You are on page 1of 38

Së Gi¸o Dôc & §µo T¹o L¹ng S¬n

Trêng trung häc phæ th«ng h÷u lòng


---------------o0o---------------

HỘI THẢO

C¤ng t¸c chñ nhiÖm


Nh»m n©ng cao chÊt lîng gi¸o dôc toµn diÖn
N¨m häc 2010 – 2011.

H÷u Lòng 16/10/2010

1
Tham luận CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Vũ Thịnh Vượng - Chủ nhiệm 12A2
Năm học 2010 – 2011 là năm học với chủ đề tiếp tục đổi mới công tác
quản lý – nâng cao chất lượng giáo dục mà đặc biệt là chú trọng đến việc tăng tỷ
lệ học sinh khá giỏi toàn diện. Để nâng cao chất lượng giáo dục, vấn đề quan
trọng mà ít người để ý tới đó là vai trò của công tác chủ nhiệm lớp. Nếu những
bộ môn văn hoá kích thích các em say mê học tập sáng tạo và để các em yêu
thích môn học thì vai trò người GVCN sẽ là người tổ chức, động viên khích lệ
các em tham gia vào quá trình học tập, đồng thời GVCN cùng với gia đình học
sinh cũng là người định hướng nghề nghiệp cho các em sau này để các em chọn
trường, chọn khối thi làm sao cho phù hợp. người GVCN còn là cầu nối giữa học
sinh với phụ huynh, giữa học sinh với các thầy cô giáo dạy các bộ môn để có thể
tìm hiểu những mong muốn, nhu cầu của học sinh từ đó có biện pháp phù hợp để
tăng hiệu quả giáo dục nói chung và chất lượng các môn học nói riêng. Công tác
GVCN lớp thúc đẩy chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học là một thành tố
không thể thiếu được trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong thực tế từ trước đến nay mảng công tác của GVCN lớp chưa được quan
tâm đúng mức, giáo viên chủ nhiệm giỏi còn ít và thiếu vì:
1.Các sinh viên mới ra trường hiện nay còn rất thiếu kinh nghiệm và biện pháp
giáo dục trong công tác chủ nhiệm lớp
2.Phần lớn GVCN coi công việc chủ nhiệm của mình đôi khi chỉ là phụ
chứ chưa hẳn đã đặt nặng công tác này thành vấn đề lương tâm, trách nhiệm,
chưa nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của công tác chủ nhiệm góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục.
3.GVCN chưa nắm được tâm tư, tình cảm của học sinh, những ước mơ, nguyện
vọng của học sinh lớp mình phụ trách là gì.
4.GVCN chưa thật sự cảm thông và chia sẻ với các thành viên trong lớp mình
phụ trách
5. Mối quan hệ giữa GVCN và phụ huynh học sinh còn mang tính hình thức
chưa sâu sắc, chưa thường xuyên.
Bản thân tôi, qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, xin được chia sẻ một số
kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã thực hiện góp phần vào việc nâng cao chất lượng
giáo dục của lớp chủ nhiệm.
Một là: thay đổi hình thức sinh hoạt lớp, giờ sinh hoạt không chỉ là để kiểm
điểm học sinh mang tính chất hành chính sự vụ mà phải tìm hiểu rõ căn nguyên
từng trường hợp như: Tại sao em đó bị điểm xấu, tại sao hôm nay em đó bỏ giờ...
có phải chỉ vì lười học mải chới hay vì lý do gì khác từ đó có biện pháp, có
những lời cảm thông chia sẻ, động viên khích lệ kịp thời. Tôi mạnh dạn đua vào
giờ sinh hoạt những hoạt động mang tính chất “Vui mà học” như thi giữa các tổ

2
trong lớp theo chủ đề do giáo viên chủ nhiệm định hướng, tổ chức đố vui về toán
học, vật lý, văn học, sưu tầm những trò chơi mang tính giáo dục, biểu diễn các
tiết mục văn nghệ, thi hùng biện....làm cho các em có sự háo hức chờ đợi đến giờ
sinh hoạt lớp để được thể hiện mình
Hai là: từ năm lớp 10 có những định hướng cho học sinh, bằng biện pháp
phát phiếu thăm dò cho học sinh đăng ký nguyện vọng, khối thi và ước mơ chọn
nghề trong tương lai, từ đó học sinh định hướng được khối thi và GVCN , phụ
huynh có thể tư vấn cho các em. Thực hiện theo dõi kết quả học tập một cách sát
sao, có bảng thi đua học tập trong lớp, thi đua giữa các tổ từ đó học sinh có động
cơ, mục đích học tập đúng đắn. Sau mỗi năm học có sự rà soát kết quả học tập
đạt được với dự định nghề nghiệp để học trò thấy cần cố gắng hơn ở những môn
học nào trong năm học tiếp theo.
Ba là: tận dụng tối đa các giờ giáo dục hướng nghiệp và hoạt động ngoài giờ
lên lớp, giờ ra chơi và các buổi hoạt động tập thể của lớp để tìm hiểu thêm hoàn
cảnh, tình cảm của học sinh lớp mình phụ trách. để học sinh thấy GVCN là chỗ
dựa vũng chắc cho các em. Vì vậy khi các em cần chia sẻ, cần tư vấn hoặc gặp
khó khăn đều tìm đến GVCN lớp. Chú trọng giáo dục tinh thần hiếu học cho các
em thông qua các buổi tham quan dã ngoại như thăm Văn miếu quốc tử giám,
bảo tàng dân tộc học.. nhằm khích lệ sự hiếu học lòng say mê sáng tạo, nuôi
dưỡng ước mơ cho các em. Cùng với ban liên học cha mẹ học sinh lớp, chúng tôi
thường xuyên giúp đỡ 2 học sinh của lớp có hoàn cảnh quá khó khăn về tiền,
quần áo, sách vở. Kết quả là em Phương Thảo dù mẹ mất, em gái bị tàn tật vẫn
cố gắng vươn lên đạt học lực giỏi, em Cương bố thần kinh, mẹ đi làm thuê xa,
kinh tế khó khăn vẫn vươn lên đạt học lực TB khá.
Bốn là: xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình với GVCN thông qua
giấy báo kết quả học tập từng tháng cho phụ huynh, qua đó nắm được những tâm
tư, nguyện vọng của phụ huynh để có những điều chỉnh cho phù hợp. Mọi thay
đổi bất thường của học sinh luôn có thông tin kịp thời với phụ huynh và có thể
nói hơn 40 học sinh lớp chủ nhiệm là hơn 40 cách ứng xử khác nhau phù hợp với
từng em.
Từ biện pháp trên, lớp 12A2 do tôi chủ nhiệm đã trở thành một tập thể học
sinh đoàn kết, biết chia xẻ giúp đỡ lần nhau, có động cơ học tập đúng đắn, tất cả
đều hướng tới mục tiêu đạt được ước mơ nghề nghiệp mà các em đã lựa chọn.
Kết quả học tập và rèn luyện : Lớp luôn được xếp loại A, số HSG toàn diện
năm sau tăng hơn năm trước ( Lớp 10: 3 HSG, lớp 11: 7 HSG), học sinh thi học
sinh giỏi đạt nhiều giải cao: ( Lớp 10: có 2 HS thi vượt cấp lớp 11 đều đạt giải,
lớp 11 thi vượt cấp lớp 12 đạt 2 giải, học sinh thi học sinh giỏi lớp 11 đạt 12
giải). Học sinh có học lực khá: lớp 10: 30/43, lớp 11: 35/43
Vừa qua nhà trường đã tổ chức tập huấn GVCN lớp. Chúng tôi mong muốn
các đồng chí mới ra trường ý thức hơn về công tác chủ nhiệm của mình đồng

3
thời nhà trường cũng nên phân công những giáo viên có kinh nghiệm về công tác
chủ nhiệm kèm cặp những đồng chí còn thiếu kinh nghiệm để có thể góp phần
vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

4
Tham luận: Công tác Giáo viên chủ nhiệm để góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh
Nguyễn Thị Lan Hương – GVCN lớp 10A13

Việc giáo dục trẻ không phải là việc riêng của riêng ai mà là của toàn xã
hội, của tất cả mọi người, vì “ trẻ em hôm nay, thế ngày mai”. Vì vậy, việc giáo
dục ở trường chiếm một vị trí quan trọng. Nhà trường là nơi để học sinh rèn
luyện trở thành người có đầy đủ Trí_ Đức_Thể_Mĩ. Do vậy, người giáo viên
ngoài công tác chuên môn thì công tác chủ nhiệm cũng được coi trọng.

Giáo viên chủ nhiệm có một vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng,
cũng như hình thành nhân cách cho học sinh. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm
khi tham gia công tác giáo dục, không chỉ là nắm được những chỉ số của quản lý
hành chính đơn thuần, như tên, tuổi, số lượng, hoàn cảnh gia đình của học sinh,
trình độ học sinh về học lực, hạnh kiểm mà còn phải dự báo xu hướng tổ chức
giáo dục, dạy học phù hợp điều kiện khả năng của từng học sinh....Đồng thời
phản ánh trung thành mọi tâm tư nguyện vong , quyền lơị của học sinh với BGH
nhà trường và GV bộ môn.Hơn nữa , GVCN là cầu nối giữa tập thể học sinh với
các tổ chức xã hội trong và ngoài trường.giưa phụ huynh học sinh và nhà trương.
Có thể nói GVCN là người đại diện cho quyền lợi của học sinh, bảo vệ học sinh
về mọi mặt một cách hợp lí.

Trong nhà trường công tác chủ nhiệm luôn được sự quan tâm giúp đỡ của
BGH và các đồng nghiệp. nhà trương cũng có những buổi tập huấn về công tác
chủ nhiệm. Luônđược sự tin tưởng của phụ huynh hoc sinh và học sinh. Nhưng
bên cạnh đó , công tác chủ nhiệm cũng gặp những khó khăn. Bản thân tôi, khi
được giao nhiêm vụ chủ nhiệm lớp 10A13, tôi đã rất vui. Đó là trách nhiệm
nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức vinh quang,nó có niềm vui cũng như những trăn
trở, hơn tất cả những việc làm khác khi đi dạy.. Tôi là giáo viên vừa bước ra từ
môi trường đại học, kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm cũng như kĩ năng
sống còn nhiều hạn chế. Trong lớp chủ nhiệm cũng còn một số học sinh nhận
thức chưađúng đắn động cơ học tập, chưa có ý thức vươn lên đã làm ảnh hưởng
tơí tập thể lớp. Ngoài ra, một số học sinh ở khu vực vùng sâu vùng xa nên việc
trao đổi với học sinh còn khó khăn.

Để làm tốt công tác chủ nhiêm, GVCN cần nhận thức được trách nhiệm
của mình trong công tác chủ nhiệm lớp. Bất kì GVCN nào cũng mong muốn lớp
mình trở thành một tập thể vững mạnh.Tôi cũng vậy. Như chúng ta đã biết, học
sinh trung học phổ thông là những em ở lứa tuổi cuối thiếu niên và đầu thanh
niên. Lứa tuổi đang khẳng định mình, giàu ước mơ, bước đầu có kinh nghiệm

5
sống, có khả năng tự quản, tổ chức hoạt động tập thể… Tuy nhiên, vẫn là lứa
tuổi mong muốn lớn hơn khả năng, muốn khẳng định nhưng chưa đủ về mọi mặt
kinh nghiệm, tri thức. Khi có thành công thì dễ tự tin quá mức, ngược lại gặp
những thất bại đầu tiên dễ dao động, lòng tự tin bị giảm sút… Xuất phát từ
những đặc điểm đó về tâm lý lứa tuổi, việc định hướng giáo dục đối với học sinh
trung học là rất cần thiết. Khi nhận lớp, sĩ số của lớp là 42 học sinh, nhưng sau
một tháng học thì một học sinh đã bỏ học. Biết được học sinh ấy đã đi theo
những người bạn xấu tôi rất buồn và càng nhận thức rõ hơn vệc hiểu tâm lí của
lứa tuổi này. Tôi nhận thấy,không phải người giáo viên chỉ có mặt trong lớp
,trong giờ học chỉ nói chuyện học ,chuyện trường lớp...mà người giáo viên còn
biết chia chia sẻ những thông tin khác nữa . Phải làm sao cho các em tin yêu,kể
cho nghe những chuyện khác với chuyện học của các em,để qua đó giáo viên có
thể nắm bắt được những điều đang diễn biến trong các em. Cho nên tôi thường
xuyên:

 Theo dõi đôn đốc việc học tập, thực hiện nội qui của tập thể lớp và các
thành viên trong lớp.Thời gian mà giáo viên gần gũi các em có thể là giờ
truy bài ,có thể là những buổi lao động ,những buổi đi trực ...Những lúc ấy
sẽ rất khó quản lí lớp nếu không có sự đồng tình ủng hộ của học sinh.

