You are on page 1of 16

Chương 15

VỚI SỰ PHÊ PHÁN THÂN THIỆN, GIỮ KHOẢNG CÁCH

1968 –1989
QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH HUNGARY:
NHỮNG ẢO ẢNH, CÁC HI VỌNG VÀ HIỆN THỰC

Nam Tư ngay trong năm 1949, sau khi đã tách khỏi khối do bá chủ Soviet thống trị, đã
đoạn tuyệt với trật tự chỉ đạo kinh tế Stalinist, và đã tạo ra mô hình “tự quản” của riêng
mình. Bên trong khối Soviet, Hungary là nước đầu tiên đã thử thực hiện sự kết hợp hệ
thống chính trị cộng sản và nền kinh tế thị trường. Năm 1968 người ta đã thủ tiêu “nền
kinh tế chỉ huy”. Người ta đã chấm dứt việc, trung ương quyết định, các doanh nghiệp
sản xuất cái gì và trung ương phân chia nguyên liệu, năng lượng, số người và quỹ lương.
Cái kết cấu được tạo ra thế chỗ cho mô hình Stalinist “cổ điển”, được họ gọi là “cơ chế
kinh tế mới”.
Có thể nói mà không có sự thiên vị dân tộc: quá trình cải cách Hungary đã có tầm
quan trọng vượt quá các biên giới quốc gia. Nó khơi dậy những hi vọng ở mọi nơi, nơi
cho đến nay hệ thống cứng nhắc, làm tê liệt các sáng kiến của nền kinh tế chỉ huy đã ngự
trị. Trong thời kì này Hungary đã là tấm gương trong con mắt nhiều người. Kinh nghiệm
cải cách Hungary đã tác động đến cải cách Trung Quốc, đến tư duy kinh tế Soviet và
Đông Âu, và cũng gây sự quan tâm sôi nổi của các nhà kinh tế học phương Tây chuyên
nghiên cứu các nền kinh tế cộng sản.

Các hi vọng được thực hiện một nửa, bị thất bại một nửa

Sau bước ngoặt lớn 1968 tiếp theo là hai thập kỉ rầu rĩ. Quá trình cải cách tuỳ thuộc vào
tương quan lực lượng chính trị khi thì dừng sững lại, lúc tiến lên, khi thì dưới tác động
của các lực lượng chống cải cách đã xảy ra những sự sắp xếp lại từng phần theo hướng
cũ. Tựu chung xu hướng tiến lên phía trước đã tỏ ra mạnh hơn; vào cuối các năm 1980
trên bộ mặt kinh tế Hungary các nét kinh tế thị trường không nghi ngờ gì đã trở nên sắc
nét hơn nhiều so với 1968. Thế nhưng cho đến đoạn đầu của sự thay đổi chế độ, vẫn là lai
tạp, là sự kết hợp của chế độ quan liêu và thị trường đầy những mâu thuẫn.

247
Đã có cái gì đó xảo trá, được dựng lên một cách giả tạo, “bắt chước” trong cái, đã
hình thành trong khu vực kinh tế nhà nước Hungary. Đã chấm dứt các chỉ thị kế hoạch
vụn vặt, chi tiết, quyền quyết định đã vào tay giám đốc. Đúng, nhưng chúng ta có thể nói
về loại tự chủ nào, khi giám đốc do đảng uỷ và bộ lựa ra, và quyền bổ nhiệm và cách
chức nằm trong tay họ. Trên thị trường thật, giá cả do sự thoả thuận của người bán và
người mua xác định. Ở đây phần đáng kể các giá không phải do người mua và người bán
quyết định trực tiếp, mà vẫn do uỷ ban giá trung ương quyết định. Trong trường hợp tốt
hơn họ thử “bắt chước” giá thị trường, tìm ra cái giá phù hợp với tỉ lệ cầu-cung. Trong
trường hợp tồi hơn, họ chẳng thèm “bắt chước” giá thị trường, mà xác định chúng ngay
từ trước đến nỗi một số sản phẩm hay thậm chí toàn bộ một số doanh nghiệp thua lỗ dài,
còn ở những sản phẩm hay doanh nghiệp khác thì giá cao đảm bảo lợi nhuận ngay từ
trước. Vai trò của lợi nhuận đã tăng lên; lãnh đạo doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm hơn
nhiều đến tính sinh lợi, so với trước kia. Nhưng sự quan tâm đến lợi nhuận này cũng đã
chẳng là thật sự, một phần vì những méo mó của các giá, vừa được nhắc tới vài dòng ở
trên, một phần thì do sự tái phân chia quan liêu của lợi nhuận. Nếu một doanh nghiệp có
“quá nhiều” lợi nhuận, thì họ lấy đi và chuyển cho doanh nghiệp thua lỗ. Đây là loại cạnh
tranh, mà tuy có những người thắng của nó, nhưng không thể có những kẻ thua. Nói cách
khác ràng buộc ngân sách vẫn mềm.
Những người hi vọng vào sự lan rộng của cơ chế thị trường, những người đó chỉ có
thể thoả mãn một nửa. Những người đã muốn rằng, bất chấp sự phi tập trung từng phần
quyền lực trung ương về chí ít các quyết định quan trọng nhất vẫn còn, họ cũng tràn đầy
cảm giác nửa được thực hiện, nửa thất vọng. Ý tưởng đã là, sự điều tiết gián tiếp sẽ thay
thế cho điều tiết, chỉ thị kế hoạch trực tiếp trước kia. Các công cụ chính sách tiền tệ và tài
chính, lãi suất, tỉ giá hối đoái, thuế suất, các khoản trợ cấp nhà nước sẽ truyền đạt các ý
định của sự chỉ đạo kinh tế trung ương đến các nhà sản xuất và những người sử dụng.
Thế nhưng đây tỏ ra là ảo mộng hão.* “Ảo ảnh hình thành trong tôi- tôi viết năm 1982
- cứ như là, đầu tiên tôi bước vào phòng điều vận hiện đại của một nhà máy, trong đó có
các »bộ phận điều tiết« khác nhau: các nút, hàng trăm công tắc, các máy đo và các đèn
báo hiệu nhấp nháy. Những người điều vận chạy ngược chạy xuôi: khi thì nhấn nút này,
lúc thì xoay cái cần nọ. Sau đó tôi đi vào phân xưởng: đấy, người ta đẩy nguyên liệc bằng
xe cút kít, quản đốc phân xưởng gào khản cổ. Đúng, có sản xuất- nhưng hoàn toàn không
phụ thuộc vào ở phòng điều vận uy nghi người ta ấn nút nào. Chẳng có gì lạ, bởi vì
phòng điều vận và phân xưởng không được nối với nhau bằng mạng dây dẫn”.171 Thiếu
dây dẫn kết nối: lãi suất hay tỉ giá hối đoái có nghĩa gì, nếu các doanh nghiệp vẫn chẳng
nhạy cảm mấy đối với giá cả và chi phí? Tính sinh lời vẫn chẳng là vấn đề sống còn vì sự
tái phân chia lợi nhuận quan liêu của trung ương, điều đó làm cùn sự nhạy cảm đi. Sự
nghiệp quản lí đúng ra phụ thuộc nhiều hơn vào các quan hệ với cấp trên, chứ đâu phụ
thuộc vào thành công thị trường.
Họ đã thử thúc các nhà lãnh đạo kinh tế bằng các dây cương chùng. Việc này cũng có
lợi thế của nó: còn lại một ít phạm vi hoạt động cho sáng kiến doanh nghiệp, và xét cho
cùng vẫn có tác động nào đó của các xung lực đến từ phía thị trường. Đã chấm dứt sự
thiếu hụt về nhiều sản phẩm và dịch vụ, tuy trong một vài lĩnh vực có tầm quan trọng cơ
bản – thí dụ trong buôn bán nhiều hàng nhập khẩu, trong khu vực nhà ở, trong dịch vụ
điện thoại và trong y tế - nền kinh tế thiếu hụt vẫn tồn tại.

*
Atal László (1982), biểu thị đặc tính một cách rất đúng hiện tượng này là “ảo tưởng điều tiết”.

248
Song song với sự phi tập trung có hiệu lực trong phạm vi rộng rãi hơn ở mức vi mô,
kỉ luật kinh tế vĩ mô trở nên lỏng lẻo hơn. Khi khu vực đến ngưỡng cửa của sự thay đổi
chế độ, chính ở các nước thử nghiệm cải cách phi tập trung hoá, ở Hungary, rồi muộn
hơn ở Ba Lan lạm phát đã tăng tốc nhanh nhất, các cơ chế kìm hãm lương đã bất lực và
vòng xoáy nợ nần nước ngoài đã tăng tốc độ quay. Kỉ luật hành chính Stalinist cũ đã
không kìm được các xu hướng kinh tế vĩ mô bất lợi này, nhưng sự quan tâm đến lợi
nhuận thực sự, cạnh tranh thực sự, tác động thị trường thật sự vẫn chưa có tác động khép
vào kỉ luật cần thiết. Liên quan đến các chỉ số quan trọng này, thành tích của các nước
thực hiện những cải cách nửa vời tỏ ra xấu hơn các chế độ độc tài cộng sản có bàn tay
sắt, Tiệp Khắc của Husák hay Rumani của Ceauşescu, nơi với cái giá làm giảm mức sống
của dân chúng họ đã cưỡng ép cán cân thanh toán vãng lai thuận lợi hơn, và mức giá và
lương cứng rắn hơn.
Cải cách 1968 tập trung chú ý vào thiết lập cơ chế kinh tế mới của khu vực nhà nước.
Hầu như là kết quả phụ của quá trình cải cách, rằng trong nền kinh tế cái khu vực sản
xuất và dịch vụ đã được mở rộng, trong đó các hình thức sở hữu không thuộc nhà nước
hoạt động. Đây là một tập hợp hỗn tạp. Từ các hợp tác xã nhỏ ít nhiều đã thực sự tự chủ,
và ở mức độ ấy chúng khác các tổ chức được gọi là hợp các xã, thực ra là các tổ chức
được chỉ huy bởi các lãnh đạo do đảng nhà nước bổ nhiệm. Từ những công việc kinh
doanh tiểu thủ công, tiểu thương hay dịch vụ khác dựa trên sở hữu tư nhân thực sự. Từ
các cộng đồng lao động kinh tế doanh nghiệp, các sản phẩm đặc biệt tạo thành các hòn
đảo cá thể nhỏ bên trong vũng nước tù của doanh nghiệp nhà nước. Cuối cùng là “nền
kinh tế thứ hai” ngày càng xum xuê hơn, lan ra theo nhiều loại hình thức, trong đó hàng
chục ngàn người hay (ai biết được?) hàng trăm ngàn người hoạt động, giữa chừng vẫn
giữ chỗ làm việc của mình, và cũng vẫn tiếp tục làm việc (làm ít hay nhiều) trong “nền
kinh tế thứ nhất”. Một trong những đặc trưng quan trọng nhất của quá trình cải cách
Hungary là, -nếu dù không khuyến khích, nhưng- đã nhắm mắt đồng loã trước hiện tượng
quan trọng nhất, hiện tượng dịch chuyển khỏi chủ nghĩa xã hội cổ điển: đã chấm dứt độc
quyền của sở hữu nhà nước, thậm chí ngày càng đến cả ưu thế của nó nữa.

