You are on page 1of 12

Trường: Đại Học Thương Mại Khoa: Tin Học Thương Mại

Mục lục:
I. Nội dung của dự báo bằng phương pháp chuyên gia…………..………….2

1.1. Lựa chọn và thành lập nhóm chuyên gia dự đoán và nhóm các nhà phân
tích……………………………………………………………………….…..2
2. Trưng cầu ý kiến của các chuyên gia……………………………………..2
3. Xử lý ý kiến chuyên gia…………………………………………………..2
II. Tình hình phát triển nghành dệt may việt nam hiện nay……………...….3
2.1. Thị trường…………………………………………………………….…4
2.2. Lao động…………………………………………………………….…..4
2.3. Nguyên phụ liệu.......................................................................................5
2.4. Đối thủ cạnh tranh....................................................................................5
2.5. Công nghệ - Công nghệ phụ trợ..............................................................6
2.6.Vốn……………………………..………………………………………..7
III. Ứng dụng phương pháp chuyên gia trong dự báo vai trò, tác động của
các yếu tố đến sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam……………….…8
IV. Kết luận…………………………………………………………..….…11
Tài liệu tham khảo……………………………………………………...…..11

Bài Thảo Luận 1 Nhóm 3


Trường: Đại Học Thương Mại Khoa: Tin Học Thương Mại

Nội Dung:
I. Nội dung của dự báo bằng phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia là phương pháp dự báo sẽ đưa ra những dự đoán
khách quan về tương lai phát triển của một lĩnh vực hẹp của khoa học kỹ
thuật hoặc sản xuất dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá của chuyên
gia.
Phương pháp này phải giải quyết được các vấn đề chính sau đây:
1. Lựa chọn và thành lập nhóm chuyên gia dự đoán và nhóm các nhà
phân tích
Nhóm chuyên gia dự báo sẽ đưa ra những đánh giá dự báo về đối tượng
cần dự báo. Đây là các chuyên gia có trình độ hiểu biết chung tương đối cao
ngoài lĩnh vực hẹp của mình, có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực dự
báo, có lập trường khoa học và có khả năng tiên đoán thể hiện ở sự phản ánh
nhất quán xu thế phát triển của đối tượng dự báo và có định hướng và suy
nghĩ về tương lai trong lĩnh vực mình quan tâm.
Nhóm chuyên gia phân tích còn gọi là nhóm các nhà quản lý bao gồm
những người có cương vị lãnh đạo, những người có quyền quyết định chọn
phương pháp dự báo. Đây cũng là các chuyên gia có trình độ chuyên môn
cao về vấn đề cần dự báo, có kiến thức về dự báo và chuyên gia phân tích
còn phải có lòng kiên nhẫn, tính lịch thiệp do quá trình tiếp xúc và hợp tác
với các chuyên gia là một quá trình phức tạp.
2. Trưng cầu ý kiến của các chuyên gia
Trưng cầu ý kiến chuyên gia là một giai đoạn của phương pháp chuyên
gia. Tùy theo đặc điểm thu nhận và xử lý thông tin mà chọn những phương
pháp trưng cầu cơ bản như: trưng cầu ý kiến theo nhóm và cá nhân; trưng
cầu vắng mặt và có mặt và trưng cầu trực tiếp hay gián tiếp.
3. Xử lý ý kiến chuyên gia
Sau khi thu thập ý kiến của các chuyên gia, cần phải tiến hành một loạt
các biện pháp xử lý các ý kiến này. Đây là bước quan trọng để đưa ra kết
quả dự báo. Nói chung lại có hai dạng vấn đề cần giải quyết khi xử lý ý kiến
chuyên gia:

Bài Thảo Luận 2 Nhóm 3


Trường: Đại Học Thương Mại Khoa: Tin Học Thương Mại

- Đánh giá thời gian hoàn thành sự kiện, thời gian xuất hiện quá trình
kinh tế mới.
- Đánh giá tầm quan trọng tương đối giữa các sự kiện, chẳng hạn như
đánh giá vai trò của các yếu tố đầu vào đối với sự phát triển của ngành dệt
may.