 Tổ chức cho lớp tham gia đầy các phong trào của nhà trường và các đoàn
thể tổ chức. Ví dụ, tham gia các buổi lao đông của nhà trường , trồng hoa
làm đẹp khuôn viên trường, lễ trao học bổng của Công ty Canon…

 Có những hình thức khen thưởng cho những học sinh đạt thành tích tốt
tong việc học tập cũng như rèn luyện, đồng thời cũng xó những hinhf thức
kỉ luật cho những học sinh vi phạm qui chế của trường của lớp.

 Lựa chọn Ban cán sự nhiệt tình, có năng lực và định hướng cho Ban cán
sự xây dựng cơ chế hoạt động, phương pháp quản lý ở từng lĩnh vực.
Giữa GVCN và cán sự lớp cần có sự liên lạc, kết hợp chặt chẽ thường
xuyên để duy trì lớp thực hiện quy chế đào tạo, nội quy của nhà trường
và xây dựng tập thể lớp đoàn kết.

 Phối hợp với giáo viện bộ môn để nắp bắt được tình hình học tập rèn
luyện của học sinh. Ví dụ, trong lớp có học sinh học rất tốt môn toán
nhưng lại không chú ý, gây mất trật tự trong giờ học những môn
khác.Trao đổi với giáo viên bộ môn tìm ra nguyên nhân, từ đó có cách giải
quyết . khuyên răn học sinh đó.

6
 Thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh cùng phối hợp giáo dục,
động viên giúp đỡ từng học sinh nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện
phát triển trí tuệ, năng lực và tạo sự gần gũi thân thiện giữa nhà trường và
phụ huynh. Trong lớp của tôi đầu năm cũng có một học sinh rất hay bỏ
giờ. Qua tìm hiểu, tôi biết rằng học sinh đó bỏ giờ đi chơi điện tử. Cùng
với sự phối hợp với phụ huynh của em đó và ban cán sự lớp, bây giờ học
sinh đó đã không còn bỏ giờ nữa.

 Tuy nhiên, trong lớp của tôi cũng còn môt hai học sinh cá biêtj. Mạc dù ,
đã được khuyên răn, trao đổi với phụ hunh ọc sinh nhiều lần nhưng sự tiến
bộ của học sinh đó chưa rõ rệt. THông qua hội thảo tôi hi vọng nhận được
sự chia sẻ của các đồng nghiệp khác để tìm ra những biện pháp giáo dục
học sinh cá biệt.

Bên cạnh đó tôi cũng hy vọng BGH nhà trường :


 Có những biện pháp tác động đến các hàng quán, các điểm giải trí (Bi-a,
Internet…) gần trường không được chứa chấp học sinh trong học.
 Có những chỉ đạo sát sao có hiệu quả nhiều hơn nữa trong công tác chủ
nhiệm lớp, giúp đỡ những giáo viên chủ nhiệm lớp chưa có kinh ngiệm
làm tốt cong tác chủ nhiệm.

7
Tham luận:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
HỌC SINH “CÁ BIỆT”
Giáo viên: Nguyễn Mai Quỳnh

Thực hiện chỉ thị số 3399/CT – BGDĐT ngày 6/8/2010 về việc thực hiện
nhiệm vụ trọng tâm năm học 2010 – 2011 là “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý
và nâng cao chất lượng giáo dục”. Thực hiện công văn số 1173/SGDĐT –
GDTrH về việc tổ chức hội thảo công tác Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường PT.
Trường THPT Hữu Lũng đã tiến hành triển khai nội dung hội thảo đến
toàn thể giáo viên trong nhà trường, đặc biệt là GVCN lớp năm học 2010 – 2011,
nhằm nâng cao chất lượng GVCN và công tác giáo dục của nhà trường.
Bản thân tôi nhận thấy công tác chủ nhiệm là công việc quan trọng, cho
nên tôi đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm của người GVCN là:
- Người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định của hiệu trưởng đến từng
thành viên và tập thể lớp, là người phối hợp với các giáo viên bộ môn quản lý
học sinh trong vấn đề học tập và rèn luyện đạo đức. GVCN là người phối hợp
với các tổ chức đoàn thể để làm tốt công tác dạy – học – giáo dục học sinh trong
lớp mình phụ trách. Bởi vậy, có thể coi GVCN là một hiệu trưởng không có dấu
đỏ.
- Bên cạnh đó GVCN còn đóng vai trò như người cha, mẹ; người anh, chị và là
người bạn trong cuộc sống của các em.
- Để hoàn thành công việc chủ nhiệm, người giáo viên cần sự hỗ trợ của các thầy
cô trong hội đồng giáo dục nhà trường, của gia đình và bản thân học sinh.
Trong phạm vi bài viết này tôi xin đề cập đến một trong những công việc
quan trọng của công tác chủ nhiệm là “ Giáo dục học sinh cá biệt” để nâng cao
chất lượng giáo dục.

I. Thực trạng
- Trong những năm gần đây môi trường học đường có nhiều điều đáng báo động
trong đó phải kể đến sự xuống cấp về đạo đức của một số học sinh với nhiều lí
do khác nhau.
- Những hiện tượng thường xảy ra:
+ Trong lớp những học sinh đó thường không chú ý nghe giảng, không ghi chép
nên không hiểu bài, ngủ gật, hoặc mất trật tự, sử dụng điện thoại, hay xin ra
ngoài, quậy phá... Về nhà thì nói dối cha mẹ, không học và chuẩn bị bài, thậm
chí còn có trường hợp học sinh bỏ nhà đi 1 vài ngày cho đến hàng tuần.

8
+ Từ các mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau giữa học sinh: Trong lớp, học sinh lớp
trước với lớp sau. Học sinh lớp sáng với lớp chiều đi học chéo buổi. Ngay cả
những học sinh chưa quen biết nhau nhưng vì 1 lí do là “bạn ấy nhìn đểu em”
cũng dẫn đến đánh nhau, gây mất tình cảm thậm chí còn dẫn đến thương tích
nặng...
+ Học sinh có những hành sử thiếu ý thức với thầy cô giáo: Học sinh cãi lời thầy
cô, tỏ thái độ chống đối, không chào hỏi thầy cô, gọi thầy cô giáo bằng các từ
không đúng mực.
+ Có thái độ đua đòi, a dua với những thành phần xấu trong xã hội....
Trên đây là một số biểu hiện của những học sinh “cá biệt”.
II. Nguyên nhân
1. Gia đình
- Một số gia đình cha mẹ chưa thật sự quan tâm đến sự phát triển của con cái từ
tâm lí đến sinh lí
- Có nhiều gia đình quan tâm nhưng không đúng mức, như họ cho rằng con cái
cần điều gì cũng sẵn sàng đáp ứng yêu cầu, nhưng không cần biết con mình dùng
vào mục đích gì. Có những trường hợp cho tiền tiêu vặt bằng chi tiêu của 1 gia
đình khó khăn trong một tháng.
- Mâu thuẫn trong gia đình cũng là một lí do làm cho các em xa sút về tâm lí và
học tập.
- Theo tìm hiểu trường chúng ta có khoảng 20% học sinh ở trọ, xa gia đình, thiếu
sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ, một bộ phận đã không làm chủ được bản thân
nên bị bạn xấu lôi kéo.
2. Xã hội
- Quanh khu vực nhà trường còn có nhiều hàng quán thu hút các em học sinh.
Nhiều trò chơi tốn thời gian và tiền bạc nhưng có sức lôi cuốn học sinh như: Bi
a, Games online.....
- Nhiều thành phần xấu lôi kéo các em ra khỏi môi trường trường học bằng các
cách như: Làm quen, mời đi ăn và uống nước, thậm chí cả uống rượu và sử dụng
một số chất kích thích nguy hiểm khác. Lúc đầu thì mời nhưng sau đó quen dần
các học sinh này sẽ phải phụ thuộc vào họ.
- Lực lượng an ninh chưa có sự phối hợp kịp thời để giúp nhà trường giải quyết
triệt để một số hiện tượng tiêu cực.

9
3. Nhà trường
- Do cơ cấu giáo viên chưa đồng đều, nên một số giáo viên chủ nhiệm có kinh
nghiệm không tham gia chủ nhiệm vì số tiết dạy nhiều và ngược lại có giáo viên
tuổi nghề còn trẻ, chưa có kinh nghiệm nhưng giờ dạy ít nên vẫn phải đưa vào
tham gia công tác chủ nhiệm. Đây cũng là một khó khăn mà nhà trường đang
gặp phải.
- Nhà trường đã có khen và phê bình các giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
Nhưng chưa đánh giá, xếp loại có hệ thống, công khai về chất lượng chủ nhiệm
sau mỗi kì và năm học. (đánh giá không chỉ dựa vào xếp loại của lớp mà cần dựa
trên sự tiến bộ trong học tập, giao tiếp ứng xử của học sinh)
4. Giáo viên
- Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm chưa thật sự đồng đều về kinh nghiệm, trách
nhiệm.
- Một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm, chưa tích cực học hỏi. Chưa nhiệt tình
và tâm huyết với lớp chủ nhiệm.
- Khối lượng công việc nhiều, yêu cầu cao trong cả công tác chuyên môn và chủ
nhiệm, nên thời gian đầu tư chưa nhiều, dẫn đến chất lượng chủ nhiệm chưa cao.

III. Giải pháp


Từ những vấn đề trên tôi nhận thấy nhiệm vụ hàng đầu của người giáo
viên là giáo dục cho các em về đạo đức, lối sống và hoàn thiện nhân cách, như
lời của cha ông ta đã dạy “ Tiên học lễ, hậu học văn”.
Trong thời gian chủ nhiệm vừa qua tôi đã tiến hành những phương pháp
sau và đã có được những kết quả nhất định:
1. Tìm hiểu tình hình lớp
- Tìm hiểu tình hình của lớp thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ, đây cũng là dịp
trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên với nhau và để kiện toàn lại đội ngũ cán
bộ lớp, có kế hoạch bổ sung những điều chưa làm được và phát huy những mặt
mạnh mà lớp đã có. Từ đó giáo viên chủ nhiệm có phương pháp giáo dục học
sinh và đặc biệt là giáo dục học sinh “cá biệt”.
- Đồng thời GVCN khéo léo tìm hiểu học sinh “cá biệt” thông qua cán bộ lớp,
nhóm bạn hay chơi cùng các em. Bên cạnh đó có thể tìm hiểu qua các giáo viên
bộ môn...

