You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI THẢO LUẬN NHÓM


Môn học Kinh Tế Quốc Tế

Tên đề tài : Hiểu thế nào về khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng và tác động của
tỷ giá hối đoái? Những nội dung cơ bản trong chính sách tỷ giá hối đoái của Việt
Nam hiện nay là gì?

Thực hiện đề tài : Trần Thị Thanh Nga


Vũ Thị Nhung
Nguyễn Thị Thúy Duyên
Nguyễn Thị Tú Oanh
Lê Thị Diệu Thùy
Nguyễn Thị Phương
GV hướng dẫn : ThS. Nguyễn Xuân Hưng
Hà Nội, tháng 10/2010

MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế mở, mối quan hệ giữa các quốc gia ngày càng phát
triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa ... Kèm theo đó vấn đề
thanh toán ,định giá , so sánh ,phân tích đánh giá về mặt giá trị và hiệu quả trở nên phức
tạp hơn nhiều . Đơn vị thanh toán không chỉ là tiền tệ trong nước mà còn phải sử dụng
các loại ngoại tệ khác nhau liên quan đến việc trao đổi tiền của nước khác . Tiền của mỗi
nước được quy định theo pháp luật của nước đó và đặc điểm riêng của nó ,vì vậy phát
sinh nhu cầu tất yếu là phải so sánh giá trị ,sức mua của đồng tiền trong nước với ngoại
tệ và giữa các ngoại tệ với nhau . Hoạt động chuyển đổi đồng tiền này thành đồng tiền
khác trong quá trình quan hệ giữa các nước nhóm nước với nhau đã làm nảy sinh phạm
trù tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan đến nhiều phạm trù
kinh tế khác và đóng vai trò như là một công cụ có hiệu lực, có hiệu quả trong việc tác
động đến quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia, đồng thời là yếu tố cực kỳ quan
trọng đối với chính sách tiền tệ quốc gia.
Nghiên cứu vấn đề tỷ giá hối đoái là một công việc phức tạp nhưng cũng đầy hấp
dẫn , nhất là trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế phát triển và vận động không ngừng . Do
đó , để lựa chọn đề tài thảo luận nhóm trong môn học “Kinh tế quốc tế”, chúng tôi đã
lựa chọn việc tìm hiểu về đề tài “Hiểu thế nào về khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng và
tác động của tỷ giá hối đoái? Những nội dung cơ bản trong chính sách tỷ giá hối
đoái của Việt Nam hiện nay là gì ? ”

Cơ cấu bài thảo luận gồm 2 phần :

Chương I : Những vấn đề lý thuyết chung về tỷ giá hối đoái


Chương II : Những nội dung cơ bản trong chính sách tỉ giá hối đoái của
Việt Nam hiện nay.

-2- You can shine


CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG
VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Trong cuộc sống hàng ngày, trên sách báo, trong ngân hàng hay trên các phương tiện thông
tin đại chúng, cụm từ “Tỷ giá hối đoái” hẳn không còn xa lạ với mỗi người dân. Vậy tỷ giá hối
đoái là gì ? Nó được hình thành trên cơ sở nào, tác động tới nền kinh tế như thế nào? Và ảnh
hưởng bởi các nhân tố kinh tế vĩ mô tới nó ra sao? Để làm sáng tỏ các vấn đề trên, chúng ta sẽ
cùng xem xét “Những vấn đề lý thuyết chung về tỷ giá hối đoái”

I. Khái niệm về tỷ giá hối đoái & sự hình thành tỷ giá hối đoái

1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái

a) Khái niệm tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong một nền kinh tế,
đặc biệt là trong nền kinh tế của các nước đang phát triển, đang từng bước hoà nhập vào
nền kinh tế thế giới và tham gia vào phân công lao động quốc tế. Bởi hoạt động thương
mại quốc tế của các nước này ngày càng phát triển và đòi hỏi phải có sự tính toán so sánh
về giá cả, tiền tệ với các nước đối tác. Chính tỷ giá hối đoái là một công cụ quan trọng
được sử dụng trong tính toán này.