Từ nhà cải cách ngây thơ thành nhà phân tích phê phán

Vài trang trên không thể cho bức tranh chi tiết về các mối quan hệ hết sức phức tạp đặc
trưng cho quá trình cải cách Hungary. Đúng hơn, nó chỉ chợt tái hiện cái khi đó (và cả
bây giờ nữa) tôi coi là các nét đặc trưng nhất của “cơ chế kinh tế mới”. Sự mô tả ngắn
gọn cũng chẳng thể đảm nhận việc theo dõi từ đầu đến cuối động học của quá trình cải
cách, thay vào đó nó cô cứng trạng thái đặc trưng cho cơ chế kinh tế Hungary trong các
năm 1980 vào “bức tranh tĩnh”. Nói về cải cách trong cuốn sách này trước hết tôi phải kể
về thái độ của tôi thế nào với quá trình đổi mới hệ thống xã hội chủ nghĩa. Tôi nghĩ về nó
thế nào, và tôi đã hành động ra sao?
Đầu đề của chương coi 1968 là năm khởi đầu, vì khi đó xảy ra sự thủ tiêu nền kinh tế
chỉ huy; về mặt chính thức đây là năm khởi đầu của “cơ chế kinh tế mới”. Tuy nhiên câu
chuyện được bắt đầu sớm hơn nhiều. Tuy tôi đã đề cập đến chủ đề ở các chương trước,
chấp nhận rủi ro lặp lại tôi phải nói về tiền sử của câu chuyện, về vai trò của tôi trong đó.
Từ 1954 tôi ngày càng quan tâm hơn, với niềm tin và sự hào hứng, đến ý tưởng đổi
mới nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Niềm tin này đã thấm ngang thấm dọc suốt cuốn sách

249
của tôi viết về sự tập trung quá mức, tuy chủ đề là phân tích thực chứng cơ chế cũ. Thế
giới tư duy xã hội chủ nghĩa cải cách đã hướng dẫn tôi ngay cả khi tôi thảo cương lĩnh
kinh tế của Nagy Imre trong những ngày đầu cách mạng.
Niềm tin này đã bị sự bẻ gãy cách mạng và sự khủng bố lan ra sau đó làm tan thành
mây khói. Giai đoạn cuộc đời, trong đó tôi là “nhà cải cách ngay thơ”,* đã chấm dứt. Cái
niềm tin, mà trong các thời kì trước đã tiếp sức sống cho tôi, đã chẳng bao giờ phục sinh.
Từ đó trở đi tôi đã không hi vọng, rằng một nền kinh tế phù hợp với các quyền tự do con
người lại có thể hoạt động với sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Những cân nhắc chính trị
và đạo lí đã làm tôi vỡ mộng với biến thể Đông Âu của “chủ nghĩa xã hội thị trường”, mà
một mặt muốn giữ quyền lực của đảng cộng sản (hay chí ít yên phận, rằng vẫn còn), và,
vì tính hiệu quả, lại muốn gán ghép điều này với điều phối thị trường đã thành công tốt ở
các nước tư bản chủ nghĩa.
Năm 1957 tôi đã chẳng phải suy nghĩ nhiều, tôi trả lời thế nào, khi người ta gọi từ
trung ương đảng: tôi hãy tham gia vào uỷ ban cải cách đang hình thành lúc đó. Tôi không
muốn chơi trò uỷ ban với những kẻ đã lê bước trở lại sau các xe tăng Soviet, những kẻ đã
bỏ tù các bạn của tôi, những kẻ khao khát trả thù.
Ác cảm sâu sắc này từ đầu chí cuối vẫn còn trong tôi, và muộn hơn cũng đã cản tôi
tham gia vào các uỷ ban do trung ương đảng tổ chức vào các năm 1960. Lưng tôi sởn gai
ốc vì chuyện, dựa vào thông tin thì thầm rỉ tai, tôi phải đoán ra, liệu đồng chí X, lãnh đạo
đảng phụ trách kinh tế, trong ngày cho trước ấy có thể thuyết phục được hay không cho ý
tưởng tỉ giá hối đoái phù hợp với nguyên tắc chi phí biên, hay ông ta vẫn cố bám lấy
nguyên tắc chi phí trung bình. Tôi đã không muốn tham gia thảo ra các kiến nghị thoả
hiệp của uỷ ban, mà cuối cùng sẽ do một hội nghị đảng thảo luận và phê chuẩn trong
trường hợp may mắn.
Trong thời kì Kádár nhiều nhà trí thức Hungary hàng đầu dưới hình thức nào đó đã có
quan hệ cá nhân với Aczél György+. Không phải nhiệm vụ của bài viết này đi đánh giá sự
nghiệp của Aczél, và đưa lên cân tiểu li, khi nào và lợi bao nhiêu hại bao nhiêu. Tôi
không phán xét những người thường xuyên hay thi thoảng ăn tối với ông, những người
gõ cửa ông vì sự ưu tiên chiếu cố hay –hoàn toàn vô tư- thử nhờ ông can thiệp giúp các
bạn mình đang ngồi tù. Tôi chỉ coi là có tầm quan trọng tượng trưng, rằng tôi thuộc số ít
“nhà trí thức hàng đầu”, những người đã chẳng bao giờ tìm đến Aczél.**
Tôi thừa nhận, rằng thái độ của tôi về khía cạnh này đã không nhất quán. Tôi đã tránh
xa hội Aczél. Ngược lại – như tôi đã nhắc đến – tôi đã không xấu hổ đi yêu cầu Nyers
Rezső giúp kiếm điện thoại. Mà Nyers xét cho cùng vẫn là uỷ viên Ban chấp hành Trung
ương, sau khi bị đá ra khỏi ban lãnh đạo tối cao của đảng, và về chỗ chúng tôi làm giám
*
Tôi dùng cụm từ này lần đầu tiên trong bài viết năm 1986 (1986c) cho tạp chí Mĩ Journal of Economic
Literature (JEL). Đầu đề của chương này gợi nhớ đến đầu đề của bài báo JEL. Trong bài báo tôi gọi Péter
György, cha đẻ của ý tưởng cải cách Hungary, Włodzimierz Brust, nhà trí thức dẫn đầu của xu hướng cải
cách Ba Lan, Ota Sik, nhà kinh tế học chính của mùa xuân Praha. Tôi liệt cả Gorbachev vào đây. Nhiều nhà
kinh tế học đã trải qua pha “nhà cải cách ngây thơ”, trong khi ở tất cả họ pha này có thể được giới hạn vào
các thời điểm bắt đầu và kết thúc khác nhau. (Có người đã chẳng bao giờ từ bỏ niềm tin ngây thơ của
mình).
+
Uỷ viên Bộ chính trị đảng cộng sản, phụ trách văn hoá tư tưởng và công tác lí luận
**
Mùa thu năm 1980 Aczél nhắn tin cho tôi, qua chủ tịch uỷ ban kế hoạch Faluvégi Lajos. Ông bày tỏ sự
không vừa ý của mình liên quan đến bài báo, mà tôi viết về mâu thuẫn giữa đạo đức xã hội chủ nghĩa và
nguyên tắc hiệu quả. (Rồi mau chóng hoá ra là, ông không phải là người duy nhất chê trách bài báo). Tôi
nghe hết lời nhắn, và tôi chỉ trả lời ngần này: dường như chúng ta đã không thống nhất. Muộn hơn tôi cũng
nhận được nhận xét phê phán bằng văn bản từ Faluvégi Lajos.

