần 2. 08 BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU

Tình huống 1. Rủi ro trong thanh toán tiền hàng xuất khẩu
Trong thời gian qua một số doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu cá ba sa
và thủy sản khác cho Công ty Hoogland Foods BV và Công ty Star Procurement Inc
(Starcom Co Inc) của Hà Lan, nhưng khi thanh toán tiền hàng đã gặp rất nhiều khó
khăn, thậm chí có trường hợp đã giao hàng mấy năm nay nhưng hiện vẫn chưa nhận
được tiền thanh toán.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng gặp rủi ro trong thanh toán
với một số đối tác nhập khẩu của Hà Lan. Theo thông tin dữ liệu của Phòng Thương
mại Hà Lan (cơ quan chịu trách nhiệm đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp và
cung cấp dịch vụ thông tin về doanh nghiệp Hà Lan), Công ty Hoogland Foods BV là
công ty của 1 người (ông Gert.J Hoodlands), trụ sở công ty cũng là nhà riêng và Công
ty Procurement Inc có gốc là công ty của một nước châu Phi, đăng ký kinh doanh tại
Hà Lan.
Trong giao dịch với các doanh nghiệp Việt Nam, phía nước ngoài (Star
Procurement/Hoogland Foods BV) đều đề nghị phương thức thanh toán D/A (thanh
toán nhờ thu chấp nhận chứng từ - người mua hàng sẽ ký chấp nhận lên hối phiếu và
gửi lại cho ngân hàng nhờ thu). Tuy nhiên sau khi giao hàng nhưng các “đối tác” nước
ngoài cứ... lần lữa không thanh toán.
Người giao dịch với phía doanh nghiệp Việt Nam là ông Gert.J Hoodlands, Giám
đốc Công ty Hoogland Foods BV, nhưng khi ký hợp đồng thì thường lấy tư cách pháp
nhân là Công ty Star Procurement Inc. Đã có doanh nghiệp sang tận Hà Lan tìm gặp
ông Gert.J Hoodlands nhưng vẫn khó có thể gặp được, liên hệ điện thoại với Star
procurement thì... không có người nghe máy. Công ty tại Hà Lan này còn thông qua
một môi giới Trung Quốc để giao dịch ký hợp đồng nhập khẩu cá từ các công ty Việt
Nam, nhưng khi thanh toán tiền hàng các doanh nghiệp xuất khẩu lại bị rơi vào “kịch
bản” chần chừ, không thanh toán.
Trước tình huống trên, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã phải thuê luật sư
để nhờ toà án bắt giữ tài sản mới thu được tiền hàng.
Yêu cầu:
1. Rủi ro trong tình huống trên thuộc loại rủi ro gì trong thanh toán quốc tế?
2. Nêu cách khắc phục rủi ro nêu trên?

Tình huống 2. Tình huống về ưu đãi thanh toán


Trong kinh doanh, để có được khách hàng, khá nhiều công ty không ngần ngại đưa
ra các hình thức ưu đãi và giảm giá. Nhưng đó lại là con dao hai lưỡi, nếu bạn dành
cho khách hàng những điều kiện ưu đãi thanh toán mà không có đủ thông tin về họ
hay sơ hở trong việc kết hợp điều kiện cơ sở giao hàng với phương thức thanh toán
không đủ sức ràng buộc trách nhiệm của người mua hàng thì rủi rõ sẽ vô cùng lớn.

31
Là hãng kinh doanh đồ điện lạnh khá uy tín tại Pháp, Jean Francois Co.Ltd đã mở
rộng thị trường của công ty sang nhiều thị trường lớn tại châu Á như Hồng Kông, Ấn
Độ, Nhật Bản,… Hãng rất chú trọng đến việc khai thác và phát triển thị trường Trung
Quốc, một thị trường đầy tiềm năng và rất rộng lớn.Từ tháng 4 năm 2004, sau nhiều
nỗ lực, Jean Francois đã có được những hợp đồng xuất khẩu đầu tiên sang Trung Quốc
cho một doanh nghiệp thương mại Trung Quốc là công ty Limex Shanghai. Những
hợp đồng suôn sẻ ngày càng thắt chặt mối quan hệ thân tình giữa Jean Francois và
Limex Shanghai. Không những thế, qua lời giới thiệu của một số doanh nhân Pháp
sống tại Trung Quốc thì Limex Shanghai cũng là doanh nghiệp khá có uy tín, nên Jean
Francois hoàn toàn yên tâm trong các giao dịch sau đó.
Đến năm 2004, Jean Francois đã ký với Limex Shanghai một hợp đồng hàng điện
lạnh với trị giá là 700.000 USD, điều kiện FOB Trung Quốc và thực hiện thanh toán
thông qua phương thức nhờ thu bằng chứng từ D/A (Documentary Against
Acceptance) qua Ngân hàng BNP Parisbas Pháp và có thể trả chậm trong vòng một
tháng sau khi giao hàng. Đây là điều khoản khá rộng rãi của Jean Francois dành cho
Limex Shanghai vì thông thường, thanh toán bằng phương thức nhờ thu sẽ không an
toàn bằng thanh toán tín dụng chứng từ (L/C). Hơn nữa việc cho phép đối tác có thể
trả chậm một tháng sau khi giao hàng cũng là sự “hy sinh lớn” vì tinh thần phục vụ
khách hàng của Jean Francois.
Sau khi giao hàng, Jean Francois đã giao toàn bộ bộ chứng từ về hàng hoá cho ngân
hàng cùng tờ hối phiếu đòi tiền. Ngân hàng BNP Parisbas Pháp cũng đã thông báo cho
ngân hàng của Limex Shanghai tại Trung Quốc nhiều lần nhưng không thấy hồi đáp từ
Limex Shanghai cũng như từ ngân hàng Trung Quốc. Trong khi đó, thông báo của
hãng tàu về việc giao hàng đúng thời hạn cho Limex Shanghai đã được gửi đến Jean
Francois. Sỡ dĩ hàng có thể giao cho Limex Shanghai được mà không cần những giấy
tờ về hàng hoá khác là bởi vì hợp đồng được ký kết theo điều kiện FOB, trong đó,
Limex chính là người đi thuê tàu và là người cầm vận đơn gốc có thể nhận hàng.
Sau một tháng không thấy phản hồi từ Limex Shanghai, Jean Francois lại tiếp tục
nhờ ngân hàng BNP Parisbas Bank gửi thông báo đòi tiền đến ngân hàng bên Trung
Quốc yêu cầu Limex Shanghai thanh toán tiền hàng. Nhưng ở đời không ai học được
chữ ngờ: Hơn một tháng sau đó, Jean Francois nhận được thông báo từ ngân hàng của
Limex Shanghai ở Trung Quốc cho biết Limex Shanghai đã phá sản.
Sững sờ trước thông tin này, Jean Francois lúc bấy giờ mới tìm hiểu kỹ càng về đối
tác của mình. Thì ra Limex Shanghai tại Trung Quốc khi biết mình có nguy cơ phá sản
đã quyết định lợi dụng người bán quen biết và dễ tin để mua hàng sau đó bán lại hàng
hoá và không thanh toán. Và Jean Francois cũng không phải là nạn nhân duy nhất.
Số hàng điện lạnh của Jean Francois xuất sang đã ngay lập tức được bán lại cho một
doanh nghiệp khác từ trước đó. Giờ đây, khách hàng phá sản, Jean Francois thật chẳng
còn cách nào khách đòi lại được hàng chứ chưa nói đến việc được thanh toán tiền
hàng. Trong khi đó, vì trong hợp đồng đã chót thoả thuận thanh toán bằng phương
thức nhờ thu, nên công ty cũng không thể trông chờ sự chia sẻ trách nhiệm từ cả ngân
hàng nước ngoài lẫn ngân hàng của chính mình. Lượng hàng mất đi không chỉ là

32
700.000 USD thiệt hại trong doanh thu mà còn là mất của Jean Francois không ít thời
gian và công sức để điều tra tìm hiểu lại khách hàng.
Câu hỏi:
1. Rủi ro trong tình huống trên đây xuất phát từ nguyên nhân nào?
2. Bài học rút ra trong tình huống trên là gì?

Tình huống 3. Chọn phương thức thanh toán với doanh nghiệp Hà Lan
Vừa qua, một số công ty Việt Nam sau khi ký hợp đồng xuất khẩu hải sản trong đó
có cá ba sa với đối tác Hà Lan theo phương thức D/A, D/P đã không nhận được tiền
thanh toán.
Đối tác nước ngoài đã lần lữa không thanh toán, trong đó có trường hợp, khi vụ việc
xảy ra, người đứng ra giao dịch với phía Việt Nam chỉ nhận vai trò là đại lý (agent) và
từ chối chịu trách nhiệm. Trên thực tế, đứng tên ký hợp đồng lại là một công ty khác
với điện thoại luôn để ở chế độ voicebox, rất khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam
trong việc liên hệ để đòi tiền hàng.
Thủy sản là mặt hàng thực phẩm, một container có thể trị giá gần 100.000 USD, khi
không nhận được thanh toán thì thiệt hại rất lớn. Do vậy, đối tượng lừa đảo nước ngoài
thường tập trung vào mặt hàng này và thường hay vin vào vấn đề chất lượng hàng hóa
để trì hoãn hoặc từ chối thanh toán.
Thông tin tại cơ sở dữ liệu của Phòng Thương mại Hà Lan- cơ quan chịu trách
nhiệm đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ thông tin về
doanh nghiệp Hà Lan cho thấy:
Thứ nhất, Công ty Hoogland thường là công ty của 1 người, trụ sở công ty cũng là
nhà riêng. Thứ hai, trong giao dịch với các công ty Việt Nam, phía nước ngoài đều đề
nghị phương thức thanh toán D/A mà không đồng ý phương thức thanh toán L/C mà
phía Việt Nam đưa ra và đều không thanh toán tiền hàng.
Thứ ba, trong thương vụ với Công ty Việt Nam, đại diện Hoodland giao dịch với
chúng ta qua email của mình, nhưng khi ký hợp đồng thì lại đứng tên trên hợp đồng là
Công ty Procurement (Procurement có gốc là công ty của một nước Châu Phi, đăng ký
kinh doanh tại Hà Lan, điện thoại của công ty này luôn để ở chế độ voice box).
Thứ tư, trong 1 trường hợp khác, công ty Hà Lan thông qua một môi giới Trung
Quốc giao dịch ký hợp đồng nhập khẩu cá từ công ty Việt Nam. Về diễn biến vụ việc
cũng tương tự như nêu ở trên. Trường hợp này, cả môi giới Trung Quốc và công ty
Việt Nam đều không hiểu rõ đối tác này, không nhận được tiền hàng, mặc dù đã gửi
thư, gọi điện thoại nhiều lần.
Thứ năm, trong cả hai trường hợp như trên, phía công ty Việt Nam tin tưởng vào sự
giới thiệu (một phía) từ đối tác nước ngoài, từ đó chấp nhận phương thức thanh toán
(D/A) mà không tìm hiểu kỹ thông tin về khách hàng mới giao dịch (như yêu cầu cung
cấp đăng ký kinh doanh và các thông tin liên quan...), ký ngay hợp đồng số lượng lớn
(khi bị trục trặc sẽ thiệt hại lớn).

33
Việc đòi tiền hàng chỉ có thể thực hiện thông qua luật sư để tiến hành các thủ tục
gây sức ép hoặc khởi kiện tại tòa án Hà Lan. Phía nước ngoài đã có nhiều kinh nghiệm
trong việc này, thậm chí biết được tâm lý của doanh nghiệp Việt Nam ngại kiện tụng
và không muốn thuê luật sư. Trong thực tế, công ty Việt Nam cũng không chú ý là
giao dịch với một người nhưng khi ký hợp đồng lại với một tư cách pháp nhân khác
mà mình không rõ, đến khi tranh chấp xảy ra, thì đối tác nước ngoài chỉ nhận là đại lý
(agent), vì thế doanh nghiệp Việt Nam thường bị thua thiệt.
Câu hỏi:
3. Rủi ro trong tình huống trên đây xuất phát từ nguyên nhân nào?
4. Bài học rút ra trong tình huống trên là gì?

Tình huống 4.
Một hợp đồng nhập khẩu của công ty VN (X) có giá trị 23.000USD với một công
ty của Trung quốc. Thanh toán bằng phương thức nhờ thu trả tiền đổi chứng từ. Sau
khi nhận được bộ chứng từ của ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting Bank) của TQ.
Yêu cầu thu hộ số tiền trên Hối phiếu là 23.000USD, Ngân hàng VietNam (Collecting
Bank) xuất trình chuyển chứng từ cho bên NK Việt Nam và được bên NK Việt Nam
trả 22.000USD (thiếu 1000USD). Lý do mà bên NK VN đưa ra là họ đã được bên XK
TQ chấp nhập giảm giá 1000USD do hàng kém chất lượng nên số tiền họ phải trả chỉ
có 22.000USD (không có văn bản cam kết được xuất trình). Ngân hàng Việt Nam chấp
nhận theo yêu cầu của nhà nhập khẩu Việt Nam và giao bộ chứng từ cho nhà NK VN.
Đồng thời chuyển 22.000USD cho NH TQ. Sau khi nhận được tiền, phía Trung Quốc
thấy thiếu 1000USD, họ phát đơn kiện NHTQ, NHTQ yêu cầu NHVN phải bồi
thường. Hãy bình luận tình huống này.(xảy ra tháng 1/2010)

Tình huống 5.
Vietcombank là Remitting Bank và Bank of Tokyo là Collecting Bank. Vấn đề
là nhà NK Nhật lại không chịu thanh toán khi Bank of Tokyo đòi tiền, theo chỉ thị nhờ
thu, B.O.Tokyo điện báo lại cho Vietcombank về vấn đề trên và chờ phản hồi. Sau đó,
nhà NK Nhật thay đổi quan điểm và quyết định trả tiền, B.O.Tokyo đồng ý trao chứng
từ, thu tiền nhà NK và chuyển tiền về cho Vietcombank. Cùng lúc đó, Vietcombank
theo yêu cầu của XK VNam đề nghị B.O.Tokyo trao chứng từ cho một khách hàng
khác mua với giá cao hơn. Phía XK VNam và Vietcombank phản đối kịch liệt
B.O.Tokyo về việc tác nghiệp sai chỉ thị. Vậy ai là người sai trong trường hợp này?
Tại sao?

Tình huống 6.
Tại ngân hàng thu hộ A có tình huống như sau:
Ngân hàng B nhận chỉ thị nhờ thu theo điều kiện D/P từ ngân hàng chuyển chứng từ
A. ngày 18/5/2006. ngân hàng B đòi tiền người mua nhưng người mua từ chối thanh
toán. Ngày 19/5/2006, ngân hàng B giữ bộ chứng từ và thông báo việc người mua từ

34
chối thanh toán cho ngân hàng A, đồng thời yêu cầu người bán xử lý bộ chứng từ.
Ngày 20/5/2006, người mua chuyển tiền thanh toán tại ngân hàng B và yêu cầu giao
bộ chứng từ. Do đó, ngân hàng B đã nhận tiền và giao bộ chứng từ cho người mua đi
nhận hàng.
Ngày 21/5/2006, khi ngân hàng B tiến hành lập lệnh chuyển tiền cho người bán qua
ngân hàng A thì nhận được lệnh yêu cầu chuyển trả bộ chứng từ của ngân hàng A.
Ngân hàng B đã giải trình toàn bộ sự việc với ngân hàng A. Tuy nhiên, ngân hàng A
không chấp nhận giải trình này và đe dọa kiện ngân hàng B.
Qua tình huống trên, bạn hãy nhận xét cách xử lý nghiệp vụ của ngân hàng B và
ngân hàng A (dựa trên những quy định về trách nhiệm của các ngân hàng trong URC
522).

Tình huống 7.
Thanh toán D/P, Nhà XK VN nhờ ngân hàng Bank of Tokyo thu hộ tiền hàng từ nhà
nhập khẩu Nhật (amount:50,000 USD, Remitting Bank:Vietcombank ). Trên
Collection Instruction ghi rõ:
“In case of non-payment, please storage and buy insurance for our goods (We'll be
responsible for these charges)”
“All your banking service fees will be charged to drawee's account, and cann't be
waived”
Có 2 tình huống xảy ra:
1. Nhà NK Nhật đồng ý thanh toán ngay lập tức tiền hàng cho nhà XK Việt Nam,
nhưng không muốn trả phí cho Bank of Tokyo.
2. Nhà NK Nhật ra đề nghị: Trả ngay 35,000 USD, bao giờ nhận hàng xong ngoài
cảng sẽ thanh toán nốt 15,000 USD còn lại và đồng ý trả phí cho Bank of Tokyo
Trong hai tình huống trên Collecting Bank nên tác nghiệp thế nào là chính xác nhất?

Tình huống 8.
Ngân hàng Vietcombank (Remitting Bank) tiến hành chuyển chứng từ theo yêu
cầu của nhà xuất khẩu Việt Nam sang cho ngân hàng Bank of Tokyo (Collecting
Bank) và nhờ Bank of Tokyo thu tiền nhà NK Nhật dùm cho mình. Tranh chấp xảy ra
khi bộ chứng từ bị thất lạc, vậy ai là người sẽ chịu trách nhiệm về việc thất lạc chứng
từ như trên?

35
Phần 3. 53 BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ
THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.