10
2. Kết hợp với phụ huynh
- Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình: mối quan hệ và tình cảm trong gia đình, về điều
kiện kinh tế, để có thể biết được lý do vì sao học sinh lại “chậm tiến” chú ý
những hoàn cảnh đặc biệt có ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh.
- Khi đã tiếp xúc được với phụ huynh của học sinh, điều cần tránh là không nên
gay gắt, dồn dập việc báo cáo và phê bình con em họ, vì hơn ai hết họ đã từng
nghe nhiều lời phê phán và đã biết rõ con em mình. Điều đó sẽ không có tác
dụng gì mà ngược lại làm mất đi ý nghĩa của sự hợp tác, phối hợp giáo dục. Vì
vậy, cần phải giao tiếp ở góc độ cởi mở, tâm lý, tế nhị và chân tình, tạo cho phụ
huynh học sinh tình cảm gần gũi, thân mật, sự tin tưởng, để cùng giáo dục con
em họ trở thành người tốt.
3. Hợp tác giữa giáo viên và học sinh.
- Giáo viên nên thường xuyên tiếp xúc, gần gũi trò chuyện, nhắc nhở, động viên
các em học tập. Luôn tạo môi trường thân thiện giúp các em cảm thấy thầy cô
như người bạn, người thân, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của mình, cả khi vui và
khi buồn.
- Khi học sinh mắc lỗi hoặc có thái độ chưa phù hợp giáo viên cần xem xét, lắng
nghe, tìm hiểu và phân tích cái đúng sai để các em hiểu ra vấn đề.
- Khi xử lí những vi phạm của học sinh cần có sự nghiêm khắc và công bằng, để
các em thấy mình cũng bình đẳng như các bạn trong lớp.
- Đưa các em vào những hoạt động mà các em ưa thích như văn nghệ hoặc
TDTT, thông qua các HĐ ngoại khóa, HĐGDNGLL và HĐHN rèn luyện kỹ
năng sống cho các em.
- Hàng ngày luôn có sự quan tâm tới các em về việc thực hiện nội quy của
trường lớp, về thái độ học tập, và mối quan hệ với bạn bè. Điều đó sẽ giúp cho
giáo viên chủ nhiệm nắm vững tình hình của lớp cũng như việc xử lí các sự việc
đúng và kịp thời, tránh làm tổn thương đến tâm lý và tình cảm của các em.
- Học sinh “cá biệt” thường là những em chưa định hướng được mình cần phải
rèn luyện những gì để giúp ích cho bản thân và hoàn thành nhiệm vụ của mình là
học và rèn luyện đạo đức. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm sẽ là người giúp các
em biết quan tâm đến bản thân, gia đình, đến những người xung quanh ... cũng
như định hướng cho các em việc lựa chọn ngành nghề để các em có những ước
mơ và mong muốn minh trở thành người có ích trong xã hội.

11
Một yếu tố quan trọng để GVCN thành công trong việc giáo dục học sinh
“cá biệt” là phải hiểu được nguyên nhân, lí do, mức độ của học sinh “cá biệt” để
có phương pháp phù hợp trong tường trường hợp:
Năm học 2009-2010 tôi nhận chủ nhiệm lớp 12A7, là lớp thuộc ban cơ
bản và có học sinh “cá biệt”. Hai học sinh cá biệt có hai hoàn cảnh khác nhau,
bởi vậy mỗi trường hợp tôi đã có những phương pháp giáo dục khác nhau.
- Trường hợp thứ nhất: Học sinh này được sống trong 1 gia đình có điều kiện
kinh tế khá giả, nhưng quan niệm của cha mẹ chưa đúng, họ đã tạo điều kiện tối
đa cho con từ ăn mặc đến đồ dùng học tập, ngoài ra còn cho con tiền tiêu vặt
bằng tiền tiêu cả tháng của gia đình khó khăn. Cậu học sinh đó đã dùng tiền cha
mẹ cho vào những trò chơi vô bổ như mời bạn bè ngồi quán, hút thuốc lá, uống
rượu và chơi Games online.....
Giờ học trên lớp không chú ý nghe giảng, chỉ nghĩ đến điện tử, đầu óc mụ
mẫm không còn sự linh hoạt như trước nữa. Từ một người có lực học khá dần
dần xuống trung bình và yếu. Việc bỏ tiết và buổi học đã diễn ra thường xuyên
hơn, có khi không nhớ về nhà trong mấy ngày.
Từ thực tế trên tôi đã tìm giải pháp đó là tác động đến bố mẹ: giải thích
cho họ về việc cung cấp tiền cho con như vậy là không phù hợp, chứng minh cho
họ thấy con mình sử dụng số tiền đó vào những việc không có lợi, để họ hiểu và
tin tưởng cô giáo hơn. Cùng đó là phối hợp với gia đình về việc đưa đón con đến
trường trước và sau mỗi buổi học. Mỗi ngày cho em chơi điện tử khoảng 1 tiếng
tại nhà, sau đó hướng cho em tham gia một số môn thể thao để em có môi trường
vui chơi, nâng cao sức khỏe.
Với học sinh, tôi đã dành nhiều thời gian để khuyên bảo, tâm sự, nêu ra
những tấm gương về học tập vì chăm chỉ họ đã có tương lai tươi sáng, đồng thời
chỉ cho em thấy những hình ảnh ngay trước mắt vì lỡ dở việc học hành dẫn đến
không có nghề nghiệp và cuộc sống vất vả khổ cực.
Khi đã có sự phối hợp giữa gia đình, giáo viên và học sinh một cách tích
cực có trách nhiệm thì chỉ một thời gian sau học sinh đó như cắt được “cơn
nghiện” Games online. Tinh thần minh mẫn, nhanh nhẹn, lạc quan hơn, việc bỏ
học giảm dần và chấm dứt hẳn. Kết quả học tập dần dần nâng cao, được bạn bè
và thầy cô giáo quý mến, cuối năm đã thi đỗ tốt nghiệp và bây giờ đã có việc làm
ổn định.
- Trường hợp thứ 2: Học sinh này xuất thân trong gia đình làm nông nghiệp, sự
quan tâm của cha mẹ không được thường xuyên, đã bị bạn bè xấu rủ rê lôi kéo.

12
Dẫn đến việc bị đình chỉ một năm học. Khi nhận học sinh về lớp chủ nhiệm, tôi
không tránh khỏi những băn khoăn lo lắng.
Khi tìm hiểu về gia đình tôi nhận thấy tác động từ phía gia đình là rất khó,
bởi vậy tôi đã tìm ra giải pháp là quan tâm trực tiếp đến học sinh: Qua những lần
tâm sự, tìm hiểu hoàn cảnh, tâm lí tôi nhận thấy học sinh này rất cá tính, mạnh
mẽ quyết đoán trong công việc, nhưng cũng có phần nóng nảy khó kìm nén cảm
xúc. Khi đã hiểu phần nào về học sinh thì việc chia sẻ, giúp đỡ và dạy bảo là rất
đơn giản và hiệu quả.
Trong hoạt động của lớp tôi thường phân công cho em phụ trách những
hoạt động bề nổi như tổ chức việc thi thể thao giữa các chi đoàn do Đoàn trường
phát động. Tổ chức các cuộc đi picnic hay thăm hỏi những gia đình ở xa... khi
được giao việc đúng khả năng, em đã hoàn thành rất tốt. Qua đó tạo được niềm
vui, sự phấn khởi mỗi khi em đến trường. Hiện tượng bỏ giờ, chán học, giao lưu
với bạn xấu không còn. Cuối năm lớp 12 em đã đỗ tốt nghiệp và thi đỗ vào
trường Cao đẳng. Cuộc sống đã mở ra cho em một tương lai tươi sáng.
IV. Kết luận
Niềm vui vô bờ khi thành công trong phương pháp giáo dục, song cũng
nhiều khi trái tim đau nhói vì (bất lực)..... trước những học sinh “cá biệt”. Nhưng
dù sao đó cũng chỉ là những thất bại tạm thời bởi vì đối tượng làm việc của giáo
viên là con người. Cũng có thể chưa nhìn thấy kết quả ngay tức thời mà phải đến
sau này học sinh trưởng thành các em sẽ hiểu được tấm lòng của các thầy cô
giáo.
Để làm được những việc như trên GVCN phải là người có tình yêu
thương, tấm lòng độ lượng và bao dung đối với học sinh.
Chính tâm huyết và trách nhiệm nghề nghiệp sẽ giúp cho giáo viên chủ
nhiệm có được năng lực “cảm hóa” học sinh nói chung, học sinh “cá biệt” nói
riêng.
Tâm huyết và trách nhiệm nằm trong nhân cách của người thầy giáo. Giáo
viên chủ nhiệm sẽ dùng nhân cách của mình để giáo dục các em nên người.
Đây chính là phương pháp dùng nhân cách để giáo dục nhân cách.

13
Tham LuËn : C«ng t¸c chñ nhiÖm líp
NguyÔn thÞ Lan - chñ
nhiÖm 11A11

C¨n cø vµo vÞ trÝ vµ vai trß vµ tÇm quan träng cña c«ng
t¸c gi¸o viªn chñ nhiÖm líp ë trêng phæ ,lµm s¸ng tá c¸c ®Æc
®iÓm ,nh÷ng khã kh¨n ,thuËn lîi cña c«ng t¸c gi¸o viªn chñ
nhiÖm líp trong bèi c¶nh ®æi míi gi¸o dôc hiÖn nay.
§Þnh híng ®æi míi néi dung ,ph¬ng ph¸p c«ng t¸c chñ
nhiÖm líp ë trêng phæ th«ng vµ t¨ng cêng n¨ng lùc lµm c«ng t¸c
chñ nhiÖm líp cho gi¸o viªn phæ th«ng .§îc sù ph©n c«ng cña
ban gi¸m hiÖu t«i xin tr×nh bµy b¶n tham luËn:
1. §Æc ®iÓm nh÷ng khã kh¨n thuËn lîi cña c«ng t¸c gi¸o viªn
chñ nhiÖm líp trong bèi c¶nh ®æi míi gi¸o dôc hiÖn nay ,b¶n
th©n t«i chñ nhiÖm chñ nhiÖm líp 11A11 lµ mét líp ®¹i trµ
trong líp cã nh÷ng ®èi tîng ( häc sinh lu ban, häc sinh c¸ biÖt tõ
cÊp hai) qua ®ã t«i nhËn thÊy nh sau:
- Khã kh¨n :
+gi¸o viªn : ( b¶n th©n t«i ) kinh nghiÖm c«ng t¸c chñ nhiÖm
cßn nhiÒu h¹n chÕ ,c«ng nghÖ th«ng tin sö dông cha thµnh th¹o
nªn cßn gÆp khã kh¨n .
+ Häc sinh : phÇn lín c¸c em ë xa trêng ( 15 em nhµ c¸ch xa tr-
êng tõ 8km trë lªn ) 3 häc sinh ë trä cßn phÇn lín c¸c em ®i vÒ
b»ng xe ®¹p nªn khã kh¨n trong qu¸ tr×nh ®i l¹i ®Æc biÖt
trong c¸c ngµy ma b·o, ngoµi ra mét sè em cha cã ý thøc häc

14
nªn coi viÖc ®Õn líp lµ do gia ®×nh b¾t buéc ,®Æc biÖt n¨m
líp 11 n¨m nay cã 3 häc sinh lu ban ý thøc häc cha tèt thêng
xuyªn nghØ häc VD häc sinh Høa v¨n thªm tõ ®Çu n¨m ®Õn
nay thèng kª ®· nghØ häc ®Õn 17 buæi cã th«ng b¸o cho gia
®×nh 3 lÇn nhng cha thÊy sù biÕn chuyÓn vÉn tiÕp tôc nghØ
.bªn c¹nh ®ã cã em thiÕu v¾ng sù chØ b¶o yªu th¬ng cña
bè ,cña mÑ nh bè, mÑ mÊt tõ nhá . bªn c¹nh nh÷ng khã kh¨n
®ã cã ®iÓm thuËn lîi .
- ThuËn lîi :
+ §îc sù quan t©m nh¾c nhë cña Ban Gi¸m HiÖu vµ §oµn tr-
êng.
Cã c¸c thÇy c« gi¸o bé m«n nhiÖt t×nh,c¸n bé líp cã tr¸ch
nhiÖm ,líp häc ®Çy ®ñ ¸nh s¸ng ,26/ 36 häc sinh lµ ®oµn viªn
thanh niªn céng s¶n Hå ChÝ Minh. Cïng thuËn lîi khã kh¨n trªn
yªu cÇu ®èi víi gi¸o viªn chñ nhiÖm ph¶i x©y dùng ®îc mét tËp
thÓ líp ®oµn kÕt ,kh«ng vi ph¹m c¸c tÖ n¹n x· héi . h¹n chÕ häc
sinh vi ph¹m c¸c néi quy trêng ,líp nh kh«ng nghØ häc nhiÒu
,nghØ häc ph¶i cã phÐp ,h¹n chÕ häc sinh bá giê , rÌn luyÖn häc
sinh cã phÈm chÊt , t c¸ch ®¹o ®øc tèt , quan hÖ ®óng mùc víi
thÇy c«, ®Ó häc tËp ®¹t kÕt qu¶ cao nh mong muèn cña gia
®×nh vµ c¸c thÇy c« gi¸o.
B¶n th©n t«i còng m¹nh d¹n ®a ra mét sè biÖn ph¸p ®·
lµm ,sÏ thùc hiÖn trong giai ®o¹n tíi nh sau :
Thø nhÊt : kÕt hîp víi gi¸o viªn bé m«n ®Ó t×m hiÓu nguyªn
nh©n häc sinh, lý do v× sao cßn vi ph¹m nh÷ng nçi ë trong giê
häc ®ång thêi kÕt hîp víi phô huynh häc sinh kÞp thêi nh¾c nhë

