You are on page 1of 3

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC

KỸ NĂNG GIAO TIẾP


(Communication Skills)
1. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Kỹ năng giao tiếp
- Mã môn học: 202620
- Số tín chỉ: 02
- Môn học: Bắt buộc
- Các môn học tiên quyết: không
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động: 45 tiết
+ Nghe giảng lý thuyết: 5 tiết
+ Làm bài tập trên lớp: 5 tiết
+ Thảo luận: 5 tiết
+ Thực hành, thực tập: 30 tiết
+ Tự học: 60 tiết
2. Mục tiêu của môn học
Môn học cung cấp cho sinh viên ngành Công nghệ Sinh học những hiểu biết về các
phương pháp thu thập và truyền đạt thông tin; nâng cao khả năng thu thập và truyền đạt thông
tin của cá nhân và theo nhóm; tăng tính chủ động, tự tin, có trách nhiệm với bản thân và tập thể.
3. Tóm tắt nội dung môn học:
Cung cấp cho sinh viên kiến thức về quá trình giao tiếp với các rào cản và biện pháp giải
quyết chúng. Trình bày và thực hành các kỹ năng: lên kế hoạch học tập; tìm kiếm, nghiên
cứu, tóm tắt tài liệu; kỹ năng nghe; viết và trình bày báo cáo; kỹ năng làm việc theo nhóm;
đàm phán và giải quyết mâu thuẫn. Ngoài ra, bổ sung cho sinh viên kiến thức và kỹ năng
truyền thông cộng đồng.
4. Nội dung chi tiết môn học
Chƣơng 1: Giới thiệu
1.1. Giới thiệu học phần
1.2. Thuật ngữ trong giao tiếp
1.3. Mô hình giao tiếp
1.4. Giao tiếp và văn hóa
1.5. Lời nói và ngôn ngữ không lời
1.6. Bài tập 1: Nghiên cứu tình huống trong giao tiếp
Chƣơng 2: Kỹ năng tự học
2.1. Lập kế hoạch học tập
2.2. Tổ chức nơi học tập
2.3. Tổ chức thời gian học tập
2.4. Bài tập 2: Lập kế hoạch học trung hạn và ngắn hạn
Chƣơng 3: Kỹ năng làm việc theo nhóm
3.1. Đặt vấn đề
3.2. Các yếu tố tạo thành nhóm
3.3. Các bước cần làm để tổ chức một buổi họp
3.4. Đánh giá vai trò cá nhân trong nhóm
3.5. Bài tập 3. Tổ chức họp nhóm nghiên cứu tình huống
Chƣơng 4: Kỹ năng đọc tài liệu
4.1. Tìm kiếm tài liệu
4.2. Đánh giá tài liệu
4.3. Đọc tài liệu
4.4. Viết danh sách tài liệu tham khảo
4.5. Ghi chép thông tin đọc được

8
4.6. Viết bản tóm tắt
4.7. Bài tập 4: Tìm và viết tóm tắt tài liệu theo chuyên đề
Chƣơng 5: Kỹ năng viết báo cáo
5.1. Bảy bước nâng cao chất lượng bài viết
5.2. Xây dựng dàn bài
5.3. Cách trình bày bài viết
5.4. Bài tập 5: Viết một báo cáo chuyên đề
Chƣơng 6: Kỹ năng nghe và nói
6.1. Nghe và lắng nghe
6.2. Quá trình lắng nghe và các rào cản
6.3. Kỹ thuật trình bày hiệu quả
6.4. Đọc hay trình bày báo cáo
6.5. Trấn áp sự hồi hộp, nỗi sợ hãi
6.7. Bài tập 6: Thực tập báo cáo chuyên đề
Chƣơng 7: Kỹ năng hƣớng dẫn kỹ thuật
7.1. Đặt vấn đề
7.2. Lập kế hoạch hướng dẫn kỹ thuật
7.3. Một số kỹ năng cần thiết
7.4. Bài tập 7: Thực hành hướng dẫn kỹ thuật trước nhóm
Chƣơng 8: Kỹ năng đàm phán và giải quyết mâu thuẫn
8.1. Sự cần thiết của đàm phán
8.2. Bất đồng và mâu thuẫn
8.3. Giải quyết mâu thuẫn
8.4. Các bước đàm phán
8.5. Giải quyết các bất công trong đàm phán
8.6. Bài tập 8: Lên kế hoạch và thực hiện một buổi đàm phán nhóm
Chƣơng 9: Kỹ năng truyền thông đại chúng
9.1. Các khái niệm trong truyền thông đại chúng
9.2. Mục tiêu và nội dung truyền thông đại chúng
9.3. Các vấn đề chính trong truyền thông đại chúng
9.4. Các nguyên tắc trong truyền thông đại chúng
9.5. Các kỹ năng cần thiết trong truyền thông đại chúng
9.6. Các yếu tố cần quan tâm khi truyền thông đại chúng
9.7. Bài tập 9: Đánh giá kỹ năng truyền thông đại chúng
5. Học liệu
5.1. Học liệu bắt buộc
Bùi Xuân An. 2008. Sổ tay Kỹ năng giao tiếp, ĐH Nông Lâm Tp. HCM; 65 trang.
5.2. Học liệu tham khảo
1. Landsberger Joe. 2008. Cẩm nang và chiến lược dành cho học tập (Nguyễn Thanh
Hương dịch) http://www.studygs.net/vietnamese/
2. Ellis, J., and M.Thoreau. 2002. Communication pluss: A spiral for success. Person
Education New Zealand Ld..
3. Dự án ENDA Vietnam, 2004. Tài liệu tham khảo truyền thông môi trường.
4. Integrated Coastal Management in Vietnam Project. 2005. Training of Trainers
(TOT) Workshop Facilitating ICM in Viet Nam, BCMTP.
5. Các báo và tạp chí thông dụng.
6. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên
Học viên phải tham gia tối thiểu 80% số giờ lên lớp, tích cực đóng góp trong các giờ
thảo luận. Đây là môn học rèn luyện kỹ năng nên học viên phải tăng cường thực hành, làm
các bài tập theo yêu cầu từng nội dung. Học viên phải làm đầy đủ và nộp đúng thời hạn các
bài tập trên lớp, bài tập về nhà.

9
7. Phƣơng pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
Kiểm tra sự hiện diện thông qua các bài tập trên lớp, đánh giá tinh thần tích cực trên lớp qua
các đóng góp trong các giờ thảo luận, đánh giá việc tự học qua các bài tập về nhà, bài tập nhóm.
Nội dung đánh giá: tham gia học tập trên lớp (10%), phần tự học, tự nghiên cứu (20%),
hoạt động theo nhóm (20%), kiểm tra - đánh giá cuối kì (50%).
Tiêu chí đánh giá các loại bài tập: đánh giá các bài tập trên lớp: làm hoàn chỉnh theo yên
cầu ngay trên lớp, nộp đúng thời hạn; đánh giá các bài tập cá nhân về nhà: làm hoàn chỉnh
theo yêu cầu, nộp đúng thời hạn; đánh giá các bài tập nhóm: Làm hoàn chỉnh, có đánh giá của
từng cá nhân trong nhóm, nộp đúng thời hạn.

10

You might also like