Tình huống 1.
Sự tranh cãi đã xảy ra giữa ngân hàng phát hành X và một khách hàng A xoay
quanh sự kiện ngân hàng phát hành X từ chối thanh toán bộ chứng từ theo L/C at sight,
mở ngày 24/07/200.. và có hiệu lực đến ngày 15/04/200... L/C được ngân hàng X phát
hành theo yêu cầu của khách hàng A cho người thụ hưởng B. Các chứng từ yêu cầu
xuất trình thanh toán gồm:
- Hối phiếu ký phát đòi tiền ngân hàng phát hành.
- Hóa đơn thương mại đã ký.
- Biên nhận hàng hóa do khách hàng A ký, ghi ngày và đóng dấu xác nhận rằng
họ đã nhận hàng trong tình trạng tốt.
- Bản tuyên bố của người thụ hưởng rằng “các chứng từ đã phù hợp với mọi điều
kiện và điều khoản của L/C”.
L/C quy định điều khoản sau đây: “các chứng từ được phát hành trước ngày phát
hành L/C sẽ không được chấp nhận”.
Ngày 14/04/200.., người thụ hưởng B xuất trình bộ chứng từ có bất hợp lệ đến
ngân hàng phát hành kèm theo thư chấp nhận mọi bất hợp lệ của khách hàng A. Theo
điều 16 và 10a UCP 600, ngân hàng phát hành X đã từ chối thanh toán và gửi trả bộ
chứng từ trong vòng 24 giờ cho người thụ hưởng B vì các bất hợp lệ sau:
- Hối phiếu không chỉ ra số L/C.
- Biên nhận hàng hóa không ghi ngày và không được đóng dấu.
- Thư chấp nhận bất hợp lệ của khách hàng A không ghi ngày và không được ký
bởi người có thẩm quyền của khách hàng A
- Không xuất trình bản tuyên bố của người thụ hưởng xác nhận rằng các chứng từ
xuất trình đã phù hợp với mọi điều khoản và điều khoản của L/C.
Người thụ hưởng B cho rằng ngân hàng phát hành X không được quyền từ chối
bộ chứng từ vì các lý do sau:
- Sự chấp nhận bất hợp lệ của người mở L/C (khách hàng A) đã ràng buộc trách
nhiệm thanh toán của ngân hàng phát hành.
- Không thể áp dụng quyền từ chối bộ chứng từ của ngân hàng theo điều khoản
10a UCP 600 khi chứng từ bất hợp lệ được xuất trình. Vậy:
a. Ngân hàng phát hành/ngân hàng thanh toán có bắt buộc phải thanh toán bộ
chứng từ bất hợp lệ?
b. Một thư chấp nhận bất hợp lệ của người xuất khẩu có được xem như là một
thư tu chỉnh đối với các điều kiện và điều khoản L/C?

Tình huống 2
Ngày 30-8-2008 Cty XNK Z. của Việt Nam ký hợp đồng nhập khẩu phương tiện
vận tải từ Cty Q. ở Mỹ. L/C của Z. mở trên cơ sở hợp đồng có tham chiếu UCP 600
ngày 20-9-2008 đã mở L/C cho Q. thụ hưởng với giá trị là 250.000 USD.

36
Theo quy định L/C, Ngân hàng Việt Nam sẽ thanh toán cho Q. số tiền là 250.000
USD qua Ngân hàng của Mỹ khi người bán là Q. xuất trình bộ chứng từ gồm các loại
sau:
1) Bill của sale (văn tự bán thiết bị): chứng từ bản gốc do Q. lập có nội dung
chuyển nhượng quyền sở hữu cho bên mua, đươc công chứng (notarized) và
hợp pháp hoá (legalized) bởi Đại sứ quán, lãnh sự Việt Nam hoặc toà án dân
sự tại Mỹ
2) Commercial Invoice: 6 bản bằng tiếng Anh do Q ký với giá trị 250.000 USD
cho toàn bộ thiết bị vận tải theo điều kiện cơ sở giao hàng CIF Hải Phòng
3) Hull Insurance Policy: bảo hiểm thân tàu chứng nhận tổn thất toàn bộ cho 1
chuyến hành trình từ Mỹ về Hải Phòng với trị giá 272.000 USD do bên bán
chịu thể hiện rõ khiếu nại sẽ được thanh toán tại Việt Nam
Ngày 15-10-2008 Ngân hàng phát hành L/C đã nhận được bộ chứng từ thanh
toán, sau khi kiểm tra Ngân hàng gửi thông báo về 3 khác biệt liên quan tới 3 loại
chứng từ:
• Hối phiếu: ngày lập hối phiếu sớm hơn ngày khởi hành tầu
• Hoá đơn: có sự khác nhau về địa chỉ người thụ hưởng (thiếu chữ “y” của từ
“Company”
• Đơn bảo hiểm: ngày ghi trong đơn bảo hiểm muộn hơn ngày khởi hành quy
định trong L/C là 4 ngày.
18-10-2008, sau khi nhận thông báo của Ngân hàng, công ty Z có công văn gửi
Ngân hàng chấp nhận 3 sai biệt này vì L/C không quy định nên công ty không cho là
quan trọng.
Ngày 20-12-2008 Ngân hàng phát hành gửi thông báo sang cho Ngân hàng phía
người bán của Mỹ về 3 sự khác biệt trên, nhưng không nhận được ý kiến phản hôi từ
phía Ngân hàng này.
Ngày 25-12-2008 công ty Z tiếp tục đề nghị Ngân hàng mở L/C thanh toán, cùng
ngày này Ngân hàng đã thanh toán 250.000USD cho người bán.
Quá ngày giao hàng 1 tháng công ty Z vẫn không nhận được hàng. Trên thưc tế
lô hàng này đã bị toà án Mỹ bắt giữ đem bán đáu giá để trừ nợ của người bán. Cty Z đã
khiếu nại Ngân hàng phát hành L/C đòi bôi thường thiệt hại. Ngân hàng phát hành L/C
có bị quy trách nhiệm gì về kiểm tra chứng từ không?
Ai sẽ là người chịu tổn thất ở đây? Ngân hàng hay người mua?

Tình huống 3.
Công ty H (Việt Nam) ký một hợp đồng nhập hoá chất từ một Công ty của Trung
Quốc. Trị giá thư tín dụng: 50.000 USD CIF Hải Phòng. Trong L/C quy định về mô tả
hàng hoá: mã hàng 160-4690 và 270-3210. Khi bộ chứng từ được gửi đến Ngân hàng
mở L/C của Việt Nam, hoá đơn thương mại có ghi ba mã hàng như sau:
160-4690 đơn giá 41,00 USD/kg
270-3210 đơn giá 32,50 USD/kg
511-74: miễn phí
Điều kiện giao hàng CIF không ghi trong hoá đơn thương mại

37
Công ty H từ chối thanh toán với lý do mô tả hàng hoá không đúng theo quy định
của L/C. Và Ngân hàng mở L/C cũng xác định đây là bộ chứng từ có lỗi và không
thanh toán cho công ty X với lý giải rằng: điều kiện giao hàng CIF Hải Phòng là một
bộ phận của mô tả hàng hoá trong thư tín dụng, nếu không làm sao các bên liên quan
có thể xác định điều kiện giao hàng so với quy định của thư tín dụng. Trả lời từ phía
công ty X và Ngân hàng đòi tiền của Trung Quốc như sau:
Về mặt hàng thứ 3 mô tả trong hoá đơn thương mại không có trong L/C thì theo
tinh thần UCP 600 không cấm. Về quy định ghi giá CIF trong hoá đơn thì điều kiện
giao hàng không phải là một phần của điều kiện mô tả hàng hoá, mà đây là điều khoản
không liên quan đến chứng từ, do đó không phải là sai sót.Vậy, bên nào đúng bên nào
sai trong tình huống này?
Căn cứ vào các điều khoản nào của UCP 600 để giải quyết tranh chấp này?

Tình huống 4.
- Ngày 3/5, Ngân hàng A chiết khấu một Bộ chứng từ trị giá 99.400 usd theo 1
L/C trả chậm do Ngân hàng B ở nước ngoài mở. Người thụ hưởng đã nhận đủ số tiền
vì Bộ chứng từ hợp lệ. Ngân hàng A gửi Bộ chứng từ cho Ngân hàng B yêu cầu chấp
nhận.
- Ngày 21/5, Ngân hàng A nhận được điện thông báo của Ngân hàng B chấp
nhận Bộ chứng từ và việc trả tiền sẽ được thực hiện vào ngày 21/8.
- Ngày 20/8, Ngân hàng A nhận được một bức điện từ Ngân hàng B với nội
dung:"xin thông báo cho quý Ngân hàng rằng chúng tôi đã nhận được một lệnh của tòa
án địa phương ngăn cản việc chúng tôi thanh toán cho quý Ngân hàng vì người xin mở
L/C đã tố cáo người thụ hưởng có hành vi gian lận thương mại. Lệnh tòa án có hiệu
lực từ 16/8."
Cho biết:
1. Ngân hàng A có quyền đòi lại số tiền đã trả cho người thụ hưởng không?
2. nếu Ngân hàng A là Ngân hàng xác nhận L/C thì họ có quyền đòi lại tiền hay
không?
3. Ngân hàng B có thể thanh toán bất chấp lẹnh tòa án địa phương được không?

Tình huống 5.
+ L/C quy định:
- Giao hàng làm nhiều lần (từng phần): Không được phép.
- Hàng giao từ cảng Kobe (Nhật Bản).
- Hàng giao là “xe hơi” nhãn hiện “ INOVA” 20 chiếc.
+ Vận đơn xuất trình:
- B/L thứ nhất đề ngày cấp 07/07, ghi chuyên chở 10 chiếc xe “INOVA” từ
Osaka đến cảng Saigon trên tàu Victory
- B/L thứ hai đề ngày cấp 07/07, ghi chuyên chở 05 chiếc xe “INOVA” từ Osaka
đến cảng Saigon trên tàu Victory
- B/L thứ ba đề ngày cấp 15/07, ghi chuyên chở 05 chiếc xe “INOVA” từ MaCao
đến cảng Saigon trên tàu Victory
1. Tình huống trên, các vận đơn xuất trình có bất hợp lệ không?
2. Ngày giao hàng xác định là ngày nào?
38
Tình huống 6.
Giải quyết tranh chấp giữa công ty CTMEX (Việt Nam) và công ty Helm (Đức)
Nguyên đơn: Người mua: Công ty CTMEX (Việt Nam)
Bị đơn: Người bán: công ty Helm (Đức)
Các vấn đề được đề cập:
- Huỷ hợp đồng
- Đòi bồi thường
Tóm tắt vụ việc:
Tháng 6 năm 2007, công ty xuất nhập khẩu tổng hợp CTMEX (Việt Nam) đã ký
hợp đồng nhập khẩu 10.000 tấn phân Urê cỉa công ty Helm (Đức) với giá 145
USD/tấn, tổng giá trị hợp đồng gần 1.500.000USD. CTMEX tìm được ngay đối tác
nhận mua toàn bộ số hàng trên, đó là công ty Vật tư Nông sản Hà Nội với giá
1.610.000 USD. Như vậy, CTMEX thu vào hơn 2 tỷ đồng nhờ phần chênh lệch nếu
thương vụ diễn ra thuận lợi.
Tuy nhiên, trong khi hàng lên đường đến Việt Nam (vào tháng 9/2007) lũ lụt
chưa từng có xảy ra ở đồng bằng Sông Cửu Long, nhu cầu về phần Urê xuống rất thấp,
giá phân Urê ở thị trường Việt Nam giảm tới 40 USD/tấn so với lúc nhập khẩu.
CTMEX đối mặt với nguy cơ lỗ vốn gần 6 tỷ đồng (400.000 USD). Ngày 29/09/2007,
hàng cập cảng Sài Gòn an toàn. CTMEX và sở giao dịch 1 (Ngân hàng NN &PTNN)
nhận thấy trong bộ hồ sơ đề nghị thanh toán của ngân hàng Ngân hàngF tại Đức có 3
lỗi, qua đó từ chối không nhận hàng với lý do: “Bộ hồ sơ có lỗi” và đòi phía đối tác
(HELM) hoàn trả số tiền đã trả theo hợp đồng gần 1.5 tỷ USD. Ba lỗi đó gồm:
1) Vận đơn không ghi ngày xếp hàng lên tàu (Nhưng trên vận đơn có ghi ngày
phát hành vận đơn).
2) Trên hối phiếu không ghi tên ngân hàng trả tiền (trên Hối phiếu có ghi Sở giao
dịch 1)
3) Số tiền diễn tả bằng chữ không đúng luật (sai lệch với số tiền ghi bằng số)
Số hàng 10.000 tấn phân Urê trên tàu không thể chờ đợi được nên tàu tời cảng
Sài Gòn. Sau đó ngân hàng BHF xiết nợ 100% giá trị L/C bằng cách trừ chiết khấu từ
tải khoản của Ngân hàng NN&PTNN Việt Nam tại Ngân Hàng BNF với số tiền gần
1,5 triệu USD, đồng thời bắt phía Việt Nam chịu phạt lãi trả chậm số tiền còn thiếu
10.162 USD cũng với lý do trên. Sau khi mất cả tiền lẫn hàng, ngày 07/11/2007
CTMEX đã kiện công ty Helm ra trung tâm trọng tài quốc tế tại Việt Nam đòi bồi thời
số tiền 1.610.000 USD, đồng thời bắt phía Việt Nam chịu phạt lãi trả chậm số tiền còn
thiếu 10.162 USD. Sau khi mất cả tiền lẫn hàng, ngày 07/11/2007 CTMEX đã kiện
công ty Helm ra trung tâm trọng tài quốc tế tại Việt Nam đòi bồi thường số tiền
1.610.000 USD cũng với lý do trên. Biết rằng khi ký kết hợp đồng L/C được mở
không hủy ngang tại Sở Giao Dịch 1 Thuộc ngân hàng NN&PTNN Việt Nam và tuân
theo UCP 600.
Hãy cho biết các vấn đề sau:
- Thứ nhất, lý do từ chối thanh toán của người mua khi cho rằng bộ hồ sơ có lỗi
và các lỗi này có đúng không?
- Thứ hai, việc công ty XNKTH 3 cho phép tàu rời bến liệu có đúng không?
- Thứ ba, việc Ngân hàng BHF xiết nợ và đòi phía Việt Nam chịu phạt lãi trả
chậm số tiền còn thiếu là đúng hay sai?
39
Tình huống 7.
Công ty XNK (A) tiến hành nhập khẩu phân bón từ một công ty tai Singapore
(B). Đồng thời (A) tiến hành bán toàn bộ lô hàng trên cho công ty vật tư nông nghiệp
(C), và báo cho (C) đến nhận hàng tại càng Hải Phòng. Ngày giao hàng phân bón
chậm nhất là ngày 15/09/2003.
Ngày 01/09/2003, theo yêu cầu của (C), A yêu cầu tu chỉnh L/C: cảng giao hàng
tại cảng Hải Phòng sửa đổi thành cảng Sài Gòn. Đến cuối ngày 12/09 không có chấp
nhận hay từ chối tu chỉnh từ phía công ty bán hàng Singapore (B), (A) quyết định
không thay đổi kế hoạch giao hàng với (C), và báo cho (C) việc vẫn nhận lô hàng tại
cảng Hải Phòng. Ngày 15/09, (B) giao hàng tại cảng Sài Gòn. Trong khi đó. (C) lại
điều phương tiện vận chuyển đến cảng Hải Phòng nhận hàng, kết quả là không nhận
được hàng.
Ngày 25/09/2003 Ngân hàng phát hành L/C Việt nam nhận được đơn xuất trình
ghi cảng đến là cảng Sài Gòn. Và lô hàng đã được (B) vận chuyển đến cảng Sài Gòn.
Từ đó phát sinh tranh chấp giữa 3 bên. Cty XNK A từ chối thanh toán với lý do: Cảng
đến sai so với L/C gốc là cảng Hải Phòng.
Cty Singapore B không đồng ý và dọa kiện A ra hội đồng quốc tế. Cty vật tư
nông nghiệp C điều phương tiện đến Hải Phòng để nhận hàng: không có hàng, từ chối
thực hiện hợp đồng, đòi công ty XNK A bồi thường thiệt hại.
1/ Vấn đề trên giải quyết thế nào?
2/ Mọi chi phí, tổn thất do chuyển cảng nhận hàng, ai chịu?

Tình huống 8.
Cty XNK A có mở một LC không huỷ ngang trả ngay, thời hạn LC là ngày 05/07
đến ngày 25/07. Địa điểm xuất trình LC là Singapo. Thời hạn xuất trình là trong thời
hạn hiệu lực LC. (Do nhà Xuất khẩu không xuất trình chứng từ)
Đến ngày 27/07 Cty XNK A đến Ngân hàng xin mở LC mới. Ngân hàng bảo
Công ty A phải nhờ Ngân hàng ở Sing đóng LC cũ đi thì mới được mở LC mới. Cty
XNK A nói LC cũ hết hạn được 02 hôm rồi thì LC tự huỷ không cần phải nhờ Ngân
hàng bên Sing đóng. Ngân hàng bảo là cho dù LC hết hạn hiệu lực nhưng cũng phải
chờ 15 ngày sau Ngân hàng Việt Nam mới đóng LC. Vì Ngân hàng sợ nhà Xuất khẩu
xuất trình chứng từ đúng vào ngày hết hạn hiệu lực LC. Do đó Ngân hàng quy định 15
ngày sau ngày hết hiệu lực LC mới đóng LC cho chắc ăn, đề phong chứng từ xuât
trình đến muộn.
1) Ngân hàng làm thế là có đúng không và có phù hợp với tập quán Ngân hàng
quốc tế không?
2) Làm sao để công ty A có thể mở ngay LC mới mà không phải đợi 15 ngày?

Tình huống 9
Công ty A xuất khẩu gạo 35% tấm cho Iran. L/C cho phép giao hàng từng phần
và quy định:
Chuyến 1 giao 10.000MT gạo vụ mùa 2007, ngày giao hàng muộn nhất là ngày
01/10/2007
Chuyến 2 giao 10.000MT gạo vụ mùa 2007, ngày giao hàng muộn nhất
01/11/2007
40
Chuyến 3 giao 15.000MT gạo vụ mùa 2007, ngày giao hàng muộn nhất
01/12/2007
Công ty A không kịp thực hiện chuyến giao hàng đầu tiên. Sau đó, Cty A thực
hiện hoàn chỉnh chuyến giao hàng thứ hai.
Vậy Bộ chứng từ do công ty A xuất trình có được chấp nhận thanh toán hay
không?