15
gióp em ®ã tiÕn bé h¬n, híng häc sinh vµo vÊn ®Ò häc tËp
,®Ó häc sinh x¸c ®Þnh häc tËp lµ vÊn ®Ò hµnh ®Çu .
Thø hai: cho c¸c tæ theo dâi chÐo , mÉu b¶ng thi ®ua tÝnh
®iÓm cña häc sinh trong tuÇn ®¸nh gi¸ h¹nh kiÓm ,lµm c¨n cø
xÐt h¹nh kiÓm hµnh th¸ng ,häc kú .§Ó tõ ®ã c¸c em thÊy ®îc
kÕt qu¶ häc tËp vµ rÌn luyÖn ®¹o ®øc cña m×nh cña tõng tuÇn
tõng th¸ng ®Ó , tù phÊn ®Êu ®i lªn
Thø ba : thay ®æi h×nh thøc trong c¸c buæi sinh ho¹t líp,
ngoµi nh¾c nhë häc sinh vi ph¹m , häc sinh cßn lêi häc , vi ph¹m
trong c¸c tiÕt häc ,cha chó trong giê ,cßn mÊt trËn tù ,bÞ ®iÓm
kÐm, ngoµi ra t×m hiÓu râ lý do nguyªn nh©n t¹i sao cßn bÞ
®iÓm kÐm cßn nghØ häc ,cßn vi ph¹m ®Ó tõ ®ã uèn n¾n
nh¾c nhë häc sinh , ®ång thêi khÝch lÖ häc sinh ®Ó häc sinh
nhËn ra lçi cña m×nh. Trong c¸c giê sinh ho¹t tr¸nh sù s¸t ph¹t
häc sinh ,®Ó g©y høng thó cho häc sinh , hëng øng phong trµo
thi ®ua “ X©y dùng trêng häc th©n thiÖn ,häc sinh tÝch cùc”
trong c¸c giê sinh ho¹t sÏ lång ghÐp c¸c ho¹t ®éng mang tÝnh
vui ch¬i ®a ra nh÷ng trß ch¬i mang tÝnh gi¸o dôc , c¸c c©u hái
tr¾c nghiÖm c¸c m«n häc ®Ó bæ sung kiÕn thøc ,c¸c trß ch¬i
mang tÝnh chÊt thi ®ua gi÷a c¸c tæ ,t¹o høng thó h¬n trong
c¸c buæi sinh ho¹t cuèi tuÇn.
Thø t ; hµng th¸ng trong c¸c giê gi¸o dôc ngoµi giê lªn líp ,
gi¸o dôc híng nghiÖp. kh«ng chØ vui ch¬i , gióp häc sinh chän
nghÒ ®Þnh híng trong t¬ng lai mµ cßn muèn t×m hiÓu thªm
®Æc ®iÓm tõng häc sinh ,gia ®×nh cña häc sinh ®Ó häc sinh
thÊy c« gi¸o lµ chç tin tëng cña c¸c em, ®Ó c¸c em cã thÓ chia

16
sÎ ®a ra nh÷ng ý kiÕn ®ãng gãp ®a tËp thÓ ®i lªn, ®ång thêi
gióp ®ì c¸c b¹n trong líp ,cã hoµn c¶nh khã kh¨n VD em Cóc
mÑ mÊt, bè ®i lµm thu nhËp thÊp kh«ng ®ñ ¨n ,em trai kh«ng
®îc ®i häc do hoµn c¶nh khã kh¨n tõ ®ã ®éng viªn em cè
g¾ng häc tËp
- thø n¨m ; ph¶i liªn l¹c chÆt chÏ víi gia ®×nh phô huynh qua
giÊy th«ng b¸o,qua ®iÖn tho¹i n¾m b¾t kÞp thêi ,qua dÞch vô
VNPT ®Ó phô huynh thÊy ®îc häc tËp cña c¸c em.
- Tõ biÖn ph¸p trªn ,mµ t«i m¹ng d¹n ®a ra trong buæi héi th¶o,
gãp phÇn vµo qu¸ tr×nh vµo häc tËp vµ rÌn luyÖn . kÕt qu¶ thu
®îc mét sè häc xinh c¸ biÖt nhËn thøc ®îc vÊn ®Ò m×nh
lµm .tiÓu biÓu em Ph¹m Anh TuÊn lµ mét häc sinh lu ban ,líp 10
bị c¶nh c¸o tríc toµn trêng v× téi uèng rîu ,kh«ng lµm chñ b¶n
th©n ®· g©y gæ ®¸nh nhau, sang líp11 qua 8 tuÇn theo dâi,
em cã phÇn nµo tiÕn bé h¬n nh hiÖn tîng bá giê ,nghØ häc,
kh«ng thêng xuyªn x¶y ra n÷a .
Trªn ®©y lµ b¶n than luËn cña t«i vÒ c«ng t¸c chñ nhiÖm
líp 11A11 cßn rÊt nhiÒu thiÕu sãt , rÊt mong sù ®ãng gãp cña
c¸c ®ång chÝ ®Ó qua buæi héi th¶o h«m nay cã thªm kinh
nghiÖm , lµm c«ng t¸c chñ nhiÖm tèt h¬n.

Tham luận: MÔT SỐ KINH NGHIỆM

17
TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT
Nguyễn Thị Ngọc Thủy – GVCN lớp 11A7

I. MỞ ĐẦU.
Như chúng ta đã biết, việc giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu
cầu cần thiết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học
tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng của học
sinh được phát triển. Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn tâm niệm
giáo dục cho các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng
với câu nói mà đồng chí Phạm Văn Đồng đã dành cho nghề giáo: “Nghề dạy học
là nghề cao quí nhất trong tất cả các nghề cao quí vì nó sáng tạo ra những con
người sáng tạo”.
II.NỘI DUNG
1.Thực trạng.
Trong thời đại mở cửa của nền kinh tế hiện nay, phần đa học sinh có xu
hướng đua đòi chưng diện ,luôn bị những cạm bẫy trong xã hội lôi cuốn, một
mặt do điều kiện của từng gia đình đã ảnh hưởng không ít đến việc học tập của
các em. Vì vậy, xuất phát từ tình hình thực tế ấy tôi quyết tâm thực hiện tốt
“Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung Học Phổ Thông Hữu Lũng”. Cố gắng
giáo dục tốt những học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm giúp các em trở thành những
đứa con ngoan trong gia đình và trở thành những công dân có ích cho xã hội .
2.Chức năngcủa giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp, trước hết phải quản lý toàn diện lớp học, quản lý
học sinh lớp học và cần nắm nắm vững:
+ Hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh
của lớp chủ nhiệm.
+ Hiểu biết những đặc điểm của từng em học sinh (về sức khỏe, sinh lý, trình
độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ xã
hội, bạn bè….).
+ Nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục cấp học, lớp học và
khả năng thực hiện, kết quả của lớp phụ trách so với mục tiêu giáo dục về mọi
mặt (học tập, rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ và các hoạt động
khác…).
+ Quản lý toàn diện đặc điểm học sinh của lớp, nắm vững mục tiêu đào tạo,
giáo dục cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh, đồng thời nắm
vững hoàn cảnh của từng em để kết hợp giáo dục.
-Với tư cách là sư phạm (đại diện cho tập thể các nhà sư phạm), giáo viên
chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp chủ nhiệm tất cả yêu
cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh của lớp chủ
nhiệm không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự

18
gương mẫu của người giáo viên chủ nhiệm, để mục tiêu giáo dục được học sinh
chấp nhận một cách tự giác, tự nguyện. Với kinh nghiệm sư phạm và uy tín của
mình, giáo viên chủ nhiệm có khả năng biến những chủ trương, kế hoạch đào tạo
của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp và của mỗi học
sinh.
Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng của
từng học sinh của lớp phản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà trường
và với các giáo viên bộ môn. Khi tiếp nhận thông tin, người giáo viên chủ nhiệm
lớp xử lí kịp thời ngay thông tin với tư cách là nhà sư phạm, điều đó có tác dụng
rất lớn. Có không ít thông tin, suy nghĩ của học sinh chỉ có thể tâm sự với giáo
viên chủ nhiệm, đó là một thực tế.
Ví dụ: những oan ức, sự hiểu lầm của thầy, cô giáo vì một lẽ nào đó. Ai là
người giúp các em giải tỏa những băn khoăn vướng mắc trong những quan hệ
như vậy, không ai tốt hơn là giáo viên chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm với tư cách là đại diện cho lớp còn có trách nhiệm bảo
vệ, bênh vực quyền lợi mọi mặt học sinh của lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn tổ chức hoạt động tự quản của tập thể học
sinh, bởi vì:
+ Học sinh trung học phổ thông là những em ở lứa tuổi cuối thiếu niên và đầu
thanh niên. Lứa tuổi đang khẳng định mình, giàu ước mơ, bước đầu có kinh
nghiệm sống, có khả năng tự quản, tổ chức hoạt động tập thể… Tuy nhiên, vẫn
là lứa tuổi mong muốn lớn hơn khả năng, muốn khẳng định nhưng chưa đủ về
mọi mặt kinh nghiệm, tri thức. Khi có thành công thì dễ tự tin quá mức, ngược
lại gặp những thất bại đầu tiên dễ dao động, lòng tự tin bị giảm sút… Xuất phát
từ những đặc điểm về tâm lý lứa tuổi, việc định hướng giáo dục đối với học sinh
trung học là rất cần thiết.
+ Chức năng cố vấn có ý nghĩa giáo dục quan trọng nhất đối với giáo viên
chủ nhiệm vì chức năng cố vấn về bản chất là sự điều chỉnh, vai trò định hướng,
điều khiển quá trình tự giáo dục của từng học sinh và tập thể học sinh, phát huy
vai trò chủ thể tích cực của học sinh trong giáo dục.
+ Cố vấn còn là quá trình điều khiển, định hướng của giáo viên chủ nhiệm
đối với hoạt động tự quản của tập thể học sinh lớp chủ nhiệm, giáo viên chủ
nhiệm không trực tiếp tham gia điều khiển công việc của lớp, không làm thay
các em trong mọi hoạt động.
+ Chức năng cố vấn thể hiện trước hết ở chỗ giáo viên chủ nhiệm bằng nghệ
thuật sư phạm kích thích tư duy sáng tạo ở học sinh, phát triển tiềm năng trí tuệ
vốn có của từng em trong học tập, đề xuất các nội dung, các giải pháp, cách thức
tổ chức hoạt động thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường.
+ Cố vấn là sự điều chỉnh, điều khiển tư duy thái độ, tình cảm, hành vi, hoạt
động của học sinh.