II. Tình hình phát triển nghành dệt may việt nam hiện nay:

Ngành Dệt may Việt Nam hiện nay có vị trí quan trọng trong sự phát
triển của công nghiệp và kinh tế - xã hội của đất nước, là thước đo hiệu quả
của hội nhập kinh tế quốc tế. Với nhiều thương hiệu mạnh, kỹ thuật sản xuất
được nâng cao, sản phẩm xuất khẩu ngày càng nhiều, Dệt may Việt Nam
đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong ngành dệt may khu vực và
thế giới.
Ngành Dệt May Việt Nam trong những năm gần đây đã có bước phát
triển đáng kể với tốc độ khoảng trên 20% mỗi năm và đóng góp quan trọng
trong nền kinh tế đất nước. Tính đến cuối năm 2005, toàn ngành có khoảng
2000 doanh nghiệp, trong đó chỉ có 27 doanh nghiệp Nhà nước, trên 1400
công ty cổ phần và các hình thức tư nhân khác, khoảng 450 doanh nghiệp
FDI. Hiện nay ngành thu dụng khoảng 2 triệu lao động, chiếm 24% lao động
công nghiệp. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 5,8 tỉ USD, tăng
khoảng 20% so với năm trước. Dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu
lớn thứ hai, chiếm 16,5% kim ngạch xuất khẩu cả nước và xếp thứ 13 trong
các nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Xuất khẩu toàn ngành
năm 2007 đạt khoảng 7,8 tỉ USD, tăng 31% so với 2006. Tổng kim ngạch
hàng dệt may năm 2008 đạt 9,12 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2007. Tính
đến hết năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 9,12 tỷ USD, dẫn
đầu về mặt giá trị xuất khẩu trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tuy
nhiên so với năm 2008, kim ngạch xuất khẩu dệt may giảm 1,3%.
Theo số liệu của Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), kim ngạch xuất
khẩu dệt may tháng 9/2010 ước đạt 1,05 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ,
nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 9 tháng đầu năm lên
trên 8 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2009. Đây là tháng thứ hai
liên tiếp trong năm,kim ngạch xuất khẩu dệt may vượt ngưỡng 1 tỷ USD.
Khi nước ta gia nhập WTO ngoài những thuận lợi về việc mở rộng thị
trường xuất khẩu, ngành dệt may cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn
do bị cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước sản xuất dệt may khổng lồ trong khu
vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bănglađét, Inđônêsia...Tuy nhiên,

Bài Thảo Luận 3 Nhóm 3


Trường: Đại Học Thương Mại Khoa: Tin Học Thương Mại

theo đánh giá chung ngành dệt may Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội phát triển
để phấn đấu nằm trong nhóm 10 nước xuất khẩu lớn nhất hàng dệt may trên
thế giới vào năm 2010.
2.1. Thị trường:

-Thị trường nội địa


Thị trường dệt may nội địa Việt Nam có xu hướng mở rộng nhanh trong
những năm gần đây.Tuy nhiên, gần 70% dân số Việt Nam là tầng lớp nông
dân với mức sống trung bình và trung bình thấp. Chính vì thế, để khai thác
thị trường nội địa, cơ cấu sản phẩm cần phải đa dạng hơn nhằm đáp ứng
được nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư.
Theo đánh giá của Bộ Thương mại và Vinatex, chúng ta hiện có thể
đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu nội địa. Khoảng 10% được phép nhập
khẩu nhằm thoả mãn nhu cầu của tầng lớp có thu nhập cao, gồm các loại
quần áo "mốt", thời trang cao cấp của Mỹ, Anh, Ý, Nhật, Hàn Quốc.
-Thị trường xuất khẩu: Việt Nam xuất khẩu sang khoảng 180 thị
trường.Trong đó phải kể đến 1 số thị trường lớn như Hoa kỳ, EU, Nhật
Bản….
* Hoa kỳ: kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tới Hoa kỳ năm 2007 là
4,47 tỷ USD. Đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với hàng dệt may Việt
Nam, song xuất khẩu dệt may Việt Nam tới Hoa kỳ chỉ chiếm 3,26% tổng
kim ngạch hàng dệt may nhập khẩu của nước này.
* Thị trường EU: EU là thị trường tiềm năng và truyền thống của hàng
dệt may Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may những năm gần đây
của EU vào khoảng 180tỷ USD. Đặc điểm của thị trường naỳ là nhu cầu
hàng dệt may rất đa dạng, từ hàng cấp thấp đến hàng chất lượng cao. Do đó
thị trường EU rất phù hợp với năng lực sản xuất và đặc điểm của ngành dệt
may Việt Nam.
* Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ
3 của Việt Nam. Hàng năm Nhật Bản có nhu cầu nhập khoảng 25 tỷ USD
hàng dệt may (xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường này
hiện chiếm khoảng 2,8%).