Tỷ giá hối đoái phát sinh trong quan hệ thanh toán quốc tế & được hiểu là :
“ Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng tiền tệ của
một nước khác khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của các
nước khác nhau.”
VD : Tỷ giá hối đoái giữa đô la Mỹ và đồng Việt Nam là 1USD = 19.500VND – Điều
này biểu thị rằng 19.500 VND có thể mua được 1 USD .

b) Phân loại tỷ giá hối đoái

Các nhà kinh tế thường đề cập đến hai loại tỷ giá hối đoái : Tỷ giá hối đoái danh
nghĩa và Tỷ giá hối đoái thực tế.
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa : Là mức giá thị trường của một đồng
tiền tính bằng đồng tiền khác vào một thời điểm nhất định.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa thường được công bố hàng ngày trên các phương tiện
thông tin đại chúng & do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Tuy có giá trị tham khảo nhất định nhưng tỷ giá hối đoái danh nghĩa chưa phản ánh
được tương quan thực sự giữa các đồng tiền do sự tác động của giá cả hàng hóa,
lạm phát và các nhân tố khác.
- Tỷ giá hối đoái thực tế : Là tỷ giá phản ánh tương quan sức mua
giữa hai đồng tiền trong tỉ giá.
Tỷ giá hối đoái thực tế có vai trò rất quan trọng. Bởi vì : khi giá hàng hóa, dịch vụ
trong hoặc ngoài nước tăng lên hoặc giảm xuống, nếu chỉ căn cứ vào tỷ giá hối đoái

-3- You can shine


danh nghĩa thì không thể xác định được giá cả tương quan của hàng hóa, dịch vụ
nước ngoài. Do đó cần sử dụng đến tỷ giá hối đoái thực tế.

2. Sự hình thành tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái được quyết định bởi sự tác động giữa cung và cầu ngoại tệ trên thị
trường nhằm đáp ứng cho nhu cầu giao dịch ngoại tệ phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội

a ) Cầu về tiền trên thị trường ngoại hối

Có cầu về tiền của nước A trên thị trường ngoại hối khi dân cư từ các nước khác mua
hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra tại nước A. Một nước xuất khẩu càng nhiều thì cầu đối
với đồng tiền nước đó càng lớn trên thị trường ngoại hối.
Đường cầu về một loại tiền là hàm của tỷ giá hối đoái của nó xuống dốc phía bên phải,
điều này cho thấy nếu tỷ giá hối đoái càng cao thì hang hoá của nước ấy càng trở lên đắt hơn
đối với những người nước ngoài và ít hàng hoá xuất khẩu hơn.

b) Cung về tiền trên thị trường ngoại hối

Để nhân dân nước A mua được các sản phẩm sản xuất ra ở nước B họ phải mua một
lượng tiền đủ lớn của nước B, bằng việc dùng tiền nước A để trả. Lượng tiền này của nước A
khi ấy bước vào thị trường quốc tế.
Đường cung về tiền là một hàm của tỷ giá hối đoái của nó, dốc lên trên về phía phải. Tỷ
giá hối đoái càng cao thì hàng hoá nước ngoài càng rẻ và hàng hoá ngoại được nhập khẩu
ngày càng nhiều.

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của tỷ giá hối đoái

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, sự lưu thông tiền giấy và tình trạng lạm phát tiền giấy
đang trở nên phổ biến do đó tỷ giá hối đoái biến động rất thường xuyên và thất thường. Sự thay
đổi của nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều các nhân tố khác nhau. Những nhân tố chủ yếu ảnh
hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể chia làm các nhân tố ngắn hạn và dài hạn :

a. Các nhân tố thuộc về dài hạn :

- Mức chênh lệch lạm phát giữa các nước : Nếu như mức độ lạm phát giữa hai nước khác
nhau, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, sẽ dẫn đến giá cả hàng hóa ở hai nược
đó sẽ có những biến động khác nhau, làm cho ngang giá sức mua của hai đồng tiền đó bị
phá vỡ, tức là làm thay đổi tỷ giá hối đoái.

