You are on page 1of 6

Thương hàn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây bằng đường tiêu hoá, do trực khuẩn

salmonella typhi và salmonella paratyphi gây nên. Biểu hiện lâm sàng là hội chứng
nhiễm khuẩn, nhiễm độc toàn thân, kèm theo tổn thương đặc hiệu tại đường tiêu hoá. Nếu
không được điều trị kịp thời, bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều biến chứng có thể
xảy ra, thậm chí có thể tử vong.

Biểu hiện của bệnh

Bệnh thương hàn là do trực khuẩn salmonella typhi và salmonella paratyphi gây nên.
Bệnh lây truyền qua đường ăn uống bởi nước hay thức ăn bị nhiễm vi khuẩn. Bệnh nhân
bị bệnh cấp tính có thể lây ra môi trường nước xung quanh qua phân, ở giai đoạn cấp các
chất thải (phân) có chứa nồng độ vi khuẩn rất cao.

Trung bình sau khi nhiễm bệnh 7 - 15 ngày, ở giai đoạn này không có biểu hiện gì, sẽ
xuất hiện các triệu chứng quan trọng.

Sốt: đây là triệu chứng quan trọng và hằng định, sốt cao liên tục 39 - 40oC, sốt hình cao
nguyên và sốt nóng là chủ yếu. Tuỳ theo trường hợp, biểu hiện thần kinh ở các mức độ
khác nhau từ nhức đầu, mất ngủ, ù tai, nói ngọng, đến tình trạng nằm bất động thờ ơ với
ngoại cảnh, rồi có thể li bì, mê sảng hoặc hôn mê (ít gặp).

Xuất hiện các ban dát nhỏ 2 - 3mm, màu hồng thường mọc ở bụng, mạn sườn, ngực, còn
gọi là hồng ban.

Gan to mềm, bụng chướng nhẹ, đau dọc hố chậu phải, đi ngoài khoảng 5 - 6 lần/ ngày,
phân màu vàng nâu, đặc biệt mùi rất khắm.

Hình ảnh rìa lưỡi đỏ, giữa lưỡi phủ một lớp rêu màu trắng hoặc xám.

Mạch chậm tương đối so với huyết áp, huyết áp thấp.

Bệnh phó thương hàn (paratyphoid fever) cũng có hình ảnh lâm sàng tương tự như bệnh
thương hàn nhưng nhẹ hơn và tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều.
Sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm, có thể gây thương hàn.

Biến chứng nào có thể xảy ra?

Đây có thể nói là một trong các bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm nhất trong số các
bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá. Biến chứng có thể do nhiều nguyên nhân: do độc tố,
do bội nhiễm vi khuẩn khác, do tai biến của kháng sinh.

Hiện này do có kháng sinh tốt, nên tỷ lệ biến chứng đã giảm nhưng vẫn có thể gặp các
biến chứng sau:

Xuất huyết tiêu hoá: gặp khoảng 15%, tuỳ mức độ mất máu mà có các biểu hiện khác
nhau như vã mồ hôi, da xanh, niêm mạc nhợt, đi ngoài phân đen, mạch nhanh nhỏ, huyết
áp tụt.

Thủng ruột: gặp khoảng 1 - 3%. Ngoài ra còn có thể gặp viêm cơ tim; truỵ tim mạch;
viêm túi mật, viêm gan; viêm não, màng não; viêm cầu thận; viêm đài bể thận.

Điều trị và dự phòng như thế nào?

Kháng sinh là thuốc đầu tay, hiện nay có rất nhiều kháng sinh có thể lựa chọn với ưu tiên
là các thuốc thuộc nhóm quinolon thế hệ hai, ngoài ra có thể sử dụng các nhóm thuốc cũ
như cefalosporin, choloramphenicol. Tuỳ theo tình trạng, tuỳ theo mức độ và tuỳ theo
điều kiện thực tế mà bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị hợp lý.

Trong nhóm quinolon thế hệ 2, ciproflocacin là thuốc được lựa chọn đầu tiên trong điều
trị bệnh lý nhiễm khuẩn tiêu hoá do giá thành rẻ, hiệu quả cao. Thuốc hấp thu nhanh và
dễ dàng qua đường tiêu hoá, sinh khả dụng khoảng 70 - 95%. Thức ăn và các thuốc
kháng acid làm chậm hấp thu thuốc. Phân bố rộng khắp các mô và dịch cơ thể ít qua hàng
rào máu não ở người bình thường, nhưng khi màng não bị viêm thì xâm nhập tốt hơn.
Qua được nhau thai và sữa mẹ. Tuy nhiên, khi dùng thuốc có một số tác dụng không
mong muốn có thể xảy ra như rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy; gây đau
nhức xương khớp, kém phát triển xương khớp nhất
là ở tuổi đang phát triển; ngoài ra có thể có các biểu
hiện khác như nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, có
trường hợp kích động, động kinh nhất là khi dùng
cùng với theophylin, tăng bạch cầu ưa acid, giảm
bạch cầu lympho, giảm bạch cầu đa nhân, giảm tiểu
cầu, thiếu máu.