Tình huống 10
Một L/C yêu cầu: giao hàng bằng đường hàng không, hàng được giao không trễ
hơn ngày 15/07/.. ngày hết hạn hiệu lực của L/C là 21/07/.. Trong bộ chứng tự xuất
trình ngày 15/07, AWB được thể hiện như sau: Ngày phát hành bộ chứng từ 20/06/..,
ngày gửi hàng thực sự là ngày 5/7/..,
Ngân hàng mở không chấp nhận thanh toán với lí do chứng từ xuất trình trễ hơn
21 ngày kể từ ngày giao hàng (tức 20/6). Người hưởng cho rằng chứng từ xuất trình
đúng hạn vì ngày giao hàng thực sự là ngày 5/7.
* Vậy ai đúng? Ai sai?

Tình huống 11.


Cty A mở L/C mua 10 container (nguyên cont) đậu Hà Lan (loại đậu màu vàng)
từ Hà Lan. Khi nhận hàng, công ty A mở cont đầu tiên và phát hiện thấy hàng bị ẩm
ướt, có mọt và bị lẫn loại đậu màu xanh. Cty A đã chỉ định một công ty giám định có
uy tín đến kiểm tra số hàng còn lại (9 cont còn lại vẫn còn nguyên kẹp chì và dấu si).
Kết quả kiểm tra cho thấy lô hàng bị lẫn tạp chất một cách bất thường và độ ẩm ở mức
cao. Câu hỏi:
1. Thời hạn trả tiền theo L/C là 90 ngày sau ngày B/L (chưa đến hạn). Cty A có
thể thông báo để ngân hàng ngừng thanh toán cho lô hàng này hay không?
2. Liệu có cách nào hay theo luật nào để công ty A có thể yêu câu ngừng Ngân
hàng của mình tiến hành thanh toán hay không?
3.Tình huống này phải giải quyết như thế nào?

Tình huống 12
Một L/C được VCB mở theo yêu cầu của khách hàng X (Hà Nội) cho công ty Y
(Nhật Bản) thụ hưởng có nội dung ghi như sau “Available with Mitsuibank by
payment”.
Công ty xuất khẩu Y của Nhật Bản sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của
mình cho khách hàng X tại Việt Nam xuất trình bộ chứng từ cho Mitsuibank để yêu
cầu thanh toán.Ngân hàng này đã kiểm tra bộ chứng từ và xác định bộ chứng từ thanh
toán hợp lệ và tiến hành thanh toán toàn bộ trị giá L/C cho công ty Y. Sau đó ngân
hàng chuyển giao chứng từ đến VCB thông qua công ty chuyển phát nhanh DHL.
Trong quá trình vận chuyển DHL làm thất lạc chứng từ thanh toán.
Cho biết VCB có thanh toán tiền cho Mitsuibank hay không? Tại sao?

41
Tình huống 13.
Ngân hàng Thông báo X nhận được L/C không có Test, đã thông báo L/C đó cho
người thụ hưởng A và có ghi chú: L/C thiếu Test. Sau khi thông báo, cho người thụ
hưởng, Ngân hàng X điện cho ngân hàng mở L/C (Ngân hàng Delta-HongKong) đề
nghị bổ sung Test, nhưng sát đến ngày giao hàng mà vẫn không nhận được sự trả
lời.Người thụ hưởng tiến hành giao hàng theo L/C sau khi đã hỏi Ngân hàng X về L/C
đó. Người thụ hưởng xuất trình chứng từ thanh toán qua Ngân hàng X. Ngân hàng này
kiểm tra chứng từ và hướng dẫn người xuất khẩu hoàn chỉnh bộ chứng từ thanh toán
cho phù hợp với điều kiện của L/C do Ngân hàng Delta mở. Bộ chứng từ này bị trả lại
Ngân hàng X với lý do Ngân hàng Delta không phát hành L/C đó. Vậy giải thích vấn
đề này như thế nào?

Tình huống 1 4.
Công ty XNK A nhận được một L/C do Ngân hàng BOC - Singapore phát hành.
Trên L/C đó có đoạn ghi: Ngân hàng BOC sẽ trả tiền ngay sau khi nhận được chấp
nhận thanh toán của người xin mở L/C nếu hàng hóa phù hợp với chứng từ của người
thụ hưởng xuất trình. Đoạn cuối của L/C có ghi: L/C nay áp dụng UCP 500, bản sửa
đổi năm 1993 của ICC. Công ty XNK A có nên chấp nhận L/C này không? Tại sao?

Tình huống 15.


Tập đoàn J.Corp của Nhật ký hợp đồng nhập khẩu giầy mùa đông của công ty G
của Việt Nam. Ngân hàng phát hành L/C là Ngân hàng Tokyo. Người xin mở L/C là
J.Corp yêu cầu trong bộ chứng từ đòi tiền phải có Giấy chứng nhận của người mua
chứng nhận là đã nhận hàng tại cảng Yokhônghama. Một tháng sau khi mở tín dụng,
chuyến hàng đã cập cảng Yokhônghama đúng thời hạn giao hàng quy định của hợp
đồng, nhưng công ty G không thể lấy được Giấy chứng nhận trên của người mua.
Ngân hàng mở L/C phía Nhật đã từ chối thanh toán bộ chứng từ đòi tiền đó. Mặc dù đã
nhiều lần công ty G gửi văn bản sang cho J.Corp. và Ngân hàng Tokyo yêu cầu được
thanh toán nhưng đêu bị Ngân hàng từ chối thanh toán. Sau hơn 1 năm thương lượng,
cuối cùng công ty G mới nhận được thanh toán nhưng đã phải chịu những tổn thất
nặng nề. Trong trường hợp này L/C có thực là phương thức thanh toán đảm bảo an
toàn nhất cho người Xuất khẩu không?
Bài học kinh nghiêm cần rút ra cho người Xuất khẩu là gì?

Tình huống 16.


Công ty A mở L/C qua VCB với tổng trị giá 250.000 USD, trả chậm 120 ngày
kể từ ngày giao hàng để nhập hàng của Hãng SONY - Nhật Bản. VCB đã ký chấp
nhận hối phiếu trả chậm do SONY ký giá trị 250.000USD. Hàng của SONY có phẩm
chất kém, do đó SONY đồng ý giảm giá cho công ty A số tiền 50.000USD. Đến hạn,
công ty A chuyển tiền qua VCB trả cho SONY 200.000 USD. Ngân hàng của SONY
so số tiền nhận được với hối phiếu chấp nhận bởi VCB thấy thiếu 50.000 USD, nên đã
phản kháng VCB và dọa đưa ra Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam kiện.
Quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào?
42
Tình huống 17.
Công ty nhập khẩu Đức mua hàng của Việt Nam sử dụng phương thức thanh
toán tín dụng chứng từ. L/C được mở bằng thư, nhà nhập khẩu yêu cầu giao hàng theo
8 ký mã và Ngân hàng Đức đã Fax L/C này cho Ngân hàng Việt Nam. Bản Fax đến
tay Ngân hàng Việt Nam trước khi nhận được L/C gốc gửi bằng thư. Nhà xuất khẩu đã
chuẩn bị hàng để giao theo tinh thần của bản Fax. Điều đáng tiếc là khi nhận được L/C
chuyển bằng thư thì đã có sự thay đổi 2/8 mã hàng so với bản Fax.
Ở cương vị người xuất khẩu bạn phải làm gì trong tình huống này?

Tình huống 18.


Công ty xuất khẩu Việt nam bán lô hàng trị giá 300.000 USD cho nhà nhập khẩu
nước ngoài sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.Nhà nhập khẩu yêu cầu
mở L/C không hủy ngang tại Ngân hàng Manhattan-Newyork. L/C được thông báo
qua Ngân hàngTM A. Trong L/C này không quy định rõ nguồn luật áp dụng và cũng
không có điều khoản xuất trình chứng từ sau bao nhiêu ngày kể từ ngaỳ giao hàng. Ở
cương vị Ngân hàng thông báo, bạn nên tư vấn cho nhà xuất khẩu như thế nào nhằm
phòng ngừa rủi ro?

Tình huống 19.


L/C quy định:
- Xuất trình 2/3 bản gốc B/L (lập theo lệnh của issuing bank) và các chứng từ gốc
khác.
- Phần benef’s Cert: yêu cầu xác nhận gửi 1/3 bản gốc B/L còn lại (cũng lập theo
lệnh issuing bank) và một số chứng từ (Invoice, P/list, C/O…) gửi cho Applicant. Tình
huống:
- Ngân hàng xuất khẩu xuất trình 2/3 bản gốc như B/L yêu cầu.
- 1/3 bản gốc B/L còn lại và một số chứng từ (Invoice, P/list, C/O…) lại gửi cho
ngân hàng (issuing bank) cùng ngày ngân hàng thông báo xuất trình chứng từ tại ngân
hàng issuing bank thay vì gửi trực tiếp cho Applicant như L/C quy định. Như vậy, bộ
chứng từ có bị bất hợp lệ?

Tình huống 20.


Nhà xuất khẩu sau khi giao hàng áp sụng phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ, đã xuất trình các chứng từ sau:
1.B/E ký phát đòi tiền issuing bank
2.Toàn bộ các chứng từ theo quy định của L/C
Sau khi kiểm tra thấy chứng từ có sau sai biệt, Negotiating bank có thể:
a) Gửi bộ chứng từ đó cho Issunging bank và điện đòi tiền reimbursing bank
b) Ký phát B/E đòi tiền reimbursing bank

43
c) Điện thông báo cho issung bank về sự khác biệt của chứng từ, yêu cầu Ngân
hàng chấp nhận trả tiền và ngay lập tức diện đòi tiền reimabursin bank mà không đọi
kết quả tử phía Issunging bank
d) Điện thông báo cho Issunging bank về sự khác biẹt của chứng từ, yêu cầu chấp
nhận trả tiền và chỉ đòi tiền khi có ủy quyền trả của Issunging bank
Trường hợp nào là đúng? Tại sao

Tình huống 21.


Rủi ro kỹ thuật (kiểm tra bộ chứng từ)
Matourimex Hà Nội ký hợp đồng nhập khẩu mặt hàng thiết bị y tế từ Dan Co.
Ltd. Mỹ thanh toán bằng L/C không huỷ ngang, có xác nhận cho Dan Co.Ltd hưởng.
Ngân hàng mở L/C là VCB Hà Nội, Ngân hàng thông báo và Ngân hàngxác nhận là
City bank của New York: L/C yêu cầu một hối phiếu trả ngay, kí phát cho ngân hàng
mở và cho phép Ngân hàng xác nhận được phép ghi nợ tài khoản của VCB Hà Nội để
tự hoàn trả sau khi nhận được bộ chứng từ đòi tiền phù hợp với yêu cầu của L/C.
Sau khi giao hàng, Dan Co.Ltd lập bộ chứng từ gửi Ngân hàng xác nhận City
Bank kiểm tra chứng từ và thấy thiếu giấy chứng nhận xuất xứ. Để kịp thời gửi chứng
từ cho người mua nhận hàng, theo thoả thuận riêng giữa người mua và bán, Dan Ltd
Co. đề nghị City Bank chiết khấu bộ chứng từ bảo lưu cùng cam kết hoàn lại toàn bộ
số tiền nếu bộ chứng từ bị ngân hàng mở L/C từ chối thanh toán, còn giấy chứng nhận
xuất xứ được gửi ngay qua đường bưu điện.
Ngay khi nhận được bộ chứng từ có điều kiện bảo lưu trên, VCB thông báo ngay
cho Matourimex để có câu trả lời đồng ý hay không đồng ý. Trong thư trả lời VCB,
Matour thông báo cho ngân hàng biết về sự thoả thuận giữa hai bên mua và bán, đồng
thời yêu cấu ngân hàng mở lưu giữ bộ chứng từ đòi tiền cho đến khi hàng về Hải
Phòng mới thanh toán.
Do gặp bão nên trong quá trình vận chuyển hàng hoá bị hư hỏng một phần, vì
vậy Matourimex muốn trừ số tiền thiệt hại vào ngay giá trị L/C khi thanh toán thay vì
chờ hãng bảo hiểm giải quyết.
Sang ngày thứ 9 làm việc, sau khi nhận được điện từ chối thanh toán của VCB,
City bank lập tức bác bỏ lời từ chối thanh toán đó.
Vận dụng UCP600để giải thích ai đúng, ai sai trong trường hợp này?

Tình huống 22
Rủi ro pháp lý
VCB theo yêu cẩu của công ty vật tư nông nghiệp Trung Ương mở một L/C
không huỷ ngang cho công ty Hemp của Đức để nhập khẩu phân Urê. Là loại L/C
chiết khấu tự do, công ty Hemp đã chiết khấu bộ chứng từ miễn truy đòi tại Ngân
hàngTB L/C là ngân hàng BHF.
Bộ chứng từ do ngân hàng BHF xuất trình đòi tiền VCB là hoàn toàn phù hợp
với những điều kiện và điều khoản của L/C. VCB đã thông báo chứng từ phù hợp cho
công ty vật tư nông nghiệp Trung ương và yêu cầu công ty này chấp nhận thanh toán.
Tuy nhiên công ty này từ chối thanh toán với những lý do sau: các số tham chiếu L/C
ghi trong hoá đơn thương mại, vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận
xuất xứ là thừa 2 chữ số cuối LH/HN-HP043/01 mà đúng ra là LH/HN-HP043. Do đó
44
sẽ không thông quan hàng nhập khẩu. Hơn nữa do hàng về trước chứng từ nên càng
Hải Phòng cho biết các bao phân Urê bị kết dính với nhau và có hiện tượng bị vón cục.
VCB bác bỏ hai lý do nêu trên của công ty vật tư vì lý do mà công ty nêu ra là trái với
điều 3 của UCP 500, do vậy ngân hàng quyết định ghi nợ bắt buộc với công ty vật tư
nông nghiệp Trung ương. Còn công ty đòi kiện VCB ra toà án kinh tế vì cho rằng nếu
thanh toán lô hàng này tức là chấp nhận sự lừa đảo của khách hàng nước ngoài và làm
thiệt hại lợi ích của luật pháp Việt Nam. Như vậy ở trường hợp này vấn đề đặt ra là
UCP 500 có phải là văn bản duy nhất để điều chỉnh L/C hay không?

Tình huống 23
Ngân hàng thông báo X nhận được LC không có test, đã thông báo cho người thụ
hưởng A có ghi chú LC không có test. Sau khi thông báo Ngân hàng X điện thoại cho
ngân hàng mở LC là Y đề nghị bổ sung Test, nhưng sát đến ngày giao hàng mà vẫn
không nhận được câu trả lời. Trongkhi đó ngưởi thụ hưởng tiến hành giao hàng theo
LC sau khi đã hỏi ngân hàng X về LC đó. Người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ
thanh toán qua ngân hàng X, Ngân hàng này kiểm tra chứng từ và hướng dẫn người
xuất khẩu hoàn chỉnh bộ chứng từ cho phù hợp với điều kiện của LC do Y mở những
bộ chứng từ này lại không được thanh toán trả lại cho X với lý do là Y không phát
hành. Lý giải vấn đề này?

Tình huống 24.


Một công ty X ở Việt Nam mở một L/C để nhập khẩu phân bón của một công ty
Hàn Quốc, thời hạn hiệu lực của L/C đã kéo dài nhiều lần, nhưng do giá phân bón lên
mạnh, người bán không giao hàng mà tìm một công ty Y khác ở Việt Nam để bán lô
hàng này với giá cao hơn, do đó công ty X phải chịu tổn thất về tài chính và ảnh hưởng
tới kế hoạch kinh doanh của mình. Cho biết:
1. Công ty X có thể buộc công ty Hàn quốc thực hiện nghĩa vụ trong L/C được
không? Tại sao? Công ty X đề nghị cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam giao lô hàng
phân bón đó cho mình khi hàng về tới cảng Việt Nam được không?Tại sao
2. Cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam đề nghị chia đôi lô hàng phân bón cho
hai công ty X và Y. Cách xử lý như vậy có đúng không? Tại sao?

Tình huống 25.


Công ty Xuất nhập khẩu Lương thực (VINAFOOD) thoả thuận bán 500 tấn gạo
với giá 235 USD/MT FOB Cảng Việt Nam cho một công ty của Hàn Quốc và đã được
công ty này mở Irrevocable L/C at sight cho VINAFOOD hưởng với trị giá không quá
125.000 USD. Thời hạn L/C đến 25/2/2001. Tuy nhiên đến thời điểm 20/2/2001 Công
ty mới thu gom được hơn 200 tấn. Cho biết:
1) VINAFOOD có nên tiếp tục thực hiện nghĩa vụ giao hàng như đã thoả thuận
không? Tại sao?
2) Từ trường hợp trên, hãy cho biết những rủi ro mà nhà xuất khẩu thường gặp
khi thực hiện thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ và nêu rõ cách phòng
chống rủi ro?

45
Tình huống 26.
Công ty Xuất nhập khẩu cà phê Việt Nam (VINACAFE) đã ký hợp đồng với một
công ty của Hồng Kông thoả thuận bán cho công ty này 700 tấn cà phê Robusta với
giá 960GBP/MT CIF Hồng Kông (INCOTERM 2000). Ngày 30/11/2002, Công ty của
Hồng Kông đã mở Irrevocable L/C cho VINACAFE hưởng với số tiền không quá
692.000GBP. Hối phiếu được xuất trình tại Ngân hàng mở L/C không quá 31/3/2003.
Giả sử công ty VINACAFE xuất trình bộ chứng từ vào ngày 1/4/2003 (giả sử
ngày 31/3/2003 là ngày chủ nhật). VINACAFE có thanh toán được tiền không? Nếu
thực sự bị trễ, VINACAFE làm thế nào để nhận được tiền?

Tình huống 27.


Ba chủ hàng nhập khẩu ở Việt Nam mua phân bón của một thương gia Hồng
Kông, thanh toán bằng L/C at sight. Người Bán ở Hồng Kông thuê tàu nước ngoài.
Sau khi rời cảng Hồng Kông, con tàu đó bỏ trốn mang theo giá trị hàng hoá trên tàu
khoảng trên 500.000USD. Trong khi đó, người xuất khẩu đã lấy được vận đơn, thành
lập bộ chứng từ thanh toán hoàn hảo và đã rút hết tiền tại ngân hàng mở L/C. Cho biết:
1) Các công ty XNK ở Việt Nam sẽ kiện ai? Giải thích?
2) Các công ty XNK ở Việt Nam làm thế nào để tránh được những rủi ro tương
tự như trên trong quá trình nhập khẩu và thanh toán theo phương thức L/C?