Ví dụ : nếu tỷ lệ lạm phát của một nước cao hơn tỷ lệ lạm phát của một nước khác thì nước
đó sẽ cần nhiêù tiền hơn để mua một lượng tiền nhất định của nước kia. Điều này làm cho
cung tiền dịch chuyển sang phải và tỷ giá hối đoái giảm xuống.

-4- You can shine


- Mức độ tăng hay giảm thu nhập quôc dân giữa các nước : Thu nhập quốc dân của một
nước tăng lên hay giảm xuống so với nước khác, trong điều kiện các nhân tố khác không
đổi, sẽ làm tăng hay giảm nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, do đó sẽ làm cho
nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu sẽ tăng lên hoặc giảm xuống.

Ví dụ : Thu nhập một nước A tăng lên trong khi mức thu nhập quốc dân của nước B không
đổi, sẽ dẫn đến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của nước B tại nước A tăng lên. Tỷ giá hối đoái
giữa nước A và B sẽ giảm.

- Năng suất lao động : Năng suất lao động cao làm giá hàng của một nước rẻ tương đối so
với nước khác. Cầu hàng xuất khẩu đó cao lên kéo theo sự tăng giá của đồng tiền nước
đó. Về lâu dài do năng suất lao động của một nước cao hơn tương đối so với nước khác ,
nên đồng tiền của nước đó tăng giá.

- Kỳ vọng về tỷ giá hối đoái : Kỳ vọng của những người tham gia vào thị trường ngoại hối
về triển vọng lên giá hay xuống giá của một đồng tiền nào đó có thể là yếu tố rất quan
trọng quyết định tỷ giá. Những kỳ vọng về giá cả của các đồng tiền có liên quan rất chặt
chẽ đến những kỳ vọng về biến động tỷ lệ lạm phát, lãi suất và thu nhập giữa các quốc
gia.

- Yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng đến tỷ giá : phần lớn các nước đang phát triển đểu phải đối
mặt với tình trạng “dola hóa” trong nền kinh tế. Đó là sự mất niềm tin vào đồng bản tệ,
người dân và các tổ chức kinh tế nắm giữ dola và chỉ tín nhiệm đồng tiền này trong thanh
toán trao đổi. Do vậy, cầu USD rất lớn và giá các đồng bản tệ xuống thấp các nước luôn
trong tình trạng căng thẳng về dự trữ ngoại hối đảm bảo khả năng thanh toán nợ đến hạn.

- Ưa thích hàng nội so với hàng ngoại : một sự ưa thích hàng ngoại làm tăng cầu về ngoại
tệ khiến cho cung nôi tệ tăng dịch chuyển và giá đồng nội tệ giảm xuống. Về lâu dài cầu
về hàng xuất khẩu của một nước làm cho đồng tiền của nước đó tăng giá trong khi cầu về
hàng nhập khẩu tăng lên làm cho đồng tiền của nước đó giảm giá.

- Cán cân thương mại : Nó liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu . Xuất khẩu lớn thì tỷ
giá sẽ lên giá.

b. Các nhân tố thuộc về ngắn hạn :

- Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước : : Lãi suất là một biến số kinh tế tổng hợp tác
động đến nhiều chỉ tiêu khác nhau trong đó tỷ giá và lãi suất có mối quan hệ hết sức chặt
chẽ với nhau. Khi mức lãi suất ngắn hạn của một nước tăng lên một cách tương đối so với
các nước khác, trong những điều kiện các yếu tố khác không đổi, thì vốn ngắn hạn từ
nước ngoài sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra đó. Điều này làm cho
cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi, dẫn đến sự thay đổi tỷ giá.

Ví dụ : Giả sử Mỹ nâng lãi suất tiền gửi khi Việt Nam vẫn giữ nguyên mức lãi suất như cũ,
các nhà kinh doanh ở Việt Nam sẽ mua các tín phiếu ngắn hạn ở Mỹ để nhằm thu tiền lãi cao
hơn, cầu về USD sẽ tăng lên. Đồng thời, các nhà kinh doanh Mỹ muốn giữ tiền gửi ở các ngân

-5- You can shine


hàng hoặc các chứng từ có giá ở nước mình hơn là đầu tư ở Việt Nam với lãi suất thấp, cung
USD sẽ giảm trên thị trường hối đoái. Kết quả tỷ giá hối đoái giữa USD và VND sẽ tăng lên.