2.2. Lao động:

- Số lao động trong ngành rất dồi dào.Đến nay, số lao động trong ngành
may là gần 2 triệu lao động. Tuy ngành may cần và đã thu hút được nhiều
lao động, nhưng tính ổn định của nguồn lao động trong ngành lại không cao.
Nguyên nhân chính là do mức thu nhập của công nhân ngành may khá thấp

Bài Thảo Luận 4 Nhóm 3


Trường: Đại Học Thương Mại Khoa: Tin Học Thương Mại

so với các ngành khác. Do đó, người lao động không mấy mặn mà với ngành
may. Họ sẵn sàng chuyển đổi sang những công việc khác có thu nhập cao
hơn. Mặc dù gần đây, nhiều doanh nghiệp may đã có những thay đổi trong
chính sách lương thưởng cho người lao động nhưng số lao động thôi việc
vẫn không ngừng tăng lên so với số lao động tuyển mới.
Lao động trực tiếp của ngành đa số tuổi đời còn rất trẻ là lợi thế cho việc
đào tạo và nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên các doanh nghiệp hiện
nay có khuynh hướng đầu tư cho việc thu hút lao động, không có khuynh
hướng đầu tư mạnh cho hoạt động đào tạo.

2.3. Nguyên phụ liệu:

Do nguyên phụ liệu trong nước không đáp ứng được về cả số lượng lẫn
chất lượng nên ngành may mặc của Việt Nam vẫn bị phụ thuộc khá nhiều
vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, với trị giá nguyên phụ liệu nhập
khẩu thường chiếm gần 70 – 80% so với giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may đang tiếp tục đối mặt với những
khó khăn về giá nguyên liệu đầu vào. Đó là việc giá bông thế giới đang ở
mức cao nhất trong vòng 15 năm (1.900-2.000 USD/tấn), tăng tới 45% so
với cùng thời điểm này năm ngoái. Một số nước có tiềm lực đã nhập khẩu
bông để dự trữ do dự đoán giá bông sẽ vẫn tiếp tục tăng cao. Điều này càng
làm tăng sự mất cân đối cung cầu, khiến giá bông khó giảm trong thời gian
tới.
Do sản xuất nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu cả về
chất lượng và số lượng, tới 70 – 80% nguyên phụ liệu vẫn phải nhập khẩu,
nên tiến độ sản xuất bị ảnh hưởng và giá cả của hàng dệt may trong nước bị
giảm tính cạnh tranh.
Nguyên nhân khiến Việt Nam phải nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu
cho ngành dệt may là do sản lượng lẫn diện tích trồng bông trong nước còn
quá thấp. Trong khi đó, có một số nguyên phụ liệu khác mà trong nước đã
sản xuất được thì giá thành lại cao hơn sản phẩm nhập khẩu tới 5%, hơn thế
lại có chất lượng không ổn định. Trong năm 2010,Tập đoàn dệt may Việt
Nam(Vinatex),hiệp hội dệt may Việt Nam(Vitas) đã tập trung đầu tư nhằm
tăng tỷ lệ nội địa hoá cho nguyên phụ liệu ngành dệt may.

2.4. Đối thủ cạnh tranh:

- Ở thị trường nội địa: hàng dệt may Việt nam gặp rất nhiều khó khăn khi
phải đối mặt với hàng dệt may của các nước khác, đặc biệt là hàng có giá
cực rẻ của Trung Quốc.