Tình huống 28.


Công ty Xuất nhập khẩu Y đã thoả thuận bán 500 tấn gạo với giá 225 USD/MT
FOB Cảng Việt Nam cho một công ty của Hàn Quốc và đã được công ty này mở
Irrevocable L/C at sight cho GENERALEXIM hưởng với trị giá không quá 125.000
USD. Thời hạn L/C đến 25/2/2006.
a/ Đến thời điểm 20/2/2006 Công ty mới thu gom được hơn 200 tấn. Vậy,
GENERALEXIM có nên tiếp tục thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình không? Nếu
có thì phải làm những công việc gì ?
b/ GENERALEXIM xuất trình hối phiếu và bộ chứng từ thanh toán cho Ngân
hàng vào ngày 26/2 (thứ Hai), vì ngày 25/2 là ngày Chủ Nhật. Vậy Bộ chứng từ nói
trên có được Ngân hàng chấp nhận thanh tóan không? Giải thích tại sao?

Tình huống 29
Tranh chấp do Ngân hàngPH không trả tiền cho bộ chứng từ thiếu Giấy chứng
nhận giám định do bên mua cung cấp theo yêu cầu của L/C
Một công ty hoá chất Hà Nội ký hợp đồng xuất khẩu hoá chất cho một công ty
Trung Quốc.
Phương thức thanh toán: L/C trả ngay, không huỷ ngang, (tuân thủ UCP 600).
L/C yêu cầu:
+ Giấy chứng nhận giám định do người xin mở L/C cấp và được người xin mở
L/C trực tiếp xuất trình cho Ngân hàng phát hành.
+ Người thụ hưởng gửi trực tiếp 1/3 vận đơn gốc cho người xin mở L/C.
Ngân hàng mở: Bank của China (BOC)
Ngân hàng thông báo: VietcomBank.
46
Công ty Hóa chất Hà Nội sau khi giao hàng đã xuất trình bộ chứng từ cho
VietcomBank. VietcomBank đã chuyển bộ chứng từ đến BOC. Tuy nhiên, BOC không
nhận được Giấy chứng nhận giám định của công ty Trung Quốc. Đáng lẽ công ty
Trung Quốc đã phải cấp giấy chứng nhận giám định và xuất trình trực tiếp cho BOC.
Nhưng do trên thị trường Trung Quốc, giá cả mặt hàng hoá chất công ty nhập đang
giảm mạnh nên công ty Trung Quốc muốn từ chối nhận hàng và thanh toán tiền hàng.
Vì vậy công ty Trung Quốc đã không cung cấp Giấy chứng nhận giám định cho ngân
hàng phát hành. BOC đã từ chối thanh toán bộ chứng từ với lí do là một trong những
chứng từ L/C yêu cầu không được xuất trình - đó là Giấy chứng nhận giám định do
người xin mở L/C cấp. Công ty hóa chất Hà Nội phản đối rằng BOC phải có trách
nhiệm thanh toán theo điều 7a UCP 600 vì tất cả những chứng từ thuộc phạm vi của
người thụ hưởng đã được xuất trình và phù hợp với điều kiện của L/C.
Trong khi đó, công ty Trung Quốc do nhận được 1/3 vận đơn gốc nên đã dùng để
đi nhận hàng. Công ty Hóa chất Hà Nội đã phải viện đến sự can thiệp của toà án để
ngừng việc nhận hàng của công ty Trung Quốc. Để nhận được số tiền của L/C, Công
ty yêu cầu BOC thanh toán tất cả những mất mát, thiệt hại đã xảy ra đối với mình với
lí do công ty Trung Quốc, người xin mở L/C đã nhận được một phần hàng gửi theo
L/C. Hai bên không thương lượng được với nhau nên đã đưa vụ việc ra trọng tài giải
quyết.
Bình luận trường hợp trên?

Tình huống 30
Tranh chấp do bộ chứng từ đòi hoàn trả tiền có sai sót trong quá trình Ngân
hàng truyền điện tín (Vận dụng Điều 11, Điều 35 UCP 600)
Một công ty kinh doanh máy tính có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh ký hợp
đồng nhập khẩu linh kiện máy tính với một công ty Singapore.
Phương thức thanh toán: L/C không huỷ ngang chiết khấu tự do, dẫn chiếu tới
UCP 600. Cùng với các quy định khác, L/C nêu rõ:
“Số tiền: 550.620 USD, trả cho số hàng: 3.500 linh kiện máy tính”
Ngân hàng phát hành: Vietcombank (ở Việt Nam)
Ngân hàng thông báo: HSBC (ở Singapore).
L/C được chuyển bằng Telex tới HSBC. Bức điện cũng nêu rõ rằng một thư xác
nhận L/C sẽ được gửi sau. Tuy nhiên bức điện Telex HSBC nhận được về việc phát
hành L/C có nội dung sau:
“Số tiền: 550.620 USD, trả cho số hàng: 350 linh kiện máy tính”
HSBC thông báo nguyên nội dung L/C nhận được tới người thụ hưởng. Công ty
Singapore sau khi gửi 350 linh kiện máy tính đã xuất trình chứng từ cho HSBC để đòi
thanh toán toàn bộ số tiền 550.620 USD. HSBC, sau khi kiểm tra và thấy bộ chứng từ
hoàn toàn phù hợp với điều kiện của L/C, đã chiết khấu và gửi bộ chứng từ tới
Vietcombank để đòi hoàn trả. Khi nhận được bộ chứng từ do HSBC gửi, Vietcombank
đã kiểm tra và nhận thấy chứng từ có sự khác biệt. Vietcombank ngay lập tức điện
47
thông báo cho HSBC biết rằng bộ chứng từ bị từ chối vì sai phạm sau: L/C bị giao
hàng thiếu. L/C yêu cầu giao 3.500 linh kiện máy tính với trị giá 550.620 USD nhưng
bộ chứng từ xuất trình cho tổng số tiền 550.620 USD chỉ đáp ứng được việc giao 350
linh kiện. HSBC trả lời rằng họ đã chiết khấu bộ chứng từ vì chúng tuân thủ hoàn toàn
với điều kiện của L/C. Thông báo L/C mà họ nhận được nêu rõ rằng L/C thanh toán
cho số hàng 350 linh kiện chứ không phải 3.500 linh kiện. Để làm bằng chứng, HSBC
đã gửi một bản copy bức điện thông báo L/C gốc cho Vietcombank qua đường thư tín.
Nhận được bản copy, Vietcombank xác định rằng đã có sai sót phát sinh trong
quá trình chuyển điện tín. Vietcombank vẫn từ chối thanh toán vì lí do chỉ dẫn trong
bức điện phát hành đã nêu rõ rằng sẽ có xác nhận bằng thư gửi sau. Vì vậy, HSBC
đáng lẽ phải kiểm tra văn bản xác nhận bằng thư và sửa chữa lỗi phát sinh trong quá
trình chuyển điện. HSBC trả lời rằng họ không nhận được văn bản xác nhận bằng thư.
Hơn nữa họ đã cố liên hệ với công ty Singapore để giải quyết vấn đề nhưng công ty đã
chuyển địa điểm và có thể không còn hoạt động nữa. HSBC nhất quyết đòi
Vietcombank phải hoàn trả. Tranh chấp xảy ra do hai bên không thương lượng được
với nhau.
Trường hợp trên giải quyết thế nào?

Tình huống 31
Tranh chấp do người mua và Ngân hàng PH vận dụng sai cách quy định ngày
bốc hàng, ngày giao hàng theo UCP 600 (Vận dụng Điều 22 UCP 600)
Ngày 17/7/2007, công ty XNK tổng hợp III Hà nội (CTMEX-HN) mua 10.000
tấn phân Urê của Trung Quốc từ công ty HelmGmbH (Đức), trị giá 1,45 triệu USD.
Điều kiện giao hàng là CFR (giao hàng tại nơi đi cho chủ tàu được bên mua ủy
nhiệm),
Phương thức thanh toán: L/C, tuân thủ UCP 600
Ngân hàng thông báo: Ngân hàng BHF (Đức)
Ngân hàng phát hành: Ngân hàng Vietcombank Sài Gòn
Ngày 27/9/2007, tàu DEWAN-I của Pakistan, theo hợp đồng, đã chở lô hàng cập
cảng TPHCM, song CTMEX-HN bất ngờ từ chối tiếp nhận với lý do “Công ty không
có vận đơn đường biển để nhận hàng, và bộ chứng từ cũng không phù hợp với L/C”.
Do đợi quá lâu, hơn nữa không có người nhận hàng tàu DEWAN-I buộc lòng phải nhổ
neo quay về làm thủ tục hoá giá lô hàng.
Ngày 2/10/2007 nhận được chứng từ do Ngân hàng BHF xuất trình,
Vietcombank Sài Gòn tiến hành kiểm tra và phát hiện một số sai sót:
1) Hối phiếu ghi sai số tiền bằng chữ và không ghi tên của người thụ trái
2) Vận đơn không ghi ngày xếp hàng lên tàu.
Ngày 3/10/2007, Vietcombank Sài Gòn thông báo sai sót cho CTMEX. Cùng
ngày, CTMEX gửi công văn về việc từ chối thanh toán L/C, trong đó nêu thêm một số
sai sót nữa như ngày và số hợp đồng ghi trên chứng từ không đúng, điều kiện giao
48
hàng không phù hợp với Incoterm 200… Ngày 4/10/2000, Vietcombank Sài Gòn
thông báo cho Ngân hàng BHF biết rằng CTMEX từ chối thanh toán L/C do bộ chứng
từ có sai sót (vận đơn và hối phiếu). Tuy nhiên Ngân hàng BHF không chấp nhận
những sai sót chứng từ do Vietcombank Sài Gòn nêu ra. BHF cho rằng bộ chứng từ
của họ hoàn toàn phù hợp với quy định của UCP 600 và họ giải thích:
+ Vận đơn ghi ngày cấp thực tế là 6/9/2007 cũng là ngày giao hàng,
+ Hơn nữa trong L/C không quy định cần có hối phiếu đi kèm và BHF yêu cầu
Vietcombank Sài Gòn thực hiện thanh toán.
Ngày 13/10/2007, Bộ Thương mại có công văn về việc tạm ngừng thanh toán
đối với L/C.
Ngày 18/10/2000, Ngân hàng BHF thông báo cho Vietcombank Sài Gòn rằng
họ đã phong toả tài khoản của Vietcombank Sài Gòn.
Ngày 2/11/2007, Ngân hàng BHF tự động trích tài khoản của Vietcombank
Sài Gòn với số tiền 1.451.935,75USD để thu hồi tiền hàng theo L/C. Ngoài ra, Ngân
hàng BHF còn phạt Vietcombank Sài Gòn 10.162 USD vì lỗi chậm thanh toán.
Vietcombank Sài Gòn chấp nhận thanh toán và ghi nợ tài khoản bắt buộc đối với
CTMEX. Lô hàng trị giá gần 20 tỷ đồng coi như mất trắng. Về sau CTMEX đã kiện
Vietcombank Sài Gòn ra toà án vì theo họ SGDI đã thực hiện sai nghĩa vụ thanh toán,
gây thiệt hại nghiêm trọng cho CTMEX. Tranh chấp đã xảy ra.
Bình luận trường hợp trên?

Tình huống 32
Tranh chấp do do vận đơn đường biển không thể hiện được việc gửi hàng từ một
cảng tới một cảng như quy định trong L/C. (Vận dụng Điều 20 UCP 600)
Một công ty Dược phẩm Hà Nội xuất khẩu một lô hàng dược phẩm cho một
công ty của Ấn Độ.
Phương thức thanh toán: L/C, trả ngay, tuân thủ UCP 600, L/C yêu cầu:
+ Trọn bộ 3 bản gốc vận đơn đường biển đã bốc, hoàn hảo.
+ Việc gửi hàng được tiến hành từ bất kỳ cảng nào của Việt Nam đến cảng
Bombay, Ấn Độ.
Ngân hàng mở: Standard Chartered Bank (SCB).Ngân hàng thông báo: Ngân
hàng thương mại Á Châu (ACB). Sau khi gửi hàng, công ty Hà Nội xuất trình chứng
từ cho ACB để chuyển tới SCB đòi thanh toán. Vận đơn xuất trình có ghi:
Cảng bốc hàng (Port của loading): Cảng Hải Phòng, Việt Nam
Cảng dỡ hàng (Port của discharge): Cảng Can-cut-ta, Ấn Độ
Nơi đến cuối cùng (Place của final destination): Cảng Bombay, Ấn Độ
SCB đã từ chối thanh toán bộ chứng từ trên vì lí do vận đơn đường biển không
thể hiện được việc gửi hàng từ một cảng của Việt Nam tới cảng Bombay, Ấn Độ như
yêu cầu của L/C.

49
Công ty Hà Nội không chấp nhận việc bắt lỗi đó và khẳng định rằng vận đơn
xuất trình thực sự đã thể hiện được việc gửi hàng như yêu cầu của L/C: gửi hàng đến
cảng Bombay, Ấn Độ từ một cảng của Việt Nam. Hơn nữa, L/C cho phép chuyển tải
và hàng hoá đã được chuyển tải tại cảng Can-cut-ta để chuyên chở tiếp bằng đường bộ
đến cảng BomBay.
SCB trả lời rằng ý kiến của họ là đúng vì L/C đã yêu cầu rõ ràng vận đơn đường
biển cho việc gửi hàng đến cảng Bombay, Ấn Độ. Theo như yêu cầu của điều 20 UCP
600, vận đơn phải chứng thực được cảng bốc hàng là một cảng Việt Nam và cảng dỡ
hàng là cảng Bombay. Vận đơn xuất trình chỉ chứng tỏ được cảng bốc hàng là cảng
Hải Phòng, Việt Nam đến cảng dỡ hàng là cảng Can-cut-ta chứ không đến cảng
Bombay. Do hai bên không thống nhất được với nhau nên tranh chấp đã phát sinh.

Tình huống 33
Tranh chấp do người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ muộn do hiểu sai quy
định ngày giao hàng trong UCP 600 (Vận dụng Điều 23 UCP 600)
Một doanh nghiệp ở Đà Lạt xuất khẩu Hoa lan sang Nhật Bản.
Phương thức thanh toán: L/C, trả ngay tuân thủ UCP 600, L/C yêu cầu: “Gửi
hàng bằng đường hàng không, chậm nhất là ngày 25/6”.
Ngân hàng phát hành: Ngân hàng Mitsubishi (Nhật)
Ngân hàng thông báo: Vietcombank.
Sau khi gửi hàng, doanh nghiệp Đà Lạt lập bộ chứng từ thanh toán. Do hàng hoá
là thực vật xuất sang Nhật bản đòi hỏi phải có giấy chứng nhận vệ sinh dịch tễ cùng
các giấy chứng nhận thực vật nghiêm ngặt khác, nên doanh nghiệp Đà Lạt đã mất khá
nhiều thời gian để lập các chứng từ đó.
Phải đến ngày 8/7 doanh nghiệp Đà Lạt mới hoàn thành xong bộ chứng từ và gửi
đến ngân hàng Vietcombank để chuyển tới ngân hàng Mitsubishi đòi thanh toán. Ngày
13/7 bộ chứng từ đến tay ngân hàng Mitsibishi. Bộ chứng từ bao gồm vận đơn hàng
không có ghi:
- Gửi hàng bằng đường hàng không
- Ngày phát hành vận đơn: 20/6
- Ngày chuyến bay thực tế: chuyến bay số 134 ngày 25/6"
Ngân hàng Mitsubishi kiểm tra chứng từ và nhận thấy bộ chứng từ có sai sót, đã
điện cho ngân hàng Vietcombank thông báo từ chối thanh toán với lý do: "Chứng từ
xuất trình muộn: Vận đơn hàng không ghi ngày phát hành là 20/6 chứng từ không
được xuất trình trong vòng 21 ngày kể từ ngày gửi hàng theo như yêu cầu của điều
14(c) UCP 600”. Doanh nghiệp Đà Lạt cho rằng lý do từ chối là không hợp lý vì ngày
chuyến bay thực tế là 25/6 nên ngày 16/7 mới là ngày hết hạn xuất trình chứng từ theo
thời hạn 21 ngày. Vì vậy chứng từ doanh nghiệp xuất trình vẫn nằm trong thời hạn cho
phép. Trong khi đó, ngân hàng phát hành vẫn kiên quyết đòi từ chối thanh toán. Vì vậy
tranh chấp đã xảy ra.

50
Tình huống 34
Tranh chấp do mô tả hàng hoá trong giấy chứng nhận chất lượng và số lượng
khác với Hoá đơn thương mại (Vận dụng Điều 18 UCP 600)
Công ty Chemexco Hải Phòng, Việt Nam kí một hợp đồng nhập khẩu với Công
ty Bejing Chemical của Trung Quốc. Phương thức thanh toán: L/C, tuân thủ UCP 600.
Người xin mở: Chemexco, Hải Phòng.
- Ngân hàng phát hành: Vietcombank Hải Phòng. Người thụ hưởng: Bejing
Chemical.
- Ngân hàng thông báo: Bejing Bank
- Mặt hàng: hóa chất.
- Mô tả hàng hóa: 160-4609 đơn giá 40,00 USD/Kg; 270-3210 đơn giá 30,00
USD/Kg.
- Giá trị L/C: 30000 USD
- Điều kiện giao hàng: CIF Hải Phòng
Khi bộ chứng từ được gửi đến Vietcombank Hảo Phòng thì hóa đơn thương
mại có ghi như sau: 160-4609 đơn giá 40,00 USD/Kg. 270-3210 đơn giá 30,00
USD/Kg. Điều kiện giao hàng CIF không ghi trên hóa đơn thương mại. Chemexco Hải
Phòng từ chối thanh toán với lý do mô tả hàng hóa không đúng theo quy định với thư
tín dụng. Công ty Bejing Chemical và ngân hàng Bejing Bank không chấp nhận lý do
từ chối thanh toán, họ luận giải như sau:
- Về vấn đề diều kiện giao hàng CIF không ghi trên hóa đơn thương mại, Bejing
Chemical và ngân hàng Bejing Bank cho rằng điều kiện giao hàng không phải là một
phần mô tả hàng hóa mà thuộc các điều khoản không liên quan đến chứng từ nên theo
điều 18(c) UCP 600 là không phải sai sót. Vietcombank Hải Phòng dứt khoát rằng
chứng từ có sai sót, theo Vietcombank điều kiện giao hàng CIF Hải Phòng là một bộ
phận của mô tả hàng hóa trong thư tín dụng. Nếu không, làm sao các bên liên quan có
thể xác định điều kiện giao hàng và thanh toán so với quy định của thư tín dụng? Ý
kiến của bạn?