- Cán cân thanh toán : Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh mức cung- cầu về ngoại tệ trên
thị truờng, do đó nó có ảnh hưởng trực tiếp tỷ giá hối đoái. Bội thu cán cân thanh toán sẽ
làm cho tỷ giá hối đoái tăng.

III. Tác động của tỷ giá hối đoái tới nền kinh tế

Lịch sử phát triển và vai trò của tỷ giá hối đoái gắn liền với quá trình lớn mạnh không
ngừng của nền kinh tế thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế. Cũng giống như vai trò của
giá cả trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái có tác động mạnh mẽ tới những biến đổi
của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng. Nó có thể làm
thay đổi vị thế và lợi ích của các quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế. Để làm rõ hơn vai
trò quan trọng của tỉ giá hối đoái, chúng ta sẽ cùng xem xét các tác động của tỷ giá hối đoái
tới nền kinh tế trong và ngoài nước.
1.Tác động tới các hoạt động kinh tế trong nước

1.1. Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý :

- Tỷ giá tăng sẽ làm tăng sức cạnh tranh hàng nội và giảm sức cạnh tranh hàng ngoại
Trong ngắn hạn, GDP thực tế tăng
Trong dài hạn, giá cả tăng và đưa tỷ giá thực tế trở lại mức ban đầu, tổng lượng cầu giảm
- Tỷ giá giảm sẽ làm giảm sức cạnh tranh hàng nội và tăng sức cạnh tranh hàng ngoại
Trong ngắn hạn, GDP thực tế giảm
Trong dài hạn, giá cả giảm và đưa tỷ giá thực tế trở lại mức ban đầu, tổng lượng cầu giảm.

1.2. Chế độ tỷ giá cố định có điều chỉnh :

- Tỷ giá tăng do NHTƯ phá giá đồng nội tệ


• Giá hàng nội giảm, giá hàng ngoại tăng, tổng cầu AD tăng
• Lượng tiền cơ sở VND tăng do NHTƯ bán VND ra thị
trường , làm tăng cung tiền, lãi suất giảm và đầu tư tăng
• Trong ngắn hạn, GDP thực tế tăng
• Trong dài hạn, giá cả tăng, đưa tỷ giá và cung tiền thực tế
trở lại mức ban đầu, tổng lượng cầu giảm và GDP thực tế dài hạn trở về
mức tiềm năng.

- Tỷ giá giảm do NHTƯ nâng giá đồng nội tệ
• Giá hàng nội tăng, giá hàng ngoại giảm, tổng cầu AD tăng
• Lượng tiền cơ sở VND giảm do NHTƯ mua VND từ thị trường , làm giảm cung tiền,
lãi suất tăng và đầu tư giảm .

-6- You can shine


• Trong ngắn hạn, GDP thực tế giảm
• Trong dài hạn, giá cả giảm, đưa tỷ giá và cung tiền thực tế trở lại mức ban đầu, tổng
lượng cầu tăng và GDP thực tế dài hạn trở về mức tiềm năng.

2. Tác động của tỷ giá tới các quan hệ kinh tế quốc tế


( trong điều kiện các nhân tố khác không đổi )

2.1. Tác động đến thương mại quốc tế :


- Tác động tới xuất khẩu:
Khi tỷ giá hối đoái tăng, tác động có lợi cho xuất khẩu, khuyến khích xuất khẩu, hàng
xuất khẩu rẻ hơn, dễ cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Khi tỷ giá hối đoái giảm, tác động hạn chế xuất khẩu .
- Tác động tới nhập khẩu:
Khi tỷ giá hối đoái tăng, hàng nhập khẩu đắt hơn, gây nên tình trạng khan hiếm nguyên
liệu, vật tư, hàng hóa ngoại nhập, gây khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước, nhất là những
cơ sở chỉ sử dụng nguyên liệu nhập.
Khi tỷ giá hối đoái giảm, tác động tốt cho nhập khẩu, nhất là nhập khẩu nguyên liệu, máy
móc phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước.
- Tác động tới cán cân thương mại quốc tế:
Khi tỷ giá hối đoái tăng, lưu lượng ngoại tệ vận chuyển vào trong nước có xu hướng tăng
lên, khối lượng dự trữ ngoại tệ dồi dào, tạo điều kiện cho sự ổn định cán cân thương mại quốc tế.
Khi tỷ giá hối đoái giảm, lưu lượng ngoại tệ vận chuyển vào trong nước có xu hướng
giảm xuống, khối lượng dự trữ ngoại tệ ngày một xói mòn, dễ gây nên tình trạng mất cân đối cán
cân thương mại quốc tế.