250
đốc. Tôi đã không tham gia vào các “ban chuyên môn”, các uỷ ban hoạt động bên cạnh
trung ương đảng. Thế nhưng giữa chừng tôi không tránh việc tôi cảm thấy tình bạn thân
thiết với đồng nghiệp, người là uỷ viên ban lãnh đạo đảng ở nơi làm việc của tôi, thậm
chí một thời gian đã giữ chức bí thư đảng. Tôi không đánh giá con người theo, họ có là
đảng viên hay không. Tuy nhiên, có lẽ vẫn hơi không nhất quán, trước hết sở dĩ tôi đã lẩn
tránh công tác cải cách tích cực, bởi vì về mặt tổ chức nó cũng gắn với sự lãnh đạo của
đảng, và –tôi cảm thấy – nó sẽ đưa tôi vào cái vòng gồm “các bạn đường” vây quanh
trung ương đảng.*
Như cái thứ hai tôi nhắc đến, nhưng là số một, tính chất của hình thức cư xử và của
phạm vi nhiệm vụ gắn mật thiết nhất với nhân tố chính trị, mà tôi đã vạch ra cho mình
sau 1956. Tôi đã phân biệt nghiêm ngặt (tôi phải thú nhận, đôi khi quá nghiêm ngặt) hai
loại nghề nghiệp khả dĩ, nghề của “nhà hoạt động” ra quyết định chính trị hay muốn ảnh
hưởng đến các quyết định đó và của nhà nghiên cứu khoa học.** Hai phạm vi hoạt động
này cần các năng khiếu khác nhau, và tạo ra các hình mẫu ứng xử khác nhau trong người
thực sự hết lòng hết sức cho vai trò này hay vai trò kia. “Nhà hoạt động” phải là người
khôn khéo, có chiến thuật, có tài mánh khoé, có mưu, uyển chuyển và sẵn sàng thoả hiệp,
nếu thành công đòi hỏi điều này. Tất cả những thứ này là có giá trị trong chính trường,
nhưng đi liền với những nguy hiểm trầm trọng trong nghiên cứu khoa học. Trong lĩnh
vực chính trị “sự toả [sáng]” của người đó mạnh lên, người tin kiên định vào cái mình nói
và làm. Còn nhà khoa học thì phải khách quan; phải cân nhắc các lí lẽ và phản lí lẽ không
dựa vào niềm tin mà vào lí trí, và luôn luôn phải giữ trong mình một liều lượng lớn nghi
ngờ ngay cả đối với các thuyết được mình chấp nhận nữa. Người muốn cải tạo xã hội
theo tầm nhìn riêng của mình với cảm giác sứ mệnh cứu thế, khó có khả năng giữ trong
mình các tính chất, có thể mong đợi từ người làm khoa học.
Tôi không thích làm bất cứ thứ gì với nửa trái tim. Tôi không có khả năng bằng nửa
khối óc và trái tim của mình đồng nhất với vai trò của nhà hoạt động, còn bằng nửa kia
thì với vai trò của nhà nghiên cứu khoa học. Người khác có lẽ có khả năng, tôi thì không.
Tôi sợ, nếu thử, thì tôi sẽ bị vấp trong cả hai vai.
Tôi xin lỗi bạn đọc là tôi nêu đi nêu lại thế lưỡng nan này. Tôi cũng chẳng thể hứa,
rằng trong phần còn lại của cuốn sách tôi sẽ không bao giờ quay lại nữa, bởi vì nó kéo
suốt cuộc đời tôi. Trong các tình huống lịch sử khác nhau, liên quan đến vấn đề lựa chọn
cụ thể khác nhau, hết lần này đến lần khác lại luôn nổi lên đối với tôi các thế lưỡng nan
khó xử, giữa đóng vai trò chính trị và tập trung hoàn toàn cho công tác khoa học. Điều
này giải thích, rằng như một trong những chủ đề chủ đạo, nó cũng đi khắp tiểu sự tự thuật
của tôi, điều đó không tránh khỏi kéo theo sự lặp lại.
Như thế tựu chung - vượt quá giai đoạn “nhà cải cách ngây thơ” của đời mình – tôi đã
trở thành nhà phân tích phê phán của cải cách kinh tế xã hội chủ nghĩa. Hoàn toàn không

*
Chắc chắn do sự động viên của nhà kinh tế học, viện sĩ nào đó mà Szentágothai János, chủ tịch Viện Hàn
Lâm Khoa học Hungary cũng đã nhận xét một cách mỉa mai: “Vì sao cậu lại khắt khe đến vậy? Vì sao cậu
lại sợ đến mức là bùn sẽ vấy lên áo choàng sạch sẽ của cậu?”
**
Tôi đã do dự trong việc lựa chọn thuật ngữ, rồi cuối cùng tôi đã quyết định dùng từ “activist-nhà hoạt
động” thường dùng trong ngôn ngữ thông thường chính trị ở Mĩ. Vai trò này trùng đáng kể với cái, người ta
quen gọi là của “nhà chính trị”, nhưng từ nhà chính trị tôi dành cho những người làm chính trị với tư cách
là nghề chính (thí dụ với tư cách lãnh đạo của một đảng hay một phong trào, nghị sĩ, hay giữ chức cao
trong chính quyền). Người mà tôi gọi là “nhà hoạt động”, có nghề dân sự nào đấy, sống bằng nghề đó,
nhưng phần đáng kể (mà là phần tích cực nhất) năng lực của mình được dành cho ảnh hưởng đến các sự
kiện chính trị.

251
có chuyện, tôi quay lưng lại với vấn đề. Nó làm tôi quan tâm mạnh mẽ ngay cả trong các
năm, khi tôi chẳng viết một dòng nào về nó. Tôi có đọc bao nhiêu cuốn sách hay bài báo,
thì hết lần này đến lần khác tôi cân nhắc: suy ra cái gì từ chúng liên quan đến nền kinh tế
xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó không chỉ khi học, thì sự quan tâm đặc biệt này mới sống
trong tôi. Tôi tỉnh táo theo dõi những thay đổi nào xảy ra trong thực tiễn chỉ đạo kinh tế.
Vài năm sau lĩnh vực vấn đề cải cách cũng nổi lên hàng đầu trong công việc nghiên
cứu của tôi. Ngay cả Anti-Equilibrium cũng đụng đến chủ đề ở nhiều điểm. Khi viết Sự
thiếu hụt tôi đã ám chỉ ý tưởng, rằng các nét loạn chức năng đặc trưng nhất cho nền kinh
tế xã hội chủ nghĩa có thể được giải thích bằng các tính chất cơ bản của chủ nghĩa xã hội,
và những cải cách từng phần ở bên trong hệ thống, nhiều nhất có thể làm nhẹ bớt chúng,
nhưng không thể chấp dứt chúng. Chính việc nghiên cứu nền kinh tế Hungary được cải
cách nửa vời, bề ngoài có vẻ hướng theo lợi nhuận, đã lưu ý tôi đến hiện tượng ràng buộc
ngân sách mềm.
Muộn hơn tôi đã viết nhiều tiểu luận, mà chủ đề chính là mô tả và phân tích cải cách.
Như thế liên quan đến chủ đề, các bài viết này giống như các công trình, mà các đồng
nghiệp thường được gọi là “các nhà kinh tế cải cách” đã trình bày. Chúng tôi công bố trên
cùng các tạp chí Hungary. Cũng đã xảy ra là, chúng tôi đã trình bày nội dung muốn nói
của mình trong cùng diễn đàn Hungary hay quốc tế.
Các bài viết và bài trình bày của tôi bày tỏ một cách rõ ràng, rằng tôi có thiện cảm với
ý tưởng cải cách. Tôi đã không là “người cổ vũ ngược”, mà chính là ngược lại: tôi đã vui,
nếu sự nghiệp cải cách ngày càng tiến triển thành công. Chẳng có gì lạ trong chuyện, tôi
phê phán tình trạng cải cách, “các nhà kinh tế học cải cách” cũng làm việc này, với những
lời lẽ không kém gay gắt. Tuy nhiên đã có sự khác biệt căn bản giữa cách tiếp cận của họ
và của tôi. Câu then then chốt của nhà cải cách tin tưởng là: “vẫn chưa…” Hệ thống giá
vẫn chưa đủ tốt. Bộ máy nhà nước quan liêu vẫn chưa tránh đủ xa đời sống của các doanh
nghiệp. Thị trường vốn vẫn chưa hoạt động v.v. và v.v. Vẫn chưa… nhưng đây chỉ là tạm
thời. Tất cả trước sau rồi sẽ có thể trở nên tốt hơn.
Ngược lại, tôi không tin vào kịch bản lạc quan này. Theo mẫu của công thức “hoài
nghi châu Âu” tôi có thể gọi những linh cảm khi đó của mình là “hoài nghi cải cách”.
Bạn tôi Laki Mihály, với sự châm biếm ý nhị, đã gọi mình, gọi tôi, và vài đồng nghiệp
khác, những người suy nghĩ giống vậy, là “rầu rĩ cải cách”. Chúng tôi kinh tởm cái mà từ
cải cách chúng tôi cảm thấy là gian giảo, là giả mạo, là “làm ra vẻ”, là giả vờ. Đây không
phải là nền kinh tế thị trường thật! Như thế cũng chẳng thể trở thành thật được!
Chúng ta đang trong các năm 1970 và 1980. Thời gian đã trôi lâu kể từ khi, sự thanh
tâm, giải toả (catharsis) chính trị-đạo lí đã bẻ gãy trong tôi niềm tin vào sự đổi mới của
chủ nghĩa xã hội. Từ đó việc nghiên cứu các tài liệu chuyên môn phương Tây, việc làm
quen trực tiếp với nền kinh tế phương Tây hiện đại, sự suy nghĩ phê phán các mối quan
hệ giữa sở hữu công, sở hữu tư, bộ máy quan liêu và thị trường trên bình diện duy lí, với
tư cách nhà kinh tế học và nhà nghiên cứu xã hội cũng đã thuyết phục tôi rằng: nền kinh
tế dựa vào ưu thế của sở hữu công không phù hợp với chuyện, thị trường đóng vai trò
chính trong điều phối các quá trình kinh tế. Vấn đề không phải là, tính chất thành phần
đặc trưng này hay nọ của nền kinh tế thị trường “vẫn chưa…” có hiệu lực. Sự thực là, chỉ
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mới có thể là nền kinh tế thị trường thật (chứ không phải giả
tạo, giả vờ).*