Tình huống 35
Tranh chấp về số bản gốc Bảo hiểm đơn phải xuất trình (Vận dụng điều 28 UCP 600).
Vietcombank nhận chiết khấu một bộ chứng từ thanh toán do công ty xây dựng
công nghiệp VINAINCON yêu cầu. Căn cứ vào L/C của ngân hàng HSBC (Singapore)
mở trong đó có điều khoản chứng từ phải xuất trình quy định “2 bản gốc Bảo hiểm
đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm” (“Original Insurance Policy or Certificate in
duplicate”), Vietcombank thấy VINAINCON xuất trình đúng 2 bản gốc Isurance
Policy (I/P) ngoài ra các chứng từ khác đều phù hợp nên đã chiết khấu không bảo lưu
bộ chứng từ. Bộ chứng từ này được gửi sang cho HSBC (Singapore) để đòi thanh toán
nhưng bị HSBC (Singapore) từ chối với lý do xuất trình thiếu một bản gốc I/P.
Vietcombank đáp lại rằng họ đã thực hiện đúng yêu cầu L/C là 2 bản gốc. HSBC lập
luận rằng “trên I/P có ghi số bản phát hành là 3 bản nhưng chỉ có 2 bản được xuất trình
nghĩa là VINAINCON đang giữ 1 bản và điều đó trái với UCP 600 mặc dù vẫn xuất
trình 2 bản theo đúng yêu cầu của L/C”. Tranh chấp đã xảy ra và sự việc này đã khiến
cho 2 ngân hàng tranh cãi suốt một thời gian dài.
Ý kiến bình luận của bạn về tình huống trên?
51
Tình huống 36
Tranh chấp do trị giá bảo hiểm nhỏ hơn 110% trị giá hoá đơn (Vận dụng điều
28 UCP 600).
Một công ty ở Nam Định nhập khẩu bông sợi của một công ty ở Mêhicô để xuất
sang Nhật Bản. Phương thức thanh toán: L/C chuyển nhượng tuân thủ UCP 600. L/C
chuyển nhượng yêu cầu xuất trình: hợp đồng bảo hiểm lập theo lệnh, ký hậu để trống,
điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro, trị giá bảo hiểm là 110% trị giá hoá đơn, tính bằng
USD.Trị giá lô hàng là 340.000USD (đơn giá là 68USD/kg)
Ngân hàng mở: Ngân hàng Fuji Bank . Ngân hàng chuyển nhượng: Ngân hàng
Vietcombank Hà nội, theo chỉ thị của công ty Nam Định chuyển nhượng cho công ty
Mêhicô hưởng một phần số tiền của L/C gốc là 250.000 (đơn giá là 45USD/kg).
Bộ chứng từ đòi tiền của công ty Mêhicô xuất trình bao gồm hoá đơn trị giá
250.000USD và bảo hiểm đơn ghi số tiền bảo hiểm 250.000 x 110% = 275.000USD.
Sau khi kiểm tra chứng từ, Vietcombank thấy hợp lệ và thanh toán cho công ty
Mêhicô. Công ty Nam Định tiến hành thay thế hoá đơn và gửi đến Fuji Bank để đòi
tiền. Hoá đơn mới có trị giá 340.000USD. Bộ chứng từ của công ty Nam Định đã bị từ
chối với lý do: trị giá bảo hiểm 275.000 nhỏ hơn 110% trị giá hoá đơn (110% x
340.000 = 374.000USD). Tranh chấp đã xảy ra.

Tình huống 37
Tranh chấp liên quan đến bản kê chi tiết hàng hoá (Vận dụng điều 21 UCP 600).
Công ty Hà nội Mechanical Co. kí hợp đồng nhập khẩu máy của một công ty
Hàn quốc, SangYong Corp. Phương thức thanh toán: L/C, tuân thủ UCP 600, trả chậm
sau 180 ngày kể từ ngày ghi trên B/L. Trong số những điều khoản của L/C có yêu cầu:
+ Một hoá đơn thương mại; Một bản kê chi tiết hàng hoá.
+ Ngân hàng phát hành: Vietcombank Hà Nội; Ngân hàng thông báo: Seoul bank
Vietcombank Hà Nội kiểm tra bộ chứng từ do Người thụ hưởng xuất trình và
nhận thấy bộ chứng từ không phù hợp với L/C vì lý do: Bản kê chi tiết không được
phát hành trên giấy tiêu đề của Người thụ hưởng và không được Người thụ hưởng ký,
và VCB đã từ chối thanh toán.
Người thụ hưởng yêu cầu Ngân hàng Seoul bank điện cho Vietcombank Hà Nội
xin ý kiến chấp nhận thanh toán mặc dù có những bất hợp lệ đó. Vietcombank Hà Nội,
sau khi nhận điện của Ngân hàng Seoul Bank, xin cho phép thanh toán theo như bộ
chứng từ được xuất trình, đã tham khảo ý kiến của Người yêu cầu mở L/C. Người yêu
cầu mở L/C không chấp nhận điểm bất hợp lệ đó vì họ không chắc là hàng hoá có chắc
chắn được kiểm định không. Họ trả lời rằng họ không thể cho phép thanh toán trừ khi
họ được phép kiểm tra hàng tại cảng đến và việc kiểm định đó cho thấy hàng hoá là
phù hợp, Vietcombank Hà Nội thông báo cho Ngân hàng ChoHung Bank, Seoul biết ý
kiến từ chối bộ chứng từ của mình.
Ý kiến của bạn về tình huống trên?

Tình huống 38.


Công ty Simac của Anh, một công ty chuyên sản xuất đồ gỗ nội thất, đã nhập
khẩu gỗ từ hãng Latel của Pháp. Cuộc mua bán được giới thiệu thông quan một số
thông tin trên Internet. Do đang trong lúc cần gỗ gấp nên Simac đã nhanh chóng thoả
52
thuận nhập khẩu với Latel. Họ đã thoả thuận thanh toán theo L/C, vì vội vàng nên
Simac chưa đề cập kỹ các nội dung cụ thể của L/C mà nhanh chóng chuyển tiền ứng
trước cho Latel và mở L/C cho Latel hưởng thông qua một ngân hàng do Simac chỉ
định. Nhưng tiền thì đã được gửi đi, nhưng mãi vẫn chưa thấy hàng về. Tìm hiểu kỹ thì
Simac mới vỡ lẽ ra rằng Latel chỉ là một công ty ảo trên mạng, không có thật.

Tình huống 39.


Tranh chấp do Ngân hàng Phát hành hiểu sai quy định về bản gốc của vận đơn
(Vận dụng điều 17 UCP 600)
Một công ty may mặc XNK Việt Nam kí một hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc
với một công ty Hàn Quốc. Phương thức thanh toán: L/C, tuân thủ UCP 600
L/C yêu cầu: Trọn bộ 3/3 bản gốc vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng lên tàu.
Ngân hàng mở: Korean Exchange Bank (KEB)
Ngân hàng thông báo và là ngân hàng xác nhận: Vietcombank
Công ty may mặc Việt Nam sau khi giao hàng đã chuẩn bị bộ chứng từ và xuất
trình cho Vietcombank để thanh toán. Bộ chứng từ có trọn bộ 3/3 vận đơn, mỗi vận
đơn đều được người chuyên chở ký tay và được đóng dấu lần lượt là "Bản gốc"
(Original), "Bản thứ hai" (Duplicate), "Bản thứ ba" (Triplicate). Vietcombank đã kiểm
tra và xác định là bộ chứng từ do người thụ hưởng xuất trình phù hợp với yêu cầu của
L/C. Do đó, Vietcombank chiết khấu cho công ty may mặc Việt Nam và chuyển bộ
chứng từ tới KEB đòi hoàn trả. Khi nhận được bộ chứng từ, KEB kiểm tra và xác định
là có sai sót. KEB điện cho Vietcombank để thông báo rằng bộ chứng từ đang được
giữ chờ sự định đoạt của Vietcombank do có sai sót sau: " Bản thứ hai và thứ ba của
vận đơn không được đóng dấu "Bản gốc" như quy định của UCP 600."
Vietcombank trả lời rằng: "Trọn bộ vận đơn xuất trình là bản gốc và được ký tay
phù hợp với yêu cầu của điều 17 UCP 600. Việc ghi "Bản gốc", "Bản thứ hai", "Bản
thứ ba" lần lượt trên vận đơn có nghĩa là trong ba bản gốc vận đơn có một "Bản gốc,
bản gốc", một "Bản thứ hai, Bản gốc" và một "Bản thứ ba, Bản gốc". Đây là một thực
tiễn dễ hiểu và được chấp nhận trong lĩnh vực vận tải và ngân hàng". KEB phản bác
rằng điều 17(c) UCP 600 đã nói rõ chứng từ phải được ký và đóng dấu như thế nào.
Hai bản vận đơn xuất trình rõ ràng được đóng dấu "Bản thứ hai" và "Bản thứ ba" và
không thể được coi là bản gốc. Chính vì vậy việc từ chối thanh toán của họ là đúng.
Tranh chấp xảy ra và hai bên phải đưa sự việc ra toà trọng tài của ICC để giải quyết.

Tình huống 40
Tranh chấp do Ngân hàngPH từ chối hoàn trả tiền cho bộ chứng từ đến muộn so
với quy định của L/C (Vận dụng Điều 14 UCP 600).
Doanh nghiệp Farmix Hải Phòng ký hợp đồng nhập phân bón Urê từ một công ty
Nhật Bản
Phương thức thanh toán: L/C, tuân thủ UCP 600. Bên cạnh các quy định khác,
L/C có một điều kiện đặc biệt: "Chứng từ phải đến được văn phòng của Vietcombank
Hải Phòng trước khi tàu cập cảng dỡ hàng."
- Ngân hàng phát hành: Vietcombank Hải Phòng
- Ngân hàng xác nhận và thông báo: Fuji Bank, Tokyo, Nhật Bản.
53
Ngày 2/8 công ty của Nhật bản xuất trình chứng từ cho Fuji Bank để chiết khấu.
Fuji Bank đã kiểm tra và kết luận chứng từ phù hợp với yêu cầu của L/C. Fuji Bank đã
thanh toán cho công ty này và ngày 5/8 chuyển bộ chứng từ đến Vietcombank Hải
Phòng đòi hoàn trả tiền. Cùng ngày 5/8 tàu cập bến cảng Hải Phòng. Và đến ngày 6/8
Vietcombank Hải Phòng mới nhận được chứng từ. Ngày 8/8 Vietcombank Hải Phòng
đã gửi Telex cho Fuji Bank, trong đó có đoạn: "Từ chối bộ chứng từ vì lí do sau: Xuất
trình chứng từ muộn. Vietcombank Hải Phòng nhận được chứng từ muộn hơn ngày tàu
cập cảng dỡ hàng." Fuji Bank không chấp nhận những lý do mà Vietcombank Hải
Phòng đưa ra và vẫn kiên quyết đòi được hoàn trả số tiền đã thanh toán cho công ty
của Nhật bản. Do đó tranh chấp đã phát sinh.

Tình huống 41.


Tranh chấp do Ngân hàng phát hành ngừng trả tiền cho bộ chứng từ hợp lệ (Vận
dụng Điều 5, Điều 7 UCP 600).
Doanh nghiệp Vinamex ở Hà Nội ký hợp đồng nhập khẩu hàng của một công ty
Đài Loan.
Phương thức thanh toán: L/C không huỷ ngang, trả ngay, tuân thủ UCP 500; L/C
quy định người bán gửi 1/3 vận đơn gốc bằng DHL cho người mua, còn 2/3 vận đơn
gốc gửi kèm theo bộ chứng từ đòi tiền theo L/C. Ngân hàng phát hành: Vietinbank, Hà
Nội. Ngân hàng thông báo: Chinfon Bank (Đài Loan). Công ty Đài Loan giao hàng.
Hàng đến cảng Hải Phòng trước khi bộ chứng từ về tới ngân hàng Vietinbank.
Vinamex nhận hàng và mời công ty giám định phẩm chất tới kiểm tra chất lượng lô
hàng. Biên bản giám định kết luận hàng kém phẩm chất. Lập tức Vinamex gửi đơn yêu
cầu Vietinbank Hà Nội hoãn trả tiền cho công ty Đài Loan. Khi bộ chứng từ xuất trình
đến ngân hàng Vietinbank, ngân hàng kiểm tra và thấy phù hợp với yêu cầu của L/C.
Tuy nhiên do muốn phục vụ quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam, Vietinbank đã
ngừng trả tiền cho công ty Đài Loan. Công ty Đài Loan và ngân hàng Chinfon Bank đã
khiếu nại Vietinbank Hà Nội là đã vi phạm cam kết trả tiền, vi phạm UCP 600.
Vietinbank đã điện trả lời giải thích lý do ngừng trả tiền là thực hiện yêu cầu của
người xin mở L/C. Cùng thời gian đó, Vinamex đã điện khiếu nại công ty Đài Loan về
việc giao hàng kém phẩm chất, yêu cầu công ty Đài Loan giải quyết khiếu nại về phẩm
chất rồi mới chỉ thị cho ngân hàng mở L/C trả tiền.

Tình huống 42.


Lagergren, một hãng kinh doanh các sản phẩm nội thất lớn của Thuỵ Điển, đã
bán một lô hàng đồ gỗ cho tập đoàn Cadtrak Furniture Co.Ltd của Đài Loan. Về phần
mình, theo thoả thuận giữa hai bên, Cadtrak đã mở tại ngân hàng của mình một thư tín
dụng L/C để chuyển nhượng số tiền hàng trị giá 760.000 USD cho Lagergren qua một
ngân hàng Thuỵ Điển. Theo thoả thuận giữa hai bên, hàng sẽ được giao thành hai
chuyến, mỗi chuyến cách nhau muộn nhất là 20 ngày . Tiền hàng cũng được thanh
toán làm hai lần và việc thanh toán qua L/C sẽ tuân theo UCP500.
Có hai điều kiện được quy định cho thư tín dụng. Thứ nhất, ngân hàng Đài Loan
sẽ tiến hành thanh toán khi nhận được một bộ đầy đủ vận đơn đường biển đã xếp hàng
hoàn hảo. Thứ hai, ngân hàng Thuỵ Điển sẽ phải đợi giấy chấp nhận hàng do ngân
hàng tại Đài Loan của Cadtrak cấp. Giấy này sẽ được cấp sau khi có thông báo của
54
Cadtrak rằng họ đã nhận được hàng và hàng đã được cơ quan y tế Đài Loan tại cảng
chấp nhận.
Sau khi hàng đến Đài Loan, ngân hàng Thuỵ Điển đã gửi bộ chứng từ của chuyến
hàng cho Cadtrak và đã bị Cadtrak từ chối với lý do thời gian giữa hai chuyến giao
hàng đã vượt quá 20 ngày. Ngân hàng Thuỵ Điển đã không chấp nhận điều này. Do
vậy, ngân hàng đã thuyết phục Cadtrak chấp nhận điều không đúng nguyên tắc trên.
Sau cùng, Cadtrak chấp nhận thời gian giao hàng quá 20 ngày nhưng vẫn bảo lưu ý
kiến từ chối của mình với lý do đợi sự chấp nhận lô hàng của Bộ Y tế Đài Loan, cơ
quan mà công ty Cadtrak nộp đơn xin kiểm tra hàng. Sau đó không lâu, Cadtrak thông
báo rằng họ chính thức từ chối hàng của Lagergren vì Cơ quan Y tế Đài Loan tại cảng
đã phát hiện ra nguy cơ mối mọt trong lô hang đồ gỗ này.
Lagergren lập luận rằng, trong biên bản của Cơ quan y tế đã không có dòng chữ
bác bỏ sản phẩm. Tuy nhiên, Cadtrak vẫn giữ nguyên quan điểm của mình với nhận
định rằng: "theo thông lệ, hàng đồ gỗ phải đủ độ tin cậy để lưu kho trong vòng 12
tháng”. Cadtrak cho rằng sản phẩm mà họ đặt đã không được đảm bảo về chất lượng
và bởi vậy khăng khăng không chấp nhận lô hang này. Về phía Lagergren, hãng đã có
đơn kiện gửi Uỷ ban trọng tài quốc tế (Unctad) mà hai bên đã lựa chọn giải quyết khi
có tranh chấp. Đơn kiện ghi rõ Cadtrak đã từ chối không đúng cách bộ chứng từ và
yêu cầu được thanh toán khoản tiền hàng cộng lãi suất hàng năm 13%.

Tình huống 43.