2.2. Tác động tới hoạt động đầu tư quốc tế :


• Tỷ giá hối đoái tăng, làm hạn chế đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư trong nước.
Khoản vốn đầu tư này đươc sử dụng hiệu quả hơn khi đươc tái đầu tư hoặc để mua
hàng hóa trong nước đành cho xuất khẩu tới.
• Tỷ giá hối đoái giảm, kích thích đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư trong nước .
• Tỷ giá hối đoái biến động còn tác động tới các quan hệ kinh tế quốc tế khác như hợp
tác quốc tế về kinh tế, khoa học công nghệ và các dịch vụ thu ngoại tệ.
Tỷ giá hối đoái - một công cụ mà nhà nước có thể sử dụng để tác động lớn tới nền
kinh tế quốc gia. Có thể giúp điều tiết sự mất cân đối trong hoạt đông kinh tế trong nước, mất
cân đối cán cân thanh toán, cũng như mất cân đối trong quan hệ kinh tế quốc tế.

IV. Các chế độ tỷ giá hối đoái

Tỷ hối đoái có ý nghĩa rất quan trọng đối với tất cả các đối tượng tham gia vào các giao
dịch đối ngoại cho dù đó là nhà thương mại hay nhà đầu tư. Tỷ giá hối đoái cũng có vai trò
trung tâm trong chính sách tiền tệ trong đó tỷ giá có thể là mục tiêu hay công cụ hay chỉ đơn
thuần là một chỉ số... phụ thuộc vào cơ chế chính sách của mỗi quốc gia. Mức độ can thiệp khác
nhau của nhà nước khác nhau đến tỷ giá hối đoái đã tạo nên những cơ chế tỷ giá hối đoái khác
nhau giữa các quốc gia. Có hai cơ chế tỷ giá cơ bản là: cơ chế tỷ giá hối đoái cố định (vào vàng,
vào một đồng tiền hay một nhóm đồng tiền) và cơ chế tỷ giá thả nổi (tỷ giá được xác định dựa
vào cung cầu trên thị trường). Mỗi quốc gia trong một thời kì khác nhau có sự lựa chọn khác
nhau về mức độ cố định thả nổi tỷ giá hối đoái hay có sự dung hoà nào đó về sự cố định hay thả

-7- You can shine


nổi tỷ giá hối đoái. Điều này đã đưa đến các nguyên tắc khác nhau về điều hành tỷ giá hối đoái
hay các chính sách có liên quan khác của mỗi quốc gia. Sự khác nhau đó đã tạo nên sự đa dạng
về cơ chế tỷ giá hối đoái ở trên thế giới.

1.Tỷ giá hối đoái cố định bản vị vàng


Theo chế độ bản vị vàng,tỷ giá hối đoái được qui định căn cứ vào hàm lượng vàng
của các đồng tiền. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại, khi thương mại quốc tế
tăng lên cùng với hoạt động đầu cơ, chế độ bản vị vàng này không đáp ứng được nhu
cầu phát triển và các nước thôi áp dụng từ năm 1971.

2.Tỷ giá hối đoái kế hoạch bao cấp


Loại tỷ giá hối đoái này được áp dụng tại các nước Xã hội chủ nghĩa thời kỳ kinh tế
kế hoạch hoá tập trung. Tỷ giá hối đoái kế hoạch bao cấp thường chênh lệch nhiều lần
so với tỷ giá hối đoái thị trường, không có vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô đối với
xuất nhập khẩu, loại tỷ giá hối đoái này được áp dụng tại Việt Nam trước năm 1989.