*
Học thuyết kinh tế của Marx xúi bẩy sự nghi ngờ chống lại thị trường. Những người Marxist-Leninist
trung thành hoàn toàn đúng, khi họ tuyên bố, rằng những người ủng hộ cải cách thị trường là những người

252
Niềm tin này làm cho quan hệ của tôi liên quan tới các kiến nghị của chính các nhà
cải cách nhiệt tình nhất trở nên mang tính nước đôi. Liệu các kiến nghị này đưa việc thực
hiện nền kinh tế thị trường thật đến gần hơn ở mức độ nào? Chúng không gây ra các ảo
tưởng sai lầm hay không? Trong nhiều người ngây thơ, có thiện ý, một phần nào đấy có
niềm tin xã hội chủ nghĩa, chúng không tiếp sức sống cho hi vọng (sai lầm, hi vọng hão
huyền), theo đó sự tồn tại của cấu trúc chính trị tuyên truyền các nguyên tắc Marxist-
Leninist, thuyết giáo ý thức hệ “chống tư bản chủ nghĩa”, ưu thế của sở hữu nhà nước, lại
có thể dung hoà được với thị trường? Họ có thể nghĩ, rằng cần thêm vài biện pháp cải
cách cương quyết, và khi đó chúng ta có thể bước sang “con đường thứ ba”, cũng là xã
hội chủ nghĩa, và cũng chẳng là xã hội chủ nghĩa, là nền kinh tế thị trường- tuy nhiên
không có chủ nghĩa tư bản thật sự với tất cả tính chất xấu xa của nó. Sự khác biệt lí thuyết
cơ bản đã tách tôi khỏi các nhà kinh tế học cải cách, những người vẫn tiếp tục tin, rằng
chủ nghĩa xã hội thị trường là có thể thực hiện được.
Tôi đã lâm vào nhiều loại tranh luận. Trong vài trường hợp đối thoại đã xảy ra mặt
đối mặt. Khi khác, đúng hơn họ chỉ tranh luận với tôi một cách gián tiếp, ám chỉ đến các
quan điểm hay thái độ của tôi. Các mũi tên đổ ào ào lên tôi từ nhiều phía. Tôi kể vài tình
tiết đặc trưng; như thế bạn đọc có thể hình dung rõ hơn, tôi đứng ở đâu khi đó.

“Đáng lẽ ra anh ta phải bảo, chúng ta hãy làm gì…”

Một trong những nhân vật huyền thoại của thời cải cách là Liska Tibor. Chúng tôi đã
đụng chạm nhau gay gắt nhiều lần, nhưng ngày nay tôi vẫn thân mến hồi tưởng lại các
bài phát biểu lôi cuốn, bốc lửa từ niềm tin, tôi kính trọng sự sắc sảo, thông minh và tính
thẳng thắn, sự trung thành với nguyên tắc không dùng chiến thuật rẻ tiền của ông. Liska
là một nhà tiên tri lạ lùng của chủ nghĩa tư bản xã hội chủ nghĩa hay của chủ nghĩa xã hội
tư bản chủ nghĩa. Theo tầm nhìn của ông, mọi công dân hãy nhận được phần của mình từ
tài sản tập thể của nhân dân. Đấy hãy là vốn ban đầu, mà sau đó công dân sử dụng với tư
cách doanh nhân trong nền kinh tế hoạt động theo các quy tắc thị trường.* Liska đã phác
hoạ một số điểm của kế hoạch với sự kĩ lưỡng cực kì chi tiết, các phần khác, ít quan trọng
hơn thì vẫn hoàn toàn mơ hồ. Lòng tin trong trắng của Tibor vào yêu cầu đạo đức cao
thượng về các cơ hội bình đẳng, sự tôn trọng của ông đối với sáng kiến kinh doanh đặc
trưng cho chủ nghĩa tư bản, và niềm tin của ông rằng bất cứ điều không tưởng nào cũng
có thể thực hiện được, chỉ cần ham muốn mạnh mẽ, đã hoà trộn trong dự định.**
Liska đã là “guru”, được các tín đồ say mê bao quanh. Ông tổ chức các buổi họp, đến
đó ông mời các nhà kinh tế học có tiếng, những người thử lí lẽ với giọng chắc chắn - thế
nhưng Liska, với vài cú đấm lập luận mạnh mẽ, ông luôn luôn đo ván họ, và thắng

có quan điểm “chống Marxist”. Tôi đã tránh chuyện, trong các bài viết của mình bản thân tôi cũng nói cùng
điều này, bởi vì tôi đã không muốn bằng việc này gây ra sự cắn rứt lương tâm trong các nhà cải cách vui
lòng tự gọi mình là các nhà Marxist.
*
Có thể hiểu được, rằng thành viên này thành viên nọ của giáo phái Liska sau khi thay đổi chế độ đã cố đòi
kì được việc chia không tài sản nhà nước [cho công dân], ủng hộ “tư nhân hoá theo cupon”.
**
Tác phẩm được nhắc đến nhiều lần của Liska, Ökonosztát, được ông viết vào năm 1966, nhưng suốt 22
năm chỉ được truyền tay ở dạng samizdat, tự xuất bản chui. Trong những ngày cuối của thời kì Kádár,
1988 lần đầu tiên được xuất bản ở dạng sách in. Tuy thế Liska chẳng bao giờ tổng kết tầm nhìn cải cách
của ông ở dạng ngay ngắn và súc tích. Bạn đọc ngày nay có thể có được cái nhìn tổng quan tốt nhất từ bài
báo viết năm 1988 của F. Liska Tibor.

253
knock-out. Một lần ông cũng đã thách tôi đến trận đấu bốc trí tuệ. Tôi trình bày nội dung
muốn nói của mình theo cách quen thuộc của tôi, cân nhắc một cách khách quan tình
trạng của nền kinh tế Hungary được cải cách nửa vời, ngoài ra các ưu điểm và khuyết
điểm của ý tưởng của Liska, những khả năng thực tế và các hạn chế của cải biến xã
hội.172 Tibor trở nên tức giận. Thật thú vị trích nguyên lời ông, nhưng đã không còn biên
bản chính xác. Vì thế không dựa vào kí ức của bản thân tôi, mà dựa vào hồi cức của
Liska Tibor tôi thử tái hiện cái ông đã nói: “… đấy là cái kiểu học giả dạy đời [tức là bài
thuyết trình của Kornai], mà nó xem, cứt lên chính xác đến đâu, và cứt như thế nào, chứ
không phải, làm sao có thể bò ra khỏi đống cứt này. Cái khác biệt cơ bản, bởi vì nếu ai đó
muốn phân tích cứt, và muốn hí hoáy đo cứt, xem đã lên đến cổ hay chưa, hoặc đã chảy
vào mồm mình hay chưa, và có chảy vào mắt mình hay chưa và có làm xót mắt hay
không – là cách tiếp cận loại hoàn toàn khác với loại, bảo rằng: cũng hoàn toàn như nhau
cả thôi, dù cứt có lên đến đâu, đơn giản là phải bò nhanh ra khỏi đấy”.173
Tốt biết bao nhiêu, nếu giả như lúc đó tôi đã nhớ một cú đánh trả sắc sảo và ý nhị nào
đấy – nhưng cuộc đấu như vậy chẳng bao giờ là thế mạnh của tôi. Tôi đã chỉ có khả năng
diễn đạt các phản lí lẽ điềm đạm, khô khan – và tách nhanh khỏi những người nghe rừng
rực -, rằng nhiệm vụ của khoa học là quan sát và hiểu thực tế. Các nhà kinh tế học
Hungary không cần phịa ra các ảo tưởng rối ren, mà phải hiểu biết cặn kẽ hiện thực của
Hungary và hiện thực của nền kinh tế thị trường, để chọn ra con đường thực tế nhằm
xoay chuyển tình hình.
Một trong những thủ lĩnh xuất sắc của các nhà kinh tế học cải cách Hungary đã là
Antal László, cán bộ hàng đầu của Viện Nghiên cứu Tài chính. Ngược với Liska ông đã
không phải là nhà tiên tri, mà là nhà quan sát có con mắt sắc sảo, một người hiểu biết tốt
nhất nền kinh tế Hungary mọi thời, nhà phân tích có suy nghĩ thực tế và có khả năng
đánh giá tốt. Ngược với tôi, ông là nhà “hoạt động” đến tận xương tuỷ, mà sự ham mê, ý
nghĩa thực sự của ông đã là (và tôi tin, vẫn là) tham gia vào hình thành các quyết định.
Đối với ông đã quan trọng hơn là việc, ở hậu trường ông đưa ra các lời khuyên cho những
người có thực quyền quyết định trong tay, hơn là chú ý đến các bài được công bố ở trong
nước. Còn nói chung ông không cho việc, trình bày các ý tưởng của mình cho các đồng
nghiệp nước ngoài, một tầm quan trọng nào. Năm 1983 tạp chí Đời sống và Văn học đã
phỏng vấn ông. Phóng viên, Szénási Sándor, đã hỏi ông: “Ông thích gọi mình là nhà kinh
tế học cải cách. Cái này so với người »trung bình« có nghĩa là trạng thái đặc biệt như thế
nào?” Antal trả lời như thế này:
“Nếu tôi phải đưa ra sự phân biệt, tôi có thể nói, rằng có các nhà kinh tế học, những
người chỉ đảm nhận vai trò quan sát, mô tả, và từ một vị thế đạo lí, thêm nữa không rủi ro
để đưa ra các chẩn đoán – nhưng không đưa ra các kiến nghị. Tuy tôi thừa nhận, rằng họ
có quyền đó, lập trường cơ bản này làm tôi bực mình. Tôi cố gắng tác động đến các quyết
định một cách công khai và được thú nhận”.174
Ai không có tật, thì đừng giật mình.+ Thế mà khi đó tôi cũng đã giật mình, đã khoác
lời nhận xét của Antal vào mình. Tôi đã cảm thấy, không chỉ Antal, mà khá nhiều nhà
kinh tế học cải cách nữa cũng không ưa thái độ của tôi liên quan đến cải cách một cách
tương tự.
Tại chỗ này tôi phải lặp lại một ý tưởng, mà trong một chương trước, tôi đã trình bày
khi nói về “việc xuất bản chui- samizdat”. Về phần mình tôi coi không phải một loại thái
độ duy nhất là chính đáng về mặt đạo lí, cụ thể là của bản thân tôi, trong khi các loại thái
+
Thành ngữ Hungary, nguyên văn là: Không phải áo của mình, thì đừng khoác vào.

