You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


KHOA KINH TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BỘ MÔN TOÁN – TKKT

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC


TOÁN CAO CẤP C1
1. Tên môn học: TOÁN CAO CẤP C1.
2. Số tín chỉ: 3
3. Trình độ
Môn học được giảng dạy trong học kì đầu tiên cho sinh viên năm thứ 1
4. Phân bổ thời gian
Lý thuyết và bài tập: 45 tiết
5. Điều kiện tiên quyết: Không có, chỉ cần sinh viên thi đại học khối A, D1
6. Mục tiêu môn học
Trang bị cho Sinh viên các kiến thức và kỹ năng cơ bản về phép tính vi tích phân hàm một
biến, phép tính vi phân hàm nhiều biến:
● Các phép tính về giới hạn, đạo hàm, tích phân của hàm một biến.
● Các phép tính về giới hạn, đạo hàm và cực trị của hàm nhiều biến.
Giới thiệu cho Sinh viên một số ứng dụng của môn học trong Kinh tế và một số kĩnh vực
khác:
● Hàm cầu, hàm cung, hàm doanh thu, hàm sản xuất, hàm chi phí, hàm tiêu thụ, hàm lãi.
● Sơ lược về phân tích cân bằng và điểm hòa vốn.
● Khái niệm về biên tế, hàm co giãn, …
7. Mô tả vắn tắt nội dung môn học
Các kiến thức và kỹ năng cơ bản về phép tính vi tích phân hàm một biến, phép tính vi tích
phân hàm nhiều biến.
● Các phép tính về giới hạn, đạo hàm, tích phân của hàm một biến.
● Các phép tính về giới hạn, đạo hàm và cực trị của hàm nhiều biến.
● Tích phân bội.
Một số mô hình ứng dụng Toán trong Kinh Tế.
● Hàm cầu, hàm cung, hàm doanh thu, hàm sản xuất, hàm chi phí, hàm tiêu thụ, hàm lãi.
● Sơ lược về phân tích cân bằng và điểm hòa vốn.
● Khái niệm về biên tế, hàm co giãn, …

1
8. Nhiệm vụ của Sinh viên
Sinh viên phải đọc trước tài liệu và làm đầy đủ các bài tập được giao trước mỗi buổi lên lớp.
9. Tài liệu học tập
a) Tài liệu chính
1. Tài Liệu giảng dạy môn Toán Cao Cấp C1 trên trang Web của bộ môn Toán – Thống kê.
2. Bài tập môn Toán Cao Cấp C1 trên trang Web của bộ môn Toán – Thống kê.
3. Sách Economics - Fundamental Methods Of Mathematical Economics - Alpha Chiang - 3rd,
1984 [McGraw-Hill].
b) Tài liệu tham khảo
1. Lê Văn Hốt, Toán Cao Cấp, NXB Đại học Kinh Tế, TpHCM, 2000.
2. Ngô Thu Lương, Nguyễn Minh Hằng, Bài tập Toán Cao Cấp 1, 2, 3, 4, NXB Đại học Bách
Khoa, TpHCM, 2004.
3. James Stewart, Calculus, 4th, Brooks/ Cole Publishing Com., 1999.
4. Michell C. Lovell, Economics with Calculus, World Scientific, Singapore, 2004.
5. Đinh Thế Lục, Phạm Huy Điển và Tạ Duy Phượng, Giải Tích Toán Học Hàm Số Một Biến,
NXB ĐHQG Hà Nội, 2005.
6. Đinh Thế Lục, Phạm Huy Điển và Tạ Duy Phượng, Giải Tích Các Hàm nhiều Biến, NXB
ĐHQG Hà Nội, 2005.
7. Lê Quang Hoàng Nhân, Giáo Trinh Toán Cao Cấp (Phần Giải Tích), NXB Thống Kê, 2008.
8. Nguyễn Viết Đông, Lê Thị Thiên Hương, Nguyễn Anh Tuấn và Lê Anh Vũ, Toán Cao Cấp
Tập 1, NXB Giáo Dục, 2007.
9. Lê Đình Thúy, Toán Cao Cấp cho các nhà Kinh Tế, NXB, Thống Kê, 2003.
10. Alpha Chiang, Fundamential methods of Mathematical Economics, McGraw Hill. Inc.,
NewYork, 1984.
11. Cao Hào Thi, Lê Thành Long, Toán Ứng Dụng trong kinh doanh, Khoa QLCN, ĐHBK
TpHCM, 1998.
12. Nguyễn Thành Long, Toán cao cấp C1, Khoa Kinh Tế, ĐHQG, TpHCM, 2000.
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
- Dự lớp
- Bài tập về nhà và chuyên cần
- Thi giữa học kỳ
- Thi cuối học kỳ