3.Tỷ giá hối đoái thả nổi tự do


Theo chế độ tỷ giá hối đoái này, mức tỷ giá hối đoái được quyết định hoàn toàn bởi
các lực lượng cung cấp cầu về ngoại tệ. Trong hệ thống này chính phủ giữ thái độ thụ
động, để cho thị trường ngoại tệ đánh giá giá trị của ngoại tệ - loại tỷ giá hối đoái này
ít được áp dụng vì các thị trường tiền tệ thường không hoàn hảo và do vậy luôn cần có
vai trò can thiệp của nhà nước.

4.Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết


Theo chế độ này, chính phủ không cam kết duy trì một tỷ lệ cố định với ngoại tệ, mà
thả nổi đồng tiền của mình và có biện pháp can thiệp mỗi khi thị trường trở nên (mất
trật tự) , hoặc khi tỷ giá hối đoái đi chệch xa mức thích hợp loại tỷ giá hối đoái này
hiện đang được áp dụng tại các nước Tư Bản Chủ Nghĩa, nơi mà lạm phát đạt thấp,
các thị trường phát triển ở trình độ cao.

5.Tỷ giá hối đoái ổn định có điều tiết


Theo chế độ này, chính phủ không để ngoại tệ trôi nổi tự do, mà can thiệp vào thị
trường ngoại tệ bằng cách mua bán ngoại tệ nhằm ổn định tỷ giá qui định. Sau mỗi
thời gian nhất định, mức tỷ giá hối đoái lại được điều chỉnh cho phù hợp và duy trì ổn
định.

-8- You can shine


CHƯƠNG II : NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH
TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang có nhiều thay đổi về
mặt chính sách. Bao gồm cả sự thay đổi chính sách về quản lý ngoại hối và tỷ giá hối đoái.
Ngay sau đây, chúng ta sẽ cùng xem xét “Những nội dung cơ bản trong chính sách tỷ giá hối
đoái của Việt Nam hiện nay”

Thực hiện đường lối của Đảng về việc chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong thời gian qua, Việt Nam đã đưa ra các chính
sách tỷ giá hối đoái mới phù hợp yêu cầu & nhiệm vụ chung của đất nước.

1. Mục tiêu chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam hiện nay

- Nâng cao tính chuyển đổi của VND và khắc phục tình trạng đôla hoá, tạo cơ sở để nâng
cao tính chuyển đổi quốc tế của Việt Nam
- Ổn định tốc độ tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tỷ giá và lạm phát
- Tăng dự trữ ngoại hối
- Tạo thặng dư thương mại và tăng xuất khẩu ròng, thu hút đầu tư nước ngoài tăng.

2. Nội dung của chính sách tỷ giá hối đoái

- Hiện nay Việt Nam đang thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà
nước. Chủ trương điều hành tỷ giá một cách linh hoạt theo tình hình trong nước và quốc
tế nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và tăng dự trữ ngoại tệ, thu hút
nhiều đầu tư nước ngoài…
- Hoàn chỉnh các bước để tăng tính linh hoạt của tỷ giá như : tự do hóa việc chuyển đổi
giữa các ngoại tệ mạnh, tự do hóa các điểm kì hạn, Cho phép áp dụng nghiệp vụ quyền
chọn giữa VND và ngoại tệ ...
- Phát triển mạnh các nghiệp vụ phát sinh trên thị trường ngoại hối phù hợp với thông lệ
quốc tế .
- Tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân được tham dự thị trường ngoại tệ một cách
công khai, dễ dàng nhằm thực hiện mục tiêu là dịch vụ hóa cao độ các nghiệp vụ hối
đoái, bình thường hoá vai trò và ảnh hưởng của ngoại tệ.

Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam từ sau khi gia nhập WTO

Ngày 7/11/2006, Việt Nam đã được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đối với
nước ta, sự kiện này có một ý nghĩa đặc biệt. Gia nhập WTO với những cơ hội và thách thức mới
cho Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế. Trước những cơ hội và thách thức đó, lựa chọn những
bước đi đúng đắn và phù hợp trong cơ chế điều hành tỷ giá là điều trăn trở của các nhà hoạch định
chính sách.