Bài Thảo Luận 5 Nhóm 3


Trường: Đại Học Thương Mại Khoa: Tin Học Thương Mại

- Ở thi trường xuất khẩu: hàng dệt may Việt nam phải cạnh tranh gay gắt
với hàng của hàng dệt may trung quốc ở thị trường EU, hàng đệt may của
các nước trong khối asean - 6 (Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia,
Brunei, Thái Lan) ở thị trường nhật bản.

2.5. Công nghệ - Công nghệ phụ trợ:


Phần lớn các phụ kiện của công nghiệp dệt may sản xuất trong nước chưa
đáp ứng được đòi hỏi về mẫu mã, chất lượng cần thiết của sản phẩm xuất
khẩu. Giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm xuất khẩu dệt may của Việt Nam
còn rất thấp. Việt Nam trong thời gian vừa qua đã phải đối mặt với tình trạng
rất vất vả để đàm phán mở rộng thị trường nhưng trong khi đó phải nhập
khẩu nguyên liệu từ nước thứ ba để sản xuất. Công nghiệp thiết kế mẫu mã
vẫn còn lạc hậu, chủ yếu là gia công và làm thuê theo đơn đặt hàng của nước
ngoài. Vì vậy, để ngành dệt may Việt Nam phát triển bền vững, việc phát
triển công nghiệp phụ trợ với hàng dệt may là vấn đề cấp bách nhất vì trong
tương lai, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các thị trường chính đã đạt
tới ngưỡng có thể bị xem xét trong các vụ kiện trợ cấp, bán phá giá… Sự
phát triển dựa trên giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm thay vì chỉ chú trọng
chạy theo phát triển kim ngạch như trong thời gian vừa qua sẽ biến dệt may
thành mặt hàng có sức cạnh tranh cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt
Nam.
Việt Nam có hơn 1000 nhà máy dệt may, thu hút trên 50 vạn lao động,
nhưng quy mô còn nhỏ bé. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong những năm
qua tuy đã bổ xung, thay thế 1.500 máy dệt không thoi hiện đại để nâng cấp
mặt hàng dệt trên tổng số máy hiện có là 15.500 máy thì cũng chỉ đáp ứng
15% công suất dệt. Ngành may tuy liên tục mở rộng đầu tư sản xuất, đổi mới
thiết bị dây chuyền đồng bộ chuyên sản xuất các mặt hàng như: dây chuyền
may sơ mi, may quần âu, quần Jean, complete, hệ thống giặt là…nhưng
cũng chưa đáp ứng được những nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng. (Nguồn:
Theo thống kê của Hiệp Hội Vitas, năm 2002). Thực trạng cho thấy: ở khâu
kéo sợi chỉ có 30% máy móc thuộc trình độ khá (gồm cả máy mới, máy đã
qua sử dụng, và máy được cải tạo), còn đến 70% máy móc thuộc trình độ
trung bình và dưới trung bình. Khâu dệt, trừ các thiết bị dệt kim là tương đối
khá, còn dệt thoi chỉ có trên 35% máy mới, khoảng 25% máy được cải tạo,
còn 40% là máy cũ. Còn khâu hoàn tất, có 35% số thiết bị đã sử dụng trên
30 năm, 30% sử đụng từ 20 - 30 năm, còn 35% là thiết bị mới nhưng cũng
sử dụng 10 - 20 năm. (Thời Báo Kinh Tế Việt Nam số 134 - năm 2003).

Năng lực sản xuất của ngành dệt may

Bài Thảo Luận 6 Nhóm 3


Trường: Đại Học Thương Mại Khoa: Tin Học Thương Mại

Máy móc Sản xuất


Tiêu chí
Đơn vị Tổng máy Đơn vị Năng lực
Cọc sợi 1.500.000
1. Kéo sợi Tấn 150.000
OE 15.000
2.Cán bông Chuyền 4 Tấn 10.000
Thoi 10.000
3.Dệt thoi Triệu m 500
Không thoi 5.500
MáyDK tròn 1290
4.Dệt kim Tấn 70.000
Máy DK phản 250
5.May mặc Máy may 200.000 Triệu sp 500