2
11. Thang điểm
Bài tập về nhà và chuyên cần A: 20%.
Thi giữa kỳ B: 20%.
Kiểm tra cuối kỳ C: 60%.
Ax2  B  2  C  6
Điểm tổng hợp: D 
10
12. Nội dung chi tiết môn học
Thời lượng
Nội dung giảng dạy Tài liệu
(Tiết)
Chương 1. Nhắc lại về hàm số
I. Tập hợp và các phép toán trên tập hợp
II. Hàm số
1. Hàm số
2. Đồ thị hàm số
3. Các phép toán trên hàm số
4. Hàm số hợp - Hàm số ngược.
5. Một số hàm số sơ cấp cơ bản: Hàm đa thức - Hàm phân thức, Hàm lũy
3
thừa - Hàm căn thức, Hàm mũ - Hàm logarith, Hàm lượng giác - Hàm lượng [1],[2]
giác ngược.
III. Một vào tính chất của hàm số
1. Hàm đơn điệu.
2. Hàm chẵn, hàm lẻ.
3. Hàm tuần hoàn.
4. Hàm bị chặn.
IV. Khái niệm về hàm ẩn
Chương 2. Phép tính vi phân hàm một biến
§1. Giới hạn - Liên tục
I. Dãy số - Giới hạn dãy số
1. Dãy số. [1],[2]
9
2. Các dãy số đặc biệt: CSC, CSN, Fibonacci, …
3. Giới hạn dãy số.
4. Các tính chất và định lý về giới hạn dãy số.

3
II. Giới hạn hàm số
1. Định nghĩa giới hạn hàm số.
2. Các tính chất và định lý về giới hạn hàm số.
3. Một số giới hạn cơ bản.
4. Các dạng vô định.
5. Vô cùng bé và vô cùng lớn.
III. Hàm số liên tục.
1. Hàm số liên tục
2. Các tính chất và định lý về hàm số liên tục.
§2. Đạo hàm và vi phân
I. Đạo hàm
1. Định nghĩa đạo hàm.
2. Các quy tắc tính đạo hàm - Liên hệ giữa đạo hàm và tính liên tục.
3. Bảng đạo hàm của một số hàm số sơ cấp.
4. Các định lý giá trị trung bình.
5. Quy tắc H’Lopital.
[1],[2]
9 6. Đạo hàm cấp cao.
7. Công thức Taylor – Maclauranh và ứng dụng.
8. Ứng dụng của đạo hàm vào khảo sát hàm số.
II. Vi phân.
1. Định nghĩa.
2. Liên hệ giữa vi phân và đạo hàm - Các quy tắc tính vi phân.
3. Vi phân cấp cao.
4. Ứng dụng.
§3. Ứng dụng [1],[2]
1. Ứng dụng của CSC và CSN trong Kinh tế.
2. Hàm biên tế.
3. Độ co giãn.
3
4. Tối ưu hóa Kinh tế.
5. Một số mô hình Kinh tế
I. Bài toán 1: Tìm mức sản lượng để lợi nhuận cao nhất.
II. Bài toán 2: Tìm mức thuế doanh thu.

4
III. Bài toán 3: Tìm mức thuế nhập khẩu.
IV. Bài toán 4. Tìm mức thuế xuất khẩu.
Chương 3. Phép tính vi phân hàm nhiều biến (hàm hai biến) [1],[2]
I. Giới hạn và Liên tục.
1. Miền phẳng.
2. Định nghĩa hàm hai biến.
3. Biểu diễn hình học miền xác định của hàm hai biến.
4. Giới hạn của hàm hai biến.
5. Tính liên tục của hàm hai biến.
II. Đạo hàm và vi phân
1. Đạo hàm riêng và vi phân.
2. Đạo hàm riêng và vi phân cấp cao.
9 3. Đạo hàm và vi phân hàm hợp, hàm ẩn.
4. Vi phân toàn phần.
5. Công thức Taylor - Ứng dụng.
6. Cực trị hàm nhiều biến.
7. Cực trị có điều kiện - Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất.
8. Ứng dụng.
a. Độ co giãn riêng phần và hàm biên tế.
b. So sánh tĩnh.
Bài toán 1. Bài toán cực đại lợi nhuận.
Bài toán 2. Bài toán người tiêu dùng.
Bài toán 3. Bài toán cực tiểu chi phí sản xuất.
Chương 4. Tích phân [1],[2]
I. Tích phân bất định
1. Nguyên hàm.
2. Các công thức tính.
12 3. Bảng nguyên hàm của một số hàm số sơ cấp.
4. Các phương pháp tính tích phân bất định.
II. Tích phân xác định.
1. Định nghĩa.
2. Các tính chất cơ bản – Liên hệ giữa tích phân và đạo hàm.

5
3. Công thức Newton - Leibnitz.
4. Các phương pháp tính: đổi biến số, tích phân từng phần.
5. Ứng dụng: tính diện tích, độ dài, thể tích, …
III. Tích phân suy rộng.
1. Dạng 1: cận vô hạn.
2. Dạng 2: hàm số gián đoạn (hữu hạn điểm) trên miền lấy tích phân.
IV. Tích phân bội.
1. Các khái niệm.
2. Các tính chất và công thức tính.
IV. Ứng dụng
1. Tìm thặng dư của người tiêu dùng, nhà sản xuất.
2. Tìm hàm tổng khi biết hàm biên tế.
3. Mô hình Dormar.
4. Investment and Capital Formation.
5. Present Value of Cash Flow, Perpetual Flow.
Họ tên Giảng viên lập đề cương: ThS. Nguyễn Đình Uông, ThS. Đoàn Hồng Chương.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 09 năm 2010


PHÓ TRƯỞNG BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA

ThS Nguyễn Đình Uông

You might also like