254
độ khác “gây bực mình”. Có các loại thái độ, mà tôi khinh bỉ, mà tôi lên án về mặt đạo
đức. Mặt khác tôi cảm thấy không phải một thái độ duy nhất, mà nhiều loại thái độ là có
thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Tốt, là đã có những người hoạt động chính trị tích
cực trong di tản ở hải ngoại. Tốt, là ở trong nước đã có các chiến sĩ bí mật chấp nhận sự
săn đuổi của công an. Tốt, là đã có “các nhà cải cách”, những người bằng lời mình thử
đưa các nhà chỉ đạo chính thống của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sang con đường tốt
hơn. Thế nhưng cũng tốt, là đã có các nhà phân tích khách quan, những người bằng khảo
sát khoa học đã thử vạch ra bản chất thực của hệ thống. Rốt cuộc cũng tốt, là giữa các
dạng thái độ và cách sống này đã có thể hình thành sự phân công lao động có ý nghĩa.
Đôi khi trong tôi cũng lấn át cái tâm trạng tức tối do những nhượng bộ mà “các nhà
kinh tế học cải cách” đã thoả hiệp với các ông chủ quyền lực gây ra, nhưng cuối cùng đã
thành công kìm nén các xúc cảm này trong bản thân mình, và tôi đã không lên tiếng công
khai. Sự nhìn nhận, rằng trong hoạt động của họ, có nhiều cái lợi hơn là cái hại mà những
nhượng bộ của họ có thể gây ra, đã thắng thế trong tôi. Có thể là, cách nhìn nhận này
không tìm thấy sự báo đáp ở người này-người nọ trong số “các nhà kinh tế học cải cách”.
Chỉ có thể lần theo dấu vết của lời được nói ra và được viết ra. Tôi không thể biết, cái gì
đã xảy ra trong tâm hồn sâu thẳm của các đồng nghiệp này.
Tôi muốn thêm một nhận xét nữa vào tranh luận về thái độ. Trong giãi bày ở trên tôi
đã đưa tính hữu ích của phân tích có tính khắt khe khoa học về hệ thống xã hội chủ nghĩa
như lí lẽ ủng hộ con đường tôi đã chọn. Bây giờ cũng, nhưng trong các chương trước tôi
cũng đã nhấn mạnh, rằng phê phán lí thuyết đã tỏ ra là công cụ có thể sử dụng được trong
quá trình làm suy yếu các nền tảng của chế độ cộng sản, và cuối cùng đã dẫn đến sự sụp
đổ và vượt quá chế độ này. Cho dù chức năng này có quan trọng đến thế nào, tôi không
muốn bó hẹp vai trò của khoa học xã hội ở chuyện, nó có thể dùng được như công cụ
chính trị cho mục đích của sự nghiệp tốt đẹp. Sự nhận thức bản thân nó cũng có giá trị
của nó. Có người, mà nhận thức và sự hiểu biết cũng tạo ra niềm vui. Điều này đã luôn là
thế và vẫn là thế, chừng nào đã có và sẽ có những người, coi công tác khoa học là sự
nghiệp của đời mình.

Tính hiệu quả và đạo đức xã hội chủ nghĩa

Năm 1979 người ta mời tôi đến Ireland với tư cách diễn thuyết viên của “Greary Lecture”
được tổ chức hàng năm để tôn vinh R. C. Greary, nhà kinh tế học và thống kê học nổi
tiếng. Ở đó tôi giới thiệu, ở dạng đã chín muồi hơn, dòng tư duy mà phác thảo đầu tiên tôi
đã trình bày ở Ấn Độ.*
Tôi đặt hai loại hệ thống giá trị đối mặt với nhau. Một là: cần phải thoả mãn những
đòi hỏi nào, để cơ chế thị trường càng thúc đẩy tính hiệu quả của các hoạt động kinh tế.
Cái thứ hai: đạo đức xã hội chủ nghĩa đưa ra những đòi hỏi như thế nào. Việc giãi bày
dẫn đến kết luận, rằng không thể đồng thời thoả mãn hoàn toàn cả hai hệ thống yêu cầu.
Tôi đã không có khả năng chứng minh bằng mô hình toán học nghiêm ngặt “định lí bất
khả thi” này. (Cho đến nay tôi lấy làm tiếc, rằng đã chẳng có ai xử lí vấn đề này). Đúng

*
Trong đời mình chẳng lần duy nhất nào tôi đã trình bày bằng cách đọc văn bản đã chuẩn bị trước. Tôi đã
cố, rằng mỗi giãi bày tôi đều trình bày bằng lời, nếu có thể nhiều lần. Rút ra bài học từ phản ứng của những
người nghe tôi cố gắng cải thiện, làm chín việc giãi bày từ bài giảng này sang bài giảng nọ. Và chỉ khi tôi
cảm thấy đã đủ chín, thì tôi mới bắt đầu diễn đạt bằng văn bản.

255
hơn tôi chỉ lập luận ủng hộ phỏng đoán này, và đưa những sự không nhất quán của cải
cách Hungary làm minh hoạ. Thí dụ sự đoàn kết, nghĩa vụ giúp những người yếu có thể
mâu thuẫn với cạnh tranh kinh tế, trong đó những người bị rớt lại lâm vào tình thế bất lợi
thật sự và chịu những thiệt thòi đau đớn.
Nội dung muốn nói trước hết tôi dành cho những người, đã dàn hoà quá dễ dàng
trong bản thân mình niềm tin xã hội chủ nghĩa và sự ủng hộ cải cách thị trường; cứ như là
sự cộng sinh lạ lùng này chẳng hề có nan giải gì.
Khi tôi đến cuối bài phát biểu của mình, người được tôn vinh xin phát biểu, và đặt
câu hỏi cho tôi. Ông rất thích, là ở các nước xã hội chủ nghĩa không có thất nghiệp, thậm
chí có thể nhận thấy thiếu sức lao động. Mặt khác ông thấy tốt là, trong thế giới tư bản
chủ nghĩa không có thiếu hụt hàng hoá, có thể mua được mọi thứ. Liệu không thể kết hợp
các ưu điểm của hai hệ thống này ư, mà không có các nhược điểm của chúng?
Tôi đã trả lời, mà muộn hơn trong lời kết của bài báo được đăng năm 1980 tôi cũng
đã diễn đạt bằng văn bản: “… nảy ra ý tưởng: phải thiết kế một »hệ thống kinh tế tối
ưu«… Ai cố làm điều này, đại loại tưởng tượng, rằng mình có thể đi thăm một siêu thị.
Trên các kệ có thể thấy các yếu tố cơ chế khác nhau, những hiện thân của các tính chất có
lợi thuộc loại khác nhau của các hệ thống. Trên một kệ là toàn dụng lao động, công ăn
việc làm đầy đủ, như đã được thực hiện ở Đông Âu. Trên kệ khác là tính tổ chức xí
nghiệp ở trình độ cao và kỉ luật được biết đến ở Tây Đức hay Thuỵ Sĩ. Trên kệ thứ ba là
tăng trưởng kinh tế không có suy thoái, trên kệ thứ tư là sự ổn định giá cả, trên kệ thứ
năm là sự thích ứng nhanh của sản xuất trong nước với các nhu cầu thị trường nước
ngoài. Nhà thiết kế hệ thống chẳng có việc gì khác, ngoài việc đẩy xe mua hàng trước
mặt mình và gom »các yếu tố tối ưu«, rồi đi về nhà và ráp chúng thành »hệ thống tối ưu«.
Chỉ có điều, đây là giấc mơ hão huyền ấu trĩ. Lịch sử không duy trì loại siêu thị như vậy,
trong đó chúng ta có thể chọn tuỳ ý. Chỉ có thể lựa chọn giữa các gói »kết nối hàng hoá«
khác nhau, được ráp sẵn trước, đối với ai, muốn bày tỏ lập trường về, mình ưu tiên hệ
thống nào hơn…”175
Khi tiểu luận xuất hiện năm 1980 trong Valóság [Sự thật] (rồi sau đó ở nước ngoài,
bằng nhiều thứ tiếng), đã gây ra tiếng vang lớn, bởi vì nó bơi ngược dòng, ngược tầm
nhìn của “nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” hoạt động hài hoà.
Tôi không thể dừng lại, mà không đi một đoạn đường rẽ ngắn ở đây. Tôi muốn làm
sống lại một tình tiết, gắn chính với tiểu luận vừa được nhắc đến. Khoảng khi đó bỗng
xuất hiện trong đời sống xã hội Hungary Lengyel László. Đầu tiên anh ta mài bút của
mình lên Berend T. Iván và Ránki György, những người đã bác bỏ những nhận xét của
anh ta. Sau đó, kết hợp với Polgár Miklós, anh ta bày tỏ ý kiến về bài tính hiệu quả-đạo
đức của tôi. Hội Lengyel trình bày hai ý tưởng. Thứ nhất, đứng đằng sau mọi quan niệm
đạo đức đều là các lợi ích nhóm xác định. Thứ hai, không đúng, rằng các mâu thuẫn được
thảo luận trong bài báo của tôi gây ra các tai hoạ của cải cách.
Chủ nghĩa Marx thông tục quá đáng của khẳng định thứ nhất đơn giản tôi còn giải
quyết được trong mình bằng một cái phảy tay. Với cái thứ hai, tuy vậy, tôi không muốn
bỏ qua mà không có lời nào. Tôi đã trả lời rất gay gắt, và tôi đòi các tác giả tôn trọng tính
chính trực của tranh luận. Chính vì ngay trong dẫn nhập bài báo tôi đã khẳng định: không
tiến hành phân tích nhân quả. Trong tiểu luận của tôi chẳng hề có chuyện, tôi giải thích
các tai hoạ của nền kinh tế hay những khó khăn của cải cách Hungary bằng sự xung đột
giữa hai loại hệ giá trị. Góp ý cũng đã bẻ cong nội dung của bài báo của tôi ở các điểm
khác nữa.

