You are on page 1of 20

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT DO

CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM

TÊN NHÓM:
HUỲNH TẤN SINH
TRầN THị THU THủY
NGUYễN THị KIM TUYếN
NỘI DUNG TRÌNH BÀY

Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG ĐẤT
DO CHẤT
THẢI RẮN Ở
ViỆT NAM
1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN

1.1 Khái niệm chất thải rắn:


Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các
hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt
động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong đó quan trọng nhất là
các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
1.2. Phân loại, thành phần và nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
Các loại chất rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo
nhiều cách:
- Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà , ngoài
nhà, trên đường phố, chợ…
1.2. Phân loại, thành phần và nguồn gốc phát
sinh chất thải rắn

- Theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt theo các
thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại,
phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo…
- Theo bản chất nguồn tạo thành, chất thải rắn được phân thành các
loại:
+ Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt
động sống của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu
dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương
mại.
+ Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...
1.2. Phân loại, thành phần và nguồn
gốc phát sinh chất thải rắn

+ Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động sản xuất nông
nghiệp như gốc rơm, rạ, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân bón và
hóa chất bảo vệ thực vật…
- Theo mức độ nguy hại, chất thải rắn được phân thành các loại:
+ Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại,
chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải
phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan…có nguy cơ đe dọa tới sức
khỏe người, động vật và cây cỏ.
+ Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác
gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe của cộng đồng.
2. CÁC LOẠI CHẤT THẢI RẮN
2.1. Chất thải rắn sinh hoạt

a. Khái niệm
Chất thải rắn, còn gọi là rác, là các chất bị loại bỏ trong quá trình sống,
sinh hoạt, hoạt động của con người. Chất thải dạng rắn phát sinh từ khu
vực đô thị gọi là chất thải rắn đô thị, trong đó rác sinh hoạt chiếm tỷ lệ
cao nhất.
Chất thải rắn đô thị bao gồm các loại chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia
đình, khu công cộng, khu thương mại,các công trình xây dựng, khu xử lý
chất thải…Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt sinh ra từ các hộ gia đình
thường được gọi là rác sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao nhất.
b. Nguồn gốc
Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hoá (bắng giấy, gỗ, vài, da, cao su, PE,
thiếc, nhôm, thuỷ tinh…), tro, đồ dùng điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia
dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thuỷ tinh…), chất thải độc hại như chất tẩy rửa
(bột giặt, chất tẩy trắng…), thuốc diệt côn trùng, nước xịt phòng…bám
trên rác thải

2.1. Chất thải rắn sinh hoạt

c. Đặc điểm
Cơ cấu thành phần rác đô thị ở các nước khác nhau:
- Ở các nước phát triển, thành phần giấy và plastic chiếm tỷ lệ cao nhất, sau
đó là rác thực phẩm.
- Ở các nước có thu nhập thấp, thành phần rác thực phẩm chiếm tỷ lệ lớn
nhất, thành phần giấy, nhựa thấp hơn.
2.2. Chất thải rắn công nghiệp
a. Khái niệm
Chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) là phần dư của sản phẩm công
nghiệp được bỏ đi.
Chất thải công nghiệp được phân chia thành 2 loại: không nguy hại và
nguy hại.
2.2. Chất thải rắn công nghiệp

b. Nguồn gốc
Sự tích lũy khối lượng đáng kể phế thải trong nhiều ngành công nghiệp là do trình độ
công nghệ chế biến nguyên liệu hiện có và do không sử dụng toàn bộ nó. Việc vận
chuyển và lưu trữ chất thải rắn là một biện pháp tốn kém.
c. Đặc điểm
Chất thải rắn công nghiệp sinh ra trong nhà máy có những đặc điểm thuận lợi trong
việc quản lý chất thải là:
- Nguồn thải tập trung nằm ngay trong nhà máy
- Cơ sở sàn xuất có trách nhiệm, có nhân viên thu gom tại nhà máy.
- Có dụng cụ chứa chuyên dùng được nhà máy đầu tư.
- Chi phí cho xử lý, quản lý chất thải nằm trong hạch toán giá thành sản phẩm.
- Đã có luật môi trường, quy chế về quản lý chất thải nguy hại.
Tuy nhiên, chất thải rắn công nghiệp có đặc điểm là có tính độc hại cao hơn rác sinh
hoạt. do đó chúng cần được kiểm soát chặt chẽ theo quy định.
2.3. Chất thải rắn nguy hại
a. Khái niệm