Bên cạnh dùng kháng sinh thì các vấn đề khác cũng
cần được chú ý như bù nước và điện giải, trợ tim
mạch, sinh tố an thần. Trong đó bù nước và điện giải
hết sức quan trọng vì với bệnh thương hàn bệnh
nhân thường sốt cao. Thuốc được sử dụng đầu tay
chính là dung dịch bù nước và điện giải. Tuy không
điều trị được nguyên nhân nhưng đây là biện pháp Vi khuẩn gây thương hàn.
căn bản để chống mất nước và điện giải, từ đó tránh
được các rối loạn do mất nước và điện giải gây ra.

Thường dùng là oresol (1 gói chứa 20g glucose khan, 3,5g natriclorit; 2,9g natricitrat và
1,5g kaliclorit) 1 gói pha trong 1 lít nước sôi để nguội, uống liên tục trong ngày, tuỳ theo
mức độ mất nước có thể sử dụng 2 - 3 gói trong ngày.

Có thể thay thế oresol bằng viên hydrit, mỗi lần uống 1 viên pha vào 200ml nước.

Cần chú ý pha thuốc đúng tỷ lệ, nếu quá loãng sẽ không cung cấp đủ lượng chất điện giải
cần thiết, nếu quá đặc sẽ dẫn đến tình trạng quá tải các chất điện giải.

Để dự phòng cần cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường, kiểm soát nước, chất thải, cống
rãnh, khử trùng nguồn nước; cách ly và xử lý chất thải của bệnh nhân, kiểm soát chặt chẽ
và điều trị người lành mang trùng. Trong vùng có nhiều người mắc bệnh hoặc vùng bị lũ
lụt, ô nhiễm môi trường nặng cần được sát khuẩn bằng dung dịch cloramin B, vôi bột. Ở
những nơi bệnh thương hàn thường xuyên xảy ra nên tiêm phòng bằng vaccin, tuỳ từng
hiệu lực của từng loại vaccin có thể tiêm nhắc lại sau 2-5 năm
ĐỘC TỐ DO TẢO SINH RA

A. Các độc tố thuộc nhóm chất độc thần kinh:

Các độc tố này tác động trực tiếp đến hệ thần kinh não bộ, hệ tim mạch... Đa số là những
chất độc này gây nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao trong thời gian tác động rất nhanh với
liều thấp. Bao gồm các loại:

1. Tetrodotoxin - độc tố cá nóc (Puffer Fish poisoning)

Có trong da, gan, cơ thịt của: cá nóc, bạch tuộc, mực đốm xanh do sự ký sinh của một số
loài vi sinh vật.

Chỉ số LD-50: 8-20 mg/kg lượng sử dụng.

Triệu chứng: đau nhói trên mặt và chân tay, thở gấp, tê, ngứa môi và phía trong miệng,
yếu, liệt cơ hoành và cơ ngực, hạ huyết áp, vỡ mạch máu..

Thời gian xuất hiện triệu chứng: sau khi ăn 10-45 phút.

Có thể gây tử vong trong vòng 30-60 phút.

Đường nhiễm độc: ăn uống, hít phải, dính vào da

2. NSP - Độc tố thần kinh (Neurotoxin Shellfish Poisoning)

Sinh ra bởi trùng roi đáy Gymnodinium breve, và trùng roi khủng Ptychodiscus
trevis xuất hiện trong các kỳ thủy triều đỏ do tảo Ptychodiscus breve sinh ra độc tố
brevetoxin.

Chỉ số LD-50: 180ηg.kg ở chuột, 4ng.ml ở cá.

Triệu chứng: đau nhói, rát, tê cóng môi và các đầu ngón tay, mất điều hoà, uể oải, nói lảm
nhảm.

Hiếm khi gây tử vong cho người.

Thời gian xuất hiện triệu chứng: 30 phút đến 2 giờ sau khi ăn.

3. ASP - Độc tố gây mất trí nhớ (Amnesic Shellfish Poisoning)

Chất độc protein domoic acid sinh ra từ tảo đỏ Chondiria armuta, tảo đỏ Digenea
simplex, Pseudo - nitzschia pungren f. multiseries.