Trường hợp thứ nhất là một tranh chấp khá phức tạp giữa Nhà máy sửa chữa tàu
biển Phà Rừng- nguyên đơn và ngân hàng Thương mại cổ phần hàng Hải Việt Nam
(Hải Phòng)- bị đơn, tranh chấp liên quan đến việc ngân hàng không thông báo hết sai
biệt của chứng từ và mức độ nghiêm trọng của sai biệt đó, gây thiệt hại lớn cho người
nhập khẩu. Nội dung vụ việc diễn biến như sau:
Căn cứ vào hợp đồng mua tàu OCEAN FREEZE và giấy phép nhập khẩu do Bộ
Thương Mại cấp ngày 30/8/1996, nguyên đơn đã làm đơn xin mở L/C gửi đến bị đơn
yêu cầu phát hành L/C trị giá 220,000.00USD cho T&H International Group Hoa Kỳ
hưởng lợi. Bị đơn đã phát hành L/C số 11A0896US0035/11 theo yêu cầu của nguyên
đơn, L/C dẫn chiếu UCP500 của ICC làm luật sử dụng.
Ngày 7/10/1996, bị đơn đã nhận được chứng từ thanh toán do Bank OWE Texas
gửi tới và phát hiện 3 sai biệt so với L/C. Bị đơn đã gửi công văn thông báo về các sai
biệt đó cho nguyên đơn để xin ý kiến xem có chấp nhận sai biệt đó không với thời hạn
trong vòng 2 ngày, tuy nhiên bị đơn không nói gì về mức độ nghiêm trọng của các sai
biệt đó.
Ngày 10/10/1996 nguyên đơn cho rằng các sai biệt đó là không quan trọng nên
đã chấp nhận các sai biệt của chứng từ. Ngày 15/10/1996 theo chỉ thị của nguyên đơn,
bị đơn đã chuyển trả 220,000.00USD cho người hưởng lợi qua Bank OWE Texas. Đến
28/2/1997, tàu OCEAN FREEZE đã không được giao tại cảng Hải Phòng và có tin
rằng tàu đã bị Toà án Hàng Hải bang Florida bắt giữ ngày 24/1/1997. Do đó nguyên
đơn đã tiến hành kiểm tra lại chứng từ và phát hiện 7 sai biệt trong đó có những sai
biệt nghiêm trọng mà đáng ra nguyên đơn phải từ chối chứng từ như việc Bill of Sale
đã không được “Legalized” (hợp pháp hoá). Nguyên đơn như vậy đã bị thiệt mất
55
220,000.00USD và cho rằng đây là lỗi của bị đơn đã không thực hiện đúng UCP500
trong việc kiểm tra chứng từ. Vì vậy nguyên đơn đã gửi đơn kiện (10/12/1999) bị đơn
ra trọng tài quốc tế Việt Nam, đòi bị đơn bồi thường thiệt hại với tổng số tiền là
309,571.64USD gồm tiền mua tàu, phí mở L/C, lãi vay, phạt chậm thanh toán. Bị đơn
đã gửi các văn bản giải trình khiếu kiện của nguyên đơn, nội dung như sau:
Bị đơn hoàn toàn nhất trí với nguyên đơn về việc sử dụng UCP500 làm văn bản
pháp lý chủ yếu để giải quyết tranh chấp, cũng như việc khẳng định nội dung tranh
chấp tập trung vào sự sai biệt giữa chứng từ so với quy định của L/C. Về chứng từ, bị
đơn cho rằng khi thiết lập L/C, kiểm tra chứng từ và thanh toán cho người hưởng lợi
L/C, hai bên đã thống nhất cách hiểu nội dung của các chứng từ theo nguyên văn tiếng
Anh.
Tranh chấp chỉ phát sinh từ khi nguyên đơn không nhận được tàu OCEAN
FREEZE và từ khi có sự dịch thuật chứng từ nguyên bản tiếng Anh và L/C ra tiếng
Việt, do đó dẫn đến cách hiểu khác nhau về nguyên văn tiếng Anh của các chứng từ
đó. Bị đơn cho rằng theo điều 16 UCP500, các ngân hàng không có trách nhiệm dịch
thuật chứng từ và L/C theo tiếng địa phương mà chỉ hành xử theo nguyên bản tiếng
Anh mà thôi. Bị đơn đã trả tiền cho người hưởng lợi L/C sau khi đã thông báo 3 sai
biệt cho nguyên đơn và nguyên đơn cũng đã chấp nhận các sai biệt đó, đặc biệt là
nguyên đơn đã 2 lần gửi công văn cho bị đơn yêu cầu trả tiền cho T&H International
Group Hoa Kỳ. Ngày 19/10/1996 bị đơn đã chuyển giao đầy đủ chứng từ cho nguyên
đơn nhưng mãi đến 8 tháng sau kể từ ngày nhận chứng từ nguyên đơn mới phát hiện ra
các sai biệt mà mình đã chấp nhận thanh toán. Nếu nguyên đơn phát hiện sớm có lẽ bị
đơn đã có khả năng đòi lại tiền cho nguyên đơn bởi vì sau 3 tháng kể từ ngày nhận
được tiền do bị đơn thanh toán, Bank OWE Texas mới chuyển trả cho T&H
International Group Hoa Kỳ. Rõ ràng trách nhiệm giải quyết hậu quả này không kịp
thời là do nguyên đơn gây ra. Với các lập luận đó bị đơn hoàn toàn bác bỏ đơn kiện
của nguyên đơn và khẳng định mình không có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại do
nguyên đơn gây ra.

Tình huống 44.


Tập đoàn Nestle có nhập khẩu bơ từ hãng Latel của Na Uy để sản xuất các loại
sữa giàu dinh dưỡng. Cuộc mua bán được giới thiệu thông quan một số thông tin trên
Internet. Do đang trong lúc cần nguyên liệu gấp nên Nestle đã nhanh chóng thoả thuận
hợp đồng nhập khẩu với Latel. Họ đã thoả thuận thanh toán theo L/C, vì vội vàng nên
Nestle chưa đề cập kỹ các nội dung cụ thể của L/C mà nhanh chóng chuyển tiền cho
Latel theo L/C thông qua một ngân hàng do Nestle chỉ định. Nhưng rồi, tiền thì được
gửi đi mà hàng thì mãi vẫn chưa thấy về. Tìm hiểu kỹ thì Nestle mới vỡ lẽ ra rằng,
Latel chỉ là một công ty ảo trên mạng, không có thật.
Tình huống 45
Công ty Hapos của Úc đã ký thoả thuận mua hàng với một đối tác Nhật Bản,
nhưng trong hợp đồng, Hapos đã để cho đối tác Nhật Bản lựa chọn hãng tàu vận
chuyển. Hapos cứ đinh ninh đợi hàng về, nhưng sự việc bất ngờ đã xảy ra, chiếc tàu
của hãng tàu trên trên đường từ Nhật Bản đến Úc đã bị hải quan bắt giữ vì có vận
chuyển hàng cấm và hàng chưa kê khai hải quan. Kết quả là tất cả các hàng hoá mà
Hapos đặt cũng bị tịch thu luôn.
56
Tình huống 46.
Trong 1 hợp đồng ngoại thương có ghi: Thanh toán= L/C không thể hủy ngang.
Thời hạn mở L/C trong 10 ngày kể từ khi hợp đồng được ký. Nếu không mở được
trong 10 ngày người nhập khẩu phải chịu phạt 5% tổng giá trị hợp đồng.
Do người nhập khẩu thiếu nợ ngân hàng, Ngân hàng từ chối cho người nhập khẩu
này mở L/c, và thiếu tài chính không thể mở L/C tại ngân hàng khác, Doanh nghiệp
mới thành lập ,chưa quen biết nhiều nên cũng không thể vay mượn tiền đâu đó .
Câu hỏi : Là người nhập khẩu bạn phải làm gì không bị phạt tiền. Nếu:
Tình huống 1: hợp đồng ghi do chính Nhà nhập khẩu đứng tên mở L/C
Tình huống 2: hợp đồng chỉ nói mở L/c đúng hạn 10 ngày cho người bán

Tình huống 47.


Ngày 30-8-2000 Cty Z. của Việt Nam ký HĐ nhập khẩu phương tiện vận tải từ
cty Q. ở Mỹ. Ngân hàng của Z. trên cơ sở HĐ có tham chiếu UCP 600 ngày 20-9-2000
đã mở L/C cho Q. thụ hưởng với giá trị là 250.000 USD. Theo quy định L/C Ngân
hàng VN sẽ thanh toán cho Q. số tiền là 250.000 USD qua Ngân hàng của Mỹ khi
người bán là Q. xuất trình bộ chứng từ gồm các loại sau:
Bill của sale (văn tự bán thiết bị): chứng từ bản gốc do Q. lập có nội dung chuyển
nhượng quyền sở hữu cho bên mua, đươc công chứng (notarized) và hợp pháp hoá
(legalized) bởi Đại sứ quán, lãnh sự Việt Nam hoặc toà án dân sự tại Mỹ.
Commercial Invoice: 6 bản bằng tiếng Anh do Q ký với giá trị 250.000 USD cho
toàn bộ thiết bị vận tải theo điều kiện cơ sở giao hàng CIF Hải Phòng.
Hull Insurance Policy: bảo hiểm thân tàu chứng nhận tổn thất toàn bộ cho 1
chuyến hành trình từ Mỹ về Hải Phòng với trị giá 272.000 USD do bên bán chịu thể
hiện rõ khiếu nại sẽ được thanh toán tại VN
Ngày 15-10-2000 Ngân hàng phát hành L/C đã nhận được bộ chứng từ thanh
toán, sau khi kiểm tra Ngân hàng gửi thông báo về 3 khác biệt liên quan tới 3 loại
chứng từ:
Hối phiếu:ngày lập hối phiếu sớm hơn ngày khởi hành tầu hoá đơn: có sự khác
nhau về địa chỉ người thụ hưởng (thiếu chữ “y” của từ “Company”đơn bảo hiểm: ngày
ghi trong đơn bảo hiểm muộn hơn ngày khởi hành quy định trong L/C là 4 ngày
18-10—2000, sau khi nhận thông báo của Ngân hàng, cty Z có công văn gửi
Ngân hàng chấp nhận 3 sai biệt này vì L/C không quy định nên cty không cho là quan
trọng.
Ngày 20-12-2000 Ngân hàng phát hành gửi thông báo sang cho Ngân hàng phía
người bán của Mỹ về 3 sự khác biệt trên, nhưng không nhận được ý kiến phản hôi từ
phía Ngân hàng này.
Ngày 25-12-2000 cty Z tiếp tục đề nghị Ngân hàng mở L/C thanh toán, cùng
ngày này Ngân hàng đã thanh toán 250.000USD cho người bán.

57
Quá ngày giao hàng 1 tháng công ty Z vẫn không nhận được hàng. Trên thưc tế
lô hàng này đã bị toà án Mỹ bắt giữ đem bán đáu giá để trừ nợ của người bán. Công ty
Z đã khiếu nại Ngân hàng phát hành L/C đòi bôi thường thiệt hại.
Ngân hàng phát hành L/C có bị quy trách nhiệm gì về kiểm tra chứng từ không?
Ai sẽ là người chịu tổn thất ở đây? Ngân hàng hay người mua?

Tình huống 48.


Công ty A ở Việt Nam ký hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty B ở Mỹ với 1 số
điều kiện sau:
- Thời hạn giao hàng: 19/4/2010
- Phương thức thanh toán: L/C (UCP 600)
- Thời hạn mở L/C: 10/4/2010
Vào 10/4 người mua ở L/C qua ngân hàng mở, ngân hàng mở chấp nhận mở L/C
cho người mua và sau đó thông báo cho ngân hàng thông báo. Ngân hàng thông báo
thông báo cho người bán về việc người mua đã mở 1 L/C cho người bán theo hợp
đồng được ký kết giữa người bán và người mua. Sau khi nhận được thông báo, người
bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng vào 19/4. Sau khi giao hàng người bán mang toàn bộ
chứng từ phù hợp với L/C đến ngân hàng thông báo để thanh toán. Ngân hàng thông
báo trả lời rằng: ngân hàng mở quyết địnhu hủy L/C với lý do người mua sắp phá sản
nên không thanh toán cho người bán. Hãy giải quyết tình huống trên?

Tình huông 49.


Nội dung L/C:
Bank A là issuing bank
Bank B là advising bank
Field 41: Available with Bank B by payment
Field 42: Draft at sight drawn on Bank B
Field 49: Confirm
Tuy nhiên, thực tế sau đó là Bank B không confirm L/C. Người thụ hưởng xuất
trình chứng từ đến Bank C (Bank C là ngân hàng của người thụ hưởng). Bank C không
xuất trình chứng từ đến Bank B mà xuất trình thẳng đến bank A.
Vậy draft trong trường hợp này được lập như thế nào?
1. Drawee có thể để là Bank A được k? (vì Bank B không phải là confirming bank
thì drawee chỉ có thể là Bank A thôi). Có opinion nào của ICC về trường hợp này
không?hay
2. Drwawee vẫn để là Bank B theo L/C yêu cầu? hay
3. Không cần gửi draft cho Bank A vì L/C đâu có yêu cầu drawn on Bank A? hay
4. Phải gửi chứng từ đến Bank B?

58
Tình huông 50.
Bank A là issuing bank; Bank B là advising Bank
Field 42: Draft at sight drawn on Bank A
Field 49: May add
Bank B điện báo Bank A rằng We added confirmation to L/C. as such, draft will be
drawn on ourselves and be kept at our counter upon ben s presentation of docs.
Trường hợp này Bank B có đúng không?

Tình huông 51.


Năm 1996 Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng tại Hải phòng có ký Hợp đồng
mua tàu biển với Tập đoàn T&H Group của Mỹ để mua một con tàu Ocean Freeze với
giá 220.000.000 USD. Con tàu khởi hành từ cảng Floria về cảng Hải Phòng. Trên
đường đi con tàu ghé vào Cảng Miami và tại đây các thủy thủ đình công do không
được chủ tàu trả tiền lương. Tòa án tại đây đã ra lệnh bắt tàu và gửi Thông báo yêu cầu
chủ tàu đến để trả tiền nhưng người bán (chủ tàu) không đến. Còn người mua- Nhà
máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng khi biết được tin thì đã quá muộn vì con tàu đã bị bán
đấu giá để trả lương thủy thủ, án phí Tòa án và phí luật sư, phí lưu tàu tại Cảng Miami.
Tiền mất, không có tàu do Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng đã thuê Công ty
luật Hoàng Long làm thủ tục khởi kiện Ngân hàng Thương mại cổ phần hàng hải tại
Tòa Dân sự Hải Phòng cũng là lúc Cơ quan điều tra Hải Phòng khởi tố vụ án hình sự
thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng do làm mất tiền của Nhà nước. Vị Giám
đốc này đã phải làm việc nhiều ngày với cơ quan điều tra theo sự tư vấn của luật sư
Công ty luật Hoàng Long và cuối cùng ông ta đã chứng minh được mình không thiếu
tinh thần trách nhiệm và trách nhiệm làm mất tiền là do Ngân hàng đã không kiểm tra
kỹ bộ chứng từ thanh toán trước khi tháo khoán L/C. Cụ thể là người bán chưa làm thủ
tục chứng thực Giấy bán tàu (Bill của Sale) tại Cơ quan có thẩm quyền quy định trong
Hợp đồng mua bán tàu biển (cụ thể tại Tòa dân sự của Mỹ hoặc tại Đại sứ quán Việt
Nam tại Hoa Kỳ). Khi lệnh khởi tố ban ra luật sư của chúng tôi đã tư vấn để Nhà máy
SCTB Phà Rừng và Ngân hàng cùng lập Bản thỏa thuận trọng tài là đưa vụ tranh chấp
ra trước Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam để giải quyết bởi vì chúng tôi nghiên cứu Quy tắc trọng tài thì thấy
việc khởi tố vụ án hình sự không ảnh hưởng đến thẩm quyền giải quyết của trọng tài.
Cuối cùng với 1 cấp xét xử và bằng một phán quyết trọng tài (tuy có phần thỏa hiệp
đậm chất trọng tài) xác định lỗi 60:40. Nhà máy SCTB Phà Rừng đã được xác định
không phải bên có lỗi trực tiếp gây ra mất tiền và lại được Ngân hàng đền cho 60 % trị
giá tiền mua tàu.
Câu hỏi:
1. Rủi ro trong tình huống trên đây xuất phát từ nguyên nhân nào?
5. Bài học rút ra trong tình huống trên là gì?

59
Tình huống 52.
Công ty Todimax Hải Phòng ký hợp đồng nhập khẩu với công ty Samsung, Hàn
Quốc, ngân hàng mở L/C là Vietcommbank Hải Phòng, ngân hàng thông báo và đòi
tiền là Koexbank Hàn Quốc. Bộ chứng từ đòi tiền mà Koexbank Hàn Quốc kiểm tra
thấy hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của thư tín dụng đã mở, được gửi tới Vietcombank
– Hội sở chính (VCB) vào ngày 03/7/1995. Do thủ tục giao nhận thư và chậm trễ của
bưu điện, VCB Hải Phòng nhận được bộ chứng từ đòi tiền ngày 07/7/1995. Sau khi
kiểm tra, VCB Hải Phòng phát hiện thấy sai sót:
- Thiếu giấy chứng nhận xuất xứ (C/O).
- Trị giá bảo hiểm không đủ.
- Do Todimax Hải Phòng không chấp nhận sai sót, ngày 12/07/1995 VCB Hải
Phòng thông báo cho ngân hàng Koexbank rằng bộ chứng từ không được trả tiền do
sai sót trên. Koexbank lập tức khiếu nại VCB Hải Phòng vi phạm điều 13b và 14d
UCP 500, thông báo sai sót khi thời hạn bảy ngày làm việc đã hết, do đó VCB Hải
Phòng mất quyền từ chối bộ chứng từ có sai sót.
VCB Hải Phòng trả lời từ ngày nhận chứng từ 07/07/1995 mới có 05 ngày làm
việc và 01 ngày chủ nhật. Koexbank bác bỏ lý lẽ của VCB Hải Phòng. Theo
Koexbank, VCB và VCB Hải Phòng cùng nằm trong một quốc gia do đó không thể
được coi là hai ngân hàng độc lập theo điều 2 UCP 600. Hơn nữa, việc phân chia hay
tập trung hoạt động thanh toán quốc tế giữa VCB và các chi nhánh bộ phận là vấn đề
nội bộ một ngân hàng nên không được xem xét tới vụ tranh chấp này.
Ở đây, Koexbank Hàn Quốc vì vô tình hay cố ý đã vận dụng UCP 600 một cách
thiên lệch về quyền lợi của mình mà bỏ qua một chi tiết khác rất quan trọng. Điều 2iii
UCP 600 hướng dẫn: ngân hàng phát hành có thể “…ủy quyền cho một ngân hàng
khác tiến hành thanh toán, chấp nhận, trả tiền hoặc chiết khấu các hối phiếu…khi các
chứng từ quy định được xuất trình với điều kiện là các điều kiện của thư tín dụng được
thực hiện đúng”. Nhằm đạt được mục đích của điều khoản này “…chi nhánh của một
ngân hàng ở các nước khác nhau được coi là ngân hàng khác…”. Ngân hàng mở thư
tín dụng là VCB Hải Phòng với điện tín, SWIFT đầy đủ và có nghĩa là thư tín dụng,
chứng từ đòi tiền phải được gửi cho ngân hàng mở thư tín dụng, VCB Hải Phòng
không thể coi là “một ngân hàng khác” như trong điều 2 UCP 600. Còn về chậm trễ
của bưu điện từ Hà Nội tới Hải Phòng thì VCB Hải Phòng được miễn trách theo điều
17 UCP 500 đối với những hậu quả phát sinh do nguyên nhân nằm ngoài tầm kiểm
soát của ngân hàng. Điều 17 UCP 500 quy định rõ “…các ngân hàng không chịu trách
nhiệm về những hậu quả phát sinh do hoạt động kinh doanh của mình bị gián đoạn vì
thiên tai, rối loạn, dân biến, nổi dậy, chiến tranh hay vì bất cứ nguyên nhân nào khác
ngoài khả năng kiểm soát của mình…”. Mặc dù UCP 500 không quy định rõ ràng về
quan hệ giữa Hội sở chính và các chi nhánh của cùng một ngân hàng đặt tại địa điểm
hoạt động ở cùng một quốc gia, các ngân hàng có liên quan trong giao dịch thư tín
dụng cần chú ý tuân thủ triệt để các yêu cầu của thư tín dụng chứ không hành động
theo suy diễn chủ quan hay phương thức hoạt động riêng của từng ngân hàng mà mình
đang làm việc.
Câu hỏi:
1. Tranh chấp trong tình huống trên đây xuất phát từ nguyên nhân nào?
2. Bài học rút ra trong tình huống trên là gì?