Chất thải rắn nguy hại là những chất có tính độc hại tức thời đáng kể hoặc tiềm ần
đối với con nguời và các sinh vật khác do: không phân hủy sinh học hay tồn tại
lâu bền trong tự nhiên; gia tăng số lượng đáng kể không thể kiểm soát; liều lượng
tích lũy đến một mức độ nào đó sẽ gây tử vong hay gây ra tác động tiêu cực.
b. Tính chất, đặc điểm:
- Chất thải phóng xạ : các chất thải bền vững có tác động gây rối loạn chức năng cơ
thể sống. Các chất phát ra các bức xạ ion đều được xem là các chất phóng xạ.
- Hóa chất nguy hại: bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các chất dược liệu…
- Hóa chất nguy hại sinh học.
- Chất gây cháy.
- Chất gây nổ.
3. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT DO
CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM

- Ước tính hiện nay, tổng lượng chất thải rắn ở Việt Nam vào khoảng 49,3
nghìn tấn/ngày, trong đó chất thải rắn công nghiệp chiếm khoảng 54,8%
(khoảng 27 nghìn tấn), chất thải sinh hoạt chiếm khoảng 44,4% (khoảng
21,9 nghìn tấn) và chất thải bệnh viện chiếm khoảng 0,8% (khoảng 0,4
nghìn tấn).
- So với các nước trong khu vực và trên thế giới, tổng lượng chất thải rắn
của Việt Nam là không lớn, nhưng lượng chất thải sinh hoạt và chất thải
bệnh viện ở hầu hết các địa phương và thành phố còn chưa được xử lý
hợp vệ sinh trước khi thải ra môi trường.
- Tất cả các loại chất thải công nghiệp, sinh hoạt, y tế) đều được chôn lấp
lẫn lộn, ngoài ra tỷ lệ thu gom chất thải chỉ đạt 20-30%. Lượng chất thải
không được thu gom và chôn lấp (70-80%) đã và đang gây nên những tác
động xấu tới môi trường, tới đời sống sinh hoạt và các hoạt động kinh tế.
3. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
DO CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM

- Các chất thải rắn ở các đô thị và các khu công nghiệp hầu như
không được phân loại trước khi chôn lấp.
- Theo số liệu thống kê củ Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi
trường, 82% trong số 3.311 cơ sở sản xuất kinh doanh đang gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng lại nằm lẫn trong các khu dân cư.
- Nguồn phát sinh chất thải rắn tập trung chủ yếu ở những đô thị lớn
như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…Các
khu đô thị tuy chiếm 24% dân số của cả nước, nhưng lại phát sinh
đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (gần bằng 50% tổng lượng
chất thải của cả nước).
- Nguyên nhân chính là do dân số tập trung cao, nhu cầu tiêu dùng
lớn, hoạt động thương mại đa dạng và tốc độ đô thị hóa cao.
3. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
ĐẤT DO CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM

Hiện nay, khoảng 80% trong số 2,6 triệu tấn chất thải công nghiệp phát
sinh mỗi năm là từ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc và miền Nam.
Trong đó 50% lượng chất thải công nghiệp của Việt Nam phát sinh ở thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, 30% còn lại phát sinh ở vùng đồng
bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
- Trong các loại chất thải rắn, chất thải nguy hại là mối hiểm họa đặc biệt. Trong
khi đó lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà
Nội và Thanh Hóa chiếm 27% tổng lượng chất thải y tế nguy hại của cả nước.
- Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô
nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là
vấn đề đáng báo động hiện nay, đặc biệt trong việc sử dụng nông
dược và phân hoá học.
3. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
ĐẤT DO CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM

- Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng
nông sản, mà còn thông qua lương thực, rau quả... ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ
con người và động vật.
- Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm đất đến từ nông dược và phân hoá học, chúng tích
luỹ dần trong đất qua các mùa vụ.
- Thứ hai là các loại chất thải trong hoạt động của con người (rắn, lỏng, khí).
- Thứ ba, đất cũng là một yếu tố của môi trường cùng với không khí, nước và vành đai
sinh vật, nên nó tiếp nhận những chất ô nhiễm từ các yếu tố khác mọi nơi, mọi lúc.
- Ngoài ra, các vùng khai thác khoáng sản, kim loại thường tạo thành một khu vực
khuếch tán, khiến cho hàm lượng nguyên tố này trong vùng đất xung quanh cao hơn
nhiều so với đất thông thường, đây cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất.
3. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
ĐẤT DO CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM

- Nguồn chất thải rắn có rất nhiều, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn của
ngành khai thác mỏ, rác ở đô thị, chất thải nông nghiệp và chất thải rắn phóng
xạ..., hàm lượng các nguyên tố độc trong chúng cũng không giống nhau
những chất thải rắn này được vứt bừa bãi, ngấm nước mưa, và rỉ ra nước gây
ô nhiễm đất.
- Nguồn nước ô nhiễm này lại được dùng để tưới đồng ruộng sẽ làm thay đổi
chất đất và kết cấu đất, ảnh hưởng tới hoạt động của vi sinh vật trong đất, cản
trở sự sinh trưởng của bộ rễ thực vật và ảnh hưởng tới sản lượng cây trồng.
- Nước rò rỉ từ các bãi rác mang nhiều chất ô nhiễm và độc hại khi không được
kiểm soát an toàn thấm vào đất gây ô nhiễm đất. Thành phần các kim lọai
nặng trong nước rác gây độc cho cây trồng và động vật đất.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH Ô NHIÊM DO CHẤT
THẢI RẮN
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI
RẮN

Để hạn chế việc ô nhiễm do thải các chất thải rắn, hiện nay ở nhiều
nước đã có các biện pháp xử lý chất thải rắn rất nghiêm ngặt như: phân loại
các chất thải, tận dụng và thu hồi lại các chất thải, xử lý các chất thải độc hại
nguy hiểm bằng phương pháp thiêu đốt hoặc chôn chất thải ở hố chôn có kĩ
thuật, có lớp ngăn cách với đất, có lớp bao phủ bề mặt, có đường thoát và tiêu
nước bề mặt và sử dụng hợp lí các vùng mỏ đã khai thác nhằm hạn chế ô
nhiễm.
- Công nghệ xử lý chất thải rắn thường được phối hợp giữa chôn lấp và đốt hay
sản xuất phân vi sinh. Việc lựa chọn công nghệ phù hợp cần được xem xét
trên cả hai phương diện kinh tế lẫn môi trường.
- Có 4 phương pháp chính thường được ứng dụng kết hợp trong các mô hình
xử lý chất thải rắn hiện nay:
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT
THẢI RẮN
1.Phân loại và xử lý cơ học
Các công nghệ dùng để phân loại, xử lý cơ học chất thải bao gồm: cắt,
nghiền, sang, tuyển từ, truyền khí nén..
2. Công nghệ thiêu đốt
Đốt là quá trình oxy hoá chất thải ở nhiệt độ cao. . Công nghệ này rất phù
hợp để xử lý CTRCN và CT hữu cơ như cao su, nhựa, giấy, da, cặn dầu,
dung môi, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là chất thải y tế trong những lò
đốt chuyên dụng hoặc công nghiệp như lò nung xi măng.
3. Công nghệ xử lý hoá-lý
Mục đích chính là giảm thiểu khả năng nguy hại của chất thải đối với môi
trường. Công nghệ này rất phổ biến để thu hồi, tái chế chất thải, đặc biệt là
một số loại chất thải nguy hại như: dầu, mỡ, kim loại nặng, dung môi…
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT
THẢI RẮN

Một số biện pháp hoá-lý thông dụng trong xử lý chất thải như sau: Trích ly, chưng cất, kết tủa,
trung hoà, oxi hoá-khử.
4. Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh
- Chôn lấp hợp vệ sinh là biện pháp tiêu huỷ chất thải được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới.
- Theo công nghệ này, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại dạng rắn hoặc sau khi đã
cố định ở dạng viên được đưa vào các hố chôn lấp có ít nhất hai lớp lót chống thấm,có hệ
thống thu gom nước rò rỉ để xử lý, có hệ thống thoát khí, có giếng khoan để giám sát khả năng
ảnh hưởng đến nước ngầm.
- Việc xây dựng hố chôn lấp phải theo đúng các quy chuẩn thiết kế về kích thước, độ dốc, các
lớp chống thấm đáy và vách, xử lý nước rò rỉ, khí gas…
5.MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRONG VẤN ĐỀ QUẢN
LÝ CHẤT THẢI RẮN HIỆN NAY

- Xây dựng kế hoạch hành động 3R: 3R có nghĩa là giảm (reduce), sử dụng lại (reuse) và
tái chế (recycle) rác, dựa trên chương trình phân loại rác thải tại nguồn, góp phần tiết kiệm
chi phí thu gom và xử lý rác thải, giảm quỹ đất dành cho chôn lấp rác, từ đó ngăn ngừa các
vấn đề làm suy thoái môi trường.
- Hệ thống tái chế thân thiện với môi trường: (ERS)
+ Là công nghệ hiện đại, có thể xử lý chất thải thành phân bón và các loại sản phẩm khác
như thức ăn gia súc một cách hiệu quả và thân thiện với môi trường.
+ Hệ thống ERS có một số ưu điểm nổi trội khi so sánh với các hệ thống khác như: Biến
chất thải thành nguồn tài nguyên có giá trị, Giảm đáng kể thời gian xử lý, Xử lý sạch và an
toàn, Đơn giản và kinh tế
“Cảm ơn quý thầy (cô) và các bạn đã lắng
nghe và theo dõi”

You might also like