Chỉ số LD-50: 4 mg/kg ở chuột


Triệu chứng: từ buồn nôn nhẹ và nôn mửa, đến mất thăng bằng, thần kinh trung ương bị
suy giảm, gây nhầm lẫn, choáng, ngất có thể bình phục sau vài ngày. Nếu nồng độ cao có
thể phá huỷ tế bào thần kinh tạm thời hoặc vĩnh viễn gây mất trí nhớ, có thể dẫn đến tử
vong.

Liều lượng gây mất trí nhớ thấp hơn mức gây độc. Mức tác dụng của việc ăn phải về thực
chất thấp hơn (35-70 mg.kg).

Thời gian xuất hiện triệu chứng: 30 phút đến 6 giờ sau khi ăn

4. PSP - Độc tố gây liệt cơ (Paralytic Shellfish poisoning).

PSP liên quan đến sự nở hoa của tảo độc ( >106 tế bào/ lít), thường xuất hiện cùng hiện
tượng thủy triều đỏ. Tảo nở hoa tuỳ thuộc vào nhiệt độ nước, ánh sáng, độ mặn, các chất
dinh dưỡng và những điều kiện môi trường khác. Nhiệt độ nước phải > 5 – 8 độ C mới có
hiện tượng nở hoa. Nếu nhiệt độ dưới 4 độ C, tảo tồn taị dưới dạng bào tử. Ở Việt Nam,
hiện tượng Thủy triều đỏ xảy hàng năm ra ở nhiều nơi vào khoảng tháng 3 đến tháng 8,
nhiều nhất là ở khu vực biển Bình Thuận. Hiện tượng nở hoa cũng xảy ra trong các hồ
nước ngọt và các ao nuôi thủy sản khi nước dư thừa chất dinh dưỡng.

Chất độc sinh ra do các tảo Gonyaulax catenella, G. tamarensis, Saxidomus giganteus,
Mytilus californianeus cộng sinh ở các loài nhuyễn thể. Độc tố có thể sản sinh riêng biệt
ở các loài S. giganteus hay M. californianeus. Vẹm, nghêu, sò và điệp ăn các tảo độc này
sẽ hấp thụ độc tố trong thời gian dài hay ngắn tuỳ thuộc vào đặc điểm của loài thủy sản
đó.

Chỉ số LD-50: 10 µg.kg (ăn phải); 2.0 µg.kg (Ngửi)

Triệu chứng: cảm giác đau nhói, rát, tê cóng môi và các đầu ngón tay, mất điều hoà, uể
oải, nói lảm nhảm. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong do tình trạng tê liệt
hô hấp.

Thời gian xuất hiện triệu chứng: 30 phút đến 2 giờ sau khi ăn.

B. Các loại độc tố khác

1. DSP - Độc tố gây tiêu chảy (Diarrhetic Shellfish Poisoning)

Là nhóm gồm nhiều độc tố, sinh ra do nhuyễn thể ăn phải tảo độc Dinophysis
spp, Aurocentum prorocentrumlima.

Chỉ số LD-50: 192 µg.kg (i.p.) ở chuột.

Triệu chứng: Rối loạn đường ruột (tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng). Có thể bình phục sau
3-4 ngày không cần điều trị. Chưa thấy tử vong.
Thời gian xuất hiện triệu chứng: Sau 30 phút đến vài giờ sau khi ăn

Đường nhiễm độc: Đường miệng (ăn uống).

2. Ciguatera (CFP ) - Ciguatera Fish Poisoning

Là loại độc tố gây độc phổ biến nhất. Có khoảng 400 loài cá trên thế giới có thể gây
nhiễm độc. Liều lượng gây độc là 1 ppb.

Nguồn gốc: nguồn gây độc là Gambierdiscus toxicus, một loài tảo sống xung quanh
những rạn san hô sống ở đáy, gắn chặt với những tảo lớn. Độc tố tăng lên khi những rạn
đá hay san hô bị xáo trộn. Độc tố thường được tìm thấy trong ruột, gan và mô cơ của
những loài cá đã ăn tảo độc hay trong những loài cá dữ đã ăn cá ăn tảo.

Gồm 2 độc tố chính là: Ciguatoxin và Maitotoxin

Chỉ số LD-50: 0,1g.kg Maitotoxin, 0,4g.kg Ciguatoxin (chuột)

Triệu chứng: nôn, tiêu chảy, ngứa, yếu, mệt kéo dài 2 – 3 ngày có khi đến 1 năm. Có thể
gây vỡ mạch máu, tắt nghẽn thần kinh, tử vong do tê liệt hô hấp.

Thời gian xuất hiện triệu chứng: vài giờ sau khi ăn

You might also like