-9- You can shine


Đầu năm 2007, đã có những biến động lớn trong chính sách điều hành tỷ giá của Ngân
hàng Nhà nước thể hiện ở những nội dung sau:

- Nới rộng biên độ tỷ giá: Ngày 02/01/2007, NHNN đã nới rộng biên độ tỷ giá ngoại tệ từ +
0,25% lên +0,5% so với tỷ giá liên ngân hàng. Việc điều chỉnh này được cho là mở đường cho sự
giảm giá của VND so với USD.
- Sự can thiệp vào chính sách tỷ giá của NHNN: Trong ngày 2 và 3 tháng 01 năm 2007,
NHNN đã mua ngoại tệ của các NHTM với số lượng nhiều hơn nhằm giảm bớt tình trạng thừa
USD trên thị trường. Ước tính trong 2 ngày, NHNN đã mua vào trên 140 triệu USD.
- Tỷ giá VND/USD bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng áp dụng cho ngày giao
dịch do Ngân hàng Nhà nước công bố có cao hơn một chút (nếu ngày 26.1.2006 là 16.090 thì ngày
2.1.2007 là 16.101, ngày 3.1 là 16.096, ngày 4.1 là 16.100)

16105

16100

16095

16090

16085

16080
26/12/2006 2/12007 03/01/2007 04/01/2007

Tỷ giá VND/ USD bình quân trên thị trường liên ngân hàng từ 26/12/2006 đến 4/1/2007

- Tỷ giá VND/USD do ngân hàng thương mại (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam) bán ra
vẫn cơ bản ổn định ở mức trên dưới 16.055 một chút và thấp hơn tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước
công bố hằng ngày (tương ứng ngày 26.12.2006 là 16.050, ngày 2.1.2007 là 16.051, ngày 3.1 là
16.055, ngày 4.1 là 16.055).

16056
16055
16054
16053
16052
16051
16050
16049
16048
16047
12/26/2006 2/12007 1/3/2007 1/4/2007

Tỷ giá VND/USD do ngân hàng thương mại ( Nguồn : VietinBank )

- Tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do cũng cơ bản ổn định và chỉ cao hơn không đáng kể
so với tỷ giá do các ngân hàng thương mại bán ra và cũng thấp hơn tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước
công bố hằng ngày (ngày 2.1.2007 là 16.070, ngày 3.1 là 16.070, ngày 4.1 là 16.070).
- Ngày 10.10.2007, giá bán ra đô la Mỹ của ngân hàng là 16.084 đồng, nhưng cũng ngày này
tháng trước thì giá bán ra là 16.244 đồng. Diễn biến này nếu xem tỷ giá của Việt Nam là tự do biến

- 10 - You can shine


động theo thị trường thì chúng ta gọi là tiền đồng Việt Nam tăng giá (appreciation) 160 đồng, hay
ngược lại đô la Mỹ giảm giá.

- Động thái mới nhất từ phía Ngân hàng Nhà nước nhằm kiểm soát lạm phát trong năm 2008
là quyết định nới rộng biên độ tỷ giá VND/USD từ +/-0,5% lên +/-0,75% ngay trong những ngày
cuối năm 2007 (ngày24/12/2007) nhằm tăng khả năng thanh khoản cho thị trường và tăng cường
sự linh hoạt của tỷ giá trong bối cảnh nguồn vốn đổ vào Việt Nam ngày càng lớn, tạo điều kiện cho
dòng vốn ra và vào nhịp nhàng hơn. Theo NHNN, việc mở rộng biên độ lần này nằm trong chủ
trương tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam thích nghi với mức độ mở cửa, hội nhập nền kinh tế
thế giới.
- Để giảm bớt áp lực cho các ngân hàng trong bối cảnh cung ngoại tệ thừa , có điều kiện ấn
định tỷ giá theo cung cầu vốn thực tế, ngày 07/3/2008 NHNN đã mở thêm biên độ tỷ giá thêm một
khoảng là +/- 0,25% so với mức +/-0,75% trước đây, tức là cho phép các ngân hàng được tự đưa ra
tỷ giá trong "phạm vi cho phép" là +/-1% so với tỷ giá chính thức liên ngân hàng.
- Ngày 26/6/2008 NHNN ban hành quyết định số 1346 mở rộng biên độ lên +2% và ngày
6/11/2008 NHNN tiếp tục ban hành quyết định số 2635 mở rộng biên độ lên + 3% với mục đích
điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt hơn giúp cho các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng thích
ứng tốt hơn với các biến động trên thị trường thế giới hiện nay.