19
Ví dụ: góp ý kiến một chương trình hoạt động của lớp, hay của một học sinh
thì đã diễn ra quá trình vừa điều chỉnh vừa điều khiển.
+ Vai trò cố vấn đối với học sinh phải quán triệt được toàn diện nội dung
giáo dục, kế hoạch hoạt động của cá nhân và tập thể lớp chủ nhiệm bao gồm từ
việc học tập, rèn luyện đạo đức, văn hóa, thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể, hoạt
động chính trị xã hội, quan hệ giao tiếp…diễn ra trong nhà trường và ngoài xã
hội. Giáo viên chủ nhiệm cần tư vấn trong quan hệ ứng xử xã hội, gia đình, cộng
đồng và trong tình bạn, tình yêu, định hướng nghề nghiệp, việc làm của học sinh,
đặc biệt đối với các lớp cuối cấp.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với các lực lượng xã hội nhằm thực hiện
mục tiêu giáo dục của lớp chủ nhiệm do:
+ Hiệu quả của tổ chức giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm phụ thuộc không
nhỏ vào khả năng liên kết các lực lượng xã hội, phát huy tiềm năng của xã hội về
mọi mặt đối với công tác giáo dục.
+ Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện của lớp, của nhà trường, cộng đồng, gia
đình học sinh… giáo viên chủ nhiệm tổ chức phối hợp với các lực lượng xã hội
nhằm tạo ra sự thống nhất, có tác dụng đặc biệt quan trọng.
+ Liên kết các lực lượng xã hội trong giáo dục thế hệ trẻ là một nguyên tắc
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, để thực hiện tốt chức năng phối hợp lực lượng
xã hội không ai thực hiện bằng giáo viên chủ nhiệm. Phối hợp các lực lượng xã
hội không chỉ dừng ở nhận thức, mà quan trọng hơn cả là xây dựng được chương
trình kế hoạch hoạt động nhằm thống nhất, khép kín quá trình hoạt động, không
gian, thời gian tác động đến học sinh của lớp chủ nhiệm.
3.Nhiệm vụ, nội dung công tác chủ nhiệm.
-Nắm vững mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu lớp học, kế hoạch, nhiệm
vụ, giáo dục, dạy học của năm học. Đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu hiểu
những yêu cầu giáo dục của nhà trường, trên cơ sở ấy mới biết vận dụng cụ thể
hóa vào tình hình của lớp chủ nhiệm. Việc hiểu toàn bộ kế hoạch của nhà trường
trong từng năm học có ý nghĩa rất lớn đối với người giáo viên chủ nhiệm thì giáo
viên chủ nhiệm mới chủ động định hướng cho học sinh lớp chủ nhiệm thực hiện
chủ động, sáng tạo nhiệm vụ của lớp vào phong trào chung của nhà trường.
-Hiểu sâu sắc chức năng nhiệm vụ của các tổ chức trong nhà trường, hiểu cán
bộ phụ trách các mặt hoạt động và đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn học ở
lớp chủ nhiệm. Đồng thời cần tìm hiểu tiềm năng cơ sở vật chất, trang thiết bị
sẵn có của nhà trường, tìm hiểu cơ cấu tổ chức, phân công phụ trách của các tổ
chức trong nhà trường (Ban giám hiệu; Đoàn thanh niên…). Hiểu biết đội ngũ
giáo viên giảng dạy các môn học để thường xuyên liên hệ nắm tình hình học tập,
rèn luyện của học sinh, tổ chức việc học tập của tập thể lớp để có phương pháp
ứng xử phù hợp, tận dụng, lôi cuốn mọi người vào hoạt động giáo dục của lớp
chủ nhiệm.

20
-Có kế hoạch nghiên cứu đặc điểm gia đình và đặc điểm của từng học sinh
của lớp chủ nhiệm, biết phân loại học sinh theo các đặc điểm để có giải pháp tác
động phù hợp.
+Nghiên cứu đặc điểm gia đình học sinh và đặc điểm tâm sinh lý của học
sinh lớp học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác của người chủ
nhiiệm lớp. Nghiên cứu để hiểu gia đình là tìm hiểu về đặc điểm trình độ, tâm lý
của cha mẹ học sinh, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, phương pháp giáo
dục của cha mẹ đối với con của họ trong gia đình.
+Tất cả việc nghiên cứu gia cảnh của học sinh nhằm hai mục đích, trước hết
để kết hợp trong giáo dục học sinh của lớp, mặt khác hiểu thêm nguyên nhân,
những yếu tố tích cực hoặc tiêu cực, những thuận lợi hoặc khó khăn tác động đến
học sinh để có giải pháp giáo dục. Song, quan trọng hơn cả là hiểu được đặc
điểm của mỗi học sinh về các mặt tâm sinh lý, tính cách năng lực…Nội dung
nghiên cứu về học sinh bao gồm: sức khỏe, năng lực phát triển trí tuệ, cần nghiên
cứu để hiểu từng học sinh về sự tập trung chú ý, nhận thức, nắm vững sở thích,
nguyện vọng, động cơ học tập, hoạt động. Lưu ý tới tính cách, phẩm chất đạo
đức, quan hệ, cách ứng xử của học sinh trong gia đình, ở trường, ở cộng đồng
với bạn bè của các em.
-Ở tuổi học sinh phổ thông, nhiều năng lực chưa được bộc lộ, nhất là năng
lực hoạt động xã hội, xu hướng nghề nghiệp. Do đó, giáo viên chủ nhiệm phải
biết tổ chức hoạt động cho học sinh lớp chủ nhiệm có mục đích giáo dục.
-Muốn hiểu biết tâm lí học sinh lớp chủ nhiệm, giáo viên cần quan sát vào
hoạt động thực tế của học sinh ở lớp học, cộng đồng, gia đình… Cần trao đổi với
gia đình, bạn bè và những người có quan hệ với các em, hiểu biết các em ở cộng
đồng, đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Nghiên cứu đặc điểm học sinh là một
trong những nội dung quan trọng đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm lớp vì chỉ trên
cơ sở hiểu biết từng em mới có khả năng phân loại nhóm học sinh theo các đặc
điểm học lực, tính cách, năng lực, hoàn cảnh…
-Điều đặc biệt quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm là bằng các phương
pháp nghiên cứu phân tích được nguyên nhân của các hiện trạng, đặc điểm của
từng học sinh. Ví dụ: đều là hiện tượng học kém nhưng có em do trí tuệ chậm
phát triển, có em do hoàn cảnh, điều kiện, có em do chi phối bởi các yếu tố khác,
phân tán tư tưởng. Cùng một hiện tượng học sinh hư (như ăn cắp) có thể do hàng
loạt nguyên nhân khác nhau. Chỉ trên cơ sở hiểu đặc điểm và nguyên nhân dẫn
tới các đặc điểm của từng học sinh thì giáo viên chủ nhiệm mới có giải pháp tác
động giáo dục phù hợp hiệu quả.
-Lập kế hoạch chủ nhiệm cho từng tháng, cho năm học của lớp chủ nhiệm để
đảm bảo tính hệ thống, phát triển giáo dục nhân cách học sinh. Kế hoạch chủ
nhiệm lớp cần thể hiện một số nội dung sau:
+Khái quát chung về đặc điểm học sinh lớp chủ nhiệm.

21
+Có kế họch bồi dưỡng học sinh khá, giỏi.
+Có kế hoạch phụ đạo học sinh học kém các môn.
+Xây dựng chương trình hoạt động toàn diện của lớp chủ nhiệm theo từng
tháng, học kì, năm học, đây là nội dung chủ yếu được giáo viên chủ nhiệm quan
tâm.
-Giáo viên chủ nhiệm lớp phải củng cố cuộc sống của bản thân, trong đó có
trình độ chuyên môn, tri thức, phương pháp giảng dạy, sự mẫu mực, tâm huyết
trong khi giảng dạy. Muốn giảng dạy tốt, không chỉ có tri thức, phương pháp mà
phải truyền đạt bằng cả nhiệt huyết của người giáo viên chủ nhiệm với khẩu hiệu
“tất cả vì học sinh thân yêu”, “vì các em hôm nay là vì tương lai của dân tộc, đất
nước”.

4.Phương pháp giáo dục cá biệt và giáo dục tập thể.


- Người giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững, vận dụng mọi phương pháp giáo
dục cá biệt, phương pháp giáo dục tập thể và biết kết hợp chúng trong hoàn cảnh
cụ thể. Phương pháp giáo dục cá biệt ở đây không nên hiểu là giáo dục học sinh
đặc biệt (hư, ngoan) như quan niệm thường thấy ở một số người.
- Cần hiểu phương pháp giáo dục cá biệt là sự tác động tới từng cá nhân một
cách chuyên biệt để đảm bảo tính phù hợp với đối tượng. Ví dụ: cùng một biểu
hiện hư như nhau, nhưng có em phải phê bình nghiêm khắc, có em thì nhắc nhẹ,
có khi chỉ nhắc chung hoặc có khi phải trực tiếp, có khi thông qua bạn bè, gia
đình tập thể…
- Bằng uy tín và vị thế của giáo viên chủ nhiệm, phương pháp tác động trực
tiếp đem lại hiệu quả giáo dục tức thời, ví dụ: học sinh nói chuyện trong giờ học,
không làm bài đầy đủ hoặc có nhiều biểu hiện hành vi tốt như làm bài hay, sáng
tạo thì giáo viên chủ nhiệm có thể nhắc nhở,phê bình hoặc tuyên dương, động
viên, khen thưởng bằng lời, cho điểm tốt…
- Nếu giáo viên chủ nhiệm không đo được mức độ của hành vi, sử dụng
không tương ứng, dẫn tới phản tác dụng giáo dục, không đáng khen mà khen quá
lời cũng không tốt, chỉ đáng nhắc nhở mà vì lẽ gì giáo viên chủ nhiệm cảnh cáo
phê bình sẽ dễ làm cho học sinh hậm hực, mất lòng tin, bi quan.
- Muốn phát huy hiệu qủa của phương pháp giáo dục trong tập thể, giáo viên
chủ nhiệm trước hết phải là người có uy tính, có trách nhiệm, nắm vững đối
tượng, xây dựng được tập thể học sinh thành một tập thể vững mạnh:
+ Đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ chung của từng thành viên của lớp.
+ Tổ chức những hoạt động chung để thực hiện mục tiêu.
+ Lớp có đội ngũ tự quản có uy tín, có trách nhiệm, có năng lực, bản lĩnh.
+ Có kỉ luật chặt chẽ, có qui định, nội qui phải rõ ràng, được mọi người tôn
trọng và tự giác chấp hành.