256
Người ta viết những nhận xét phê phán về tôi vô số lần, và tôi không có thói quen
phản ứng lại. Nếu tôi không đồng ý với cái gì đấy, hầu như trong mọi trường hợp tôi cho
qua mà không có tranh luận; còn nếu tôi coi bài phê bình là có thể đáng chú ý đến, thì ảnh
hưởng của nó tốt nhất có thể đọc được từ nội dung của các bài viết muộn hơn của tôi. Cái
mà tôi cảm thấy không thể chấp nhận được trong bài viết của Lengyel và Polgár, đã là sự
vi phạm đạo đức bất thành văn của tranh luận.*
Trong phỏng vấn tiểu sử tự sự của mình với Hankiss Elemér, Lengyel László đã quay
lại vụ khó chịu này. Anh ta nói, rằng –tôi trích- “kiểu tranh luận của chúng tôi đã phát
sinh từ phong cách Marxian không khoan nhượng, châm biếm, coi khinh, hay đúng hơn
từ tính vô lễ khoa học… Trong các năm bảy mươi tôi đã châm biếm tấn công vào Kornai,
Berend, Ránki. Dù tôi đã đúng đến thế nào trong nhiều thứ, tôi thừa nhận, rằng tôi đã
muốn mạt sát cá nhân họ”.176 Giọng tự phê bình chân thật đáng được coi trọng. Nhưng tôi
vẫn quay lại một tình tiết, bởi vì tôi thấy, Lengyel chỉ lên án phong cách cẩu thả của mình
khi ấy. Chỉ có điều ở đây không chỉ có vấn đề với phong cách của bài phê bình, mà trước
hết là với phương pháp không thể dung tha được của nó. Lengyel nhớ tồi, khi ông mô tả
đặc trưng lập trường riêng của mình khi tranh luận với tôi: “dù tôi đã đúng đến thế nào
trong nhiều thứ…” Đọc lại tranh luận xảy ra lúc đó, ngày nay tôi cũng thấy: Trong nội
dung của các nhận xét phê phán, họ cũng đã chẳng đúng. Bóp méo lập luận của tôi họ đã
tự ý bày ra các khẳng định, mà họ đổ cho tôi – và sau đó họ tranh luận với chúng. Sở dĩ
tôi quay lại tranh luận cũ này, bởi vì cái “kĩ thuật tranh luận” loại này ngày nay vẫn còn
sống, thậm chí chỉ bây giờ mới phổ biến thật sự trong phạm vi rộng. Không thể chấp
nhận được, rằng trong đời sống xã hội Hungary ngày nay, trong báo chí, trong các sản
phẩm trí tuệ đã trở thành chuyện cơm bữa, rằng người ta bẻ cong nội dung của đối thủ,
rồi sau đó đi phủ nhận hay bác bỏ cái khẳng định bị làm giả mạo ấy.

Tầm quan trọng của các quyền sở hữu

Năm 1983 Szegő Andrea nhà xã hội học-kinh tế học đã bày tỏ ý kiến trên các cột báo của
Valóság đối với tranh luận về cải cách.177 Bà nhấn mạnh, rằng bà không đòi hỏi sự phục
hồi Stalinist, nhưng cũng lúc đó bà ủng hộ sự tập trung mạnh hơn – và được thực hiện
bằng các công cụ hiện đại hơn. Trong bài viết của mình, bà phê phán quá trình cải cách
“từ phía tả”, nhiều lần dẫn chiếu một cách tán thành đến Sự thiếu hụt. Bà đọc thấy từ tác
phẩm của tôi, rằng sở hữu công sinh ra nền kinh tế thiếu hụt, tức là hiện tượng, mà sản
xuất không do cầu, mà do các nguồn lực giới hạn. Như thế chừng nào sở hữu công còn
chiếm ưu thế, cải cách chẳng thể làm thay đổi bản chất cơ bản của hệ thống xã hội chủ
nghĩa. Điều tiết tập trung thích hợp hơn với sở hữu công, hơn là cơ chế thị trường.**
Không bao lâu sau các nhà kinh tế học cải cách lao vào tranh luận với Szegő Andrea.
Khá độc đáo từ quan điểm này là bài báo được công bố năm 1983 của Bácskai Tamás và

*
Thời gian đó tôi đã bị nhục mạ nghiêm trọng, khi các nhà tư tưởng của chế độ áp bức Kádár đã phỉ nhổ
tôi. Trong con mắt tôi sự phê phán là không thể chấp nhận được về mặt chính trị và trí tuệ - nhưng tôi
không cảm thấy công phẫn đạo đức. Họ đứng ở phía bên kia chiến hào trí tuệ, và họ đã không giả mạo các
ý tưởng của tôi. Họ đã lên án cái, mà tôi đã thực sự khẳng định và tôi đã thực sự nghĩ.
**
Muộn hơn, năm 1991 từ quan điểm “ kiểu Kalecki” Szegő Andrea đã phê phán Sự thiếu hụt, và tách
mình khỏi các lí thuyết của tôi.

257
Terták György. Bác bỏ sự diễn giải “tả khuynh” các ý tưởng của tôi, họ đã bênh vực tôi,
và nhấn mạnh rằng, các công trình của tôi ủng hộ cải cách.*
Tôi cảm thấy dằn vặt khi đọc tranh luận. Đúng, tự đáy lòng tôi mong cải cách càng
thành công hơn. Tôi coi bất cứ loại phục hồi “tả khuynh” nào là có hại. Theo nghĩa này
tôi đã đứng về phía các nhà cải cách. Cùng lúc đó, tuy nhiên Szegő Andrea mới là người
hiểu ý tưởng lí thuyết cơ bản của các công trình của tôi, chứ không phải những người
muốn bênh vực tôi đối lại với bà. Nếu muốn thị trường, thì cũng phải muốn sở hữu tư
nhân. Ngược lại nếu cố bám lấy ưu thế của sở hữu công, thì đừng ngạc nhiên, rằng điều
tiết quan liêu lấy lại sức hết lần này đến lần khác. Cái trò tỏ vẻ khéo cải cách, muốn làm
mối cho sở hữu công và điều phối thị trường, không có khả năng hoạt động lâu dài, trơn
tru, không có các rắc rối lớn. Trong một bài viết muộn hơn tôi cũng trình bày chi tiết: có
ái lực tự nhiên giữa sở hữu tư nhân và điều phối thị trường, cũng như giữa sở hữu công
và điều phối quan liêu.178 Họ muốn bù cho ái lực tự nhiên bằng các quy tắc được vẽ ra
một cách nhân tạo, khi giữa sở hữu công và thị trường họ tạo ra cuộc hôn nhân bắt buộc.
Trong các tiểu luận của tôi được công bố năm 1981 và 1986-1987, mà trong đó tôi đã
đánh giá tổng kết quá trình cải cách Hungary, tôi đã cho thấy, rằng về phía mình tôi coi
sự xuất hiện và tăng trưởng của khu vực phi nhà nước, sôi động, muôn màu muôn vẻ là
đặc biệt quan trọng. Ở đây và chỉ ở đây thị trường mới là thật!
Trong các năm 1980 các tín đồ cấp tiến của cải cách đã đưa “cải cách sở hữu” vào
chương trình nghị sự.179 Tardos Márton, một thủ lĩnh trí tuệ của các nhà kinh tế học cải
cách đã kiến nghị, rằng hãy lập ra các “holding” [công ti mẹ] - giống hình thức công ti cổ
phần quen biết trong chủ nghĩa tư bản hiện đại. Các doanh nghiệp hãy nằm dưới sự chỉ
đạo của các holding này (chứ không phải các bộ). Theo cách suy nghĩ này lãnh đạo của
các holding đại diện cho “các lợi ích chủ sở hữu”.
“Sự bắt chước” chủ nghĩa tư bản thật, theo kiểu đồ giả hào nhoáng, ở đây đã đến cực
độ. Hãy tưởng tượng: các lãnh đạo của bộ máy quan liêu bổ nhiệm các nhà quan liêu
khác, và đưa họ lên đường với lời chỉ bảo: “Hãy làm, cứ như các anh là các ông chủ…”
Trong bài báo của tôi, bài đối sánh các ảo ảnh của chủ nghĩa xã hội cải cách với thực tế,
tôi đã nêu câu hỏi: “Một hội đồng được lập ra một cách nhân tạo có thể bắt chước được
hay không các lợi ích chủ sở hữu, hội đồng mà người ta (ai, bộ máy quan liêu?) ban cho
việc đại diện cho xã hội, với tư cách »chủ sở hữu«?”180
Muộn hơn, trong thời gian thay đổi chế độ tôi tiếp tục tranh luận với các tư tưởng của
“chủ nghĩa xã hội thị trường”. Đề tài không bị loại ra khỏi chương trình nghị sự, mà đơn
giản sở dĩ vẫn không, bởi vì ở Trung Quốc, Việt Nam và Cuba người ta vẫn tiếp tục tìm
con đường để tổ chức lại xã hội, chính trị và nền kinh tế, và ảo ảnh của chủ nghĩa xã hội
thị trường vẫn tiếp tục có sức quyến rũ của nó.