60
Tình huống 53.
Thanh toán quốc tế thực hiện theo phán quyết của tòa án hay thông lệ quốc tế?

Sự hợp tác và tham gia phân công lao động quốc tế tăng lên không những làm
cho trao đổi hàng hóa trong nước gia tăng mà còn làm cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ
giữa các nước phát triển. Các liên hệ kinh tế giữa các nước ngày càng mật thiết và dần
dần hình thành một thị trường thế giới thống nhất.
1. Tóm tắt nội dung vụ việc
- Ngày 07 tháng 11 năm 2006, Công ty U ở Sóc Trăng, Việt Nam (nhà nhập khẩu
- bên mua hàng) và Công ty Galaxy ở Ấn Độ (nhà xuất khẩu - bên bán hàng) đã ký hai
hợp đồng mua bán quốc tế số UX 013/06-GAL và UX 014/06-GL. Theo đó, Công ty
Galaxy có nghĩa vụ cung cấp cho Công ty U 3.000 thùng chứa tôm sú vỏ đông lạnh
không đầu có tiêu chuẩn hạng nhất (Frozen headless shell-on back tiger shrimps, first
grade brand) (“Sản phẩm Tôm”) tương đương với 32.400 kg tôm nguyên liệu đông
lạnh với tổng giá trị 288.090 USD.
Theo thỏa thuận trong hai hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nêu trên, các bên
đã chọn phương thức thanh toán tín dụng chứng từ làm phương thức thanh toán. Cho
nên, ngày 08 tháng 11 năm 2006, Công ty U có đơn gửi và được một ngân hàng
thương mại Việt Nam trên cùng địa bàn mở L/C cùng ngày để Công ty U hoàn thiện
thủ tục mua lô hàng tôm nguyên liệu từ Công ty Galaxy theo thỏa thuận trong hai hợp
đồng nêu trên. Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ (State Bank of India) là ngân hàng phục
vụ nhà xuất khẩu (Công ty Galaxy).
Ngày 15 tháng 12 năm 2006, các lô hàng đã được vận chuyển bằng đường biển
về đến cảng Cát Lái, TP. Hồ Chí Minh. Một ngày sau đó (16/12/2006), Công ty U đã
nhận bộ chứng từ tại ngân hàng mở L/C và mang chúng đến làm thủ tục nhận hàng tại
cảng Cát Lái. Khi kiểm tra các lô hàng, với sự giám định của Công ty TNHH SGS
Việt Nam (Công ty SGS), Công ty U đã phát hiện thấy sản phẩm tôm trong các lô
hàng đã giao không bảo đảm chất lượng theo thỏa thuận trong hai hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế nêu trên. Trong tổng số 2.999 thùng của lô hàng tôm nhập khẩu, chỉ
có 1.751 thùng tôm nguyên liệu đông lạnh, số còn lại 1.248 thùng nước đá đóng khuôn
(không có tôm).
Trước sự việc gian lận thương mại của Công ty Galaxy, Công ty U đã nhiều lần
cố gắng liên lạc với Công ty Galaxy để giải quyết vấn đề phát sinh về chất lượng lô
hàng tôm nhập khẩu nhưng không nhận được bất cứ phản hồi nào từ phía Công ty
Galaxy. Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, ngày 17 tháng 01 năm
2007, Công ty U đã khởi kiện Công ty Galaxy tại Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng với
lý do Công ty Galaxy đã vi phạm hợp đồng mua bán ngoại thương ký kết ngày 07
tháng 11 năm 2006.
Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã chấp nhận thụ lý hồ sơ và giải quyết vụ kiện
trên cơ sở những quy định hiện hành dưới đây của pháp luật Việt Nam:
- Khoản 2 Điều 5 của Luật Thương mại 2005: các bên có quyền thỏa thuận áp
dụng tập quán thương mại quốc tế nếu các tập quán thương mại đó không trái với các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
61
- Điều 51 của Luật Thương mại 2005: nếu bên mua có bằng chứng về việc bên
bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán.
- Khoản 3 Điều 2 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2005: Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt
Nam được áp dụng đối với việc giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài, trường
hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng
điều ước quốc tế đó.
- Điều 19 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2005: bản án, quyết định của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được mọi công dân, cơ quan, tổ chức tôn
trọng.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án
phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Trong trường hợp nêu trên, khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (tôm
đông lạnh), Công ty U và Công ty Galaxy không thỏa thuận về cơ quan giải quyết
tranh chấp và luật áp dụng để giải quyết tranh chấp. Cho nên, theo tư pháp quốc tế,
luật và cơ quan giải quyết tranh chấp của nước nơi thực hiện hợp đồng sẽ được ưu tiên
viện dẫn tới để giải quyết tranh chấp phát sinh. Trường hợp này, việc hàng được giao
tại Việt Nam là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tranh chấp về thanh toán. Do vậy, Tòa
án nhân dân có thẩm quyền tại Việt Nam sẽ được xác định để giải quyết tranh chấp từ
hoặc liên quan đến hai hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nêu trên.
Ngày 18 tháng 01 năm 2007, theo yêu cầu cấp bách của Công ty U, Tòa án nhân
dân tỉnh Sóc Trăng đã ký Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số
01/2007/QĐ-BPKCTT, trong đó yêu cầu Ngân hàng mở L/C tạm ngừng thanh toán
tiền mua hàng cho Công ty Galaxy theo các hợp đồng mua bán ngoại thương nêu trên
nhằm ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Trước đó, ngày 16/03/2007,
Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ đã gửi điện cho Ngân hàng mở L/C thông báo về việc
nhà xuất khẩu đã bỏ trốn để lẩn tránh sự truy bắt của cảnh sát địa phương.
Đến ngày 29 tháng 01 năm 2007, Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng ra thông báo
thụ lý vụ án và gửi cho phía bị đơn (Công ty Galaxy) đề nghị trình bày ý kiến của
mình đối với yêu cầu của nguyên đơn (Công ty U), nhưng Tòa án nhân dân tỉnh Sóc
Trăng không nhận được văn bản trả lời của Công ty Galaxy. Sau một thời gian chờ thư
phản hồi từ phía bị đơn nhưng không có kết quả, ngày 26 tháng 02 năm 2007, Tòa án
nhân dân tỉnh Sóc Trăng tiến hành ủy thác tư pháp thông qua Bộ Tư pháp để tống đạt
thông báo thụ lý vụ án cho bị đơn, nhưng việc ủy thác tư pháp cũng không mang lại
kết quả. Vì vậy, Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục
chung mà không có sự tham dự của bị đơn.
Căn cứ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2007/BPKCTT
nêu trên, ngày 29 tháng 01 năm 2007, Thi hành án dân sự tỉnh Sóc Trăng đã ký Quyết
định thi hành án số 10/CĐ.THA yêu cầu Ngân hàng mở L/C tạm ngừng thanh toán tiền
mua hàng cho Công ty Galaxy theo các hợp đồng mua bán ngoại thương ngày 07
tháng 11 năm 2007 giữa Công ty U với Công ty Galaxy.
Ngày 27 tháng 09 năm 2007, Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành xét xử
sơ thẩm vụ kiện tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương giữa nguyên đơn là Công
ty U và bị đơn là Công ty Galaxy. Theo Bản án sơ thẩm số 03/2007/KDTM-ST ngày
27 tháng 09 năm 2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng, thì Công ty U chỉ có nghĩa
62
vụ thanh toán cho Công ty Galaxy tiền mua hàng theo số lượng thực nhận với số tiền
tương ứng với từng hợp đồng, tổng cộng số tiền thanh toán là 64.815,60 USD và yêu
cầu Ngân hàng mở L/C tạm ngừng thanh toán số tiền mua hàng cho Công ty Galaxy
đối với lô hàng tôm nhập khẩu theo hai hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nêu trên.
Trong khi Ngân hàng mở L/C đang phải thực hiện quyết định, bản án của Toà án
nhân dân tỉnh Sóc Trăng, thì Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu liên tục gửi điện yêu
cầu Ngân hàng mở L/C thực hiện thanh toán tiền lô hàng nhập khẩu theo quy định tại
L/C vì Ngân hàng này thông báo rằng họ đã chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất và thanh
toán cho người hưởng (Công ty Galaxy).
2. Ngân hàng thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án hay thông lệ quốc tế.
Trước tình hình trên, Ngân hàng mở L/C buộc phải lựa chọn một trong hai
phương án sau đây để thực hiện: (i) Phương án thứ nhất là tạm ngừng thanh toán tiền
mua hàng cho Công ty Galaxy theo bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc
Trăng; (ii) Phương án thứ hai là tiếp tục thanh toán số tiền còn lại cho ngân hàng phục
vụ người xuất khẩu theo quy định của L/C và UCP 500 (UCP này có hiệu lực vào thời
điểm phát sinh tranh chấp).
Mỗi phương án có những cơ sở riêng để Ngân hàng mở L/C lựa chọn, thực hiện.
a. Về phương án thứ nhất.
Khi xem xét hiệu lực pháp lý giữa bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh
Sóc Trăng với hiệu lực của UCP 500, nhà nhập khẩu thấy rằng tài liệu xuất bản số 511
(bản so sánh UCP 500 với UCP 400) của ICC - cơ quan ban hành UCP 500 đã nêu rõ:
Do được dẫn chiếu áp dụng vào Tín dụng chứng từ, UCP chi phối giao dịch Tín dụng
chứng từ là cơ bản nhưng không phải là duy nhất.
Tòa án và Trọng tài thường vận dụng UCP bởi nó là một tuyển tập các thông lệ
và tập quán về tín dụng chứng từ được phổ biến và thông dụng nhất trên toàn thế giới.
Nó được hiểu như là một văn bản đạt được sự hoàn hảo gần với một Bộ luật Quốc tế.
Tuy nhiên, một điều mà chúng ta phải thừa nhận là sự áp dụng của UCP vào tín dụng
chứng từ không ngăn việc tòa án áp dụng luật quốc gia.
Thời gian qua, có nhiều cuộc tranh luận pháp lý, đặc biệt là các trường hợp có sự
đối nghịch giữa UCP và luật quốc gia. Quan điểm của ICC là Bản quy tắc sẽ không
nêu ra những vấn đề pháp lý như vậy và UCP không thể thay đổi được luật quốc gia.
Những tranh chấp, nếu có, tốt nhất là để cho Tòa án xem xét và phán quyết. Tòa án
quyết định mọi vấn đề trên cơ sở luật quốc gia và UCP. Nếu có sự khác biệt giữa hai
hệ thống pháp luật thì quyết định của Tòa án có thể vượt lên tất cả, kể cả UCP.
Căn cứ văn bản trên đây của ICC, nhà nhập khẩu đã cung cấp và đề xuất để Tòa
án nhận định rằng các quy định của UCP 500
- Một tập quán quốc tế không được ưu tiên áp dụng hơn so với phán quyết/quyết
định của Tòa án - một văn bản được tuyên dựa trên cơ sở luật quốc gia. Cho nên,
trường hợp có sự khác biệt giữa luật quốc gia và UCP 500, thì bản án, quyết định của
Tòa án sẽ vượt lên và điều chỉnh các vấn đề phát sinh.
Chính vì vậy, trong vụ tranh chấp thanh toán tiền tôm đông lạnh nhập khẩu nêu
trên, Ngân hàng mở L/C cần tuân thủ quyết định, bản án của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc
Trăng (tạm ngừng thanh toán số tiền mua hàng còn lại cho Công ty Galaxy đối với lô
63
hàng nhập khẩu tôm đông lạnh theo hai hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nêu trên).
Nhưng thời hạn tạm ngừng thanh toán lại không được quy định cụ thể trong bất cứ văn
bản nào, kể cả bản án của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng.
b. Về phương án thứ hai.
Tại Điều 43 của UCP 600 quy định: Về bản chất Tín dụng thư là những giao dịch
riêng biệt với hợp đồng thương mại và các loại hợp đồng khác mà các hợp đồng này là
cơ sở cho Tín dụng thư, nhưng các ngân hàng bất luận trong trường hợp nào cũng
không liên quan đến, hoặc không hề ràng buộc bởi những hợp đồng đó, ngay cả khi
Tín dụng thư có dẫn chiếu đến hợp đồng đó.
Vì thế, cam kết của ngân hàng về thanh toán, chấp nhận và thanh toán hối phiếu
hoặc chiếu khấu và/hoặc thực thi bất kỳ nghĩa vụ nào của Tín dụng thư không phụ
thuộc vào khiếu nại hoặc biện hộ của người mở thư tín dụng phát sinh từ mối quan hệ
của người mở thư tín dụng với ngân hàng phát hành, hoặc với người hưởng lợi.
Căn cứ những quy định trên đây của UCP 600
Ngân hàng mở L/C phải thực hiện các nghĩa vụ của mình (ngân hàng thanh toán)
theo cam kết tại L/C một cách độc lập mà không phụ thuộc vào bất kỳ tranh chấp phát
sinh nào giữa nhà xuất khẩu (Công ty Galaxy) với nhà nhập khẩu (Công ty U) theo các
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã ký kết. Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là
cơ sở để mở thư tín dụng (thư tín dụng được lập trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế), nhưng trong quan hệ L/C, thư tín dụng độc lập với hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.
Do đó, ngân hàng không liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và
không bị ràng buộc bởi những điều khoản được người mua, người bán thỏa thuận
trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế đó. Cho nên, thư tín dụng là cơ sở chính của
việc thanh toán và ngân hàng chỉ cần căn cứ vào nội dung bộ chứng từ do người bán
xuất trình phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng để trả tiền cho người bán hoặc
người khác do người bán chỉ định. Trong khi người mua và người bán vẫn phải có
trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện cả những quy định trong thư tín dụng và những điều
khoản thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế đã ký kết.
Mặt khác, thư tín dụng thực chất là biện pháp bảo lãnh của ngân hàng đối với nhà
xuất khẩu. Do vậy, trong trường hợp nhà nhập khẩu không thực hiện nghĩa vụ thanh
toán đến hạn quy định trong L/C, thì Ngân hàng mở L/C phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ
thay cho nhà nhập khẩu đối với nhà xuất khẩu.
Về lý thuyết, Ngân hàng mở L/C có hai phương án để lựa chọn, thực hiện nhưng
mỗi phương án có những rủi ro nhất định đối với Ngân hàng. Nếu thực hiện theo quy
định của UCP 600, thì Ngân hàng mở L/C giữ được “chữ tín” trên thị trường quốc tế,
tránh được các vụ kiện tụng tại Tòa án nước ngoài hoặc trung tâm trọng tài quốc tế ở
nước ngoài nhưng lại không tuân thủ bản án, quyết định của Toà án nhân dân tỉnh Sóc
Trăng.
Việc Ngân hàng mở L/C không thực hiện bản án, quyết định của Tòa án được coi
là vi phạm quy định của pháp luật: Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật phải được thi hành và phải được mọi công dân, cơ quan, tổ chức tôn trọng. Ngược
lại, nếu thực hiện theo bản án, quyết định tại Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng, thì Ngân

64
hàng mở L/C vi phạm quy định của UCP 500, mất “uy tín, tín nhiệm” trên thị trường
quốc tế và có thể bị ngân hàng phục vụ người bán kiện tại một tòa án hoặc trung tâm
trọng tài quốc tế ở nước ngoài vì ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu đã chiết khấu bộ
chứng từ hàng xuất để trở thành người có quyền được nhận số tiền thanh toán từ bộ
chứng từ hàng xuất đã được chiết khấu đó.
Bộ chứng từ hàng xuất trên đã được Ngân hàng mở L/C kiểm tra và giao cho nhà
nhập khẩu đi nhận hàng tại cảng Cát Lái, TP. Hồ Chí Minh, nên theo quy định của L/C
đã mở, có thể hiểu là Ngân hàng mở L/C đã chấp nhận bộ chứng từ và sẵn sàng thanh
toán. Do đó, trong trường hợp bị ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu kiện tại Tòa án
nước ngoài, thì có hai bản án có hiệu lực và song song tồn tại tại Việt Nam (một bản
án của tòa án nước ngoài và một bản án của Tòa án Việt Nam) liên quan đến việc giải
quyết thanh toán tiền mua tôm theo hai hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nêu trên.
Khi đó, theo quy định tại Điều 356 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2005 của Việt
Nam, bản án của toà án nước ngoài có khả năng không được công nhận và cho thi
hành tại Việt Nam vì cùng một vụ án đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực
pháp luật của Tòa án Việt Nam hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ lý
vụ án, Tòa án Việt Nam đã thụ lý và đang giải quyết vụ án đó.
Trường hợp ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu yêu cầu trọng tài nước ngoài giải
quyết và được trọng tài nước ngoài chấp nhận thụ lý giải quyết, thì quyết định của
trọng tài nước ngoài cũng không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam vì
quyết định của trọng tài nước ngoài được tuyên về một vụ tranh chấp không được các
bên yêu cầu giải quyết ((1) điểm d khoản 1 Điều 370 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2005
của Việt Nam) (nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu không thỏa thuận về cơ quan giải
quyết tranh chấp và ghi hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế).
Chính vì lẽ đó, Ngân hàng mở L/C khó có thể không thực hiện bản án, quyết định
của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng, cho dù biết rằng việc mình tạm ngừng thanh toán
tiền mua hàng cho Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ là không phù hợp với quy định của
L/C, UCP 500 và có thể làm giảm uy tín, tín nhiệm của mình trên thị trường quốc tế.
Từ thực trạng giải quyết tranh chấp về thanh toán quốc tế nêu trên, thiết nghĩ các
tòa án Việt Nam, khi xét xử các vụ án liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài, cần tiến hành các thủ tục
tố tụng một cách thận trọng trên cơ sở luật pháp quốc gia và thông lệ, tập quán quốc tế
nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của cả nhà nhập khẩu và ngân hàng mở thư tín dụng;
đồng thời, Tòa án cũng cần xem xét ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết
định số 802/TTg ngày 24 tháng 09 năm 1997: “Doanh nghiệp nhập khẩu được Ngân
hàng bảo lãnh mở thư tín dụng trả chậm, khi đến hạn thanh toán phải chấp hành
nghiêm chỉnh nghĩa vụ thanh toán nợ với nước ngoài. Trong trường hợp doanh nghiệp
chậm hoặc chưa có khả năng thanh toán với nước ngoài, Ngân hàng bảo lãnh phải
thanh toán thay để bảo đảm tín nhiệm trong thanh toán quốc tế và doanh nghiệp phải
nhận nợ bắt buộc với ngân hàng” (Điều 1)
Hãy bình luận trường nêu trên?