22
+ Có dư luận tập thể lành mạnh, dư luận của tập thể là phản ánh sức mạnh, là
bản lĩnh của mỗi thành viên.
a. Phương pháp giáo dục tập thể bằng hình thức phân luồng học sinh
(phân loại học sinh) qua hồ sơ và phiếu thăm dò.
Sau khi nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm đến phòng thư viện mượn hồ sơ, học
bạ của các em, xem kĩ phần đánh giá học lực, hạnh kiểm, lời nhận xét của giáo
viên ở khóa trước để sơ bộ phân luồng học sinh, tìm hiểu đặc điểm, tình hình của
lớp (xác định học sinh ngoan, hư). Chọn ra đội ngũ cán bộ lớp. Sau đó, lập hồ sơ,
phiếu thăm dò học sinh. Cho học sinh điền vào hồ sơ(do giáo viên chủ nhiệm
soạn ra) thăm dò biết được năng lực, sở thích cũng như những điều không thích
của các em để có biện pháp cụ thể.
b. Phương pháp giáo dục cá biệt bằng hình thức gần gũi ,chia sẻ khích
lệ,động viên.
Kéo các em xích lại gần mình để dễ giáo dục, từ dó đưa ra các biện pháp
cụ thể để khích lệ, động viên những ưu điểm cũng như khắc phục những nhược
điểm của các em.
Ví dụ: Với học sinh Trần Thu Thảo, sau khi nghiên cứu hồ sơ, học bạ,
phiếu thăm dò cũng như tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình em, tôi biết được em là
một học sinh có cá tính, ương bướng, lại được nuông chiều. Ở lớp dưới luôn xếp
loại hạnh kiểm khá(vì rất hay vi phạm nội quy như: đi học muộn, nghỉ học không
phép, bỏ giờ,đánh nhau thậm chí em đã từng tự tử). Tuy nhiên xét học bạ của em
tôi vẫn thấy các giáo viên ở lớp dưới luôn nhận xét em là thông minh nhanh nhẹn
và khi tiếp xúc với em, tôi thấy em rất cởi mở, nhanh nhẹn, hoạt bát. Đặc biệt rất
thích tham gia vào các hoạt động phong trào. Chính vì vậy, tôi luôn hướng em
tham gia các phong trào của trường, lớp. Em rất tích cực và rất có trách nhiệm.
Vô hình chung tôi đã kéo em gần với mình hơn. Chính vì vậy mỗi khi em vi
phạm, tôi nhắc nhở khuyên bảo ,em đã nhận ra lỗi của mình và hiện tượng bỏ
giờ, nghỉ học không phép, đi muộn của em thưa dần và đến bây giờ hầu như
không xảy ra. Thậm chí, tôi còn giao cho em một số chức vụ của lớp như đội
trưởng đội cờ đỏ của lớp.
c. Phương pháp giáo dục tập thể bằng hình thức xây dựng một tập thể
đoàn kết, vững mạnh.
- Tôi luôn xác định rõ một tập thể vững mạnh, muốn vượt qua những khó
khăn, thử thách thì phải là một tập đoàn kết. Vậy làm thế nào để một tập thể lớp
mà hầu như các em đến từ những trường khác nhau trong huyện trở nên gắn bó,
thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập. Đây là vấn đề khá khó khăn và tôi đã khắc
phục khó khăn đó bằng một số biện pháp sau đây:
+ Tôi lấy danh sách lớp từ phòng hành chính, ghi rõ cụ thể ngày tháng
năm sinh của các em vào sổ chủ nhiệm và giao cho cho lớp phó đời sống(bí thư),
tổ chức sinh nhật cho các bạn và mời giáo viên chủ nhiệm dự. Với hình thức bốc

23
thăm, ai bốc được lá thăm có tên bạn nào thì chuẩn bị món quà cho bạn đó(giáo
viên chủ nhiệm sẽ cung cấp sở thích, nguyện vọng của học sinh đó theo thống kê
từ phiếu thăm dò). Phần quà này được trích từ quỹ lớp, cuối năm có sự bình chọn
món quà ý nghĩa nhất(sẽ có phần thưởng kèm theo). Vấn đề tổ chức sinh nhật
trên lớp thể hiện sự quan tâm, nhớ đến nhau, biết được sở thích của nhau. Tạo sự
gần gũi gắn bó, thân thiết giữa các em(không có sự phân biệt giữa phố - làng;
giữa giàu – nghèo...). Năm 2003, khi tổ chức sinh nhật cho các em, tôi thấy em
Phùng Thị Hằng lớp 10A6 lúc đó tôi chủ nhiệm rất xúc động, em đã khóc trước
lớp, vì đây là lần đầu tiên em được tổ chức sinh nhật, đặc biệt lại được cô giáo và
các bạn quan tâm và em cảm thấy rất may mắn khi được sống trong tập thể 10A6
.
+ Ngoài ra, tôi chia lớp ra thành sáu nhóm, những nhóm này được chia
thành nhiều tiêu chí(học lực, hạnh kiểm, nơi ở, điều kiện gia đình...), từ các tiêu
chí trên tôi chia học sinh đều cho sáu nhóm để tiện cho thi đua giữa các nhóm
(lưu ý: các thành viên trong nhóm không được ngồi cạnh nhau thì việc thực hiện
đôi bạn cùng tiến, nhóm bạn cùng tiến mới hiệu quả). Mỗi nhóm khi hoạt động
tập thể, kể cả trong tiết học chính khóa cũng như ngoại khóa, các em được làm
việc cùng nhau, hỗ trợ nhau và các em sẽ trở nên gần gũi hơn, hòa đồng hơn và
đặc biệt không có sự phân biệt.
Tôi luôn xác định, tập thể lớp như một nhà trường thu nhỏ(nhiều cá nhân
xuất sắc sẽ tạo ra những nhóm xuất sắc, nhiều nhóm xuất sắc sẽ tạo ra tập thể
vững mạnh), một tập thể vững mạnh thì phải có kỉ luật, có quy định, nội quy rõ
ràng, được mọi người tôn trọng và tự giác chấp hành. Ý thức như vậy nên tôi đã
chia lớp thành sáu nhóm, sáu nhóm này có sự thi đua tranh thứ bậc sau mỗi tuần
dựa trên nhiều tiêu chí( các tiêu chí này, tôi xây dựng cơ bản dựa trên nội quy
của trường, của lớp và bản theo dõi chéo cờ đỏ của các lớp do đoàn trường đề
ra). Việc thi đua này có thưởng, có phạt, có khen, có chê.
Ví dụ: Nếu nhóm nào liên tục dẫn đầu tính đến cuối năm sẽ có phần
thưởng của hội cha mẹ phụ huynh. Nếu nhóm nào xếp cuối ở tuần đó thì tuần sau
sẽ phải trực nhật cả tuần. Vì quyền lợi của mình các em luôn ý thức trong việc
giữ gìn kỉ luật cũng như hăng hái thi đua dành những bông hoa điểm tốt cũng
như làm việc tốt. Tất nhiên, để đảm bảo công bằng thì phải có sự theo dõi chéo
giữa các nhóm(giống hình thức cờ đỏ mà đoàn trường đề ra).
Trong quá trình thi đua đó, sẽ có trường hợp, một số học sinh ý thức tốt thì
cứ cố gắng, học sinh ý thức chưa tốt thì cứ vi phạm. Vì học sinh đó có tư tưởng
không chỉ mình bị phạt mà cả nhóm cũng bị phạt, vì vậy tôi đưa biện pháp sau để
khắc phục tư tưởng đó: học sinh mà vi phạm liên tục sẽ có hình thức kỉ luật theo
từng mức độ lỗi vi phạm nặng hay nhẹ ví dụ nhắc nhở, cảnh cáo, cho học sinh đó
thực hiện vai trò làm nhóm trưởng(bởi vì nhóm trưởng phải quản được nhóm của
mình, chấm công các bạn, phải đi sớm về muộn...), nếu không làm được sẽ có

24
hình phạt nặng hơn(dọn vệ sinh trường, mời phụ huynh, thậm chí đánh giá hạnh
kiểm cuối năm.
Đối với học sinh ý thức tốt, cố gắng phấn đấu. Cuối kì hoặc cuối năm sẽ có sự
bình chọn, đánh giá học sinh xuất sắc theo thứ tự nhất, nhì, ba và có phần thưởng
của hội cha mẹ học sinh của lớp.

d. Phương pháp giáo dục tập thể bằng hình thức xây dựng đội ngũ tự
quản có uy tín, có trách nhiệm, có năng lực, bản lĩnh.
Là một cán bộ lớp, luôn phải gương mẫu, đi đầu trong các phong trào, các
công việc cũng như thực hiện ý thức kỉ luật, phải dám nghĩ dám làm. Tôi luôn
trao cho các em quyền được quyết định công việc của mình chịu trách nhiệm.
Đặc biệt khi cô giáo không có mặt(để các em thấy được mình có vai trò trước
lớp, trước các bạn). Tuy nhiên, nếu cán bộ lớp mà không hoàn thành nhiêm vụ,
còn vi phạm nội quy thì phải chịu kỉ luật nặng hơn so với bình thường(tức là tôi
luôn khai thác triệt để vai trò của các em).
Ví dụ: Lớp trưởng là người chịu trách nhiệm về mọi mặt của lớp khi không có
mặt của cô giáo, lớp trưởng có quyền quyết định, xử lý mọi việc trên lớp như
trong giờ truy bài nếu có bạn muốn ra ngoài hoặc có việc xin vào muộn thì phải
được sự đồng ý của lớp trưởng và các giờ khác cũng vậy, nếu tự ý mà chưa được
phép của lớp trưởng sẽ bị coi là vi phạm nội quy của lớp. Nếu các bạn vi phạm
lớp trưởng có quyền nhắc nhở ngay, nếu học sinh đó chống đối lại lớp trưởng sẽ
báo giáo viên chủ nhiệm.
Hoặc đối với lớp phó học tập, phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt học
tập. Là cán sự chung, có thể giao nhiệm vụ cho các cán sự bộ môn lí giải mỗi khi
có thắc mắc về vấn đề học tập từ phía lớp đưa lên và cũng là người đứng lên giải
đấp thắc mắc của các bạn trong giờ truy bài hoặc tập hợp ý kiến(câu hỏi, bài tập
khó) mà mình không thể giải quyết được tới giáo viên bộ môn.
Lớp phó lao động chịu trách nhiệm về toàn bộ vấn đề vệ sinh, lao động. Nhận
nhiệm vụ từ giáo viên chủ nhiệm, phân công các nhóm, sau khi hoàn thành báo
cáo lại cho giáo viên chủ nhiệm(nếu nhóm nào chưa thực hiện tốt, có quyền nhắc
nhở và yêu cầu làm lại sau đó báo cáo lại giáo viên chủ nhiệm).
(Lưu ý: bí thư, các nhóm trưởng, và đội cờ đỏ cũng thực hiện theo cách thức như
trên)
III. KẾT QUẢ.
Qua các phương pháp mà tôi đã thực hiện ở trường THPT Hữu Lũng, tôi
muốn nhấn mạnh về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, nội dung cách thức tổ chức lớp học
của giáo viên chủ nhiệm, công tác chủ nhiệm coi cá thể học sinh là đối tượng đầu
tiên của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình, hăng say với
nghề nghiệp, yêu thích học sinh và phải có những biện pháp tối ưu nhất thì kết
qủa giáo dục bao giờ cũng cao.

25
Là giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn luôn thực hiện đúng “Công tác chủ nhiệm ở
trường Trung Học Phổ Thông Hữu Lũng”. Sau thời gian tận tụy hướng dẫn học
sinh và đề ra nhiều biện pháp giáo dục kịp thời phù hợp với tập thể lớp chủ
nhiệm nên lớp tôi luôn đạt những thành tích cao.Trên đây là những kinh nghiệm
mà tôi đã áp dụng thành công ở những lớp mà tôi đã chủ nhiệm và tôi cũng
mong rằng tất cả những thầy cô giáo chủ nhiệm hãy phát huy hết chức năng,
nhiệm vụ ; vai trò và trách nhiệm của mình cùng nhau đưa tập thể lớp mình quản
lý ngày càng tiến bộ và trở thành một tập thể vững mạnh.