2.6. Vốn :
Do nghành dệt may việt nam gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng
cũng như là trình độ của người lao động, để khắc phục được hai nhược điểm
trên thì cần phải có nguồn lực tài chính.
Nhu cầu vốn đầu tư để tăng tốc toàn ngành
( Đơn vị tính: tỉ VND)
Toàn ngành
Nhu cầu vốn đầu tư
Năm 2005 Năm 2010
Tổng vốn đâu tư: 35000 30000
Trong đó
Đầu tư trực tiếp 23200 20000
Đầu tư gián tiếp 11800 10000
Bao gồm
Vốn xây dựng 3000 2550
Vốn thiết bị 20500 18000
Vốn khác 1750 1500
Chi phí bất thường 1750 1500
Vốn lưu động 8000 6450
Nguồn: Số liệu của VinaTex - năm 2002

Bài Thảo Luận 7 Nhóm 3


Trường: Đại Học Thương Mại Khoa: Tin Học Thương Mại

Gia nhập tổ chức thương mại thế giới wto là một cơ hội lớn để nghành dệt
may nước nhà thu hút vốn đầu tư của nước ngoài,từ đó có điều kiện đổi mới
công nghệ,xây dựng có sở hạ tầng.

III. Ứng dụng phương pháp chuyên gia trong dự báo vai trò, tác
động của các yếu tố đến sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam.
 Các yếu tố: công nghệ, vốn, lao động, nguyên phụ liệu, đối thủ cạnh
tranh, thị trường. Nghiên cứu tác động của các yếu tố này đến sự phát triển
của ngành dệt may sẽ giúp cho các nhà quản lý biết được các yếu tố nào tác
động mạnh đến sự phát triển để từ đó có sự đầu tư đúng đắn. Tuy nhiên
trong các nhân tố nêu trên chỉ có một số nhân tố lượng hóa có thể dùng công
cụ toán học tính được mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển như: vốn, lao
động, nguyên phụ liệu. Còn các nhân tố như công nghệ, thị trường, đối thủ
cạnh tranh không thể lượng hóa sự ảnh hưởng. Vì vậy để dự báo mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố này đến sự phát triển chúng ta có thể sử dụng phương
pháp chuyên gia trong trường hợp này.
 Chuyên gia: chuyên gia được lựa chọn để trưng cầu ý kiến là những
nhà quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dệt may.
 Thu thập ý kiến đánh giá của 6 chuyên gia về mức độ tác động của
các yếu tố vốn, công nghệ, nguyên phụ liệu, lao động, thị trường, đối thủ
cạnh tranh đối với sự phát triển ngành dệt may việt Nam, kết quả điểm đánh
giá của các chuyên gia như sau (thang điểm 10):
Bảng điểm đánh giá của các chuyên gia cho từng nhân tố
Chuyên Vốn(1) Công Lao Nguyên Thị Đối thủ
gia nghệ - động(3) phụ trường(5) cạnh
CN phụ liệu(4) tranh(6)
trợ(2)
C1 8 10 6 6 9 7
C2 7 9 7 6 10 8
C3 10 9 7 6 9 8
C4 9 10 7 6 8 7
C5 10 9 6 7 8 7
C6 10 8 7 6 9 8
∑Cij 54 55 40 37 53 45

Bài Thảo Luận 8 Nhóm 3


Trường: Đại Học Thương Mại Khoa: Tin Học Thương Mại

1. Tính giá trị điểm trung bình của từng yếu tố để thấy được mức độ
quan trọng của các yếu tố đối với sự phát triển ngành dệt may Việt Nam.
Gọi Cj là giá trị điểm trung bình của chỉ tiêu j

Trong đó: Cij là điểm của chuyên gia i đánh giá chỉ tiêu j
i = 1, n (n là chuyên gia)
j = 1, m (m là chỉ tiêu)
Chỉ tiêu nào có Cj lớn hơn thì được đánh giá cao hơn
C1= 54/6= 9;
C2= 55/6 = 9.1;
C3= 40/6= 6.7;
C4=37/6= 6.2;
C5=53/6=8.8;
C6=45/6=7.5