65
Phần 4. 04 BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ
CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN KHÁC
Tình huông 1. Thận trọng với phương thức thanh toán CAD tại Pakistan
CAD là phương thức thanh toán phổ biến hiện nay trong các hợp đồng xuất khẩu
hàng hoá của Việt Nam sang Pakistan. Theo cách này, khi bên nhập khẩu không hoàn
thành nghĩa vụ thanh toán, bên xuất khẩu không thể bán lô hàng cho đơn vị nhập khẩu
khác và cũng không thể tái xuất lô hàng ra khỏi Pakistan. Kết cục thường là bên xuất
khẩu mất trắng lô hàng. Theo phương thức CAD (Cash Against Documents), bên nhập
khẩu trả trước cho bên xuất khẩu một số tiền (10-30% trị giá hợp đồng). Bên xuất
khẩu sau khi giao hàng xong sẽ gửi bộ chứng từ giao hàng cho ngân hàng của bên
nhập khẩu. Bên nhập khẩu thanh toán nốt số tiền còn lại cho ngân hàng để được nhận
bộ chứng từ giao hàng. Trong một số trường hợp, khi bên nhập khẩu không hoàn
thành nghĩa vụ thanh toán, bên xuất khẩu sẽ yêu cầu ngân hàng của bên nhập khẩu trả
lại bộ chứng từ giao hàng để tìm cách bán lô hàng cho đơn vị nhập khẩu khác hoặc
yêu cầu hãng tầu tái xuất lô hàng đi nước khác hoặc đưa trở lại Việt Nam.
Công ty G. (TP Hồ Chí Minh) ký hợp đồng xuất khẩu 1 container hạt tiêu cho công
ty Trade Corporation Services (Pakistan). Trong khi giá hạt tiêu trên thị trường là
khoảng 3.500 USD/tấn thì vị khách Pakistan này đồng ý mua với giá 4.600 USD/tấn.
Công ty G. lập tức tiến hành giao hàng và gửi bộ chứng từ giao hàng cho ngân hàng
Pakistan. Sau đó công ty G. nhận được giấy báo chuyển tiền của ngân hàng. Tuy nhiên
công ty G. đã cảnh giác và tiến hành thẩm tra giấy báo chuyển tiền với sự giúp đỡ của
các chuyên viên ngân hàng và phát hiện ra giấy báo chuyển tiền là giả mạo. Bên nhập
khẩu lộ nguyên hình là đối tượng lừa đảo. Đối tượng này thẳng thừng tuyên bố là công
ty G. sẽ mất lô hàng vì sẽ không thể bán lô hàng cho khách hàng khác và cũng không
thể tái xuất lô hàng ra khỏi Pakistan.
Với kinh nghiệm nhiều năm buôn bán quốc tế với nhiều nước thuộc thị trường Châu
Âu, Châu Mỹ, công ty G. không tin lời đe doạ của vị khách hàng lừa đảo và tìm cách
bán lô hàng cho một khách hàng khác. Sau khi gặp một số khó khăn trong việc bán lô
hàng tại Pakistan, công ty quyết định tái nhập lô hàng trở lại Việt Nam. Sau gần hai
tháng cố gắng, sử dụng mọi phương cách, công ty G. vẫn không thể tái xuất lô hàng từ
Pakistan về Việt Nam.
Câu hỏi:
1. Rủi ro trong tình huống trên đây xuất phát từ nguyên nhân nào?
2. Bài học rút ra trong tình huống trên là gì?

Tình huông 2. Cảnh báo về việc công ty nước ngoài lừa đảo các doanh nghiệp
Việt Nam
Hai doanh nghiệp Việt Nam, mỗi doanh nghiệp đều đã ký hợp đồng mua 500 tấn
bột thịt xương với công ty C. (HONG KONG) và đã giao một phần tiền giá trị hợp
đồng (theo phương thức chuyển tiền bằng điện TTR) nhưng qua thời gian khá dài vẫn
chưa nhận được thông tin về lô hàng đã mua và cũng không thể liên lạc được với
người bán. Qua điều tra tìm hiểu của Thương vụ Hồng Kông, Bộ Công Thương thông
66
báo thông tin như sau để các doanh nghiệp Việt Nam biết, thận trọng khi có giao dịch
kinh doanh với đối tác Hồng Kông, tránh xảy ra những vụ việc đáng tiếc tương tự.
Công ty C. được thành lập ngày 09/01/2004 tại Hồng Kông, số đăng ký công ty
(CR) 0878571 do ông P.W.B.Giuntang, quốc tịch Cameroon làm giám đốc và ông Ka
Kau (người Hồng Kông) làm đồng giám đốc kiêm thư ký. Luật Hồng Kông cho phép
người nước ngoài được thành lập công ty tại Hồng Kông nhưng phải có ít nhất một cá
nhân hoặc công ty Hồng Kông đứng ra làm công ty thư ký, làm đầu mối giao dịch giấy
tờ. Công ty nước ngoài được thành lập tại Hồng Kông không nhất thiết phải có văn
phòng riêng, mà có thể lấy địa chỉ của công ty thư ký làm địa chỉ đăng ký thành lập và
giao dịch giấy tờ. Tuy nhiên, do sự dễ dàng trong thành lập công ty tại Hồng Kông nên
rất nhiều người nước ngoài đến Hồng Kông thành lập công ty để lấy tư cách pháp nhân
Hồng Kông rồi đi lừa đảo tại các nước trong khu vực, trong khi công ty thư ký, đầu
mối liên lạc duy nhất tại Hồng Kông, lại không chịu trách nhiệm liên đới.
Theo địa chỉ được cung cấp, Thương vụ Hồng Kông đã đến trực tiếp tìm hiểu và
được biết đây chỉ là địa chỉ giao dịch giấy tờ của công ty C. Địa chỉ đã cho là trụ sở
của Công ty T., một công ty của Hồng Kông chuyên về giám sát xây dựng và tư vấn
bất động sản. Giám đốc công ty T.cho biết họ chỉ cho thuê địa điểm làm địa chỉ đăng
ký giao dịch thư từ cho công ty C. Bản thân họ được thuê làm công ty thư ký và hiện
nay họ cũng không thể liên lạc được với giám đốc công ty C.là ông Giuntang.
Điều đáng lưu ý với các doanh nghiệp Việt Nam là các giao dịch nói trên chỉ thực
hiện qua mạng, chưa thực hiện kiểm tra đối tác Hồng Kông, phương thức thanh toán
chuyển tiền bằng điện (TTR) nên khả năng gặp rủi ro rất cao.
Câu hỏi:
1. Rủi ro trong tình huống trên đây xuất phát từ nguyên nhân nào?
2. Bài học rút ra trong tình huống trên là gì?

Tình huông 3. Doanh nghiệp gặp rủi ro trong xuất khẩu cao su
Trong lúc đầu ra nhiều loại sản phẩm xuất khẩu chủ lực gặp nhiều khó khăn thì tại
Móng Cái, cao su sơ chế xuất sang Trung Quốc bất ngờ sôi động suốt từ đầu tháng
8/2009 đến nay. Chẳng những hút hàng mà giá bán cũng tăng mạnh (tăng 3.000
NDT/tấn so với tháng trước) khiến nhiều doanh nghiệp, nông dân khấp khởi mừng
thầm.
Tuy nhiên, một vấn đề phức tạp đã nảy sinh: Chính sách mới về quản lý ngoại hối
của Trung Quốc đã khiến cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp khó
khăn, hàng đã bán nhưng tiền chưa nhận, chưa biết bao giờ thanh toán được.
Gọi là xuất khẩu ra nước ngoài nhưng riêng mặt hàng cao su nguyên liệu (SVRL)
đại đa số chỉ xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu biên giới Móng Cái - Quảng Ninh.
Đến tháng 7, đã có những dấu hiệu hồi phục nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ cao su bắt
đầu tăng trở lại tại thị trường giao dịch. Theo đó, giá bán cũng tăng theo từng ngày.

67
Tính đến 29/8, giá một tấn cao su nguyên liệu đạt mức 13.500-13-800 NDT/tấn.
Đây là đơn giá khá ấn tượng, ở mức này, người trồng cao su đã lãi to, khoảng 400
USD/tấn. Mặt khác, do chính sách kích cầu của nhà nước Trung Quốc ưu đãi về thuế
nhằm đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ ôtô. Theo đó, tổng sản lượng cao su của Việt Nam
mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ cho ngành sản xuất lốp ôtô. Đây là cơ sở để cho rằng,
thị trường cao su xuất khẩu tiếp tục có triển vọng tốt, ít nhất là hết năm 2009.
Tuy nhiên, chưa kịp vui hết vì nhu cầu lớn và giá tăng cao thì các doanh nghiệp
xuất khẩu lại rối bời, lo lắng vì việc thanh toán các hợp đồng đã ký kết, thực hiện xong
với đối tác Trung Quốc. Một công ty XNK thường trực tại Móng Cái đã xuất bán cho
các đối tác Trung Quốc hơn 1.000 tấn cao su trị giá gần 4 tỷ VND. Nhưng đã nhiều
ngày qua vẫn phải ăn chực nằm chờ vì hàng đã trao tay mà tiền thì chưa thấy đâu? Sự
lo lắng của các nhà xuất khẩu cao su không phải là do đối tác giở trò lừa đảo, quỵt nợ.
Mà do chính sách thanh toán ngoại hối tại các ngân hàng Trung Quốc đã được thắt
chặt. Đối chiếu với mặt hàng cao su của Việt Nam (và rất nhiều mặt hàng khác) đều là
dạng xuất khẩu thương mại hợp pháp theo đường chính ngạch đủ điều kiện xuất qua
cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Các hợp đồng xuất khẩu quy định phương thức thanh toán
trả chậm (TTR) qua ngân hàng.
Nhưng với Trung Quốc, những mặt hàng này lại bị coi là hàng nhập "lậu", chỉ được
nhập theo đường tiểu ngạch chấp nhận thanh toán trực tiếp bằng đồng nguyên tệ tại
khu vực biên giới. Do đó, khi kết thúc các giao dịch, phía ngân hàng Trung Quốc từ
chối chi trả ngoại hối để thanh toán hợp đồng cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Thực ra những quy định bất thường này đã có từ trước, các doanh nghiệp Trung
Quốc đã "lách luật" thông qua các dịch vụ tài chính tư nhân tại khu vực Đông Hưng,
Trung Quốc, việc thanh toán các hợp đồng đều do các tổ chức, cá nhân trung gian
ngoài hệ thống ngân hàng đảm nhận. Tuy nhiên gần đây, Nhà nước Trung Quốc thắt
chặt hoạt động thanh khoản quốc tế của các ngân hàng nhằm chống rửa tiền.
Câu hỏi:
1. Rủi ro trong tình huống trên đây xuất phát từ nguyên nhân nào?
2. Bài học rút ra trong tình huống trên là gì?

Tình huông 4. Bài học về ưu đãi thanh toán


Trong kinh doanh, để có được khách hàng, khá nhiều công ty không ngần ngại đưa
ra các hình thức ưu đãi và giảm giá. Nhưng đó lại là con dao hai lưỡi, nếu bạn dành
cho khách hàng những điều kiện ưu đãi thanh toán mà không có đủ thông tin về họ
hay sơ hở trong việc kết hợp điều kiện cơ sở giao hàng với phương thức thanh toán
không đủ sức ràng buộc trách nhiệm của người mua hàng thì rủi rõ sẽ vô cùng lớn.
Là hãng kinh doanh đồ điện lạnh khá uy tín tại Pháp, Jean Francois Co.Ltd đã mở
rộng thị trường của công ty sang nhiều thị trường lớn tại châu Á như Hồng Kông, Ấn
Độ, Nhật Bản,… Hãng rất chú trọng đến việc khai thác và phát triển thị trường Trung
Quốc, một thị trường đầy tiềm năng và rất rộng lớn.Từ tháng 4 năm 2004, sau nhiều
nỗ lực, Jean Francois đã có được những hợp đồng xuất khẩu đầu tiên sang Trung Quốc
68
cho một doanh nghiệp thương mại Trung Quốc là công ty Limex Shanghai. Những
hợp đồng suôn sẻ ngày càng thắt chặt mối quan hệ thân tình giữa Jean Francois và
Limex Shanghai. Không những thế, qua lời giới thiệu của một số doanh nhân Pháp
sống tại Trung Quốc thì Limex Shanghai cũng là doanh nghiệp khá có uy tín, nên Jean
Francois hoàn toàn yên tâm trong các giao dịch sau đó.
Đến năm 2004, Jean Francois đã ký với Limex Shanghai một hợp đồng hàng điện
lạnh với trị giá là 700.000 USD, điều kiện FOB Trung Quốc và thực hiện thanh toán
thông qua phương thức nhờ thu bằng chứng từ D/A (Documentary Against
Acceptance) qua Ngân hàng BNP Parisbas Pháp và có thể trả chậm trong vòng một
tháng sau khi giao hàng. Đây là điều khoản khá rộng rãi của Jean Francois dành cho
Limex Shanghai vì thông thường, thanh toán bằng phương thức nhờ thu sẽ không an
toàn bằng thanh toán tín dụng chứng từ (L/C). Hơn nữa việc cho phép đối tác có thể
trả chậm một tháng sau khi giao hàng cũng là sự “hy sinh lớn” vì tinh thần phục vụ
khách hàng của Jean Francois.
Sau khi giao hàng, Jean Francois đã giao toàn bộ bộ chứng từ về hàng hoá cho ngân
hàng cùng tờ hối phiếu đòi tiền. Ngân hàng BNP Parisbas Pháp cũng đã thông báo cho
ngân hàng của Limex Shanghai tại Trung Quốc nhiều lần nhưng không thấy hồi đáp từ
Limex Shanghai cũng như từ ngân hàng Trung Quốc. Trong khi đó, thông báo của
hãng tàu về việc giao hàng đúng thời hạn cho Limex Shanghai đã được gửi đến Jean
Francois. Sỡ dĩ hàng có thể giao cho Limex Shanghai được mà không cần những giấy
tờ về hàng hoá khác là bởi vì hợp đồng được ký kết theo điều kiện FOB, trong đó,
Limex chính là người đi thuê tàu và là người cầm vận đơn gốc có thể nhận hàng.
Sau một tháng không thấy phản hồi từ Limex Shanghai, Jean Francois lại tiếp tục
nhờ ngân hàng BNP Parisbas Bank gửi thông báo đòi tiền đến ngân hàng bên Trung
Quốc yêu cầu Limex Shanghai thanh toán tiền hàng. Nhưng ở đời không ai học được
chữ ngờ: Hơn một tháng sau đó, Jean Francois nhận được thông báo từ ngân hàng của
Limex Shanghai ở Trung Quốc cho biết Limex Shanghai đã phá sản.
Sững sờ trước thông tin này, Jean Francois lúc bấy giờ mới tìm hiểu kỹ càng về đối
tác của mình. Thì ra Limex Shanghai tại Trung Quốc khi biết mình có nguy cơ phá sản
đã quyết định lợi dụng người bán quen biết và dễ tin để mua hàng sau đó bán lại hàng
hoá và không thanh toán. Và Jean Francois cũng không phải là nạn nhân duy nhất.
Số hàng điện lạnh của Jean Francois xuất sang đã ngay lập tức được bán lại cho một
doanh nghiệp khác từ trước đó. Giờ đây, khách hàng phá sản, Jean Francois thật chẳng
còn cách nào khách đòi lại được hàng chứ chưa nói đến việc được thanh toán tiền
hàng. Trong khi đó, vì trong hợp đồng đã chót thoả thuận thanh toán bằng phương
thức nhờ thu, nên công ty cũng không thể trông chờ sự chia sẻ trách nhiệm từ cả ngân
hàng nước ngoài lẫn ngân hàng của chính mình. Lượng hàng mất đi không chỉ là
700.000 USD thiệt hại trong doanh thu mà còn là mất của Jean Francois không ít thời
gian và công sức để điều tra tìm hiểu lại khách hàng.
Câu hỏi:
1. Rủi ro trong tình huống trên đây xuất phát từ nguyên nhân nào?
2. Bài học rút ra trong tình huống trên là gì?

69

You might also like