Tham luận về công tác giáo viên chủ nhiệm


Họ và tên : Trần Mai Loan
Tổ : KHXH
Trường :THPT Hữu Lũng
I. Khái quát

26
Giáo dục có vai trò to lớn như Lê – nin nói “vì sự nghiệp mười năm trồng
cây, vì sự nghiệp trăm năm trồng người”. Để thực hiện được vai trò to lớn của
mình, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, nền giáo dục nước ta phải không
ngừng đổi mới. Không chỉ chú trọng đến việc đào tạo ra những con người “có
đức”, mà còn quan tâm đến việc đào tạo ra những con người “có tài”. Để làm
được điều đó nền giáo dục có rất nhiều việc phải làm, đặc biệt đối với giáo dục
phổ thông, trong đó có vai trò không nhỏ của giáo viên chủ nhiệm.
Năm học 2010 -2011, là năm học tiếp tục cuộc vận động “Học tập và làm
việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm
gương tự học, tự sáng tạo”. “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Trong đó Bộ giáo dục nêu rõ chủ đề năm học là: “ Năm học tiếp tục đổi mới
quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục” và nêu bật phải đổi mới công tác chủ
nhiệm.
II. Nội dung
1. Đặc điểm công tác chủ nhiệm trong giai đoạn hiện nay
“Đổi mới quản lí” ở đây chú trọng vào đổi mới công tác giáo viên chủ
nhiệm. Điều đó cũng khẳng định vai trò quan trọng của giáo viên chủ nhiệm.
Theo điều lệ trường THCS và THPT Có nhiều cấp học ( Ban hành kèm theo
quyết định số 07/2007/ QĐ-BGDDT ngày 02/4/2007 của Bộ trương bộ giáo dục
và đào tạo ), Tại Điều 31, khoản 2 có quy định: Giáo viên chủ nhiệm lớp, ngoài
các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 (Nhiệm vụ của giáo viên bộ môn), còn có
nhiệm vụ:
a, Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức
giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc dẩy sự tiến bộ của cả lớp.:
b, Cộng tác chặt chẽ với gia đinh học sinh, chủ động phối hợp với giáo viên bộ
môn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh,các tổ
chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp
mình chủ nhiệm:
c,…
2. Đánh giá đặc điểm tình hình lớp chủ nhiệm
Để làm tốt được vai trò của mình, giáo viên chủ nhiệm có rất nhièu việc
phải làm. Đồng thời phải về phương pháp phải có sự linh hoạt vì đối với mỗi lớp,
mỗi địa phương có đặc điểm khác nhau: VD, lớp tôi chủ nhiệm- lớp 11A12 –
Năm hoc 2010-2011: Đánh giá khách quan có những đặc điểm sau:
a. Thuận lợi:
- Được nhà trường, ban giám hiệu nhà trường quan tâm theo dõi, nhắc nhở
thường xuyên.
- Có phần lớn đội ngũ giáo viên bộ môn nhiệt tình,có trách nhiệm và kinh
nghiệm giảng dạy
- Có tương đối đầy đủ cơ sở vật chất thuận tiện cho việc học tập.

27
- Tập thể lớp tương đối đoàn kết
- Một số học sinh có ý thức học tâp, phấn đấu.
- Nhận được sự quan tam của một số phụ huynh học sinh trong lớp.
- Có phần nào đó sự quan tâm của chính quyền địa phương, các tổ chức xã
hội.
b. Khó khăn
- Học sinh trong lớp có diện cư trú rộng cụ thể: Khu vực I (thị trấn, Minh
Sơn, Đồng Tân, Sơn Hà) có 22 HS, Khu vực II có 16 Hs, Khu vực IV có 4
Hs.nên việc đi lai của các HS gặp khó khăn
- Một số học sinh chưa nhận thức đúng đắn động cơ học tập.
- Lực học của HS không đồng đều: VD: kết quả năm học 2009 – 2010 học lực
khá 6HS, trung bình 30 HS, yếu 6HS.
- Năm học 2010 – 2011, lớp có 2HS mới là HS Nguyễn Thu Trang đây là HS
năm học 2009-2010 bỏ học, HS Nguyễn Văn Duy chuyển từ trường Vân Nham
ra, HS Đỗ Nam Khánh là HS cá biệt nên việc thực hiên nề nếp của còn chưa tốt,
cần có biện pháp giáo dục riêng đặc.
- Phần lớn gia đình HS có bố mẹ làm rưộng, một số lại ở xa nên không
thường xuyên quan tâm đến con em được.
Bên cạnh đó trong bối cảnh xã hội hiện nay như tình hình xã hội phức tạp,
các trò chơi điện tử, tên nạ xã hội như: ma tuý, lô đề, đánh bạc …thu hút HS phổ
thông cũng là những nguyên nhân làm cho công tác giáo dục nói chung và công
tác chủ nhiệm nói riêng gặp không ít khó khăn.
3. Yêu cầu đối với GVCN lớp
a.Yêu cầu: Nội dung , phương pháp, kỹ năng
Trước thực trạng đó, đặt ra những yêu cầu đối với GVCN là: bên cạnh việc
thực hiện theo điều lệ trường THCS và THPT, tại điều 31 khoản 2, GVCN cần
đạt được những mục đích yêu cầu sau:
*Về nội dung:
- Giáo dục cho HS ý thức kỉ luật, môi trường học tập lành mạnh văn hóa
- Giúp HS nhận thức đúng đắn động cơ học tập trong nhà trường, từ đó có ý
thức phấn đấu vươn lên.
- Tạo điều kiên tốt nhất cho HS tiếp thu kiến thức cơ bản đẻ bước vào đời.
- Phấn đấu đạt tỉ lện lệ lớp cao.
* Phương pháp - kĩ năng:
- GVCN phối hợp với GV bộ môn tăng cường kiểm tra bài học của HS
- Khích lệ động viên uốn nắn kịp thời những biểu hiện chưa tích cực của học
sinh. Đồng thời tiến hành kiểm điểm giờ sinh hoạt.
- Xếp loại hanh kiểm học sinh thường xuyên theo tháng, nửa học kì, học kì.
- Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
- Liên lạc thường xuyên giữa nhà trường, gia đình học sinh

28
- Kết hợp với ban lao động, phân công lao động hợp lí cho HS
- Kết hợp giáo dục đạo đức lối sống, văn hoá ứng xử cho HS trong các giờ
sinh hoạt, ngoại khoá.
- Tham gia các hoạt động, phong trào của đoàn trường
- Thực hiện cho HS học phụ đạo các môn còn yếu kém tại trường.

4. Kinh nghiệm công tác giáo viên chủ nhiệm:


Trước yêu cầu đòi hỏi chất lượng giáo dục toàn diện. Việc coi trọng giáo
dục chính trị, đạo đức, lối sống cho HS bản thân tôi được sự giúp đỡ của Ban
giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, các giáo viên bộ môn đã thực hiện các
công việc sau:
a. Giáo dục tư tưởng đạo đức: Nhằm giúp HS có lối sống lành mạnh, có
văn hoá, cư xử giao tiếp đúng mực, có tinh thần khắc phục khó khăn, có ý rèn
luyện có ý chí vươn lên.
Biện pháp:
- Đầu năm học GV kiểm tra, thống kê đồ dùng học tập, SGK của lớp để có
định hướng đúng.
- Cho HS học nội quy trường học, nhiệm vụ của hoc sinh .
- Kết hợp giáo dục giữa Nhà trường và gia đình học sinh.
- Tổ chức các hoạt động thảo luận, tranh luận trong tổ, trong lớp để nâng
cao ý thức trách nhiệm của HS.
- Kết hợp giáo dục lối sống, văn hoá ứng xử cho HS trong các giờ sinh hoạt.
- Khảo sát đầu năm về tất cả các mặt của HS từ đó có biện pháp giáo dục
phù hợp cho từng HS.
- Khuyến khích HS tham gia các phong trào hoạt động của nhà tường, lớp,
địa phương để tạo điều kiện cho HS phát huy hết khả năng của mình.
- Tổ chức đi thăm một số gia đình HS có hoàn cảnh khó khăn, từ đó đưa ra
các biện pháp giúp đỡ các em.
b, Giáo dục hướng nghiệp - thẩm mĩ:
Được thực hiện chủ yếu thông qua giờ sinh hoạt, giờ học hướng nghiệp và
ngoài giờ lên lớp. Nhằm rèn luyện cho HS kĩ năng sống như: Nhận thức đúng
đắn về vai trò của tình bạn, tình yêu, hôn nhân gia đình, kĩ năng lựa chọn nghề
nghiệp cho tương lai, bản thân HS với vấn đề lập thân , lập nghiệp. Truyền thống
dân tộc, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, sức khoẻ sinh sản vị thành niên.
Phòng ngừa, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, phòng ngừa các bệnh hiểm nghèo
Biện pháp:
- Tích hợp trong giờ sinh hoạt, giờ học hoạt động ngoài giờ, hướng nghiệp.
Cho HS tham gia các trò chơi dân gian theo chủ đề từng tháng.
- Giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường: Cho HS thi hùng biện giữa
các tổ trong giờ ngoài giờ lên lớp.

29
- Cho HS tham gia tìm hiểu những nét văn hoá đặc sắc ở địa phương.
- Khuyến khích động viên HS tích cực tham gia các cuộc thi do đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức như: thi viết tập san chào mừng 20/ 11,
chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam, ngày quân đội nhân dân Việt Nam, ngày
thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh....
- Thông qua khảo sát toàn diện HS đầu năm, đưa ra những định hướng cho
từng HS
- Động viên khuyến khích các HS yếu kém. Khên thưởng các HS có thành tích
tiến bộ về mọi mặt.
5.Giáo viên chủ nhiệm với việc triển khai có hiệu quả phong trào thi
đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Đây là một phong trảo được Bộ giáo dục phát động từ năm hoc 2009
-2010.Để làm được điều này, đòi hỏi một quá trinh. Tuy nhiên GVCN phải là
ngưòi đi tiên phong, bởi đối với HS GVCN chính là người có thể quan tâm
gần gũi với các em. Bản thân tôi đã thực hiện các biện pháp
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp giáo dục đạo đức - hướng nghiệp - thẩm

- Có sự linh hoạt trong mỗi tình huống với mỗi HS.VD: Đối với HS Đỗ
Nam Khánh, HS các biệt của lớp, thường xuyên nghỉ học đi chơi bia,
mượn đồ của bạn và mang đồ đạc của gia đình (xe đạp, xe máy) đi cầm để
chơi lô đề ,tụ tập cùng đám thanh niên bỏ học ở thị trấn.- Biện pháp : Tìm
hiểu hoàn cảnh gia đình em thông qua bạn bè trong lớp, thăm gia đình, nói
chuyện với bố mẹ em, nói chuyện – tâm sự với bản thân em, để cùng tìm
hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp có khuyên bảo, răn đe, động viên,
kiểm điểm. Nhưng HS này chưa thực sự tiến bộ. Vậy qua hội thảo nay tôi
cũng xin được sự góp của các đồng nghiệp về biện pháp giáo dục em
Khánh.
- Nhằm tạo sự gần gũi giữa GV và HS, giúp HS cố gắng phấn đấu vượt qua
khó khăn. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình mỗi HS trong lớp để cùng lớp, nhà
trường, các tổ chức xã hội giúp đỡ các em cảc về vật chất và tinh thần.
- Động viên khuyến khích các em tham gia nhiệt tình trong các phong trào
hoạt động tập thể, phát huy năng khiếu của mỗi em.
- Cho các HS trong lớp thi đua học tập, sáng tạo trong các hoạt động ngoài
giờ.
- Đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin ngay trong giờ hoạt động ngoài
giờ, hướng nghiệp.Cho HS chơi các trò chơi: Đoán ô chữ, hát dân ca theo
chủ đề, thi cầu lông giữa các lớp trong nhóm học ngoài giờ.
- Phân công cán bộ lớp theo nhiệm vụ cụ thể (văn nghệ, lao động, học tập),
- Trong các giờ lao động tập thể, Gv chia lớp theo nhóm, tổ, Để phát huy
tính tích cực của từng HS.

30
- Báo cáo thường xuyên những trường hợp đột xuất của HS với gia đình HS,
ban giám hiệu, giáo viên bộ môn.
- Cho HS tham gia các phong trào họat động của trường, địa phương. Như
tham gia hưởng ứng tháng an toàn giao thông.
- Trong các giờ học tạo không khí, không gian thoải mái để HS có khả năng
tiếp thu, sáng tạo.
- Thông báo kết quả học tập, rèn luyện định kì cho gia đình HS.
III. Kết luận
Bản thân là một giáo viên trẻ, kinh nghiệm chủ nhiệm năm nay là năm thứ 2
nên còn yếu.Trên đây là một số việc bản thân đã làm đối với lớp chủ nhiệm, chắc
chắn còn nhiều điều bản thân con phải cố gắng. Để hoạt đông chủ nhiệm của lớp
cũng như của trường được tốt hơn và thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Tôi rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo giúp đỡ của ban giám hiệu, đồng
nghiệp.