Qua kết quả tính toán thấy rằng C2>C1>C5>C6>C3>C4. Điều đó có thể
kết luận công nghệ - công nghệ phụ trợ có vai trò quan trọng nhất đối với sự
phát triển ngành dệt may, tiếp đến là yếu tố vốn, thị trường, đối thủ cạnh
tranh, lao động và nguyên phụ liệu có mức độ quan trọng thấp nhất trong số
các yếu tố nghiên cứu.
2. Tính hệ số nhất trí chung (Ký hiệu W) để biết mức độ thống nhất ý
kiến đánh giá của các chuyên gia.
Trước hết ta đánh số lại các Cij theo từng mục tiêu từ 1đến m theo nguyên
tắc mục tiêu có giá trị cao nhất thì gán cho giá trị là 1, mục tiêu có giá trị lớn
thứ hai thì gắn cho giá trị là 2... cho tới hết, thể hiện ở bảng 3.
Ta ký hiệu Rij là giá trị của Cij đã được đánh số lại theo nội dung trên và
gọi là hạng của mục tiêu j do chuyên gia i đánh giá.

Bài Thảo Luận 9 Nhóm 3


Trường: Đại Học Thương Mại Khoa: Tin Học Thương Mại

Bảng xếp hạng các yếu tố của các chuyên gia

Chuyên Vốn Công Lao động Nguyên Thị Đối thủ


gia nghệ - phụ liệu trường cạnh
CN phụ tranh
trợ
C1 3 1 5.5 5.5 2 4
C2 4.5 2 4.5 6 1 3
C3 1 2.5 5 6 2.5 4
C4 2 1 4.5 6 3 4.5
C5 1 2 6 4.5 3 4.5
C6 1 3.5 5 6 2 3.5
Tổng 12.5 12 30.5 34 13.5 29
Sj
2.1 2 5.1 5.7 2.3 4.8

Ta lần lượt tiến hành các bước như sau:


- Bước 1. Tính Tổng các hạng của mục tiêu (Sj), ghi ở cuối bảng
- Bước 2. Tính hạng trung bình

- Bước 3. Tính tổng bình phương các độ lệch


S=(12.5-22)²+(12-22)²+(30.5-22)²+(34-22)²+(13.5-22)²+(29-22)² =527.25
- Bước 4. Tính ΣTj =132. Cụ thể như sau:

Áp dụng công thức: T=(ℓ³- ℓ)


L - Là số các nhóm có hạng bằng nhau

Bài Thảo Luận 10 Nhóm 3


Trường: Đại Học Thương Mại Khoa: Tin Học Thương Mại

Ta có:
T1 = (33 - 3) = 24;
T2 = (23 - 2) + (23 - 2) = 12;
T3 = (23 - 2) + (23 - 2) = 12;
T4 = (4³- 4) = 60;
T5 = (23 – 2)+ (23 - 2) = 12;
T6=(23 – 2)+ (23 - 2) = 12
Bước 5. Tính hệ số nhất trí chung

W = 1 : Hoàn toàn nhất trí với nhau về tất cả các mục tiêu.
W>= 0,75 cách xếp hạng của các chuyên gia được chấp nhận.
Nếu W< 0,75 phải điều chỉnh và đánh giá lại các ý kiến của chuyên gia.
Thay số vào công thức trên, ta có:

W= 0.93
Như vậy hệ số nhất trí chung W = 0.9357 > 0,75

Kết luận
Đa số chuyên gia cho rằng yếu tố công nghệ có tác động mạnh nhất đến
sự tăng trưởng ngành dệt may. Tiếp đến là yếu tố vốn, thị trường, đối thủ
cạnh tranh. Lao động có vai trò thứ tư và yếu tố cuối cùng có tác động đến
sự tăng trưởng ngành dệt may là nguyên phụ liệu.

Bài Thảo Luận 11 Nhóm 3


Trường: Đại Học Thương Mại Khoa: Tin Học Thương Mại

Tài liệu tham khảo:


1. www.thuongmaidichvu.vn
2. www.vinatex.com.vn
3. www.phanviendetmay.org.vn
4. www.vietnamtextile.org.vn
5. www.vneconomy.vn

Bài Thảo Luận 12 Nhóm 3

You might also like