Mô hình-Lange và sự thật của cải cách Hungary

Không chỉ ở Hungary, mà ở phương Tây người ta cũng tranh luận về cải cách Hungary.
Ở trong nước, tất cả những ai đã tham gia thật sự vào các cuộc trao đổi, ít nhiều biết tình

*
Cả đồng tác giả, lẫn các bạn đọc, trong đó có tôi, đã chẳng thể đoán được khi đó, rằng nhà cải cách nhiệt
tình Bácskai Tamás – như tôi đã kể ở chương 9 - suốt nhiều năm đã là kẻ chỉ điểm của công an. Cũng vẫn
Bácskai Tamás này đã “bênh vực” tôi bây giờ, kẻ năm 1960 đã coi là quan trọng để thông báo cho công an
chính trị, rằng tôi đã từ bỏ chủ nghĩa Marx.

258
hình. Đúng hơn, các quan niệm trong tranh luận khác nhau ở chỗ: có thể mong đợi gì từ
cải cách, các triển vọng như thế nào? Ngược lại, ở nước ngoài tôi thường xuyên bắt gặp
những trình bày nông cạn, nặng mùi sách giáo khoa. Sách giáo khoa được đọc nhiều nhất
của lí thuyết hệ thống kinh tế so sánh, tác phẩm của Paul R. Gregory và Robert C. Stuart
năm 1980 viết như sau về cải cách kinh tế Hungary: “Nhìn chung cơ chế kinh tế mới rất
giống mô hình-Lange”.181 Sai lầm nghiêm trọng! Tôi lưu ý bạn đọc nhớ đến một chương
trước, trong đó đã nói về lí thuyết chủ nghĩa xã hội của Oscar Lange. Ông tưởng tượng
một nền kinh tế, trong đó mọi doanh nghiệp đều thuộc sở hữu công. Trung ương tác động
đến doanh nghiệp theo một phương thức duy nhất: tăng hay giảm giá tuỳ thuộc vào phản
ứng với dư cầu hay dư cung.
Thực tiễn Hungary là hoàn toàn khác. Sự điều tiết giống mô hình-Lange chỉ diễn ra
trong một lát hẹp của các quá trình điều phối nền kinh tế: ở đó, nơi trung ương quy định
các giá, và các giá cũng không được cố định cứng, mà họ thường xuyên thay đổi. Phần
lớn giá được hình thành theo cách khác. Ngoài ra bộ máy nhà nước quan liêu cũng can
thiệp vào các quá trình kinh tế bằng hàng trăm loại công cụ khác. Giữa các doanh nghiệp
đã không xảy ra cạnh tranh thật, bởi vì tính mềm của ràng buộc ngân sách đã làm méo
mó cạnh tranh. Cuối cùng, cái có lẽ là sự khác biệt quan trọng nhất khỏi thế giới của mô
hình-Lange: sở hữu công đã không còn độc quyền thống trị, mà (may thay) khu vực tư
nhân đã xuất hiện và với nó là cả thị trường thật, chứ không phải cái được mô phỏng.
Đáng tiếc sự rối loạn khái niệm đã là và vẫn là rất lớn; sự làm rõ có vẻ là vô vọng.
Nếu chúng ta giữ tên gọi “chủ nghĩa xã hội thị trường”, trung thành với cách tưởng tượng
ban đầu của Lange, cho loại nền kinh tế, kết hợp sở hữu công và điều phối thị trường, thì
nền kinh tế Hungary của giai đoạn 1968-1989 đã không phải là chủ nghĩa xã hội thị
trường. Thế nhưng “chủ nghĩa xã hội thị trường” không phải là một thương hiệu được
đăng kí, mà chỉ được phép dùng theo ý nghĩa của Lange. Hãy đảo ngược thủ tục gọi tên!
Cho trước một hệ thống, trong đó đảng cộng sản nắm quyền và chính thức gọi mình là xã
hội chủ nghĩa. Bên trong hệ thống này xuất hiện một số yếu tố điều phối thị trường –
trong phạm vi hạn chế, và bị nhiều loại tác động quan liêu làm méo mó. Ai có thể cấm
các nhà tư tưởng riêng của cái kết cấu lai tạp được hình thành như vậy, đi gọi nó là “chủ
nghĩa xã hội thị trường”? Hay nếu họ không thích tên gọi này, thì họ sắp xếp các từ theo
cách khác, và gọi nó là “nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa’? Quyền này là không
thể bị bác bỏ đối với bất cứ chế độ nào. Tuy nhiên quan trọng (và tôi cố gắng nhấn mạnh
điều này trong các công trình của mình) là, khi chúng ta dạy lịch sử tư duy kinh tế trong
các phòng học, chúng ta đừng lẫn lộn mô hình lí thuyết và sự thể hiện lịch sử.

Rẽ ngang: một mẩu khác của sự thật Hungary

Các từ “sự thật Hungary” có thể đọc được trên đầu đề của điểm trước. Nếu đã nói về vấn
đề này, hãy đừng chỉ ở trong thế giới đầy ánh nắng của những giãi bày lí thuyết tầm cao,
nêu trên. Ở đâu đó, dưới sâu, trong bóng tối cũng xảy ra các sự kiện loại khác. Trong khi
tại một seminar Hungary-Mĩ hay tại một thuyết trình của mình ở New York tôi trình bày
các ý tưởng của mình về chủ nghĩa xã hội thị trường và về cải cách Hungary, một người
nghe nào đó cần mẫn ghi chép.
Bây giờ, khi tôi thu thập tư liệu để viết tiểu sử tự thuật của mình và tìm kiếm trong
các tài liệu lưu trữ của các cơ quan mật vụ thời đó, tôi tìm thấy các tài liệu, mà qua đó tôi

259
được biết, rằng liên quan đến bài giảng này bài giảng nọ của tôi đã có những tố cáo từ các
điệp viên ở nước ngoài của công an chính trị.
Một tố giác đã được đưa vào “Báo cáo Thông tin Điều hành Hàng Ngày” ngày 10-12-
1981.182 Báo cáo hàng ngày này tóm tắt các thông tin sốt dẻo quan trọng nhất đến từ
nhiều ngàn cộng sự của mạng lưới điệp viên khổng lồ và của bộ máy công an chính trị.
Người nhận số một là người quản lí cấp cao nhất trong hệ thống thứ bậc của công an
chính trị, là bộ trưởng bộ nội vụ. Các lãnh đạo bộ máy công an mật-nội vụ nhận được các
bản sao, các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước nhận được bản tóm tắt. Đấy, điểm số 6 của
báo cáo ngày 10-12 kể về chuyện, tại seminar Hungary-Mĩ vừa được tổ chức ở Budapest
– tôi trích – “Kornai János, nhà chuyên môn có tiếng Hungary đã thông báo cẩn mật và
chi tiết cho những người Mĩ về tình hình nội bộ của SEV [Hội đồng Tương trợ Kinh tế],
về những khó khăn kinh tế của Liên Xô, cũng như về những bất ổn tồn tại trong các quan
hệ của đất nước chúng ta và một số nước xã hội chủ nghĩa. Kornai đã phân tích chi tiết
các khó khăn, các vấn đề kinh tế của nước ta. Trước khi đến Budapest các nhà kinh tế học
Mĩ đã thăm Ba Lan. Họ cố gắng kiểm tra tính chân thực của những thông tin thu được ở
đó với sự giúp đỡ của Kornai – với thành công, theo nguồn tin cho biết”.183
Ngay lập tức một cuộc điều tra được khởi động, mà tất nhiên khi đó tôi chẳng hề biết
gì. Cuối cùng họ đã xác định, tôi đã không vi phạm bí mật quốc gia, cho nên họ đã không
khởi động thủ tục chống lại tôi. (Tôi ghi chú, nguyên tắc nghiêm ngặt của tôi là, tôi
không sử dụng bất cứ số liệu mật nào trong bài thuyết trình nào hay trao đổi nào cả; ngay
cả khi, nếu cảm thấy sự giữ bí mật số liệu nào đó là nực cười đi nữa tôi cũng không).
Cũng tìm thấy từ kho tư liệu mật một “Báo cáo Thông tin Điều hành Hàng Ngày”
nữa, đề ngày 26-4-1985.184 Theo điểm 7, ngày 7-3 tôi đã có một bài thuyết trình ở viện
New York. Theo họ viện này hoạt động (tôi trích) dưới “sự đỡ đầu của CIA”. Theo lệnh
của thiếu tướng Y. Y., phó tổng cục trưởng, người ta lại tiến hành điều tra. Tất nhiên, hệt
như trong trường hợp khác vừa được nhắc đến, tôi lại chẳng hề biết tí gì về chuyện này.
“Phòng III/II-1 hãy kiểm tra Kornai”- thiếu tướng ra lệnh. “Kiểm tra” có nghĩa, rằng- họ
lại lôi các hồ sơ của tôi ra,* trên cơ sở tài liệu đầu tiên lôi ra cái thứ hai và thứ ba v.v.,
như thế là tất cả các tài liệu, trong đó họ chứa các số liệu buộc tội đối với tôi. Tôi không
biết họ lấy ra các hồ sơ theo thứ tự nào. Có vẻ chắc, là họ lại lấy ra bản tóm tắt, mà họ
tổng hợp lại liên quan đến báo cáo 1981, vừa được nhắc đến. Trên tờ các tông tóm tắt vụ
của tôi có thể đọc được bằng chữ viết tay các dữ liệu chính của tôi (tôi trích nguyên văn):
“Kornai János, nhà kinh tế học Hungary, cộng tác viên V. Ng.c. Kh. Kt. VHLKH
Hungary, giáo sư danh dự (tuyển mộ bị thất bại)”. Sau đó liệt kê các số hồ sơ của các tập
tài liệu, chứa các dữ liệu liên quan đến tôi. Ghi chú bằng tay cuối cùng trên tờ giấy này
là:185 “III/II-20: 85 giáo sư khách mời ở Mĩ. Họ đã mời đến CIA ea”.**
Bõ công làm sống lại các sự kiện này, khi nhìn lại chúng ta thử đánh giá: kết cấu
chính trị-xã hội đã như thế nào, mà giữa các khung khổ của nó cải cách đã xảy ra. Ở phía
trước, trước cánh gà trên sân khấu, giới trí thức Hungary và phương Tây kết bạn với