KẾ HOẠCH NÂNG CAO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

GV: Phạm Huyền Phương


Chủ nhiệm lớp: 10A1

Giáo dục học sinh là giáo dục toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ,
thẩm mỹ và kỹ năng nghề nghiệp, có lối sống đẹp, có bản lĩnh văn hoá con

31
người Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong thời đại mới. Trong nhà
trường, giáo viên bộ môn chủ yếu giúp các em học sinh trang bị về mặt kiến
thức, còn giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là người gần gũi các em nhất, lắng nghe
tâm tư tình cảm, nguyện vọng của các em từ đó giúp các em định hướng tương
lai. Có thể nói, người mà học sinh chịu ảnh hưởng, chịu sự giáo dục nhiều nhất
chính là giáo viên chủ nhiệm. Với vai trò quan trọng như vậy, nâng cao công tác
chủ nhiệm trong trường phổ thông là việc làm hết sức cần thiết.
Bản thân là một giáo viên trẻ, tuổi đời và tuổi nghề chưa cao, nhưng với 4
năm công tác đều kiêm nhiệm làm giáo viên chủ nhiệm, tôi cảm thấy mình cần
góp sức cùng với các giáo viên chủ nhiệm khác trao đổi, thảo luận và tìm ra các
biện pháp thiết thực để nâng cao công tác chủ nhiệm trong nhà trường, làm sao
để công tác chủ nhiệm và người giáo viên chủ nhiệm phát huy hết tiềm năng, vai
trò trong sự nghiệp giáo dục.
I/ Tình hình chung
1. Thuận lợi:
- GVCN được Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà
trường giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chủ nhiệm.
- Gia đình phụ huynh coi trọng giáo viên chủ nhiệm, chủ động và tích cực kết
hợp với giáo viện chủ nhiệm trong giáo dục học sinh. Có nhiều phương tiện liên
lạc giữa phụ huynh- giáo viên chủ nhiệm giúp tăng hiệu quả của công tác chủ
nhiệm.
- Đa số giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm, nhiệt tình với công việc
2. Khó khăn
- Đối tượng học sinh đa dạng, sĩ số lớp đông nên việc quản lí, giáo dục từng đối
tượng học sinh gặp khó khăn.
- Một số giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm, kĩ năng sư phạm còn hạn chế.
- Một số GVCN chưa thực sự quan tâm đến lớp chủ nhiệm, còn xem nhẹ vai trò
của công tác chủ nhiệm.
- Ngoài nhà trường, học sinh còn chịu sự giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội
nên nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình- nhà trường- xã hội thì
công tác giáo dục học sinh trong nhà trường sẽ không phát huy hết hiệu quả.

32
II/ Giải pháp
1. Về quản lí học sinh
- GVCN phải quản lí toàn diện lớp học, quản lí học sinh nên cần phải nắm vững
đặc điểm của từng học sinh (thông tin cá nhân, hoàn cảnh, đặc điểm gia đình, sức
khoẻ, sinh lí, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, nguyện vọng,
quan hệ bạn bè, xã hội..) Để có được những thông tin đó, GVCN cần:
+ Kiểm tra hồ sơ học sinh: GVCN kiểm tra các thông tin về học lực, hạnh kiểm
từ lớp 6 đển lớp 9 để thấy được tiến trình học tập của học sinh, từ đó có những
đánh giá ban đầu về khả năng nhận thức của học sinh.
+ Tiến hành điều tra thông tin học sinh: GVCN phát phiếu điều tra thông tin theo
mẫu (Phụ lục 1), hướng dẫn các em ghi đầy đủ và chính xác các mục.
- Trong quá trình chủ nhiệm, cần cập nhật liên tục những thay đổi về đặc điểm
của học sinh để có biện pháp giáo dục kịp thời.
- GVCN phải hiểu biết tâm lí, tính cách của học sinh, để làm được điều đó giáo
viên chủ nhiệm cần quan sát vào hoạt động thực tế của học sinh ở lớp học, cộng
đồng, gia đình…Cần trao đổi với gia đình, bạn bè và những người có quan hệ
với các em, hiểu biết các em ở cộng đồng, đoàn thể trong và ngoài trường. Đây
là một nội dung quan trọng trong công tác chủ nhiệm, vì chỉ trên cơ sở hiểu biết
từng em mới có khả năng phân loại nhóm học sinh theo đặc điểm học lực, tính
cách, hoàn cảnh…và quan trọng hơn là phân tích được nguyên nhân hành vi,
hành động của các em từ đó có biện pháp giáo dục hiệu quả. VD: cùng một biểu
hiện vi phạm nội quy như nhau (VD: bỏ giờ, …) nhưng mỗi em lại có nguyên
nhân riêng (VD: do trốn học đi chơi, do có việc đột xuất phải về mà chưa kịp xin
phép, do bị ốm…) nên sẽ có những biện pháp khác nhau (VD: có em phải phê
bình nghiêm khắc, có em thì nhắc nhẹ, có khi nhắc chung có khi nhắc trực tiếp,
có khi phải thông qua bạn bè…)
- Kết hợp chặt chẽ, thường xuyên và kịp thời với phụ huynh học sinh, trao đổi
thông tin, tình hình học tập và rèn luyện của học sinh để có biện pháp cùng giáo
dục. GVCN liên lạc với phụ huynh qua điện thoại, hoặc qua sổ liên lạc. Việc ghi
sổ liên lạc và gửi về gia đình được tiến hành định kì 2 lần/học kì.
2. Về giáo dục học sinh

33
- GVCN phải nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục của lớp học
để có thể đưa ra kế hoạch chủ nhiệm nhằm đạt được những mục tiêu ấy. Kế
hoạch chủ nhiệm phải xây dựng chi tiết cho từng tháng, từng học kì phù hợp với
chương trình kế hoạch của Nhà trường, của Đoàn trường.
- Theo dõi sát sao tình hình học tập và rèn luyện của học sinh thông qua các
phiếu theo dõi tiến hành theo từng tuần. Các tổ trưởng theo dõi các thành viên
của tổ mình trên tất cả các mặt (học tập, thực hiện mặc đồng phục, đeo thẻ, trực
nhật, giờ truy bài ..) và ghi vào phiếu (Phụ lục 2). Cuối tuần, GVCN tổng kết,
nhận xét, tuyên dương những học sinh có kết quả học tập tốt, có ý thức rèn luyện
và phê bình, nhắc nhở những học sinh vi phạm nội quy học sinh.
- Phát động các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lín trong n¨m häc
như 20/10, 20/11, 22/12, 3/2, 26/3, 30/4, 19/5…tiến hành trong 3-4 tuần tạo
không khí tích cực học tập và rèn luyện, cuối đợt thi đua có tổng kết và khen
thưởng.
- GVCN cần sáng suốt cố vấn, định hướng, hướng dẫn học sinh trong tất cả các
phong trào, hoạt động của lớp:
+ GVCN định hướng cử ra Ban cán sự lớp có đủ năng lực và tinh thần trách
nhiệm quản lí lớp: Lớp trưởng là người quán xuyến mọi công việc của lớp, Bí
thư và phó Bí thư chịu trách nhiệm về các phong trào Đoàn , các lớp phó phụ
trách học tập, lao động, văn thể; các tổ trưởng quản lí các thành viên trong tổ.
+ Định hướng trong phong trào văn nghệ, các phong trào thi đua của lớp: GVCN
luôn theo sát và hướng dẫn học sinh trong các phong trào tập thể của lớp.
+ Định hướng tổ chức các hoạt động GDNGLL, giáo dục hướng nghiệp: GVCN
định hướng nội dung, cách tổ chức các hoạt động GDNGLL, GDHN và giao
nhiệm vụ cho các tổ tự tổ chức, GVCN sẽ duyệt các chương trình trước khi tiến
hành. Việc tham gia vào các hoạt động này sẽ tạo điều kiện cho từng thành viên
phát huy năng lực của mình, giúp các em hiểu nhau hơn, rèn luyện tinh thần tập
thể, rèn luyện các kĩ năng sống khác (kĩ năng nói trước đám đông, kĩ năng tổ
chức, kĩ năng giao tiếp….)
+ GVCN không nên trực tiếp tham gia điều khiển công việc của lớp, không làm
thay các em trong mọi hoạt động.

34
- Đổi mới hoạt động giờ sinh hoạt, làm cho giờ sinh hoạt là nơi các em được thể
hiện mình, được rèn luyện kĩ năng sống. GVCN tổ chức các cuộc thi giữa các cá
nhân hoặc giữa các tổ về các chủ đề như kiến thức, nghề nghiệp và tư vấn nghề
nghiệp, hoặc những tổ chức thành buổi nói chuyện, trong đó những học sinh giỏi
hoặc học sinh học tốt môn nào đó nói lên các kinh nghiệm học tập của bản thân
để các bạn khác học tập.
- Đối với bản thân người GVCN: Để làm tốt công việc, GVCN phải đặt kế hoạch
tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt: nâng cao trình độ học vấn, văn hoá chung,
rèn luyện kĩ năng sư phạm, rèn luyện đạo đức tác phong, mẫu mực trong giao
tiếp xã hội, đồng nghiệp, thầy trò để trở thành tấm gương cho học sinh noi theo.

PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN HỌC SINH LỚP 10A1

1, Họ tên:……………………….......2, Ngày sinh: …………...3,Dân tộc:………..


4, Nơi sinh: …………...............……………………...............………………………
5, Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………….
6, Chỗ ở hiện tại: ………...............………..cách trường.............…………(m, km)
7, Các thành viên trong gia đình: (Họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, )

35
1- …………...............……………………...............………………………….
2- …………...............……………………...............………………………….
3-…………...............……………………...............…………………………..
4-…………...............……………………...............…………………………..
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
8, Hoàn cảnh gia đình:
- Thu nhập:…………………………………………………………………………..
- Cơ sở vật chất:……………………………………………………………………..
- Phòng học riêng:……………………………………………………………………
- Phương tiện đi học:…………………………………………………………………
9, Số điện thoại: Di động: Của bố : …………………......Của mẹ…………..........
Cố định: ………………
10, Sức khoẻ:………………………………………………………………………..
11, Thuộc diện chính sách:......…………………………………..……...............……
12, Kết quả năm học trước: TBM……….. Học lực: …………Hạnh kiểm…………
13, Điểm thi vào 10: …………………………………………………………………
14, Sở thích:…………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………..
15, Năng khiếu:………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
16, Hạn chế của bản thân:……………………………………………………………
17, Môn học yêu thích:………………………………………………………………
18, Công việc thích làm lúc rảnh rỗi:…………………………………………….....
19, Nhà em gần nhà bạn nào:- Trong lớp:…………………………………………..
- Ngoài lớp:…………………………………………………………………………..
20, Em thường đi học, trao đổi bài với bạn nào:
- Trong lớp:…………………………………………………………………………..
- Ngoài lớp:…………………………………………………………………………..
21, Mong ước: ………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
22, Ý kiến góp ý:
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………….

36
37
Tổ:…… BẢNG THEO DÕI LỚP 10A1
Tuần…. ….từ…………- ………...năm ….

Đồng Vệ Các mặt Tổng


Học tập Sĩ số Truy bài XL
phục sinh khác điểm
Điểm Điểm Điểm Điểm Không Phát Không Không Bỏ Đi Nghỉ Nghỉ MTT Đi lại Hát Làm Ghi
(9,10) (7,8) (5,6) (0-4) chuẩn biểu đeo thẻ, VS,VS tiết học học học 1 lần trong không việc sổ
Tên 1 lần 1 lần 1 lần 1 lần bị bài 1 lần khôngđồn muộn, 1 muộn không có giờ 1 nghiêm riêng đầu
g phục 1 bẩn 1 lần 1 lần phép phép lần túc 1 1 lần bài 1
lần lần 1 lần 2 lần lần lần

+3Đ +2Đ -3Đ -2Đ +1Đ -1Đ -2Đ -4Đ -2Đ -2Đ -1Đ -1Đ -1Đ -1Đ -1Đ -4Đ

38

You might also like