Thời gian Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Bán

1/9/09 17,825.00 17,825.00 17,825.00

1/10/09 17,842.00 17,842.00 17,842.00

1/11/09 17,862.00 17,862.00 17,862.00

1/12/09 18,482.00 18,482.00 18,492.00

1/1/10 18,465.00 18,465.00 18,479.00

1/2/10 18,469.00 18,469.00 18,479.00

1/3/10 19,050.00 19,050.00 19,100.00

10/4/10 19,000.00 19,000.00 19,080.00

20/4/10 18,960.00 18,960.00 19,020.00


Tỷ giá hối đoái các tháng từ 12/2009 đến 4/2010 ( Nguồn : VietinBank )

3. Hiệu quả của chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong những năm qua

• Ổn định tỷ giá, góp phần hạn chế tốc độ tăng của chỉ số giá

- 11 - You can shine


• Giá cả ngoại tệ từng bước được gắn với cung - cầu
• Từng bước nâng cao vị thế VND
• Có nhiều chuyển biến tích cực về mặt chính sách theo hướng tỷ giá ngày càng linh hoạt
• Sử dụng rổ tiền tệ làm nền tảng điều hành chính sách tỷ giá

Kể từ khi bước sang nền kinh tế mới theo hướng kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô
của nhà nước chính sách tỷ giá, cơ chế điều hành và diễn biến tỷ giá của đồng Việt Nam
với ngoại tệ đã chuyển hướng phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam góp phần
không nhỏ vào sự thành công của đất nước. Các bước đi trong chính sách tỷ giá , cơ chế
điều hành tỷ giá và diễn biến tỷ giá của đồng Việt Nam so với ngoại tệ là đúng đắn. Một
mặt giữ vững giá trị của đồng Việt Nam khong những giá trị danh nghĩa mà còn giá trị
thực tế của nó , góp phần ổn định mặt bằng giá cả trong nước và kiềm chế lạm phát, mặt
khác vẫn khuyến khích xuất khẩu tăng lên hàng năm , thu hút nguồn ngoại tệ lớn và Việt
Nam đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế ngày một tăng mà còn tăng đáng kể
nguồn ngoại tệ quốc gia.

4. Tồn tại

• Cung-cầu ngoại tệ bị biến dạng, không phản ánh đúng thực tế khách quan của thị trường
• Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động kém hiệu quả
• Thị trường chợ đen vẫn tồn tại
• Hiện tượng “Đôla hóa” vẫn phổ biến.

KẾT LUẬN
Tỷ giá hối đoái là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của quốc
gia. Diễn biến của Tỷ giá hối đoái giữa USD với Euro, giữa USD/JPY cũng như sự biến động
tỷ giá giữa USD/VND trong thời gian qua cho thấy, tỷ giá luôn là vấn đề thời sự, rất nhạy
cảm. Vì vậy, để có thể bắt kịp xu hướng phát triển Kinh tế thế giới, tạo động lực mạnh mẽ cho
sự phát triển của nền kinh tế trong nước, mỗi chúng ta cần tự trang bị cho mình những hiểu
biết về tỷ giá hối đoái và các chính sách Tỷ giá hối đoái của đất nước. Bài thảo luận trên đã
cung cấp phần nào cơ sở lý thuyết về Tỷ giá hối đoái và những nội dung cơ bản trong chính
sách Tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Bài viết mang tính gợi mở ban đầu để các bạn có thể tự
nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này. Cảm ơn vì đã theo dõi bài thảo luận của chúng tôi .

- 12 - You can shine

You might also like