*
“Họ có thể theo dõi, tôi nói điện thoại cái gì/ và khi nào, vì sao, cho ai./ Họ viết vào hồ sơ, tôi mơ thấy gì,/
và cả chuyện, ai hiểu nữa./ Và tôi chẳng thể đoán ra, khi nào đủ lí do,/ để lôi hồ sơ ra,/ chuyện đó phạm
quyền của tôi”. (Từ bài thơ Không khí của József Attila, viết năm 1934; 2003, tr. 434-435).
**
Tôi giả thiết, “ea: có nghĩa là előadás (buổi thuyết trình, giảng bài). Ở đây chắc là họ làm nhớ lại bản
thân sự tố giác 1985, và như họ xác định sự thật hiển nhiên gì đấy, rằng đấy là một “buổi thuyết trình CIA”.

260
nhau, và chúng tôi rất nghiêm túc tranh luận về Oscar Lange và về giá cả. Ở phía sau, sau
cánh gà, xẩy ra việc chỉ điểm, đánh hơi, sự phản bội.

Nhìn lại với con mắt hôm nay

Tôi quay trở lại thế giới cải cách kinh tế. Đọc lại các tiểu luận của mình viết về cải cách
Hungary, với sự yên tâm tôi có thể khẳng định, với con mắt hôm nay tôi cũng đảm nhận
cái, tôi đã viết khi đó. Nếu giả như ngày nay tôi công bố lại các công trình này, nhiều
nhất đây đó tôi cần thêm một chú thích bổ sung hay giải thích, mà cụ thể là ở các chỗ, nơi
sự tự kiểm duyệt đã ngăn tôi nói thẳng. Đã hoàn toàn có lí, rằng các công trình của tôi lưu
ý đến tính nửa vời của quá trình cải cách, và đã cố gắng xua tan các hi vọng giả.
Nhìn lại tôi có thể cho sự xác nhận này, liên quan đến mô tả thực chứng và phân tích
tình hình. Sự đánh giá lại là vấn đề khác. Đối với kết quả của cải cách, ngày nay tôi cho
điểm cao hơn. Về sau tất nhiên dễ để là thông minh, người ta thường nói. Cái biện bạch
cho tôi là, ở đây là về các loại hiện tượng, mà sự đánh giá công bằng về chúng không thể
tránh khỏi là, chỉ có thể đưa ra sau khi đã biết các sự kiện muộn hơn.
Hãy giả sử trong giây lát, rằng giả như đã không xảy ra sự sụp đổ của đế chế Soviet,
và ở Đông Âu vẫn tồn tại sự thống trị của nhà nước đảng. Có thể là, cải cách nửa vời, với
ý thức hệ đánh lạc hướng, gây ảo tưởng đặc biệt và với những kết quả từng phần của nó,
đã có thể tạo điều kiện cho sự bảo tồn của chế độ Kádár. Những nhượng bộ bị cưỡng bức
của các nhà cải cách đã có thể trì hoãn sự thay đổi triệt để thật sự.*
May cho chúng ta, là đã không xảy ra như vậy. Còn nếu sự thay đổi hệ thống đã xảy
ra, thì – từ hôm nay nhìn lại – ngay cả cải cách nửa thị trường, lai tạp cũng có thể đánh
giá là trường học tốt. Đội ngũ lãnh đạo kinh tế của chủ nghĩa xã hội cải cách, hay chí ít
phần có tài năng nhất, có trình độ chuyên môn nhất của tầng lớp ưu tú kinh tế, khi đó
cũng đã hơi quen với chuyện, thị trường hoạt động ra sao, vì sao phải chú ý đến chi phí,
đến giá cả, đến lợi nhuận, thoả thuận tư, hợp đồng tư có nghĩa là gì, và v.v. Trong thời kì
cải cách nhiều người đã học được, là doanh nhân có nghĩa là gì. Nhờ “trường cải cách”,
mà Hungary về khía cạnh này đã xuất phát với lợi thế so với các nền kinh tế hậu xã hội
chủ nghĩa khác.
Đáng tiếc, khi mười lăm năm đã trôi qua, lợi thế này hầu như đã bị mai một hết. Cái
này giống như lợi thế, mà một trường tốt có nghĩa trong sự nghiệp của một cá nhân.
Không nghi ngờ gì, nó làm cho sự khởi hành dễ hơn. Thế nhưng, ai bất chấp trình độ đào
tạo yếu hơn của mình sau này lại chạy nước rút tốt và có may mắn, thì có thể đuổi kịp,
thậm chí cũng có thể vượt qua những người được học hành tốt hơn mình. Điều này cũng
xảy ra trong sự thay đổi kinh tế của các nước. Tiệp Khắc, nơi năm 1968 người ta đã bóp
nghẹt các thử nghiệm cải cách, là một trong những chế độ độc tài cứng rắn nhất và nền
kinh tế tập trung mạnh nhất. Ngoài ra, sau sự thay đổi chế độ không lâu, đất nước bị tách
ra làm đôi. Thế mà, ngày nay không tồi hơn trong việc thuần dưỡng các định chế của nền
kinh tế thị trường và trong vận hành chúng, so với Hungary đi đầu trong cải cách chủ
nghĩa xã hội.
Tại đây chúng ta đến một trong những vấn đề quan trọng của việc đánh giá. Thực ra
chúng ta “cho điểm” cái gì? Phải chăng cho cái, rằng những việc xảy ra trong các năm

*
Hơi giống cái, mà cải cách của Trung Quốc ngày nay cũng đi cùng các tác động có hai nghĩa: ở một mức
độ nào đó nó ổn định hoá và chính đáng hoá quyền lực của đảng cộng sản.

261
1970 và 1980 có ý nghĩa gì, nhìn từ quan điểm tương lai của quốc gia muộn hơn sau hai
mươi năm? Có thể là, sự đánh giá suy nghĩ trong tầm hàng thế kỉ, thổ lộ triết lí tập thể
chủ nghĩa phải dựa trên cơ sở này để phán xử. Thế nhưng mỗi người chỉ có một cuộc đời
duy nhất. Nếu với con mắt ngày nay và với các cảm nhận ngày nay tôi so sánh các năm
dài sống giữa 1968 và 1989 của những người Hungary và người Czech, tôi có thể nói:
của người Hungary đã dễ chịu hơn. Bầu không khí tự do hơn, đi lại dễ dàng hơn, nhiều
hàng hoá hơn và nhiều văn hoá hiện đại đã chảy vào từ phương Tây, cuộc sống có thể
sống được hơn.* Tầm thường, nhưng đúng: trong [doanh] trại Hungary đã là cái lán gỗ
vui hơn Tiệp Khắc, Cộng hoà Dân chủ Đức hay Rumani. Sự nới lỏng này của tính khắc
nghiệt và cứng rắn của thời kì Stalin đã gắn chặt với các cuộc cải cách xảy ra trong nền
kinh tế. Nhìn lại, ngày nay tôi coi đây là kết quả lớn hơn, có giá trị hơn, so với lúc đó tôi
cảm thấy đồng thời với các sự kiện.

*
Các bậc cha mẹ, những người có tư duy ngược với chế độ và những người tình cờ có con em nhỏ hay ở
tuổi dậy thì trong chính thời kì áp bức khốc liệt nhất, họ đứng trước những thế lưỡng nan khó giải. Nếu ở
nhà họ nói chuyện hoàn toàn công khai, thì đứa trẻ vẫn chưa hoàn toàn chín, chưa đủ thận trọng có thể nói
về quan điểm của cha mẹ ở nơi, lẽ ra không nên nói. Nếu ngược lại vì thận trọng và tự bảo vệ mà lại không
nói thẳng thắn với gia đình, thì họ bỏ qua mất sự khai sáng chính trị rất cần thiết, không bù lại tác động gây
lầm đường lạc lối, do báo chí, do bộ máy tuyên truyền và trong nhiều trường hợp do nhà trường trình bày.
May cho chúng tôi, đã không có vấn đề như vậy. Chúng tôi đã có khả năng nói về các vấn đề chính trị
tế nhị với cả các con nữa. Chúng tôi ở trên cùng làn sóng với chúng. Sự xung đột thế hệ, hình thành trong
nhiều gia đình giữa cha mẹ và con cái về các vấn đề chính trị và đạo đức cơ bản, không có trong gia đình
chúng tôi. Hình thành sự hiểu biết lẫn nhau cũng đã được làm cho dễ dàng hơn bởi tình hình, khi con cái
chúng tôi bắt đầu quan tâm đến các vấn đề chính trị và xã hội, thì bầu không khí đã đỡ nghẹt thở hơn, đã có
thể nói cởi mở hơn không chỉ ở nhà, mà cả ở nơi khác nữa. Đấy cũng thuộc về cái, mà ở trên tôi mô tả đặc
trưng thế này: cuộc sống có thể sống được hơn.

262

You might also like